Report Done 4 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Khoa Lý luận chính trị


--------o0o--------

BÁO CÁO MÔN CHỦ


NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:
Vấn đề về tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên
xã hội chủ nghĩa

Nhóm thực hiện: Nhóm 5


Lớp chuyên ngành: QT Kinh doanh quốc tế CLC 64A
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mai Lan

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2023


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................
I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN............................................................................
1. Bản chất của tôn giáo....................................................................................................................
2. Nguồn gốc của tôn giáo..................................................................................................................
3. Tính chất của tôn giáo...................................................................................................................
4. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội................
II. TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA
HIỆN NAY............................................................................................................................................
1. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam....................................................................................................
2. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay................
III. QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM..............................................................
1. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam...................................................................................
1.1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo được
thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia-dân tộc thống nhất.....................................
1.2. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng
truyền thống.....................................................................................................................................
1.3. Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh tác động đến đời sống cộng
đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.........................................................................................
2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay......................
IV. LIÊN HỆ MỞ RỘNG....................................................................................................................
1. Thực trạng áp dụng tôn giáo ở Phương Tây (Hoa Kỳ)............................................................
2. Thực trạng áp dụng tôn giáo ở phương Đông...........................................................................
3. Bảng so sánh tỷ lệ tôn giáo ở Phương Đông và Phương Tây...................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................

1
BẢNG PHÂN CÔNG NHÂN SỰ

% hoàn
STT Họ và tên Mã sinh viên Công việc
thành

Vũ Minh Trang Thuyết trình, sửa nội


1 11226549 100%
(Nhóm trưởng) dung, slide

2 Nguyễn Lê Hiền Anh 11220362 Nội dung, slide 100%

3 Nguyễn Thị Minh Ánh 11220735 Slide, sửa nội dung 100%

4 Trương Nhật Ánh 11220752 Nội dung 100%

Nguyễn Thị Mỹ
5 11221703 Slide, Sửa nội dung 100%
Duyên

6 Trần Cẩm Ly 11223998 Nội dung 100%

7 Lê Nguyễn Trà My 11224357 Thuyết trình, Report 100%

8 Nguyễn Tường Vy 11227003 Thuyết trình, Report 100%

Câu hỏi, Slide,


9 Phạm Hà Vy 11227005 Sửa nội dung, thuyết 100%
trình

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo đã và đang là một trong những vấn đề quan trọng mà Đảng và
Nhà nước ta luôn dành một sự quan tâm đặc biệt. Nước ta có đặc điểm là một
quốc gia đa dân tộc, vì vậy vấn đề tôn giáo trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn.
Tuy nhiên, việc giữ gìn sự đoàn kết giữa các tôn giáo vẫn luôn được coi là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng coi đoàn kết tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng trong
chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Ông đã thường xuyên khuyến khích mọi người
đoàn kết với nhau để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn tín ngưỡng tự do và đấu tranh
chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Ngày nay, với tình hình thế giới
đang diễn ra những xung đột sắc tộc và tôn giáo, việc quan tâm và giải quyết
vấn đề tôn giáo trở nên càng cần thiết hơn bao giờ hết. Trong thời đại hiện nay,
việc tìm hiểu và nghiên cứu các chính sách và chủ trương của Đảng về vấn đề
tôn giáo trong thời kỳ đổi mới có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và nhất là về mặt
thực tiễn. Việc thực hiện một cách khéo léo và tôn trọng tín ngưỡng của mọi
tôn giáo là điều cần thiết để đảm bảo sự đoàn kết và ổn định trong xã hội. Đó là
bài học để Đảng và Nhà nước ta quan tâm và làm thật tốt công tác tôn giáo.
Việc tìm hiểu công tác tôn giáo của Đảng trong thời kỳ đổi mới có ý nghĩa lớn
về mặt lý luận và nhất là về mặt thực tiễn. Em hy vọng sau tiểu luận này, em sẽ
nâng cao hiểu biết của mình hơn về các chính sách, chủ trương của Đảng nói
chung và các chính sách, chủ trương của Đảng về vấn đề tôn giáo nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu về vấn đề tôn giáo trong thời kì hóa độ lên chủ
nghĩa xã hội là để hiểu rõ hơn về quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và cách
mạng của Việt Nam trong thế kỷ XX. Trong giai đoạn này, vấn đề tôn giáo đã
được đặt ra trong bối cảnh chính trị, xã hội và văn hóa đặc biệt phức tạp. Các
nhà lãnh đạo cách mạng đã phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc
đưa ra chủ trương, chính sách đúng đắn về tôn giáo, vừa đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng, vừa đảm bảo sự phát triển của cách mạng. Việc nghiên cứu về vấn
đề tôn giáo trong thời kì hóa độ lên chủ nghĩa xã hội cũng giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về sự thay đổi và phát triển của tôn giáo ở Việt Nam. Nghiên cứu này còn

3
giúp chúng ta nhận biết rõ hơn về sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc và những
thế lực nguy hiểm khác vào các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Ngoài ra,
nghiên cứu này còn giúp chúng ta đánh giá những chủ trương, chính sách về
tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kì đó và những ảnh hưởng
của chúng đến thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy, mục đích nghiên cứu về
vấn đề tôn giáo trong thời kì hóa độ lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ thực tiễn là
rất quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và chính trị của Việt
Nam, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm quý báu để phát triển đất nước và
đưa Việt Nam tiếp tục vươn lên.

4
PHẦN NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
“Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài
vào. từ cuối thế kỷ XIX. Tôn giáo bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng
Anh) và. “religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa
là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên.
1. Bản chất của tôn giáo
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội,
phản ánh hư ảo hiện thực khách quan. Thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng
tự nhiên trở thành siêu tự nhiên, thần bí. Ăngghen lại cho rằng: “… tất cả mọi
tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc con người –
của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là
sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực
lượng siêu trần thế”.
Ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo còn được hiểu là một thực thể xã hội -
các tôn giáo cụ thể (ví dụ: Công Giáo, Tin lành, Phật giáo...), với các tiêu chí cơ
bản sau: 
 Có đấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh để tôn thờ.
 Có hệ thống giáo thuyết (giáo lý, giáo luật, lễ nghi) phản ánh thế giới
quan, nhân sinh quan, đạo đức, lễ nghi của tôn giáo.
 Có hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc đạo
(người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp).
 Có hệ thống tín đồ đông đảo, những người tự nguyện tin theo một tôn
giáo nào đó, và được tôn giáo đó thừa nhận.
Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng:
“Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra. Con
người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ảnh những ước
mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ. Nhưng, sáng tạo ra tôn giáo, con người lại
bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hóa và phục tùng tôn giáo vô điều kiện”. Chủ
nghĩa Mác – Lênin cũng cho rằng, sản xuất vật chất và các quan hệ kinh tế xét
đến cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức

5
xã hội, trong đó có tôn giáo. Do đó, mọi quan niệm về tôn giáo, các tổ chức,
các thiết chế tôn giáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, từ những
điều kiện sống nhất định trong xã hội và thay đổi theo những thay đổi của cơ sở
kinh tế.
Về phương diện thế giới quan, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm,
có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa
Mác – Lênin. Mặc dù có sự khác biệt về thế giới quan, nhưng những người
cộng sản với lập trường mác xít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn
áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; ngược lại, luôn tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân. Trong
những điều kiện cụ thể của xã hội, những người cộng sản và những người có tín
ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thế giới
hiện thực. Xã hội ấy chính là xã hội là quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và
phản ánh nó qua một số tôn giáo.

