Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CHỨC NĂNG VĂN HỌC

I. Khái quát
_ Nói đến chức năng VH là nói đến vai trò, tác dụng của VH đối với đời sống, là đi tìm lý do để
lý giải tại sao VH lại có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với con người như M.Gorki: “Mỗi khi
cầm bút tôi thì tôi luôn tự hỏi văn học là gì, có chức năng gì. Dù sao thì tôi cũng nhận thấy
khong có gì trên đời tồn tại tự nó và cho bản thân nó.”.
 Tại sao VH lại tồn tại được, tại sao nó lại có ý nghĩa tinh thần to lớn đối với con người
bởi nó có những chức năng quan trọng không thể thay thế. (vai trò, tác dụng riêng)
_ Xung quanh vấn đề chức năng văn học diễn ra nhiều sự tranh cãi: không nên đi vào định lượng
VH có bao nhiêu chức năng? => phải thừa nhận quan niệm rằng VH đa chức năng, xét trên ba
yếu tố:

1) Xét từ phương diện người sáng tác: mỗi người cầm bút khi lại có động cơ, mục đích
khác nhau
VD: + Có người sáng tác với mục đích “khuyến điều thiện, răn điều ác” như Vũ Quỳnh từng nói
=> lúc này VH có chức năng giáo dục
+Có người chưa đến một vùng đát nào bao giờ, ví dụ như “Đất rừng phương Nam” của
Đoàn Giỏi hay “Tây Nguyên” của Nguyên Ngọc => Sử dụng văn chương như một công cụ để
khám phá ra thế giới đó, đưa lại những điều mới mẻ về hiện thực đó => Văn chương có chức
năng nhận thức.
+ Ông Xuân Diệu từng viết:
“Tôi là con chim đến từ núi lạ,
Ngứa cổ hát chơi.”
 Ông dùng văn chương như một phương tiện giao tiếp với mọi người, để giải trí

2) Từ phương diện bạn đọc: bản thân mỗi người đọc tìm đến những tác phẩm với mục
đích khác nhau, trong những thời điểm khác nhau họ lại có đòi hỏi, nhu cầu khác

VD: Khi bạn đã làm việc mệt mỏi cả ngày, bạn sẽ muốn chọn đọc những cuốn sách nhẹ nhàng,
mềm mại chứ không qua bi kịch, day dứt hay phải suy nghĩ nhiều.
Còn khi hướn dẫn sinh viên làm khóa luận thì bạn lại cần tìm đọc những tác phẩm có giá trị về
mặt nghệ thuật để khám phá ra những giá trị của nó.

 Để thỏa mãn những nhu cầu đó thì văn chương phải đa chức năng

3) Từ chính bản thân cấu trúc VB:


Bản thân mỗi tác phẩm văn chương luôn chứa những tầng nghĩa, lớp nghĩa, giá trị khác nhau,…
Bởi đối tượng mà văn chương hướng tới là đời sống, là con người với tất cả các mqh phức tạp
của nó. Ta khám phá QH con người vói tự nhiên, với XH, với chính bản thân,…
 Các giá trị của VH sẽ rất phong phú.
Như Hemingway từng nói: “VH như một tảng băng trôi, với một phần nổi và bảy phần chìm”
 Các lớp ý nghĩa nó đan cài nhau, chồng chéo lên nhau, ta phải lần lượt mở các nếp
gấp của nó để khá phá ra được những nhận thức, giao tiếp, giáo dục,…Ta cần bóc
tách các tầng lớp để hiểu
 VH đa chức năng nhưng không có nghĩa rằng chúng độc lạp tách rời mà nó tồn tại
trong MQH chặt chẽ với nhau, xuyên thấm vói nhau, bổ sung cho nhau, không thể
tách rời.
 Chức năng thẩm mỹ giữ vị trí bao trùm, chi phối tất cả các chức năng khác của VH

II. CHỨC NĂNG THẨM MỸ (QUAN TRỌNG NHẤT)


*Thế nào là CNTM?
_ Nói đến vai trò, tác dụng của chức năng thẩm mỹ của VH trong việc góp phần thỏa mãn nhu
cầu thẩm mỹ….

