Báo cáo thực tập - Nguyễn Lê Duy - Lớp Luật

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP

THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THU


HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Giảng viên hướng dẫn: T.s Trần Thị Sáu

Học viên thực hiện: Nguyễn Lê Duy

Lớp: LH27.2B2- Ngành: Luật

Đà Nẵng, 2022


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp khi bồi thường cho người dân trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi đang là vấn đề nan giải đối với lãnh đạo và chức trách địa phương ,
các quy định pháp luật, chơ chế bồi thường còn gây bức xúc cho người dân làm
cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kéo dài chậm tiến độ,
gây bức xúc cho người dân, làm cho các doanh nghiệp đầu tư bức xúc .
- Đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Quảng Ngãi đang có những nỗ lực nhằm tháo gỡ
những vướng mắc trong quá trình thu hồi, bồi thường đất nông nghiệp để đẩy
nhanh tốc độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để phát
triển tỉnh nhà, vì thế việc nghiên cứu về “Pháp luật về bồi thường đất nông nghiệp
“ là việc làm cấp thiết và mang tính thời sự sâu sắc. Bởi những lẽ trên, tác giả đã
chọn đề tài “ Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường thu hồi đất nông nghiệp
tại tỉnh Quảng Ngãi ” làm nội dung nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu sơ sở lý luận về việc bồi thường đất nông nghiệp trên địa bàn
Tỉnh Quảng Ngãi, phân tích thực trạng quy định pháp luật, cơ chế áp giá bồi
thường khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và tháo gỡ các khó khăn khi thực hiện pháp luật về
bồi thường đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ lý luận cơ bản về pháp luật bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và thực tiễn thi hành.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật bồi thường khi thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất một số các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật bồi thường
khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật bồi
thường khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung:
- Nghiên cứu pháp luật bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu Luật Đất đai 2003, Nghị
định 01; Quyết định 48/UBND về bồi thường thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi và các văn bản hướng dẫn thi hành kết hợp với việc nghiên cứu thực trạng áp
dụng là pháp luật bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
- Về thực tiễn: Tác giả nghiên cứu thực hiện pháp luật bồi thường khi thu
hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là tại Thành phố Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: một số dự án trên địa bàn Thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Các cơ chế chính sách Luật đất đai, đơn
giá trong Giai đoạn 2013 đến 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Khóa luận được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để giải quyết các vấn đề luận văn đặt ra. Trong quá trình nghiên cứu,
luận văn bám sát các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới để luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn
được luận văn đề cập đến.
- Phương pháp cụ thể:
+ Phân tích:
+ So sánh
+ Tổng hợp
+ Điều tra XHH
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận đề án/BCTN có 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về/Cơ sở lý luận về/Khái quát về Pháp luật bồi
thường khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Giải pháp
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lý luận về/Cơ sở lý luận về/Khái quát về bồi thường
khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
1.1.Căn cứ về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi:
- Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
- Căn cứ Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính Phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
- Căn cứ Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Căn cứ Quyết định số 49/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi ban hành quy định mật độ cây trồng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Căn cứ Quyết định số 50a/2017/QĐ-UBND ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi ban hành quy định về đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc khi Nhà
nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia , công cộng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Căn cứ Quyết định số 176/2018/QĐ-UBND ngày 22/02/2018 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp để tính tiền bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Căn cứ Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi Ban hành Quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi áp
dụng cho thời kì 5 năm (2015 - 2019);
- Căn cứ Công văn số 7922/UBND-NNTN ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi về việc áp dụng hệ số K điều chỉnh giá đất để tính bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Căn cứ Các Công văn Sở tài chính tỉnh Quảng Ngãi về việc thông báo đơn giá
gạo tẻ thường bình quân hàng quý để làm cơ sở tính hỗ trợ ổn định đời sống khi
Nhà nước thu hồi đất;
1.2 Nguyên tắc bồi thường hỗ trợ
1.2.1. Bồi thường thiệt hại về đất:
Người được bồi thường thiệt hại về đất thực hiện theo điều 3 của Quyết định
số 48/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017.
