Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 97

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


KHOA LỊCH SỬ

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐỀ TÀI:
GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA LA MÃ VÀ PHƯƠNG ĐÔNG
TỪ THẾ KỶ I TCN ĐẾN THẾ KỶ V CN

Sinh viên thực hiện : Trương Bảo Nhi


Lớp : 19 CLS
Người hướng dẫn : PGS.TS Lưu Trang

Đà Nẵng, tháng 5-2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................9
5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu...........................................................10
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................................11
7. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................................11
NỘI DUNG ...................................................................................................................12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LA MÃ, PHƯƠNG ĐÔNG VÀ CƠ SỞ CỦA
QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HOÁ GIỮA LA MÃ VÀ PHƯƠNG ĐÔNG .....12
1.1. Một số thuật ngữ liên quan ..................................................................................12
1.2. Tổng quan về La Mã và phương Đông ...............................................................16
1.2.1. La Mã ..................................................................................................................16
1.2.2. Tổng quan về phương Đông ..............................................................................22
1.3. Các nhân tố tác động đến quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương
Đông cổ đại ...................................................................................................................28
1.3.1. Xuất phát từ quy luật vận động và phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài
người. ............................................................................................................................28
1.3.2. Vị trí, ảnh hưởng của văn minh phương Đông ................................................30
1.3.3. Sự trỗi dậy của đế quốc La Mã .........................................................................32
1.3.4. Giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây trước thế kỷ I TCN .....35
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA LA MÃ VÀ PHƯƠNG
ĐÔNG (THẾ KỶ I TCN - THẾ KỶ V) .....................................................................38
2.1. Quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa La Mã với các khu vực ở phương Đông ....38
2.1.1. La Mã với khu vực Đông Á ................................................................................38
2.1.2. La Mã với khu vực Nam Á .................................................................................41
2.1.3. La Mã với khu vực Đông Nam Á .......................................................................43
2.2. Những biểu hiện của quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông
cổ đại trên các phương diện ........................................................................................46
2.2.1. Ngôn ngữ, văn học .............................................................................................46

1
2.2.2. Phong tục tập quán.............................................................................................48
2.2.3. Nghệ thuật...........................................................................................................55
2.2.4. Khoa học kỹ thuật ...............................................................................................58
2.2.5. Tôn giáo ..............................................................................................................61
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN
HÓA GIỮA LA MÃ VÀ PHƯƠNG ĐÔNG .............................................................65
3.1. Đặc điểm của quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông ........65
3.1.1. Về con đường và phương thức, trạng thái giao lưu .........................................65
3.1.2. Về quy mô, mức độ giao lưu ..............................................................................73
3.2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã với phương Đông cổ đại
.......................................................................................................................................75
3.2.1. Đối với lịch sử thế giới .......................................................................................75
3.2.2. Đối với giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây .........................76
3.3.3. Đối với La Mã và phương Đông ........................................................................78
KẾT LUẬN ..................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................82
PHỤ LỤC .....................................................................................................................88

2
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy, Cô
khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình giảng dạy,
gợi mở cho em nhiều kiến thức trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình tới thầy PGS.TS Lưu
Trang cùng với cô giáo - TS. Lê Thị Mai, người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, định
hướng chuyên môn, chỉ bảo em từng bước một cũng là người truyền lửa cho để cho em
thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Sự tận tình giúp đỡ của quý thầy cô là động
lực to lớn để em từng bước hoàn thiện bản thân mình cả về mặt tri thức lẫn kỹ năng
nghiên cứu. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của quý thầy, cô thì em nghĩ
bài báo cáo này sẽ rất khó có thể hoàn thiện được. Cảm ơn thầy cô đã hiểu cho những
sai sót của em và tận tình chỉ dẫn em khắc phục nó. Một lần nữa em chân thành cảm ơn!
Ngoài ra, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn
bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong quý Thầy Cô và các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô trong Khoa Lịch sử dồi dào sức khỏe để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022.


Tác giả
Trương Bảo Nhi

3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, lịch sử xã hội loài người luôn chứa đựng những điều kỳ
thú và bí ẩn song thực tế sự hiểu biết của chúng ta về thế giới đó còn rất hạn hẹp. Từ
thời cổ đại, dù mang tính tương đối nhưng con người đã nhận thức được rằng thế giới
bao gồm hai phần đó chính là phương Đông và phương Tây. Những đặc điểm riêng về
vị trí địa lý, cư dân, lịch sử, kinh tế - xã hội cả phương Đông và phương Tây đã tạo ra
cho hai khu vực những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, hình thành hai khu vực văn
hóa rõ nét: Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Đương thời, xét về không
gian địa lý thì phương Đông lúc này bao gồm châu Á và đông bắc châu Phi với bốn
trung tâm văn minh lớn nằm trên lưu vực của những con sông lớn đó là: Ai Cập,
Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Và đây được xem là “cái nôi” văn minh nhân loại.
Còn ở phương Tây lúc bấy giờ, muộn hơn hàng nghìn năm đã xuất hiện hai nền văn
minh phát triển rực rỡ là văn minh Hy Lạp và La Mã, là cơ sở cho nền văn minh Châu
Âu sau này. Ngay từ thời cổ đại, giữa hai khu vực văn hóa Đông - Tây quá trình giao
lưu văn hóa đã diễn ra, giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nghiên
cứu về quá trình giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây luôn là một đề tài
thú vị và có ý nghĩa khoa học to lớn góp phần cung cấp thêm nhận thức mới trong việc
nghiên cứu lịch sử văn hóa thế giới.
Xuyên suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người, quá trình giao lưu văn hóa
vẫn luôn diễn ra. Thông qua các con đường từ chiến tranh, thương mại, di dân, đến
truyền giáo các nền văn minh ấy đã tiếp xúc, học hỏi lẫn nhau tạo thành các nền văn
hóa vô cùng đa dạng. Đặc biệt ở phương Tây, bên cạnh nền văn minh Hy Lạp phát
triển rực rỡ thì xã hội loài người lại chứng kiến sự trỗi dậy của một đế chế hùng mạnh,
một nền văn minh rực rỡ không kém đó là văn minh La Mã. Điều đó đã tạo điều kiện
thuận lợi, thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây, giữa La Mã và
phương Đông diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Từ trước đến nay, hầu hết các nghiên cứu
tập trung vào sự hình thành và phát triển, suy vong của đế quốc La Mã nên những biểu
hiện của quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông vẫn chưa được quan
tâm nghiên cứu một cách hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề này là cơ sở để
chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về quá trình giao lưu văn hóa giữa giữa La Mã và
phương Đông trong lịch sử.

4
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương
Đông giúp chúng ta nhìn nhận rõ quy luật phát triển của xã hội loài người, đồng thời
định vị rõ vai trò quan trọng của quá trình giao lưu văn hóa, từ đó định hướng cho việc
giữ gìn bản sắc của mỗi quốc gia dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra,
Việt Nam cũng là một bộ phận của văn hóa thế giới vì vậy, việc nghiên cứu giao lưu
văn hóa giữa La Mã với phương Đông (trong đó có Việt Nam) là nền tảng cơ bản để
chúng ta nhận thức rõ hơn về thế giới, đồng thời cũng là cơ sở để ta tiếp thu những giá
trị văn hóa đặc sắc của các quốc gia, khu vực.
Thêm vào đó, quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông cũng góp
phần giáo dục ý thức của thế hệ trẻ về sự cống hiến của các quốc gia, khu vực như La
Mã, Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Á, Đông Nam Á trong những nỗ lực đem các nền văn
minh thế giới xích lại gần nhau hơn. Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển, quá
trình toàn cầu hóa ngày càng được đẩy mạnh, để góp phần trở thành một công dân toàn
cầu thì việc am hiểu lịch sử - văn hóa, giao lưu văn hóa giữa các nền văn minh trên thế
giới là điều cần thiết.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài“Giao lưu văn hóa giữa đế quốc La Mã và
phương Đông từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ V CN” làm đề tài nghiên cứu khoa học của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đế quốc La Mã. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu nghiên cứu về quá trình
hình thành phát triển và suy vong của đế quốc La Mã, về các thành tựu của nền văn
minh. Còn vấn đề giao lưu văn hóa giữa La Mã với các vùng đặc biệt là phương Đông
thì chỉ là những bài nghiên cứu riêng lẻ như giao lưu giữa La Mã với các nền văn minh
phương Đông như Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ.v.v. Liên quan đến đề tài chúng tôi xin
nhóm các công trình đó thành các nhóm vấn đề nghiên cứu sau đây:
(1). Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Thứ nhất nhóm các công trình nghiên cứu về La Mã cổ đại có đề cập đến đế quốc
La Mã và thành tựu văn minh của quốc gia này như: The Roman Empire and Indian
Ocean của tác giả Raoul McLaughlin (2014), xuất bản lần đầu tiên trong Great Britain
bởi Pen & Sword Military. Cuốn sách này đã nghiên cứu một cách toàn diện về sự
thịnh vượng của đế chế La Mã dựa trên phương diện chủ yếu là kinh tế. Doanh thu và

5
kinh doanh quốc tế được đặc biệt đề cập một cách chi tiết trong công trình này. Ngoài
ra, còn có các công trình nghiên cứu Roman Empire của Joshua J. Mark, xuất bản vào
năm 2018, đăng tải trên World History Encyclopedia hay The Shape of The Roman
World được xuất bản bởi Stanford University năm 2013. Đây là những công trình đề
cập trực tiếp đến lịch sử của La Mã từ lúc khởi nguyên cho đến thời kỳ phát triển rực
rỡ và lụi tàn. Đặc biệt, có công trình Văn minh phương Tây lịch sử và văn hóa của
Edward Mc Nall Burns (trung tâm dịch thuật TP.HCM dịch), NXB từ điển bách khoa.
Công trình đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về lịch sử - văn hóa của nền văn minh
phương Tây từ buổi đầu bình minh cho đến nửa cuối thế kỷ XX. Một tác phẩm hệ
thống chi tiết toàn diện để lại giá trị học thuật cao.
Thứ hai là nhóm các công trình nghiên cứu có đề cập đến quan hệ giao lưu văn
hóa với phương Đông như Chinese Accounts of Rome, Byzantium and the Middle East,
c. 91 B.C.E. - 1643 C.E của Paul Halsall, đăng tải trên trang Fordham University. Hay
các công trình khác như Roman Trade with India đăng tải trên tạp chí New World
Encyclopedia (2008), Elizabeth Ann Pollard (2013), “Indian Spices and Roman
“Magic” in Imperial and Late Antique”, Journal of World Histor, Symbols Of Trade
Roman and Pseudo-Roman Objects found in India, Daryaganj New Delhi. Ngoài ra
mối quan hệ giữa La Mã với các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á cũng được quan tâm
nghiên cứu như các công trình Krisztina Hoppál – István Vida – Shinatria
Adhityatama – Lu Yahui (2018), All that glitters is not Roman, Roman coins
discovered in East Java, Indonesia. A study on new data with an overview on other
coins discovered beyond India, Kasper Hanus và Emilia Smagur (2020), Kattigara of
Claudius Ptolemy and Óc Eo: the issue of trade between the Roman Empire and
Funan in the Graeco-Roman written sources. Các công trình trên khắc họa rõ nét mối
quan hệ giao lưu buôn bán giữa La Mã với các quốc gia phương Đông. Từ đó, cung
cấp cái nhìn toàn cảnh về quá trình giao lưu văn hoá giữa các nền văn minh phát triển
bậc nhất. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu riêng lẻ trên đã đề cập mối quan
hệ giữa La Mã với các quốc gia cổ đại ở phương Đông, nhưng chủ yếu về vấn đề giao
lưu buôn bán, những biểu hiện quá trình giao lưu văn hóa trên các lĩnh vực chưa được
đề cập, chú trọng nhiều.
Thứ ba là nhóm các công trình nghiên cứu về La Mã có đề cập trực tiếp đến sự
ảnh hưởng của đế quốc La Mã đến nền văn hóa của các nước phương Đông như công

6
trình Rome and the Distant East Trade Routes to the Ancient Lands of Arabia, India
and China của Raoul McLaughlin, xuất bản lần đầu tiên năm 2010. Đây được xem là
cuốn sách đầu tiên xem xét toàn diện về thương mại phương Đông của La Mã. Nghiên
cứu được trình bày trong cuốn sách này như một cuộc điều tra thu nhỏ về thương mại
phương Đông. Đây cũng là công trình nghiên cứu có giá trị học thuật cao, để lại ý
nghĩa quan trọng cho các công trình nghiên cứu sau này.
Qua các công trình trên, ta thấy rõ các tác giả đều thể hiện sự đồng điệu trong
việc đánh giá cao vai trò của La Mã đối với văn hóa phương Đông và ở chiều ngược
lại từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở một
khía cạnh cụ thể, một quốc gia riêng lẻ mà chưa có sự hệ thống cả một khu vực, chưa
toàn diện và đầy đủ trong việc khắc họa và làm sáng tỏ ảnh hưởng của đế quốc La Mã
trên bình diện văn hóa ở phương Đông.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên của các học giả nước ngoài mặc dù
chỉ đề cập đến một khía cạnh của quá trình giao lưu văn hóa nhưng nó là nguồn tư liệu
quý báu để chúng tôi kế thừa, đi sâu khai thác, tìm hiểu và hoàn thành công trình này
một cách toàn diện và khoa học nhất.
(2). Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đế quốc La Mã luôn được viết trong những sách đại cương về lịch
sử thế giới, lịch sử văn minh thế giới, nằm ở phần lịch sử cổ đại phương Tây (Hy Lạp
và La Mã) tiêu biểu như giáo trình Lịch sử thế giới cổ đại do Lương Ninh chủ biên và
các tác giả khác (2009), NXB Giáo dục Việt Nam - Hà Nội, cuốn Lịch sử văn minh thế
giới do Vũ Dương Ninh làm chủ biên (2010). Ngoài ra, còn có các giáo trình như
Chiêm Tế (1977), Lịch sử thế giới cổ đại Tập 1: Các nền văn minh cổ phương Đông,
NXB Giáo dục, Hà Nội,Thôi Liên Trọng (2002), Lịch sử thế giới cổ đại (tập 1), NXB
Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những nội dung liên quan đến quá trình hình thành
phát triển và suy vong, những thành tựu văn minh rực rỡ của La Mã cũng được khái
quát rõ nét. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về La Mã, các tác giả mới chỉ dừng lại ở mức
độ khái quát những sự kiện nổi bật chứ chưa phân tích và đi sâu vào khía cạnh giao
lưu văn hóa giữa La Mã với các nước phương Đông.
Mặc khác, nơi tổng hợp mọi giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại được hoàn
thiện bởi nhiều tác giả không thể không nhắc tới tác phẩm nổi tiếng Almanach - Những
nền văn minh thế giới. Trong phần hai của cuốn sách này: Những nền văn minh nhân

7
loại, di sản - văn hóa - đất nước - con người và các phong tục kỳ lạ trên thế giới, các
tác giả đã dành một phần để tái hiện quá trình phát triển của các nền văn minh La Mã
cũng như thành tựu văn hóa mà đế quốc này đạt được. Có thể nói, đây là cuốn cẩm
nang cần thiết để ta tìm hiểu và nhận thức rõ về các nền văn minh - văn hóa đã tồn tại
phát triển rực rỡ trong quá khứ.
Ngoài những công trình được giới thiệu như trên, thì trong khả năng tiếp cận tài
liệu còn hạn chế của bản thân, cho đến nay tác giả chưa tìm thấy trong nước có công
trình nghiên cứu chuyên sâu về quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã với phương
Đông cổ đại. Do góc độ tiếp cận khác nhau, hầu hết các công trình chỉ dừng lại ở mức
độ hệ thống sơ lược các sự kiện lịch sử đã xảy ra cũng như chỉ đề cập đến các thành
tựu văn hóa chủ yếu, còn dưới góc độ giao lưu văn hóa với phương Đông chưa được
đề cập và chú trọng. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trên đều có giá trị to
lớn là nền móng vững chắc cho tác giả trong việc nhận thức, kế thừa những kết quả
nghiên cứu đi trước cũng là động lực để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về đề tài Giao
lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ V CN
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là đế quốc La Mã và quá trình
giao lưu văn hóa giữa La Mã với phương Đông thời kỳ cổ đại.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình giao lưu văn hóa
giữa đế quốc La Mã với phương Đông khoảng từ thế kỷ I TCN khi La Mã bước vào
thời kỳ đế chế, phát triển cực thịnh và kết thúc vào thế kỉ V khi đế quốc La Mã bước
vào thời kỳ khủng hoảng và thất thủ trước sự xâm nhập của những người “Man tộc”
dẫn đến Tây bộ La Mã sụp đổ. Tương ứng với khu vực phương Đông từ thế kỷ I TCN
đến thế kỷ V:
- Trung Quốc thuộc thời kỳ đế quốc dưới các triều đại Tần (221 TCN - 206
TCN), Hán (202 TCN - 220 CN), Tam Quốc (220 - 280), Tấn (266 - 420).
- Ấn Độ thuộc thời kỳ phân liệt và chuyển biến trên bán đảo Ấn Độ (232 TCN
- 320 CN).
- Một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam thuộc thời kỳ Bắc thuộc nhà Hán
(Bắc thuộc lần I từ 179 TCN - 40 CN), tiếp theo triều đại nhà Hán thì Đông Ngô, nhà

8
Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam (Bắc thuộc
lần II từ năm 43 - 544 CN), ở miền Trung thuộc vương triều Lâm Ấp (192 - 605), miền
Nam thuộc vương quốc Phù Nam (1-630) hay Malaysia thuộc thời kỳ hình thành các
vương quốc cổ đầu tiên như quốc gia cổ Langkasuka, còn Indonesia thuộc thời kỳ hiện
diện của hai vương quốc Hindu giáo vào thế kỷ thứ V là Liên minh Tarumanagara
kiểm soát phía Tây Java và vương quốc Kutai tại vùng ven sông Mahakam, Borneo.v.v.
* Phạm vi không gian:
- La Mã: Trong thời kỳ Cộng hoà, cho đến thế kỷ II TCN, lãnh thổ La Mã mở
rộng ra khu vực Bắc Phi (Carthage, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ), Trung Đông (Tây Á). Thế
kỷ I TCN, Julius Caesar mở rộng sang khu vực Trung và Bắc Âu. Đến thời kỳ của
Augustus (63 TCN - 14 CN), đế chế La Mã được mở rộng đến nhiều vùng đất của
châu Âu (Tây Ban Nha, Gaul - Pháp, Panonia và Dalmatia - Hungary và Croatia ngày
nay), sáp nhập Ai Cập vào La Mã. Từ thời Augustus cho đến thời vua Trajan (98-117),
La Mã chinh phục thêm các miền đất Bắc Phi, hầu hết vương quốc Anh, một phần
nước Đức, lãnh địa Đông Âu xung quanh biển Đen, vùng Mesopotami, đạt đến phạm
vi lãnh thổ rộng lớn nhất. Vì vậy, đề tài đề cập đến La Mã với phạm vi không gian
tương ứng của thời kỳ đế chế, bao quát một khu vực rộng lớn nằm quanh vùng Đia
Trung Hải, trong đó chủ yếu là khu vực Tây Âu, Nam Âu, Bắc Phi, Tây Á.
- Phương Đông: chủ yếu tập trung nghiên cứu khu vực châu Á hiện nay (Đông
Bắc Á, Nam Á, Đông Nam Á bao gồm chủ yếu các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc
và một số quốc gia Đông Nam Á). Thời cổ đại, phương Đông bao gồm một khu vực
rộng lớn không chỉ có khu vực Đông Bắc Á, Nam Á, Đông Nam Á mà còn bao gồm cả
Bắc Phi và Tây Á. Tuy nhiên, ở đây tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở
khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc), Nam Á (Ấn Độ) và một số quốc gia khu vực
Đông Nam Á. Còn đối với khu vực Bắc Phi hay Tây Á vào giai đoạn này đã bị La Mã
chinh phục, là một phần của La Mã và đã nằm dưới sự thống trị của đế chế. Cũng vì
vậy, các khu vực này đóng vai trò trung gian quan trọng, thúc đẩy giao lưu mật thiết
giữa La Mã và các khu vực khác ở phương Đông.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là hệ thống hóa tư liệu, làm sáng tỏ những biểu hiện cụ thể
và rút ra những nhận định khoa học, đánh giá khách quan về đặc điểm, tác động của

9
quá trình giao lưu văn hóa giữa đế quốc La Mã và phương Đông thời cổ đại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài cần thực hiện và hoàn
thành những nhiệm vụ sau :
- Khái quát về lịch sử hình thành của nhà nước La Mã, làm sáng tỏ các giai
đoạn phát triển đi đến đỉnh cao và suy tàn của đế chế La Mã từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ
V.
- Tìm hiểu những đóng góp về văn hóa của nền văn minh La Mã và phương
Đông cho nhân loại bao quát trên các lĩnh vực: Văn học, nghệ thuật, giáo dục, khoa
học tự nhiên, chữ viết.
- Tìm hiểu và phân tích những biểu hiện giao lưu văn hóa giữa đế quốc La Mã
với phương Đông cổ đại.
- Tổng hợp và hệ thống hóa, nhận thức rõ đặc điểm của quá trình giao lưu văn
hóa giữa La Mã và phương Đông.
- Nhận xét, đánh giá một cách khách quan sau khi nghiên cứu quá trình giao lưu
văn hóa La Mã với phương Đông cổ đại.
5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Đề tài dựa vào những nguồn tư liệu như sau:
- Đề tài kế thừa các công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước (đã
làm rõ trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, các nguồn tư liệu thành văn khác về lịch
sử thế giới cổ trung đại, lịch sử văn minh thế giới, lịch sử La Mã cổ đại, v.v.
- Nguồn tư liệu bản đồ, sơ đồ, hiện vật khảo cổ có liên quan.
- Các tài liệu từ Website trong và ngoài nước có liên quan, các báo, tạp chí,
khoa luận tốt nghiệp, các sách đại cương, giáo trình có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này về mặt phương pháp luận, tôi dựa trên quan điểm sử học
Mácxit tiến hành nghiên cứu thông qua vận dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Đồng thời, để nhận thức một cách sâu sắc vấn đề chúng tôi còn
tiến hành vận dụng các phương pháp như so sánh tổng hợp, đối chiếu, phân tích, hệ
thống hóa dựa trên cơ sở các tài liệu thành văn thu thập được để hoàn thành nghiên
cứu đề tài này.

10
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài là một công trình nghiên cứu có hệ thống, qua đây cung cấp một góc
nhìn mới, khoa học tổng quát, toàn diện nhất về quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã
với phương Đông cổ đại. Bên cạnh đó, đề tài này còn là cơ sở để chúng ta có cái nhìn
cụ thể hơn về quá trình giao lưu văn hóa giữa hai vùng văn hóa Đông - Tây, giữa La
Mã và phương Đông. Đồng thời góp phần giáo dục ý thức của thế hệ trẻ về mối quan
hệ mật thiết giữa Đông - Tây trong lịch sử, cũng như những đóng góp của các quốc gia,
khu vực như La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á trong những nỗ lực đem các
nền văn minh thế giới xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt, đề tài giúp củng cố lịch sử văn
hóa, giao lưu văn hóa giữa các nền văn minh trên thế giới cho sinh viên trên con
đường trở thành một công dân toàn cầu.
Song không dừng ở đó, đề tài còn có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho
công việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập các học phần về Lịch sử văn minh thế giới,
Lịch sử văn hóa thế giới, Lịch sử quan hệ quốc tế, Tiếp xúc văn hóa giữa phương
Đông và phương Tây.v.v, và cho những ai quan tâm về vấn đề này. Đồng thời, nâng
cao hiểu biết, ý thức của mỗi cá nhân về tầm quan trọng của văn hóa của một quốc gia
dân tộc không chỉ trong quá khứ mà cả thời đại ngày nay.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về La Mã, phương Đông và nhân tố tác động đến quá
trình giao lưu văn hóa La Mã - phương Đông.
Chương 2. Quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông từ thế kỉ I
TCN đến thế kỉ V CN.
Chương 3. Đặc điểm và tác động của quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và
phương Đông.

11
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LA MÃ, PHƯƠNG ĐÔNG VÀ CƠ SỞ CỦA


QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HOÁ GIỮA LA MÃ VÀ PHƯƠNG ĐÔNG
1.1. Một số thuật ngữ liên quan
Phương Đông và Phương Tây: Là hai thuật ngữ dùng để định vị không gian
xuất hiện từ thời cổ đại. Dù mang tính tương đối nhưng từ rất sớm con người đã nhận
thức được rằng thế giới bao gồm hai phần đó chính là phương Đông và phương Tây.
Tuy nhiên, do sự khác biệt về thế giới quan mà sự nhận thức của các quốc gia cổ đại
về hai thuật ngữ này lại có sự khác nhau.
Thời cổ đại, ở Ấn Độ “phương Đông” có nguồn gốc từ tiếng Phạn “usās” có
nghĩa là “bình minh” hoặc “buổi sáng” lúc mặt trời mọc/nơi mặt trời mọc. Ngược lại,
từ “phương Tây” bắt nguồn từ “buổi tối” trong tiếng Phạn là từ “avah” có nghĩa là “đi
xuống” [61]. Theo đó, hai thuật ngữ phương Đông và phương Tây đã được người Ấn
Độ cổ đại chuyển hoá từ ý niệm thời gian thành ý niệm không gian.
Mặc khác với người phương Tây, phương Đông bắt nguồn từ một tiếng Latinh -
Oriens có nghĩa là vùng đất phía đông. Khái niệm phương Đông được sử dụng đầu tiên
ở khu vực Nam Âu (Hy Lạp và vùng bán đảo Balkans) thời cổ đại. Lúc đó do tầm nhìn
tương đối hạn chế về mặt địa lý, con người chưa tìm ra Tân lục địa nên người Hy Lạp
gọi khu vực phía mặt trời lặn so với họ là Phương Tây, còn các vùng đất còn lại bao
gồm châu Phi và châu Á gọi là phương Đông [11, tr.9]. Thêm vào đó, lấy Địa Trung
Hải làm trung tâm, văn hóa Hy - La về sau lan tỏa mạnh về phía Tây nên gọi là
phương Tây. Đối diện với nó qua Địa Trung Hải là phương Đông [9, tr.3]. Cách giải
thích này thuần về không gian địa lý và chỉ mang tính chất tương đối. Về sau, ranh
giới địa lý giữa Phương Đông và phương Tây có sự thay đổi mờ nhạt và khó xác định
hơn do sự phân liệt của đế quốc La Mã thành hai bộ phận đó chính là Đông bộ La Mã
(Đế quốc Byzatium) và Tây bộ La Mã. Ngoài ra, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của đế quốc
Ả Rập và với sự phát triển mạnh mẽ của con đường tơ lụa đã làm cho phương Đông và
phương Tây được kết nối và xích lại gần nhau hơn.
Vào thời trung đại và kéo dài sau đó, cách gọi phương Đông và phương Tây là
để chỉ sự khác biệt giữa Ki-tô giáo châu Âu và các nền văn hoá ngoài nó ở phía Đông
[11, tr.9]. Chính vì được nhấn mạnh bởi những ý tưởng khác biệt về chủng tộc cũng

12
như tôn giáo và văn hoá, sự phân biệt Đông - Tây còn được thể hiện qua câu nói nổi
tiếng của Rudyard Kipling “Đông là Đông, Tây là Tây. Đông và Tây không thể hợp
một dòng”. Phương Đông bấy giờ là khái niệm mà người phương Tây nói đến với một
thái độ hạ cố [11, tr.10].
Bước vào thời kỳ cận hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới
kết hợp với những thành tựu nổi bật từ các cuộc phát kiến địa lý làm quá trình giao lưu
Đông - Tây đã có những chuyển biến nhất định, nội hàm của thuật ngữ phương Đông
và phương Tây cũng có sự chuyển biến với sự xuất hiện thêm các khái niệm mới như
Cận Đông, Trung Đông và Viễn Đông [11, tr.9].
Còn ngày nay, khi nghiên cứu về lịch sử thế giới cổ đại các sử gia, nhà nghiên
cứu thường phân định không gian của phương Đông và phương Tây như sau: Phương
Đông bao gồm các quốc gia/ nền văn hoá nằm ở khu vực châu Á và đông bắc châu Phi
(Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, v.v.) còn Phương Tây chủ yếu bao gồm các
quốc gia/các nền văn minh ở vùng Địa Trung Hải (Hy Lạp và La Mã).
Có thể thấy, từ góc độ nghiên cứu, sự phân biệt hai thuật ngữ phương Đông và
phương Tây chỉ mang tính chất tương đối để chỉ hai khu vực địa lý rộng lớn ở ba châu
lục Á-Phi-Âu. Song ngay từ thời cổ đại, nó không chỉ dừng lại là các thuật ngữ phản
ánh nội hàm ở góc độ địa lý mà còn hàm ý phân biệt sự khác nhau trên các khía cạnh
như lịch sử, văn hoá, tư tưởng.v.v nên thuật ngữ phương Đông và phương Tây được
hiểu một cách linh hoạt. Mặc dù, có nhiều khía cạnh khác nhau song “Phải chăng nên
xem sự khác biệt giữa Phương Đông và Phương Tây như bản chất của nền văn minh
nhân loại biểu hiện dưới hai hình thức tĩnh và động, một bên đặc trưng cho sự sôi
động và sức mạnh, một bên đặc trưng cho sự minh triết, uyên thâm, tĩnh tại?”[11,
tr.13]. Cho đến nay, cả hai bộ phận văn hoá Đông - Tây đều phát triển mạnh mẽ theo
cách riêng của mình tạo ra một dòng chảy văn hoá xuyên suốt từ thời cổ đại đến tận
ngày nay.
Giao lưu văn hoá và tiếp biến văn hoá: Xuyên suốt quá trình phát triển của
lịch sử loài người thì giao lưu văn hoá và tiếp biến văn hoá là hai phạm trù có mối liên
hệ mất thiết với nhau.
Trước hết về “giao lưu văn hoá”, theo từ điển tiếng Việt thì “giao lưu” có nghĩa
là có sự tiếp xúc trao đổi qua lại giữa hai hay nhiều dòng, nhiều luồng khác nhau. Còn
“văn hoá” hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, mỗi định nghĩa đều

13
có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung các học giả đều cho rằng
“Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành, lưu truyền
và phát triển qua quá trình sáng tạo của con người, trong sự tương tác với môi trường
tự nhiên và xã hội” [9, tr.13]. Vì vậy, giao lưu văn hoá có thể được hiểu là quá trình
tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị văn hóa khác nhau, mà
từ đó có thể nảy sinh những nhu cầu mới, thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển và tuỳ
theo mức độ giao lưu khác nhau mà có thể (hoặc không) dẫn đến sự biến đổi văn hóa
của mỗi chủ thể. Và đặc biệt, không có giao lưu, tiếp xúc văn hoá thì không có tiếp
biến văn hoá. Ở Việt Nam, khái niệm “Giao lưu văn hóa” là một khái niệm đa tầng
nghĩa, nhiều nội hàm và có những cách hiểu, được vận dụng trong các phạm trù khác
nhau.
Còn tiếp biến văn hoá, “tiếp” trong từ “tiếp biến” có nghĩa là tiếp nhận, tiếp xúc,
“biến” có nghĩa là biến đổi, vì vậy tiếp biến văn hóa có thể được hiểu là thông qua quá
trình giao lưu văn hoá các nền văn hoá đã có sự gặp gỡ, tiếp xúc lẫn nhau từ đó họ tiếp
nhận những thành tựu văn hoá đó rồi biến đổi, cải biến một cách sáng tạo sao cho phù
hợp với nền văn hoá bản địa của mình.
Khái niệm này còn bắt nguồn từ thuật ngữ “Acculturation”, xuất hiện trong
khoa học nhân văn Âu - Mỹ từ những năm 30 của thế kỷ XX, được học giả lớn H.
Herkovits định nghĩa như sau: “Dưới từ Acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra
khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp gây ra sự
biến đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm” [16]. Bên cạnh
đó, định nghĩa về “tiếp biến văn hoá” được đưa ra ở cuộc họp UNESCO châu Á tại
Téhéran năm 1978: “Tiếp biến văn hoá đó là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác
nhau về văn hóa, do đó sinh ra những sự thay đổi về văn hoá (ứng xử, giao tiếp, tư
duy…) ở trong mỗi nhóm” [5]. Ở Việt Nam, khái niệm Acculturation được dịch theo
nhiều cách khác nhau chẳng hạn như giáo sư Hà Văn Tấn dịch là “tiếp biến văn hoá”,
Nguyễn Ngọc Hiến dịch là “giao hoà văn hoá”, Nguyễn Đức Từ Chi dịch là “hỗn dung
văn hoá” còn giáo sư Trần Quốc Vượng dịch là “giao thoa văn hoá”. Như vậy, ta thấy
dù có nhiều cách dịch khác nhau song chung quy lại nó là cùng một bản chất. Đây
cũng là hệ quả của quá trình giao lưu, gặp gỡ giữa những nền văn hóa khác nhau.
Tóm lại, giao lưu văn hoá và tiếp biến văn hoá là hai phạm trù có mối liên hệ
mật thiết với nhau chứ không đối lập nhau. Từ buổi bình minh của lịch sử loài người,

