Bảo tàng TT HCM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN  

 
 BÀI THU HOẠCH BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Môn: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
                             Khoa: Ngữ Văn Anh
Đề tài:
NÉT BÌNH DỊ TRONG CUỘC SỐNG BÌNH DỊ CỦA BÁC
 
 Giảng viên hướng dẫn: TS. NGÔ QUANG ĐỊNH

Họ và tên: Nguyễn Thị Trúc Đào


Mã số sinh viên: 2157011119
Lớp: 21CLC01  

Tháng 4, 2023, TPHCM


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................
2. TỔNG QUAN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH:.........................................................................................................................................
3. SỰ BÌNH DỊ CỦA BÁC THỂ HIỆN QUA CÁC MẶT CỦA CUỘC
SỐNG:.........................................................................................................................................
3.1. Qua không gian làm việc:................................................................................................
3.2. Qua phong cách sinh hoạt:...............................................................................................
3.2.1. Qua phong cách ăn uống:.........................................................................................
3.2.2. Qua trang phục:........................................................................................................
3.3. Qua nếp sống và rèn luyện sức khỏe:...............................................................................
3.4. Đối với thiên nhiên:.........................................................................................................
3.5. Qua suy nghĩ:...................................................................................................................
4. CÂU CHUYỆN THẬT VỀ TẤM GƯƠNG GIẢN DỊ QUA CÁC HIỆN
VẬT TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH:.................................................................................
5. BÀI HỌC CHO BẢN THÂN:..............................................................................................
1. MỞ ĐẦU
Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đã được biên soạn dành cho sinh viên bậc đại
học, để nghiên cứu về những tư tưởng đáng quý của vị cha già dân tộc, người đã
dành gần trọn cuộc đời cho nền độc lập tổ quốc. Do vậy, những cái hay cái đẹp
trong cuộc đời Bác Hồ không thể tiếp cận tới sinh viên chỉ bằng hình thức học
đơn thuần trên lớp, học máy móc qua sách giáo khoa với chỉ toàn là chữ mà còn
là những buổi trải nghiệm thực tế, những buổi ngoại khóa.
Chính vì điều này, em – sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn
bộ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh đã được nhà trường và giảng viên bộ môn tạo
điều kiện được tham gia một buổi học ngoại khóa tham quan bảo tàng Hồ Chí
Minh (Số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh).
Qua đó, em đã cảm nhận được cái ý chí và tinh thần của một người thanh niên
trẻ ngày ấy quyết tâm ra đi tìm con đường giải phóng dân tộc.
Em đã tận mắt chứng kiến những dấu mốc, những câu chuyện cùng hình ảnh
minh họa sống động, những món đồ mà xưa kia Bác đã dùng. Đó là một niềm
hạnh phúc vì em đã có thể thấy được Bác, một con người vĩ đại lại có một cuộc
đời thanh tao, giản dị đến như vậy.
Sau khi được nghe các chị hướng dẫn viên giới thiệu, trình bày cũng như tự
mình tìm hiểu, em càng thêm yêu quý và nể phục phong cách và lối sống vị lãnh
tụ đáng kính của chúng ta – chủ tịch Hồ Chí Minh. Chuyến đi để lại trong em
nhiều trải nghiệm thú vị, đặc biệt bản thân vô cùng ấn tượng và ngưỡng mộ “
NÉT BÌNH DỊ TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY CỦA BÁC”, từ
đó, rút ra nhiều bài học quý giá cho mình.
Hơn thế nữa, những chuyến đi ngoại khóa như này nhằm để chúng tôi, những
sinh viên thêm phần hiểu rõ thêm về cuộc đời và cũng như những cống hiến cho
cách mạng của Bác, có cái nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc đời, tấm
gương đạo đức, phẩm chất cao đẹp và tình cảm to lớn của Bác Hồ kính yêu đối
với dân tộc, quê hương, đất nước Việt Nam. Từ những điều đã nói trên, tôi vô
cùng đề cao vai trò của những chuyến đi tham quan thực tế. Việc học qua những
buổi ngoại khóa sẽ khiến cho sinh viên xác thực và nhận thức được thông tin cụ
thể và nhanh chóng hơn thông qua việc trực tiếp quan sát và ghi lại những
khung cảnh thật, những sự vật sự việc thật. Đồng thời, việc kết hợp học trên lớp
và đi ngoại khóa sẽ khiến cho môn học trở nên sinh động hơn, giúp sinh viên có
thêm sự nhiệt tình và hứng thú với môn học và sẽ là công cụ đắc lực cho việc
học hỏi và tiếp thu kiến thức của các sinh viên hiện nay.
Hình 1: Bến Nhà Rồng - bảo tàng Hồ Chí Minh tại số 01 Nguyễn Tất Thành,
quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2: Bác Hồ bên ngôi nhà sàn, nơi Người đã sống và làm việc từ tháng
5/1958-8/1969