Người được bồi thường thiệt hại về đất là những người sử dụng đất hợp
pháp trước ngày có quy hoạch, ổn định, không tranh chấp và diện tích được bồi
thường hỗ trợ là diện tích đất sử dụng hợp pháp được xác định trên thực địa, thực
tế đo đạc diện tích thu hồi của người sử dụng đất, số liệu đo đạc thực tế do Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi đo vẽ năm 2017.
Đối với trường hợp thu hồi đất mà thửa đất tranh chấp hoặc người bị thu hồi
đất không tham gia kiểm kê, không xác nhận vào biên bản kiểm kê thì tổ chức
được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phối hợp với UBND cấp xã,
Ban Thanh tra nhân dân cấp xã lập biên bản kiểm kê để làm cơ sở giải quyết các
vấn đề liên quan sau này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của số
liệu đã đo đạc, kiểm kê để đưa vào phương án bồi thường, thu hồi đất, giao đất để
thực hiện dự án.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 23 của Quyết định số
48/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi quy định: “Hộ
gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp quy định tại khoản 6 Điều 4
Nghị định 01/2017/NĐ-CP khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ
đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc ”.
Đối với khu vực phường Trương Quang Trọng mức hỗ trợ bằng 4 lần giá đất
nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất quy định hiện hành của UBND tỉnh đối
với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đủ điều kiện được bồi thường,
nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá hai (02) ha cho một hộ.
1.2.2. Bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 49/2017/QĐ-UBND ngày
18/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Mật độ cây trồng phải phù hợp với mật độ cho phép. Riêng những loại cây
trồng không có trong quy định thì vận dụng theo các loại cây trồng cùng loại hoặc
tương đương.
1.2.3. Bồi thường thiệt hại về tài sản:
Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quyết định số 50a/2017/QĐ-UBND
ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
1.3. Phân tích đơn giá:
1.3.1. Phần đất:
* Giá đất nông nghiệp:
- Căn cứ quyết định 67/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc ban hành
Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi áp dụng cho thời kỳ 05
năm (2015 - 2019)
+ Đất trồng cây lúa nước LUC vị trí 1: 40.000đ/m2.
+ Đất trồng cây hàng năm BHK vị trí 1: 40.000đ/m2.
- Theo quy định tại QĐ 176/QĐ-UBND về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh
giá đất nông nghiệp thuộc địa bàn phường Trương Quang Trọng là 1,19 lần. Do
đó:
+ Đất trồng cây lúa nước LUC vị trí 1: 1,19 x 40.000đ/m2 = 47.600 đ/m2.
+ Đất trồng cây hàng năm BHK vị trí 1: 1,19 x 40.000đ/m2 = 47.600 đ/m2.
* Các khoản hỗ trợ về đất:
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm theo quy định tại
khoản 1, điều 23 của Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017: 40.000
đồng x 4 x 1,19 (hệ số điều chỉnh giá đất) = 190.400 đồng/m2.
1.3.2. Phần hoa màu:
Áp dụng đơn giá theo Quyết định số 49/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017
của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành quy định mật độ cây trồng, đơn giá
và nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cây cối hoa màu khi Nhà nước thu hồi
đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Một số cây cối hoa màu khác không có đơn giá trong Quyết định số
49/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi thì việc xác định
đơn giá bồi thường vận dụng theo nhóm các loại cây trồng cùng loại hoặc tương
đương.
Năng suất bình quân mỗi mùa cho 500m2 ruộng lúa là: 300kg
lúa/500m2.

Như vậy: Cứ 1m2 lúa = 0,60 kg lúa


=> 1kg lúa = 60% kg gạo
=> 0,6 kg lúa x 60% = 0,36 kg gạo
=> 0,36 kg gạo x 10.500đ/kg = 3.780 đ/m2
Do đó: 1m2 lúa = 3.780 đ/m2

1.3.3. Phần hỗ trợ:


Các khoản hỗ trợ thực hiện theo điều 23 và điều 26 Quyết định số
48/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Phần hỗ trợ đời sống: Đơn giá gạo theo từng quý/ năm của Sở tài chính tỉnh
Quảng Ngãi.