14
quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá đã diễn ra, nó không chỉ dừng lại ở sự “va chạm
nội vùng” mà xa hơn nữa là ở hai bộ phận văn hoá quan trọng của thế giới lúc bấy giờ
là Đông và Tây cũng được xúc tiến đẩy mạnh. Mọi sự vật, hiện tượng đều có hai mặt
của nó và giao lưu, tiếp biến văn hoá cũng vậy, do đó việc tiếp thu văn hoá theo một
chiều hướng tích cực sẽ thúc đẩy các nền văn hoá phát triển mạnh mẽ hơn và rút ngắn
được thời gian tiếp cận văn minh đưa xã hội loài người phát triển bước lên một tầm
cao mới.
Đế quốc La Mã (Roman Empire) (tiếng Latinh: Imperium Rōmānum): Vốn là
một thành bang nhỏ ở trên bán đảo Italia, trải qua quá trình mở rộng và phát triển, La
Mã đã trở thành một trong những đế chế vĩ đại nhất và có ảnh hưởng nhất của văn
minh phương Tây. Được hình thành dựa trên cơ sở mở rộng biên giới từ phạm vi lãnh
thổ ban đầu của Cộng hoà La Mã, thành bang Roma ngày càng có thêm sức mạnh.
Nền kinh tế phát triển, lực lượng quân sự hùng mạnh đã thúc đẩy tham vọng mở rộng
lãnh thổ. Đặc biệt, với chính sách đặc biệt La Mã đã “liên kết với các thành bang lân
cận, theo cách mà không thành bang Hy Lạp nào từng làm được” [17]. Chính vì lẽ đó,
từ một thành bang nhỏ bé hơn một thế kỷ sau La Mã đã vươn lên bá chủ hoàn toàn khu
vực địa Trung Hải. Sau khi nền Cộng hòa La Mã bị thủ tiêu năm 30 TCN, Octavian trở
thành nhà lãnh đạo duy nhất ở La Mã và cũng là người thiết lập nên vương triều đầu
tiên trong thời kỳ đế chế - Vương Triều Julius Claudius tồn tại từ năm 27 TCN đến
năm 68 CN. Trong các thế kỷ I - II CN, trên tất cả các phương diện từ kinh tế, chính trị
đến văn hoá xã hội, La Mã đạt tới đỉnh điểm của sự phát triển tạo nên thời kỳ khiến
người La Mã tự hào gọi là “thời kỳ hoàng kim”. Đặc biệt, thời kỳ này cương vực của
đế quốc La Mã mở rộng, phía Đông bắt đầu từ khu vực sông Euphrates, phía Tây tới
bờ Đại Tây Dương, phía Nam xuống tận sa mạc Sahara, còn phía Bắc vương đến bờ
sông Danuyps tiếp giáp với vùng đất của người German [7, tr.228]. Tiếp nối triều đại
Julius Claudius là tới vương triều Flavius (69-96), Vương triều Antonius (96-192), đặc
biệt thời đại của Hoàng đế Augustus “Mốc lịch sử của triều đại này là thời kỳ dài nhất
của hòa bình và ổn định ở thế giới Địa Trung Hải” [17].
Thuật ngữ “Pax Romana” có nghĩa là “Hoà bình La Mã” dùng để chỉ khoảng
thời gian từ năm 27 TCN đến năm 180 CN, được bắt đầu bằng sự trị vì của hoàng đế
Augustus và kéo dài cho đến khi Marcus Aurelius qua đời. Đây được xem là khoảng
thời gian hoà bình và thịnh vượng chưa từng có trên khắp đế chế, một kỷ nguyên ổn

15
định về chính trị và an ninh và hầu như không có đổ máu trong thời kỳ này. Đặc biệt,
trong thời Pax Romana đế chế La Mã đạt đến đỉnh cao về diện tích đất đai và dân số
trải dài từ Anh đến tận Bắc Phi và bao gồm cả một phần tư dân số thế giới. Không chỉ
dừng lại ở đó, đối với người La Mã đây là thời kỳ phát triển rực rỡ về mặt văn hoá
“Pax Romana là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật, văn học và công nghệ” [39].
Trong suốt thời kỳ Pax Romana, người La Mã đã đồng hoá các tỉnh, các vùng đất bị
chinh phục lân cận theo hình ảnh của chính họ, đã làm cho đế chế trở thành một trong
những xã hội chứa đựng nhiều sự đa dạng về văn hoá.
1.2. Tổng quan về La Mã và phương Đông
1.2.1. La Mã
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư
Về phương diện địa lý, La Mã là một quốc gia cổ đại nằm trên một bán đảo
Italia rộng lớn. Đây là một bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu hình chiếc ủng vươn ra Địa
Trung Hải có diện tích khoảng 300.000 km2 [8, tr.189]. Phía Bắc bán đảo có dãy núi
Alpes tạo thành biên giới tự nhiên giữa Italia và Châu Âu. Cả ba phía Đông - Tây -
Nam đều có biển bao bọc. Những ngọn đồi trên bờ sông Tibre có vị trí chiến lược cực
kỳ quan trọng là một chiến luỹ vững chắc để phòng thủ bảo vệ đất nước một cách dễ
dàng.
Về tài nguyên khoáng sản, bán đảo Italia có khá nhiều khoáng sản phong phú
và kim loại quý hiếm như sắt, đồng, chì.v.v. những kim loại quý hiếm với trữ lượng
lớn này đã tạo điều kiện cho La Mã phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và
luyện kim. Những ngọn đồi xung quanh lại có rất nhiều gỗ quý, đặc biệt La Mã có hệ
thống đường biển dài hàng nghìn km có nhiều vũng vịnh thích hợp cho tàu bè thường
xuyên lui tới. Chính vì vậy, hoạt động giao thương hàng hải ở La Mã xuất hiện khá
sớm và phát triển rất mạnh mẽ vào thời kỳ sau.
Về dân cư, từ rất sớm trên bán đảo Italia đã có người sinh sống. Trước thiên
niên kỷ thứ II TCN, những bộ lạc bên kia dãy Alpes đã kéo vào định cư ở các vùng
Campaium, Latium, Borutum. Đến cuối thiên niên kỷ II, lại có một đợt thiên di mới
của tộc người ở phía Bắc đến định cư được gọi là người Italiotes, sau này một bộ phận
định cư chủ yếu ở vùng Latium nên gọi là người Latinh. Đến thế kỷ thứ X TCN, một
tộc người của Tiểu Á hay còn gọi là Etrusques cũng đã thiên di sang bán đảo Italia và
sống định cư chủ yếu ở hai con sông lớn là Acno và sông Tiber [2, tr.61]. Về sau họ

16
tràn xuống phía Nam vây chiếm thành La Mã. Đến khoảng thế kỷ VIII TCN, người Hy
Lạp đã di cư đến miền Nam bán đảo Italia, đảo Sicile. Trên thực tế, khu vực này là
một bộ phận của thế giới Hy Lạp và được gọi là vùng “Magna Graecia” - Đại Hy Lạp
[7, tr,203]. Chính vì lẽ đó, người Hy Lạp sinh sống ở đây đã thiết lập rất nhiều thành
bang, thành thị và những giá trị văn minh Hy Lạp cũng từng bước truyền bá sâu rộng
vào bán đảo Italia.
Tóm lại, trên bán đảo Italia đã có nhiều cư dân khác nhau sinh sống. Họ đều
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của đế chế La Mã, trong
đó nhóm người La tinh - người Roma là nhánh người sẽ giữ vai trò quan trọng nhất
trong việc xây dựng thành bang cũng như đưa La Mã trở thành một đế quốc vĩ đại ở
khu vực. Không những vậy, bán đảo Italia cũng là nơi gặp gỡ của các luồng văn minh
đến từ phía Đông và Tây Địa Trung Hải, Bắc Phi. Vì lẽ đó, mặc dù ra đời khá là muộn
so với các nền văn minh khác ở khu vực nhưng nền văn minh La Mã đã tiếp thu phát
triển rất nhanh chóng, trở thành một nền văn minh có sức ảnh hưởng không chỉ ở khu
vực mà xa hơn nữa ở tận Phương Đông và là cơ sở vững chắc cho nền văn minh của
châu Âu sau này.
1.2.1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của La Mã
Từ một thành bang nhỏ bé ở trên bán đảo Italia, La Mã đã trỗi dậy thành một đế
chế vĩ đại. Thông qua quân đội và chiến tranh, người La Mã đã xây dựng nên một đế
chế ảnh hưởng sâu sắc lên văn minh phương Tây. Tuy nhiên, đây không phải là một
hành trình dễ dàng mà là cả một quá trình đấu tranh chinh phục lâu dài, điều đó đã
được thể hiện rõ nét thông qua quá trình hình thành và phát triển của La Mã. La Mã
gồm các thời kỳ phát triển chính sau:
Thứ nhất là thời kỳ “Vương chính” thế kỷ VIII TCN - VI TCN. Đây là thời kỳ
được các nhà sử học cho rằng là thời kỳ mạt kì của chế độ thị tộc Roma “Là giai đoạn
tồn tại của tổ chức dân chủ quân sự - hình thái quá độ từ xã hội nguyên thuỷ sang xã
hội có giai cấp nhà nước” [7, tr.204]. Về nguồn gốc hình thành của La Mã, theo
truyền thuyết để lại thì La Mã được thành lập vào năm 753 TCN bởi Romulus và
Remus, hai người con trai sinh đôi của Mars, thần chiến tranh. Bị vua Alba Longa gần
đó bỏ rơi trong một cái giỏ trên sông Tiber và được cứu bởi một con sói cái, cặp song
sinh đã sống để đánh bại vị vua đó và tìm thấy thành phố của riêng mình trên bờ sông

17
vào năm 753 trước Công nguyên. Sau khi giết anh trai mình, Romulus trở thành vị vua
đầu tiên của Rome, được đặt theo tên của anh ta [50].
Thứ hai là thời kỳ Cộng hoà từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ I CN. Thể chế Cộng
hoà được thiết lập với sự hoàn chỉnh dần về cơ cấu, cho đến thế kỷ III TCN sự xuất
hiện của bộ luật La Mã đã đánh dấu một bước tiến lớn - sự ra đời của nhà nước pháp
quyền. Có thể nói rằng, những đặc trưng của La mã lúc bấy giờ là Viện nguyên lão -
dân chủ - tập trung trí tuệ, quân đội tổ chức kỷ luật, chặt chẽ, chính sách “Chia để trị”
rất thành công, khôn ngoan, mở rộng cư trú dân Rome ra bán đảo Ý [10, tr.639]. Chính
điều này đã làm tăng thêm sức mạnh của La Mã và thúc đẩy quá trình mở rộng bành
trướng lãnh thổ sang những vùng khác xa hơn. Có thể nói: “Chiến tranh ban đầu chỉ
nhằm bảo vệ lãnh thổ Rome khỏi Carthage và các quốc gia thù địch khác rốt cuộc trở
thành cuộc săn lùng đất đai và của cải hung bạo” [10, tr.640].
Thứ ba là thời kỳ đế chế từ thế kỷ I đến thế kỷ V. Đây được xem là thời kỳ phát
triển cực thịnh của La Mã. Đặc biệt, từ năm 27 TCN đến năm 180 CN là thời kỳ “Pax
Roman” - Hoà bình La Mã. Vào cuối thời kỳ Cộng hoà, sự đấu tranh nội bộ đã diễn ra
mạnh mẽ làm cho tình hình La Mã lúc bấy giờ rơi vào khủng hoảng “Ngày tháng của
nền Cộng hòa chẳng còn bao lâu nữa. Nó trở thành chính quyền không phải của luật
pháp mà là của những người tàn nhẫn, đầy quyền lực” [17]. Những mâu thuẫn trong
nội bộ giai cấp quý tộc, chủ nô không thể điều hoà đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ
Cộng hoà. Với chế độ tam hùng lần thứ nhất, nền độc tài của Caesar được thiết lập
nhưng tồn tại không được bao lâu. Sau khi Caesar chết các cuộc chiến tranh tương tàn
liên miên xảy ra. Chế độ tam hùng lần thứ hai được thiết lập.
Đến năm 30 TCN, Antonius bị đánh bại, chế độ quân chủ của Octavian được
thiết lập trở thành người thống trị duy nhất của La Mã. Một chế độ chính trị với quyền
hành tập trung tuyệt đối như một vị vua “phương Đông” thực thụ từ chỉ huy quân sự
cho đến quan chấp chính và quan bảo dân vĩnh viễn cũng như tổng giáo chủ.v.v. Trong
quá trình mở rộng lãnh thổ, La Mã đã đối mặt với nhiều đối thủ hùng mạnh đặc biệt là
đế quốc rộng lớn Carthage ở phía Tây và Macedonia ở phía Đông, kết quả đến năm
146 TCN, toàn bộ đất đai của Carthage trở thành lãnh thổ của La Mã. Đến giữa thế kỷ
II TCN, Macedonia bị biến thành một tỉnh của La Mã. Không chỉ dừng lại ở Địa Trung
Hải, La Mã lần lượt chiếm vùng khác như chính phục Anh quốc, xứ Gaule, dưới quyền
thống trị của họ còn có Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan.v.v ngày nay. La Mã cũng cai trị một

18
phần Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và toàn thể miền Nam châu Âu, toàn thể đất đai
dọc bờ biển phương Bắc như Ai Cập. Ở vùng cận Động La Mã thống trị Tiểu Á,
Phoenicia, Palestine v.v.[2,tr.74].
Mỗi triều đại đều để lại một dấu ấn riêng biệt, đặc biệt vào khoảng thế kỷ III
đến thế kỷ V, đế quốc lại rơi vào tình trạng khủng hoảng, chế độ chiếm hữu nô lệ bị
suy vong. Sự kém cỏi của Commodus đã đưa thời kỳ hoàng kim của các hoàng đế La
Mã đến một kết thúc đáng thất vọng. Những quý tộc địa phương đứng dậy xưng bá,
tình hình xã hội càng thêm rối loạn. Có thể nhận định tình hình xã hội của La Mã lúc
bấy giờ, kẻ có tiền thì tiêu phung phí, còn cuộc sống của người dân lại hết sức khó
khăn, một nhà văn đương thời La Mã đã nhận định “Những thú rừng còn có hang để
ẩn, còn dân La Mã(…) thì ngoài khí trời ra, không có chút gì cả. Vô gia cư, họ dắt díu
vợ con nheo nhóc, xanh xao(…) Người ta bảo họ làm chủ thế giới mà thực họ không
có một miếng đất để cắm dùi” [6, tr.97]. Kết quả đến thế kỷ IV, bộ tộc người Germain
xâm nhập đã khiến La Mã chia làm hai: Đông bộ La Mã và Tây bộ La Mã. Cho đến
năm 467, Tây bộ La Mã bị diệt vong, đế quốc Đông La Mã hay còn gọi là Byzantine
thì bị phong kiến hoá và đến năm 1453 thì bị diệt vong [10, tr.640].
1.2.1.3. Một số thành tựu văn minh nổi bật của La Mã cổ đại
Nền văn minh La Mã ra đời muộn nhưng phát triển rất nhanh chóng và có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nhiều nền văn hoá khác. Cho đến ngày nay, văn hoá vẫn là thành
tựu rực rỡ nhất mà La Mã đạt được. Đặc biệt, thừa hưởng thành tựu từ nền văn minh đi
trước - văn minh Hy Lạp, người La Mã sáng tạo ra những giá trị văn hoá đặc trưng của
mình. Một nhà văn thơ La Mã đã nhận định rằng “Người Hy Lạp bị người La Mã
chinh phục, nhưng người bị chinh phục ấy lại chinh phục trở lại kẻ chinh phục mình.
Văn học nghệ thuật Hy Lạp tràn sang đất Latinh hoang dã...” [8, tr.194]. Chính vì lẽ
đó, văn hoá La Mã mang đậm dấu ấn phong cách Hy Lạp. Một nền văn minh phát triển
toàn diện và rực rỡ đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực tiêu biểu như văn học,
nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tôn giáo, triết học, luật pháp.v.v
Thứ nhất về văn học, do có sự kế thừa văn hoá Hy Lạp, lại có thêm điều kiện để
phát triển nên nền văn học La Mã cũng rất đa dạng phong phú bao gồm nhiều thể loại
như thần thoại, sử thi, thơ trữ tình, thơ trào phúng văn xuôi và kịch. Từ cuối thế kỷ III
TCN, văn học La Mã có bước chuyển biến, đặc biệt dưới thời Cộng hoà ở La Mã đã
xuất hiện nhiều nhà soạn kịch và thi sĩ nổi tiếng. Cùng với thi văn của Lucretius, tình

19
thi sâu đậm của Cattulus thì văn xuôi của Cicero và Cesar đã đánh dấu thời kỳ phát
triển, nảy nở của văn chương La Mã. Với một lối hành văn rõ ràng, mạch lạc, giọng
văn hùng hồn hai ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi bật như “Pháp chinh ký luận”. Có
thể nói rằng, văn học một khía cạnh không thể thiếu trong lĩnh vực văn hoá nó chứa
đựng hết thảy tâm tư tình cảm của mọi người, là công cụ để cổ vũ tinh thần cũng như
lên án những bất công đương thời hướng tới một cuộc sống tốt đẹp.
Thứ hai về nghệ thuật. Nghệ thuật La Mã bao gồm ba khía cạnh chủ yếu là kiến
trúc, điêu khắc, hội hoạ mỗi lĩnh vực đều để lại cho nhân loại những thành tựu nổi bật.
Với khả năng linh hoạt sáng tạo của mình hàng loạt các công trình ra đời như những
tường thành, đền miếu, cung điện, rạp hát, đấu trường.v.v. Phong cách kiến trúc của
La Mã là các công trình dân dụng, họ giỏi xây dựng đường và thuỷ lộ với những chiếc
cầu cao hàng ngàn thước để dẫn nước, đường đi được lát bằng đá cẩm thạch, như
Octavius đã nói rằng:“ông đã biến La Mã bằng gạch thành La Mã bằng đá cẩm thạch”
[8, tr.216]. Ngoài ra, một số công trình kiến trúc nổi tiếng của La Mã như đền
Pantheon, rạp hát, khải hoàn môn. Đặc biệt, người La Mã đã biết sử dụng xi măng để
xây dựng các công trình: “Người La Mã xây dựng những nghị trường (forum), những
hí trường đồ sộ dài 200 thước, cao bốn năm chục thước như đền Pantheon rất nổi
tiếng. Kiến trúc của họ vừa hùng như kiến trúc cận đông, vừa nhã như kiến trúc Hy
Lạp, điều lạ là họ biết dùng bê tông” [6, tr.104]. Đóng góp chủ yếu của người La Mã
là biến những thiết kế Hy Lạp trở nên to lớn và uy nghi hơn, những công trình trên một
số vẫn còn đứng sừng sững trước những biến thiên của lịch sử để lại cho loài người
những công trình kiến trúc vô giá.
Bên cạnh kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ cũng đóng vai trò quan trọng trong
nghệ thuật La Mã. Những bức phù điêu, tượng điêu khắc được trang trí, khắc trên các
công trình, các cột trụ kỉ niệm chiến thắng của hoàng đế, như hình ảnh đoàn quân
thắng trận trở về “Nghệ thuật điêu khắc phản ánh tính thực tế của người La Mã. Nó đã
mang lại 1 chủ nghĩa hiện thực mới cho những kết cấu Hy Lạp, mà người La Mã sao
chép qua hàng thế kỷ. Có thể thấy nó thật đặc biệt các tượng bán thân của các vị
Hoàng đế, tìm thấy ở mỗi góc Đế chế” [17]. Nhìn chung, trong nghệ thuật mỗi khía
cạnh đều đóng một vai trò quan trọng, tô điểm cho nhau, thể hiện những giá trị rõ nét
của văn hoá La Mã đương thời.

20
Thứ ba về khoa học tự nhiên. Tuy không phát triển bằng khoa học Hy Lạp song
La Mã trên lĩnh vực này vẫn có những thành tựu nổi bật với những nhà khoa học tiêu
biểu. Nhà khoa học tiêu biểu nhất của La Mã là Pinius, ông có một tác phẩm nổi tiếng
đó là Lịch sử tự nhiên đây được xem là “bách khoa toàn thư” của nhân loại khi nó tập
hợp tất cà tri thức của các ngành khoa học. Một số nhà khoa học tiêu biểu như Claude
Ptoleme là một nhà thiên văn học, nhà toán học và địa lý học, còn có Ploteme nhà địa
lý học ông đã soạn ra cuốn sách “địa lý học”, vẽ được một bản đồ thế giới được xem
là khá chính xác đương thời. Về mặt y học, đại biểu xuất sắc là Claudius Galenius, trên
cơ sở tiếp thu những thành tựu y học trước đó ông đã để lại nhiều tác phẩm như
“phương pháp chữa bệnh” và cuốn sách này được dùng làm sách giáo khoa trong một
thời gian dài.
Thứ tư là về triết học, cơ sở cho các cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết
học ở La Mã là dựa vào mâu thuẫn giữa giới bình dân và quý tộc, giữa La Mã với các
vùng bị chinh phục. Thế kỷ I TCN là thời kỳ triết học La Mã phát triển đỉnh cao. Với
đại diện tiêu biểu là nhà triết học duy vật Loucrete tác phẩm tiêu biểu là “Bàn về bản
chất của sự vật”. Bên cạnh đó, còn có các đại diện tiêu biểu như Ciceron nhà triết học
theo chủ nghĩa chiết trung biện hộ cho nền chính trị đương thời. Hay Agrippa thuộc
triết học duy tâm nhưng đi theo chủ nghĩa hoài nghi.v.v. Đặc biệt, Marcus Aurelius là
đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa khắc kỷ ở La Mã. Từ thế kỷ II, triết học La Mã gắn
liền với tôn giáo với những học thuyết thần bí. Song có thể thấy rằng triết học La mã
luôn đóng vai trò nhất định trong xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền văn hoá
khác trong khu vực.
Thứ năm về luật pháp. Luật pháp đóng một vai trò rất to lớn đối với đế quốc La
Mã, là một trong yếu tố tác động đến sự vững mạnh và ổn định của đế chế. Tiêu biểu
là bộ luật “Thập nhị thiên” ban hành vào thế kỷ V TCN. Điểm đặc biệt, đây là bộ luật
có thể linh động áp dụng trong mọi hoàn cảnh, công nhận quyền lợi của công dân, ban
phép công cho cả ngàn nô lệ và tôn trọng luật lệ địa phương tuyệt đối. Về sau, luật
pháp La Mã ngày càng hoàn thiện và phát triển trong các thế kỷ tiếp theo. Phải nói
rằng: “Người La Mã rất giỏi về võ bị, cai trị và luật. Họ có một hiến pháp vừa mềm
dẻo vừa vững chắc. Bộ luật của họ sau này được nhiều dân tộc Châu Âu bắt chước” [6,
tr.106].

21
Thứ sáu là về tôn giáo. Vào thời kỳ đầu cũng giống các quốc gia khác ở ven
Địa Trung Hải, người La Mã thờ đa thần chủ yếu là các vị thần gắn với tự nhiên như
thờ thần núi, thần rừng và thần nhà.v.v. Ngoài ra, còn có thờ các vị thần chịu ảnh
hưởng từ thần thoại Hy Lạp như thần Jupiter, Neptune, Mars.v.v. Tuy nhiên, từ năm
63 TCN cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ, cư dân La Mã theo một tôn giáo nhất
thần gọi là Do Thái giáo. Người truyền bá tôn giáo này là tiên tri Moses họ thờ Thiên
Chúa hay còn gọi là Jehovah với quan niệm rằng dân Do Thái là dân của Chúa chọn
do vậy họ sẽ có một tương lai tốt đẹp.
Sau khi bị La Mã thống trị, đời sống của nhân dân ở vùng phía Đông Địa Trung
Hải càng cực khổ cộng với chính giáo lý của đạo Do Thái, tư tưởng của phái khắc kỷ
đã dẫn tới sự ra đời của Kitô Giáo. Người sáng lập ra đạo Kitô là Chúa Jesus Christ,
con của Thiên Chúa được sinh hạ bởi Đức trinh nữ Maria và được sinh ra tại
Bethlehem vùng Palestin, lúc bấy giờ thuộc lãnh thổ của đế quốc La Mã. Kinh Thánh
của đạo gồm 2 phần đó chính là Tân Ước và Cựu Ước. Do thái độ chống lại chính
quyền La Mã ngay từ khi ra đời tôn giáo này đã bị đàn áp một cách dã man. Nhưng
sau thời gian dài bị đàn áp, đến cuối thế kỷ IV, đạo Kitô đã chính thức trở thành quốc
giáo của đế quốc La Mã. Sau khi Tây bộ La Mã sụp đổ, tôn giáo này đã chi phối toàn
bộ châu Âu trong suốt thời kỳ trung đại và được truyền bá rộng rãi, trở thành một tôn
giáo có số tín đồ đông đảo nhất thế giới hiện nay.
1.2.2. Tổng quan về phương Đông
Như chúng ta đã biết phương Đông là một khái niệm rộng bao gồm nhiều khu
vực như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á- Bắc Phi tuy nhiên
do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên đề tài tập trung khái quát một số khu vực chính
như khu vực Đông Bắc Á, đây là khu vực chứa đựng một nền văn hoá Trung Hoa phát
triển rực rỡ, khu vực Đông Nam Á bao gồm các nền văn hoá ở Đông Nam Á lục địa và
hải đảo và khu vực Nam Á nơi có nền văn hoá Ấn Độ phát triển mạnh. Mỗi khu vực,
mỗi nền văn hoá đều có những đặc trưng riêng biệt tạo nên bức tranh văn hoá với đầy
đủ gam màu đa dạng và phong phú.
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
Điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú là một trong những yếu tố thúc đẩy nền
văn hoá ở Phương Đông phát triển rực rỡ. Về vị trí địa lý, với đặc trưng nổi bật dễ

22
dàng nhận thấy là đều được hình thành trên lưu vực các con sông lớn. Có thể nói rằng
đây là món quà lớn mà thiên nhiên ưu đãi cho các quốc gia ở khu vực này.
Đầu tiên là nền văn minh Trung Hoa, hình thành và phát triển đều gắn liền mật
thiết với hai con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang. Sông Hoàng Hà còn được
gọi với cái tên thân thương là “dòng sông vàng” bởi vì dòng chảy của sông đi qua
vùng bình nguyên đất vàng cuốn theo một lượng lớn phù sa, đất sỏi vàng khổng lồ.
Trong lịch sử ngàn năm của Trung Quốc, con sông này vừa đem lại lợi ích vừa đem lại
tai hoạ cho người dân, vì thế, nó được gọi là “Niềm kiêu hãnh của Trung Quốc” và
cũng là “Nỗi buồn của Trung Quốc” [11, tr.14]. Bên cạnh Hoàng Hà thì Dương Tử
cũng là con sông đóng vai trò quan trọng ở Trung Quốc, ảnh hưởng của nó đến kinh tế
Trung Quốc là rất lớn cộng với khí hậu ấm áp là một khu vực thuận lợi phát triển nông
nghiệp. Vì vậy, Hoàng Hà và Dương Tử được xem là cái nôi của nền văn minh Trung
Hoa.
Lịch sử hình thành văn minh Ấn Độ cũng gắn liền với Sông Ấn và Sông Hằng.
Bắt nguồn từ dãy Hymalaya, sông Hằng được xem là con sông quan trọng nhất của Ấn
Độ, với một lưu vực rộng màu mở nên trong suốt quá trình phát triển của mình đây
luôn là khu vực phì nhiêu có mật độ dân cư cao và có nền nông nghiệp phát triển nhất
Ấn Độ. Không chỉ có giá trị về kinh tế, đây còn là dòng sông linh thiêng của người Ấn.
Và hơn hết đây là “sông ngoại lai lớn nhất (dòng chảy chính của nó không chảy qua
quốc gia mà nó mang tên) trên thế giới” [18].
Ngoài ra, nền văn minh khu vực Đông Nam Á cũng gắn liền với các đồng bằng
phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các con sông lớn như đồng bằng châu thổ sông Hồng
(Việt Nam), sông Mê Kông (Việt Nam, Campuchia .v.v), sông Menam (Thái Lan),
sông Irawadi, Salusen (Myanmar). Với một mạng lưới sông ngòi dày đặc đã đem lại
cho khu vực những giá trị kinh tế cao, còn là tiền đề hình thành một nền văn minh
nông nghiệp lúa nước phát triển mạnh ở khu vực.
Bên cạnh hình thành bên các con sông lớn thì địa hình, khí hậu của các quốc gia
cổ đại phương Đông cũng rất đa dạng và phong phú chẳng hạn như ở Ấn Độ miền Bắc
thì sông ngòi chằng chịt, miền Nam thì lắm rừng nhiều núi, có loại núi cao rừng già bí
hiểm. Khu vực giáp chân núi Himalaya thì rất lạnh, lại có sa mạc Thar nóng cháy, cát
bay dữ dội. Trong khi đó, vùng Đông Bắc lưu vực sông Hằng lại có gió mùa, có mưa
cây cối tốt tươi. Chính vì vậy, thiên nhiên Ấn Độ được nhận định rằng “vừa đóng kín

23
vừa cởi mở, vừa là một tiểu lục địa thống nhất, cách biệt với bên ngoài, vừa chia cắt
và khác nhau bên trong, vừa hùng vĩ và cực kỳ đa dạng” [7, tr.84].
Còn nền văn minh Trung Quốc, vì lãnh thổ rộng lớn nên địa hình, khí hậu mỗi
vùng không giống nhau như ở phía Tây thì có rất nhiều núi và cao nguyên, khí hậu lại
khô hanh, còn phía Đông là có các châu thổ bình nguyên phì nhiêu, khí hậu ấm áp
thuận lợi phát triển nông nghiệp. Đối với nền văn minh khu vực Đông Nam Á, gồm
hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Cùng với những cơn mưa nhiệt đới do
gió mùa đem lại cộng với khí hậu biển đã làm cho khu vực Đông Nam Á trở thành một
vùng xanh tốt và trù phú, với những khu rừng nhiệt đới cùng với thảo mộc quý hiếm,
hương liệu có giá trị kinh tế cao. Tuy vậy, các quốc gia cổ đại phương Đông đều phải
đối mặt với những thời tiết khắc nghiệt, những khó khăn trở ngại do thiên nhiên gây ra
như động đất, núi lửa, lũ lụt, hạn hán.v.v.
Về dân cư, ở Phương Đông cư dân ra đời rất sớm và phát triển nhanh nhưng quá
trình hình thành các cộng đồng dân cư lại diễn ra rất đa dạng và phức tạp. Chẳng hạn
như ở Ấn Độ cư dân xưa nhất ở đây là tộc người Dravida cư trú chủ yếu ở miền Nam.
Bên cạnh đó, khoảng thiên niên kỷ thứ nhất TCN, có nhiều tộc người Aryan tràn vào
xâm nhập và định cư tại đây họ chủ yếu sống ở miền Bắc Ấn Độ. Đặc biệt, ở Ấn Độ
còn có sự xuất hiện của các tộc người như người Hy Lạp, người Hung Nô, Ả Rập, và
Mông Cổ. Vì vậy, cư dân ở Ấn Độ rất đa dạng về chủng tộc và phong phú về văn hoá
tạo ra một đặc trưng riêng biệt của Ấn Độ không thể trộn lẫn.
Cũng giống với các nền văn minh ở khu vực, Trung Quốc là một trong những
nơi từ rất sớm đã có loài người cư trú đặc biệt là ở ven các sông lớn như Hoàng Hà,
Trường Giang. Phải kể đến tộc người Hạ, Thương, Chu là tổ tiên của dân tộc Hán và
cũng chính là người sáng tạo ra nền văn minh Hoa Hạ, họ chủ yếu sinh sống tại vùng
châu thổ sông Hoàng Hà “dân tộc Trung Hoa không biết gốc gác từ đâu, tới lưu vực
Hoàng Hà đánh đuổi thổ dân là người Miêu rồi chuyên về nông nghiệp. Họ kiên nhẫn
khéo tay, có óc thực tế” [6, tr.130]. Ngoài ra, ở Trung Quốc còn tồn tại nhiều bộ tộc
khác như ở phía tây và tây nam là các bộ tộc thuộc ngữ hệ Hán - Tạng, Môn - Khmer,
ở phía Bắc và Đông Bắc là bộ tộc thuộc ngữ hệ Tungut.
Đối với các nền văn minh khu vực Đông Nam Á, theo kết quả nghiên cứu khảo
cổ học, Đông Nam Á đã có dấu vết của con người từ rất xa xưa, ngay từ thời tiền sử
nơi đây đã có con người cư trú. Vì vậy, Đông Nam Á được xem là cái nôi của nền văn