1) Vị trí của chức năng thẩm mỹ trong hệ thống các chức năng:

a) CNTM là CN quan trọng, là CN bao trùm của VH


+ Một tác phẩm VH chỉ thực sự phát huy được các CN khác như giáo dục, nhận thức, thì trước
hết nó cần có CNTM.
 Nó tồn tại như một hiện tượng thẩm mỹ độc đáo

b) CNTM là chi phối tới tất cả các CN khác của VH


VD: + CNTM chi phối đến CN nhận thức
 CN nhận thức trong VH => CN nhận thức thẩm mỹ
Nhận thức thẩm mỹ không phải là cách nhận thức khách quan, trung tính như khoa học mà nó
nghiêng về sự rung cảm của trái tim người nghệ sĩ.
+ CNTM chi phối đến CN giáo dục => CN giáo dục thẩm mỹ
+ CNTM chi phối đến CN giải trí => CN giải trí thẩm mỹ: Ngoài đời sống, chúng ta có rất
nhiều hình thức giải trí như đi ăn, đi chơi, xem phim,… nhưng trong VH thì nó thông qua cái
hay, cái đẹp của ngôn từ tạo nên sự khoan khoái, dễ chịu cho người đọc.
 CNTM là chức năng quan trọng hàng đầu của VH
2) Nội dung của CNTM:

a) VH góp phần thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ con người


+ Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu tất yếu của con người, là khi được thưởng thức, tiếp xúc,
làm quen với cái đẹp. Như Mác đã nói: “Do bản chất con người là nghệ sĩ nên con người luôn
có ý thức lồng cái đẹp vào trong cuộc sống của mình hay nói một cách khác con người nhào nặn
vật chất theo quy luật của cái đẹp.”. Con người khác nhân vật ở chỗ đó, ta biết phân biệt, nhận
ra những cái đẹp của cuộc sống.
+ VH thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người bằng cách: VH phản ảnh những vẻ
đẹp vốn có trong cuộc sống: Việc phản ánh này thường có chọn lọc và gắn liền với quá trình
điển hình hóa, tài năng sáng tạo của nghệ sĩ. Nhờ vậy, cái đẹp của đời sống khi đã được đưa vào
nghệ thuật thì nó đẹp gấp bội. Bởi vì ngoài đời sống, nó đã đẹp, khi đi vào nghệ thuật nó lại qua
bàn tay trau chuốt gọt dũa của nhà văn.

VD:
 Như trong văn Nguyễn Tuân miêu tả “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”
 Những vẻ đẹp của con người như vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều, …

Vân xem trang trọng khác vời,


Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

 Hay như bài ca dao sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen


Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Nói đến sen là nói đến đẹp. Đặt cái đẹp ấy trong nghệ thuật ta mới thấy hết cái đẹp từ
màu sắc, hương vị, hình thức, phẩm chất. Từ bông sen của thiên nhiên, bông sen của đầm
ao làng quê đất Việt, ta nghĩ đến bông sen của biểu tượng - bông sen biểu tượng cho con
người Việt Nam và tâm hồn Việt Nam, trong sáng, thanh tao. Qua nghệ thuật ẩn dụ, ta
ngầm hiểu sen hoá thành người, "bùn" trong hồ sen hoá "bùn" trong cuộc sống, xã hội.
Cả cái đầm sen và mùi hôi tanh kia cũng là một ẩn dụ với nhiều hàm nghĩa, tầng nghĩa
sâu sắc. Vậy là từ bài ca dao về cây sen tác giả đã phản ánh trung thực sự sống, lẽ sống,
tâm hồn và phẩm chất của con người Việt Nam từ ngàn đời nay bằng hình thức cách điệu,
rất thi vị nhưng cũng rất sâu sa. Tâm hồn, phẩm chất của con người việt Nam được ví
như bông sen trong đầm kia, dù gần bùn hôi tanh thì màu hoa trắng, sắc nhị vàng và
hương thơm thanh khiết vẫn vẹn nguyên, không phai nhạt, không đổi thay. 

 Tác phẩm nghệ thuật là kết tinh tài năng sáng tạo trên cơ sở chất liệu hiện thực chứ không
phải là bản thân hiện thực. Nó không chỉ là tư tưởng, tình cảm tài năng của nhà văn mà
nó còn là cái đẹp mới. => Tưởng tượng, hư cấu thêm những vẻ đẹp chưa có, hoặc không
có trong cuộc sống. Nó mở ra cho con người một thế giới khác. Như loại truyện fantasy
như Harry Potter lại được yêu chuộng trên toàn thế giới vì nó đã mở ra cho chúng ta một
thế giới kỳ ảo, mộng tưởng.

