Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài 1. Đánh bắt tôm ở Louisiana.

Trong những năm gần đây, tôm đã trở thành một món ăn được ưa thích ở
các khách sạn. Nếu vào năm 1950 mức thu hoạch tôm ở khu vực sông
Atchafalaya ở Louisiana ở mức trên 1 triệu pao, thì năm 1981 con số này là
28,1 triệu pao. Vì đại bộ phận tôm sinh trưởng ở các nơi mà những người đánh
bắt có quyền lui tới không hạn chế, một vấn đề tài nguyên sở hữu chung đã nảy
sinh – quá nhiều tôm đã bị đánh bắt, làm cho quần thể tôm giảm xuống dưới
mức có hiệu quả. Vấn đề ấy nghiêm trọng như thế nào? Đặc biệt chi phí của xã
hội ra sao do có sự lui tới không bị hạn chế của những người đánh bắt? Có thể
tìm ra câu trả lời bằng cách ước tính chi phí của tư nhân để đánh bắt tôm
(MC), chi phí biên của xã hội (MSC) và cầu (lợi ích biên) của xã hội.
Gọi Q là lượng tôm đánh bắt được tính bằng triệu pao mỗi năm (biểu thị
trên trục hoành), và các chi phí tính bằng đôla một pao biểu thị trên trục tung.
Cầu về tôm: P = 0,401 – 0,0064Q
Chi phí biên của tư nhân: MC = - 0,357 + 0,0573Q
Chi biên của xã hội: MSC = - 5,645 + 0,6509Q
Hãy xác định:
1. Lượng đánh bắt tôm hiện tại.
2. Lượng đánh bắt có hiệu quả về mặt xã hội.
3. Thiệt hại xã hội do đánh bắt quá mức.
4. Giả sử cầu về tôm tiếp tục gia tăng và đường cầu là: P = 0,50 – 0,0064Q. Sự
thay đổi này tác động thế nào đến lượng đánh bắt tôm hiện nay, lượng đánh bắt
có hiệu quả và thiệt hại xã hội do đánh bắt quá mức? (Giả sử các chi phí không
thay đổi).
Bài làm:

1. Lượng đánh bắt tôm hiện tại:


MC = MR
=> -0,357 + 0,0573Q = 0,401 – 0,0128Q
=> Q1 = 10,813
=> P1 = 0,332

2. Lượng đánh bắt có hiệu quả của XH:


MSC + MC = MR
=> -5,645 + 0,6509Q -0,357 + 0,0573Q = 0,401 – 0,0128Q
=> Q* = 8,881
=> P* = 0.344
3.Thiệt hại XH: ½ (10,813 – 8,881)*(0,344-0,332) = 0,011592

You might also like