Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rô-ma

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 178

Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma

MISSALE ROMANUM

ÐƯỢC SOẠN THẢO THEO SẮC LỆNH

CỦA CÔNG ÐỒNG CHUNG VATICANÔ II,

ÐƯỢC ÐỨC PHAOLÔ VI CÔNG BỐ

VÀ ÐỨC GIOAN PHAOLÔ II CÔNG NHẬN

QUY CHẾ TỔNG QUÁT

Trích từ ấn bản mẫu lần ba, do Thánh bộ về Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Bí Tích chịu trách
nhiệm in ấn ROMA  2000

QUY CHẾ TỔNG QUÁT SÁCH LỄ RÔMA

Ðức Giáo Hoàng Gioan PhaoLô II đã phê chuẩn chấp nhận ấn bản Sách Lễ Rôma mới ngày
11 tháng Giêng năm 2000. Thánh Bộ về Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Bí Tích ban hành ngày
20 tháng Tư, tuyên bố đây là bản mẫu, và coi sóc việc in ấn. Tuy nhiên, để cho bản văn Quy
Chế Tổng Quát, nằm trong Sách Lễ Rôma đó, được nhận biết rộng rãi và được các Hội Ðồng
Giám Mục cho dịch ra tiếng bản xứ, sau đó xin Toà Thánh công nhận, những trang sau đây,
trích từ ấn bản mẫu thứ ba, được cho xuất bản riêng ra, theo đúng luật.  

Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần phiên dịch để tham khảo.

Ghi chú quan trọng:

Trong Quy Chế Tổng Quát có phân biệt rõ giữa "sacerdos" và "presbyter" mà bản dịch Quy
Chế Tổng Quát trong Sách Lễ Rôma xuất bản năm 1992 đều dịch là "linh mục". Vì
"sacerdos" cử hành Thánh Lễ có thể là Giám Mục hay Linh Mục, nên thiết nghĩ dịch như
trên không chính xác, và đề nghị dịch "sacerdos" là "vị tư tế".

LỜI MỞ  ÐẦU

Chứng tích về một đức tin không thay đổi

1
Công nhận truyền thống liên tục

Thích ứng với những điều kiện mới

1. Khi Chúa Kitô sắp cử hành bữa tiệc Vượt Qua với các môn đệ, trong đó, Người thiết lập
hy lễ Mình và Máu Người, thì Người truyền phải sửa soạn một phòng rộng lớn, với đầy đủ
tiện nghi (Lc 22,12). Mệnh lệnh này Hội Thánh vẫn nghĩ là cũng có liên hệ đến mình, khi ấn
định những gì  để chuẩn bị tâm hồn, nơi chốn, nghi thức, bản văn liên quan đến việc cử hành
Thánh Lễ. Những quy tắc ngày nay được ban hành thể theo ý muốn của Công Ðồng
Vaticanô II, cũng như Sách Lễ mới mà từ nay Hội Thánh, theo nghi thức Rôma, sẽ dùng khi
cử hành Thánh Lễ, tất cả những điều đó lại một lần nữa nói lên sự lo lắng, niềm tin và lòng
mến không thay đổi của Hội Thánh đối với mầu nhiệm Thánh Thể cao siêu; đồng thời, cũng
chứng tỏ truyền thống liên tục và hoà hợp của Hội Thánh, mặc dù có thêm một ít điều mới
mẻ.

Chứng tích về một đức tin không thay đổi

2. Bản chất hy tế của Thánh Lễ đã được Công Ðồng Triđentinô long trọng xác quyết[I] [1] ,
phù hợp với truyền thống của toàn thể Hội Thánh, nay lại được tuyên xưng trong Công Ðồng
Vaticanô II, với những lời rất có ý nghĩa sau đây về Thánh Lễ: "Trong bữa tiệc ly, Ðấng Cứu
Chuộc chúng ta đã thiết lập hy lễ tạ ơn, bằng Mình và Máu Người, để hy lễ thập giá còn tồn
tại mãi qua các thời đại cho đến khi Người lại đến, và để trao cho Hội Thánh, hiền thê yêu
quý của Người, nghi thức tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Người".[II] [2]

Ðiều Công Ðồng dạy trên đây vẫn không ngừng được diễn tả trong các công thức của Thánh
Lễ. Thật vậy, sách Nghi Thức của Ðức Lêô có nói rõ: "Mỗi lần cử hành việc tưởng niệm hy
lễ này là công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện"[III] [3] , giáo lý đó được khai triển
cách thích hợp và kỹ càng trong các kinh Tạ Ơn, vì trong các kinh này, khi cử hành nghi thức
tưởng niệm, vị tư tế nhân danh toàn dân hướng về Thiên Chúa, cảm tạ và dâng lên Ngài hy lễ
sống động và thánh thiện, tức là lễ phẩm của Hội Thánh và là lễ vật, được hiến tế, để làm
nguôi lòng Thiên Chúa như Ngài muốn[IV] [4] ; vị tư tế cũng cầu xin để Mình và Máu Chúa
Kitô trở nên hy lễ đẹp lòng Chúa Cha và đem lại ơn cứu độ cho toàn thếgiới.[V] [5]

Như thế là trong Sách Lễ mới, qui luật cầu nguyện của Hội Thánh phù hợp với qui luật bất
biến của đức tin. Qui luật này dạy chúng ta rằng: hy lễ thập giá và việc tái diễn hy lễ đó cách
bí tích trong Thánh Lễ, mà Chúa Kitô đã thiết lập trong bữa tiệc ly và truyền cho các Tông
Ðồ phải làm để tưởng nhớ đến Người, cả hai chỉ là một, ngoại trừ cách thức hiến dâng có
khác. Và, do đó cùng một trật, Thánh Lễ là hy lễ ngợi khen, cảm tạ, đền tội và xin ơn.

3. Mầu nhiệm lạ lùng về sự hiện diện thực sự của Chúa dưới hình bánh và hình rượu,
đã được xác nhận trong Công Ðồng Vaticanô  II[VI] [6] , và trong các văn kiện khác của
Huấn Quyền[VII] [7] , với cùng một ý nghĩa và tư tưởng như đã được Công Ðồng Triđentinô
đặt thành tín điều[VIII] [8] . Trong khi cử hành Thánh Lễ, mầu nhiệm ấy được công bố,
2
không những bằng lời truyền phép làm cho Chúa Kitô hiện diện do việc biến đổi bản thể, mà
còn bằng tâm tình và thái độ hết sức cung kính, tôn thờ phải có trong phụng vụ Thánh Thể.
Cũng vì lẽ ấy, ngày thứ Năm Tuần Thánh, trong lễ Chúa lập phép Thánh Thể và ngày lễ
trọng kính Mình và Máu Thánh Chúa, giáo dân được mời gọi phải đặc biệt kính thờ bí tích
huyền diệu này.

4. Còn về bản chất chức tư tế thừa tác thuộc riêng linh mục, khi nhân danh Chúa Kitô mà
hiến dâng hy lễ và chủ toạ cộng đồng dân thánh, bản chất ấy nổi bật trong chính nghi thức cử
hành, do vị trí đặc biệt và do phận vụ của vị tư tế. Những đặc điểm của phận vụ này được
công bố và giải thích rõ ràng sâu rộng trong lời tiền tụng Thánh Lễ làm phép dầu, ngày thứ
Năm Tuần Thánh, ngày kỷ niệm thành lập chức tư tế. Thật vậy, trong lời tiền tụng nói trên,
có đề cập rõ ràng đến việc trao ban chức tư tế do việc đặt tay, và quyền chức này được diễn
tả với từng nghĩa vụ riêng biệt; quyền chức đó tiếp tục quyền chức của Chúa Kitô, Vị
Thượng Tế của Giao Ước mới.

5. Nhưng cùng với bản chất chức tư tế thừa tác, cũng được đưa ra ánh sáng một thực tại quan
trọng khác, đó là chức tư tế vương giả của giáo dân: qua thừa tác vụ của các vị tư tế, hy lễ
thiêng liêng của giáo dân được hoàn tất nhờ hợp nhất với hy lễ của Chúa Kitô, Ðấng Trung
Gian duy nhất.[IX] [9] Thật vậy, việc cử hành Thánh Lễ là việc của toàn thể Hội Thánh,
trong đó mỗi người chỉ làm và làm trọn công việc thuộc về mình, tùy theo cấp bậc của mình
trong dân Thiên Chúa. Bởi thế, phải chú trọng hơn đến mấy khía cạnh của việc cử hành
Thánh Lễ, mà trong những thế kỷ trước, người ta ít lưu tâm đến. Vì dân này là dân Thiên
Chúa, được chuộc về bằng giá máu Ðức Kitô, được Chúa quy tụ, được Lời Người nuôi
dưỡng; là dân được kêu gọi để dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện của toàn thể gia đình
nhân loại, là dân hiến dâng hy lễ của Ðức Kitô, để trong Người mà tạ ơn về mầu nhiệm cứu
độ; và sau hết, là dân liên kết với nhau nên một, nhờ thông phần Mình và Máu Ðức Kitô.
Dân này, mặc dầu từ nguồn gốc đã là thánh, nhưng nhờ sự thông phần một cách có ý thức,
linh động và hữu hiệu vào mầu nhiệm Thánh Thể, sẽ không ngừng tiến triển trên con đường
thánh thiện.[X] [10]

Công nhận truyền thống liên tục

6. Khi ban bố những chỉ thị nhằm duyệt lại nghi thức Thánh Lễ, Công Ðồng Vaticanô II,
ngoài những chỉ thị khác, cũng truyền phải phục hồi một ít nghi thức, theo "Quy tắc cổ kính
của các thánh Giáo Phụ",[XI] [11] nghĩa là đã dùng chính những lời của thánh Piô V ghi
trong Tông Hiến "Quo primum", để công bố Sách Lễ của Công Ðồng Triđentinô năm 1570.
Chính vì những lời đó trùng hợp, mà ta có thể nhận thấy lý do tại sao hai cuốn Sách Lễ
Rôma, mặc dầu cách nhau bốn thế kỷ, vẫn bao gồm một truyền thống như nhau. Nếu cân
nhắc các yếu tố nội tại của truyền thống này, chúng ta cũng thấy cuốn thứ hai bổ túc cho
cuốn thứ nhất một cách khéo léo và tốt đẹp.

7. Ðã hẳn, vào thời buổi khó khăn, khi đức tin công giáo về bản chất hy lễ của Thánh Lễ, về
3
chức tư tế thừa tác, về sự hiện diện thực sự và liên tục của Ðức Kitô dưới hình bánh và hình
rượu gặp nguy hiểm, thì mối bận tâm đầu tiên của thánh Piô V là lo bảo tồn truyền thống còn
mới, đang bị tấn công một cách bừa bãi, bằng cách thay đổi rất ít trong nghi thức thánh. Thật
vậy, cuốn Sách Lễ năm 1570 chỉ hơi khác cuốn Sách Lễ in đầu tiên, vào năm 1474, và cuốn
này lại trung thành lặp lại cuốn Sách Lễ thời Ðức Innôsenxiô III. Ngoài ra, các cổ bản thư
viện Vaticanô, mặc dầu đã cung cấp một số dị bản tốt hơn, nhưng cũng không giúp cho việc
nghiên cứu "các tác giả cổ xưa và có uy tín", đi xa hơn các bản văn chú giải phụng vụ thời
trung cổ.

8. Trái lại, "Quy tắc cổ kính của các thánh giáo phụ" khi xưa đã được dùng làm căn bản cho
các nhà tu chính có trách nhiệm soạn ra Sách Lễ Thánh Piô V, thì quy tắc ấy ngày nay được
thêm phong phú, nhờ rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả. Vì sau khi Sách Nghi
Thức của Thánh Grêgôriô  được xuất bản lần đầu năm 1571, thì các Sách Nghi Thức Rôma
cổ và Amrôsiô cổ cũng được xuất bản nhiều lần, có ghi chú các dị bản. Các sách phụng vụ cổ
Tây Ban Nha và Galicăng cũng được xuất bản và đưa ra ánh sáng rất nhiều kinh nguyện có
giá trị thiêng liêng không nhỏ, mà tới bấy giờ người ta chưa biết.

Cũng vậy, ngày nay, càng tìm ra được nhiều tài liệu phụng vụ, thì càng biết rõ hơn truyền
thống của các thế kỷ đầu đã có, trước khi nghi thức Ðông phương và Tây phương thành hình.

Vả lại, sự tiến bộ trong việc nghiên cứu các thánh Giáo Phụ đã soi sáng khoa thần học về
mầu nhiệm Thánh Thể, nhờ giáo lý của các Giáo Phụ kiệt xuất của Kitô giáo thời xưa như
Thánh Irênê, Thánh Amrôxiô, Thánh Syrilô Giêrusalem, Thánh Gioan Kim Khẩu.

9. Bởi vậy, "Quy tắc cổ kính của các thánh giáo phụ" không những đòi hỏi phải bảo tồn
những gì cha ông kế cận chúng ta đã truyền lại, mà còn phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng
hơn tất cả quá khứ của Hội Thánh và tất cả các hình thức, mà đức tin duy nhất của Hội
Thánh đã được tuyên xưng trong các nền văn hoá nhân bản và trần thế rất khác nhau, như
trong các miền Sêmít, Hylạp, Latinh. Cái nhìn bao quát này giúp chúng ta nhận thấy rằng
Chúa Thánh Thần đã ban cho dân Thiên Chúa sự trung tín lạ lùng, trong việc bảo tồn kho
tàng đức tin bất biến, mặc dầu có nhiều kinh nguyện và nghi lễ rất khác nhau.

Thích ứng với những điều kiện mới

10. Như thế, Sách Lễ mới, khi nói lên quy luật cầu nguyện của Hội Thánh Rôma và bảo vệ
kho tàng đức tin do các Công Ðồng gần đây truyền lại, thì Sách Lễ mới cũng đánh dấu một
giai đoạn quan trọng trong truyền thống phụng vụ.

Quả thế, khi các nghị phụ Công Ðồng Vaticanô II nhắc lại những xác quyết tín lý của Công
Ðồng Triđentinô? các ngài đã lên tiếng trong một thời đại khác xa với trước; nên trong vấn
đề mục vụ, các ngài có thể  đưa ra những đề nghị và những lời khuyên mà trước đó bốn thế
kỷ, người ta không thể tiên đoán được.

4
11. Công Ðồng Triđentinô  đã nhận thấy ích lợi huấn giáo lớn lao trong việc cử hành Thánh
Lễ, nhưng chưa rút ra được từ đó tất cả các hiệu quả thực tiễn. Thật vậy, có nhiều người đã
xin Công Ðồng cho phép dùng tiếng bản xứ khi cử hành Thánh Lễ. Nhưng trước lời thỉnh
cầu này, Công Ðồng đã xét tới hoàn cảnh đáng lưu tâm lúc đó, mà nghĩ rằng: nhiệm vụ của
Công Ðồng là nhấn mạnh một lần nữa đến giáo lý truyền thống của Hội Thánh: hy lễ Thánh
Thể, trước hết, là hành động của chính Chúa Kitô, cho nên hiệu năng riêng của Thánh Lễ
không bị ảnh hưởng do cung cách tham dự của tín hữu. Bởi đó, Công Ðồng đã dùng những
lời vừa mạnh mẽ vừa đắn đo như sau: "Mặc dầu Thánh Lễ có hàm chứa một nền giáo huấn
phong phú cho giáo dân, nhưng các nghị phụ nhận thấy là cử hành Thánh Lễ khắp nơi bằng
tiếng bản xứ, thì không có lợi".[XII] [12] Và Công Ðồng đã lên án kẻ nào chủ trương rằng:
"Phải lên án nghi lễ Hội Thánh Rôma dạy đọc nhỏ tiếng phần Lễ Quy và lời truyền phép;
hoặc, phải cử hành Thánh Lễ bằng tiếng bản xứ mà thôi".[XIII] [13] Dầu vậy, một đàng
Công Ðồng cấm dùng tiếng bản xứ trong Thánh Lễ, một đàng lại truyền cho các mục tử phải
dùng lời giáo huấn thích hợp để thay thế: "Ðể đoàn chiên Ðức Kitô khỏi phải đói khát".
Công đồng truyền cho các mục tử và hết mọi người có trách nhiệm coi sóc các linh hồn phải
hoặc tự mình, hoặc nhờ người khác, năng trình bày khi cử hành Thánh Lễ một vài điều trong
những điều đọc trong Thánh Lễ, và trong số các mầu nhiệm, phải diễn giảng một vài điều về
mầu nhiệm hy lễ rất thánh này, nhất là trong các Chúa Nhật và lễ trọng".[XIV] [14]

12. Công Ðồng Vaticanô II, đã  được triệu tập để làm cho Hội Thánh thích nghi với các nhu
cầu của nhiệm vụ tông đồ trong thời đại này. Công Ðồng này, cũng như Công Ðồng
Triđentinô? đã nghiên cứu sâu xa tính chất giáo huấn và mục vụ của phụng vụ thánh.[XV]
[15] Vì không một người công giáo nào phủ nhận tính cách hợp pháp và hữu hiệu của nghi lễ
thánh được cử hành bằng tiếng Latinh, nên Công Ðồng cũng có thể công nhận rằng: "Nhiều
khi việc dùng tiếng bản xứ có thể rất hữu ích cho dân chúng", và đã cho phép dùng tiếng bản
xứ.[XVI] [16] Quyết định trên đây đã được nồng nhiệt đón nhận khắp nơi, do đó kết quả là:
dưới quyền lãnh đạo của các giám mục và của chính Tông Toà, mọi cử hành phụng vụ có
giáo dân tham dự đều được phép cử hành bằng tiếng bản xứ, để mầu nhiệm cử hành được am
hiểu đầy đủ hơn.

13. Tuy nhiên, vì việc dùng tiếng bản xứ trong phụng vụ thánh chỉ là một phương tiện dù rất
quan trọng để trình bày rõ ràng hơn giáo huấn về mầu nhiệm chứa đựng trong việc cửhành,
nên Công Ðồng Vaticanô II còn nhắn nhủ phải thực thi một số chỉ thị của Công Ðồng
Triđentinô đã không được tuân giữ ở khắp nơi, như phải diễn giảng trong các ngày Chúa
Nhật và lễ trọng,[XVII] [17] và được phép xen ít lời nhắc bảo vào giữa các nghi lễ thánh.
[XVIII] [18]

Công Ðồng Vaticanô II đã khuyên "giáo dân tham dự Thánh Lễ cách hoàn hảo hơn bằng
cách rước Mình Thánh Chúa, được truyền phép trong cùng một Thánh Lễ sau khi vị tư tế
rước lễ rồi".[XIX] [19] Làm như vậy Công Ðồng đặc biệt thúc đẩy thực hiện một ước
nguyện khác của các nghị phụ Công Ðồng Triđentinô là, để tham dự mầu nhiệm Thánh Thể
cách đầy đủ hơn, thì "trong mỗi Thánh Lễ, các tín hữu tham dự phải thông hiệp, không
5
những bằng tâm tình thiêng liêng, mà còn bằng việc lãnh bí tích Thánh Thể nữa".[XX] [20]  

14. Cũng với một tinh thần và nhiệt tâm mục vụ đó, Công Ðồng Vaticanô II đã có một lý do
mới, để có thể cân nhắc quyết định của Công Ðồng Triđentinô về việc rước lễ dưới hai hình.
Thật vậy, ngày nay, không còn ai nghi ngờ những nguyên tắc giáo lý về hiệu lực rất đầy đủ
của việc rước lễ dưới một hình bánh, nên Công Ðồng đã đôi khi cho phép được rước lễ dưới
hai hình, nghĩa là nhờ một hình thức biểu lộ dấu bí tích rõ ràng hơn, giáo dân có cơ hội đặc
biệt để hiểu sâu hơn mầu nhiệm họ tham dự.[XXI] [21]

15. Như vậy, trong khi vẫn trung thành với chức vụ của mình là thầy dạy chân lý, Hội Thánh
gìn giữ những điều "cũ" tức là kho tàng truyền thống, cũng như chu toàn bổn phận xem xét
và khôn ngoan sử dụng những điều "mới".  