 Bằng chính cái hay, cái đẹp của ngôn từ = vẻ đẹp của sự sáng tạo nghệ thuật

b) VH nâng cao năng lực thẩm mỹ, bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ, đánh thức bản chất
nghệ sĩ trong mỗi người
+ Bản chất con người ta là nghệ sĩ nhưng do cuộc sống hằng ngày, ta phải đối diện với rất nhiều
những lo toan, những mưu sinh, những bộn bề nên nhiều lúc cái bản chất đó bị chìm khuất đi, bị
ẩn đi, không có cơ hội được thể hiện.
+ Nên khi tiếp xúc với văn chương nghệ thuật, bản chất nghệ sĩ trong mỗi chúng ta lại được khơi
dậy, được đánh thức, tâm hồ ta trở nên nhạy cảm hơn, tinh tế hơn => ta dễ dàng nhận ra cái gì
đẹp, cái gì xẫu, cái gì là thẩm mỹ, cái gì là phi thẩm mỹ. => Những người học văn hay hoạt động
văn chương NT thì tâm hồn họ trở nên lãng mạn hơn, nhạy cảm, tinh tế, dễ xúc động trước
những vẻ đẹp của cuộc sống.

Dạng đề: Phân tích biểu hiện của CNTM trong 1 tác phẩm cụ thể

Nghệ thuật làm cho cảm xúc thẩm mĩ của con người ngày một tinh tế. Do tiếp xúc với
nghệ thuật mà các giác quan của con người tinh tế, nhạy bén, đi đến khả năng cảm thụ nhiều
hơn, lớn hơn. VD: giữa tai người không rành nhạc và rành nhạc, có tiếp xúc rèn luyện nhiều.
Người rành nhạc có lỗ tai có khả năng thẩm âm tốt hơn người không rành nhạc.

Nghệ thuật đào tạo năng khiếu thẩm mĩ, tức là tạo ra năng lực sáng tạo, đánh giá cái
đẹp của con người. Năng lực thẩm mĩ là một sự trao truyền, học tập lẫn nhau qua nhiều thế hệ.
Không ai có thể sáng tạo hay thưởng thức được nghệ thuật nếu không biết đến nghệ thuật là gì.
Chỉ có tôi luyện trong nghệ thuật thì năng lực nghệ thuật mới phát triển. Nghệ thuật hun đúc cho
con người khả năng cảm thụ tinh tế, đánh giá chính xác cái đẹp trong cuộc sống. Ðồng thời, hình
thành cho con người một nhận thức sâu sắc về cái đẹp.
 Thưởng thức nghệ thuật đồng thời là sự tiếp nhận giáo dục về nghệ thuật. C. Mác
viết: "Nếu anh muốn hưởng thụ nghệ thuật, thì anh phải là con người có kiến thức về
nghệ thuật".
Kiến thức về nghệ thuật không thể và chỉ đơn thuần lết quả sự tiếp thu theo con đường
giáo dục bởi khoa mĩ học theo trường lớp sách vở mà còn bag cả con đường trực tiếp thưởng
thức các tác phẩm nghệ thuật. Con đường này tuy tự phát nhưng vô cùng sâu sắc.

Nghệ thuật cung cấp cho con người quan điểm thẩm mĩ, thái độ thẩm mĩ một cách
sinh động và sâu sắc. Vì con người tiếp thu nó không phải dưới dạng kết luận, phán đoán trừu
tượng như trong khoa nghiên cứu nghệ thuật. Không một bài giảng về nghệ thuật nào có thể thay
thế được điều mà con người trực tiếp nhận qua tác phẩm nghệ thuật.

Nghệ thuật xây dựng cho con người lí tưởng thẩm mĩ. Vì mục đích nghệ thuật là không
phải chụp lại, hay tái hiện tất cả những gì về phẩm chất mà con người hiện có. Con người trong
nghệ thuật là con người sẽ có, cần có. Ðó là con người lí tưởng. Do bản thân con người không
bao giờ tự thỏa mãn với mình mà luôn luôn có nhu cầu vươn lên cái cao xa hơn - vươn lên con
người lí tưởng. 