Hình 1.1: Bản đồ các tôn giáo lớn trên thế giới
Nguồn: visualcapitalist
Tôn giáo và tín ngưỡng không đồng nhất, nhưng có giao thoa nhất định.
Tín ngưỡng là hệ thống niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể hiện
niềm tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần

6
thánh, linh thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ. Có nhiều loại hình tín
ngưỡng khác nhau như: tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng Thờ anh hùng
dân tộc; tín ngưỡng Thờ mẫu…
Trái lại, mê tín là niềm tin mê muội, viển vông quá mức, không dựa trên
một cơ sở khoa học nào. Nói cách khác là niềm tin về mối quan hệ nhân quả
giữa các sự kiện, sự vật, hiện tượng, nhưng thực tế không có mối liên hệ cụ thể,
rõ ràng, khách quan, tất yếu nhưng được bao phủ bởi các yếu tố siêu nhiên,
thần thánh, hư ảo. Còn dị đoan là sự suy đoán, hành động tùy tiện, sai lệch
những điều bình thường, chuẩn mực trong cuộc sống.
Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào những lực lượng siêu nhiên,
thần thánh đến mức độ mê muội, cuồng tín, dẫn đến những hành vi cực đoan,
sai lệch quá mức, trái với các giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại
cho cá nhân, xã hội và cộng đồng.
Ví dụ, ngày nay một số bộ phận đã lợi dụng, bóp méo những tín ngưỡng,
tôn giáo tốt đẹp thành những điều mê tín dị đoan với mục đích kiếm lợi cho bản
thân như chữa bệnh bằng cúng bái, đuổi tà ma; tuyên truyền các bài thuốc từ
việc cầu khấn thần linh, … 
2. Nguồn gốc của tôn giáo 
2.1. Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội
Trong xã hội công xã nguyên thủy, do lực lượng sản xuất chưa phát triển,
trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy
yếu đuối và bất lực, không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên
những sức mạnh, quyền lực thần bí, thần thánh hóa những sức mạnh đó, họ xây
dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.
Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, con người chịu áp bức, bất
công, do không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức
bóc lột, bất công, tội ác,… cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng
xã hội, con người trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên
ngoài trần thế, thần thánh hóa một số người thành những thần tượng có khả
năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo. Như vậy,

7
sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh
tế, sự áp bức, bóc lột về chính trị, xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. 
2.2. Nguồn gốc nhận thức
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự
nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa
“biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích
được, thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo.
Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí
thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn
giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người,
biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh.
2.3. Nguồn gốc tâm lý 
Vấn đề ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, tình cảm của con người đối với sự
ra đời, tồn tại của tôn giáo đã được các nhà vô thần cổ đại nghiên cứu, họ
thường đưa ra những luận điểm về vấn đề tồn tại tôn giáo. Theo Lênin: “Sự sợ
hãi sinh ra thần linh”
Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm
đau, bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được
bình yên khi làm việc lớn (ví dụ: ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự
nghiệp kinh doanh…), con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo. Thậm chí cả
những tình cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với
những người có công với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo
(ví dụ: thờ các anh hùng dân tộc, thờ các thành hoàng làng,…).
Lênin cũng cho rằng, sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản, sự
phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm con người diệt vong…, bị
dồn vào bước đường cùng, đó cũng chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo
hiện đại.
3. Tính chất của tôn giáo 
3.1. Tính lịch sử của tôn giáo

8
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa là nó có sự hình
thành, tồn tại và phát triển trong những giai đoạn lịch sử nhất định, nó có khả
năng biến đổi để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội. Khi các điều
kiện kinh tế - xã hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo. Trong
quá trình vận động của các tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử
cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ
phái khác nhau. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến một giai đoạn
lịch sử nào đó, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân
dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ
dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin
của mỗi người
3.2. Tính quần chúng của tôn giáo 
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc, quốc gia,
châu lục. Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ
rất đông đảo. Thiên chúa giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới với
khoảng 2,4 tỷ tín đồ; mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn
hoá, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn giáo
hướng con người vào niềm tin hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó
luôn luôn phản ánh khát vọng của những người lao động về một xã hội tự do,
bình đẳng, bác ái. Mặt khác, nhiều tôn giáo có tính nhân văn, nhân đạo và
hướng thiện, vì vậy, được nhiều người ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội,
đặc biệt là quần chúng lao động tin theo. Theo số liệu năm 2022, số lượng tín
đồ của các tôn giáo chiếm ⅓ đến ½ dân số thế giới.

9
Hình 1.2: Số lượng tín đồ trên thế giới năm 2021
Nguồn: Major world religions
3.3. Tính chính trị của tôn giáo 
Khi xã hội chưa có giai cấp, tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên,
ngây thơ của con người về bản thân và thế giới xung quanh mình, tôn giáo chưa
mang tính chính trị. Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã
phân chia giai cấp, có sự khác biệt, sự đối kháng về lợi ích. Trước hết, do tôn
giáo là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện
vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân
tộc, nên tôn giáo mang tính chính trị. Mặc khác, khi các giai cấp bóc lột, thống
trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích giai cấp mình, chống lại các giai cấp
lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ.
Vì vậy, cần nhận rõ rằng, đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm
thoả mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế
lực chính trị - xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.
4. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, từ tôn giáo du nhập từ bên ngoài
đến tôn giáo nội sinh. Vấn đề tôn giáo luôn là vấn đề nóng bỏng, hết sức nhạy
cảm, nếu không giải quyết một cách khéo léo, đúng đắn sẽ tạo ra hậu quả rất
lớn. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại, tuy đã

10
có sự biến đổi trên nhiều mặt. Vì vậy, khi giải quyết các vấn đề đến tôn giáo,
cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín
ngưỡng của nhân dân.
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao,
đấng thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó,
tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của
nhân dân. Quyền này nói lên rằng việc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là
thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức
nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội được quyền can thiệp vào sự
lựa chọn này. Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo
hay đe dọa, bắt buộc công dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư
tưởng của họ.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng là xuất phát từ việc tôn trọng quyền con
người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội
chủ nghĩa không can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến
quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân
dân. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các
phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được
Nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ.
Thứ hai, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn
liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải
quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà
không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ nghĩa
Mác – Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay
đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con
người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Mà điều cần thiết trước hết
là phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo
đói và thất học cũng như những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá
trình lâu dài và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới.