24
minh nhân loại. Hiện nay, cư dân ở Đông Nam Á là tộc người Austronesian hay gọi là
người Nam Đảo sinh sống ở miền Nam Thái Lan, các khu vực sinh sống của người
Chăm ở Việt Nam và Campuchia, Indonesia.v.v. Ngoài ra, còn có các bộ tộc người
Môn-khmer, Chăm, Việt cổ .v.v.
Tóm lại, bất kỳ một nền văn minh nào trong tiến trình phát triển của mình đều
chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong đó điều kiện tự nhiên và dân cư
được xem là tiền đề đầu tiên cho quá trình phát triển ấy. Chính từ những thuận lợi mà
thiên nhiên ban tặng, con người nơi đây đã xây dựng được những nền văn minh đầu
tiên trên thế giới và để lại cho loài người những giá trị văn hoá vô giá một bức tranh
văn hoá phương Đông rực rỡ sắc màu.
1.2.2.2. Khái quát lịch sự hình thành và phát triển của một số nền văn minh
Phương Đông.
Theo nghiên cứu, ta biết rằng phương Đông chính là “cái nôi” của nền văn
minh nhân loại, là nơi xuất hiện nhà nước từ rất sớm. Nhà nước phương Đông ra đời
vào khoảng cuối thiên niên kỷ IV - đầu thiên niên kỷ III TCN như là Lưỡng Hà, Ai
Cập, sau đó là các nhà nước ở khu vực sông Ấn, sông Hằng, Hoàng Hà và Trường
Giang - Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc khác, do đặc điểm địa lý và quá trình hình thành ở
mỗi khu vực diễn ra đa dạng, phức tạp nên mỗi quốc gia Phương Đông thời cổ đại đều
có quá trình hình thành, phát triển, tổ chức quản lý riêng. Chẳng hạn như:
Thứ nhất ở Ấn Độ ngay từ thời cổ đại, tại lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên niên kỷ
III đến giữa Thiên niên kỷ II TCN) đã xuất hiện nền văn hoá nổi bật đó là Harapa và
Mohenjo-Daro, chủ nhân của nền văn minh này là người Dravida. Đặc biệt, thời kỳ
này xuất hiện chế độ đẳng cấp Varna và đạo Balamon đây là hai vấn đề ảnh hưởng
quan trọng và chi phối lâu dài trong xã hội Ấn Độ.
Thời kỳ các quốc gia sơ kỳ và bá quyền Magadha (từ thế kỷ VI - IV TCN).
Thời kỳ vương triều Maurya và sự thống nhất Ấn Độ (thế kỷ IV-II TCN). Thời kỳ này
vương triều phát triển như một đế chế cai quản toàn bộ Ấn Độ cổ đại. Thời kỳ phân
liệt và chuyển biến trên bán đảo Ấn Độ (từ thế kỷ II TCN đến IV CN). Vương triều
Maurya sụp đổ nhanh chóng sau cái chết của vua Asoka. Ấn Độ rơi vào tình trạng chia
cắt trầm trọng. Miền Bắc Ấn do người Saka ở phía Tây chinh phục, còn ở Tây Bắc Ấn
Độ đến năm 128 TCN, người Kusan di chuyển và xâm nhập vào lãnh thổ Bactria giành
lấy quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ cũ Bactria. Còn miền Nam Ấn sự tồn tại nổi bật

25
của vương triều Tamil, đã hình thành xã hội có giai cấp, có bộ máy nhà nước sơ khai
và thường xuyên tiến hành giao lưu với các thương nhân các nền văn minh Hy Lạp, La
Mã.
Thứ hai là Trung Quốc giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép
chính xác mà chỉ được lan truyền qua những câu chuyện truyền miệng hay truyền
thuyết. Theo truyền thuyết kể lại, thời kỳ đầu tiên ở Trung Quốc bắt đầu từ thời Tam
Hoàng bao gồm ba nhà sáng tạo là Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông. Tiếp theo đó là
Ngũ đế gồm Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế. Mặc khác, đây
cũng là thời kỳ cuối cùng của công xã nguyên thuỷ.
Tiếp sau, là thời kỳ Tam Đại với ba triều đại đó là Hạ, Thương và Chu. Thời kỳ
phong kiến bắt đầu từ năm 221 TCN. Nước Tần trở nên lớn mạnh liên tiếp tấn công
các nước chư hầu, thống nhất hoàn toàn Trung Quốc và thành lập nhà nước phong kiến
đầu tiên do Tần Thuỷ Hoàng đứng đầu, xoá bỏ chế độ cát cứ, chia cắt, xây dựng một
quốc gia thống nhất với chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Sau khi nhà Tần sụp
đổ, Trung Quốc được tái thống nhất dưới triều đại là Hán (206 TCN-220), tiếp theo là
hàng loạt các triều đại lần lượt thay thế nhau như thời Tam Quốc (220-280), Nhà Tấn
(265-420).v.v.
Thứ ba là khu vực Đông Nam Á một khu vực riêng biệt và đã có từ rất lâu, quá
trình hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại ở đây cũng rất đa dạng. Chính vì
nhu cầu trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm cư dân ở khu vực này đã cố kết lại với nhau
hình thành nên những quốc gia phong kiến đầu tiên, chẳng hạn như Đại Việt với nhà
nước Văn Lang (thế kỷ VII - III TCN) - Âu Lạc (258 TCN-208 TCN), vương quốc
Phù Nam (1-630), vương quốc Champa (192-605), Chân Lạp (550-717), Dvaravati
(thế kỷ VI - XI), Panpan, Langkasuka và Malayu ở bán đảo Mã Lai (thế kỷ IV-
VII ), .v.v.v. Điểm chung nổi bật là trên cơ tầng văn hóa nông nghiệp lúa nước, hầu hết
các quốc gia này đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và
Trung Hoa. Những ảnh hưởng này là khá toàn diện và sâu sắc, góp phần thúc đẩy quá
trình phân hoá xã hội, hình thành nên những nhà nước cổ đại và góp phần lớn vào việc
hình thành nên bản sắc văn hoá tiêu biểu ở Đông Nam Á, tác động mạnh mẽ đến tiến
trình phát triền của các quốc gia dân tộc ở khu vực này.

26
1.2.2.3. Một số thành tựu văn minh nổi bật
Trong suốt tiến trình phát triển, các quốc gia cổ đại ở phương Đông đã để lại
cho nhân loại những thành tựu văn minh vô giá. Chính vì những nỗ lực đem lại những
giá trị văn hoá đó mà phương Đông từ xưa đến nay luôn là điểm đến hấp dẫn của các
thuyền buôn, nhà thám hiểm vĩ đại. Một số thành tựu tiêu biểu ấy được biểu hiện rõ
nét trên các phương diện như:
Thứ nhất là phương diện văn hoá vật chất. Đầu tiên ở khía cạnh khoa học tự
nhiên, do nhu cầu phát triển của cuộc sống hằng ngày, cư dân phương Đông đã có
nhiều phát minh quan trọng về thiên văn học, toán học, y học.v.v. Chẳng hạn như trên
lĩnh vực thiên văn học, từ rất sớm người Ấn Độ và Trung Quốc đã có sớm ý niệm về
trái đất, mặt trăng. Họ chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng lại có 30 ngày, mỗi ngày
lại có 30 giờ, các nhà thiên văn nhận định rằng trái đất có hình cầu, nhận biết được chu
kỳ mặt trăng cũng như trăng tròn hay khuyết, ghi chép về nhật thực, nguyệt thực. Trên
lĩnh vực toán học, ở Ấn Độ đã sáng tạo ra hệ thống 10 chữ số, trong đó số 0 được sử
dụng rộng rãi trên thế giới và có giá trị vô giá đến tận ngày nay. Bên cạnh đó, ở
phương Đông còn có bốn phát minh quan trọng từ Trung Quốc là giấy, la bàn, thuốc
súng, kỹ thuật in.
Trên lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc, nổi bật có Vạn lý Trường Thành, Lăng mộ
Tần Thuỷ Hoàng hay Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc
ở Ấn Độ cũng rất đa dạng và phong phú như cung điện của vua Asoka, một cung điện
được trang hoàng bằng những tác phẩm tiêu khắc rất đẹp. Chùa cũng là kiến trúc quan
trọng ở Ấn Độ như chùa hang ở Ajanta, chùa Enlora, chùa Tanjo.v.v. Cũng như nhiều
loại hình nghệ thuật khác, kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ
và Trung Quốc như Tháp Chàm, Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam, Angkor Wat ở
Campuchia thuộc kiểu kiến trúc Hindu giáo. Ngoài ra, còn có kiến trúc Phật Giáo như
tổng thể kiến trúc Borobudur ở Indonesia và Thạt Luông ở Lào.
Thứ hai ở phương diện đời sống tinh thần. Về văn học, phải nói rằng hệ thống
văn học ở các quốc gia cổ đại phương Đông rất đồ sộ và phong phú. Như ở Ấn Độ,
kinh Veda đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của cư dân bản
địa. Ngoài ra, Ấn Độ còn có hai bộ sử thi nổi tiếng đó chính là sử thi Mahabharata và
sử thi Ramayana. Bên cạnh hệ thống sử thi đồ sộ của Ấn Độ, thì hệ thống văn học ở
Trung Quốc cũng rất đa dạng, phong phú như Kinh thi và thơ Đường, được nhận định

27
là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc với các nhà thơ nổi tiếng như Đỗ Phủ, Lý Bạch,
Bạch Cư Dị. Còn ở Đông Nam Á nổi bật là một kho tàng văn học dân gian hết sức đa
dạng và phong phú về thể loại. Những câu chuyện thần thoại như Đẻ đất, đẻ nước của
người Thái, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ của người
Việt, hệ thống những câu chuyện cười, ngụ ngôn. Những tác phẩm này đều là những
nội dung giải trí lành mạnh, thể hiện ý nghĩa răn đời, chống lại những thói hư tật xấu.
Bên cạnh dòng văn học dân gian, ở các dân tộc Đông Nam Á còn có sự xuất hiện của
văn học viết, văn học nước ngoài.v.v.
Về mặt tín ngưỡng, tôn giáo. Hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo ở phương Đông
rất đa dạng và phong phú. Bởi vì cuộc sống của cư dân chủ yếu gắn với nông nghiệp
nên tín ngưỡng phồn thực luôn giữ vai trò quan trọng. Tín ngưỡng phồn thực biểu hiện
rõ nét qua một số tục thờ như thờ thần nước, thần đất, thờ sinh thực khí. Ngoài hệ
thống tín ngưỡng đa dạng ấy thì tôn giáo là một trong những thành tựu đặc biệt quan
trọng. Chẳng hạn như Phật giáo khởi nguyên từ Ấn Độ do thái tử Tất Đạt Đa sáng lập.
Ở Ấn Độ còn là nơi xuất phát của Đạo Hindu hay được gọi là Ấn Độ Giáo, giáo lý của
đạo được biểu hiện rõ ràng trong kinh Veda, bộ kinh này được nhận định là “cỗi gốc
của đạo Balamon và là suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ” [11, tr.269], thờ tam vị
nhất thể đó chính là thần sáng tạo tối cao Brahma, thần huỷ diệt Shiva, thần bảo vệ
Visnu. Mặc khác ở Trung Quốc, Đạo giáo và Nho giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng
trong đời sống tín ngưỡng người dân. Trong đó, Đạo giáo được xem là một tôn giáo
thuần Trung Quốc, do Lão Tử sáng lập và Trang Tử kế thừa phát triển. Còn Nho giáo
một học thuyết chính trị do Khổng Tử sáng lập, trong lịch sử Trung Quốc họ coi Nho
giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo lập thành Tam giáo. Nho giáo ăn sâu vào trong tư
tưởng của người dân Trung Quốc trong suốt hàng ngàn năm và được lan truyền phát
triển mạnh mẽ sang các nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.v.v..
1.3. Các nhân tố tác động đến quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương
Đông cổ đại
1.3.1. Xuất phát từ quy luật vận động và phát triển tất yếu của lịch sử xã hội
loài người.
Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người, quá trình tiếp xúc, giao
lưu văn hoá vẫn luôn diễn ra và quá trình ấy được xem như là một quy luật khách quan
trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Thời cổ đại, trong nhận thức của nhân

28
loại chỉ có cựu lục địa với ba châu lục Á - Phi - Âu, thông qua những cuộc thiên di của
loài người từ xa xưa, như mô hình di cư của những người du mục thời tiền sử trải dài
trên những khắp các lục địa Châu Phi, Châu Á, Châu Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam
Mỹ, đã giúp nâng cao hiểu biết của con người về các vùng đất mới, cùng với thời gian
phạm vi ngày càng mở rộng, con người dần hình thành nên những cộng đồng lớn hơn.
Nhu cầu học hỏi tìm hiểu lẫn nhau ngày càng tăng khi loài người dần tiến lên xã hội
văn minh. Mặc khác, bản chất của con người là tò mò, hiếu kỳ, thích tìm tòi học hỏi
những thứ mới lạ, nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hoá, chinh phạt, tìm kiếm thị
trường, nguyên liệu mới nên việc gặp gỡ tiếp xúc giữa các dân tộc, các quốc gia, nhất
là các quốc gia gần gũi về mặt địa lý ngày càng được xúc tiến đẩy mạnh.
Quá trình gặp gỡ, giao lưu ấy luôn đối mặt với nhiều trở ngại thách thức, tuy
nhiên, con người luôn nỗ lực để khắc phục bằng các phương thức khác nhau như việc
biến đổi bản thân để thích ứng những thay đổi của từng khu vực, phát triển kỹ năng
văn hóa và ngôn ngữ để kết nối các khu vực với nhau, hình thành mạng lưới thương
mại địa phương giữa các cộng đồng sơ khai, không ngừng sáng tạo phát triển công cụ
hỗ trợ quá trình giao lưu như đóng những chiếc thuyền mái chèo, tìm ra quy luật gió
mùa để vượt đại dương v.v. Chính vì vậy, cả hai khu vực Đông và Tây đều có hoạt
động trao đổi buôn bán thương mại từ sớm và đó là tiền đề quan trọng, là phương thức
đầu tiên thúc đẩy các dân tộc gặp gỡ lẫn nhau. Đến ngày nay, quy luật tất yếu đó vẫn
diễn ra, nhưng theo thời gian thì phương thức, biểu hiện có sự thay đổi phụ thuộc vào
trình độ phát triển của xã hội loài người.
Vì vậy, giao lưu văn hóa được xem như là quy luật phát triển của xã hội loài
người. Nhờ quá trình giao lưu học hỏi có chọn lọc mà các quốc gia dân tộc được phát
triển lên một tầm cao mới, tiếp cận với những giá trị văn hoá làm nên cái hồn của mỗi
dân tộc, mỗi đất nước. Và cũng chính những cuộc gặp gỡ đó, là điều thiết yếu cho việc
tiến bộ, là cơ hội và điều kiện thuận lợi cho tiến trình phát triển đi lên của xã hội loài
người. Còn dân tộc nào mà cứ khăng khăng một bề thủ hiểm, thì chỉ ở lì trong cuộc
bán dã man, chứ không còn hi vọng bay thêm lên được [12, tr.461]. Và đây là một
nhân tố khách quan thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông
diễn ra một cách mạnh mẽ.

29
1.3.2. Vị trí, ảnh hưởng của văn minh phương Đông
Như chúng ta biết rằng, các nền văn minh ở phương Đông ra đời sớm và có ảnh
hưởng một cách sâu rộng đến các nền văn minh ở khu vực và trên khắp thế giới. Tuy
nhiên thực tế, sức hút của phương Đông đối với phương Tây xa xôi là nhờ sự giàu có,
nguồn tài nguyên phong phú nhất là từ các sản vật địa phương, các nguồn hương liệu
và gia vị quý hiếm. Sự giàu có của phương Đông được một nhà văn Hy Lạp là
Dionysus nhận xét rằng “phương Đông giàu có phi thường” [4, tr.31]. Còn người La
Mã đã nghe nói phương Đông nổi danh là nơi có cuộc sống xa hoa và tốt đẹp. Sự giàu
có không thể tả nổi với những mùa màng bội thu, sự đa dạng các sản vật, quy mô
những đàn gia súc và gia cầm có thể gây choáng ngợp, những sản phẩm xuất khẩu
nhiều vô kể là cách mà nhà văn La Mã mô tả về sự giàu có của người dân nơi đây. Sự
giàu có đó của phương Đông khiến người người La Mã cho rằng những cư dân đó có
thể sống sung sướng, nhàn tản [4, tr.50]. Không chỉ dừng lại ở đó, phương Đông còn là
nơi có các loại gia vị và hương liệu quý hiếm như gừng, tiêu, quế, đinh hương, nghệ,
nhục đậu khấu .v.v. đây là những loại gia vị mà người phương Tây săn lùng và thu hút
các đoàn thương nhân tới trao đổi buôn bán. Ngoài ra, phương Đông còn có nhiều sản
vật địa phương nổi tiếng như tơ lụa, gốm sứ Trung Quốc, ngọc trai, ngà voi của Ấn
Độ .v.v. Sự giàu có và thịnh vượng của phương Đông ngày càng tăng khi quá trình
trao đổi hàng hóa và thương mại diễn ra ngày càng sôi động.
Trong suốt thời cổ đại, phương Đông còn nổi tiếng bởi sự thịnh vượng của các
vương triều, cuộc sống xa hoa của các vị vua phương Đông. Họ là người đứng đầu đất
nước, có quyền lực vô hạn. Tại các quốc gia phương Đông như Ai Cập, Trung Quốc
v.v. nhà vua được xem như một vị thánh, vương quyền kết hợp với thần quyền tạo ra
một triều đại phát triển vững mạnh. Chính điều đó, đã thu hút sự quan tâm của những
nhà lãnh đạo đến từ phương Tây như Alexander Đại đế hay Augustus. Chẳng hạn như
ở La Mã sau khi nền Cộng hòa sụp đổ, Augustus lên nắm mọi quyền hành, đóng vai
trò như một vị vua chuyên chế “phương Đông”, được dân chúng sùng bái, những nghi
lễ người phương Đông dùng cho vua chúa bắt đầu được áp dụng ở La Mã.
Là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Các quốc gia cổ đại phương Đông còn
đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực từ văn học, khoa học
tự nhiên, nghệ thuật, đến tôn giáo v.v.

30
Chẳng hạn như Trung Quốc là quốc gia có bề dày lịch sử từ lâu đời. Nằm trên
lưu vực hai con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang với lãnh thổ rộng mênh mông
cộng với địa hình phức tạp nên từ xa xưa những con sông này là những tuyến đường
giao thông huyết mạch nối liền các vùng trong lãnh thổ. Với các đồng bằng rộng lớn
màu mỡ như Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
nông nghiệp phát triển, đồng thời với những đặc quyền thiên nhiên ban tặng, ở đây
cũng có thứ đất sét trắng để chế tác đồ gốm sứ làm nên thương hiệu của quốc gia này.
Ngoài ra, với kỹ thuật đặc biệt của ngành trồng dâu nuôi tằm người Trung Quốc đã dệt
ra những tấm lụa tuyệt hảo và thông qua con đường tơ lụa nó đã nổi tiếng khắp thế
giới cổ đại đem lại những giá trị kinh tế cao. Bên cạnh những thành tựu to lớn trên các
phương diện, Trung Quốc còn nổi bật với bốn phát minh lớn làm thay đổi bộ mặt lịch
sử thế giới, mở ra những trang sử mới trên bình diện văn học, bình diện chiến tranh và
bình diện hàng hải đó chính là thuốc súng, la bàn, giấy và kĩ thuật in. Trong suốt hơn
5000 năm tồn tại và phát triển, văn minh Trung Quốc đã có những đóng góp to lớn cho
tiến trình phát triển của xã hội loài người. Với sự năng động và sức sáng tạo bền bỉ
ngay từ thời cổ đại, Trung Quốc đã để lại những di sản, những phát minh có tầm ảnh
hưởng lớn giống như “gen văn hóa” được truyền qua các thời đại [33].
Bên cạnh Trung Quốc thì Ấn Độ cũng là một nền văn minh tiên tiến ở khu vực.
Được hình thành trên lưu vực sông Hằng và sông Ấn đã để lại cho Ấn Độ những điều
kiện thuận lợi để phát triển. Nằm trên con đường mậu dịch quốc tế nên từ rất sớm
người Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao lưu văn hoá Đông Tây.
Là nơi chứa đựng nhiều thành tựu văn hoá, nơi khai sinh của hàng loạt tôn giáo lớn
như Phật giáo, Hindu giáo.v.v., không những vậy, từ toán học đến thiên văn học hay y
học đều để lại cho nhân loại những giá trị văn hoá vô giá. Theo các tài liệu lịch sử, từ
rất sớm Ấn Độ đã có sự giao lưu mật thiết đối với các quốc gia cổ đại phương Tây đặc
biệt là La Mã, nó còn là cầu nối nối các nền văn minh phương Tây với các khu vực xa
hơn như Trung Quốc, Đông Nam Á.
Còn Đông Nam Á một khu vực có vị trí địa kinh tế, địa chính trị quan trọng.
Ngay từ thời cổ đại, đây luôn là cửa ngõ quan trọng trong các tuyến đường thương mại
quốc tế. Là cái nôi của văn minh lúa nước với đặc trưng nổi bật là “Thống nhất trong
đa dạng” trong tiến trình phát triển của mình họ đã tiếp nhận mô hình văn hóa Hán và
văn hóa Ấn Độ một cách chủ động và chọn lọc. Vì vậy, sự tiếp biến đó đã thúc đẩy

31
văn hoá bản địa phát triển lên cao tầng mới hơn chứ không làm mất đi bản chất vốn có
của nền văn hoá dân tộc, thu hút các nền văn minh khác đến giao lưu tìm hiểu và La
Mã là một trong số đó.
Tóm lại, mỗi nền văn minh ở phương Đông đều có vai trò và tầm ảnh hưởng
quan trọng. Mỗi một nền văn minh trong khu vực đều là những cá thể phát triển vững
mạnh, giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực và đặc biệt khi
các cá thể đó hợp lại với nhau đã tạo nên một không gian văn hoá rộng lớn. Chính vì lẽ
đó, vị trí, ảnh hưởng của các quốc gia cổ đại phương Đông cũng là nhân tố thúc đẩy
quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông thời cổ đại diễn ra mạnh mẽ.
1.3.3. Sự trỗi dậy của đế quốc La Mã
Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở miền trung bán đảo Ý,
sau đó nó trỗi dậy mãnh mẽ trở thành một đế chế vĩ đại ảnh hưởng sâu sắc đến văn
minh phương Tây. Cùng với quá trình mở rộng chinh phạt khắp nơi, La Mã đã thu về
những nguồn lợi khổng lồ từ các nước thuộc địa. Sự trỗi dậy và bành trướng của đế
chế là yếu tố thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa Đông - Tây diễn ra ngày càng
mạnh mẽ. Để có được một đế chế hùng mạnh với lãnh thổ rộng lớn và vươn về
phương Đông xa xôi, La Mã đã có những tiền đề, nền tảng vững chắc sau:
Thứ nhất, có thể nói nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và thành tựu kinh tế văn hóa
của La Mã. GS. Eugen Weber đã nói “Rome là biểu tượng thành công quyền lực rực
rỡ, tồn tại đến 2000 năm sau, chưa có thành công nào qua mặt” [17]. Xuất phát điểm
của La Mã là một trung tâm văn minh cổ đại, có nhiều thuận lợi về địa lý lại nằm ở
ngã ba hai bên bờ sông Tiber, có đường biên giới biển dài, biển Địa Trung Hải thì hiền
hòa, thuận lợi cho việc trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc
biệt là thúc đẩy các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải. Với đặc điểm địa
hình mở, La Mã càng có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nền văn minh ở phương
Đông. Sự trỗi dậy của La Mã không chỉ dừng lại ở khía cạnh kinh tế, chính trị mà còn
biểu hiện rõ nét trên khía cạnh văn hóa. Đặc biệt tại thời kỳ “ Pax Romana”, thời kỳ
phát triển đỉnh cao của đế chế La Mã từ kinh tế, quân sự đến văn hoá. Một nền văn hóa
phát triển toàn diện và rực rỡ trên tất cả lĩnh vực từ văn học, sử học đến các thành tựu
về khoa học tự nhiên hay ở phương diện triết học lẫn tôn giáo đều để lại cho xã hội
loài người những thành tựu rực rỡ.

32
Thứ hai, quân đội La Mã là một đội quân hùng mạnh có tính kỉ luật cao và chặt
chẽ. Họ đã xây dựng bộ binh và hải quân trở thành những lực lượng mạnh nhất sẵn
sàng chinh chiến mở rộng lãnh thổ. Có thể nói, người La Mã chưa bao giờ có ý định
chinh chiến quá xa khỏi vùng đất của họ tuy nhiên hải quân La Mã đã cho phép họ làm
điều đó. Quá trình mở rộng lãnh thổ này được GS. Eugen Weber nhận định “Tất cả
các vùng đất này đều thất bại dưới tay hải quân La Mã – đội quân vốn chỉ xây dựng
để đánh thắng 1 cuộc chiến (Carthage) nhưng cuối cùng mang lại cả 1 đế chế” [17].
Bên cạnh đó, việc mở rộng lãnh thổ còn giúp La Mã tiếp cận với nhiều nền văn hóa
hơn, những chiến lợi phẩm chất đầy sau mỗi lần chinh phạt tạo ra những phong cách
mới xa xỉ lạ lẫm so với trước đây.
Thứ ba, yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của văn hoá mở rộng tầm ảnh
hưởng vững chắc ra bên ngoài phải kể đến những chính sách kinh tế - chính trị phù
hợp của cả La Mã và phương Đông. Sau khi chinh chiến bành trướng khắp Địa Trung
Hải, nguồn lợi mà La Mã thu được từ chiến lợi phẩm ngày càng được nâng cao. Xâm
chiếm hết thành bang ven biển này tới thành bang ven biển khác, trở thành quốc gia áp
đảo ở Tây Địa Trung Hải. Tới giữa thế kỷ I TCN, những tham vọng của họ đã mở rộng
ra nhanh chóng và sự chú ý tập trung rõ ràng ở phương Đông [4, tr.46]. Đặc biệt, sau
khi biến Ai Cập thành một tỉnh của mình tầm nhìn của La Mã sang phương Đông ngày
càng được mở rộng, có thể nói rằng việc đánh chiếm Ai Cập đã làm thay đổi vận mệnh
của La Mã, sự giàu có ngày càng gia tăng bởi mức thuế thu được tại Ai Cập. Những
chiếc vòi bạch tuộc về kinh tế, chính trị của La Mã lúc bấy giờ không chỉ dừng lại ở
khu vực Địa Trung Hải mà đã vươn xa tận về phía Đông.
Mặc khác, nhờ vào cá nhân nhà lãnh đạo và chủ trương của các hoàng đế La
Mã làm cho hành trình về phương Đông được xúc tiến đẩy mạnh hơn. Đầu tiên, phải
kể đến thời kỳ của hoàng đế Augustus. Thực tế lịch sử cho thấy, đây là thời kỳ hòa
bình và ổn định dài nhất của đế chế La Mã. Nếu không có Augustus, La Mã chắc hẳn
sẽ rơi vào tay những thế lực ngoại bang khác hay là các cuộc chiến tranh vẫn âm ỉ kéo
dài, cụ thể như lúc này: Phía Đông sự phát triển của đế chế Parthia đã chiếm lãnh thổ
của Ba Tư; phía Bắc lực lượng của Đức thù địch; phía Nam thì có nổi loạn Ả Rập ở
Nam Á; ngoài ra còn có người Numidia ở châu Phi. Một trong những bí quyết nổi bật
là việc thực hiện những chính sách hợp lòng dân, được nhân dân ủng hộ. Sự phát triển
của La Mã còn được để hiện rõ nét qua câu nói của vua Augustus “Lúc tôi tới, La Mã

33
là một thành phố bằng gạch, tôi ra đi để lại một thành phố bằng cẩm thạch” [2, tr.73].
Không chỉ dừng lại ở đó, từ thời Augustus đến những người kế tục ông như
Tiberius, Caligula, v.v. đều nỗ lực mở rộng lãnh thổ, giữ vững vùng đất chiếm giữ,
đồng thời, hành trình hướng về phương Đông cũng được đẩy mạnh. Chẳng hạn, bản
thân Augustus đã đưa ra chủ trương, nỗ lực phối hợp cử các thương nhân cùng với các
lực lượng viễn chinh để tiến hành khảo sát chi tiết về thương mại khu vực cũng như về
vịnh Ba Tư để ghi lại các tuyến đường biển liên kết được với Ấn Độ. Hay vào năm
113, hoàng đế Trajan đã đích thân dẫn đầu một cuộc thám hiểm về phía Đông, đến
Mesopotamia, chinh phục các thành phố lớn của Ba Tư cả thành phố Seleucia,
Babylon, Ctesiphon cũng rơi vào tay người La Mã. Khi đến vịnh Ba Tư, vua Trajan đã
thấy thuyền buôn chở hàng đến Ấn Độ, ông trầm ngâm rằng “giá như ông còn trẻ như
Alexander Đại đế, thì ông đã vượt tới Ấn Độ” [4, tr.60]. Những dự án cơ sở hạ tầng
lớn cũng được bắt tay vào xây dựng, như Ctesiphon ở Lưỡng Hà trở thành thủ đô
thương mại chuyên chở hàng hoá, xây dựng cảng Characene để mở rộng lưu lượng
giao thông hàng hải đến Ấn Độ, Sri Lanka.v.v. Thực tế, trong thời kỳ Augustus có
nhiều quyết định quân sự và chiến lược đối với Parthia nhằm thúc đẩy và bảo vệ các
hành trình thương mại giữa Rome và phương Đông [30].
Và các quốc gia ở phương Đông cũng vậy, hàng loạt các chính sách khuyến
khích các sứ giả, thương nhân tìm đường đến La Mã để trao đổi mục đích chính trị lẫn
thương mại được xúc tiến, với chủ trương mở rộng không gian văn hoá, lan toả sức
ảnh hưởng của nền văn hoá nội địa, nhiều quốc gia ở phương Đông đã tìm đường đến
La Mã, tiêu biểu như sứ đoàn của vương quốc Saka, vương triều miền Nam Tamil đã
được cử sang Ấn Độ hay nỗ lực không ngừng nghỉ của Trung Quốc muốn thiết lập mối
quan hệ ngoại giao với La Mã đã chứng minh được điều đó. “Một vành đai các thị trấn
hình thành nên một chuỗi trải khắp châu Á. Phương Tây đã bắt đầu nhìn về phương
Đông, và phương Đông đã bắt đầu nhìn về phương Tây. Cùng với giao thông ngày
càng kết nối chặt chẽ Ấn Độ với vịnh Ba Tư và Hồng Hải, Những Con đường Tơ lụa
của thời cổ đại tràn ngập sức sống” [4, tr. 68].
Tóm lại, sự trỗi dậy mạnh mẽ của La Mã đã mở ra trang sử mới cho lịch sử
Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Trở thành đế chế vĩ đại nhất khu vực, cùng
với quá trình chinh phạt mở rộng lãnh thổ của mình, La Mã đã tạo ra những điều kiện
thuận lợi không chỉ góp phần kết nối hệ thống thương mại thế giới, kết nối với các khu