Quả thế, một phần Sách Lễ mới rõ ràng hướng các kinh nguyện của Hội Thánh về những nhu
cầu của thời đại chúng ta; thuộc loại này đặc biệt là các lễ có nghi thức riêng và các lễ "tùy
nhu cầu", trong đó, truyền thống và những yếu tố mới được kết hợp với nhau một cách hài
hoà. Bởi đó, có nhiều kiểu nói vẫn còn giữ nguyên vẹn, rút ra từ truyền thống rất xa xưa của
Hội Thánh, mà Sách Lễ Rôma, qua nhiều lần xuất bản đã cho ta thấy. Nhiều kiểu nói khác đã
được thích nghi với các đòi hỏi và hoàn cảnh của thời nay. Ngược lại, có những kiểu nói
khác, như các lời nguyện cầu cho Hội Thánh, cho giáo dân, cho việc thánh hoá lao động, cho
cộng đồng các dân tộc, cho một số nhu cầu riêng của thời đại chúng ta, thì hoàn toàn được
sáng tác theo tư tưởng, và nhiều khi theo chính những kiểu nói trong các văn kiện gần đây
của Công Ðồng.

Cũng vì ý thức tình trạng mới của thế giới hôm nay, nên khi sử dụng những bản văn cổ
truyền, xem ra ta không làm tổn thương gì đến kho tàng khả kính, nếu có thay đổi một vài
câu, để lời văn thích hợp hơn với ngôn ngữ thần học ngày nay, và cũng thực sự phù hợp với
hiện tình kỷ luật của Hội Thánh. Do đó đã thay đổi một số câu liên quan đến việc đánh giá và
sử dụng của cải trần gian, và một số câu trình bày hình thức sám hối bề ngoài, thuộc những
thời đại khác của Hội Thánh.

Bằng cách đó những quy tắc phụng vụ của Công Ðồng Triđentinô đã được bổ túc và kiện
toàn trong nhiều điểm nhờ những quy tắc của Công Ðồng Vaticanô II. Công Ðồng này đã
đưa tới đích những cố gắng nhằm đem giáo dân tới gần phụng vụ hơn. Những cố gắng ấy đã
diễn ra qua bốn thế kỷ nay, đặc biệt trong thời đại gần đây, nhất là nhờ việc nghiên cứu
phụng vụ do Thánh Piô X và các đấng kế vị cổ võ.

Chương I:  TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ CAO QUÝ CỦA VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ

16. Việc cử hành Thánh Lễ, với tính cách là hành động của Ðức Kitô và của dân Thiên Chúa,
được tổ chức theo phẩm trật, là trung tâm toàn bộ đời sống kitô giáo, đối với Hội Thánh toàn
cầu, cũng như Hội Thánh địa phương và đối với từng tín hữu.[XXII] [22] Thật vậy, trong
việc cử hành này, hành động Thiên Chúa thánh hoá thế gian trong Ðức Kitô, và việc phụng
6
tự mà nhân loại dâng lên Chúa Cha, để thờ lạy Ngài nhờ Ðức Kitô, Con Thiên Chúa trong
Chúa Thánh Thần, đạt tới điểm cao nhất.[XXIII] [23] Hơn nữa, trong Thánh Lễ, các mầu
nhiệm ơn cứu chuộc được kính nhớ qua chu kỳ một năm, khiến mầu nhiệm này được hiện tại
hoá một cách nào đó.[XXIV] [24] Còn các hành động thánh khác và tất cả các công việc của
đời sống kitô hữu đều gắn liền với Thánh Lễ, phát xuất từ Thánh Lễ và hướng về Thánh Lễ.
[XXV] [25]

17. Bởi thế phải hết sức lo cho việc cử hành Thánh Lễ, tức là cử hành bữa tối của Chúa,
được tổ chức thế nào, để các thừa tác viên và các tín hữu, khi tham dự tùy theo địa vị mình,
được lãnh nhận các hiệu quả dồi dào hơn.[XXVI] [26] Ðể được những hiệu quả này, Chúa
Kitô đã thiết lập hy lễ tạ ơn, là hy lễ Mình và Máu Người, và đã ủy thác cho Hội Thánh,
vịhiền thê yêu quý, hy lễ này làm nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn và phục sinh của
Người.[XXVII] [27]

18. Ðiều này có thể đạt được, nếu ta để ý đến bản chất và hoàn cảnh của mỗi cộng đoàn, mà
xếp đặt toàn bộ việc cử hành thế nào, để giúp các tín hữu tham dự với cả xác hồn, một cách ý
thức, tích cực, đầy đủ, và với lòng tin, cậy, mến nồng nàn. Ðó là việc tham dự mà Hội Thánh
mong muốn, và bản chất việc cử hành đòi hỏi, lại cũng là quyền lợi và nghĩa vụcủa giáo dân,
phát xuất từ bí tích Thánh Tẩy.[XXVIII] [28]

19. Sự hiện diện và tham dự tích cực của các tín hữu biểu lộ rõ hơn tính chất cộng đoàn Hội
Thánh của việc tế lễ,[XXIX] [29] mặc dầu những điều đó đôi khi không thực hiện được,
nhưng việc cử hành Thánh Lễ vẫn luôn luôn có hiệu quả và mang tính chất cao quí, vì là việc
của Chúa Kitô và của Hội Thánh, trong việc đó, vị tư tế chu toàn phận vụ ưu tiên của mình
và luôn luôn hành động vì sự cứu rỗi của dân.

Vì vậy, khuyên các tư tế cử hành Thánh Lễ mỗi ngày, khi có thể.[XXX] [30]

20. Việc cử hành Thánh Lễ, cũng như toàn bộ phụng vụ, được thực hiện qua các dấu chỉ khả
giác, nhờ đó đức tin được nuôi dưỡng, củng cố và diễn tả.[XXXI] [31] Vì thế, phải hết sức lo
liệu, lựa chọn và sắp xếp các hình thức và các yếu tố Hội Thánh đã đề ra, để tùy theo hoàn
cảnh nhân sự và nơi chốn, các hình thức và yếu tố đó giúp đắc lực hơn cho việc tham
dự được tích cực và đầy đủ, đồng thời đáp ứng cách thích hợp hơn lợi ích thiêng liêng của tín
hữu.

21. Vì vậy, Quy Chế này nhằm mục đích vừa vạch ra những nét đại cương để tổ chức việc cử
hành Thánh Lễ cho thích đáng, vừa trình bày những luật lệ để sắp xếp từng hình thức cử
hành.[XXXII] [32]

22. Việc cử hành lễ Tạ  Ơn có một tầm quan trọng rất lớn trong Hội Thánh địa phương.

Thật vậy, với tư cách là người phân phát chính các mầu nhiệm của Thiên Chúa trong Hội
Thánh địa phương được trao phó cho mình, Giám Mục giáo phận là nhà điều hành, cổ võ và
7
bảo vệ toàn bộ đời sống phụng vụ.[XXXIII] [33] Trong các cử hành được thực hiện dưới sự
chủ toạ của ngài, nhất là trong cử hành Thánh Lễ được ngài đảm trách với sự tham dự của
linh mục đoàn, các phó tế và giáo dân, thì mầu nhiệm Hội Thánh được biểu lộ. Chính vì thế,
tính long trọng của các Thánh Lễ thuộc loại này phải là mẫu mực cho toàn giáo phận.

Giám Mục phải lưu tâm lo cho các linh mục, phó tế và giáo dân luôn luôn hiểu biết sâu sắc
hơn ý nghĩa đích thực của các nghi thức và các bản văn phụng vụ, và hướng dẫn để việc
cửhành Thánh Lễ được sinh động và có hiệu quả. Ngài cũng phải cảnh giác để các cử hành
được thêm phần cao quý nhờ vẻ mỹ quan của các nơi thánh, âm nhạc và nghệ thuật.

23. Ðể cho việc cử hành đáp ứng đầy đủ các luật lệ và tinh thần của Phụng Vụ thánh, và để
cho hiệu quả của nó được gia tăng, thì trong Quy Chế Tổng Quát này và trong Lễ Qui, có 
đưa ra vài thích ứng và thích nghi.

24. Các thích nghi này, mà phần lớn nằm trong việc lựa chọn vài nghi thức hay bản văn,
chẳng hạn các bài ca, bài đọc, kinh nguyện, nhắc nhở và điệu bộ, nhằm đáp ứng hơn các nhu
cầu, hoàn cảnh và khả năng của các tham dự viên, được trao phó cho vị tư tế chủ sự. Tuy
nhiên, vị tư tế nên nhớ mình là người phục vụ Phụng vụ Thánh, và không được tự  ý thêm
bớt hay thay đổi gì trong cử hành Thánh Lễ.[XXXIV] [34]

25. Trong các thích nghi được phép làm trong Sách Lễ, thì chiếu theo Hiến Chế về Phụng Vụ
Thánh, có cái thuộc quyền Giám Mục giáo phận, có cái thuộc Hội Ðồng Giám Mục[XXXV]
[35] (xem sau nn. 387, 388393).

26. Nếu phải đưa ra những thay đổi và thích nghi sâu rộng hơn, hầu đáp ứng các truyền
thống và não trạng các dân tộc, theo tinh thần số 40 Hiến Chế về Phụng Vụ thánh, thì nên
giữ những gì được trình bày trong Huấn Thị "Phụng vụ Rôma và hội nhập văn hoá"[XXXVI]
[36] và các số 395399 của Quy Chế Tổng Quát này.

Chương II: CƠ CẤU THÁNH LỄ, CÁC YẾU TỐ VÀ CÁC PHẦN CỦA THÁNH LỄ

I. CƠ CẤU TỔNG QUÁT CỦA THÁNH LỄ

II. NHỮNG YẾU TỐ KHÁC NHAU CỦA THÁNH LỄ

Ðọc và diễn giải Lời Chúa

Các lời nguyện và các phần khác dành cho vị tư tế

Những công thức khác dùng trong Thánh Lễ

Cách đọc các bản văn khác nhau

8
Tầm quan trọng của bài hát

Cử chỉ và điệu bộ

Thinh lặng

III. TỪNG PHẦN CỦA THÁNH LỄ

A. Nghi thức đầu lễ

Ca nhập lễ

Chào bàn thờ và cộng đoàn

Nghi thức sám hối

Lạy Chúa, xin thương xót

Kinh Vinh Danh

Lời nguyện nhập lễ

B. Phụng vụ Lời Chúa

Thinh lặng

Các bài đọc Thánh Kinh

Thánh vịnh đáp ca

Tung hô trước khi đọc Tin Mừng

Bài diễn giảng

Lời tuyên xưng đức tin

Lời nguyện cho mọi người

C. Phụng vụ Thánh Thể

Chuẩn bị lễ phẩm

Lời nguyện tiến lễ

9
Kinh Tạ Ơn

Nghi thức hiệp lễ

Kinh Lạy Cha

Nghi thức chúc bình an

Bẻ bánh

Hiệp lễ

D. Nghi thức kết thúc

I.  CƠ CẤU TỔNG QUÁT CỦA THÁNH LỄ

27. Trong Thánh Lễ, tức là bữa tối của Chúa, dân Thiên Chúa được triệu tập thành một khối,
có vị tư tế chủ toạ và đại diện Chúa Kitô, để cử hành nghi thức tưởng niệm Người, tức là hy
lễ Tạ Ơn.[XXXVII] [37] Vì thế, Hội Thánh tập hợp tại một nơi, là thực hiện cách tuyệt vời
lời hứa của Chúa Kitô: "Ở đâu có hai, ba người hội họp nhân danh Thầy, thì có Thầy ởgiữa
họ" (Mt 10,20). Cử hành Thánh Lễ là làm cho hy lễ thập giá tồn tại mãi.[XXXVIII] [38]
Trong việc cử hành này, Chúa Kitô thực sự hiện diện trong chính cộng đoàn hội họp nhân
danh Người, trong thừa tác viên, trong Lời Người và chính bản thể Người thực sự hiện diện
liên tục dưới hình bánh và hình rượu.[XXXIX] [39]

28. Có thể nói Thánh Lễ gồm hai phần: phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể; cả hai
phần liên kết chặt chẻ với nhau đến nỗi làm nên một hành vi phụng tự duy nhất.[xl] [40]Quả
thật trong Thánh Lễ có dọn sẵn bàn tiệc Lời Chúa và Mình Thánh Chúa, để các tín hữu được
giáo huấn và bổ dưỡng.[xli] [41] Lại có những nghi thức mở đầu và kết thúc việc cử hành.

II. NHỮNG YẾU TỐ KHÁC NHAU CỦA THÁNH LỄ

Ðọc và diễn giải Lời Chúa

29. Qua lời Thánh Kinh đọc trong Hội Thánh, chính Thiên Chúa nói với dân Ngài và Ðức
Kitô, hiện diện trong lời của mình, loan báo Tin Mừng.

Bởi đó, mọi người phải kính cẩn lắng nghe các bài đọc Lời Chúa, một yếu tố rất quan trọng
trong phụng vụ. Mặc dầu Lời Chúa trong các bài đọc Thánh Kinh hướng về mọi người,thuộc
mọi thời đại, và họ có thể hiểu được, nhưng Lời Chúa sẽ thêm hiệu lực, nhờ việc trình bày
sống động, tức là nhờ bài diễn giảng, là thành phần của hành động phụng vụ.[xlii][42]

Các lời nguyện và các phần khác dành cho vị tư tế

10
30. Trong các phần dành cho vị tư tế, thì trên hết là kinh Tạ Ơn, điểm cao nhất của toàn thể
việc cử hành. Kế đến là các lời nguyện, tức là lời nguyện nhập lễ, lời nguyện tiến lễ và lời
nguyện hiệp lễ, vị tư tế, đại diện Chúa Kitô, chủ toạ cộng đoàn, nhân danh toàn thể dân thánh
và mọi người hiện diện, mà dâng các kinh nguyện này lên Thiên Chúa.[xliii] [43] Vì thế, gọi
các kinh này là "lời nguyện của vị chủ toạ" thì thật đúng.

31. Vị tư tế, trong chức vụ chủ toạ cộng đoàn được triệu tập: nói ít lời nhắn nhủ như đã trù
liệu trong chính nghi thức. Chỗ nào luật chữ đỏ qui định, chủ tế được phép thích nghi các lời
nhắn nhủ ấy để đáp ứng với trình độ của người tham dự. Tuy vậy, vị tư tế phải chú tâm luôn
luôn phục vụ ý hướng của lời nhắn nhủ, được đề nghị trong sách phụng vụ và chỉ nên nói
vắn tắt. Cũng dành cho vị tư tế chủ toạ việc loan truyền Lời Chúa và ban phép lành cuối lễ.
Ngoài ra, vị tư tế cũng được phép nói vắn tắt mấy lời trước khi cử hành để hướng dẫn giáo
dân vào Thánh Lễ ngày hôm đó, sau lời chào đầu lễ và trước nghi thức thống hối, trước các
bài đọc để hướng dẫn vào phụng vụ Lời Chúa, trước lời tiền tụng để hướng dẫn vào kinh Tạ
Ơn, nhưng không bao giờ vào giữa kinh này, và trước khi giải tán giáo dân để kết thúc toàn
bộ việc cử hành.

32. Tính chất các phần dành cho vị chủ toạ buộc vị tư tế phải đọc rõ ràng, lớn tiếng, và buộc
mọi người phải chăm chú lắng nghe.[xliv] [44] Vì thế, khi vị tư tế đọc các phần đó, không ai
được đọc hay hát kinh nào khác, cũng không được đánh đàn hay chơi nhạc cụ nào khác.

33. Vị tư tế, với tư cách là chủ toạ, đọc các kinh nguyện nhân danh Hội Thánh và cộng đoàn
tập họp. Tuy nhiên, đôi khi ngài cầu nguyện nhân danh chính mình, để chu toàn thừa tác vụ
với một tâm hồn chăm chú và đạo đức hơn. Vị tư tế  đọc thầm các kinh này, vào những lúc
trước khi đọc Tin Mừng, khi chuẩn bị lễ phẩm, cũng như trước và sau khi ngài rước lễ.

Những công thức khác dùng trong Thánh Lễ

34. Tự bản chất, việc cử hành Thánh Lễ có tính cách cộng đoàn,[xlv] [45] cho nên những lời
đối thoại giữa vị chủ tế và cộng đoàn tín hữu, cũng như các lời tung hô, đều có giá trị lớn,
[xlvi] [46] vì  đó không phải chỉ là những dấu bề ngoài của một việc cử hành chung, mà còn
giúp và tạo nên sự hiệp thông giữa vị tư tế và giáo dân.

35. Các câu tung hô và các câu tín hữu đáp lại lời chào và lời cầu nguyện của vị tư tế, tạo nên
một mức độ tham dự tích cực. Mức độ tham dự này phải được cộng đoàn tín hữu thực hiện
trong mọi hình thức Thánh Lễ, để hành động của toàn thể cộng đoàn được biểu lộ rõ ràng
và được khuyến khích.[xlvii] [47]

36. Các phần khác cũng rất hữu ích để biểu lộ và khuyến khích việc tham dự tích cực của tín
hữu, đó là những phần của toàn thể cộng đoàn, đặc biệt là nghi thức sám hối, lời tuyên xưng
đức tin, lời nguyện cho mọi người và kinh Lạy Cha.

11
37. Sau hết, trong các công thức khác:

a. Có những công thức tạo nên một nghi thức hay một hành vi biệt lập, như kinh Vinh Danh,
thánh vịnh đáp ca, Alêluia và lời tung hô Tin Mừng, bài ca Thánh Thánh Thánh, lời tung hô
sau truyền phép, bài hát sau hiệp lễ.

b. Có những công thức khác kèm theo một nghi thức, như ca nhập lễ, ca tiến lễ, ca bẻ bánh
(lạy Chiên Thiên Chúa) và ca hiệp lễ.

Cách đọc các bản văn khác nhau

38. Khi vị tư tế, người giúp lễ hay mọi người phải đọc các bản văn cách rõ ràng và lớn tiếng,
thì phải liệu sao cho giọng nói phù hợp với từng loại bản văn, tùy như đó là bài đọc, lời
nguyện, lời nhắn nhủ, lời tung hô hay bài hát, đồng thời cũng phải phù hợp với hình thức cử
hành và tính cách long trọng của buổi lễ. Ngoài ra, còn phải để ý đến tính chất của các ngôn
ngữ khác nhau và cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc.

Vậy trong các nghi tiết và các quy tắc sau đây, các từ "nói" hay "đọc" phải hiểu cả về hát lẫn
đọc, miễn là giữ các nguyên tắc nêu trên.

Tầm quan trọng của bài hát

39. Thánh Tông Ðồ khuyên kitô hữu, lúc hội họp trông đợi Chúa đến, hãy cùng nhau hát
những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thánh Thần linh hứng (x. Cl 3,16). Quả vậy,
hát là dấu chỉ niềm vui trong tâm hồn (x. Cv 2,46). Bởi đó, thánh Augúttinô nói đúng:
"Người nào yêu thì hát".[xlviii] [48] Và ngay từ ngàn xưa, câu: "Ai hát hay là cầu nguyện
gấp đôi" đã trở thành ngạn ngữ.

40. Vậy việc sử dụng ca hát trong cử hành Thánh Lễ phải là điều quan trọng, sau khi đã lưu
ý đến cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc và khả năng của mỗi cộng đoàn. Dù không luôn luôn
cần phải hát tất cả các bản văn tự chúng đã được trù liệu để hát, chẳng hạn trong các Thánh
Lễ ngày thường, nhưng trong các cử hành vào Chúa Nhật và lễ trọng thì lo sao đừng thiếu
tiếng hát của các thừa tác viên và dân chúng.

Nhưng khi chọn lựa những phần để hát thực sự thì hãy dành ưu tiên cho những phần quan
trọng hơn, nhất là những phần do vị tư tế hay phó tế hay người giúp lễ hát, giáo dân
thưa,hoặc những phần mà cả vị tư tế lẫn giáo dân cùng hát.[xlix] [49]

41. Chiếm vị trí hàng đầu là hát grêgôriô, như là đặc điểm của phụng vụ Rôma. Mọi loại
thánh nhạc khác, nhất là đa giọng, cũng được phép sử dụng nếu chúng đáp ứng với tinh thần
của hành vi phụng vụ và trợ giúp sự tham dự của mọi tín hữu.[l] [50] Vì giáo dân thuộc
nhiều quốc tịch mỗi ngày một năng hội họp với nhau hơn, nên ước gì họ có thể cùng nhau
hát bằng tiếng Latinh, ít là một vài kinh trong phần Thường Lễ, nhất là kinh Tin Kính và
12
kinh Lạy Cha, với những cung điệu dễ hát.[li] [51]

Cử chỉ và  điệu bộ

42. Cử chỉ và điệu bộ thân thể của vị tư tế, phó tế, các thừa tác viên, cũng như của giáo dân
nhằm làm cho toàn bộ cuộc cử hành toát ra vẻ đẹp, sự thanh cao và đơn sơ, làm cho ý nghĩa
thật sự và đầy đủ của các phần khác nhau được nhận thức và làm cho sự tham dự của mọi
người được khuyến khích.[lii] [52] Do đó, phải chú ý đến những gì được qui định bởi luật
phụng vụ và thực hành truyền thống của Nghi Lễ Rôma, và những gì mang lại lợi ích thiêng
liêng chung cho Dân Chúa hơn là ý thích riêng hay tùy tiện.