VD: Phân tích CNTM qua một tác phẩm

Cái đẹp của văn học đến từ cả hai phương diện hình thức và nội dung. Hình thức của văn học chính
là thể loại chính là ngôn ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng. Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh,
nhà điêu khắc dùng đường nét để khắc họa, nhạc sĩ dùng âm nhạc để nói nên nỗi lòng mình thì nhà văn lại
dùng ngòi bút để tạo nên đứa con tinh thần của mình. Ngôn ngữ chính là chìa khóa vạn năng để thi nhân
mở ra cánh cửa của muôn vàn cảm xúc. Nhà văn nhà thơ là người chắt lọc và sử dụng ngôn ngữ để diễn tả
nỗi lòng của mình. Cái đẹp ấy chính là ngôn ngữ.

Như câu thơ của Quang Dũng trong bài “Tây Tiến” dù cách đây đã lâu nhưng vẫn đủ sức làm lay động
trái tim người đọc mọi thời đại

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Câu thơ với cách ngắt nhịp 4/3 cùng với sự lặp lại từ “dốc” ở đầu mỗi phần ngắt nhịp đã tạo nên một hình
ảnh độc đáo. Sự bẻ đôi của câu thơ cũng đã phần nào diễn tả được độ dốc của địa hình. Và câu thơ có
nhiều thanh trắc càng gợi được sự khó khăn trúc trắc trên bước đường hành quân của người lính.
Nhịp thơ như chính hơi thở của người lính trên hành trình leo dốc đầy gian nan này. Trên bước đường
hành quân, khó khăn gian khổ là điều không thể tránh khỏi nhưng quan trọng là cách ta đối diện với khó
khăn. Những người lính Tây Tiến cũng thế. Họ chấp nhận khó khăn và đối diện nó một cách đầy hiên
ngang nhưng không kém phần tinh nghịch.

Biện pháp đảo ngữ đưa từ láy “heo hút” lên đầu đã nhấn mạnh sự vắng vẻ của khung cảnh nơi đây đồng
thời còn nhấn mạnh sự hoang sơ của khung cảnh nơi đây không một bóng người. Thường với không gian
hoang vắng như thế, con người sẽ oán than cuộc đời hoặc cảm thấy mình bé nhỏ cô độc nhưng những
người lính không thế. Họ nhìn xa hơn vào cái hoang vắng ấy để thấy “súng ngửi trời”.

“Súng ngửi trời” là một hình ảnh nhân hóa đầy thú vị. Súng đeo trên vai luôn theo sát người lính ở mọi
bước đường hành trình. Đi trên con dốc khiến người lính có cảm tưởng như chạm đến mây. Hình ảnh ấy
gợi được độ cao của con dốc. Nhưng qua cái nhìn của người lính Tây Tiến khung cảnh hiện lên có cảm
giác thật nhẹ nhàng, tinh nghịch như một bộ phim hoạt hình. Thế nhưng chính sự lạc quan tươi vui ấy lại
là một phẩm chất cần có ở người lính. Bởi lẽ nó là chất xúc tác giúp người lính có thể vượt qua mọi khó
khăn.

Câu thơ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” là một nét phác họa gợi cho ta liên tưởng đến một bức
tranh thủy mặc thời cổ của một thi sĩ nào đó. Chính nét phác họa ấy đã tạo nên một bức tranh nhiều chiều,
dường như không chỉ là độ cao mà nó còn là độ sâu nữa. Dù hình ảnh người lính không xuất hiện trực tiếp
nhưng trên phông nền hùng vĩ của thiên nhiên ấy, ta có thể tưởng tượng hình ảnh người lính xuất hiện
hùng tráng biết bao như các chiến sĩ thời trung đại.

Có lẽ chính vì có lí tưởng, có mục đích chiến đấu cao cả nên người lính Tây Tiến không hề bé nhỏ cô đơn
mà ngược lại. Kết thúc bức tranh núi rừng tây tiến hoang sơ nhưng hùng vĩ ấy là một hình ảnh thật nên
thơ thơ mộng với “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ chỉ toàn thanh bằng khiến người đọc có một
cảm giác thật nhẹ nhàng lãng mạn….

Trong những giây phút dừng chân hiếm hoi, người lính Tây Tiến phóng tầm mắt ra xa tìm kiếm một nơi
ấm, một mái nhà ấm áp. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ làm dấy lên trong lòng họ ngọn lửa ấm áp. Đó
chính là cái đẹp mà văn học mang lại nhưng cái đẹp đó không đơn thuần là ở bên ngoài mà còn tác động
đến tầng sâu cảm xúc làm lắng đọng những suy tư. Chính vì vậy, cái đẹp của văn học mới có thể tồn tại.

