Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

LUẬT BIỂN QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC....................................................................3


1. Giới thiệu................................................................................................................................3
2. Vai trò của Luật biển Quốc tế.................................................................................................3
3. Lịch sử phát triển của Luật biển Quốc tế.................................................................................4
4. Nguồn của LBQT....................................................................................................................6

CHƯƠNG 2: THE UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE


SEA (1982)..............................................................................................................7
I. TỔNG QUAN......................................................................................................7
1. Đặc điểm.................................................................................................................................7
2. UNCLOS 1982 có thay thế các Công ước Geneva 1958 hay không?......................................7
II. QUÁ TRÌNH UNCLOS 1982 ĐƯỢC XÂY DỰNG VÀ CÓ HIỆU LỰC..............8
1. UNCLOS 1982 được “pháp điển hóa” khác với các Công ước Geneva 1958.........................8
2. Lý do phải có tối thiểu 60 thành viên để Công ước có hiệu lực...............................................8
III. TỔNG QUAN VỀ UNCLOS 1982.......................................................................9
IV. KÝ KẾT, THAM GIA, PHÊ CHUẨN UNCLOS 1982........................................11
V. VẤN ĐỀ BẢO LƯU VÀ TUYÊN BỐ.................................................................12
1. Bảo lưu..................................................................................................................................12
VI. MỐI QUAN HỆ GIỮA UNCLOS VÀ CÁC ĐIỀU ƯỚC, TẬP QUÁN...............13
VII. VẤN ĐỀ TUÂN THỦ CÔNG ƯỚC...................................................................16
1. Tại sao cần tuân thủ UNCLOS..............................................................................................16
2. Cơ chế thực thi......................................................................................................................16

CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG CƠ SỞ (BASELINE)..........................................................18


I. GIỚI THIỆU CHUNG......................................................................................18
1. Vai trò và tầm quan trọng của baseline.................................................................................18
2. Hai cách xác định baseline....................................................................................................18
3. Khái niệm khác cần lưu ý......................................................................................................19
4. Biến đổi khí hậu => hạn chế của normal baseline.................................................................20
5. Phân tích kỹ hơn straight baseline.........................................................................................21

CHƯƠNG 4: VÙNG LÃNH HẢI VÀ VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI................24


I. TỔNG QUAN....................................................................................................24
II. LÃNH HẢI........................................................................................................24
1. Khái niệm..............................................................................................................................24
2. Vấn đề giới hạn lãnh hải........................................................................................................25
3. Nghĩa vụ gửi bản đồ cho LHQ..............................................................................................25
4. Nguyên tắc Innocent Passage................................................................................................25
5. Quyền của quốc gia trong vùng lãnh hải...............................................................................28
III. VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI.........................................................................31

CHƯƠNG 5: VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ........................................................32


I. TỔNG QUAN....................................................................................................32
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QG VEN BIỂN ĐỐI VỚI EEZ...........................32
1. Quyền của qg ven biển..........................................................................................................32
2. Quyền của qg khác trong EEZ...............................................................................................33
3. Quyền của qg đối với công trình đảo nhân tạo......................................................................34
4. Hoạt động nghiên cứu khoa học............................................................................................34

CHƯƠNG 6: QUỐC GIA QUẦN ĐẢO (ĐỌC THÊM)..........................................36

CHƯƠNG 7: THỀM LỤC ĐỊA................................................................................37


I. GIỚI THIỆU CHUNG......................................................................................37
II. CƠ CHẾ PHÁP LÝ CỦA THỀM LỤC ĐỊA......................................................37
1. Độ rộng.................................................................................................................................37
2. Quyền hiển nhiên..................................................................................................................37
III. GIỚI HẠN CỦA THỀM LỤC ĐỊA....................................................................38
1. Hai cách xác định chân thềm lục địa.....................................................................................38
2. Thềm lục địa có thể được kéo dài theo hai cách....................................................................38
3. Vấn đề trả phí........................................................................................................................39
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC

- GK Thi vào tuần 8 theo nhóm


- 8 nhóm 6 người
- Giáo trình công pháp quốc tế của Ulaw
- Aim
+Hiểu được cơ chế pháp lý của các vùng trên biển.
+Hiểu các loại tranh chấp có thể xảy ra và được giải quyết như thế nào.

1. Giới thiệu
- Luật biển Quốc tế là luật công (public international law) điều chỉnh chủ thể là quốc gia và
các tổ chức quốc tế.
- Phân biệt với luật tư (private international law):
+Luật tư không điều chỉnh mối quan hệ quốc gia mà giữa national person và legal person
(cá nhân và pháp nhân), có yếu tố nước ngoài (
+Nếu quốc gia đóng vai trò là một pháp nhân mua bán với pháp nhân => dùng luật tư,
nhưng khó khăn vì quốc gia có quyền miễn trừ tư pháp => quốc gia phải từ bỏ quyền
này (VD: chính phủ VN mua vaccine). => QG là chủ thể tư pháp nếu qg tham gia vào
các quan hệ mua bán.

2. Vai trò của Luật biển Quốc tế


- The role of International Law of the Sea.
- Điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia
- Mqh phát sinh từ việc quản lý, khai thác chủ quyền biển.
+Biển có nhiều tài nguyên như: dầu khí (oil and gas), giao thông đường biển (hơn 90% khối
lượng hàng hóa giao thương giữa các quốc gia được vận chuyển theo đường biển) => mang lại
lợi ích cực kỳ lớn cho các quốc gia => nguồn lợi lớn dễ phát sinh tranh chấp (conflict) về việc
khai thác sử dụng nguồn lợi biển.
- Các quốc gia củng cố quốc phòng nhưng không muốn leo thang căng thẳng trong quan hệ
quốc tế => phải tìm tiếng nói chung, cùng đàm phán thỏa thuận để lập ra những quy định
chung và cam kết thực hiện những quy định đó => quản lý khai thác sử dụng biển hiệu
quả.
=> Là một nhánh của công pháp quốc tế, đảm bảo sự ổn định, bền vững trong việc khai thác
tài nguyên biển giữa các quốc gia (ý nghĩa của luật biển).
Lưu ý

- Tranh chấp biển Đông là tranh chấp giữa 6 bên và 5 nước (Đài Loan không được xem là quốc
gia)
+Vùng biển chồng lấn (overlap)

3. Lịch sử phát triển của Luật biển Quốc tế


- Historical development of the Law of the Sea

Stage 1: From 1493 to the End of the Nineteenth Century

- Có hai học thuyết pháp lý đối lập nhau:


+The seas, similarly to land, could be subject to occupation and control by a State (học
thuyết đất thống trị biển): Các qg có quyền sở hữu biển, được xem như tài sản quốc gia,
các qg khác không được đụng vào (claims of “property” of the seas).
+The concept of the freedom of the sea (Học thuyết tự do biển cả): Biển cả phải được tự do
cho các qg sử dụng. Các nước phát triển hàng hải ủng hộ học thuyết này do có nhiều tàu
thuyền, họ cần tự do đi lại trên biển mà không gặp cản trở nào như Anh, Bồ, Tây (the sea
must be free).

- Sau này hai học thuyết giao thoa (two theoríe were harmonized): vùng biển tiếp liền với
đất liền sẽ thuộc chủ quyền quốc gia (it is accepted that the sea is free, but excepting a
narrow band of waters adjacent to the coast).

- Nhưng có vấn đề: vùng biển tiếp liền rộng bao nhiêu? Rộng thì vùng biển tự do thu hẹp,
nhỏ thì lớn ra => các qg không tìm được tiếng nói chung.
+Giải pháp: học thuyết “cannon shot rule” => đại bác bắn được 3 hải lý => cho rằng
3 hải lý là phù hợp.
+Các nước chấp nhận nhưng mỗi nước = độ rộng khác nhau.

- Lúc này xuất hiện các thuật ngữ:


+Vùng biển tiếp liền với đất liền của một quốc gia nơi quốc gia có chủ quyền là vùng lãnh
hải (the territorial sea).
+Vùng bên ngoài lãnh hải (vào thời điểm này) là (the high seas): qg có chủ quyền được
khai thác mà qg khác không được ngăn chặn. Hiện nay the high seas là vùng bên ngoài
vùng đặc quyền kinh tế.
Stage 2: Before WWII

- Trong hội nghị Hague 1930 lập ra luật biển nhưng vẫn chưa thống nhất được (non-
adoption) vấn đề độ rộng lãnh hải (the breadth of the terriorial sea).
- Lưu ý: quyền truy đuổi nóng (hot pursuit). Tuy nhiên, thời gian này chưa có khái niệm
“vùng đặc quyền kinh tế” => chỉ áp dụng hot pursuit trong vùng lãnh hải.
Stage 3: After WWII

- Nhận thấy biển còn nhiều tài nguyên, các quốc gia đặt ra các vùng…
- Thời điểm đó, các quốc gia đưa ra nhiều tuyên bố đơn phương:
+Tuyên bố Truman 1945 đưa ra một vùng đánh bắt cá của riêng Mỹ. Tuyên bố này được
nhiều nước ủng hộ.
+Sau Mỹ, nhiều nước Nam Mỹ đưa ra tuyên bố riêng
=> Khiến tuyên bố đơn phương của Mỹ trở thành một tập quán quốc tế => hình thành
“vùng đặc quyền kinh tế” => sau này được đưa vào UNCLOS
- Năm 1955 Phipipiné nối các đảo của mình lại => hình thành cơ chế pháp lý cho đường
cơ sở quần đảo (archipelagic lines), vùng nước quần đảo.
- Lưu ý:
+Đường cơ sở quần đảo ≠ đcs thông thường ≠ đcs thẳng
+Vùng nước quần đảo ≠ vùng nội thủy ≠ vùng lãnh hải

The First UN Conference on the Law of the Sea (UNCLOS I) - 1958

- Các nước bắt đầu tạo lập các công ước


- Năm 1958 LHQ nhóm họp các qg nhưng các quốc gia không thể đạt được thỏa thuận
chung (reach consensus).
- Hội nghị này thông qua 4 công ước và 1 nghị định thư, qg thấy công ước nào phù hợp
thì ký kết:
+Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (TSC)
+Công ước về biển cả (HSC)
+Công ước về đánh bắt cá và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật sống trên biển cả
(CFCLR)
+Công ước về thềm lục địa (CSC)
+OPSD
=> Gọi chung là các công ước Geneva (Geneva Conventions 1958).
=> không có sự thống nhất trong LBQT.

The Second UN… - 1960

- Tiếp tục nhưng thất bại


The Third UN… - 1973-1982

- Mãi đến 1982 các qg mới hoàn thành công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS 1982).
- Mỹ không phải thành viên của UNCLOS 1982 => Mỹ chỉ tuân theo tập quán quốc tế
hoặc Công ước Geneva 1958 hay các Công ước khác.

