Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 95

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH


----------------------

CÔNG TRÌNH DỰ THI


GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA

LẦN THỨ 23 NĂM 2021

TÊN CÔNG TRÌNH:


VAI TRÒ CỦA THÀNH CÁT TƯ HÃN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN
HÓA ĐÔNG - TÂY

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ

Mã số công trình: …………………………….

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 9
4.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................9
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 9
5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 10
5.1. Nguồn tư liệu .............................................................................................................10
5.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 10
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................... 10
7. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................................11
NỘI DUNG ..........................................................................................................................12
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ NHỮNG NHÂN
TỐ CHI PHỐI VAI TRÒ CỦA ÔNG TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA
ĐÔNG - TÂY ...................................................................................................................... 12
1.1. Một số thuật ngữ liên quan ....................................................................................... 12
1.2. Khái quát về quê hương, thân thế và sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn ................. 18
1.2.1. Tình hình Mông Cổ trước thế kỷ XIII ................................................................18
1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn ..................................................21
1.3. Những nhân tố chi phối vai trò của Thành Cát Tư Hãn đối với quá trình giao lưu
văn hóa Đông - Tây ..........................................................................................................24
1.3.1. Nhân tố khách quan ............................................................................................ 24
1.3.2. Nhân tố chủ quan ................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2. THÀNH CÁT TƯ HÃN VỚI QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA
ĐÔNG - TÂY ...................................................................................................................... 30
2.1. Vai trò tạo dựng không gian giao lưu văn hóa ......................................................... 30
2.1.1. Lãnh đạo các cuộc chinh phạt ............................................................................ 30
2.1.2. Kiến lập đế quốc ................................................................................................. 34
2.2. Tổ chức các lực lượng thúc đẩy tiếp xúc, giao lưu văn hóa Đông - Tây .................37
2
2.2.1. Quân đội Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn ...................................................... 37
2.2.2. Các lực lượng khác ............................................................................................. 41
2.3. Tăng cường các hoạt động khuyến khích sự giao lưu văn hóa Đông - Tây ............ 42
2.3.1. Chính sách cai trị đế quốc .................................................................................. 42
2.3.2. Chủ động tiếp nhận, thích ứng với nền văn hóa bị chinh phục ......................... 54
2.3.3. Tích cực hoạt động khuếch trương thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây ......60
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA
ĐÔNG - TÂY VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ
3.1. Những biểu hiện của giao lưu văn hóa Đông - Tây thông qua vai trò của Thành Cát
Tư Hãn .............................................................................................................................64
3.1.1. Trên phương diện ngôn ngữ chữ viết, văn học .................................................. 64
3.1.2. Trên phương diện tôn giáo ................................................................................. 65
3.1.3. Trên phương diện nghệ thuật ............................................................................. 69
3.1.4. Trên phương diện khoa học - kỹ thuật ............................................................... 71
3.1.5. Trên phương diện phong tục tập quán ................................................................73
3.2. Một số nhận định, đánh giá .......................................................................................75
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 83
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 89

3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ thời kì cổ đại, trong thế giới quan của con người, bản đồ địa lí thế giới đã được
phân định là phương Đông và phương Tây. Người Ấn Độ cổ đại đã sớm nhận biết và
phân biệt được phương Đông và phương Tây bằng những ý niệm về thời gian. Muộn hơn,
đối với người Hi Lạp, với tư duy của nền văn minh gốc du mục - thương nghiệp, bản thân
họ đã phân biệt phương Đông và phương Tây dưới góc nhìn địa lí hay nói cách khác
chính là không gian hoạt động và sinh sống. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị, nền văn minh của các quốc gia cổ đại của cả phương
Đông và phương Tây đã hình thành những nét đặc trưng rõ rệt. Tuy nhiên, sự phân biệt
giữa khu vực văn hóa phương Đông và phương Tây chỉ mang tính chất tương đối. Vào
thời cổ đại, phương Đông bao gồm khu vực châu Á và Bắc Phi (với bốn nền văn minh
lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa) còn phương Tây bao gồm Hi Lạp và La
Mã. Đến thời kì trung đại, sau sự sụp đổ của đế chế La Mã thì sự phân biệt phương Đông
và phương Tây ngày càng rõ rệt hơn cùng với phát triển của Cơ Đốc giáo. Giữa hai khu
vực này trong cả hai thời kì cổ đại và trung đại đã có sự tiếp xúc, giao lưu mật thiết với
nhau qua nhiều con đường như thương mại, chiến tranh, di dân, truyền giáo, v.v. Trong
đó, chiến tranh là một con đường giao lưu văn hóa đặc biệt. Tìm hiểu về chiến tranh, vai
trò của những người tiến hành chiến tranh đối với quá trình giao lưu văn hóa của nhân
loại nói chung và giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây là một vấn đề khoa
học thú vị.
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của lịch sử nhân loại, bằng con đường
chiến tranh, rất nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng đã thiết lập nhiều đế chế rộng lớn. Các đế
chế tuy có lúc hùng mạnh rồi suy tàn nhưng phần lớn dưới vai trò của người kiến lập/lãnh
đạo đế chế đều đóng góp một phần nào đó vào kho tàng văn minh nhân loại nói chung và
đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây nói riêng. Trong đó, vào thời kì Trung đại
của lịch sử thế giới, thời kì được gọi với cái tên Đêm trường Trung cổ đã xuất hiện một
huyền thoại, ông đã dẫn dắt dân tộc mình đi từ thành công này đến thành công khác trên
chiến trường, liên tục mở rộng lãnh thổ ở mọi hướng, những thành công vang dội của ông
4
đã đưa dân tộc Mông Cổ trở thành những chiến binh thiện chiến, những kẻ chinh phạt vĩ
đại. Ông chính là Thành Cát Tư Hãn - vị Khả Hãn vĩ đại nhất trong lịch sử Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn và các hậu duệ của ông là chủ nhân của đế quốc có diện tích lớn
nhất trên bản đồ thế giới từ thuở sơ khai cho đến hiện tại - tương đương với gấp đôi diện
tích Liên bang Nga hiện nay. Chúng ta đều biết rằng trong suốt quá trình mở rộng lãnh
thổ của dân tộc này đã đem đến biết bao đau thương và tang tóc, nhưng những chiến
thắng đó vô hình chung đã góp phần thúc đẩy và phát triển công cuộc giao lưu văn hóa
Đông - Tây, mà rõ rệt nhất chính là thời kì “Pax Mongolia” (tạm dịch là “Thái bình Mông
Cổ”). Thuật ngữ này miêu tả rõ nét những ảnh hưởng ổn định của các cuộc chinh phục
Mông Cổ về đời sống xã hội, văn hoá và kinh tế của cư dân thuộc lãnh thổ Á -Âu rộng
lớn mà Mông Cổ chinh phục vào thế kỷ XIII - XIV. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu hầu
hết đều tập trung vào nhân vật lịch sử này từ góc độ sự nghiệp kiến lập đế chế, nghệ thuật
quân sự, v.v. mà ít quan tâm đến vai trò của ông đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông -
Tây.
Về tính thực tiễn, công trình này có thể góp phần nâng cao ý thức về vai trò, cống
hiến của các cá nhân/nhân vật lịch sử trong việc mang các nền văn minh xích lại gần nhau,
cùng hòa quyện và tạo ra những nền văn minh nhân loại đa dạng, phong phú. Nghiên cứu
vấn đề này còn giúp chúng ta nhìn nhận về quá trình phát triển theo quy luật chung của
lịch sử văn minh nhân loại, trong đó định vị tầm quan trọng của sự giao lưu văn hóa và
qua giao lưu, học hỏi, định hướng cho quá trình giữ gìn bản sắc của mỗi quốc gia dân tộc,
trong đó có Việt Nam. Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa như ngày nay, đề tài giúp
hiểu biết sâu sắc quá trình hội nhập văn hóa Đông - Tây trong quá khứ thông qua vai trò
của Thành Cát Tư Hãn, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng và chấp nhận sự khác
biệt, giữ gìn bản sắc và học hỏi không ngừng, nhận thức quá khứ để hành động phù hợp
cho hiện tại và kiến tạo tương lai.
Với những lí do đó, kế thừa thành tựu nghiên cứu đi trước, trên cơ sở thu thập nguồn
tài liệu tương đối phong phú, tôi chọn đề tài Vai trò của Thành Cát Tư Hãn đối với quá
trình giao lưu văn hóa Đông - Tây để làm đề tài nghiên cứu khoa học.

5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về Thành
Cát Tư Hãn. Tuy nhiên các công trình này chủ yếu nghiên cứu về quá trình hình thành và
phát triển đế chế Mông Cổ cũng như nghiên cứu riêng lẻ về nghệ thuật quân sự cũng như
tầm ảnh hưởng của Thành Cát Tư Hãn và các Hãn quốc về mặt địa chính trị ở các khu
vực mà họ nắm quyền. Gần đây, cũng có một số ít công trình đề cập ít nhiều đến phương
diện văn hóa và giao lưu văn hóa dưới tác động của các cuộc chinh phạt của Thành Cát
Tư Hãn và sự thiết lập đế chế Mông Cổ được công bố. Liên quan đến đề tài, chúng tôi sắp
xếp các nhóm công trình đó như sau:
(1) Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về Lịch sử thế giới, Lịch sử Mông Cổ,
Lịch sử đế quốc Mông Cổ, v.v. có đề cập đến vai trò của Thành Cát Tư Hãn nói chung và
các Hãn quốc Mông Cổ nói riêng. Tiêu biểu là các cuốn như Secret History of the Mongol
(Bí sử Mông Cổ), Jāmiʿ al-tawārīkh - cuốn sách tổng hợp biên niên sử của toàn bộ lịch sử
các nước, dân tộc trên toàn cõi đế quốc Mông Cổ của Rashid-al-Din Hamadani; đây được
coi là cuốn biên niên sử thế giới đầu tiên vì quy mô cũng như tầm quan trọng của nó, hay
Nguyên sử, do Tống Liêm và một sô quan lại phụng mệnh Chu Nguyên Chương biên soạn
vào năm 1370, tuy chất lượng được đánh giá là thấp nhất trong các bộ sử của Trung Hoa
nhưng đến thời nhà Thanh, bộ Tân Nguyên sử đã sửa chữa được hầu hết các sai sót của
Nguyên sử. Ngoài ra còn có các công trình như Igor de Rachewiltz (2015), The secret
history of Mongols: A Mongolian epic chronicle of thirteen century; Henry H. Howorth
(1876), History of the Mongols, Bat-Ochir Bold (2001), Mongolian Nomadic Society: A
Reconstruction of the “Medieval” History of Mongolia, v.v.
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, nghệ thuật quân sự,
tầm ảnh hưởng của Thành Cát Tư Hãn và các Hãn quốc Mông Cổ. Tiêu biểu trong nhóm
này là cuốn “Genghis Khan and the Making of Modern World” của tác giả Jack
Weatherford (2018) (Bản Việt dịch có tựa Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới
hiện đại). Đây là cuốn sách cung cấp cái nhìn bao quát và trọn vẹn nhất về Thành Cát Tư
Hãn và đế chế Mông Cổ từ nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau với nguồn tư liệu vô
cùng phong phú. Công trình nghiên cứu đồ sộ này là chuyên khảo có giá trị bậc nhất về
6
nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn cho đến nay. Liên quan đến
vai trò của Thành Cát Tư Hãn, tác giả xuất phát từ góc nhìn vĩ mô để đánh giá tài năng
quân sự, những chính sách sáng suốt của Thành Cát Tư Hãn ảnh hưởng lâu dài đến sự
hình thành lịch sử thế giới hiện đại trên mọi phương diện. Đề tài của chúng tôi kế thừa
một số một nội dung như chính sách tự do tôn giáo, thị trường thương mại, v.v. và thu
thập thêm nhiều tài liệu khác để đánh giá một cách khách quan vai trò của Thành Cát Tư
Hãn đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây mà trong một công trình đồ sộ này vấn
đề chỉ là một phần nội dung khiêm tốn.
Bên cạnh còn có khá nhiều công trình khác nhìn nhận về thiên tài quân sự của
Thành Cát Tư Hãn cùng sự hùng mạnh, thiện chiến và khá tàn bạo của đội quân Mông Cổ
khi họ tiến hành chinh phạt cả vùng đất rộng lớn từ châu Á sang châu Âu: Allsen, T.
(1987), Mongol imperialism; Amitai-Preiss, R., & Morgan, D. (2009), Mongols and
Mamluks; Boris Y. Bladimirtsov (1930), The Life of Chingis Khan; R. Grousset
(1970), The Empire of the Steppes, Allsen, T. (2010), Commodity and exchange in the
Mongol empire, Amitai-Preiss, R., & Morgan; D. (2000), The Mongol empire and its
legacy, v.v.
Thứ ba, nhắc đến Thành Cát Tư Hãn như là một người ảnh hưởng rất lớn đến công
cuộc giao lưu văn hóa Đông -Tây và tạo nên một hành trình dài trong quá trình giao lưu
văn hóa giữa hai khu vực như The silk road a new history of the world (Bản dịch Việt ngữ
có tựa là “Những con đường tơ lụa, một lịch sử mới về thế giới” do Trần Trọng Hải Minh
dịch) của Peter Frankopan, hay những nghiên cứu về việc thuốc súng được đưa từ Trung
Hoa sang châu Âu trên con đường chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn trong bài nghiên cứu
“The Mongol Empire - the first ‘gunpowder empire’?” của tác giả Stephen G. Haw. Bên
cạnh đó, còn một số công trình khác như công trình “Culture and Conquest in Mongol
Eurasia” của tác giả Thomas T. Allsen viết về trao đổi văn hóa trên phương diện chiến
tranh; Bat-Ochir Bold (2001), Mongolian Nomadic Society: A Reconstruction of the
“Medieval” History of Mongolia, Ata - Malik Juvaini (1958), Genghis Khan: The History
of the World Conqueror, v.v.

7
Các công trình nghiên cứu của giới nghiên cứu, học giả nước ngoài là nguồn tư liệu
chủ yếu để chúng tôi đi sâu khai thác, tìm hiểu và hoàn thành công trình này.
(2) Các công trình nghiên cứu trong nước
Thành Cát Tư Hãn không chỉ xuất hiện rất nhiều trong những sách đại cương về sự
hình thành của đế chế Mông Cổ hay cuộc bình định vĩ đại của ông trước khi người cháu là
Hốt Tất Liệt hoàn thành thống nhất Trung Hoa về một cõi mà còn được nhắc đến trên
phương diện có tầm vóc và mang ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giao lưu văn hóa
Đông Tây, tác giả dựa vào sách giáo trình và đại cương như Nguyễn Gia Phu và các tác
giả (2002), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội; Lương Ninh
(1978), Lịch sử thế giới trung đại; Nhiều tác giả (2006), Almanach những nền văn minh
thế giới, v.v. Ngoài những công trình này và các tác phẩm nước ngoài được dịch sang
tiếng Việt như đã giới thiệu trên đây thì hầu như trong nước chưa có một công trình
chuyên khảo nào về Thành Cát Tư Hãn và các chính sách mà ông đã đề ra cho các vùng
đất mà mình cai trị. Qua đó có thể thấy, vai trò của Thành Cát Tư Hãn chưa thực sự được
giới nghiên cứu quan tâm.
Tuy nhiên, trong khả năng tiếp cận và tiếp nhận tư liệu còn hạn chế của bản thân,
cho đến nay, tác giả chưa tìm ra bất cứ một công trình hay chuyên khảo nào nghiên cứu
vai trò của Thành Cát Tư Hãn đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Hầu hết các
công trình chủ yếu đề cập đến tài năng quân sự của ông và giới thiệu các hậu duệ của ông
với các Hãn quốc như những nhà chinh phạt vĩ đại và trị vì một đế quốc rộng lớn chứ
chưa làm nổi bật lên vai trò đối với giao lưu văn hóa Đông - Tây. Mặt khác, những công
trình chưa mang tính chuyên sâu mà chỉ dừng lại ở mức sơ lược, chưa hệ thống; chủ yếu
quan tâm đến một số phương diện như giao lưu kinh tế, v.v. Tuy vậy, các công trình của
các nhà nghiên cứu đi trước là nền móng quan trọng để tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn về Thành Cát Tư Hãn và các Hãn quốc với đề tài: Vai trò của Thành Cát Tư
Hãn đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu


8
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là vai trò của Thành Cát Tư Hãn và các
Hãn quốc đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông Tây từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV


Cụ thể là từ thời điểm năm 1206, khi Thiết Mộc Chân (tức Thành Cát Tư Hãn sau
này) liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ tại hội nghị Kurultai (hội
nghị các thủ lĩnh Mông Cổ) đến khi triều Nguyên do Hốt Tất Liệt lập nên bị nhà Minh
thay thế, đánh dấu sự tan rã của đế quốc Mông Cổ (1368). Trong đó, giai đoạn nghiên cứu
chủ yếu là khoảng thời gian khi Thiết Mộc Chân lên ngôi Khả Hãn (tước hiệu Thành Cát
Tư Hãn) cho đến khi ông mất (1206 - 1227) cùng thời gian hình thành và tan rã của các
Hãn quốc Mông Cổ sau khi ông mất từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV.
Về không gian: phạm vi không gian là lãnh thổ kéo dài từ Thái Bình Dương tới biển
Caspi gồm các khu vực Trung Á, Tây Á, Đông Âu, lãnh thổ Trung Quốc thời Nguyên,
một phần của nước Nga, Triều Tiên, Tây Tạng, v.v..

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Cung cấp và hệ thống hóa tư liệu nhằm đánh giá một cách khách quan về vai trò của
Thành Cát Tư Hãn đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông Tây thời trung đại.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài cần thực hiện và hoàn thành những
nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về cuộc đời, cả tuổi thơ và lúc trưởng thành của Thành Cát Tư Hãn nhằm
đưa ra cách nhìn nhận, thế giới quan/nhân sinh quan của ông một cách khoa học và chính
xác.
- Tìm hiểu các biểu hiện của sự giao lưu văn hóa Đông - Tây trong thế kỷ XIII -
XIV dưới ảnh hưởng của Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ.
9
- Tổng hợp và hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ vai trò của Thành Cát Tư Hãn đối
với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây qua các giai đoạn cụ thể.
- Rút ra các đánh giá và nhận xét một cách khách quan sau khi nghiên cứu về vai trò
của Thành Cát Tư Hãn đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.

5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Đề tài dựa vào các nguồn tài liệu như sau:


- Đề tài kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố ở trong và ngoài
nước (tác giả đã làm rõ trong lịch sử nghiên cứu vấn đề); các tư liệu thành văn đã được
dịch sang tiếng Anh, tiếng Việt, v.v. về lịch sử thế giới trung đại như thời kì bành trướng
của đế chế Mông Cổ ở các khu vực địa lý như Trung Á, Nga, Châu Âu, Châu Á.
- Từ nguồn tư liệu bản đồ, hiện vật khảo cổ và các hình ảnh có liên quan.
- Tài liệu từ các website trong và ngoài nước có liên quan.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi dựa trên quan điểm sử học Marxist để tiến hành nghiên
cứu thông qua phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Đồng thời, để làm sáng tỏ và
tìm hiểu sâu sắc vấn đề, dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu thu thập được, tôi tiến hành vận
dụng các phương pháp cụ thể như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa, v.v. nhằm nghiên cứu và trình bày các nội dung đưa ra trong đề tài.

6. Đóng góp của đề tài


Đề tài mang đến một góc nhìn mới, chuyên sâu hơn và có hệ thống về vai trò
củaThành Cát Tư Hãn đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông Tây.
Bên cạnh đó, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các học phần về giao lưu văn
hóa Đông - Tây cũng như các học phần về lịch sử cổ trung đại và hơn hết đó là nền tảng
để đi sâu vào trong nghiên cứu giao lưu văn hóa Đông - Tây nói chung.

10
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục và nội dung chính của đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn và những nhân tố chi
phối vai trò của ông trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây
Chương 2: Thành Cát Tư Hãn với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây
Chương 3: Những biểu hiện của giao lưu văn hóa Đông - Tây thông qua vai trò của
Thành Cát Tư Hãn

11
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ NHỮNG


NHÂN TỐ CHI PHỐI VAI TRÒ CỦA ÔNG TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU
VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY

1.1. Một số thuật ngữ liên quan

Phương Đông và phương Tây: phương Đông và phương Tây là hai thuật ngữ định
vị không gian xuất hiện từ thời kì cổ đại. Các quốc gia cổ đại trên thế giới có quan niệm
khác nhau về hai thuật ngữ này xuất phát từ sự khác biệt về thế giới quan của họ.
Ở Ấn Độ cổ đại, “phương Đông” là nghĩa phái sinh từ chữ Phạn “usās” nghĩa là
bình minh (“dawn”) hay “buổi sáng” (morning) lúc mặt trời mọc/nơi mặt trời mọc. Ngược
lại, từ “phương Tây” có nguồn gốc từ “buổi tối” (evening) trong tiếng Phạn là từ “avah”
có nghĩa là “lặn xuống/đi xuống” (to go down) [70]. Như vậy, trong quan niệm của người
Ấn Độ cổ đại, hai thuật ngữ phương Đông và phương Tây đã chuyển hóa từ ý niệm thời
gian thành ý niệm không gian.
Thời cổ đại, trong tầm nhìn tương đối về địa lý, khi Tân lục địa (châu Mỹ) chưa
được biết đến thì người ta chỉ biết có ba lục địa Á - Phi - Âu nối liền nhau thành một khối.
Với người Hy Lạp cổ đại, lấy Địa Trung Hải là trung tâm, họ gọi khu vực mặt trời lặn so
với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại gọi là phương Đông. Thêm vào đó, từ trung
tâm Địa Trung Hải thời cổ đại, văn hóa Hy - La về sau lan tỏa mạnh về phía Tây nên gọi
là phương Tây. Đối diện với nó qua Địa Trung Hải là phương Đông [12, tr.3]. Cách giải
thích này thuần về không gian địa lý và mang tính tương đối. Trên thực tế, người Hy Lạp
cổ đại và người châu Âu thời trung cổ (chịu ảnh hưởng cách nhìn của người Hy Lạp) cho
rằng thế giới chia làm ba khu vực lớn là châu Á, châu Âu và vùng Lybia (tức châu Phi
ngày nay) [71]. Ba phần này nằm xung quanh và lấy vùng biển Aegea làm trung tâm.
Thoạt đầu, “Châu Âu” là tên gọi vùng đất thuộc miền Trung Hy Lạp. Sau đó,
người Hy Lạp mở rộng ra để chỉ toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp, rồi lại gộp thêm toàn bộ các
vùng đất rộng lớn ở phía Bắc. Sang thời La Mã cổ đại, các binh sĩ và các nhà thám hiểm
đã đưa luôn cả khu vực Tây Âu và Trung Âu vào các khái niệm châu Âu. Khái niệm châu
Á cũng được mở rộng tương tự như vậy: “Châu Á” vốn chỉ là một phần đất nhỏ giáp biển
12
Aegea thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay (gọi là vùng Tiểu Á, Minor Asia; cuộc chiến
tranh thành Troy là xung đột đầu tiên giữa châu Á và châu Âu, giữa Đông - Tây theo cách
nhìn này). Dần dần sau đó, các nhà thám hiểm Hy Lạp đã tiến về phía Đông, phía Bắc và
phía Nam, gộp các vùng đất nằm phía Đông, sông Don ở phía Bắc và biển Đỏ ở phía nam
[6].
Vào thời trung đại, sự phân chia Đông - Tây ở châu Âu bắt đầu với việc phân liệt
của đế quốc La Mã thành Đông bộ La Mã (Đế quốc Byzatium, chủ yếu bao gồm các quốc
gia Đông Âu hiện nay) và Tây bộ La Mã (chủ yếu bao gồm các quốc gia Tây Âu hiện
nay). Thêm vào đó, với sự trỗi dậy và hưng thịnh của đế quốc Ả Rập - thế giới Hồi giáo
nằm ở khu vực ngã ba đường ở thế kỷ thứ VII (sau đó là đế chế Ottoman từ cuối thế kỷ
XIII) cùng với sự hình thành đế quốc Mông Cổ, sự phát triển của Con đường Tơ lụa,
phương Đông và phương Tây được kết nối bằng các cuộc giao thương và trao đổi hàng
hóa v.v. tất cả đã khiến cho ranh giới địa lý giữa phương Đông và phương Tây thời trung
đại dường như mờ nhạt và khó xác định.
Trong khi phân biệt thuật ngữ phương Đông và phương Tây thời cổ trung đại, cũng
mang ý nghĩa tương đối, vấn đề nơi đóng vai trò là trung tâm của thế giới hay cầu nối
giữa phương Đông và phương Tây, nơi Đông - Tây gặp gỡ là đâu cũng được đặt ra. Theo
quan niệm của Peter Frankopan trong cuốn Những con đường tơ lụa: “Trong hàng thiên
niên kỷ, chính vùng đất nằm giữa phương Đông và phương Tây, kết nối châu Âu với Thái
Bình Dương, mới là cái trục mà địa cầu xoay quanh” [2, tr.16]. Và vùng đất là trung điểm
giữa Đông và Tây, theo ông, trải rộng từ những bờ biển phía Đông Địa Trung Hải và Hắc
Hải tới dãy Himalaya, gồm các nước Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan,
Azerbaijan, Afghanistan.
Bước vào thời cận hiện đại, sau thời đại phát kiến địa lý và đi cùng với những
chuyển biến mạnh mẽ của quá trình giao lưu Đông - Tây, thuật ngữ phương Đông và
phương Tây có nội hàm thay đổi theo. Đến thế kỷ XIX, xuất phát từ quan điểm “Lấy châu
Âu làm trung tâm” (Dĩ Âu vi trung), các học giả châu Âu gọi vùng đất phương Đông xa
xôi bao gồm các khu vực Tây Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á hiện nay, tùy thuộc
vào khoảng cách địa lý xa gần ra đời các thuật ngữ như Cận Đông (Near East, Proche-

13
Orient), Trung Đông (Middle East, Moyen-Orient) và Viễn Đông (Far East, Extrême-
Orient) [Dẫn theo 7]. Quan điểm Đông phương luận (Orientalism): “một quan điểm trịch
thượng và hết sức tiêu cực về phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp
kém hơn so với phương Tây, và bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc” [2, tr.19).
Bước vào thế kỷ XX đến nay, nhiều biến cố về chính trị thế giới và sự phát triển kinh tế,
khoa học kỹ thuật trên thế giới, v.v. đã khiến cho thế giới thật sự “phẳng” và ranh giới
phân chia giữa phương Đông và phương Tây trờ nên mờ nhạt.
Ngày nay, giới nghiên cứu khi nghiên cứu về lịch sử thế giới thời cổ đại, các sử gia,
các nhà nghiên cứu thường phân định không gian của phương Đông và phương Tây như
sau: Phương Đông chủ yếu bao gồm các quốc gia/các nền văn minh nằm ở khu vực châu
Á, Đông Bắc châu Phi (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, v.v.); Phương Tây chủ
yếu bao gồm các quốc gia/các nền văn minh ở vùng Địa Trung Hải (Hy Lạp, La Mã). Sự
phân định này cũng tương đối ổn định ở thời kỳ trung đại, trong đó phương Đông vẫn bao
gồm khu vực châu Á, Đông Bắc châu Phi (Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Mông Cổ, v.v.)
và phương Tây gồm hai khu vực Tây Âu và Đông Âu.
Có thể thấy, từ góc độ nghiên cứu, sự phân biệt hai thuật ngữ phương Đông và
phương Tây xuyên suốt lịch sử chỉ mang tính tương đối, chủ yếu phân định hai khu vực
địa lý rộng lớn trên ba cựu lục địa Á - Phi - Âu. Tuy nhiên, từ thời kì cổ trung đại, chúng
không đơn thuần chỉ là các thuật ngữ phản ảnh nội hàm ở góc độ địa lí mà còn hàm ý
phân biệt hai khu vực khác nhau về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng
v.v. Trong đó, với những nét đặc trưng khá rõ nét hình thành trên những cơ sở về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị riêng biệt, văn hóa phương Đông và văn hóa
phương Tây chỉ hai khu vực văn hóa rộng lớn của thế giới đương thời. Ngày nay, sự phân
biệt hay phân định văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây từ thời kỳ cổ xưa đã
nhạt dần dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa.
Giao lưu văn hóa và tiếp biến văn hóa: Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất
và tinh thần được hình thành, lưu truyền và phát triển qua quá trình sáng tạo của con
người, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội [12, tr.13]. Trong quá trình
hình thành một nền văn hóa, sự tương tác, giao lưu tiếp biến cũng đóng vai trò lớn. Giao

14
lưu văn hóa có thể được hiểu là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển
hóa các giá trị văn hóa khác nhau, hay nói cách khác nó là một hình thức quan hệ trao đổi
văn hóa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau, diễn ra sự giao thoa, pha trộn,
kết hợp các giá trị văn hóa dẫn đến sự thay đổi và biến chuyển ở các mức độ khác nhau
giữa các đối tượng nằm trong tiến trình giao lưu văn hóa và cũng từ đó nảy sinh nhu cầu
mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển hơn.
Tiếp biến theo cách hiểu nôm na có nghĩa là “tiếp nhận” và “biến đổi”. Tiếp biến
văn hoá là cách dịch thuật ngữ phương Tây Acculturation của giáo sư Hà Văn Tấn. Thuật
ngữ này đã xuất hiện trong khoa học nhân văn Âu- Mỹ từ những năm 30 của thế kỷ XX,
và được học giả H.Herkovits định nghĩa như sau: “Dưới từ Acculturation, ta hiểu là hiện
tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp
gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn hoá ban đầu của một hay cả hai nhóm” [4, tr.314].
Định nghĩa về tiếp biến văn hóa đã được đưa ra ở cuộc họp UNESCO châu Á tại
Téhéran năm 1978: Tiếp biến văn hóa đó là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác
nhau về văn hóa, do đó sinh ra những thay đổi về văn hóa (ứng xử, giao tiếp, tư duy…) ở
trong mỗi nhóm, là quá trình một nhóm người hay một cá nhân thông qua sự tiếp xúc trực
tiếp và liên tục với một nhóm khác, tiếp thụ (tự nguyện hay bắt buộc, cục bộ hay toàn
phần) nền văn hóa của nhóm này và có biến đổi sao cho phù hợp với đặc tính và gốc rễ
văn hóa truyền thống [5, tr.56].
Như vậy, song song với việc giao lưu là quá trình tiếp biến, tiếp biến văn hóa là hệ
quả của quá trình giao lưu, gặp gỡ giữa những nền văn hóa khác nhau. Bản chất của tiếp
biến là tiếp thu đi kèm với biến đổi những yếu tố văn hóa bên ngoài cho phù hợp với đất
nước mình. Sự tiếp biến luôn mang tính chất hai chiều qua lại, nhưng thường nền văn hóa
nhỏ sẽ tiếp thu được nhiều yếu tố từ nền văn hóa được xem là lớn hơn điều đó sẽ giúp họ
rút ngắn được thời gian tiếp cận văn minh. Tuy vậy mỗi dân tộc đều tự xây dựng một nền
văn hóa riêng. Sau khi tiếp thu nền văn minh của các quốc gia đi trước, các dân tộc này sẽ
không để ràng buộc hoặc lệ thuộc vào quốc gia văn minh tiên tiến kia mà biến cái tiếp thu
được thành cái của mình, và trở thành một bộ phận của bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Đế quốc Mông Cổ (Mongol Empire)