III. CHỨC NĂNG NHẬN THỨC


a) Nội dung nhận thức
Phạm Văn Ðồng cũng đã từng phát biểu rất chí lí rằng: "Văn học nghệ thuật là công cụ
để hiểu biết. Khám phá, sáng tạo lại thực tại xã hội".

_ VH cung cấp những tri thức


 Về quá khứ, hiện tại thậm chí là cả tương lai
 Cung cấp những tri thức nhãn tiền – ai cũng có thể nhìn thấy trước mắt (con sông, cánh
đồng, …) nhưng cũng có những tri thức thuộc về đời sống vô thức, đời sống tâm linh bí
ẩn mà không phải ai cũng nhìn thấy được
 VH vừa cung cấp được những tri thức về tự nhiên, thiên nhiên, về xã hội (truyện về Chí
Phèo, Lão Hạc, về đời sốn năm 30-45)
 Cung cấp những tri thức mang tính trọng đại liên quan đến số phận của cả một dân tộc
như “Chiến tranh và hòa bình” nhưng cũng có những tri thức nhỏ bé, chỉ liên quan đến cá
nhân, một con người cụ thể thôi.
 Không có một lĩnh vực nào thuộc đời sống mà VH không có khả năng cung cấp cho
con người
VD: + Qua một tiểu thuyết, ta có thể biết được vào thời kỳ nào đó, người ta trồng trọt như thế,
kiến thức ra sao, cưới hỏi có giống hiện nay hay không.
+ Về bộ tiểu thuyết Tấn trò đời của Balzac, bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của xã hội
Pháp trong nửa đầu thế kỷ XIX, Ăngghen viết: "Balzac mô tả toàn bộ lịch sử xã hội Pháp, trong
đó ngay cả những chi tiết kinh tế (thí dụ như việc phân phối lại quyền tư hữu thực tế về quyền tư
hữu cá nhân sau cách mạng) tôi đã học tập được nhiều hơn là tất cả các sách của các nhà sử
học, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê chuyên nghiệp thì ấy cộng chung lại."

Sở dĩ VH có khả năng cung cấp tri thức bách khoa về đời sống là vì VH sử dụng ngôn từ
làm chất liệu => nó có khả năng bao quát, ôm chum lấy mọi lĩnh vực của đời sống. (đặc
trưng VH, VH là nghệ thuật ngôn từ)

VH cung cấp tri thức bách khoa về đời sống cho con người những trong đó tri thức quan
trọng nhất, chủ yếu nhất là tri thức về con người, để hiểu hơn về con người, hiểu hơn
về bản thân. (vì con người là đối tượng của VH)

Văn học còn giúp con người tự nhận thức về mình


VD: Đọc những đoạn thơ sau đây, bạn có cảm nghĩ gì?
“Thà một phút huy hoàng rồi chợp tối
Còn hơn le lói buồn suốt trăm năm.”
(Xuân Diệu – “Giục giã”)
“Hoa sen nở trong ánh mặt trời
Rồi mất đi tất cả những gì nó có
Nhưng chắc nó không muốn làm chiếc nụ
Trong sương mù vĩnh viễn của mùa Đông.”
(Tago – “Người làm vườn”)
Có phải sau khi đọc những dòng thơ trên, bạn bắt đầu trăn trở suy nghĩ hay chí ít cũng tự đặt ra cho
mình những câu hỏi: Mình là ai? Mình sống vì cái gì? Mục đích sống của đời mình là gì? Nếu có, tức
nhiên bạn phải nhìn nhận thực tế rằng văn học bước đầu đã tác động đến nhận thức của bạn
b) Cách thức nhận thức của VH
_ Nhận thức trong VH không phải là nhận thức một cách khách quan, trung tính như các ngành
khoa học khác mà nhận thức trong trong VH là nhận thức thẩm mỹ, nhận thức mang đậm dấu ấn
chủ quan của nhà văn, mang đậm tư tưởng tình cảm của nhà văn. (CNTM tác động)
VD:
 Khi đọc những văn bản Lịch sử, ta chỉ nắm bắt được những thông tin về các cuộc
chiến, về thiệt hại, … chứ không cảm nhận được cái tư tưởng tình cảm trong đó
 >< Nhưng khi đọc tác phẩm VH ta đều thấy được cái tư tưởng tình cảm của nhà văn
ẩn sau những con chữ. Như Nguyễn Du từng viết:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Khi viết “Truyện Kiều”, ông nhận thức về hiện thực xã hội Việt Nam cuối TK18 – đầu
TK19 không phải chỉ bằng những “điều trông thấy” mà còn bằng cả những giọt nước
mắt “đau đớn lòng”.
(MQH giữa VH với hiện thực – hiện thực trong VH là hiện thực thứ 2, hiện thực mang tính chủ
quan)