2. TỔNG QUAN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ


MINH:
Suốt cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc
Việt Nam đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội và giải phóng con người. Người không ham danh vọng, không có của
riêng. Tất cả những gì thuộc về Người đều trở nên gần gũi, thiêng liêng với non
sông, đất nước, làm nên một huyền thoại Hồ Chí Minh, “kỳ diệu không những
về mặt con người mà còn với tư cách là lãnh tụ của một dân tộc, của một quốc
gia. Chữ “kỳ diệu” dùng ở đây là để nói về một con người có một thể chất và
một tâm hồn giản dị như thế, xuất thân từ nơi đồng ruộng”.
Sự tiết kiệm, giản dị, thanh liêm được thể hiện đậm nét trong cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày của Bác. Những năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã tự thân
lao động kiếm tiền để hoạt động cách mạng, chi tiêu rất tiết kiệm. Cả trong
kháng chiến, cả trong hoà bình, Bác luôn cân nhắc kỹ càng việc không đáng tiêu
thì một xu cũng không tiêu. Bác ưa các món dân gian, dưa cà, mắm tép, cá kho.
Khi đi công tác địa phương, Bác dặn các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm,
thức ăn từ nhà hoặc mang nồi đi nấu cho tiết kiệm, tránh các nơi đón tiếp linh
đình, lãng phí. Bác thường xuyên mặc bộ kaki, đi dép lốp cao su, dùng túi vải,
mũ cát, kể cả khi đi công tác ngoài nước. Bác không chọn dinh thự cao cấp, đầy
đủ tiện nghi sang trọng mà là mấy gian nhà vốn là nơi ở của người thợ, một căn
nhà sàn, Bác sống giản dị đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Trước lúc đi xa
Người còn căn dặn: Khi Bác qua đời chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để
khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân…
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại.
Trải qua thời gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử,
những phẩm chất đạo đức đó vẫn còn nguyên giá trị. Tiếp tục học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm vô cùng quan trọng và
cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân ta

3. SỰ BÌNH DỊ CỦA BÁC THỂ HIỆN QUA CÁC MẶT CỦA CUỘC
SỐNG:
3.1. Qua không gian làm việc:
Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhưng khác
nhiều vị lãnh tụ, Người chọn cho mình một cuộc sống bình dị như đại đa số
người dân bình thường, không cách biệt, không vương giả. Từ chối dinh thự của
Toàn quyền Đông Dương cũ, Người chọn nơi ở và làm việc cho mình là một
ngôi nhà chật hẹp vốn của người thợ điện phục vụ trong khu vực Phủ Toàn
quyền Đông Dương. Mặc dù các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước mời Người
ra ở tại toà nhà lớn để cuộc sống đỡ vất vã hơn, nhưng Người từ chối. Cuối
cùng, Người đã chọn ngôi nhà sàn, giống kiểu nhà sàn của đồng bào nơi vùng
cao của chiến khu Việt Bắc. Khi dọn về ở và làm việc tại ngôi nhà sàn, Người
dùng tầng dưới dùng làm nơi họp Bộ Chính trị và làm việc với cán bộ các bộ,
ban, ngành, tiếp một số đoàn khách, bạn bè đồng chí gần gũi, hoặc các cháu
thiếu niên, nhi đồng. Người chỉ dành cho mình một chút riêng ở tầng trên nhà
sàn với hai phòng nhỏ, diện tích mỗi phòng hơn 10 mét vuông. Ghét thói xa
hoa, lãng phí, hưởng thụ, và xa lạ với thói phô trương, hình thức, trong phòng
làm việc cũng như phòng ngủ của Người chỉ có những đồ vật thật sự cần thiết
và hết sức đơn giản.
Hình: Không gian làm việc của Bác

