Phương Pháp Top Base

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 86

www.vietcons.

org

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
* Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................... 4
* Mục đích nghiên cứu: ............................................................................. 4
* Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 4
* Nội dung và phương pháp nghiên cứu: ................................................... 5
* Lịch sử hình thành và phát triển: ............................................................ 5
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ............................................... 6
Chương 1: Giới thiệu chung Top-Base ........................................................... 7
1.1. Lời nói đầu [15]: .................................................................................. 7
1.2. Hình dạng và kích thước của Top-Block [15]: ..................................... 8
1.3. Phương pháp thi công: ....................................................................... 10
1.4. Tính ưu việt và phạm vi ứng dụng của phương pháp Top-Base [15]: . 11
1.4.1. Tính ưu việt của phương pháp Top-base: .................................... 11
1.4.2. Phạm vi ứng dụng của phương pháp Top-base:........................... 11
1.5. Đặc điểm cơ lý của phương pháp Top-base [15]: ............................... 12
1.6. Công tác đào đất: ............................................................................... 18
1.7. Công tác lắp đặt Top-block: ............................................................... 19
1.8. Đổ bêtông tại chỗ: ............................................................................. 21
1.9. Chèn đá dăm: ..................................................................................... 22
1.10. Liên kết khoá đỉnh các khối phễu: ................................................... 23
1.11. Cách xử lý một vài tình huống trong quá trình thi công Top-base: ... 25
1.11.1. Chèn đá dăm chưa đạt yêu cầu (do lượng đá dăm chưa đủ)....... 25
www.vietcons.org

1.11.2. Khi đặt Top base trên nền đất rất yếu: ....................................... 26
1.11.3. Trường hợp hố móng quá sâu: .................................................. 26
1.11.4. Trường hợp đặt Top-base trên các độ cao khác nhau: ............... 26
1.11.5. Trường hợp đặt Top-base trên nền đất đắp ................................ 27
1.12. Nghiệm thu thi công Top-base: ........................................................ 27
1.13. Một số ví dụ thực hành xây dựng [15]: ............................................ 28
1.14. Các điểm cần lưu ý: ......................................................................... 30
1.15. Những tiêu chuẩn kĩ thuật chung và các quy trình thử tải [15]: ........ 31
1.15.1. Hình dáng, kích thước và chất lượng của sản phẩm Topbase .... 31
1.15.2. Quy trình thử tải nén nền Top-base: .......................................... 31
Chương 2: Thiết kế Top-Base ...................................................................... 34
2.1. Khái quát [15]:................................................................................... 34
2.1.1. Tổng quan về phương pháp:........................................................ 34
2.1.2. Đặc điểm của Top-base:.............................................................. 36
2.1.3 Phạm vi áp dụng Top-base:.......................................................... 36
2.2. Các nguyên tắc [15]: .......................................................................... 37
2.2.1. Mục đích gia cố nền. ................................................................... 37
2.2.2. Cơ chế gia cố nền đất. ................................................................. 42
2.3. Nguyên lý thiết kế [15]: ..................................................................... 46
2.3.1. Lựa chọn phương pháp: ............................................................. 46
2.3.2. Tính toán thiết kế: ....................................................................... 48
2.4. Các đặc tính kĩ thuật của sản phẩm và vật liệu [15]: .......................... 58
2.5 Phương pháp phần tử hữu hạn trong phân tích Top-Base:................... 60
2.5.1 Phần tử khối: ............................................................................... 60
www.vietcons.org

2.5.2. Mô hình phi tuyến phần tử khối: ................................................. 63


Chương 3: Ứng dụng Top-base ở Việt Nam ................................................. 68
3.1 Đánh giá điều kiện áp dụng Top-base tại Việt Nam: ........................... 68
3.1.1 Điều kiện địa chất tại các thành phố lớn ở Việt Nam ................... 68
3.1.2 Đánh giá hiệu quả của phương pháp Top-base: ............................ 69
3.2 Phân tích thí nghiệm Top-Base theo phương pháp phần tử hữu hạn: .. 72
3.3 Nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng của nền gia cố Top-Base:
................................................................................................................. 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
www.vietcons.org

CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN:

Chương 1:
Bảng 1 .............................................................................................................33
Hình 1.1.............................................................................................................8
Hình 1.2. Kích thước và hình dạng chuẩn của Top-Block................................8
Hình 1.3. Mặt cắt Top-Base..............................................................................9
Hình 1.4. Mặt bằng Top-Base...........................................................................9
Hình 1.5. Phương pháp thi công......................................................................10
Hình 1.6...........................................................................................................11
Hình 1.7...........................................................................................................12
Hình 1.8. Đặc tính của Top-base.....................................................................12
Hình 1.9. Bánh xích dạng Top-shape của máy ủi............................................12
Hình 1.10.........................................................................................................13
Hình 1.11. Phân phối cường độ của các loại móng khác nhau sau khi lún dài hạn..14
Hình 1.12.........................................................................................................14
Hình 1.13.........................................................................................................15
Hình 1.14. Biểu đồ Tải trọn Độ lún các loại móng.........................................16
Hình 1.15. Ứng suất dưới đất Móng Top-Base...............................................16
Hình 1.16. Phân bố ứng suất Móng Top-Base................................................16
Hình 1.17. Biến dạng ngang của Móng Top-Base..........................................16
Hình 1.18. Chuyển vị ngang dưới Móng Top-Base........................................17
Hình 1.19. Khả năng chịu tải và Độ lún của các loại Móng............................17
Hình 1.20.........................................................................................................18
Hình 1.21.........................................................................................................19
Hình 1.22.........................................................................................................20
Hình 1.23.........................................................................................................21
www.vietcons.org

Hình 1.24.........................................................................................................22
Hình 1.25.........................................................................................................23
Hình 1.26.........................................................................................................25
Hình 1.27.........................................................................................................30
Hình 1.28.Cấu tạo Top-Block.........................................................................31
Hình 1.29. Thí nghiệm thử tải ở công trường đã xây dựng xong....................32
Hình 1.30. Thí nghiệm thử tải ở công trường chưa xây dựng........................32
Hình 1.31.........................................................................................................33

Chương 2:
Bảng 2.1. Kết quả thử trong phòng thí nghiệm...............................................38
Bảng 2.2. Các tiêu chuẩn ứng dụng phổ biến của phương pháp móng Top-base..50
Bảng 2.3. .........................................................................................................54
Bảng 2.4. hệ số khả năng chịu tải của nền đất ban đầu và Top-base..............55
Bảng 2.5: Các tham số của mô hình Mohr-Coulomb......................................66
Hình 2.1. Top-block bê tông và Top-base.......................................................34
Hình 2.2. Tên các bộ phận của móng top-base................................................35
Hình 2.3. Các loại móng thử lún trong thời gian dài.......................................39
Hình 2.4. Đồ thị quan hệ độ lún – thời gian....................................................39
Hình 2.5. Kết quả thí nghiệm lún trong phòng thí nghiệm..............................40
Hình 2.6. Kết quả thí nghiệm cho đất hóa lỏng trong thí nghiệm lún dài hạn..40
Hình 2.7. Các đường cong tải – lún(thử tải tại công trường)..........................43
Hình 2. 8. Các đường cong tải - lún (trong phòng thí nghiệm).......................43
Hình 2.9. Phân bố ứng suất sau khi lún dài hạn..............................................43
Hình 2.10. Sơ đồ phân bố biến dạng ngang.....................................................44
Hình 2.11. Sơ đồ khối chấp nhận phương pháp Top-base..............................46
Hình 2.12.........................................................................................................53
Hình 2.13. Độ rộng tác dụng hiệu quả và hệ số k1 dưới tải lệch tâm..............54
www.vietcons.org

Hình 2.14. Phương pháp lựa chọn hệ số K2 (đất sét, Top-block 500)...........54
Hình 2.15. Biểu đồ hệ số khả năng chịu tải của Top-Base..............................55
Hình 2.16. Phương pháp tính toán độ lún........................................................56
Hình 2.17. Khối bê tông dạng phễu dùng trong đất liền.................................58
Hình 2.18.........................................................................................................59
Hình 2.19: Phần tử bốn mặt (trái), lăng trục (giữa), và phần tử sáu mặt (phải)...60
Hình 2.20: Hệ tọa độ tự nhiên của phần tử sáu mặt........................................62
Hình 2.21: Tiêu chuẩn dẻo Mohr-Coulomb ...................................................64
Hình 2.22: Tiêu chuẩn phá hoại Mohr-Coulomb trong không gian ứng suất chính...65
Hình 2.23: Xác định góc ma sát trong và lực dính đơn vị...............................67
Hình 2.24: Xác định góc giãn nở....................................................................67

Chương 3:
Bảng 3.1: Những công trình đã áp dụng trên thực tế tại Việt Nam.................71
Bảng 3.2: Bảng chỉ tiêu cơ lý các lớp đất dưới đáy móng..............................72
Bảng 3.3: Đặc trưng của loại nền 1.................................................................77
Bảng 3.4: Đặc trưng của loại nền 2.................................................................77
Bảng 3.5: Đặc trưng của loại nền 3.................................................................77
Hình 3.1. Quan hệ tải trọng - độ lún (từ thí nghiệm mô hình)........................70
Hình 3.2: Mô phỏng thí nghiệm nén hiện trường bằng bàn nén.....................73
Hình 3.3: Chuyển vị của hệ khi có gia cố Top-Base.......................................74
Hình 3.4: Chuyển vị của hệ khi không gia cố Top-Base.................................75
Hình 3.5: Mô hình tính toán............................................................................78
Hình 3.6: Sự gia tăng ứng suất lệch với đất nền loại 1....................................79
Hình 3.7: Sự gia tăng ứng suất lệch với đất nền loại 2....................................79
Hình 3.8: Sự gia tăng ứng suất lệch với đất nền loại 3....................................80
Hình 3.9: Độ lệch chuyển vị giữa đỉnh và đáy móng đất nền 2......................80
www.vietcons.org
4

MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài:
Công nghiệp xây dựng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhằm
đáp ứng yêu cầu của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Thực tiễn đó thúc đẩy sự sáng tạo và áp dụng các công nghệ xây dựng mới
đồng thời phải luôn cố gắng cải tiến các công nghệ xây dựng hiện có để phù
hợp hơn với yêu cầu mới.
Trong những năm gần đây, các công nghệ, phương pháp xử lý nền đất mới đã
được đưa vào áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nhưng hầu hết các công nghệ này
chỉ mới chú trọng tới những công trình cao tầng có tải trọng lớn.
Với sự quan tâm đặc biệt tới những công trình thấp tầng có tải trọng trung
bình, trên nền đất yếu, tới môi trường tôi đã tìm hiểu và tiếp cận với Phương
pháp TOP-BASE (TOP-BASE Method). Trong phạm vi đề tài này, tôi xin
giới thiệu Phương pháp TOP-BASE cũng như sự nghiên cứu và ứng dụng nó
trong điều kiện địa chất ở Việt Nam.
* Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về công nghệ xử lý nền bằng Top-Base và ứng dụng của nó trong
điều kiện địa chất ở Việt Nam.
Qua đó để thấy được sự hiệu quả khi sử dụng công nghệ Top-Base.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tính toán và ứng dụng nền Top-Base trong điều kiện địa chất ở
Việt Nam.
Tuy nhiên, do không có điều kiện thực hiện thí nghiệm xác định khả năng
chịu tải của Top-Base nên sẽ được thực hiện bằng phương pháp lý thuyết kết
hợp với tài liệu nén tính của một số công trình thực tế do công ty đã thi công.
www.vietcons.org
5

* Nội dung và phương pháp nghiên cứu:


Chúng tôi sẽ tiến hành phân tích sự làm việc của nền được gia cố bằng
Phương pháp TOP-BASE theo hai hướng:
- Hướng phân tích lý thuyết:
Dựa vào mô hình nền biến dạng tuyến tính, phân tích sức chịu tải về biến
dạng của nền, tài liệu do bên phía Hàn Quốc cung cấp.
- Phân tích thực nghiệm:
Dựa trên tài liệu nén tĩnh của một số công trình đã thi công.
Từ các kết quả thu được sẽ đưa ra kết luận về sức chịu tải của nền đất khi áp
dụng phương pháp TOP-BASE.
* Lịch sử hình thành và phát triển:
Phương pháp TOP-BASE được sử dụng lần đầu tiên tại Nhật Bản vào những
năm 80 của thế kỷ XX. Trong thời gian đầu thì giải pháp này không được
quan tâm nghiên cứu và phát triển.
Sau trận động đất lớn ở Chibahien Nhật Bản vào năm 1987, người Nhật nhận
thấy sự bền vững của những công trình được sử dụng phương pháp TOP-
BASE. Từ đó họ bắt đầu tập trung nghiên cứu và phát triển chúng.
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, phương pháp TOP-BASE là sáng kiến kỹ
thuật đặc biệt của Nhật Bản và đã trở thành một thuật ngữ quốc tế dưới tên
gọi Phương pháp móng cọc dài phễu (TOP-BASE Method). Với việc chế tạo
hàng loạt những top-block bằng bê tông trong nhà máy, Phương pháp TOP-
BASE dễ dàng được sử dụng trong nhiều công trình tại Nhật Bản. Tuy nhiên,
mỗi top-block nặng khoảng 75kg, việc vận chuyển chúng đến công trường rất
phức tạp và đòi hỏi thi công bằng các thiết bị lớn.
Nhận thấy tính ưu việt của Phương pháp TOP-BASE, các kỹ sư Hàn Quốc
nhanh chóng nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến mạnh mẽ công nghệ này. Thay
www.vietcons.org
6

cho việc đúc sẵn trong nhà máy, top-block được đổ ngay tại hiện trường với
những khuôn nhựa được làm từ rác thải tái chế. Những cải tiến này góp phần
giảm giá thành cũng như rút ngắn thời gian thi công và xử lý được một phần
chất thải rắn khó phân huỷ.
Năm 1995, Bộ giao thông xây dựng Hàn Quốc đã kiểm định và cho phép áp
dụng rộng rãi Phương pháp TOP-BASE trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Phương pháp TOP-BASE có ưu điểm nổi trội trên ba phương diện sau đây:
- Khắc phục hiện tượng lún không đều, giảm tối đa tác hại của chấn động
(động đất, dư chấn khác..)
- Thời gian thi công nhanh, giá thành hợp lý.
- Thân thiện với môi trường
www.vietcons.org
7