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu bồi thường đất nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi:
2.1.Thực tiễn bồi thường tại một số dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
Trong giai đoạn 2014 – 2020: UBND tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh công cuộc
phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển hạ tầng- kinh tế, du lịch ,…
Tỉnh Quảng Ngãi đã kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các dự
án trọng điểm lớn như Khu đô thị Dịch vụ - Du lịch – Vsip ; Khu dân cư 577; Dự
án đường dẫn Cầu Thạch Bích, Khu công nghiệp Tịnh Phong,…
-Trong nội dung đề tài học viên xin lấy Số liệu thống kê thuộc dự án Khu đô
thị Dịch vụ - Du lịch – Vsip làm ví dụ để phân tích cơ chế chính sách bồi thường
đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi ( Giai đoạn 2014 – 2020).
2.1.1 Thực tiễn bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp thuộc Dự án: Khu Đô
thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A, Phường Trương Quang Trọng – xã
Tịnh Ấn Tây, Thành Phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
2.1.1.1 Sơ lược về qui mô, tiêu chuẩn kỹ thuật dự án:
- Tên dự án: Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A.
- Chủ đầu tư dự án: Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi.
- Nguồn vốn đầu tư: Vốn của Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi.
2.1.1.2 Qui mô đầu tư xây dựng:
- Được phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của
UBND thành phố Quảng Ngãi về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A.
2.1.1.3 Khái quát về quá trình thực hiện dự án (2014 -2020):
- Dự án Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A được UBND
thành phố Quảng Ngãi phê duyệt Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) tại Quyết định số
279/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 và thông báo thu hồi đất tại các văn bản: Công
văn số 30/UBND ngày 03/02/2015 của UBND thành phố Quảng Ngãi về việc
thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi -
Giai đoạn 1A (đợt 1); Công văn số 64/UBND ngày 15/03/2016 của UBND thành
phố Quảng Ngãi về việc thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu đô thị -
Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A (đợt 2),
Tổng diện tích quy hoạch (giai đoạn 1A): 99,78ha.
Trong đó:
+ Đất nông nghiệp và các loại đất khác: 96,13ha
+ Đất ở: 3,65ha
Đã lập và trình UBND thành phố Quảng Ngãi phê duyệt 23 phương án bồi
thường, hỗ trợ (trong đó có 06 phương án điều chỉnh, bổ sung).
Trong đó:
+ Tổng diện tích thu hồi đất: 82,68 ha
+ Tổng số hộ gia đình và tổ chức: 1.340 hộ gia đình + 15 tổ chức
+ Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ trực tiếp: 231.419.822.403 đồng
Đã chi trả:
+ Diện tích thu hồi đất: 80,28 ha
+ Số hộ gia đình và tổ chức: 1.262 hộ gia đình + 10 tổ chức
+ Giá trị bồi thường, hỗ trợ trực tiếp: 224.648.733.522 đồng
Giá trị còn lại chưa chi trả:
+ Diện tích thu hồi đất: 2,4 ha
+ Số hộ gia đình và tổ chức: 78 hộ gia đình + 05 tổ chức (trong đó có 63 hộ
mồ mã)
+ Giá trị bồi thường, hỗ trợ trực tiếp: 6.771.088.881 đồng
2.1.2 Vướng mắc khi thực hiện bồi thường thu hồi đất nông nghiệp các dự án
khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố ( cụ thể là Dự án: Khu Đô
thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A, Phường Trương Quang Trọng – xã
Tịnh Ấn Tây, Thành Phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi )
2.1.2.1 Vướng mắc về đơn giá đất: chưa thống nhất đơn giá bồi thường /m2
đất nông nghiệp
1. Xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp năm 2016 và
năm 2017.
Phương án bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp (Phương án đợt II, IV,
VIII, IX, XI, XIII) trên địa bàn phường Trương Quang Trọng thuộc dự án Khu đô
thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A (đợt 1 + đợt 2) do Trung tâm lập và
trình UBND phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Quyết định
số 13/2015/QĐ-UBND ngày 05/03/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể:
1.1. Đơn giá bồi thường đất nông nghiệp.