11
Thứ ba, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng tôn giáo và
lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, tín ngưỡng tôn giáo chỉ biểu hiện
thuần túy về tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn giai
cấp - chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và
tư tưởng thường thể hiện và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và
bản thân mỗi tôn giáo.
Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản
ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu
thuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với
lợi ích của nhân dân lao động. 
Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa những
người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như
những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không
mang tính đối kháng. 
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo thực chất là
phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân
tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này, trong thực tế không đơn
giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản
chất, mà vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau.
Mặt khác, trong xã hội có đối kháng giai cấp, vấn đề tôn giáo thường bị yếu tố
chính trị chi phối rất sâu sắc, nên khó nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởng
thuần tuý trong tôn giáo. Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh
khuynh hướng “tả” hoặc “hữu” trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề
liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ tư, có quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng,
tôn giáo.
Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó
luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện
kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá
trình tồn tại và phát triển nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò,
tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan

12
điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã
hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem
xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối
với từng tôn giáo cụ thể.
II. TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo.
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo. Nước ta hiện nay có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo đã được công nhận
và cấp đăng ký hoạt động với 26 triệu tín đồ, khoảng 57000 chức sắc và gần
30000 cơ sở thờ tự. Một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới
(Theo thời báo tài chính Việt Nam).
Các tổ chức tôn giáo tồn tại với nhiều hình thức đa dạng. Có những tôn
giáo du nhập từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành,...; có tôn giáo
nội sinh như Cao Đà, Hoà Hảo. Hằng năm, Việt Nam tổ chức gần 13000 lễ hội,
từ các lễ hội dân gian đến tôn giáo cùng các lễ hội du nhập từ nước ngoài.

Hình 2.1. Bảng điều tra tôn giáo ở theo Tổng cục Thống kê (Việt Nam)
Nguồn: Vnbusiness
Thứ hai, tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hoà bình và
không có xung đột chiến tranh tôn giáo.

13
Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Việt Nam không có xung đột tôn giáo, các tôn giáo hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, toàn thể dân tộc Việt Nam không phân biệt người theo tôn giáo hoặc
không theo tôn giáo, sát cánh bên nhau, nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua
bao khó khăn, cùng nhau tạo nên một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam; thuần túy nhưng phong phú, đan xen nhưng không mâu
thuẫn. Nếu không có sự bình đẳng, tôn trọng tôn giáo thật sự chắc hẳn không
thể có số lượng tín đồ, chức sắc, ... đông như vậy. Các tôn giáo ở bên ngoài du
nhập vào Việt Nam dù bằng cách này hay cách khác thì đều mang dấu ấn và
chịu ảnh hưởng từ bản sắc văn hoá Việt Nam. Ví dụ với Phật giáo, đã du nhập
vào nước ta từ rất lâu và được coi là bản sắc dân tộc Việt Nam, nên trong hồ sơ
lý lịch nếu người nào không theo tôn giáo thì coi người đó đều ảnh hưởng bởi
quan niệm triết lý Phật giáo.
Thứ ba, tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có
lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Tín đồ các tôn giáo Việt Nam có thành phần rất đa dạng, chủ yếu là
người lao động… Người lao động là tín đồ các tôn giáo luôn chấp hành chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không tham
gia các tà đạo, không tham gia các hoạt động gây rối, không để các thế lực thù
địch, phản động gây rối. Đại đa số chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đều
có tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó dân tộc, hăng hái tham gia xây dựng bảo
vệ Tổ quốc, đồng thời cũng thực hiện tốt vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm công
dân. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân
dân làm nên những thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân tộc và ước vọng: Phật giáo
Hoà Hảo với đường hướng “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc”, Hồi giáo với đường
hướng “Lẽ sống tốt đạo, đẹp đời”, …
Thứ tư, hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng
trong giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ.
Có thể nói chức sắc là đội ngũ nòng cốt của tôn giáo, họ vừa có vị trí,
vừa có vai trò lãnh đạo, vừa có trình độ giáo lý, giáo luật, có uy tín lớn trong
quần chúng tín đồ, vừa là cầu nối giữa các tôn giáo với tín đồ. Hiện nay, hàng
ngũ chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam luôn chịu sự tác động của tình hình chính

14
trị - xã hội trong và ngoài nước, nhưng nhìn chung xu hướng tiến bộ trong hàng
ngũ chức sắc ngày càng phát triển và là hướng đi đúng đắn nhằm thấm nhuần
những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc hướng tới
mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Thứ năm, các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá
nhân tôn giáo ở nước ngoài.
Tôn giáo ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả các tôn
giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài
hoặc các tổ chức quốc tế. Thông qua các hoạt động đối ngoại, tôn giáo đã góp
phần tăng cường, củng cố về chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
với các nước trên thế giới. Từ đó tranh thủ được sự sử ủng hộ, giúp đỡ vật chất,
tinh thần của cộng đồng quốc tế cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước,
đồng thời đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực
xấu, thiếu thiện chí với Việt Nam, không để cho kẻ địch lợi dụng dân chủ, nhân
quyền tự do tôn giáo để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta
nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”.
2. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo
hiện nay. 
2.1. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta
Quan điểm này được Đảng ta chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội VII
năm 1991: “Tín ngưỡng là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là
nhu cầu của một bộ phận nhân dân” (cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam Nguyễn Văn Linh)
Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực
hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo
hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
2.2. Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc

15
Đảng, Nhà nước ta khẳng định, động lực chủ yếu để phát triển đất nước
là đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Đảng, Nhà nước chủ trương xóa bỏ mặc
cảm, định kiến, không phân biệt đối xử về thành phần giai cấp, dân tộc, tôn
giáo, tôn trọng ý kiến khác nhau, không trái với lợi ích đất nước, dân tộc, đề
cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, vì sự ổn định, phát triển của đất
nước. Mặt khác, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ kiến
thức thông qua quá trình vận động quần chúng nhân dân tham gia lao động sản
xuất, hoạt động xã hội thực tiễn.
Bên cạnh đó, tiếp tục lưu truyền, giữ gìn và phát huy những giá trị tích
cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tu dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt
đẹp: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây…”. Đồng thời nâng
cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, xử lý, bài trừ mọi hành vi mê tín
dị đoan, các hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, gây chia rẽ
các dân tộc, ảnh hưởng tới một đất nước Việt Nam phát triển hiện đại, văn
minh, vừa theo kịp dòng chảy thế giới vừa giữ nguyên được bản sắc dân tộc.
2.3. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng
Mục tiêu công tác vận động nhân dân là mục tiêu chung của sự nghiệp
cách mạng nước ta hiện nay: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập,
thực hiện tốt các chính sách bảo vệ nền kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Mỗi tôn giáo đều bao gồm chức sắc, chức việc và đông đảo tín đồ.
Đương nhiên mọi sinh hoạt tôn giáo đều là sinh hoạt của một cộng đồng người
có chung tín ngưỡng - tính quần chúng trong sinh hoạt tôn giáo. Quần chúng
tôn giáo có nét đặc thù riêng, họ có niềm tin tôn giáo, có đời sống tâm linh nhạy
cảm. Niềm tin tôn giáo là niềm tin không cần kiểm chứng, nó rất dễ đi vào quần
chúng, dễ dàng được tiếp nhận và nhờ đó nó lan truyền rất nhanh, đồng thời tôn
giáo cũng rất dễ bị lợi dụng bởi sự sùng tín của tín đồ. Do vậy, cần đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa vùng đồng bào theo các tôn giáo, phải thực
hiện tốt công tác vận động quần chúng, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết pháp
luật cho họ, để họ nhận thức đúng đắn đường lối chính sách của Đảng, của Nhà
nước và nghiêm chỉnh tuân thủ, thực hiện.
2.4. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

16
Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực, đời sống xã hội, các
cấp, các ngành, liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà
nước. Xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, bao
gồm Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị do Đảng lãnh
đạo. Các bộ ngành chức năng và địa phương cần nắm chắc tình hình để tham
mưu, xử lý kịp thời, đúng chính sách pháp luật, các phát sinh trong hoạt động
tôn giáo, tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo và đồng bào có đạo,
tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm, nâng cao năng lực
tham mưu, xử lý, giải quyết.
2.5. Vấn đề theo đạo và truyền đạo
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp
pháp theo quy định của pháp luật. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động bình
thường theo quy định của pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Các tổ chức
tôn giáo được Nhà nước thừa nhận thì được hoạt động theo pháp luật và được
pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu
hành, xuất bản kinh sách, giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo
theo quy định của pháp luật. Không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà
đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo.
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định
của pháp luật.
Ví dụ, “Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ” được cho là một loại dị giáo, tà
đạo, là tôn giáo hoạt động trái phép, gây phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội ở nhiều địa phương trong nước ta. “Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ”
tuyên truyền cho “tín đồ” đập bỏ bát hương, bàn thờ, không thờ cúng tổ tiên,
ông bà; bỏ chồng con, bỏ bê công việc, học hành, mang tiền đi phụng sự tổ
chức, gây chia rẽ trong gia đình, dòng họ.
III. QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
1. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài với đặc
điểm có nhiều dân tộc cùng chung sống, nhiều tôn giáo cùng tồn tại. Quan hệ
dân tộc và tôn giáo là sự liên kết, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau giữa dân

17
tộc với tôn giáo trong nội bộ một quốc gia, hoặc giữa các quốc gia với nhau
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ
dân tộc và tôn giáo là vấn đề hết sức phức tạp, việc giải quyết mối quan hệ này
có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chính trị và sự phát triển bền vững của các tộc
người, quốc gia. Ở nước ta, mối quan hệ này có những đặc điểm mang tính đặc
thù sau:
1.1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và
tôn giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia-dân tộc
thống nhất
Trong lịch sử cũng như trong hiện tại, các tôn giáo ở Việt Nam có truyền
thống gắn bó chặt chẽ với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, gắn đạo với đời.
Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo nhìn
chung đều đoàn kết ý thức rõ về nguồn cội, về một quốc gia – dân tộc thống
nhất cùng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã xảy ra
những cuộc xung đột, trong đó có một số cuộc xung đột liên quan đến dân tộc,
tôn giáo hoặc xen lẫn cả dân tộc và tôn giáo, như: xung đột giữa những cộng
đồng Hồi giáo theo dòng Sunni và Shiite hay các dòng khác nhau ở trong một
quốc gia như: Syria, Iraq; giữa Hồi giáo và Phật giáo ở miền Nam Thái Lan,
Myanmar,... Ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quan hệ dân tộc và tôn giáo
luôn được coi trọng và giải quyết khá tốt. Tuy có những lúc chưa thực hiện
đúng chủ trương, đường lối nên vẫn xảy ra mâu thuẫn. Ví dụ: Lợi dụng tôn
giáo, chia rẽ dân tộc.
Một số bộ phận có nhiều tham vọng chính trị và bị tác động, ảnh hưởng
bởi luận điệu tuyên truyền, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch ở trong
và ngoài nước, nên đã có những hành động cực đoan, quá khích chống lại chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và
trên các lĩnh vực nói chung. Họ đã lợi dụng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền,
chống chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo,
dân chủ, nhân quyền”. Họ đã liên kết và phụ họa với các thế lực thù địch, các

18
phần tử phản động, chống đối ở cả trong và ngoài nước trong hoạt động chống
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chiêu bài của họ là đối lập tôn giáo với chế độ xã hội chủ nghĩa, tách các
tôn giáo khỏi khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của
nhân dân Việt Nam. Để thực hiện điều đó, họ sử dụng các thủ đoạn xuyên tạc
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, bịa đặt, vu cáo cấp
chính quyền phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo để kích động, chia rẽ trong nước
và hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế… Họ coi các đối tượng cực
đoan chống đối trong các tôn giáo là lực lượng nòng cốt để lôi kéo tập hợp
quần chúng làm đối trọng với Đảng, Nhà nước và thu hút sự chú ý của cộng
đồng quốc tế. Cùng với việc hậu thuẫn cho các lực lượng này hoạt động chống
phá đất nước, họ còn phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức quốc tế thiếu
thiện chí để bịa đặt, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ cho rằng
Chính phủ Việt Nam đàn áp mọi tôn giáo, thường bắt giữ những người biểu
tình ôn hòa đòi hỏi "tự do" tín ngưỡng và "tự do" thờ phụng. Nhiều tổ chức tôn
giáo không được Chính phủ công nhận và không cấp giấy phép sinh hoạt…
Đây là những luận điệu bịa đặt cũ rích được lặp đi, lặp lại với ý đồ chính trị xấu
xa.
Vậy nên, cần nhận diện và đánh giá khách quan, khoa học để tiếp tục
tăng cường giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo đồng thời phát huy
những giá trị đạo đức, văn hoá của mối quan hệ này.
1.2. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi
tín ngưỡng truyền thống
Chính tín ngưỡng truyền thống đã làm nên nét đặc thù trong quan hệ dân
tộc và tôn giáo ở Việt Nam, thậm chí, nó còn chi phối mạnh mẽ làm biến đổi
các nền văn hóa, hay các tôn giáo bên ngoài khi du nhập vào Việt Nam. Tín
ngưỡng truyền thống biểu hiện ở nhiều cấp độ, trên phạm vi cả nước, trong mọi
gia đình, dòng họ mà không phân biệt dân tộc, tôn giáo.
 Ở cấp độ gia đình, thờ cúng tổ tiên là hoạt động phổ biến, trở thành
truyền thống, nét đẹp văn hoá của mỗi gia đình, đồng thời cũng là sợi
dây kết dính các thành viên trong dòng họ, dòng tộc, kể cả mọi người
sinh sống ở mọi miền đất nước.