34
vực khác nhau, để lại những dấu ấn rõ nét trong tiến trình phát triển của lịch sử văn
minh thế giới.
1.3.4. Giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây trước thế kỷ I
TCN
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người, quá trình giao lưu văn
hóa vẫn luôn tồn tại và tiếp diễn. Thực tế cho thấy, trước khi có sự giao lưu văn hóa
giữa La Mã và phương Đông thì trong thế giới cổ đại sự giao lưu văn hóa giữa các khu
vực đã diễn ra. Trước thế kỉ I TCN, cả ở phương Đông và phương Tây đều xuất hiện
những nền văn minh rực rỡ và là cơ sở của nền của nhân loại như Ai Cập, Lưỡng Hà,
Trung Quốc, Ấn Độ, Phoencia, hay văn minh Hy- La,v.v. Thông qua các con đường
như thương mại, chiến tranh, di dân con người của các nền văn minh này đã có sự gặp
gỡ tiếp xúc lẫn nhau.
Trước hết, tại ngã ba đường Á - Phi - Âu đây không chỉ là nơi trao đổi buôn bán
hàng hóa sầm uất nhất của khu vực mà còn là nơi giao nhau gặp gỡ giữa hai bộ phận
văn hóa quan trọng của thế giới lúc bấy giờ là phương Đông và phương Tây. Điển
hình, Ai Cập thông thương với bên ngoài qua eo đất hẹp Sinai nối liền với vùng Tây Á,
cũng qua con đường này mà những đoàn lạc đà của các thương nhân lưng chở đầy
hàng hóa của các nước châu Á và vùng Địa Trung Hải để đến Ai Cập [29, tr.34].
Những con đường thương mại xuất hiện lần đầu tiên vào thiên niên kỷ thứ III TCN,
khi những người Sumer ở nền văn minh Lưỡng Hà buôn bán với nền văn minh
Harappa ở lưu vực sông Ấn. Những con đường thương mại cũng xuất hiện ở phía đông
Địa Trung Hải vào khoảng thời kỳ này [25]. Các thành phố Trung Á và Ba Tư là ngã
ba đường của các con đường thương mại đó.
Hay thông qua con đường thương mại, các thương nhân người Phoenicia đóng
vai trò trung gian giao dịch giữa các nền văn minh khác nhau trải dài khắp Địa Trung
Hải và Cận Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi không chỉ hàng hóa mà còn
cả kiến thức, văn hóa và truyền thống tôn giáo. Thông qua thương mại hàng hải, để
phục vụ cho nhu cầu trao đổi buôn bán thuận lợi người Phoenicia đã truyền bá việc sử
dụng bảng chữ cái đến Anatolia, Bắc Phi và châu Âu. Bảng chữ cái đã được chấp nhận
và sửa đổi bởi người Hy Lạp vào khoảng thế kỷ VIII TCN. Mạng lưới thương mại mở
rộng và lâu dài của họ được ghi nhận là đã đặt nền móng cho một Địa Trung Hải gắn
kết về kinh tế và văn hóa, sẽ được người Hy Lạp và đặc biệt là người La Mã tiếp tiếp

35
tục [26]. Điển hình như trong những chuyến đi của mình, những thương nhân La Mã
đã cho tàu buôn của mình đến thăm châu Phi ở Ethiopia và Somalia để mua các sản
phẩm địa phương có giá trị như nô lệ kỳ lạ và chất thơm quý giá. Ngoài ra, thương
nhân La Mã cũng trở thành khách thường xuyên ở các chợ phương Đông ở phía Nam
Ả Rập, đến thăm Mesopotamia một khu vực đa dạng về sắc tộc. Có thể nói, trong thời
kỳ đế chế, mạng lưới thương mại của La Mã được mở rộng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây ngày càng phát triển thông
qua con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa được thông suốt cả ở trên bộ và trên biển đã
đánh dấu bước phát triển vượt bật của nhân loại, mở ra triển vọng mới trên con đường
giao thương buôn bán, đặc biệt là thương mại mang tính quốc tế. Bên cạnh con đường
tơ lụa, thì lộ trình hương hay cái được gọi là con đường hổ phách cũng là con đường
giao lưu phổ biến của thế giới cổ đại. Theo nguồn sử liệu, lộ trình hương là tuyến
đường dùng để vận chuyển trầm hương và Myrrh sang các nước Ai Cập, Hy Lạp và La
Mã. Trước đó khoảng thế kỷ III TCN, con đường hổ phách bắt nguồn từ Ai Cập, hằng
năm một số lượng lớn hạt hổ phách từ Baltic được vận chuyển sang La Mã vừa để làm
thuốc vừa dùng để trang trí “Khi còn nằm dưới quyền lực của La Mã cổ đại, con
đường hổ phách có hình dạng mà ngày nay thường được biết đến: chạy dọc, một đầu
gần Venice và Rome, đầu kia gần St.Petersburg ở Nga. Các con đường khác rẽ nhánh
từ đường dây chính này, vận chuyển hổ phách khắp châu Âu và châu Á” [41]. Tuy
nhiên, về sau chúng dần dần được thay thế bằng con đường tơ lụa. Đây cũng chính là
con đường mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc đầu tiên giữa người La Mã
và Trung Quốc sau này.
Không những vậy, trước thế kỉ I TCN, quá trình giao lưu văn hóa giữa Đông và
Tây đã được xúc tiến mạnh mẽ thông qua con đường chiến tranh. Điển hình là cuộc
chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư từ năm 492 TCN đến 448 TCN, hay cuộc chinh phạt mở
rộng lãnh thổ của Alexander đại đế - một nhà lãnh đạo quân sự tài giỏi, nhà cai trị
quyền lực bậc nhất. Chỉ từ 334 TCN đến năm 323 TCN, ông đã lập nên một đế quốc
rộng lớn trải dài trên 3 châu lục gồm: châu Âu, châu Phi, châu Á. Bên cạnh đó, trong
suốt quá trình chinh phục mở rộng lãnh thổ của mình La Mã một đế chế hùng mạnh
cũng đã có sự giao lưu mạnh mẽ với Ai Cập, Tây Á và Trung Á. Sự giao lưu ấy ngày
càng mạnh mẽ hơn khi Ai Cập trở thành một tỉnh của La Mã sau sự thất bại của Mars
Antony và Cleopatra trong trận chiến tại Actium trước Octavian. Thông qua chiến

36
tranh, quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và Ai Cập được xúc tiến hơn bao giờ hết.
Mặc khác, nó được nhận định rằng: “cuộc chinh phục Ai Cập và sự kết hợp của nó vào
đế chế La Mã đã mở đầu cho một niềm đam mê mới đối với nền văn hoá cổ đại của nó”
[57]. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng, sau cuộc chinh phục Ai Cập nhiều loại hàng
hoá kỳ lạ từ phương Đông xa xôi ngày càng trở nên phổ biến với xã hội La Mã. Ai
Cập trở thành vùng đất trung gian cho các loại hàng hoá phương Đông, Đồng thời, từ
Ai Cập các thương gia La Mã đã vượt biển xa xôi đi khám phá các vùng đất quanh Ấn
Độ Dương từ đó họ tìm được vùng đất xa hơn như Ấn Độ, Trung Quốc và cả Đông
Nam Á.
Có thể nói, các cuộc chiến tranh chinh phạt mở rộng lãnh thổ đã góp phần kết
nối những con người thuộc các nền văn hóa khác nhau, cho hai nền văn hóa Đông và
Tây được gặp gỡ liên hệ với nhau một cách dễ dàng hơn. Những vùng đất mà quân
viễn chinh đi qua đều để lại những giá trị văn hóa rõ nét, không quan giao lưu văn hóa
được mở rộng, bao trùm và trải dài từ Tây sang Đông.

37
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA LA MÃ
VÀ PHƯƠNG ĐÔNG (THẾ KỶ I TCN - THẾ KỶ V)

2.1. Quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa La Mã với các khu vực ở phương Đông
2.1.1. La Mã với khu vực Đông Á
Đông Á hay còn được gọi là Đông Bắc Á là một khu vực chứa đựng nhiều nền
văn hoá nổi bật như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Có nhiều câu hỏi đã được đặt
ra, liệu rằng vào bất kỳ thời điểm nào của lịch sử, đế chế La Mã có biết gì về Nhật Bản
và Triều Tiên (Cao Ly) không và ngược lại. Theo nhận định của giới sử học, đã có
những hàng hoá La Mã như thuỷ tinh, tiền xu đã được tìm thấy ở Nara (Nhật Bản),
Cao Ly, những vật thể được tìm thấy này được xem là sản phẩm của con đường tơ lụa.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Rome và Nhật Bản, Triều Tiên lại chưa được chứng thực.
Mặc khác, lúc này Trung Quốc coi hai quốc gia này như là quốc gia chư hầu với nghĩa
vụ triều cống (từ thời Tam Quốc) nên những mặt hàng thương mại La Mã phát hiện ở
đây có thể là thông qua trung gian là người Trung Quốc và cũng tại thời điểm này
thương mại Ấn Độ cũng được mở rộng họ cho rằng: “Nhật Bản có thể đã nhận được
tiền xu La Mã thông qua Ấn Độ cho tất cả những gì chúng ta biết” [51]. Theo các nhà
nghiên cứu, trong những thế kỷ mà La Mã là cường quốc thì Nhật Bản vẫn bị cai trị
bởi các bộ lạc hiếu chiến, sử Trung Quốc ghi lại người Nhật được người Trung Quốc
gọi là “những man rợ phương Đông” được gọi là Wa, tên cổ của Nhật Bản, trong tiếng
Trung là Wō, vì vậy Rome có thể đã nghe nói về nó, nhưng sẽ không có lý do gì để
đến đó [51]. Do đó, mối quan hệ này được hình thành thông qua con đường thương
mại gián tiếp và không có mối liên hệ rõ nét.
Lúc bấy giờ, văn hoá Trung Quốc đóng vai trò trung tâm là một khu vực được
nhận định là “một dân tộc văn minh hơn hết thảy các dân tộc khác ở châu Á, lịch sử
họ cổ hơn, tinh thần, nghệ thuật tiến bộ hơn, họ minh triết, thích triết lí, trên các
phương diện ấy họ không kém các xứ văn minh nhất của châu Âu” [3, tr.25]. Trong
suốt tiến trình phát triển của mình, với vai trò là trung tâm văn minh của khu vực
Trung Quốc luôn muốn truyền bá văn hoá của mình ra bên ngoài. Vì vậy, trên con
đường giao lưu văn hoá ấy giữa La Mã và Trung Quốc đã có sự gặp gỡ nhau. Đã có
nhiều bằng chứng chứng minh giữa Trung Quốc và La Mã đã có sự gặp gỡ tiếp xúc lẫn
nhau, song hầu hết đây chỉ là mối quan hệ thông qua trung gian còn thời kỳ đầu giữa

38
hai đế chế này chưa thiết lập mối quan hệ trực tiếp. Nên sự hiểu biết về nhau giữa hai
đế chế này là rất hạn chế chủ yếu thông qua tin đồn, truyền thuyết và các câu chuyện
thương nhân lan truyền. Họ không chỉ bị ngăn cách về mặt địa lý với những khoảng
cách khổng lồ của sa mạc và núi biển mà giữa họ còn có sự tồn tại của những đế chế
lớn và hùng mạnh không kém, đặc biệt là sự cản trở của đế chế Parthia. Song giữa hai
đế chế này đã có những nỗ lực thành công trong việc liên hệ ngoại giao với nhau.
Đầu tiên, người Trung Quốc biết về La Mã thông qua con đường tơ lụa tuy
nhiên còn hạn chế. Vào đầu những năm 70 CN, đế chế Hán đã phát động hàng loạt
chiến dịch quân sự để giành lại các vùng đất đã mất do người Hung Nô chiếm giữ.
Nhờ thắng lợi của cuộc chinh phạt này mà con đường liên lạc giữa Trung Quốc và các
nước Trung Á được nối lại, từ đây những tin đồn về một đế chế hùng mạnh ở phương
Tây đã được lan truyền đến đế chế Hán ở Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi La Mã
là vương quốc Đại Tần, sở dĩ gọi như vậy là vì theo báo cáo trong Hậu Hán Thư
“Người dân Đại Tần đều thanh cao, lương thiện. Họ rất giống người dân Trung Quốc
và đó là lý do tại sao Bang này được gọi là Da Qin” [36, tr.148]. Một số nhận thức về
đế chế La Mã được ghi chép lại rằng: “Các vị vua của họ không phải là vĩnh viễn. Họ
lựa chọn và bổ nhiệm người đàn ông xứng đáng nhất. Nếu có những tai họa bất ngờ
xảy ra trong vương quốc, chẳng hạn như gió hoặc mưa bất thường thường xuyên, anh
ta sẽ bị từ chối và thay thế ngay lập tức. Người đã bị cách chức lặng lẽ chấp nhận
cách chức của mình, và không tức giận” [26]. Bên cạnh đó, theo báo cáo của người
Trung Quốc họ bị hấp dẫn bởi những thứ quý giá và mới lạ của đế chế này như ngựa,
lừa, la, lạc đà và tằm dâu. Có rất nhiều vận động viên tung hứng có thể bắn ra lửa từ
miệng, tự trói và thả mình ra, và nhảy múa trên hai mươi quả bóng [34]. Tuy vậy,
những nỗ lực ấy lại bị cản trở bởi đế chế Parthia, họ không muốn mất đi vai trò trung
gian, cũng như bị đe dọa về liên minh quân sự có thể được thiết lập bởi hai đế chế
hùng mạnh này.
Theo nguồn tư liệu để lại, với mục đích duy trì quyền lực của mình ở Trung Á,
tìm kiếm thêm đồng minh dưới triều đại nhà Hán, tướng Ban Siêu hướng đến đế chế
La Mã1. Vào năm 97 CN, ông đã cử một thủ lĩnh đại sứ tên Cam Anh (Gan Ying)2
trong một sứ mệnh trên bộ đầy thử thách để thiết lập liên lạc với đế chế La Mã. Tuy
1
Ban Siêu, (sinh năm 32 Hàm Dương , tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc - mất năm 102, Lạc Dương, tỉnh Hà Nam,
Trung Quốc), người đã tái lập quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với Trung Á.
2
Gan Ying là một nhà ngoại giao, nhà thám hiểm, và quan chức quân sự người đã được gửi vào một nhiệm vụ
cho đế chế La Mã trong 97 CN bởi người Trung Quốc quân sự chung Ban Siêu .

39
nhiên, với sự hiểu biết hạn chế về đường đi, các thủy thủ người bản địa đã nói chuyến
chi vòng qua Ả Rập chỉ mất vài tháng nhưng khoảng tiền chi trả cho chuyến đi này
khá là lớn và những nguy hiểm rình rập về thời tiết có thể mất hai năm. Chính những
lời nói này đã làm chùn bước ông. Những nỗ lực đầu tiên cho sự tiếp xúc giữa Trung
Quốc và La Mã không có kết quả rõ rệt.
Còn người La Mã biết gì về Trung Quốc? Người La Mã đã nghe nói về vùng
đất quan trọng ở tận Viễn Đông gọi là Serica, và người Trung Quốc gọi là Serens. Từ
này có nguồn gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là lụa, sericum [52]. Các thương nhân La
Mã đã biết được vị trí của Trung Quốc:“Ngoài những khu vực này, bây giờ ở phần cực
bắc của trái đất, nơi biển kết thúc, ở đâu đó ở rìa ngoài, có một trạng thái nội địa rất
lớn tên là Thina” [36, tr.151]. Hầu hết, sự nhận thức lúc bấy giờ về Trung Quốc là
thông qua những sản phẩm văn hóa được trao đổi buôn bán trên con đường tơ lụa như
gốm sứ, lụa tơ tằm. Đặc biệt, có một phái đoàn do hoàng đế La Mã Marcus Aurelius
Antoninus phái đến Trung Quốc vào năm 166 CN, đánh dấu sự giao tiếp trực tiếp giữa
hai đế chế này. Họ đã đi vòng quanh bán đảo Mã Lai qua eo biển Malacca thông qua
vịnh Thái lan rồi đi thuyền đổ bộ trên bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, theo các tài liệu
cổ sử thì không có bất kỳ ghi chép gì về các giao dịch ngoại giao sau sứ đoàn này3.
Thêm vào đó, đại dịch Antonine bùng phát làm mối liên hệ giữa hai đế chế này rơi vào
bế tắc một lần nữa.
Tuy nhiên, sau những ảnh hưởng của đại dịch các tuyến đường thương mại đến
phương Đông sụt giảm nghiêm trọng. Sự tò mò về đế chế Trung Quốc vẫn luôn thôi
thúc các thương nhân ưa mạo hiểm của La Mã. Vì vậy, khoảng năm 226, đã có thương
nhân đến Trung Quốc:“Một thương gia của Đại Tần tên là Lun đến Giao Châu. Tỉnh
trưởng Giao Châu tên là Ngô Mạc gửi anh ta cho Tôn Quân. Hoàng đế hỏi anh ta để
biết chi tiết về đất bản địa và phong tục của nó” [36, tr.161]. Sau đó, nhà Ngô đã cử
người đi cùng với Lun về lại La Mã nhằm kết nối ngoại giao thì ông đã chết trên
đường trở về. Vào năm 282, con tàu La Mã đầu tiên đã tham gia vào cuộc thám hiểm
đến Trung Quốc với hàng hóa chất đầy những hàng hóa mới lạ, độc đáo làm người
Trung Quốc ngạc nhiên. Song liên tục đối mặt với những cuộc khủng hoảng trong

3
Có ý kiến cho rằng những cống phẩm mà những sứ giá này mang đến chỉ là những cống phẩm bình thường,
làm dấy nên nghi ngờ về sự giàu có của La Mã là phóng đại và các sứ giả này cũng không trở về sau cuộc gặp gỡ
này

40
nước cùng với những yếu tố bất ổn về chính trị một lần nữa gây ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa hai đế chế này.
Tóm lại, giữa hai nền văn minh vĩ đại của nhân loại luôn luôn có sự nỗ lực tiếp
xúc trực tiếp với nhau. Với những cuộc “chạm mặt” hay tiếp xúc ngắn ngủi không thể
tạo ra sợi dây liên kết trực tiếp về mặt ngoại giao, song qua đó đã góp phần tăng cường
sự hiểu biết lẫn nhau chứ không chỉ dừng lại ở những nhận thức mơ hồ như giai đoạn
đầu. Những nỗ lực này dù là vì mục đích thương mại hay quân sự đều tạo ra sự biến
đổi sâu sắc trong mối quan hệ giữa hai nước. Tuy không có sự liên hệ trực tiếp với
nhau, nhưng không đồng nghĩa mối quan hệ giao lưu buôn bán, trao đổi văn hóa giữa
hai đế chế này không tồn tại. Có thể nói rằng, dù trực tiếp hay gián tiếp thì với nỗ lực
khám phá, tìm tòi đều đạt tới một kết quả mong muốn là thúc đẩy quá trình giao lưu
văn hóa Đông - Tây giữa Trung Quốc và La Lã ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
2.1.2. La Mã với khu vực Nam Á
Nam Á nằm ở phía nam lục địa châu Á. Khu vực này còn được gọi là “bán đảo
Nam Á” và “tiểu lục địa” [11, tr.21]. Trong các nền văn minh ở khu vực Nam Á, thì
Ấn Độ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng được xem là trung tâm văn minh của khu
vực. Trong suốt quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông, ngoài Ai Cập
thì có lẽ Ấn Độ là điểm đến sớm nhất của các thương nhân La Mã. Trong các ghi chép
cổ đại còn sót lại, chuyến đi biển từ Ai Cập đến Ấn Độ được xem là con đường được
chứng thực tốt nhất quan hệ giữa đế chế La Mã và phương Đông xa xôi. Có thể nói,
trong thời kỳ đầu giao lưu văn hoá giữa La Mã và Ấn Độ, Ai Cập luôn đóng vai trò
quan trọng là trung gian truyền tải những giá trị văn hoá. Trong lịch sử phát triển của
mình, trước khi có sự tham gia của La Mã thì mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa Ấn
Độ và Hy Lạp đã được xúc tiến đẩy mạnh. Tuy nhiên, theo nhà sử học Strabo thì
“Khối lượng thương mại giữa người Ấn Độ và người Hy Lạp không thể so sánh với
thương mại Ấn Độ - La Mã sau này” [55].
Sự nhận thức của La Mã về Ấn Độ và ngược lại đã có từ lâu. Xuất phát từ
những thành tựu mà cả hai bên đạt được, cũng như quá trình giao lưu văn hoá trước đó
của Ấn Độ và Hy Lạp đã thôi thúc người La Mã đến tìm hiểu vùng đất này. Trước
Công nguyên, những tuyến đường thương mại đến Ấn Độ đã được vạch ra. Trong suốt
thời kỳ Cộng hoà, các nhà chức trách La Mã bắt đầu quan tâm đến những tuyến đường
này. Chẳng hạn như vào năm 65 TCN, một vị tướng La Mã là Pompeii trong hành

41
trình quân sự của mình, ông đã rất nóng lòng biết thêm về lãnh thổ Ấn Độ xa xôi này.
Do đó, ông đã thu thập những tin tình báo về các tuyến đường thương mại từ Caspi
dẫn đến Ấn Độ. Mặc khác ông tự phong mình là “Đại đế” với mục tiêu trong các chiến
dịch tương lai ông sẽ đưa quân đội La Mã tiến sâu vào Ấn Độ.
Tuy đã có nhận thức sơ bộ về nhau, nhưng để xác lập mối quan hệ giao lưu trực
tiếp và chặt chẽ thì phải đến thời kỳ trị vì của Augustus Đại đế. Về phía Ấn Độ, mặc
dù từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ IV CN, đất nước này luôn trong tình trạng chia cắt
thành nhiều khu vực, được cai trị với những thế lực riêng biệt, song mối quan hệ giao
lưu văn hoá với La Mã đều được các khu vực xúc tiến đẩy mạnh. Sự giao lưu cấp nhà
nước đầu tiên giữa chính quyền La Mã và các nhà cai trị Ấn Độ đã diễn ra vào những
năm đầu công nguyên. Theo nguồn sử liệu, các hoàng đế La Mã đã tiếp đón rất nhiều
đại sứ quán Ấn Độ đến thăm. Chẳng hạn như, vào năm 26 TCN những sứ giả Ấn -
Scythia đầu tiên đã đến gặp hoàng đế Augustus khi ông đang ở Tây Ban Nha để giám
sát cuộc chinh phục của người La Mã ở vùng đất xa xôi này. Cuộc gặp gỡ này được
nhà văn La Mã Paulus Orosius kể lại rằng: “Các đại sứ của người da đỏ và người
Scythia đã gặp Caesar Augustus ở Tây Ban Nha, gần một thị trấn tên là Tarracona.
Họ đã vượt qua cả thế giới và họ không thể mong muốn gì hơn là ca ngợi Hoàng đế”
[36, tr.112]
Ở miền Bắc Ấn lưu vực sông Hằng, hai vương triều tiếp nối Maurya là Sungat
và Kanvat tiếp tục trị vì đến năm 28 TCN thì bị người Saka ở phía Tây chinh phục.
Trong những năm đầu Công nguyên, nhà cai trị Saka quyền lực đã cử một đại sứ quán
đến La Mã khi ông cho rằng sắp có một cuộc chiến tranh giữa La Mã và đối thủ chung
của họ là Parthia. Trong cuộc hành trình này có nhiều đại sứ được cử đến gặp Caesar
Augustus. Họ đã mang theo một bức thư để gửi đến vua, tuy nhiên chỉ có ba người
sống sót, còn lại có lẽ đã chết do cuộc hành trình dài. Vào giai đoạn sau, khi người La
Mã ký kết một thoả thuận chính trị với người Parthia, nhu cầu thiết lập một liên minh
chính trị của vương triều Saka với La Mã không thể thực hiện. Nhưng động cơ văn hoá
thì luôn được xúc tiến mạnh mẽ.
Đương thời, ở miền Nam Ấn Độ có sự tồn tại của vương triều Tamil. Ngay từ
rất sớm khoảng năm 20 TCN, các thương gia La Mã đã đến trao đổi hàng hoá tại các
thương cảng ở khu vực này. Ngược lại, thì các nhà lãnh đạo Tamil đã gửi sứ giả đến
Augustus để tìm hiểu thêm về Rome. Có thể nói rằng, xuất phát điểm của quá trình

42
giao lưu này được thúc đẩy bằng sự tò mò, uy tín mong muốn trao đổi thương mại văn
hoá giữa hai phía hơn là tham vọng quân sự. Chera là lãnh thổ đầu tiên của người
Tamil mà các thương nhân La Mã tiếp cận, sau đó những người ở vùng lãnh thổ
Pandyan cũng tích cực trao đổi thương mại với La Mã: “Từ một vị vua Ấn Độ Pandion
đã đến với Caesar Augustus với những món quà danh giá” [36, tr.116]. Hay là vùng
lãnh thổ dưới sự cai trị của triều đại Chola cũng lần lượt kết nối mối quan hệ với La
Mã. Các nhà nghiên cứu đã nhận định, hằng năm hơn 50 triệu sesterces4 của cải La Mã
đã được xuất khẩu sang Ấn Độ mỗi năm và phần lớn số vàng này đã đến được vùng
đất Tamil.
Có thể thấy, trong các thể kỷ này, mối quan hệ của các thương nhân La Mã và
Ấn Độ rất tốt đẹp. Họ thường xuyên lui tới các cảng thương mại lớn để trao đổi buôn
bán, ở chiều ngược lại các nhà cai trị Ấn Độ muốn giao lưu mật thiết với đế chế La Mã,
nên luôn tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh buôn bán của những thương
nhân đế chế. Theo thống kê, chỉ trong vòng vài năm cai trị của La Mã, hàng năm có
hơn một trăm tàu đi đến Ấn Độ. Tuy nhiên, những chuyến đi đến vùng đất này là hết
sức nguy hiểm nhất là những mối đe doạ to lớn từ cướp biển. Tóm lại, ngay từ rất sớm
giữa La Mã và khu vực Nam Á tiêu biểu là Ấn Độ đã có sự giao lưu tiếp xúc lẫn nhau.
Những nỗ lực tiếp xúc ban đầu này đã tạo ra tiền đề vững chắc cho sự giao lưu văn hoá
giữa La Mã với các khu vực khác của phương Đông như Trung Quốc hay Đông Nam
Á. Đặc biệt tầm quan trọng của La Mã đã được nhận định rằng “đế chế La Mã đã đạt
được những điều mà không đế chế cổ đại nào đạt được, bằng cách bãi bỏ các đạo luật
khác thời, tăng cường an ninh mà vô tình thúc đẩy thị trường thương mại, họ đã đưa
Địa Trung Hải của Hy Lạp tiếp xúc thương mại hoàn toàn với Ấn Độ” [36, tr.29].
2.1.3. La Mã với khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, nằm án ngữ trên con đường hàng hải
nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, vì vậy từ lâu khu vực này được xem là
cầu nối đến các nền văn minh trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ xa hơn
nữa là khu vực Địa Trung Hải. Đông Nam Á gồm hai khu vực là Đông Nam Á lục địa
và Đông Nam Á hải đảo với tính thống nhất về mặt văn hoá và tính đa dạng về các tộc
người đã tạo nên những đặc trưng riêng của từng vùng và tạo ra một sức hút mãnh liệt

4 Sesterces là một đồng xu La Mã cổ đại. Trong thời Cộng hòa La Mã , nó là một đồng xu nhỏ, bằng bạc chỉ
được phát hành trong những dịp hiếm hoi. Trong thời đế chế La Mã , nó là một đồng tiền lớn bằng đồng thau.

43
đối với các nền văn hoá ở quanh khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và xa hơn nữa là đế
chế La Mã hùng mạnh ở phía Tây.
Mặc dù bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý lớn, song giữa hai khu vực này đã
có những nỗ lực thành công trong việc liên hệ buôn bán trao đổi hàng hoá với nhau.
Vào thế kỷ thứ II CN, ở Ai Cập, Claudius Ptolemy5 đã vẽ được bản đồ thế giới ra giấy,
từ Alexandria, ông đã thu thập báo cáo từ các thuỷ thủ, những người đã thực hiện các
chuyến hành trình nguy hiểm đến Ấn Độ và xa hơn nữa là khu vực Đông Nam Á.
Thông qua quá trình giao lưu buôn bán với Ấn Độ, những thương nhân La Mã bước
đầu đã có nhận thức về khu vực Đông Nam Á và họ gọi đây là “Ấn Độ bên kia sông
Hằng”. Trong cuộc hành trình khám phá của mình, một số tàu thuyền của thương nhân
La Mã đã đến được Miến Điện. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động thương mại cùng
với tin đồn các thương nhân lan truyền, người La Mã đã biết tới Miến Điện là nơi sản
xuất quế ngon nhất. Ngoài ra, Ptolemy đề cập rằng “Miến Điện là nơi sinh sống của
hổ và voi và khu vực này sản xuất rất nhiều vàng và sở hữu kim loại được bảo vệ cẩn
thận” [37, tr204].
Không những vậy, “Bán đảo vàng” cũng là một sự bí ẩn đối với các thương
nhân La Mã, tác giả của Periplus6 đã biết rằng “các con tàu của Ấn Độ đang băng qua
đại dương để giao dịch với một vùng đất vàng xa xôi được biết đến trong tiếng Hy Lạp
là Chryse (Golden) [37, tr.226]. Tuy nhiên, khoảng năm 90 CN, các thương nhân La
Mã còn mơ hồ cái gọi là “bán đảo vàng” trong truyền thuyết là Miến Điện hay là bán
đảo Mã Lai. Trong hầu hết thời kỳ này, các thương nhân La Mã không biết điều gì
nằm ngoài vùng đất vàng và họ tin rằng điều này là do sự chi phối của các cơn bão cực
mạnh, sự lạnh giá khắc nghiệt của thời tiết, hoặc có thể sức mạnh của các vị thần đã
ngăn cản họ. Các thương nhân La Mã cũng đã nghe báo cáo về những hòn đảo lớn ở
Indonesia, người La Mã gọi là “Đảo lúa mạch”. Từ những năm đầu công nguyên,
những con tàu lớn của La Mã đã đi buôn bán khắp khu vực Đông Nam Á: “họ đi từ
Tamala qua Bán đảo Vàng trên một băng qua đó là 1.600 bước (176 dặm) theo hướng

5
Claudius Ptolemy là một người Hy Lạp gốc Alexandria , người đã hoàn thành một nghiên cứu bản đồ địa lý thế
giới thời cổ đại và nó đã cho thấy thương mại đã nâng cao kiến thức của người La Mã về phương Đông xa xôi
như thế nào
6
Periplus of the Erythraean Sea là một cuốn cẩm nang thương gia bao gồm 66 đoạn ngắn gọn được viết theo
phong cách dễ hiểu của tiếng Hy Lạp rất phổ biến trong thời kỳ La Mã, cung cấp thông tin quan trọng về các
tuyến đường đi thuyền, các mối nguy hiểm trên biển, địa danh, nơi neo đậu an toàn, bản tường thuật chi tiết và
toàn diện nhất còn sót lại về sự tham gia của người La Mã vào thương mại phương Đông

44
mặt trời mọc mùa đông (đông nam). Có một trạm thương mại trên bờ biển xa của bán
đảo, nơi các thương nhân bắt tay với các tàu khác để thực hiện các chuyến đi qua
Vịnh Thái Lan (đã biết đến Ptolemy là Vịnh Perimulic)” [37, tr.227]. Trong Lương
Thư7 ghi chép thường xuyên việc người của đế chế La Mã thường xuyên đến các nước
nằm trên bán đảo Đông Dương:“Thương nhân của nước này thường xuyên đến xứ Phù
Nam, Nhật Nam và Giao Chỉ” [1].
Có thể nhận thấy rằng, giai đoạn đầu mối quan hệ giao lưu giữa La Mã và khu
vực Đông Nam Á còn hạn chế chủ yếu qua con đường trung gian là Ấn Độ. Song, thời
gian sau đó, giữa hai khu vực này cũng đã có những nỗ lực giao lưu tiếp xúc trực tiếp
với nhau. Chẳng hạn như, vào năm 121 CN, khi một vị vua Miến Điện gửi một sứ bộ
đến đế quốc Hán cùng với những món ngon vật lạ để cống tiến thì trong bữa tiệc đó,
có một nhóm người tự nhận là thần dân của La Mã. Hay trong sách Hậu Hán Thư8 đã
viết rằng vào khoảng năm 166 CN, với sự nỗ lực liên hệ trực tiếp với Trung Quốc, các
thương nhân La Mã đã đi thuyền quanh bán đảo Mã Lai, qua eo biển Malacca rồi
thông qua vịnh Thái Lan, sau đó họ đi thuyền ra phía Bắc đổ bộ trên bờ biển Việt Nam,
đương thời là đất của quận Nhật Nam, nội thuộc nhà Hán. Những hàng hoá mà người
La Mã dâng tặng cho Trung Quốc đều là hàng hoá được trao đổi ở Nhật Nam như ngà
voi, sừng tê giác và mai rùa. Người La Mã giai đoạn này cũng được nghe các thương
nhân Ấn Độ nói về Thái Lan, Campuchia và một thương cảng nổi tiếng ở phía Nam
Việt Nam là Óc Eo của Phù Nam. Vào giữa thế kỷ II CN, các con tàu La Mã bắt đầu đi
vòng quanh bán đảo Mã Lai để đến các thị trường ở Thái Lan. Những đồng tiền vàng
aurei được đúc bởi Hoàng đế Antoninus Pius (138 - 161 CN) và Marcus Aurelius
(161-180 CN) đã được tìm thấy tại Óc-eo ở miền nam Việt Nam [37, tr.206]. Các nhà
nghiên cứu đã nhận định rằng: “Điều chúng ta có thể nói chắc chắn là Óc Eo là một
địa điểm thương mại quan trọng dọc theo Con đường Tơ lụa trên biển nối Trung Quốc,
Ấn Độ và thế giới Địa Trung Hải, và sự tập trung hàng hóa ở nước ngoài cho thấy vai
trò quan trọng của nó trong thương mại xuyên lục địa” [28]. Theo nghiên cứu của các
nhà sử học, thương cảng Óc Eo địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của Việt Nam được

7
Lương Thư cho Diêu Tư Liêm biên soạn, ghi chép giai đoạn lịch sử từ 502 đến năm 556, cung cấp ghi chép về
việc tiếp xúc giữa hai châu lục Âu - Á qua ngã Nhật Nam, Giao Chỉ (miền Bắc Việt Nam) từ rất sớm.
8
Hậu Hán Thư là tác phẩm lịch sử chính thức của Trung Quốc do Phạm Diệp biên soạn vào V, sử dụng một số
cuốn sách sử và văn bản trước đó làm nguồn thông tin. Nó bao quát giai đoạn lịch sử Đông Hán từ năm 25 đến
năm 220.