4. Nguồn của LBQT


- The sources of the International LOTS
- Các tuyên bố đơn phương (unilateral declarations)
- Các tập quán quốc tế (Customary rules)
+Các tập quán quốc tế sau này được ghi nhận trong các điều ước quốc tế => trở thành quy
định của Luật biển quốc tế.
- Các điều ước, công ước, hiệp định (Conventions, Agreements, Treaties)
+Quan trọng nhất là UNCLOS 1982
- Các học thuyết pháp lý (Legal Doctrines)
+Hai học thuyết ở Stage 1.
- Phán quyết của Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 2: THE UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF
THE SEA (1982)

I. TỔNG QUAN

1. Đặc điểm

a. Là nguồn quan trọng nhất của luật biển quốc tế

- The most important source of the international law of the sea


- Hơn 160 Quốc gia Thành viên.

b. Điều chỉnh gần như tất cả các hoạt động trên bề mặt, trong lòng, dưới đáy và phần
không gian bên trên của biển

- Regulates almost every possible activity on, in, under, and over the sea

c. Công ước là kết quả của Hội nghị quốc tế về luật biển lần III

- The Convention is the result of the UNCLOS III (1973 – 1982).


- Trước UNCLOS 1982 là các Công ước Geneva 1958.
- Được ký kết năm 1982 nhưng mãi đến 1994 mới có hiệu lực.

2. UNCLOS 1982 có thay thế các Công ước Geneva 1958 hay không?
*Does the UNCLOS 1982 replace Geneva Conventions 1958?

a. Short answer

- Article 311(1) of UNCLOS 1982 states: “this Convention shall prevail, as between
States Parties, over the Geneva Conventions on the Law of the Sea of 29 April 1958.”
- Theo Điều 311(1), trong trường hợp các bên là quốc gia thành viên, nếu có xung đột
pháp luật => áp dụng ưu tiên áp dụng UNCLOS.

b. Long answer

- Lưu ý:
+UNCLOS chỉ ràng buộc quốc gia thành viên, không phải tất cả các qg trên thế giới.
+Công ước mới thay thế Công ước cũ không làm mất hiệu lực của công ước cũ (co-exist),
trừ khi các thành viên của công ước cũ (i) cùng đồng ý thỏa thuận thay đổi và (ii) công
ước mới cùng nội dung công ước cũ => Geneva 1958 và UNCLOS 1982 đều tồn tại song
song.
+UNCLOS có những quy định khác với Geneva => áp dụng cùng lúc sẽ xung đột pháp luật
=> UNCLOS quy định rõ ở Điều 311(1): nếu có xung đột pháp luật sẽ ưu tiên áp dụng
UNCLOS.

II. QUÁ TRÌNH UNCLOS 1982 ĐƯỢC XÂY DỰNG VÀ CÓ HIỆU
LỰC
*Adoption and entry into force

1. UNCLOS 1982 được “pháp điển hóa” khác với các Công ước Geneva 1958
*UNCLOS 1982 was codified in a different way compared to Geneva Conventions (đọc
thêm)

- UNCLOS 1982 wasn’t drafted by the International Law Commission. It was


constructed based on compromising a mass of often conflicting proposals from both
States individually and groups of States;

- The process of decision-making of provisions in UNCLOS 1982 is also different from


Geneva Conventions. Provisions of UNCLOS 1982 are adopted by consensus.

- UNCLOS 1982 is a single Convention.

=> UNCLOS 1982 was constructed in a different method with Geneva Conventions in
order to try to obtain the greatest possible ratification from States.
+UNCLOS 1982 will entry into force 12 months after the deposit of the 60th ratification
(Article 308 of the UNCLOS 1982);
+In November 1993 the 60th ratification was deposited. Almost all of them were
developing States (an undesired imbalance).

2. Lý do phải có tối thiểu 60 thành viên để Công ước có hiệu lực
*Developed countries did not ratify was because of dissatisfaction with the regime for the
mining of minerals in the seabed beyond national jurisdiction contained in Part XI of the
LOSC.

- Background:
+Vấn đề “biển” là vấn đề quốc tế, ảnh hưởng nhiều quốc gia
+Đối với vấn đề như vậy, nếu chỉ có rất ít quốc gia ký kết sẽ không thể hiện được tính
quốc tế (quá ít) => không đủ sức ảnh hưởng mà bộ luật mang lại => không tạo được sự
tác động trên thế giới => luật này mất đi giá trị của nó (ngược lại, nhiều thành viên = sự
thành công của điều ước)
+Tuy nhiên từ 1982 - 1993 vẫn có rất ít thành viên => chưa thể có hiệu lực.

- In November 1993 the 60th ratification was deposited. Almost all of them were
developing States (an undesired imbalance);
+Đa phần quốc gia ký kết là qg đang phát triển, kém phát triển; ít có qg phát triển.
+Lý do: UNCLOS có lợi cho các qg đang phát triển, bất lợi cho qg phát triển

=> Năm 1994 bổ sung nghị định thư, sau này được đính kèm với UNCLOS 1982. Quy
định trong nghị định thư được ưu tiên áp dụng so với quy định cũ của UNCLOS.
(Slide tr.7).
+Khi đàm phán vào năm 1982, các nước phát triển và đang phát triển không thống nhất
được cách khai thác quặng ở đáy đại dương (The Area) (được xem là “common heritage
of mankind”), các nước đang pt đông hơn => quy định của UNCLOS có lợi cho họ hơn
trong việc khai thác tài nguyên ở đáy đại dương.
+SOLUTION => nghị định thư 1994 sửa đổi về việc khai thác ở The Area.

III. TỔNG QUAN VỀ UNCLOS 1982

Lời mở đầu và bố cục

- Purpose of UNCLOS 1982


“to settle…all issues relating to the law of the sea”, and in particular to establish “a legal
order for the seas and oceans which will facilitate international communication, and will
promote the peaceful uses of the seas and oceans, the equitable and efficient utilization of
their resources, the conservation of their living resources, and the study, protection and
preservation of the marine environment”.
- The UNCLOS 1982 has: 320 articles, Arranged into 17 parts, supplemented by 9
annexes.

17 Phần

- Part I: Defines a number of the terms used in the LOSC: several other terms are defined in the
substantive provisions.

- Part II, V, VI: Deal with the maritime zones that may be claimed by coastal States, namely the
territorial sea and contiguous zone; exclusive economic zone (EEZ); and continental shelf.
- Part III: Concerned with navigation through straits lying partly or wholly within the territorial
sea. AN OVERVIEW OF THE UNCLOS 1982

- Part VIII: Defines an island and stipulates how coastal State maritime zones are to be delimited
from islands.

- Part IV Also the issue above but in relation to islands that comprise archipelagos.

- Part VII: Sets out the regime for the high seas, ie, the areas of sea beyond the maritime zones of
coastal States.

- Part IX: Calls for cooperation between States parties bordering enclosed or semi-enclosed seas.
AN OVERVIEW OF THE UNCLOS 1982

- Part X: Deals with the access of landlocked States to the sea.

- Part XI, together with Annexes III and IV, as read with the 1994 Implementation Agreement:
Set out a detailed regime, based on the principle of the common heritage of mankind, governing
the mining of the mineral resources found in ‘the Area’, ie the seabed and subsoil beyond the
limits of national jurisdiction.

- Part XII: Concerning the Protection and Preservation of the Marine Environment. AN
OVERVIEW OF THE UNCLOS 1982

- Part XIII: Concerning the marine scientific research, stipulating the conditions under which such
research may be carried out in different maritime zones and calling for cooperation in the carrying
out of such research and the publication and dissemination of its results.

- Part XIV: Calls on States to cooperate to promote the development and transfer of marine science
and technology on fair and reasonable terms AN OVERVIEW OF THE UNCLOS 1982

- Part XV: Provides that disputes concerning the interpretation or application of the LOSC that
cannot be settled by consensual means may, subject to some exceptions, be referred unilaterally by
any party to the dispute to binding judicial settlement.

- Part XVI: Dealing with a miscellaneous selection of general matters.

- Part XVII: Final Provisions. Deals with the signature and ratification/accession, conditions for
entry into force, reservations, and amendment of the LOSC.

Các khu vực trên biển


Base line

National Airspace International Airspace

Vùng tiếp
Nội thủy Vùng lãnh hải giáp lãnh hải
(Internal (Territorial (Contiguous Biển Cả/biển quốc tế
waters) sea) zone) (The High Sea)
Vùng đặc quyền kinh tế
(Exclusive Economic Zone)

Thềm lục địa Vùng


(Continental Shelf) (The Area)
12nm 12nm (Deep Seabed)

24 nm
200 nm

Các quy định khác

-Tài nguyên sinh vật/ phi sinh vật


- Phân định biên giới trên biển
- Bảo vệ và bảo tồn môi trường biển
- NCKH biển
- Quy định về điều kiện tàu thuyền đi trên biển
- Gqtc lq đến các vấn đề trên của các qg
IV. KÝ KẾT, THAM GIA, PHÊ CHUẨN UNCLOS 1982
*Participation in the UNCLOS 1982
Các trường hợp từ Điều 305-307 UNCLOS có thể trở thành Quốc gia Thành viên

- Articles 305–307 of UNCLOS 1982 stipulate the rules of signature,


ratification/accession of the Convention Kinds of Entity can become a member of
UNCLOS 1982:
+States;
+Self-governing territory that is not independent but has competence over matters governed
by the LOSC (the Cook Islands and Niue Island);
+International organization to which its member States have transferred competence over
matters governed by the LOSC (the European Economic Community)

Để ràng buộc bởi Công ước => quốc gia phải chấp nhận (Consent), không chỉ ký kết
mà còn phê chuẩn, phê duyệt, (xin) gia nhập,…

- Một số vb như FTA chỉ cần ký kết (signing)


- Một số vb như UNCLOS ngoài ký kết còn phải phê chuẩn (ratify) - Mỹ là một quốc gia
đã ratify nhưng chưa signing => khum phải thành viên
- Vì sao ngoài ký kết còn có phê chuẩn và cái khác?
+Ký kết chỉ là hình thức ngoại giao (một buổi ký kết) => “cho vui” => không ràng buộc:
qg cần phải đưa về nước để QH phê chuẩn.
+Nếu điều ước quy định việc ký kết => mới ràng buộc
- Lưu ý: signing+ratifying = khi ký kết lúc đầu (Công ước chưa có hiệu lực), accede =
sau này khi công ước đã có hiệu lực.

V.VẤN ĐỀ BẢO LƯU VÀ TUYÊN BỐ

1. Bảo lưu
*Reservations

a. Lý luận chung

- Ý nghĩa của việc bảo lưu: một điều ước = nhiều điều luật, có điều luật sẽ khó để quốc
gia thực thi hoặc đi ngược lại pháp luật nội địa => qg cân nhắc, nhưng qg vẫn muốn gia
nhập => qg xin bảo lưu: từ chối không thực hiện điều khoản nào đó, còn lại cam kết
thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm.
- Bảo lưu cho phép quốc gia khi ký kết, phê chuẩn, gia nhập một điều ước quốc tế được
quyền đưa ra tuyên bố bảo lưu (declaration on reservation) thay đổi hoặc chấm dứt hiệu
lực của một điều khoản cụ thể trong một điều ước quốc tế.
- Bảo lưu chỉ được đặt ra vào giai đoạn ký kết, phê chuẩn, gia nhập - giai đoạn qg đưa ra
tuyên bố chấp nhận thực thi công ước.
- Khi một qg ký kết hoặc phê chuẩn một điều ước quốc tế,
- Mục đích sau cùng của bảo lưu là để: giúp qg gia nhập vào điều ước quốc tế (aka tạo
điều kiện cho qg)
- Bảo lưu = tùy quy định của từng điều ước quốc tế.

b. Quy định về bảo lưu theo UNCLOS 1982

- UNCLOS cấm bảo lưu (cực kỳ nghiêm khắc) (Điều 309), ngoại trừ một số điều khoản
cụ thể cho phép việc bảo lưu. (Reservations are prohibited unless expressly permitted by
other articles).