Ðiệu bộ chung của thân thể mà mọi người tham dự phải giữ là dấu chỉ tính tập thể và hiệp
nhất của các phần tử cộng đoàn kitô tập họp cử hành Phụng Vụ thánh: nó biểu lộ và khíchlệ
tâm hồn cũng như tình cảm của các người tham dự.[liii] [53]

43. Tín hữu đứng: từ  đầu ca nhập lễ, hoặc khi vị tư tế tiến tới bàn thờ, cho đến hết lời
nguyện nhập lễ; khi hát Alêluia trước Tin Mừng; khi công bố Tin Mừng; khi đọc kinh Tin
Kính và lời nguyện cho mọi người; từ lời mời Anh em hãy cầu nguyện trước lời nguyện tiến
lễ cho đến hết lễ, trừ những gì sẽ nói sau.

Còn ngồi: khi đọc các bài đọc và thánh vịnh đáp ca trước Tin Mừng, khi nghe diễn giảng và
khi sửa soạn lễ phẩm cho phần dâng lễ; và tùy nghi khi giữ thinh lặng thánh sau hiệp lễ.

Sẽ quỳ, khi truyền phép Mình Thánh, Máu Thánh, trừ khi vì lý do sức khoẻ, vì nơi chật hẹp,
hoặc vì quá đông người dự lễ, hay vì những lý do chính đáng khác, không thể quỳ được.
Những người không quì khi truyền phép thì phải cúi mình sâu khi vị tư tế quì gối sau truyền
phép.

Tuy nhiên, Hội Ðồng Giám Mục được quyền thích nghi các cử chỉ và điệu bộ ghi trong phần
Thường Lễ của Sách Lễ Rôma, sao cho phù hợp với cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc.[liv][54]
Nhưng cũng phải liệu sao cho phù hợp với ý nghĩa và tính chất của từng phần Thánh Lễ. Ở
đâu giáo dân có thói quen quỳ suốt sau câu tung hô Thánh Thánh Thánh cho đến hết Kinh
Nguyện Thánh Thể, thì đó là điều đáng khen nên duy trì.

Ðể có sự đồng nhất về cử chỉ và điệu bộ trong cùng một cử hành, các tín hữu phải tuân theo
lời hướng dẫn của phó tế hay thừa tác viên giáo dân, hay vị tư tế theo như các sách phụng vụ
qui định.

44. Trong các cử chỉ cũng phải kể đến các hành động và đi rước, như việc vị tư tế cùng với
phó tế và các thừa tác viên tiến tới bàn thờ, việc phó tế cầm sách Tin Mừng đi đến giảng đài
trước khi công bố Tin Mừng, việc giáo dân tiến dâng lễ phẩm và tiến lên hiệp lễ. Nên liệu
sao cho các hành động và đi rước đó diễn ra cách đẹp đẽ, kèm theo những bài hát xứng hợp

13
như quy luật đã ấn định cho từng việc.

Thinh lặng

45. Sự thinh lặng thánh, kể như thành phần của việc cử hành Thánh Lễ, cũng phải được tuân
giữ đúng lúc.[lv] [55] Bản chất của sự thinh lặng tùy thuộc vào lúc phải giữ trong Thánh Lễ.
Thật vậy, trong nghi thức sám hối và sau lời mời cầu nguyện, mỗi người hồi tâm lại; sau bài
đọc và bài diễn giảng, mỗi người suy gẫm vắn tắt về những gì  đã nghe; còn sau khi hiệp lễ
thì ca ngợi và cầu xin Chúa trong lòng.

Trước khi cử hành, rất nên giữ thinh lặng trong thánh đường, trong phòng thánh và những
nơi kế cận để mọi người dọn mình cách sốt sắng tham dự các lễ nghi thánh.

III.  TỪNG PHẦN CỦA THÁNH LỄ

A. Nghi thức đầu lễ

46. Các nghi thức trước phụng vụ Lời Chúa, tức là ca nhập lễ, lời chào, nghi thức sám hối,
kinh Lạy Chúa, xin thương xót, kinh Vinh Danh và lời nguyện nhập lễ đều có tính cách
mởđầu, dẫn nhập và chuẩn bị.

Mục đích các nghi thức này là giúp cho các tín hữu đã tập họp được hiệp thông với nhau và
chuẩn bị tâm hồn để nghe Lời Chúa cho nghiêm chỉnh và để cử hành Thánh Lễ cho xứng
đáng.

Trong vài cử hành, được nối kết với Thánh Lễ theo qui tắc của các sách phụng vụ, những
nghi thức đầu lễ được bỏ hay được thực hiện một cách đặc biệt.

Ca nhập lễ

47. Khi dân chúng đã tập họp, và đang khi vị tư tế và các người giúp lễ tiến vào, thì bắt đầu
hát ca nhập lễ. Bài ca này có mục đích mở đầu việc cử hành Thánh Lễ, giúp giáo dân thêm
hiệp nhất, hướng tâm hồn họ vào mầu nhiệm mùa phụng vụ hay ngày lễ và đi kèm với cuộc
rước của vị tư tế và các người giúp lễ.

48. Ca nhập lễ được hát như sau: hoặc luân phiên giữa ca đoàn và dân chúng, hoặc luân
phiên giữa một ca viên và dân chúng, hoặc tất cả do dân chúng hát, hay do một mình ca đoàn
hát mà thôi. Có thể dùng điệp ca cùng với thánh vịnh, ghi trong sách Graduale Romanum
hay trong sách Graduale simplex; hoặc dùng bài hát nào khác phù hợp với cử hành phụng vụ,
với tính chất của ngày lễ, hay mùa phụng vụ. Bản văn bài hát này phải được Hội Ðồng Giám
Mục chuẩn nhận.[lvi] [56]

Nếu không hát ca nhập lễ, thì giáo dân, hoặc một vài người giáo dân hoặc một độc viên, đọc
14
bài ca nhập lễ ghi trong Sách Lễ. Nếu không có ai đọc, thì chính vị tư tế đọc, và ngài có thể
thích nghi nó theo cách lời khuyên nhủ khởi đầu (x. n. 31).

Chào bàn thờ và cộng đoàn

49. Khi tới cung thánh, vị tư tế, phó tế và các người giúp lễ cúi sâu chào bàn thờ.

Sau đó, để tỏ lòng tôn kính, vị tư tế và thầy phó tế hôn bàn thờ; rồi vị tư tế tuỳ nghi xông
hương thánh giá và bàn thờ.

50. Sau ca nhập lễ, vị tư tế, đứng tại ghế, cùng toàn thể cộng đoàn làm dấu thánh giá. Tiếp
đó, dùng lời chào mà nói cho cộng đoàn biết là có Chúa hiện diện. Lời chào của vị tư tếvà
câu đáp của giáo dân nói lên mầu nhiệm của Hội Thánh đã được quy tụ lại.

Sau khi chào giáo dân xong, vị tư tế hay phó tế, hay một thừa tác viên khác có thể nói ít lời
dẫn nhập tín hữu vào Thánh Lễ hôm ấy.

Nghi thức sám hối

51. Tiếp theo, vị tư tế mời?mọi người sám hối. Sau một chút thinh lặng, tất cả cộng đoàn đọc
công thức thú tội chung và vị tư tế đọc lời xá giải để kết thúc. Lời xá giải này không có hiệu
quả của bí tích thống hối.

Vào ngày Chúa Nhật, nhất là trong Mùa Phục Sinh, thay vì nghi thức thống hối thường lệ,
thỉnh thoảng nên làm phép và rảy nước thánh để nhớ lại phép rửa.[lvii] [57]

Lạy Chúa, xin thương xót

52. Sau nghi thức sám hối, là luôn luôn đến kinh "Lạy Chúa, xin thương xót", trừ khi đã
dùng kinh này trong nghi thức sám hối. Vì là bài hát giáo dân dùng để tung hô Chúa và kêu
cầu lòng thương xót của Người, bài này thường được mọi người hát, nghĩa là dân chúng, ca
đoàn hay xướng ca viên, đều góp phần vào đó.

Thường mỗi lời tung hô  được hát hai lần, nhưng vì đặc tính của các ngôn ngữ khác nhau, vì
nghệ thuật âm nhạc, hay vì hoàn cảnh, cũng có thể hát nhiều lần. Khi kinh "Lạy Chúa, xin
thương xót" được dùng như là phần của nghi thức thống hối, thì trước nó có những câu tung
hô riêng.

Kinh Vinh Danh

53. Kinh Vinh Danh là một thánh thi rất cổ kính, mà Hội Thánh, được đoàn tụ trong Chúa
Thánh Thần, dùng để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chiên Con. Không được thay đổi bản
văn của kinh này bằng một bản văn khác. Vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên hay ca đoàn
15
xướng lên, rồi mọi người cùng hát chung, hay luân phiên giữa giáo dân và ca đoàn, hay chỉca
đoàn. Nếu không hát thì phải đọc, hoặc mọi người đọc chung, hoặc chia hai bè  đối đáp.

Kinh này được hát hay đọc trong các Chúa Nhật ngoài Mùa Vọng và Mùa Chay, trong các lễ
trọng và lễ kính, và trong các dịp lễ khá long trọng.

Lời nguyện nhập lễ

54. Tiếp đến, vị tư tế mời giáo dân cầu nguyện; và mọi người cùng vị tư tế thinh lặng trong
giây lát, để ý thức mình đang ở trước thánh nhan Chúa và có thể gợi lên trong tâm hồn các
ước nguyện của mình. Rồi vị tư tế đọc lời nguyện, thường được gọi là lời "tổng nguyện" diễn
tả đặc tính của buổi lễ. Theo truyền thống cổ kính của Hội Thánh, lời nguyện thường hướng
về Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần[lviii] [58] và câu kết mang nét Ba
Ngôi, nghĩa là câu kết dài:

Nếu lời nguyện hướng về Chúa Cha, thì đọc "Nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Cha và là Chúa
chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn
thuở muôn đời";

Nếu lời nguyện hướng về Chúa Cha, nhưng câu cuối có nhắc đến Chúa Con, thì  đọc: "Người
hằng sống hằng trị cùng Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời";  

Nếu hướng về Chúa Con, thì  đọc: "Người hằng sống hằng trị cùng Chúa Cha, hiệp nhất với
Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời".

Giáo dân chung lòng hợp ý với lời nguyện, tung hô "Amen", để làm cho lời nguyện đó thành
của mình.

Trong Thánh Lễ luôn luôn chỉ  đọc một lời nguyện nhập lễ.

B. Phụng vụ Lời Chúa

55. Các bài đọc lấy từ Thánh Kinh, cùng với các bài hát xen giữa, tạo nên phần chính của
phụng vụ Lời Chúa; còn bài diễn giảng, kinh Tin Kính và lời nguyện cho mọi người, cũng
gọi là lời nguyện tín hữu, khai triển và kết thúc phần này. Qua các bài đọc, được bài diễn
giảng giải thích, Thiên Chúa nói với dân Ngài,[lix] [59] Ngài mạc khải mầu nhiệm cứu
chuộc vàơn cứu độ, đồng thời cung cấp lương thực thiêng liêng; chính Ðức Kitô dùng lời của
mình mà hiện diện giữa các tín hữu.[lx] [60] Nhờ thinh lặng và các bài hát, dân chúng làm
cho Lời Chúa thành của mình; nhờ lời tuyên xưng đức tin, họ gắn bó với Lời Chúa; và khi
được Lời Chúa nuôi dưỡng, nhờ lời nguyện cho mọi người, họ cầu xin cho các nhu cầu của
Hội Thánh và cho cả thế giới được cứu độ.

16
Thinh lặng

56. Phải cử hành Phụng vụ Lời Chúa thế nào tạo thuận lợi cho việc suy gẫm, vì thế tuyệt đối
tránh mọi hình thức vội vã, ngăn trở việc hồi tâm. Nên có những giây phút thinh lặng ngắn,
tùy theo cộng đoàn tụ họp, để nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Lời Chúa được tiếp
nhận trong tâm hồn và lời đáp trả qua kinh nguyện được chuẩn bị. Những lúc nên giữthinh
lặng là sau bài đọc thứ nhất và thứ hai, cũng như sau bài giảng.

Các bài đọc Thánh Kinh

57. Qua các bài đọc, bàn tiệc Lời Chúa được dọn ra cho các tín hữu và các kho tàng Thánh
Kinh được mở ra cho họ.[lxi] [61] Các bài đọc Thánh Kinh được sắp xếp để làm sáng tỏtính
thống nhất của hai Giao Ước và lịch sử cứu độ. Do đó, không được phép thay thế các bài đọc
và thánh vịnh đáp ca chứa đựng Lời Chúa bằng các bản văn ngoài Thánh Kinh.[lxii][62]

58. Trong cử hành Thánh Lễ có giáo dân, các bài đọc luôn luôn được công bố tại giảng đài.

59. Theo truyền thống, việc đọc các bài đọc không phải là nhiệm vụ của vị chủ toạ, mà là của
người giúp. Ðộc viên đọc các bài đọc. Thầy phó tế, hay nếu không có phó tế, thì một vịtư tế
khác đọc Tin Mừng. Nhưng nếu không có thầy phó tế hay tư tế khác, thì vị tư tế chủ toạ  đọc
Tin Mừng. Còn nếu không có độc viên xứng đáng nào, thì vị tư tế chủ toạ đọc các bài đọc.

Sau mỗi bài, người đọc xướng câu tung hô, và giáo dân tập họp đáp lại để tôn vinh Lời Chúa
được tiếp nhận bằng đức tin và lòng tri ân.

60. Bài Tin Mừng là cao điểm của phụng vụ Lời Chúa. Chính phụng vụ dạy ta phải hết lòng
tôn kính bài đọc Tin Mừng, vì phụng vụ  đặc biệt đề cao bài Tin Mừng hơn các bài đọc khác,
phần thì về phía thừa tác viên được cử ra đọc và dọn mình đọc nhờ phép lành hay lời cầu
nguyện, phần thì, về phía giáo dân, họ tung hô để nhìn nhận và tuyên xưng Ðức Kitô đang
hiện diện và nói với họ, và họ đứng để nghe Tin Mừng, phần thì do những dấu tỏ lòng trọng
kính đối với sách Tin Mừng.

Thánh vịnh đáp ca

61. Sau bài đọc thứ nhất là thánh vịnh đáp ca; bài ca này là thành phần trọn vẹn của phụng
vụ Lời Chúa, và có tầm quan trọng lớn về phụng vụ và mục vụ, vì giúp ích cho việc suy gẫm
Lời Chúa.

Thánh vịnh đáp ca liên quan trực tiếp đến mỗi bài đọc và thường lấy ở sách Bài Ðọc.

Thánh vịnh đáp ca nên được hát, ít là phần đáp của giáo dân. Do đó, người hát thánh vịnh hát
tại giảng đài, hay tại một nơi thuận tiện, đang khi toàn thể cộng đoàn ngồi nghe và thường
thường lại còn tham dự bằng những câu đáp, trừ khi thánh vịnh được hát liên tục, không có
17
câu đáp. Tuy nhiên, để dân chúng có thể hát thánh vịnh đáp ca cách dễ dàng hơn, một số bản
văn đáp ca và thánh vịnh đã được lựa chọn cho từng mùa trong năm, hoặc cho từng loại
thánh nhân, để mỗi khi hát thánh vịnh, có thể dùng các bản văn này thay cho bản văn hợp với
bài đọc liên hệ. Nếu không hát thánh vịnh, thì đọc theo cách thích hợp giúp suy gẫm Lời
Chúa.

Thay vì thánh vịnh ghi trong sách Bài Ðọc, còn có thể hát ca tiến cấp lấy ở sách Graduale
Romanum, hay thánh vịnh đáp ca, hoặc tung hô Alêluia lấy ở sách Graduale simplex, như
thấy có ghi trong các sách đó.

Tung hô trước khi đọc Tin Mừng

62. Sau bài đọc đi liền trước bài Tin Mừng thì hát Alêluia, hay bài hát khác, theo luật chữ đỏ,
như mùa phụng vụ đòi hỏi. Lời tung hô này được thực hiện ở tư thế đứng, vì cộng đoàn tín
hữu chào đón Chúa sẽ nói với mình trong Tin Mừng và biểu lộ đức tin bằng bài ca. Mọi
người đứng cùng hát, được ca đoàn hoặc một ca viên khởi xướng, hoặc lặp lại câu ca đoàn
hay một ca viên đã hát.

a. Alêluia được hát trong các mùa ngoài Mùa Chay. Câu thì lấy ở sách Bài Ðọc, hay sách
Graduale.

b. Trong Mùa Chay, thì thay vì Alêluia, hát câu trước Tin Mừng ghi trong sách Bài Ðọc.
Cũng có thể hát một thánh vịnh khác cũng gọi là ca liên tục (tractus), như có trong sách
hátGraduale.

63. Khi chỉ có một bài đọc trước Tin Mừng thì:

a. Trong mùa phải hát Alêluia, có thể hát hoặc bài thánh vịnh có chữ?Alêluia, hoặc thánh
vịnh và Alêluia với câu tung hô.

b. Trong mùa không phải đọc Alêluia, có thể hát thánh vịnh với câu trước Tin Mừng, hoặc
chỉ thánh vịnh thôi;

c. Alêluia hay câu trước Tin Mừng, nếu không hát thì có thể bỏ.

64. Ca tiếp liên, ngoài lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống thì được tùy ý, và  được hát sau
Alêluia.

Bài diễn giảng

65. Bài diễn giảng là thành phần của phụng vụ và rất được khuyến khích,[lxiii] [63] vì cần
thiết để nuôi dưỡng đời sống kitô hữu. Bài này phải diễn giải hoặc một khía cạnh nào của các
bài đọc Thánh Kinh, hoặc một bản văn khác thuộc phần Thường Lễ hay phần Riêng của
18
Thánh Lễ ngày đó, đồng thời lưu ý  đến mầu nhiệm được kính nhớ, hay nhu cầu riêng biệt
của thính giả.[lxiv] [64]

66. Người diễn giảng thông thường là chính vị chủ tế hay một trong các vị  đồng tế được vị
chủ tế nhờ, hay đôi khi, tuỳ nghi, là phó tế, nhưng không bao giờ là giáo dân.[lxv] [65]Trong
những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, một Giám Mục hay một linh mục hiện
diện trong buổi cử hành mà không đồng tế có thể đảm trách việc giảng.

Phải diễn giảng và không được bỏ, trừ khi có lý do quan trọng, vào các ngày Chúa Nhật và lễ
buộc trong mọi Thánh Lễ cử hành có đông giáo dân tham dự; còn các ngày khác cũng nên
diễn giảng, nhất là các ngày trong tuần Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, và trong
các lễ khác cũng như các dịp có khá đông giáo dân tập họp ở nhà thờ.[lxvi] [66]

Sau bài giảng, nên giữ  ít phút thinh lặng.

Lời tuyên xưng đức tin

67. Kinh Tin Kính, cũng gọi là lời tuyên xưng đức tin, nhằm làm cho giáo dân tập họp đáp
lại Lời Chúa, được loan báo trong các bài đọc và giải thích trong bài diễn giảng, đồng thời
khi đọc qui luật đức tin theo công thức chấp thuận dùng trong phụng vụ, họ nhớ lại và tuyên
xưng những mầu nhiệm chính của đức tin trước khi bắt đầu cử hành Thánh Thể.

68. Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật
và lễ trọng; cũng có thể đọc trong những lễ  đặc biệt khá trọng thể.

Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát
tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên.

Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hay chia làm hai đối đáp nhau.