45
xem là Cattigara9 mà Ptolemy đã đề cập. Ý tưởng này xuất phát từ George Coedes nhà
sử học có ảnh hưởng bậc nhất trong việc nghiên cứu Đông Nam Á cổ đại đã nhận định
rằng “Phù Nam thậm chí có thể là ga cuối cùng của các chuyến đi từ Đông Địa Trung
Hải, nếu trường hợp của Cattigara mà Ptolemy đề cập nằm ở bờ biển phía Tây Đông
Dương trên Vịnh Xiêm” [20]. Cũng có ý kiến cho rằng, Cattigara ở vịnh Bắc Bộ là Kẻ
Chợ, Long Biên hay Hà Nội ngày nay. Tuy nhiên, vị trí của thương cảng Cattigara vẫn
còn là ẩn số chưa nhận được sự đồng thuận bởi các nhà sử học.
Còn đối với các thương nhân Đông Nam Á, từ rất sớm hoạt động thương mại
hàng hải của họ đã rất phát triển đặc biệt là trên “bán đảo vàng”, Java (Indonesia) hay
thương cảng Óc Eo của Phù Nam cũng như ở lưu vực sông Hồng, sông Mã của Việt
Nam đều là những trung tâm hàng hải, thương mại phồn thịnh. Tuy nhiên, hầu hết
hàng hoá đều thông qua trung gian vận chuyển đến La Mã còn Đông Nam Á thật sự
vẫn chưa đi đến những xứ sở xa xôi kia ở phương Tây, nhưng có thể đã có sự hiểu biết
về La Mã một đế chế hùng mạnh ở khu vực.
Như vậy ta thấy rằng, ngay từ rất sớm giữa La Mã và Đông Nam Á đã có những
nhận thức ban đầu về nhau, thông qua kết nối đường bộ và đường biển hàng hóa và
con người được vận chuyển và trao đổi. Bất chấp những cơ hội đã mất, người ta vẫn có
thể coi những nỗ lực vươn xa này là những giai đoạn hấp dẫn trong lịch sử nhân loại.
2.2. Những biểu hiện của quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông
cổ đại trên các phương diện
2.2.1. Ngôn ngữ, văn học
Ngôn ngữ và văn học là một trong những thành tựu nổi bật của văn minh, đồng
thời đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển xã hội loài người. Nhờ có nó mà
các mối liên hết xã hội được tạo dựng, lịch sử văn minh dày lên qua những trang sử
sách được lưu truyền qua ngàn đời. Vì vậy, ngôn ngữ và văn học là hai phương diện
nổi bật cho quá trình giao lưu văn hoá Đông - Tây.
Trong quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông, có nhiều câu
hỏi đã được đặt ra liệu rằng giữa hai khu vực rộng lớn này có sự giao lưu về khía cạnh
ngôn ngữ, văn học hay không ? Nếu như ở Trung Quốc hay Đông Nam Á những biểu
hiện về phương diện này khá mơ hồ, chưa có minh chứng chứng minh cụ thể thì Ấn
Độ biểu hiện khá rõ nét. Như chúng ta đã biết, cuộc Đông chinh của Alexander Đại đế

9 Cattigara là chỗ hải cảng tàu thuyền hải hành tới.

46
đã thúc đẩy việc hình thành một mạng lưới thương mại rộng lớn. Trong hành trình
chinh phục Ấn Độ, tiếng Hy Lạp đã được người Ấn Độ tiếp nhận. Vì vậy giai đoạn
đầu, trong quá trình giao lưu với La Mã tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính được người
Ấn Độ dùng. Một ví dụ là “một người đàn ông có tên Hy Lạp Sophon đã để lại bức vẽ
graffiti ở Đền Pan trên con đường sa mạc từ Berenice đến Edfu. Sophon cầu xin vị
thần bằng tiếng Hy Lạp cho một chuyến đi an toàn, nhưng tự xưng là người Indos”[36,
tr.36].
Không những vậy, trên các công trình tôn giáo đã có những bản khắc in ghi lại
hoạt động của người La Mã trong khu vực như “Một dòng chữ đã đề cập đến một nhà
tài trợ tên là Romanakas, có lẽ là một bản Prakrit thể hiện thuật ngữ Latinh Romanus
(La Mã)” [37, tr.170]. Cũng có ghi chép lại rằng, một số người La Mã đã đặt cho mình
một cái tên theo tiếng Ấn Độ như Dhammadeva, Dhammarakhita, Yasavadhama,
Culayakha.v.v. Mặc khác vào giai đoạn sau, các nhà sử học đã nhận thấy rằng xã hội
phương Đông chắc chắn có liên hệ từ rất sớm với Cơ Đốc giáo. Thông qua giáo lý của
đạo này, tiếng Do Thái cũng đã được người Ấn Độ biết đến. Các tín đồ ở đây đã tuyên
bố, tông đồ Bartholomew đã mang Cơ đốc giáo đến vương quốc của họ và đã ban cho
họ một phúc âm viết bằng tiếng Do Thái. Một học giả Cơ Đốc giáo Eusebius đã nhận
định rằng:“Truyền thống cho rằng sứ đồ tên là Bartholomew đã giảng cho những
người da đỏ này và ông đã để lại cho họ những tác phẩm của Ma-thi-ơ bằng tiếng Do
Thái, những bức thư mà họ vẫn còn lưu giữ”[37, tr.174].
Trên phương diện văn học, những hoạt động trao đổi hai bên cũng được ghi
chép dựng thành những vở kịch. Như ở Ấn Độ, trong kịch tiếng Phạn đã ghi chép về
những vị vua Ấn Độ đã nhận nô lệ La Mã làm người hầu hoàng gia. Nổi bật còn có
nhà viết kịch Ấn Độ Kalidasa, đã dựng lên một vở kịch mô tả về một triều đình hoàng
gia, với một nhân vật nữ được mô tả là “hầu gái Yavana” - người La Mã, người bước
vào với cung săn trên tay. Hay một cô gái nô lệ thổi sáo đã nhận ra Tôma là một người
từ quê hương của cô ấy, vì vậy cô ấy đã đến nơi mà sứ đồ ở, cô gái thổi sáo này thuộc
chủng tộc Do Thái [37, tr.166 -167].
Với những biểu hiện khá rõ nét, sự giao lưu giữa La Mã và phương Đông nói
chung và Ấn Độ nói riêng trên phương diện ngôn ngữ và văn học cũng có thể là tiền
đề quan trọng, góp phần thúc đẩy các hoạt động thông thương, phát triển kinh tế và
giao lưu văn hóa trên các phương diện khác được diễn ra thuận lợi.

47
2.2.2. Phong tục tập quán
Phong tục tập quán được xem là lối sống là văn hóa của một dân tộc, tộc người.
Có thể nói, đây chính là nơi chứa đựng những biểu hiện về văn hóa một cách rõ ràng
và gần gũi nhất. Những giá trị văn hóa ấy luôn gắn liền với tiến trình phát triển của xã
hội loài người, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, ổn định thành một nề nếp
nhất định. Vì vậy, để nhìn rõ những biểu hiện của quá trình giao lưu văn hóa giữa
Đông - Tây thì đây là một lăng kính vô cùng hữu hiệu.
2.3.2.1. Phong cách ẩm thực với các loại gia vị và hương liệu
Trên con đường tơ lụa xuyên lục địa, gia vị và hương liệu là các mặt hàng có
giá trị lớn được thương nhân các nước săn đón. Chẳng hạn như gừng, nhục đậu khấu,
quế và nghệ tây v.v. là những loại gia vị có giá trị nhất từ phương Đông, có giá trị hơn
cả trọng lượng vàng. Đặc biệt, đây là mặt hàng ưa chuộng của đế chế La Mã, nhất là
trong đời sống xã hội về mặt ẩm thực lẫn nghi lễ, tôn giáo của xứ sở này. Trong khi đó,
hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc hay Đông Nam Á
đều là quê hương của những loại hương liệu, gia vị có giá trị này.
Đầu tiên, phải kể đến Ấn Độ nơi cung cấp lượng lớn gia vị cho La Mã. Ngoài
các loại gia vị đặc trưng như gừng, nghệ tây, quế .v.v. thì hạt tiêu đen là một trong gia
vị được xuất khẩu nhiều nhất sang La Mã. Sự phổ biến của loại gia vị này lớn đến nổi
hầu hết các tàu La Mã rời cảng Tamil hoàn toàn được lấp đầy bởi hạt tiêu đen và một
loại quế phía đông được gọi là malabathrum [36, tr.36]. Người La Mã cũng nhận xét
rằng, họ ưa chuộng hạt tiêu vì vị cay đặc trưng của nó, là gia vị quan trọng không thể
thiếu trong các bữa ăn, vì vậy tiêu được nhập khẩu với số lượng rất lớn từ Ấn Độ.
Không chỉ được sử dụng làm gia vị tăng hương vị cho bữa ăn, hạt tiêu còn được thêm
vào rượu vang để bảo quản và tăng hương vị, được sử dụng như một bài thuốc trong y
học để giảm bớt các vấn đề về tiêu hoá. Ngoài ra, hạt tiêu còn được dùng trong các
nghi lễ tôn giáo như nguồn sử liệu ghi lại rằng: “Những người thờ cúng nước ngoài
cũng chôn hai chiếc bình lớn của Ấn Độ bên dưới sân chùa, mỗi chiếc đều chứa đầy
hạt tiêu đen”[37, tr.184]. Theo báo cáo của Periplus, ở phía Bắc Ấn Độ dưới sự cai trị
của triều đại vua Saka, khu vực màu mỡ nhiều ngũ cốc, gạo và dầu mè chất lượng cao.
Chính vì vậy, một lượng lớn cây trồng ở Ấn Độ đã được vận chuyển sang La Mã, có
tài liệu mô tả lại rằng đó là cây kê đến từ Ấn Độ, màu đen, hạt to và cuống giống cây
sậy.

48
Bên cạnh Ấn Độ thì Đông Nam Á cũng là khu vực có nhiều loại gia vị quý
hiếm. Pliny the Elder10 đã viết rằng “quế” và các loại gia vị khác từ “các đảo Gia vị
(gọi Moluccans và các đảo khác của Indonesia trong các thế kỷ La Mã và Trung Cổ)
đến Rome chủ yếu qua Đông Phi (thực tế là Somalia)” [21]. Cuộc hành trình đem
những loại gia vị này đến La Mã, được vận chuyển chủ yếu bởi thương nhân các nước
Đông Nam Á đặc biệt là thương nhân Indonesia. Bằng kiến thức về gió mùa, những
chuyến tàu chở những sản phẩm văn hoá đến tận khu vực Địa Trung Hải, Đông Phi rồi
từ đây được trung chuyển đến đế chế La Mã. Bên cạnh đó, đinh hương cũng là một
mặt hàng được buôn bán với số lượng lớn và được đặc biệt ưa chuộng trong xã hội La
Mã:“Đinh hương được sử dụng làm hương liệu, làm thuốc mê và làm nước hoa” [32].
Thật vậy, tác giả người La Mã Pliny vào thế kỷ I CN, đã đề cập đến cây đinh hương
trong từ điển bách khoa toàn thư về tự nhiên của mình, gọi nó là “hạt giống hạt tiêu,
nhưng lớn hơn và giòn hơn, được nhập khẩu vào thế giới La Mã vì lợi ích mùi hương
của nó” [42].
Trong thời đại chưa có những phát minh về khoa học kỹ thuật, thì gia vị và
hương liệu có vai trò rất lớn nhất là trong xã hội La Mã, nó không chỉ được sử dụng
như một loại gia vị trong món ăn mà còn được sử dụng như một chất bảo quản “Được
dùng thể ngâm thịt hoặc tăng cường mùi vị của rượu vang và để che dấu đi mùi hội
thiu của các thực phẩm thối rữa như tiêu và bạch đậu khấu” [37, tr.170]. Ngoài ra,
giới khảo cổ học đã tìm thấy một số đồng tiền của đế quốc La Mã dùng để mua gia vị
được tìm thấy ở Indonesia. Trong lĩnh vực nghệ thuật, các hoạ sĩ còn sử dụng nghệ tây
và các loại thực vật khác để pha màu và nhuộm trang phục. Trước đây, nói đến gia vị
người ta thường nghĩ đến xuất phát chủ yếu từ Ấn Độ, tuy nhiên Đông Nam Á hay
Trung Quốc cũng là nguồn cung cấp gia vị với số lượng lớn và đóng vai trò quan trọng
mạng lưới thương mại thế giới.
Ở chiều ngược lại, phong cách ẩm thực gia vị và hương liệu của La Mã sang
các nước phương Đông cũng rất đa dạng, phong phú. Chẳng hạn như rượu nho Ý là
một trong những sản phẩm chính của người La Mã xuất khẩu sang phương Đông, thứ
rượu nho này là những thức uống đắt tiền đặc biệt được người dân rất ưa chuộng, làm

10
Pliny the Elder là người dành cả một đời để phục vụ đế chế La Mã đồng thời cũng là nhà văn nổi tiếng với tác
phẩm lịch sử tự nhiên. Tác phẩm đã đề cập đến những chi tiết quan trọng liên quan đến việc sử dụng các sản
phẩm phương Đông trong xã hội Địa Trung Hải, cũng như các liên doanh thương mại xa xôi do các thần dân La
Mã thực hiện để thu được những mặt hàng kỳ lạ này

49
nức lòng giới thượng lưu Ấn Độ cổ đại: “do khí hậu, khi người Ấn Độ uống rượu, họ
nhanh chóng say xỉn và hành xử điên cuồng gấp đôi bất kỳ người Hy Lạp hay La Mã
nào” [37, tr165]. Ngoài ra, dầu oliu có nguồn gốc từ La Mã cũng được du nhập vào
Ấn Độ và loại dầu này đã được xoa bóp cho nhiều tay chân quý tộc Ấn Độ vào thời
điểm đó [49]. Các mảnh vỡ của Amphorae11 La Mã đã được tìm thấy hơn 50 địa điểm
khác nhau ở Ấn Độ.
Bên cạnh đó, các thương nhân La Mã còn cung cấp những loại nước hoa storax
đắt tiền. Storax một loại nhựa thơm mà người Hy lạp và La Mã sử dụng để làm hương
liệu và thuốc chữa bệnh. Theo ghi chép trong Hậu Hán Thư, “Storax là đặc điểm của
một loại cây nhất định giống cây mộc qua. Nó ưa thích màu vàng sáng, có nhựa, có
các cục màu trắng lưu lại một thời gian dài có mùi rất dễ chịu. Khi mềm ra nó giống
như mật ong, chất gỗ xuất phát từ biển Nam, nó có màu đỏ tím, tương tự như gỗ đàn
hương, nó rất rắn và thơm” [29, tr.331]. Trong hành trình quân sự của mình, Ban Siêu
đã được anh trai của mình Ban Cố nhờ mang theo lụa để đổi lấy storax: “mang theo
700 pi các loại lụa để đổi lấy Storax” [29,tr.332].
Rõ ràng, storax đã đi vào cuộc sống của người dân Trung Quốc. Theo nguồn sử
liệu của Pliny the Elder, Storax đã được đưa từ Ả Rập đến cho người Parthia sau đó
đưa đến Syria và Ai Cập và cuối cùng là đến Trung Quốc. Mặc dù chưa có tư liệu
chính xác chứng minh công dụng chữa bệnh Storax nhưng ở Trung Quốc nó được coi
là một loại thuốc có khả năng chữa bệnh tật:“Ngôi mộ của Lưu Bưu mất năm tháng 8
năm 108 sau Công nguyên nằm ở quận Gaoping (Cao Bình, tỉnh Tứ Xuyên), đã thu
thập được một lượng lớn nước hoa quý từ bốn phương và cho vào quan tài. Tất cả các
loại nước hoa bao gồm Storax, nước hoa chữa bệnh đã được đưa vào” [29, tr.332].
Một số hàng hoá của La Mã đã xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á chẳng hạn như,
vàng, san hô đỏ, rượu vang, ngũ cốc, ôliu, muối đen v.v.
2.2.2.2. Trang phục, trang sức, đồ dùng sinh hoạt.
Trong suốt quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và Phương Đông những biểu
hiện về trang phục, trang sức hay đồ dùng sinh hoạt khá rõ nét.
Thứ nhất về trang phục. Trung Quốc được xem là nước bắt đầu nghề trồng dâu
nuôi tằm đầu tiên trên thế giới. Từ rất sớm lụa tơ tằm đã là một mặt hàng nổi tiếng

11Amphoras, những vật chứa đồ cổ có hai tay cầm. Nhằm mục đích vận chuyển đường dài và để lưu trữ, chúng
được làm bằng gốm và có thể được bịt kín bằng nhiều loại nút và nút làm bằng đất sét, sân, gỗ, nút chai hoặc đá
để bảo vệ đồ bên trong

50
trong hệ thống thương mại hàng hải thế giới cổ đại. Vì vậy, người La Mã từ rất sớm đã
biết thứ lụa xa xỉ này, nó nhanh chóng trở thành chất liệu ưa chuộng cho mặt hàng
may mặc. Nó thu hút sự yêu thích của mọi tầng lớp điển hình cả vua chúa, quý tộc.
Người ta đã nói rằng, cả Julius Caesar cũng đã khoác lên mình bộ áo choàng làm từ
lụa bắt mắt của Trung Quốc để xem các vở opera tại các nhà hát lớn, làm cho lụa trở
thành mặt hàng được săn đón mạnh mẽ. Không chỉ vậy, trang phục từ lụa cũng đặc
biệt thu hút những người phụ nữ La Mã: “Việc buôn bán tơ lụa đã tiêu hao rất nhiều
tiền từ ngân khố La Mã đến nỗi hoàng đế La Mã Tiberius phàn nàn rằng các quý bà
và đồ trang sức của họ đang chuyển tiền của chúng tôi cho người nước ngoài. Ông
cấm người La Mã mặc lụa. Trong một năm, Rome được cho là đã trả 22.000 pound
vàng cho các chuyến hàng lụa” [29, tr.332]. Có thể thấy rằng, lụa Trung Quốc đã gây
không ít phiền toái cũng như khó khăn về tài chính cho chính quốc, nhưng nó cũng
cho thấy mức độ phổ biến và sự ưa chuộng đối với trang phục từ lụa Trung Quốc là
không bàn cãi. Như nhà sử họ La Mã Pliny đã châm biếm rằng “Đó là tổng số tiền về
những thứ xa xỉ của chúng tôi và những gì phụ nữ của chúng tôi khiến chúng tôi phải
trả giá” [38]. Thứ khiến lụa trở thành mặt hàng được săn đón là do tính chất mềm mại,
mát mẻ nhất là vào mùa hè oi bức, đồng thời sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên khi được
ánh sáng chiếu vào làm tăng thêm vẻ đẹp thu hút của người mặc. Không chỉ phụ nữ,
đây cũng là trang phục phổ biến của đàn ông La Mã một người đã nói rằng “Bây giờ,
ngay cả nam giới cũng sẽ mặc quần áo lụa vào mùa hè vì độ nhẹ của nó và họ làm
không cảm thấy xấu hổ. Ngày xưa chúng ta thường mặc đồ da, nhưng thời trang của
chúng ta đã trở thành kỳ lạ đến mức bây giờ ngay cả một toga cũng được coi là nặng
một cách không cần thiết.v.v.” [36, tr.174].
Còn ở Ấn Độ tuy không có thứ lụa tuyệt hảo như Trung Quốc nhưng vào giai
đoạn đầu, họ chính là khu vực trung gian truyền tải thứ lụa này sang La Mã. Bên cạnh
đó, các loại bông vải chất lượng và tất cả các loại quần áo bằng vải bông từ Tagara của
Ấn Độ cũng được thương nhân La Mã ưa chuộng. Họ cũng yêu thích những tấm lụa
Hồi giáo tinh xảo của Ấn Độ, loại lụa này thậm chí còn đắt hơn cả lụa của Trung Quốc
[56].
Còn ở chiều ngược lại thì sao? Thông qua trung gian, sứ giả đến từ La Mã đã
mang đến một số sản phẩm văn hóa được người dân Trung Quốc ưa chuộng như hàng
dệt len bằng chỉ vàng. Đặc biệt phải kể đến trường hợp tướng Hán Ban Siêu khi ông

51
đang chỉ huy quân sự ở Tarim: Ban Siêu cũng nhận được thư từ nhà do anh trai Ban
Cố của mình gửi đến yêu cầu thay mặt anh ta mua hàng hóa quý hiếm của phương Tây:
“Ban Cố muốn len thảm và anh ấy đề cập rằng một quan chức Trung Quốc tên là Tou
Hsien đã trả 800.000 đồng tiền mặt để có được mười mặt hàng thời trang này. Bên
cạnh đó anh ấy cũng đã gửi các đại lý với 700 mảnh vải lụa màu và 300 mảnh lụa
trắng trơn để có được một loạt các mặt hàng phương Tây được săn lùng” [37, tr.100].
Ngoài ra, giới khảo cổ học cũng đã khai thác những mảnh thảm mỏng manh được khai
quật từ lăng mộ Hán ở bồn địa Tarim.
Bên cạnh đó, vải amiăng hay được gọi là vải được làm sạch trong lửa cũng phổ
biến ở Trung Quốc. Sử sách của Trung Quốc đã ghi lại rằng: “Trong năm này, (một sứ
quán từ) Đại Tần đến để cống nạp và nó đã đi qua Quảng Tây. Trong số nhiều báu vật
mà họ đưa ra, lạ lùng nhất là vải được giặt bằng lửa (amiăng)” [36, tr.164]. Một trong
những đặc tính nổi bật khiến amiăng trở thành loại vải được ưa thích, đó chính là vì
tính chất cách nhiệt chống cháy của nó, đây là loại vải dùng trong các xưởng thuỷ tinh,
quần áo chịu nhiệt hiệu quả. Người Trung Quốc nhanh chóng tiếp nhận và phục vụ cho
đời sống của mình.
Gần đây, có nhiều câu hỏi nghi vấn liệu rằng hàng dệt ở La Mã có xuất hiện ở
Đông Nam Á hay không? Trong một bài báo năm 2015, các nhà khai quật của
Batujaya tìm thấy một số di vật dệt rất mảnh được tìm thấy các ngôi mộ, lập luận rằng
một trong những vật liệu dệt trên thực tế là amiăng và gợi ý rằng nó có thể đến từ thứ
mà họ gọi là phương Đông La Mã [43]. Ngoài ra, ở Thái Lan hay Malaysia, Việt Nam
cũng có những dấu vết của vải amiăng. Hay ở Ấn Độ, đã có tài liệu ghi chép lại rằng,
các thương gia La Mã đến buôn bán đã mang theo quần áo số lượng lớn, hàng dệt
nhiều màu và vải in hay những thứ quý giá như vải bông mịn, thảm len tuyệt vời cùng
với dây thắt lưng nhiều màu.
Thứ hai về trang sức: Một trong những món đồ quý giá có giá thành cao mà các
thương nhân La Mã đem đến các quốc gia phương Đông phải kể đến san hô đỏ. Chẳng
hạn như ở Ấn Độ “những quả san hô được đàn ông Ấn Độ quý trọng như những viên
ngọc trai Ấn Độ lớn được phụ nữ La Mã đánh giá cao” [37, tr.154]. Bởi vì màu sắc
sặc sỡ và nguồn gốc thuỷ sinh của nó, san hô đỏ đóng vai trò như những chiếc bùa hộ
mệnh và là đồ trang sức có giá trị cao. Giá trị của nó lớn đến nổi được xếp vào kho

52
hoàng gia, đứng ngang hàng với ngọc trai, hồng ngọc hay kim cương, là món đồ mà
giới quý tộc phương Đông săn lùng.
Đương thời, thủy tinh La Mã cũng được du nhập vào Trung Quốc, đóng vai trò
quan trọng trong đời sống của người dân nhất là được dùng để làm đồ trang sức. Theo
tài liệu khảo cổ học: “một chiếc bông tai bằng thủy tinh màu xanh lam được khai quật
từ một ngôi mộ Đông Hán ở tỉnh Cam Túc đã được kiểm tra và cho biết nó được làm
bằng vật liệu địa phương và thủy tinh thô từ lãnh thổ La Mã” [29, tr.334]. Một bài hát
dân gian được sáng tác vào khoảng thời gian này kể về “Huji một cô giá man rợ đến
từ phương Tây... cô ấy ngồi một mình trong quán rượu ngày xuân. Viên ngọc bích
được khảm trên tóc cô, những hạt từ Đại Tần là hoa tai của cô ấy” [29, tr.327]. Thủy
tinh La Mã được đưa vào Trung Quốc liên tục bằng cả đường sa mạc và đường hàng
hải. Tại Nam Kinh, một cảng phía đông của Trung Quốc cổ đại, người ta thường
xuyên nhìn thấy kính La Mã tại các lăng mộ [19].
Hay các nhà khảo cổ học đã khai quật tìm thấy một vài đồ trang sức từ La Mã ở
Đông Nam Á. Đầu tiên, Óc Eo - một thương cảng nổi tiếng của Phù Nam, tại đây
người ta đã tìm thấy một số sản phẩm từ đế chế La Mã “Tại Óc Eo gần cửa sông Mê
Kông các nhà khảo cổ Pháp đã phát hiện ra một nhóm đồ trang sức bằng vàng và bạc
cùng những đồ trang sức có thiết kế lấy cảm hứng từ thế giới cổ điển” [32]. Trong số
các đồ trang sức được tìm thấy, có đồ trang sức bằng vàng bắt chước đồng tiền từ thời
kỳ Antonine của đế chế La Mã, huy chương từ triều đại của Antoninus Pius và có thể
là người kế nhiệm ông Marcus Aurelius, đã được phát hiện ở Óc Eo [45].
Còn ở La Mã, một lượng lớn đá quý tuyệt đẹp với nhiều màu sắc đến từ Ấn Độ
và các quốc gia phương Đông xa xôi với nhiều đặc tính hấp dẫn. Chúng được đánh giá
cao nhờ vẻ đẹp của mình và sự đắt tiền của chúng. Do đó, đá quý đã trở thành mặt
hàng thời trang rộng rãi ở La Mã và họ cũng xác định được rằng Ấn Độ là nơi cung
cấp nhiều nhất những mặt hàng hấp dẫn và đắt tiền này. Có thể nói rằng, cổ điển, hoa
mỹ, phức tạp và khoa trương là đặc trưng chủ yếu của trang sức Ấn Độ. Bên cạnh đó,
trang sức còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự trưởng thành và giàu có, cũng được xem
là vật giúp con người tránh khỏi tai ương, bệnh tật. Chính vì thế, đây là mặt hàng mà
người La Mã săn đón. Các nguồn tài liệu cổ đại tiết lộ cách phụ nữ La Mã giàu có đeo
những viên đá quý phương Đông đầy màu sắc trên nhẫn, vòng cổ, hoa tai, cài tóc và
vương miện của họ.