Nói "văn học là một khoa học" chính là để nhấn mạnh ý nghĩa tầm quan trọng, tính
chính xác của khả năng nhận thức, biểu hiện, khám phá thế giới của nó. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu
đem đánh đồng nhận thức khoa học và nhận thức nghệ thuật. Nhận thức của văn chương nghệ
thuật không phải như nhận thức của khoa học. Sự khác nhau đó được phân biệt trên 2 bình diện
sau:

 Một mặt, tri thức và văn chương nghệ thuật đem lại cho con người về bản chất và
quy luật của thế giới không phải bằng những khái niệm, công thức, định lí… mà
là bằng phương thức thể hiện riêng, phương tiện đặc thù. Ðó là những hình tượng
nghệ thuật. Nghệ thuật nhận thức các hiện tượng tự nhiên và xã hội không phải là
tái hiện trực tiếp.
 Mặt khác, sự nhận thức ấy không bao giờ là trực tiếp mà thông qua con đường
thẩm mĩ, bằng con đường tình cảm thẩm mĩ.

Tóm lại: Văn chương có khả năng nhận thức vô cùng to lớn trên nhiều bình diện của
hiện thực đời sống, "Nó là cuốn sách giáo khoa về đời sống". Chức năng đó diễn ra trong quá
trình nhà văn nhận thức hiện thực bằng tác phẩm nghệ thuật => bạn đọc => trở thành một công
cụ thẩm mĩ giúp ta nhận thức cuộc sống và hiện thực qua những khám phá và sáng tạo của nhà
văn.
IV. CHỨC NĂNG GIÁO DỤC
a) Nội dung CNGD
Là vai trò tác dụng của VH trong việc góp phần bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho con
người, góp phần hoàn thiện nhân cách con người. (yêu nước, yêu gia đình,…). Sau đây là những
phẩm chất cơ bản:
 VH giúp cho ta có khả năng đồng cảm, chia sẻ với những số phận bi kịch của con người.
(Đọc “Truyện Kiều”, “Cô bé bán diêm”,…)
 Ta biết ca ngợi, biết trân trọng những vẻ đẹp con người.
 Biết phê phán, lên án, tố cáo những cái ác, cái xấu chà đạp con người

b) Cách thức giáo dục của VH

_ Giáo dục của văn chương:

 là làm thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, quan điểm, nhận thức của con người theo chiều
hướng tiến bộ hoặc cách mạng
 giúp cho con người từ chỗ tán thành đến hành động theo lí tưởng nhân vật hoặc lí tưởng
tác giả
 hoặc bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động và hấp dẫn, tác giả giúp con người
phân biệt được tốt xấu, đúng sai => liên hệ đến mình biến nhận thức thành hành động
_ Giáo dục trong VH không phải là những lời rao giảng về đạo đức, không phải là những bài
thuyết lý khô khan về đạo đức. VH thực hiện CHGD bằng cách tác động vào tình cảm, cảm xuc
của người đọc, khơi gợi ở người đọc khả năng tự thanh lọc, tự thú, tự xám hối, và biến quá trình
giáo dục thành tự giáo dục.