Lời nguyện cho mọi người

69. Trong lời nguyện cho mọi người, cũng gọi là lời nguyện tín hữu, chính dân Chúa, sau khi
tiếp nhận trong đức tin, đáp lại Lời Chúa và thực thi chức tư tế do phép rửa của mình mà cầu
cho hết mọi người. Lời nguyện này thường nên thực hiện trong các Thánh Lễ có giáo dân
tham dự, để họ cầu cho Hội Thánh, cho các nhà cầm quyền, cho những người đang gặp đủ
thứ khó khăn, cho hết mọi người và cho toàn thế giới được ơn cứu độ.[lxvii] [67]

70. Thứ tự những ý nguyện thường là:

a. Cho các nhu cầu của Hội Thánh;

b. Cho các người trong chính quyền và cho toàn thế giới được an bình;
19
c. Cho các người đang gặp bất cứ khó khăn nào;

d. Cho cộng đoàn địa phương.

Nhưng trong một buổi lễ cử hành đặc biệt nào đó, như là Thêm Sức, Hôn Phối, An Táng, thì
thứ tự ý nguyện có thể dành ưu tiên cho trường hợp đặc biệt đó.

71. Chính vị chủ tế điều khiển việc cầu nguyện từ ghế. Ngài vắn tắt mời tín hữu cầu nguyện
và đọc lời nguyện để kết thúc. Các ý nguyện nêu ra cần phải chừng mực, được soạn thảo với
sự tự do khôn ngoan và ngắn gọn, diễn tả lời nguyện của toàn thể cộng đoàn.

Thầy phó tế, hoặc một ca viên, hay độc viên hay một giáo dân khác xướng các ý nguyện từ
giảng đài hay một nơi nào khác xứng hợp.[lxviii] [68]

Còn toàn thể cộng đoàn đứng biểu lộ lời nguyện của mình, hoặc bằng những lời kêu cầu
chung sau mỗi ý nguyện được xướng lên, hoặc bằng cách cầu nguyện trong thinh lặng.

C. Phụng vụ Thánh Thể

72. Trong Bữa Tối sau hết, Ðức Kitô đã thiết lập hy lễ và bữa tiệc Vượt Qua, nhờ đó hy lễ
thập giá được luôn luôn hiện diện trong Hội Thánh khi vị tư tế, đại diện Ðức Kitô là Chúa,
cử hành cùng một việc chính Người đã làm và trao cho các môn đệ phải làm, để tưởng nhớ
đến Người.[lxix] [69]

Quả thế, Ðức Kitô đã cầm lấy bánh và chén, dâng lời tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ và
nói: Các con hãy cầm lấy, hãy ăn, hãy uống; đây là Mình Thầy, đây là chén Máu Thầy. Các
con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy. Do đó, Hội Thánh sắp xếp toàn bộ cử hành
Phụng Vụ Thánh Thể và các phần theo các lời nói và hành vi của Chúa Kitô, nghĩa là:

1. Trong phần chuẩn bị lễ phẩm, bánh, rượu và nước được đem tới bàn thờ, tức là những
gì Ðức Kitô đã cầm lấy trong tay.

2. Trong kinh Tạ ơn, thì tạ ơn Thiên Chúa về tất cả công trình cứu chuộc và lễ phẩm trở nên
Mình và Máu Ðức Kitô.

3. Qua việc bẻ bánh và rước lễ các tín hữu, tuy nhiều, đều lãnh nhận Mình và Máu Chúa từ
một tấm bánh cùng một cách như các Tông Ðồ  đã lãnh từ tay của chính Ðức Kitô.

Chuẩn bị lễ phẩm

73. Bắt đầu phụng vụ Thánh Thể, thì đưa lên bàn thờ các lễ phẩm sẽ trở thành Mình và Máu
Ðức Kitô.

Trước hết để sửa soạn bàn thờ, cũng gọi là bàn tiệc của Chúa, là trung tâm điểm của toàn bộ
20
phụng vụ Thánh Thể,[lxx] [70] thì  đặt trên bàn thờ khăn thánh, khăn lau chén, Sách Lễ và
chén lễ, trừ khi chén lễ được dọn ở bàn phụ.

Tiếp đến là đem lễ phẩm lên: nên để giáo dân đem bánh và rượu, vị tư tế hay thầy phó tế
nhận tại một nơi thuận tiện, và  đưa lên bàn thờ. Mặc dầu ngày nay giáo dân không còn mang
bánh rượu của mình đến để dùng vào việc phụng vụ như xưa, nhưng nghi thức dâng lễ phẩm
vẫn giữ hiệu lực và ý nghĩa thiêng liêng.

Cũng được nhận tiền bạc hay các phẩm vật khác, do tín hữu mang đến hay được quyên ngay
trong nhà thờ để giúp người nghèo hay nhà thờ; những phẩm vật này được đặt ở một nơi
xứng hợp ngoài bàn thờ.

74. Khi rước lễ phẩm lên, thì hát ca tiến lễ (x. n. 37, b) và kéo dài bài hát ít là cho tới khi đặt
lễ phẩm trên bàn thờ. Quy luật về cách hát ca tiến lễ cũng giống như cách hát ca nhập lễ (x.
n. 48). Bài hát có thể luôn luôn đi theo nghi thức tiến dâng.

75. Bánh và rượu được linh mục đặt trên bàn thờ cùng với các công thức ấn định. Vị tư tế có
thể xông hương lễ phẩm đặt trên bàn thờ, sau đó thánh giá và chính bàn thờ, để nói lên rằng
lễ phẩm và lời nguyện của Hội Thánh ví như hương trầm bay lên trước thánh nhan Chúa. Sau
đó, vị tư tế, vì thừa tác vụ thánh, và giáo dân, vì phẩm giá phép rửa, có thểđược thầy phó tế
hay người giúp lễ nào khác xông hương.

76. Sau đó, vị tư tế rửa tay bên cạnh bàn thờ: nghi thức này biểu lộ lòng ước ao được thanh
tẩy trong tâm hồn.

Lời nguyện tiến lễ

77. Sau khi đặt lễ phẩm trên bàn thờ, với các nghi thức kèm theo, vị tư tế mời giáo dân cùng
với mình cầu nguyện, rồi đọc lời nguyện tiến lễ để kết thúc phần chuẩn bị lễ phẩm và sửa
soạn đọc kinh Tạ Ơn.

Trong Thánh Lễ chỉ đọc một lời nguyện tiến lễ với câu kết ngắn, nghĩa là "Nhờ Ðức Giêsu
Kitô, Chúa chúng con", hay nếu câu kết có nhắc đến Chúa Con, thì "Người hằng sống hằng
trịmuôn đời".

Kinh Tạ  Ơn

78. Bây giờ bắt đầu điểm trung tâm và cao nhất của toàn bộ việc cử hành nghĩa là chính kinh
Tạ Ơn, gồm việc tạ ơn và thánh hoá. Vị tư tế mời giáo dân hướng tâm hồn lên để cầu nguyện
và tạ ơn Chúa; đồng thời liên kết họ với mình trong lời cầu nguyện, để nhân danh tất cả cộng
đoàn dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha, qua Ðức Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần. Ý
nghĩa của lời cầu nguyện này là toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Ðức Kitô mà tuyên

21
xưng những kỳ công của Thiên Chúa và hiến dâng hy lễ.

79. Những yếu tố chính tạo nên kinh Tạ Ơn có thể phân ra như sau:

a. Việc tạ ơn (đặc biệt được nêu rõ trong lời tiền tụng) khi vị tư tế nhân danh toàn thể dân
thánh mà tán tụng Chúa Cha và cảm tạ Ngài về tất cả công trình cứu chuộc, hoặc về lý do
nào đặc biệt, tuỳ ngày, tùy lễ, tùy mùa khác nhau.

b. Việc tung hô: toàn thể cộng đoàn hợp cùng các thần thánh trên trời, hát "Thánh, Thánh,
Thánh". Lời tung hô này là thành phần của chính kinh Tạ Ơn, nên cả giáo dân và vị tư tếcùng
hát.

c. Kinh cầu xin Chúa Thánh Thần (epiclesis): Hội Thánh đặc biệt kêu cầu Chúa Thánh Thần
dùng quyền năng để hiến thánh các lễ phẩm do loài người dâng tiến, nghĩa là làm cho
trởthành Mình và Máu Ðức Kitô, và để của lễ tinh tuyền được rước lấy trong khi hiệp lễ,
đem lại ơn cứu độ cho những ai lãnh nhận.

d. Phần tường thuật việc lập bí tích Thánh thể và phần hiến thánh: hy lễ  được thực hiện nhờ
lời nói và việc làm của Ðức Kitô, hy lễ do chính Ðức Kitô đã thiết lập trong bữa tối sau hết,
khi dâng tiến Mình và Máu Người dưới hình bánh và hình rượu, khi ban cho các Tông Ðồ để
ăn và uống, và khi truyền cho các ngài phải làm cho mầu nhiệm này tồn tại mãi.

e. Tưởng niệm (anamnesis): nhờ việc tưởng niệm, khi thi hành mệnh lệnh đã lãnh nhận
từ Ðức Kitô qua các Tông Ðồ, Hội Thánh tưởng niệm chính Ðức Kitô, nhất là nhắc lại cuộc
khổ hình hồng phúc, sự sống lại vinh hiển và lên trời của Người.

f. Dâng tiến: nhờ việc dâng tiến trong chính cuộc tưởng niệm này, Hội Thánh, và nhất là Hội
Thánh tập họp tại đây và trong lúc này, dâng của lễ tinh tuyền lên Chúa Cha, trong Chúa
Thánh Thần. Hội Thánh có ý cho các tín hữu không những dâng của lễ tinh tuyền, mà còn
học cho biết dâng chính mình,[lxxi] [71] và, nhờ Ðức Kitô làm môi giới, mỗi ngày một hiệp
nhất hơn với Thiên Chúa và với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa là mọi sự trong mọi người.
[lxxii] [72]

g. Chuyển cầu: các lời chuyển cầu cho thấy hy lễ Tạ Ơn được cử hành trong sự hiệp thông
với toàn thể Hội Thánh, cả thiên quốc lẫn trần gian, và cho thấy lễ phẩm được dâng tiến
đểcầu cho chính Hội Thánh và mọi chi thể, còn sống cũng như đã qua đời, là những chi thể
đã được kêu mời thông phần ơn cứu chuộc và ơn cứu độ do Mình và Máu Ðức Kitô đem lại.

h. Vinh tụng ca kết thúc kinh Tạ Ơn: đây là lời chúc vinh Thiên Chúa, được giáo dân tán
đồng và kết thúc bằng lời tung hô "Amen".

Nghi thức hiệp lễ

22
80. Thánh Lễ là bữa tiệc Vượt Qua, vì thế theo lệnh Chúa, các tín hữu đã  được chuẩn bị như
nghi thức ấn định, nên rước Mình Máu Thánh Chúa như của ăn thiêng liêng. Việc bẻ bánh và
các nghi thức chuần bị khác nhằm đạt điều nói trên và đưa ngay giáo dân đến việc hiệp lễ.

Kinh Lạy Cha

81. Trong kinh Lạy Cha, ta xin Chúa ban bánh hằng ngày, bánh này đối với kitô hữu còn ám
chỉ bánh Thánh Thể; lại xin Chúa thanh tẩy tâm hồn cho khỏi mọi tội lỗi, hầu của thánh được
thực sự ban cho những người thánh. Vị tư tế đọc lời mời cầu nguyện, rồi hết mọi tín hữu
cùng đọc kinh đó với ngài; một mình vị tư tế đọc tiếp kinh khẩn xin (embolismus), và giáo
dân kết thúc bằng lời chúc vinh. Kinh khẩn xin khai triển ý nguyện cuối cùng của kinh Lạy
Cha, tức là xin cho toàn thể cộng đồng tín hữu được thoát khỏi quyền lực sự dữ.

Lời mời cầu nguyện, chính kinh Lạy Cha, kinh khẩn xin và lời chúc vinh mà giáo dân dùng
để kết thúc, được hát hay đọc rõ tiếng.

Nghi thức chúc bình an

82. Tiếp theo là nghi thức chúc bình an: Hội Thánh cầu bình an và hiệp nhất cho chính mình,
cho toàn thể gia đình nhân loại, và các tín hữu tỏ bày sự hiệp thông cộng đoàn và lòng
thương mến nhau, trước khi rước Thánh Thể.

Các Hội Ðồng Giám Mục sẽ tùy theo tinh thần và phong tục của mỗi dân tộc mà  ấn định
cách thức chúc bình an. Mỗi người chỉ nên tỏ dấu trao bình an cách chừng mực cho những
người gần mình.

Bẻ bánh

83. Vị tư tế bẻ bánh Thánh Thể. Cử chỉ bẻ bánh, mà Ðức Kitô đã thực hiện trong bữa tối sau
hết, đã trở thành tên gọi cho toàn bộ cử hành Tạ Ơn vào thời các Tông Ðồ. Nghi thức này nói
lên rằng các tín hữu tuy nhiều, nhưng vì hiệp thông cùng một bánh ban sự sống là Ðức Kitô,
Ðấng đã chết và sống lại vì phần rỗi thế gian nên trở thành một thân thể (1 Cr 10,17). Việc
bẻ bánh bắt đầu sau khi trao bình an, và phải được thực hiện với lòng tôn kính, tuy nhiên
không nên kéo dài quá mức cần thiết cũng như gán cho nó một tầm quan trọng quá đáng.
Nghi thức này được dành riêng cho vị tư tế và phó tế.

Ðang khi vị tư tế bẻ bánh và bỏ một phần vào chén thánh thì ca đoàn hay ca viên hát đối đáp
hay đọc lớn tiếng kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", và giáo dân đáp lại. Kinh này có thể được
lặp đi lặp lại, bao lâu còn cần để kèm theo việc bẻ bánh. Lần cuối cùng được kết thúc bằng
câu: "Xin ban bình an cho chúng con".

Hiệp lễ

23
84. Vị tư tế chuẩn bị mình bằng đọc thầm lời nguyện xin cho rước Mình và Máu Thánh có
hiệu quả. Giáo dân thinh lặng cầu nguyện để chuẩn bị.

Sau đó vị tư tế giơ cho các tín hữu thấy bánh Thánh Thể trên đĩa hay trên chén, và mời họ dự
tiệc của Ðức Kitô, đồng thời cùng với họ dùng lời Tin Mừng để bày tỏ lòng khiêm nhượng.

85. Như chính vị tư tế buộc phải làm thì ước mong các tín hữu rước Mình Thánh Chúa với
những bánh thánh được truyền phép ngay trong chính Thánh Lễ, và trong những trường hợp
đã được trù liệu, họ cũng được rước Máu Thánh Chúa (x. n. 283), đe,?nhờ cả những dấu chỉ,
họ thấy rõ việc hiệp lễ là tham dự vào hy lễ đang cử hành.[lxxiii] [73]

86. Ðang khi vị tư tế rước lễ, thì bắt đầu hát ca hiệp lễ. Bài ca này có mục đích diễn tả
sự đồng tâm hiệp nhất thiêng liêng giữa những người rước lễ, khi họ đồng thanh ca hát, đồng
thời biểu lộ niềm vui trong tâm hồn và làm cho việc tiến lên rước Mình Thánh Chúa có tính
cách cộng đoàn hơn. Có thể kéo dài hát ca hiệp lễ đang khi giáo dân rước lễ.[lxxiv]
[74]Nhưng nếu có hát bài ca nào sau khi rước lễ, thì phải kết thúc bài ca hiệp lễ vào đúng
lúc.

Phải liệu cho các ca viên có thể rước lễ cách xứng hợp.

87. Về ca hiệp lễ, có thể dùng điệp ca trong sách Graduale Romanum cùng với thánh vịnh
hay không có thánh vịnh, hoặc dùng điệp ca với thánh vịnh trong sách Graduale simplex,
hoặc bài hát nào khác thích hợp đã được Hội Ðồng Giám Mục chuẩn nhận. Một mình ca
đoàn hát, hoặc ca đoàn hay ca viên hát với giáo dân.

Nếu không hát, thì giáo dân, hoặc một vài giáo dân hay độc viên, đọc ca hiệp lễ ghi trong
Sách Lễ. Nếu không có ai khác, thì chính vị tư tế đọc sau khi đã rước lễ, và trước khi cho tín
hữu rước lễ.

88. Sau khi cho rước lễ, vị tư tế và giáo dân tùy nghi cầu nguyện trong lòng một khoảng thời
gian. Nếu muốn, tất cả cộng đoàn cũng có thể hát một thánh thi, một thánh vịnh hay một bài
thánh ca ngợi khen nào khác.

89. Ðể hoàn tất lời nguyện của dân Chúa và để kết thúc toàn bộ nghi thức rước lễ, vị tư
tế đọc lời nguyện Hiệp Lễ để cầu xin cho mầu nhiệm đã cử hành được sinh hoa kết quả.

Trong Thánh Lễ chỉ đọc một lời nguyện Hiệp lễ với câu kết ngắn, nghĩa là:  

Nếu hướng về Chúa Cha, thì  đọc: Nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con; 

Nếu hướng về Chúa Cha, nhưng câu cuối có nhắc đến Chúa Con, thì đọc: Người hằng sống
hằng trị muôn đời; 

24
Nếu hướng về Chúa Con, thì  đọc: Người hằng sống hằng trị muôn đời.

Giáo dân tung hô "Amen", để làm cho lời nguyện đó thành của mình.

D. Nghi thức kết thúc

90. Nghi thức kết thúc gồm có:

a. Loan báo ngắn, nếu cần;

b. Chào và ban phép lành: có những ngày và có những trường hợp phép lành này được diễn
tả một cách phong phú bằng một lời nguyện trên dân Chúa hay một công thức long trọng
hơn;

c. Giải tán cộng đoàn giáo dân do phó tế hay vị tư tế nói;

d. Vị tư tế và phó tế hôn bàn thờ và sau đó các vị này cùng với các thừa tác viên khác cúi
mình sâu chào bàn thờ.

Chương III: NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ THỪA TÁC VỤ TRONG THÁNH LỄ

I. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ THỪA TÁC VỤ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ CHỨC THÁNH

II. PHẬN SỰ CỦA DÂN CHÚA

III. NHỮNG THỪA TÁC VỤ RIÊNG BIỆT

Thừa tác vụ giúp lễ và  đọc sách

Những nhiệm vụ khác

IV. PHÂN PHỐI PHẦN VỤ VÀ CHUẨN BỊ CỬ HÀNH 

91. Cử hành lễ Tạ Ơn là hành động của Chúa Kitô và Hội Thánh. Hội Thánh là "bí tích hiệp
nhất", nghĩa là dân thánh được qui tụ và có thứ tự dưới quyền Giám Mục. Vì thế, việc
cửhành liên quan đến toàn thể Thân Thể Hội Thánh, cùng biểu lộ và làm nên Thân Thể này,
cũng như liên quan đến mỗi chi thể bằng nhiều cách khác nhau tuỳ theo sự khác biệt của
chức thánh, phần việc và sự tham dự hiện tại.[lxxv] [75] Qua cách thức ấy, dân kitô, "dòng
giống được tuyển chọn, hàng tư tế vương giả, chủng tộc thánh thiện, dân được thủ đắc", bày
tỏ tính cách trật tự liên kết và có phẩm trật của mình.[lxxvi] [76] Nên khi lo phần việc của
mình, hết mọi người, thừa tác viên có chức thánh cũng như giáo dân, chỉ làm và làm trọn
công việc thuộc về mình.[lxxvii] [77]

25
I. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ THỪA TÁC VỤ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ CHỨC THÁNH

92. Mọi cử hành Thánh Thể hợp pháp đều do Giám Mục chủ trì, hoặc trực tiếp hoặc do trung
gian các linh mục là những trợ tá của ngài.[lxxviii] [78]

Khi Giám Mục hiện diện trong Thánh Lễ có giáo dân tham dự, chính ngài nên chủ toạ buổi
lễ, và liên kết các linh mục đồng tế với ngài trong việc cử hành thánh. Ðiều này không nhằm
làm tăng phần long trọng bề ngoài cho nghi thức, nhưng nhằm làm sáng tỏ mầu nhiệm Hội
Thánh là bí tích hợp nhất.[lxxix] [79]

Còn nếu Giám Mục không cử hành Thánh Lễ và để cho người khác cử hành, chính ngài nên
mang thánh giá ngực, dây stola và áo choàng trên áo alba, chủ toạ phần phụng vụ Lời Chúa
và ban phép lành cuối lễ.[lxxx] [80]

93. Là người trong Hội Thánh có quyền thánh chức để dâng hy lễ nhân danh Ðức Kitô,
[lxxxi] [81] bởi đó có quyền chủ toạ cộng đoàn được quy tụ, linh mục điều khiển kinh
nguyện, công bố Tin Mừng cứu độ, liên kết giáo dân với ngài để dâng hy lễ lên Chúa Cha
nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần, trao cho anh em mình bánh hằng sống và cùng
hiệp lễ với họ. Vậy khi cử hành Thánh Lễ, ngài phải phục vụ Thiên Chúa và giáo dân cách
trang nghiêm và khiêm tốn; trong cách cử hành và đọc Lời Chúa, ngài còn phải cho giáo dân
cảm thấy sự hiện diện sống động của Ðức Kitô.

