Đề Thi Thử Lần 2 LTV (26.02.2023)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS&THPT LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT (LẦN 2)

MÔN: NGỮ VĂN 9


Thời gian làm bài: 120 phút
Ngày kiểm tra: 26/02/2023
Phần I (6,0 điểm)
Bài thơ Bếp lửa thể hiện những yêu thương sâu nặng, những suy nghĩ chân thành của tác
giả về cuộc đời, quê hương, đất nước.
1. Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo
trình tự nào?
2. Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Nêu ý nghĩa của hình ảnh
bếp lửa.
3. Trong kí ức của cháu, hình ảnh bếp lửa tuổi thơ gắn liền với cuộc đời và tấm lòng bà:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2018, tr.144)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, em
hãy làm rõ những suy ngẫm của người cháu về bà và bếp lửa ở đoạn thơ trên, trong đó sử dụng câu
phủ định và tình thái từ (gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và tình thái từ).
4. Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về tình
bà cháu, ghi rõ tên tác giả.
Phần II (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. Có người tỏ thái độ mặc kệ, bất
cần, ai cười, người ấy nghe. Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc soi xét bản thân, lặng
lẽ sửa mình. Nhưng cũng có những người, bị tiếng cười của đám đông nhằm tới, do thiếu bản lĩnh,
nên hoảng hốt, lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của mình là rất nghiêm trọng. Rơi vào bế tắc, họ
tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. Như vậy, sự cười nhạo chẳng phải đã vô tình làm hại người ta
đó sao?”
(Theo Minh Đăng, Ngữ văn 6, tập hai, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
NXB Giáo dục Việt Nam - 2021, tr.74)
1. Theo tác giả, khi bị cười, mọi người sẽ có phản ứng như thế nào?
2. Xét theo mục đích nói, câu văn “Như vậy, sự cười nhạo chẳng phải đã vô tình làm hại
người ta đó sao?” thuộc kiểu câu gì và dùng để làm gì?
3. Từ nội dung đoạn trích cùng những hiểu biết về xã hội, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3
trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của lời khích lệ đối với con người.
--- Hết ---
Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1,0 điểm), 2 (1,0 điểm), 3 (3,5 điểm), 4 (0,5 điểm)
Điểm phần II: 1 (1,0 điểm), 2 (1,0 điểm), 3 (2,0 điểm)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.
TRƯỜNG THCS&THPT LƯƠNG THẾ VINH HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT (LẦN 2)
MÔN: NGỮ VĂN 9
Ngày kiểm tra: 26/02/2023

A. HƯỚNG DẪN CHUNG


1. Giáo viên chấm thi cần nắm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, học sinh có thể trình bày diễn đạt theo cách thức riêng,
giáo viên chấm thi cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những
bài viết có sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống
nhất trong tổ nhóm chuyên môn và bảo đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lẻ đến 0,25; không làm tròn điểm.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần I (6,0 điểm)

Điểm
NỘI DUNG Điểm
Câu
- Hoàn cảnh ra đời: viết năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên ngành 0,5
Câu 1 Luật học ở nước ngoài.
1,0 điểm - Mạch cảm xúc của bài thơ từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến 0,5
suy ngẫm.
- Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến 10 lần. 0,5
- Ý nghĩa:
+ Tả thực: là hình ảnh bình dị, quen thuộc, gắn liền với những năm 0,25
Câu 2
tháng chiến tranh khó khăn, gian khổ của đất nước, gắn liền với hình ảnh
1,0 điểm
người bà.
+ Biểu tượng: bếp lửa là tình bà ấm nồng, là bàn tay bà chăm chút; nó 0,25
gắn với những khó khăn, gian khổ của đời bà.
- Nội dung: biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín hiệu
nghệ thuật (từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật,...) để làm sáng
tỏ những suy ngẫm của đứa cháu về bà và bếp lửa. Cụ thể:
+ Suy ngẫm về cuộc đời bà: cuộc đời bà nhiều vất vả, gian nan “Lận 1,5
đận đời bà biết mấy nắng mưa”. Bà đã vượt qua tất cả bằng sức mạnh của
lòng yêu thương và đức hi sinh... Bà không chỉ nhóm lên bếp lửa săn sóc
cho gia đình mà còn khơi lên ngọn lửa của tình yêu thương sưởi ấm tâm
Câu 3
hồn con người: “Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi - Nhóm nồi
3,5 điểm
xôi gạo mới sẻ chung vui - Nhóm dậy cả nhãng tâm tình tuổi nhỏ”.
+ Suy ngẫm về bếp lửa: “kì lạ và thiêng liêng” vì nó gắn liền với bà, 0,5
với tuổi thơ của cháu. Bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự
sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người.
Lưu ý: Nếu HS chỉ diễn xuôi lại đoạn thơ mà không chú ý khai thác
các tín hiệu nghệ thuật (chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật…), giám
khảo cho không quá 1,0 điểm.
- Hình thức:
+ Đảm bảo đúng dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không 0,5
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp;
+ Đúng đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp; 0,5
+ Sử dụng đúng và gạch dưới, chú thích câu phủ định và tình thái từ. 0,5
Câu 4 Văn bản Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. 0,5
0,5 điểm