VD: Nhà văn A có kể về một bức thư từ một tên tướng cướp rằng với nội dung rằng: Một
hôm trong một chuyến tàu, anh ta có ăn cắp hành lý của người đi tàu và trong đó có một cuốn
truyện “……” và anh ta sau khi đọc cuốn truyện đó, anh ta đã nhận ra rằng – “Để có một cuộc
sống hạnh phúc thì trước hết phải sống lương thiện. Và anh có xin nhà văn một bức ảnh để anh
được chiêm ngưỡng vì cứu tinh đời anh.
Nhà văn kể lại câu chuyện đó, dù ta không biết thực hư câu chuyện ra sao nhưng sau câu
chuyện ấy ta có thể nhận ra CNGD của văn chương. Ông không bao giờ lên lớp, rao giảng về
đạo dức nhưng với vẻ đẹp ngôn từ, tác phẩm đó đã tác động tới tư tưởng tìn cảm của tên tướng
cướp kia, khiến anh ta tự thanh lọc bản thân, tự đứng ra đầu thú.
_ VH tác động từ từ, theo kiểu mưa dầm thấm lâu đến trái tim người đọc như Thạch Lam từng
nói: “Văn chương là một vũ khí thanh cao và đắc lực”. Nó không ép buộc, không gò bó người
đọc mà từ từ tác động đến trái tim để họ tự thanh lọc bản thân để mình sống tốt hơn.

 Đặc trưng chức năng giáo dục của văn chương là ở chỗ: văn chương giáo dục con
người thông qua con đường tình cảm.

_ Bất cứ tác phẩm văn chương nào cũng có thể có tác dụng này hay tác dụng khác đối với người
đọc có tác dụng tiêu cực, có tác dụng tích cực, có tác dụng nhất thời, có tác dụng vĩnh cửu.

Văn chương thực hiện chức năng giáo dục bằng cách:

 Trước hết, là ở tư tưởng của nhà văn thể hiện ngay trong việc nhận thức và phản ánh
hiện thực.
 Thứ đến là nội dung tư tưởng, ở khuynh hướng tuyên truyền, động viên và giáo dục
của tác phẩm từ các nhân vật điển hình đại diện cho tư tưởng tác giả thông qua tâm tư,
suy nghĩ, triết lí sống của nhân vật được trình bày dưới dạng này hay dạng khác.

VD: Hình tượng Từ Hải trong Truyện Kiều ngoài ý nghĩa là mơ ước tự do và công lí của Nguyễn Du, nó
còn có tác dụng khơi dậy ở người đọc ý chí độc lập tự do, ý thức không cam tâm làm nô lệ, ý thức tháo
củi sổ lồng đạp bằng mọi bất công ở con người.

Hình tượng Kiều lại giáo dục con người ta lòng hiếu nghĩa với cha mẹ, lòng chung thủy vợ chồng, ý thức
luôn luôn khơi dậy trong cuộc sống.

 Văn chương có nhiệm vụ xây dựng những hình tượng nghệ thuật mang lí tưởng thẩm mĩ,
đó là cuộc sống đáng sống và con người đáng có.

VD: Hình tượng Từ Hải là một hình tượng mang lí tưởng thẩm mĩ của tác giả: Lí tưởng về con người anh
hùng đầy lòng nhân đạo, bình đẳng, bác ái và ý chí quật cường không cam tâm làm nô lệ. Từ Hải còn là
niềm vui mừng, nỗi ước muốn của quần chúng lao động.

Nếu như Mác Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những hình tượng làm cho người đọc căm ghét
thì Từ Hải lại là nhân vật làm cho người ta thương yêu, trân trọng, đấy chính là mặt trái và mặt phải của
tác dụng thẫm mĩ của hình tượng văn học.

 Chức năng giáo dục của văn chương còn ở tính chiến đấu của nó.

_Văn chương là vũ khí đấu tranh giai cấp. Tính chất "vũ khí" của văn chương biểu hiện tập trung
ở việc phê phán cái cũ, cái xấu, cái lạc hậu, đề xuất cái mới cái tốt cái tiến bộ cách mạng. Nếu
văn chương chỉ vạch ra cái tiêu cực không thôi thì mới là được nhiệm vụ "phá" mà chưa làm
được nhiệm vụ "xây". Mặt khác, không có một vụ "xây" nào mà không gắn với phê phán, phá
bỏ cái cũ, cái xấu, cái lạc hậu, cái cản trở sự phát triển đi lên.

VD: Lenin đã từng gọi Người mẹ của Gorki là "quyển sách kịp thời" bởi vì chính Người mẹ đã có sức
mạnh cải tạo, sức mạnh của một vũ khí tinh thần và tư tưởng cho công nhân Nga lúc bấy giờ. Người nói
(theo lời thuật lại của Gorki):

"Quyển sách này là cần thiết, nhiều công nhân đã tham gia phong trào cách mạng một cách vô ý
thức, tự phát, và bây giờ họ đọc Người mẹ, điều đó sẽ mang lại ích lợi lớn cho bản thân họ.”