94. Sau linh mục, thầy phó tế, do chức thánh đã lãnh nhận, chiếm địa vị cao nhất trong số
những người giúp vào việc cử hành Thánh Lễ. Chức thánh phó tế được tôn trọng trong Hội
Thánh ngay từ thời đầu các Tông Ðồ.[lxxxii] [82] Trong Thánh Lễ, thầy phó tế giữ những
phần việc riêng biệt trong việc công bố Tin Mừng và đôi khi diễn giảng Lời Chúa, xướng các
ý nguyện trong lời nguyện cho mọi người, giúp vị tư tế khi chuẩn bị bàn thờ và phục vụ việc
cử hành hy tế, cho giáo dân rước lễ, nhất là dưới hình rượu, và thỉnh thoảng hướng dẫn cử
chỉ và điệu bộ của toàn thể cộng đoàn.

II. PHẬN SỰ CỦA DÂN CHÚA

95. Trong khi cử hành Thánh Lễ, các tín hữu hợp thành dân thánh, dân đắc hữu, hoàng tộc
chuyên lo tế tự, để tạ ơn Thiên Chúa, dâng lên Ngài lễ phẩm tinh tuyền, không những nhờ
tay vị tư tế, nhưng còn cùng với ngài, và để học cho biết dâng chính mình nữa.[lxxxiii] [83]
Họ phải chú tâm biểu lộ những điều ấy nhờ một tinh thần đạo đức sâu xa và nhờ đức bác ái
đối với các anh chị em cùng tham dự Thánh Lễ.

Cho nên, họ phải tránh mọi hình thức sống cá nhân và riêng rẽ; họ phải nhớ rằng họ chỉ có
một Cha ở trên trời và như vậy mọi người đều là anh chị em với nhau.

96. Họ phải hợp thành một thân thể, nhờ việc nghe Lời Chúa, hoặc tham dự việc cầu nguyện
và ca hát, nhất là nhờ việc cùng nhau dâng hy lễ và cùng tham dự bàn tiệc của Chúa. Sự hợp
26
nhất này được biểu lộ cách tốt nhất trong những cử chỉ và điệu bộ, mà mọi tín hữu cùng có
như nhau.

97. Các tín hữu sẽ không từ chối phục vụ dân Chúa cách vui tươi, mỗi khi được yêu cầu thi
hành một thừa tác vụ đặc biệt nào trong Thánh Lễ.

III. NHỮNG THỪA TÁC VỤ RIÊNG BIỆT

Thừa tác vụ giúp lễ và đọc sách

98. Thầy giúp lễ lãnh tác vụ để phục vụ bàn thờ, giúp vị tư tế và thầy phó tế. Công việc chính
của thầy là chuẩn bị bàn thờ và các bình thánh; thầy còn là thừa tác viên ngoại lệ cho giáo
dân rước lễ.[lxxxiv] [84]

Trong việc giúp bàn thờ, thầy giúp lễ có những phần vụ riêng (x. nn. 187193) mà thầy phải
thi hành.

99. Thầy đọc sách lãnh tác vụ để đọc các bài đọc Thánh Kinh, trừ bài Tin Mừng. Thầy cũng
có thể xướng các ý nguyện trong lời nguyện cho mọi người, và, khi không có ca viên, thầy
cũng có thể đọc thánh vịnh giữa các bài đọc.

Thầy đọc sách có phần việc riêng trong Thánh Lễ (x. nn. 194198), mà chính thầy phải làm,
dù những thừa tác viên chức thánh có mặt.

Những nhiệm vụ khác

100. Nếu không có thầy giúp lễ, các thừa tác viên giáo dân có thể phục vụ bàn thờ và giúp vị
tư tế và phó tế. Họ mang thánh giá, nến, hương, bánh, rượu, nước, và ngay cả được cử cho
giáo dân rước lễ với tính cách thừa tác viên ngoại thường.[lxxxv] [85]

101. Nếu không có thầy đọc sách, các giáo dân khác có thể được cử để  đọc các bài Thánh
Kinh. Họ phải có khả năng để chu toàn nhiệm vụ này và được chuẩn bị cẩn thận, để tín hữu
khi nghe đọc sách thánh thì trong lòng nhận được tác động êm dịu và sống động của Thánh
Kinh.[lxxxvi] [86]

102. Người xướng thánh vịnh có nhiệm vụ đọc hoặc hát thánh vịnh hay thánh ca Thánh Kinh
nào khác, xen vào giữa các bài đọc. Ðể  chu toàn phần việc của mình, người xướng thánh
vịnh cần có nghệ thuật đọc thánh vịnh, có khả năng phát âm và đọc cho đúng.

103. Giữa các tín hữu, ca đoàn có phần việc của họ trong phụng vụ, họ phải lo chu toàn các
phần việc riêng của họ, tùy theo các loại bài hát khác nhau; họ lại phải giúp cho giáo dân
tham dự cách linh động vào việc ca hát.[lxxxvii] [87] Những điều vừa nói về ca đoàn cũng

27
có giá trị đối với các nhạc công, nhất là đối với người sử dụng phong cầm.

104. Nên có ca viên hay ca trưởng để điều khiển và yểm trợ giáo dân khi họ hát. Hơn nữa,
nếu không có ca đoàn, ca viên sẽ điều khiển các bài hát, còn giáo dân sẽ tuỳ phần việc của
mình mà tham dự.[lxxxviii] [88]

105. Những người sau đây cũng có phần việc phụng vụ:

a. Người giữ phòng thánh sửa soạn tử tế các sách phụng vụ, đồ dùng và những gì cần thiết
cho cử hành Thánh Lễ.

b. Người dẫn lễ là người cắt nghĩa và hướng dẫn để đưa giáo dân vào Thánh Lễ và giúp họ
hiểu Thánh Lễ hơn. Những lời hướng dẫn của người dẫn lễ phải được sửa soạn trước và phải
vắn tắt rõ ràng. Trong khi lo phần việc của mình, người dẫn lễ sẽ đứng ở nơi thuận tiện,
trước mặt giáo dân, nhưng không nên đứng ở giảng đài.

c. Những người quyên tiền trong nhà thờ.

d. Trong một vài miền, còn có những người đón tiếp giáo dân ở cửa nhà thờ, dẫn họ vào chỗ
xứng hợp và xếp đặt việc di chuyển của họ.

106. Nên có một người thông thạo hay trưởng nghi, nhất là trong các nhà thờ chánh toà và
nhà thờ lớn, để lo liệu cho các tác động phụng vụ được xếp đặt cách thích đáng và được các
thừa tác viên chức thánh và giáo dân thực hiện cách trang nghiêm, trật tự và đạo đức.

107. Những phần việc phụng vụ không thuộc riêng của vị tư tế và phó tế, và những người đã
nói trên (nn. 100106), có thể được trao cho vài giáo dân có khả năng do cha xứ hay vịquản trị
nhà thờ chỉ định. Họ có thể nhận việc bằng một chúc lành phụng vụ hay một đề cử tạm thời.
Riêng việc giúp vị tư tế nơi bàn thờ thì họ phải có những điều kiện do Giám Mục giáo phận
đưa ra.

IV. PHÂN PHỐI PHẦN VỤ VÀ CHUẨN BỊ CỬ HÀNH

108. Chỉ một vị tư tế và cùng vị đó phải thi hành nhiệm vụ chủ toạ từ  đầu đến cuối, trừ phần
dành cho Giám Mục khi có ngài tham dự (x. trên n. 92).

109. Nếu có nhiều người có thể thi hành cùng một tác vụ, thì họ được phép chia nhau phần
việc mà làm. Ví dụ: thầy phó tế này phụ trách các phần hát, thầy phó tế kia phụ trách công
việc bàn thờ. Nếu có nhiều bài đọc, thì nên chia cho nhiều độc viên v.v... Không nên chia
một yếu tố cử hành duy nhất ra cho nhiều người, ví dụ: hai người kế tiếp nhau cùng đọc một
bài, trừ bài Thương Khó.

110. Nếu trong Thánh Lễ có giáo dân tham dự chỉ có một thừa tác viên, thì người này có thể
28
thi hành nhiều phần việc khác nhau.

111. Mọi người có trách nhiệm, hoặc về nghi thức, hoặc về mục vụ và âm nhạc, phải đồng
tâm nhất trí với nhau để theo các sách phụng vu[lxxxix] [89] ?mà chuẩn bị cho cuộc cửhành
phụng vụ đạt hiệu quả, dưới sự điều khiển của vị quản thủ thánh đường. Trong những gì trực
tiếp liên quan đến giáo dân, cũng phải nghe ý kiến của họ. Tuy nhiên, vị chủ sự cửhành, luôn
luôn có quyền sắp xếp những gì thuộc thẩm quyền ngài. 

Chương IV: NHỮNG HÌNH THỨC CỬ HÀNH THÁNH LỄ 

I. THÁNH LỄ CÓ GIÁO DÂN THAM DỰ

Những gì cần phải sửa soạn

A. Thánh lễ không có phó tế

Nghi thức đầu lễ

Phụng vụ Lời Chúa

Phụng vụ Thánh Thể

Nghi thức kết thúc

B. Thánh lễ có Thầy Phó Tế

Nghi thức đầu lễ

Phụng vụ Lời Chúa

Phụng vụ Thánh Thể

Nghi thức kết thúc

C. Những phần việc của thầy giúp lễ

Nghi thức đầu lễ

Phụng vụ Thánh Thể

D. Những phần việc của thầy đọc sách

Nghi thức đầu lễ

29
Phụng vụ Lời Chúa

II. THÁNH LỄ ÐỒNG TẾ

Nghi thức đầu lễ

Phụng vụ Lời Chúa

Phụng vụ Thánh Thể

Cách thức đọc Lời Nguyện Thánh thể

Kinh Nguyện Thánh Thể I, hay Lễ Qui Rôma

Kinh Nguyện Thánh Thể II

Kinh Nguyện Thánh Thể III

Kinh Nguyện Thánh thể IV

Nghi thức hiệp lễ

Nghi thức kết thúc

III. THÁNH LỄ CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI GIÚP

Nghi thức đầu lễ

Phụng vụ Lời Chúa

Phụng vụ Thánh Thể

Nghi thức kết thúc

IV. VÀI QUI LUẬT CHUNG CHO MỌI HÌNH THỨC THÁNH LỄ

Việc tôn kính bàn thờ và sách Tin Mừng

Bái gối và cúi

Việc xông hương

Việc tráng chén

30
Việc hiệp lễ dưới hai hình  

112. Trong Giáo Hội địa phương, theo đúng ý nghĩa, địa vị quan trọng nhất phải dành cho
Thánh Lễ do Ðức Giám Mục chủ sự, giữa hàng linh mục của ngài, phó tế với các thừa tác
viên[xc] [90] và có dân thánh của Thiên Chúa tham dự cách đầy đủ và linh động. Quả thật,
tại đó Hội Thánh được biểu lộ cách đặc biệt hơn cả.

Trong Thánh Lễ do Giám mục cử hành, cũng như Giám mục hiện diện mà không cử hành,
phải theo những quy tắc ghi trong sách Nghi Thức Giám Mục.[xci] [91]

113. Cũng phải coi trọng Thánh Lễ cử hành giữa một cộng đồng, nhất là cộng đồng giáo xứ,
vì cộng đồng tượng trưng cho Hội Thánh phổ quát, ở một thời gian và không gian nhất định,
đặc biệt trong lễ cộng đồng ngày Chúa Nhật.[xcii] [92]

114. Trong các Thánh Lễ cử hành tại một số cộng đồng thì Thánh Lễ tu viện, thành phần của
thần vụ hằng ngày, hoặc Thánh Lễ quen gọi là Thánh Lễ "cộng đồng", chiếm địa vị  đặc biệt.
Mặc dù các Thánh Lễ này không có hình thức cử hành khác biệt, nhưng cũng rất nên hát
trong Thánh Lễ, và nhất là nên có sự tham dự đầy đủ của mọi thành viên trong cộng đồng tu
sĩ hoặc kinh sĩ. Trong các Thánh Lễ đó, mỗi người sẽ thi hành phận vụ của mình theo chức
thánh hoặc thừa tác vụ đã lãnh nhận. Mọi tư tế khi không phải làm lễ riêng cho giáo dân vì lý
do mục vụ, nên đồng tế trong các Thánh Lễ đó, mỗi khi có thể được. Vả lại tất cả các tư tế
thuộc cộng đồng ấy, mà ích lợi mục vụ buộc phải làm lễ riêng cho giáo dân, cũng có thể
đồng tế trong Thánh Lễ tu viện hay Thánh Lễ cộng đồng cùng ngày.[xciii] [93] Các linh mục
hiện diện trong cử hành Thánh Thể, nếu không vì lý do chính đáng mà vắng mặt, nên thi
hành phận vụ theo chức thánh mình, và do đó mặc phẩm phục mà tham dự vào đồng tế.

I. THÁNH LỄ CÓ GIÁO DÂN THAM DỰ

115. Thánh Lễ với giáo dân được hiểu là Thánh Lễ được cử hành khi có giáo dân tham dự.
Chừng nào có thể nên hát và nên có một số người giúp lễ tương xứng khi cử hành Thánh Lễ
này, đặc biệt các ngày Chúa Nhật và lễ buộc;[xciv] [94] nhưng cũng có thể cử hành Thánh
Lễ mà không hát và chỉ có một người giúp lễ

116. Trong bất cứ cử hành Thánh Lễ nào, nếu có thầy Phó tế, thì thầy chu toàn phận vụ
mình. Cũng nên có người giúp lễ, người đọc sách và ca viên. Nghi thức trình bày sau đây
dựliệu trường hợp có số thừa tác viên khá đông. 

Những gì cần phải sửa soạn

117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ. Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc
gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo
phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải
đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có hình Chúa
31
chịu nạn khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác
với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tếvào hành lễ.

118. Cũng phải dọn sẵn:

a. Gần ghế vị tư tế: Sách Lễ và tập sách hát, nếu cần.

b. Trên giảng đài: sách bài đọc;

c. Trên bàn phụ: chén lễ, khăn thánh, khăn lau chén, và tùy nghi, tấm đậy chén, đĩa thánh và
nếu cần các bình thánh; bánh lễ cho linh mục, các thừa tác viên và giáo dân rước lễ, bình
nước và bình rượu, trừ khi giáo dân đưa lên tất cả các vật này lúc dâng lễ, bình nước thánh,
nếu có rảy; đĩa hứng khi cho giáo dân rước lễ, và tất cả những gì cần thiết để rửa tay.

Chén thánh nên có khăn phủ, và khăn phủ này có thể là màu trắng hay màu ngày lễ.

119. Trong phòng mặc áo, sẽ tùy hình thức Thánh Lễ cử hành mà dọn phẩm phục cho vị tư
tế, phó tế và các thừa tác viên:

a. Cho vị tư tế: áo trắng dài (alba), dây các phép (stola) và áo lễ(casula) hoặc áo choàng;

b. Cho thầy phó tế: áo trắng dài, dây các phép và áo phó tế; có thể bỏ áo này khi cần hoặc khi
bậc lễ không long trọng mấy;

c. Cho các thừa tác viên: áo trắng dài hoặc những áo khác đã được chuẩn nhận.[xcv] [95]

Tất cả những ai sử dụng áo trắng dài, thì cũng dùng dây lưng và khăn vai, trừ khi hình dáng
áo trắng dài không cần đến.

Khi có rước lúc nhập lễ, phải chuẩn vị sách Tin Mừng; vào những ngày Chúa Nhật và lễ
trọng thì chuẩn bị thêm bình hương và hương, nếu có xông hương, thánh giá cầm khi đi
rước, chân nến có gắn nến. 

A. Thánh lễ không có phó tế

Nghi thức đầu lễ

120. Khi giáo dân đã tập hợp, vị tư tế và các thừa tác viên mặc phẩm phục tiến tới bàn
thờ theo thứ tự sau đây:

a. Người mang bình hương có  đốt hương sẵn, nếu có xông hương;

b. Các thừa tác viên cầm nến và thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác cầm thánh giá đi

32
giữa họ;

c. Các thầy giúp lễ và các thừa tác viên khác;

d. Thầy đọc sách, thầy này có thể mang sách Tin Mừng, chứ không phải sách Bài Ðọc, nâng
cao lên một chút;

e. Vị chủ tế.

Nếu có xông hương, linh mục sẽ bỏ hương trước khi đi rước, chúc lành bằng dấu thánh giá,
mà không nói chi hết.

121. Ðang khi đoàn rước tiến lên bàn thờ, ca đoàn hát ca nhập lễ.

122. Khi tới bàn thờ, vị tư tế và các thừa tác viên cúi mình sâu.

Nếu có mang thánh giá có hình Chúa chịu nạn trong khi đi rước, thì đặt thánh giá gần bàn
thờ để thành thánh giá bàn thờ. Chỉ  để một thánh giá thôi, nên nếu có rồi thì đem thánh
giá đi rước cất đi. Ðèn thì đặt trên bàn thờ hay bên cạnh; sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ.

123. Vị tư tế tiến lên hôn bàn thờ, rồi tùy nghi, xông hương thánh giá và chung quanh bàn
thờ.

124. Sau đó, vị tư tế tới ghế. Khi hát xong ca nhập lễ, mọi người vẫn đứng, vị tư tế và giáo
dân làm dấu thánh giá. Vị tư tế đọc: "Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh
Thần. Giáo dân thưa: Amen.

Rồi vị tư tế hướng về giáo dân , dang tay, dùng một trong các công thức đã soạn sẵn mà chào
họ. Sau đó, chính vị tư tế hay một thừa tác viên khác nói một vài lời vắn tắt dẫn giáo dân vào
Thánh Lễ ngày hôm ấy.

125. Tiếp theo là nghi thức sám hối, rồi hát hoặc đọc kinh "Lạy Chúa, xin thương xót", theo
luật chữ đỏ (x. n. 52).

126. Khi luật đòi hỏi thì hát hoặc đọc Kinh "Vinh danh" (x. n. 53).

127. Tiếp đó, linh mục mời giáo dân cầu nguyện, bằng cách chắp tay đọc: "Chúng ta dâng lời
cầu nguyện". Và mọi người cùng với vị tư tế thinh lặng cầu nguyện trong giây lát. Ðoạn vị tư
tế dang tay đọc lời nguyện nhập lễ; đọc xong, giáo dân tung hô: "Amen". 

Phụng vụ Lời Chúa

128. Dứt lời nguyện nhập lễ, mọi người ngồi xuống. Vị tư tế có thể nói vắn tắt dẫn tín hữu
vào phụng vụ Lời Chúa. Ðộc viên tới giảng đài và đọc bài đọc thứ nhất từ sách Bài Ðọc
33
đã để sẵn trước Thánh Lễ, mọi người ngồi nghe, và đến cuối thì nói to: "Ðó là Lời Chúa",
mọi người đáp lại: "Tạ ơn Chúa".

Có thể tùy nghi giữ một chút thinh lặng, để mọi người suy gẫm giây lát những lời vừa nghe.

129. Sau bài đọc, người hát thánh vịnh hay chính độc viên, xướng thánh vịnh và dân chúng
đọc câu đáp.

130. Nếu có bài đọc thứ hai trước bài Tin Mừng, thì độc viên cũng đọc tại giảng đài như trên,
mọi người ngồi nghe và đến cuối thì tung hô, như nói trên (n. 128). Sau đó tùy nghi giữ một
chút thinh lặng.

131. Tiếp đến mọi người đứng dậy và hát Alêluia, hoặc bài ca nào khác, tùy mùa phụng
vụ đòi hỏi (x. nn. 6264).

132. Trong khi hát Alêluia, hoặc bài ca nào khác, vị tư tế bỏ hương, ban phép lành, nếu có
xông hương. Rồi vị tư tế chắp tay, cúi mình sâu trước bàn thờ, đọc thầm: "Lạy Thiên Chúa
toàn năng, xin thanh tẩy tâm hồn".

