Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THIẾT BỊ UPFC ĐỂ ĐIỀU

KHIỂN DÒNG CÔNG SUẤT TRÊN CÁC ĐƯỜNG DÂY


TRUYỀN TẢI THUỘC HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
RESEARCH ON APPLICATION OF UPFC TO CONTROL POWER FLOW ON
THE TRANSMISSION LINES OF VIETNAM ELECTRICAL POWER SYSTEM

TÓM TẮT
Bài báo trình bày việc nghiên cứu mô hình tính toán của thiết bị UPFC để xây dựng chương
trình mô phỏng điều khiển dòng công suất trên các đường dây truyền tải. Sử dụng chương
trình để tính toán xây dựng các đường đặc tính biểu thị mối quan hệ của dòng công suất trên
đường dây với các thông số điều khiển của thiết bị, qua đó đánh giá khả năng áp dụng cho hệ
thống điện (HTĐ) Việt Nam.
ABSTRACT
This article presents the research calculation models of UPFC to make simulation software to
control power flow on the transmission lines. The software is used to show the relationship
between the power flow on the transmission lines with the controller parameters of UPFC,
which helps evaluate the possibility of using this device in Vietnam electrical power system.

1 Đặt vấn đề
Nhu cầu năng lượng toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng ngày một gia tăng trong
đó năng lượng điện đóng vai trò quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu trên Hệ thống điện (HTĐ)
cũng ngày càng phát triển và mở rộng, nhiều đường dây truyền tải điện dài điện áp siêu cao
được hình thành để liên kết các HTĐ của nhiều khu vực với nhau. Vai trò của các đường dây
này vừa làm nhiệm vụ liên kết để hình thành HTĐ lớn, vừa làm nhiệm vụ truyền tải và trao đổi
công suất giữa các khu vực nhằm đảm bảo vận hành kinh tế và nâng cao độ tin cậy cho HTĐ.
Đối với Việt Nam, năm 1994 đã hoàn thành việc xây dựng đường dây 500 kV mạch 1
liên kết HTĐ của ba miền Bắc, Trung, Nam thành HTĐ hợp nhất Việt Nam. Qui hoạch đến
năm 2020 HTĐ 500 kV sẽ mở rộng để liên kết các nhà máy điện lớn như Quảng Ninh, Mông
Dương, Sơn La ở miền Bắc, Phú
Mỹ, Ô Môn ở miền V1∠δ1
V 2∠δ2 Nam, đồng thời
cung cấp điện cho Z các trung tâm
HT1 > > HT2
phụ tải lớn như P1 + jQ1 P2 + jQ2 khu lọc dầu
Dung Quất ở miền Trung, các khu
công nghiệp lớn ở Hình 1 miền Bắc và
miền Nam và trong tương lai sẽ có
sự liên kết để thực hiện việc mua bán điện với HTĐ Trung Quốc và Lào.
Công suất truyền tải trên đường dây liên kết hai HTĐ trên hình 1 xác định theo điều
kiện phân bố tự nhiên như biểu thức (1).
 V12 VV Qua (1) cho thấy công suất truyền tải trên đường dây phụ
P1 = sin α 11 + 1 2 sin(δ 2 − δ 1 − α 12 )
 Z 11 Z 12 thuộc vào thông số đường dây và thông số chế độ ở hai đầu đường
 V 2
VV dây. Trong thiết kế và vận hành các đường dây truyền tải luôn tìm
Q1 = 1 cos α 11 − 1 2 cos(δ 2 − δ 1 − α 12 ) cách điều chỉnh dòng công suất trên đường dây nhằm nâng cao
 Z 11 Z12
 2
(1)
P = − V 2 sin α + V1V 2 sin(δ − δ + α )
 2 Z 22
22
Z 12
2 1 12


