Huấn Cao

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, uyên bác, giàu cá tính, là một nghệ

sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Với kiến thức uyên bác và phong cách hành văn độc đáo,
Nguyễn Tuân đã đưa hai thể loại truyện ngắn và tùy bút của văn học Việt Nam lên
một tầm cao mới, đóng góp lớn cho sự phát triển nền văn học dân tộc. Và tác phẩm
“Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân và
được xem là tác phẩm thành công nhất của tập “Vang bóng một thời” với những
hình tượng nhân vật độc đáo ông Huấn Cao trong một con người hội tụ đủ tài hoa,
khí phách và thiên lương.

“Chữ người tử tù” kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu quân phản loạn dám
đứng lên chống lại triều đình. Khi được giải đến nhà giam ở tỉnh Sơn, vì cảm mến
trước tấm lòng viên quản ngục ông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng
xưa nay chưa từng có. Tình huống truyện vô cùng độc đáo. Huấn Cao là người cho
chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, còn người xin chữ lại là người
quản ngục nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡ đã tạo nên tình thế vô cùng kịch
tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật Huấn Cao.

Ngay từ đầu tác phẩm, Huấn Cao đã hiện lên như ánh hào quang phủ kín cả bầu
trời tỉnh Sơn. Qua lời trò chuyện của quản ngục và thơ lại ta thấy tiếng tăm của
Huấn Cao đã nổi như cồn. Điều làm cho bọn ngục quan phải kiêng nể không chỉ là
tài viết chữ đẹp  "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông treo trong
nhà là một vật báu ở đời". mà còn là “tài bẻ khóa, vượt ngục” của ông Huấn. Tuy
nhiên, đây không phải là trò của bọn tiểu nhân vô lại đục tường khoét vách tầm
thường mà là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một nam tử Hán đại
trượng phu “đỉnh thiên lập địa” không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá
gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ. " Con người chọc trời khuấy nước,
đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng còn biết có ai nữa..."
Huấn Cao mang cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Không
chỉ là người nghệ sĩ, Huấn Cao còn là một bậc anh hùng. Chứng kiến cuộc sống
của nhân dân lầm than, Huấn Cao cảm thấy thương xót và phẫn nộ với triều đình
đã mục nát. Chính vì lẽ đó, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác hẳn: con đường
đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Bị triều đình phán xét là kẻ tử tù
phản nghịch, xử tội chém. Huấn Cao bị triều đình coi là “giặc cỏ” nhưng trong
lòng nhân dân lao động chân chính ông lại là một anh hùng bất khuất, một kẻ
ngang tàng “chọc trời khuấy nước” sống ngoài vòng cương tỏa, lừng lẫy. Tuy chí
lớn của ông không thành nhưng ông vẫn hiên ngang bất khuất, lung linh sáng tỏa
giữa cuộc đời.
Trước uy quyền của nhà lao, con người ấy càng sáng tỏa. Trò tiểu nhân thị oai, dọa
dẫm của bọn tiểu lại giữ tù càng làm cho ông thêm phần khinh bạc. Ông vẫn giữ
thái độ bình thản, xem thường, dỗ gông, phủi rệp, đùa vui hóm hỉnh. Huấn Cao
“cúi đầu thúc mạnh đầu thang gông xuống đất đánh thuỳnh một cái” làm vỡ tan đi
chốn trang nghiêm của chốn ngục tù. Đó là thái độ ngang tàng, bất chấp luật pháp
của một xã hội dơ bẩn. Khi nhận đc rượu và thịt, Huấn Cao vẫn tỏ ra bình thường,
ăn nhậu no say, coi nó như một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình. Thể xác bị
cầm tù nhưng tinh thần thì hoàn toàn tự do. Với viên quản ngục, trước thái độ ân
cần, cung kính “đến tận của ngục để hỏi han” thì Huấn Cao lại tỏ ra lạnh lùng, coi
khinh, xưng hô "ta - ngươi", miệt thị hạ nhục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn
có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo
mạn đầy trịch thượng, dù sắp chết nhưng ông chẳng hề sợ hãi. Đó chính là tinh
thần “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” mà ta vẫn thấy được trong những
bậc anh hùng thời xưa. Quyền lực, danh vọng cũng không thể khiến họ khuất phục.
Có lẽ chính vì vậy mà khi nghe tin xử trảm: ông vẫn thản nhiên, không sợ hãi, chỉ
khẽ mỉm cười, coi thường cái chết, đi vào cái chết vẫn hiên ngang, tỏa sáng.
Bên cạnh dũng khí ngất trời của một bậc hảo hán, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ
đẹp của con người tài hoa. Ông có tài viết chữ đẹp, tài viết chữ đẹp của Huấn Cao