15
Đế quốc Mông Cổ được coi là đế quốc du mục lớn nhất trong xuyên suốt lịch sử
đến nay. Đế quốc này tồn tại ngay sau khi Thiết Mộc Chân (sau này là Thành Cát Tư Hãn)
thống nhất các bộ lạc Đột Quyết và Mông Cổ. Trong xuyên suốt thời gian phát triển và
suy thoái từ năm 1206 đến năm 1368, lãnh thổ của đế quốc này trải dài từ Đông Âu đến
biển Nhật Bản bao gồm các khu vực Đông Nam Á, cao nguyên Iran và khu vực Ấn
Độ cùng Trung Hoa.
Trong đó, tại hội nghị Kurultai trước khi xâm lược đế quốc Khwarizm để đảm bảo
việc truyền ngôi sau khi ông qua đời. Với việc Oa Khoát Đài sẽ là Đại Hãn tiếp theo,
Truật Xích - con trai trưởng được chia phần lãnh thổ cực Tây của đế quốc (gồm phía Nam
Liên bang Nga hiện nay và vùng Kazakhstan), tuy nhiên Truật Xích lại qua đời trước
Thành Cát Tư Hãn vì vậy, các con trai ông được thừa hưởng vùng đất này và chia vùng
này thành Bạch Trướng Hãn quốc và Thanh Trướng Hãn quốc [38]. Tiếp theo đó, Sát
Hợp Đài thừa hưởng phần lãnh thổ ngày nay là 5 quốc gia Trung Á và miền bắc Iran để
tách biệt với Truật Xích vì những nghi vấn về huyết thống với nhau [64, tr.243]. Cuối
cùng là Đà Lôi - vì là con út nên theo văn hóa du mục sẽ là Hoàng Tử tổ ấm (Otchigen),
nhận trách nhiệm gìn giữ vùng đất tổ tiên cũng như chăm sóc cha mẹ lúc về già cho nên
khu vực thảo nguyên Mông Cổ là phần lãnh thổ ông nhận được.
Hội nghị Hốt-lý-lặc-thai (Kurultai, kuriltai, tribal council)
Là một hội đồng quân sự và chính trị cổ xưa của người Mông Cổ cũng như các dân
tộc Turk. Hốt lý lặc thai là hội đồng bộ lạc và đế quốc được triệu tập để hoạch địch và
thảo luận về các chiến dịch quân sự cũng như phân công ban lãnh đạo. Thành Cát Tư Hãn
đã được bầu làm khả hãn tại Hốt-lý-lặc-thai năm 1206. Hầu hết các chiến dịch quan
trong đã được hoạch định tại các hội đồng tương tự và có một thiểu số. Về cơ cấu chính
trị, các hội nghị này thường được điều hành bởi các đại biểu trên toàn thảo nguyên Mông
Cổ, thay vì do các khả hãn và tướng lĩnh quân sự lãnh đạo, nhằm tạo sự minh bạch trong
các quyết định cuối cùng. Johann Schiltberger, một nhà du hành người Đức vào thế kỉ 15
đã miêu tả về lễ lên ngôi Hãn của Hãn quốc Kim Trướng (Golden Horde) như sau: “Khi
họ chọn được vị vua của mình, họ đưa ông ta tới và đặt ông ta ngồi trên một tấm nỉ trắng,
nâng ông ta lên ba lần. Sau đó họ nâng ông lên rồi bế đi quanh lều rồi đặt ông ngồi lên

16
ngai vàng và đặt một thanh kiếm bằng vàng vào tay ông ấy. Sau đấy, ông ta phải tuyên
thệ như phong tục.” [Dẫn theo 14, tr.124]
Các khái niệm Hãn, Hãn quốc, Đại Hãn:
Hãn (Khan) thành có ba hàm nghĩa: đầu tiên trong nhóm ngôn ngữ Altaic, từ này
chỉ chức danh đứng đầu được cha truyền con nối hoặc các thủ lĩnh bộ lạc nắm giữ. Tiếp
theo là nghĩa để chỉ người cai trị tối cao của tác bộ lạc Tatar, cũng như Hoàng đế Trung
Hoa trong thời Trung đại và các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. Và cuối cùng, từ Hãn
hay Khan được sử dụng như một danh hiệu, một từ chỉ sự tôn trọng dành cho một người
tại Iran, Afghanistan, Ấn Độ và một số quốc gia khác của Châu Á từng nằm dưới sự cai
trị của các bộ lạc du mục người Mông Cổ [70].
Hãn Quốc: Hãn Quốc hay còn gọi là Khanat hay Khanate là một thực thể chính trị
ở vùng Trung Á do quân vương với tước hiệu Hãn (Khan) cai trị. Sau khi mất, phần lãnh
thổ của Thành Cát Tư Hãn chinh phục được chia cho các con ông cai quản, các Hãn quốc
ra đời sau khi phân chia bao gồm Hãn quốc Sát Hợp Đài, Hãn quốc Y Nhi, Hãn quốc Kim
Trướng và Nhà Nguyên.
Đại Hãn Khả hãn/Đại hãn/Khắc Hãn (Great Khan), là một tước hiệu thủ lĩnh cao
nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ và Turk (Đột Quyết), được xem là người đứng đầu của đế
quốc. Mặc dù theo thói quen, nhiều vị Khả hãn Mông Cổ vẫn được gọi tước vị ngắn gọn
là Hãn nhưng trên thực tế tước vị Khả hãn Mông Cổ cao hơn, được xem là Hãn của các
Hãn.
“Thái bình Mông Cổ”, “Hòa bình Mông Cổ” (Pax Mongolica)
Pax Mongolica (tiếng Latinh nghĩa là “Thái bình Mông Cổ”, “Hòa bình Mông cổ”),
ít được biết đến hơn với tên Pax Tatarica (“Hòa bình Tatar”) [56, tr.347] là một thuật ngữ
địa lý lịch sử được mô tả về những ảnh hưởng ổn định về đời sống xã hội, văn hóa, kinh
tế sau các cuộc chinh phạt của người Mông Cổ của khu vực lãnh thổ mà họ chiếm được ở
thế kỉ XIII và XIV. Thuật ngữ này còn được sử dụng để miêu tả về giao tiếp tự do thương
mại, chính quyền thống nhất đã tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định, bền vững trong một
giai đoạn sau những cuộc chinh phạt của người Mông Cổ.

17
1.2. Khái quát về quê hương, thân thế và sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn

1.2.1. Tình hình Mông Cổ trước thế kỷ XIII


Trước khi Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Khả Hãn nhờ sự hợp nhất các bộ lạc lại với
nhau thì tình hình Mông Cổ khá phức tạp. Toàn vùng Mông Cổ bị chia nhỏ thành địa bàn
cư trú rải rác của các bộ lạc du mục. Người Mông Cổ lúc đầu sống ở vùng thảo nguyên
thượng lưu sông Hắc Long Giang và vùng hồ Baikal (vùng Đông Bắc nước Cộng hòa
nhân dân Mông Cổ ngày nay). Sinh hoạt của họ chủ yếu là chăn nuôi ngựa, gia súc có
sừng, cừu, ngoài ra họ còn có một bộ phận sống trong rừng, đi săn và đánh cá [10; tr.150].
Vào thế kỉ XII, đúng như đặc trưng của dân du mục, địa điểm sinh sống của các bộ lạc
này không cố định. Họ di chuyển từ các thảo nguyên này qua các thảo nguyên khác.
Trái ngược với các bộ lạc người Turk và người Tatar đã hợp nhất thành liên minh
các bộ lạc thì người Mông Cổ lại chia tách nhau ra thành nhiều bộ tộc nhỏ do các tộc
trưởng (hay còn gọi là hãn) đứng đầu và dựa trên quan hệ huyết thống. Chính bản thân
các bộ tộc Mông Cổ này tự nhận mình khác biệt với nhóm các bộ tộc người Turk và Tatar.
Từ xưa tới nay, người Mông Cổ luôn tự nhận mình là con cháu trực tiếp theo phả hệ của
người Hung (Huns)- những người đã lập ra đế quốc đầu tiên trên thảo nguyên: “Theo
truyền thuyết thì vọng tộc người Mông Cổ có lẽ là hậu duệ của một nhánh người Hung
Nô” [9, tr.239]. Vào thế kỉ thứ IV - V, người Hung đã phân tán, chia nhau từ vùng thảo
nguyên Mông Cổ đến các quốc gia kéo dài từ Ấn Độ đến tận La Mã. Tuy nhiên các bộ lạc
này không thể giữ liên lạc với nhau và đã nhanh chóng bị đồng hóa với chính các nền văn
hóa mà họ chinh phục được.
Cho đến trước thế kỷ XIII, vùng đất Mông Cổ được coi như một thế giới biệt lập với
các nền văn minh bên ngoài và hầu như các diễn biến trước khi Thành Cát Tư Hãn lên
ngôi và bắt đầu các cuộc chinh phạt của mình không làm ảnh hưởng đến lịch sử thế giới
mà chỉ góp phần cho lịch sử của chính khu vực này. Suốt nhiều thế kỷ trước, các nền văn
minh Trung Hoa, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Ki tô giáo đã len lỏi vào vùng đất này nhưng
đều không thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt tại đây nên chỉ có một số bộ lạc là
theo Ki- tô giáo như tộc người Khắc Liệt của Vương Hãn Thoát Lý cũng như vợ của Đà
Lôi - Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni (Sorghaghtani Beki).

18
Về phương diện chính trị, khu vực thảo nguyên Mông Cổ - vùng thảo nguyên rộng
lớn phía bắc sa mạc Gobi nằm dưới quyền kiểm soát của ba bộ lạc lớn: Vùng trung tâm
do Vương Hãn Thoát Lý và tộc Khắc Liệt của ông chỉ huy; phía Tây do tộc Nãi Man của
Hãn Tayang chiếm lĩnh; người Tatar do Hãn Altan lãnh đạo thống trị miền Đông và là
nước chư hầu của tộc Nữ Chân ở Bắc Trung Hoa [14, tr.97]. Giữa các bộ lạc này vừa
xung đột vừa hòa hoãn. Cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIII, các liên minh bộ lạc đã được
thành lập đứng đầu bởi các Hãn, quyền lực cao nhất lúc bấy giờ tập trung trong hội nghị
Kurultai do các quý tộc ngồi lại với nhau. Trong cuộc họp này, họ sẽ bầu ra ngôi vị Khả
Hãn (Đại Hãn - Hãn của các Hãn), quyết định chiến tranh, hòa bình hay trên hết là phân
chia các chiến lợi phẩm và xét xử các thị tộc, quý tộc có tội, v.v... Những thủ lĩnh của ba
bộ lạc thường liên kết với nhau rồi lại hủy liên minh và giao chiến với các tộc nhỏ khác
nhằm liên tục chiêu mộ họ vào các chiến dịch chống lại những kẻ thù quan trọng hơn.
Trong số ba bộ lạc này thì tộc Bột Nhi Chỉ Cân của Dã Tốc Cai - cha của Thiết Mộc Chân
vốn là tộc chư hầu của người Khắc Liệt nhưng lại có mối quan hệ đặc biệt gắn bó với tộc
này. Dã Tốc Cai mặc dù không có quan hệ huyết thống với người Khắc Liệt nhưng ông là
anda (bạn bè/anh em kết nghĩa - TG) của Vương Hãn Thoát Lý, đã từng cùng Vương Hãn
chống lại nhiều kẻ thù và trở thành Hãn của người Khắc Liệt.
Sau đó tộc Bột Nhi Chỉ Cân đã trở thành đồng minh của người Khắc Liệt khi Thiết
Mộc Chân chào đời. Nhờ mối thâm giao không chỉ đơn thuần giữa người bảo trợ và chư
hầu này mà Thiết Mộc Chân được thừa hưởng sự bảo trợ của vị thủ lĩnh người Khắc Liệt.
Bên cạnh đó, với tình trạng bộ lạc của họ, các công việc chính trị được tiến hành thông
qua các mối quan hệ của nam giới. Vì huyết thống là trên hết cho nên hầu hết những quan
hệ không cùng huyết thống, nếu muốn hợp tác trở thành đồng minh thì phải chuyển thành
quan hệ họ hàng hay tượng trưng nhận nuôi, kết hôn, v.v. Thiết Mộc Chân được Vương
Hãn Thoát Lý nhận làm con trai mình, do đó Vương Hãn sẽ bảo vệ cậu. Với phần lớn
nam giới trên thảo nguyên, các mối quan hệ thân tộc tượng trưng với Thiết Mộc Chân,
quan hệ thân tộc giả tưởng như thế này hữu ích hơn quan hệ huyết thống nhiều [14, tr.76].
Về kinh tế, người Mông Cổ hầu hết đều dựa vào các hoạt động chăn thả gia súc và
canh tác trên thảo nguyên nhưng do mùa đông lạnh lẽo kéo dài, hoạt động kinh tế chính
của họ phần lớn dựa vào việc săn bắn. Do sống trên vùng thảo nguyên cận sa mạc Gobi
19
khí hậu khắc nghiệt, mùa hè như thiêu cháy, mùa đông lạnh cắt da nên vì vậy mà họ có
khả năng thích nghi, sức chịu đựng dẻo dai và một sức khỏe lạ thường [9, tr.239]. Một
điều đặc biệt ở đây là, nếu như mùa săn bắncủa họ không tốt, họ có thể chuyển từ săn bắn
thú vật sang săn bắt người, tức là đi đánh chiếm các bộ lạc khác trên thảo nguyên để
chiếm gia súc, tiền bạc và đồ đạc trong nhà [45, tr.1-10].
Về văn hóa, với văn hóa thảo nguyên, văn hóa du mục đậm nét, người Mông Cổ
sinh sống thành các bộ lạc, họ di chuyển và chiếm các khu đất chăn nuôi gồm vài chục
đến vài trăm lều (hoặc xe du mục). Tôn giáo bản địa của họ là Đằng Cách Ly giáo (Tengri
giáo). Trong Irk Bitig, một bản viết tay thế kỷ 9 về bói toán, Tengri giáo được nhắc đến
với tên gọi theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là Türük Tängrisi (Thần của người Thổ Nhĩ Kỳ)1. Tuy
nhiên sau khi một số bộ lạc cải sang Ki-tô giáo, tín ngưỡng bản địa còn xót lại của họ
được gọi là Shaman giáo (một tín ngưỡng cổ xưa thông qua người trung gian có thể là
thầy tế, thầy mo hay thầy phù thủy để liên lạc và xin phước lành từ thần linh) với điển
hình là thầy pháp của Thành Cát Tư Hãn - Teb Tengeri, một vị thầy pháp được nhắc đến
trong Bí sử; hay một số lần Thành Cát Tư Hãn đích thân cầu nguyện xin thần linh ban cho
sức mạnh trên đỉnh núi Burkhan Khaldun sau sự việc các sứ giả đề nghị sultan trừng phạt
vị quan địa phương đã giết đoàn thương nhân của mình: “con không phải người gây ra
rắc rối này, xin hãy ban cho con sức mạnh để phục thù” [45, tr.80].
Như vậy, có thể thấy vùng thảo nguyên Mông Cổ - quê hương của Thành Cát Tư
Hãn cho đến trước thế kỷ XIII là một khu vực không thống nhất và ít được biết đến. Khu
vực này rất ít bị chi phối bởi các khu vực khác và hầu như khá biệt lập với truyền thống
văn hóa du mục. Vì vậy, có thể xem vùng đất này gần như là vùng đất bị rơi vào quên
lãng cho tới khi Thành Cát Tư Hãn mở ra một thời kì mới. Tình hình đặc thù về mọi
phương diện của vùng đất quê hương - Mông Cổ đã đặt dấu ấn sâu sắc lên cuộc đời và sự
nghiệp của Thành Cát Tư Hãn.

1
Tekin, Talât (1993). Irk Bitig = The Book of Omens. Một cuốn sách viết tay về bói toán được phát hiện trong hang
động Mogao ở Đôn Hoàng, Trung Hoa.
20
1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn(Ghengis Khan,成吉思汗)có tên lúc nhỏ là Thiết Mộc Chân
(帖木真, Temüǰin). Bí sử nhắc đến việc đặt tên ông sau khi giết chết một chiến binh
tên Thiết Mộc Chân Ngột Cách; theo tiếng Mông Cổ, temur có nghĩa là sắt, còn temujin
có nghĩa là thợ rèn [2, tr.285]. Thiết Mộc Chân sinh vào năm 1162 (có tài liệu cho rằng
ông sinh vào năm 1155), thuộc gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Một điều kỳ lạ: “khi đứa bé vừa
được sinh ra trong tay đã nắm một hòn máu giống như hòn hồng thạch nên có một nhà
tiên tri đứng bên cạnh trông thấy nói rằng đứa bé này sau sẽ trở thành chiến tướng lừng
danh” [9, tr.241].
Cha của Thiết Mộc Chân là thủ lĩnh của bộ tộc Khất Nhan có tên là Yesügei (Dã
Tốc Cai Bạt Đô) và mẹ ông là bà Ha Nguyệt Luân [49, tr.58]. Phần lớn tư liệu về thân thế
mẹ ông rất ít và hầu như chỉ được nhắc đến trong Bí sử Mông Cổ, sau khi thành lập nhà
Nguyên và xây dựng thái miếu, Hốt Tất Liệt truy tôn bà là Tuyên Ý Hoàng Hậu, sau khi
xây đền tổ gia đình vào năm 1263, Hốt Tất Liệt còn cho dựng nhiều bài vị bằng tiếng Hán
và một ngôi đền lớn với tám điện, một trong số tám điện đó thờ Ha Nguyệt Luân cùng Dã
Tốc Cai [14, tr.284].
Thành Cát Tư Hãn là một nhà quân sự lỗi lạc và có ảnh hưởng lớn trong lịch sử thế
giới. Ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã
loại bỏ hàng thế kỷ các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc Mông Cổ.
Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều
đại Nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt
đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ nên ông còn được gọi là Nguyên Thái
Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2
(1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu
đầy đủ của ông là Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.
Lúc nhỏ, sau sự qua đời đột ngột của người cha Dã Tốc Cai, Thiết Mộc Chân cùng
gia đình có một tuổi thơ cơ cực, nghèo khó, chủ yếu sống nhờ câu cá, hái lượm và săn bắt
[57, tr.18]. Sau sự việc ông cùng người em Cáp Tát Nhĩ giết Biệt Khắc Thiếp Nhi - người
anh em cùng cha khác mẹ; ông được bà Ha Nguyệt Luân trách móc một cách thậm tệ

21
nhưng cũng bắt đầu dạy dỗ ông về nhiều bài học từ sống sót trong điều kiện khắc nghiệt
của Mông Cổ tới sự cần thiết của liên minh, hình thành nên sự hiểu biết của ông trong
những năm sau này về sự cần thiết của việc thống nhất thảo nguyên Mông Cổ thành một
thể. Điển tích Mông Cổ còn nhắc đến việc ông bị bắt làm nô lệ cho tộc Thái Xích Ô vì đã
giết Biệt Lặc Thiếp Nhi [53, tr.12].
Năm 1206, tại hội nghị kurultai Thiết Mộc Chân được bầu lên làm Đại Hãn, ông lấy
hiệu là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) (có nghĩa là “đại thủ lĩnh của những người
dũng cảm kiên cường”).
Ngay sau khi lên ngôi cầm quyền, Thành Cát Tư Hãn đã tiến hành hàng loạt các
cuộc chiến tranh xâm lược. Đầu tiên là cuộc thống nhất các dân tộc vùng phía Nam
Siberia trong đó có người Tatar và người Thát Đát. Việc thống nhất các dân tộc và các bộ
lạc lân cận trong thảo nguyên Mông Cổ phản ảnh những bài học ông rút ra được từ thời
niên thiếu cơ cực của bản thân. Việc cướp bóc, trả thù qua lại giữa các bộ lạc chỉ mang lại
những sự mất mát không cần thiết, dù cho thời gian có trôi qua, kí ức về những bộ lạc
thua cuộc phải li tán và sẽ là cái cớ cho việc trả thù. Vì vậy mọi bộ lạc trên thảo nguyên
thống nhất là bước đầu cho việc định hình sức mạnh của một Mông Cổ hùng cường,
thống nhất.
Vào năm 1211, Thành Cát Tư Hãn chỉ huy quân Mông Cổ tấn công miền Bắc Trung
Hoa (Tây Hạ và Kim). Trong cuộc chiến này, ngoài việc mở rộng lãnh thổ và cương vực
thì họ còn bắt được rất nhiều tù binh mà trong số đó là các thợ thủ công lành nghề, các
nhà chuyên môn quân sự từ đó họ học được cách đúc đại bác, vũ khí lửa và hơn hết là học
được cách công thành - phương pháp này là một trong những mấu chốt sau này của quân
đội Mông Cổ trong các cuộc chinh phạt [40, tr.463].
Từ năm 1218 đến năm 1223, quân đội Mông Cổ viễn chinh về phía Tây, nơi đầu tiên
nằm trong danh sách bại trận của họ là Đế quốc Khwarizm (Hoa Thích Tử Mô), với lí do
là vua của Đế quốc này đã giết chết sứ giả đưa tin của Thành Cát Tư Hãn. Sau khoảng
thời gian liên tiếp bại trận, vua Khwarizm phải đi lánh nạn và chết vì bệnh tại vùng biển
Caspi, đế quốc Khwarizm hoàn toàn sụp đổ. Cũng trong thời điểm đó, một bộ phận quân
Mông Cổ tiến sang bờ Nam của biển Caspi, đội quân này do Tốc Bất Đài chỉ huy đã đi

22
qua khu vực Kavkaz (một khu vực địa lý nằm giữa châu Âu và châu Á), đồng thời đánh
chiếm khu vực này, họ giao tranh và đánh bại các quân đội Thập tự chinh đang đóng tại
Gruzia, chiếm giữ và nắm quyền quản lí pháo đài thương mại tại Krym. Trong thời gian
quay về Mông Cổ để hội quân với quân của Thành Cát Tư Hãn thì họ đã bị quân của công
quốc Kiev mai phục, nhưng đây có thể coi là cuộc chiến mà tư duy du mục đã đánh tan
quân quý tộc, họ khôn khéo sử dụng chiến thuật rút lui rồi phản công, chỉ sau một đêm,
quân đội gồm 80.000 quân công quốc Kiev tan tác [72]. Sau thắng lợi trên trận sông
Kalka năm 1223 này, quân Mông Cổ đã càn quét một phần lớn lãnh thổ nước Nga ngày
nay và điểm dừng của họ chỉ xuất hiện khi bị phục kích bởi quân Volga Bulgar.
Trước đó, vào mùa hè năm 1222, cuộc chinh phục của nhánh quân phía Thành Cát
Tư Hãn dừng lại tại Multan - trung tâm Pakistan ngày nay, sau khi hành quân từ rặng núi
ở Afghaniustan xuống vùng đồng bằng sông Ấn thì ông đã có dự tính sẽ tiếp tục cuộc
viễn chinh này, từ đó vòng qua Himalaya và quay một hướng gọng kiềm vào khu vực
lãnh thổ nhà Tống tại Trung Hoa. Tuy nhiên vào thời điểm này, thời tiết ẩm ướt đã cản
bước tiến của đội quân Mông Cổ này, lối sống du mục trên thảo nguyên Mông Cổ của họ
là sống trong điều kiện thời tiết khô và lạnh, còn khu vực Bắc Ấn này lại là ẩm ướt, điều
này dẫn đến việc dễ sinh sôi và nảy nở bệnh tật - thứ gây biết bao nhiêu cản trở trong suốt
thời kì này mà không phân biệt bất cứ quân đội nào.
Mùa xuân năm 1227, trong cuộc hành quân tới vùng đất của người Đảng Hạng (Tây
Hạ), vì đã không gởi viện quân trong chiến dịch Khwarizm mà còn cùng với quân Kim
liên minh chống Mông Cổ. Mùa hè năm 1227, vua Tây Hạ lúc bấy giờ đã đầu hàng quân
Mông Cổ, triều Tây Hạ kết thúc sau 190 năm tồn tại (1038 - 1227). Nhưng theo Mông Cổ
bí sử, trước khi vua Tây Hạ nộp thành, Thành Cát Tư Hãn đã đột ngột qua đời. Mông Cổ
bí sử miêu tả cái chết của ông như sau “khi ông mất, bà Yesui - người vợ Tatar của ông
đã chuẩn bị xác chết để chôn cất một cách giản dị đúng như cách mà ông sống”. Một số
tài liệu có ghi chép về việc xác chết của ông như Bí sử có nhắc rằng: “những người hầu
làm sạch xác và mặc cho ông một tấm sao choàng trắng trơn, giày da và mũ, rồi bọc xác
trong một tấm chăn da thuộc trắng đọn gỗ đàn hương, loại gỗ thơm quý giá có thể xua
đuổi côn trùng và ướp mùi thơm dễ chịu cho xác. Họ buộc vàng quanh cỗ quan tài da
này” [Dẫn theo 14, tr.201-202].
23
Từ khi mang quân chinh phạt đến khi mất, vùng lãnh thổ đã được mở rộng từ thảo
nguyên Mông Cổ ra khắp các hướng: Về phía Tây, qua khỏi Trung Á, tiềm cận với châu
Âu; về phía Nam: đến Bắc Ấn Độ và Trung Hoa; về phía Đông, bán đảo Triều Tiên và
tiến vào khu vực Đông Nam Á. Phạm vi của Đế quốc Mông Cổ có do sự bành trướng một
cách mạnh mẽ và rõ rệt từ thời của Thành Cát Tư Hãn và được kế tục bởi các hậu duệ của
ông. Do đó, có thể nói, lãnh đạo đội quân Mông Cổ bằng những cuộc chinh phạt bất bại,
Thành Cát Tư Hãn đã thiết lập nên đế quốc Mông Cổ rộng lớn chưa từng có trong lịch sử.
Sự nghiệp hết sức lớn lao đó của ông đã giúp lưu lại tên tuổi của ông cùng hào quang của
dân tộc Mông Cổ trên vũ đài lịch sử thế giới.

1.3. Những nhân tố chi phối vai trò của Thành Cát Tư Hãn đối với quá trình giao
lưu văn hóa Đông - Tây

1.3.1. Nhân tố khách quan


Đầu tiên, lối tư duy phổ biến của các sắc dân du mục ở thảo nguyên là một nhân tố
khách quan trọng chi phối đến vai trò của Thành Cát Tư Hãn đối với quá trình giao lưu
văn hóa Đông - Tây. Các bộ lạc du mục thường xuyên phải di chuyển đến vùng đất mới
đã để lại cho họ một tư duy di chuyển xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển mà
nguyên do chủ yếu là việc biến đổi khí hậu vào mùa đông hay vấn đề chăn thả, đất canh
tác. Và các bộ lạc Mông Cổ không phải là trường hợp ngoại lệ.
Quá trình này có lẽ đã xuất phát từ thời kỳ của người Hung Nô mấy trăm năm trước
và đến khoảng thế kỷ XIII đã định hình một lối tư duy xuyên suốt với hai đặc điểm: thứ
nhất là mở rộng lãnh thổ về mọi phía vì sự tồn vong của dân tộc hay đơn giản là một thói
quen (tập tính) có từ ngàn xưa như chính tổ tiên họ đã từng có những giao tranh khốc liệt
với nhà Hán (Hung Nô và nhà Tây Hán) và thứ hai là việc các bộ lạc khác chiếm các vùng
xung quanh để lập quốc như người Nữ Chân lập nên nhà Kim sau khi đánh đuổi nhà Liêu
của người Khiết Đan hay người Đảng Hạng lập nên nhà Tây Hạ sau khi chiếm được đất
đai nhà Tống. Chính lối tư duy này của các sắc dân du mục là nhân tố quan trọng chi phối
sâu sắc đường hướng, tầm nhìn của Thành Cát Tư Hãn.
Thứ hai, thực tế các cuộc xung đột liên miên giữa các bộ lạc Mông Cổ thời bấy giờ
đã chi phối đến đại cuộc mà Thành Cát Tư Hãn dựng nên. Cho đến trước thế kỷ XIII, khu

24
vực này ít khi có được sự hòa bình mà liên tiếp là các cuộc ăn miếng trả miếng giữa các
bộ tộc khác nhau, những liên minh hợp rồi lại tan đã khiến khu vực Mông Cổ ngày càng
trở nên rối ren. Tình hình đó đặt khu vực này trước con đường hình thành nhà nước thông
qua nhu cầu thống nhất các bộ lạc trên cùng địa bàn để ổn định và phát triển.
Theo Mông Cổ bí sử, Thành Cát Tư Hãn chỉ đơn giản là muốn làm thủ lĩnh đứng
đầu bộ tộc của mình. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra ở vùng đất thảo nguyên đương thời
không như ông muốn: khu vực Mông Cổ liên tiếp xảy ra các cuộc xung đột, điều này
không cho phép bộ tộc của ông có được một cuộc sống êm đềm. Suốt hàng thế kỷ, trải
qua rất nhiều thế hệ, các bộ tộc thảo nguyên luôn săn đuổi nhau một cách tàn bạo, điều
này đã ghim sâu vào tiềm thức mỗi người về quá khứ mang tính xung đột khốc liệt của
đời sống du mục. Bởi nếu có một gia đình thuộc bộ tộc này bị thương thì bộ tộc đó được
phép trả thù và đó sẽ là cái cớ cho một cuộc tấn công cho dù có trải qua bao nhiêu thế hệ.
Vì thế dù cho có cố gắng tự cô lập mình thì chẳng có ai bỏ qua cho một bộ tộc nhỏ như bộ
tộc của ông ngay trong chính thế giới đầy binh biến một cách trường kỳ vào thời điểm
này [14, tr. 79].
Thêm vào đó, vấn đề các bộ lạc Mông Cổ bị chia rẽ và luôn bị đe dọa từ bên ngoài.
Sự phân tán lực lượng đã khiến các bộ lạc Mông Cổ trở thành đối tượng nhòm ngó của
hai thế lực đáng gờm lúc bấy giờ là nhà Kim (tộc người Nữ Chân) và Tây Hạ. Vì vậy,
Thành Cát Tư Hãn đã được đặt đứng trướcsự lựa chọn mang tính sống còn: giành phần
thắng trong cuộc giao tranh giữa các bộ lạc, thúc đẩy công cuộc hình thành nhà nước
thống nhất ở bên trong và làm tiền đề cho việc mở rộng chinh phục lãnh thổ ra bên ngoài.
Thứ ba, quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây đến trước thế kỷ XIII là nhân tố
khách quan quan trọng khác chi phối vai trò của Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ.
Giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây đã diễn ra từ rất sớm, bằng nhiều con
đường và trạng thái khác nhau. Sự xuất hiện và len lõi của các tôn giáo khác trong đời
sống thảo nguyên Mông Cổ phần nào đó đã làm rõ vấn đề này, có thể thấy ở bộ lạc người
Nãi Man theo Ki-tô giáo, người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương theo Hồi giáo đã được
Thành Cát Tư Hãn khôi phục quyền lực. Hay tại nhà Liêu, vào cuối thời kì Tây Liêu thì
đạo Phật giáo Đại thừa được coi là quốc giáo. Trước thời điểm tên gọi “Con đường tơ

25
lụa” xuất hiện năm 1877 thì con đường này đã xuất hiện và xuyên qua hai lục địa Á - Âu
hàng ngàn năm trước. Phía Đông từ Trường An Trung Hoa đến phía Tây tại bờ Địa Trung
Hải. Vào thời điểm đầu, tuyến đường này chính thức được khai thông sau hai lần Trương
Khiên đi sứ vào thời Hán Vũ Đế. Đến thời nhà Đường, với sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế, tuyến đường này cùng với tuyến đường biển từ eo Malacca đã góp phần cho giao
thương, giao lưu văn hóa cả trên bộ và trên biển giữa hai lục địa Á - Âu được đẩy mạnh.
Vào “Thời đại hoàng kim Hồi giáo” từ khoảng thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ XIV, các
thương nhân Do Thái giáo, thương nhân Hồi giáo (thương nhân Ả Rập) đặc biệt tích cực
trong thương mại đường dài và đóng vai trò rất lớn trong việc kết nối Trung Hoa và Ba
Tư trong xuyên suốt giai đoạn này. Theo như những nguồn tài liệu đương thời, các
thương nhân Do Thái là những nhà ngữ học tinh thâm, họ nói lưu loát tiếng Ả Rập, Ba Tư,
Latin, tiếng Slavic [62, tr.245-257]. Từ Địa Trung Hải, họ có vẻ đã từng đi lại thường
xuyên giữa Trung Hoa và Ấn Độ, khi họ trở về và mang theo nào là “xạ hương, gỗ lô hội,
long não, quế và các sản phẩm khác của phương Đông” [Dẫn theo 2, tr.211]. Đặc biệt là
thương nhân Ả Rập rất giỏi buôn bán, nhờ kiểm soát khu vực lãnh thổ rộng lớn ở khu vực
ngã ba đường Á Phi Âu, phía Tây kéo dài đến bán đảo Iberia nên họ đóng vai trò trung
gian truyền bá, chuyển tải các giá trị văn hóa Đông - Tây trong các thế kỷ này. Tất cả cho
thấy tuyến đường này từ trước khi Thành Cát Tư Hãn có những chính sách quy hoạch, đã
có sự giao thương, trao đổi và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Và trên nền tảng đó, ở
thế kỷ XIII, với việc kiến lập một đế quốc rộng lớn - đế quốc Mông Cổ và Con đường tơ
lụa - con đường giao thương dài nhất, mang tính quốc tế đầu tiên giữa phương Đông và
phương Tây được quy hoạch, mở rộng và phát triển lên một tầm cao mới bởi Thành Cát
Tư Hãn và các hậu duệ của ông, nơi mà học giả phương Tây tới Trung Hoa, thầy thuốc
Trung Hoa và phương Tây đặc biệt là Hồi giáo cùng trao đổi tri thức một cách thường
xuyên và mạnh mẽ.
Thứ tư, dấu ấn đậm nét của các cư dân du mục với văn hóa du mục, quân đội của
Thành Cát Tư Hãn là những người tàn bạo, thiện chiến. Hành vi của họ được miêu tả là
hết sức thô bạo, “chúng lao tới như thể bầu trời đổ sập rồi biến mất như tia chớp” [53,
tr.187]. Văn hóa du mục trước khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ đã hằn sâu vào
trong họ, và bởi những chiến dịch của đầu tiên của mình, đích đến của Thành Cát Tư Hãn
26
chỉ là cướp bóc và họ đã làm rất tốt điều đó, từ đó dẫn thành công của các chiến dịch quân
sự. Chỉ trong và sau những chiến dịch quân sự, văn hóa du mục khác biệt của họ mới có
điều kiện tiếp xúc, giao thoa với những loại hình văn hóa khác.