133. Rồi, vị tư tế cầm lấy sách Tin Mừng, nâng lên một chút, nếu sách đó đặt trên bàn thờ,
tiến đến giảng đài, có những thừa tác viên đi trước. Những người này có thể mang bình
hương và nến, đứng hướng về giảng đài, tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với Tin Mừng Chúa
Kitô.

134. Tại giảng đài, vị tư tế mở sách và chắp tay đọc: "Chúa ở cùng anh chị em", dân chúng
đáp: "Và ở cùng Cha", vị tư tế đọc tiếp: "Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô...", đưa ngón tay cái
làm dấu trên sách và trên mình, nơi trán, miệng và ngực, mọi người khác cũng làm như thế.
Dân chúng tung hô nói: "Lạy Chúa, vinh danh Chúa". Rồi vị tư tế xông hương sách Tin
Mừng, nếu có xông hương (x. nn. 277278). Sau đó, vị tư tế công bố bài Tin Mừng, và cuối
bài thì tung hô: "Ðó là Lời Chúa", dân chúng đáp: "Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa". Vị tưtế
hôn sách và đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc".

135. Nếu không có độc viên, chính vị tư tế sẽ đứng tại giảng đài đọc các bài đọc, và thánh
vịnh. Nếu có xông hương, thì cũng tại đó, ngài bỏ hương và cúi mình sâu đọc kinh "Lạy
Thiên Chúa toàn năng..."

136. Vị tư tế đứng tại ghế hay giảng đài, hay nơi nào khác xứng hợp, diễn giảng; giảng xong
giữ một chút thinh lặng.

137. Vị tư tế đọc hay hát kinh Tin Kính chung với giáo dân, mọi người đứng. Khi tới câu:
"Bởi phép Chúa Thánh Thần..", mọi người đều cúi mình sâu; nhưng trong lễ Truyền Tin và
lễ Giáng Sinh, thì mọi người quỳ gối.

34
138. Xong kinh Tin Kính, vị tư tế đứng tại ghế, chắp tay, nói vắn tắt mời tin hữu cầu nguyện
cho mọi người. Sau đó, phó tế, hay ca viên hay độc viên hay một người khác hướng vềdân
chúng đọc những ý nguyện từ giảng đài hay một nơi khác xứng đáng. Về phần mình, dân
chúng đáp lại bằng lời cầu khẩn. Sau đó, vị tư tế dang tay đọc lời nguyện kết thúc. 

Phụng vụ Thánh Thể

139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. n. 74), nếu
có rước lễ phẩm.

Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh
và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.

140. Nên để cho các tín hữu biểu lộ sự tham dự bằng việc tiến dâng bánh và rượu dùng vào
việc tế lễ, hoặc những phẩm vật dùng để đáp ứng các nhu cầu của thánh đường và cứu trợ
người nghèo.

Vị tư tế, với sự trợ giúp của thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác, nhận lãnh các phẩm vật
giáo dân dâng tiến. Bánh và rượu dùng trong Thánh Lễ, thì đem đặt trên bàn thờ, những
phẩm vật khác thì đem để vào nơi thích hợp.

141. Tại bàn thờ, vị tư tế tiếp nhận đĩa thánh có bánh; rồi hai tay cầm đĩa, nâng lên cao một
chút, mà đọc thầm: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa". Ðoạn đặt đĩa có bánh trên khănthánh.

142. Sau đó, người giúp lễ trao các bình rượu, nước cho vị tư tế đứng phía cạnh bàn thờ, vị
tư tế rót rượu và một chút nước vào chén thánh, đọc thầm: "Nhờ mầu nhiệm nước". Trởlại
giữa bàn thờ, vị tư tế hai tay cầm chén, nâng cao một chút mà đọc nhỏ tiếng: "Lạy Chúa,
chúc tụng Chúa", rồi đặt chén trên khăn thánh và tùy nghi đậy tấm che.

Nếu không hát khi dâng tiến lễ phẩm hay không chơi đờn, thì vị tư tế được phép, khi dâng
tiến bánh và rượu, đọc to tiếng những công thức chúc tụng, và giáo dân tung hô: "Chúc tụng
Thiên Chúa đến muôn đời".

143. Sau khi đặt chén trên bàn thờ, vị tư tế cúi mình đọc thầm kinh: "Lạy Chúa là Thiên
Chúa, xin thương nhận chúng con...".

144. Tiếp đó, nếu có xông hượng, vị tư tế bỏ hương và xông hương của lễ, thánh giá và bàn
thờ; còn người giúp lễ, đứng bên cạnh bàn thờ, xông hương vị tư tế, rồi sau đó, giáo dân.

145. Sau kinh "Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin thương nhận chúng con..." hoặc sau khi xông
hương, vị tư tế đứng bên cạnh bàn thờ  để rửa tay và đọc thầm: "Lạy Chúa, xin tẩy rửa con",
đang khi người giúp lễ đổ nước.

35
146. Trở lại giữa bàn thờ, vị tư tế đứng hướng về giáo dân, dang tay ra, rồi chắp lại, mời gọi
họ cầu nguyện, mà rằng: "Anh chị em hãy cầu nguyện...". Giáo dân đứng lên và thưa "Xin
Chúa nhận lễ vật...". Sau đó, vị tư tế dang tay đọc lời nguyện tiến lễ; cuối lời nguyện, giáo
dân tung hô "Amen".

147. Bấy giờ vị tư tế bắt đầu kinh Tạ Ơn. Ngài chọn theo luật chữ đỏ một trong các kinh
Tạ Ơn có trong Sách Lễ Rôma hay đã  được Toà Thánh chuẩn nhận. Tự bản chất, kinh Tạ Ơn
đòi hỏi một mình vị tư tế đọc mà thôi, do chức thánh. Giáo dân hiệp ý với vị tư tế trong đức
tin và trong thinh lặng, nhưng cũng can dự vào Kinh Tạ Ơn bằng những lời đáp trong phần
đối thoại đầu kinh Tiền Tụng, bằng kinh Thánh, Thánh, Thánh, bằng tung hô sau truyền
phép, bằng lời tung hô Amen sau lời vinh tụng cuối cùng, cũng như các lời tung hô khác
được Hội Ðồng Giám Mục phê chuẩn và Toà Thánh công nhận. Những phần nào trong Kinh
Tạ Ơn có nốt nhạc, thì vị tư tế nên hát.

148. Mở đầu Kinh Tạ  Ơn, vị tư tế dang tay hát hay đọc: "Chúa ở cùng anh chị em", giáo dân
đáp: "Và ở cùng cha". Và khi đọc tiếp: "Hãy nâng tâm hồn lên", ngài nâng hai tay cao lên,
giáo dân đáp: "Chúng con đang hướng về Chúa"; rồi giữ nguyên hai tay dang ra, đọc tiếp:
"Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta", giáo dân thưa: "Thật là chính đáng". Sau đó vị tư
tế dang tay đọc tiếp Kinh Tiền Tụng; sau Kinh Tiền Tụng, ngài chắp tay lại và cùng với các
người hiện diện hát hay đọc rõ tiếng kinh "Thánh, Thánh, Thánh" (x. n. 79, b).

149. Vị tư tế tiếp tục kinh Tạ Ơn như chữ đỏ đã ghi trong mỗi kinh. Nếu chủ tế là Giám Mục,
sau những lời "Cùng với Ðức Thánh Cha T. là tôi tớ Cha" ngài thêm "và con là tôi tớ bất
xứng của Cha". Nếu Giám Mục cử hành ngoài giáo phận mình thì sau những lời: "Cùng với
Ðức Thánh Cha T.", ngài thêm: "và con là tôi tớ bất xứng của Cha và người anh em con là
T., giám mục giáo phận T. này".

Giám Mục giáo phận, hoặc vị cùng đẳng cấp theo luật, phải được xướng tên với công thức:
"cùng với tôi tớ Cha là Ðức Giáo Hoàng T. và Ðức Cha T. là Giám Mục (hoặc: đại diện,
giám chứ?, phủ doãn, đan viện phụ) giáo phận chúng con".

Trong kinh Tạ Ơn, được phép xướng tên các giám mục phó và giám mục phụ tá, nhưng
không xướng tên các Giám Mục khác tình cờ hiện diện. Khi phải xướng tên nhiều vị thì đọc
theo một công thức chung: "Ðức Cha T. Giám Mục giáo phận chúng con và các đức giám
mục cộng tác với ngài".

Trong mỗi kinh Tạ ơn, phải lưu ý tới các quy tắc văn phạm mà thích nghi các công thức trên.

150. Một lát trước khi truyền phép, nếu thuận tiện, người giúp lễ sẽ rung chuông nhắc nhở
giáo dân. Cũng rung chuông mỗi lần dâng Mình Thánh, Máu Thánh lên, tùy theo thói quen
mỗi địa phương.

Nếu có xông hương thì người giúp lễ xông hương khi bánh thánh và chén được trình cho dân
36
chúng sau truyền phép.

151. Sau khi truyền phép, vị tư tế nói: "Ðây là mầu nhiệm đức tin", giáo dân tung hô theo
một trong các công thức có sẵn.

Cuối kinh Tạ Ơn, vị tư tế cầm đĩa có bánh thánh và chén, rồi nâng cả hai, đọc lời vinh tụng:
Chính nhờ Ðức Kitô. Dân chúng tung hô: Amen. Sau đó vị tư tế đặt đĩa và chén trên khăn
thánh.

152. Xong kinh Tạ Ơn, vị tư tế chắp tay đọc lời nhắn nhủ trước kinh Lạy Cha, rồi dang tay
đọc kinh Lạy Cha cùng với giáo dân.

153. Ðọc kinh Lạy Cha xong, một mình vị tư tế dang tay đọc kinh "Lạy Cha xin cứu chúng
con..". Khi đọc xong, giáo dân tung hô: "Vì Chúa là Vua...".

154. Rồi vị tư tế dang tay đọc rõ tiếng kinh "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói...". Xong
kinh này, ngài dang tay, rồi chắp tay, hướng về giáo dân, chúc bình an: "Bình an của Chúa
hằng ở cùng anh chị em". Giáo dân thưa: "Và ở cùng Cha". Sau đó, vị tư tế sẽ tuỳ nghi thêm:
"Anh (chị) em hãy chúc bình an cho nhau".

Vị tư tế có thể chúc bình an cho các người giúp lễ, nhưng ngài phải luôn luôn ở trên cung
thánh, để khỏi làm xáo trộn cuộc cử hành. Nếu có lý do chính đáng, ngài cũng có thể trao
bình an cho vài giáo dân, nhưng vẫn ở trên cung thánh. Mọi người trao cho nhau bình an, sự
hiệp thông và tình bác ái theo cách Hội Ðồng Giám Mục quy định. Khi trao bình an, có thể
nói: "Bình an của Chúa hằng ở cùng anh", và được đáp lại là "Amen".

155. Sau đó, vị tư tế cầm Mình Thánh, bẻ ra trên đĩa thánh và bỏ một phần nhỏ vào chén
thánh, đọc thầm "Xin Mình và Máu Chúa Giêsu...". Ðang khi đó, ca đoàn và giáo dân hát
hay đọc kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa...".

156. Bấy giờ vị tư tế chắp tay đọc thầm kinh "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa..."
hoặc "Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước Mình và Máu Thánh Chúa...".

157. Ðọc kinh đó xong, vị tư tế bái gối, rồi cầm lấy Mình Thánh đưa lên cao một chút trên
đĩa thánh hay trên chén thánh, hướng về giáo dân và nói: "Ðây Chiên Thiên Chúa...", sau đó
ngài cùng với giáo dân đọc một lần câu "Lạy Chúa, con chẳng đáng...".

158. Rồi vị tư tế đứng hướng về bàn thờ, đọc thầm "Xin Mình Thánh Chúa Kitô gìn giữ
con...", và kính cẩn rước Mình Thánh Chúa Kitô. Ðoạn ngài cầm chén thánh đọc thầm: "Xin
Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con...", và kính cẩn rước Máu Thánh Chúa Kitô.

159. Khi vị tư tế rước lễ thì bắt đầu hát ca Hiệp lễ (x. n. 86).

37
160. Sau đó vị tư tế cầm đĩa thánh hay bình thánh, tiến đến chỗ những người rước lễ thông
thường đi lên theo hàng.

Không cho phép chính tín hữu tự mình cầm lấy bánh thánh và chén thánh, càng không được
chuyền cho nhau. Các tín hữu rước lễ quỳ hay đứng tùy theo quy định của Hội Ðồng Giám
Mục. Nếu đứng, họ nên tỏ một cử chỉ tôn kính, theo như luật định, trước khi nhận Mình Máu
Thánh.

161. Nếu chỉ cho rước lễ dưới hình bánh, vị tư tế đưa Mình Thánh lên cao một chút trước
mặt mỗi người và nói: "Mình Thánh Chúa Kitô". Người rước lễ thưa "Amen", rồi rước
lễ,bằng miệng, hoặc, nơi nào cho phép, bằng tay. Sau khi nhận lấy bánh thánh, người rước lễ
rước hết ngay.

Về việc rước lễ dưới hai hình, thì giữ nghi thức mô tả dưới đây (x. nn. 284287).

162. Các linh mục hiện diện có thể giúp chủ tế cho rước lễ. Nếu không có linh mục và số
người rước lễ quá đông, chủ tế có thể kêu giúp đỡ các thừa tác viên ngoại thường, nghĩa là
thầy có chức giúp lễ và những tín hữu khác được đề cử vào việc này.[xcvi] [96] Trong
trường hợp cấp bách, chủ tế có thể cử những tín hữu xứng đáng.[xcvii] [97]

Các thừa tác viên này không đến bàn thờ trước khi vị tư tế rước lễ và luôn luôn nhận các
bình đựng Mình Máu Thánh để cho tín hữu rước từ tay vị chủ tế.

163. Cho rước lễ xong, vị tư tế rước hết rượu thánh hiến còn lại ngay tại bàn thờ; còn bánh
thánh còn dư thì hoặc rước hết tại bàn thờ hay đưa cất trong nhà tạm.

Vị tư tế trở lại bàn thờ, thu những mụn bánh nếu có; rồi ngài đứng sang phía cạnh bàn thờ
hay tới bàn phụ mà gạt các mụn bánh trên đĩa thánh và trong bình thánh vào chén thánh; ngài
vừa tráng chén, vừa đọc thầm: "Lạy Chúa, miệng chúng con..." và dùng khăn lau chén mà
lau. Nếu tráng chén trên bàn thờ, thì sau đó người giúp lễ sẽ đem bình và chén xuống bàn
phụ. Cũng có thể để bình chưa tráng, nhất là khi có nhiều bình, trên một khăn thánh ở bàn
thờ hay bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ, khi giải tán dân chúng rồi, sẽ tráng.

164. Sau đó, vị tư tế có thể trở về ghế. Có thể giữ thinh lặng thánh một lúc, hoặc hát thánh ca
ngợi khen hay thánh vịnh (x. n. 88).

165. Sau đó, vị tư tế  đứng tại bàn thờ hay tại ghế, chắp tay, hướng về giáo dân và đọc:
"Chúng ta hãy cầu nguyện", rồi dang tay đọc lời nguyện Hiệp Lễ, nhưng trước lời nguyện
này, có thể giữ thinh lặng trong giây lát, trừ khi đã giữ thinh lặng ngay sau khi rước lễ. Sau
lời nguyện, giáo dân tung hô "Amen".

Nghi thức kết thúc

38
166. Ðọc lời nguyện Hiệp Lễ xong, nếu có điều gì cần loan báo cho giáo dân, thì nói vắn tắt.

167. Ðoạn vị tư tế dang tay chào giáo dân "Chúa ở cùng anh chị em", giáo dân thưa: "Và ở
cùng Cha". Vị tư tế chắp tay, rồi lập tức tay trái đặt trên ngực và tay phải giơ lên, nói "Xin
Thiên Chúa toàn năng" rồi vừa làm dấu thánh giá trên dân vừa đọc "Là Cha và Con và Thánh
Thần ban phúc lành cho anh chị em". Mọi người thưa: "Amen".

Trong một ít ngày và một ít dịp, được tùy theo chữ đỏ mà dùng một công thức long trọng
hơn, hoặc một lời nguyện cầu trên dân chúng, trước lời chúc lành này.

Giám Mục chúc lành cho dân bằng công thức phù hợp, tay làm ba lần dấu thánh giá trên dân.

168. Ngay sau khi chúc lành, vị tư tế chắp tay nói tiếp: "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về
bình an". Mọi người thưa: "Tạ ơn Chúa".

169. Vị tư tế hôn bàn thờ như thường lệ, rồi cùng với các người giúp lễ chào kính bàn thờ mà
ra về.

170. Nếu ngay sau Thánh Lễ có cử hành nghi thức phụng vụ nào khác, thì bỏ nghi thức kết
thúc, tức là bỏ lời chào, lời chúc lành và giải tán. 

B. Thánh lễ có Thầy Phó Tế

171. Khi có thầy Phó tế dự phần vào việc cử hành Thánh Lễ, thầy phải mặc áo thánh và  chu
toàn thừa tác vụ của mình. Cách chung thầy phó tế:

a. Giúp vị tư tế và đi bên cạnh ngài khi tiến ra bàn thờ;

b. Tại bàn thờ, thầy sẽ phục vụ những việc liên hệ đến chén thánh và sách;

c. Công bố Tin Mừng và có thể giảng, nếu vị chủ tế bảo;

d. Nhắc nhở giáo dân khi cần và đọc các ý của lời nguyện phổ quát;

e. Giúp chủ tế ban Mình Máu Chúa và tráng, xếp các bình thánh;

f. Nếu không có người giup?lễ nào khác, thì khi cần, chính thầy sẽ làm công việc của các
người ấy. 

Nghi thức đầu lễ

172. Hai tay nâng sách Tin Mừng, thầy phó tế đi trước vị tư tế mà tiến đến bàn thờ; nếu
không có cầm sách thì thầy đi bên cạnh.

39
173. Khi đến bàn thờ, nếu mang sách Tin Mừng, thầy không bái kính, bước lên bàn thờ   đặt
sách Tin Mừng trên bàn thờ, rồi cùng với vị tư tế hôn kính bàn thờ.

Nếu không mang sách Tin Mừng, thầy cúi mình sâu chào bàn thờ cùng với vị tư tế, và cùng
với ngài hôn kính bàn thờ.

Sau đó, nếu có xông hương, thầy sẽ giúp vị tư tế bỏ hương và xông hương thánh giá và bàn
thờ.

174. Xông hương xong, thầy cùng với vị tư tế tới ghế, đặt bên cạnh vị tư tế và giúp ngài khi
cần. 

Phụng vụ Lời Chúa

175. Ðang khi hát Alêluia hay bài ca nào khác, nếu có xông hương, thầy Phó tế giúp vị tư tế
bỏ hương, rồi cúi mình sâu trước mặt vị tư tế, xin phép lành, mà đọc nhỏ tiếng: "Xin Cha
chúc lành cho con". Vị tư tế chúc lành cho thầy: "Xin Chúa ngự nơi tâm hồn...". Thầy Phó tế
làm dấu thánh giá trên mình và thưa: "Amen", rồi sau khi đã chào kính bàn thờ, thầy lấy sách
Tin Mừng trên bàn thờ, nếu sách để trên đó, đoạn tay nâng sách lên một chút tiến tới giảng
đài, cùng với các người cầm hương, cầm nến đi trước, nếu có. Tại giảng đài, thầy chắp tay
chào giáo dân: "Chúa ở cùng anh chị em", rồi khi đọc câu: "Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô", thầy
lấy ngón cái làm dấu trên sách, sau đó trên trán, miệng và ngực mình, xông hương sách và
công bố bài Tin Mừng. Ðọc xong, thầy nói: "Ðó là Lời Chúa", mọi người thưa: "Lạy Chúa
Kitô, ngợi khen Chúa". Rồi thầy hôn kính sách và đọc thêm: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa
đọc...", rồi về chỗ gần vị tư tế.

Khi thầy phó tế giúp Giám Mục, thầy đưa sách cho ngài hôn hay chính thầy vừa hôn sách
vừa đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc". Trong các buổi cử hành long trọng,
Giám Mục có thể ban phép lành cho dân chúng với sách Tin Mừng.

Sau đó thầy đưa sách Tin Mừng về bàn phụ hay một nơi thích đáng khác.