- Đơn giá đất nông nghiệp áp dụng để tính bồi thường được quy định tại
Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi
quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi áp dụng cho thời kì 05
năm (2015-2019), cụ thể đối với địa bàn phường Trương Quang Trọng đơn giá
40.000đ/m2.
- Hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp theo Công văn số 79/QĐ-UBND
ngày 18/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh
giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án Khu đô thị
- Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A - Đợt 2 tại phường Trương Quang
Trọng và xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi là : 1 lần.
Đơn giá bồi thường đất nông nghiệp: 40.000 đ/m2 x 1 (lần) = 40.000 đ/m2.
1.2. Mức hỗ trợ đất nông nghiệp.
Đơn giá tính hỗ trợ đất nông nghiệp áp dụng khoản 1, Điều 23, Quyết định
13/2015/QĐ-UBND ngày 05/3/2015 của UBND tỉnh: “Hộ gia đình, cá nhân trực
tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại Khoản 1, Điều 20 Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng 03 lần
giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất quy định hiện hành của UBND
tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đủ điều kiện bồi
thường…”.
Cụ thể đơn giá hỗ trợ: 3 lần x 40.000đ /m2 = 120.000 đồng/m2.
1.3. Đơn giá tính bồi thường, hỗ trợ về đất đối với toàn bộ diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi thường.
40.000đ/m2 + 120.000đ/m2 = 160.000đ/m2.
* Tuy nhiên, tại Khoản 20, Điều 26 Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày
05/3/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có
quy định: “Đối với trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nếu tổng giá
trị bồi thường, hỗ trợ về đất mà nhỏ hơn tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ năm 2014
thì được sử dụng hệ số K điều chỉnh cho từng dự án cụ thể để không nhỏ hơn năm
2014” và nội dung Công văn số 3478/STNMT-ĐĐBĐVT ngày 22/12/2015 của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi về việc xác định và phê duyệt hệ số K
tại khoản 20, điều 26 Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 05/3/2015 của
UBND tỉnh Quảng Ngãi; cần thiết phải xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất
nông nghiệp năm 2014, từ đó xác định hệ số K điều chỉnh cho dự án.
Ngày 15/10/2016, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công văn số
268/UBND-CNXD ngày 15/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc áp dụng
một hạn mức diện tích để tính giá trị hỗ trợ về đất nông nghiệp trong khu dân cư
thuộc dự án: Khu Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A.
Tại khoản 1 của Công văn có nêu: “Thống nhất việc Công ty TNHH VSIP
Quảng Ngãi áp dụng chung một hạn mức diện tích đất nông nghiệp là 1000m2 để
tính giá trị hỗ trợ về đất nông nghiệp trong khu dân cư thuộc dự án Khu đô thị -
Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A”.
2. Xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp năm 2014.
2.1. Đơn giá bồi thường đất nông nghiệp.
Đơn giá đất nông nghiệp áp dụng để tính bồi thường được được quy định tại
Quyết định số 56/2013/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 của UBND tỉnh Ban hành giá
các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2014; cụ thể: Đơn giá đất nông
nghiệp trên địa bàn thị trấn Sơn Tịnh (nay là phường Trương Quang Trọng):
32.000 đ/m2.
2.2. Mức hỗ trợ đất nông nghiệp.
Căn cứ Công văn số 268/UBND-CNXD ngày 15/10/2016 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi về việc áp dụng một hạn mức diện tích để tính giá trị hỗ trợ về đất
nông nghiệp trong khu dân cư thuộc dự án: Khu Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng
Ngãi - Giai đoạn 1A.
Tại khoản 1 của Công văn có nêu: “Thống nhất việc Công ty TNHH VSIP
Quảng Ngãi áp dụng chung một hạn mức diện tích đất nông nghiệp là 1000m2 để
tính giá trị hỗ trợ về đất nông nghiệp trong khu dân cư thuộc dự án Khu đô thị -
Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A”.
