0. Đề cương học phần Kinh doanh quốc tế

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

HỌC PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên:
1. TS. Nguyễn Thu Ngà Tel: 097.921.1199 Email: thunga@neu.edu.vn
2. Ths. Nguyễn Quang Huy Tel: 096.662.4251 Email: huyqn@neu.edu.vn

1. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần Kinh doanh quốc tế được xây dựng nhằm trang bị cho người học những
khái niệm và nguyên lý cơ bản về hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp.
Học phần nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bản chất, hình thức kinh doanh quốc tế;
các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh như văn hóa, chính trị, luật pháp, kinh tế, thương
mại, đầu tư và tài chính quốc tế tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế, những công việc quan trọng mà các doanh nghiệp cần thực hiện khi tham gia
kinh doanh quốc tế như lựa chọn chiến lược, cơ cấu tổ chức, phương thức thâm nhập thị
trường nước ngoài, và quản trị các chức năng kinh doanh quốc tế cơ bản như quản trị sản
xuất và cung ứng vật tư, quản trị nguồn nhân lực quốc tế và quản trị tài chính quốc tế.

2. MỤC TIÊU HỌC PHẦN


Sau khi học xong học phần Kinh doanh quốc tế, người học cần đạt được các mục tiêu sau
đây:
 Hiểu được những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế và tác động của
chúng đó đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
 Nắm bắt được vai trò, nội dung và căn cứ lựa chọn chiến lược, cơ cấu tổ chức và
phương thức thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị
trường quốc tế.
 Hiểu được những chức năng kinh doanh cơ bản mà doanh nghiệp kinh doanh quốc
tế thực hiện như quản trị sản xuất và chuỗi cung ứng, quản trị nguồn nhân lực, quản
trị marketing quốc tế, quản trị tài chính quốc tế để có thể cạnh tranh thành công
trong bối cảnh môi trường kinh doanh quốc tế thường xuyên biến động.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN


Điều kiện được dự thi hết học phần:
 Tham dự đầy đủ các buổi nghe giảng, thảo luận, bài tập trên lớp. Sinh viên vắng
mặt quá 20% số tiết lên lớp sẽ phải học lại học phần.
 Làm đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nhóm.

1
Cơ cấu tính điểm học phần (theo thang điểm 10):
 Chuyên cần – dự lớp, thảo luận trên lớp (phải đạt ít nhất 5 điểm): 10%
 Bài kiểm tra cá nhân: 20%
 Bài tập nhóm: 20%
 Bài thi hết học phần: 50%
- Hình thức thi viết. Đề thi có thể bao gồm: các câu hỏi trắc nghiệm (đúng/sai,
lựa chọn) có giải thích, câu hỏi tự luận, phân tích tình huống thực tế hoặc giả
định.
- Sinh viên được sử dụng tài liệu khi làm bài.

4. NỘI DUNG HỌC PHẦN


CHƯƠNG 1 – KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG KỶ NGUYÊN
TOÀN CẦU HÓA
Chương 1 là phần tổng quan về kinh doanh quốc tế. Mục đích của chương là giúp người
học nắm bắt được bản chất của kinh doanh quốc tế, các hình thức tham gia kinh doanh
quốc tế của các doanh nghiệp, lý giải các động cơ thúc đẩy doanh nghiệp vươn ra kinh
doanh trên thị trường nước ngoài, phân tích bản chất, các cấp độ và tác động của toàn cầu
hóa đến các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
1.1. Tổng quan về kinh doanh quốc tế
1.1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế
1.1.2. Các hình thức kinh doanh quốc tế
1.1.3. Các chủ thể liên quan đến kinh doanh quốc tế
1.2. Nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế
1.2.1. Nguyên nhân xuất phát từ thị trường trong nước
1.2.2. Nguyên nhân xuất phát từ doanh nghiệp
1.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ thị trường nước ngoài
1.3. Toàn cầu hóa và kinh doanh quốc tế
1.2.1. Khái niệm và các cấp độ toàn cầu hóa
1.2.2. Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hoá sản xuất
1.2.3. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
Tài liệu tham khảo
1. Tạ Văn Lợi, Nguyễn Thị Hường (Đồng chủ biên) (2016), Giáo trình Kinh doanh
quốc tế, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Chương mở đầu, tr. 5-60.
2. Ball, D. A., W. H. McCulloch (2010), International Business – The Challenge of
Global Competition, McGraw-Hill, Chp. 1, p. 4-31.
3. Hill, Charles W. T. (2011), Global Business Today, Seventh Edition, McGraw-
Hill/Irwin, Chp. 1, p. 2-41.