176. Nếu không có người đọc sách xứng đáng, thì thầy phó tế đọc các bài đọc.

177. Sau lời nói mở đầu của vị tư tế, thầy phó tế sẽ xướng các ý nguyện của lời nguyện cho
mọi người, thường thì ở giảng đài. 

Phụng vụ Thánh Thể

178. Khi lời nguyện cho mọi người xong, vị tư tế ngồi xuống ghế, thầy phó tế cùng với thầy
giúp lễ đi dọn bàn thờ, nhưng chính thầy phải sửa soạn các bình thánh. Thầy cũng giúp vịtư
tế tiếp nhận lễ phẩm do giáo dân dâng tiến. Rồi thầy trao đĩa thánh có bánh lễ cho vị tư tế.
Thầy vừa rót rượu và chút nước vào chén thánh, vừa đọc thầm: "Cũng như giọt nướcnày hoà
40
chung...", rồi trao chén thánh cho vị tư tế. Có thể sửa soạn chén thánh tại bàn phụ. Nếu có
xông hương, thầy giúp vị tư tế xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ, sau đó, thầy hoặc
một người giúp lễ khác, sẽ xông hương vị tư tế và giáo dân.

179. Trong phần kinh Tạ  Ơn, thầy Phó tế đứng gần vị tư tế, phía sau một chút, để khi cần,
giúp ngài mở chén, mở sách .

Từ lúc đọc kinh khẩn xin Chúa Thánh Thần cho đến khi nâng chén thánh, thường thì thầy
phó tế quỳ. Nếu có nhiều phó tế, một thầy sẽ bỏ hương và xông hương lúc nâng bánh thánh
và chén thánh sau truyền phép.

180. Ðến vinh tụng ca kết thúc kinh Tạ Ơn, thầy phó tế đứng cạnh vị tư tế, nâng chén thánh
lên, đang khi vị tư tế nâng đĩa có Mình Thánh, cho đến khi giáo dân đã tung hô: "Amen".

181. Sau khi vị tư tế đọc kinh cầu bình an và câu "Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị
em", và giáo dân đã thưa "Và ở cùng Cha", thầy phó tế tùy nghi chắp tay, hướng về giáo dân
mời trao bình an: "Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau". Thầy nhận bình an của vị tư tế,
và có thể chúc bình an cho những người giúp lễ gần mình.

182. Sau khi vị tư tế rước lễ, thầy phó tế rước lễ dưới hai hình từ tay ngài, rồi giúp ngài cho
giáo dân rước lễ. Nếu giáo dân rước lễ dưới hai hình, chính thầy cầm chén cho rước Máu
Thánh, rồi liền đó thầy kính cẩn rước hết tại bàn thờ Máu Thánh còn lại, nều cần có thể nhờ
các phó tế khác và linh mục giúp đỡ.

183. Cho rước lễ xong, cùng với vị tư tế trở về bàn thờ, thầy lượm các vụn bánh thánh, nếu
có, rồi đem chén thánh và các bình thánh xuống bàn phụ mà tráng và xếp dọn lại nhưthường
lệ, trong khi vị tư tế trở về ghế. Cũng có thể để chén và bình thánh chưa tráng, chưa lau trên
một khăn thánh ở bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ sẽ tráng, một khi đã giải tán
dân chúng.  

Nghi thức kết thúc

184. Khi vị tư tế đã  đọc lời nguyện Hiệp Lễ, nếu cần loan báo điều gì cho giáo dân, thầy phó
tế sẽ nói vắn tắt, trừ khi chính linh mục muốn làm việc này.

185. Nếu có công thức ban phép lành trọng thể hay có lời nguyện trên dân chúng, thầy phó tế
nói: "Anh chị em hay cúi mình nhận lãnh phép lành". Khi vị tư tế ban phép lành xong, thầy
phó tế dùng những lời sau đây mà giải tán dân chúng: "Lễ  đã xong, chúc anh chị em ra về
bình an".

186. Sau đó, cùng với vị tư tế, thầy hôn kính bàn thờ, và khi đã kính cẩn bái chào bàn thờ,
thầy trở về cùng một cách như khi tiến ra. 

41
C.  Những phần việc của thầy giúp lễ

187. Các phần việc mà thầy giúp lễ có thể làm thuộc nhiều loại khác nhau; lại có nhiều phần
việc phải làm cùng một lúc. Vậy nên phân phối các phần việc đó cho nhiều người. Nhưng
nếu chỉ có một thầy giúp lễ có mặt, thầy sẽ thi hành những gì quan trọng hơn; còn các việc
khác, thì trao cho những người giúp lễ khác.

Nghi thức đầu lễ

188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá đi giữa hai người giúp cầm nến
cháy. Khi tới bàn thờ, thầy đặt thánh giá gần bàn thờ, để thành thánh giá bàn thờ, nếu không
thì đem cất vào nơi xứng đáng. Rồi thầy về chỗ của mình trong cung thánh.

189. Trong suốt buổi cử hành, nhiệm vụ của thầy giúp lễ là đến gần vị tư tế, hoặc phó tế, mỗi
khi cần, để đưa sách và giúp các ngài trong những gì cần thiết. Do đó, nên hết sức dành cho
thầy một chỗ thuận tiện, để thầy dễ dàng lo phần việc của mình nơi ghế ngồi hay tại bàn thờ. 

Phụng vụ Thánh Thể

190. Nếu không có thầy phó tế, thì sau lời nguyện cho mọi người, và khi vị tư tế còn ở tại
ghế, thầy giúp lễ đặt khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ lên bàn thờ. Rồi, nếu
cần, thầy giúp vị tư tế tiếp nhận lễ phẩm do giáo dân dâng tiến, và, nếu tiện, đưa bánh rượu
tới bàn thờ và trao cho vị tư tế. Nếu có xông hương, chính thầy đưa bình hương chovị tư tế
và giúp ngài xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ. Rồi thầy xông hương vị tư tế và giáo
dân.

191. Thầy có thừa tác vụ giúp lễ có thể giúp vị tư tế cho giáo dân rước lễ, nếu cần, với tư
cách một thừa tác viên ngoại lệ.[xcviii] [98] Nếu cho rước lễ dưới hai hình, mà không có
thầy phó tế, thầy cho họ rước Máu Thánh; nếu giáo dân rước lễ theo cách chấm, thì thầy cầm
chén thánh.

192. Cho rước lễ xong, thầy có thừa tác vụ giúp lễ giúp vị tư tế hoặc phó tế lau và sắp xếp
các bình thánh. Khi không có thầy Phó tế, thầy giúp lễ mang các bình thánh tới bàn phụ,
tráng lau và sắp xếp các bình thánh tại đó.

193. Lễ xong, thầy giúp lễ cùng với các thừa tác viên khác, làm một với phó tế và vị tư tế, trở
về phòng thánh theo kiểu đoàn rước cùng một cách và thứ tự như khi đi ra. 

D. Những phần việc của thầy đọc sách

Nghi thức đầu lễ

194. Khi tiến ra bàn thờ, nếu không có thầy Phó tế, thầy đọc sách, mặc áo được chấp thuận,
42
có thể mang sách Tin Mừng, nâng cao lên một chút; trong trường hợp này, thầy đi trước vị tư
tế; còn nếu không, thầy đi với các người giúp khác.

195. Khi tới bàn thờ, cùng với những người khác, thầy kính cẩn bái chào bàn thờ. Nếu có
mang sách Tin Mừng, thầy bước tới bàn thờ, đặt sách Tin Mừng trên bàn thờ Sau đó, thầy
cùng với các người giúp khác về chỗ của mình trong cung thánh.

Phụng vụ Lời Chúa

196. Thầy đọc các bài đọc trước bài Tin Mừng trên giảng đài. Khi không có ca viên, thầy
cũng có thể đọc thánh vịnh và đáp ca sau bài đọc thứ nhất.

197. Khi không có thầy phó tế, thì sau lời dẫn nhập của vị tư tế, thầy đọc sách có thể xướng
các ý nguyện của lời nguyện cho mọi người.

198. Nếu không hát ca nhập lễ hoặc ca hiệp lễ, và giáo dân không đọc các ca nhập lễ hoặc ca
hiệp lễ ghi trong Sách Lễ, thì thầy đọc sách đọc các ca nhập lễ hoặc ca hiệp lễ vào lúc thích
hợp (x. nn. 48, 87).

II. THÁNH LỄ  ÐỒNG TẾ

199. Việc đồng tế biểu lộ thích đáng sự hiệp nhất của chức tư tế và hy lễ, cũng như của toàn
thể dân Chúa. Do chính nghi thức, buộc phải có đồng tế trong nghi lễ truyền chức Giám Mục
và linh mục, trong lễ Chúc phong viện phụ và lễ Dầu.

Cũng khuyên nên đồng tế trong những trường hợp sau đây, trừ phi lợi ích của tín hữu đòi hỏi
cách khác:

a. Thánh lễ Tiệc Ly chiều thứ Năm Tuần Thánh;

b. Thánh lễ vào các dịp họp Công Ðồng, Hội nghị các Giám Mục và Hội Ðồng Giám Mục;

c. Thánh lễ nhà dòng và Thánh Lễ chính trong các nhà thờ và nhà nguyện;

d. Thánh lễ trong mọi loại hội họp các linh mục triều hay dòng.[xcix] [99]

Mỗi vị tư tế được phép cử hành Thánh Lễ riêng, nhưng không được cùng lúc trong nhà thờ
hay nhà nguyện có đồng tế. Tuy nhiên, không được phép dâng lễ riêng vào chiều thứ Năm
Thánh (lễ Tiệc Ly) và đêm Vọng Phục Sinh.

200. Các linh mục đi hành hương được chấp nhận cho đồng tế, miễn là biết rõ tình trạng tư tế
của các ngài.

201. Ở đâu số vị tư tế quá đông, thì có thể đồng tế nhiều lần trong cùng ngày, nếu có nhu cầu
43
hay lợi ích mục vụ  đòi hỏi làm thế; tuy nhiên phải đồng tế vào những thời gian kế tiếp nhau
hay trong những nơi thánh khác nhau.[c] [100]

202. Chiếu theo luật, Giám Mục là người điều hành kỷ luật đồng tế trong mọi thánh đường
và nguyện đường của giáo phận mình.

203. Phải hết sức quý trọng lễ đồng tế mà các linh mục trong mỗi giáo phận cử hành với Ðức
Giám Mục của mình, trong lễ trạm, nhất là vào những dịp lễ trọng của năm phụng vụ, trong
lễ phong chức tân Giám Mục giáo phận hay giám mục phó hoặc phụ tá của ngài, trong lễ làm
phép dầu, lễ chiều Tiệc Ly, lễ kính các vị Thánh Sáng Lập Hội Thánh địa phương hay Thánh
Bổn Mạng giáo phận, lễ giáp năm của Giám Mục, cuối cùng vào những dịp Hội Nghị hay
viếng thăm mục vụ.

Cũng một lẽ ấy, khuyên nên đồng tế mỗi lần các linh mục hội họp với Giám Mục của mình,
vào dịp tĩnh tâm hay hội họp nào khác. Trong những trường họp này, dấu chỉ sự hiệp nhấtcủa
chức tư tế, cũng như của Hội Thánh, là đặc tính của mọi đồng tế, được biểu lộ một cách rõ
ràng.[ci] [101]

204. Vì lý do đặc biệt của ý nghĩa nghi thức hay của ngày lễ, còn được phép tế lễ hay đồng tế
nhiều lần trong cùng một ngày, trong những trường hợp sau đây:

a. Ai đã tế lễ hay đồng tế trong lễ dầu ngày thứ Năm Tuần Thánh, thì còn được tế lễ hay
đồng tế trong Thánh Lễ chiều Tiệc Ly;

b. Ai đã tế lễ hay đồng tế lễ Vọng Phục Sinh, thì có thể tế lễ hay đồng tế lễ ngày Phục Sinh;

c. Trong lễ Giáng Sinh, mọi tư tế có thể tế lễ hay đồng tế ba Thánh Lễ, miễn là vào đúng thời
điểm của những Thánh Lễ này;

d. Vào ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời, miễn là cử hành Thánh Lễ vào những thời gian
khác nhau và giữ những điều đã qui định cho Thánh Lễ thứ hai và thứ ba.[cii] [102]

e. Nếu ai đồng tế với Giám Mục hay vị đặc sứ trong dịp Hội Nghị hay viếng thăm mục vụ,
hoặc trong các dịp hội họp linh mục, thì có thể cử hành Thánh Lễ một lần nữa cho lợi ích
giáo dân. Ðiều này cũng áp dụng cho các buỗi tụ họp các tu sĩ.

205. Trong bất cứ hình thức đồng tế nào, Thánh Lễ phải diễn tiến theo các qui luật chung (x.
nn. 112198), tuy nhiên phải giữ hoặc thay đổi theo những điều nói sau đây.

206. Khi Thánh Lễ đã bắt đầu, không bao giờ được vào đồng tế hay tiếp nhận ai vào đồng tế.

207. Trên cung thánh phải chuẩn bị:

44
a. Ghế và sách cho các vị  đồng tế;

b. Trên bàn phụ: chén thánh đủ lớn, hoặc nhiều chén thánh.

208. Nếu trong Thánh Lễ  đồng tế không có phó tế, thì các phần vụ riêng của phó tế được vài
vị đồng tế đảm trách.

Nếu không có thừa tác viên nào khác, thì giáo dân xứng đáng có thể làm thay, còn nếu không
nữa, thì vài vị đồng tế thi hành.

209. Các vị đồng tế mặc lễ phục nơi phòng thánh hay một nơi khác xứng hợp, như thường
mặc khi làm lễ một mình. Tuy nhiên khi có lý do chính đáng, chẳng hạn: đông số đồng tếquá
mà thiếu lễ phục, thì các vị đồng tế, luôn luôn trừ vị chủ tế, có thể bỏ áo lễ, chỉ mang dây
stola trên áo alba.

Nghi thức đầu lễ

210. Sau khi mọi sự đã chuẩn bị chu đáo, thì, thông thường, đi rước qua thánh đường để tới
bàn thờ. Các vị đồng tế đi trước chủ tế.

211. Khi đến bàn thờ, các vị đồng tế và chủ tế bái sâu chào, rồi hôn kính bàn thờ, sau đó về
chỗ ngồi của mình. Vị chủ tế, tùy nghi, xông hương thánh giá và bàn thờ, rồi về ghế.

Phụng vụ Lời Chúa

212. Trong phần phụng vụ Lời Chúa, các vị đồng tế ở tại chỗ, ngồi và  đứng như vị chủ tế.

Khi Giám Mục chủ toạ, thì một linh mục, nếu không có phó tế, công bố Tin Mừng, sau khi
xin và nhận phép lành. Nhưng không làm thế khi chủ tế là một linh mục.

213. Thông thường vị chủ tế, hay một trong các vị đồng tế diễn giảng.

Phụng vụ Thánh Thể

214. Phần chuẩn bị lễ phẩm ( xem nn. 139145) do chủ tế làm, các vị đồng tế khác ngồi tại
chỗ.

215. Sau khi chủ tế đọc lời nguyện tiến lễ, các vị đồng tế tiến đến và đứng chung quanh bàn
thờ, nhưng tránh gây trở ngại cho việc thi hành các nghi thức, và che khuất không cho giáo
dân thấy rõ hành động thánh, cũng như gây trở ngại cho phó tế khi phải tiến đến bàn thờ làm
nhiệm vụ mình.

Dù cho có mặt các vị  đồng tế, phó tế vẫn phải thi hành thừa tác vụ của mình gần bàn thờ,

45
khi giúp mở chén và sách. Tuy nhiên thầy nên đứng lui ra sau các vị ấy một chút.

Cách thức đọc Lời Nguyện Thánh thể

216. Chỉ một mình vị chủ tế hát hay đọc kinh Tiền Tuing. Còn kinh Thánh, Thánh, Thánh,
thì mọi vị  đồng tế cùng với giáo dân và ca đoàn hát hay đọc.

217. Xong kinh Thánh, Thánh, Thánh, các vị đồng tế đọc Lời Nguyện Thánh Thể theo cách
được mô tả sau. Chỉ có chủ tế làm các cử chỉ, ngoại trừ khi ghi cách khác.

218. Những phần mà các vị  đồng tế cùng đọc, và nhất là mọi người buộc phải đọc các lời
truyền phép, thì phải đọc nhỏ tiếng, để cho giọng của chủ tế được nghe rõ ràng. Bằng cáchấy,
giáo dân mới lãnh hội bản văn dễ dàng hơn.

Những phần mà mọi vị  đồng tế cùng đọc, mà có ghi dấu nhạc trong Sách Lễ, thì nên hát. 

Kinh Nguyện Thánh Thể I, hay Lễ Qui Rôma

219. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể I, hay Lễ Qui Rôma, một mình chủ tế dang tay đọc:
"Lạy Cha rất nhân từ (Te igitur)".

220. Kinh cầu cho kẻ sống và kinh "Cùng hiệp thông" (Memento vivorum et
Communicantes) nên để cho một trong các vị đồng tế luân phiên nhau đọc, dang tay và rõ
tiếng.

221. Kinh "Vậy, lạy Cha" (Hanc igitur) lại do một mình chủ tế dang tay đọc.

222. Từ kinh "Lạy Cha, xin thánh hoa"?cho đến kinh "Lạy Cha, là Thiên Chúa toàn năng" (a
"Quam oblationem" usque ad "Supplices"), chỉ một mình chủ tế làm các cử chỉ, tất cảcác
vị đồng tế cùng đọc chung, theo cách sau đây:

a. Kinh "Lạy Cha, xin thánh hoá"? hai tay giơ về phía lễ phẩm;

b. Các kinh "Tối hôm trước ngày", "Cùng một thể thức ấy": chắp tay;

c. Các lời của Chúa: tay phải, nếu thấy tiện, giơ về phía bánh và chén; mắt nhìn bánh thánh
và chén khi nâng lên cho xem thấy và sau đó, thì cúi mình sâu;

d. Các kinh "Vì vậy, lạy Cha" và "Xin Cha đoái nhìn": dang tay;

e. Kinh "Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng": cúi mình và chắp tay cho đến câu "tại bàn thờ
này", rồi đứng thẳng lên và làm dấu khi đọc câu "tất cả chúng con được đầy tràn ơn phúc bởi
trời".

46
223. Kinh cầu cho người qua đời và kinh "Xin cũng cho chúng con là tôi tớ tội lỗi": một
trong các vị đồng tế luân phiên đọc, dang tay và rõ tiếng.

224. Ðến câu "Xin cũng cho chúng con là tôi tớ tội lỗi": mọi vị đồng tế đấm ngực.

225. Câu "Nhờ Người Cha không ngừng sáng tạo": một mình chủ tế đọc.

Kinh Nguyện Thánh Thể II

226. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, một mình chủ tế dang tay đọc: "Lạy Cha, Cha thật
là Ðấng Thánh".

227. Từ kinh "Vì vậy, lạy Cha" cho đến kinh "Nguyện xin Cha đoái nhìn", mọi vị đồng tế
cùng đọc chung theo cách sau đây:

a. "Vì thế, chúng con xin Cha": hai tay giơ về lễ phẩm;

b. "Khi bị nộp" và "Cùng một thể thức ấy": chắp tay;

c. Các lời của Chúa: tay phải, nếu thấy tiện, giơ hướng về bánh và chén; mắt nhìn Mình
Thánh và Chén Thánh khi nâng lên cho thấy và sau đó thì cúi mình sâu;

d. "Vì thế, lạy Cha, giờ  đây tưởng nhớ" và " Chúng con cúi xin Cha": dang tay.

228. Các lời cầu cho người sống: "Lạy Cha, xin nhớ đến Hội Thánh", và cho người qua đời:
"Xin Cha cũng nhớ đến", một trong các vị đồng tế luân phiên dang tay đọc.

Kinh Nguyện Thánh Thể III

229. Trong Kinh Nguyện Thánh thể III, một mình chủ tế dang tay đọc: "Lạy Cha, Cha thật
là Ðấng Thánh".

230. Từ "Vì vậy, lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha" cho đến "Nguyện xin Cha đoái
nhìn": tất cả các vị đồng tế cùng đọc theo cách thức sau đây:

a. "Vì vậy, Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha": hai tay giơ về phía lễ phẩm;

b. "Trong đêm bị trao nộp" và "Cùng một thể thức ấy": chắp tay;

c. Các lời của Chúa: tay phải, nếu thấy tiện, giơ hướng về bánh và chén; mắt nhìn bánh thánh
và chén khi nâng lên cho thấy và sau đó cúi mình sâu;

d. "Vì vậy, lạy Cha" và "Nguyện xin Cha đoái nhìn": dang tay.