- Một số vấn đề được bảo lưu:


+Article 309 of UNCLOS 1982 provides: “no reservations or exceptions may be made …
unless expressly permitted by other articles.”
+Article 298 of UNCLOS 1982 provides permits States parties to exclude certain matters
from the compulsory dispute settlement procedures of Section 2 of Part XV. • This article
is also the only “reservation or exception” expressly permitted by other provisions of the
UNCLOS (Quy định về gqtc).

c. Tuyên bố

- Declarations
- Điều 310 UNCLOS.

VI. MỐI QUAN HỆ GIỮA UNCLOS VÀ CÁC ĐIỀU ƯỚC, TẬP
QUÁN
*The relationship of the UNCLOS 1982 to other treaties and customary international law

UNCLOS được ưu tiên áp dụng nếu các bên trong tranh chấp là Thành viên Công ước

- Theo Điều 311 UNCLOS 1982, có nhiều điều ước quốc tế quy định về luật biển,
UNCLOS cũng nói rõ: nếu có trùng lặp của UNCLOS với các điều ước qt khác =>
UNCLOS sẽ được ưu tiên áp dụng
- UNCLOS 1982 provisions overlap with 4 Geneva Conventions 1958 => according to
article 311 of UNCLOS 1982, its provisions shall prevail.
Trường hợp một bên là Thành viên Công ước nhưng bên kia lại không phải

- VD1: A (thành viên UNCLOS và Geneva) và B (Geneva) => Geneva được áp dụng vì
B không bị ràng buộc bởi UNCLOS,bị (19p45)
- VD2: cả A B đều là UNCLOS và Geneva => UNCLOS vì UNCLOS được ưu tiên
- VD3: A UNCLOS và B Geneva => áp dụng tập quán (Custom)

Trường hợp UNCLOS trùng lặp với điều ước quốc tế khác

- Trường hợp UNCLOS có trùng lặp (overlap) với các điều ước quốc tế khác (treaties and
agreements) => ưu tiên áp dụng UNCLOS, trừ các trường hợp tại Điều 15,35.c,237.1
=> áp dụng điều ước.
+Điều 15: vẽ biên giới trên biển
+Điều 35.c Strait: eo biển
+Điều 237: môi trường biển: hiệp định về môi trường có tiêu chuẩn cao hơn UNCLOS =>
áp dụng hiệp định, thấp hơn => áp dụng UNCLOS.

Trường hợp UNCLOS trùng lặp với các điều ước khác liên quan đến luật biển

- Slide 20
- Treaties whose provisions overlap with, or relate to, the subject matter of the LOSC are
those that are compatible with the LOSC.
- Article 311(2) provides that the LOSC shall not alter the rights and obligations of States
Parties arising from such treaties that “do not affect the enjoyment by other States
Parties of their rights or the performance of their obligations under’ the LOSC”.
- Không mâu thuẫn: các hiệp định được thực thi bình thường.

Trường hợp các thành viên tự sửa đổi UNCLOS

- Slide 21
- When two or more parties to the UNCLOS 1982 conclude between themselves treaties
modifying or suspending the operation of provisions of the LOSC.
- Paragraphs 3, 4, and 6 of Article 311 stipulate for such situation with strict conditions.
Such treaties:
+Must not relate to provisions derogation from which is incompatible with the effective
execution of the object and purpose of the LOSC;
+Must not affect the application of the basic principles embodied in the LOSC;
+Must not amend the basic principle relating to the common heritage of mankind set out in
Article 136;
+Must not affect the enjoyment by other States parties of their rights or the performance of
their obligations under the LOSC.

- UNCLOS cho phép các thành viên tự sửa đổi UNCLOS, trừ các trường hợp cụ thể.
+Thực tế, các qg sửa đổi để phù hợp hoàn cảnh của mình hơn.
+Điều này cũng cho phép trong nhiều điều ước quốc tế (lưu ý một số điều ước không cho
modify, các qg lúc này phải cam kết thực hiện với trách nhiệm cao).
- Mục đích: (i) đảm bảo điều ước qt có đông thành viên tham gia, (ii) các thành viên cảm
thấy chưa hợp lý có thể điều chỉnh cho phù hợp

- Hệ quả: qg sẽ áp dụng UNCLOS modify hay bản gốc?
+Bản modify không được mâu thuẫn nguyên tắc của bản gốc, nhưng (chỉ) có khác biệt cụ
thể trong cam kết.
+Các qg modify bị ràng buộc bởi chính phiên bản sửa đổi (modify), các qg còn lại bị ràng
buộc bởi bản gốc (original).
=> nói cách khác, các qg này không được làm ảnh hưởng lợi ích của thành viên khác (Điều
311).

- Bản modify kèm theo các Điều kiện (Điều 311):


+Không được sửa đổi những quy định thiết yếu để thực hiện mục tiêu của Công ước.
+Vấn đề: quy định thiết yếu là quy định gì? => thể hiện trong Preamble (hầu hết các điều
ước quốc tế thể hiện mục đích của điều ước trong Preamble): để đảm bảo chủ quyền trên
biển, bảo vệ mt biển, đánh cá trên biển, khai thác sử dụng tài nguyên biển, cân bằng tự do
biển cả và chủ quyền quốc gia, di sản chung của loài người (học thêm ở Vùng, từng gây
tranh cãi, khiến các qg phát triển từ chối phê chuẩn Công ước),… => các qg không được
phép sửa đổi (có nghĩa các qg có thể sửa đổi thủ tục…, lưu ý các Điều khoản cho phép
khác không thể hiện mục tiêu, chỉ có lời mở đầu).

- Bàn luận thêm về vấn đề sửa đổi Điều ước quốc tế:
+Luật nội địa: 2 vb cùng điều chỉnh vấn đề => chọn 1 trong 2 (VD BLDS - TLM hay BLDS
2005-2015). Lý do: áp dụng cả 2 sẽ không trả lời được câu hỏi pháp lý.
+Điều ước quốc tế: 2 vb cùng điều chỉnh vấn đề => văn bản cũ vẫn có hiệu lực => 2 hướng sửa
đổi:
· Modification: 30/150 nước sửa đổi điều ước để phù hợp với mình hơn => bị ràng buộc với điều
ước mới. Điều ước cũ vẫn còn tồn tại => ràng buộc các nước còn lại.
· Amendment: vẫn còn điều ước qt gốc, các qg thành viên cảm thấy lỗi thời không còn hiệu quả
=> họ cùng thỏa thuận lập ra điều ước qt sửa đổi => nếu qg không đồng ý bản admend
(official) => không bị ràng buộc => vẫn có thể tuân theo điều ước cũ (original). Nếu qg bên
ngoài xin gia nhập => được hiểu là gia nhập vào bản official. Nếu qg xin gia nhập bản modify
=> có thể hiểu là gia nhập bản original. Nếu tất cả đều chuyển qua bản mới => bản cũ hết hiệu
lực. Hiện tại UNCLOS và Geneva vẫn chỉ có 1 bản official, chỉ có một bản modify năm 1994
đính kèm chung và xem là một phần không tách rời của UNCLOS => nếu có mâu thuẫn thì
nghị định thư được ưu tiên áp dụng

VII. VẤN ĐỀ TUÂN THỦ CÔNG ƯỚC

1. Tại sao cần tuân thủ UNCLOS


- Why do contracting states need to comply with the provisions of the UNCLOS 1982?
+Non-compliance will undermine the integrity and threaten the legitimacy of the LOSC;
+Widespread non-compliance with a particular provision may suggest that the provision in
question does not really apply and cause doubt as to its meaning, as well as encouraging
non-compliance with that provision by other States;
+As a result, non-compliance may provoke disputes, deny States parties some of their
rights under the LOSC, threaten good order at sea, and harm the marine environment.

- Không tuân thủ = không đạt hiệu quả của UNCLOS


- UNCLOS đảm bảo các qg tuân thủ ntn? => cơ chế thực thi

2. Cơ chế thực thi


*Compliance mechanisms of UNCLOS 1982
- UNCLOS 1982 contains no general compliance mechanism; However, it provides three
mechanisms by which alleged non-compliance may be addressed in particular matters.
+The International Seabed Authority which has functions to ensure compliance with the
rules governing the exploration and exploitation of mineral resources by all those
undertaking activities in the Area;
+The Commission on the Limits of the Continental Shelf has functions to examine
States’ submissions relating to the establishment of the outer limits of the continental
shelf beyond 200 nautical miles (nm) in order to ensure that they comply with the
complex criteria of Article 76 of the UNCLOS 1982
+Utilizing the dispute settlement procedures of UNCLOS 1982:
· A Contracting State can refer another State to a binding judicial settlement for the non-
compliance of the latter;
· International Courts or Tribunals will decide whether a contracting State breached
provisions or non-compliance with regulations under UNCLOS 1982.
+ Apart from that, a State party wishing to challenge alleged non-compliance by another
State party may also apply the individual compliance mechanisms of general international
law: · Retorsion; · Counter-measures; · Dispute settlement outside the framework of the
LOSC.
*The International Seabed Authority
- Có một trách nhiệm: kiểm soát, quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ, bảo tồn khai thác
tài nguyên ở đáy đại dương.

*The Commission on the Limits of the Continental Shelf


- Ủy ban về giới hạn của Thềm lục địa
- Nhiệm vụ: đảm bảo các qg tuân thủ độ lớn của Thềm lục địa

*Nhận định: Vùng đất đáy biển nằm bên dưới biển cả (The High Sea) là vùng đáy đại
dương (The Area) thuộc di sản chung của loài người. => Sai. Đôi khi Thềm lục địa (The
Continent Shelf vượt qua 200 hải lý).

*Cơ chế gqtc


- Nói thêm: Một cơ quan tài phán quốc tế nếu muốn giải quyết tranh chấp giữa hai quốc
gia thì phải có sự đồng thuận của cả hai quốc gia => mới phát sinh thẩm quyền để cơ
quan này giải quyết tranh chấp hai quốc gia.
- Tuy nhiên, cơ chế gqtc của UNCLOS là bắt buộc:
+Khi các qg phê chuẩn và trở thành thành viên của UNCLOS, các qg này được xem là đã
chấp nhận thẩm quyền bắt buộc của cơ chế giải quyết.
+Làm rõ hơn ở phần gqtc phía sau.