Chương 1: Giới thiệu chung Top-Base

1.1. Lời nói đầu [15]:


Một phương án móng mới gần đây được gọi là Phương pháp TOP-BASE đã
thu hút sự quan tâm của các kỹ sư Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó được sử dụng
trên nền đất yếu để giảm độ lún cố kết và tăng khả năng chịu tải của nền.
Phương pháp Top-base là phương pháp đặt các khối bê tông hình phễu trong
nền đá dăm lên lớp đất yếu. Phương pháp Top-base đổ bê tông tại chỗ cho
thấy độ lún cố kết giảm từ 1/10 ÷ 1/2 hoặc nhiều hơn, đồng thời tăng khả
năng chịu tải của nền từ 50% - 200% hoặc nhiều hơn so với nền đất ban đầu
chưa được xử lý.
Phương pháp Top-base có tác dụng ngăn cản chuyển vị ngang của lớp đất yếu
và làm giảm khả năng giãn nở dẫn đến giảm độ lún móng công trình, và phân
phối ứng suất bên dưới đáy móng đều hơn dẫn đến tăng khả năng chịu lực của
nền.
Do sự gia tăng dân số, sự thiếu thốn về đất đai, và nhu cầu sử dụng đất yếu để
xây dựng công trình đã thúc đẩy các kỹ sư xây dựng tìm ra các giải pháp cải
thiện các khu vực nền đất yếu phục vụ công tác xây dựng sao cho tiết kiệm
chi phí vật liệu và chi phí xây dựng, phương pháp này chỉ nên dùng cải thiện
nền đất bề mặt và ngay dưới bề mặt.
Gần đây, một phương pháp mới được phát minh mà liên kết các khối bê tông
hình phễu và đặt chúng lên trên nền đất. Các nhóm Top-block có thể được sử
dụng như phương án móng nông để thay thế móng cọc. Nó được gọi là
“Móng Top-base”. Thực tế cho thấy nhiều công trình xây dựng ứng dụng
phương pháp này đem lại hiệu quả mạnh mẽ trong việc giảm độ lún và tăng
khả năng chịu lực của nền đất.
www.vietcons.org
8

Hình 1.1. [15]


Phương pháp móng cải tiến, Top-base, được sử dụng thành công nhằm cải
thiện nền đất yếu trong hơn 10 năm qua tại Hàn Quốc. Có 2 loại móng Top-
base: loại thứ 1 được đúc sẵn trong nhà máy, loại thứ 2 là đổ bê tông tại chỗ.
Mặc dù cả 2 loại móng này có đặc tính như nhau, tuy nhiên phương pháp
Top-base đúc tại công trường thi công dễ dàng hơn và chi phí rẻ hơn so với
phương pháp Top-base sản xuất sẵn trong nhà máy. Vì vậy, hầu hết các kỹ sư
nhận định rằng phương pháp móng Top-base đổ tại chỗ mà được phát triển và
cải thiện bởi công ty Banseok Top-Base Co., Ltd là phương án móng tối ưu
hơn cả.
1.2. Hình dạng và kích thước của Top-Block [15]:
vßng thÐp
Ø10
phÇn trô nãn
50

phÇn trô nãn


200

135
500

phÇn cäc khu«n nhùa tæng hîp


200

t = 5 mm

phÇn mòi v¸t


50

200 50 50 200

500

Hình 1.2. Kích thước và hình dạng chuẩn của Top-Block,[15]


www.vietcons.org
9

Một khái niệm mới của phương pháp Top-base đổ bê tông tại chỗ là sử dụng
các thanh thép nối các Top-block với nhau tạo thành nhóm các Top-block (nối
tại vị trí giao giữa phần trụ nón và phần cọc), đổ bê tông vào phễu nhựa, rải
đá dăm đầm chặt, lắp dựng cốt thép nối phía trên, v.v…, phần trụ nón nghiêng
với phương ngang 450 có tác dụng phân phối lại ứng suất của tải trọng, và
phần mũi vát được thiết kế đặc biệt để ngăn cản biến dạng ngang của Top-
block.

Hình 1.3. Mặt cắt Top-Base, [15]


Đây là phương pháp thi công Top-base mới làm giảm chi phí xây dựng do tiết
kiệm được thời gian thi công, đơn giản và giảm chi phí vật liệu.

Hình 1.4. Mặt bằng Top-Base, [15]


www.vietcons.org
10

1.3. Phương pháp thi công:

Bước 1: Nối các phễu nhựa thành khối Bước 2: Lắp đặt các khối phễu nhựa

Bước 3: Đổ bê tông các phễu nhựa Bước 4: Rải đá dăm

Bước 5: Lắp đặt các thanh thép nối phía trên Bước 6: Hoàn thành Móng
Top-base
Hình 1.5. Phương pháp thi công, [18]
www.vietcons.org
11

1.4. Tính ưu việt và phạm vi ứng dụng của phương pháp Top-Base [15]:
1.4.1. Tính ưu việt của phương pháp Top-base:
- Đảm bảo an toàn cho tải trọng đặt trên nền
đất yếu.
- Giảm độ lún tổng thể và lún lệch của công
trình, đồng thời tăng khả năng chịu tải của
nền ban đầu.
- Hoàn toàn loại bỏ được ảnh hưởng xấu đến
việc xây dựng do tiếng ồn và chấn động gây
ra. Hình 1.6. [15]
- Có khả năng thi công ở nơi chật hẹp ngay cả trong công trình đã xây dựng.
- Thi công tiện lợi không cần thiết bị đặc biệt.
- Giảm thời gian thi công và giá thành xây dựng.
- Thân thiện với môi trường.

1.4.2. Phạm vi ứng dụng của phương pháp Top-base:


Phương pháp Top-base được áp dụng rộng rãi để xử lý nền cho các công trình
dân dụng và công nghiệp.
- Công trình liên quan tới bảo vệ môi trường như: bãi san lấp chất thải, nơi xử
lý chất thải.
- Nhà dân dụng bao gồm nhà thấp tầng và nhà nhiều tầng.
- Nhà công nghiệp.
- Bể chứa, bồn chứa và các công trình xử lý nước thải.
- Các công trình giao thông và thông tin liên lạc như: đường và các công trình
liên quan, hệ thống cáp ngầm…
www.vietcons.org
12

Hình 1.7. [15]

1.5. Đặc điểm cơ lý của phương pháp Top-base [15]:

Hình 1.8. Đặc tính của Top-base, [15] Hình 1.9. Bánh xích dạng
Top-shape của máy ủi, [15]
(Hình 1.8) là biểu đồ đặc tính của Top-base: phần trụ nón của Top-
block được đặt trong lớp vật liệu rời rạc (đá dăm) nằm trên nền đất yếu, phần
cọc của Top-block cũng được đặt trong phần địa tầng tương tự, và phần cốt
www.vietcons.org
13

thép phía trên và phía dưới có tác dụng nối các Top-block thành nhóm; vì vậy
phương pháp móng Top-base trở thành hệ kết cấu móng cứng linh hoạt.

Hình 1.10. [15]


Bên cạnh đó, góc giữa phần trụ nón của Top-block và phần đất (vật liệu
rời rạc ) tiếp xúc là 450, hình dạng tương tự như bánh xích của xe ủi đất (Hình
1.9), cấu tạo này cho phép phân tích tải trọng thẳng đứng tác dụng lên Top-
base được chia thành 2 thành phần: ứng suất thẳng đứng (PV) và ứng suất theo
phương ngang (PH). Điều này dẫn đến biến dạng ngang bị ngăn cản bởi lực
kháng của lớp vật liệu rời rạc và phần cọc, như trong (Hình 1.10).
Tóm lại, phương pháp Top-base là phương pháp cải thiện nền đất làm tăng
khả năng chịu tải của nền đất và giảm độ lún do sự phân phối lại ứng suất và
ngăn cản biến dạng ngang thông qua việc thiết lập nên hệ kết cấu tạo bởi lớp
đá dăm và hình dạng bánh xích của phần trụ nón.
(Hình 1.11) thể hiện biểu đồ phân phối cho các loại móng khác nhau: móng
bê tông và móng đá dăm có đường phân bố ứng suất không đều, móng trên
nền Top-base cho kết quả đường phân bố ứng suất đồng đều, có nghĩa là
www.vietcons.org
14

móng trên nền Top-base ổn định hơn. Thực tế, Top-base làm tăng từ 1,5 ÷ 2,5
lần khả năng chịu tải của nền và làm giảm 1/2 ÷ 1/4 lần độ lún so với nền đất
ban đầu.
Top-base không chỉ có tác dụng phân phối đều tải trọng tác dụng và độ lún,
nó còn làm giảm cường độ tải trọng truyền qua lớp Top-base do sự phân phối
lại ứng suất, vì vậy tải trọng tác dụng sẽ không gây ảnh hưởng đến lớp đất ở
dưới sâu.

Hình 1.11. Phân phối cường độ của các loại móng khác nhau sau khi
lún dài hạn, [15]

Hình 1.12. [15]


www.vietcons.org
15

Hình 1.13. [15]


www.vietcons.org
16

Hình 1.14. Biểu đồ Tải trọng Hình 1.15. Ứng suất


Độ lún các loại móng, [15] dưới đất Móng Top-Base, [15]

Hình 1.16. Phân bố ứng suất Hình 1.17. Biến dạng ngang của
Móng Top-Base, [15] Móng Top-Base, [15]
www.vietcons.org
17

Hình1.18. Chuyển vị ngang dưới Móng Top-Base, [15]

Hình 1.19. Khả năng chịu tải và Độ lún của các loại Móng, [15]
www.vietcons.org
18

Topbase là một phương pháp gia cố nền đất rất hiệu quả, cần được thực hiện
theo trình tự dưới đây:
Dưới đây quy định một số yêu cầu cụ thể cho công tác thi công Top-base:
1.6. Công tác đào đất:
Đất sẽ được đào đến độ sâu thiết kế, nếu hố đào sâu trên 1m phải dự kiến biện
pháp bảo vệ thành hố đào và thoát nước hố đào để bảo đảm điều kiện thi công.

Hình 1.20.
www.vietcons.org
19

Hình 1.21.
Trường hợp đáy hố đào ở trên mực nước ngầm (không bị ngập nước) và là lớp
đất rời rạc, cần tiến hành làm ẩm và đầm nén làm chặt lớp đất đáy hố móng,
trải vải địa kỹ thuật trước khi lắp đặt phễu nhựa hoặc Top-block đúc sẵn.
Trường hợp đáy hố móng khô ráo và là đất dính có R>0,5kg/cm2 thì chỉ cần
làm phẳng đáy hố móng, rải lớp vải địa kỹ thuật rồi lắp đặt phễu nhựa hoặc
Top-block đúc sẵn,
Nếu đất tại đáy hố móng quá yếu ( R< 0,3 kg/cm2 ) phải trải lớp đá mạt hoặc
đá dăm dày tối thiểu 100mm trên diện tích bố trí Top-base trước khi tiến hành
lắp đặt.

1.7. Công tác lắp đặt Top-block:


Khi lắp đặt các khối Top-block cần phải điều chỉnh độ cao của các móc thép
gắn trên phễu bê tông sao cho bằng nhau.
www.vietcons.org
20

Hình 1.22.[18]
Lưới cốt thép định vị cho trường hợp sử dụng Top-block là lưới thép thanh có
khoảng cách 500 x 500mm với đường kính thanh thép 10mm. Cũng có thể
chế tạo lưới thép này bằng hàn hồ quang điện ngay tại công trường, song cần
hàn thêm một thanh chéo vào mỗi ô vuông 500 x 500mm để làm khung định
vị phần cọc của Top-block.
Phần thẳng đứng có dạng cọc của Top-block (chân phễu) phải được chôn
hoặc đóng vào nền đất theo phương thẳng đứng vào ô có hình tam giác trên
lưới thép định vị (nếu dùng Top-block đúc sẵn).
Khi sử dụng Top-base theo phương pháp đúc bêtông tại chỗ trong các phễu
nhựa sẽ định vị các phễu nhựa bằng cách luồn các thanh thép Ø10 qua lỗ
khoan sẵn ở nơi tiếp giáp giữa phần cọc và phần côn của phễu nhựa. Nếu việc
chôn/đóng chặt các Top-block gặp khó khăn do nền quá cứng, có thể phải tạo
lỗ có đường kính bằng đường kính chân phễu để đút chân phễu vào đó. Các
phương pháp để tạo lỗ để đút chân phễu có thể là phương pháp dùng trụ gỗ
tròn có đường kính bằng đường kính chân phễu đóng vào nền rồi rút lên, hoặc
dùng máy khoan đứng cầm tay.
www.vietcons.org
21

Hình 1.23.
1.8. Đổ bêtông tại chỗ:
Hiện nay thường dùng Top-base với phương pháp đổ bêtông tại chỗ trong các
phễu nhựa (Phương pháp do Công ty TBS Hàn Quốc đề xuất năm 2000) hơn
là lắp dựng các khối Top-block bằng bêtông đúc sẵn (phương pháp của Nhật
đề xuất từ 1980) do các ưu điểm về sự linh hoạt và thuận tiện trong thi công,
không bị phụ thuộc thiết bị cơ giới, và khả năng hạn chế tai nạn lao động của
nó so với lắp đặt các Top-block bằng bê tông rất dễ đổ lại nặng trên 80kg/cái.
Về cường độ, bêtông đổ trong phễu nhựa chỉ cần mac R= 100 kg/cm2, nếu
khối lượng thi công nhỏ có thể trộn bê tông bằng máy trộn mini theo cấp phối
để đạt mác bê tông này.
Khi khối lượng thi công Top-base lớn, việc vận chuyển bê tông sau trộn đến
chỗ đổ vào phễu rất tốn nhân công, năng suất thấp, nếu không có cẩu phục vụ.
Tiền thuê cẩu phục vụ đổ bê tông sẽ đắt hơn so với dùng máy bơm bêtông. Để
bơm được bê tông vào phễu nhựa cần sử dụng bêtông mác 200. Vậy trường
hợp này sử dụng mác bê tông 200 đổ vào phễu là do yêu cầu công nghệ bơm
bê tông, là yêu cầu của biện pháp thi công, không phải do yêu cầu chịu lực
của Top-base.
www.vietcons.org
22

Để đầm chặt bêtông trong phễu nhựa có thể sử dụng đầm rung nếu là bêtông
trộn máy có độ sụt thấp, hoặc chỉ đầm bằng xẻng rất đơn giản nếu sử dụng
bêtông bơm có độ sụt lớn.