19
 Ở cấp độ làng xã, hầu hết đều thờ cúng Thành hoàng làng, thần làng-
những vị có công gây dựng làng xã, hoặc người có công với đất nước
được sinh ra từ làng xã đó. Chính hoạt động tín ngưỡng này đã giúp gắn
kết chặt chẽ các thành viên trong gia đình với làng xã, các làng xã với
nhau và với triều đình trung ương.
 Ở cấp độ quốc gia, đỉnh cao của sự hội tụ đoàn kết thống nhất cộng đồng
dân tộc của người Việt Nam được biểu hiện dưới dạng tín ngưỡng, tôn
giáo, đó là người Việt nam dù sinh sống ở bất kì nơi đâu trên mọi miền
Tổ quốc, hay định cư bên nước ngoài,… thì đều hướng về cội nguồn dân
tộc chung- nơi vua Hùng đã có công dựng nước. Hay việc đi lễ chùa đầu
năm đã trở thành nét văn hoá đẹp của người Việt nam từ xa xưa.
Tín ngưỡng dân gian như chất keo gắn mối quan hệ giữa dân tộc và tôn
giáo ở Việt Nam thêm bền chặt, thậm chí chi phối, biến đổi mạnh mẽ các nền
văn hoá, các tôn giáo bên ngoài khi du nhập vào Việt Nam. Muốn bảo tồn được
các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời vẫn tiếp thu được các giá trị văn hóa nhân
loại thì điều cốt yếu là phải tích cực tuyên truyền, giáo dục cho chủ thể văn hóa
Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, giúp họ hiểu được những giá trị của văn hóa
truyền thống, có niềm tự hào, tự tôn dân tộc và nhận thức được các mặt tốt xấu,
tích cực, tiêu cực của các luồng văn hóa ngoại lai.
1.3. Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh tác động
đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Hiện tượng tôn giáo mới là thuật ngữ chung, dùng để chỉ những hình
thức tín ngưỡng, tôn giáo mà ít ai biết đến, đó là “đạo lạ”, “hiện tượng tôn giáo
mới” hay “phong trào tôn giáo mới”… Sự xuất hiện này đã phần nào đáp ứng
nhu cầu của một bộ phận người dân, song cũng gây ra những xáo trộn, mâu
thuẫn trong đời sống xã hội, cộng đồng dân cư.
Trước hết, các hiện tượng tôn giáo mới góp phần đáp ứng nhu cầu tâm
linh tinh thần của một bộ phận nhỏ nhân dân trong xã hội, hướng về cái tốt
lành, mong ước, thiện tâm theo lý tưởng của các tôn giáo ấy. Trong những
chừng mực nhất định nó góp phần hướng về nguồn cội, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, trân trọng những tấm gương sáng, liêm khiết, những người có công lớn
với dân tộc.

20
Tuy nhiên, về cơ bản các hiện tượng Tôn giáo mới đã gây ra không ít
những khó khăn cho các gia đình và xã hội. Có nhiều gia đình phải ly tán,
khuynh gia, bại sản hoặc mất người thân cũng chỉ vì tin theo “đạo lạ”. Không ít
người vì tin vào những tín điều của giáo chủ “đạo lạ” mà có những việc làm
gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của mình và người thân. Một số giáo chủ
đã mê hoặc Nhân dân, tuyên truyền mê tín, dị đoan, tuyên truyền về “ngày tận
thế”, “Đức mẹ hiện hình”, “cứu vớt chúng sinh” hoặc kích động một số người
tin theo hành xác… (Đạo Dương Văn Minh). Một số đối tượng truyền bá mê
tín dị đoan nhằm trục lợi hoặc mượn danh tiếng lãnh tụ để phòng, chống tham
nhũng nhưng thực chất là chống phá Đảng và Nhà nước… Vì vậy, cần phải
quản lý tốt các hiện tượng tôn giáo mới nhằm đảm bảo an ninh chính trị quốc
gia và đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta.
Ví dụ:
 Các đối tượng cầm đầu tà đạo “Giê Sùa” (Hờ Chá Sùng), tà đạo “Bà Cô
Dợ” (Vừ Thị Dợ) đã tuyên truyền cho một bộ phận đồng bào dân tộc
Mông ở các tỉnh Tây Bắc rằng: “theo đạo “Giê Sùa”, đạo “Bà Cô Dợ”
khi có chiến tranh, thiên tai thì sẽ được đưa đến đất nước của Chúa sinh
sống; kêu gọi người Mông phải đoàn kết để chung tay xây dựng đất nước
riêng của người Mông…”.
 Dương Văn Mình, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang, tự xưng là “chúa
giáng thế”, tuyên bố rằng: “Theo y cầu nguyện, không làm cũng có ăn,
không học cũng biết chữ, người già sẽ lột xác, ốm đau sẽ tự khỏi”, nơi
hành lễ là “nhà đòn”, dựng ở đâu tùy thích, thờ phụng con ve sầu, chim
én, cóc gỗ thay vì thờ cúng tổ tiên như trước đây”.
2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay.
2.1. Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối
đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược cơ bản,
lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam.
Trong lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định tôn giáo và công tác
tôn giáo là vấn đề chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt; thực hiện tốt chính
sách dân tộc, tôn giáo và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

