Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG SỬ

BÀI 9: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI HIỆN ĐẠI


* Nước khởi đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 là Mỹ (nửa
sau TK XX)
* Đặc điểm lớn nhất của CMCN lần thứ 3 là khoa học đã trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp
* Thành tựu cơ bản: 
 CMCN lần thứ 3: Tự động hóa dựa vào:
 Máy tính
 Sự ra đời của Internet
 Công nghệ thông tin
 Thiết bị điện tử
 Chế tạo vật liệu mới
 CMCN lần thứ 4: 
 Kỹ thuật số
 Công nghệ sinh học
 Sự phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành
* Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc CMCN lần thứ 4 là
 Trí tuệ nhân tạo (AI)
 Internet kết nối vạn vật (Internet of Things-IoT)
 Dữ liệu lớn (Big Data)
* Ý nghĩa của cuộc CMCN lần thứ 3 và lần thứ 4:
 Tăng trưởng kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế to lớn
 Hiện đại hóa toàn bộ nền sản xuất 
 Tạo ra các ngành sản xuất tự động
 Năng suất lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con
người
 Cho phép giải quyết tổ hợp lớn các bài toán sản xuất của công
nghiệp hiện đại
 Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin
 Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế
giới
* Tác động
 Đối với xã hội:
 Tác động tích cực:
 Sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại
 Giai cấp công nhân tiếp tục giữ vai trò là lực lượng
chính trị - xã hội chủ yếu trong cuộc đấu tranh chính trị
 Giải phóng sức lao động của con người, đặc biệt là
trong những công việc nguy hiểm, môi trường độc hại.
 Con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình
thức từ xa, tiết kiệm thời gian…
 Tác động tiêu cực:
+ Khiến nhiều người lao động phải đối diện với nguy cơ mất
việc làm
+ Gây ra sự phân hóa trong xã hội, nới rộng khoảng cách
giàu - nghèo
+ Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông
minh; ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội
 Đối với văn hóa:
 Tác động tích cực:
 Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với
con người
 Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa
xích lại gần nhau
 Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất
 Tác động mạnh mẽ đến  xu hướng tiêu dùng
 Tác động tiêu cực:
 Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ
 Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”
 Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống
 Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền
thống và hiện đại
* Liên hệ bản thân với việc sử dụng các thành tựu của CMCN thời
kỳ hiện đại như máy tính, Internet,...
Khẳng định tác động 2 mặt:
 Cần phát huy tác động tích cực: tìm kiếm thông tin, phục vụ tối đa
việc học tập
 Cần tránh những tác động tiêu cực: tránh bị lệ thuộc, cảnh giác
thông tin, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
BÀI 11: HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH
ĐÔNG NAM Á THỜI KÌ CỔ TRUNG ĐẠI
* Các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-
trung đại:
 Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X: Đây là giai đoạn hình thành một
số quốc gia cổ như Phù Nam, Văn Lang - Âu Lạc,...
 Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Đây là giai đoạn hình thành những quốc
gia thống nhất và lớn mạnh như Đại Việt, Ăng-co, Lan Xang,...
 Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: Đây là giai đoạn khủng hoảng và suy
vong của nhiều quốc gia phong kiến ĐNA
* Những thành tựu về tín ngưỡng, văn tự, kiến trúc:
 Tín ngưỡng:
 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
 Tín ngưỡng thờ thần tự nhiên
 Tín ngưỡng thờ thần động vật
 Văn tự: Tiếp thu hệ thống chữ của Ấn Độ, Trung Hoa, cư dân ĐNA
đã sáng tạo ra chữ viết riêng
 Kiến trúc: Phát triển mạnh và đạt nhiều thành tựu ở cả 3 dòng kiến
trúc
 Kiến trúc dân gian với biểu tượng văn hóa là nhà sàn
 Kiến trúc tôn giáo đa dạng với hệ thống chùa, tháp, đền,
miếu, lăng mộ, thánh đường, nhà thờ
 Kiến trúc cung đình điển hình là hệ thống cung điện tại các
kinh đô
BÀI 12: VĂN MINH VĂN LANG - ÂU LẠC
* Cơ sở hình thành:
 Điều kiện tự nhiên:
 Vị trí địa lí: 
 Hình thành trên lưu vực các dòng sông Hồng, sông Cả,
sông Mã
 Tiếp giáp với Trung Hoa (phương Bắc) với biển
(phương Đông)
 Sông ngòi: Hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả
 Đất đai: Đồng bằng phù sa màu mỡ
 Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
 Tài nguyên thiên nhiên: sắt, đồng, chì, thiếc,...