2
CHƯƠNG 2 - MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC GIA
Nội dung chính của Chương 2 là xem xét sự khác biệt giữa các quốc gia về các khía cạnh
chính trị, luật pháp, kinh tế và văn hoá có ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế. Việc nghiên cứu nắm bắt những khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế đưa ra được những quyết định đúng đắn khi lựa chọn thị trường nước
ngoài để thâm nhập và tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh trên các thị trường đó.
2.1. Môi trường văn hoá
2.3.1. Bản chất và các yếu tố cấu thành văn hóa
2.3.2. Phân loại các nền văn hóa
2.3.3. Văn hoá và kinh doanh quốc tế
2.2. Môi trường chính trị
2.2.1. Khái niệm, nguồn gốc rủi ro chính trị
2.2.2. Các hình thức rủi ro chính trị
2.2.3. Hậu quả của rủi ro chính trị
2.2.4. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro chính trị
2.3. Môi trường luật pháp
2.3.1. Các hệ thống luật pháp chủ yếu
2.3.2. Một số vấn đề luật pháp quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
2.4. Môi trường kinh tế
2.4.1. Các hệ thống kinh tế chủ yếu trên thế giới
2.4.2. Trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia
2.4.3. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng đối với DN kinh doanh quốc tế
Tài liệu tham khảo
1. Tạ Văn Lợi, Nguyễn Thị Hường (Đồng chủ biên) (2016), Giáo trình Kinh doanh
quốc tế, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Chương 1, tr. 63-124;
Chương 2, tr. 132-151; Chương 3, tr. 163-192.
2. Ball, D. A., W. H. McCulloch (2010), International Business – The Challenge of
Global Competition, McGraw-Hill, Chp. 5, p. 136-169; Chp. 9, p. 278-300.
3. Hill, Charles W. T. (2011), Global Business Today, Seventh Edition, McGraw-
Hill/Irwin, Chp. 2, p. 4388; Chp. 3, p. 91-127.

CHƯƠNG 3 – MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


Mục đích chính của Chương 3 là giúp người học nắm bắt được những xu thế vận động cơ
bản trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế có ảnh hưởng quan trọng
đến các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế trong quá trình lựa chọn thị trường, phương

3
thức thâm nhập, chiến lược, cơ cấu tổ chức và tổ chức hoạt động quản trị các chức năng
kinh doanh cơ bản trên thị trường nước ngoài.
3.1. Thương mại quốc tế
3.1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế
3.1.2. Các lý thuyết về thương mại quốc tế
3.1.3. Can thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế
3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.2.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.2.2. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.2.3. Can thiệp của chính phủ vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.3. Thị trường tài chính quốc tế
3.3.1. Khái niệm và phân loại thị trường tài chính quốc tế
3.3.2. Vai trò của thị trường tài chính quốc tế
3.4. Hội nhập kinh tế khu vực
3.4.1. Khái niệm và các cấp độ hội nhập kinh tế khu vực
3.4.2. Tác động của hội nhập kinh tế khu vực đến các quốc gia và doanh nghiệp

Tài liệu tham khảo


1. Tạ Văn Lợi, Nguyễn Thị Hường (Đồng chủ biên) (2016), Giáo trình Kinh doanh
quốc tế, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Chương 4-7, tr. 223-446.
2. Ball, D. A., W. H. McCulloch (2010), International Business – The Challenge of
Global Competition, McGraw-Hill, Chps. 2-4, p. 32-132.
3. Hill, Charles W. T. (2011), Global Business Today, Seventh Edition, McGraw-
Hill/Irwin, Chps. 5-10, p. 160-377.
4. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai (Đồng chủ biên) (2012), Giáo trình Kinh tế Quốc
tế, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Chương 2-5, tr. 51-299;
Chương 7-8, tr. 333-411.