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG CƠ SỞ (BASELINE)

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Vai trò và tầm quan trọng của baseline


- The function and significance of baselines
+Baselines are a foundational component of coastal State maritime jurisdiction;
+Baselines are the “zero mark” for measuring the breadth of the territorial sea, contiguous
zone, exclusive economic zone, and, in most circumstances, the continental shelf;
+Baselines are the starting point for delimitation between neighboring States claiming
overlapping maritime areas;
+Baselines are used to designate the outer limits of internal waters which are different to
the territorial sea beyond
- Là đường khởi đầu, từ đó được dùng để xác định vùng biển mà quốc gia có chủ quyền
và có quyền chủ quyền.
+Chủ quyền: sorvegeinty. Vùng biển mà qg có chủ quyền là vùng lãnh hải.
+Quyền chủ quyền: Sorvegein right. Vùng mà qg có quyền chủ quyền là vùng tiếp giáp
lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
- Là đường phân định lãnh hải và vùng nước phía trong lãnh hải (nội thủy), là đường khởi
đầu để xác định qg có chủ quyền và quyền chủ quyền.
- Nếu không xác định được baseline qg sẽ không thể xác định các vùng nước khác.

2. Hai cách xác định baseline

a. Method 1 - Low-water line (normal baseline)

- Còn gọi là ngấn thủy triều.


- Đo ngấn thủy triều vào lúc thủy triều thấp nhất trong năm vì nó sẽ xác định rõ nhất phần
đất mà qg không bị lấn bởi biển => đường baseline được đo vào lúc đó (ghi lại những
tọa độ) => hoàn toàn tự nhiên.
- Không lấy lúc thủy triều cao vì diện tích đất liền của qg hẹp lại => qg không muốn.
=> Xác định dựa trên mức thủy triều thấp nhất trong năm.

b. Method 2 - Artificial baselines (Straight baseline)

- Đường cơ sở thẳng.


- Nối các điểm ngoài cùng của phần đất liền của qg.
c. Nhận xét

- Tùy theo điều kiện hoàn cảnh qg để áp dụng


+Đường bờ biển thẳng, bằng phẳng, không nhiều đứt gãy => chỉ khi đó mới áp dụng cách
1.
+Đường bờ biển đứt gãy, nhiều đá,… buộc phải dùng cách 2
+VN vừa kết hợp đcs thông thường và đcs thẳng.

3. Khái niệm khác cần lưu ý

a. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi

*Low-tide elevation
- Article 13 UNCLOS 1982
- Là những bãi cạn chìm dưới mực nước biển, khi thủy triều hạ lại nhô lên.
- Không được xem là đảo (ngầm thừa nhận ở Điều 13(1)).
- Được vẽ baseline lên bãi cạn nếu nó nằm trong vùng lãnh hải của qg, từ đó tính thêm ra
12 hải lý => vùng lãnh hải rộng thêm một đoạn. (Điều 13(2))
- Lưu ý: Các đảo sẽ có đcs của riêng đảo => tạo ra vùng lãnh hải của riêng đảo => đảo có
cơ chế pháp lý giống đất liền.

b. Công trình cảng biển

*Ports, Habour works


- Article 11 UNCLOS 1982
- Là công trình nhân tạo: cảng, đê chắn biển, bồi lấp lấn biển,… do con người xây dựng
gắn liền với bờ biển.
- Được quyền vạch baseline (nếu chúng được xây dựng gắn với đất liền), bên ngoài là
lãnh hải như bình thường.
- Nếu chúng xây trên đảo (off-shore) thì không được vạch baseline.

Vấn đề bồi đất lấn biển

*(Land) reclamation
- Điều 11 UNCLOS chỉ nhắc tới cảng (ports) mà không nhắc đến việc bồi đắp lấn biển.
Mặc dù UNCLOS không nhắc đến nhưng qg thực tế vẫn công nhận chúng là một phần
của đất liền và vạch baseline lên chúng.
- Nhận định: quốc gia xây đảo nhân tạo, bồi đắp đảo, xây dựng các công trình trên biển
thì chúng có tạo ra lãnh hải xung quanh các thứ đó không?
c. Đảo tự nhiên

*Island
- Yêu tố cấu thành đảo tự nhiên:
(i) luôn nổi trên mực nước biển dù thủy triều lên hay xuống; (Điều 121(1))
(ii) đủ diện tích và khả năng duy trì sự sống của con người cũng như phát triển kinh tế trên
khu vực đó (Điều 121(2) và (3)).
- Đối với đảo tự nhiên, qg có quyền vạch ra đcs => xác định lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải,
EEZ của qg.

d. Đá

*Rock, island
- Yếu tố được xem là đá:
+Cũng là một khu vực ở giữa biển
+Dù thủy triều lên vẫn nổi trên mặt nước biển
+Tuy nhiên diện tích thường nhỏ và không đủ khả năng duy trì sự sống con người
cũng như là phát triển kinh tế.
- Đá chỉ tạo cho qg vùng lãnh hải xung quanh nó
- Xung quanh đá qg sẽ có lãnh hải (tất nhiên sẽ xác định đcs trước) (Điều 121(3)).

e. Đảo nhân tạo

*Artificial islands
- Không được hưởng quy chế pháp lý như đảo tự nhiên

4. Biến đổi khí hậu => hạn chế của normal baseline
- Biến đổi khí hậu => Dẫn đến băng tan => mực nước biển tăng => xâm thực (nước biển
lấn đất)
- Does the legal baseline move with the actual low-water line or may it be fixed by
marking it on a chart?
A. Quan điểm ủng hộ cho rằng baseline phải thay đổi tự động theo địa hình <= dựa trên
nguyên tắc quan trọng là “đất thống trị biển” (đất tạo ra lãnh thổ trên biển) => cách này
thiếu khả thi do các qg không thể thực hiện, nếu có thực hiện được thì các qg khác khó
thực thi quyền đáng lẽ là quyền hợp pháp của mình (cập nhật liên tục) => loại. (xem kỹ
lại) (bất hợp lý về mặt thực tế)
B. Quan điểm ủng hộ cho rằng baseline phải cố định <= dễ thực hiện, không gây khó cho
các qg ven biển (tuy nhiên các qg châu Phi không đủ nguồn lực để đo đạt) => phương án
này hợp lý về mặt thực tế thì bất hợp lý: không có căn cứ để xác định baseline lúc này vì
không còn “ngấn nước” nào nữa.
C. Quan điểm này có vẻ thực tế nhưng hầu như các qg không thường xuyên cập nhật
=> Phương án B và C tùy qg áp dụng
=> baseline thông thường bất cập nên các qg dùng baseline thẳng phổ biến hơn.

5. Phân tích kỹ hơn straight baseline

a. Lý do cần có straight baseline

- Why do we need an artificial straight baseline? In case a coastal State cannot use a
normal baseline because:
+The coastline is deeply indented and cut into;
+There is a fringe of islands along the coast in its immediate vicinity;
+The presence of a delta and other natural conditions make the coastline is highly unstable.
Artificial straight-line baselines may be drawn by joining appropriate points. This baseline
can across the mouths of rivers, bays, and ports, along coasts with certain geographic
configurations, and to enclose the archipelagic waters of archipelagic States.
=> Cần thiết sử dụng baseline thẳng (Điều 7 UNCLOS)

b. Cách vẽ

- Article 7 UNCLOS
- QG nối những điểm, đảo, đá phía ngoài cùng thành một chuỗi các đoạn thẳng để tạo lập
thành baseline thẳng.
- Tuy nhiên những đảo, đá đó phải nằm sát bờ biển, những đoạn thẳng đó phải ôm theo
cấu tạo bờ biển, miễn là vùng nội thủy được tạo ra bởi baseline đó phải đủ gần với phần
đất liền để được hưởng cơ chế của vùng nước nội thủy
- UNCLOS cho phép qg nối straight baseline tới các low-tide elevation, từ các low-tide
elevation này có thể nối tiếp qua đoạn khác, nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 7(4):
+Các low-tide này phải nằm gần bờ và Vùng nước bên trong phải đủ gần đất liền để tạo thành
vùng nước (tương tự các đảo đá gần bờ).
+Ngoài ra còn các điều kiện khác:
· Hoặc là: (i) Phải có một công trình cố định (ngọn hải đăng) trên bãi nổi và (ii) công trình
này luôn trên mực nước biển dù lên hay xuống,
· Hoặc là: không có công trình cố định nhưng Các qg khác không phản đối.
- Lưu ý
+QG khi vẽ baseline thẳng không được làm ảnh hưởng các qg khác: cản trở các qg khác tiếp
cận EEZ/high sea => không được.
+Quy định tại Điều 7(8) UNCLOS (52p45)
c. Vấn đề gặp phải khi vạch straight baseline

Cửa sông

- Điều 9
- Mouths of rivers
- Cửa sông: lấy một điểm ngay miệng cửa sông lúc ngấn thủy triều thấp nhất => nối 2
bên lại.

Vịnh

- Điều 10
- Bays
- Gồm có:
+Vịnh pháp lý (hay vịnh tự nhiên (legal bay), quy định tại Điều 10 UNCLOS)
+Vịnh lịch sử (historic bay)
- Vịnh pháp lý
+Yêu cầu theo Điều 10:
(i) Vượt qua bài test nửa đường tròn: đường nối cửa miệng vịnh => đường kính => nửa
diện tích hình tròn có đường kính đó phải < vùng nội thủy phía trong vịnh.
(ii) Cửa vịnh không vượt quá 24nm
=> Lý do: để phân biệt bay với các phần hõm nhỏ => lạm dụng tạo nên vùng nội thủy lớn
=> lấn ra lãnh hải cũng lớn => ảnh hưởng tự do hàng hải của qg khác.

Vịnh lịch sử

- Đặc điểm
+Được hưởng quy chế pháp lý của “vùng nước lịch sử”
+Vùng nước trong vịnh lịch sử sẽ là nội thủy
+QG được quyền vạch baseline để bao quanh vịnh lịch sử đó

- QG phải “claim” vùng vịnh lịch sử thì mới được hưởng quyền của vùng vịnh lịch sử đó.
Cơ sở để QG đưa ra tuyên bố:
+Phải có hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền của QG trong vùng vịnh lịch sử. VD:
người dân có hoạt động đánh bắt cá trong vùng nước đó, xây công trình trong vùng nước đó
(phát triển kinh tế), QG có hoạt động thăm dò vẽ bản đồ tại vùng vịnh lịch sử đó (hoạt động
địa chất, NCKH), QG đưa quân đội và csb tuần tra giám sát các vùng đó, đặt ra luật trên
vùng đó (hoạt động thực thi pháp luật),…
+Hoạt động này phải diễn ra liên tục. Đây là quy định mập mờ (amphibious), không có thời
gian cố định là bao lâu => chỉ cần tạo thành thói quen, tập quán của qg đó.
+Không vấp phải sự phản đối của qg khác
- Lưu ý:
+Vùng nước lịch sử có quy chế như vùng nội thủy
+Việc tuyên bố chủ quyền vịnh lịch sử là vấn đề lớn trong QHQT, thực tế hay xảy ra tranh
chấp.
+Cơ chế gqtc trong UNCLOS là cơ chế bắt buộc: phê chuẩn = đã chấp nhận thẩm quyền,
đặc biệt là Trọng tài qt về luật biển được thành lập theo Annex 7. Nhưng cần lưu ý
Những tranh chấp liên quan đến vùng vịnh lịch sử, tuyên bố vùng vịnh lịch sử có thể bị
loại trừ ra khỏi cơ chế gqtc bắt buộc đó bằng tuyên bố đơn phương của 1 qg.
+Vịnh lịch sử khác vịnh pháp lý còn ở chỗ: không bị giới hạn diện tích, bài test đường
tròn, độ lớn của miệng cửa vịnh.