=> Mức hỗ trợ được tính theo 02 phần diện tích:
* Đối với phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi
thường ≤ 1000m2:
Mức hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư trên trên địa bàn thị trấn Sơn
Tịnh (nay là phường Trương Quang Trọng) năm 2014: 205.000đ/m2 áp dụng tại
Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày ngày 23/01/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Phê duyệt mức giá hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2014.
=> Đơn giá tính bồi thường, hỗ trợ về đất đối với diện tích đất nông
nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi thường:
* Đối với phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi
thường ≤ 1000m2: 32.000đ/m2 + 205.000đ/m2 = 237.000đ/m2.
* Đối với phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi
thường > 1000m2:
Mức hỗ trợ đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Sơn Tịnh (nay là phường
Trương Quang Trọng) đối với phần diện tích đất NN bị thu hồi, đủ điều kiện bồi
thường > 1000m2 được tính bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp: 1,5 lần x 32.000đ/m2
= 48.000đ/m2 áp dụng tại Khoản 11, Điều 24 Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày
28/01/2013 của UBND tỉnh “ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất
nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn,
khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh
giới khu dân cư lớn hơn 05 (năm) lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành
của UBND tỉnh thì đối với phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn hơn 05
(năm) lần hạn mức giao đất ở được tính hỗ trợ bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp”.
=> Đơn giá tính bồi thường, hỗ trợ về đất đối với diện tích đất nông
nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi thường:
* Đối với phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi
thường >1000m2: 32.000đ/m2 + 48.000đ/m2 = 80.000đ/m2.
Thực hiện các văn bản nêu trên, Trung tâm đã lập và trình UBND thành phố
phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp (Phương án đợt II,
IV, VIII, IX, XI, XIII - Phường Trương QuangTrọng).
Sau khi phương án được phê duyệt, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Quảng
Ngãi phối hợp với Chủ đầu tư tiến hành chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân có
tên trong các phương án được lập và đã được phê duyệt. Tuy nhiên, đối với các hộ
dân có diện tích đất nông nghiệp > 1000m 2 không thống nhất với đơn giá bồi
thường, hỗ trợ về đất và vẫn chưa đồng ý nhận tiền bồi thường vì cho rằng đơn giá
bồi thường, hỗ trợ về đất là không đồng đều. Cụ thể, đối với các hộ có đất nông
nghiệp bị thu hồi với diện tích < 1000m 2 thì nhận được với đơn giá bồi thường, hỗ
trợ về đất cao hơn (237000 đồng/m2) còn những hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi
với diện tích > 1000m2 thì nhận được với đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất thấp
hơn (với đơn giá giảm dần từ 237.000 đồng/m2 đến 80.000 đồng/m2).
3. Xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp theo quy định
tại Công văn số 3701/UBND-CNXD ngày 26/6/2018 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi.
Ngày 26 tháng 6 năm 2018, UBND tỉnh Quảng Ngãi có Công văn số
3701/UBND-CNXD về việc chi trả phần hỗ trợ cho các hộ dân có diện tích lớn
hơn 1.000m2 đối với các phương án bồi thường đã phê duyệt trước ngày
31/12/2017 tại dự án Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A.
Tại khoản 1 của Công văn có nêu: “Thống nhất việc Công ty TNHH VSIP
Quảng Ngãi hỗ trợ kinh phí để chi trả bổ sung cho các hộ dân đối với phần diện
tích đất nông nghiệp thu hồi lớn hơn 1.000m 2 đã được phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ trước ngày 31/12/2017 tại dự án Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng
Ngãi (Giai đoạn 1A) phần kinh phí này được tính vào chi phí đầu tư của dự án
(không khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp)”.
Ngày 05 tháng 7 năm 2018, UBND thành phố Quảng Ngãi có Công văn số
3933/UBND-XD về việc rà soát, điều chỉnh và phê duyệt phương án bồi thường,
hỗ trợ cho các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi lớn hơn 1.000m 2 (đã được phê
duyệt PABT trước ngày 31/12/2017) thuộc dự án Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng
Ngãi - Giai đoạn 1A.