Và quả thật, những hình tượng điển hình về những công nhân - những chiến sĩ cách mạng Nga,
qua sự miêu tả của nhà sáng lập ra nền văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa, đã tỏ ra là những tấm
gương mà nhờ đó nhiều thế hệ chiến sĩ đấu tranh nhằm giải phóng nhân loại khỏi ách áp bức đã học tập
được.

_ Lí tưởng nhà văn luôn luôn gắn liền với mọi giai cấp nhất định. Nhà văn là người phát ngôn
cho giai cấp và những lực lượng xã hội nhất định. Nhà văn dùng tác phẩm của mình để truyền
đạt lí tưởng sống của mình mà cũng là lí tưởng của giai cấp mình, của một lực lượng xã hội, một
thời đại nhất định mà mình đang sống. Càng gắn lí tưởng mình với lí tưởng tiến bộ của thời đại
bao nhiêu thì nhà văn càng phát huy được chức năng cải tạo của nghệ thuật mình bấy nhiêu

 Lịch sử văn chương đã chứng tỏ rằng có những tác phẩm nghệ thuật có sức sống
trường cửu, có sức cải tạo lớn lao là do lí tưởng nhà văn gắn bó với lí tưởng thời đại
đó, lí tưởng nhân loại cần lúc đó.

V. Vai trò của VH trong XH hiện nay


_ Rất nhiều người đặt ra vấn đề là VH không còn phát huy được vai trò nữa trong thời đại hiện
nay, bởi hiện nay là khi kĩ thuật khoa học hát triển rất mạnh mẽ, nghệ thuật nghe – nhìn lên ngôi,
chiếm ưu thế (hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, và đặc biệt là sân khấu – điện ảnh).
 Sự suy giảm đáng báo động của văn hóa đọc
_ Trong thời đại này, VH gặp nhiều điểm bất lợi, phải đứng trước những thử thách:
+ Do VH sử dụng ngôn từ làm chất liệu => thiếu tính chất trực quan
+ So với các loại nghệ thuật nghe – nhìn khác, có vẻ đọc một cuốn tiểu thuyết, những tác pẩm
văn học thì mất thời gian hơn.
><
_ Tuy nhiên VH có nhưng điểm bất lợi như thế nhưng ta vẫn không thể phủ nhận, xem nhẹ vai
trò của VH trong thời đại hiện nay. Có thể thấy, dù ở các nước phát triển, nghệ thuật nghe nhìn
lên ngôi nhưng họ vẫn có những giải thưởng rất lớn về VH hằng năm.
 VH có những thế mạnh mà không một loại hình NT nào có thể thay thế được. (Dựa
vào đặc trưng của VH với tư cách là nghệ thuật ngôn từ để phân tích)
+ Khả năng rất lớn trong việc phản ánh đời sống, bao quát mọi mặt của hiện thực
+ VH có tính tư duy trực tiếp, đi vào phản ánh một cách trực tiếp tư tưởng, tình cảm cảm xúc của
con người
+ VH mang tính vô cực hai chiều về không gian – thời gian
+ Tính phổ biến trong sáng tác, trong truyền bá, trong tiếp nhận.
 Để tồn tại trong thời đại hiện nay, VH phải biết tự mình phát huy những điểm mạnh,
khắc phục điểm yếu.
+ Khắc phục điểm yếu bằng cách hấp thu thêm tính trực quan của các loại hình NT nghe – nhìn
“Thi trung hữu họa
Thi trung hữu nhạc”

Tóm lại, văn chương nghệ thuật có 3 chức năng chủ yếu: nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ. Ba
chức năng quan hệ khắng khít và xuyên thấu vào nhau vàcùng tác động tới con người. Trong cả
3 chức năng đó, không được xem nhẹ một chức năng nào và cũng không thể tách bạch ra từng
chức năng một trong thực tế. Nói một cách chính xác và khoa học ra thì văn học nghệ thuật có
một chức năng chủ yếu - nhận thức - giáo dục - thẩm mĩ. Bởi vì giáo dục, thẩm mĩ, nhận thức là
3 phương diện khác nhau của một vấn đề, của một sự vật. Chức năng này đồng thời biểu hiện
chức năng kia và tồn tại trong chức năng kia và ngược lại.

You might also like