53
Đàn ông La Mã cũng đeo những chiếc nhẫn được trang trí bằng các loại đá quý
đắt tiền của phương Đông để phô trương sự giàu có. Hay còn có những đồ trang sức
nổi bật như kim cương, ngọc trai, ruby, ngọc lục bảo, topaz, sapphire xanh, pha lê và
san hô đỏ, vì vậy số lượng lớn vàng mà người La Mã chi trả cho nguồn này là rất lớn.
Bên cạnh đá quý, thì ngọc trai cũng là đồ trang sức có giá trị ở La Mã vào giữa thế kỷ I
CN, Pliny báo cáo rằng “ngay cả những người nghèo cũng thèm muốn ngọc trai” [37,
tr.178]. Chính vì lẽ đó những khái niệm mới về “hàng xa xỉ” cũng xuất hiện theo
Gregory S. Chora: “Trong sự phát triển của thương mại và văn minh, khi sự thịnh
vượng ngày càng được xác định rõ hơn bởi địa vị kinh tế, tiềm năng khai thác đồ trang
trí như sự giàu có đã định nghĩa lại khái niệm “hàng xa xỉ” [23].
Thứ ba về đồ dùng sinh hoạt: Bên cạnh các loại đồ trang sức, thủy tinh La Mã
còn được sử dụng trong các vật dụng hằng ngày. Đặc điểm nổi bật của thuỷ tinh La
Mã đó chính là được làm bằng soda vôi, thuỷ tinh nguyên mẫu, có khảm nền màu tím
với những vệt trắng đục. Loại có gân khảm rất phổ biến ở La Mã trong thế kỷ đầu tiên.
“Đồ thủy tinh La Mã đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc là một chiếc bát
thủy tinh vôi màu xanh lam có niên đại vào đầu thế kỷ I TCN và được khai quật từ một
ngôi mộ Tây Hán ở thành phố cảng phía nam Quảng Châu…” [58].
Đồ thuỷ tinh của La Mã cũng được du nhập vào Đông Nam Á và đóng một vai
trò quan trọng. Đó các bình thủy tinh được trang trí tinh xảo, một số loại đá quý được
phát hiện ở Thái Lan. Hay tại Bali người ta cũng tìm được một chuỗi hạt thuỷ tinh có
nguồn gốc từ La Mã. Một chiếc cốc thủy tinh màu xanh lá cây của người La Mã
(khoảng năm 220 CN) được phát hiện trong một ngôi mộ ở Quảng Tây, gần miền Bắc
Việt Nam [21]. Mặc khác, hiện vật La Mã đã được tìm thấy ở các vùng khác của Thái
Lan, chẳng hạn như Kanchanburi, chúng bao gồm một chiếc đèn kim loại, một chiếc
lược ngà của người La Mã và một đồng xu Đức được đúc ở Cologne từ thời hoàng đế
Victorinus (268 -70) [40].
Trong xã hội La Mã lúc bấy giờ, cũng tìm thấy những chiếc cốc bằng đồng và
vàng được trang trí bằng đá quý. Philostratus mô tả việc dâng hiến cho một bàn thờ
trong đền thờ có trưng bày “hai chiếc bình vàng được trang trí bằng những đồ trang
sức hiếm nhất và đẹp nhất mà Ấn Độ có thể cung cấp [37,tr 162].
Đồ gốm của La Mã cũng xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á. Đặc biệt là ở
cảng thị Óc Eo, các nhà khảo cổ đã phát hiện một số đồ gốm có niên đại từ thế kỷ II

54
đến thế kỷ IV, mang phong cách đặc trưng của các đồ gốm La Mã đã được phát hiện
tại Ấn Độ “Đồ gốm được tìm thấy ở đây giống nhau ở kỹ thuật và phong cách như
những gì được tìm thấy tại các địa điểm của Ấn Độ gắn liền với Ấn - La Mã thương
mại, chủ yếu là của Arikamedu” [25]. Sở dĩ, gốm La Mã xuất hiện nhiều ở phương
Đông chủ yếu là các mảnh vở trong quá trình lưu trữ và vận chuyển hàng hoá và chủ
yếu là đồ gốm thô.
Ở Ấn Độ, hàng trăm mảnh gốm La Mã đã được tìm thấy tại Arikamedu và từ
các tàu rượu của Ý. Nhiều mảnh vỡ có sạn núi lửa đen (vụ phun trào núi lửa Vesuvius
vào năm 79 CN) trong thành phần gốm của chúng, cho thấy chúng được nung bằng đất
sét từ Campania ở miền trung nước Ý [37, tr.187]. Các hiện vật La Mã khác nhau,
chẳng hạn như một số lượng lớn amphorae mang dấu ấn của các trường thợ gốm La
Mã đã được tìm thấy tại địa điểm này, thuyết phục về nền giao thương cổ đại khổng lồ
giữa La Mã và đất nước Tamil cổ đại [55].
Tóm lại lối sống và tập tục địa phương của La Mã và phương Đông dần thay
đổi theo hướng tích cực, phong tục tập quán bản địa bắt đầu thu nhận những giá trị văn
hoá vật chất mới mẻ, từ phong cách ẩm thực với các loại hương vị, gia liệu đến phong
cách trang phục, trang sức, đồ dùng sinh hoạt đều có sự chuyển biến, đa dạng hơn.
2.2.3. Nghệ thuật
Như chúng ta đã biết, La Mã đã tiếp thu rất nhiều từ trường phái nghệ thuật cổ
điển, nhất là nghệ thuật Hy Lạp, tuy nhiên nó không mất đi đặc trưng vốn có của mình.
Sự mở rộng nhanh chóng của đế chế La Mã đã đưa nghệ thuật La Mã đến nhiều nơi,
đặc biệt ở các quốc gia phương Đông cổ đại như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước
Đông Nam Á. Lối kiến trúc của La Mã thường được sử dụng những kiểu thiết kế mái
vòm, khung vòm rộng lớn tượng trưng cho phong cách của một thời đại huy hoàng.
Với những vật liệu có độ bền cao như bê tông đã làm cho những công trình kiến trúc
vẫn tồn tại bền bỉ trước sự biến thiên của lịch sử, những hoa văn trên các thước cột
được chạm khắc một cách tinh xảo. Do đó, nghệ thuật La Mã luôn có tầm ảnh hưởng
nhất định đến nghệ thuật phương Đông.
Ở miền Nam Ấn Độ, một vị vua ở Chera đã cho phép người La Mã xây dựng
một ngôi đền theo kiến trúc La Mã tại Muziris và đặc biệt công trình kiến trúc này
không có sự tham gia trực tiếp của chính quyền hoàng gia mà được xây dựng trực tiếp
bởi người La Mã “Bản đồ Peutinger ghi lại sự hiện diện của một ngôi đền La Mã ở

55
thành phố Ấn Độ với nhãn hiệu 'Templum Augusti' (Đền Augustan)” [37, tr.174]. Bên
cạnh đó, ngôi đền này được mô tả như là một tòa nhà lớn, nó vượt trội hơn tất cả ngôi
đền hoàng gia khác và nó có đầy đủ lễ vật, tranh, tượng, đồ trang trí bằng vàng. Đồng
thời, nó được xem là niềm hy vọng và là điềm báo an toàn cho tất cả những ai đến và
đi ở khu vực này.
Đi cùng với lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc là lĩnh vực phô bày biểu hiện của sự
giao lưu Đông - Tây rõ nét nhất. Ở Ấn Độ, có một tác phẩm điêu khắc Gandharan cho
thấy cái chết của Đức Phật với một hình tượng Hy Lạp - La Mã. Cũng tại Ấn Độ, các
tín đồ La Mã đã cung cấp cho tu viện Karle kinh phí để chạm khắc các cột trang trí và
các cột này được khắc tên của họ. Các bia ký ở Karle tiết lộ, người La Mã cũng đang
hoạt động tại một thị trấn Ấn Độ khác có tên là Umehanakata. Một dòng chữ viết “cột
trụ này là quà tặng của Yavana, Cita đã rời đi từ Umehanakata” [37, tr.170].
Không những vậy, thợ mộc La Mã rất được các vị vua Ấn Độ săn đón. Họ là
nghệ nhân chạm khắc thủ công tinh xảo, khắc trên những bức tượng gỗ hay là các họa
tiết trang trí trên các tòa nhà hoàng gia: “chiếc bát đèn được giữ trong tay của bức
tượng thủ công tuyệt đẹp do các Yavana (người La Mã) thực hiện” [37, tr.182]. Bên
cạnh đó, còn có những bức tượng mô tả các vị vua Tamil, hoặc các vị thần Ấn Độ
được vẽ bằng tiếng Hy Lạp và các phong cách nghệ thuật La Mã. Hay những bức
tượng miêu tả hình tượng Đức Phật được tìm thấy ở miền bắc Ấn Độ, thể hiện những
ảnh hưởng nhất định nhận được từ nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp và La Mã. Trong thời
kỳ này, hình ảnh của Đức Phật xuất hiện với một vầng hào quang theo phong cách Hy
Lạp và mặc áo dài, hoặc áo choàng sáng tương tự như áo choàng dài.
Có một số biểu tượng nghệ thuật của La Mã đã từng xâm nhập vào trong xã hội
của cư dân Đông Nam Á. Như người ta đã tìm thấy một đoạn phim khách mời La Mã
từ thời kỳ Augustan với Satyr - biểu tượng Greco-Roman. Ở một mức độ nào đó, đã
xâm nhập vào văn hóa vật chất của Thái Lan [46]. Còn có các bằng chứng khảo cổ
chứng thực sự xâm nhập của các thương nhân nước ngoài vào khu vực này. Ví dụ, có
những bức tượng nhỏ bằng đất nung, từ các địa điểm Khu Bua đến tỉnh Ratchaburi,
được miêu tả là có mũi dài và đội mũ trùm đầu giống như của các thương nhân La Mã
và Trung Đông [21]. Cũng có ý kiến cho rằng, một số lượng lớn sản phẩm văn hoá của
La Mã được truyền sang khu vực cảng thị Óc Eo, do đó đã có sự xuất hiện của một số
cư dân bản địa bắt chước phong cách nghệ thuật của La Mã: “Óc-Eo đã sản sinh ra

56
những nghệ nhân chạm khắc theo phong cách La Mã thuần túy nhất và có khả năng
tái tạo các kỹ thuật lành nghề của nó…” [25].
Ở chiều ngược lại, nghệ thuật điêu khắc ở Ấn Độ cũng ảnh hưởng đáng kể đến
nghệ thuật điêu khắc ở La Mã. Một bức tượng bằng ngà voi do một nghệ nhân Ấn Độ
chạm khắc đã được tìm thấy trong tàn tích của một ngôi nhà phố La Mã, bị chôn vùi
bởi tro núi lửa trong vụ phun trào Vesuvius vào năm 79 CN. Bức tượng mô tả một phụ
nữ Ấn Độ bán khỏa thân đang đứng giơ hai tay và hai quả cầu nhỏ ở bên cạnh [37,
tr.164]. Bên cạnh đó, nghệ thuật chạm khắc ngọc trai cũng rất nổi bật, họ đã nói rằng
Ấn Độ cung cấp ngà voi chạm khắc để quyến rũ họ. Hay một bức tượng bán thân cổ
điển, mô tả một thần dân của đế chế La Mã theo tín ngưỡng Phật giáo cũng được tìm
thấy ở La Mã.
Về hội họa, người La Mã đã từng cho nhập khẩu loại màu chàm của Ấn Độ để
vẽ tranh hoặc sơn trên các bức tường thạch cao, người ta gọi đây là nghệ thuật vẽ tranh
sơn dầu. Như Pliny mô tả cách các nghệ nhân La Mã sử dụng màu chàm của Ấn Độ
cho các đường viền, trang trí ánh sáng, bóng râm và được sơn trên các bức tường thạch
cao. Những loại sơn này có thể được sử dụng như màu đen, hoặc tưới xuống để tạo ra
màu xanh tím tuyệt đẹp.
Nổi bật, trong quá trình tiếp các đại sứ từ các nước phương Đông cống vật được
dâng tặng rất phong phú và đầy tính nghệ thuật, được người La Mã thích thú và coi
trọng. Chẳng hạn như, một thanh niên Ấn Độ không có tay được gửi đến và cậu ta
được mệnh danh là Hermes sống - Một vị thần Hy Lạp kết nối thương mại và du lịch
“Món quà được mang đến cho Caesar Augustus là do tám người hầu trần truồng,
những người chỉ khoác trên mình tấm vải thăn có mùi thơm ngào ngạt trao tặng. Anh
ấy nói rằng món quà bao gồm một Hermes, một người đàn ông sinh ra không có tay,
chính tôi đã từng thấy” [36, tr.114]. Không những vậy, những động vật hoang dã ở Ấn
Độ cũng rất được săn đón ở La Mã một số lượng lớn hổ, tê giác, voi của Ấn Độ được
đưa sang La Mã như những tiền xu của La Mã cũng có in hình những chú voi Ấn Độ
rất ấn tượng bởi đôi tai tương đối nhỏ của chúng [54].
Tóm lại, qua quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông cổ đai,
phong cách nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ của Đông và Tây đã có sự gặp gỡ
lẫn nhau, tạo cho một bức tranh rực rỡ với những nét chấm phá riêng biệt.

57
2.2.4. Khoa học kỹ thuật
Đây là những lĩnh vực có sự học hỏi kế thừa mạnh mẽ, khoa học kỹ thuật
phương Tây đã học hỏi tiếp nhận các thành tựu nổi bật của phương Tây để phát triển
lên trình độ cao hơn. Theo chiều hướng ngược lại phương Đông cũng vậy.
Trước tiên phải kể đến sự tiếp thu, học hỏi của người La Mã đối với kỹ thuật
quân sự nổi tiếng của người Trung Quốc. Là những đế chế hùng mạnh của khu vực, vì
vậy, kỹ thuật quân sự của hai bên đều vượt bậc. Đặc biệt, bộ binh của đế chế Hán được
trang bị những loại nỏ mạnh mẽ cho phép vượt xa tên lửa của cung thủ của quân thảo
nguyên Hung Nô. Đối với La Mã, quân đội nhà Hán có các xưởng sản xuất hàng loạt
vũ khí bằng thép bền hơn bất cứ thứ gì mà đế chế La Mã có thể sản xuất. Chính quyền
La Mã không nhận ra nó được sản xuất bằng kỹ thuật chế tạo đặc biệt. Thay vào đó, họ
coi nó như một nguồn tài nguyên chỉ có ở phương Đông xa xôi, giống như vải lụa. Vì
vậy, các thương gia La Mã đã mua lại thép kiểu Trung Quốc từ những người trung
gian Tarim, những người mà các nguồn cổ điển gọi là Seres hoặc “người lụa”: “Trong
tất cả các loại sắt tốt nhất là giống Seric. Các Seres gửi cho chúng tôi bàn ủi của họ…”
[36, tr.148]
Đối với Trung Quốc, tuy những biểu hiện chưa rõ nét nhưng thực tế cũng có sự
giao lưu về quân sự giữa hai đế chế này. Theo các nhà nghiên cứu, có một “làng La
Mã” ở Trung Quốc, họ là lính của La Mã bị thất bại trong trận chiến với người Parthia
vào năm 53 TCN dưới sự chỉ huy của Marcus Licinius Crassus12 có khoảng 1.000
người La Mã sinh sống và canh gác ở ngôi làng này. Những người đàn ông này biết sử
dụng nhiều công cụ và biến khu vực trở thành một pháo đài kiên cố, vốn khá phổ biến
ở Địa Trung Hải, nhưng rất hiếm ở châu Á [13]. Dubs một nhà nghiên cứu về làng “La
Mã” này đã nhận định rằng đã nhìn thấy “hàng rào gỗ kép” ở Sogdiana của người
Trung Quốc nó là một tính năng tiêu chuẩn trong các công sự của La Mã: “Hơn một
trăm binh lính, xếp hai bên cổng thành đội hình vảy cá, đang luyện tập diễn tập quân
sự” [13]. Tuy vậy, quan điểm về người La Mã ở Trung quốc vẫn còn gây tranh cãi
chưa có sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu, những kỹ thuật quân sự của người La
Mã ở Trung Quốc dù không phổ biến rộng rãi thì nó cũng là minh chứng, chứng minh
12
Trong đó có 10.000 quân La Mã còn sót lại bị bắt làm tù binh được đưa đến mặt trận phía đông.Sau đó sự
xung đột của người Parthia quân Trung Quốc tại một thị trấn biên giới ngày nay ở Taraz, Kazakhstan, giáp với
Kyrgyzstan, Trung Hoa dưới thời nhà Hán khi đó đang ở đỉnh cao của sự thịnh vượng, không ngừng mở rộng bờ
cõi về phía Tây. Có ý kiến cho rằng Nhiều người Parthia đào ngũ sang Trung Quốc, bao gồm cả đạo quân La Mã
xưa kia.

58
mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và La Mã đặc biệt trên lĩnh vực quân
sự vốn đã tồn tại.
Bên cạnh kỹ thuật quân sự, trong quá trình khai quật khảo cổ, các chuyên gia
trùng tu di tích văn hoá ở Thiểm Tây đã tìm thấy một con chim nước bằng đồng được
khai quật ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ nhận định rằng, những con chim nước giống
như thật này được đúc bằng một số kỹ thuật khác với truyền thống của người Trung
Quốc:“sự khéo léo và những chỗ khuyết trên bề mặt của chim thuỷ cầm bằng đồng
được vá bằng khảm tấm đồng, phương pháp này hầu như không tìm thấy trên đồ đồng
Trung Quốc thời Tần mà nó phổ biến ở khu vựa Địa Trung Hải trên những tượng đồng
ở Ai Cập, Hy Lạp và cũng có thể của La Mã cổ đại” [62]. Không những vậy, công
nghệ thủy tinh thổi và thủy tinh nhân tạo cũng được du nhập vào Trung Quốc, nó được
làm từ nhiều màu sử dụng cho bộ đồ ăn, có cái thì được sản xuất bằng công nghệ
nhuộm màu, lại có thủy tinh đỏ, màu bích xanh.v.v, được xem là một loại đá quý lúc
bấy giờ. Ở Trung Quốc, thủy tinh được coi là báu vật hạng nhất và chỉ sử dụng bởi
tầng lớp quý tộc, vua chúa cao sang. Một bức tranh tường được tìm thấy ở vùng lân
cận Lạc Dương - thủ phủ của Đông Hán đã cho thấy người hầu cận cầm một chiếc
chén trông có màu xanh đục và có thể là đồ giả thủy tinh của La Mã từng xuất hiện ở
Lạc Dương [19].
Còn ở Ấn Độ, có ghi chép cho rằng một số thần dân của La Mã đã được đưa
sang Ấn Độ để làm lính đánh thuê, chính vì vậy những kỹ thuật quân sự của La Mã
cũng được biết đến ở Ấn Độ. Đặc biệt phải kể đến một loại súng phóng tia chớp tầm
xa. Theo mô tả các tàu của một số thương gia La Mã, có thể có máy phóng tia lớn và
các máy quân sự khác được trang bị trên boong của chúng để đẩy lùi những kẻ tấn
công. Có vẻ như lính đánh thuê La Mã đã sử dụng công nghệ này để phục vụ các vị
vua Ấn Độ, và tài liệu cổ Tamil cũng đề cập đến các loại vũ khí kỳ lạ này được chế tạo
bằng kỹ thuật Yavana (người La Mã). Những cỗ máy này được chế tạo tại các cổng
thành kiên cố của các thành phố Ấn Độ, để tiêu diệt những kẻ tấn công bằng những
lưỡi dao sát thương và tên lửa lạ của chúng [37, tr.183]
Để đạt được mức độ cao hơn, khoa học La Mã và Ấn Độ đã có những bước tiến
mới thông qua việc học hỏi lẫn nhau. Đầu tiên, nền văn minh La Mã và Ấn Độ có
chung sở thích về chiêm tinh học thông qua các biểu đồ sao. Các nhà hàng hải La Mã
đã mang các luận thuyết Hy Lạp về thiên văn học đến Ấn Độ. Một nhà thiên văn học

59
người Hindu tên là Varahamihira, đã gợi ý rằng một số người La Mã đã được đưa vào
các hoạt động tôn giáo của Ấn Độ giáo và trao đổi kiến thức với các đối tác Ấn Độ của
họ. Ông công nhận rằng: “những người Yavana đã nghiên cứu khoa học được tôn
trọng như Rishis (Những người theo đạo Hindu)” [37, tr.171].
Thông qua con đường tơ lụa, những đồng tiền của La Mã cũng được khai quật
nằm rải rác nhiều nơi ở phương Đông. Đặc biệt kỹ thuật đúc tiền cũng đã xuất hiện ở
Ấn Độ, Trung Quốc hay Đông Nam Á. Chẳng hạn như vào năm 2017, một số lượng
lớn tiền xu cổ đại được cho là đã được tìm thấy ở sông Branta, Java. Những phát hiện
do những người thợ đúc vàng địa phương thực hiện, bao gồm mười đồng xu La Mã và
một số đồng xu thời Trung cổ từ Trung Quốc. “Điều thú vị là tất cả các đồng xu La
Mã đều có niên đại gần như cùng một thời đại - bảy đồng tiền được đánh vào giữa
những năm 320 và 360 sau Công nguyên, hai đồng tiền có niên đại từ những năm 270,
một đến những năm 220 - nếu được tìm thấy trong bối cảnh khảo cổ thích hợp” [44].
Còn ở Campuchia (ở Angkor Borei, cách Óc Eo không xa) vào năm 1993, người ta đã
tìm thấy hàng chục đồng tiền La Mã từ thế kỷ I đến thế kỷ IV (từ Augustus đến
Valenus). Hay tại U Thong, một đồng xu La Mã giả từ thời Hoàng đế Victorius được
tìm thấy có niên đại từ năm 259 - 210 được coi là do những người đi biển mang đến từ
phương Tây [21]. Đặc biệt tại Óc Eo, người ta đã tìm thấy mặt dây chuyền mô phỏng
tiền xu La Mã, được khắc theo phong cách La Mã: một con gà trống trên một cỗ xe
được vẽ bởi bốn con chuột, một số grylli (động vật tổng hợp) và những con khác mang
phong cách La Mã bán thân [25].
Theo các nhà khảo cổ, bên cạnh chức năng thông thương buôn bán những đồng
tiền này còn đóng vai trò như một vật trang trí và sưu tầm. Không những vậy, những
đồng tiền này cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ như đồ trang trí cũng như là đồ
tuẫn táng. Như một nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng “Tiền xu La Mã là không chỉ
được tìm thấy trong các ngôi mộ của phụ nữ quý tộc, mà còn của những người đàn
ông quý tộc, và hầu hết chúng được đặt cùng với các kho báu khác. Do đó, cô ấy gợi ý
rằng những đồng tiền được hoàng đế trao tặng cho quý tộc, và khi quý tộc qua đời, họ
cất giữ những món quà quan trọng nhất từ các hoàng đế trong phần mộ của họ” [35,
tr.289].
Đồng tiền La Mã đôi khi được tìm thấy trong di tích của bảo tháp Phật giáo cổ
đại (đền thờ di tích) ở miền bắc Ấn Độ. Đồng xu La Mã đã trở thành một biểu tượng

60
phổ biến của sự giàu có ở Ấn Độ cổ đại và các thợ thủ công Ấn Độ đã sao chép thiết
kế của hoàng gia vào những chiếc đĩa trang trí nhỏ, chúng có thể được đeo làm đồ
trang trí, trong khi những chiếc khác có thể được giữ trong móc cài đồ trang sức [36,
tr.166]. Số tiền xu được tìm thấy có niên đại từ triều đại Augustus và những người kế
vị ông từ bờ biển phía tây của Ấn Độ, dồi dào đến mức một số nhà sử học đã lập luận
những người cai trị địa phương ở phía đông đã sử dụng đồng tiền vàng và bạc của La
Mã làm tiền tệ của họ, hoặc nấu chảy chúng để tái sử dụng [4, tr.52].
Có thể thấy rằng, những đồng tiền của La Mã là biểu tượng chứng minh cho
quá trình giao lưu buôn bán giữa hai khu vực văn hoá. P.D. Whitting nói rằng “Tiền xu
luôn là biểu hiện quan trọng của nghệ thuật đương đại và tiền xu phản ánh hoàn cảnh
kinh tế và chính trị đang thay đổi [35].
2.2.5. Tôn giáo
Từ xưa đến nay luôn tôn giáo tín ngưỡng là một khía cạnh không thể thiếu của
văn hóa. Cả phương Đông lẫn phương Tây tôn giáo đều đóng vai trò quan trọng, chi
phối đời sống con người, vì vậy, tôn giáo là ngọn cờ đi đầu, là kim chỉ nam chỉ hướng
cho mọi hoạt động của con người. Chính vì lẽ cao đẹp đó, xuyên suốt quá trình giao
lưu văn hoá giữa La Mã với phương Đông những tôn giáo lớn đã có sự gặp gỡ giao
lưu lẫn nhau.
Cơ Đốc giáo xuất hiện khá sớm ở Ấn Độ. Vào năm 52 CN, tông đồ Thomas đã
đặt chân đến Ấn Độ để loan báo tin mừng và xây dựng nhà thờ tại đây. Theo nguồn sử
liệu để lại, đã có 7 nhà thờ được Thánh Thomas xây dựng ở Kollam, Niranam, Chayal,
Palayoor, Kodungallor, Paravur và Mylapore [59]. Đặc biệt, Thánh tông đồ Thomas
còn thực hiện nghi lễ rửa tội cho một số gia đình ở Ấn Độ:
“Đó là một vùng đất của những người tăm tối mà ông đã được gửi đến, để mặc
cho họ bằng Phép Rửa trong chiếc áo choàng trắng. Bình minh biết ơn của ông đã xua
tan bóng tối đau thương của Ấn Độ. …. Thomas làm nên những điều kỳ diệu ở Ấn Độ,
và tại Edessa, Thomas được định để rửa tội cho những dân tộc lầm lạc và chìm trong
bóng tối, và điều đó ở vùng đất Ấn Độ” [60].
Chính vì những hoạt động truyền giáo đó, những Cơ Đốc nhân đầu tiên của Ấn
Độ đã xuất hiện. Họ là người Syria Malabar Nasrani đại diện cho một cộng đồng dân
tộc ở miền Nam Ấn Độ. Đặc biệt, họ tuân theo truyền thống của Cơ Đốc giáo và còn
biến đổi cho phù hợp với một số phong tục của Ấn Độ giáo. Mặc khác, khi du nhập

61
vào Ấn Độ những lý tưởng của đạo Cơ Đốc ít nhiều đã bị biến đổi, có một số người
theo đạo Hindu họ chấp nhận tư tưởng rửa tội vì nó tương tự như việc tắm sông Hằng
[60]. Trong suốt hành trình đem đức tin Cơ Đốc giáo đến các quốc gia ở phương Đông
thì cho đến ngày 3 tháng 7 năm 72 ông bị giết bằng một ngọn giáo và thi thể của ông
được chôn cất trong khuôn viên nhà thờ San Thome.
Trong khi Thánh tông đồ Thomas được biết nhiều nhất qua các chuyến du hành
đến Ấn Độ, thì một môn đệ khác của Chúa Giê-su là Bartholomew cũng có hành trình
truyền giáo tương tự. Chẳng hạn, trong bộ sưu tập câu chuyện được gọi là Truyền
thuyết vàng kể lại câu chuyện thánh Bartholomew đã trừ quỷ khi đến Ấn Độ
“Bartholomew sứ đồ đến Ấn Độ… vào một ngôi đền nơi có một tượng thần tên là
Astaroth, và bắt đầu ở đó như một người hành hương. Trong tượng thần này có một
con quỷ nói rằng anh ta đã chữa khỏi bệnh cho người bệnh...” [53]. Vào thế kỷ II, một
nhà thần học Cơ Đốc tên là Pantaenus đã đến Ấn Độ với hy vọng thành lập nhà thờ.
Pantaenus nhận thấy rằng, các cộng đồng Cơ Đốc giáo đã tồn tại ở Ấn Độ bằng cách
sử dụng Phúc âm của Mathew. Những người cải đạo này tuyên bố rằng sứ đồ
Bartholomew đã mang Cơ Đốc giáo đến vương quốc của họ và đã ban cho họ một
phúc âm viết bằng tiếng Do Thái: “Khi Pantaenus đến thăm những người da đỏ, ông
thấy rằng trong số họ có những người đã biết về Chúa Giê-su qua Phúc âm Ma-thi-ơ.
Truyền thống cho rằng sứ đồ tên là Bartholomew đã giảng cho những người da đỏ này
và ông đã để lại cho họ những tác phẩm của Ma-thi-ơ bằng tiếng Do Thái, những bức
thư mà họ vẫn còn lưu giữ” [37, tr.174].
Ở chiều ngược lại, các tôn giáo lớn ở Ấn Độ cũng sớm du nhập vào La Mã điển
hình là Phật Giáo. Trong các chuyến đi sứ của Ấn Độ sang La Mã, những Phật tử cũng
đi theo để truyền giáo, người ta truyền rằng vị sư này đã xin phép thành lập một tự
viện ở Rome, Alexandria nhưng bị từ chối. Về sau, ông ấy đã tự thiêu trên giàn hoả
thiêu trước sự chứng kiến của nhiều người: “Cơ thể trần truồng của ông ta được xức
dầu và chỉ mặc một tấm vải thăn, ông ta nhảy lên trên giàn thiêu sáng với một tiếng
cười. Những lời sau đây đã được ghi trên bia mộ của ông ấy "Đây là Zarmanochegas,
một người da đỏ từ Bargaza, người đã tự thiêu theo phong tục tổ tiên của người da đỏ”
[36, tr.114]. Một số người La Mã cải đạo sang Phật Giáo tiếp tục thực hành tín ngưỡng
khi trở lại chính quốc. Bên cạnh đó, có một cộng đồng nhỏ người La Mã khác cũng gia
nhập vào cộng đồng Bà La Môn và áp dụng các phong tục của Ấn Độ giáo.

62
Còn ở Trung Quốc, ảnh hưởng tôn giáo Trung Quốc sang La Mã trong giai
đoạn từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ V còn chưa có tư liệu xác minh cụ thể. Tuy nhiên,
một làn sóng Cơ Đốc Giáo đã từng xuất hiện ở Trung Quốc thông qua con đường
thương mại. Cơ đốc giáo lần đầu tiên đến Trung Quốc vào năm 64 khi Thánh Apostl
Thomas đến Tây An, Trung Quốc. Tuy nhiên ý kiến này còn nhiều tranh cãi và chưa
có được sự đồng thuận từ các nhà nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng sau khi rao giảng tin
mừng ở Ấn Độ, Thánh Thomas tông đồ đã đi sang Trung Quốc tiếp tục rao giảng tin
mừng và giảng dạy Phúc âm ở đây cho đến khi ông trở lại Ấn Độ và mất ở đây. Vào
những năm 1980, Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số tác phẩm phù điêu điêu khắc thú
vị trên một mặt đá tại Kongwangshan, thuộc tỉnh Giang Tô13, có niên đại vào thời
hoàng đế Mingdi (57-75) và triều đại Hậu Hán (25-220) [22]. Mô tả trên tác phẩm điêu
khắc là hình ảnh của ba người, ban đầu họ được coi là những nhân vật Phật giáo nhưng
đến mười năm qua, kết luận này đã được đưa ra nghi vấn. Những người khác cho rằng,
những nhân vật này có nhiều khả năng là Cơ đốc giáo và thậm chí có thể đại diện cho
Sứ đồ Thomas, Maria mẹ của Chúa Giê-su, và nhân vật thứ ba còn nhiều bí ẩn. Mặc dù
còn nhiều nghi vấn, song có thể thấy đây được xem là tiền đề, cơ sở đầu tiên cho sự du
nhập của đạo Cơ Đốc giáo mạnh mẽ hơn vào thời kỳ sau.
Vào thời kỳ này, các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai
luồng tín ngưỡng, tôn giáo của Ấn Độ và Trung Hoa nên những biểu hiện cho sự hiện
diện của Cơ Đốc giáo vào khoảng thời gian từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ V là không rõ
nét. Ngay từ năm 520 Công nguyên, khi Cosmos Indicopluestes, một thương nhân Cơ
Đốc giáo Nestorian từ Ai Cập, du lịch đến Ấn Độ, ông đã viết rằng các cộng đồng Cơ
Đốc giáo đã tồn tại ở Miến Điện và bán đảo Mã Lai xa hơn về phía đông “vẫn có khả
năng xảy ra các tín đồ của đạo Cơ Đốc Hy Lạp hay La Mã đã từng xuất hiện ở các
vịnh Tharua, Patong hoặc Phang Nga hay thực sự ở bất kỳ cảng nào khác trên bờ biển
phía tây của Bán đảo Mã Lai” [40].
Ngoài ra, khoảng thế kỷ V, Cơ Đốc giáo đã được hình thành ở Ấn Độ hàng loạt
các nhà thờ mọc lên thông qua lời rao giảng của Thánh Thomas Tông đồ. Trong quá
trình truyền đạo vào Trung Quốc, các Cơ Đốc nhân đã đi qua eo biển Malacca đến các
quốc gia Đông Nam Á: “Cơ đốc nhân thích đi du lịch với người Ba Tư và trên tàu của

13Vị trí này gần thành phố Liên Vân Cảng đây là cảng nhập cảnh đầu tiên và là một thành phố quan trọng trong
thời cổ đại cho các thương nhân trao đổi buôn bán thông qua đường biển.

63
họ. Trong số họ thậm chí có một số đi thuyền đến Đông Nam Á” [27]. Tuy chưa phổ
biến song nó là tiền đề cho quá trình phát triển ở giai đoạn sau.
Tóm lại, quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông đã được xúc
tiến đẩy mạnh thông qua những nỗ lực liên hệ của các bên. Từ Nam Á không gian văn
hoá được mở rộng tận khu vực Đông Á, Đông Nam Á. Một mối quan hệ được biểu
hiện rõ nét trên các lĩnh vực từ ngôn ngữ, văn học, phong tục tập quán, nghệ thuật,
khoa học - kỹ thuật đến tôn giáo. Những giá trị văn hoá vật chất lẫn tinh thần của cả
Đông và Tây đều được hoàn thiện và phát triển lên tầm cao mới. Chưa bao giờ xã hội
La Mã và phương Đông lại chi phối lẫn nhau mạnh mẽ như vậy. Do đó đây là minh
chứng rõ nét chứng minh quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông là
một trong những giai đoạn hấp dẫn trong lịch sử nhân loại.

64
CHƯƠNG 3.
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA
LA MÃ VÀ PHƯƠNG ĐÔNG
3.1. Đặc điểm của quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông
3.1.1. Về con đường và phương thức, trạng thái giao lưu
3.1.1.1. Về con đường giao lưu
Sự chinh phạt mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của đế chế La Mã với hầu hết
khu vực Địa Trung Hải và sáp nhập Ai Cập thành một tỉnh của mình đã mang lại cho
đế chế này có cơ hội khám phá các khu vực ở phía Đông đặc biệt là Ấn Độ, Đông
Nam Á và Trung Quốc. Xét về mặt địa lý, chia làm hai con đường chủ yếu: đường bộ
và đường biển.
Về đường biển, có nhiều tuyến đường khác nhau nối kết La Mã với phương
Đông điển hình như: tuyến đường quan trọng nhất là từ Rome hàng hoá được vận
chuyển tới Alexandria rồi tới cảng thương mại lớn của Ai Cập đó chính là Myos
Hormos, Coptos (một trung tâm kết nối thương mại giữa Phương Đông và Alexandria)
và Berenice từ đây hàng hoá được vận chuyển vượt qua Biển Đỏ qua vịnh Eden và
vượt Ấn Độ Dương rộng lớn để đến với các cảng thương mại sầm uất của Ấn Độ như
Barbaricum, Kalligeris, Muziris (Xem hình 1 ở Phụ lục).
Tuyến đường khác đi đến Ấn Độ cũng rất quan trọng là đi qua vịnh Ba Tư. Từ
Rome những con thuyền chất đầy hàng hoá đi dọc theo các con sông Euphrates và
Tigris đến các thương cảng lớn như Babylon, Ctesiphon rồi Mesene, vượt qua vịnh Ba
Tư đến các nhiều thương cảng lớn Ấn Độ trao đổi buôn bán tại đây, nhất là tại cảng
Muziris - một thành phố giàu có nhờ thương mại. Ngoài ra, Muziris còn là trạm dừng
chân quan trọng cho các thương nhân La Mã chuẩn bị cho hành trình tiếp theo xa hơn
về phía Đông. Tại đây, thương nhân La Mã đã đi thuyền quanh bán đảo Sri Lanka
được mệnh danh là “hòn ngọc Ấn Độ Dương”, sau đó hàng hóa thương mại của họ
được chuyển qua eo đất Kra đến vịnh Thái Lan và vận chuyển dọc theo bờ biển đến
các cảng ở rìa phía tây của đồng bằng sông Cửu Long. Các thương nhân La Mã đã
dừng chân tại Phù Nam, nơi có thương cảng Óc Eo là nơi trao đổi hàng hoá sầm uất
của khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ V,
các thương nhân thường xuyên sử dụng eo biển Malacca cho cuộc hành trình của mình.