Phần II (4,0 điểm)

Điểm
NỘI DUNG Điểm
Câu
- Theo tác giả, khi bị cười, mọi người sẽ có phản ứng:
+ Có người tỏ thái độ mặc kệ, bất cần, ai cười, người ấy nghe. 0,25
+ Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc soi xét bản thân, lặng 0,25
Câu 1
lẽ sửa mình.
1,0 điểm
+ Có những người hoảng hốt, lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của 0,5
mình là rất nghiêm trọng. Rơi vào bế tắc, họ tìm lối thoát trong hành vi
tiêu cực.
Câu 2 - Câu nghi vấn. 0,5
1,0 điểm - Dùng để khẳng định tác hại của việc cười nhại người khác. 0,5
- Nội dung:
+ Hiểu được vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của lời khích lệ đối với 0,5
con người;
+ Bàn luận xác đáng, thuyết phục về vấn đề cần nghị luận; thể hiện 0,5
được chính kiến cá nhân (có thể đồng tình, chưa hoàn toàn đồng tình hoặc
có ý kiến khác) nhưng phải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức
xã hội;
+ Có những liên hệ và rút ra bài học cần thiết. 0,5
Khuyến khích HS có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết
phục. Không cho điểm bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực
- Hình thức: đảm bảo đúng dung lượng, có trình tự mạch lạc, lập luận 0,5
chặt chẽ, diễn đạt rõ ý, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt,...
Câu 3 DÀN BÀI THAM KHẢO
2,0 điểm 1. Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề: sức mạnh của lời khích lệ đối với con người.
2. Thân đoạn:
a) Giải thích:
- Lời khích lệ chính là dùng lời nói tác động đến tinh thần người khác làm
cho họ phấn chấn và có sức mạnh.
b) Biểu hiện: HS lấy dẫn chứng trong thực tế và sách báo để chứng minh
sức mạnh của lời khích lệ.
c) Ý nghĩa:
- Lời nói đôi khi có sức mạnh và giá trị to lớn đến con người, làm cho con
người mạnh mẽ lên, tự tin và lạc quan.
+ Lời khích lệ giúp người được khích lệ nhìn thấy ưu điểm của mình, thấy
rằng sự cố gắng, nỗ lực của mình được ghi nhận, thấy tự tin vào bản thân và nỗ
lực đạt kết quả cao hơn nữa.
d) Bàn luận, mở rộng:
- Phân biệt khích lệ thực chất, phù hợp với lời khen giả dối, lời tâng bốc
sáo rỗng.
- Khích lệ phải đúng lúc, đúng chỗ, phải kịp thời và xuất phát từ thực tâm
của người nói.
- Người được khích lệ cũng phải nhận lời khích lệ với lòng biết ơn chân
thành và thể hiện bằng hành động cố gắng, nỗ lực hơn sau khi được khích lệ.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị và sức mạnh của lời khích lệ trong
cuộc sống.
- Liên hệ bản thân: rút ra những bài học nhận thức và hành động.
Tổng điểm (Phần I + Phần II) 10,0

--- Hết ---

You might also like