1.3.2. Nhân tố chủ quan


Đầu tiên, những tố chất được tôi rèn bởi truyền thống du mục và tuổi thơ cơ cực ở
vùng thảo nguyên của Thành Cát Tư Hãn chi phối rất lớn đến vai trò của ông đối với quá
trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.
Mông Cổ bí sử nhắc đến Thành Cát Tư Hãn với một bí tích về việc đã vật lộn để tới
với thế giới này khi trong bàn tay phải đang nắm chặt một vật mang đầy điềm gỡ [14,
tr.57] Thành Cát Tư Hãn với một tuổi thơ cơ cực vì sống thiếu cha - cha ông chết trong
một vụ ám sát, với gánh nặng gia đình theo truyền thống của văn hóa du mục lúc bấy giờ..
Sau cái chết của người cha, gia đình ông phải sống một cách thiếu thốn, trang phục mang
trên người được làm từ da chó và chuột, thức ăn là thịt của những con vật này và phải ăn
toàn bộ những thứ đã chết mà họ có thể ăn được [44, tr.21]. Với tuổi thơ cơ cực, mưu sinh
bẳng nghề đánh bắt và chài lưới, một hôm sau khi đánh bắt cá nhưng bị người anh cùng
cha khác mẹ là Biệt Khắc Thiếp Nhi lấy hết như một cách chứng minh quyền lực, Thành
Cát Tư Hãn cùng em trai đã bắn chết Biệt Khắc Thiếp Nhi đểchứng minh rằng mình mới
chính là trụ cột gia đình này.
Tuy nhiên, bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời ông chính là khoảng thời gian bị bắt
làm nô lệ. Đã có rất nhiều tranh cãi trong việc ông bị bắt làm nô lệ trong bao nhiêu năm,
nhưng câu chuyện về cách ông thoát khỏi xiềng xích nô lệ đã giúp định hình tính cách của
ông về sau. Khi bị bắt làm nô lệ, để khiến cậu nhụt chí, họ gong cổ cậu lại với một thứ
giống như ách trâu bò, ông có thể đi lại nhưng tay lại bị cùm nên không thể tự ăn uống mà
phải nhờ người giúp đỡ, mỗi ngày sẽ có một gia đình luôn phiên chăm sóc ông [14, tr. 73].
Sự tôi rèn này dẫn đến nhiều cách nhìn nhận khác nhau về ông. Nhiều nhà ghi chép khác
nhau, điển hình là sử gia Ba Tư là Minhaj al - Siraj Juzjani ở thế kỷ XIII, đã mô tả ông “là
một người đàn ông cao ráo, thân hình tráng kiện với cơ thể khỏe khoắn, tóc thưa thớt đã
chuyển bạc, với cặp mắt mèo đầy năng lượng, sự tinh anh và thiên tư cũng như thông
hiểu, đáng kinh ngạc. Một kẻ giết người tàn bạo, công bằng, quyết đoán, kẻ đánh bại

27
quân thù, can đảm, dã man và tàn ác” [44]. Những ý kiến trên phần nào đã làm sáng rõ về
tính cách của ông, một người quyết đoán, kiên định, được tuổi thơ rèn dũa để chuẩn bị
cho một tương lai đầy huy hoàng, thời điểm mà ông nắm trong tay cả một đế chế rộng lớn
và hùng mạnh.
Thứ hai, về nhãn quan chính trị, Thành Cát Tư Hãn nhìn nhận và hiểu được thế giới
Mông Cổ lúc bấy giờ là một tập hợp loạn lạc và đầy mâu thuẫn, tuy nhiên nếu có thể liên
kết lại thành một thể thống nhất thì sẽ chặt chẽ một cách quy củ, ngoài ra ông còn nhìn
nhận rằng, con người đều bình đẳng như nhau - nếu như là người dưới trướng ông như
những người đầu hàng trong các cuộc tấn công hay các bộ lạc quy phục dưới trướng ông.
Mọi người đều có thể chung sống hòa bình với nhau, một cách công bằng thông qua việc
ông mở kho tàng của mình và phân phát các chiến lợi phẩm cho mọi người cũng như việc
ông coi tầng lớp không phải quý tộc - hạ tầng chính là tầng lớp đáng tin tưởng….
Thứ ba, Thành Cát Tư Hãn có năng lực quân sự phi thường bao gồm việc biên chế,
vũ trang, huấn luyện quân đội; nghệ thuật điều binh khiển tướng thần tốc hiệu quả trên
trận mạc, sự thông minh/khôn ngoan trong đánh giá địch tình và khai thác điểm yếu của
quân địch, lựa chọn chiến thuật tác chiến phù hợp để giành chiến thắng.
Thành Cát Tư Hãn xây dựng quân đội và đề ra kỷ luật rất nghiêm minh. Ông quy
định: Giết người vô cớ, cướp của thông dâm, hiếp dâm sẽ bị hình phạt nặng nhất: tử hình;
trong lúc chiến đấu bỏ trốn hoặc cướp phá của dân: tử hình; lúc chiến trận bắt được binh
nhung quân phục của nhau không trả lại cho chủ mất, hoặc chỉ chuyên lo trợ giúp cho một
cá nhân, không tuân lệnh chỉ hủy: tử hình; dùng phù phép độc dược: tử hình; ba lần làm
mất tài sản của cải của người khác ký thác cho mình, dung nạp nô lệ đào tẩu, cất giấu
những tài liệu lượm được: tử hình [9, tr.245].
Với Thành Cát Tư Hãn, năng lực quân sự thiên bẩm của ông hầu như được dẫn
chứng bởi các cuộc tấn công chinh phạt của ông. Tiêu biểu là các cuộc khủng bố quân sự
mà ông tiến hành. Ông liên tục dùng các hình thức như đe dọa, cho phép họ được đầu
hàng và cống nộp thay vì bị trừng phạt, nếu như không thành ông sẽ cho tiêu diệt cả một
thành phố nhưng lại để một tốp dân thường có lẽ là bỏ trốn được để loan tin về sự man rợ
cũng như sẵn sàng thẳng tay với những kẻ mà theo ông là không khôn ngoan. Từ mọi tòa

28
thành thất thủ, quân Mông Cổ gửi đi những đoàn sứ giả tới các thành phố lân cận để rao
tin về những điều kinh khủng hơn mà họ có thể gây ra bởi khả năng của họ lúc bấy giờ
được cho là quân đội khát máu nhất. Trong cuốn al-Kamil fi at-tarikh - một cuốn sử kí
toàn thư đã thuật lại rằng: “từng tên lính một trong số họ sẽ bước vào một ngôi làng hay
ngôi nhà thuộc khu đông dân cư, giết từng người một cho đến khi không ai dám giơ bàn
tay lên ngăn tên kỵ sĩ này lại” [32; tr.430].
Nhờ năng lực quân sự vượt trội mà chỉ trong một thời gian ngắn, ông thống nhất các
bộ lạc trên thảo nguyên Mông Cổ, chinh phục Siberia, biến Tây Liêu và nhà Kim thành
nước chư hầu với nhiệm vụ cống nạp và hỗ trợ quân sự, chinh phục đế quốc Khwarizm,
mở ra một đế chế rộng lớn kéo dài từ miền Bắc Trung Hoa, thảo nguyên Mông Cổ, và
toàn bộ lãnh thổ đế quốc Khwarizm và những vùng Rus Kiev do Tốc Bất Đài chiếm được.
Nhân tố sau cùng chi phối không nhỏ đến vai trò của Thành Cát Tư Hãn là việc ông
nhìn nhận và hiểu rằng, những giá trị văn hóa cần được tôn trọng và bảo tồn, phát huy
cũng như tự do dân chủ được thể hiện bằng những chính sách về tôn giáo như việc ông
miễn thuế và lao động công ích cho các thủ lĩnh tôn giáo cũng như tài sản của họ [58,
tr.83]. Luật này được ban hành cho thấy lòng khoan dung của ông về mọi tôn giáo mặc dù
bản thân ông chưa bao giờ chuyển đổi sang bất cứ tôn giáo nào mà vẫn trung thành với
Đằng Cách Ly giáo (Tengri giáo) của tổ tiên người Mông Cổ. Vào cuối đời, ông có viết
một bức thư gởi cho một đạo sĩ theo Đạo giáo ở Trung Hoa [26, tr.37-39], việc này cũng
thể hiện sự góp sức trong tư tưởng của Đạo giáo nói riêng và mọi tôn giáo nói chung trên
lãnh thổ Mông Cổ.
Nếu nhân tố khách quan là những điều kiện cần để thực hiện quá trình giao thoa của
văn hóa Đông - Tây thì nhân tố chủ quan chính là điều kiện đủ để chúng ta xem xét vai
trò của Thành Cát Tư Hãn không chỉ nằm trong mục đích đầu tiên là chinh phạt, áp đặt sự
thuần phục, cai trị mà còn ở quá trình giao thoa văn hóa. Thiếu một trong hai, vai trò của
Thành Cát Tư Hãn sẽ không thể được làm rõ và không tác động mạnh mẽ đến quá trình
giao lưu văn hóa mà chỉ đơn thuần là mang lại đau thương cho các vùng đất, vương quốc
bị cai trị, mất mát cho dân chúng.

29
CHƯƠNG 2. THÀNH CÁT TƯ HÃN VỚI QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA
ĐÔNG - TÂY

2.1. Vai trò tạo dựng không gian giao lưu văn hóa

2.1.1. Lãnh đạo các cuộc chinh phạt


Đến thời điểm Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn (1206), lãnh thổ Mông Cổ lúc
này chỉ gói gọn trong khu vực của những bộ lạc mà ông thống nhất được bao gồm khu
vực của người Đột Quyết và Mông Cổ. Vào năm 1207, Thành Cát Tư Hãn cho Truật Xích
- người con trai cả của ông với bà vợ cả là Bột Nhi Thiếp chinh phạt khu vực “Sibir” khu
vực này ngày nay là Siberia. Tại khu vực này, họ gặp sự kháng cự yếu ớt nên đã chiếm
đóng được một cách dễ dàng. Sau thắng lợi tại Sibir, người Duy Ngô Nhĩ tại khu vực Tân
Cương xin thần phục người Mông Cổ và ông đã gả con gái của mình cho vị Hãn ở nơi
này, biến vị Hãn của tộc người này thành con rể của mình. Từ đó, liên kết giữa người
Mông Cổ với người Duy Ngô Nhĩ thông qua quan hệ hôn nhân chính trị, hòa hiếu mà
ngày càng trở nên mật thiết.
Năm 1209, Thành Cát Tư Hãn thực hiện một chiến dịch lớn vào Tây Hạ, Lý An
Toàn - người đã lên ngôi vua Tây Hạ sau cuộc đảo chính năm 1206 lật đổ người anh họ
của mình, đã gởi yêu cầu viện trợ từ nhà Kim nhưng bị khước từ [48, tr.131]. Do mùa
màng bị phá hủy và không có sự viện trợ nào từ nước Kim, Lý An Toàn đành đồng ý
phục tùng sự cai trị của người Mông Cổ, thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách gả
con gái của ông cho Thành Cát Tư Hãn và chịu cống nạp các cống phẩm như lạc đà, chim
ưng và các loại hàng dệt [48, tr.133].
Vào năm 1210, bốn năm sau khi đất nước Mông Cổ được thống nhất, Thành Cát Tư
Hãn nhận được tin từ một đoàn sứ giả đến từ nhà Kim2, họ thông báo về việc Hoàng Hãn
của mình lên ngôi và yêu cầu ông và đất nước của mình phải thần phục làm chư hầu. Lí
do mà nhà Kim đưa ra yêu cầu này bắt nguồn từ việc Vương Hãn - người cai trị thảo
nguyên Mông Cổ trước Thành Cát Tư Hãn đã tuyên thệ trung thành với nhà Kim, và giờ
đây người Nữ Chân muốn tái lập việc nay với ông - vì ông là người thống lĩnh thảo
nguyên thay thế cho Vương Hãn. Thành Cát Tư Hãn từ chối lời đề nghị này, một phần vì

2
Nhà Kim (1125 – 1234): triều đại của người Nữ Chân tại Trung Hoa, hậu duệ của họ sau này lại lập nên một đế chế
phong kiến cuối cùng của Trung Hoa mang tên Đại Thanh (1636 – 1912).
30
người Mông Cổ không cho rằng họ có cùng nguồn gốc và phải có bổn phận phục tùng
người Nữ Chân, một phần khác vì ông cho rằng nhà Kim kiểm soát chặt chẽ hàng hóa lưu
thông khắp Trung Hoa tới những khu vực mà ông nắm quyền lúc bấy giờ. Vì vậy ngay
sau khi nhận được yêu cầu thần phục từ phía người Nữ Chân, có hai lựa chọn được ông đề
ra, thứ nhất là tuyên bố trung thành để nhận hàng hóa, và thứ hai là tấn công vào khu vực
của họ để giành, cướp đoạt hàng hóa. Và ông đã chọn cách thứ hai.
Năm 1211, một hội nghị Kurultai được tổ chức để bàn bạc về vấn đề này, trong đó
có sự góp mặt của các thủ lĩnh người Duy Ngô Nhĩ và người Đảng Hạng vì Thành Cát Tư
Hãn biết rằng nếu ông tiến đánh nhà Kim thì vùng đất mà ông cất công xây dựng, bảo vệ
sẽ là miếng mồi ngon cho các cuộc nổi dậy, đảo chính từ bên trong. Vì vậy, thực chất, tổ
chức hội nghị Kurultai là một sách lược khôn ngoan để ông dàn xếp ổn thỏa nội tình. Đặc
biệt, kết quả càng tốt đep hơn đã đến với ông: sau khi nhận được sự ủng hộ từ mọi mặt,
quân Tây Hạ vì muốn trả thù nước Kim trong việc từ chối viện trợ họ chống lại quân
Mông Cổ vào vài năm trước đã ủng hộ và mở đường cho quân Mông Cổ hành quân qua
vùng đất của mình [53, tr.61].
Năm 1216, sau sự việc Khuất Xuất Lật tấn công các bộ tộc ven lãnh thổ nhà Tây
Liêu và ra các lệnh ngược đãi người dân theo đạo Hồi tại nơi đây, Thành Cát Tư Hãn cho
Triết Biệt (Jebe) dẫn hai vạn lính Mông Cổ tương đương với khoảng hai tumen đi bảo vệ
người dân theo đạo Hồi theo lời thỉnh cầu của họ [61]. Mông Cổ bí sử miêu tả về Triết
Biệt trong chiến dịch này rất gọn gàng: “Ông đuổi theo Khan của người Nãi Man, vượt
qua hắn ở Mỏm đá Vàng, đánh bại hắn và trở về” [14, tr.171]. Còn theo Juvaini - một sử
gia người Ba Tư, người dân vùng này gọi người Mông Cổ là “ơn phước Chúa trời và
phần thưởng của lòng nhân từ của thánh thần” [44, tr.67]. Một điểm khác ngay sau trận
thắng này là việc Thành Cát Tư Hãn cho gởi sứ giả tới Kashgar3 để tuyên bố về việc chấm
dứt ngược đãi tôn giáo và phục hồi tự do tôn giáo trong vùng, tại thời điểm này, khu vực
Kashgar xuất hiện tới ba tôn giáo là Hồi giáo (người Duy Ngô Nhĩ), Phật giáo (người Hắc
Khiết Đan) và Kito giáo (do hậu duệ của Vương Hãn thua trận chạy tới khu vực này). Có
thể nói khu vực này là một trong những điểm mấu chốt cho sự hình thành của các bộ luật
về tự do tôn giáo, tín ngưỡng sau này của đế quốc Mông Cổ.
3
Ngày nay Kashgar là một thành phố ốc đảo ở Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
31
Quan trọng hơn, qua thắng lợi này, Thành Cát Tư Hãn đã nắm toàn quyền kiểm soát
Con đường tơ lụa giữa người Trung Hoa và thế giới Hồi giáo lúc bấy giờ. Với các nước
chư hầu là người Đảng Hạng (Tây Hạ), Duy Ngô Nhĩ (khu vực Tân Cương) và vùng đất
phía Bắc của người Nữ Chân (nhà Kim), đây có thể coi là điểm then chốt trong khu vực
này vì hàng hóa từ châu Âu muốn đi vào Trung Hoa buộc phải đi qua nơi đây, điều này
cũng đưa đến một số ý tưởng của ông sau này về việc liên kết với các nước Hồi giáo ở
phía Tây - nơi đầy hứa hẹn về giao thương buôn bán.
Năm 1219, lúc này Thành Cát Tư Hãn đã gần sáu mươi tuổi. Đế quốc Mông Cổ
rộng lớn như vậy dưới sự lãnh đạo của ông được sử gia Juvaini miêu tả là “mang tới cảnh
thái bình, thịnh vượng tuyệt đối về sự an toàn và bình yên, đường sá an toàn và ít cảnh
nhiễu loạn” [44, tr.77] (cũng chính là nội hàm của thuật ngữ Pax Mongolica, nghĩa là
Thái bình Mông Cổ, Hòa bình Mông Cổ).
Bên cạnh các nguồn hàng từ lãnh thổ mà ông chiếm được, thỉnh thoảng các mặt
hàng khác như kim loại chất lượng cao và các loại vải thượng hạng khác cũng đi vào khu
vực Mông Cổ từ phía Trung Đông. Vùng đất rộng lớn từ dãy núi thuộc Afghanistan ngày
nay tới vùng Biển Đen được trị vì bởi sultan4 người Turk là Muhammad II, đế quốc này
có tên là Khwarizm. Sự tò mò của Thành Cát Tư Hãn với những sản vật kỳ lạ này đã
khiến ông tìm cách thiết lập quan hệ giao thương với vị sultan xa xôi. Giao ước được
Thành Cát Tư Hãn gởi vào năm 1217 theo như lời Petis - một sử gia người Pháp rằng:
“cuối năm 1217, ông gởi ba sử giả tới cùng quà tặng (…) để đề nghị rằng người dân của
hai bên có thể giao thương an toàn với nhau, có được mối hòa hảo, và đạt được yên bình,
thịnh vượng cùng những phúc lành quan trọng nhất mà mọi vương quốc đều ao ước có
được” [34, tr.119-120].
Tuy nhiên giao ước đã bị hủy bỏ một cách nhanh chóng sau khi đoàn xe giao thương
của Mông Cổ bị hành quyết tại Ortrar5. Sau khi Thành Cát Tư Hãn biết tin, ông cho một

4
Sultan (‫ سلطان‬Sultān) là một tước hiệu chỉ vua của ở các xứ mà Hồi giáo được tôn là quốc giáo, và có nhiều ý nghĩa
qua các thời kì. Ban đầu sultan là một danh từ trừu tượng trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "sức mạnh", "quyền lực"
hoặc "sự thống trị". Vào khoảng năm 1000, sultan trở thành vương hiệu và đến khoảng năm 1250 thì được dùng rộng
rãi ở nhiều nước ở châu Phi và một phần châu Á (chủ yếu ở Nam Á, nơi Hồi giáo phát triển mạnh)
5
Ortrar hay Utrar, còn được gọi là Farab, nay được coi là một thị trấn ma của Trung Á, nơi này từng nằm dọc theo
con đường tơ lụa tại Kazakhstan. Ortrar là một thị trấn quan trọng trong lịch sử Trung Á vì tại chính nơi này đã diễn
32
đoàn sứ giả đến Khwarizm đề nghị sultan trừng phạt người đứng đầu chuyện này. Tuy
nhiên sự việc không thành, các sứ giả còn bị giết, tra tấn rồi gởi trả về cho ông. Điều này
dẫn đến việc Mông Cổ tiến hành chinh phạt đế quốc Khwarizm vì bội ước.
Quân đội Mông Cổ dưới trướng Thành Cát Tư Hãn đặt chân đến đế quốc Khwarizm
vào mùa xuân năm 1220, vượt sa mạc để rồi xuất hiện một cách đầy bất ngờ ngay phía
sau hàng ngũ quân địch tại Bukhara6. Chiến dịch tại Trung Á chỉ diễn ra trong bốn năm,
tuy nhiên số lượng thành phố thất thủ trước quân Mông Cổ là rất lớn, quân đội Mông Cổ
hạ gục mọi đội quân mà họ thấy được, từ dãy Himalaya cho tới dãy Kavkaz7, từ sông Ấn
tới sông Volga. Tuy nhiên, cuộc chiến tại Trung Á cũng đánh dấu cho sự rạn nứt của đế
chế Mông Cổ sau này bởi những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình Thành Cát Tư Hãn điển
hình là giữa Truật Xích - người con trai trưởng và Sát Hợp Đài - người con trai thứ hai.
Mùa hè năm 1222, cuộc chinh phục của quân Mông Cổ dừng lại ở thành Multan8, trước
đó, ông dự định sẽ hành quân xuống ấn độ, vòng qua phía nam dãy Himalaya, hành quân
về phía Bắc của lãnh thổ nhà Tống ở Trung Hoa [14, tr. 198]. Tuy nhiên do khí hậu khắc
nghiệt cùng với địa hình hiểm trở đã cản bước tiến của quân Mông Cổ, khiến cho ông
phải từ bỏ Ấn Độ. Dù vậy chiến dịch này đã đạt được những miêu tiêu chính trong việc
tiêu diệt, trả thù đế quốc Khwarizm, sát nhập Trung Á và phần lớn Trung Đông vào đế
chế Mông Cổ.
Sau đó, Thành Cát Tư Hãn quay trở lại Mông Cổ nhưng chỉ trong một thời gian
ngắn, đến năm 1226 - 1227, ông lại xuất chinh trong chiến dịch chinh phạt người Đảng
Hạng - những kẻ đã phản bội ông vì không hỗ trợ quân đội khi ông xuất phát chinh phạt
Khwarizm. Tuy nhiên, một sự kiện đáng buồn đã xảy ra vào năm 1227, sự qua đời của
Thành Cát Tư Hãn khiến mọi cuộc tấn công phải dừng lại và quân đội phải quay trở về để
chịu tang ông. Trước khi nhắm mắt, Thành Cát Tư Hãn đã để lại những yêu cầu và hướng
dẫn các con trai mình rằng họ phải chinh phục bằng được đế quốc Trung Hoa.

ra cuộc hành quyết đoàn thương nhân Mông Cổ, dẫn đếnặ sụp đổ của đế quốc Khwarizm khi quân Mông Cổ chinh
phạt.
6
Bukhara là thành phố thủ phủ của tỉnh Bukhara thuộc Uzbekistan
7
Dãy nui Kavkaz: một hệ thống núi trên lục địa Á – Âu nằm trong vùng Kavkaz, một đầu ở Sochi bên bở Biển Đen,
đầu kia ở Baku bên bờ biển Caspi
8
Trung tâm Pakistan ngày nay
33
2.1.2. Kiến lập đế quốc
Thông qua những chiến dịch quân sự, bằng con đường chiến tranh chinh phục lãnh
thổ , Thành Cát Tư Hãn đã đặt nền tảng thiết lập đế quốc Mông Cổ hùng cường. Từ nền
tảng đó, các hậu duệ mở rộng xây dựng một đế quốc rộng lớn kéo dài từ vùng biển phía
Bắc Trung Hoa, thảo nguyên Mông Cổ, đế quốc Khwarizm, vùng Caucasus, miền Nam
nước Nga.
Vào thời kỳ Oa Khoát Đài lên ngôi Khả Hãn, đằng sau sự phát triển tột đỉnh của
kinh đô và việc thực thi các chính sách trên là những hệ lụy nghiêm trọng. Người Mông
Cổ tại kinh đô không thể trồng trọt hay sản xuất. Chính vì vậy, nếu muốn tiếp tục giữ
vững sự tồn tại đế chế Mông Cổ huy hoàng mà cha ông - Thành Cát Tư Hãn đã để lại thì
Oa Khoát Đài cần phải giao chiến với các mục tiêu mới để cướp bóc. Để quyết định được
mục tiêu của cuộc chinh phạt lần này, đúng theo tinh thần mà Thành Cát Tư Hãn đã đề ra,
Oa Khoát Đài cho mở một hội nghị Kurultai gần thủ đô Karakorum. Tại buổi họp này, có
những luồng ý kiến được đưa ra như đi về phía Nam, vùng tiểu lục địa Ấn Độ vì Thành
Cát Tư Hãn đã nhìn thấy vùng đất này tuy nhiên không muốn xâm lược vì thời tiết nắng
nóng khắc nghiệt của địa hình nơi này.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng họ nên đi xa hơn tới Ba Tư, rồi qua các thành phố Ả
Rrập như Baghdad và Damascus, hay thậm chí có một ý kiến về việc tổng tấn công nhà
Tống - một đồng minh mà lúc trước đã mở đường cho Mông Cổ đánh nhà Kim. Và một ý
kiến khác đến từ Tốc Bất Đài, ông cho rằng nên tấn công về phía Tây - tức châu Âu, đây
được coi là nền văn minh bí ẩn mà ông mới tìm ra sau khi truy sát Sultan Muhammad II
của đế quốc Khwarizm. Từ những cuộc tấn công của người Mông Cổ tại khu vực này,
Tốc Bất Đài hiểu được cách mà họ đánh trận cũng như cách có thể tiêu diệt họ một cách
nhanh chóng. Cuối cùng, một quyết định táo bạo được đưa ra, quân Mông Cổ sẽ tiến công
theo mọi hướng, họ chia quân tấn công nhà Tống (Oa Khoát Đài chỉ huy) và cả châu Âu
(Hãn Bạt Đô chỉ huy dưới sự cố vấn và trợ giúp của Tốc Bất Đài).
Với chiến trường nhà Tống, đây được cho là một thất bại vì họ không thể chiếm
được vùng lãnh thổ chính của triều đại này mà phải giằng co thêm 4 thập niên. Trong khi
đó, chiến dịch ở châu Âu thành công rực rỡ với sự chỉ huy của Mông Kha và Bạt Đô cùng
sự dẫn dắt của Tốc Bất Đài - người có hiểu và đã theo chân Thành Cát Tư Hãn trong thời
34
kì Mông Cổ bành trướng lãnh thổ. Với sự thành công trong việc xâm lược Nga, Bạt Đô
không chỉ được gọi là Hãn mà còn được gọi với cái tên Tsar Bạt Đô - có nghĩa là Nga
Hoàng Bạt Đô với sự kiện quân vương Michel xưng với ông rằng: “Hỡi Nga hoàng, thần
xin cuối đầu trước Người, bởi Chúa đã ban cho ngài quyền trị vì thế giới này” [64, tr.87-
90].
Tiếp nối các thắng lợi này, cuộc tiến công vào châu Âu tiếp tục với những cuộc xâm
lược Ba Lan, Hungary và Transilvania [14, tr.229 - 233]. Khi cánh quân Mông Cổ ở phía
tây cướp phá các thành phố của Ba Lan, một khối liên minh châu Âu bao gồm người Ba
Lan, người Moravia, và các thành viên quân sự Công giáo như các Hiệp sĩ Cứu tế9,
các Hiệp sĩ Teuton10, và các Hiệp sĩ dòng Đền11 đã tập hợp lực lượng chống trả nhưng bị
đánh bại tại Legnica12. Quân Hungary, đồng minh Croatia của họ và các hiệp sĩ dòng Đền
cũng bị quân Mông Cổ đánh tan ở bờ sông Sajo vào ngày 11 tháng 4 năm 1241. Sau khi
chiến thắng trước các hiệp sĩ châu Âu ở Legnica và Muhi, quân Mông Cổ nhanh chóng
tiến quân qua Bohemia, Serbia, Babenberg (Áo) và tiến vào Đế quốc La Mã thần thánh.
Tuy nhiên tin tức về cái chết của Oa Khoát Đài đã đến tai Bạt Đô, cuối năm 1241, các
cuộc xâm lược đồng thời đều dừng lại [54, tr.348] vì theo truyền thống của quân đội
Mông Cổ, tất cả các hoàng thân thuộc dòng dõi Thành Cát Tư Hãn phải tham gia vào hội
nghị Kurultai để chọn ra một người kế vị. Bạt Đô và cánh quân Mông Cổ phía tây của
ông rút khỏi Trung Âu vào năm sau đó [2, tr.294].
Duy trì truyền thống từ các thế hệ Đại Hãn đi trước, sau thời kỳ nắm ngôi khá ngăn
ngủi của Quý Do, tới thời của Đại Hãn Mông Kha cũng có một hội nghị Kurultai vào mùa
xuân năm 1253 để lên kế hoạch các chính sách và các nhiệm vụ mới. Sau hai năm từ 1257

9
Hiệp sĩ Cứu tế hay Y viện Hiệp sĩ Đoàn hay Hiệp sĩ Y viện (còn được gọi là Giáo binh đoàn Tối cao của Thánh
John của Jerusalem của Rhodes và của Malta) khởi đầu là bệnh viện Amalfi được thành lập ở Jerusalem vào năm
1080 nhằm chăm sóc những người hành hương nghèo và bệnh tật đến Đất Thánh. Sau cuộc chinh phục Jerusalem
vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, nó đã được cho phép trở thành một giáo đoàn (quân đoàn), và được
giao nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh
10
Hiệp sĩ dòng Teuton: Tên chính thức của dòng Huynh đệ nhà Teuton thánh Maria tại Jerusalem, là dòng tu quân sự
ở Đức thời Trung Cổ để giúp các tín đồ Ki – tô hữu hành hương tới Jerusalem, ngoài ra họ còn hỗ trợ thành lập các
bệnh xá
11
Các Chiến hữu Nghèo của Chúa Kitô và Đền Solomon thường được gọi tắt là Hiệp sĩ dòng Đền hay Hiệp sĩ Đền
Thánh. Là một trong những dòng tu quân đội Kitô giáo nổi tiếng nhất của ngày xưa. Được thành lập từ sau cuộc thập
tự chinh thứ nhất năm 1096 để bảo vệ người Âu Châu đi hành hương tới Jerusalem sau khi thành phố này bị xâm
chiếm, dòng tu này tồn tại khoảng 2 thế kỷ trong thời Trung cổ
12
Legnica là một thành phố Ba Lan. Thành phố này thuộc tỉnh Dolnośląskie
35
tới 1259, quân của Húc Liệt Ngột đã làm được điều mà lính Thập tự chinh và người Turk
Seljuk đã thất bại trong suốt hai thế kỷ cố gắng của mình, đó là đánh chiếm được trái tim
của thế giới Ả Rập [49, tr.154-155].
Năm 1257, Mông Kha tổ chức một hội nghị Kurultai để hoạch định chính sách chinh
phạt nhà Tông. Tại đây, ông nhận nhiệm vụ chỉ huy cuộc chinh phạt lần này, đồng thời
giao toàn bộ quyền quản lý trung ương cho A Lý Bất Ca và ra lệnh cho Hốt Tất Liệt quay
về lãnh thổ của mình để chấm dứt các xung đột vừa xảy ra giữa Phật giáo và Đạo giáo.
Tuy nhiên, khi đang trên đường hành quân đi chinh phạt nhà Tống vào năm 1259,
Mông Kha đột ngột qua đời và sự ra đi của ông khiến cho cả đế quốc đình trệ mọi thứ
cũng như việc tiến quân cũng ngừng lại. Cái chết của Mông Kha dẫn đến việc tranh giành
ngôi vị Đại Hãn của A Lý Bất Ca - đang nhận nhiệm vụ quản lý trung ương và Hốt Tất
Liệt - đang nắm trong tay quân đội tại lãnh thổ Trung Hoa. Sau đó, cả hai nhanh chóng
lao vào các chiến dịch với thế giằng co, mãi đến năm 1264, A Lý Bất Ca mới nhận thua
và đích thân tới Thành Đô đầu hàng Hốt Tất Liệt [14, tr.277].
Chiến thắng của Hốt Tất Liệt mở đầu cho thời kì tan rã của đế chế Mông Cổ. Mở
đầu với việc một số Hoàng tộc thân cận không công nhận ông là Đại Hãn mới, cả Húc
Liệt Ngột ở Trung Á, Kim Trướng Hãn quốc ở Nga và Đông Âu đều không quay trở về
thảo nguyên Mông Cổ để tham dự hội nghị Kurultai. Đến lúc này, ánh hào quang mà
Thành Cát Tư Hãn đã để lại cho đế quốc Mông Cổ dần lụi tàn, lãnh thổ của đế chế được
chia làm bốn với các tên gọi như sau:
Hãn quốc Kim Trướng: cai trị vùng lãnh thổ cực Tây, Nga, và vùng Đông Âu, người
cai trị vùng này là các hậu duệ của dòng Truật Xích.
Hãn quốc Y Nhi: cai trị bởi Húc Liệt Ngột và các hậu duệ của ông, vùng lãnh thổ
của Hãn quốc này ngày nay thuộc Afghanistan tới Thổ Nhĩ Kì.
Hãn quốc Sát Hợp Đài: cai trị vùng lãnh thổ từ Amu Darya ở phía nam biển
Aral đến dãy núi Altai ở biên giới Mông Cổ -Trung Quốc ngày nay.
Nhà Nguyên ở Trung Hoa: được thành lập bởi Hốt Tất Liệt, sau khi chinh phạt thành
công nhà Tống vào năm 1271, lãnh thổ nhà Nguyên phía Bắc đến Nam Bộ Siberia, vượt
qua hồ Baikal, phía Nam đến biển Đông, phía Tây Nam bao gồm Tây Tạng và Vân Nam
36
ngày nay, Tây Bắc đến Đông bộ Tân Cương ngày nay, Đông Bắc đến Ngoại Hưng An
Lĩnh13, biển Otkhost, biển Nhật Bản và cả bán đảo Sakhalin.