Hình 1.24.
1.9. Chèn đá dăm:
Tiến hành chèn và đầm đá dăm (kích thước đá 1-2cm) lấp đầy khoảng trống
giữa các khối bê tông hình phễu sau khi đúc bêtông ít nhất 24 giờ.
Đầm rung đá dăm đó chốn vào khoảng trống giữa các khối phễu là khâu quyết
định chất lượng kết cấu top base, đây là công đoạn quan trọng nhất trong
phương pháp thi công móng Top-base. Theo đó, cần phải tiến hành cẩn thận
và tỉ mỉ công tác chèn đá dăm và đầm rung đá dăm.
Trước hết, đổ đầy đá dăm trờn mặt các khối Top-block rồi dùng xẻng gạt đá
dăm chèn dần lấp đầy vào các khe trống giữa các phễu bê tông trong lúc đó
đồng thời tiến hành đầm rung.
Công tác đầm đá dăm có thể thực hiện bằng cách dùng cọc thép, thanh thép
chọc thủ công nếu khối lượng Top-base nhỏ.
Với khối lượng Top-base lớn chủ yếu dùng phương pháp đầm rung với loại
đầm dùi có động cơ ( dùng trong đầm bêtông ). Cần phải tiến hành công tác
www.vietcons.org
23

đầm rung để đảm bảo có được một kết cấu nền móng vững chắc có độ chặt
của đá dăm là tối đa, không để sót bất kỳ khoảng trống nào dưới phần côn của
phễu. Thực hiện yêu cầu này bằng cách thay đổi hướng của quả đầm trong
quá trình đầm rung. Để có thể làm tăng độ chặt của khối đá dăm, nên làm tăng
mật độ khối đá dăm này bằng cách phối trộn thêm một tỷ lệ nhỏ loại đá kích
thước nhỏ hơn (0,5-1 cm) trong lúc đầm rung trên toàn bộ diện tích móng thi
công bằng đá dăm kích thước 1-2 cm, ( nếu điều kiện thi công cho phép ).

Hình 1.25.[18]
1.10. Liên kết khoá đỉnh các khối phễu:
Đặt các thanh cốt thép Φ12 trên đỉnh khối Top-base tạo thành lưới thép liên
kết, khi đổ bêtông móng, hoặc lớp bê tông khoá đỉnh khối phễu xong, các lưới
thép này cùng với kết cấu bê tông có tác dụng khoá chặt đỉnh các khối Top-
block, bắt chúng chịu lực đồng thời, theo đúng sơ đồ tính toán.
Để lắp đặt các thanh thép này, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp sau
đây:
Phương pháp 1:
Trong trường hợp thi công lớp bê tông kết cấu móng trực tiếp lên mặt của lớp
phễu Top-base:
www.vietcons.org
24

Cách này vừa tiết kiệm vật liệu, nhân công vừa tiết kiệm thời gian, và độ sâu
đào móng, chiều dày Top-base, nhưng chỉ thực hiện được nếu cùng một nhà
thầu thi công Top-base và kết cấu móng.
Buộc các thanh thép định vị Φ12mm theo 2 phương, cách nhau 500mm, lưới
thép thanh này được liên kết với móc thép của phễu bê tông tạo thành một
mạng lưới liên kết. Do vậy khi bê tông kết cấu móng được thi công sẽ gắn
chặt với phần đỉnh Top-block tạo thành một kết cấu thống nhất rất vững chắc.
Trước khi đúc bê tông móng cần điều chỉnh độ cao khối Top-block và làm
công tác vệ sinh bề mặt các Top-block.
Phương pháp 2:
Trường hợp tổ đội thi công Top-base độc lập với nhà thầu thi công phần
móng bê tông phía trên lớp Top-base.
Nếu không có sự phối hợp của hai nhà thầu Top-base và thi công kết cấu
móng, thì phần thi công gia cố nền Top-base cần là một sản phẩm hoàn chỉnh
để nghiệm thu độc lập như các sản phẩm khác. Như vậy phải tốn thêm bêtông,
chiều dày (và chiều sâu hố đào), nhưng trong thực tế phương pháp này thường
được sử dụng nhiều hơn.
Trên bề mặt của các khối Top-block, qua móc neo đặt sẵn, liên kết các thanh
thép Ø12 cách nhau 500 mm theo cả hai phương, rồi làm sạch bề mặt các khối
Top-block và đổ lớp bêtông mác 200 dày 100mm để toàn khối hoá toàn bộ
các Top-block này với nhau như một khối thống nhất. Sau đó bàn giao mặt
bằng cho nhà thầu thi công kết cấu móng.
www.vietcons.org
25

Hình 1.26.[18]
1.11. Cách xử lý một vài tình huống trong quá trình thi công Top-base:
1.11.1. Chèn đá dăm chưa đạt yêu cầu (do lượng đá dăm chưa đủ)
Để tránh trường hợp này, việc đầm rung đá dăm cần thực hiện khi lượng đá
dăm phải thừa để lấp các khoảng trống và cần tiến hành công tác đầm rung
một cách cẩn thận. Nếu lượng đá dăm chưa đủ có thể xảy ra lỗ rỗng tại khu
vực xung quanh phần đáy hình côn của phễu bê tông. Do vậy, khi tiến hành
đầm rung phải tiến hành đầm đều theo 4 hướng từ mỗi khe chèn đá dăm và
lượng đá dăm phải đủ độ dư để dễ dàng lấp đầy các lỗ trống.
www.vietcons.org
26

1.11.2. Khi đặt Top base trên nền đất rất yếu:
Khi lắp đặt các phễu bê tông trực tiếp trên nền đất yếu (R< 0,3 kg/cm2) mà
không rải đá dăm trên nền đất yếu này, độ ổn định của các phễu bê tông tại
phần đế có thể không được tốt và công tác đổ chèn đá dăm và đầm rung có
thể rất khó thực hiện được. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, cần tiến hành chèn
đá dăm ngay sau khi đó lắp đặt Top-block hoặc tiến hành đầm nén càng sớm
và càng đều càng tốt ngay sau khi lắp đặt Top-block tại phần cuối hoặc giữa
dãy block (nếu đầm từ hai đầu vào giữa) nhằm cố định vị trí của các phễu bê
tông.
1.11.3. Trường hợp hố móng quá sâu:
Cần có biện pháp bảo vệ thành hố móng như đóng cừ thép, làm cọc
barrete…trước khi tiến hành đào đất hố móng.
Biện pháp bảo vệ thành hố phải được thiết kế và thẩm tra phê duyệt trước khi
tiến hành đào đất.
1.11.4. Trường hợp đặt Top-base trên các độ cao khác nhau:
Khi sử dụng Top-base, hầu hết trường hợp đều bố trí Top-base ngay sát dưới
móng nông, nên có thể xảy ra tình huống Top-base sẽ được bố trớ tại các độ
cao khác nhau.
Tốt nhất nên thi công Top-base ở chỗ sâu trước, thi công Top-base ở chỗ
nông hơn sau.
Trong trường hợp đặc biệt phải thi công cuốn chiều không làm phần Top-base
ở chỗ sâu trước thì cần để chừa lại không ít hơn 4 hàng phễu về mỗi phía
xung quanh hố đào sâu. Chỉ thi công phần Top-base chừa lại này sau khi thi
công cả Top-base và kết cấu ngầm này vượt trên cao độ của phần Top-base đó
chừa lại.
www.vietcons.org
27

1.11.5. Trường hợp đặt Top-base trên nền đất đắp


Cần sử dụng loại đất có tính nén lún tốt, thuần nhất để làm vật liệu đắp.
Chỉ nên đắp nền đến cao độ đặt phễu thì dừng lại, đầm nén, thi công xong
Top-base rồi mới đắp tiếp nền cho diện tích xung quanh.
Như vậy khi lắp đặt phễu và đổ bê tông rất thuận tiện, song khi chèn và đầm
đá dăm sẽ tốn nhiều đá. Khắc phục hiện tượng này bằng cách bọc vải địa kỹ
thuật lên đến cao độ đỉnh Top-base để đá dăm chỉ nằm trong thể tích vải địa
kỹ thuật đó định trước.

1.12. Nghiệm thu thi công Top-base:


Các tiêu chí quản lý trong quá trình thi công xây dựng và nghiệm thu sản
phẩm thi công Top-base như sau:
1. Không có hư hại, nứt vỡ v.v…, trên các Top-block bê tông.
2. Cao độ lắp đặt và vị trí của các phễu bê tông phải tuân theo đúng với các
bản vẽ thiết kế.
3. Khi lắp đặt các Top-block bê tông, phải đảm bảo độ bằng phẳng và độ xoa
nhẵn bề mặt bê tông (để dễ làm sạch trước khi đổ bêtông khoá đỉnh Top-
block).
+ Chiều sâu vết chân còn sót lại cho phép trong khối bê tông đúc tại
công trường là bằng ½ chiều cao phần vành của Top-block bê tông.
+ Độ lệch phẳng cho phép của bề mặt bê tông trong các Top-block bê
tông là 5%.
4. Việc chèn và đầm đá dăm phải bảo đảm đặc chắc, do vậy quá trình giám sát
phải được tiến hành như dưới đây:
www.vietcons.org
28

+ Việc chèn đầy và đầm rung đá dăm được cho là đạt yêu cầu khi
không xuất hiện độ lún sụt đá dăm đã chèn khi có va đập mạnh với lưới thép
hoặc trực tiếp trên mặt đá dăm v.v…
+ Sau khi xác nhận rằng việc chèn đá dăm và đầm rung là đạt yêu cầu,
phải đảm bảo rằng bề mặt bên trên của lớp đá dăm chèn giữa các phễu Top-
base là hoàn toàn ngang bằng với bề mặt các phễu bê tông.

1.13. Một số ví dụ thực hành xây dựng [15]:


Một số công tác thực hành thi công xây dựng được tiến hành nhằm mục đích
cải thiện nền đất tự nhiên (nền đất ban đầu) như minh hoạ dưới đây:
(Thi công xây dựng – 1) đúc sẵn các tường chắn bằng các khối bê tông hình
chữ L (Hình 1.27 [Fig 9.23])
Một tường chắn loại chữ L đúc sẵn được tiếp nhận như một kết cấu trong nền
đất hỗn hợp. Độ bền nén không hạn chế trung bình qu=0.28kgf/cm2 có được
từ việc đặt mẫu thử có chiều cao 3.5-4.3m từ một mẫu tường chắn mỏng trên
nền đất sét ban đầu.
Và các kết qủa thí nghiệm vật lý cho việc lấy mẫu như minh hoạ trong hình
1.27 [Fig 9.23]. các lớp sét sâu hơn 4mm so với bề mặt đáy của các tường
chắn thì việc sử dụng phương pháp Top-base là chấp nhận được vì nó rất kinh
tế. Hình ảnh mặt cắt ngang (tiết diện) trong trường hợp này được minh hoạ
trong hình 1.27 [Fig 9.23].
(Thi công xây dựng -2) móng cầu hình hộp (hình 1.27 [Fig 9.24])
Một móng cầu hình hộp được thiết kế cho một cây cầu tại 1 con sông ở địa
phương. Mặc dù có sự xem xét đến rất nhiều phương pháp thi công móng
khác nhau do có nền đất yếu, phương pháp Top-base vẫn được lựa chọn sử
dụng vì có hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện thi công tại hiện trường.
www.vietcons.org
29

Đối với công tác thi công đào đất, phương tiện bảo vệ hố móng dùng cọc ván
thép, và việc thi công móng Top-base và móng hình hộp được tiến hành thuận
tiện lắp đặt toàn bộ các phễu bê tông trên một hàng ngang bề mặt đáy của
móng hộp được sử dụng, do vậy mặt cắt ngang và nhật ký khảo sát về trong
trường hợp này đựoc minh hoạ trong hình 1.27 [Fig 9.24].
(Thi công xây dựng -3) Thi công móng xây dựng cho 1 toà nhà 3 tầng (hình
1.27 [Fig 9.25])
Kết cấu móng gia cường cho toà nhà 3 tầng đã đề cập ở trên được thiết kế tại
vị trí dùng để xây nhà ở trên vùng đất trồng trọt. Độ sâu của nền gia cố là 17m
do vậy việc sử dụng móng cọc phải được xem xét lại trên phương diện thiết
kế, nhưng móng Top-base lại được chấp thuận sử dụng vì rất kinh tế và vì nó
là một phương pháp cải thiện nền đất rất hiệu quả.
Mặt cắt ngang của toà nhà và nhật ký khảo sát đất được minh hoạ trong hình
1.27 [Fig 9.25].
Nền đất tự nhiên ban đầu là sét bùn có giá trị N=0~3 lên tới 5m về độ sâu với
sự gia tăng lượng bùn N = 4~15 tại các độ sâu lớn hơn.
www.vietcons.org
30

Hình 1.27. [15]


1.14. Các điểm cần lưu ý:
Khi thiết kế 1 lớp Top-base mà chưa đủ đáp ứng yêu cầu do tải trọng thiết kế
quá lớn có thể thiết kế Top-base 2 lớp hoặc mở rộng diện tích bố trí Top-base.
Khi áp dụng phương pháp mở rộng diện tích thi công, chỉ có thể đặt các phễu
bê tông nhô lên hơn 1 nửa chiều cao của phễu so với đáy móng, đổ lớp móng
bê tông phía trên lên phía trên của lớp phễu Top-base do vậy tải trọng có thể
được phân bổ đều trên các phễu bê tông v.v…
www.vietcons.org
31