 Cơ sở xã hội
 Công cụ lao động: Đồng (phổ biến) và sắt (bắt đầu)
 Kinh tế:
 Nghề chính: Nông nghiệp trồng lúa nước dùng cày
 Nghề thủ công: Đúc đồng, làm gốm
 Xã hội: Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: Quý
tộc - Nông dân tự do - Nô tì
 Yêu cầu đoàn kết:
 Hoạt động trị thủy, làm thủy lợi
 Liên kết chống giặc ngoại xâm
* Những thành tựu tiêu biểu:
 Đời sống vật chất:
 Nguồn lương thực, thực phẩm:
 Chủ yếu bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ,
quả, gia súc, gia cầm và các loại thủy sản
 Ngày lễ Tết có thêm bánh chưng, bánh dày
 Trang phục:
 Nam thường đóng khố. nữ mặc áo váy và đều đi chân
đất
 Tóc để ngang vai, búi hoặc tết đuôi sam
 Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức như
vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,...
 Nhà ở: Phổ biến là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá
 Phương tiện di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng
thuyền, bè
 Giản dị, chất phác, hòa nhập với thiên nhiên
 Đời sống tinh thần:
 Đạt đến trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao
 Ca múa, âm nhạc có vị trí quan trọng trong đời sống tinh
thần của cư dân
 Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên
 Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như ăn trầu,
nhuộm răng đen, xăm mình,...
 Phong phú, đa dạng, định hình bản sắc văn hóa truyền thống của
dân tộc
* Sự kế thừa và phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang:
 Sự kế thừa:
 Cơ sở hình thành từ nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại
xâm
 Nền kinh tế chính vẫn là nông nghiệp trồng lúa nước
 Về chính trị, duy trì bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế
 Đời sống vật chất và tinh thần phong phú
  Sự phát triển:
 Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ
hơn
 Có quân đội mạnh, vũ khí tốt (chế tạo ra nỏ bắn được nhiều
mũi tên cùng lúc
 Xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc
* Đặc điểm của tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
 Đứng đầu là Vua Hùng, là người chỉ huy quân sự
 Giúp việc cho vua là các lạc hầu
 Cả nước chia làm 15 bộ do lạc tướng cai quản
 Dưới bộ là các chiềng, chạ do bồ chính phụ trách
 Bộ máy QCCC đơn giản, sơ khai
BÀI 14: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VĂN MINH ĐẠI VIỆT
* Khái niệm văn minh Đại Việt:
 Nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt
 Trải dài gần 1000 năm (từ TK X - TK XIX)
 Pt trong điều kiện độc lập, tự chủ
 Kinh đô chủ yếu ở Thăng Long -> Còn đc gọi là VM Thăng Long
* Các cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt:
 Kế thừa nền văn minh VL-ÂL
 Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt -> Quan trọng
nhất
 Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài
* Đặc trưng của các giai đoạn trong quá trình phát triển của văn
minh Đại Việt:
 Thế kỉ X:
 Gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các vương
triều Ngô, Đinh, Tiền Lê
 Bước đầu định hình, thông qua công cuộc củng cố chính
quyền, pt kinh tế và văn hóa
 Thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV:
 Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lý, Trần, Hồ
 Pt mạnh mẽ và toàn diện, tính dân tộc đc thể hiện rõ nét,
Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo pt hài hòa
 Thế kỉ XV - thế kỉ XVII:
 Gắn liền với các vương triều Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng
 Tiếp tục pt và đạt đc nhiều thành tựu đặc sắc
 Nho giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ
 Giáo dục, khoa cử có vai trò to lớn trong đời sống
chính trị, văn hóa
 Từ đầu TK XVI, một số yếu tố văn hóa phương Tây từng
bước du nhập vào Đại Việt
 Đầu TK XVIII - giữa TK XIX:
 Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lê Trung hưng
(giai đoạn hậu kỳ), Tây Sơn, Nguyễn
 Từng bước rơi vào khủng hoảng với nhiều biến động về
chính trị
 Có những dấu hiệu đình trệ và lạc hậu
 Một số lĩnh vực vẫn đạt được những thành tựu nổi bật
 Từ giữa TK XIX, việc thực dân Pháp xâm lược VN và thiết lập chế
độ cai trị đã chấm dứt thời kỳ phát triển của nền VM Đại Việt
BÀI 15: MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH ĐẠI VIỆT
* Những thành tựu cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa
 Chính trị
 Trải qua các triều đại, tổ chức BMNN QCCC của ĐV không
ngừng được củng cố, hoàn thiện từ TW đến địa phương
 Tiêu biểu là BMNN thời Lê sơ (cải cách vua Lê Thánh Tông).