 V 22 VV
Q
 2 = − cos α 22 + 1 2 cos(δ 2 − δ 1 + α 12 )
 Z 22 Z 12
khả năng tải công suất tác dụng, giảm tổn thất, nâng cao chất lượng điện năng và đảm bảo ổn
định cho HTĐ. Một số biện pháp thường sử dụng là bù ngang và bù dọc bằng điện kháng hoặc
điện dung cố định hoặc điều khiển theo cấp.
Ngày nay, với sự phát triển của các thiết bị điện tử công suất lớn, điện áp cao, công
nghệ FACTS ra đời vào cuối thập niên 1980 [3] đã giúp cho quá trình điều khiển dòng công
suất trên các đường dây truyền tải một cách linh hoạt và nhanh chóng. Mỹ, Canada, Brazil... là
những nước tiên phong sử dụng công nghệ FACTS trong lưới điện truyền tải., các thiết bị
thường được sử dụng như: SVC, TSC, TSR, TCR, TCSC, STATCOM và UPFC [1,2,3]. Trong
đó, thiết bị UPFC (Unifile Power Flow Controller) là thiết bị có khả năng điều khiển dòng
công suất trên đường dây linh hoạt nhất, nó cho phép điều khiển dòng công suất tác dụng,
công suất phản kháng, điện áp và cả góc pha.Việc nghiên cứu sử dụng thiết bị nầy cho HTĐ
Việt Nam trong tương lai là rất cần thiết, nhất là sử dụng trên các đường dây liên kết để trao
đổi mua bán điện với các HTĐ Trung Quốc và Lào.

2 Cấu trúc và nguyên lý làm việc của thiết bị UPFC


Thiết bị UPFC có cấu tạo gồm hai bộ biến đổi công suất dạng nghịch lưu áp mắc theo
kiểu lưng tựa lưng liên kết qua tụ DC để dự trữ công suất như hình 2a.
V1 Vpq
V1 Vc V2 Vc
V2
→ o →

δ0
DC Hình 2b
Hình 2a NL1 NL2 δ

Công suất tác dụng có thể trao đổi theo cả hai chiều tại điểm đối nối vào HTĐ xoay chiều
của mỗi bộ biến đổi và mỗi bộ biến đổi còn có khả năng cung cấp hoặc hấp thụ công suất phản
kháng. Bộ nghịch lưu thứ hai (NL2) thực hiện nhiệm vụ chính của UPFC là đặt nối tiếp vào
đường dây một điện áp Vpq có biên độ và góc pha điều chỉnh được. Theo giản đồ véctơ hình 2b
→ → →
cho thấy UPFC có thể điều khiển được môdul V2 và góc lệch δ giữa V1 và V2 , như vậy có thể
điều khiển được dòng công suất truyền tải trên . . nut j
đường dây. Bộ nghịch lưu thứ nhất (NL1) hỗ trợ nut iI ij . Xnt
IL
hoạt động cho bộ nghịch lưu thứ hai bằng cách . Vnt . .
thực hiện đưa vào mạch DC lượng công suất tác Vi Vi '
Vj
dụng yêu cầu cho quá trình thiết lập điện áp nối Xss
tiếp trên đường dây của bộ nghịch lưu thứ hai. .
V Hình 3
ss
3 Mô hình tính toán của thiết bị UPFC
Từ nguyên lý hoạt động có thể mô tả mô
hình tính toán thiết bị UPFC gồm hai nguồn điện áp như hình 3 [4], các nguồn áp V nt và Vss có
thể điều khiển cả biên độ và góc pha. Nguồn áp nối tiếp đặt vào đường dây có thể xác định:
. .
Vnt = r Vi e jγ (2)
Trong đó: 0 ≤ r ≤ rmax và 0 ≤ γ ≤ 2π
Nguồn áp nối tiếp trên có thể được thay thế bằng một nguồn dòng I nt mắc song song với
đường dây truyền tải như hình 4.
nut i bnt = 1/Xnt nut j
. .
(3) .
I nt = − jbnt Vnt . .
Vi I nt Vj
Trong đó: bnt = 1/Xnt
Nguồn dòng Int cũng có thể được mô tả bằng →
các nguồn công suất bơm vào hai nút i và j như Hình 4
hình 5, từ đó có thể xác định các dòng công suất
nầy như sau: nut i Xnt nut j
. . *
S is = Pis + jQis = Vi (− I nt ) (4) . .
. . * Vi Vj
S js = Pjs + jQ js = V j I nt (5)
Hình 5
Thay (3) vào (4) và (5), sử dụng công thức
Ơ le và một số phép biến đổi để tách riêng phần Pis + jQis Pjs + jQjs
. .
thực và phần ảo của số phức S và S , cho phép is js