21
là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của
Việt nam cần có một sự đoàn kết rộng rãi của khối đại đoàn kết dân tộc và tôn
giáo. Là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân tộc, đồng bào các tôn
giáo luôn gắn bó, đoàn kết, đồng hành với đồng bào cả nước, phấn đấu vì lợi
ích chung của dân tộc, của cách mạng. Mong muốn của đại bộ phận tín đồ tôn
giáo là xóa bỏ áp bức, bất công, xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc. Điều mong muốn của đồng bào có đạo cũng là mục tiêu, lý tưởng của sự
nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Vì thế, chúng ta cần nhận thức đúng và
thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước để không ngừng tăng
cường, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Ở mỗi giai đoạn việc giải quyết mối
quan hệ dân tộc và tôn giáo cần có cách tiếp cận và lựa chọn ưu tiên giải quyết
phù hợp.
2.2. Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ
với cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Những vấn đề liên quan tới dân tộc, tôn giáo nếu không được giải quyết
ổn thoả sẽ dẫn đến nguy cơ gây mất ổn định xã hội, các thế lực thù địch đẩy
mạnh lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết
dân tộc. Trong bối cảnh tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp, như dự thảo Báo
cáo chính trị trình Đại hội XII đã chỉ rõ: “Xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai…
tiếp tục diễn ra gay gắt”. Vì thế, phải kiên quyết chống việc lợi dụng tôn giáo
vào những mưu đồ xấu, mới đảm bảo được quyền tự do chân chính của đồng
bào có đạo, và có bảo đảm được quyền đó mới làm cho đồng bào có tín
ngưỡng, tôn giáo nhận rõ âm mưu, phòng, chống hiệu quả các thế lực lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại cách mạng. Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm
2016 quy định:“Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào
không theo tín ngưỡng, tôn giáo, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” . Thực hiện quan điểm có tính nguyên tắc này
nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội nhất là các địa bàn
dân tộc thiểu số, vùng có đạo cũng như đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn lãnh

22
thổ trong một cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
2.3. Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng
thời kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục
đích chính trị.
Đây là nguyên tắc xuyên suốt, nhất quán trong chính sách về tôn giáo
của Đảng và Nhà nước. Trong thực tiễn xã hội, mối quan hệ dân tộc, tôn giáo
và nhân quyền là những quan hệ hết sức nhạy cảm, giữa chúng có sự tác động
tương hỗ, thống nhất với nhau, đồng thời quy định lẫn nhau. Do vậy, việc giải
quyết tốt mối quan hệ này là nhằm đảm bảo cho con người những quyền cơ bản
về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo. Song quyền phải
gắn liền với pháp luật, để đảm bảo quyền của các dân tộc, quyền tự do tôn giáo,
tín ngưỡng cũng chính là đảm bảo thực hiện những nội dung cốt yếu của quyền
con người trong khuôn khổ của pháp luật.
Cụ thể, tín đồ, người dân có quyền được tôn trọng, được theo hội tín
ngưỡng, tôn giáo của mình. Dựa trên số liệu năm 2021, có hơn 8.500 lễ hội tín
ngưỡng, tôn giáo được tổ chức trên khắp cả nước, nhận được sự tham gia của
hàng trăm nghìn người từ nhiều địa phương, dân tộc với sự tôn trọng, học hỏi
(Báo cáo của Pew Research Centre 2021) . Theo điều 24 Hiến pháp năm 2013
(sửa đổi) của nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều
bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Điều đó cho thấy nhà
nước ta đặc biệt quan tâm vào vấn đề này.
Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, làm tốt công tác vận động quần
chúng, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện các chương trình phòng chống tội
phạm, giữ gìnan ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng quy chế phối
hợp giữa lực lượng công an, quân đội với các đoàn thể trong công tác dân tộc,
tôn giáo để nắm bắt chắc tình hình, quản lý chặt đối tượng, sẵn sàng các
phương án chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động phá hoại của các thế

23
lực thù địch. Tranh thủ, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các
tôn giáo xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Chủ động vạch trần những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch
trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo, hoặc kết hợp vấn đề dân tộc với
vấn đề tôn giáo nhằm “tôn giáo hóa dân tộc” của chúng. Kiên quyết đấu tranh,
xử lý các tổ chức, các đối tượng có các hoạt động vi phạm pháp luật truyền đạo
trái phép, hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền để kích động
quần chúng, chia rẽ tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
Việt Nam ta đã kiên cường chiến đấu, vận động, tuyên truyền thành công
chống lại các tín ngưỡng tôn giáo sai trái như: Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ
thông qua hội nhập cảnh Hàn Quốc bằng cách tuyên truyền tích cực trên báo
đài, mạng xã hội; truy lùng và xử phạt các nơi tổ chức tà đạo trái phép,... ; hay
cả những tín ngưỡng, tôn giáo xuất hiện trên mạng xã hội với tư tưởng chống
Đảng phản nước cũng được xử lý kịp thời, không gây ra hậu quả nghiêm
trọng…
Tóm lại, nhận diện rõ những đặc điểm của quan hệ dân tộc và tôn giáo ở
nước ta hiện nay, một mặt để tiếp tục phát huy hiệu quả và tăng cường mối
quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo tạo sự đồng thuận, đoàn kết dân tộc,
đoàn kết tôn giáo nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Mặt khác, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn mọi
tác động tiêu cực và kiên quyết đấu tranh chống mọi hành động lợi dụng quan
hệ dân tộc và tôn giáo gây mất trật tự an toàn xã hội, gây mất ổn định chính trị
và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay.
IV. LIÊN HỆ MỞ RỘNG
1. Thực trạng áp dụng tôn giáo ở Phương Tây (Hoa Kỳ)
Trong lịch sử, đa số các cộng đồng dân cư và các quốc gia Phương Tây
đều theo đạo Thiên chúa nên trong ý thức về tôn giáo, Thiên chúa giáo có vai
trò rất quan trọng. Để minh chứng cho điều này, ta có thể dễ dàng thấy được rất
nhiều những ngày lễ hay nghi thực được người dân phương Tây thực hiện để
tôn thờ Chúa như Giáng sinh (kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su), Halloween

24
(ngày đầu tiên trong chuỗi ngày tôn vinh những vị Thánh) hay lễ rửa tội,... Tuy
nhiên ngày nay các tôn giáo ở Phương Tây đang có sự thay đổi. Ngoài đạo
Thiên chúa, các quốc gia phương Tây còn áp dụng rất nhiều những tôn giáo
khác như Phật giáo, Hindu giáo, hoặc không theo đạo.
Để thấy rõ hơn sự thay đổi này ta cùng phân tích số liệu về tôn giáo ở
Hoa Kỳ. Theo báo cáo của Pew Research Center năm 2021 về tôn giáo ở Mỹ,
tỷ lệ người Mỹ tự xác định là tín hữu giảm dần từ khoảng 83% vào năm 2007
xuống còn 70,6% vào năm 2021. Trong khi đó, tỷ lệ người không tôn giáo đã
tăng lên từ khoảng 16% vào năm 2007 lên đến 29,6% vào năm 2021. Trong số
những người không tôn giáo, khoảng 4% tự xác định là người theo đạo Hindu,
Phật giáo, Đạo giáo Hoa Kỳ, đạo Sikh hoặc đạo Do Thái. Tỷ lệ người Mỹ theo
đạo Thiên chúa giáo vẫn chiếm tỷ lệ đông đảo nhất, khoảng 44% trong đó có
21% là người Công giáo, 16% là người Tin lành và 3% là người Tin lành khác.
Tuy nhiên, động thái gần đây của một số giáo phái khác, chẳng hạn như các
giáo phái Kitô giáo và các tôn giáo phi tôn giáo, đã thúc đẩy sự thay đổi trong
phong cách sống tôn giáo của người Mỹ.

* Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm Thiên chúa giáo ở Hoa Kỳ.
Về mặt khách quan, chính phủ Hoa Kỳ rất đề cao sự đa dạng tôn giáo và
khuyến khích tự do tôn giáo. Trong Hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống và Quốc
hội đều không được can thiệp vào tự do tôn giáo của công dân. Cụ thể, Điều 1
của Bảng quyền của Tổng thống Hoa Kỳ quy định rằng: "Quyền tự do tôn giáo,
quyền tự do tín ngưỡng không thể bị can thiệp, và không có tôn giáo nào được
ưu tiên trước tôn giáo nào khác hoặc được phạm vi ảnh hưởng đặc biệt bởi
Chính phủ Hoa Kỳ." . Bên cạnh đó, Tổng thống Hoa Kỳ thường xuyên tuyên bố
về tôn trọng và khuyến khích sự đa dạng tôn giáo trong nước. Việc tự do tôn
giáo được coi là một trong những giá trị cốt lõi của xã hội Hoa Kỳ và là một
phần không thể thiếu của nền văn hoá và truyền thống của đất nước này.
Tiếp đó, là bởi sự thay đổi về xã hội, văn hoá. Các giá trị đa dạng và tiến
bộ được đánh giá cao hơn trong xã hội hiện đại, điều này có thể làm cho một số
người cảm thấy khó chấp nhận các giáo điểm của Thiên chúa giáo.

25
Những năm gần đây, các tôn giáo khác như Hồi giáo, Phật giáo và đạo
Do Thái đã được quảng cáo và giới thiệu rộng rãi hơn tại Mỹ. Sự xuất hiện của
các tôn giáo mới này có thể làm cho người Mỹ quan tâm đến các giáo phái khác
nhau và có thể khiến họ quyết định chuyển sang tôn giáo mới.
Về mặt chủ quan, sự suy giảm Thiên chúa giáo là bởi quan niệm của
những người trẻ ngày nay đã thay đổi. Họ không còn quá tin tưởng vào tôn giáo
và thường tìm kiếm sự kết nối tinh thần bằng các cách khác như yoga và thiền
định thay vì đi nhà thờ cầu nguyện.
Hoa Kỳ là một quốc gia đa dạng về tôn giáo, với sự hiện diện của nhiều
tôn giáo khác nhau. Cùng với sự đa dạng này đi kèm với sự thay đổi trong tâm
lý và tư tưởng của người dân Hoa Kỳ, khiến cho nhiều người không còn quan
tâm đến việc thực hành tôn giáo. Tiếp đến là bởi sự phát triển mạnh mẽ của các
thiết bị khoa học công nghệ, làm cho người dân không đặt quá nhiều niềm tin
vào các tín ngưỡng, tôn giáo dẫn đến sự suy giảm tôn giáo.
2. Thực trạng áp dụng tôn giáo ở phương Đông
Tuỳ vào từng quốc gia và khu vực sẽ có tỷ lệ tôn giáo khác nhau. Ví dụ,
ở Trung Quốc 70% dân số theo Đạo Phật, 30% là Đạo giáo. Ở Hàn Quốc có
56% dân số theo đạo Phật, trong khi Đạo Tin Lành chiếm khoảng 20%. Còn Ấn
Độ đạo Hindu là phổ biến nhất (80% dân số), tiếp đó là đạo Hồi với 14%. Nhìn
chung, Đạo Phật và Đạo Hồi là hai tôn giáo phổ biến nhất ở nhiều quốc gia
phương Đông.
Bởi sự đa dạng về tôn giáo ở phương Đông nên trong quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu, nhóm em quyết định lựa chọn Thế giới Ả Rập và đạo Hồi là dẫn
chứng cho thực trạng áp dụng tôn giáo ở các quốc gia khu vực này.
Dưới góc độ một người không theo đạo Hồi, hầu hết mọi người đều liên
tưởng Hồi giáo (hay còn gọi là Islam) với những phần tử khủng bố IS bởi
những phần tử này lấy cảm hứng từ giáo lý khủng bố và cực đoan của Islam và
theo đuổi một ước mơ khôi phục lại một đế chế Hồi giáo, với mục tiêu thiết lập
một quốc gia Hồi giáo độc lập tại Iraq, Syria (2 quốc gia thuộc Thế giới Ả Rập)
và các khu vực khác. Phần tử khủng bố IS đã sử dụng nhiều phương thức như

26
đánh bom, đưa ra những lời đe dọa và là nguyên nhân của rất nhiều vụ thảm
sát, mất mạng.
Cụ thể, trong vụ khủng bố ngày 11/09/2001 ở Mỹ, gần 3.000 người thiệt
mạng bởi một cuộc tấn công chưa từng có về quy mô khủng bố, cũng là cuộc
tấn công lớn nhất của thực thể nước ngoài chống lại quốc gia hùng mạnh này.
Vào hôm ấy, 19 tên khủng bố Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương mại
của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines (Bài báo Tuổi
trẻ: Toàn cảnh vụ khủng bố ngày 11/9/2001 làm thay đổi nước Mỹ)
Đồng thời, chúng còn cho hai chiếc Boeing 767 lần lượt đâm vào hai tòa tháp
đôi thuộc khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố
New York, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ 7 tòa tháp trong khu vực. Tại thủ đô
Washington D.C, một chiếc Boeing 757 của Hãng American Airlines đâm vào
phía tây trụ sở Lầu Năm Góc gây ra đám cháy kinh hoàng, giết chết toàn bộ 64
người trên máy bay (bao gồm 5 tên khủng bố) và 125 người trên mặt đất (Bài
báo VOV.yn: Những hình ảnh không thể quên về vụ khủng bố 11/9).
Dẫu thời gian đã qua đi, nhưng sự kinh hoàng và nỗi sợ hãi của sự kiện
năm ấy không chỉ dừng lại trong vài tháng, vài năm mà đã phủ một cái bóng
đen lên cuộc sống của người Mỹ và kéo dài cho đến tận ngày nay.
Nhưng đó chỉ là những cái nhìn phiến diện về đạo Hồi, bởi lẽ ở đạo giáo
này có rất nhiều những lời dạy tốt đẹp hay có những ngày lễ rất giàu tính nhân
văn và thấm đẫm tinh thần tương thân tương ái. Chẳng hạn như lễ nhịn ăn
Ramadan hay những lời dạy về hạnh phúc, về cuộc sống trong Kinh thánh của
Hồi giáo. Để có cái nhìn khách quan hơn, chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm Hồi
giáo và đức tin trong Hồi giáo.
Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới sau Thiên chúa giáo, với
khoảng 1,8 tỷ tín đồ trên toàn thế giới. Các học giả thường xác định niên đại
thành lập của đạo Hồi vào thế kỷ thứ 7, khiến nó trở thành tôn giáo trẻ nhất
trong số các tôn giáo lớn trên thế giới. Từ "Hồi giáo" có nghĩa là "phục tùng ý
muốn của Chúa." Những người theo đạo Hồi được gọi là người Hồi giáo. Họ
theo chủ nghĩa độc thần và tôn thờ một Thượng đế, Đấng toàn tri, “Đấng” trong
tiếng Ả Rập được gọi là Allah. Các tín đồ Hồi giáo luôn tin vào Allah, và
những điều dạy trong sách Kinh thánh.