Việc thành lập các CQ hành chính, pháp lý, chuyên môn,
giám sát,...thể hiện vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước
ngày càng chặt chẽ
 Kinh tế
 Nông nghiệp
 Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm
lo phát triển sản xuất nông nghiệp
 Trong triều đình cũng hình thành những chức quan
quản lý, giám sát như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn
điền sứ.
 Thủ công nghiệp: 
 TCN dân gian:
 Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và
phát triển: dệt lụa, đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt,
đúc đồng, làm giấy, nhuộm,..
 Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn
mài, làm giấy, khắc bản in,...
 Thế kỷ XVI-XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi
tiếng với sản phẩm đa dạng và tinh xảo.
 TCN nhà nước:
 Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long
là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước vua,
quan trong triều đình. 
 Các hoạt động chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng
thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội.
 Thương nghiệp
 Nội thương:
 Chợ làng, chợ huyện hình thành và phát triển
 Kinh đô Thăng Long với 36 phố phường trở
thành trung tâm buôn bán sầm uất
 Ngoại thương
 Hoạt động trao đổi, buôn bán với các thương
nhân nước ngoài với nhiều mặt hàng phong phú
 Hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa (cảng
biển Vân Đồn, Lạch Trường,...)
 Văn hóa
 Tư tưởng:
 Tư tưởng yêu nước thương dân
 Nho giáo có vị trí cực kì quan trọng
 Tôn giáo:
 Phật giáo du nhập từ thời kì Bắc thuộc, phát triển mạnh
trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo dưới thời

 Đạo giáo đc duy trì, phát triển trong dân gian và đc các
triều đại phong kiến coi trọng
 Trong các TK XIII - XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập
vào Đại Việt
 Tín ngưỡng: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng
(người có công với Làng, nước), thờ Mẫu, thờ anh hùng, tổ
nghề,...
 Giáo dục:
 Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào
tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền.
 Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu tạc tượng Chu
Công, Khổng Tử.
 Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
 Năm 1076, vua Lý thành lập Quốc Tử Giám để dạy cho
hoàng tử, công chúa.
 Từ thời Trần thành lập Quốc học viện cho con em quan
lại học tập. 
 Có lớp học tư nhân ở các làng xã. Từ thời Lê Sơ, con
em bình dân cũng được đi học, đi thi, hệ thống trường
học mở rộng trên cả nước.
 Thi cử được tổ chức chính quy và trải qua 3 vòng thi
(Hương, Hội, Đình) và có hình thức vinh danh.
 Chữ viết:
 Trên CS tiếp thu chữ Hán của người Trung Hoa, người
Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của
dân tộc
 Triều Hồ và Tây Sơn khuyến khích sử dụng chữ Nôm
trong văn tự. 
 Thế kỷ thứ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời và được sử
dụng
 Văn học:
 Văn học chữ Hán: 
 Phát triển và đạt nhiều thành tựu. 
 Nội dung chủ yếu ca ngợi truyền thống yêu nước,
niềm tự hào dân tộc. 