1.15. Những tiêu chuẩn kĩ thuật chung và các quy trình thử tải [15]:
1.15.1. Hình dáng, kích thước và chất lượng của sản phẩm Topbase
- Hình dáng và kích thước của khối Top-
vßng thÐp

base phải là các sản phẩm bê tông đúc tại phÇn trô nãn
Ø10

50
chỗ như mô tả tại hình 1. phÇn trô nãn

200
- Chất lượng của các khối bê tông Top- 135

500
base đúc tại chỗ sẽ được đảm bảo với bê phÇn cäc khu«n nhùa tæng hîp

200
t = 5 mm

tông trộn sẵn mác 100 (hoặc 200 khi


phÇn mòi v¸t

50
dùng bơm) theo TCVN.
200 50 50 200

- Độ bền nén của khối bê tông Top-base


500

phải bảo đảm lớn hơn 60kg/cm2. Hình 1.28.Cấu tạo Top-Block
- Các thanh thép gia cường ở đỉnh và thanh thép định vị ở phía dưới của Top-
base phải là các thanh thép xây dựng có đường kính Φ=12mm.
- Kích thước của cốt liệu cho chèn khe giữa các Top-block phải là đá dăm
đường kính Φ < 25mm.
1.15.2. Quy trình thử tải nén nền Top-base:
Tiến hành thử tải bàn nén nhằm xác định khả năng chịu tải của nền đất ban
đầu hoặc của nền đã gia cố bằng Top-base và nhằm xem xét về độ an toàn của
móng.
Thử tải được tiến hành bằng cách chất tải trọng lên bàn nén đặt trực tiếp nền
đất cần thử nghiệm và đo độ lún của nền trong quá trình tăng, giảm tải trọng.
Việc thử tải được tiến hành thông qua một tấm bàn nén đặt trực tiếp trên nền
Top-base, do vậy kích thước của bàn nén phải được chọn sao cho phù hợp
thiết kế của Top-base và mức tải trọng áp dụng. Đối với Top-base đường kính
Φ500 nên dùng bàn nén có đường kính là Φ30-50cm ( nếu thiết kế 1 lớp Top-
base chịu tải) hay 1.0mx1.0m (nếu thiết kế 2 lớp Top-base chịu tải).
www.vietcons.org
32

Các phương pháp thử tải phải dựa trên các quy định về thử tải theo tiêu chuẩn
Hiệp hội Địa kĩ thuật của Nhật Bản (JSF-T25-80) hoặc các tiêu chuẩn công
nghiệp Hàn Quốc (KSF2444).
Điều kiện của hiện trường thử tải bao gồm:
(a) Tại một phần của nền sau khi đã hoàn thành gia cố bằng Top-base và
(b) Khi đã hoàn thành xong việc lắp đặt topbase nhưng chưa tiến hành khoá
đỉnh các khối Top-block, chưa thi công xây dựng kết cấu móng bên trên.
Quá trình thử tải sử dụng bàn nén như đã minh hoạ trong hình 4 và 5.

Hình 1.29. Thí nghiệm thử tải ở công Hình 1.30. Thí nghiệm thử tải ở công
trường đã xây dựng xong, [15] trường chưa xây dựng, [15]
Để tham khảo, vui lòng xem kết quả việc kiểm tra khả năng chịu tải của móng
Top-base được tiến hành tại Chungdam –dong Daewoo do Viện nghiên cứu kĩ
thuật Daewoo tiến hành dưới đây.
www.vietcons.org
33

Hình 1.31. [15]


Bảng 1.1. [15]

Plate Top-base foundations


Bearing Design Yield Settlement Allowable bearing
Test load load then capacity

PBT - 1 10.50 t/m2 27.60 14.29 mm 13.80 t/m2 > 10.50 t/m2
t/m2 O.K

PBT - 2 10.50 t/m2 28.00 14.62 mm 14.00 t/m2 > 10.50 t/m2
t/m2 O.K
www.vietcons.org
34

Chương 2: Thiết kế Top-Base

2.1. Khái quát [15]:


2.1.1. Tổng quan về phương pháp:
Top-Base là phương pháp gia cố nền đất yếu bằng cách xếp đặt các khối bê
tông hình phễu (sau đây gọi là Top block ) lên bề mặt của nền đất nguyên
dạng và chèn đầm đá dăm lấp đầy vào khe trống giữa các Top block này để
tạo thành kết cấu nền cho móng nông như trong Hình 2.1.
Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong kết cấu móng nông trên nền
đất yếu, có tác dụng cải tạo nền đất cả về khả năng nâng cao khả năng chịu tải
của nền đất yếu và giảm độ lún vì thế được coi là một trọng các phương pháp
cải tạo nền đất có hiệu quả cao.

Hình 2.1. Top-block bê tông và Top-base[18]

Trình tự thực hiện như sau: đặt các thanh cốt thép định vị dạng lưới kết hợp
với định vị các khối bê tông trên bề mặt nền đất cần gia cố, đặt khối bê tông
dạng phễu vào đúng vị trí đã xác định tại lưới thép sao cho các khối bê tông
này ghép sát và song song nhau. Buộc các thanh cốt thép kết nối trên móc
www.vietcons.org
35

thanh cốt thép đã có để nối các khối bê tông lại tạo thành lưới thép ở phía trên
đỉnh các khối bêtông. Khoảng không gian giữa các khối bê tông được đổ đầy
đá dăm và sau đó được đầm chặt.
Mặt cắt ngang và tên của từng bộ phận của Top-base được chỉ dẫn trong hình 2.2.

Hình 2.2. Tên các bộ phận của móng top-base


Phương pháp Top-base được sử dụng ở đất liền và bờ biển có đặc điểm khác
nhau.
Trên đất liền, Top-base được sử dụng làm giảm mạnh độ lún của nền đất yếu
và tăng đáng kể khả năng chịu lực cho phép của nền đất. Trong trường hợp
này, có thể dùng các khối bê tông dạng phễu có đường kính 33cm và 50cm.
Khi đặt 2 lớp Top-base đường kính 50cm, tạo được chiều dày gia cố tương
đương Top-base đường kính 1m, nhưng thi công nhẹ nhàng hơn.
Trong khi đó, Top-base ở vùng bờ biển được dùng làm móng cho khối bê
tông chắn sóng để tránh cho khối bê tông này khỏi bị chìm vào nền bùn cát có
khả năng chịu tải thấp v.v. do hoạt động lặp lại của sóng. Trong trường hợp
này, khối bê tông dạng phễu sử dụng đường kính lớn tới 2m.
Quy trình này sử dụng cho Top-base trong đất liền và chỉ giới thiệu sơ qua về
việc sử dụng ở bờ biển.
www.vietcons.org
36

2.1.2. Đặc điểm của Top-base:


Phương pháp Top-base có tác dụng giảm độ lún và tăng khả năng chịu lực khi
tải trọng từ kết cấu bên trên không quá lớn so với khả năng chịu tải của nền
đất yếu. Kết cấu móng nông bên trên Top-base thay đổi theo quy mô công
trình, điều kiện thi công xây dựng, có thể là móng đơn, móng dạng băng hoặc
dạng bè do người thiết kế kết cấu của công trình quyết định lựa chọn, trên cơ
sở các thông tin dự báo về khả năng chịu tải của nền đất đã được gia cố của
Công ty Liên doanh TBS Việt nam. Top-base có hiệu quả đặc biệt trong việc
giảm độ lún do Top-base có tác dụng phân phối ứng suất với hiệu ứng đồng
vận giữa các khối bê tông được chèn đầy đá dăm. Cơ chế giảm độ lún là do
khả năng ngăn chặn biến dạng ngang của nền đất nằm dưới móng bởi phần
cọc phễu, đồng thời có tác dụng tăng khả năng chịu lực bằng cách ngăn chặn
phá hoại cục bộ.
Hơn nữa, phương pháp này đang được áp dụng làm móng chống động đất do
có hiệu ứng tương tự trên nền cát có khả năng xảy ra hiện tượng hoá lỏng nền
đất dưới tác động của tải trọng động đất.
Ngoài ra, người ta cho rằng hiện tượng chìm các khối bê tông chắn sóng khi
sóng lặp lại là do hoá lỏng gây ra, vì thế có thể thấy rằng Top-base có tác
dụng đáng kể trong việc ngăn chặn lún các khối bê tông chắn sóng.

2.1.3 Phạm vi áp dụng Top-base:


Top-base là phương pháp gia cố nền đất để cải thiện và gia cố đất xung quanh
phần đáy của kết cấu móng trên nền đất yếu, có thể được sử dụng cho bất kỳ
móng công trình nào khi tải trọng từ kết cấu trên truyền xuống không quá lớn
so với khả năng chịu lực cho phép của nền đất ban đầu ( không quá 2,5 đến
3,5 lần ).
www.vietcons.org
37

2.2. Các nguyên tắc [15]:


2.2.1. Mục đích gia cố nền.
Các mục tiêu khi áp dụng Top-base chủ yếu gồm hai loại là giảm độ lún và
tăng khả năng chịu lực.

2.2.1.1 Tác dụng giảm độ lún


Tác dụng giảm độ lún thay đổi khi kiểm tra độ lún dài hạn tại hiện trường và
thí nghiệm mô hình trong phòng thí nghiệm v.v. cũng như được xác nhận
bằng cách phương pháp tích.
Đối với các cuộc thử nghiệm độ lún dài hạn, việc thử nghiệm so sánh đã được
thực hiện liên quan đến 5 loại móng như nêu trong hình 2.3 trên nền đất yếu
có nhiều tàn tích hữu cơ có các đặc tính đất như bảng 1.1. Kết quả đo độ lún
được chỉ ra trong Hình 2.4.
Top-base có độ lún nhỏ hơn bao gồm phần gia cố thứ cấp mặc dù áp dụng tải
0,5tf lớn hơn so với nền đất ban đầu và việc so sánh độ lún dài hạn đối với tải
trọng cùng mức chỉ ra rằng độ lún giảm nhờ có Top-base đến 1/3 lần trên nền
đất ban đầu nếu dùng Top-base 1 lớp và chỉ còn 1/9 của độ lún nền đất ban
đầu nếu dùng Top-base 2 lớp.
Các thử nghiệm độ lún dài hạn được tiến hành trong phòng thí nghiệm với
cách thức tương tự. Kết quả của việc thử nghiệm Top-base đường kính 6cm
trên lớp đất đường kính 50cm, sử dụng 9 khối bê tông theo 3 hàng trên cả hai
mặt giống như thử nghiệm tại chỗ được chỉ ra trong Hình 2.5.
www.vietcons.org
38

Bảng 2.1. Kết quả thử trong phòng thí nghiệm, [15]

Khu vực Khu vực thử độ Khu vực thử tải


lún trong thời gian
dài

Hạng mục đo đạc

Wn (%) 125.6 137.0

WL (%) 120.6 128.2

Wp (%) 55.8 63.3

Kết quả thử Lp 64.8 64.9


vật lí Cát (%) 10 17

Bùn (%) 58 41

Đất sét (%) 32 42

Gs 2.579 2.538

Mật độ độ ẩm 1.358 1.333

Phân loại đất do Nhật Bản thống nhất OH OH

Giá trị N 0 0

Thí nghiệm nén Cường độ nén không 0.115~0.09 (trung 0.11~0.09


không hở nông hở nông qu (kgf/cm2) bình 0.10) (trung bình
0.10)

Môdun biến dạng E50 3.0~2.8 (trung 3.8~3.3 (trung


(kgf/cm2) bình 2.90) bình 3.55)
www.vietcons.org
39

Hình 2.3. Các loại móng thử lún trong thời gian dài, [15]

Hình 2.4. Đồ thị quan hệ độ lún – thời gian, [15]


www.vietcons.org
40

Hình 2.5. Kết quả thí nghiệm lún trong phòng thí nghiệm
(không bao gồm lún tức thời), [15]

Hình 2.6. Kết quả thí nghiệm cho đất hóa lỏng
trong thí nghiệm lún dài hạn, [15]

Trong trường hợp móng Top-base, khi thử trong phòng thí nghiệm, độ lún dài
hạn giảm 1/2 lần so với móng gia cố bằng đá dăm. Điều này cũng được xác
nhận bởi FEM (Phương pháp phần tử hữu hạn) sử dụng mã phân tích cố kết
đàn hồi/chảy/dẻo. Rõ ràng, thực tế này chỉ ra rằng móng Top-base có tác dụng
cải tạo giảm độ lún dài hạn.
www.vietcons.org
41

Bên cạnh đó, móng Top-base cũng có hiệu quả trong nền bị hoá lỏng.
Căn cứ theo thực tế đó là không có hư hại nào do động đất gây ra cho các
ngôi nhà sử dụng móng Top-base trong thời gian xảy ra động đất tại trận
động đất xảy ra tại phía đông tỉnh Chiba vào tháng 12/1987, các hiệu ứng trên
nền đất hoá lỏng bắt đầu được xem xét thử trong phòng thí nghiệm.
Kết quả đo độ lún bằng cách áp dụng 2 loại tải như 150kgf và 75kgf tương
ứng với tải trọng của toà nhà và gia tốc đầm rung 250gal cho hai 2 loại móng
như móng đá dăm và móng top-base trên nền đất cát tiêu chuẩn Toyoura được
đầm đến 50% mật độ tương đối được chỉ ra trong hình 2.6.
Trong khi móng đá dăm lún sâu 32cm do hiện tượng hoá lỏng thì móng Top-
base chỉ lún 4,3cm mà không có hiện tượng hoá lỏng.
Hiệu ứng giảm độ lún này cũng có tác dụng trong trường hợp sử dụng móng
Top-base nằm dưới các khối bê tông chắn sóng ở vùng ven biển. Hiện tượng
lún sâu hơn 3m đã xảy ra chỉ trong một năm khi đặt các khối bê tông chắn
sóng tại bờ biển Shiraoi trên đường quốc lộ số 36 ở Hokkaido, và hầu hết các
khối bê tông bị chìm trong cát mặc dù sau đó đã được chồng lên thêm hơn 3
lần nữa.
Vào năm 1987, sau hai năm thi công người ta quyết định nâng các khối bê
tông đã chôn lên, lắp đặt Top-base đường kính 2m và đặt lại các khối bê tông
chắn sóng lên trên nền Top-base, đến nay độ lún chỉ khoảng 3cm. Trong
trường hợp này sử dụng Top-base và không sử dụng Top-base đã có sự khác
biệt rất lớn mặc dù được thi công đồng thời và tại cùng một địa điểm.
2.2.1.2 Tác dụng tăng khả năng chịu lực:
Top base làm tăng khả năng chịu lực của nền đất yếu đã được kiểm tra bằng
cách thử tải bàn nén tại công trường và thử tải bàn nén trên thùng chứa đất lớn
tại phòng thí nghiệm.
www.vietcons.org
42