CHƯƠNG 4 – CHIẾN LƯỢC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP


KINH DOANH QUỐC TÊ
Chương 4 mở đầu cho phần bàn về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh, cụ thể là
những công việc mà các nhà quản trị thực hiện để cạnh tranh thành công trên thị trường
nước ngoài. Nội dung chính của chương là xem xét những chiến lược và cơ cấu tổ chức
mà doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có thể lựa chọn cạnh tranh thành công trên trên thị
trường quốc tế.
4.1. Chiến lược của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
4.1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế

4
4.1.2. Căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế
4.1.3. Căn cứ đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế
4.2. Lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
4.2.1. Chiến lược toàn cầu
4.2.2. Chiến lược đa quốc gia
4.2.3. Chiến lược quốc tế
4.2.4. Chiến lược xuyên quốc gia
4.2.5. Xu hướng chuyển đổi chiến lược của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
4.3. Phân cấp quản lý của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
4.3.1. Phân cấp theo chiều dọc
4.3.2. Phân cấp theo chiều ngang
4.4. Các cấu trúc tổ chức chủ yếu của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
4.4.1. Cấu trúc phân ban quốc tế
4.4.2. Cấu trúc khu vực địa lý toàn cầu
4.4.3. Cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu
4.4.4. Cấu trúc ma trận toàn cầu
4.4.5. Chuyển đổi cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
Tài liệu tham khảo:
1. Tạ Văn Lợi, Nguyễn Thị Hường (Đồng chủ biên) (2016), Giáo trình Kinh doanh
quốc tế, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Chương 10, tr. 551-579
& 594-630.
2. Ball, D. A., W. H. McCulloch (2010), International Business – The Challenge of
Global Competition, McGraw-Hill, Chps. 12-13, p. 364-424.
3. Hill, Charles W. T. (2011), Global Business Today, Seventh Edition, McGraw-
Hill/Irwin, Chp. 11, p. 378-415.

CHƯƠNG 5 – PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG


QUỐC TẾ
Chương 5 bàn về việc lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế, từ phương thức đơn giản nhất là xuất khẩu, đến hợp đồng
giấy phép, hợp đồng nhượng quyền thương mại, và phương thức cao nhất là tiến hành
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài dưới các hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh hay
doanh nghiệp sở hữu toàn bộ.
5.1. Các quyết định thâm nhập cơ bản
5.1.1. Thâm nhập thị trường nào
5.1.2. Thời điểm thâm nhập

5
5.1.3. Quy mô thâm nhập
5.2. Các phương thức thâm nhập
5.2.1. Xuất khẩu và mua bán đối lưu
5.2.2. Thâm nhập thông qua hợp đồng
5.2.3. Thâm nhập thông qua đầu tư
5.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương thức thâm nhập thích hợp
5.3.1. Các yếu tố từ phía thị trường và ngành
5.3.2. Các yếu tố từ phía doanh nghiệp
Tài liệu tham khảo:
1. Tạ Văn Lợi, Nguyễn Thị Hường (Đồng chủ biên) (2016), Giáo trình Kinh doanh
quốc tế, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Chương 9, tr. 507-550.
2. Ball, D. A., W. H. McCulloch (2010), International Business – The Challenge of
Global Competition, McGraw-Hill, Chp. 15, p. 444-465.
3. Hill, Charles W. T. (2011), Global Business Today, Seventh Edition, McGraw-
Hill/Irwin, Chp. 12, p. 416-441.

CHƯƠNG 6 – QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ


Chương 6 có nội dung bàn về các vấn đề lựa chọn địa điểm sản xuất và tổ chức chuỗi
cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, đưa ra các quyết định thích hợp về
cơ cấu đầu tư và cấp vốn cho các dự án đầu tư, quản trị có hiệu quả dòng tiền của doanh
nghiệp trên phạm vi toàn cầu.
6.1. Quản trị sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu
6.1.1. Lựa chọn địa điểm sản xuất trong kinh doanh quốc tế
6.1.2. Quyết định Tự làm - hay - Thuê ngoài
6.1.3. Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu
6.2. Quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh quốc tế
6.2.1. Các chính sách nhân sự quốc tế
6.2.2. Nội dung quản trị nguồn nhân lực quốc tế
6.3. Quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế
6.3.1. Quản trị dòng tiền toàn cầu
6.3.2. Quản trị rủi ro hối đoái
Tài liệu tham khảo:
1. Tạ Văn Lợi, Nguyễn Thị Hường (Đồng chủ biên) (2016), Giáo trình Kinh doanh
quốc tế, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Chương 13, tr. 731-
798; Chương 14, tr. 810-840.

