Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

CÂU HỎI THẢO LUẬN - CHẤT KHÍ

?5: Thiết lập mối liên hệ chuyển đổi giữa các đơn vị áp suất: Pa với mmHg và atm. Cho biết: khối
lượng riêng của Hg ở 0 oC là 13,5951 g cm-3; g = 9,806 m s-2.

?6: Trả lời câu hỏi sau:


a. Nếu chất lỏng trong barometer là nước (DH2O = 0,997 g cm-3) thì chiều cao của cột nước trong ống
Torricelli là bao nhiêu? Biết áp suất khí quyển là 760 mmHg; DHg = 13,53 g cm-3.
b. Tại sao thường sử dụng chất lỏng trong ống Torricelli là thủy ngân?

?7: Quy đổi áp suất


a. Áp suất khí quyển thấp nhất đã được xác nhận ở mực nước biển là 652,5 mmHg (giá trị này đo
được vào 12/10/1979, ở một mắt bão Tip, phía Tây Bắc đảo Guam, trên biển Thái Bình Dương). Biểu
diễn giá trị này theo các đơn vị: atm, Pa và torr.
b. Trên đỉnh Everest (độ cao là 8848 m), áp suất khí quyển là 0,29 atm. Đổi 0,29 atm sang mmHg,
bar, kPa.

?8: Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy thiết lập biểu ?9: Tính áp suất của khí trong bình chứa (hình
thức tính: dưới), biết áp suất khí quyển là 1 atm.
Pkq = f(Pgas, h, d, g).

?10: Vỏ sò có chứa CaCO3. Tiến hành phân hủy một số vỏ


sò (giả sử chỉ tạo ra CaO và khí CO2) trong bình chân không
rồi nối một đầu với áp kế đầu cuối kín. Sau khi phân hủy
hoàn toàn, làm lạnh đến nhiệt độ phòng, sự chênh lệch cột
thủy ngân là 143,7 mm.
a. Tính áp suất của khí CO2 theo torr, atm.
b. Nếu áp kế là áp kế đầu cuối hở thì mực thủy ngân (ở
phía bên tiếp xúc với không khí) thay đổi như thế nào? Biết
áp suất không khí là 760 torr.
?11: Để xác định giá trị của hằng số khí lí tưởng R, một học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau:
Đun nóng bình dung tích 20 L chứa 0,25132 gam khí He lên 500oC, áp suất khí trong bình lúc này
bằng áp suất gây ra bởi cột nước có chiều cao là 206,402 cm trong ống Torricelli.
Tính giá trị của R từ thí nghiệm này, ghi rõ đơn vị.
Biết: g = 9,806 m.s-2, d(H2O, 25oC) = 0,99707 g cm-3, d(Hg, 25°C) = 13,55 g cm-3.

?12: Hãy biểu diễn phương trình định luật Boyle, Charles, Gay – Lussac trên giản đồ p-V?

?13: Nén đẳng nhiệt một lượng khí lý tưởng. Kết quả: áp suất và thể tích lúc sau của khí lần lượt là
5,04 bar và 4,65 dm3; thể tích giảm 2,20 dm3. Tính áp suất ban đầu của khí theo (bar và atm).

?14 [V2-2014]: Cư dân trên hành tinh Neptune đã khám phá ra rằng thang nhiệt độ oN trên hành tinh
của họ cùng kiểu với thang oC của chúng ta. Tuy nhiên, trong thang oN, tonc và tos của H2 (chất hiện diện
nhiều nhất trên hành tinh này) lần lượt được chọn là 0 oN và 100 oN.
Cư dân trên hành tinh đó cũng biết về tính chất của các khí lí tưởng và họ thấy rằng, với cùng n mol khí
cho trước, khi p→0, thì giá trị của P.V là 28 atm.dm3 ở 0 oN và 40 atm.dm3 ở 100 oN.
Hãy cho biết 0 K trên thang nhiệt độ tuyệt đối của chúng ta tương ứng với bao nhiêu oN trên thang
nhiệt độ của cư dân Neptune.

?15: Cho thành phần % về khối lượng các chất trong không khí khô ở mực nước biển: N2 (75,5%), O2
(23,2 %) và Ar (1,3%). Tính áp riêng phần của mỗi khí, biết áp suất tổng là 1,20 atm.

?16 [V1 2014]: Nhiệt phân hoàn toàn x gam KClO3 (MnO2 xúc tác),
khí thoát ra thu qua chậu đựng dung dịch H2SO4 loãng (d = 1,15
g/mL) vào ống nghiệm úp ngược (như hình vẽ).
Các dữ kiện thí nghiệm:
Nhiệt độ 17oC, áp suất khí quyển 752 mmHg; thể tích khí thu được
trong ống nghiệm V = 238 cm3; khoảng cách giữa 2 mặt thoáng h =
27 cm; khối lượng riêng của Hg là 13,6 g/cm3; áp suất hơi nước
trong ống nghiệm là 13,068 mmHg.
Tìm x?

Tìm hiểu trước:


+ Hàm số logarit và số mũ.
+ Đạo hàm, tích phân. Mối liên hệ và ý nghĩa hình học của chúng.

You might also like