2.2. Tổ chức các lực lượng thúc đẩy tiếp xúc, giao lưu văn hóa Đông - Tây

2.2.1. Quân đội Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn


Quân đội Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn lần đầu được miêu tả từ ngay sau
chiến thắng của ông với người Tatar và hợp nhất tộc người này vào quân đội của mình
[14, tr.377] và được cho rằng sự biên chế tổ chức quân đội của ông là theo hình thức
phong kiến quân sự [47, tr.32] (xin xem bảng 2.1):
Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính trong quân đội Mông Cổ sau cải cách quân đội do
Thành Cát Tư Hãn ban hành

Tên của đơn vị Số quân

Arban (thập hộ) 10 người

Zuun(bách hộ) 100 người

Mingghan(Thiên hộ) 1000 người

Tumen (Vạn hộ) 10.000 người

Nguồn dẫn: Franke, Herbert, Denis Twitchett and John King Fairbank. (1994) The
Cambridge History of China: Volume 6, p. 345.
Cách tổ chức này gây ra nhiều tranh cãi về việc đâu mới là tiền thân của nó. Những
tranh cãi này chủ yếu tranh luận xoay quanh việc người Khiết Đan, người Nữ Chân hay
người Tatar mới chính là tiền thân của tổ chức quân sự này. Tuy nhiên, nếu xét theo dữ
kiện lịch sử đã nêu trên thì có thể hiểu rằng chính cách bố trí quân sự của người Tatar đã
ảnh hưởng đến tổ chức quân sự này của Thành Cát Tư Hãn đối với quân đội Mông Cổ
bấy giờ.

Ngoại Hưng An Linh, hay còn gọi là dãy núi Stanovoy, một dãy núi nằm ở phía đông nam của vùngViễn Đông
13

Nga
37
Mỗi đội 10 người sẽ đượcThành Cát Tư Hãn gom lại thành một arban, và họ sẽ là
anh em của nhau, giống như cách các người dân Mông Cổ kết nghĩa huynh đệ, họ không
phân biệt nguồn gốc hay huyết thống, họ tuân theo mệnh lệnh phải sống và chiến đấu
cùng nhau như anh em ruột thịt; người lớn tuổi nhất sẽ được chọn làm lãnh đạo trong
nhóm này, tuy nhiên nếu xảy ra vấn đề gì ngoài ý muốn như người đứng đầu qua đời trên
chiến trường hay bị bắt, họ sẽ nhanh chóng bầu ra người đứng đầu một cách xứng đáng.
Tiếp theo đó, mười arban hợp lại sẽ tạo thành một trăm người gọi là zagun, và trong
số những thập trưởng của arban sẽ là người đứng đầu nhóm này. Mười zagun gộp lại sẽ
thành một đội quân ngàn người gọi là mingan và cứ tiếp tục như thế mười mingan gộp lại
sẽ là một đạo quân gồm một vạn người gọi là tumen. Tuy nhiên khác với các cấp bậc dưới,
chỉ huy của tumen là do chính Thành Cát Tư Hãn chọn vì ông tin rằng, những người đứng
trên vạn người này phải do chính con mắt của mình chọn và tuyển dụng.
Qua việc thiết lập quân đội theo lối này, toàn bộ bộ lạc Mông Cổ được thống nhất
thành một thể bất kể tuổi tác - giới tính đều phải đóng góp cho nghĩa vụ cộng đồng, nếu
họ không thể nhập ngũ khi chưa đủ tuổi hay đơn thuần vì họ là phụ nữ thì họ phải tham
gia việc tương đương với một ngày công như nấu ăn, chăm sóc các binh lính thuộc các
cấp nơi mà họ sinh sống, chăm sóc gia súc, gom phân làm chất đốt, nấu ăn, sửa vũ khí
hay thậm chí là ca hát và phục vụ giải trí trong quân đội [14, tr.107]. Trong cách tổ chức
này, mọi người đều được coi là một thành viên trong gia đình nhỏ của toàn thể một đại
gia đình Mông Cổ thống nhất. Có thể nói, thông qua đường lối tổ chức quân sự của Thành
Cát Tư Hãn, lúc này toàn cõi Mông Cổ mà ông chinh phục được đã trở thành một thể
thống nhất.
Tuy nhiên cách chia quân đội theo hệ thập phân như này có thể xảy ra nhầm lẫn, vì
người Mông Cổ sống trong ger (là một chiếc lều tròn, được bao phủ bởi da hoặc nỉ và
được sử dụng như nơi trú ngụ bở những người du mục, đối với người Mông Cổ, ger được
hiểu đơn giản là nhà - TG), vì thế mỗi đơn vị không phải chỉ có một chục, trăm hay ngàn
người, con số này có thể dễ dàng nhận biết vì trong đoàn quân của họ còn có thêm cả phụ
nữ là vợ là mẹ, điều này có thể dẫn đến nhiều nhầm lẫn trong cách tính quân, nhưng trên
hết ta có thể hiểu rằng nếu lược bỏ số ít đó thì ta có thể có được con số chính xác số quân

38
Thành Cát Tư Hãn nắm trong tay. Theo một số sử sách,thì ông được cho là nắm trong tay
tới chín mươi lăm mingan, tức là khoảng chín mươi lăm nghìn người dưới trướng - chứ
không phải chín mươi lăm nghìn quân như đồn đoán, con số ước lượng có thể chỉ là
khoảng tám vạn quân tức là tám mươi mingan, khoảng tám tumen [23, tr.85].
Ngoài số quân đội được xây dựng trên, riêng Thành Cát Tư Hãn áp dụng một chiến
lược rất hữu dụng, thay vì đe dọa hay xử tử những người đứng đầu các tumen phải đưa
con cái của mình thành con tin, và phục vụ ông. Việc này đảm bảo lòng trung thành của
các thủ lĩnh đối với ông một cách tuyệt đối khi ông nắm trong tay thế hệ sau của họ. Qua
việc này, Thành Cát Tư Hãn đã biến các con tin thành một phần tất yếu của chính quyền
mình, giúp họ từ những con tin thành cốt lõi của triều đình và từ đó mỗi gia đình sẽ hình
thành một sợi dây liên kết với triều đình. Nhóm người này được coi là một đơn vị tinh
nhuệ, cấm vệ quân hay còn được gọi là Khesig (Khiết Tiết), có vai trò canh giữ ger của
ông cả ngày lẫn đêm, có thể coi vai trò này như những người lính bảo hộ của ông. Đội
quân này được tuyển chọn rất chặt chẽ, ngoài lòng dũng cảm, trung thành đòi hỏi phải có
võ nghệ cao cường và tài ba thật sự: Thành Cát Tư Hãn tuyên bố: “Trời đã giao cho ta sứ
mạng thống trị tất cả các dân tộc, nay ta thấy cần phải có một đội quân cấm vệ riêng cho
đoàn trại của ta (…) Những lúc ta và cận thần đi săn bắn, quân cấm vệ được tùy tùng ở
chung trong viên môn với ta (…). Thịt thú săn được ban cho quân cấm vệ một nửa” [9,
tr.244].
Cấm vệ quân Khesig có nhiệm vụ quản lý, quan sát sự di chuyển của các ger khác,
kiểm soát các dụng cụ, vũ khí, kiểm soát việc nấu ăn và giết động vật. Ngoài ra họ còn có
nhiệm vụ đưa ra các phán quyết trong các phiên xét xử, là người thi hành các án phạt theo
luật. Cấp bậc của những người lính thuộc đơn vị này cao hơn hầu hết toàn bộ quân đội
của đế quốc Mông Cổ. Cùng với đãi ngộ và địa vị trong xã hội cao, số lượng kheshig đã
tăng lên một cách nhanh chóng. Họ được xem là thuộc về tầng lớp quý tộc, và đến giữa
thời kỳ trị vì của Thành Cát Tư Hãn, số lượng kheshig đã lên tới gần 1 vạn người [46,
tr.97]. Vì vậy có thể nói nhóm quân này chính là nền tảng, tiền thân của bộ máy quan lại
trong các Hãn quốc sau này như Đế quốc Mogul tại Ấn Độ và Hãn quốc Y Nhi.

39
Có thể nói, ông không chỉ áp dụng cách này vào chế độ quân sự của mình, mà ông
còn làm xoay chuyển cả thế cục của một Mông Cổ hỗn loạn với đầy rẫy các thách thức và
khó khăn về sự thiếu tính đoàn kết, thống nhất. Việc phân chia và áp dụng hình thức kết
thân này trong quân đội đã đem các tộc người lại với nhau, trở thành một sợi dây liên kết
vô hình ràng buộc họ bởi thứ luật lệ cổ xưa của thảo nguyên Mông Cổ về anh em kết
nghĩa. Việc này đồng nghĩa với việc xóa bỏ các hiềm khích của các tộc người, bộ lạc từ
xa xưa, đóng góp rất lớn đến thời kì thịnh vượng của ông, tăng khối đại đoàn kết lúc bấy
giờ. Hệ thống này không chỉ là chiến thuật, nó còn định hình cho cấu trúc xã hội, từ một
xã hội bất ổn trở thành một xã hội có cấu trúc ổn định, rõ ràng và thống nhất.
Quân Mông Cổ chỉ bao gồm lính cưỡi ngựa có vũ trang mà không có bộ binh đã
mang lại tính cơ động cao cho họ [24]. Các quân đội thường dàn quân thành từng hàng
dọc dài, cùng hành quân trên một con đường rộng lớn với quân lương theo sau để duy trì
lực lượng. Còn quân đội Mông Cổ trải rộng trên một khu vực lớn để cung cấp được đủ cỏ
cho súc vật cũng như giúp quân lính tối đa hóa việc săn bắt động vật hoang dã. Thành Cát
Tư Hãn đi ở giữa, hai bên ông là Tả quân và Hữu quân lần lượt ở hai hướng Đông và Tây.
Hình thức tổ chức thập phân đã nêu trên giúp quân Mông Cổ rất nhiều trong việc di
chuyển và tăng tính cơ động. Mỗi đơn vị tumen hoạt động theo một mô hình ger thu nhỏ.
Trước sau, trái phải của mỗi thủ lĩnh các đơn vị này được bao bọc bởi quân lính của họ,
để dễ hình dung, có thể coi họ dàn sắp xếp thành một hình tròn đồng tâm. [14, tr. 151].
Dù quân đội Mông Cổ thường xuyên di chuyển trại theo lối du mục, song các trại
trung tâm hay các đơn vị quan trọng thường được đặt theo đúng một quy luật chuẩn xác
để tiện cho các lính mới báo cáo ở đâu [53, tr.155]. Cùng với đó, một thầy thuốc thường
là người Trung Hoa sẽ đi theo với một đơn vị một ngàn người. Các lều được dàn thành
đội hình cụ thể cùng với tên và mục đích riêng, và bên trong mỗi lều đều được sắp xếp
theo cùng một cách giống nhau. Trái với phần trung tâm có cấu trúc rõ ràng, tổ chức thì
ban đêm các chiến binh khác tách thành các nhóm nhỏ và cắm trại rải rác ở xung quanh
các lều trung tâm hoặc các khu vực lân cận.
Tuy nhiên, dù cho có thiện chiến, có kỹ thuật hỗ trợ hay những chiến thuật tốt đến
đâu cũng không thể sánh bằng với kỷ luật của họ. Họ xuất thân là những người du mục

40
hoạt động thành các nhóm nhỏ và lòng trung thành với thủ lĩnh của mình - tính kỷ luật
được rèn giũa và phát triển từ thời xa xưa. Điều này giúp cho quân lính trong hàng ngũ
được dạy rằng họ phải chết thay cho thủ lĩnh. Người Mông Cổ không cầu danh dự trong
chiến đấu mà tìm thấy danh dự trong chiến thắng, vì thế họ chỉ có một mục tiêu duy nhất
cho mỗi chiến dịch - thắng lợi hoàn toàn.
Sau khi do thám, tới giờ ra trận, quân Mông Cổ luôn cố gắng cho kẻ thù hoang
mang tột độ bằng những chiến thuật khác nhau. Một trong những lối tấn công khá phổ
biến có tên là Bầy quạ hay Sao băng, khi tiếng trống hiệu vang lên, họ lao tới từ mọi phía.
Một số miêu tả về chiến thuật này “chúng lao tới như thể bầu trời đang đổ sập, rồi biến
mất như tia chớp” [53, tr.187]. Tuy nhiên, ngay cả khi bị săn đuổi từ phía quân địch, họ
thường mang theo một số vật dụng có giá trị để rải trên đường chạy trốn. Kẻ địch thường
rời đội hình để tranh giành và tranh chấp trong việc thu hồi các vật dụng này. Có lúc họ
lại ném cát nhằm xóa dấu vết hay là để kẻ địch nghĩ rằng quân Mông Cổ đông hơn chúng
tưởng tượng [14, tr. 161].

2.2.2. Các lực lượng khác


Để đảm bảo thông tin về mệnh lệnh được tới đúng và hiệu quả, Thành Cát Tư Hãn
sử dụng một hệ thống những người truyền tin. Với người Mông Cổ, dịch vụ thư tín quan
trọng tương tự quân đội vì những thông tin mà nó mang lại, và người Mông Cổ nếu không
gia nhập vào quân đội thì được phép làm công việc này. Vì vậy những người truyền tin
cũng được coi là một lực lượng phục vụ quân đội Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn đã “tổ
chức hệ thống trạm dịch dọc theo các trục lộ chính (được gọi là Yam). Ông đã sử dụng
những dũng sĩ dũng cảm cưỡi thiên lý mã phi như bay để thông báo kịp thời tin tức, mệnh
lệnh cho các đạo quân. Nhờ vậy mà họ chủ động trong các trận đánh, trong khi đó các đế
quốc khác không thể có được điều này” [9, tr.243]. Tuy nhiên vì những thông tin về số
lượng các trạm thông tin hay số lượng người làm việc này được coi là được giữ kín vào
thời điểm đó, cho nên đến thời điểm hiện tại, những thông tin hầu như là không còn.
Ngoài ra, Thành Cát Tư Hãn còn ứng dụng nhiều phương pháp liên lạc cũ ở những
khoảng cách gần hơn như đuốc, tên huýt gió, khói, đuốc lóe và cờ hiệu. Dân du mục trên
thảo nguyên Mông Cổ trước đó đã phát triển một hệ thống các tín hiệu bằng tay một cách

41
phức tạp để sử dụng tuy nhiên với một đội quân thì điều này rất khó để áp dụng. Cho nên
dưới thời của mình, Thành Cát Tư Hãn đã cho cải thiện để tạo nên một hệ thống liên lạc
chi tiết, nhanh chóng và hiệu quả để ứng dụng trong giao chiến [14, tr. 132]
Tham gia vào công cuộc chinh phạt của đội quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn
lãnh đạo, ngoài người Mông Cổ còn có những lực lượng không phải người Mông Cổ.
Chính họ là một lực lượng đến từ các nền văn minh khác và góp phần không nhỏ vào quá
trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Người Tatar được là lực lượng đầu tiên đi theo Thành
Cát Tư Hãn ngay từ khi ông còn trẻ sau khi đánh bại tộc người này, ông được coi là đã
học hỏi cách tổ chức quân đội của người Tatar. Tiếp đến là các công trình sư người Đảng
Hạng, các công binh đảo ngũ người Nữ Chân [40, tr.463].
Ở trường hợp khác, sau cuộc chinh phạt người Nữ Chân, Gia Luật Sở Tài đã chứng
minh cho Thành Cát Tư Hãn và người Mông Cổ hiểu rằng các học giả và những người có
các khả năng riêng đều được ứng dụng vào vương quốc vì những khả năng của họ. Một
miêu tả về Thành Cát Tư Hãn là khi đi tới đâu, ông cũng đều sai người mang những
người có khả năng tới để ông tra hỏi họ có thể làm được việc gì, và chúng có thể áp dụng
được ở đâu tại vương quốc của ông [14, tr.154]. Chính vì thế mà miêu tả về đoàn tù nhân
sau chiến dịch này là một tập hợp của đủ mọi hạng người: “thợ may, thầy thuốc, người
thông dịch và người ghi chép, nhà chiêm tinh học, thợ đào vàng, thợ kim hoàn, họa sĩ,
thầy bói” bất kì ai có khả năng nào đó đều được tập trung lại. Cũng có thể hiểu vì sau
chiến dịch này, Thành Cát Tư Hãn được xem là vị hãn đem về số hàng hóa cướp bóc lớn
chưa từng thấy trên thảo nguyên, từ đó đời sống của nhân dân tại thảo nguyên ngày càng
phát triền, cùng từ đó mọi ngành nghề đều phải có mặt để phục vụ cho mọi mục đích từ
đời sống, tinh thần hay vật chất của người Mông Cổ.

2.3. Tăng cường các hoạt động khuyến khích sự giao lưu văn hóa Đông - Tây

2.3.1. Chính sách cai trị đế quốc

2.3.1.1. Trong thời kì Thành Cát Tư Hãn mới lên ngôi Khả Hãn
Để thống nhất các bộ lạc, trong cuộc chiến với người Tatar, những luật lệ này được
cho là hàng loạt những sự thay đổi cấp tiến so với các luật lệ cố hữu đã ăn sâu vào tiềm
thức dân du mục thảo nguyên. Trước hết, Thành Cát Tư Hãn nhận thấy việc để cho phe
42
thua cuộc được bỏ chạy, sau đó bên thắng cuộc sẽ tập trung vào cướp bóc trại - điều này
giúp bên bộ lạc thua cuộc có thời gian củng cố lực lượng rồi quay lại phản công, dẫn đến
một cuộc chiến vô nghĩa vì cứ lao vào một vòng tròn thắng thua - cướp và bỏ chạy. Từ đó
ông đưa ra một luật mới trong cuộc chinh phạt người Tatar lần thứ hai, đó chính là việc
cướp bóc sẽ diễn ra một cách có tổ chức nhưng chỉ sau khi đánh bại hoàn toàn người
Tatar [14, tr.104], điều này sẽ giúp quân Mông Cổ kiểm soát được việc cướp bóc một
cách có trật tự, từ đó phân phát chiến lợi phẩm tương tự như cách các thợ săn trên thảo
nguyên phân chia chiến lợi phẩm.
Ngoài chính sách về việc cướp bóc, lúc này Thành Cát Tư Hãn còn ra lệnh phân chia
một phần thưởng tương đương mà một người lính được nhận cho vợ hoặc con họ nếu họ
không mau chết tren chiến trường. Các chính sách này góp phần thu hút người nghèo,
cũng một phần nào đó củng cố sự trung thành của họ với ông, đảm bảo quyền lực của ông
được vững chắc - vì những người lính biết rằng nếu như họ có chết thì gia đình họ vẫn sẽ
được chăm sóc một cách chu đáo.
Tiếp theo, việc cải cách quân đội đã nêu ở mục trên cũng phần nào đó giúp ta hình
dung được một thể chế quân đội Mông Cổ có tính khoa học và phù hợp thực tế. Từ xưa
đến nay các bộ lạc du mục vẫn quen với việc xua quân đánh chiếm các vùng đất và cướp
bóc, chứ chưa hoàn toàn củng cố quân đội một cách hoàn chỉnh. Có thế thấy điều này
trong các chính sách từ xưa được coi là các luật lệ cố hữu của dân du mục thảo nguyên.
Vì vậy việc tập hợp và chia quân đội thành các bậc cấp để quản lí được cho rằng tác động
rất lớn đến hệ thống xã hội Mông Cổ bấy giờ. Từ đó đã giúp Thành Cát Tư Hãn hợp nhất
các bộ lạc Mông Cổ thành một thể thống nhất và đặt nền móng quan trọng cho sự nghiệp
lâu dài, to lớn về sau.
Sau khi đánh bại Vương Hãn Thoát Lý và Trát Mộc Hợp, trở thành Đại Hãn tối cao
cai trị toàn cõi Mông Cổ, để gìn giữ hòa bình cho khu vực được thống nhất từ nhiều bộ
lạc lớn, Thành Cát Tư Hãn nhanh chóng đề ra một bộ luật nhằm khắc chế các nguyên
nhân dẫn đến truyền thống trả thù qua lại của các bộ lạc trên thảo nguyên Mông Cổ. Bộ
luật này được gọi là Pháp Điển [58, tr.33]. Điểm đặc biệt của bộ luật này là không dựa
trên quyền lực của một đấng tối cao nào mà chỉ tập trung từ các tập quán và truyền thống

43
của các bộ lạc từ nhiều thế kỉ. Tuy nhiên để nói đây là một bộ luật cấp tiến, ta cần phải
hiểu rõ vì sao lại gọi như thế ở các điểm sau:
Đầu tiên, Thành Cát Tư Hãn dùng nó để chỉnh đốn các khía cạnh rắc rối nhất của xã
hội Mông Cổ bấy giờ. Ông nhìn nhận việc bắt cóc phụ nữ dẫn đến chiến tranh qua lại giữa
các bộ lạc, điều này sẽ dần dẫn xã hội Mông Cổ đi theo con đường cũ, con đường của gây
rối và trả thù, vì vậy luật mới này được cho là đã cấm việc bắt cóc phụ nữ - điều này có
thể liên tưởng đến việc Bột Nhi Thiếp bị bắt cóc đã ảnh hưởng đến tâm trí ông. Cùng với
việc cấm bắt cóc, ông cũng nghiêm cấm các việc bắt cóc và nô lệ hóa bất kì người dân
nào thuộc lãnh thổ của ông.
Tiếp theo, Thành Cát Tư Hãn nhìn nhận vấn đề mâu thuẫn trong các gia đình có thể
dẫn đến mâu thuẫn trong chính bộ lạc nằm ở việc con ngoài giá thú có được công nhận
hay không. Hay như việc vì trả giá vợ như cách các thương nhân mua lạc đà sẽ dẫn đến
các xung đột của đàn ông trong bộ lạc, ông ban hành chính sách cấm buôn bán phụ nữ
làm vợ [57, tr.191] . Việc trộm cắp gia súc cũng được nhắc đến với hình phạt nặng nhất là
tử hình. Ông cũng yêu cầu nếu ai tìm thấy gia súc của người bị mất phải trao trả cho khổ
chủ. Từ đó dẫn đến việc nếu ai tìm thấy đồ đạc đã mất mà không khai báo hoặc trao trả thì
cũng được coi như tội trộm cắp và phải nhận phán quyết tử hình [57, tr.155].
Ngoài các bộ luật trên, Thành Cát Tư Hãn còn đưa ra một bộ luật về săn bắt động
vật hoang dã, cụ thể là về quyền săn bắt động vật hoang dã trên thảo nguyên. Ông ra lệnh
cấm săn bắt vào mua sinh sản giữa tháng Ba và tháng Mười, việc săn bắt quá mức sẽ dẫn
đến động vật quý hiếm sẽ khan hiếm, và mỗi thợ săn chỉ được giết một số thú nhất định.
Tuy nhiên bộ luật này chỉ được nhắc trong Mông Cổ Bí Sử mà chưa thấy một sách hay
nghiên cứu nào nhắc đến, vì vậy có thể cho rằng bộ luật này chỉ là một luật ngầm mà ông
đặt ra. Để lí giải cho điều đó, ta cần biết rằng hoạt động kinh tế chủ đạo của người Mông
Cổ lúc bấy giờ vẫn mang nhiều dấu ấn của văn hóa du mục như xuyên suốt quá trình hình
thành và phát triển từ trước đó, vì thế nếu như cấm họ săn bắn là điều tương đối khó khăn
vì bản thân họ đã phải sống bằng việc đó vào những năm mất mùa hoặc có những bộ tộc
(thành phần riêng lẻ nhỏ hơn bộ lạc nhưng vẫn nằm trên khu vực thảo nguyên Mông Cổ)
sống chủ yếu bằng nghề này. Vì vậy bộ luật này vẫn có nhiều tranh cãi về việc nó có thật

44
hay chỉ là các giả tưởng đưa ra về một đạo luật bảo vệ động vật hoang dã để đánh giá
Thành Cát Tư Hãn là một người cấp tiến trên các phương diện.
Song song với việc ban hành các đạo luật để giải quyết các vấn đề trên, mối an nguy
được đưa ra tiếp theo chính là tôn giáo. Qua nhiều thời kỳ khác nhau, từ Phật giáo tới Ki-
tô giáo, Hồi Giáo, Minh giáo bằng một cách nào đó đều đã có các tín đồ của họ trên thảo
nguyên.. Chúng ta đều biết mỗi tôn giáo đều lấy tôn chỉ hướng thiện làm kim chỉ nam, vì
vậy không tránh khỏi việc xung đột vì ai cũng cho rằng mình đúng đắn, việc này dẫn đến
các chính sách chiêu dụ các tín đồ, dẫn đến cạnh tranh và nếu bùng nổ sẽ dẫn đên các mâu
thuẫn sâu sắc của các tôn giáo trên chính thảo nguyên Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn đã
đặt ra một đạo luật được coi là chưa từng có cho thế giới, đó là việc tất cả mọi người đều
có quyền tự do tôn giáo hoàn toàn và tuyệt đối. Tuy vậy việc thờ phụng linh hồn quê
hương là điều không thể bãi bỏ - nhưng cũng không được coi là quốc giáo [14, tr.128].
Đạo luật này được đưa ra nhằm hòa giải tôn giáo, nếu nhìn ở khía cạnh thực tiễn trong
khu vực Mông Cổ bấy giờ, có thể khẳng định rằng đạo luật này giúp giảm thiểu rất nhiều
các mâu thuẫn có thể xảy ra giữa các tôn giáo với nhau, còn nếu từ góc nhìn hiện nay, bộ
luật này có thể được xem là một công ước về bình đẳng, tự do tôn giáo đầu tiên trong lịch
sử nhân loại được ghi chép lại.
Để thuận tiện cho việc truyền bá các tôn giáo, Thành Cát Tư Hãn miễn thuế và lao
động công ích cho các thủ lĩnh tôn giáo, cũng như miễn thuế cho các tài sản của họ. Sau
này, ông còn đưa ra việc miễn thuế cho các thành phần làm công việc cung cấp dịch vụ
như tang lễ, bác sĩ, luật sư, giáo viên và các học giả [58, tr.155].
Ngoài ra, với giới quý tộc, Đại Hãn ban hành một số luật lệ để ngăn chặn các cuộc
xung đột vũ trang tranh giành vị trí Hãn và xung đột trong gia đình. Theo luật của ông,
một vị Hãn luôn phải được bầu ra trong cuộc họp Kurultai; mọi thành viên máu mủ trong
gia đình với nhau không được quyền tuyên án tử hình cho một người khác mà phải qua
một cuộc họp Kurultai quy mô gia đình. Đạo luật mà ông đưa ra còn thừa nhận trách
nhiệm và tội lỗi của một cộng đồng nếu như có người trong cộng đồng đó phạm tội.
Tương tự như một bộ lạc hay một toán lính có thủ lĩnh phải chịu trách nhiệm với hành
động của nhau, do đó việc duy trì và thi hành bộ máy luật pháp nằm ở toàn dân chứ không

45
chỉ ở giới quyền quý hay các quan lại. Theo tôi, đây có thể coi là tầm nhìn vượt thời đại
của Thành Cát Tư Hãn trong việc vận hành một nhà nước, mỗi cá nhân được cho là một tế
bào nhỏ và nếu tế bào này muốn sống trong một môi trường tốt đẹp thì bản thân tế bào đó
phải tốt và môi trường có trách nhiệm ngược lại với họ.
Thêm vào đó, ông cũng được cho rằng đã có tầm nhìn vượt trội trong việc thi hành
và tuân thủ luật pháp từ chính tầng lớp cao nhất là các quý tộc và các Hãn. Thành Cát Tư
Hãn ban bố luật pháp có quyền năng tối thượng không chỉ với mọi người mà bao gồm cả
giới quyền quý của quốc gia trong đó có người trị vì [25, tr.71].