6
2. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, Chương 12, tr. 310-331.
3. Ball, D. A., W. H. McCulloch (2010), International Business – The Challenge of
Global Competition, McGraw-Hill, Chps. 18-20, p. 528-621.
4. Hill, Charles W. T. (2011), Global Business Today, Seventh Edition, McGraw-
Hill/Irwin, Chp. 16, p. 526-553.

5. PHƯƠNG PHÁP VÀ LỊCH TRÌNH LÀM VIỆC


Phương pháp làm việc
 Lớp chia thành 10 nhóm
 Giảng viên chuẩn bị các vấn đề để sinh viên thảo luận trên lớp trong từng buổi gắn
với các nội dung trong đề cương (xem Lịch trình giảng dạy).
 Trước mỗi buổi học, sinh viên cần hoàn thành phần chuẩn bị/ bài tập mà giảng
viên giao, đồng thời, trong giờ học, phải tham gia các hoạt động trên lớp theo
hướng dẫn của giảng viên.
Bài tập nhóm
Giả sử nhóm của bạn là một DN sản xuất và kinh doanh một mặt hàng cụ thể nào đó ở
trong nước. DN của bạn đang muốn mở rộng hoạt động tới một thị trường nước ngoài
nhất định.

a. Hãy lý giải động cơ tham gia KDQT tại thị trường mới của DN
b. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến hoạt động KD của DN trên thị trường đó.
c. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức nào để thâm nhập vào thị trường quốc tế
đó? Tại sao?

Nộp bài tập nhóm:


- Các nhóm nộp bài lên Teams trước buổi 13
- Cú pháp tên file: Nhóm (nhóm số).ppt và Nhóm (nhóm số).doc
VD: Nhóm 1.ppt hoặc Nhóm 1.doc
- Chỉ gửi file định dạng (.doc/.docx) và (.ppt/.pptx), KHÔNG gửi file định
dạng (.pdf)
- Gửi trực tiếp file vào folder đã được GV tạo trên Team (không tạo folder
khác)
Trình bày bài tập nhóm:
- Thuyết trình theo lịch, thời gian: 5 phút chuẩn bị, 15 phút thuyết trình, 10 phút hỏi đáp.
- Thuyết trình phải có mặt tất cả các thành viên trong nhóm, nếu vắng mặt thì không có
điểm.
- Tất cả SV đều phải tham dự các buổi thuyết trình.

7
Lịch trình làm việc

Buổi Ngày Nội dung Ghi chú


- Giới thiệu HP
1 15/5 - Thống nhất phương pháp và lịch trình
- Tổ chức lớp
2 17/5 Chương 1. KDQT trong kỷ nguyên toàn cầu
Chương 1 (tiếp)
19/5
3 Thảo luận/ Tình huống chương 1
4 22/5 Chương 2. Môi trường kinh doanh quốc gia
Chương 2 (tiếp)
24/5
5 Thảo luận/ Tình huống chương 2
6 26/5 Chương 3. Môi trường kinh doanh quốc tế
Chương 3 (tiếp)
29/5
7 Thảo luận/ Tình huống chương 3
Chương 4. Chiến lược kinh doanh toàn cầu và cơ cấu tổ chức
31/5
8 của DN KDQT
Chương 4 (tiếp)
2/6
9 Thảo luận/ Tình huống chương 4
Chương 5. Phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài
5/6
10 Thảo luận/ Tình huống chương 5
Chương 6. Quản trị các hoạt động KDQT
7/6
11 Thảo luận/ Tình huống chương 6
12 9/6 Bài kiểm tra cá nhân
13 12/6
Thuyết trình BT nhóm (10 nhóm).
14 14/6
15 16/6 Ôn tập

You might also like