do đó là biểu hiện của nét đẹp của văn hoá một thời. Đó là nghệ thuật viết chữ
bằng bút lông, mực tàu, đc viết trên giấy điều, lụa bạch hoặc trên gỗ. "Chữ ông
Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm". Đẹp đến mức người ta khát khao, ngưỡng vọng
"có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời". Chơi chữ đẹp là một
thú chơi thanh tao nhưng phải là người có học vấn uyên tâm, có hiểu biết thì mới
chơi chữ được. Chữ thư pháp được đưa vào thơ văn trước đó là “Ông đồ” của Vũ
Đình Liên. “Mỗi năm hoa đào nỏ, lại thấy ông đồ già,......”. Tài viết chữ của HC
đặc biệt đc miêu tả trong cảnh cho chữ: “Đó là những nst vuông tươi tắn , nói lên
hoài bão tung hoành của 1 đời con người. Như vậy HC là 1 nghệ sĩ tài hoa trong
nghệ thuật viết chữ thư pháp. Ki ca ngợi tài năng của ông, Ng Tuân muốn thể hiện
sự trân trọng với những giá trị truyền thống của dân tộc đang dần bị mai một đi.
Không chỉ vậy Huấn Cao còn là một con người có thiên lương trong sáng và quan
niệm sống cao đẹp. Ông là người trọng nghĩa và trọng cái đẹp. Cả một đời, Huấn
Cao luôn có ý thức giữ gìn bản tính tốt của con người do trời phú cho, ông ngẩng
đầu kiêu hãnh: “Ta nhất sinh không vì vằng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết
câu đối cho ai bao h. Đời ta mới chỉ viết 2 bộ tứ bình và 1 bức trung đường cho 3
người bạn thân của ta”. Đó là con người không bao h khuất phục trước quyền lực,
tiền tài mà chỉ cúi đầu trước cái đẹp, một tâm hồn trong sáng, thanh cao.
Thiên lương trong sạch là vậy, tôn thờ chữ “tâm”, sống một đời thanh sạch, cho
nên ông Huấn thực sự cảm kích trước những người “sống giữa một đống cặn bã”
mà còn giữ được “thiên lương”. Khi biết quản ngục là một người “có sở thích cao
quý” và có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” ông ân hận chân thành “thiếu chút nữa ta
đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” ông sẵn sàng tặng cho quản ngục những
dòng chữ cuối cùng của đời mình Đó không phải là sự dâng nộp báu vật của một
tên tử tù cho viên quản ngục đang coi giữ mình, mà là sự cảm kích, trân trọng của
người nghệ sĩ đối với kẻ liên tài, người tri kỉ; là sự đáp lại của một tấm lòng trước
một tấm lòng. Không chỉ bằng lòng cho chữ mà ông Huấn còn “đỡ viên quản ngục
đứng dậy và đĩnh đạc bảo”: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà
ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây
khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời
lương thiện đi”. Có thể coi đây là lời cuối cùng của Huấn Cao trước khi ông đi vào
cõi vĩnh hằng. Từng câu, từng chữ của ông Huấn đều toát lên đc quan niệm sống
thanh cao vô cùng. Đó là cái đẹp không thể tồn tại trong môi trừng của cái ác,cái
xấu mà bản thân nó phải là đạo đức. Như vậy là, ở đâu và lúc nào, đối với mình
cũng như đối với người, Huấn Cao luôn luôn tâm niệm về cái điều cốt lõi trong đạo
làm người: hãy biết “giữ thiên lương cho lãnh vững”.
Như vậy, để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đặt nhân vật trong
tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa người tử tù Huấn Cao và viên quản
ngục, những con người khác xa nhau về hoàn cảnh, giai cấp nhưng đó lại là cuộc
gặp gỡ định mệnh của những kẻ liên tài. Trên bình diện xã hội họ là hai kẻ đối lập
nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỷ. Qua miêu tả, để làm nổi bật
sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm của Huấn Cao, Ng Tuân sử dụng nghệ
thuật tương phản đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cao cả và cái dơ
bẩn, phàm tục. Ngôn ngữ phong phú, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa
làm tăng thêm cái vẻ đẹp của một thời vang bóng xa xưa.
Tóm lại, nhân vật Huấn Cao thể hiện rất rõ quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân
về cái đẹp. Huấn Cao là một nhân mang đầy đủ những phẩm chất mà Nguyễn Tuân
cho rằng cần phải có ở một con người chân chính. Khi ca ngợi nét tài nghệ ở nhân
vật yêu quý của mình nhà văn như muốn nói con người lí tưởng trước hết phải là
con người có tài, có tầm cao văn hoá và biết làm đẹp cho đời bằng cái tài đó của
mình. Tuy Nguyễn Tuân không khẳng định như thiên tài Nguyễn Du: “Chữ tâm
kia mới bằng ba chữ tài”, nhưng qua sự vận động của hình tượng Huấn Cao ta vẫn
thấy nhà văn rất coi trọng chữ tâm, coi trọng “thiên lương”. Với Nguyễn Tuân, bản
thân cái đẹp phải là đạo đức, thiên lương.

You might also like