2.3.1.2. Trong thời kì Thành Cát Tư Hãn chinh phục được các vùng đất mới
Trong lịch sử, có rất nhiều đế quốc được dựng lên bằng những chiến dịch quân sự,
phát triển cường thịnh nhưng sau đó bị tan rã nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của các đế quốc đó là chính sách cai tri ở các vùng đất mới
được chinh phục xong. Với Thành Cát Tư Hãn, chính sách cai trị của ông ở vùng đất mới
thể hiện tầm nhìn sắc sảo vượt trội của ông. Ông dành cho bốn người con trai bài học rằng:
việc chinh phục một đội quân không giống với chinh phục một quốc gia, một dân tộc.
Ông có thể dùng chiến thuật và binh lính được rèn luyện từ nhỏ để hạ gục cả một đội quân
hơn hẳn về quân số, nhưng một dất nước chỉ có thể thuần phục ông khi mà lòng dân bản
xứ ưng thuận, nguyện theo ông. Ông để lại một câu nói đã giúp nâng cao tầm vóc của
mìnhkhông chỉ là một nhà chinh phạt vĩ đại mà còn là một nhà cai trị tốt, hiểu biết và anh
minh: “Những người thua cuộc ở những bờ hồ khác nhau nên được cai trị ở những bờ hồ
riêng biệt” [Dẫn theo 14, tr.198]. Tư tưởng xuyên suốt này của ông sẽ dẫn đường cho việc
xây dựng nên một đế quốc Mông Cổ đa dạng trên mọi phương diện từ tôn giáo, sắc tộc
đến ngôn ngữ, phong tục v.v.
Theo đó, với từng khu vực vừa mới khuất phục nhất định, Thành Cát Tư Hãn đã
thực hiện chính sách cai trị phù hợp. Mỗi khu vực được ông cai trị với các chính sách
khác nhau và linh hoạt thay đổi theo tình hình thực tế.
Ban đầu, ông áp dụng chính sách gián trị (cai trị gián tiếp), sau khi quốc gia bị chinh
phục, ông vẫn để hoàng tộc các quốc gia đó được tiếp tục nắm quyền cai trị vương quốc
của họ, miễn là họ chịu thần phục Mông Cổ và cống nạp những sản vật mà Thành Cát Tư

46
Hãn muốn. Như trường hợp người Đảng Hạng (Tây Hạ) và Nữ Chân (nhà Kim). Nhà Kim
cống nạp cho đế quốc Mông Cổ để họ rút quân bằng cách cống nạp rất nhiều lụa, vàng
bạc, ngựa và nhân công v.v. Cuối cùng, Hoàng Hãn chấp nhận là chư hầu của Thành Cát
Tư Hãn và dâng Kỳ Quốc Công chúa của nhà Kim làm thiếp cho Thành Cát Tư Hãn.
Tuy nhiên, sau thời gian ngắn, khi đoàn quân chinh phục Trung Á chuẩn bị xuất
chinh, người Đảng Hạng đã phản bội ông, rời bỏ liên minh và sau đó Tây Hạ còn cố gắng
liên minh với nước Tống và nước Kim nhằm chống lại người Mông Cổ [29, tr.199] .
Thành Cát Tư Hãn coi đây là sự phản bội tồi tệ nhất! Từ sự phản bội của hai quốc gia
trên, ông đã thay đổi suy nghĩ về lòng trung thành và mức độ tin cậy của những kẻ giàu có
quyền thế: thay vì cho họ được tiếp tục cai trị, ông ra tay một cách triệt để đối với giới
quyền quý cao tầng ở các vùng đất mà ông chiếm được sau này. Tiêu biểu là chính sách
giết trừ tất cả người giàu và có thế lực sau này của quân Mông Cổ trên lãnh thổ đế quốc
Khwarizm.
Việc ra tay tàn sát tầng lớp quý tộc giúp quân Mông Cổ rất nhiều trong việc làm tê
liệt hệ thống xã hội của kẻ địch, làm giảm thiểu khả năng bị phản bội của họ trong tương
lai và giúp Mông Cổ áp đặt chính sách mới cho dân chúng trong vùng. Thành Cát Tư Hãn
không bao giờ chấp nhận hãng ngũ quý tộc phe kẻ thù trong quân đội của mình và hiếm
khi để họ phục vụ ông dưới bất kỳ hình thức nào. Một vài thành phố không bao giờ hồi
phục sau khi cao tầng của nó bỏ mạng trong chiến tranh hoặc bị sát hại. Ngay cả một vị
vua hay hoàng tử của các quốc gia đầu hàng nếu muốn giữ được tước vị cũ của mình đều
phải được quân Mông Cổ tái ban tặng tước vị đó, như hoàng tử của người Duy Ngô Nhĩ
sau khi cưới con gái của ông để trở thành con rể của hoàng tộc Mông Cổ và tiếp tục cai trị
vùng đất của mình [14, tr.137].
Quy định về việc cướp phá của quân Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn ban hành tại
đế quốc Khwarizm khác hơn so với các cuộc tấn công sát nhập trên thảo nguyên Mông
Cổ cũng như trong cuộc cướp phá kinh đô người Nữ Chân. Ông đưa ra sắc lệnh về việc
đảm bảo cả thành phố phải sạch bóng người và thú vật trước khi quân Mông Cổ tiến hành
việc cướp bóc của cải để có thể đảm bảo cho an nguy của quân lính. Để thực thi sắc lệnh
này, trước khi bắt đầu việc cướp bóc thì các chiến binh Mông Cổ đối xử với dân chúng

47
không có bất kì ngành nghề nào và quân lính kẻ địch theo một trình tự ngang hàng nhau.
Vì quân Mông Cổ chủ yếu là kỵ binh, cho nên họ hành hình bộ binh, sau đó là phân loại
dân thường theo các ngành nghề mà họ đã khai báo. Những người có thể đọc - viết được
bất kì ngôn ngữ nào cùng với các thương nhân và các nghệ nhân được họ trọng dụng bởi
chính bản thân người Mông Cổ không làm gì khác ngoài việc đánh trận, chăn gia súc và
săn bắn. Thành Cát Tư Hãn hiểu rằng, đế quốc của họ ngày càng lớn mạnh, vì vậy họ cần
những công nhân lành nghề trong mọi ngành nghề để phục vụ và phát triển. Sau đó những
người còn sống được tập hợp lại để hỗ trợ tấn công thành phố tiếp theo, họ mang vác vật
nặng, đào hầm, làm khiên sống v.v. [14, tr. 180].
Khi quân Mông Cổ tràn vào một thành phố, họ đi qua mà không để lại bất cứ vật gì
có giá trị, nhà địa lý Yaqut al - Hamawi người chạy thoát khỏi quân Mông Cổ một cách
may mắn đã miêu tả: “Các cung điện mà quân Mông Cổ bị tàn phá như cách họ xóa bỏ
chữ viết trên trang giấy, những tòa nhà trở thành ổ cho các loài cú và quạ; ở đó cú mèo
rút tiếng trả lời nhau và góp phần than khóc trong các sảnh đường bị bỏ lại” [32, tr.431].
Từ những thành phố đó, quân Mông Cổ cho gởi đi các đoàn sứ giả đến các thành phố
khác để tuyên truyền về những điều khủng khiếp chưa từng thấy mà quân đội Mông Cổ
gây ra với những khả năng phi thường của họ. Mỗi chiến thắng lại mang tới cho các thành
phố một làn sóng tin tức mới và càng ngày các thành phố này càng tin vào việc Thành Cát
Tư Hãn là bất khả chiến bại.
Tuy nhiên, về việc tàn sát của quân Mông Cổ, chúng ta cần xem xét cẩn trọng. Xét
theo đặc điểm của các cuộc chiến tranh thời kì trung cổ thì hiện tượng tàn sát hàng loạt
“làm cỏ” đó thường xảy ra. Đã có những thành phố vẫn được tha tội vì họ đầu hàng ngay
lúc quân Mông Cổ vừa tiếp cận, và những thành phố bị làm cỏ hầu như là những nơi đã
chống trả một cách quyết liệt như thành Urgench - nơi được cho là không còn bất cứ thứ
gì có thể sử dụng được, quân lính và dân thường đều bị tàn sát. Nó là một dạng chiến
thuật tâm lý: các nhà cầm quyền lợi dụng chiến thuật đơn giản nhưng ghê rợn là tra tấn
công khai, cắt xẻo da thịt để làm người dân hoang mang, sợ hãi. Còn đối với quân Mông
Cổ, việc giết chóc hay tiến hành chém giết như là một quy tắc hành xử và luôn luôn đi
cùng với việc các đoàn sứ giả gởi đi khắp các thành phố mà họ sắp chiếm. Đó có thể coi
là cách gieo rắc nỗi sợ có chủ đích mà thời nay gọi là chiến tranh tâm lý. Một khi các nhà
48
cầm quyền tại khu vực khác hiểu được sự nguy hiểm và tàn bạo của quân Mông Cổ thì
việc giảm thiểu thiệt hại cho cả hai bên là điều được quan tâm. Thay vì phải hành quyết
một cách công khai, họ tàn sát số người bỏ trốn và để thoát một ít dân chúng như trường
hợp nhà địa lý Yaqut al - Hamawi để họ tự mình tuyên truyền về các tội ác của quân
Mông Cổ. Quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn dấy lên nỗi sợ của các thành phố khác
bằng những cuộc tiến công và thắng lợi một cách nhanh chóng cùng với sự khinh bỉ mà
họ dành cho những người có quyền lực.
Những chủ trương chính sách mà Thành Cát Tư Hãn thực hiện như trên đã góp phần
cho việc miêu tả ông như là người phá hủy các thành phố thay vì là kẻ giết người đẫm
máu. Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách này còn giúp ông đạt được mục đích rất
quan trọng về kinh tế về sau. Để tái cấu trúc dòng chảy hàng hóa ở Trung Á; các thành
phố nằm trên những tuyến đường ít quan trọng và khó qua lại để dồn việc giao thương
vào các tuyến đường nơi quân ông có thể dễ dàng kiểm tra hàng hóa và giám sát. Vì vậy,
như việc ông phá hủy những thành phố có thể được coi là cách ông ngăn dòng chảy hàng
hóa tràn vào những khu vực không thuận tiện cho việc buôn bán, tụ tập dân cư. Tuy nhiên,
nếu còn dân cư và ruộng đồng thì họ có thể tái thiết lập lại cấu trúc thành thị và phát triển
trở lại. Thành Cát Tư Hãn nhận ra điều này nên ông đã giảm mật độ dân số bằng cách từ
từ phá hủy hệ thống tưới tiêu, dẫn đến việc dân chúng rời đi đến các thành phố lớn hơn và
ruộng đồng lại thành các khu chăn thả phục vụ cho bầy ngựa - bởi thắng lợi của quân
Mông Cổ phụ thuộc vào chúng với các cuộc hành quân chớp nhoáng là rất nhiều.

2.3.1.3. Trong thời kỳ các Hãn quốc sau khi Thành Cát Tư Hãn mất
Sau sự ra đi đôt ngột của Thành Cát Tư Hãn, Oa Khoát Đài tiếp nối ngôi vị Đại Hãn
mà cha ông để lại. Oa Khát Đài là con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn với người vợ Bột
Nhi Thiếp. Ông được miêu tả là một người cao lớn, vui tính, có sức lôi cuốn quần chúng
rất cao, thông minh và kiên định. Ông được đánh giá là người có uy tín vì một phần thành
công của mình trong việc giữ cho đế quốc Mông Cổ theo nề nếp, đúng đường lối mà cha
mình đã đề ra.
Ảnh hưởng từ quan niệm cai trị đế quốc của Đại Hãn cha mình, Oa Khoát Đài cho
rằng: “một vương quốc chiếm được trên lưng ngựa không thể được cai trị trên lưng ngựa”

49
[14, tr. 206]. Điều này dẫn đến việc ông từ bỏ các trung tâm quyền lực di động là các ger -
để di chuyển quanh các vùng đất cai trị; việc xây dựng kinh đô Karakorum14 là một điển
hình của một trung tâm quyền lực và hành chính cố định của một vương quốc. Tuy nhiên,
người Mông Cổ vẫn sống trong các ger xung quanh Karakorum như cách mà họ đã sinh
sống trên thảo nguyên, dù cho hoàng cung có di chuyển từ khu vực này sang khu vực
khác theo mùa. Nếu như các kinh đô khác trên thế giới ở thời kì này thường gắn với chức
năng thể hiện quyền lực, sự cao sang và uy nghi của giới hoàng tộc thì Karakorum lại
được ví như một nhà kho và công xưởng. Họ dùng nơi này để chứa hàng hóa, làm công
xưởng bao gồm cả cuộc sống của những thợ thủ công làm việc cho hoàng tộc. Thành phố
này không sản xuất mà hầu như thu thập các cống vật từ khắp mọi nơi trên đế quốc. Một
phần ba kinh thành được dùng làm nơi tập kết các lớp người được chiêu mộ để làm việc
cho đế quốc như những người ghi chép và thông dịch của mọi đất nước nhằm giúp đỡ cho
việc giao tiếp trên mọi miền giữa các nước này với trung ương [22, tr.397].
Ngoài việc xây dựng cung điện cho các thành viên Hoàng tộc và bản thân, Oa Khoát
Đài còn xây thêm nhiều nơi thờ cúng cho những tín đồ Phật giáo, Hồi giáo, Đạo giáo và
Ki-tô giáo. Trong số các tôn giáo này, Ki-tô giáo có lẽ chiếm ưu thế trong triều đình
Mông Cổ lúc bấy giờ vì Oa Khoát Đài cùng với Đà Lôi (người con trai út của Thành Cát
Tư Hãn nắm quyền nhiếp chính sau khi ông mất cho tới khi Oa Khoát Đài lên ngôi) đều
có vợ là những người Ki-tô giáo dưới thời Vương Hãn Thoát Lý. Tuy nhiên dù Ki-tô giáo
có vị trí cao như vậy nhưng tại kinh đô Karakorum đương thời được coi như một vùng đất
hòa hợp của các tôn giáo, chẳng còn nơi nào mà các tín đồ của nhiều tôn giáo lại có thể
bình an và được hành đạo một cách bình đẳng như nơi này.
Việc tiếp theo mà Oa Khoát Đài làm để duy trì hệ thống các cống vật cũng như
nguồn cung hàng hóa của Thành Cát Tư Hãn đã để lại là trả gấp đôi cho hàng hóa nhập
khẩu. Ông coi các thương nhân rất quan trọng trong công cuộc di chuyển và luân chuyển
mọi nguồn hàng tới kinh đô cũng như mọi miền đế quốc nên đã tỏ lòng biết ơn bằng cách
trả tiền cho họ đúng với giá cả mà họ yêu cầu, đồng thời còn tặng thêm mười phần trăm

14
Karakorum là thủ đô của Đế chế Mông Cổ giữa năm 1235 và 1260, và của nhà Bắc Nguyên trong thế kỷ XIV-XV.
Di tích của nó nằm ở góc tây bắc của tỉnh Övörkhangai của Mông Cổ ngày nay, gần thị trấn Kharkhorin ngày nay, và
tiếp giáp với tu viện Erdene Zuu
50
tiền thưởng [51, tr.71]. Ngoài ra, các thương nhân còn được cấp vốn hỗ trợ khi cần thiết.
Để tăng cường giao thương, Oa Khoát Đài đặt ra một hệ thống khối lượng và đo lường
chuẩn hóa để thay thế các hệ thống được dùng ở mỗi khu vực khác nhau [41, tr.156]. Vì
số lượng thành phố và quốc gia họ chiếm được rất nhiều, mỗi đơn vị đo lường thuộc
những nơi khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến việc định giá và trao đổi hàng hóa. Từ những
việc này cho ta thấy Oa Khoát Đài đã kế tục và thực thi rất tốt các chỉ thị mà Thành Cát
Tư Hãn để lại, góp phần cho công cuộc thịnh vượng xuyên suốt tuyến đường Con đường
Tơ lụa dưới thời cai trị của ông. Ngoài ra, vì tiền xu dạng nén và xu quá cồng kềnh, ông
ban hành các chính sách về một hệ thống tiền giấy giúp việc trao đổi trở nên dễ dàng và
an toàn hơn.
Với quân đội, Oa Khoát Đài cho tái củng cố quyền lực của Mông Cổ tại Trung Á,
dưới sự lãnh đạo của viên tướng Tốc Bất Đài. Nếu Thành Cát Tư Hãn đảm bảo nguồn thu
nhập cho vương quốc bằng cách sống ngoài chiến trường, lao mình vào các trận chiến
cùng các tướng lĩnh, chiến lợi phẩm sẽ được vận chuyển về nhà thì Oa Khoát Đài lại chọn
sử dụng sức mạnh quân sự nhằm tăng cường an ninh cho các tuyến đường trên Con
đường Tơ lụa mà các lái buôn sử dụng để họ đem về nhiều hàng hóa một cách an toàn
hơn. Ông đặt các trạm đồn trú cố định để bảo đảm an toàn cho các thương nhân, đồng thời
bãi bỏ hệ thống sưu thế đang ăn chặn từ các địa phương nhằm giảm thiểu hết mức những
khó khăn mà thương nhân gặp phải trên đường di chuyển. Juvaini viết rằng đường xá của
quân Mông Cổ được đảm bảo bằng việc ở bất cứ nơi nào mà có thể đi để mang về lợi
nhuận, dù ở viễn Tây hay cực Đông thì các thương nhân đều sẽ đi đến đó [44, tr.77]. Việc
này góp phần tạo dựng lại một hệ thống đường xá an toàn, thân thiện, giúp các thương
nhân tránh được những nguy hiểm trên đường luân chuyển hàng hóa, góp phần tái cấu
trúc lại Con đường Tơ lụa một cách chặt chẽ, quy củ.
Thời kỳ của Quý Do, vị Đại Hãn thứ ba cai trị đế quốc Mông Cổ sau cái chết của
cha mình là Oa Khoát Đài (tháng 11 năm 1241). Tuy công cuộc lên ngôi của ông một tay
do người mẹ của mình sắp đặt và ông cũng không được nhắc đến nhiều trong việc nhiếp
chính mà nhường lại cho mẹ ông. Tuy bị lép vế trong triều chính, nhưng chính Quý Do
cũng là người đã chuyển sự chú ý sang những người cai trị vùng đất hoàng gia khác trên

51
toàn lãnh thổ đế quốc: Sau khi tra tấn và hành thích cố vấn của mẹ ông là Fatima15, tiếp
đó là cắt chức người vợ góa đang nhiếp chính trên vùng đất của nhà Sát Hợp Đài, ra lệnh
điều tra trên đất đai của Đà Lôi đang được cai quản bởi vợ ông là bà Sorkhokhtani. Sau
đó, ông tập hợp một cuộc đi săn nhưng mục đích chính là tấn công Hãn Bạt Đô ở Nga.
Nhưng kế hoạch của ông không bao giờ được thực hiện vì ngay sau khi rời khỏi thành lũy
của mình, ông đột ngột qua đời. Juvaini đã miêu tả cái chết của ông một cách kiệm lời
rằng “giờ định mệnh của ông đã điểm” [44, tr.185].
Đến năm 1251, Mông Kha16 lên ngôi Hãn nhờ sự giúp sức hết mình của người mẹ
Sorkhokhtani. Sau cái chết của Quý Do, Mông Kha được cho là người đứng đầu trong số
các vây cánh của các hậu duệ trực hệ Thành Cát Tư Hãn muốn thay thế vây cánh đang
cầm quyền là hậu duệ của Oa Khoát Đài. Ông được sự hỗ trợ từ người anh họ Bạt Đô để
tổ chức một hội nghị Kutultai tại Siberia nhưng bị phản đối vì cho rằng đây không phải là
lãnh thổ thuộc Mông Cổ. Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng 7 năm 1251, một hội nghị Kurultai
tại nơi Thành Cát Tư Hãn sinh ra, lên ngôi và được chôn cất được tổ chức [14, tr.247]. Từ
hội nghị này, Mông Kha được bầu làm Đại Hãn thứ tư của đế quốc Mông Cổ. Tuy nhiên
một sự kiện đã diễn ra bất ngờ trong buổi lễ ăn mừng lên ngôi của ông: phe cánh của Oa
Khoát Đài có ý định lật đổ Mông Kha với cớ vào triều để bày tỏ lòng trung thành, thần
phục ông. Nhưng âm mưu của phe này bị lật tẩy và dễ dàng bị loại bỏ. Người vợ góa của
Quý Do bị buộc phải tự tử [42, tr.225-226].
Việc đầu tiên mà Mông Kha làm chính là tăng uy tín của mình trên cương vị là Đại
Hãn của toàn đế quốc. Năm 1252, ông ban cho cha mình là Đà Lôi tước vị Đại Hãn - dựa
theo quyền thừa kế tước vị và đất đai một cách hợp pháp của cha ông với tư cách là
Hoàng tử Tổ ấm/ con trai út của Thành Cát Tư Hãn.
Về việc hoạch định kinh đô, vì Oa Khoát Đài đã sử dụng các kỹ sư Trung Hoa và Ba
Tư, cho nên Mông Kha quyết định rằng ông sẽ sử dụng những nghệ nhân Ki-tô giáo mà
họ đã bắt được trong suốt chiến dịch châu Âu vì ông vẫn còn ấn tượng với tay nghề của

15
Một tù nhân người Tajik hoặc Ba Tư được đưa về từ chiến dịch đánh đế quốc Khwarizm để lao động tại kinh đô
Karakorum
16
Theo Nguyên sử, Đà Lôi có tổng cộng 11 người con trai, tuy nhiên chỉ 4 người trong số đó được biết đến là Mông
Kha – Đại Hãn thứ tư của đế quốc Mông Cổ; Hốt Tất Liệt – Đại Hãn thứ năm của đế quốc Mông Cổ, Hoàng đế khai
quốc của nhà Nguyên; Húc Liệt Ngột – Hãn đầu tiên của Hãn quốc Y Nhi; A Lý Bất Ca – người tranh ngôi đại hãn
với anh trai mình là Hốt Tất Liệt.
52
các thợ kim loại. Người được chọn là Guillaime Boucher - một thợ mỏ vàng. Mông Kha
giao cho Boucher cùng một nhóm năm mươi nghệ nhân làm trợ lý.
Với mẹ mình là một tín đồ của Giáo hội Phương Đông, hơn nữa bà cũng là người
nắm phần quan trọng trong việc Mông Kha lên ngôi nên không khó để nhìn thấy việc Ki-
tô giáo tạm thời lên ngôi trong triều đình Mông Kha lúc bấy giờ. Tình hình đó một phần
cũng được củng cố bởi số lượng đông đảo các phu nhân theo Ki-tô giáo trong Hoàng tộc
và bởi sự trung thành tuyệt đối của hai quốc gia Ki-tô giáo là Georgia và Armenia. Trong
thời gian làm Đại Hãn, ông còn cho tổ chức các cuộc tranh luận giữa các tôn giáo khác
nhau như Hồi giáo, Ki-tô giáo và Phật giáo [59, tr.191]. Tuy nhiên, ông lại giải thích với
các thầy tu, các vua chúa châu Âu theo Ki-tô giáo rằng bản thân ông không thuộc về một
tôn giáo nào cả: “Người Mông Cổ ta chỉ tin vào một vị Chúa trời, chúng ta sống với
Người, chết với người và tâm chúng ta luôn ngay thẳng trước Người v.v. Bàn tay có
những ngón khác nhau, Người cũng ban cho loài người nhiều tính khác nhau…” [59,
tr.191].
Trên thực tế, Mông Kha thật sự để tâm tới phương diện ngoại giao và buôn bán chứ
không phải tôn giáo. Dưới thời của ông, toàn bộ nỗ lực được tập trung vào việc mà Thành
Cát Tư Hãn chưa thể hoàn thành đó là chinh phục nhà Tống và vùng Trung Đông. Ông ra
lệnh thực hiện hàng loạt các cuộc điều tra về dân số để ghi lại số người và động vật, vườn
tược, ruộng đồng và các tài sản khác của các vương quốc thuộc đế quốc. Ông làm vậy
một phần để nắm trong tay các thông tin cần thiết, giúp quyền lực của ông vươn tới các
địa phương và có thể giám sát các quan lại địa phương một cách chặt chẽ. Đồng thời, việc
này còn giúp ông hoạch định các chính sách nhằm ổn định tình hình kinh tế vì trước đó
vào thời gian Quý Do làm Đại hãn đã chi tiêu rất nhiều dẫn đến một số nợ khổng lồ cho
triều đình Mông Cổ. Mông Kha nhận ra rằng nếu ông không trả món nợ này thì các lái
buôn và người nước ngoài sẽ không đến và giao thương với đế quốc của mình. Chính việc
này làm Juvaini - một sử gia Mông Cổ phải than rằng: “Trong sử sách các nước, chưa
từng có tiền lệ một vị vua này phải trả nợ cho một vị vua khác” [44, tr.604].
Trong giao thương, hệ thống tiền tệ là quan trọng nhất, vì thế việc bảo đảm niềm tin
và sự trong sạch của hệ thống này là rất cần thiết. Trước khi Thành Cát Tư Hãn qua đời,

53
đã cho cấp phép sử dụng tiền giấy với nguồn bảo đảm là kim loại quý và lụa, việc này tiến
triển rất chậm chạp nhưng tới thời Mông Kha, nguồn tiền giấy cần phải được giới hạn
theo những cách khác nhau. Năm 1253, ông cho lập nên Bộ Tiền tệ để kiểm soát và chuẩn
hóa việc sản xuất tiền giấy [14, tr.259]. Đây được cho là một bước tiến lớn trong các cải
cách của ông vì bấy giờ vấn đề kinh tế đã được giải quyết ổn thỏa nhưng vẫn còn mang
những mầm mống đe dọa đến sự lạm phát, mất giá đồng tiền, đây cũng có thể coi là tiền
thân của các ngân hàng nhà nước sau này. Dưới ảnh hưởng của cải cách này, lần đầu tiên
trong lịch sử, Trung Hoa và Ba Tư xài chung một đơn vị tiền tệ chi tiêu Mông Kha hiểu
rằng chừng nào Mông Cổ còn kiểm soát tiền tệ thì họ có thể để thương nhân chịu trách
nhiệm vận chuyển hàng hóa mà triều đình không phải lo về việc mất quyền lực hay lạm
phát [14, tr. 260].

2.3.2. Chủ động tiếp nhận, thích ứng với nền văn hóa bị chinh phục
Vị trí của một Hãn trên thảo nguyên phụ thuộc rất lớn khả năng thắng trận để mở
rộng lãnh thổ và việc đảm bảo được nguồn cung thương phẩm từ các cuộc cướp bóc qua
lại. Việc này diễn ra thường xuyên và tạo ra vòng lẩn quẩn, hỗn loạn cho tới khi Thành
Cát Tư Hãn thống nhất các bộ lạc trên thảo nguyên. Với sự thống nhất về mọi mặt của
vương quốc, tình trạng trên đã bị xóa bỏ, tuy nhiên lại xuất hiện một vấn đề - dấu chấm
hết cho vòng tròn cướp bóc, trả thù và trên hết là nguồn cung hàng hóa , dòng chảy hàng
hóa từ các khu vực khác mà mỗi bộ lạc đem lại sau khi cướp bóc lẫn nhau.
Thành Cát Tư Hãn qua lần kết giao thông gia với các bộ lạc Siberia và Duy Ngô Nhĩ
đã hiểu ra vấn đề cốt lõi tồn tại trong vương quốc của ông: đó là sự mất cân bằng của
nguồn cung hàng hóa. Khi Mông Cổ ngày một lớn mạnh cũng là lúc những bầy gia súc
cần thêm đất để chăn nuôi, dân chúng cần những thương phẩm để ổn định đời sống. Nhu
cầu bức thiết này đã dẫn đến việc ông quyết định tấn công nhà Kim để giành thương
phẩm và mở rộng lãnh thổ.
Từ vấn đề trên, có thể luận ra rằng, ngay từ những chiến dịch đầu tiên bùng phát ra
khỏi thảo nguyên Mông Cổ quê hương, mục đích của người Mông Cổ nói chung và
Thành Cát Tư Hãn nói riêng chỉ để đáp ứng các vấn đề cốt lõi của một quốc gia gốc du
mục mới được thành lập. Họ cần những cánh đồng cho gia súc và những sản vật mà khu

54
vực phía Nam mang lại để đảm bảo duy trì đời sống. Đối với họ ở thời điểm này, tư duy
gốc du mục vẫn còn rất đậm,. Ở vùng đất Mông Cổ, mỗi một người thì cần có tới năm
đến mười con vật thuộc các loài khác nhau để sinh tồn. Về phương diện này, cùng là sắc
dân du mục nhưng so với người Nữ Chân, người Mông Cổ không hoàn toàn hiểu tư duy
của người làm nông nghiệp. Trên lãnh thổ của người Nữ Chân, cư dân sinh sống rất đông
nhưng lại rất ít gia súc. Từ đó họ dùng từ ngữ chỉ những gia súc như bò và dê để chỉ
những người nông dân - những người họ coi là súc vật gặm cỏ [28, tr.213].
Mặc dù tư duy gốc du mục ăn sâu cố hữu trong đời sống sinh hoạt của người Mông
Cổ nhưng bước ra từ thảo nguyên, tiếp xúc với những nền văn mới, những dân tộc mới,
họ đã có tâm thế cởi mở, tiếp nhận và thích ứng một cách chủ động. Chúng ta có những
dẫn chứng cụ thể dưới đây:
Đầu tiên, chúng ta thấy người Mông Cổ sẵn sàng tiếp thu các yếu tố mới từ các sắc
dân du mục khác. Giai đoạn từ năm 1210 - 1213, Thành Cát Tư Hãn đã hạ gục được triều
đình Kim tại Trung Đô (Bắc Kinh ngày nay). Nhà Kim đàm phán với người Mông Cổ, ký
kết một hòa ước rất nặng nề nhường toàn bộ phần đất đai phía bắc sông Hoàng Hà và để
họ rút quân bằng cách cống nạp rất nhiều lụa, vàng bạc, ngựa và nhân công: “Đoàn quân
Mông Cổ đã bắt đi hàng vạn tù binh và chiến lợi phẩm. Nhưng số tù binh này không còn
đủ sức để vượt qua sa mạc Gobi và cũng không thả được. Vì vậy, Thành Cát Tư Hãn cho
chọn lại những nho sĩ, nghệ sĩ, thợ giỏi còn bao nhiêu ông ta giết hết (…) . Thêm vào đó,
Hoàng Hãn chấp nhận là chư hầu của Thành Cát Tư Hãn và dâng Kỳ Quốc Công chúa
của nhà Kim làm thiếp cho Thành Cát Tư Hãn: “Hoàng đế Kim phải nộp nhiều cống vật
như vàng, lụa, 3000 con ngựa và kèm theo nhiều mỹ nữ cho Mông Cổ; nhà vua phải gả
Công chúa, con của hoàng đế Vĩnh Tế cho Đại Hãn và hàng năm phải triều cống” [9,
tr.242].
Thành Cát Tư Hãn rút quân ngay sau khi nhận được cống vật và sự thuần phục của
nhà Kim. Điều này chứng tỏ việc những mảnh đất canh tác tại nơi đây không có giá trị
với người Mông Cổ bằng những sản vật mà họ cống nạp cũng như sự thần phục Thành
Cát Tư Hãn là Hoàng đế tối cao. Ông hài lòng với việc để người Nữ Chân và Khiết Đan
tiếp tục làm chủ vùng đất, tùy ý cai trị chỉ cần họ đảm bảo lượng cống vật và sự thần phục.