65
Tiếp tục đi vào quần đảo Indonesia, Philippin rồi ngược đi lên phía Bắc đổ bộ vào
vùng biển Việt Nam vùng phía nam Trung Quốc (Xem hình 2 ở phụ lục).
Điều kiện để vượt đại dương đến buôn bán không phải là điều dễ dàng, các
thương nhân của La Mã đã dùng quy luật của gió mùa để vượt đại dương, một hành
trình đầy rẫy nguy hiểm mà họ phải đối mặt phía trước. Các thương nhân thường bắt
đầu cuộc hành trình của mình từ Ai Cập đến Ấn Độ qua Biển Đỏ sẽ bắt đầu vào giữa
mùa hè, khi gió bắc thuận lợi làm cho việc điều hướng dễ dàng hơn, khi đó kết nối với
gió mùa Tây Nam sẽ đưa buồm đến Ấn Độ vào khoảng tháng 9. Hành trình quay trở
lại sẽ bắt đầu bất cứ lúc nào từ tháng 11 đến tháng 4 khi gió mùa Đông Nam thổi qua
cho phép các tàu thuyền đi về vịnh Aden theo hướng Tây Nam được dễ dàng hơn
[24]. Tuy nhiên, với những thay đổi bất cập đề thời tiết, quy luật này hoàn toàn không
chính xác còn tùy thuộc vào các giai đoạn gió mùa biến đổi. Người ta thường nói:
“Đông Bắc là duyên dáng và dịu dàng và miền Tây Nam bộ huyên náo và bão tố” [24].
Đặc biệt có ý kiến cho rằng, không thể có một chiếc thuyền thực hiện toàn bộ hành
trình từ La Mã sang Ấn Độ và quay trở lại trong một năm và nếu điều kiện không có
lợi có thể mất đến 2 năm.
Bên cạnh đường biển, thì đường bộ đóng một vai trò rất lớn trong quá trình giao
lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông đặc biệt là con đường tơ lụa trên bộ 14. Một
số tuyến đường tiêu biểu như: Từ Tây An (Trung Quốc) đến Đôn Hoàng rồi qua bồn
địa Tarim đến Kashgar (Tân Cương) tại đây hàng hoá có thể vận chuyển theo hai
tuyến đường. Đầu tiên, khi đến Bukhara mạng lưới thương mại cổ đại theo sông Oxus
khi nó nằm giữa Sogdia và Bactria các tuyến đường thương mại này dẫn về phía bắc
vào khu vực Caspi, nơi hàng hóa phương Đông có thể được đưa qua Dãy núi Caucasus.
Hàng hóa được vận chuyển dọc theo các thung lũng sông và qua các đèo dốc để đến
các lãnh thổ La Mã trên bờ Biển Đen rồi vận chuyển đến La Mã [36, tr.90]. Ngoài ra,
từ Kashgar các đoàn lữ hành chuyển hàng hóa qua đồng bằng sa mạc của Iran, dọc
theo đường bộ các tuyến đường thương mại đi trực tiếp qua lãnh thổ Parthia đến các
thành phố như Tyre, Antioch, Damascus đến La Mã. Đặc biệt, hàng hoá Ấn Độ cũng

14
Con đường tơ lụa bắt nguồn từ việc buôn bán tơ lụa sinh lợi được thực hiện dọc theo chiều dài của nó bắt đầu
từ thời nhà Hán ở Trung Quốc (207 TCN – 220 CN). Vào khoảng năm 114 trước Công nguyên, nhà Hán đã mở
rộng các khu vực Trung Á của các tuyến đường thương mại Con đường Tơ lụa.Con đường tơ lụa to lớn bắt đầu
từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, Trường An (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn
Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận toàn
châu Âu.

66
tham gia tích cực vào con đường này. Tuy nhiên, sự thù địch giữa Rome và Parthia
không khuyến khích các thương nhân La Mã sử dụng tuyến đường này.
Đặc biệt, trên các con đường giao lưu văn hoá, các thương nhân luôn chịu hậu
quả nặng nề từ tai nạn, cướp biển hoành hành. Trong hành trình vượt Ấn Độ Dương
đến Ấn Độ những thương nhân đến từ La Mã đã nhiều lần gặp cướp biển, có khi phải
bỏ cả mạng cùng toàn bộ hàng hóa trên thuyền. “Những người buôn bán khi đi qua
những tuyến đường này có lý do để sợ hãi vì những tên cướp lưu động sẽ nằm chờ sẵn.
để phục kích họ và lấy hàng hóa có giá trị của họ” [36, tr.27]. Chính vì thế, trong thủy
thủ đoàn của những con tàu này luôn có một đội vũ trang. Nó là cần thiết để trang bị
cho con tàu, để bảo vệ nó trước những kẻ man rợ của Biển Đỏ sống ở bờ biển phía
đông. Chúng luôn nằm trong sự chờ đợi để tấn công và cướp bóc các con tàu trên biển
cả [36, tr.40]. Bên cạnh đó trên hành trình, các con tàu La Mã sẽ băng qua vương quốc
Saka nơi chịu sự tác động của những vùng biển có những dòng xoáy nước dữ dội. Sự
tấn công đột ngột của thủy triều hoặc dòng chảy ngược dòng trên biển, đã khiến những
con tàu bị mắc cạn, bị lật và Periplus đã cảnh báo rằng: “Ngay cả những người thủy
quân lục chiến có tay nghề cao cũng phải vật lộn để điều khiển tàu của họ trong
những điều kiện nguy hiểm này. Periplus cảnh báo rằng, nếu các con tàu không thể ổn
định, chúng sẽ bị kéo xuống theo mặt phẳng xuống và sẽ nghiêng về phía chúng” [36,
tr.46]. Xác những con tàu đắm cũng đã được tìm thấy ở Ấn Độ Dương, chẳng hạn như
năm 2014, ngoài khơi bờ biển Sri Lanka các nhà khảo cổ đã lên kế hoạch cho một
chuyến thám hiểm để khai quật xác tàu Godavaya, theo các nhà nghiên cứu đây chính
là manh mối về giao thương giữa La Mã và Châu Á trong thời cổ đại.
“Hầu hết các vật thể được tìm thấy xung quanh con tàu bị chìm cho đến nay
trông giống như hàng hóa địa phương, nhiều trong số đó dạng thô. Có thêm những
viên đá mài hình Phật giáo, thỏi sắt và đồng (hoặc những gì còn lại của chúng sau khi
bị ăn mòn), và các thỏi thủy tinh màu xanh lam - xanh lục và đen có nguồn gốc dọc
theo bờ biển Tamil của miền nam Ấn Độ và có lẽ đã được nấu chảy để tạo ra các
mạch hoặc hạt.” [47].
Tuy nhiên, khó khăn không chỉ dừng lại ở con đường thương mại trên biển mà
trên đất liền để vận chuyển các thương nhân cũng đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Chẳng hạn, để đến được Ấn Độ các thương nhân phải băng qua những sa mạc và
những dãy núi cao hiểm trở hay cồn cát trắng nóng, hoang vắng trong sa mạc, bão cát,

67
núi cấm, gió tàn bạo, rắn độc và thú dữ là những gì đoàn vận chuyển phải đối mặt. Địa
hình, thời tiết và nhiều rủi ro khác đã thực sự dẫn đến chi phí vận chuyển cao hơn. Ví
dụ như Sa mạc Gobi, sa mạc lớn nhất ở châu Á, trải dài qua Trung Quốc và Mông Cổ
ngày nay. Giống như các sa mạc khác, sa mạc Gobi khô cằn, do đó thách thức lớn nhất
mà những người chọn đi ngang qua nó phải đối mặt là kiếm đủ nước cho bản thân
cũng như cho lạc đà của họ.
Không chỉ đối mặt với sự nguy hiểm của sa mạc, các thương nhân còn phải đối
mặt với cuộc chiến của các bộ lạc hiếu chiến, trong cuộc chiến đó hành trình lênh đênh
trên sa mạc có thể phải kéo dài hơn và nguy cơ bị kéo vào cuộc chiến, bị cướp bóc và
nguy hiểm đến tính mạng sẽ cao hơn. Hơn nữa, bọn cướp là mối đe dọa phổ biến dọc
theo con đường tơ lụa. Những tên cướp biết được rằng, không chỉ có lụa được đi qua
những con đường đó, mà còn có vàng, đá quý, thủy tinh và các vật liệu khác.
Nhìn chung, trong quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông,
đường biển lẫn đường bộ đều đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên đường biển là lộ trình
diễn ra thường xuyên nhất, nó cho phép vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn, rút
ngắn thời gian vận chuyển, dễ dàng tiếp cận với những vùng đất xa xôi, là con đường
nhộn nhịp không chỉ thời cổ đại mà đến tận ngày nay đây vẫn là lộ trình chính trong
việc kết nối các khu vực, nền văn hoá với nhau.
3.1.1.2. Về phương thức, trạng thái giao lưu
Về phương thức, quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông diễn
ra bằng nhiều phương thức khác nhau như con đường thương mại, chiến tranh, di dân,
du hành thám hiểm.
Thứ nhất về con đường thương mại, ngay từ rất sớm, cư dân phương Đông cổ
đại đã sớm có những hoạt động thương mại, hướng cuộc sống của mình ra biển, ban
đầu chỉ là những cuộc giao lưu buôn bán giữa các khu vực lân cận với nhau, dần dần
hoạt động ấy được mở rộng và vươn xa khắp thế giới bên ngoài. Chẳng hạn như ở Ấn
Độ, từ rất sớm hoạt động thương mại ở đây đã phát triển, người ta đã tìm thấy các loại
tàu lớn nhỏ tại các kênh đào lớn và bến cảng gần bờ biển Ả Rập. Mặc khác, dựa vào
những bằng chứng lịch sử để lại các nhà sử học đã nhận định mạng lưới thương mại
của Ấn Độ bao phủ bờ biển của Iran, Bắc và Trung Ấn và vùng Lưỡng Hà [11, tr.107].
Còn đối với Trung Quốc, một quốc gia được nhận định là hoạt động thương mại
rất phát triển kể cả trên bộ lẫn trên biển. Đặc biệt, có bộ phận dân du mục, để thích

68
nghi với lối sống của mình, cư dân chủ yếu sống bằng nghề trao đổi buôn bán với các
đoàn thương nhân đến từ các quốc gia lân cận chẳng hạn như người Parthia. Chính vì
vậy, con đường “thảo nguyên” là một trong những kênh quan trọng thúc đẩy hoạt động
thương mại ở Trung Quốc phát triển mạnh. Mặc khác, vì phần lớn cư dân sống bên các
dòng sông lớn như Hoàng Hà và Trường Giang nên họ có điều kiện thuận lợi để phát
triển các hoạt động giao thương, đặc biệt họ đều là những thương nhân lành nghề, linh
hoạt.
Bên cạnh Ấn Độ và Trung Quốc thì Đông Nam Á cũng là khu vực có hoạt động
thương mại phát triển từ rất sớm. Do vị trí địa lý thuận lợi của mình, việc đi lại bằng
thuyền đã có từ thời xa xưa. Theo thư tịch cổ Trung Hoa để lại “Một số thuyền không
may bị đắm được các nhà khảo cổ học dưới nước phát hiện và nghiên cứu trong đó có
hai thuyền ở Pahang (Malaysia) và Agusan (Philippin) có niên đại khoảng thế kỷ III-
V” [8, tr.155]. Không những vậy, đây là khu vực được nhà nghiên cứu xem là một bộ
phận của mậu dịch thế giới, nối liền hai bộ phận văn hoá Đông và Tây. Là khu vực
được những thương nhân đương thời nhìn nhận là “Một vùng đất thần bí, nơi sản xuất
hương liệu, gia vị và những vật phẩm kỳ lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con
người đi biển thành thạo và can đảm”[8, tr.151].
Ở chiều ngược lại, La Mã là một bán đảo lớn, lại có đường biển dài hàng nghìn
km, có nhiều cảng, vịnh phù hợp cho các loại hình mậu dịch hàng hải. Người La Mã
được xem là những thương nhân vĩ đại, chính họ đã thiết lập một mạng lưới thương
mại quốc tế làm thay đổi thế giới. Như tác giả Mark Cartwright đã nhận định rằng
“Khu vực, liên khu vực và quốc tế thương mại là một tính năng phổ biến của La
Mã thế giới”[31]. Vào giai đoạn sau, thương mại Đông - Tây được xúc tiến mạnh mẽ
nhờ sự xuất hiện của con đường tơ lụa trên đất liền và biển. Đây là con đường dài nhất,
lâu đời và nổi tiếng nhất trong lịch sử loài người, nó nối liền Trung Hoa với vùng đất
kỳ bí ở Tây Á, mở đường cho quá trình giao lưu trao đổi hàng hoá đến tận những nơi
xa xôi.
Cùng với con đường tơ lụa, các quốc gia ở phương Đông còn ảnh hưởng rất
nhiều bởi con đường giao lưu khác, trong đó phải kể đến con đường cá mắm, có nhiều
giả thuyết cho thấy rằng nước mắm được vận chuyển từ Địa Trung Hải đến tận Viễn
Đông, như ở Việt Nam đã tìm thấy một số bình đựng mắm Amphora - một loài bình
dùng để vận chuyển hàng hóa đặc trưng ở Địa Trung Hải. Có thể hình dung, trên con

69
đường cá mắm, cuộc hành trình về phương Đông còn có nhiều hàng hóa và các giá trị
tôn giáo văn hóa kèm theo “Các mặt hàng trao đổi từ các con thuyền có mũi nhọn,
đáy có sống này là gia vị (hồ tiêu, quế…), tơ lụa, vàng, ngọc trai, đá quý, san hô, thủy
tinh... Và dĩ nhiên trên đó có các tăng lữ, tu sĩ của các tôn giáo” [15].
Thứ hai bên cạnh vai trò to lớn của con đường thương mại, ta cũng không thể
phủ nhận vai trò của các con đường khác như chiến tranh, tôn giáo, di dân hay du hành
thám hiểm. Mặc dù, quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông có xuất
phát từ động cơ quân sự, tuy nhiên phương thức chiến tranh không phải là con đường
được sử dụng trong quá trình giao lưu này. Còn trong các hành trình giao lưu trao đổi
văn hóa, tôn giáo luôn là ngọn cờ đi đầu. Trên những tuyến đường thương mại, hoạt
động của những nhà truyền giáo luôn đóng vai trò đặc biệt, nhất là có một bộ phận lớn
thương nhân cũng chính là những nhà truyền đạo. Chẳng hạn, trong hành trình đi sứ
của các sứ giả Ấn Độ, theo lịch sử ghi lại có một số Phật tử đồng hành, họ sang La Mã
truyền bá đạo Phật và mong muốn xây dựng nơi tu hành ở đế quốc La Mã. Hay ngược
lại, một đoàn những giáo sĩ truyền giáo từ La Mã, trên hành trình lênh đênh trên biển
họ đã đến Ấn Độ, Trung Quốc hay tận Đông Nam Á để truyền bá giáo lý của đạo Cơ
Đốc.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng vào năm 166 CN, lính Lê Dương La Mã có thể
đã đến miền Tây Trung Quốc và họ sống tại một làng nhỏ ở tỉnh Cam Túc miền Đông
Trung Quốc gọi là làng Li Chen15. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những tộc người
mắt xanh, da trắng tóc vàng trong những người dân của làng. Đó là những đặc trưng
của chủng “da trắng” rõ ràng không phải của người bản địa. Tuy nhiên, sự kiện này
vẫn còn vấp phải sự tranh cãi. Hay tại Ấn Độ, có một bộ phận lính đánh thuê từ La Mã
sang để làm nhiệm vụ bảo vệ nhà vua, họ sinh sống và kết hôn với người bản địa, cải
đạo và sinh sống lâu dài tại Ấn Độ.
Tóm lại, mỗi con đường đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao lưu
văn hóa:“những con đường này có vai trò là hệ thần kinh trung ương của thế giới, kết
nối những dân tộc và địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới lớp da, mắt thường không
nhìn thấy được. Giống như môn giải phẫu học giải thích cơ thể vận hành ra sao, hiểu
được những kết nối này cho phép chúng ta hiểu được thế giới vận hành ra sao”[4,

15 Li- chen không chỉ là một tên nước ngoài mà mang phiên âm của Thành phố Alexandria của Ai Cập là một từ
mà người Trung Quốc sử dụng cho tên gọi cổ xưa nhất của đế chế La Mã, nhất là vào năm 166 sau Công nguyên
khi thương nhân tuyên bố kết nối ngoại giao với Marcus Aurelius đã đến Triều đình Hán.

70
tr.18]. Trong đó, con đường thương mại đóng vai trò quan trọng nhất, từ khi con
đường thương mại được hình thành, thương mại phương Đông được nối liền đến các
nước phương Tây, góp phần thúc đẩy văn hóa Đông và Tây được xích lại gần nhau
hơn. Vì sự hiểu biết về nhau còn hạn chế, lại cách xa nhau về không gian địa lý nên
giao lưu văn hóa giữa khu vực này chủ yếu dựa vào con đường thương mại là chính.
Cả La Mã và phương Đông đều lấy thương mại làm phương thức chủ đạo để tiến hành
giao lưu, là sợi dây gắn kết hai khu vực với nhau.
Trên cơ sở nghiên cứu các phương thức của quá trình giao lưu văn hoá giữa La
Mã và phương Đông trên đây. Chúng tôi rút ra một số nhận xét, đánh giá về trạng thái
giao lưu như sau:
Thứ nhất quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông là mối quan
hệ giao lưu dựa trên trạng thái hoà bình tự nguyện, tiếp biến, dung hòa nhưng không
đồng hóa. Thời gian đầu quá trình giao lưu văn hóa chủ yếu là thông qua con đường
trung gian, từ Ai Cập hàng hoá được vận chuyển sang Ấn Độ rồi từ Ấn Độ lại trung
chuyển sang các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Về sau, do nhu cầu liên minh về
mặt quân sự hay nhu cầu thám hiểm một số thương nhân, phái viên ngoại giao của La
Mã đã tìm ra những còn đường khả thi đến phương Đông, từ đó hoạt động giao lưu
buôn bán ngày được xúc tiến đẩy mạnh. Bên cạnh đó, đi kèm theo là những giá trị văn
hóa của La Mã cũng được lưu truyền sang phương Đông và ngược lại. Xuyên suốt quá
trình giao lưu này, cả La Mã và phương Đông đều chủ động tiếp nhận và biến đổi
những giá trị văn hoá ngoại lai, họ coi đó là động lực để đưa nền văn hoá bản địa phát
triển lên tầm cao mới. Chính vì lẽ đó ta thấy rằng quá trình giao lưu văn hoá ở giai
đoạn này đều là tự nguyện, chủ động tiếp nhận, kế thừa chứ không phải là ép buộc hay
đồng hoá.
Thứ hai giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông, xuất phát từ động cơ
văn hóa đan xen chính trị trong đó động cơ văn hóa giữ vai trò chủ đạo. Đầu tiên, như
chúng ta đã biết trong quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và Ấn Độ, Trung Quốc
ban đầu có xuất phát từ động cơ chính trị. Chẳng hạn, một vị tướng La Mã Pompeii
tìm những con đường khả thi đến Ấn Độ với mong muốn tương lai sẽ giống như
Alexander Đại đế tiến vào Ấn Độ, ở chiều ngược lại, tại miền Bắc Ấn Độ vương triều
Saka đã cử đại sứ đến La Mã để mong muốn thiết lập liên minh chính trị chống lại
người Parthia. Hay vì nhu cầu tạo ra một liên minh quân sự hùng mạnh với đế chế Hán

71
ở phương Đông, đế chế La Mã đã cử đặc phái viên của mình tìm đường đến Trung
Quốc, vì đối với họ Trung Quốc được biết đến với sức mạnh quân sự hùng mạnh với
những chiếc nỏ cho phép chiến thắng mọi thế lực kể cả đội quân Hung Nô trên thảo
nguyên hùng mạnh. Tuy nhiên, trong cái nhìn tổng quát thì trong mối quan hệ giao lưu
giữa La Mã và phương Đông thì động cơ văn hóa luôn giữ vai trò chủ đạo. Bởi vì
trước khi có những mối liên hệ trực tiếp, thì những sản phẩm phương Đông luôn là
điểm hấp dẫn các thuyền buôn phương Tây, những đề nghị về mặt chính trị được đưa
ra song hầu hết đều không có kết quả, cũng không có một liên minh quân sự nào được
thành lập, mà sau đó chỉ còn lại những hoạt động buôn bán hay giao lưu trao đổi văn
hoá. Những nỗ lực tiếp xúc của hai bên đều xuất phát từ sự tò mò, nhu cầu trao đổi
buôn bán. Sự mong muốn nhận thức rõ hơn về vương quốc ở phía Tây của biển nó
hùng mạnh như thế nào, những giá trị văn hóa có thực sự xuất phát từ đế quốc này hay
không hay những lời truyền tụng về một đế chế hùng mạnh chỉ là hư ảo. Hay là sự
mong muốn biết được những thước lụa tuyệt hảo kia làm từ nguyên vật liệu gì, làm
bằng cách nào, con người của xứ “lụa” ra sao, những vị vua được mệnh danh là
“Thiên tử” phải chăng chỉ là lời đồn. Họ tò mò “bán đảo vàng” “quần đảo hương liệu”
trong truyền thuyết là như thế nào? Cái gọi địa điểm Cattigara mà Ptolemy mô tả là
nằm ở đâu. Tóm lại, dẫu xuất phát từ động cơ nào thì những hoạt động này cũng đã tạo
ra ảnh hưởng đáng kể thúc đẩy hai dòng văn hóa gặp gỡ và giao hòa vào nhau.
Thứ ba mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông diễn ra vừa
trực tiếp vừa gián tiếp. Như chúng ta biết, trong tiến trình phát triển của lịch sử loài
người quá trình giao lưu Đông Tây diễn ra rất sớm, trước khi có sự giao lưu tiếp xúc
trực tiếp giữa La Mã và phương Đông, giai đoạn đầu thường thông qua trung gian để
trao đổi buôn bán. Chẳng hạn như, ban đầu chưa có một tuyến đường khả thi đến Ấn
Độ, La Mã đã thông qua Ai Cập để vận chuyển hàng hóa đến Ấn Độ và ngược lại, vì
vậy lúc bấy giờ Ai Cập đóng vai trò như khu vực trung gian truyền tải văn hóa Đông -
Tây, là sự “kết nối trung gian” mở ra con đường liên kết thương mại giữa La Mã và
Ấn Độ. Khoảng thế kỷ I CN, những con đường khả thi đến Ấn Độ được tìm thấy, Ai
Cập vẫn là một trong những tuyến đường quan trọng đó. Từ đây thông qua gió mùa,
những thương nhân La Mã đã vươn buồm đến Ấn Độ mở đầu cho thời kỳ giao lưu trực
tiếp giữa hai vùng văn hoá này. Họ trực tiếp thiết lập mối quan hệ chính trị, thương

72
mại lẫn văn hóa, chính vì thế mối quan hệ giao lưu giữa La Mã và Ấn Độ diễn ra khá
suôn sẻ và phát triển.
Tuy vậy, sự hiểu biết về các vùng đất xa hơn Ấn Độ vẫn còn mơ hồ, người La
Mã đã có nhận thức về nền văn hóa Hán rộng lớn hay vùng đất được mệnh danh là
“Ấn Độ bên kia sông Hằng” nhưng nỗ lực liên hệ trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Đối
với Trung Quốc, những nỗ lực liên hệ trực tiếp với La Mã luôn được xúc tiến đẩy
mạnh nhưng khoảng cách lớn về mặt địa lý hay sự cản trở của đế chế Parthia đã làm
nỗ lực đó khó khăn hơn bao giờ hết. Nên ban đầu, hàng hóa Trung Quốc lẫn Đông
Nam Á đều thông qua Ấn Độ làm trung gian để vận chuyển đến La Mã. “Người Ấn Độ
buôn bán với các nước ở phía đông, và họ chia sẻ kiến thức của mình với người Hy
Lạp và La Mã người La Mã đã nhận thức được sự tồn tại của nền văn minh ở Đông
Nam Á” [28]. Cho đến khi La Mã tìm thấy Sri Lanka, từ đó đi xa hơn thông qua vịnh
Thái Lan đến các nước Đông Nam Á, mối liên hệ trực tiếp mới diễn ra. Từ Đông Nam
Á, các thương nhân La Mã lại đi dọc theo bờ biển Việt Nam đến với Trung Quốc, nỗ
lực giao lưu trực tiếp giữa các khu vực đã có kết quả nhất định. Và mối quan hệ giao
lưu giữa La Mã đối với các quốc gia phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông
Nam Á đều diễn ra trực tiếp.
Tóm lại, ta thấy rằng dù là trực tiếp hay thông qua trung gian mối quan hệ giao
lưu văn hóa giữa các nước vẫn diễn ra và phát triển mạnh và mỗi quốc gia đều là “trạm
trung gian” trên con đường giao lưu văn hóa của nhân loại. Tuy nhiên, thông qua quá
trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông đã chứng minh được nỗ lực liên
hệ trực tiếp giữa các khu vực, họ muốn trực tiếp tìm tòi, khám phá chứ không phải là
thông qua lời đồn, câu chuyện truyền thuyết hay truyền miệng. Chính vì thế giao lưu
văn hóa luôn là động lực to lớn cho sự phát triển của xã hội loài người.
3.1.2. Về quy mô, mức độ giao lưu
Thứ nhất giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông diễn ra trên quy mô
rộng lớn, sâu sắc, len lỏi và thẩm thấu vào mọi lĩnh vực văn hóa của đời sống con
người. Đầu tiên, không gian giao lưu văn hóa của La Mã chỉ dừng lại ở khu vực Địa
Trung Hải, sau khi chiếm Ai Cập tầm nhìn về phương Đông được mở rộng, không
gian giao lưu mở rộng đến khu vực Nam Á (Ấn Độ) rồi từ đó tiếp cận đến vùng đất xa
xôi như Đông Nam Á rồi đến Đông Bắc Á (Trung Quốc). Tuy nhiên, trong suốt tiến
trình giao lưu văn hoá ấy, mối quan hệ giữa La Mã và khu vực Nam Á tiêu biểu là Ấn

73
Độ khá rõ nét. Bởi vì, từng bị chinh phục bởi Alexander Đại đế nên tầm nhìn và sự
hiểu biết của Ấn Độ về thế giới phương Tây đã được gợi mở, mặc khác khi La Mã
chinh phục Hy Lạp, họ đã nghe nói về vùng đất giàu có, trù phú gia vị và hương liệu ở
Nam Á. Cùng với khoảng cách địa lý thuận lợi, cũng không chịu sự ngăn cản của một
lực lượng trung gian như đế chế Parthia, các thương nhân La Mã lẫn Ấn Độ dễ dàng
tiếp cận với nhau hơn. Lúc bấy giờ, Ấn Độ còn đóng vai trò trung gian nối liền phương
Đông với các khu vực xa hơn như Đông Bắc Á hay Đông Nam Á.
Thứ hai giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông diễn ra khá toàn diện
trên tất cả lĩnh vực từ ngôn ngữ, văn học đến phong tục tập quán, nghệ thuật, khoa học
- kỹ thuật hay tôn giáo, tín ngưỡng đều có sự giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên,
trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, hoá học, y học hay triết học chưa có
biểu hiện cụ thể. Từ thời cổ đại, văn hoá của cả Đông và Tây đều có những đặc trưng
riêng biệt, song thông qua quá trình giao lưu, cả La Mã và phương Đông đều tiếp nhận
và biến đổi những thành tựu văn hoá đó, từ thuần túy địa phương đã dần hoàn thiện và
nâng đến độ hoàn hảo hơn. Chẳng hạn như, lối sống phong tục tập quán của cả Đông
và Tây đều chuyển biến theo hướng tích cực, mới mẻ, phong phú hơn. Từ những giá
trị cốt lõi mang đậm tính truyền thống nay họ lại tiếp nhận thêm một làn sóng văn hóa
mới, đa dạng và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, người ta nói rằng nếu như kiến trúc là biểu
hiện nghệ thuật vĩ đại nhất của con người, hội họa là loại nghệ thuật sống động thì điêu
khắc được coi là hình thức nghệ thuật cao nhất. Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa
La Mã và phương Đông, các phong cách nghệ thuật được học hỏi, tiếp biến phù hợp
với văn hóa bản địa. Theo thời gian, các phong cách nghệ thuật được định hình mang
như một nét chấm phá với những màu sắc riêng biệt, thông qua trao đổi của cải vật
chất và ý tưởng góp phần tạo nên sự đa dạng và hài hoà giữa các nền văn hoá.
Thứ ba tuy góp phần làm phong phú, mới mẻ thêm văn hoá vật chất lẫn tinh
thần cho cả hai bên, nhưng quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông
còn thấm đẫm để lại hậu quả sâu sắc về sau. Phải kể đến là sự xâm nhập của dịch bệnh
thông qua quá trình giao lưu văn hoá. Có thể nói rằng, cuộc khủng hoảng làm khuynh
đảo Đế chế La Mã và vào thế kỷ II CN, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy thế của đế
chế, không phải do kẻ thù của con người gây ra, mà là do một loại vi rút cực nhỏ gây
chết người. Và người ta cũng nói rằng, chính đại dịch Antonine đã khởi đầu cho sự kết
thúc của đế chế La Mã. Đại dịch bí ẩn này được cho là bắt đầu ở Trung Quốc, sau đó

74
thông qua con đường tơ lụa nó đã lan ra khắp khu vực Á- Âu. Khi đại dịch lây lan đến
Viễn Đông vào năm 161 CN, nó bắt đầu gây ra thương vong khủng khiếp cho dân số
của Đế chế Hán. Trên các mặt trận quân sự, lực lượng Trung Quốc mất từ 30 đến 40%
quân số do binh lính bị giết hoặc suy nhược do đợt bùng phát dịch bệnh chết người đầu
tiên của loại dịch bệnh này [36, tr.173]. Đại dịch đã mang lại sự tàn phá tương tự cho
các biên giới của La Mã và gây ra thương vong lớn hơn cho các quân đoàn. Những
người lính đã lây bệnh từ đồng đội trở về từ phương Đông và dẫn đến cái chết hàng
loạt trong quân đội, trong bối cảnh đế chế đang bị những thế lực bên ngoài đang nhòm
ngó. Có những ghi chép rất kinh hoàng về dịch bệnh khi đó "các thi thể do không có
người mai táng ở trên đường nứt ra thối rữa, phần bụng trương lên, từ trong cái
miệng há to ào ào phun ra từng trận từng trận nước mủ, con mắt toàn màu đỏ, tay giơ
hướng lên cao. Thi thể chồng chất thi thể, ở trong ngõ hẻm, trên đường phố, hành lang
của đình viện cho đến trong giáo đường đều thối rữa” [14]. Đại dịch này đã làm cho
mạng lưới thương mại thời cổ đại bị gián đoạn mối quan hệ giao thương buôn bán giữa
La Mã và các nước phương Đông cũng bị hạn chế, mất một thời gian dài hoạt động
giao thương trao đổi giữa Đông và Tây mới được kết nối trở lại.
3.2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã với phương Đông cổ đại
3.2.1. Đối với lịch sử thế giới
Thứ nhất, là giúp phát triển và kết nối các lộ trình thương mại thế giới. Ngay từ
thế kỷ II TCN, các tuyến đường thương mại đã được khám phá và trải dài từ Trung
Quốc đến La Mã. Đó là một mạng lưới đường bộ ở Âu-Á nối Đông và Nam Á với thế
giới Địa Trung Hải, trải dài từ Changan của Trung Quốc qua sa mạc Taklamakan, qua
dãy núi Pamir, qua đồng cỏ ở Trung Á, đến Ba Tư và sau đó đến Địa Trung Hải, với
các nhánh ở phía bắc thảo nguyên Á-Âu và Ấn Độ [48]. Nó liên kết một số nền văn
minh vĩ đại nhất của các đế chế cổ đại như Ấn Độ, Trung Quốc, La Mã và Ba Tư. Con
đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được mở rộng, khám phá giúp rút ngắn thời gian
lênh đênh trên biển hay là đi vào những vùng biển nguy hiểm. Chúng ta phải nhận
định rằng, con đường tơ lụa cổ đại là một trong những chủ trương vĩ đại nhất của lịch
sử nhân loại. Thông qua mạng lưới thương mại này và những phát minh vĩ đại nhất
của Trung Quốc như giấy, in ấn, thuốc súng, la bàn, .v.v. được vận chuyển đến phương
Tây và thay đổi bình diện thế giới vào giai đoạn sau, cũng như tạo động lực to lớn cho
công cuộc thám hiểm khai phá vùng đất mới sau này.