Tại khoản 1 của Công văn có nêu “ Giao Trung tâm Phát triển quỹ đất
thành phố khẩn trương rà soát tất cả các trường hợp hộ dân có đất nông nghiệp bị
thu hồi lớn hơn 1.000m2 (đã được UBND thành phố phê duyệt PABT trước ngày
31/12/2017) thuộc dự án Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A,
thực hiện điều chỉnh bổ sung đối với phần hỗ trợ thêm theo Chủ trương của UBND
tỉnh Quảng Ngãi tại Điểm 1 văn bản nêu trên, trình UBND thành phố (qua phòng
Tài nguyên và Môi trường) phê duyệt để làm cơ sở tổ chức thực hiện các bước tiếp
theo. Hoàn thành nhiệm vụ trước ngày 15/7/2018”.
* Như vậy, theo các văn bản quy định hiện hành nêu trên có thể thấy:
3.1. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp theo quy định tại
Quyết định 13/2015/QĐ-UBND ngày 05/3/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Đơn giá bồi thường đất nông nghiệp: 40.000 đ/m2
Đơn giá tính bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp áp dụng khoản 1, Điều 23,
Quyết định 13/2015/QĐ-UBND ngày 05/3/2015 của UBND tỉnh: “Hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại Khoản 1, Điều 20 Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng 03 lần
giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất quy định hiện hành của UBND
tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đủ điều kiện bồi
thường…”.
Đơn giá hỗ trợ đất nông nghiệp: 3 lần x 40.000đ /m2 = 120.000 đồng/m2.
=> Đơn giá tính bồi thường, hỗ trợ về đất đối với toàn bộ diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi thường:
40.000đ/m2 + 120.000đ/m2 = 160.000đ/m2.
3.2. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất Đối với phần diện tích đất nông
nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi thường ≤ 1000m 2 (theo quy định tại Công văn
số 268/UBND-CNXD ngày 15/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi).
Đơn giá đất nông nghiệp: 32.000 đ/m2.
Mức hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư trên trên địa bàn thị trấn Sơn
Tịnh (nay là phường Trương Quang Trọng) năm 2014: 205.000đ/m2 áp dụng tại
Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày ngày 23/01/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Phê duyệt mức giá hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2014.
=> Đơn giá tính bồi thường, hỗ trợ về đất đối với diện tích đất nông
nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi thường:
* Đối với phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện bồi
thường ≤ 1000m2: 32.000đ/m2 + 205.000đ/m2 = 237.000đ/m2.
=> Do đó, hệ số điều chỉnh về giá đất nông nghiệp đối với các hộ dân có đất
nông nghiệp bị thu hồi thuộc dự án Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai
đoạn 1A đã được UBND thành phố ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ trước ngày 31/12/2017 sẽ được điều chỉnh hỗ trợ thêm đối với phần
diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi > 1000m2 được xác định như sau:
Hệ số điều chỉnh = (237.000 đồng/m2/160.000 đồng/m2) = 1,482.

Chương 3: Giải pháp


*Giải pháp của địa phương:
-Để giải quyết tháo gỡ vướng mắc cho dự án Vsip cũng như các dự án thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo
các Phòng ban và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, họp dân và có hướng giải
quyết vướng mắc cho dự án.
1/Chỉ đạo điều chỉnh hệ số giá đất bồi thường chuẩn cho đơn giá đất/ m2
áp dụng trên 1 địa bàn phường.