55
Theo chiều ngược lại, ông cũng không hề để lại một thứ gì ở khu vực này mà chỉ đem về
hàng vạn cống vật và nhân công phục vụ cho người Mông Cổ. Tuy nhiên, việc chinh phạt
nhà Kim đã giải quyết hiệu quả hai vấn đề mà người Mông Cổ gặp phải bấy giờ. Đầu tiên
là nhu cầu mở rộng lãnh thổ, đời sống của họ sẽ ổn định hơn nếu có thêm đất chăn thả và
nhu cầu này phần nào đó đạt đượcqua cuộc chinh phạt này. Thứ hai, nguồn cung hàng hóa
từ nhà Kim, vốn là vùng trung tâm luân chuyển hàng hóa của Trung Hoa, giúp cuộc sống
của họ đầy đủ và phát triển mà chiến dịch của Thành Cát Tư Hãn đem về số lượng hàng
hóa nhiều vô kể: “Các loại thực phẩm liên tục được chở xuyên qua vùng đất trống bao la
ngăn giữa thảo nguyên của người chăn gia súc với vùng đất nông nghiệp phía nam” [14,
tr.167].
Tuy nhiên, số lượng hàng hóa thu được càng nhiều thì việc cất giữ, bảo quản trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Sau khi quay trở về và nhận ra vấn đề này, Thành Cát Tư Hãn
cho xây dựng một vài tòa nhà, các tòa nhà tập hợp lại được gọi là Hoàng Cung, với chức
năng là nhà kho chứa chiến lợi phẩn từ các chiến dịch [14, tr. 138]. Thay vì phải để hàng
tá các cống phẩm rồi lại vận chuyển chúng theo bên mình thì việc xây Hoàng Cung để cất
giữ là hợp lí và đúng đắn. Việc xây nhà là một sự việc vô tiền khoáng hậu trên thảo
nguyên vì nó không hợp với lối sống du mục - dân Mông Cổ sống trong các túp lều (ger).
Điều này phản ảnh việc tù binh hay nguồn nhân công cống nạp người Nữ Chân là thợ thủ
công và cả nguồn nhân công là dân chúng cả nam lẫn nữ, người già lẫn trẻ em đã được
đưa về trong dòng người bị áp giải về thảo nguyên Mông Cổ đã góp tay vào việc xây
dựng này, Nó chứng tỏ Thành Cát Tư Hãn đã học hỏi từ người Nữ Chân, du nhập vào
vùng thảo nguyên Mông Cổ tập quán xây dựng nhà ở và phong cách kiến trúc của họ.
Giai đoạn từ năm 1219 - 1221, sau khi thỏa ước giao thương giữa Khwarizm và
Mông Cổ bị phản bội và đoàn thương nhân bị hành quyết thì một cuộc trả thù đẫm máu
đã xảy ra trên đế quốc Khwarizm. Khi nhìn vào lực lượng quân đội của Thành Cát Tư
Hãn lúc xuất quân chinh phạt đế quốc này, “ta có thể thấy các công trình sư Trung Hoa,
các thầy thuốc người Hoa” [14, tr.178]. Việc xuất hiện lực lượng công trình sư và các
thầy thuốc người Trung Quốc trong đoàn quân chinh phục của Thành Cát Tư Hãn cho
thấy việc ông sẵn sàng thu dụng và tiếp nhận những yếu tố mới mà ông và người Mông
Cổ không có hoặc cảm thấy lạ lẫm. Để chuẩn bị cho cuộc chiến ở vùng đất mới xa xôi
56
này, Thành Cát Tư Hãn nhận ra việc công phá các thành phố lớn với tường cao, hào sâu
nên không chỉ cần phải tận dụng triệt để các vũ khí quân sự mà mình thu được trong cuộc
chiến với người Đảng Hạng và Nữ Chân mà còn chiêu tập, trọng dụng nguồn nhân lực
mới bổ sung được từ những công binh đảo ngũ và các kỹ thuật quân sự mà họ đem tới
như tháp công thành, và các loại máy bắn đá, bắng tên. Tầng lớp được ông đặc biệt coi
trọng là các thương nhân, những người biết nhiều thứ tiếng và các nghệ nhân. Thương
nhân đem đến một nền kinh tế giao thương hiệu quả - vì họ phải di chuyển trên các tuyến
đường nhất định trong việc luân chuyển hàng hóa, là những người dẫn đường cho dòng
chảy hàng hóa về thảo nguyên hay các khu vực mà Thành Cát Tư Hãn chiếm được. Còn
các thợ thủ công thì đảm bảo biệc hàng hóa được sản xuất tại ngay chính khu vực thảo
nguyên Mông Cổ để phục vụ đời sống nhân dân nơi đây bởi bản thân chính đội quân
Mông Cổ của ông không làm gì khác ngoài đánh trận, chăn gia súc và săn bắt cho nên
việc xây các công trình như cầu để qua sông hay các vũ khí công thành là điều hoàn toàn
mới mẻ trong đời sống thảo nguyên nơi mà họ lớn lên.
Từ cuộc chiến với người Đảng Hạng, họ học được từ các công trình sư Trung Hoa
việc xây các máy lăng đá để phá vỡ tường thành. Bản thân Thành Cát Tư Hãn được ghi
nhận là có số hiểu biết nhất định về giá trị của những vũ khí này. Quân đội Trung Quốc từ
nhà Kim và những công binh đào ngũ đã gia nhập quân Mông Cổ và chiến đấu bên cạnh
họ trong các chiến dịch sớm nhất ở phía Tây[14, tr.159-160]. Chúng ta biết rõ rằng, thành
công, tốc độ và phạm vi các cuộc chinh phạt của người Mông Cổ không chỉ đơn giản là
kết quả của tổ chức quân sự hiệu quả, tướng giỏi và đặc biệt sử dụng hiệu quả các loại vũ
khí du mục truyền thống trên thảo nguyên. Kỵ binh trang bị cung tên cũng không thể dễ
dàng và nhanh chóng chiếm được các thị trấn, thành phố và pháo đài có tường bao quanh
như quân đội Mông Cổ đã làm trong thời kỳ đầu của các cuộc chinh phạt.
Trên thực tế, các cuộc chinh phạt của người Mông Cổ đã học hỏi pháo binh và vũ
khí thuốc súng của Trung Quốc. Trên thực tế, có thể lập luận một cách chính đáng rằng đế
chế Mông Cổ là đế chế đầu tiên trong cái gọi là “đế chế thuốc súng”. Về việc liệu người
Mông Cổ có sử dụng súng hay không, bằng chứng là vào cuối những năm 1200, họ chắc
chắn đã sử dụng và ít nhất phải có khả năng là họ đã bắt đầu sử dụng chúng sớm hơn. Tuy
nhiên, việc sử dụng súng không phải là vấn đề thiết yếu. Các loại vũ khí thuốc súng Trung
57
Quốc có sẵn cho người Mông Cổ, chẳng hạn như bom nổ và bom cháy, thương lửa và mũi
tên lửa, đủ để gây kinh hoàng cho những kẻ thù chưa từng chạm trán với bất cứ thứ gì
thuộc loại này trước đây. Vì những vũ khí như vậy không được biết đến ở phương Tây, họ
không được hiểu được việc sử dụng nó bởi quân đội Mông Cổ. Điều này góp phần cho
việc Thành Cát Tư Hãn và quân đội của ông được miêu tả là các “thầy phù thủy” hay
miêu tả về ông “tinh thông ma thuật và thuật lừa dối, là bạn của nhiều loài quỷ dữ” [43,
tr.1077].
Người Khiết Đan và Mông Cổ được coi là những họ hàng chung ngôn ngữ [14,
tr.154]. Trong chiến dịch chinh phạt nhà Kim, quân Mông Cổ ra sức chiêu dụ các hoàng
tộc Khiết Đan - những người từng bị nhà Kim lật đổ. Sau đó xuất hiện một nhân vật tên
Gia Luật Sở Tài - một thanh niên ngoài hai mươi tuổi người Khiết Đan được trọng dụng
trong triều đình Mông Cổ. Với vốn kiến thức uyên bác về chiêm tinh học, Gia Luật Sở
Tài dùng ngôn ngữ Khiết Đan để giao tiếp với người Mông Cổ, và trao đổi những tri thức
về ngôn ngữ của Trung Hoa lẫn Mông Cổ cùng với hiểu biết về luật và truyền thống của
dân định cư. Qua đó, Gia Luật Sở Tài góp công trong việc giúp Thành Cát Tư Hãn hiểu
hơn về văn hóa Trung Hoa và giúp ông nhìn nhận về các học giả Trung Hoa, từ đó ra sức
bắt giữ các học giả về mọi ngành để ứng dụng các kiến thức của họ trong việc phát triển
đế quốc [14, tr.154].
Ngoài ra, Thành Cát Tư Hãn còn sử dụng chữ viết của người Duy Ngô Nhĩ và sáng
chế ra chữ viết của Mông Cổ với sự giúp đỡ của “Tarta Tonga” [35, tr.398]. Dù thương
nhân Hồi giáo và tu sĩ du mục theo đạo Ki-tô đã truyền bá chữ viết vào thảo nguyên
Mông Cổ, tuy nhiên số lượng người học chữ hầu như bằng không. Vì vậy sau khi khám
phá được việc người Duy Ngô Nhĩ có tiếng nói gần giống với tiếng Mông Cổ và họ có
chữ viết riêng, Thành Cát Tư Hãn hiểu rằng không khó để có thể chuyển hóa nó thành
chữ Mông Cổ. Loại chữ này được gọi là “chữ Mông Cổ kiểu Uyghur” tức là chữ viết của
người Mông Cổ dựa trên chữ viết của người Duy Ngô Nhĩ [74].
Tới thời kì Oa Khoát Đài nắm ngôi Đại Hãn, việc làm được cho là sai lầm đầu tiên
của ông là từ bỏ chính sách trước đó của Thành Cát Tư Hãn. Đối với Oa Khoát Đài, việc
một quân vương đi chinh phạt theo quân đội như cha ông sẽ giúp ông hiểu hơn về các

58
vùng đất chinh phạt nhưng điều này không phải ưu tiên của ông. Thay vào đó, Oa Khoát
Đài ưu tiên vào việc định đô trị nước. Ông cần có một kinh đô như các vị vua ở các
vương quốc mà ông và cha đã chinh phục: muốn xây dựng một kinh đô cố định để cai trị,
phô trương quyền lực cũng như tập trung các tổ chức hành chính.
Điều đáng tiếc là, thay vì chọn vùng đất có khí hậu ôn hòa dễ chịu thì Oa Khoát Đài
lại chọn xây dựng ngay trên vùng lãnh thổ mình nhận được sau khi Thành Cát Tư Hãn
chia cho các con trai - vùng thảo nguyên với khí hậu khắc nghiệt. Điều này dù chứng tỏ
Oa Khoát Đài muốn có sự thay đổi căn bản tập quán sinh hoạt truyền thống cố hữu của
người Mông Cổ, sẵn sàng từ bỏ quá khứ và tiếp nhận, học hỏi quan niệm vương quyền ở
các quốc gia đương thời. Tuy nhiên, sự thay đổi này đã dẫn đến một hệ lụy mà chính Oa
Khoát Đài cũng không lường trước được, đó là sự xung đột với truyền thống du mục đã
ăn sâu vào lối sống của dân thảo nguyên. Khác biệt căn bản với lối sống định cư của các
dân tộc khác, lối sống của cư dân Mông Cổ cho đến lúc này vẫn phụ thuộc vào nguồn
thức ăn hạn chế từ việc chăn thả và canh tác. Họ không có cách nào để tự sản xuất, Họ di
trú, người dân gốc du mục phải thay đổi địa điểm sinh hoạt theo mùa, nên nếu kinh đô
phải cố định họ sẽ không thể di trú theo mùa được nữa.Thêm vào đó, tầm nhìn hạn chế
khiến ông chọn địa điểm dựng đô nằm ở vùng thảo nguyên quá rộng kèm theo thời tiết
khắc nghiệt, từ những ngọn gió đông buốt giá đến các đoàn gia súc không có nơi trú ẩn
vào mùa đông thay vì trốn vào các khe núi như lối sống cổ điển.
Vì thế, trong thời kì Thành Cát Tư Hãn làm Đại Hãn của đế quốc Mông Cổ, đế quốc
này đã bành trướng ra khỏi thảo nguyên của mình một cách mãnh liệt, tuy nhiên thứ ông
để lại cho Hãn quốc của mình là những bài học trị vì cho các con trai - những người đã
được chia các vùng đất khác nhau theo phong tục của người Mông Cổ. Hơn trên hết, vì là
người có lối sống theo truyền thống, việc ông vẫn duy trì lối sống đó được thể hiện qua
các câu chuyện ngụ ngôn mà ông dạy các con trai về sự đoàn kết, về một đế quốc Mông
Cổ liên kết, bền vững hay ngay chính trong cuộc sống hằng ngày, mặc dù đã xây dựng
thứ gọi là Hoàng Cung nhưng ông chỉ dùng nó làm kho chứa các cống phẩm, bản thân
ông vẫn sống trong ger như tổ tiên mình qua biết bao thế hệ. Điều này sẽ lí giải cho việc
nếu như trên chiến trường ông hoàn toàn chinh phục các dân tộc khác thì chính tại quê
nhà ông - thảo nguyên Mông Cổ, dân chúng càng sa lầy vào những nguồn cung hàng hóa
59
ổn định và sẽ không quay lại đời sống du mục như tổ tiên. [14, tr.200]. Khi họ bước ra
thảo nguyên dưới bàn tay chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn và các hậu duệ của ông, thứ họ
thiếu là những khu vực chăn thả gia súc, những nguồn hàng hóa để cung ứng trong đời
sống. Tuy nhiên khi họ đã đáp cả hai nhu cầu trên, việc sa lầy vào lối sống mới với nguồn
cung ứng dư thừa và nguồn nô lệ từ mọi nơi khiến họ rời xa bản chất du mục - trình độ
phát triển của bản thân dân tộc Mông Cổ bấy giờ là chưa đủ để tránh khỏi cạm bẫy đang
nhăm nhe phá hủy lối sống mà tổ tiên họ truyền lại.
Có thể nói, người Mông Cổ đã bước những bước rất nhẹ trong những vùng lãnh thổ
sau khi họ chinh phạt. Họ không đem tới những phong cách đặc trưng nào (họ hầu như
đóng quân và sống trong các ger của mình như cách mà họ đã tồn tại từ thời tổ tiên họ).
Họ không áp đặt bất cứ ngôn ngữ nào (hay nói đúng hơn họ còn dùng những ngôn ngữ
bản địa, học theo và phát triển thành bảng chữ cái của mình như cách Hốt Tất Liệt cho
Lạt Ma Bát Tư Ba hình thành chữ Phagba, hay Thành Cát Tư Hãn với chữ Uyghur từ Tata
Tonga). Họ không áp đặt bất cứ tôn giáo nào tại bất cứ vùng đất nào bị chinh phục mà còn
khuyến khích việc tự do tôn giáo và học hỏi để phát triển từ tôn giáo đó. Vì thế, việc
“Mông Cổ hóa” là không có bởi những chính sách của họ không mang tính áp đặt, miễn
là họ có được những nguồn thu từ việc giao thương, trao đổi buôn bán hay các cống vật
thuần phục thì vùng đất đó còn được an toàn và bảo đảm. Chính những chính sách mang
tính cởi mở đó đã thúc đẩy phát triển trên mọi mặt của một đế quốc Mông Cổ rộng lớn,
giao thương tự do, liên lạc rộng mở, chia sẻ tri thức, chính trị tách rời với tôn giáo, các
tôn giáo song song cùng tồn tại với nhau và một bộ luật chung áp dụng cho toàn cõi đế
quốc. Những điều đó là tiền đề cho sự phát triển văn hóa và hệ thống toàn cầu hóa đồng
nhất trong thời kì hiện đại.

2.3.3. Tích cực hoạt động khuếch trương thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây
Sau thời kỳ Thành Cát Tư Hãn, các Đại Hãn kế vị và các Hãn quốc sau đó đều kế
thừa những chủ trương chính sách của ông đề nhằm thúc đẩy giao thương, hòa hoãn tôn
giáo. Trong đó, những hoạt động khuếch trương thúc đẩy giao lưu văn hóa có những có
những bước tiến rõ rệt nhất định vào thời kì Hốt Tất Liệt nắm ngôi Đại Hãn. Những sự cải

60
tiến về bộ luật căn bản của Thành Cát Tư Hãn đưa ra đã được cháu ông phát triển và đưa
đế quốc Mông Cổ phát triển ở một tầm cao mới.
Xuyên suốt thời điểm cai trị của mình, Đại Hãn Hốt Tất Liệt đã đề ra các chính sách
nhằm duy trì các con đường buôn bán khắp đế quốc và đặt các kho hàng cách nhau mỗi
hai mươi tới ba mươi dặm. Các trạm dừng chân cung cấp động vật thồ hàng như những
hướng dẫn viên dẫn các lái buồn qua các địa hình hiểm trở. Marco Polo miêu tả về các
trạm dừng chân này không chỉ “đẹp” mà còn “tráng lệ” với “lụa tấm và mọi thứ xa hoa
dành cho đấng vua chúa”. Chính quyền Mông Cổ cho phát hành các Paiza17 phục vụ cho
các thương nhân hay quan lại Mông Cổ trong việc luân chuyển hàng hóa và di chuyển qua
các khu vực khác nhau.
Triều đình Mông Cổ ở Trung Hoa và Y Nhi hãn quốc cũng có một số đất đai trên
địa bàn của nhau, như việc Hốt Tất Liệt sở hữu trang trại ở Ba Tư và Iraq, còn Hãn quốc
Y Nhi thì nhận từ Trung Hoa thuốc thang và gốm. Người Mông Cổ ở Ba Tư cung cấp gia
vị, trang sức, ngọc trai và vải vóc cho thân tộc Trung Hoa [20]. Hệ thống trao đổi, kinh tế
và thương mại vẫn được duy trì một cách hiệu quả mặc cho có những xung đột vì bất
đồng giữa các nhánh gia tộc về vị trí Đại Hãn. Điều này dẫn đến việc nếu một Hãn từ chối
phân chia phần cho các thành viên trong gia đình ở mọi nơi trên lãnh thổ thì các thành
viên khác sẽ từ chối gửi phần đến cho ông từ lãnh thổ mà họ cai trị. Việc này dẫn đến lợi
ích tài chính chung trên mọi miền đế quốc Mông Cổ đã vượt lên trên các tranh chấp nhỏ
về chính trị.
Việc luân chuyển hàng hóa liên tục này dần biến các tuyến đường hành quân của họ
khi xưa với những ưu điểm về rộng rãi, thoáng mát thành các con đường giao thương. Vì
trước đó trong các chiến dịch, quan lại Mông Cổ chủ tâm tìm kiếm các bản đồ, các công
trình miêu tả những địa điểm trong tất cả doanh trại và thành phố của kẻ địch. Nên đến
thời Hốt Tất Liệt, các học giả đã tổng hợp tất cả kiến thức có từ người Trung Hoa, Ả Rập
và Hy Lạp để làm ra tấm bản đồ được coi là phức tạp nhất từng được biết [52].
Về các dân tộc trên mọi miền đế quốc, ngay dưới thời kì Thành Cát Tư Hãn đã có
những chính sách chiêu mộ họ vào phục vụ trong mọi tầng lớp của người Mông Cổ. Từ

17
Một dạng tấm thẻ bằng vàng, bạc hoặc gỗ lớn hơn tay người, dùng đeo trên cổ hay móc vào quần áo. Vật này cho
phép người mang nó được đi lại trong đế quốc và đảm bảo an toàn, nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại
61
những công binh đảo ngũ người Nữ Chân giúp phát triển hệ thống các vũ khí công thành,
đến các thương nhân Hồi giáo, Ấn Độ giáo trong cuộc giao thương bất thành với đế quốc
Khwarizm, hay việc Thành Cát Tư Hãn nhận thấy đế quốc ngày càng lớn mạnh dưới thời
của ông sẽ cần tất cả công nhân lành nghề đến từ mọi ngành nghề để phát triển vương
quốc về mọi mặt.
Khi Rabban Bar Sawma18 đến châu Âu, thứ khiến ông ngạc nhiên chính là việc chỉ
có một tôn giáo tại nơi đây là Ki-tô giáo và các thủ lĩnh tôn giáo ở châu Âu nắm rất nhiều
quyền lực chính trị cũng như những quyền lực thế tục. Điều này trái ngược với đế quốc
Mông Cổ của ông - nơi mà mọi tôn giáo cùng tồn tại và phải đặt nhu cầu của đế quốc lên
trên tất cả. Sau chuyến đi này, ông trở lại Hãn quốc Y Nhi và ghi lại các sự kiện trong
cuốn: Lịch sử cuộc đời và các chuyến đi của Rabban Swama, sứ giả và toàn quyền của
các hãn Mông Cổ tới các vua châu Âu [30] . Điều này càng làm sáng tỏ sự tự do tôn giáo
trên mọi miền của đế quốc Mông Cổ và càng cho thấy các nền văn minh vốn từng là
những thế giới tách biệt nhau nay đã được hình thành bởi một hệ thống liên lạc, giao
thương, công nghệ và chính trị xuyên lục địa.
Mọi vấn đề đều có hai mặt của nó, ngoài những mặt tích cực giúp thể hiện rõ những
biểu hiện của giao lưu văn hóa Đông - Tây thì mặt tiêu cực cũng góp phần thể hiện những
khiếm khuyết và thiếu xót trong các chính sách cũng như hành động của đế quốc Mông
Cổ. Đầu tiên là bằng việc mang quân chinh phạt, họ đem đến sự hủy diệt đối với mọi
quốc gia dân tộc mà họ đối mặt trong suốtthời gian từ Thành Cát Tư Hãn đến Oa Khoát
Đài hay Mông Kha và kết thúc bằng triều đại của Hốt Tất Liệt. Không có bất cứ con số cụ
thể hay rõ ràng để có thể dẫn chứng được số người thương vong tại các vương quốc này.
Tuy nhiên có thể thấy rõ điều đó qua những mô tả về cách Thành Cát Tư Hãn trừng phạt
các đế quốc phản bội ông hay những nơi không chịu quy hàng, quy phục. Các chiến dịch
gần như xóa sổ các vương quốc: “các cung điện bị xóa sổ khỏi mặt đất như chữ viết bị tẩy
xóa khỏi trang giấy, và những tòa nhà đó trở thành ổ cho lũ cú và quạ; ở đó cú mèo rút
tiếng trả lời nhau và gió than khóc trong sảnh đường” [32, tr.431].

18
Một sứ giả được Hốt Tất Liệt cử đến Anh để tặng bánh mỳ trong lễ ban phước thánh thể. Ông là sử giả đặc biệt vì
trước đây mọi sứ giả đến châu Âu đều là thầy tu , riêng ông thì theo Ki-tô giáo, dòng Assyria
62
Tâm lý kinh hoàng về sự giết chóc ảnh hưởng rất lớn đến dân chúng và cũng là một
trong những vũ khí mạnh nhất của quân đội Thành Cát Tư Hãn. Mỗi chiến thắng trong
chiến dịch của họ mang đến một làn sóng tuyên truyền mới, càng nhiều người sẽ tin rằng
họ là bất khả chiến bại. Trong sử kí Novgorod năm 1238 đã miêu tả họ rằng “quân Tartar
tới đông không đếm xuể, như châu chấu” [54, tr.65-66]. Paris ghi nhận rằng “quân Mông
Cổ tàn phá các nước phía đông tới thê thảm, gây hỏa hoạn và giết chóc khắp mọi nơi
chúng đi qua” [54, tr.314]. Những ám ảnh kinh hoàng của người châu Âu hay các khu
vực chinh phạt của Mông Cổ sau này được giảm thiểu bởi sự tái sinh trù phú mà họ mang
đến cho các khu vực này, từ Tartar không còn ám chỉ cho nỗi kinh hoàng thay vào đó hai
nhà văn người Ý là Dante và Boccacio19 đã có cụm từ Panni Tartarici để miêu tả vải sa -
tanh của người Mông Cổ.

19
Hai nhà văn, nhà thơ lớn của thời ký Phục Hưng ở Ý
63
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA
ĐÔNG - TÂY QUA VAI TRÒ CỦA THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ
3.1. Những biểu hiện của giao lưu văn hóa Đông - Tây thông qua vai trò của Thành
Cát Tư Hãn

3.1.1. Trên phương diện ngôn ngữ chữ viết, văn học
Để ban hành các đạo luật nói chung, điều cấp thiết nhất cần có chính là một hệ thống
chữ viết. Dù cho đã có nhiều thương nhân người Hồi giáo và các tu sĩ du mục theo Kitô
giáo truyền bá chữ viết vào vùng thảo nguyên, tuy nhiên cuốn sách đầu tiên miêu tả người
Mông Cổ thì không phải viết bằng chữ Mông Cổ mà bằng chữ Hán. Cuốn Bí Sử Mông Cổ
được cho là dùng chữ của người Trung Hoa để học tiếng Mông Cổ. Theo Bí Sử, lần đầu
tiên Thành Cát Tư Hãn được tiếp cận chữ viết có lẽ là sau khi đánh đuổi người Nãi Man
của Vương Hãn Thoát Lý. Ông khám phá ra rằng trong chính quyền của Vương Hãn có
một người chuyên ghi chép lại những quyết định của vị Hãn này rồi dùng ngọc ấn dập nổi
chúng [14, tr.130].
Khi có hệ thống chữ viết, Y Nhi Hãn là Ghazan (Hợp Tán) ra lệnh cho Rashid al -
Din - người kế nhiệm Juvaini viết cuốn lịch sử thế giới tổng hợp đầu tiên. Bộ sách tên
Jāmiʿ al-tawārīkh (Tổng hợp Biên niên sử) là một nhiệm vụ quy mô lớn và đòi hỏi nhiều
học giả, nhà dịch thuật để ghi lại toàn bộ lịch sử từ Trung Hoa, người Turk đến người
Frank - cách gọi người châu Âu của dân Mông Cổ [14, tr. 326]. Vì vậy Jāmiʿ al-tawārīkh
là tài liệu duy nhất và có thể coi là quan trọng nhất đối với Hãn quốc Y Nhi nói riêng và
cả đế quốc Mông Cổ nói chung. Nội dung bộ sách chứa đựng một lượng kiến thức phong
phú, rộng lớn nhất từ trước đó đến khi nó được xuất bản. Cũng vì điều đó, cuốn sách này
được coi là “Lịch sử thế giới đầu tiên”.
Về ngôn ngữ, họ không áp đặt bất cứ một ngôn ngữ nhất thống nào trên mọi vùng
lãnh thổ nào nằm dưới quyền kiểm soát của mình. Việc phát triển chữ Duy Ngô Nhĩ giúp
triều đình của Thành Cát Tư Hãn viết và lưu giữ các sổ sách thì tới thời Hốt Tất Liệt, chữ
Phagspa được ra đời và là hệ thống chữ viết chính thức của đế quốc. Tuy nhiên thay vì ép

64
buộc hay áp đặt trên phương diện này, họ đều cho phép dân chúng được sử dụng các hệ
thống chữ viết của riêng mình.

3.1.2. Trên phương diện tôn giáo


Trong thời kì Thành Cát Tư Hãn làm Đại Hãn, mọi tôn giáo đều được quyền phát
triển công bằng với đạo luật miễn thuế và lao động công ích cho các thủ lĩnh tôn giáo [58,
tr.83]. Mặc dù bản thân Thành Cát Tư Hãn vẫn theo tôn giáo của tổ tiên là Đằng Cách Ly
Giáo (Tengri giáo), nhưng mọi tôn giáo trên vùng lãnh thổ ông cai trị đều bình đẳng như
nhau, không có bất cứ tài liệu nào cho thấy ông ép buộc hay áp đặt chính sách tôn giáo
đối với bất kì khu vực nào. Tuy nhiên đến thời Oa Khoát Đài và Mông Kha thì Ki-tô giáo
lại chiếm ưu thế trong triều đình Mông Cổ. Nhưng cho dù vậy thì tại mọi nơi trên đế quốc
hay ngay ở kinh đô Karakorum, các tín đồ tôn giáo đều được bình an cùng tự do hành đạo.
Điều này chứng tỏ những tư tưởng bao dung và hòa hợp đối với mọi tôn giáo trên lãnh thổ
đế quốc này.
Lạt Ma giáo (tên gọi thông tục của Phật giáo Tạng truyền)20, là một tôn giáo chủ
yếu ở Tây Tạng, Mông Cổ và một vài nước nhỏ ở vùng núi Himalaya. Lạt Ma giáo lần
đầu tiên được ghi nhận tiếp xúc với Thành Cát Tư Hãn khi ông xuất chinh tấn công Tây
Hạ, vì đất nước chịu ảnh hưởng nhiều của phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên cho đến khi mất,
Thành Cát Tư Hãn vẫn chưa mang được Lạt Ma giáo truyền vào Mông Cổ mà phải tới
thời hãn Oa Khoát Đài và Mông Kha thì Phật giáo mới được du nhập vào Mông Cổ và
phát triển cực thịnh nhất vào thời Hốt Tất Liệt.
Trong thời gian Oa Khoát Đài ở ngôi vị Đại Hãn, những ghi chép về việc ông xây
dựng kinh đô Karakorum cùng với nhiều nơi thờ cúng cho các tín đồ của các tôn giáo cho
thấy sự hòa hợp tôn giáo trên đế quốc Mông Cổ. Dưới thời hãn Mông Kha, đã có những
miêu tả về các cuộc tranh luận giữa các tôn giáo khác nhau nhằm tăng độ uy tín và ảnh
hưởng của mình lên toàn cõi đế quốc Mông Cổ. Miêu tả rõ nhất chính là cuộc tranh luận
giữa Rubruck cùng những tín đồ Ki-tô giáo và đạo Hồi lập thành một đội để phản bác các
giáo lý của đạo Phật [14, tr.255 - 256].

20
Cái gọi là Lạt Ma giáo là tên gọi thông tục của Phật giáo Tạng truyền. Đó là một nhánh của Phật giáo Trung Quốc,
được hình thành trong vùng đất của người dân tộc Tạng. "Lạt Ma" là dịch âm từ tiếng Tạng, ý là "Thượng Sư", là sự
tôn xưng đối với những người xuất gia. (Theo Từ điển Phật học), ghi nguồn từ điển Phật học rõ hơn nhé.
65
Đến khi Hốt Tất Liệt nắm ngôi Đại Hãn, ông giao nhiệm vụ cho Lạt Ma giáo là
Phagspa (cách gọi khác là Bát Tư Ba) để tạo ra một bảng chữ cái đơn giản nhất nhằm viết
mọi ngôn ngữ trên thế giới. Năm 1269, bộ chữ cái này được trình lênĐại Hãn với bốn
mươi mốt ký tự bắt nguồn từ bảng chữ cái Tây Tạng gọi là chữ “Phags-pa”. Việc một Lạt
ma được tín nhiệm giao cho nhiệm vụ tạo ra một bảng chữ cái cho thấy mức độ sùng bái
Phật giáo của Hốt Tất Liệt, ngoài ra Hốt Tất Liệt cùng vợ ông “25 người tụng kinh tháp
tùng đến Kinh Sư, làm lễ thọ quán đỉnh Kim Cang (cách gọi của việc thọ giới trong Phật
giáo Tây Tạng)” [1]. Một sự kiện khác diễn ra vào năm 1254: theo kiến nghị của Bát Tư
Ba, Hốt Tất Liệt ra lệnh cho các sứ giả đến triều đình đều không được nghỉ trong các gian
nhà của những chư tăng, hay việc ông viết quyển Ưu Lễ Tăng Nhân Chiếu Thư - dành
riêng cho Bát Tư Ba. Từ góc độ này, có lẽ Phật giáo đã được đặt trên những tôn giáo khác,
trở thành Quốc giáo của nhà Nguyên nói chung và những lãnh thổ thần phục nói riêng.
Hồi giáo (đạo Hồi, đạo Islam)21, được coi là tôn giáo khá đặc biệt trên toàn cõi đế
chế Mông Cổ vì ba trong bốn Hãn quốc chính đều cải sang Hồi giáo vì nhiều mục đích
khác nhau [27, tr.145].
Hồi giáo (đạo Hồi, đạo Islam)22, được coi là tôn giáo khá đặc biệt trên toàn cõi đế
chế Mông Cổ vì ba trong bốn Hãn quốc chính đều cải sang hồi giáo vì nhiều mục đích
khác nhau [27, tr.145]. Trong thời kì Thành Cát Tư Hãn, ông cho Triết Biệt dẫn quân bảo
vệ người dân Hồi giáo ở Kashgar23 và phục hồi tự do tôn giáo tại nơi đây. Thành Cát Tư
Hãn và quân đội Mông Cổ được dân chúng Kashgar ví với nhứng : “ơn phước Chúa trời
và phần thưởng cho lòng nhân từ của thánh thần” [44, tr.67]. Sau này, gần 500 thương
nhân người Hồi giáo và Ấn Độ giáo tại khu vực lãnh thổ của người Duy Ngô Nhĩ còn
được Thành Cát Tư Hãn chọn để thiết lập mối quan hệ giao thương với đế quốc
Khwarizm. Tuy mối quan hệ này nhanh chóng bị phản bội, nhưng cũng đã thấy được tầm
quan trọng của thương nhân Hồi giáo nói đối với giao thương trên toàn lãnh thổ đế quốc
Mông Cổ.