75
Có thể nhận định rằng, mạng lưới thương mại quốc tế được từng bước hoàn
chỉnh thông qua quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông, mạng lưới
thương mại này không chỉ dừng lại ở buôn bán tơ lụa mà nó được xem là một mô hình
của sự trao đổi về bản sắc kinh tế, chiến lược và văn hoá. Khi mạng lưới thương mại
phát triển, thì những sản phẩm văn hoá được xuất khẩu được đẩy mạnh với số lượng
lớn, tạo ra một môi trường cạnh tranh phức tạp và mạng lưới thương mại bền vững kéo
dài.
Thứ hai là góp phần kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá cổ đại. Người La
Mã cổ đại đã chinh phục nhiều lãnh thổ và tiếp nhận nhiều nền văn hoá, đặc biệt là
những thành tựu văn hoá văn minh Hy Lạp nên còn được gọi là thế giới Greco - La Mã.
Chính vì lẽ đó, trong hành trình khám phá, những giá trị văn hoá kế thừa từ văn minh
Hy Lạp thông qua La Mã được lan truyền mạnh mẽ sang các quốc gia ở phương Đông.
Đồng thời là cơ sở cho người Ả Rập thu nhặt, sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn minh Hy
- La cổ đại, là tiền đề quan trọng tạo nên sự “phục hưng” nền văn minh Hy - La ở châu
Âu vào thế kỉ XV.
Trong quá trình phát triển của mình, cả La Mã và phương Đông cổ đại đã cống
hiến rất nhiều cho việc thiết lập luật pháp, nghệ thuật, văn học, công nghệ, kiến trúc,
tôn giáo và ngôn ngữ trong xã hội Đông - Tây. Nhờ sự kế thừa có chọn lọc những
thành tựu văn hóa vượt bậc, con người sẽ có điều kiện phát triển lên một tầm cao mới
hơn. Những phát minh mới, niềm tin tôn giáo, phong cách nghệ thuật hay ngôn ngữ,
phong tục tập quán được kế thừa và truyền đi từ nền văn hoá này sang nền văn hoá
khác, sự tương tác đó góp phần làm phong phú nền văn hoá cổ đại chứ không phá huỷ
sự đa dạng của văn hoá. Nhờ giao lưu văn hóa, một không gian văn hóa được kiến tạo,
con người trở thành thực thể giao lưu văn hóa. Trong dòng chảy văn hóa độc đáo đó
những giá trị văn hóa cổ đại được lưu truyền, giữ gìn cẩn thận là tiền đề để giai đoạn
sau kế thừa phát triển lên tầm cao mới hơn.
3.2.2. Đối với giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây
Quá trình giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông, từ thế kỷ I TCN đến
thế kỷ V CN là giai đoạn bản lề quan trọng kết nối hai phần của thế giới, với quá trình
tiếp xúc và các biểu hiện trên nhiều phương diện. Đầu tiên, đây chính là giai đoạn kế
thừa, mở rộng giao lưu văn hoá Đông - Tây ở thời kỳ trước. Trước thế kỷ I TCN, khi
mà nhận thức của con người chủ yếu ở ngã ba đường Á- Phi- Âu, thì hành trình chinh

76
phạt của Alexander Đại đế đã mở rộng không gian giao lưu văn hoá sang phương
Đông, tuy nhiên chỉ dừng lại ở Ấn Độ. Về sau, được đế chế La Mã kế thừa, kéo dài,
tiếp tục phát triển. Không gian văn hoá lúc trước chỉ dừng lại ở khu vực Nam Á nay
được mở rộng đến tận tiểu vùng địa lý khu vực phía đông châu Á như Đông Bắc Á
(Trung Quốc) và Đông Nam Á. Có thể nhận định rằng, trong giai đoạn này, giao lưu
văn hoá Đông - Tây được thúc đẩy chưa từng có, Đông và Tây được gắn bó mật thiết
với nhau hơn.
Bên cạnh tính kế thừa, giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông còn đặt
nền tảng thúc đẩy giao lưu văn hoá ở thời kỳ sau. Việc mở rộng các hoạt động thương
mại xuyên lục địa, những người Ả Rập đã có cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa ở cả
Đông và Tây, rồi sáng tạo nó thành nền văn minh mang đặc trưng riêng biệt, tiếp tục
mang theo nền văn hóa Ả Rập truyền ra thế giới thông qua con đường hoạt động của
các nhà truyền giáo, thương nhân và cả quân đội người Ả Rập. Con đường giao lưu
trên biển lẫn trên bộ ngày càng hoạt động sầm uất và phát triển vào giai đoạn sau này.
Mặc khác, giao lưu văn hoá giữa La Mã và phương Đông, còn tạo điều kiện cho
sự hội tụ và giao lưu giữa các nền văn hoá “khép kín” với các nền văn hoá phát triển ở
khu vực. Các thành thị, chợ quốc tế được thiết lập, chúng trở thành trung tâm văn hoá
và nghệ thuật là nơi mà các dân tộc thuộc các nền văn hoá và dân tộc khác nhau có thể
gặp gỡ và giao lưu với nhau. Trên con đường giao lưu đó, những ngôi làng thì biến
thành thị trấn và thị trấn thì lại thành thành phố “thị trấn tràn ngập những thương
nhân giàu có, khi những đám đông lớn tụ tập về dự một hội chợ buôn bán mọi thứ
được chuyển đến từ Ấn độ và Trung Quốc…” [4, tr.57]. Tất cả mọi nền văn hoá đều
hoà vào dòng chảy của văn hoá Đông - Tây, góp phần mang lại sự thống nhất giữa
phương Đông và phương Tây trong quá trình cùng nhau đóng góp vào sự tiến bộ và
phát triển thịnh vượng của văn minh loài người.
Từ quá trình giao lưu văn hóa này, giữa Đông và Tây đã thay đổi nhận thức về
nhau, họ tăng cường hiểu biết, học hỏi về nhau hơn. Ban đầu, dưới con mắt của
phương Tây trong “Đông phương luận” - một quan điểm trịch thượng và hết sức tiêu
cực về phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp kém hơn so với
phương Tây, và bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc [4, tr.19]. Tuy nhiên,
vùng đất hấp dẫn, giàu có và “kỳ lạ” của phương Đông lại khiến họ kinh ngạc và thay
đổi quan điểm sang một thái cực mới, là điểm hấp dẫn thu hút mãnh mẽ các học giả

77
phương Tây đến khám phá, giờ đây phương Đông dưới con mắt phương Tây đã thay
đổi hoàn toàn: “Phương Đông dù chưa đạt tới tuổi lý trí nhưng lại đầy quyến rũ với
những kỹ thuật tinh nhần và những điều kỳ diệu bí hiểm, đồng thời tiềm tàng khả năng
đem lại sự hài hòa, thanh thản và cân bằng nội tâm” [11, tr.50]. Quá trình giao lưu
văn hóa giữa La Mã và phương Đông đã diễn ra trên quy mô rộng lớn, len lỏi vào
trong từng khía cạnh của nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Một quá trình
giao lưu mạnh mẽ ở giai đoạn này là nền tảng cho quá trình xúc tiến vững chắc ở giai
đoạn sau.
3.3.3. Đối với La Mã và phương Đông
Thứ nhất quá trình giao lưu văn hoá giữa La mã và phương Đông đã góp phần
thúc đẩy sự phát triển vượt bật của các nền văn hoá bản địa, tạo nên một nền văn hoá
đa dạng và phong phú. Chưa bao giờ trong xã hội La Mã hàng hóa phương Đông lại
chiếm vai trò quan trọng như trong giai đoạn này, trong cuộc sống hằng ngày hay
trong các nghi lễ tôn giáo, gia vị và hương liệu phương Đông luôn được săn lùng và
trở nên quan trọng trong chế độ ăn uống của người La Mã. Ngoài ra, trong xã hội La
Mã, sự đông đúc tại các thành phố, mùi hôi thối của nước thải tại các bể tắm công
cộng đã được giải quyết bằng hương liệu đến từ phương Đông, trầm hương được đặt
trong những chiếc đèn lồng và những chiếc lò đốt được thiết kế đặc biệt để che đi mùi
hôi của đường phố, cải thiện bầu không khí trong các tòa nhà công cộng và gia đình.
Do tầm quan trọng của nó trong việc thờ cúng cổ điển, hương cũng được đốt với số
lượng lớn tại các đền thờ, trong các trò chơi công cộng, các buổi lễ chào đón nghi lễ và
tại các lễ kỷ niệm chiến thắng của người La Mã [36, tr.145].
Mặc khác, chưa bao giờ mà người La Mã mọi tầng lớp lại bị chi phối thu hút
mạnh mẽ bởi thứ lụa tuyệt hảo đến từ phương Đông nó trở thành trang phục mà mọi
người trong xã hội La Mã đều phải săn lùng. Phải thừa nhận rằng các mặt hàng kỳ lạ
và đắt tiền từ thương mại phương Đông đã trở thành một đặc điểm nổi bật và phổ biến
của xã hội La Mã thời thượng. Những người La Mã giàu có cũng có mong muốn lớn
về những món đồ thủ công đắt tiền được làm từ những vật liệu phương Đông kỳ lạ.
Những ngôi nhà phố và biệt thự của những người La Mã giàu có được trang bị đồ
trang trí làm từ những loại gỗ quý được tô điểm bằng vỏ rùa và ngà voi đến từ Ấn Độ.
Bên cạnh các tôn giáo nguyên thủy như Cơ Đốc giáo nay một bộ phận người La Mã đã

78
có sự tiếp thu các tôn giáo khác như Phật giáo và Bà La Môn làm đa dạng hệ thống tôn
giáo, tín ngưỡng dân tộc.
Còn ở phương Đông, sự xuất hiện của văn hóa La Mã đã góp phần làm phong
phú thêm nền văn hóa bản địa. Những sản phẩm văn hóa mới như san hô đỏ, rượu
vang, ngũ cốc, ôliu, vải amiăng hay những đồ mỹ nghệ từ thủy tinh của La Mã đã từng
bước xâm nhập vào đời sống của cư dân đem lại những trải nghiệm mới mẻ. Hay sự
xuất hiện của giáo lý Cơ Đốc giáo tại các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á
đã thu hút đông đảo người dân tin theo. Chưa bao giờ hình tượng cái chết của Đức
Phật lại được điêu khắc với một hình tượng Hy Lạp - La Mã. Chính vì sự chủ động
tiếp nhận và kế thừa có chọn lọc, mà nền văn hóa La Mã lẫn phương Đông đã phát
triển lên một tầm cao mới chứ không bị kìm hãm hay đi xuống, trên cơ sở đó có điều
kiện để truyền bá lan toả tầm ảnh hưởng của mình ra khu vực.
Thứ hai bên cạnh thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của nền văn hóa bản địa, quá
trình giao lưu văn hóa giữa La mã và phương Đông, còn thúc đẩy phát triển kinh tế
thương mại. Trong các chuyến hành trình đi về phương Đông, những thương gia khi
trở về đều trở nên giàu có, họ nhận ra rằng lợi nhuận thương mại trong các chuyến đi
của họ vượt quá doanh thu mà họ kiếm được tại chính quốc: “Trong một chuyến đi, tôi
đã kiếm được mười triệu Sester, tôi ngay lập tức mua lại tất cả tài sản của chủ cũ, xây
một ngôi nhà đầu tư vào nô lệ và vận chuyển” thương gia Trimalcho nói [36, tr.159].
Chính vì vậy, tham vọng của những thương nhân ngày càng lớn, những chuyến hành
trình đi về phía xa hơn cũng được xúc tiến. Bằng chứng chỉ ra được rằng, thương mại
phương Đông là một hiện tượng quan trọng trong nền kinh tế của La Mã, khi mà
doanh thu hải quan từ thương mại phương Đông là cực lớn.
Ở chiều ngược lại, nền kinh tế thương mại ở các nước phương Đông cũng phát
triển vượt bậc. Theo thống kê hàng nhập khẩu của Ấn Độ vào đế chế La Mã: 26.000
tấn. Giá trị nhập khẩu của Ấn Độ: 1.000 triệu (một tỷ) sester. Số tiền thu được do thuế
hải quan theo quý (tứ phân): 250 triệu trở lên sesterces [37, tr. 226]. Qua đó ta có thể
thấy, không chỉ dừng lại ở khía cạnh văn hóa sự giao lưu giữa La Mã và phương Đông
đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của ngàng thương nghiệp hàng hải, của cả Đông và
Tây từ đó mối liên hệ giữa hai khu vực này được kết nối ngày càng chặt chẽ hơn, tạo
tiền đề cho sự phát triển của kinh tế lẫn văn hóa giai đoạn sau này.

79
KẾT LUẬN
Từ xưa đến nay giao lưu văn hóa luôn là hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân
loại. Mỗi quốc gia dân tộc luôn chọn riêng cho mình những cách thức, phương thức
khác nhau để tham gia vào quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa ấy. Chính vì lẽ đó,
ngay từ thời cổ đại, các nền văn minh tiên tiến dù trực tiếp hay gián tiếp đều có sự giao
lưu tiếp xúc với nhau. Đặc biệt, ở phương Tây với sự trỗi dậy mạnh mẽ của đế chế La
Mã và sự tồn tại của các nền văn minh phát triển ở phương Đông đã kết nối hệ thống
thương mại đường dài liên kết vào con đường tơ lụa xuyên lục địa, thúc đẩy quá trình
giao lưu văn hóa giữa hai phần Đông - Tây diễn ra ngày càng mạnh mẽ
Từ những ý niệm ban đầu về những vùng đất xa xôi bí ẩn, cả La Mã và các
nước ở phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á đã nỗ lực liên kết lẫn
nhau, không chỉ ở khía cạnh thương mại mà còn biểu hiện rõ nét ở khía cạnh văn hoá.
Sự giao lưu văn hoá giữa hai vùng văn hoá đặc biệt này đã chứng minh một điều
không gì là không thể. Mỗi quốc gia dân tộc đều muốn lan truyền những thành tựu văn
minh của mình đến các khu vực văn hoá khác, mặc dù mức độ và phạm vi ảnh hưởng
khác nhau song chính từ những biểu hiện nhỏ đó, chúng đã cộng hưởng vào nhau tạo
ra một dòng chảy văn hoá mạnh mẽ. Bên cạnh làm phong phú thêm nền văn hoá bản
địa, nó còn giúp các giá trị văn hóa cổ đại được lưu truyền, giữ gìn cẩn thận và là tiền
đề để giai đoạn sau kế thừa phát triển lên tầm cao mới hơn.
Không những vậy, con người và văn hóa luôn nằm trong quy luật vận động và
biến đổi của tạo hóa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của văn hóa là
do sự giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác, giữa chúng có sự giao thoa, pha trộn
lẫn nhau theo độ khúc xạ khác nhau và làm cho văn hóa đổi mới. Bằng tinh thần không
ngừng học hỏi, tiếp thu, sáng tạo văn minh La Mã và phương Đông ngày càng phát
triển. Cả La Mã và phương Đông đều đóng vai trò to lớn trong tiến trình giao lưu văn
hoá, những chính sách, chủ trương, bảo tồn và tôn trọng các giá trị văn hóa ở các vùng
lãnh thổ, xây dựng, quy hoạch các tuyến đường giao thương đã giúp các giá trị văn hóa
phương Đông và phương Tây có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc lẫn nhau.
Như nhà nghiên cứu Sunny Y. Auyang đã nhận định rằng “phong cách cốt lõi
phía tây và phía đông có thể được tượng trưng bởi Đại bàng và Rồng”. Thật đúng vậy,
ngay từ thời cổ đại, Đại Bàng đã được người La Mã biến trở thành biểu tượng của
quyền lực và đế chế. Còn ở Phương Đông, Rồng là sinh vật thần thoại bí ẩn có sức

80
mạnh vĩ đại nó được xem là thần linh bảo hộ bốn phương, tượng trưng cho sự cao quý
và quyền lực. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, La Mã và phương Đông mỗi khu
vực đều có một phong cách riêng biệt, họ vươn lên thành đế chế bằng những con
đường, cũng như vượt ra những chướng ngại vật khác nhau. Tuy nhiên, họ đều có
chung mục đích là muốn truyền bá nền văn minh của mình ra bên ngoài. Đồng thời,
cũng muốn tiếp nhận cái hay cái đẹp từ nền văn minh khác để làm phong phú thêm
văn hóa bản địa. Chính vì lẽ đó, ngay từ thời cổ đại “Đại bàng” và “rồng” đã có sự nỗ
lực để gặp gỡ với nhau. Từ quá khứ cho đến hiện tại, giao lưu văn hóa vẫn là dòng
chảy xuyên suốt trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người
Quá trình giao lưu văn hóa giữa La Mã và phương Đông, đã tác động đến nhiều
khía cạnh của nền văn hóa từ văn học, phong tục tập quán, nghệ thuật cho đến khoa
học kỹ thuật, tôn giáo. Chính vì lẽ đó, vai trò của La Mã và phương Đông đối với giao
lưu văn hóa Đông Tây là rất lớn, vừa kế thừa tiền đề phát triển của giai đoạn trước,
vừa xúc tiến đẩy mạnh, khiến giao lưu văn hóa Đông Tây lan tỏa mãnh mẽ hơn vào
giai đoạn sau. Đồng thời, là tiền đề vững chắc để cho quá trình giao lưu văn hóa trong
tương lai giữa các dân tộc, khu vực trên thế giới. Từ đó, thẩm thấu các giá trị lịch sử
văn hóa, nhận thức rõ vai trò của giao lưu văn hóa Đông Tây và biến quá trình đó
thành nhu cầu không thể thiếu đối với sự sống còn của mỗi dân tộc trong dòng chảy
của thế giới hiện đại ngày nay.

81
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt


I. Sách, luận án, tạp chí
1. Trần Thanh Ái, (2020), “Người của đế chế La Mã đến Việt Nam”, đăng tải trên
tạp chí nghiên cứu lịch sử.
2. Crane Brinton & Jonh.B Crishtopher & Robert Lee Wolff (Nguyễn Văn Lương
dịch), (2001), Văn minh phương Tây - Lịch sử phát triển văn hoá - văn minh nhân
loại, NXB văn hoá - thông tin.
3. Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch), (2006), Lịch sử văn minh Trung Hoa, NXB
Văn hóa - Thông tin
4. Peter Frankopan (Trần Trọng Hải Minh dịch), (2019), Những con đường tơ lụa,
một lịch sử mới về thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
5. Nguyễn Thị Hương, (2015), “Giao lưu tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện văn hóa và phát triển, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1(5) 5.2015.
6. Nguyễn Hiến Lê & Thiên Giang, (1964), Lịch sử thế giới - Tập 1, NXB Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh.
7. Lương Ninh chủ biên và các tác giả khác, (2009), Lịch sử thế giới cổ đại, NXB
Giáo dục Việt Nam - Hà nội
8. Vũ Dương Ninh, (2010), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam
9. Chiêm Tế, (1977), Lịch sử thế giới cổ đại tập 1 - Các nền văn minh cổ phương
Đông, NXB Giáo dục.
10. Nhiều tác giả, (1996), Almanach Những nền văn minh thế giới, NXB Hồng Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh, tr 639-640
11. Đăng Trường, Lê Minh, (2018), Bách khoa văn hóa phương Đông, NXB Thanh
niên.
12. E. Vayrac (2011), Sử kí Thanh Hoa, NXB Lao động, Hà Nội.tr 461
II. Tài liệu Internet
13. Đăng Nguyễn, (2018), “War History Online”, https://www.24h.com.vn/tin-tuc-
quoc-te/binh-doan-la-ma-bai-tran-luu-lac-8000-km-den-tq-c415a932170.html, truy
cập 10/3/2022

82
14. Thái Hân, (2020), “Đại dịch Antonine - Khởi đầu cho sự kết thúc của Đế chế La
Mã”, https://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Dai-dich-Antonine-Khoi-dau-cho-su-ket-
thuc-cua-De-che-La-Ma-i564436/, truy cập ngày 19/4/2022.
15. Hồ Trung Tú, (2022), “Có một con đường cá mắm”, https://baoquangnam.vn/van-
hoa/co-mot-con-duong-ca-mam-125465.html, truy cập ngày19/4/2022
16. Trần Quốc Vượng, (2013), “Hà Nội - Việt Nam: 100 năm giao thoa văn hóa Đông
- Tây, Nam - Bắc ( lý luận và thực tiễn)”, https://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/ha-
noi-viet-nam-100-nam-giao-thoa-van-hoa-dong-tay-nam-bac-ly-luan-va-thuc-tien-
gs-tran-quoc-vuong/, truy cập ngày 9/12/2021
17. Eugen Weber (Lê Quỳnh Ba biên tập), (2017), “Văn minh phương Tây: Đế chế La
Mã”, https://nghiencuulichsu.com/2017/04/01/van-minh-phuong-tay-de-che-la-ma,
truy cập ngày 10/12/2022
18. “Văn minh Phương đông cổ đại”, https://multiartworld.wordpress.com/about/van-
minh-va-van-hoa/van-minh-ph%C6%B0%C6%A1ng-dong-c%E1%BB%95-
d%E1%BA%A1i/, truy cập ngày 13/1/2022
B. Tài liệu nước ngoài
I. Tài liệu sách, luận án, tạp chí
19. An Jiayao, (1991), “Glass Trade in Southeast Asia, Integral Study of the Silk
Roads: Roads of Dialogue”, Document No. 11, Bangkok -Thailand.
20. Bennett Murray, (2015), “Romans vs Khmers: They came, they saw, they traded...
or did they?” The Phrom Penh Post.
21. Bjunior, (2019), “Romans in Indonesia & Indochina”, Bjuniornewblog.
22. Donald D.Downs - Denver (2017), “A Brief History of Christianity in China”,
Colorado USA.
23. Gregory S. Chora, (2009), “Ancient Trade and Civilization”, Aurlaea.
24. Javier Girona Martinez (2012), “Sailing Routes to the East in Roman times”, MA
in Ancient History.
25. Joshua Hall, (2015), “Erythraean Sea Trade”, United States: Western Oregon
University.
26. John E. Hill, (2003), “The Xiyu juan” Chapter on the Western Regions from Hou
Hanshu.

83
27. Jan Sihar Aritonang and Karel Steenbrink, (2003), ”A History of Christianity in
Indonesia”, Brill.
28. Kasper Hanus và Emilia Smagur, (2020), Kattigara of Claudius Ptolemy and Óc
Eo: the issue of trade between the Roman Empire and Funan in the Graeco-
Roman written sources, ISBN 978-1-78969-506-9 (e-Pdf).
29. Lin Ying, (2004), Ruler of the Treasure Country : the Image of the Roman Empire
in Chinese Society from the First to the Fourth Century AD, T. 63, Fasc. 2
(AVRIL-JUIN 2004), pp. 327-339, Société d'Études Latines de Bruxelles.
30. Marco Galli, (2016), “Beyond frontiers: Ancient Rome and the Eurasian trade
networks”, Journal of Eurasian Studies
31. Mark Cartwright, (2018), “Trade in the Roman World”, World History
Encyclopedia
32. Michael Loewe, (1971), “Spices and Silk: Aspects of World Trade in the First
Seven Centuries of the Christian Era”, The Journal of the Royal Asiatic Society of
Great Britain and Ireland, Cambridge University Press
33. Museum of Art and Archaeology, (2011), “The Mediterranean Melting Pot:
Commerce and Cultural Exchange in Antiquity”, Columbiaa : University of
Missouri , Number 59
34. Paul Halsall, (1998), Chinese Accounts of Rome, Byzantium and the Middle East, c.
91 B.C.E. - 1643 C.E , East Asian History, Fordham University .
35. Qiang Li & Changchun, (2015), “Roman Coins Discovered In China And Their
Research”, Centre for Classical Studies Institute of Philosophy of the Czech
Academy of Sciences, Prague , pp 279–299
36. Raoul McLaughlin, (2010), Rome and the Distant East Trade Routes to the
Ancient Lands of Arabia, India and China, British Library Cataloguing, ISBN
9781847252357.
37. Raoul McLaughlin, (2014), The Roman Empire and Indian Ocean, First published
in Great Britain by Pen & Sword Military, ISBN 978-1-78346-381-
38. Sunny Y. Auyang, (2014) “China and Rome What “cultural genes” did the ancient
empires bequeath?” Presented at Texas Tech University

84
II. Tài liệu internet
39. Christopher Klein, (2021), “How Ancient Rome Thrived During Pax Romana,
History stories”, https://www.ushistory.org/civ/6c.asp, truy cập ngày 14/12/2021.
40. Colin Mackay, (2018), “Reach of the ancient empire, Were the Greeks or Romans
in Phuket or the Peninsula?”, https://www.thephuketnews.com/reach-of-the-
ancient-empire-were-the-greeks-or-romans-in-phuket-or-the-peninsula-68143.php,
truy cập ngày 24/10/2021.
41. Jennifer Billock, (2019), “Follow the Ancient Amber Road”,
https://www.smithsonianmag.com/travel/follow-ancient-amber-road-180970609/,
truy cập ngày 26/4/2022.
42. Miko Flohr, (2020), “Global Romans (3) – A Roman Bead from Bali”,
http://www.mikoflohr.org/blog/2020/01/21/global-romans-3-a-roman-bead-from-
bali/, truy cập ngày 3/2/2022.
43. Miko Flohr, (2020), “Global Romans (2) - Batujaya and the global connections of
Java in the first century CE”, http://www.mikoflohr.org/blog/2020/01/14/global-
romans-2-batujaya-and-the-global-connections-of-java-in-the-first-century-ce/,
truy cập vào ngày 21/10/2021,
44. Miko Flohr, (2020), “Global Romans (4) – Late Roman coins in East Java”.,
http://www.mikoflohr.org/blog/2020/01/28/global-romans-4-late-roman-coins-in-
east-java/, truy cập ngày 15/3/2022.
45. Miko Flohr, (2020) “Global Romans (6) – Fake Roman Coins from the Mekong
Delta”. http://www.mikoflohr.org/blog/2020/02/11/global-romans-6-fake-roman-
coins-from-the-mekong-delta/, truy cập ngày 3/2/2022.
46. Miko Flohr, (2020) , “Global Romans (5): The archaeology of Ptolemy’s ‘Golden
Peninsula”, http://www.mikoflohr.org/blog/2020/02/04/global-romans-5-the-
archaeology-of-ptolemys-golden-peninsula/, truy cập ngày 8/03/2022.
47. Megan Gannon, (2012), “Indian Ocean's Oldest Shipwreck Set for Excavation”,
https://www.livescience.com/42901-indian-ocean-oldest-shipwreck.html, truy cập
ngày 19/4/2023.
48. Mousumi Ghosh, (2019), “Silk Road: A Glance at Archaic Globalization”,
https://iwp.uiowa.edu/silkroutes/city/kolkata/text/silk-road-glance-archaic-
globalization, truy cập ngày 13/4/2022.

85
49. Reshmi R Dasgupta, (2017), “Trade link With Rome go back 2.000 years” , The
Economic Times https://economictimes.indiatimes.com/blogs/SilkStalkings/trade-
links-with-rome-go-back-2000-years/, truy cập ngày 20/12/2022.
50. “Ancient Rome”, https://www.history.com/topics/ancient-rome/ancient-rome, truy
cập ngày 20/12/2022.
51. “Did the Roman Empire, at any point in its history, have any knowledge of
Japan?”,https://www.reddit.com/r/AskHistorians/comments/9mme1e/did_the_rom
an_empire_at_any_point_in_its_history/, truy cập ngày 4/8/2022.
52. “Did the Ancient Romans and Chinese Have Contact?” https://everything-
everywhere.com/did-the-ancient-romans-and-chinese-have-contact/, truy cập ngày
20/2/2022.
53. “How a temple in India was purified by St. Bartholomew the Apostle”,
https://aleteia.org/2019/08/24/how-a-temple-in-india-was-purified-by-st-
bartholomew-the-apostle/, truy cập ngày 22/2/2022.
54. “Globalisation in Roman time: Trade With India (2009)”. https://coinsweekly
globalisation-in-roman-times-trade-with
india/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc, truy cập ngày
8/3/2022.
55. “Indo - Roman Trade Relations”. https://en.m.wikipedia.org/wiki/Indo-
Roman_trade_relations, truy cập ngày 22/2/2022.
56. “Make History Fun Again: Muziris, the fabulous ancient Indian port” (2019)
https://indianexpress.com/article/parenting/learning/make-history-fun-again-
muziris-fabulous-ancient-indian-port-5825131/, truy cập ngày 8/3/2022.
57. “Roman Egypt”, https://www.metmuseum.org/toah/hd/regy/hd_regy.htm, truy cập
ngày 20/2/2022.
58. “Sino - Roman Relations”, https://en.m.wikipedia.org/wiki/Sino-Roman_relations,
truy cập ngày 3/4/2022.
59. “Seven and half Churches” (Ezhara Pallikal),
https://www.keralatourism.org/christianity/seven-half-churches/7, truy cập
17/3/2022.
60. “Thomas the Apostle”, https://en.wikipedia.org/wiki/Thomas_the_Apostle
Christianity in India,

86
https://www.newworldencyclopedia.org/entry/Christianity_in_India\, truy cập
ngày 17/3/2022.
61. “Where is the Middle East? The Near East? The Far East”,
https://www.dictionary.com/e/east/, truy cập ngày 9/12/2022.
62. 记者敬泽昊 不为人知的丝绸之路:被考古颠覆的东西交流史, truy cập ngày
10/3/2022.

87
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA
GIỮA LA MÃ VÀ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

Hình 1: Bản đồ các tuyến thương thương mại trên biển từ La Mã đến các nước phương
Đông.
Nguồn: Raoul McLaughlin (2010), Rome and the Distant East Trade Routes to the
Ancient Lands of Arabia, India and China, British Library Cataloguing, ISBN
9781847252357.

88
Hình 2: Bản đồ khu vực Ấn Độ Dương - thế kỷ thứ nhất công nguyên
Nguồn: Raoul McLaughlin (2010), Rome and the Distant East Trade Routes to the
Ancient Lands of Arabia, India and China, British Library Cataloguing, ISBN
9781847252357.

Hình 3: Bản đồ con đường tơ lụa trên đất liền


[Nguồn: https://www.nationalgeographic.org/maps/silk-roads/, truy cập ngày
19/4/2022]

89
Hình 4:Một chiếc cốc thủy tinh màu xanh lá cây của người La Mã (khoảng năm 220
sau Công Nguyên) được phát hiện trong một ngôi mộ ở Quảng Tây, gần miền Bắc
Việt Nam
[Nguồn: https://bjuniornewblog.blogspot.com/2019/07/romans-in-indonesia-
indochina.html, truy cập 19/4/2022]

Hình 5: Đoạn phim khách mời La Mã từ Thời kỳ Augustan được tìm thấy tại Bang
Kluai Nok, Thái Lan
[Nguồn http://www.mikoflohr.org/blog/2020/02/04/global-romans-5-the-
archaeology-of-ptolemys-golden-peninsula/, truy cập ngày 19/4/2022]

90
Hình 6: Bức bích họa từ Pompeii cho thấy một cô gái trong bộ váy lụa Trung
quốc
[Nguồn https://en.m.wikipedia.org/wiki/Sino-Roman_relations, truy cập
ngày 19/4/2022]

Hình 7: Mảnh gốm La Mã từ Arezzo ở Ý, được tìm thấy tại


Virampatnam, Arikamedu (thế kỷ 1 CN).
[Nguồn: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Indo-Roman_trade_relations,
truy cập ngày 19/4/2022]

91
Hình 8: Một tác phẩm điêu khắc Gandharan cho thấy cái chết của Đức Phật với một
hình tượng Hy Lạp-La Mã.
Nguồn: Raoul McLaughlin (2010), Rome and the Distant East Trade Routes to the
Ancient Lands of Arabia, India and China, British Library Cataloguing, ISBN
9781847252357.

Hình 9: Chi tiết từ Bản đồ Peutinger cho thấy Đền thờ Augustus của La Mã tại Muziris
ở Tamil, Ấn Độ.

92
Nguồn: Raoul McLaughlin (2010), Rome and the Distant East Trade Routes to the
Ancient Lands of Arabia, India and China, British Library Cataloguing, ISBN
9781847252357.

Hình 10: Một bức tượng Ấn Độ được tìm thấy tại một ngôi nhà ở Pompeii
Nguồn: Raoul McLaughlin (2010), Rome and the Distant East Trade Routes to the
Ancient Lands of Arabia, India and China, British Library Cataloguing, ISBN
9781847252357.

93
Hình 11. Một bức tượng bán thân cổ điển mô tả một thần dân của Đế chế La Mã theo
tín ngưỡng Phật giáo
Nguồn: Raoul McLaughlin (2010), Rome and the Distant East Trade Routes to the
Ancient Lands of Arabia, India and China, British Library Cataloguing, ISBN
9781847252357.

Hình 12: Mặt dây chuyền mô phỏng đồng xu La Mã tìm thấy tại Óc Eo - Phù Nam
[Nguồn: http://www.mikoflohr.org/blog/2020/02/11/global-romans-6-fake-
roman-coins-from-the-mekong-delta/]

94

You might also like