Các cuộc thử tải tại công trường được tiến hành bằng cách sử dụng Top block
như trong hình 2.3 trên nền đất yếu nhiều tàn tích hữu cơ (Bảng 2.1) giống
với địa chất tại công trường đang quan trắc độ lún dài hạn.
Bên cạnh đó, đối với việc thử tải trong phòng thí nghiệm, việc thử tải giống
như thử độ lún dài hạn trong phòng thí nghiệm trong thùng đất lớn có chiều
rộng 20cm, dài 1,8m và sâu 72cm đã được tiến hành.
Kết quả thử tải tại công trường được nêu ra lần lượt trong Hình 2.7 và kết quả
thử tải trong phòng thí nghiệm được nêu ra trong hình 2.8 .
Trong hình 2.7, đối với việc thử tải tại công trường, nền Top-base có khả
năng chịu lực gấp 1,5 lần lớn hơn nền đất ban đầu có cùng độ lún và việc thử
trong phòng thí nghiệm cũng cho kết quả tương tự.
Các tác dụng cải tạo như giảm độ lún có thể hi vọng tăng khoảng 50% khả
năng chịu lực so với nền đất ban đầu.
Trường hợp tải trọng đặt lệch tâm lên móng cũng được kiểm tra. Trong
trường hợp độ lệch tâm bằng B/6 tính từ tâm chiều rộng của móng B, Top-
block 1 lớp có khả năng chịu tải gấp 2 lần so với nền đất ban đầu và Top-
block 2 lớp có khả năng chịu tải gấp 3 lần so với nền đất ban đầu.
Do đó, Top-base được công nhận cũng mang lại hiệu quả cho tải lệch tâm.

2.2.2. Cơ chế gia cố nền đất.


Các hiệu ứng cải tạo giảm độ lún và tăng khả năng chịu lực đã nêu ở trên có
cùng cơ chế.
Phân phối ứng suất dưới móng đã được mô tả đối với nền đất có độ lún dài
hạn được đo bằng thí nghiệm như trong Hình 2.3 và 2.4.
www.vietcons.org
43

Các đường đồng ứng suất trong hình vẽ phân bố ứng suất theo chiều sâu có
được bằng cách đặt và đo ứng suất tại các senso chôn sẵn theo chiều sâu được
vẽ trong hình 2.9.

Hình 2.7. Các đường cong tải – lún Hình2. 8. Các đường cong tải - lún
(thử tải tại công trường), [15] (trong phòng thí nghiệm), [15]

Hình 2.9. Phân bố ứng suất sau khi lún dài hạn, [15]
Ứng suất đặt lên nền ban đầu là 2,5kgf/cm2, vì thế các đường ứng suất cân
bằng là 3kgf/cm2 hoặc cao hơn, biểu thị ứng suất tăng do độ lún cố kết.
Hình 2.9 (a) là trường hợp nền đất được đặt các tấm móng bê tông lên trên và
người ta nghĩ rằng tập trung ứng suất chỉ xuất hiện dưới phần đầu của tấm
truyền tải khi các tấm này được đặt trên nền đất sét và độ lún tăng do xảy ra
www.vietcons.org
44

biến dạng ngang, vì thế điều này được kiểm tra cùng với phân phối ứng suất
với kết quả thay đổi.
Ngược lại, Top-base trong hình 2.9 (c) là kết cấu cứng gồm các khối phễu có
tác dụng triệt tiêu phần tải ngang, vì thế phân phối ứng suất lớn hơn ở hai đầu
và phân bố ứng suất gần như đồng đều. Trong hình 2.9 (d), khi có hai lớp
Top-base, phân bố ứng suất phân bố đều hơn nữa và ứng suất tăng đồng đều.
Từ những nhận xét này, có thể nhận thấy rằng Top-base có tác dụng hạn chế
biến dạng ngang.
Nghiên cứu áp lực lỗ rỗng được tạo ra trên nền đất ban đầu với thử nghiệm
trong phòng thí nghiệm, có thể nói rằng không xảy ra áp suất lỗ rỗng dưới nền
móng Top-base.

Hình 2.10. Sơ đồ phân bố biến dạng ngang, [15]


Có thể thấy rằng không có hiện tượng giãn nở căn cứ theo biến dạng trượt tại
phần cọc của Top-base, có nghĩa là không thể xảy ra biến dạng ngang.
Khuynh hướng tạo áp suất lỗ rỗng cho kết quả tương tự trong thí nghiệm
thùng đất thí nghiệm để kiểm tra tính hoá lỏng như hình 2.6. Móng chèn đá
dăm cũng chỉ ra hiện tượng hoá lỏng, tạo áp suất lỗ rỗng lớn nhưng móng
www.vietcons.org
45

Top-base lại tạo ra áp suất lỗ rỗng thấp và không xảy ra hiện tượng hoá lỏng.
Nhận thấy rằng nền cát cũng cho kết quả tương tự.
Biến dạng ngang thay đổi theo kết quả phân tích theo phương pháp phần tử
hữu hạn bằng phân tích đàn hồi/chảy/dẻo. Đã xét hiệu ứng giãn nở, hiện
tượng cố kết bên ngoài và hiệu ứng cố kết thứ cấp. Hình 2.10 chỉ ra kết quả
phân tích, xác định dạng phân bố biến dạng ngang. Từ hình 2.10, có thể thấy
rằng Top-base ngăn chặn hiện tượng biến dạng ngang, và do đó, độ lún bề
mặt nhỏ hơn 1/2 lần.
Khả năng chịu lực của nền đất thay đổi phụ thuộc vào hai loại phá hoại là phá
hoại do trượt cục bộ hoặc phá hoại do trượt sâu. Tuy nhiên, trong trường hợp
xảy ra biến dạng ngang, khả năng chịu lực của nền trở thành khả năng chịu
lực của phá hoại do trượt cục bộ. Có thể thấy rằng móng trên Top-base ngăn
chặn việc sinh ra phá hoại do trượt cục bộ bằng cách ngăn chặn biến dạng
ngang. Công thức tính khả năng chịu lực của Terzaghi thực hiện tính toán
bằng cách giảm hệ số khả năng chịu lực xuống 2/3 trong trường hợp phá hoại
do trượt cục bộ. Và đối với đất sét, khả năng chịu lực của phá hoại do trượt
sâu lớn hơn 1,5 lần so với phá hoại do trượt cục bộ. Kết quả trong hình 2.7 và
2.8 thể hiện các thử nghiệm tải trọng cho thấy trong khi nền đất nguyên dạng
bị phá hoại do trượt cục bộ thì Top-base dẫn đến phá hoại do trượt sâu, do đó
có khả năng chịu lực lớn hơn.
Từ các kết quả trên, việc tạo ra kết cấu nền bằng cách đầm chặt đá dăm đã
được đổ đầy giữa các khối Top-block, đá dăm có tác dụng truyền tải đều
xuống đất yếu giảm tập trung ứng suất. Do kết cấu nền Top base nên phân bố
ứng suất trong nền đất trở thành phân bố đều và hơn nữa, sức chống ma sát
xuất hiện trong đá dăm, phần cọc của Top base có tác dụng ngăn chặn biến
dạng ngang của nền xung quanh.
www.vietcons.org
46

Giống như trên, hiệu ứng đồng vận giữa các Top-block và đá dăm giúp cải
thiện nền xung quanh và có hiệu ứng giảm độ lún và tăng khả năng chịu lực.

2.3. Nguyên lý thiết kế [15]:


2.3.1. Lựa chọn phương pháp:
Khi áp dụng phương pháp gia cố nền Top-base, điều quyết định là tải trọng
thiết kế yêu cầu của kết cấu bên trên đã xác định phải nhỏ hơn kết quả xác
định khả năng chịu tải của nền đã gia cố. Trước hết, người thiết kế tính toán
tải trọng của kết cấu công trình, sau đó tính toán khả năng chịu lực cho phép
của nền từ kết quả thí nghiệm nền sau gia cố.
Như chỉ ra trong hình 2.11, việc áp dụng Top-base là phù hợp hay không
được đánh giá theo nhiều tiêu chí. Các tiêu chí này cần được xem xét đồng
thời, đó là : độ lún giảm được bao nhiêu, việc thi công Top-base có phù hợp
với địa hình, với môi trường xung quanh không v.v…hiệu quả kinh tế thế nào
và độ an toàn so với các phương pháp khác như thế nào v.v…

Yêu cầu giảm độ lún


Tính toán áp lực
Thiết kế kết cấu truyền lên nền, q

Chấp nhận và đánh giá


phương pháp bằng
cách so sánh q và qa
Tính toán khả năng
Khảo sát/ thí chịu lực cho phép,
nghiệm nền qa

Đánh giá xây dựng, an


toàn kinh tế và dài hạn

Hình 2.11. Sơ đồ khối chấp nhận phương pháp Top-base, [15]


www.vietcons.org
47

Từ việc đánh giá kết quả thi công trước đây và các đặc điểm của phương pháp
này, sử dụng Top-base có hiệu quả hơn so với các phương pháp khác trong
các trường hợp sau :
1) Khi cần giảm tổng độ lún và độ lún không đều có thể xảy ra thậm chí
khi tải trọng kết cấu không vượt khả năng chịu lực cho phép của nền
đất.
2) Trường hợp muốn tránh áp dụng móng cọc và các phương pháp gia cố
nền khác do các yếu tố như hiệu quả kinh tế v.v. do tải trọng từ kết cấu
móng vượt quá khả năng chịu lực cho phép của nền nguyên dạng (trong
trường hợp này, một độ lún nhỏ là không thể tránh được nhưng có thể
điều chỉnh để đạt được mục đích bằng cách mở rộng diện tích áp dụng
Top-base).
3) Trường hợp không thể sử dụng thiết bị thi công lớn tại công trường do
điều kiện địa hình hay giao thông hạn chế, khi việc gia cố nền là cần
thiết (phương pháp Top-base là phương pháp thi công sử dụng các công
cụ đơn giản để không bị giới hạn bởi địa hình và các điều kiện xung
quanh).
4) Trường hợp tìm kiếm cách gia cố nền đồng thời quan tâm các hiệu ứng
chống rung và chống động đất cho móng.
5) Trường hợp muốn giảm độ lún và biến dạng do tải trọng kết cấu không
vượt quá khả năng chịu lực cho phép của nền quá nhiều trừ tải lún lệch
tâm.
6) Trường hợp muốn tìm kiếm cách gia cố móng cũng như ngăn chặn hiện
tượng hoá lỏng với móng nền trong đó có xét đến hiện tượng hoá lỏng
do động đất.
www.vietcons.org
48

2.3.2. Tính toán thiết kế:


Trước hết, từ kết quả khảo sát đất, qua các thông số xác định được khả năng
chịu lực của nền ban đầu. Từ mối quan hệ giữa khả năng chịu lực này và tải
thiết kế kết cấu yêu cầu, phương pháp gia cố nền được xem xét và Top-base
được lựa chọn và tiến hành thiết kế một cách cụ thể.
Hiện tại, việc thiết kế Top-base đang được thực hiện bằng cách sử dụng
“Bảng móng áp dụng phổ biến”. Đây là phương pháp ước lượng giá trị N
hoặc lực cố kết Cu của nền ban đầu và của nền Top-base từ mối quan hệ với
tải kết cấu. Phụ thuộc vào nội dung thiết kế, luôn cần tính toán khả năng chịu
lực của nền Top-base. Trong trường hợp này, công thức tính toán khả năng
chịu lực của nền Top-base bao gồm những ký hiệu được phép hoặc công thức
tính toán khả năng chịu lực đảm bảo thiết kế tương đối an toàn được sử dụng
và sẽ được giải thích ở phần sau.
Có thể chọn thông số ứng suất bằng phương pháp thông thường và xác định
khả năng chịu lực của nền nguyên dạng bằng công thức tính khả năng chịu
lực nền của Terzaghi.
2.3.2.1 Ước lượng thông số ứng suất bằng giá trị N:
Trong thiết kế móng, có thể dựa trên kết quả thu được từ khảo sát địa chất chỉ
là giá trị N. Và có những trường hợp không có phần giải thích phương pháp
để ước lượng thông số ứng suất chỉ với giá trị N trong các hướng dẫn thiết kế
khác nhau, vì thế đôi khi việc đánh giá của các kỹ sư khảo sát địa chất và các
đặc tính vùng cần được xem xét đến.
Trong thiết kế phương pháp Top-base, khi ước lượng thông số ứng suất dựa
trên giá trị N, công thức kinh nghiệm sau được sử dụng để đưa ra thông số
thiết kế an toàn.
Trong trường hợp đất cát
www.vietcons.org
49

N > 5   15N  15  450

N ≤ 5   150

Trong trường hợp đất sét


N = 0 (rod settle) cu  0,3 (tf/m2)

N = 0 (mongen set) cu  0,5 (tf/m2)

1≤N≤5 cu  N / 1,2 (tf/m2)

N = 6; 7 cu  5 (tf/m2)

N≥8 cu  N / 1,6 (tf/m2)

2.3.2.2 Tính toán khả năng chịu lực của nền ban đầu:
Khả năng chịu lực của nền ban đầu sẽ được tính toán theo công thức tính toán
đối với khả năng chịu lực, được coi như là hướng dẫn thiết kế kết cấu. Tuy
nhiên, nếu không có phần hướng dẫn hoặc tiêu chí như trên thì có thể tính
được khả năng chịu lực bằng công thức tính toán khả năng chịu lực của
Terzaghi. Trong trường hợp này, dạng phá hoại của nền đất yếu chưa gia cố là
phá hoại do trượt cục bộ, công thức tính toán khả năng chịu lực xét đến phá
hoại do trượt cục bộ được sử dụng để tính toán khả năng chịu lực của nền ban
đầu.
Ngoài ra, tải trọng tác dụng lên nền có thể là tải trọng ngang, tải trọng lệch
tâm hoặc tải trọng lệch tâm xiên, vì thế trong các trường hợp này, khả năng
chịu lực xét đến độ lệch tâm và độ nghiêng có thể không tính được.
www.vietcons.org
50

2.3.2.3 Thiết kết nền Top-base:


Khi tải thiết kế yêu cầu lớn hơn khả năng chịu lực cho phép của nền ban đầu
như đã được giải thích trong phần (2), Top-base đã được xem xét lựa chọn.
Trong thiết kế nền Top-base, phương pháp thiết kế dựa theo tra bảng “Bảng
tiêu chuẩn áp dụng Top-base” được chấp nhận phổ biến nhưng phương pháp
đánh giá cùng với tính toán sẽ được yêu cầu khi cần thiết.