3.2. Qua phong cách sinh hoạt:


3.2.1. Qua phong cách ăn uống:
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người được cùng ăn cơm với Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhiều lần nhất, từng kể: “Bữa ăn nào Bác Hồ cũng tiết kiệm, vừa đủ,
không bỏ món thừa, không vương vãi một hột cơm. Bác thích ăn những món
dân dã như cá kho gừng, cà dầm tương, mắm, canh cua với rau chuối thái ghém
hoặc dọc mùng. Những ngày mời khách ở lại dùng cơm, Bác luôn báo trước với
người cấp dưỡng chuẩn bị những món ăn hợp khẩu vị của khách. Và đặc biệt, số
tiền đãi cơm Bác đề nghị phải được trừ vào tiền lương của Bác, không lấy tiền ở
công quỹ. Hằng năm, vào ngày 19.5, Bác thường đi làm việc hoặc đến thăm hỏi
một số nơi để tránh những nghi lễ chúc mừng phiền phức và tốn kém”. Chỉ vậy
thôi, chúng ta đã biết được Người rất cần kiệm, giản dị trong bữa ăn của mình

Hình: Bữa cơm giản dị của Bác


3.2.2. Qua trang phục:
Bộ Kaki trắng, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su là những tư trang gắn liền với
Bác. Người có lối sống mộc mạc thể hiện qua thói quen sinh hoạt lẫn phong
cách ăn mặc. Trong các dịp lễ trang trọng, Bác vẫn chọn trang phục đơn giản,
nhưng vẫn toát lên vẻ nghiêm trang của một vị chính khách đáng kính trên
chính trường quốc tế. Nói về trang phục của Bác Hồ, nghệ sĩ ưu tú Văn Tân cho
biết: “Các cụ xưa có câu “Y phục xứng kỳ đức”, Bác Hồ đã vận dụng rất linh
hoạt điều này, ở hoàn cảnh nào thì có trang phục phù hợp hoàn cảnh ấy, vừa thể
hiện sự trân trọng người xung quanh mình đồng thời vẫn giữ truyền thống dân
tộc. Tất cả các trang phục của Bác đều rất giản dị, chất vải kaki đơn thuần, vải
thô, vải tuyn. Thời ở Pháp, Bác cũng mặc áo dạ, comple, đến lúc về nước, lúc ở
Pắc Pó thì Bác mặc áo chàm của bà con dân tộc Nùng, khi Bác đi thăm công
nông trường, xí nghiệp, nhà máy, khi đi tát nước chống hạn rồi đi thăm bà con
gặt lúa thì Bác mặc áo nâu sòng, tiếp khách quốc tế và dự các cuộc mít-tinh lớn
thì Bác mặc áo kaki bốn túi màu kem.