xác định được [1]:


 Pis = −rbnt Vi 2 sin γ nut i Xnt nut j
 . .
Qis = −rbntVi cos γ
2

 (6) V i V j
 Pjs = ViV j bnt r sin(δ i − δ j + γ )
Q = V V b r cos(δ − δ + γ ) Hình 6
 js i j nt i j

Trong thiết bị UPFC nhánh song song Pss + j0


được sử dụng chủ yếu để cung cấp công suất tác
dụng cho HTĐ thông qua bộ biến đổi nối tiếp, khi đó mô hình toán học của thiết bị UPFC ở
trạng thái ổn định như hình (6). Theo [4] ta có:
Pss = −1.02 Pnt (7)
Công suất biểu kiến cung cấp bởi bộ biến đổi nối tiếp được tính như sau:
*
 . .

. . *
jγ  Vi − V j 
.
S nt = Pnt + jQnt = Vnt I ij = re V i   nut i Xnt nut j
 jX nt 
  . .
Qua một số phép biến đổi có thể xác V V
i j
định được:
Pnt = rbntViV j sin(δ i − δ j + γ ) − rbntVi 2 sin γ (8) Hình 7
Công suất phản kháng của bộ biến đổi 1
Piupfc + jQiupfc Pjupfc + jQjupfc
(nhánh song song) không đáng kể nên có thể
xem Qss=0. Xếp chồng hai mô hình từ hình 5
và hình 6 ta có mô hình tính toán của thiết bị UPFC trên hình 7, với các thành phần công suất
bơm vào nút i và j như biểu 
Piupfc = 0,02rbntVi 2 sin γ − 1,02rbntViV j sin(δ i − δ j + γ )
thức (9): 
Mô hình trên hình 7 và các Qiupfc = −rbntVi 2 cos γ
công thức tính toán (9) được sử P (9)
= rb V V sin( δ − δ + γ )
dụng để thay thế thiết bị UPFC  jupfc nt i j i j
Q
trong các sơ đồ tính toán các  jupfc = rbnt ViV j cos(δ i − δ j + γ )
bài toán giải tích mạng điện.
4. Xây dựng chương V1 V2
trình mô phỏng điều
khiển thiết bị UPFC HT V4 X
Xét sơ đồ hệ thống điện
đơn giản có lắp đặt thiết bị P2 + jQ2
UPFC trên đường dây truyền
tải như hình 8, chọn nút số 1
Hình 8 P4upfc + jQ4upfc P2upfc + jQ2upfc
làm nút cân bằng và sử dụng V3
chương trình CONUS để tính
P3 + jQ3
Nhập số liệu
HTĐ toán trào lưu công suất trên các đường dây truyền
tải. Sử dụng kết quả nghiên cứu ở mục 3 xây dựng
được sơ đồ thuật toán như hình 9.
V2=500kV; V4=500kV
δ2=0; δ4=0