2.3.2.3.1 Phương pháp thiết kế sử dụng tra bảng tiêu chuẩn áp dụng Top-base:
Tiêu chuẩn áp dụng phổ biến được nêu trong Bảng 2.2 đối với từng kết cấu để
được sử dụng như là thiết kế tiêu chuẩn phụ thuộc vào các loại nền và kích cỡ
tải thiết kế, vì thế phương pháp thiết kế sẽ được sử dụng theo bảng này.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp không có đủ dữ liệu khảo sát nền trong thiết
kế kết cấu xây dựng, vì thế công tác xây dựng với quy mô tương đối nhỏ chỉ
sử dụng kết quả thí nghiệm độ xuyên tiêu chuẩn.
Cân nhắc tình huống trên, Bảng 2.2 dùng khi chỉ có giá trị N.
Trong bản thiết kế sử dụng bảng này, kích thước và số lượng lớp Top-block
phải được xác định cùng với kích thước của tải áp dụng và giá trị N của nền.
Trên thực tế, việc đặt các khối Top-block sẽ được xác định bằng cách quy
định đặt thừa ít nhất một nửa khối Top-block đối với đáy móng.
Bảng 2.2. Các tiêu chuẩn ứng dụng phổ biến của phương pháp móng Top-
base, [15]

Hạng Tải q(tf/m2) 5<q≤7 7.5<q≤1 10<q≤12. 12.5<q≤


q≤3 3<q≤5
mục Nền .5 0 5 15

Tường Đất 2≤N<4 Loại Loại Loại Loại 500 Loại 500
*
chắn sét (2≤Cu<4 330 500 500 (1~2 (2 lớp)
www.vietcons.org
51

tf/m2) lớp)

Loại
N≥4 (Cu≥4 Loại 500 Loại 500
- - 330, Loại 500
ft/m2) (1~2 lớp) (2 lớp)
500

Loại
2≤N<5 Loại Loại Loại 500 Loại 500
330, Loại 500
500 500 (1~2 lớp) (2 lớp)
500

Loại
Cát Loại Loại Loại 500 Loại 500
5≤N<9 330, Loại 500
330 330 (1~2 lớp) (2 lớp)
500

Loại
N≥9 - - Loại 500 Loại 500 Loại 500
330

Hạng Tải q(tf/m2) q≤3 3<q≤5 5<q≤7.5 7.5<q≤10


mục Nền

N<2 (Cu<2 Loại 330,


Loại 500 * *
tf/m2) 500

2≤N<3
Đất sét (2≤Cu<3 tf/m2) Loại 330 Loại 500 Loại 500 Loại 500

Hộp,
N≥3 (Cu≥3 Loại 330,
kênh hở - Loại 330 Loại 500
ft/m2) 500

Loại 330,
N<5 Loại 500 Loại 500 Loại 500
500
Cát
5≤N<9 Loại 330,
Loại 330 Loại 330 Loại 500
500
www.vietcons.org
52

N≥9 - - Loại 330 Loại 500

Chú ý:1) Đối với loại ø 330 và ø 500, tham khảo hình 9.15
2) * dấu yêu cầu cần tổng hợp riêng một cách chi tiết
3) Khi tải lệch tâm đạt cực biên hoặc xảy ra lún sâu, cần phải tổng hợp riêng
một cách chi tiết.

2.3.2.3.2 Phương pháp thiết kế trong trường hợp tính toán:


Có một số trường hợp thiết kế của Top-base không thể thực hiện được trừ khi
sử dụng tính toán, vì thế trình tự thiết kế trong trường hợp này như sau:
a) Xác định cách bố trí các Top-block. Lúc này, để tạo ra hiệu ứng phễu,
hãy xếp các Top-block thành ít nhất 3 hàng dọc và ngang.
b) Đạt khả năng chịu lực cho phép của Top-base qka.
c) Nếu qka không đủ khi so sánh với tải thiết kế (cường độ tải tại đáy
móng) q, lặp lại với bố trí diệnn tích Top-block lớn hơn.
d) Nếu cần, xem xét độ lún.

2.3.2.3.3 Tính toán khả năng chịu lực cho phép của Top-base:
Khả năng chịu lực cho phép của Top-base qka tính được bằng công thức sau.

qka = (1/F)K1K2(αcNc + β Bk’Nr/2) + p0Nq (2.1)

Trong đó:
qka: khả năng chịu lực cho phép (tf/m2)
Fs: Hệ số an toàn (thông thường là 3, động đất: 2)
K1: Hệ số xác định hiệu ứng phân bố ứng suất của Top-base tính từ
công thức sau
www.vietcons.org
53

Móng dải: K1 = (Bk’ + 2H tan ω)/B’


Móng hình chữ nhật: (Bk’ + 2H tan ω)(Lk’ + 2H tan ω)/B’.L’) (2.2)

Hình 2.12. [15]


B’, L’: Mặc bên ngắn và dài giữa độ rộng tác dụng tải hiệu quả của kết
cấu có xét đến độ lệch tâm (m)
B’ = B – 2es L’ = L – 2eL
B, L: Mặt bên ngắn và dài của độ.0 rộng móng (m)
EB, eL: độ lệch tâm tải (m)
BK’, LK’: Mặt bên ngắn và dài giữa độ rộng tác dụng tải hiệu quả của
móng Top-base có xét đến độ lệch tâm (m)
K2: Hệ số tăng khả năng chịu lực cho phép khi không cần xét đến phân
bố áp lực tiếp xúc nền móng cứng được tính từ Bảng 2.3 và Hình 2.14.
www.vietcons.org
54

Hình 2.13. Độ rộng tác dụng hiệu quả


và hệ số k1 dưới tải lệch tâm, [15]
Bảng 2.3. [15]

Đất Đất sét Đất cát


Đ.kính top-block Ø500 Ø330 Ø500, Ø330
Móng băng Hình 2.14.a 1.0 1.0
Móng chữ nhật Hình 2.14.b 1.0 1.0

(a) (b)

Hình 2.14. Phương pháp lựa chọn hệ số K2 (đất sét, Top-block 500)
www.vietcons.org
55

Hình 2.15. Biểu đồ hệ số khả năng chịu tải của Top-Base

Bảng 2.4. [15] hệ số khả năng chịu tải của nền đất ban đầu và Top-base
www.vietcons.org
56

α, β: Hệ số hình dạng móng


Nc, Nγ, Nq: Hệ số khả năng chịu lực đối với phá hoại do trượt sâu tra theo
các biểu đồ hoặc bảng sau đây
C: lực kết dính của đất dưới móng (tf/m2)
Po= Tải trọng xuyên (po= γ2Df) (tf/m2)
γ1: Trọng lượng thể tích của đất dưới đế phần cột (tf/m3)
(Dùng trọng lượng thể tích dưới nước trong trường hợp nằm dưới mực
nước ngầm)
2.3.2.3.4. Tính toán độ lún Top-base:
Việc sử dụng phương pháp Top-base có thể gây ra hiệu ứng phân bố ứng suất
và có thể ngăn hiện tượng biến dạng bên. Do vậy, việc tính toán độ lún móng
Top-base được tiến hành như sau:
a. Tải trọng được phân bố tại vị
trí trên cùng của chiều rộng
móng đã lắp đặt. Do vậy
cường độ tải trọng dùng để
tính toán độ lún của Top-base
có thể thực hịên được dùng
công thức q=P/(Bk.Lk)
b. Mức phân bố ứng suất trong
nền dự tính là tại 300 của góc
khuyếch tán.
Hình 2.16. Phương pháp tính toán độ lún
c. Đề cập đến khả năng chống biến dạng bên, bỏ qua độ lún của chiều cao
phần xuyên sâu trên đỉnh, người ta cho rằng sự biến dạng của lớp đất
tại phần tương ứng với chiều cao của phần đỉnh tại đáy cũng được giảm
www.vietcons.org
57

đáng kể. Do vậy, độ lún tại phần đó được cho là chỉ bằng 1 nửa độ lún
đã tính toán mà thôi.
d. Độ sâu của các lớp đất có ảnh hưởng tới độ lún khoảng 1,5 lần tải trọng
áp dụng cho chiều rộng nhưng việc sử dụng các hiệu quả Top-base chỉ
tuỳ thuộc vào độ sâu và chiều rộng áp dụng trọng tải tương tự mà thôi
vì có hiệu ứng phân bố ứng suất (hình 2.9) do vậy độ sâu để xem xét độ
lún còn tuỳ thuộc vào độ sâu và chiều rộng áp dụng tải trọng tương tự.
e. Số lượng để phân chia các lớp đất ra làm các lớp đất có cùng độ cao và
chiều rộng áp dụng tải trọng như nhau, để tính toán được tổng độ lún
cho mỗi lớp đất có thể coi là độ lún sau cùng của lớp móng Top-base.
f. Khi tiêu chuẩn thiết kế cho cấu trúc để có thể thiết kế tính toán một
công thức xác định độ lún. Khi phạm vi ứng dụng tải trọng là tải trọng
hữu hạn theo các hướng dài mà không cần tiêu chuẩn nào, đạt được độ
căng theo chiều thẳng đứng với những công thức sau, để phân chia mỗi
lớp dựa trên xem xét độ lún 3 chiều và tính toán độ lún sử dụng độ biến
dạng này.
εzi = (1/E)(1-2vK0)∆бzi (2.3)
Trong đó:
Εzi : Độ dãn theo chiều thẳng đứng của lớp “i”
E: Mô đun đàn hồi của đất bên dưới lớp Top-base
v: Tỉ số Poison
K0: Hệ số áp lực đất tĩnh
∆бzi: Mức áp suất gia tăng trung bình của lớp “i” (được tính theo
a, b)
Tuy nhiên, mô đun đàn hồi của đất E được dự tính với công thức sau dùng hệ
số nén mv đạt được từ dữ liệu thử nghiệm độ cố kết tiêu chuẩn
www.vietcons.org
58

E = (1+v)(1-2v)/((1-v)mv) (2.4)
Tuy nhiên, khi có thể đạt được các dữ liệu đo lường của giá trị N, ta có thể
xác định được giá trị của E nhờ vào giá trị N đã biết.
Có thể tính được độ lún của lớp Si sử dụng công thức sau:
Si = εzi x H (2.5)

2.4. Các đặc tính kĩ thuật của sản phẩm và vật liệu [15]:
Các kích thước hình dáng và các đặc tính kĩ thuật của các khối bê tông dạng
phễu được gia công bao gồm 2 loại ( loại Φ300 và Φ500) được minh hoạ
trong Hình 2.17 cho mục đích sử dụng trong khu vực đất liền. Trong khi đó
các khối bê tông dạng phễu sử dụng trong nền móng của các tường đê chắn
sóng ở bờ biển bao gồm loại Φ2000 như đã minh hoạ trong Hình 2.18 là 1
loại phễu bê tông sử dụng phổ biến.

Hình 2.17. Khối bê tông dạng phễu dùng trong đất liền, [15]
www.vietcons.org
59

Chân đế của phễu bê tông trong hình 2.17 được chế tạo sẵn có liên kết với tai
móc lưới thép bên trên, được chế tạo bằng một phương pháp để gắn nó vào
trong 1 khung đã được thiết kế sẵn và sau đó đổ bê tông chưa trộn vào.
Độ bền nén của bê tông được mô tả bên trên là 180kgf/cm2 trong quá trình
vận chuyển. Và bề ngoài khối bê tông thành phẩm phải không có các khuyết
tật như nứt vỡ, biến dạng, hư hại …v.v.
Quy cách kĩ thuật của các thanh lưới thép liên kết của các thanh lưới thép
định vị được sử dụng để cố định các phễu bê tông và để tạo ra một hệ thống
nền móng liên kết với nhau như dưới đây:

Hình 2.18. [15]

Loại khối bê tông dạng phễu quy cách Φ 330 : đường kính 10mm
Loại khối bê tông dạng phễu quy cách Φ 500 : đường kính 13mm.
www.vietcons.org
60

Và cốt liệu được sử dụng như là đá dăm để chèn móng dự định là loại đá dăm
băm nhỏ (C-40) hoặc đá dăm đã điều chỉnh kích thước hạt (M40), các kích
thước hạt này có kích thước trong phạm vi như mô tả trong bảng 2.4.