21
Là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần và chỉ có một thiên chúa được nhắc đến, ngoài ra Muhammad là
sứ giả của thượng đế.
22
Là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần và chỉ có một thiên chúa được nhắc đến, ngoài ra Muhammad là
sứ giả của thượng đế.
23
Một thành phố thương mại nay thuộc Tân Cương, Trung Hoa.
66
Sau khi chinh phục được đế quốc Khwarizm, một người Hồi giáo nổi tiếng là Ata -
Malik Juvaini được Thành Cát Tư Hãn trọng dụng, ngoài ra ông còn làm chức vụ như ghi
chép và miêu tả - tiền thân cho sự ra đời của một cuốn sử sách miêu tả rõ nét các cuộc
chinh phạt của Mông Cổ. Ông là người đã viết cuốn sách Tarīkh-i Jahān-gushā (Lịch sử
cuộc chinh phục Thế giới) miêu tả các cuộc schinh phạt của Thành Cát Tư Hãn, Húc Liệt
Ngột và Hãn quốc Y Nhi, đây được coi là một tác phẩm văn học, lịch sử vô giá của Ba Tư
vì đã miêu tả một cách rõ nét về các cuộc chinh phạt của người Mông Cổ trên vùng đất
này.
Trong ghi chú của William of Rubruck, ông đã có sự tranh cãi với một thầy tu Hồi
giáo, sau đó họ lập thành một đội gồm các thầy tu Hồi giáo, Ki - tô giáo để tranh luận với
các giáo lý của Phật giáo, đặc biệt trong cuộc thi này, Hãn Mông Kha đã đề ra một luật lệ
để đảm bảo đây là một buổi tranh luận hòa hợp: “không ai được phép tranh cãi” [59,
tr.189]. Điều này chứng tỏ một phần tự do tôn giáo trên đế quốc Mông Cổ nhưng cũng thể
hiện việc các thủ lĩnh tinh thần của các tôn giáo được giữ các vị trí quan trọng trong triều
đình Mông Cổ.
Dưới thời Hốt Tất Liệt, ông nhận thấy các quan lại Hồi giáo có học thức rất giỏi về:
“luật lệ và tập quán thành thị” [58, tr.83]. Vì vậy ông cho mời họ từ Y Nhi Hãn quốc ở
Ba Tư đến Trung Hoa để hỗ trợ triều đình Mông Cổ tại khu vực này. Ngoài ra, các thầy
thuốc Hồi giáo cũng được đưa sang Trung Hoa, với những hiểu biết chuyên sâu về phẫu
thuật. Sau này, Rashid al - Din (một học giả người Hồi giáo tại Y Nhi Hãn quốc) xuất bản
cuốn sách Tansūqnāma (Tư liệu của Y Nhi Hãn quốc trên các nhánh y học Trung Hoa).
Ngoài ra, thuật bắt mạch còn được sử dụng rộng rãi tại Trung Đông vì thầy thuốc “chỉ cần
chạm vào cổ tay bệnh nhân để chẩn bệnh và điều trị” tránh tiếp xúc với bệnh nhân nữ -
điều bị xem là cấm kị trong đạo Hồi. Ngoài ra, sau khi Hốt Tất Liệt thành lập Cục thiên
văn Hồi giáo tại Trung Hoa, một nhà thiên văn học là Jamal ad - Din còn đem các bản vẽ
và các dụng cụ thiên văn lớn cùng các phương pháp đo lường của người Ả Rập đến Trung
Hoa [33, tr.1262-1263]. Ngoài ra còn có một quả địa cầu được ông đem đến, nhờ đó, một
quả địa cầu được tạo ra và miêu tả châu Âu, châu Phi, châu Á và các đảo Thái Bình
Dương lân cận [67, tr.4].

67
Ngoài ra, các Hãn quốc lần lượt cải sang đạo Hồi vì những vấn đề chính trị hay xã
hội. Kim Trướng Hãn quốc cải sang đạo Hồi vì lực lượng của họ vốn nhận được là từ
người Turk bản địa, việc cải đạo giúp họ củng cố quyền lực và duy trì ngôi vị của các Hãn
[68, tr.39-42]. Với Y Nhi Hãn quốc, Hợp Tán24 (Ghazan), một thời gian ngắn trước khi lật
đổ Bái Đô (Baydu) đã cải sang Hồi giáo và chính quyền của ông đã thiên vị với Hồi giáo
và điều này trùng hợp với các nỗ lực nhằm đưa chế độ của họ đến gần hơn với đa số cư
dân, những người không phải là dân Mông Cổ. Ki-tô giáo và Do Thái giáo bị mất vị thế
bình đẳng với Hồi giáo và họ đã một lần nữa phải trả thuế. Những người theo Phật giáo
phải lựa chọn cải đạo hoặc bị trục xuất [50, tr.72], cuộc đàn áp này dẫn đến hậu quả tại
Iran, Phật giáo không bao giờ có thể khôi phục được vị thế sẵn có của mình [36, tr.81,
161].
Ki-tô dòng Nestiorian hay còn được gọi là Cảnh Giáo, Giáo hội Phương Đông
hay Giáo hội Ba Tư25 được nhắc đến và duy trì trước thời đế quốc Mông Cổ bởi người
Khắc Liệt cùng người Nãi Man [31, tr.49]. Họ được coi là các nền văn hóa hay đơn thuần
là các bộ lạc có tính liên kết cao hơn trong thời kì loạn lạc này. Tổ tiên của họ được các
nhà truyền giáo thuộc Giáo hội phương Đông Assyria cải đạo theo Ki-tô giáo từ nhiều thế
kỷ trước. Vì cũng theo lối sống du mục nên họ hành đạo trong các nơi tôn nghiêm đặt
trong các ger. Họ không nhấn mạnh giáo lý hay một đức tin cứng nhắc nào khác và thay
vào đó, họ tin vào một cách khác để diễn giải Kinh Thánh. Câu chuyện về sự cải đạo của
họ được miêu tả như sau:
Họ dựng lên một túp lều để thay thế cho gian thờ, trong đó dựng một cây thánh
giá và một quyển sách Phúc âm, và đặt tên nó theo Mar Sergius. Ông ta buộc một
con ngựa của mình ở đó, lấy sữa ngựa và đặt nó trên quyển sách và thập tự giá, đọc
thuộc lòng những lời cầu nguyện đã học được và làm dấu thánh giá trên đó (…)
Yohannan trả lời Abdisho và nói sẽ phái một linh mục và một phó tế đến để rửa tội

24
Là Hãn thứ 7 của Y Nhi Hãn quốc của Đế quốc Mông Cổ ở Iran ngày nay từ năm 1295 đến 1304. Ông là con trai
của A Lỗ Hồn, cháu nội của A Bát Cáp và là chắt của Húc Liệt Ngôt, tiếp nối một loạt nhà cai trị là hậu duệ trực hệ
của Thành Cát Tư Hãn
25
Là một giáo phái thuộc Ki – tô giáo, ban đầu các cộng đoàn tiên khởi này là các Ki – tô hữu bị trục xuất từ phía
Đông La Mã, Trong khi đó tại Đế quốc La Mã, cuộc ly giáo Nestorius diễn ra đã khiến nhiều người ủng
hộ Nestorius di cư sang Đế quốc Ba Tư. Giáo hội Ba Tư dần liên kết với phía ly giáo, một phương sách được khuyến
khích bởi tầng lớp cai trị theo Hỏa giáo. Giáo hội vì thế cũng thường được gọi là "Giáo hội Nestoriô"
68
cho vị hãn và các thành viên của bộ tộc. Yohannan cũng chấp thuận miễn trừ cho
người Khắc Liệt khỏi luật nhà thờ nghiêm ngặt, rằng họ vẫn phải kiêng thịt
trong mùa chay hàng năm như các tín đồ Kitô hữu khác nhưng họ vẫn có thể uống
sữa trong thời gian đó, mặc dù họ nên chuyển “sữa chua” (sữa Koumis) thành “sữa
ngọt” (sữa bình thường) để ghi nhớ sự đau khổ của Chúa Kitô trong Mùa chay.
Yohannan cũng bảo Abdisho nên nỗ lực tìm lúa mì và rượu cho họ, để họ có thể cử
hành bữa tiệc Thánh. Theo đó, vị hãn và người của ông đã được rửa tội [39, tr.191].
Sự giúp sức của Ki-tô giáo cho quân Mông Cổ được thể hiện rõ nét qua cuộc vây
hãm thành Baghdad - trong cuộc chinh phạt Ba Tư và Trung Á do Mông Kha giao nhiệm
vụ, dưới sự lãnh đạo của Húc Liệt Ngột - con trai của Đà Lôi26. Sau khi đánh hạ thành này,
các tín đồ Ki-tô giáo tại đây được phép cướp bóc dân chúng và tàn sát những người Hồi
giáo đã từng áp bức họ. Tuy nhiên sự trả thù đối với vùng đất Hồi giáo này được nhắc đến
rất rõ trong Sử ký Armenia “Baghdad đã bị trựng phạt vì đã gây đổ máu và nhiều tội ác
trái ngược hoàn toàn với luân thường đạo lý” [37, tr.138].

3.1.3. Trên phương diện nghệ thuật


Về kiến trúc, những tòa nhà đầu tiên trên thảo nguyên Mông Cổ được Thành Cát Tư
Hãn cho phép xây dựng sau chiến dịch đánh nhà Kim. Vì số lượng của cải quá dư thừa,
không thể phân phát hết nên sẽ được cất giữ và bảo quản tại nơi đây. Các tòa nhà này
được ông gọi là Hoàng Cung, chức năng của chúng chủ yếu là nhà kho chứa chiến lợi
phẩm. Điều đặc biệt ở đây là tầm nhìn của ông trong việc xây dựng nơi này vì hai bên
Hoàng Cung là suối chảy xung quanh và được bao bọc bởi một nhóm đồi nhỏ. Điều này
thuận lợi cho một nhà kho vì dễ bảo vệ và việc đột kích gần như là bất khả.
Sự phát triển về kiến trúc và các môn nghệ thuật khác trở nên mạnh mẽ trong các
thời kì sau khi Thành Cát Tư Hãn mất - dưới thời của Hãn Oa Khoát Đài và Hãn Mông
Kha. Dưới thời Oa Khoát Đài, kinh đô Karakorum được xây dựng bởi bàn tay các kiến
trúc sư và thợ thủ công đến từ Trung Hoa, nhưng Hoàng Cung mà Oa Khoát Đài xây cho
chính gia đình mình lại mang phong cách Hồi giáo. Những miêu tả đầu tiên của kinh đô

26
Con trai út của Thành Cát Tư Hãn – Đà Lôi, kết hôn cùng cháu gái của Vương Hãn Thoát Lý tên Sorghaghtani
Beki (Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni), bà là một người theo Cảnh giáo hay còn gọi là Giáo hội Ba Tư, việc này đã góp phần
giúp Húc Liệt Ngột giữ liên lạc và giành được sự tôn trọng của người Ki – tô trong chiến dịch này.
69
này như sau: Trong vườn, các nghệ nhân Trung Hoa đã xây “một lâu đài với cửa giống
như cửa của khu vườn, bên trong là ngai vàng với ba cầu thang, một dành riêng cho Oa
Khoát Đài, một cho các phi tần của ông và một cho những người dâng ly và bày biện bàn
tiệc” [44, tr.84]. Trước cung điện, Oa Khoát Đài cho xây một chuỗi các hồ “nơi các loài
thủy cầm thường tụ họp”. Ông thường xem cảnh săn bắn rồi họ bắt đầu chè chén say sưa
(Oa Khoát Đài được miêu tả là một người nghiện rượu); ở trung tâm hoàng cung là một
tập hợp các chum bằng vàng và bạc lớn tới nỗi ông được cho là đã giữ lạc đà và voi ở gần
đó để chúng chở các loại thức uống khi có yến tiệc [44, tr.84].
Bên cạnh đó, các nơi thờ cúng cho các tín đồ của các tôn giáo như Phật giáo, Hồi
giáo, Đạo giáo và Ki-tô giáo cũng được xây dựng. Nhà thờ Ki-tô giáo ở đây được miêu tả
qua cái nhìn của William xứ Rubruck như: “Hãn Mông Kha và hoàng hậu dự lễ nhà thờ,
ngồi trên ngai vàng đối diện đền thờ. Vì đây là truyền thống Ki-tô giáo dòng Asyria nên
trong nhà thờ không có các hình ảnh hoặc trang trí tráng lệ, nhưng rui nhà được phủ lụa
để tạo cảm giác giống như đang ở trong ger” [54, tr.469].
Trong lúc hoạch định lại lãnh thổ của mình, Hãn Mông Kha biết rằng Karakorum
từng là vùng đất của Vương Hãn Thoát Lý, cũng là quê hương của mẹ ông - bà
Sorkhokhtani. Và dân chúng ở đây từ thời đó chủ yếu theo Ki-tô giáo dòng Assyria, vì
vậy ông quyết định dùng những nghệ nhân Ki-tô giáo bị bắt trong các chiến dịch châu Âu.
Chúng ta thấy điều này khác với Oa Khoát Đài - vị Hãn đời trước sử dụng nghệ nhân, kỹ
sư từ Trung Hoa và Hồi giáo tại khu vực Ba Tư. Một nghệ nhân từng làm thợ mỏ vàng tên
Guillaime Boucher được giao cho một nhóm năm mươi nghệ nhân khác làm trợ lý nhằm
thiết kế và xây dựng kinh đô [64, tr.81]. Để bổ sung thêm một nét châu Âu vào kinh đô
Mông Cổ, điều đặc biệt này được miêu tả như sau:
“Một cái cây lớn làm từ bạc và các kim loại quý hiếm khác nhau mọc lên từ
giữa sân đình và soi bóng xuống cung điện của ông, các cành cây mọc vào trong
nhà và dọc theo rui nhà. Quả bạc treo trên nhánh cây và bốn con rắn đan mình
quanh thân cây. Trên ngọn cây là một thiên thần chiến thắng bằng bạc, tay cầm một
cây trumper. Một chuỗi ống khí bên trong cây cho phép người hầu có thể thổi và
điều khiển chúng để tạo ra những thứ như ảo thuật mà không bị ai nhìn thấy. Khi vị

70
hãn muốn gọi nước cho khách, thiên thần liền đưa cây trumpet lên miệng và thổi, từ
miệng rắn một dòng thác rượu chảy vào bể bạc lớn ở gốc cây. Từ mỗi ống chảy ra
một đồ uống khác nhau - rượu vang, airak đen, rượu gạo và rượu mật ong” [14,
tr.252 - 252].
Nhờ khuyến khích trong việc buôn bán và giao thương, nhiều loại hàng hóa mới
được du nhập và phổ biến trên các vùng đất của đế quốc Mông Cổ. Tơ lụa, vải vóc là một
trong số đó. Một loại vải lụa đặc biệt mượt và bóng được người phương Tây gọi là satin
(vải sa-tanh) - bắt nguồn từ tên gọi cảng Tuyền Châu (Zaytun trong tiếng Ả Rập). Một
loại vải khác trang trí rất công phu được là lụa damask từ tên gọi thành phố Damascus -
nơi phần lớn hàng hóa của Hãn quốc Y Nhi đi qua trên đường đến các thành phố châu Âu.
Ngoài ra còn một số loại vải cao cấp tinh xảo được dệt ở Mosul27 cũng được Marco Polo
miêu tả [14, tr.319].

3.1.4. Trên phương diện khoa học - kỹ thuật


Ngoài việc được miêu tả là một người thích sử dụng bạo lực hay sự tàn bạo của
Thành Cát Tư Hãn được lan truyền đi nhanh chóng nên sẽ rất thiếu sót nếu như không
nhắc đến những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật thời Thành Cát Từ Hãn.
Với tư duy quân sự và nhãn quan khoa học hơn người, Thành Cát Tư Hãn phải đã
tiếp nhận các thợ thủ công lành nghề vào hàng ngũ quân đội, biến họ trở thành những nhà
khoa học trong thời kì của ông để nâng cấp các vật dụng công phá thành lũy. Đầu tiên là
việc tiếp nhận các kĩ thuật viên đào ngũ từ quân đội nhà Kim, họ học được các vũ khí
công thành như: máy lăng đá, chất lỏng cháy, máy ném đá, máy ném tên, v.v. nhờ đó mà
làm phong phú thêm các chiến thuật vây thành. Tuy những công cụ này đã xuất hiện từ
lâu trong lịch sử Trung Hoa nói chung và nghệ thuật công thành nói riêng, tuy nhiên đối
với người Mông Cổ lại là những thứ mới mẻ, nhất là khi họ giao chiến với một quốc gia
có kinh đô được bao vây bởi tường thành. Những chiến cụ này nhanh chóng trở thành một
phần cốt yếu trong những kho vũ khí của quân đội Thành Cát Tư Hãn bởi hiệu suất và
thiết kế của chúng. Ngoài ra, ông còn trọng thưởng rất hậu hĩnh cho những công binh này

27
Mosul là một thành phố ở miền bắc Iraq và thủ phủ của tỉnh Nineveh, khoảng 400 km (250 dặm) về phía tây
bắc Baghdad. Thành phố ban đầu tọa ở bờ tây của sông Tigris, đối diện với thành phố cổ Assyria Nineveh ở bờ đông,
nhưng khu vực đô thị hiện đã phát triển bao gồm các khu vực khá lớn trên cả hai bờ sông, với năm cây cầu nối hai bờ
71
và đưa họ thành một phần cố định của quân Mông Cổ. Từ đó, sau mỗi chiến dịch, trận
đánh, kho vũ khí của quân đội Mông Cổ càng phong phú và đa dạng [14, tr. 160].
Cụ thể là trong chiến dịch vây hãm Nishapur28, việc tấn công vào các pháo đài có
lực lượng vũ trang bảo vệ và bản thân các pháo đài đó nằm trên đồi cao, kiên cố là một
công việc đầy thách thức và cũng đắt đỏ vì nó yêu cầu luôn phải duy trì một lượng lớn kỵ
binh và nguồn lương thực, cùng với kỵ binh cũng đi kèm theo ngựa và gia súc làm lương
thực, vì thế có thể coi là một cuộc vây hãm khó khăn do hai nguồn lương thực chủ đạo và
cần thiết. Theo một số liệu thống kê cho biết, trong cuộc vây hãm Nishapur này, quân
Mông Cổ có 3.000 cây nỏ khổng lồ đã được sử dụng, 3.000 máy bắn đá và 700 máy
phóng/giàn phóng các loại chất gây cháy - nổ. Những con số trên góp phần chứng minh vì
sao Nishapur được coi là đã bị hủy diệt hoàn toàn. Việc kiểm soát được tuyến đường
trung gian của Con đường Tơ lụa giúp người Mông Cổ có quyền tiếp cận thông tin từ cả
hai phía, từ đó sàng lọc những ý tưởng về kỹ thuật mới để học tập và sử dụng tại các
chiến trường khác nhau [60, tr.355-370].
Một ví dụ điển hình để chứng minh rằng Thành Cát Tư Hãn có công trong việc phát
triển lại các kĩ thuật, đắp thành, v.v. Ngay tại đế quốc Khwarizm, trước đó, dân chúng tại
Khwarizm cho rằng đã được lệnh phải nộp trước một năm tiền thuế để xây dựng những
pháo đài nhằm chống lại người Mông Cổ. Tuy nhiên đến khi người Mông Cổ chiếm được,
họ lại đầu tư rất mạnh tay vào hạ để tái thiết tầng những thành phố trọng điểm của đế
quốc này. Theo hành trình được ghi chép lại của đạo sĩ Trường Xuân Tử (Trường Xuân
chân nhân) - người Trung Hoa trong chuyến đi tới Hindukush theo lệnh Thành Cát Tư
Hãn. Ông miêu tả Samarkand29 không lâu sau khi nơi này thất thủ trước vó ngựa Mông
Cổ rằng ông kinh ngạc biết bao khi thấy có rất nhiều thợ thủ công ở đây là người Trung
Hoa, và có biết bao người đã được thu hút về đây từ những vùng phụ cận và xa xôi hơn
nữa để giúp đỡ trong việc quản lý các cánh đồng và vườn cây ăn trái mà trước đó đã bị bỏ
lỡ [69, tr.92-93]. Điều này đã lặp đi lặp lại như một công thức hay quy trình nhất quán của

28
Nishapur hay Nishabur, là một thành phố thuộc tỉnh Khorasan, thủ phủ của huyện Nishapur và từng là thủ phủ tỉnh
Khorasan, ở phía đông bắc Iran, toạ lạc trên một thung lũng màu mỡ ở chân núi Binalud
29
Ngày nay, Samarkand là thành phố lớn thứ hai của Uzbekistan và là thủ phủ của tỉnh Samarqand, cách thủ đô
Tashkent khoảng 350 km. Đây là một thành phố du lịch nổi tiếng ở khu vực Trung Á. Samarkand là một trong những
thành phố có người sống lâu đời nhất ở Trung Á.
72
quân Mông Cổ về sau: trước đó họ đánh chiếm triệt hạ thành phố, sau đó tiền bạc được đổ
vào các thị trấn được xây dựng lại và hồi phục sinh lực, với sự chú ý đặc biệt vào việc bảo
trợ và phát triển nghệ thuật, nghề thủ công và sản xuất.
Người Mông Cổ học từ đế quốc Khwarizm - một nơi từng là trung tâm toán học của
thế giới Hồi giáo và đem kiến thức cải tiến các cách tính này phổ biến đi khắp nơi trên đế
quốc của mình. Việc lập các biểu đồ phức tạp và phải cần một hệ thống đo lường nhất
định vì các cột tính của số Ả Rập bất lợi và đưa sử dụng số không, số âm và đại số từ
Trung Hoa vào [14, tr. 325].

3.1.5. Trên phương diện phong tục tập quán


Trước khi thống nhất các bộ lạc thành vương quốc Mông Cổ đầu tiên, Thành Cát Tư
Hãn cho thực hiện các nghi lễ công cộng của người Mông Cổ và các nghi lễ này được
miêu tả một cách đầy đủ bởi Francois Petis de la Croix như sau: “Người Mông Cổ đặt
Thành Cát Tư Hãn lên một tấm thảm da thuộc màu đen trải trên nền nhà; ông được coi là
người mang tiếng nói tới cho người dân và thông báo cho họ niềm vui của mọi người”.
Tiếp đó, dân chúng - những người ủng hộ ông “quỳ chín lần trước vị hoàng đế mới để thể
hiện lòng trung thành của họ đối với ông” [34, tr.62-63].
Để ăn mừng thắng trận, hay chiến dịch nào đó thành công, người Mông Cổ thường
tổ chức các cuộc đi săn. Họ rào các khoảng đất lớn bằng cách cắm cọc xuống đất và dùng
lông đuôi ngựa nối chúng lại. Họ treo các mảnh da lên dây và khi gió thổi, thú vật trong
khu vực đó sẽ hoảng sợ và chạy loạn vào phần trung tâm mảnh đất. Tới đúng giờ cần thu
hoạch, các toán linh sẽ tề tựu lại nơi này từ những hướng khác nhau và hàng vạn người sẽ
tham gia cuộc săn bắn kéo dài hàng tháng trời này.
Từ sau các cuộc chinh phạt, đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của người Mông
Cổ thay đổi rất nhiều. Một số miêu tả ngay sau chiến dịch thảo phạt nhà Kim lần đầu phản
ảnh sự thay đổi đó như sau:
“Đoàn xe lạc đà và ngựa chở nhiều vài vóc quý tới nỗi quân Mông Cổ dùng
lụa để bọc các đồ dùng khác và để làm vật liệu gói hàng. Họ vứt dây thừng da thuộc
đi, và thay vào đó sử dụng lụa xoắc lại. Họ xếp thành chồng các áo choàng thêu chỉ
vàng và bạc thành họa tiết hoa mẫu đơn đang nở, sếu đang bay, sóng tràn vào bờ và
73
linh vật truyền thuyết, và họ đóng gói những đôi giày lụa đính ngọc trai lại. Quân
Mông Cổ chất đầy các xe kéo với thảm, bình phong, gối, đệm và chăn lụa, cũng như
khăn choàng, dải viền, ren và quả tua lụa. Họ mang theo hàng súc lụa thô, chỉ lụa
và vải dệt thành đủ loại phục trang và vật trang trí nhiều màu sắc hơn ngôn ngữ
Mông Cổ có thể miêu tả” [14, tr.166].
Qua đoạn mô tả trên, chúng ta có thể thấy rõ độ quý hiếm của các sản vật này ở
Mông Cổ như thế nào. Và như một hệ quả tất yếu, sau khi đem về rất nhiều sản vật từ bên
ngoài, đời sống của người Mông Cổ được đã thay đổi một cách rõ nét. Về trang phục, vào
thời kì trước khi Thành Cát Tư Hãn trả thù người Đảng Hạng vì đã phản bội ông, đời
sống của người dân Mông Cổ được miêu tả khá chi tiết: những cô gái Mông Cổ thường
ngày vắt sữa dê và bò Tây Tạng thì nay đã khoác lên mình trang phục làm từ lụa và vàng,
còn công việc vắt sữa động vật nay được đảm nhiệm bởi các người hầu của họ. Những
người già vốn hiếm khi được nhìn thấy kim loại thì nay thái thịt bằng dao khảm thép
Damascus30 với chuôi làm từ ngà voi trạm chổ, họ ăn uống trong các bát làm từ bạc trong
lúc lắng nghe các nhạc công ca hát. Như vậy, việc đem về các chiến lợi phẩm từ các vùng
đất khác nhau trên khắp đế quốc đã làm thay đổi đáng kể một số phong tục tập quán mà
người Mông Cổ từng có.
Thành Cát Tư Hãn nhận ra rằng đế quốc của ông phụ thuộc vào các cuộc xâm lược
không ngừng nghỉ để cướp bóc cũng như thiết lập các quốc gia nhỏ hơn thần phục và
cống nạp các sản vật, vì thế các cuộc xâm lược luôn cần thiết với đời sống dân chúng.
Ông hiểu rằng dân chúng sẽ không tự nguyện chấp nhận quay về với những món đồ đạm
bạc thời niên thiếu và lối sống du mục của tổ tiên. Có lẽ vì thế mà trong suốt các cuộc
chinh phạt, ngoài những thợ thủ công, thợ kim hoàn hay thợ may còn có cả các tù nhân -
những người sẽ làm nô lệ một cách khổ cực trong các ger như cách mà ông đã trải qua
trong thời niên thiếu.

30
Thép Damascus là một loại thép truyền thống dùng để rèn kiếm của vùng Trung Đông. Loại thép này độc đáo với
đặc trưng các vân kim loại nổi bật với các vết đốm như nước chảy. Các thanh kiếm được làm từ loại thép này nổi
tiếng với việc rất chắc chắn, rất khó vỡ, lưỡi đàn hồi tốt và có thể mài rất bén. Dù vậy việc sản xuất loại thép này
hiện tại là không thể vì kỹ thuật tinh luyện loại này đã thất truyền dù đang có nhiều nỗ lực để tái tạo lại loại thép này.
Tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn giữa việc phân biệt thép Damacus với các thanh kiếm được sản xuất và bán tại Damacus
(thủ đô – thành phố lớn nhất tại Syria) hay phương pháp, kỹ thuật hàn cán gấp hai lớp thép cho ra sản phẩm trông
khá giống loại thép này.
74
Tại châu Âu, phong cách Mông Cổ trở thành thời thượng sau khi làm sóng kinh
hoàng thứ nhất lắng xuống. Ở Anh, dải lụa xanh đậm “của dân Tatar” được dùng làm huy
hiệu cho hội hiệp sĩ lớn nhất và lâu đời nhất nước - Hiệp sĩ Garter. Ở giải cưỡi ngựa đấu
thương Cheapside vào năm 1331, lễ khai mạc chứng kiến cảnh đàn ông diễu hành trong
quần áo đẹp đẽ kiểu Tatar, đeo mặt nạ giống các chiến binh Mông Cổ. Những ảnh hưởng
từ phương Đông thậm chí còn thể hiện qua khăn choàng tóc hennin, thứ phụ kiện thời
trang dễ hận ra nhất của thời Phục hưng khắp châu Âu. Chiếc khăn choàng tóc hình nón
này được các quý bà khí cô ưa thích và xuất hiện rất nhiều trong các tranh chân dung từ
thế kỷ XIV trở đi có vẻ lấy cảm hứng trực tiếp từ những chiếc mũ đặc biệt được đội ở
triều đình Mông Cổ giai đoạn này [2, tr. 320].

3.2. Một số nhận định, đánh giá

Các cuộc chinh phạt, mở rộng và các chính sách khuyến khích giao thương, buôn
bán của Thành Cát Tư Hãn và hậu duệ của ông góp phần rất lớn vào quá trình giao lưu
văn hóa Đông - Tây. Người Mông Cổ đã chinh phục và quản lý một đế quốc hùng mạnh
gồm các vùng lãnh thổ trải dài từ Đông Nam Á đến Đông Âu, đã kết nối thế giới phương
Đông với thế giới phương Tây. Con đường Tơ lụa, kết nối các trung tâm thương mại trên
khắp châu Á và châu Âu, nằm dưới sự cai trị duy nhất của Đế chế Mông Cổ. Từ việc tìm
hiểu những cuộc chinh phạt, chính sách, và các chủ trương được thừa kế từ Thành Cát Tư
Hãn và các Hãn quốc, vai trò của họ ảnh hưởng sâusắc đến giao lưu văn hóa Đông - Tây,
có thể rút ra một số nhận định, đánh giá như sau:
Thứ nhất, vai trò của Thành Cát Tư Hãn và các Đại Hãn, các Hãn quốc kế vị ông
hiện diện và được phản ảnh trên mọi thành tố cấu tạo nên quá trình giao lưu văn hóa
Đông Tây. Trong quá trình giao lưu văn hóa, mọi điều kiện cần và đủ đều phải đảm bảo
tính hiệu quả cũng như khả năng vận động của quá trình này hay còn gọi là chất xúc tác,
điều kiện thuận lợi và mọi hoạt động kích thích sự giao lưu văn hóa bao gồm kiến lập
không gian giao lưu, lực lượng luân chuyển văn hóa, những chính sách chủ trương thúc
đẩy, v.v. Những thành phần này đều được Thành Cát Tư Hãn và các Hãn quốc tạo dựng
nên.