 Thể loại: tiểu thuyết chương hồi, truyện ký,...
 Văn học chữ Nôm:
 Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con
người
 Phê phán một bộ phận quan lại cường hào 
 Phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ
đẹp con người...
 Văn học dân gian:
 Duy trì và phát triển mạnh trong các thế kỷ XVI-
XVIII. 
 Phản ánh tâm tư, tình cảm con người, đất nước 
 Thể loại phong phú như thơ ca, tục ngữ, hò vè,
hát, truyện cổ tích,...
 Khoa học, kĩ thuật

 Nghệ thuật:
 Nghệ thuật kiến trúc pt mạnh mẽ với hệ thống cung
điện, chùa tháp, thành quách đc xây dựng ở nhiều nơi
với quy mô lớn
 Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong
cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú 
 Âm nhạc pt mạnh với nhiều thể loại và nhạc cụ phong
phú
 Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong
dân gian đc duy trì và đc tổ chức hằng năm với nhiều
loại hình. Cùng với lễ hội là những trò vui
* Tác động của những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp, thủ
công nghiệp, thương nghiệp đối với sự phát triển của VM Đại Việt:
 Nông nghiệp:
 Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng là lúa
nước.. Canh tác nông nghiệp yêu cầu phương thức sản xuất
mới và phát triển.
 Công cuộc khai hoang đất nông nghiệp gắn với việc định cư
xây dựng xóm làng, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng
cường khả năng  phòng thủ đất nước.
 Nhà nước tăng cường vận động nhân dân phòng thủ đắp đê ngăn
lũ trên quy mô rộng lớn hình thành một hệ thống đê điều, thủy lợi
hoàn chỉnh trong cả nước
 Thủ công nghiệp:
 Đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước
 Tạo ra được sản phẩm để trao đổi với thương nhân nước
ngoài.
 Thương nghiệp:
 Kích thích mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước.
 Thương nhân nước ngoài tới Đại Việt trao đổi về kinh tế và
văn hóa.
 Một lối sống thành thị mới hình thành, chính trong giai đoạn
thế kỷ 16-19, 
 Các giáo sĩ phương Tây truyền bá đạo Thiên Chúa, sáng tạo
ra chữ Quốc Ngữ.
 Tạo nên sự hưng khởi của các đô thị
* Ý nghĩa:
 Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế
hệ người Việt
 Tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ
Tổ quốc
 Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy những thành tựu và giá trị
của VM Việt cổ
 Có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc
 Tạo nên truyền thống bản sắc văn hóa của một quốc gia văn hiến 
đã trưởng thành
 Là cơ sở vững bền cho những thành tựu văn hóa của các giai
đoạn lịch sử tiếp theo
* Vai trò của luật pháp:
 Về chính trị: Luật pháp là công cụ để bảo vệ giai cấp thống trị, bảo
vệ quyền lợi của nhà vua và quan lại, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
của đất nước
 Về xã hội: 
 Luật pháp là cơ sở để ổn định trật tự an ninh xã hội, duy trì
trật tự và an ninh quốc gia
 Bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ còn có nội dung tiến bộ bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ và một số quyền lợi chân chính của
nhân dân
 Về kinh tế: Luật pháp bảo vệ cho hoạt động sản xuất. Đặc biệt là
nông nghiệp - ngành kt chính, bảo vệ sức kéo,…
 Về văn hóa: Luật pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
sáng tạo, lưu truyền và phát huy các thành tựu văn hóa văn
minh,...
  Luật pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng để nhà nước điều hành
mọi hoạt động quản lý xã hội và thúc đẩy đất nước phát triển trên
mọi lĩnh vực, tạo sự công bằng và ổn định quốc gia...
*  Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và phát huy
những giá trị của văn minh ĐV thì cô gợi ý một số ý nha:
 Hiểu rõ về những giá trị của VM ĐV
 Góp phần trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy, chấp hành các
chính sách, quy định của pháp luật, nhà nước về bảo tồn giá trị
văn minh
 Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo tồn…
 Đấu tranh chống các hành vi xâm phạm, làm tổn hại đến các di
sản văn hoá...

You might also like