Câu hỏi

Câu 1: Phân tích mqh của UNCLOS 1982 với các điều ước quốc tế khác về vấn đề luật
biển? Tại sao UNCLOS 1982 được xem như là Hiến pháp của LBQT?

Câu 2: So sánh đcs thẳng và đcs thông thường (giống, khác)? Tại sao đcs thẳng được sử
dụng phổ biến hơn đcs thông thường?

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 4: VÙNG LÃNH HẢI VÀ VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI

I. TỔNG QUAN

Chủ thể quốc gia có chủ quyền đối với:

- Vùng đất: hoàn toàn và tuyệt đối


- Vùng trời
- Vùng nước:
+Nội thủy (Internal water)
+Lãnh hải (tập trung nghiên cứu)
+Nội địa (Inland water)
+Biên giới

II. LÃNH HẢI

1. Khái niệm

Article 2: Legal status of the territorial sea, of the air space over the territorial sea and
of its bed and subsoil

1. The sovereignty of a coastal State extends, beyond its land territory and internal waters
and, in the case of an archipelagic State, its archipelagic waters, to an adjacent belt of
sea, described as the territorial sea.
2. This sovereignty extends to the air space over the territorial sea as well as to its bed
and subsoil.
3. The sovereignty over the territorial sea is exercised subject to this Convention and to
other rules of international law.

=> Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối, gồm cả vùng đất phía dưới và vùng
trời phía trên
+Hoàn toàn và tuyệt đối: qg có quyền quyết định tuyệt đối VD: kiểm soát các tuyết
đường,…
2. Vấn đề giới hạn lãnh hải
- Article 3 of UNCLOS: Every State has the right to establish the breadth of its
territorial sea up to a limit not exceeding 12 nautical miles, measured from baselines
determined in accordance with this Convention.

Nhận xét

- Có qg cho rằng lãnh hải chỉ nên 3 hải lý, có qg cho rằng nên 12, có qg cho rằng 200.
- Đến khi có UNCLOS, các qg đồng ý lãnh hải max = 12 hải lý.
=> LÃNH HẢI KHÔNG CÓ GIỚI HẠN TỐI THIỂU MÀ CHỈ LÀ TỐI ĐA.
- Có những qg lãnh hải không rộng tới 12 hải lý, nhưng có qg lại mở rộng hơn 12 hải lý
(khoảng 10 nước claim rộng hơn), họ khẳng định trong luật nội địa của qg.
+Phillipines mặc dù là thành viên của UNCLOS nhưng vẫn claim rộng hơn 12 hải
lý. Tất nhiên nhận được sự phản đối từ các qg khác.
+Một vài nước khác không phải thành viên UNCLOS cũng claim rộng hơn, tất
nhiên cũng bị phản đối.
=> Lãnh hải không cố định (fixed) 12 hải lý.

Nhận định
Lãnh hải của qg luôn luôn nằm trong vùng giới hạn 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
=> Sai. Theo Điều 12, những bãi đậu tàu được xem là vùng có quy chế pháp lý như lãnh hải.
Thực tế, giá trị của Điều 12 là không nhiều.

3. Nghĩa vụ gửi bản đồ cho LHQ


- Article 16 UNCLOS.
- Các qg khi claim vùng lãnh hải phải quy định trong luật nội địa qg, đồng thời vẽ trên
một bản đồ thu nhỏ và gửi cho Ban Thư ký Liên hiệp quốc để lưu chiểu, xác nhận và
gửi cho các qg khác để công bố một cách rõ ràng để các qg khi thực hiện quyền tự do
hàng hải sẽ xác định đâu là vùng lãnh hải của qg (nghĩa vụ đảm bảo minh bạch thông
tin)

4. Nguyên tắc Innocent Passage


- Article 17 of UNCLOS.
Tàu nước ngoài có được đi vào vùng lãnh hải?

- Tập quán quốc tế: nguyên tắc innocent passage (qua lại không gây phương hại) nói rằng
tàu thuyền nước ngoài được quyền đi lại trong vùng lãnh hải của qg ven biển nếu việc đi
lại này không gây hại đến qg ven biển
+Tầm quan trọng của tập quán này: tàu thuyền phải xin phép, rồi còn chờ được cho
phép => mất thời gian. Nếu không có quyền này thì quyền tự do hàng hải bị gián
đoạn
+Mục đích đi lại của tàu đi lại chủ yếu là thương mại => cần sự nhanh chóng =>
quyền qua lại không gây phương hại cần được đảm bảo để đảm bảo tự do giao
thương.

- Tàu thuyền thường có hai hướng đi: (i) Đi ngang qua và (ii) đi vào-ra

Thế nào là đi lại không gây phương hại?

- Điều 18 UNCLOS.
(i) Là đi lại một cách liên tục và nhanh chóng:
+Liên tục không có là không được dừng lại.
+Nhanh chóng không có nghĩa là max speed mà là tốc độ phù hợp cho thương mại.
=> Một số trường hợp được dừng lại: là những trường hợp phù hợp với thương mại
như tiếp nhiên liệu, bất khả kháng (bão, cứu người cứu tàu gặp nạn,…)

(ii) Đồng thời không có những hành vi được xem là gây phương hại.
+Sau đó UNCLOS tiếp tục liệt kê những hành vi được xem là gây phương hại.
+Lưu ý: force majeure = thuật ngữ tiếng Pháp, dùng cho cả tiếng Anh = bất khả
kháng.

Tàu ngầm khi đi trong lãnh thổ qg khác thì sao?

=> nếu muốn đi trong lãnh hải nước khác phải nổi lên và treo cờ mà tàu có quốc tịch,
nếu không qg ven biển được quyền đưa ra tính hiệu cảnh cáo, buộc rời khỏi vùng
lãnh hải, nếu không tuân thủ sẽ khai hỏa (nếu thực sự cần thiết).
=> Nếu không bị xem là đi lại gây phương hại.
Nhận xét thêm

- Thuyết “đất thống trị biển” => ảnh hưởng tự do hàng hải (thương mại) => các cường
quốc biển phản đối (Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha,…). => có sự giao thoa tạo nên Innocent
passage.

- Không gây phương hại theo Luật biển VN 2012:


+Tàu thuyền có thể đi lại không gây phương hại theo luật VN và luật quốc tế (ngầm
hiểu cụ thể là UNCLOS 1982).
+Theo đó, tàu phải: có đăng ký, đăng kiểm về điều kiện để di chuyển trên biển của
tàu, đảm bảo khả năng di chuyển, phải đi theo tuyến đường hàng hải,.. => nhìn
chung pháp luật quốc gia có những quy định về các điều kiện để tàu thuyền đi lại
không gây phương hại.

- Cơ sở pháp lý của Innocent Passage: Điều 19.


+Có liệt kê trường hợp bị xem là vi phạm => dù liệt kê nhưng rất rộng (any….) =>
khả năng có nhiều cách hiểu => dễ dẫn đến bất đồng tranh chấp.
+Vấn đề: hành vi không được liệt kê ở Điều 19 có được xem là không gây phương
hại hay không?
=> Có, khoản cuối cùng của Điều 19 có nêu trường hợp khác…
+Vấn đề 2: Tàu chiến của tất cả các qg đều được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao:
Các tàu công vụ, tàu chiến không dùng cho mục đích thương mại, dân sự không
được miễn trừ ngoại giao (có nghĩa là miễn trừ tư pháp luôn).
+VD: đại sứ Mỹ vi phạm pháp luật ở VN k dc VN xử mà phải trả về Mỹ để Mỹ xử,
nhưng công dân Mỹ thì VN được xử.
+VD2: tàu chiến Mỹ gây tai nạn ở VN => VN không thể xử mà phải trả tàu về Mỹ
và làm việc với Mỹ.

- Có nhiều qg cho rằng có tàu chiến đã là mất an ninh (nhất là qg đang phát triển) nhưng
UNCLOS không phân biệt.
=> Điều 15 UNCLOS áp dụng cho mọi tàu thuyền, bao gồm cả tàu chiến

=> Nhiều nước dựa vào Điều 15 (được), nhiều nước dựa vào Điều 19 (có weapon không
được) => có qg công nhận, có qg không công nhận cho tàu chiến. một số nước nếu tàu
chiến muốn vào phải có lời mời, CP cho phép (VN,TQ), một số qg cho (Mỹ,..)
So sánh tàu chợ/chuyến và tàu chiến:

- Chợ:
+Không có quyền miễn trừ tài phán => nếu vi phạm có thể bắt tàu
- Tàu chiến:
+Được => nếu có hành vi vi phạm pháp luật của qg ven biển thì qg có quyền yêu cầu
tàu chiến rời khỏi lãnh hải

*Nhận định: Tàu thuyền nước ngoài được đi lại trong vùng lãnh hải của qg ven biển luôn
buộc phải đi lại một cách không gây phương hại.
=> Sai.
- VD: gặp sự cố bất khả kháng có thể dừng lại
- VD2: Quyền transit passage: quyền eo biển => hình chụp => tron trường hợp này tàu
thuyền được đi lại tự do, nhưng vẫn phải đáp ứng nhanh chóng (do tàu thuyền đi lại tấp
nập), chỉ khác chỗ nó sẽ không áp dụng Điều 19 => tàu chiến và tàu ngầm có thể đi qua
bình thường (tàu ngầm không cần nổi).
- Lưu ý: hot prusuit chỉ áp dụng cho tàu nước đó, không trong lãnh hải.

VẤN ĐỀ CẦN NHỚ


- Lãnh hải là lãnh thổ quốc gia!
- Trong lãnh hải, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối (completely and exclusive
sorgereignty). Tuy nhiên vẫn có giới hạn, đó là quyền đi lại không gây phương hại (innocent
passage).
+Khác với nội thủy ở chỗ: Nội thủy thuộc chủ quyền qg nhưng qg ven biển không cần
công nhận quyền này => chủ quyền quốc gia trong nội thủy hoàn toàn, tuyệt đối, không
có giới hạn (điểm khác với lãnh hải). => QG có quyền không cho tàu thuyền đi vào nội
thủy.
+Tàu thuyền có quyền đi lại không gây phương hại trong vùng lãnh hải, nếu vi phạm qg có
thể xử (trừ tàu chiến…) vì qg có chủ quyền ở vùng này.

Đi lại qua eo biển

- Xem thêm slide


5. Quyền của quốc gia trong vùng lãnh hải

a. Quyền tài phán dân sự

- Civil Jurisdiction, Article 28


- Là quyền được đặt ra các quy định có liên quan về vấn đề dân sự, đồng thời xét xử và
xử lý các vấn đề liên quan đến dân sự.

Theo Điều 28, quyền này được qg ven biển thực thi như sau:

- Tàu có hai chiều đi, đi ngang qua (passing through) và đi ra đi vào. Khi tàu đi ngang
qua hoặc đi ra vào vùng lãnh hải, tàu sẽ có hàng hóa và con người.