+Căn cứ Thông báo kết luận số 317-TB/UBND ngày 09/11/2016 của đồng
chí Đặng Văn Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi tại cuộc
họp giải quyết một số nội dung vướng mắc trong việc thực hiện dự án Khu đô thị -
Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A;
+Căn cứ Công văn số 3701/UBND-CNXD ngày 26 tháng 6 năm 2018 của
UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc chi trả phần hỗ trợ cho các hộ dân có diện tích lớn
hơn 1.000m2 đối với các phương án bồi thường đã phê duyệt trước ngày
31/12/2017 tại dự án Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi (giai đoạn 1A);
+ Căn cứ Công văn số 3933/UBND-XD ngày 05 tháng 7 năm 2018 của
UBND thành phố Quảng Ngãi về việc rà soát, điều chỉnh và phê duyệt phương án
bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi lớn hơn 1.000m 2
(đã được phê duyệt PABT trước ngày 31/12/2017) thuộc dự án Khu đô thị - Dịch
vụ VSIP Quảng Ngãi - Giai đoạn 1A;
+ Căn cứ Quyết định số 176/2018/QĐ-UBND ngày 22/02/2018 của UBND
tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp để tính
tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
+ Căn cứ Công văn số 7922/UBND-NNTN ngày 28/12/2018 của UBND
tỉnh Quảng Ngãi về việc áp dụng hệ số K điều chỉnh giá đất để tính bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
-Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố tại cuộc họp Hội đồng thẩm
định thông qua phương án bồi thường, hỗ trợ dự án Khu Đô thị - Dịch vụ VSIP
Quảng Ngãi, giai đoạn 1A (phương án đợt XI ở phường Trương Quang Trọng và
phương án đợt XII ở xã Tịnh Ấn Tây) ngày 02/02/2017 có giao cho Trung tâm
Phát triển Quỹ đất tỉnh – Chi nhánh thành phố tổ chức cuộc họp nói rõ cơ chế,
chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các thành phần trong bộ máy chính trị của
UBND phường cũng như Tổ công tác hỗ trợ dự án Khu Đô thị - Dịch vụ VSIP
Quảng Ngãi do UBND phường thành lập; rồi sau đó UBND phường sẽ kết hợp với
Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh – Chi nhánh thành phố và VSIP tổ chức vận
động, giải thích cho các hộ dân chưa thống nhất nhận tiền bồi thường, hỗ trợ dự án
VSIP để hiểu và nắm rõ cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ hiện hành của
UBND tỉnh để có thể sớm đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt
bằng cho VSIP triển khai thực hiện dự án.
- Ngày 24/02/2017 Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh – Chi nhánh thành phố
kết hợp với UBND phường Trương Quang Trọng tổ chức cuộc họp để nói rõ cơ
chế, chính sách bồi thường hỗ trợ hiện hành của UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với
phần diện tích đất trên 1000 m 2 và dưới 1000 m 2 các hộ dân chưa thống nhất
nhận tiền bồi thường dự án VSIP để vận động, giải thích các ý kiến, kiến nghị của
các hộ dân này. Tuy đã được lãnh đạo Trung tâm PTQĐ tỉnh – CN thành phố và
lãnh đạo UBND phường và Tổ công tác hỗ trợ dự án vận động, giải thích các ý
kiến, kiến nghị của các hộ dân này, nhưng các hộ này đều không thống nhất với cơ
chế, chính sách bồi thường hiện nay vì cho rằng quá bất hợp lý và không công
bằng giữa các hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên và dưới 1000m 2 . Họ
cho rằng theo Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ là cấp đất theo khẩu mà giờ lại
bồi thường chỉ hỗ trợ trong phần diện tích 1000 m 2 ; mà những hộ có diện tích
dưới 1000 m 2 hầu hết trước đây là các hộ kinh doanh hay cán bộ công nhân viên
chức có điều kiện khá giả; còn những hộ có diện tích đất nông nghiệp lớn là các hộ
trước kia đông con, có điều kiện kinh tế khó khăn và hiện nay là các hộ nghèo hay
cận nghèo ở phường; nên với cơ chế bồi thường đất nông nghiệp như hiện nay là
không thỏa đáng và không công bằng đối với các hộ nghèo có diện tích đất nông
nghiệp lớn. Vì thế, các hộ dân đã có đơn tập thể đề nghị Chủ tịch UBND thành phố
và Chủ tịch, Bí thư UBND tỉnh về trực tiếp đối thoại với các hộ dân để thấy được
sự khó khăn, vướng mắc của họ khi không đồng ý nhận tiền bồi thường để bàn
giao đất cho VSIP xây dựng dự án.