2.5 Phương pháp phần tử hữu hạn trong phân tích Top-Base:
2.5.1 Phần tử khối:
Phần tử khối là phần tử ba chiều dùng để mô hình hóa kết cấu hoặc các
môi trường ba chiều liên tục. Trong các bài toán về địa kỹ thuật, các phần
khối được dùng để mô hình hóa đất nền. Thông thường có ba dạng phần tử
hữu hạn tiêu chuẩn: phần tử bốn mặt, phần tử lăng trụ, và phần tử sáu mặt
tương ứng có 4, 6, và 8 điểm nút như trong hình 2.19.

5
8
4 6 7
4
5 6

3 2 4 3
1 3

2 1 1 2

Hình 2.19: Phần tử bốn mặt (trái), lăng trục (giữa), và phần tử sáu mặt (phải)
Ma trân độ cứng của phần tử sáu mặt được xây dựng theo dạng phần tử
đẳng tham số. Tọa độ của một điểm trong phần tử được xấp xỉ như sau:
www.vietcons.org
61

n n n n

 Nie  1 , x   xi Nie , và y   yi Nie , z   zi Nie


i 1 i 1 i 1 i 1
(2.6)

Trường chuyển vị được xấp xỉ là:


n n n
u x   u xi N ie , u y   u yi N ie , u z   u zi N ie (2.7)
i 1 i 1 i 1

Với vật liệu đàn hồi đẳng hướng, quan hệ ứng suất- biến dạng được viết
là:

1    0 0 0 
 1   0 0 0 
 x    x 
   1  0 0 0   
 y   y 
 z  E  1  2  0 0    z 
     (2.8)
 xy  1  1  2  
2
  xy 
 yz   sym.
1  2  0   yz 
   2  
 zx     
 1  2    zx 
 2 

Các thành phần biến dạng được xác định theo vi phân các thành phần
chuyển vị theo các trục x, y, và z như sau:
 u x   N1 N n 
 x   0 0 ... 0 0 
   x x

 u y   N1 N n
  0 0 ... 0 0   u x1 
x   y y y  
      u y1
  y   u z   N1 N n   
 0 0 ... 0 0 u z1
  z   z   z z   
  u 

N n N n
  ...  (2.9)
 xy   u x  y   N1 N1
0 ... 0  u xn 
 yz   y x   y x y x  
      u 
 zx   u y  u z   0 N1 N1 N n N n   yn 
... 0
 z y   z y z y  u zn 
   
 u z  u x   N1 N1 N n N n 
0 ... 0
 x z   z x z x 

Dưới dạng thu gọn, biểu thức 2.9 được viết là:

    B   (2.10)
www.vietcons.org
62

Hàm dạng của phần tử sáu mặt (tám điểm nút) được viết như sau:
1 1 1
N1  1   1  1    ; N 2  1   1   1    ; N3  1   1   1    ;
8 8 8
1 1 1
N4  1   1   1    ; N5  1   1  1    ; N6  1   1   1    ;
8 8 8
1 1
N7  1   1   1    ; N8  1   1   1    (2.11)
8 8

8 
7

5 6


4 3

1 2

Hình 2.20: Hệ tọa độ tự nhiên của phần tử sáu mặt

Đạo hàm của hàm dạng tương ứng theo  và  được viết theo đạo hàm của
hàm hợp như sau:
Ni   x y z   Ni 
         x 
    
 Ni   x x x   Ni 
    (2.12)
         y 
 Ni   x x x   Ni 
    
         z 
www.vietcons.org
63

 N i  N i 
 x    
   

 i
N  N i 
  J  
1
  (2.13)
 y    
 N i   N i 
   
 z    

Ma trận Jacobi được xác định theo biểu thức:

 x y z   N1 N 2 N8 
       x1
  .
  y1 z1 
 
 x x x   N1 N 2 N8   x2 y2 z2 
J     (2.14)
       .
.
.
    .
 
 x x x   N1 N 2 N8   x8 y8 z8 
       
.
  

Ma trận độ cứng của phần tử khối được viết theo phương trình tổng
quát như sau:
1 1 1
K    B   E  B  dV  h     B   E  B  J d  d d 
e T T
(2.15)
1 1 1

Sử dụng phương pháp tích phân số, ma trận độ cứng được viết lại là:
1 1 1 n n n
K e  h     B   E  B  J d d d   h  B   E  B  J WW
T T
i jWk (2.16)
1 1 1 i 1 j 1 k 1

Trong đó n là số điểm Gauss.

2.5.2. Mô hình phi tuyến phần tử khối:


Mohr-Coulomb là mô hình đầu tiên có kể đến ảnh hưởng của ứng suất
đến cường độ của đất nền. Ứng xử của đất nền bên dưới trạng thái giới hạn
được coi là ứng xử tuyến tính tuân theo định luật Hooke với các đặc trưng cơ
bản là mô đun đàn hồi và hệ số Poisson. Trong thực tế đất nền có ứng xử phi
tuyến ngay cả khi chưa phá hoại nên mô hình này có khả năng hạn chế trong
www.vietcons.org
64

việc dự tính biến dạng của nền. Tuy nhiên, trong việc dự tính sức chịu tải như
sức chịu tải của cọc thì mô hình này có thể dự tính khá tốt.
Sự phá hoại xuất hiện khi trạng thái ứng suất tiếp,  , và ứng suất pháp,
 , trên bất kỳ mặt phẳng nào đó của vật liệu thoả mãn phương trình sau
(Chen and Mizuno, 1990) [16]:
   tan   c  0 (2.17)

Trong đó  và c là góc ma sát trong và lực dính đơn vị


1 3

2sin 2c cos

3
1-sin 1-sin
E
1

Hình 2.21: Tiêu chuẩn dẻo Mohr-Coulomb [17]


Mô hình Mohr-Coulomb như trong hình 2.21 có thể viết dưới dạng là hàm
số của các thành phần ứng suất chính như sau (Chen and Mizuno, 1990) [16]:
1 1
 1   3    1   3  sin   c cos  (2.18)
2 2

Tiêu chuẩn phá hoại đầy đủ Mohr-Coulomb có dạng hình côn lục giác
trong không gian ứng suất chính như trong hình 2.22. Ứng suất chính liên hệ
với ứng suất bất biến theo những công thức sau:
2   2   2 
1   3   J 2  sin      sin       2 J 2 cos  (2.19)
3   3   3 
www.vietcons.org
65

2   2   2   I1 2 2I
1   3   J 2  sin      sin        J 2 sin   1 (2.20)
3   3   3  3 3 3

Tiêu chuẩn phá hoại viết theo ứng suất bất biến như sau (Smith and
Griffiths, 1997) [17]:

I1 J
f1  sin   2 sin  sin   J 2 cos   c cos  (2.21)
3 3


Ðo n
g ch gia
g
ên «n
§- t kh





Hình 2.22: Tiêu chuẩn phá hoại Mohr-Coulomb trong không gian
ứng suất chính [17]
Hàm thế năng biến dạng dẻo có cùng dạng với hàm dẻo được định
nghĩa cho mô hình Mohr-Coulomb bằng cách thay thế góc ma sát trong,  ,
bằng góc giãn nở,  , vào hàm dẻo. Hàm thế năng biến dạng dẻo được cho
theo công thức:

I1 J
g sin  2 sin  sin  J 2 cos   c cos (2.22)
3 3
www.vietcons.org
66

Góc giãn nở,  , được thêm vào mô hình để mô tả sự giãn nở về thể


tích của đất nền như thực tế quan sát được khi thí nghiệm đất cát chặt. Đất
nền bắt đầu giãn nở khi trạng thái ứng suất đạt tới trạng thái phá hoại.
Mô hình Mohr-Coulomb yêu cầu ba tham số, mà có thể xác định được
từ các thí nghiệm cơ bản. Các tham số được liệt kê trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Các tham số của mô hình Mohr-Coulomb

Tham số Mô tả

E Mô đun đàn hồi

 Hệ số Poisson

c Lực dính đơn vị

 Góc ma sát trong

 Góc giãn nở

Tham số cường độ, c và  , có thể xác định từ số liệu thí nghiệm nén
ba trục. Số liệu có thể được vẽ như trong hình 2.23. Mối liên hệ giữa góc
nghiêng của đường xấp xỉ và tung độ của điểm giao giữa đường xấp xỉ và trục
đứng được thể hiện theo công thức:

s  sin  t  c cos  (2.23)


www.vietcons.org
67

Hình 2.23: Xác định góc ma sát trong và lực dính đơn vị

Góc giãn nở của cát phụ thuộc vào độ chặt và góc ma sát trong. Góc
giãn nở có thể xác định một cách xấp xỉ từ đường cong biến dạng trong thí
nghiệm nén ba trục như trong hình 2.24.

v

1-sin
2sin

1

Hình 2.24: Xác định góc giãn nở


www.vietcons.org
68

Chương 3: Ứng dụng Top-base ở Việt Nam

3.1 Đánh giá điều kiện áp dụng Top-base tại Việt Nam:
3.1.1 Điều kiện địa chất tại các thành phố lớn ở Việt Nam
Hà Nội nằm trên vùng châu thổ rộng lớn của Sông Hồng. Sông Hồng là
một đơn vị địa mạo trải rộng đến 15.000 km2. Địa hình của khu vực này khá
bằng phẳng, nhưng những dãy núi có độ cao trung bình lại nằm ở phía Đông và
phía Bắc để bao quanh vùng châu thổ. Biên thứ ba, phân định ranh giới phần nổi
lên của vùng châu thổ là Biển Đông.
Như được quan sát thấy tại các khu vực châu thổ khác trên thế giới, các
lớp trầm tích lấp đầy chịu sự phân tách theo thành phần hạt phụ thuộc vào vị trí
của nó trong vùng châu thổ. Lớp trầm tích lâu đời nhất có vị trí gần núi và chúng
chủ yếu được hình thành bởi lớp trầm tích cát, sỏi. Ngược lại, chất liệu sét là
chiếm ưu thế tại các lớp trầm tích trẻ và gần với các trầm tích biển. Sự phân bổ
này được thể hiện rõ ràng tại khu vực của dự án.
Tại khu vực trầm tích của châu thổ thường thấy sự thay đổi theo chiều
ngang do sự khác nhau về năng lượng trầm lắng. Trình tự phân tầng điển hình
được hình thành bởi các tầng cát xen kẽ với các lớp đất sét pha. Phần địa tầng cát
được tạo thành từ sự trầm lắng với năng lượng ở mức trung bình/cao liên quan
đến cấu tạo châu thổ trước đó, trong khi đó thì các lớp trầm tích pha sét lại được
tạo thành từ trầm tích. Trình tự sắp xếp địa tầng điển hình này đã được quan sát
thấy trong thời gian khảo sát trong những năm gần đây trên địa bàn Hà Nội. Vì
vậy, sự phân tầng sẽ là như sau:

 Lớp đất phủ nhân tạo với độ dày và các đặc tính cơ học rất không
đồng nhất. Các khảo sát cho thấy độ dày của lớp này thay đổi từ 1 m
đến 6 m;
www.vietcons.org
69

 Tầng sét pha và lẫn bột nhìn chung có các thông số cơ học yếu. Những
tầng này được quan sát ở độ sâu 10m đến 25m. Hơn nửa những tầng
này có thể có hàm lượng hữu cơ lớn;

 Các lớp cát pha có thể bao gồm cả một số thành phần hạt mịn như sét
và đất bột. Độ sâu của đỉnh lớp cát nằm trong khoảng từ 10m đến 25m
và độ sâu của đáy lớp cát nằm trong khoảng từ 30m đến 45m. Độ chặt
của những tầng cát này ở mức trung bình;

 Các tầng sỏi cuội rất chặt (giá trị xuyên tiêu chuẩn Nspt > 50). Đỉnh
của tầng sỏi cuội nằm trong độ sâu từ khoảng 30m đến 45 m.

3.1.2 Đánh giá hiệu quả của phương pháp Top-base:


Tại Trường Đại học Xây dựng, mô hình nền thu nhỏ được xây dựng và đã
tiến hành thí nghiệm nén bàn nén kích thước 40 x 40 (cm) đến phá hoại sau
khi xử lý bằng Top-base. Nền được mô hình bằng thùng đất sét kích thước
mặt bằng 3 x 3 (m); cao 1.4m. Top-block đường kính 20cm, cao 20 cm trong
đó phần cọc dài 10cm. Kết quả thí nghiệm được công bố tháng 5/2008 cho
thấy sức chịu tải của nền chung đã tăng lên rất khả quan.
Đất mô hình có các đặc trưng cơ – lý cơ bản sau:
- Trọng lượng riêng gw = 18.9 kN/m3
- Độ ẩm W = 42.5%
- Giới hạn chảy Wch = 46.1%
- Giới hạn dẻo Wd = 28.2%
- Sức kháng cắt không thoát nước (xác định từ thí nghiệm cắt cánh) cu = 12
kN/m2.
Bàn nén vuông kích thước 40 x 40 (cm)
www.vietcons.org
70

Sức chịu tải dự tính theo công thức Terzaghi


pult = 0.876 cu.Nc = 0.876 x 12 x 5.70 = 60 kN/m2
Kết quả thí nghiệm nền có lớp top-base (trên nền top-base) : pult = 130
kN/m2.
Các nghiên cứu từ Nhật bản và Hàn quốc đều kết luận sức chịu tải của nền có
thể tăng lên đến 200%, độ lún giảm còn 15 đến 30% so với nền không xử lý. Kết
quả bước đầu tại Việt nam thuyết phục rằng các kết luận trên là đáng tin cậy.