- Quyền tài phán dân sự với người trên tàu:


+Theo Điều 28 quốc gia không nên (should not) dừng (divert), chuyển hướng tàu cho mục
đích tài phán dân sự liên quan đến một cá nhân trên tàu. => Điều 28 không cấm, chỉ
khuyên qg ven biển không nên (should not) làm điều đó để thực thi quyền tài phán dân sự
của mình => UNCLOS vẫn cho phép thực hiện quyền đó.
+Như vậy qg ven biển vẫn có quyền dừng tàu, chuyển hướng tàu để đảm bảo thực thi
quyền tài phán dân sự với cá nhân trên tàu, nhưng trên thực tế có thực thi hay không phải
xem xét thỏa thuận giữa qg ven biển và qg mà tàu đó mang cờ (thỏa thuận ngoại giao
hoặc nguyên tắc có qua có lại).

- Quyền tài phán dân sự đối với chính con tàu đi ngang qua lãnh hải:
+Điều 28(2).
+Trong quá trình tàu đi ngang qua vùng lãnh hải thì qg ven biển sẽ không áp dụng tài phán
dân sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì được tài phán nếu phát sinh nghĩa vụ dân
sự trực tiếp liên quan đến con tàu.
+VD: tàu TQ đi ngang qua lãnh hải VN, va quẹt với tàu cá VN, làm đổ rác, làm tràn dầu
xong bỏ đi luôn => về nguyên tắc qg không được chặn hay đổi hướng, tuy nhiên nếu con
tàu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự thì qg ven biển được quyền dừng tàu hoặc chuyển
hướng tàu để đảm bảo thực thi quyền tài phán dân sự.

- Quyền tài phán dân sự đối với chính con tàu đi vào nội thủy: Lưu ý: đi ra vào nội thủy
=> quyền tài phán dân sự hoàn toàn và tuyệt đối.

b. Quyền tài phán hình sự

- Chỉ có quyền tài phán hình sự đối với cá nhân, không áp dụng với tàu.
- Criminal Jurisdiction. Article 27.
- Vẫn là should not.
- Thực tế có nhưng hiếm khi có tài phán hình sự với những cá nhân có hành vi vi phạm
pháp luật hình sự trên con tàu trong quá trình con tàu đi qua lãnh hải qg ven biển, tuy
nhiên trong 4 th dưới qg sẽ can thiệp:
+Hệ quả của hành vi vi phạm ảnh hưởng qg ven biển: Những hành vi này phải được
quy định trong luật của qg ven biển thì mới được thực hiện quyền tài phán. VD: Theo
quy định pháp luật VN, mua bán tàn trữ vũ khí quân dụng là tội hình sự. Một tàu
nước ngoài bán vũ khí trong lãnh hải VN => có khả năng ảnh hưởng an ninh VN =>
VN có quyền can thiệp
+Ảnh hưởng hòa bình, an ninh quốc gia ven biển: VD: trên tàu có hoạt động khủng bố
+Thuyền trưởng trên tàu kêu gọi hỗ trợ hoặc viên chức ngoại giao trên tàu:
+Cần thiết để ngăn chặn việc mua bán trái phép các chất ma túy.
=> Should not vì: Không làm gì thì sợ sự lạm quyền của qg ven biển => ảnh hưởng tự do
hàng hải. Không thể shall not vì nó là lãnh thổ của qg ven biển nên qg ven biển có chủ
quyền hoàn toàn tuyệt đối => không thể cấm.

c. Quyền truy đuổi nóng

- Right of hot pursuit.


- Article 111.

Đáp ứng 4+1 điều kiện thì qg mới có quyền truy đuổi nóng

- Nếu qg ven biển phát hiện tài nước ngoài có hành vi VPPL qg ven biển trong vùng lãnh
hải => 4 điều kiện:
+Tàu nước ngoài
+Có hành vi vi phạm
+Vi phạm pháp luật nội địa của qg ven biển.
+Vi phạm xảy ra trong vùng lãnh hải (không cần biết đi vào hay đi ngang, chỉ cần
biết nó xảy ra trong vùng lãnh hải - thông qua bản đồ có gửi đến LHQ).

- QG được truy đuổi nóng nếu đủ 4 điều kiện tuy nhiên còn phải:
+Trước đó phải phát đi thông báo bằng âm thanh hoặc hình ảnh (ánh sáng, đèn,…)
để cho biết rằng tàu chấp pháp của qg ven biển sẽ bắt đầu tiến hành quyền truy
đuổi

=> Đáp ứng đủ 4+1 điều kiện trên mới được truy đuổi nóng để tiến hành lên tàu, khám
tàu kiểm tra, nếu có hành vi vi phạm có quyền kéo tàu về vùng nội thủy.

- Lưu ý: Qg ven biển được quyền truy đuổi ra khỏi vùng biển mà qg có chủ quyền, thậm
chí ra đến vùng biển cả (Ở vùng này qg không được thực thi quyền nào trừ quyền truy
đuổi nóng).
Quyền truy đuổi nóng chấm dứt khi nào?

- Buộc dừng lại trong 2 trường hợp:


(i) Việc truy đuổi bị gián đoạn.
+Bị gián đoạn có nghĩa: tàu chấp pháp đột ngột quay đầu, tắt tín hiệu,… hoặc hết
nhiên liệu.
(ii) Khi tàu đi vào lãnh hải qg thứ ba hoặc qg nó có quốc tịch.
+Giải pháp: nhờ qg thứ 3 bắt giùm.
=> con tàu trốn thoát thành công thì chịu…

Lưu ý

- Áp dụng tương tự với sự sửa đổi cần thiết về chi tiết (mudis mutatis)
- Hot pursuit áp dụng cho lãnh hải khi áp dụng lên vùng khác phải có sự thay đổi phù
hợp, không được bê nguyên si
- Nếu bắt tàu mà tàu đó không vi phạm => qg có thể bồi thường => phải có bằng chứng.

III. VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI


*Contiguous zone
- Là vùng “đệm”. Đối với vùng này, qg ven biển vẫn phải tuyên bố quyền chủ quyền, vẽ bản
đồ, đồng thời công bố cho qg khác biết.
- UNCLOS cho phép qg dùng vùng này để ngăn chặn vi phạm trong 4 lĩnh vực sau: hải
quan, thuế khóa, nhập cư, vệ sinh dịch tễ.
- Nếu tàu chỉ ở vùng tiếp giáp này mà chưa đi vào vùng lãnh hải => qg không được phép xử
phạt mà chỉ được ngăn chặn (yêu cầu tàu đó loại bỏ hành vi vi phạm).
- Ngược lại, nếu con tàu đó có hành vi vi phạm về 4 vấn đề trên diễn ra trong lãnh hải rồi lại
chạy ra vùng tiếp giáp lãnh hải, tại vùng tiếp giáp này qg ven biển được quyền xử phạt
- Đọc kỹ Điêu 33 UNCLOS.
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 5: VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ

I. TỔNG QUAN
- EEZ.
- Độ rộng tối đa là 200 hải lý => có thể rộng không đến 200 hải lý.
- Trước đây chỉ có lãnh hải => tiếp giáp lãnh hải => biển cả, không có EEZ. Tuy nhiên, qg
cảm thấy ở trong “nhỏ quá”, bên ngoài là biển cả nên các qg khác đánh cá rất nhiều => trữ
lượng giảm sút => các nước Mỹ Latin mới đưa ra tuyên bố đơn phương và khẳng định
vùng 200 hải lý là vùng bảo tồn tài nguyên, bảo tồn cá của qg ven biển => trở thành tập
quán => được ghi nhận trong UNCLOS.

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QG VEN BIỂN ĐỐI VỚI EEZ

1. Quyền của qg ven biển


- Vùng này qg ven biển phải đưa ra yêu sách mới có.
+Đưa ra luật nội địa, tuyên bố rõ ràng mình có quyền gì trong đó (nêu rõ ra), và phải
phù hợp pháp luật quốc tế.
+Vẽ bản đồ của vùng EEZ, ghi rõ tọa độ, gửi tới cho Tổ chức hàng hải quốc tế, công
bố cho qg khác biết để các qg này thực hiện quyền nghĩa vụ của mình phù hợp.

- Theo UNCLOS, qg ven biển có:

Quyền chủ quyền

+Khác chủ quyền ở chỗ chủ quyền chỉ có với vùng lãnh thổ mà qg sở hữu, xuất hiện với
lãnh thổ của qg, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực có lq => qg có quyền quyết định toàn bộ
các vấn đề phát sinh trong vùng lãnh thổ đó (quản lý, kiểm soát, sử dụng, bảo tồn tài
nguyên,… trong vùng lãnh thổ đó).

+Là quyền riêng biệt trong EEZ, chỉ bao gồm một số lĩnh vực cụ thể => QG không có
chủ quyền trong vùng EEZ vì nó quá là rộng, ảnh hưởng tự do hàng hải, các cường quốc
biển khum thích điều này).

+Quyền chủ quyền của qg trong EEZ là quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật
(dầu khí chủ yếu, quặng) mà quốc gia có quyền chủ quyền. Nói cách khác qg có quyền
kiểm soát, quản lý, sử dụng, khai thác, bảo tồn mà không có qg nào được quyền can
thiệp, phải quy định cụ thể trong luật nội địa. Không chỉ sinh vật và phi sinh vật mà còn
hoạt động khác (khai thác, thăm dò kinh tế) như: xây đảo nhân tạo, công trình biển, khai
thác tài nguyên gió, sức nước (năng lượng xanh) => qg ven biển có thể tự làm hoặc cấp
phép cho phép các qg khác làm.

+Quốc gia không có chủ quyền trong vùng EEZ vì nó quá rộng dẫn đến cản trở tự do
hàng hải.

Quyền tài phán

+Hẹp hơn quyền chủ quyền. Có quyền chủ quyền = có quyền tài phán, nhưng ngược lại
thì chưa chắc.

+Quyền tài phán là quyền đưa ra các VBPL để thực hiện việc quản lý, xử lý sai phạm liên
quan 3 vấn đề sau:
· Bảo vệ môi trường biển: qg ven biển được ban hành luật liên quan đến bảo vệ mt
biển ở EEZ => nếu tàu qg khác vi phạm môi trường biển trong EEZ => qg ven
biển được bắt tàu.
· Nghiên cứu khoa học
· Xây dựng đảo nhân tạo và các công trình trên biển: QG ven biển được đặt ra các
quy định, yêu cầu về điều kiện xây dựng, tháo dỡ các công trình trên biển ở các
đảo nhân tạo này, được quyền cấp phép nếu qg khác muốn xây dựng các công
trình đảo nhân tạo. Những công trình xây ở chỗ khác rồi đi vào => qg ven biển vẫn
có quyền tài phán với những công trình đó. Nếu công trình đó có hành động thăm
dò khai thác => qg ven biển có cả quyền chủ quyền và quyền tài phán với những
công trình như vậy.

=> QG ven biện được đặt ra luật để quản lý, nếu tàu qg khác vi phạm các vấn đề này
trong EEZ => qg ven biển được xử.