* Đề xuất của học viên:
- Tuy UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có chỉ đạo điều chỉnh hệ số giá đất để tính bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên vẫn còn
một số hộ dân vẫn chưa thống nhất với đơn giá đất nông nghiệp với lý do đơn giá
đất nông nghiệp vẫn còn quá thấp nên chưa đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn
giao mặt bằng cho Chủ đầu tư để thực hiện dự án, gây nên tình trạng chậm trễ của
một số dự án trọng điểm như dự án Đường dẫn Cầu Thạch Bích; Khu đô Thị Dịch
vụ - Du lịch Vsip; Khu dân cư 577; .....
- Các hộ dân liền kề giáp ranh nhau cùng trúng dự án bồi thường nằm trên 2 địa
bàn Phường, xã giáp ranh nhưng có đơn giá khác nhau (cụ thể xã Tịnh Ấn Tây và
P. Trương Quang Trọng) gây nên sự so sánh trong dự luận. Ngoài ra các doanh
nghiệp tư nhân có chủ trương thỏa thuận nâng giá bồi thường gây nên sự chênh
lệch giữa đơn giá bồi thường Khi Nhà nước thu hồi đất và các dự án lân cận
- Điều chỉnh đơn giá đất bồi thường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho hợp lý với
giá thị trường.
- Tạo phương án hỗ trợ chuyển đổi và đào tạo công ăn việc làm đối với các hộ
dân bị thu hồi hết đất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Vận động tuyên truyền cho người dân đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước, công khai cơ chế bồi thường cho dân biết, dân rõ.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này em có một số kết luận như sau:
- Thực tế hiện nay, trước tình hình kinh tế đang tăng trưởng mạnh. Nhà nước
đầu tư phát triển các dự án hạ tầng , giao thông, thủy lợi, các khu dân cư ..
Chính sách thu hút các Doanh nghiệp nước ngoài và trong nước đầu tư các
dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày càng nhiều, tạo công ăn việc làm,
phát triển hạ tầng, du lịch, kinh tế,... trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên
do cơ chế chính sách, đơn giá bồi thường chưa hợp lý và thống nhẩt gây nên
sự chậm trễ của các dự án, tạo bức xúc trong dự luận và gây nên tâm lý e
ngại của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tình hình các hộ dân chưa
thống m
- Qua số liệu và báo cáo hàng năm tại UBND xã, phường trên địa bàn Thành
phố thì tình trạng đơn thư khiếu kiện về việc bồi thường đất nông nghiệp trên
địa bàn Thành phố ngày càng tăng. Vì vậy cần phải phối hợp các Sở Ban
ngành thực hiện các công tác tham mưu, điều chỉnh, hòa giải, các vướng mắc
đất đai khi bồi thường trên địa bàn tỉnh, cụ thể là bồi thường đất nôngnghiệp.
Bên cạnh đó pháp luật liên quan đến bồi thường đất nông nghiệp cũng cần
được sửa đổi, bổ sung để phù hợp vói tình hình phát triển của địa phương
theo từng thời kỳ.
- Nghiên cứu về vấn đề bồi thường đất nông nghiệp là vấn đề phức tạp vì chưa
có sự thống nhất trong pháp luật nước ta tronng cơ chế bồi thường. Em nhận
thấy việc nghiên cứu đề tài này rất có ý nghĩa quan trọng vì Pháp luật trong
bồi thường thu hồi đất nông nghiệp là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với sự
phát triển của các dự án đầu tư và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hộ dân
khi bị thu hồi đất nông nghiệp, tránh tình trạng đơn thư khiếu nại, gây bức
xúc trong lòng người dân bị thu hồi đất. Do khả năng của em còn hạn chế và
tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài không nhiều và những lý do khác nữa nên
luận văn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Em mong có sự đóng góp của
các thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn. Cuối cùng em muốn cảm ơn thầy cô đã
đọc đề tài của em và em mong thầy cô sẽ cho em những nhận xét về những
điểm tích cực, hạn chế để em hoàn thiện hơn đề tài cũng nhu kiến thức của
mình

You might also like