Chọn giá trị


r và γ

Tính và cập nhật


P2upfc, Q2upfc, P4upfc, Q4upfc
vào file số liệu

Hình 10
Tính chế độ xác lập bằng
P[MW]
chương trình CONUS
160

150
S
δ = δ2 −δ4  ε r = rmoi
γ = γmoi
140
γ=90o
γ=60o
130
Đ
Biểu diễn thông số VH 120
lên mô hình mô phỏng 110
γ=30o
100

Thay đổi C 90
r và γ γ=15o
80
K
70
DỪNG
60
γ=0o
50
Hình 9 Hình 11
0 r
0,02 0,04 0,06 0,08 0,10 0,12 0,14
Từ sơ đồ thuật toán xây dựng được chương trình mô phỏng điều khiển thiết bị UPFC.
Khởi động chương trình màn hình mô phỏng như hình 10. Thay đổi các giá trị r và γ có thể
điều khiển được dòng công suất trên đường dây từ nút số 3 đưa đến nút số 2 thông qua
thiết bị UPFC. Kết quả chạy chương trình đề tài đã xây dựng được các đường đặc tính biểu
Q[MVar]
160
γ=15o
thị mối quan hệ giữa các thông số r và γ của 150 γ=0o
bộ UPFC với dòng công suất trên đường dây 140
như hình 11 và hình 12. γ=30o
130
5. Kết luận 120
Qua phân tích kết cấu và nguyên lý làm 110
việc đã xây dựng được mô hình tính toán của
thiết bị UPFC như hình 7 với các dòng công 100
suất bơm vào các nút i và j được xác định 90 γ=60o
theo (9). Đây là cơ sở để đưa vào mô hình
tính toán các bài toán giải tích mạng điện của 80
các HTĐ có lắp đặt thiết bị UPFC trên các 70
đường dây truyền tải.
Bài báo đã xây dựng được chương trình 60 γ=90o
mô phỏng cho phép khảo sát các chế độ làm 50
việc của thiết bị UPFC một cách trực quan
trên màn hình máy tính. Qua nghiên cứu cho 0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,10 0,12 0,14 r
thấy đối với các đường dây truyền tải có lắp Hình 12
đặt thiết bị UPFC, chúng ta có thể điều khiển
dòng công suất tác dụng, công suất phản
kháng trên đường dây một cách linh hoạt, ngay cả có thể khống chế được dòng công suất
chạy trên đường dây cố định khi công suất phụ tải và nguồn thay đổi.
Từ các đồ thị trên hình 11 và hình 12 cho thấy khi điều chỉnh γ=900 thì công suất phản
kháng trên đường dây gần như không thay đổi và ngược lại khi điều chỉnh γ=00 thì công
suất tác dụng gần như không thay đổi khi ta thay đổi r. Như vậy khi cần điều chỉnh dòng
công suất tác dụng trên đường dây thì ta cho γ=00 và ngược lại khi cần điều chỉnh công suất
phản kháng thì điều chỉnh γ=900.
Với khả năng có thể khống chế được dòng công suất chạy trên đường dây theo yêu
cầu, thiết bị UPFC có thể được sử dụng để lắp đặt trên các đường dây liên kết giữa HTĐ
Việt Nam với các HTĐ Trung Quốc và Lào để thực hiện việc trao đổi mua bán điện trong
tương lai, tuy nhiên cũng cần có sự phân tích kinh tế để so sánh với một số thiết bị khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]
Nguyễn Duy Dũng, Nghiên cứu sử dụng thiết bị UPFC nhằm nâng cao khả năng tải của đường dây
truyền tải điện xoay chiều siêu cao áp, Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng, 2006.
[2]
Yong Hua Song and Allan T Jhons (1999), Flexible AC transmission systems (FACT), The Institution
of Electrical Engineers, London, United Kingdom.
[3]
Narain G.Hingorani, Laszlo Gyugyi (2000), "Understanding FACTS", Concepts and technology of
Flexible AC transmission systems, The Institute of Electrical and Electronics Engineers, Inc.,
New York.
[4]
A.Mete Vural, Mehmet Tumay (2004), Analysis ang modeling of Unified power flow controller,
Department of Electrical and Electronics Engineering, University of Gaziantep, Sahinbey,
Gaziantep, 27310, Turkey.

You might also like