2. Quyền của qg khác trong EEZ


- EEZ được xem là vùng giao thoa giữa vùng biển qg ven biển có chủ quyền và vùng mà
qg không có chủ quyền => phát sinh ra quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với “có
chủ quyền” ở EEZ. => những gì còn lại liên quan đến tự do hàng hải, hàng không, lắp
đặt dây dẫn cáp ngầm,… của các qg khác thì qg khác vẫn có quyền. Tuy nhiên khi thực
hiện các qg khác phải cân nhắc luật của qg ven biển để tránh vi phạm
Vấn đề: tàu thuyền nước ngoài có được đánh bắt cá trong EEZ của qg ven biển
khum?

=> Điều 61-62. Được nhưng phải dc qg ven biển cho phép, NHƯNG, UNCLOS cũng yêu
cầu qg ven biển chia sẻ nguồn lợi từ tài nguyên sinh vật này cho qg khác nếu qg ven
biển này không thể khai thác hết, khi chia sẻ qg ven biển phải có thứ tự ưu tiên (thứ tự
ưu tiên hợp lý: bị bao vây bởi đất liền (landlock), qg gặp bất lợi về địa lý (đường ra biển
hẹp)
- Thế nào là không khai thác hết????(24p00) => UNCLOS quy định tổng sản lượng đánh
bát cho phép = qg ven biển vẫn được khai thác nhưng trong mức độ vẫn còn nguồn cá
còn lại để tiếp tục sinh sôi phát triển, nếu mức độ này vẫn còn => mới chia sẻ (allocate)
cho qg khác.

Đặt ra thêm vấn đề khác: tính tổng sản lượng cho phép ntn khi cá “di cư”?

=> Câu hỏi chưa có lời giải đáp => qg khó tính.
- Xem thêm case “Virginia G” trong slide.

3. Quyền của qg đối với công trình đảo nhân tạo


- QG ven biển khi xây đảo nhân tạo phải thông báo cho các qg khác biết vùng an toàn để
“né”.
- Vùng an toàn tối đa 500m => có quyền tài phán trong vùng đó xung quanh đảo nhân tạo
và công trình trên biển.
- Case: “Artic Sunrise” Case (Netherlands v Russian Federation) trong slide.
+Nga đặt vùng an toàn đến 3 hải lý.
+ITLOS kết luận Nga phải thả ra nhưng không đưa ra cơ sở kết luận.
+Có thể thấy thực tế các qg không đảm bảo vùng an toàn này trên thực tế=> Câu
chuyện này trên thực tế chưa được giải quyết.

4. Hoạt động nghiên cứu khoa học


- Khi xây dựng quy định này trong UNCLOS, các qg khá “nhân nhượng” nhau => quy
định khá “kỳ cục”.
- Quy định: Với các hoạt động NCKH, mặc dù chúng là quyền tài phán của qg ven biển,
nhưng nếu cấm sẽ làm ảnh hưởng chung của nhân loại => Họ chia hoạt động NCKH
làm 2 loại: nghiên cứu thuần túy và nghiên cứu ứng dụng.
+Nghiên cứu thuần túy: nâng cao nhận thức con người.
+Nghiên cứu ứng dụng: nhằm khai thác tài nguyên phát triển kinh tế.
- Với hoạt động nghiên cứu thuần túy, UNCLOS buộc qg ven biển không được từ chối.
Như vậy qg ven biển phải đặt ra quy định trong luật nội địa về khoảng thời gian để cân
nhắc các nghiên cứu này khi có đề xuất từ các qg khác => họ phải đưa ra ý kiến đồng ý,
nếu không có nghĩa đã chấp nhận (same same qg ven biển khum được từ chối).
- Tuy nhiên, cái thể hiện sự nhân nhượng nằm ở chỗ: sau khi qg đã được xem là đồng ý,
nhưng trong quá trình các qg tiến hành nghiên cứu, qg ven biển có thể rút lại sự đồng
thuận của mình.
- Đối với nghiên cứu ứng dụng, qg được toàn quyền đưa ra ý kiến chấp thuận hoặc từ
chối, được quyền cấp phép cho các nghiên cứu như vậy.
- Vấn đề: trên thực tế rất khó phân biệt đâu là nghiên cứu thuần túy, đâu là nghiên cứu
ứng dụng.
+Một nghiên cứu vừa mang tính ứng dụng, vừa mang tính thuần túy sẽ không biết
xếp vào nhóm nào => qg thường từ chối cấp phép
+Nghiên cứu sinh trắc học và cấu trúc địa hình đáy biển => liên quan đến an ninh
qp qg ven biển => qg ven biển thường từ chối.

- Mâu thuẫn Điều 264(3) và Điều 264(5)


+Điều 264(3): 24p20 => cho phép nếu NCKH hòa bình + nâng cao hiểu biết nhân
loại
+Điều 264(5): sau khi đồng ý có thể rút lại… => quy định nước đôi.

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 6: QUỐC GIA QUẦN ĐẢO (ĐỌC THÊM)

- Archipelagic State
- Đường cơ sở: không thể dùng đcs thường (khó nối) hay thẳng (lợi nhiều cho các qg
này) mà phải là đcs quần đảo (Archipelagic Baseline).
- Bên trong baseline này là Archipelagic water (khum phải nội thủy) => trong vùng này
không có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Trong vùng nước quần đảo này thì qg quần
đảo buộc phải vạch ra những tuyến đường hàng hải quốc tế trong vùng nước quần đảo
đó. Với những tuyến đường này tàu thuyền được quyền Passage (băng qua) (giống eo
biển).

____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
CHƯƠNG 7: THỀM LỤC ĐỊA

I. GIỚI THIỆU CHUNG


- Trước đây qg không quan tâm, khi KH-Kt phát triển qg biết rằng dưới vùng này có trữ
lượng tài nguyên rất lớn nên quan tâm vùng này => phát sinh vùng thềm lục địa.

II. CƠ CHẾ PHÁP LÝ CỦA THỀM LỤC ĐỊA

1. Độ rộng
- Có thể bằng hoặc vượt qua 200 hải lý (vùng EEZ).

2. Quyền hiển nhiên


- QG sẽ có “quyền hiển nhiên” với thềm lục địa của mình. Quyền hiển nhiên = không
phải bàn cãi, luôn luôn có. Quyền này khác quyền của qg ở EEZ ở chỗ:
+Quyền của qg ở EEZ không hiển nhiên, qg ven biển phải claim, đưa ra yêu sách, tuyên bố thì
mới có quyền chủ quyền, còn không thì sẽ không có.
+Đối với thềm lục địa, qg không cần tuyên bố hay nói gì, các qg khác tự hiểu qg ven biển có
quyền hiển nhiên đối với thềm lục địa của qg này.

a. Quyền chủ quyền đối với sinh vật

- Trước hết quyền hiển nhiên liên quan đến tài nguyên trong thềm lục địa.

Lưu ý tài nguyên trong EEZ và Thềm lục địa khác nhau

- Tài nguyên sinh vật: nếu trong EZZ là bơi được trong nước thì Thềm lục đia phải là bò
hoặc dựa vào Thềm lục địa (ví dụ như cua). Thực tế áp dụng có vấn đề: một số động vật
không biết nên xếp vào loại nào (hàu, ốc, tôm càng,…) ví dụ tôm càng vẫn có thể bơi
được nên không biết xếp vào cái nào.
- Các hoạt động liên quan đến thai khác và thăm dò tài nguyên biển: toàn bộ vấn đề về
việc thăm dò (explore) và khai thác (exploit) đều thuộc quyền chủ quyền nên => qg chủ
quyền được đặt ra quy định luật và cấp phép cho qg khác khai thác tài nguyên ở đây.
Vấn đề - các dàn khoan trên biển sẽ thuộc về quy chế pháp lý của vùng EEZ hay Thềm
lục địa? Có bị trùng lắp hay không? => Các công trình này vẫn được đặt ra vùng an toàn
theo EEZ, nhưng vẫn tiếp tục được quy định ở vùng thềm lục địa
b. Quyền tài phán đối với một số vấn đề khác như cáp và ống ngầm

- Qg ven biển được đặt quy định về lắp đặt cáp dẫn (cables) hoặc ống ngầm (pipelines)
trên Thềm lục địa.
- Điều này có nghĩa qg ven biển không được cấm nhưng có thể đặt ra quy định đặt ntn,
đường lắp đặt ra sao,…

III. GIỚI HẠN CỦA THỀM LỤC ĐỊA


- Nhận định: EEZ và Thềm lục địa đồng nhất. => Sai.
- Nhận định 2: Trong nhiều trường hợp Thềm lục địa có thể kéo dài hơn 200 hải lý so với
EEZ. Đúng.
- Vấn đề đặt ra: trường hợp nào vùng Thềm lục địa được kéo dài hơn 200 hải lý, trường
hợp nào không được, trường hợp nào phải nhỏ hơn,… nói chung là bằng cách nào xác
định giới hạn bên ngoài của Thềm lục địa.

1. Hai cách xác định chân thềm lục địa


*Muốn xác định giới hạn bên ngoài của thềm lục địa trước hết phải xác định FoS.
- CSPL: Điều 76 UNCLOS
+B1: Trước hết phải xác định được chân của thềm lục địa (Foot of Slope FoS) =
Maximum change of gradient).
+Tiếp đó có 2 cách.
+B2.1: Tiếp theo xác định khoảng cách từ FoS tính ra 60 hải lý => ta có giới hạn thềm
lục địa. VD: kéo ra 60 hải lý => giới hạn thềm lục địa là khoảng 60 hải lý => Giới
hạn thềm lục địa có thể nằm ngoài 200 hải lý. Quy chế pháp lý của phần giới hạn
ngoài khác với trong.
+B2.1: Từ FoS kéo ra đến chỗ mà lớp trầm tích = 1% so với khoảng cách từ FoS đến
điểm xác định lớp trầm tích đo. Lý do: họ cho rằng xác định đến đó lớp trầm tích đã
rất mỏng => không còn dầu => qg được khai thác đến đó.
=> Cách nào làm Thềm lục địa qg lớn hơn thì qg được chọn cách đó. Vấn đề: Thềm lục
địa kéo dài quá => lấn ra Vùng (Vùng thu hẹp) = di sản chung của loài người bị thu hẹp
=> có quy định giới hạn nó lại.

2. Thềm lục địa có thể được kéo dài theo hai cách
- Vì vậy thềm lục địa có thể kéo dài hơn nhưng không được quá (theo 2 cách sau):
+Không được quá 350 hải lý tính từ đcs.
+Đường đẳng sau (isobath, 2500m từ mặt nước xuống đáy biển) tính ra 100 hải lý.
=> QG có thể chọn 1 trong 2, cách nào Thềm lục địa rộng hơn thì dùng.
- Thực tế việc này xác định cực kỳ phức tạp.

Vấn đề: nếu qg không thực hiện đo đạc thì sao?