Hình: Áo kaki của Bác


3.3. Qua nếp sống và rèn luyện sức khỏe:
Lúc sinh thời, hơn ai hết, Bác Hồ là người hiểu rõ vai trò của việc tập luyện thể
dục thể thao đối với sức khoẻ con người. Chính vì thế Bác lấy việc tập luyện
như một lẽ sống giản dị: “Tập thể dục thể thao để giữ gìn tăng cường sức khoẻ,
phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân được nhiều hơn nữa”. Trong bất kỳ hoàn
cảnh nào, Bác vẫn duy trì một nề nếp tập luyện đều đặn thường xuyên.
Hình: Bác Hồ và các hoạt động thể thao
3.4. Đối với thiên nhiên:
Thuở sinh thời, khi Bác làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi, thiên nhiên luôn là
người bạn gần gũi không thể thiếu vắng bên Người.
Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, năm 1941, những ngày đầu
về nước chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, Bác sống ở hang Pắc Bó, xã
Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trước cảnh Pắc Bó non xanh suối
biếc, Bác cảm hứng đặt tên cho suối là suối Lê-nin, núi là núi Các-Mác, những
cái tên đầy ý nghĩa với phong trào cách mạng khi đó. Trong những ngày làm
việc ở đây, mặc dù công việc bộn bề nhưng Bác vẫn tranh thủ thời gian lúc thư
giãn kiên trì, tỉ mỉ tạo ra những tác phẩm SVC khá tinh tế, hấp dẫn. Một hình
ảnh rất thú vị là khi ở lán Khuổi Nậm, bên khe suối, già Thu (bí danh của Bác
thời đó) đã đào một cái hố con rồi lấy nhũ đá xếp thành hòn non bộ có đủ hang
động đèo khe, vách đá cheo leo, có cả rêu xanh, cây cỏ. Người còn lấy cả những
cây sậy kết thành chiếc cầu nhỏ có tay vịn để bắc từ bờ hồ ra chân núi tạo nên
cảnh "Sơn thủy hữu tình".
Trước khi về cõi vĩnh hằng, Người vẫn còn căn dặn: “... Nên có kế hoạch trồng
cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt
cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông
nghiệp.”
Là người quan tâm tới vấn đề môi trường trước khi có những công ước quốc tế
về vấn đề này, những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ tài
nguyên, môi trường đã vượt trước thời đại khi Người còn sống. Khi thế giới còn
chưa có những lời khuyến cáo khẩn thiết về bảo vệ rừng như hiện nay, phong
trào Tết trồng cây do Bác phát động đã dần trở thành một tập quán tốt đẹp của
nhân dân ta, mang lại những hiệu quả thiết thực về kinh tế và môi trường.

Hình: Bác Hồ gia tăng sản xuất với chiến sĩ


3.5. Qua suy nghĩ:
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp đến
khi trở thành Chủ tịch nước - Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản
dị, không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa, không
chuộng những nghi thức sang trọng. Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời
sống của nhân dân. Bác nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng
muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn
mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có
đạo đức”. Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả
nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ
đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng
bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng
nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì
những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến
nỗi chết đói”. Bác đã gương mẫu nhịn ăn vào tối Thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ
cứu đói dân nghèo. Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua
áo ấm tặng cho chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền
nhuận bút các báo gửi cho Bác, Bác cũng đem mua nước ngọt tặng cho các
chiến sỹ trực phòng không trong những ngày hè nóng bức. Bác thường nói:
“Nhân dân còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được, nhân dân còn rách rưới mình mặc
thế này cũng là đầy đủ lắm rồi”.
Những cử chỉ cao đẹp đó không chỉ là tình cảm, tình thương bao la của Bác với
đồng bào, chiến sỹ mà còn thể hiện sâu sắc những giá trị đạo đức cách mạng ở
Hồ Chí Minh

4. CÂU CHUYỆN THẬT VỀ TẤM GƯƠNG GIẢN DỊ QUA CÁC


HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH:
* GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi
làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo,
chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và
học tập được rất nhiều.
Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu
xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại.
Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo
gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối
vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác bà đã có những kỷ niệm
không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác
nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm
được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng.
Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn,
như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng
cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con
người nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện cuộc vận động “Học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.

5. BÀI HỌC CHO BẢN THÂN:


Bài học về sự giản dị, tiết kiệm của Người sẽ luôn là tấm gương ssáng cho các
thế hệ sau học tập và noi theo, nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở
rộng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh”, những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác
Hồ để chúng ta học tập.
Nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm
mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ,
không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo
đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần rèn
luyện, tu dưỡng mình. Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó, dễ vì nếp sống của
Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì
nếu không có tâm, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương
con người thực sự thì không thể làm được.
Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta
đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là là một sinh viên, bản thân em tự nhủ
phải học tập đức giản dị khiêm tốn của Người. Con người ta ai cũng có ham
muốn, nhưng theo Bác, phải hướng những ham muốn vào việc phấn đấu thực
hiện những mục tiêu, lý tưởng của cách mạng. Bác dạy: “Người ta ai cũng
muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời đúng hoàn cảnh. Trong
lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon
mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”. Khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm đã trở
thành đạo đức truyền thống mà lớp trẻ như em cần phải học hỏi.

You might also like