27
Những người Hồi giáo là những người vô cùng lương thiện, tốt bụng và
tử tế khi họ luôn coi việc giúp đỡ những người kém may mắn là trách nhiệm
của mỗi cá nhân chứ không phải của riêng ai. Cụ thể, với một người Hồi giáo
ngoan đạo, họ sẽ đem tặng 2,5% của cải của mình cho người nghèo (Zakat).
Người Hồi giáo cũng có những ngày lễ và trong số đó phải kể đến là Lễ nhịn ăn
Ramadan. Ngày lễ này diễn ra vào đầu tháng 9 theo lịch Hồi giáo, người Hồi
giáo thực hiện nghi thức nhịn ăn và uống từ lúc bình minh cho tới khi Mặt trời
lặn. Đây cũng tháng linh thiêng nhất trong năm của họ. Người Hồi giáo xem
việc nhịn ăn và uống là cách để rèn luyện bản thân, tăng cường tính yêu thương
với những người nghèo khó.Trong tháng lễ, ở khắp những quốc gia Hồi giáo sẽ
có những khu lều mời ăn miễn phí mọi người dân, không phân biệt tầng lớp
hay giới tính. Điều này không chỉ thể hiện sự không phân biệt giàu nghèo mà
còn nêu cao ý nghĩa “là con người thì đều đáng quý như nhau” trong đạo Hồi.
Không những thế, có rất nhiều nhà hàng đã ngừng kinh doanh vào ban ngày để
nấu những bữa ăn miễn phí cho cộng đồng. (Bản tin VTV 24h: Bàn về lễ nhịn
ăn Ramadan)
Qua đây có thể thấy, Hồi giáo cũng giống như những tôn giáo khác đều
có hai mặt đối lập. Do vậy, ta không thể đánh giá một tôn giáo bằng những cái
nhìn phiến diện, chủ quan hay dựa trên hành vi của một số hoặc một nhóm
người cụ thể. Trái lại, mỗi chúng ta cần xem xét sự việc dưới góc độ khách
quan cùng với một thái độ tôn trọng với những người Hồi giáo nói riêng và
những người theo đạo nói chung.
3. Bảng so sánh tỷ lệ tôn giáo ở Phương Đông và Phương Tây

Các
thông số Tôn giáo phương Đông Tôn giáo phương Tây
so sánh

Tín Mặc dù ở mỗi tôn giáo ở Phương Những điều này chủ yếu dựa trên
ngưỡng Đông có một phiên bản niềm tin, những việc làm tốt hàng ngày và
tín ngưỡng riêng, nhưng hầu hết khái niệm về ngày phán xét.
ở họ đều có niềm tin cốt lõi là
Karma (Nghiệp) và Dharma (hay
còn gọi là Đạo Pháp, tức là

28
khuôn khổ).

Các nước phía Đông và Đông Hầu hết ở các nước phương Tây,
Địa lý Nam Á, mặc dù không có tôn và các tôn giáo cũng không bị
giáo nào bị ràng buộc về địa lý. ràng buộc về địa lý.

Sự tồn tại
của Có cả đa thần (Ấn Độ giáo) và Chủ yếu theo thuyết độc thần (tin
quyền lực độc thần (Phật giáo) vào Chúa)
tối cao

Xưa Phật giáo Thiên Chúa giáo nhiều nhất

Tuỳ vào từng quốc gia và khu


vực
· Trung Quốc: 70% Đạo Phật,
30% Đạo giáo

Bao · Hàn Quốc: 56% dân số Hàn Thiên chúa giáo đang giảm
gồm Quốc theo đạo Phật nhường chỗ cho Phật giáo, Do
Nay thái giáo, …
· Ấn Độ: Đạo Hindu phổ biến
nhất (80% dân số), Đạo Hồi:
14%
=> Đạo Phật và Đạo Hồi là hai
tôn giáo phổ biến nhất ở nhiều
quốc gia phương Đông

Trong Kito giáo, có một niềm tin


Hầu hết các tôn giáo phương
Tầm nhìn rằng Thiên Chúa là trên hết, sau
Đông tin rằng tất cả các sinh vật
về xã hội đó là con người và sau đó là
sống được tạo ra bình đằng.
động vật.

29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (hệ không chuyên lý luận chính trị)
2. Thời báo tài chính Việt Nam
3. Trang thông tin điện tử Đảng bộ: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII: https://binhdinh.dcs.vn/hoc-tap-lam-theo-
tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/-/view-content/124150/van-dung-tu-tuong-ho-
chi-minh-ve-doan-ket-ton-giao-trong-van-kien-dai-hoi-xiii
4. Tạp chí điện tử lý luận chính trị: Sự phát triển nhận thức của Đảng về tôn giáo
trong thời kỳ đổi mới: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-
luan/item/3659-su-phat-trien-nhan-thuc-cua-dang-ve-ton-giao-trong-thoi-ky-
doi-moi.html
5. Tạp chí quốc phòng toàn dân: Thực hiện tốt chính sách tôn giáo góp phần tăng
cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc: http://tapchiqptd.vn/vi/quan-
triet-thuc-hien-nghi-quyet/thuc-hien-tot-chinh-sach-ton-giao-gop-phan-tang-
cuong-suc-manh-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc/9650.html
6. Báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam: Những thành tựu bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nhung-thanh-
tuu-bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-ton-giao-o-viet-nam-634837.html

30

You might also like