=> Nếu qg không lập vùng Thềm lục địa = qg không được khai thác tại khu vực đó => rất
nhiều qg đang tiến hành đo đạc.
- Các qg đo đạc như vậy thì có cơ quan quản lý không? Có. Theo Điều 76(8): các qg ven
biển nếu nhỏ hơn 200 hải lý thì thôi, nếu hơn 200 hải lý thì có nghĩa vụ gửi thông tin
cho Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa (CLCS). Nhận định: qg chỉ đo được 120 hải lý
thì sao? => qg được xem là có thềm lục địa pháp lý đúng bằng 200 hải lý.
- Sau đó CLCS sẽ gửi phản hồi (chỉ là recommend, không có giá trị pháp lý), đặt ra
khuyến nghị. QG có quyền nghe theo khuyến nghị (khum có nghĩa vụ do chỉ là khuyến
nghị), nếu qg chấp nhận = final and blinding như khuyến nghị của CLCS. Nếu không
chấp nhận => gửi phản hồi lại yêu cầu recommend khác. Im lặng = xem như chưa phản
hồi, chưa xác định được.
- Giả sử các qg có tranh chấp Thềm lục địa thì sao? => Recommend của CLCS chỉ là ý
kiến của chuyên gia, là evident chứng minh Thềm lục địa của mình theo CLCS.
=> Quan điểm đơn phương của qg không được chấp nhận nếu không có ý kiến của
chuyên gia CLCS.
=> Khuyến nghị của CLCS chỉ mang tính là bằng chứng, không có giá trị pháp lý (Điều
76(8)).

3. Vấn đề trả phí


- Khai thác trong Thềm lục địa (cả qg ven biển lẫn qg được qg ven biển cho phép!) phải
đóng phí cho ISA (Cơ quan quyền lực Đáy đại dương) khi khai thác tài nguyên phi sinh
vật, 5 năm đầu khai thác miễn phí, năm thứ 6 khai thác phải đóng phí 1% tổng giá trị sp
hàng năm (Điều 82). ISA sẽ phân bổ (chia sẻ) đều cho qg khác, phí này mỗi năm tăng
1%, tới năm thứ 12 giữ nguyên 7% cho những năm sau đó.

Tuần sau học bình thường, tuần tới ktra giữa kỳ, tuần cuối ôn tập

-----
Tuần 9 14/4
Học về
- Phân định biển: vạch biên giới biển giữa các qg trong trường hợp 2 qg có bờ biển liền
kề hoặc đối mặt nhau
- gqtc liên quan đến vấn đề trên biển
SEMINAR 10: PHÂN ĐỊNH BIỂN

[TỔNG QUAN]
Slide 3
- Hiểu nôm na là phân chia biên giới trên biển giữa các qg có vùng biển chồng lấn
+Vùng biển chồng lấn: overlap sea, nằm chồng chéo giữa 2 vùng 12 hải lý của 2 qg.
- Trên đất liền, biên giới qg không cố định => sẽ có tranh chấp => giải quyết bằng đàm
phán thỏa thuận, sử dụng một bên thứ 3 (hòa giải (concillation,),TA, trọng tài,…) => sẽ
tìm được đường biên giới trên đất liền.
+Nói thêm: Từ đường biên giới trên đất liền sẽ vẽ được đường biên giới trên biển (8p30)
- Đối với vùng đặc quyền kinh tế, chắc chắn sẽ có chồng lấn (rộng hơn lãnh hải nhiều, mà
lãnh hải đã chồng lấn)
- Thông thường không quan tâm việc phân chia vùng tiếp giáp lãnh hải vì phân chia EEZ
dính luôn => quan tâm vùng EEZ nhiều hơn.
- Thềm lục địa cũng cần phải chia do có thể có sự chồng lấn
=> Cần quan tâm những vùng sau (có thể có overlap): lãnh hải, EEZ, thềm lục địa.

[PHƯƠNG THỨC PHÂN CHIA]


- Điều 15 UNCLOS
- Có nhắc đến “đường cách đều hoàn cảnh đặc biệt” (12p33)
- Xác định trước hết cần phải có:
+Biên giới trên bộ
+Đường cơ sở (để xác định lãnh hải => mới xác định được vùng overlap).
+Dựa trên đường cơ sở sẽ xác định đường cách đều 2 đcs của 2 qg (slide 7), hoàn toàn
dựa theo phương thức hình học
+Sau khi vẽ đường cách đều sẽ cân nhắc những hoàn cảnh đặc biệt tồn tại trong vùng
biển (15p22) của 2qg => đường cách đều dịch chuyển để đảm bảo công bằng cho cả 2
bên.
+Hoàn cảnh đặc biệt bao gồm: sự tồn tại của các đảo (đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, đá),
sự tồn tại của vùng nước lịch sử, các yếu tố an ninh quốc phòng (căn cứ quân sự của
một trong 2 qg ở gần đó,…), lợi ích về kinh tế (giàn khoan, đảo nhân tạo, công trình
trên biển,…), sự tồn tại của các cư dân ven biển (nguồn lương thực chủ yếu của họ đến
từ vùng biển => phải bao lại ngư trường của họ => đảm bảo an ninh lương thực).
=> Sau khi cân nhắc các điều kiện kết luận lại điều kiện của đường phân định
*Trước hết các qg phải thỏa thuận để giải quyết vấn đề trước, trong trường hợp không
thỏa thuân, đàm phán được mới kiện ra TA hoặc trọng tài. Khi đưa ra TA/TT sẽ áp dụng
Điều 15 UNCLOS + án lệ liên quan để phân định => có kết luận thì qg phải thực hiện
(bị ràng buộc) theo đường phân định đó (giá trị pháp lý ràng buộc), lưu ý không có cơ
chế cho phép kháng cáo (quyết định của ICJ hay trọng tài quốc tế mang tính final and
blinding).
22p38------ 25p40
*Phương thức để phân định
- Điều 74(1) nói TA khi gqtc có thể dùng ĐƯQT khác hoặc tập quán để gqtc
- Điều 74(2) nói rằng (26p25) thủ tục gqtc
- Điều 74(3) nói rằng các qg có thể thỏa thuận => không được thì ra tòa => miễn là phù
hợp pháp và công bằng (29p00) => không rõ như Điều 15.
*Hợp pháp và công bằng???? Công ước Geneve có cơ chế phân định EEZ và thềm lục
địa giống với lãnh hải, tuy nhiên khi xây dựng UNCLOS các qg cho rằng cứng nhắc =>
không thể áp dụng được => mới có quy định như Điều 74(3).
*Thông qua các vụ việc TA phát triển các phương thức cụ thể, cụ thể là phương thức 3
bước, đang được áp dụng (31p00), 3 bước là: (slide 10)
B1:
a. Vẽ một đường cách đều (provisional line)
b.
B2: xét đến hoàn cảnh khách quan (33p00)
- Tương tự hoàn cảnh đặc biệt phía trên đã nói.
B3: Sau khi đường cách đều đã được dịch chuyển để phù hợp hoàn cảnh khách quan, tiếp
đến xem xét đường cách đều đã đạt được giải pháp công bằng chưa.
- Mục đích để đảm bảo tính công bằng.
- Công bằng xác định bằng: tỉ lệ giữa độ dài đường bờ biển (coastal lengths) và diện tích
vùng biển tạo thành (relevant maritime area).
+Đường bờ biển càng ngắn => diện tích vùng biển tạo thành càng nhỏ => công bằng,
nhưng nhớ là công bằng tương đối.
+VD: 37p50

*Nhận xét: (41p25)


- Nghe có vẻ có lý trên lý thuyết.
- Trên thực tế gặp vấn đề khó khăn về đo đạc:
+Đo đạc cực kỳ khó khăn (khó đo)
+QG đo => có thể ăn gian
+TA kết luận tùy ý => thẩm quyền của TA trong phân định biển cực kỳ lớn => dễ làm qg
dễ ảnh hưởng, mất quyền lợi (do không thể kháng cáo) => qg rất ngại đưa vấn đề này ra
TA.
- Vẫn dùng cách này vì: như đã nói ở trên, khi xây dựng UNCLOS các qg không thể tìm
cách phân định thống nhất => đi đến quy định mang tính nhân nhượng: chia sao thì
chia, miễn công bằng => công bằng khó => TA mới đề xuất phương thức 3 bước =>
trong quá trình gqtc các TA thống nhất áp dụng.
- Cần lưu ý phương thức này áp dụng (hiển nhiên) khi các bên đưa ra TA, các qg muốn
cách khác thì chỉ có con đường thỏa thuận.

*Trước khi phân định biển, có những vấn đề qg phải quan tâm
- Lưu ý tranh chấp VN-TQ không phải tranh chấp phân định biển mà là tranh chấp về chủ
quyền biển.
- UNCLOS khi được xây dựng (47p20)…
- Phân định chủ quyền trên biển phải:
+Xác định lãnh thổ trên đất liền, cụ thể là đường biên giới có liên quan.
+Xác định đcs
+Xác định chủ quyền với đảo (đảo đó thuộc chủ quyền nước nào)
=> đến đây mới xác định được (49p25).
- Lưu ý vấn đề tranh chấp về chủ quyền đảo là vấn đề (49p56) => phải dựa vào ĐƯQT và
tập quán khác (UNCLOS chỉ nói về (50p17) cơ chế pháp lý của đảo (ĐỌC KỸ LẠI
CHỖ NÀY!!!!)
- Không phải lúc nào EEZ cũng được phân định chung với thềm lục địa.
+Có những qg sẽ phân định 2 vùng này riêng
+Hệ quả của việc phân định riêng biệt: EEZ của nước này và thềm lục địa của nước kia
có thể chồng lấn nhau => qg khó thực hiện quyền của mình => chồng lấn 2 vùng lẫn
“chồng lấn” cả quy định của luật => khó thực thi pháp luật.
+Giải pháp: thỏa thuận (không hiệu quả…), phân định chung 1 đường.

-------
CHƯƠNG MỚI VỀ GQTC
---giải lao----
;;;
1h19p17 bắt đầu lại
*Nguyên tắc quan trọng của LQT là gqtc bằng hòa bình => UNCLOS cũng vậy
- Vì vậy phải đàm phán đầu tiên => hòa giải (trong UNCLOS không hoàn toàn bắt buộc,
tùy trường hợp, muốn hay không do qg quyết định) => cơ chế tài phán bắt buộc

- Trong LQT qg phải thể hiện sự consent thì TA mới được giải quyết
- Theo UNCLOS, cơ chế gqtc của nó là bắt buộc khi qg tham gia, ký kết,… UNCLOS
(được bảo lưu).

Các bước:
B1: Đàm phán (Bắt buộc)
- Nếu có hiệp định song phương hoặc khu vực thì gqtc theo đó
- Sau đó hòa giải (bắt buộc có ngoại lệ).
B2: Có 3 cơ quan tài phán theo UNCLOS
- ICJ
- ITLOS
- Tòa trọng tài luật biển thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS (ad hoc)
=> Từ lúc gia nhập, ký kết,… qg có thể đưa ra tuyên bố chọn cơ quan gqtc

Điều 297 liệt kê những tranh chấp bắt buộc phải giải quyết bằng UNCLOS

Giải thích lại quy trình Điều 297 ở 1h49p05

Theo Điều 298, các qg được quyền đưa ra các tuyên bố để loại trừ thẩm quyền qgtc bắt
buộc của các cơ quan qgtc liên quan đến các vấn đề được ghi nhận ở điều luật này. Cụ
thể: phân định biển,… => Nếu tranh chấp liên quan đến những vấn đề ở Điều 298 đã
được qg tuyên bố loại trừ thì qg đó không bị buộc phải chấp nhận thẩm quyền của các
cơ quan đã được trù định

You might also like