Hình 3.1. Quan hệ tải trọng - độ lún (từ thí nghiệm mô hình)

Đối với các loại nhà thấp tầng (dưới 30m), ngay cả trên nền đất khá yếu
như tại Hải Phòng, Thanh Hóa v.v vẫn có thể sử dụng Top base để thay thế
hoàn toàn cọc chịu lực.
Đối với nhà không quá cao: các công trình trên 10 tầng (thấp hơn 50m),
và móng đặt vào nền đất có sức chịu tải trung bình và yếu, độ lún cố kết của
móng có thể lên đến hàng chục cm, thời gian kết thúc lún kéo dài vài năm, vì
vậy chúng ta không nên sử dụng giải pháp móng top-base thuần túy.
www.vietcons.org
71

Đối với nhà tương đối cao (trên 50m, hoặc có yêu cầu đặc biệt nghiêm
ngặt về quản lý độ lún của công trình) chúng ta vẫn sử dụng hệ móng & cọc
kết hợp nhưng với sơ đồ là cọc chống (cọc không lún) lúc này hệ cọc sẽ tham
gia chịu lực cùng với móng nhưng sức chịu tải của cọc sẽ được tính toán đúng
theo cọc chịu lực của tiêu chuẩn TCVN.
Bảng 3.1: Những công trình đã áp dụng trên thực tế tại Việt Nam

Tên công Thời điểm Thi công


Địa điểm Quy mô
trình thiết kế móng

Tòa nhà 24 tầng, một tầng


Phước Tỉnh
Ocean View hầm, diện tích 6-8/2009 8-12/2009
Vũng Tàu
Manor hầm 2000m2

Thành phố 18 tầng, một tầng


Tòa nhà
Hạ Long hầm, diện tích 9-11/2009 5-7/2010
LICOGI 18.1
Quảng Ninh hầm 1600m2

27 tầng, ba tầng
Tòa nhà 97 Thành Phố chờ Giấy
hầm, diện tích 8-10/2009
Láng Hạ Hà Nội phép XD
hầm 2400m2

Tòa nhà Trụ 39 Nguyễn 16 tầng, hai tầng


sở Tổng Cty Đình Chiểu hầm, diện tích 7-9/2009 3-5/2010
Constrexim Hà Nội hầm 900m2

60 A Trường
Tòa nhà Trụ 16 tầng, hai tầng
Sơn Thành
sở Phía Nam hầm, diện tích 4-6/2010 7-9/2010
Phố Hồ Chí
Cty Hà Đô hầm 1200m2
Minh

Bệnh viện Quận Hà 9 tầng, một tầng


2-4/2010 6-9/2010
Yên Phúc Đông, Hà hầm, diện tích
www.vietcons.org
72

Nội tầng hầm 2500


m2

Trường học
Linh Đàm –
Bill Gate
Hà Nội
School

Nhà máy gốm Tiền Hải –


sứ Hảo Cảnh Thái Bình

3.2 Phân tích thí nghiệm Top-Base theo phương pháp phần tử hữu hạn:
- Tính toán với địa chất của công trình “Tòa nhà South Building – 60A đường
Trường Sơn, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh”
Bảng 3.2: Bảng chỉ tiêu cơ lý các lớp đất dưới đáy móng

Chiều sâu Chiều


Số
mặt lớp Tên dày   C E

đến mặt đất


TT
TN lớp đất lớp (m) T/m3 (độ) T/m2 T/m2

1 8.70 Lớp 2 0.30 2.02 13.40 4.30 609

2 9.00 Lớp 3 4.20 2.05 26.10 1.50 2153

3 13.20 Lớp 4 3.80 2.07 30.70 1.13 1033

4 17.00 Lớp 5 3.80 2.02 26.40 1.43 1116

5 20.80 Lớp 6 9.50 2.07 30.70 1.13 2367

6 30.30 Lớp 7 6.70 1.88 9.90 3.46 1107

7 37.00 Lớp 8 23.00 1.99 14.50 9.04 912


www.vietcons.org
73

Mô hình tính toán Topbase: Thí nghiệm được mô hình hóa bằng phần
mềm SSI3D (hình 3.2) sử dụng mô hình nền Mohr-Coulomb cho đất nền. Kết
quả tính chuyển vị lớn nhất dưới tải trọng 5 kg/cm2 là 1.4 mm khi có nền Top-
Base (hình 3.3), trường hợp không có gia cố bằng Topbase thì chuyển vị là
6.4 mm (hình 3.4).

Hình 3.2: Mô phỏng thí nghiệm nén hiện trường bằng bàn nén
www.vietcons.org
74

Hình 3.3: Chuyển vị của hệ khi có gia cố Top-Base


www.vietcons.org
75

Hình 3.4: Chuyển vị của hệ khi không gia cố Top-Base


Hình 3.4: Chuyển vị của hệ khi không gia cố Top-Base

Hình 3.4: Chuyển vị của hệ khi không gia cố Top-Base


3.3 Nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng của nền gia cố Top-Base:
Để đánh giá sự làm việc của nền Top-Base, một số phân tích bằng
phương pháp phần tử hữu hạn được thực hiện với các đặc trưng của đất nền
dưới móng Top-Base được lấy từ kết quả khảo sát địa chất thực tế tại Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh.
Mô hình phân tích móng Top-Base (hình 3.5) bao gồm một dải 2 Top-
Base với vật liệu chèn bằng chiều cao của Top-Base là 50 cm. Tải trọng phân
bố đều 10 T/m2 tác dụng lên bề mặt Top-Base qua tấm bê tông dày 10 cm. Để
so sánh với nền không Top-Base, một mô hình khác cũng được thiết lập với
các đặc trưng đất nền tương tự nền Top-Base nhưng không sử dụng Top-Base.
www.vietcons.org
76

Nền đất sử dụng để tính toán bao gồm ba loại có các đặc trưng thể
hiện trong bảng 3.3, 3.4 và 3.5.

Các kết quả tính toán được thể hiện bao gồm chuyển vị tại tâm và
đáy của Top-Base, ứng suất tại biên và tâm của Top-Base, vùng chảy dẻo
dưới đáy Top-Base.

Kết quả phân tích về ứng suất dưới đáy móng Top-Base cho thấy
phù hợp với kết quả thực nghiệm là sức chịu tải của đất nền dưới đáy
Top-Base tăng lên. So sánh ứng suất cho hai trường hợp có gia cố Top-
Base và không gia cố Top-Base cho thấy ứng suất theo phương đứng
không khác nhau đáng kể nhưng ứng suất lệch khi nền không có Top-Base
thì lớn hơn trường hợp nền có Top-Base khá nhiều. Với mức tải trọng
10T/m2, với đất nền ở trạng thái dẻo mềm, tỷ số ứng suất lệch của hai
trường hợp là 1,2 (hình 3.6) và đối với đất nền ở trạng thái dẻo cứng là
1,6 (hình 3.7 và 3.8). Ứng suất lệch có vai trò quan trọng trong việc đánh
giá sức chịu tải của đất nền. Trong trường hợp này, sức chịu tải của đất
nền tăng lên đáng kể khi nền có Top-Base do độ lệch ứng suất nhỏ hơn
khi nền không có Top-Base.

Kết quả phân tích về chuyển vị cho thấy chuyển vị chênh lệch tải
tâm Top-Base giữa bề mặt và đáy Top-Base là không đáng kể trong khi đó
chuyển vị này chênh lệch là khá lớn trong điều kiện tương tự khi nền
không có Top-Base (hình 3.9). Chuyển vị bề mặt lớp đất nền (dưới đáy
Top-Base) giữa hai trường hợp là tương đối giống nhau. Điều này cho
thấy hiệu quả giảm lún cho nền đất xảy ra chủ yếu trong phạm vi lớp vật
liệu chèn chứa Top-Base.
www.vietcons.org
77

Bảng 3.3: Đặc trưng của loại nền 1

Đặc trưng Đơn vị Giá trị

Mô đun đàn hồi T/m2 100

Hệ số Poisson - 0,3

Lực dính đơn vị T/m2 0,7

Góc ma sát trong (0) 4,8

Bảng 3.4: Đặc trưng của loại nền 2

Đặc trưng Đơn vị Giá trị

Mô đun đàn hồi T/m2 300

Hệ số Poisson - 0,3

Lực dính đơn vị T/m2 3,0

Góc ma sát trong (0) 15,75

Bảng 3.5: Đặc trưng của loại nền 3

Đặc trưng Đơn vị Giá trị

Mô đun đàn hồi T/m2 300

Hệ số Poisson - 0,3

Lực dính đơn vị T/m2 1,9

Góc ma sát trong (0) 11,75


www.vietcons.org
78

Hình 3.5: Mô hình tính toán


www.vietcons.org
79

Áp lực (T/m 2)
5

0
0 -0.5 -1 -1.5 -2 -2.5 -3 -3.5
2
Ứng Suất Lệch (T/m )

Có Top-Base Không Top-Base

Hình 3.6: Sự gia tăng ứng suất lệch với đất nền loại 1

12

10

8
Áp lực (T/m 2)

0
0 -2 -4 -6 -8 -10

Ứng Suất Lệch (T/m 2)

Có Top-Base Không Top-Base

Hình 3.7: Sự gia tăng ứng suất lệch với đất nền loại 2
www.vietcons.org
80

12

10

Áp lực (T/m 2)
6

0
0 -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9
2
Ứng Suất Lệch (T/m )

Có Top-Base Không Top-Base

Hình 3.8: Sự gia tăng ứng suất lệch với đất nền loại 3

0.002

0
0 2 4 6 8 10 12
-0.002
Độ lệch chuyển vị (m)

-0.004

-0.006

-0.008

-0.01

-0.012

-0.014

-0.016
Áp lực (T/m 2)

Có Top-Base Không Top-Base

Hình 3.9: Độ lệch chuyển vị giữa đỉnh và đáy móng đất nền 2
www.vietcons.org
81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Luận văn đã trình bày phương pháp gia cố nền đất mới đã và đang được
bước đầu áp dụng cho các công trình xây dựng tại Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu thực nghiệm do các tác giả khác đã công bố trình bày trong Chương II
cho thấy Top-Base làm tăng khả năng chịu lực của nền đất yếu. Khả năng
chịu lực của nền đất thay đổi phụ thuộc vào hai loại phá hoại là phá hoại do
trượt cục bộ hoặc phá hoại do trượt sâu. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra
biến dạng ngang, khả năng chịu lực của nền trở thành khả năng chịu lực của
phá hoại do trượt cục bộ. Có thể thấy rằng móng trên Top-base ngăn chặn
việc sinh ra phá hoại do trượt cục bộ bằng cách ngăn chặn biến dạng ngang.
Để đánh giá khả năng làm tăng sức chịu tải của nền đất sử dụng Top-
Base gia cố nền, phương pháp phần tử hữu hạn được lựa chọn để phân tích và
tính toán cho một số nền đất từ các kết quả khảo sát tại Việt Nam. Kết quả
phân tích cho thấy Top-Base hạn chế lún tức thời trong phạm vi lớp vật liệu
chèn và tăng khả năng chịu tải của nền đất do hạn chế dịch chuyển ngang của
đất nền dưới đáy móng Top-Base. Sự hạn chế dịch chuyển ngang do nền Top-
Base thể hiện trong kết quả tính toán khi ứng suất lệch tại đáy móng nhỏ hơn
so với trường hợp nền không gia cố Top-Base.
2. Kiến Nghị
Cần có thêm các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tại Việt Nam để
đánh giá khả năng gia cố nền đất của phương pháp Top-Base đặc biệt là khả
năng giảm lún của phương pháp này.
www.vietcons.org
82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. PGS.TS Nguyễn Ngọc Bích (2004), Lý thuyết và bài tập thực hành địa
kỹ thuật công trình, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Trần Thanh Giám (2008), Phương pháp TOP-BASE, Tài liệu dịch từ
bản tiếng Hàn Quốc.
3. GS.TS Vũ Công Ngữ, TS. Nguyễn Văn Dũng (2006), Giáo trình Cơ
học đất, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. GS.TS Vũ Công Ngữ, Nguyễn Văn Thông (2005), Bài tập Cơ học đất,
Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
5. GS.TS Vũ Công Ngữ (1998), Thiết kế và tính toán Móng nông, Trường
Đại Học Xây Dựng, Hà Nội .
6. NguyÔn V¨n Qu¶ng, NguyÔn H÷u Kh¸ng, U«ng §×nh ChÊt (2005), NÒn vµ
mãng c¸c c«ng tr×nh d©n dông – c«ng nghiÖp, Nhµ xuÊt b¶n X©y dùng, Hµ
Néi
7. NguyÔn V¨n Qu¶ng, NguyÔn H÷u Kh¸ng (1996), H-íng dÉn ®å ¸n nÒn vµ
mãng, Nhµ xuÊt b¶n X©y dùng, Hµ Néi.
8. Th.s Phan Hồng Quân (2007), Giáo trình Cơ học đất, Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội.
9. Th.s Phan Hồng Quân (2007), Giáo trình Nền và Móng, Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội.
10. §oµn ThÕ T-êng, Lª ThuËn §¨ng (2004), ThÝ nghiÖm ®Êt vµ nÒn mãng
c«ng tr×nh, Nhµ xuÊt b¶n Giao th«ng vËn t¶i, Hµ Néi.
11. Tiªu chuÈn x©y dùng 45 (1978), Tiªu chuÈn thiÕt kÕ nÒn nhµ vµ c«ng tr×nh,
Nhµ xuÊt b¶n X©y dùng, Hµ Néi.
www.vietcons.org
83

12. Tiªu chuÈn x©y dùng 40 (1987), KÕt cÊu x©y dùng vµ nÒn, Nhµ xuÊt b¶n
X©y dùng, Hµ Néi.
13. Whitlow.R. (1996), C¬ häc ®Êt (b¶n dÞch), Nhµ xuÊt b¶n Gi¸o dôc, Hµ
Néi.

Tiếng Anh
14. Arai, K., Onishi, Y., Horita, M., and Iasukawa, I. (1987), Measurement
and Interpretation of Loading Test of Top Block on Soft Ground, The
Proceeding of 2nd International Symposium on Field Measurement in
Geomechanics.
15. Banseok Top-Base Co., Ltd (2007), In-Place Top-Base Method.
16. Chen, W. F. and Mizuno, E. (1990), Nonlinear Analysis in Soil
Mechanics. Theory and Implementation, Developments in Geotechnical
Engineering 53, Elsevier.
17. Smith, I. M. and Griffiths, D. V. (1997), Programming The Finite
Element Method, John Wiley & Sons, Third Edition

Internet
18. http://bs-top.com

You might also like