75
Các cuộc chinh phạt, bành trướng lãnh thổ được lãnh đạo bởi Thành Cát Tư Hãn với
những tài năng và tầm nhìn bao quát đã tạo ra một đế quốc Mông Cổ rộng lớn, những lực
lượng như thương nhân và các chính sách hòa bình về mọi mặt được áp dụng mà không
tạo ra trạng thái cưỡng bức hay áp đặt về văn hóa, giao lưu văn hóa. Điều này được thể
hiện qua sự đa dạng về quân đội của ông, từ các bộ lạc thảo nguyên Mông Cổ, công binh
người Nữ Chân, người Turk, người Georgia, các thầy thuốc và thợ thủ công Trung Hoa,
tàn quân của các sultan đế quốc Khwarizm hay thậm chí là các nghệ nhân,người ghi chép,
thợ mỏ, và cả các thương nhân nhưng đều được gọi chung bằng cái tên quân Mông Cổ,
một đế quốc Mông Cổ rộng lớn trải dài từ vùng biển Nhật Bản đến Đông Âu, kết nối các
khu vực trong vùng thành một thể thống nhất. Thêm vào đó, các chính sách hiệu quả đã
gắn kết lại các điều kiện góp phần cho sự trao đổi văn hóa, buôn bán hàng hóa và biến
chuyển theo chiều hướng tích cực mà thuật ngữ Pax Mongolia (hòa bình Mông Cổ) hay
Pax Tatarica (hòa bình Tatar) đã phản ánh.
Thứ hai, các hoạt động thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa được thể hiện một cách
đa dạng và tích cực, từ đó tạo ra nhiều hướng tác động đến với quá trình giao lưu văn hóa
Đông - Tây. Vai trò của Thành Cát Tư Hãn được thể hiện qua bộ luật mà ông đề ra ngay
từ lúc thống nhất các bộ lạc trên thảo nguyên Mông Cổ hay bổ sung, phát triển bộ luật này
một cách hoàn thiện mà không xung đột với với những nền văn hóa bị chinh phục. Với
việc trọng dụng người tài không phân biệt huyết thống mà đòi hỏi sự cống hiến và trung
thành, tại các lãnh thổ bị chinh phạt, ông đem các tu sĩ, nhà thuốc, nhà chiêm tinh học,
quan xử án, thầy tế Hồi giáo hay giáo sĩ Do Thái, các thương nhân, những người nói được
nhiều ngôn ngữ cũng như các nghệ nhânv.v. Bất cứ mọi ngành nghề nào có thể giúp ích
cho đế quốc của mình đều được ông trọng dụng và phát triển, điều này góp phần du nhập
nền văn hóa từ những nơi bị chinh phạt vào Mông Cổ và người dân Mông Cổ học hỏi các
văn hóa này nên đã có những biến đổi sâu sắc trong đời sống văn hóa - xã hội của họ.
Hay như việc các tôn giáo đều bình đẳng được phát triển, được xây dựng những nơi
thờ cúng cho các tín đồ, mọi tôn giáo trên lãnh thổ Mông Cổ đều được đối xử như nhau
và phát triển, bằng việc cử Triết Biệt (Jebe) đi bảo vệ người dân Hồi giáo tại vùng
Balasagun cho thấy một sự tự do tôn giáo, bình đẳng tôn giáo trên mọi miền lãnh thổ của
đế quốc Mông Cổ [14, tr.171]. Cho đến việc ông quy hoạch lại các thành phố nằm ngoài
76
con đường giao thương - tiền đề cho sự giao thương, tái cấu trúc dòng chảy hàng hóa ở
Trung Á, các thương nhân sau này góp phần luân chuyển những giá trị văn hóa, những
sản vật từ vùng này sang vùng khác trên mọi miền lãnh thổ. Nhờ các chính sách đúng đắn
và hiệu quả này của ông và hầu như được các hậu duệ của ông kế thừa mà quá trình giao
lưu văn hóa Đông - Tây trong các thế kỷ XIII - XIV được thúc đẩy mạnh mẽ: các giá trị
văn hóa phương Đông được người phương Tây tiếp nhận và các giá trị văn hóa phương
Tây cũng được người phương Đông hưởng ứng và phát triển.
Thứ ba, Thành Cát Tư Hãn và các Hãn quốc kế vị có ý thức và nhất quán về các
chính sách mình đề ra và luôn phát triển nó với mục đích nhằm tránh xung đột và đảm
bảo sự thống nhất, trật tự và lợi ích kinh tế của đế quốc, nhất là trong giao thương. Xuyên
suốt là các chính sách từ cướp bóc để đem lại tối ưu hóa nguồn tài sản cho bộ lạc, hay các
chính sách ưu đãi rồi tuyệt diệt với giới quyền quý của các nước quy phục và làm chư hầu,
đến các chính sách hòa hoãn tôn giáo và cả việc hoạch định lại một thành phố nằm trên
các tuyến đường tiện cho giao thương, di chuyển v.v.. Các chính sách trên đều hướng đến
một mục đích duy nhất - sự phồn vinh cho người dân Mông Cổ, sự phát triển kinh tế và
xã hội, một đế chế Mông Cổ thịnh vượng, đoàn kết hay việc thống nhất cả thế giới thành
một đế quốc như cách mà ông để lại trong di chúc của mình vào cuối đời [26, tr.37-39].
Trong và sau quá trình chinh phục và kiến tạo nên một đế chế với quy mô lớn nhất
trải dài từ Đông Âu đến vùng biển Nhật Bản, các chính sách mà Thành Cát Tư Hãn và các
hậu duệ của ông thực hiện đã mang các quốc gia dân tộc ở cả phương Đông và phương
Tây xích lại gần nhau thành một thể thống nhất. Trong phạm vi của đế quốc với lãnh thổ
rộng lớn chưa từng có cho đến thời điểm đó là những nền văn minh lâu đời, các khu vực
văn minh của cả phương Đông và phương Tây như Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ,
châu Âu, Trung Á, v.v. với các loại hình văn minh gốc du mục, văn minh gốc nông
nghiệp, văn minh gốc thương nghiệp gặp gỡ và giao lưu với nhau. Các quốc gia dân tộc
được kết nối với nhau qua con đường giao thương thông suốt vớixe ngựa, lạc đà, hệ thống
thông tin liên lạc với các trạm dừng chân, hệ thống đường sá được đế quốc Mông Cổ
dựng nên và kiểm soát, đảm bảo an ninh. Giới thương nhân, các nhà truyền giáo, các nhà
du hành, thám hiểm, v.v. đi trên những cung đường đến khắp các vùng đất trong đế quốc.

77
Thứ tư, các hoạt động xúc tiến văn hóa và giao lưu văn hóa của Thành Cát Tư Hãn
và hậu duệ của ông xuất phát từ chính những động cơ quân sự, chính trị là chủ yếu, bên
cạnh động cơ văn hóa hình thành trong và sau những động cơ quân sự, chính trị cũng rất
quan trọng.
Trong 21 năm, Thành Cát Tư Hãn đã thân chinh cầm quân xâm lăng hàng chục lần:
Hết chiếm Tây Hạ, “làm cỏ” Trung Đô của nước Kim, lại chiếm Tây Liêu vùng đông
Turkestan, san phẳng thành trì Bukhara và kinh thành Samarkand tráng lệ cổ kính, rồi
thành Maro uy nghi hùng vĩ của vương quốc Khwarizm thành những đống tro tàn, gạch
vụn, v.v. Đoàn quân viễn chinh của ông và hậu duệ đã tràn khắp Á - Âu. Những nơi mà
vó ngựa Mông Cổ đã đi qua thì “Mặt đất như đang chuyển động, các bình nguyên bao la
bị giẫm nát, các sa mạc bị rung chuyển bụi mịt mù cát trắng, trẻ con nghe thấy tiếng quân
Tarta phải khiếp sợ kinh hoàng, nín khóc. Các quốc gia chỉ có một con đường duy nhất là
cúi đầu xin hàng vô điều kiện” [9, tr.237-238]. Với vó ngựa xâm lăng như thế, không thể
phủ nhận động cơ quân sự, tham vọng bành trướng lãnh thổ mộng bá chủ thế giới và đem
đến sự giết chóc, tâm lý kinh sợ cho các quốc gia dân tộc. Tuy vậy, từ trong thời gian tiến
hành chiến tranh và nhất là vào thời kỳ “Thái bình Mông cổ” , quá trình tiếp xúc văn hóa
và giao lưu văn hóa được thúc đẩy mạnh mẽ.
Chẳng hạn như, mục đích ban đầu khi đánh người Nữ Chân chỉ đơn giản là để cướp
bóc sản vật từ khu vực phía Nam thảo nguyên Mông Cổ, thậm chí ông không hề muốn cai
trị nơi này chừng nào ông còn nhận được những cống vật. Đến thời điểm chinh phạt đế
quốc Khawarizm, nguyên nhân là để cho đế quốc này một bài học vì dám giết sứ giả, gạt
bỏ thành ý bàn bạc việc thông thương mà thách thức Thành Cát Tư Hãn. Nhưng sau đó,
mọi nẻo đường của đế quốc Khwarizm lại được nối liền kéo dài về đến thảo nguyên
Mông Cổ, mở con đường giao lưu dài nhất, thông suốt nhất trên bộ từ Đông sang Tây.
Bên cạnh đó, sự tò mò về các nguồn cung sản vật mới từ những thương nhân ở các
vùng khác mang đến hay chính bản thân Thành Cát Tư Hãn trong công cuộc chinh phạt
đã tìm thấy những tiến bộ về kĩ thuật của bên ngoài để rồi áp dụng, cải tiến sáng tạo vào
quân đội của mình trên con đường chinh phạt, xây dựng đế chế Mông Cổ. Cụ thể như
chính sách ưu đãi cho các binh lính đảo ngũ, hay việc Thành Cát Tư Hãn đem các vũ khí

78
công thành và mang tính chiến thuật từ Trung Hoa và áp dụng nó tại các chiến trường
khác đã mang đến một sự giao thoa về kỹ thuật quân sự. Hơn nữa, nếu như thời hiến
thuốc súng và pháo dùng để công phá các bức tường thành thì trong thời kỳ xây dựng sau
khi chiếm đóng và tái thiết, những kỹ thuật đó tạo nên pháo hoa, pháo hiệu ăn mừng cho
các cuộc hành quân giành chiến thắng của quân Mông Cổ.
Thứ năm, đối với một số thành tựu văn hóa bản địa, Thành Cát Tư Hãn bộc lộ một
mặt hạn chế trong việc phá hủy và triệt tiêu các giá trị văn hóa quý giá. Việc tàn phá các
thành phố như Urgrench hay thành phố Bamiyan xinh đẹp nay thuộc Afghanistan đã bị
tàn sát đến mức không còn một bóng người và phá hủy gần như những gì còn trong thành
phố hay khuc vực đó. Bamiyan được cho là nơi hành hương của Phật giáo với những pho
tượng lớn nhất thế giới nhưng sau khi quân Mông Cổ càn quét, không một ai - bất kể giàu
nghèo, ngoại hình, người tốt hay người xấu sống xót. Còn với Urgrench, vì quân lính
trong thành cố thủ một cách quyết liệt, quân Mông Cổ xây một chiếc đập để chuyển
hướng dòng chảy và phá hủy gần như những gì tồn tại trong thành [66, tr.64]. Các cuộc
xâm lược của quân Mông Cổ dưới trướng Thành Cát Tư Hãn và các Đại Hãn hay các Hãn
quốc kế vị đã tàn phá một cách triệt để những nơi này, tuy được nhắc đến với những
chính sách phục hồi, nhưng trước hết họ đã để lại nỗi sợ hãi cho dân chúng không chỉ
trong vùng mà còn ở những khu vực lân cận khi tin tức được lan đến.
Ngoài ra, con đường giao thương xuyên suốt trong đế quốc Mông Cổ không chỉ
mang lại nhiều hơn những loại tơ lụa tốt, các loại gia vị kỳ thú, đồ gốm và gia súc/động
vật nuôi suốt thời kỳ người Mông Cổ cai trị. Những lộ trình thương mại được phục hồi
thông suốt và được phổ biến mới mẻ đã cho phép các loại bệnh tật chết người du hành từ
phía Tây Trung Hoa vào châu Âu: The Bubonic Plague (Dịch hạch). Các hãn Mông Cổ đã
mang theo những con bọ chét mang bệnh chết người (một loài sóc đất bản địa đã được
tìm thấy ở khắp châu Á) trong suốt các chiến dịch. Dịch bệnh đã lan đến châu Âu và suốt
thế kỷ XIII có khoảng 1/3 dân số tử vong, nổi tiếng lịch sử với Cái chế đen (The Black
Death) [73].
Thứ sáu, di sản của Thành Cát Tư Hãn để lại được các Đại Hãn đời sau và các Hãn
quốc kế vị tiếp thu và phát triển vượt bậc. Điển hình là nhà Nguyên ở Trung Hoa, đã mở

79
ra một thời kì thịnh vượng bằng Con đường tơ lụa trên cả hai phương diện là đường bộ và
đường biển. Tuy có những thời điểm lục vì tranh chấp kế vị và những hiềm khích từ nội
bộ của hậu duệ, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các Đại Hãn kế vị
và các Hãn quốc kế vị trong vai trò gìn giữ và phát triển. Mặc dù sau khi Hốt Tất Liệt
nắm ngôi Đại Hãn, đế chế Mông Cổ bị chia thành bốn hãn quốc với sự tranh chấp về
quyền kế vị như Y Nhi Hãn quốc (từ Afghanistan với Thổ Nhĩ Kì), Kim Trướng Hãn
quốc (từ Nga tới Đông Âu), Hãn quốc Sát Hợp Đài (vùng Transoxania), tuy có những
tranh cãi và cả những tranh chấp trong việc kế vị ngôi Đại Hãn nhưng các Hãn quốc này
đều góp phần cho việc duy trì trật tự của đế quốc Mông Cổ trong khoảng thời gian này,
cũng như góp phần cho việc phát triển giao thương, trao đổi văn hóa.
Tóm lại, cho đến nay, hầu hết sử gia thế giới và các nhà nghiên cứu quân sự đều
thừa nhận rằng ngoại trừ chính sách xâm lược phi nghĩa, tàn sát, hủy diệt dã man thì
Thành Cát Tư Hãn là một nhà chỉ huy quân sự thiên tài. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của
chúng tôi, không như các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đã chú ý làm sáng tỏ và đánh
giá vai trò của ông dưới góc độ văn hóa và quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Chúng
ta không thể phủ nhận được vai trò to lớn của Thành Cát Tư Hãn và các Hãn quốc đối với
văn hóa nhân loại. Một vị Đại Hãn mang tư chất thiên phú và có nhãn quan cấp tiến nhờ
một tuổi thơ cơ cực, các đức tính được rèn dũa qua cuộc sống du mục và tầm nhìn xa -
trông rộng bởi sự phát triển thịnh vượng và một đế chế hợp nhất đã khuyến khích và xúc
tiến quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Thành Cát Tư Hãn chính là người tác động
lớn đến quy hoạch các con đường giao thương, các chính sách giúp mọi tôn giáo được
phát triển bền vững, mở ra một triển vọng học hỏi và trao đổi văn hóa lẫn nhau để làm
giàu thêm cho nền văn hóa bản địa vốn được đặc trưng do nhiều đặc điểm, một điều mà
đến thời hiện đại con người mới có thể làm được nhưng không mang tầm vóc vĩ đại như
cách mà ông đã làm.

80
KẾT LUẬN
Thảo nguyên Mông Cổ mênh mông đã chứng kiến sự ra đời, lớn lên và phát triển
của một vị quân vương với lãnh thổ chinh phạt rộng lớn nhất trong biên niên sử loài
người. Với khởi đầu là thuộc hạ dưới trướng của một vị Hãn, ông đã dần dần phát triển và
vươn lên chức vị Đại Hãn, từ đó thống nhất thảo nguyên Mông Cổ. Tuy sinh ra và lớn lên
trong thời kì Trung Đại, nhưng những gì ông mang lại và phát triển có sức ảnh hưởng
xuyên thời gian và không gian, giống như những cá nhân tinh tú góp phần đưa tinh hoa
văn minh loài người xích lại gần nhau và hòa quyện cùng nhau. Vươn ra khỏi bóng hình
là một Đại Hãn trên lưng ngựa với những cuộc xâm lược tàn bạo và những chính sách
đúng đắn cho đế quốc, Thành Cát Tư Hãn đã có những đóng góp to lớn thông qua vai trò
của mình cùng với các Hãn quốc kế vị trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.
Để có thể đảm nhiệm vai trò này, không chỉ cần sự tác động của các nền tảng
khách quan mang tính quy luật, kế thừa từ quá trình giao lưu văn hóa trước đó, bản thân
Alexander Đại đế cần phải hội tụ những tư chất cần thiết, quyền lực đủ mạnh để có thể
tiến hành các hoạt động lan tỏa và khuếch trương văn hóa. Là một vị vua tham vọng, có ý
chí, một nhà quân sự tài năng và dũng cảm, một người bạn, một nhà lãnh đạo tốt, nhưng
đôi khi sự lạnh lùng tàn nhẫn, mất kiểm soát luôn hiện diện trong tính cách của ông. Cộng
với đó là sự ảnh hưởng của các tác động giáo dục từ người thầy Aristole, Alexander Đại
đế dần trưởng thành và hội tụ đủ những yếu tố của một nhân vật vĩ đại. Ông say mê với
các giá trị văn hóa Hy Lạp và hiểu rõ sự hòa hợp và giao lưu văn hóa mới chính là sợi dây
bền vững duy trì sự tồn tại và phát triển của một đế quốc rộng lớn. Nhờ những yếu tố trên,
cuộc Đông chinh của Alexander Đại đế đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ từ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc và trao đổi văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.
Vai trò của Thành Cát Tư Hãn được thể hiện rất đa dạng thông qua nhiều hoạt
động và chính sách khác nhau, nhằm vào những đối tượng riêng biệt, hướng đến những
mục tiêu khác nhau tác động đến quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây, từ việc xóa nhòa
ranh giới các các đất nước để quy tụ họ trong một đế quốc chung, phát huy vai trò của các
lực lượng quân đội, các nhà khoa học cho đến việc đưa ra các chính sách khuyến khích
tôn giáo, bảo tồn và tôn trọng các giá trị văn hóa ở các vùng lãnh thổ đế quốc, xây dựng,
quy hoạch các tuyến đường giao thương, hay tầm nhìn về một Đế chế nơi mà cả thế giới
81
thống nhất làm một thế. Các hoạt động này được thực hiện trong suốt tiến trình chinh phat
liên quan đến các mục đích quân sự, mở rộng lãnh thổ theo từng phần đồng thời nhằm xây
dựng, xác lập và cai trị một đế quốc Mông Cổ và được thừa hường, phát triển bởi những
Đại Hãn kế vị và các Hãn quốc kế thừa. Nhờ vào Thành Cát Tư Hãn, mà một không gian
giao lưu văn hóa được kiến tạo, con người trở thành thực thể lan tỏa văn hóa, các giá trị
văn hóa phương Đông và phương Tây có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc, người phương Đông
tiếp nhận văn hóa phương Tây và ngược lại phương Tây cũng đón nhận những dòng chảy
văn hóa độc đáo từ phương Đông. Mặc dù các hoạt động này tạo ra mức độ và phạm vi
ảnh hưởng ở những khía cạnh khác nhau, song chúng đã cộng hưởng vào nhau tạo sự xúc
tiến mạnh mẽ khuyến khích và hiện thực hóa quá trình giao lưu văn hóa Đông Tây.
Những tác động này đã len lỏi vào sâu trong từng khía cạnh và mảng miếng của
nền văn hóa phương Đông và phương Tây, từ ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, phong tục,
tập quán cho đến triết học, vừa làm giàu có thêm cho nền văn hóa của mỗi khu vực, vừa
tạo nên các giá trị văn hóa mới độc đáo bổ sung cho nhau để ngày càng hoàn thiện. Đó
cũng chính là những minh chứng rõ nét cho vai trò của ông, nhờ có ông mà quá trình giao
lưu văn hóa Đông Tây đã có những bước phát triển vượt bậc và lan tỏa mạnh mẽ hơn bất
kì giai đoạn nào trước đó, tuy nhiên, với nội hàm là một nền văn hóa du mục, có thể coi là
một nền văn hóa lạc hậu, cho nên không xảy ra quá trình Mông Cổ hóa như thời kỳ Hy
Lạp hóa của Alexander Đại đế. Giờ đây khi nhìn lại lịch sử, những người thừa hưởng
thành phẩm từ quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây với vai trò chủ đạo của Thành Cát
Tư Hãn có những lí do chính đáng cho việc lựa chọn cho mình đường hướng phát triển
trong hiện tại và tương lai, giao lưu văn hóa trở thành sự lựa chọn sống còn của mỗi dân
tộc trong dòng chảy thể giới hiện đại ngày nay một, con người thẩm thấu các giá trị lịch
sử từ vai trò của một Thành Cát Tư Hãn, hiểu rõ bản thân xuất phát từ đâu, và đang ở đâu
trong nền văn hóa thế giới, từ đó hiểu thêm sâu sắc về những giá trị văn hóa truyền thống,
vai trò của sự học hỏi để không ngừng phát triển và trưởng thành.

82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Vương Chí Bình (Đào Nam Thắng dịch, Lê Đức Niệm hiệu dịch) (2002), Các Đế
vương với Phật giáo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Peter Frankopan (Trần Trọng Hải Minh dịch) (2019), Những con đường tơ lụa, một
lịch sử mới về thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
3. Yaval Noah Garari (Nguyễn Thùy Chung dịch) (2017), Sapiens lược sử loài người,
Nxb Tri Thức, Hà Nội.
4. Samuel Hungtington (2005), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao Động; Hà
Nội.
5. Nguyễn Thị Hương (2015), “Giao lưu tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện văn hóa và phát triển, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1(5) 5.2015.
6. Lương Văn Kế (2010), Văn hóa châu Âu: Lịch sử, thành tựu, hệ giá trị, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, tr.27.
7. Nguyễn Văn Kim (2008), Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Justin Marozzi (2005), “Cuộc chinh phạt của người Mông Cổ”,
https://nghiencuulichsu.com/2017/09/22/cuoc-chinh-phat-cua-nguoi-mong-co/, truy
cập ngày 22/9/2020.
9. Nhiều tác giả (2006), Almanach những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
10. Lương Ninh (1978), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Gia Phu và các tác giả (2002), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
12. Chiêm Tế, Lịch sử thế giới cổ đại Tập 1: Các nền văn minh cổ phương Đông, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
13. Hoàng Văn Tuấn (2018), Những nhân vật nổi tiếng thế giới, Nxb Hồng Đức, Hà
Nội.

83
14. Jack Weatherford (Võ Phương Linh dịch) (2018), Thành Cát Tư Hãn và sự hình
thành thế giới hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng Anh
15. Abu-Lughod, J. (1989), Before European hegemony,Oxford University Press.
16. Amitai-Preiss, R., & Morgan, D. (2000), The Mongol empire and its legacy, Leiden:
Brill.
17. Amitai-Preiss, R., & Morgan, D. (2009), Mongols and Mamluks. Cambridge, GBR:
Cambridge University Press.
18. Arnold, L. (1999), Princely gifts and papal treasures, San Francisco: Desiderata
Press.
19. Allsen, T. (1987), Mongol imperialism, Berkeley: University of California Press.
20. Allsen, T. (2004), Conquest and culture in Mongol Eurasia, Cambridge: Cambridge
University Press.
21. Allsen, T. (2010), Commodity and exchange in the Mongol empire, Cambridge:
Cambridge University Press.
22. Thomas T. Allsen (1994), “The Rise of Mongolian Empire and Mongolian Rule in
North China,” The Cambridge of China, quyển 6, Alien Regimes and Border States,
907 – 1368, edited by Herbert Faranke và Denis Twitchett, Cambridge, U.K:
Cambridge University Press.
23. Bat-Ochir Bold (2001), Mongolian Nomadic Society: A Reconstruction of the
“Medieval” History of Mongolia, New York: St. Martin’s Press.
24. Thomas J. Batfield (1992), The Perilous Frontier: Nomadic Empires and China, 221
B.C. to A.D. 1757, Wiley - Blackwell.
25. Boris Y. Bladimirtsov (1930), The Life of Chingis Khan, translated by Prince D. S.
Mirsky, London: Routledge.
26. E. Bretschneider (1967), Medieval Researchers from Eastern Asiatic Sources, Vol 1,
New York.
27. Bukharaev (2000), Islam in Russia: the four seasons, New York: St. Martin's Press,
2000, 334 pp. - Volume 30 Issue 2.
28. Urandyn E. Bulag (1998), Nationality and Hybridity in Mongolia, Oxford, U.K.
84
29. Ebrey, Patricia Buckley (2012). East Asia: A Cultural, Social, and Political History,
Boston: Cengage Learning.
30. E. A. Wallis Budge (1928), The Monks of Kublai khan emperor of China, The Monk
of Kublai Khan Emperor of China, London.
31. Kingsley Bolton, Christopher Hutton (2000), Triad Societies: Western Accounts of
the History, Sociology and Linguistics of Chinese Secret Societies, Taylor & Francis.
32. Edward G. Browne (1956), A Literary History of Persia: Volume II - Cambridge
University Press.
33. Dalen, Benno van (2007), “Zhamaluding: Jamāl al‐Dīn Muḥammad ibn Ṭāhir ibn
Muḥammad al‐Zaydī al‐Bukhārī”, Em Thomas Hockey; et al. (Hrsg), New York:
Springer. S.
34. Francois Petis de la Croix (1722), The History of Genghizcan the Great: First
Emperor of the Ancient Moguls and Tartars, London: Printed for J. Darby.
35. Christian, David (1998). A History of Russia, Central Asia and Mongolia: Inner
Eurasia from Prehistory to the Mongol Empire, Wiley-Blackwell.
36. Dunn, Ross E. (2005), “The adventures of Ibn Battuta, a Muslim traveler of the
fourteenth century”, University of California Press.
37. Rasīd-ad-Dīn Fadlallāh, & Boyle, J. (1971), The successors of Genghis Khan; transl.
from the Persian of Rashīd Al-Dīn. New York: Columbia Univ. Press.
38. B . D . Grekov and A . Yakubovsky (1950), Zolotaya orda į yeyo padenye ( The
Golden Horde and Its Downfall s), Moscow.
39. R. Grousset (1970), The Empire of the Steppes, New Brunswick, New Jersey,
Rutgers University Press.
40. Stephen G. Haw, “The Mongol Empire - the first “gunpowder empire”?, Journal of
the Royal Asiatic Society, 23, pp.441-469.
41. Henry H. Howorth (1876), History of the Mongols, pt.1, The Mongols Proper and
the Kalmuks, London.
42. Davis-Kimball Jeannine (2002), Warrior Women, An archealogist's Search for
History's Hidden Heroines, Warner Books.

85
43. Minhaj al – Siraj Juzjani (1970), Tabakat - I - Nasiri: A General History of the
Muhammadan Dynasty of Asia, translated by Major H. G. Raverty, New Dehli:
Oriental Books.
44. Ata - Malik Juvaini (1958), Genghis Khan: The History of the World Conqueror,
Manchester University Press.
45. Tamura Jitsuzô (1973), “The Legend of the Origin of the Mongols and Problem
concerning Their Migration, Acta Asiatica: Bulletin of the Institute of Easten
Culture (Tokio), Vol. 24, pp.1-19.
46. George Lane (2006), Daily life in the Mongol empire, The Greenwood Press.
47. Lusted, Marcia Amidon (2017). Genghis Khan and the Building of the Mongol
Empire. New York: The Rosen Publishing Group, Inc.
48. John Man (2004), Genghis Khan: Life, Death, and Resurrection, New York, NY:
Thomas Dunne Books.
49. David Morgan (1986), The Mongols (Peoples of Europe), Cambridge:
Blackwel, Oxford: Blackwells.
50. David Morgan (2016), Medieval Persia 1040–1797, New York: Rouledge.
51. Larry Moses & Stephen A. Halkovic Jr (1985), Introduction to Mongolian History
and Culture, Bloomington, Research Institute for Inner Asian Studies.
52. Joseph Needham (1986), Science and Civilzation, vol 4 and vol 6, Cambridge, U.K:
Cambridge University Press
53. Peter Olbricht, Elisabeth Pinks, Meng - Ta Pei - Lu und Hei - Ta Shih - Lueh (1980),
Chinesische Geandtenberiche uber die fruhen Mongolen 1221 und 1237, Weisbaden:
Otto Harrassowitz.
54. Matthew Paris (1968), Matthew Paris’s English History, New York, AMS Press.
55. Micheal Prawdin (2006), The Mongol Empire: its rise and legacy. New Brunswick:
Transaction.
56. Igor de Rachewiltz (2015), The secret history of Mongols: A Mongolian epic
chronicle of thirteen century, The Australiasn National University, Chapter 2.
57. Paul Ratchnevsky (1991), Genghis Khan: His Life and Legacy, translated by
Thomas Nivision Haining, Oxford, U.K.
86
58. Valentin A. Riasanovsky (1965), Fundamental Principles of Mongol Law, Uralic
and Altaic Series, vol 43. Indiana University Publications.
59. William of Rubruck (1955), “The Journey of William Rubruck,” The Mongol
Mission: Narratives and Letters of the Franciscan Missionarries in Mongolia and
China in the Thirteenth and Fourteenth Centuries, edited by Christopher Dawson.
60. K. Raphael (2019), “Mongol Siege Warfare on the Banks of the Euphrates and the
Question of Gunpowder (1260-1312)”, Journal of the Royal Asiatic Society, pp. 355
- 370.
61. George Saliba (1994), A History of Arabic Astronomy: Planetary Theories During
the Golden Age of Islam, New York University Press.
62. Svatopluk Soucek (2000), “Chapter 6 - Seljukids and Ghazvanids”. A history of
Inner Asia. Cambridge University Press.
63. S. Frederick Starr (2004), Xinjiang: China's Muslim Borderland, Armonk , New
York.
64. Aleksey Shakhmatov, Chronicle of Novgorod: 1016 – 1471, translated by Robert
Michell and Nevill Forbes, Camden 3rd Series, London: Offices of the Society.
65. Colonel Kh. Shagdar (2002), “Ikh Khaadin surgaal gereeslel” Chingis Khaan Sydlal,
Volume 4.
66. Sykes, Percy (1921), A History of Persia, London: Macmillan and Company.
67. Zhu, Siben; Fuchs, Walter (1946), The “Mongol Atlas” of China, Taipei, Fu Jen
Catholic University
68. Egorov Vadim (1985), Istoricheskaja geografija Zolotoj Ordy v XIII-XIV, Moscow,
Nauka.
69. A. Waley (1931), The Travels of an Alchemist: The Journey of the Taoist,
Ch’angch’un, from China to the Hindukush at the Summons of Chingiz Khan,
London.
70. https://www.dictionary.com/e/east/
71. https://www.sahistory.org.za/article/africa-whats-name

87
72. Kevin Newton, “The Mongol Invasion of Russia in the 13th Century”,
https://study.com/academy/lesson/the-mongol-invasion-of-russia-in-the-13th-
century.html.
73. Kimberleigh Roseblade (January 30,2015), “When East Meets West: The History
and Influence of The Silk Road”, https://www.academieduello.com/news-blog/east-
meets-west-history-influence-silk-road/.
74. Chinggis Khan’s Four Great Legacies, Mongols in World History, Asia for
Education (http://afe.easia.columbia.edu/mongols/figures/figu_geng_legacy.html

88
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ VÀ CÁC CUỘC
CHINH PHẠT CỦA ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ

Hình 1: Thời kì đầu khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ lạc tại thảo
nguyên Mông Cổ
[Nguồn:
http://roppskyline.pbworks.com/w/page/6550904/The%20Mongols%20part%201%20Dat
aBase, truy cập ngày 30/4/2021]

89
Hình 2: Chân dung Thành Cát Tư Hãn
[Nguồn: https://www.biography.com/dictator/genghis-khan, truy cập ngày 29/3/2021]

Hình 3: Các cuộc chinh phạt của Mông Cổ từ 1207 – 1259[Nguồn:


http://www.columbia.edu/itc/mealac/pritchett/00maplinks/medieval/mongols/mongols.ht
ml, truy cập ngày 29/3/2021]

90
Hình 4: Kỵ binh bắn cung Mông Cổ
[Nguồn: http://afe.easia.columbia.edu/mongols/pop/conquests/cavalry_pop.htm, truy cập
ngày 30/4/2021]

91
Hình 5: Đế quốc Mông Cổ thời cực thịnh
[Nguồn:
https://www.reddit.com/r/MapPorn/comments/6i0szt/mongol_empire_in_1294_865_640/,
truy cập ngày 4/5/2021

Hình 6: Đám tàng Thành Cát Tư Hãn


[Nguồn: http://afe.easia.columbia.edu/mongols/pop/genghis/death_pop.htm, truy cập
ngày 30/4/2021]

92
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY
THÔNG QUA VAI TRÒ CỦA THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ CÁC HÃN QUỐC

Hình 1: Con đường tơ lụa và Marco Polo


[Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/442971313349669430/, truy cập ngày 3/5/2021]

Hình 2: Thái bình Mông Cổ (Pax Mongolica)


93
[Nguồn: http://www.silk-road.com/artl/paxmongolica.shtml, ngày truy cập 16/5/2021]

Hình 3: Đà Lôi cùng người vợ Sorghaghtani Beki theo Ki – tô giáo dòng Assyria
[Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/60446819990083253/, ngày truy cập 16/5/2021]

Hình 4: Thân vương Nga quỳ gối trước Hãn Bạt Đô


[Nguồn: https://vov.vn/the-gioi/ho-so/cuoc-xam-luoc-cua-de-che-mong-co-giup-hinh-
thanh-nha-nuoc-nga-1070189.vov, truy cập ngày 17/5/2021]

94
Hình 5: Cuộc bao vây Baghdad năm 1258
[Nguồn: https://www.thegreatcoursesdaily.com/the-mongol-sack-of-baghdad-in-1258/,
truy cập ngày 17/5/2021]

Hình 6: Hốt Tất Liệt


[Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/465067099005090041/, truy cập ngày 17/5/2021]

95

You might also like