47
231. Các lời chuyển cầu: "Nguyện xin Chúa Thánh Thần" và "Lạy Cha, xin cho hy lễ hoà
giải này": một trong các vị đồng tế luân phiên dang tay đọc.

Kinh Nguyện Thánh thể IV

232. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV, từ câu "Lạy Cha chí thánh" cho đến "hoàn thành
công cuộc thánh hoá muôn loài": một mình chủ tế dang tay đọc.

233. Từ "Vậy, lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần" cho đến "Lạy Cha, xin nhìn đến hy lễ":
mọi vị đồng tế đều đọc theo cách thức sau đây:

a. "Vậy, lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần": hai tay giơ hướng về lễ phẩm;

b. "Lạy Cha chí thánh, khi đến giờ" và "Cùng một thể thức ấy": chắp tay;

c. Các lời của Chúa: tay phải, nếu thấy tiện, giơ hướng về bánh và chén; mắt nhìn bánh thánh
và chén khi nâng cho thấy và sau đó cúi mình sâu;

d. "Vì vậy, lạy Cha, giờ  đây" và "Lạy Cha, xin nhìn đến": dang tay.

234. Các lời chuyển cầu: "Lạy Cha, giờ đây" và "Lạy Cha nhân từ": một trong các vị đồng tế
luân phiên dang tay đọc.

235. Còn về các Kinh Nguyện Thánh Thể khác, được Toà Thánh chuẩn nhận, thì theo các
qui tắc ấn định cho chúng.

236. Vị chủ tế và các vị  đồng tế cùng đọc vinh tụng ca cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, nhưng
giáo dân không đọc.

Nghi thức hiệp lễ

237. Sau đó, vị chủ tế chắp tay đọc lời nhắn nhủ trước kinh Lạy Cha, rồi ngài cùng với các
vị  đồng tế dang tay đọc kinh Lạy Cha cùng với giáo dân.

238. Kinh "Lạy Cha, xin cứu chúng con" do một mình chủ tế dang tay đọc. Tất cả các
vị đồng tế, cùng với giáo dân, tung hô kết thúc: "Vì Chúa là Vua".

239. Sau lời mời của phó tế, hay của một vị đồng tế, nếu không có phó tế: "Anh chị em hãy
chúc bình an cho nhau", mọi người trao cho nhau bình an. Chủ tế trao bình an cho những vị 
đồng tế gần nhất, trước khi trao cho thầy phó tế.

240. Trong khi hát hay đọc "Lạy Chiên Thiên Chúa", các phó tế và vài vị đồng tế có thể giúp
chủ tế bẻ bánh thánh để cho các vị  đồng tế và giáo dân rước lễ.

48
241. Khi hoà bánh thánh vào rượu thánh xong, một mình chủ tế đọc thầm kinh "Lạy Chúa
Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" hay kinh "Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước".

242. Sau khi đọc xong lời nguyện trước rước lễ, chủ tế bái gối, lui ra một chút. Các vị đồng
tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và kính cẩn cầm lầy Mình Thánh Chúa tại bàn
thờ, và tay phải cầm Mình Thánh, có tay trái đở phía dưới mà lui về chỗ của mình. Tuy
nhiên, các vị đồng tế có thể đứng tại chỗ và nhận lấy Mình Thánh từ đĩa do vị chủ tế hoặc
một hay nhiều vị đồng tế cầm đi ngang qua trước mặt các ngài, hay, chuyền đĩa cho người kế
tiếp cho đến người cuối cùng.

243. Sau đó, chủ tế cầm lấy Mình Thánh được truyền phép trong chính Thánh Lễ ấy, nâng
cao lên một chút trên đĩa hay trên chén, hướng về giáo dân và nói: "Ðây Chiên Thiên Chúa",
rồi đọc tiếp cùng với các vị đồng tế và giáo dân: "Lạy Chúa, con chẳng đáng".

244. Rồi chủ tế hướng về bàn thờ, đọc thầm: "Xin Mình Thánh Chúa Kitô gìn giữ con" và
kính cẩn rước lấy. Các vị đồng tế cũng làm như vậy khi các ngài rước lễ. Tiếp theo, chủ
tếcho thầy phó tế rước lễ.

245. Có thể rước Máu Thánh hoặc uống trực tiếp chén thánh, hoặc bằng cách chấm, hoặc
bằng thìa, hoặc bằng ống hút.

246. Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống trực tiếp chén thánh, có thể theo một trong hai
cách sau đây:

a. Chủ tế cầm lấy chén và  đọc thầm: "Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con", rồi uống một
chút, đoạn trao chén cho phó tế hay một vị đồng tế. Sau đó ngài cho giáo dân rước lễ (x. nn.
160162).

Các vị đồng tế, từng người một, hay từng hai người nếu có hai chén, tiến đến bàn thờ, quì
gối, rước Máu Thánh, lau miệng chén và trở về chỗ.

b. Chủ tế đứng tại giữa bàn thờ rước lấy Máu Thánh.

Các vị đồng tế có thể rước Máu Thánh tại chỗ mình từ chén thánh do phó tế hay một vị đồng
tế đưa tới, hoặc chuyền chén thánh cho nhau. Chén thánh luôn luôn được lau bởi vị vừa uống
hay bởi người trao chén. Ai đã rước Máu Thánh, thì trở về ghế mình.

247. Thầy phó tế kính cẩn rước hết tại bàn thờ Máu Thánh còn lại, nếu cần thì nhờ vài
vị đồng tế giúp đỡ. Sau đó, đem chén thánh về bàn phụ, tại đây chính thầy hay thầy có chức
giúp lễ tráng, lau và xếp đặt như thường lệ (x. n. 183).

248. Các vị đồng tế cũng có thể rước Mình Thánh đặt trên bàn thờ và liền sau đó, rước Máu

49
Thánh.

Trong trường hợp này, chủ tế rước lễ dưới hai hình như thường lệ (x. n. 158), nếu ngài chọn
cách thức rước chén thánh nào thì các vị đồng tế khác theo cách ấy.

Sau khi chủ tế rước lễ, chén thánh được đặt bên cạnh bàn thờ trên một khăn thánh khác. Các
vị đồng tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và rước Mình Thánh, sau đó  đi qua bên
cạnh bàn thờ và rước Máu Thánh, theo nghi thức rước chén thánh đã chọn, như nói trên.

Việc thầy phó tế rước lễ và tráng chén được thực hiện cùng một cách như trên.

249. Nếu các vị đồng tế rước bằng cách chấm, thì chủ tế rước Mình và Máu Thánh Chúa như
thường lệ, tuy nhiên chú ý  để lại trong chén đủ Máu Thánh cho các vị đồng tế rước. Sau đó,
thầy phó tế, hay một vị đồng tế, đặt chén thành ở giữa bàn thờ hay bên cạnh bàn thờ trên một
khăn thánh khác, cùng với đĩa đựng Mình Thánh.

Các vị đồng tế, từng người một, tiến đến bàn thờ, quì gối, cầm lầy Mình Thánh, nhúng một
phần vào chén, rồi cầm đĩa hứng dưới miệng, rước lấy Mình Thánh đã nhúng đó, sau đó trở
về chỗ ngồi lúc đầu lễ.

Phó tế cũng rước bằng cách chấm. Một vị đồng tế nói khi trao: Mình và Máu Chúa Kitô, phó
tế đáp: Amen. Phó tế rước hết tại bàn thờ Máu Thánh còn lại, có thể nhờ vài vị đồng tếgiúp,
nếu cần, rồi đem chén thánh đến bàn phụ, và chính thầy hay một thầy có chức giúp lễ tráng,
lau và xếp đặt chén thánh.

Nghi thức kết thúc

250. Chủ tế làm như thường lệ những nghi thức kết thúc Thánh Lễ (x. nn. 166169), còn các
vị đồng tế cứ ở tại chỗ.

251. Trước khi rời bàn thờ, mọi người bái sâu chào bàn thờ. Còn chủ tế hôn kính bàn thờ như
thường lệ. 

III.  THÁNH LỄ CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI GIÚP

252. Trong Thánh Lễ vị tư tế cử hành mà chỉ có một người giúp và thưa, thì dùng nghi thức
Thánh Lễ có giáo dân (x. nn. 120169), người giúp tùy nghi làm những phần việc của dân
chúng.

253. Nều người giúp là phó tế, thì thầy sẽ chu toàn những phần việc của riêng mình (x. nn.
171186), và các phần việc khác của dân chúng.

254. Nếu không có lý do chính đáng và hợp lý, không được cử hành Thánh Lễ mà không có
50
người giúp hay ít là một tín hữu. Trong trường hợp này, bỏ các lời chào, lời nhắn nhủ và
phép lành cuối lễ.

255. Chén lễ được dọn trước hoặc trên bàn phụ bên cạnh bàn thờ, hoặc trên bàn thờ phía bên
phải, còn Sách Lễ thì đặt phía bên trái.

Nghi thức đầu lễ

256. Vị tư tế, sau khi cúi sâu chào bàn thờ, đứng trước bàn thờ, làm dấu thánh giá, và nói:
"Nhân danh Chúa Cha"; đoạn quay chào người giúp bằng một trong các công thức đềnghị;
rồi làm việc thống hối.

257. Sau đó ngài tiến lên bàn thờ và hôn bàn thờ, đoạn đến bên Sách Lễ phía trái bàn thờ
và đứng ở đó cho đến hết lời nguyện cho mọi người.

258. Sau đó ngài đọc ca nhập lễ, và kinh "Lạy Chúa, xin thương xót" và "Vinh danh", theo
luật chữ đỏ.

259. Ðoạn, ngài chắp tay đọc "Chúng ta hãy cầu nguyện", ngưng một lát, rồi dang tay đọc lời
nguyện nhập lễ. Cuối lời nguyện, người giúp thưa to: "Amen". 

Phụng vụ Lời Chúa

260. Hết sức có thể nên đọc các bài đọc tại giảng đài hay tại một bục.

261. Xong lời nguyện nhập lễ, người giúp đọc bài đọc thứ nhất và thánh vịnh, rồi bài đọc hai,
khi phải đọc, sau đó, Alêluia và câu kèm theo hay một bài ca khác.

262. Ðoạn vị tư tế cúi mình đọc "Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy", rồi đọc bài Tin
Mừng. Kết bài ngài nói: "Ðó là Lời Chúa", người giúp thưa: "Lạy Chúa Kitô, ngợi khen
Chúa". Vị tư tế hôn sách và đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng..."

263. Sau đó vị tư tế cùng với người giúp đọc kinh Tin Kính, theo luật chữ đỏ.

264. Tiếp theo là lời nguyện cho mọi người, cũng có thể đọc trong Thánh Lễ này, vị tư tế
xướng các lời nguyện, người giúp thưa lại. 

Phụng vụ Thánh Thể

265. Phụng vụ Thánh Thể  được cử hành theo như Thánh Lễ có giáo dân, ngoại trừ những
điều sau đây.

266. Sau lời tung hô cuối kinh kế tiếp kinh Lạy Cha, vị tư tế đọc kinh "Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã nói", rồi thêm: "Bình an của Chúa hằng ở cùng anh em", người giúp thưa:
51
"Và ởcùng Cha". Tùy nghi vị tư tế trao bình an cho người giúp.

267. Ðoạn, trong khi đọc "Lạy Chiên Thiên Chúa" cùng với người giúp, linh mục bẻ bánh
thánh trên đĩa. Sau kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", ngài vừa hoà Mình và Máu Thánh vừa đọc
thầm: "Xin Mình và Máu thánh".

268. Sau khi hoà trộn, vị tư tế đọc thầm: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống"
hoặc "Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước"; rồi bái gối, cầm bánh thánh và, nếu người giúp
rước lễ, hướng về người ấy, nâng bánh thánh lên một chút trên đĩa, nói: "Ðây Chiên Thiên
Chúa" và cùng với người ấy đọc: "Lạy Chúa, con chẳng đáng". Ðoạn, ngài quay mặt về?bàn
thờ rước Mình Thánh Chúa Kitô. Nếu người giúp không rước lễ, thì sau khi quì gối xong,
ngài quay mặt về bàn thờ, đọc thầm một lần: "Lạy Chúa, con chẳng đáng" và "Xin Mình
Thánh Chúa Kitô gìn giữ con", rồi rước Mình Thánh Chúa Kitô. Ðoạn ngài cầm lấy chén và
đọc thầm: "Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con" và rước lấy Máu Thánh.

269. Trước khi cho người giúp rước lễ, vị tư tế đọc ca hiệp lễ.

270. Vị tư tế tráng chén ở bên trái bàn thờ hay tại bàn phụ. Nếu chén được tráng ở bàn thờ,
thì người giúp có thể đưa về bàn phụ, hay đặt bên trái bàn thờ.

271. Sau khi tráng chén xong, vị tư tế nên giữ thinh lặng một chút, rồi đọc lời nguyện hiệp lễ.

Nghi thức kết thúc

272. Nghi thức kết thúc được làm như trong Thánh Lễ có giáo dân. Bỏ lời: Lễ xong. Vị tư tế
hôn kính bàn thờ như lệ thường và sau khi cúi mình sâu, ra về cùng với người giúp.

IV.  VÀI QUI LUẬT CHUNG CHO MỌI HÌNH THỨC THÁNH LỄ

Việc tôn kính bàn thờ và sách Tin Mừng

273. Theo thói quen lưu truyền, việc tôn kính bàn thờ và sách Tin Mừng được biểu lộ bằng
cách hôn. Nhưng, ở nơi nào cử chỉ ấy không phù hợp với tập tục và tinh thần địa phương, thì
Hội Ðồng Giám Mục chỉ định một cách khác thay thế, với sự đồng ý của Toà Thánh. 

Bái gối và cúi

274. Bái gối, nghĩa là gối phải nghiêng đụng đất, là cử chỉ thờ phượng, do đó dành cho
Thánh Thể và Thánh Giá từ khi được tôn kính trọng thể trong phụng vụ thứ Sáu Thánh tưởng
niệm cuộc Thương Khó của Chúa, cho đến bắt đầu Vọng Phục Sinh.

Trong Thánh Lễ có ba lần bái gối, đó là sau khi nâng bánh thánh, sau khi nâng chén thánh và
trước lúc hiệp lễ. Trong Thánh Lễ đồng tế có vài điều đặc biệt phải giữ về điểm này (x.nn.
52
210251).

Nếu nhà tạm có Thánh Thể  được đặt trong cung thánh, thì vị tư tế, phó tế và các người giúp
khác phải bái gối, khi đi đến bàn thờ hoặc khi rời bàn thờ, nhưng không bái gối trong lúc cử
hành Thánh Lễ.

Ngoài ra, mọi người bái gối khi đi ngang trước Thánh Thể, trừ phi khi đi kiệu.

Những người mang thánh giá hay đèn thì thay vì bái gối, họ cúi đầu.

275. Cúi biểu lộ lòng tôn kính đối với những đấng, những người hoặc các dấu hiệu của họ.
Có hai loại cúi: cúi đầu và cúi mình:

a. Cúi đầu khi đọc danh Ba Ngôi, và tên thánh Giêsu, Ðức Trinh Nữ Maria và vị thánh trong
Thánh Lễ kính vị này.

b. Cúi mình hay cúi sâu khi chào kính bàn thờ, khi đọc các kinh "Lạy Thiên Chúa toàn năng,
xin thanh tẩy" và "Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin thương nhận", khi đọc câu trong kinh Tin
Kính: "Bởi phép Chúa Thánh Thần", khi đọc câu trong Lễ Quy Rôma: "Chúng con nài xin
Cha". Thầy phó tế cũng cúi mình khi xin phép lành trước lúc công bố Tin Mừng. Ngoài ra
vịtư tế cũng nghiêng mình một chút khi đọc các lời của Chúa lúc truyền phép. 

Việc xông hương

276. Xông hương diễn tả lòng tôn kính và cầu nguyện, như Thánh Kinh đã nói (x. Tv 140,2;
Kh 8,3).

Ðược tuỳ ý xông hương trong bất cứ hình thức Thánh Lễ nào:

a. Khi đi rước tiến vào;

b. Ðầu lễ, xông hương thánh giá và bàn thờ;

c. Khi rước và công bố Tin Mừng;

d. Sau khi đặt bánh và chén rượu trên bàn thờ, xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ,
cũng như vị tư tế và giáo dân;

e. Khi nâng bánh thánh và chén sau truyền phép.

277. Khi bỏ hương vào bình hương, vị tư tế làm dấu thánh giá chúc lành mà không đọc gì.

Trước và sau khi xông hương, cúi sâu chào những người hay những vật được xông hương,

53
ngoại trừ bàn thờ và lễ phẩm dùng cho hy tế Thánh Lễ.

Phải xông hương ba lần: Thánh Thể, di tích Thánh Giá và ảnh Chúa được trưng bày cho tôn
kính công khai, lễ phẩm dùng cho hy tế Thánh Lễ, thánh giá bàn thờ, sách Tin Mừng, nến
phục sinh, vị tư tế và giáo dân.

Xông hương hai lần các di tích và ảnh các Thánh được trưng bày cho tôn kính công khai, và
chỉ lúc đầu cuộc cử hành, khi xông hương bàn thờ.

Bàn thờ được xông hương bằng những cái lắc bình hương theo cách thức sau đây:

a. Nếu bàn thờ tách biệt vách tường, vị tư tế đi vòng chung quanh bàn thờ mà xông;

b. Nếu bàn thờ dính liền với vách tường, vị tư tế xông hương phía phải, rồi phía trái;

Nếu thánh giá đặt phía trên bàn thờ hay tại bàn thờ, thì xông hương thánh giá trước khi xông
bàn thờ; trong những trường hợp khác, xông thánh giá khi đi ngang qua.

Vị tư tế xông hương lễ phẩm ba lần trước khi xông thánh giá và bàn thờ, hoặc xông theo hình
thánh giá trên các lễ phẩm.  

Việc tráng chén

278. Mỗi khi có mãnh vụn bánh thánh dính nơi các ngón tay, nhất là sau khi bẻ bánh hoặc
cho giáo dân rước lễ, vị tư tế phải lau các ngón tay trên đĩa hoặc rửa nếu cần. Cũng phải thu
lượm các mãnh, nếu chúng rơi ngoài đĩa thánh.

279. Các chén thánh được vị tư tế, phó tế hay thầy có chức giúp lễ tráng lau sau rước lễ hoặc
sau Thánh Lễ, nên làm việc này tại bàn phụ. Tráng chén bằng nước hoặc bằng nước và rượu,
và người tráng uống hết. Ðĩa thánh được chùi bằng khăn lau.

Phải liệu sao Máu Thánh còn lại sau khi cho rước được uống hết tại bàn thờ.

280. Nếu bánh thánh hay phần bánh thánh bị rơi vải, phải kính cẩn nhặt lấy, nếu có chút Máu
Thánh rớt xuống chỗ nào, thì phải rửa nơi đó bằng nước, và sau đó đổ nước ấy vào giếng
thánh đặt trong phòng thánh. 

Việc hiệp lễ dưới hai hình

281. Xét về phương diện dấu chỉ, việc hiệp lễ dưới hai hình là hình thức đầy đủ hơn.
Quả vậy, dưới hình thức này, dấu chỉ của bữa tiệc Thánh Thể được sáng tỏ hơn. Ý Thiên
Chúa muốn thiết lập Giao Ước mới và vĩnh cửu trong Máu Thánh Chúa cũng được biểu lộ rõ
ràng hơn. Ðồng thời, mối tương quan giữa bữa tiệc Thánh Thể và bữa tiệc cánh chung trong

54
nước Chúa Cha được diễn tả minh bạch hơn.[ciii] [103]

282. Các vị chủ chăn phải lo liệu dùng cách nào thích hợp nhất để gợi lại trong tâm trí tín
hữu, những người rước lễ cũng như những người dự lễ, giáo lý công giáo về hình thức hiệp
lễ, theo ý Công Ðồng Triđentinô? Trước hết, phải nhắc cho các kitô hữu nhớ rằng theo đức
tin công giáo, dù rước lễ dưới một hình, họ cũng lãnh nhận trọn vẹn Chúa Kitô và bí tích
thực thụ. Bởi đó, về hiệu quả, người rước lễ dưới một hình thôi cũng chẳng thiệt mất ơn nào
cần thiết cho sự cứu độ.[civ] [104]

Phải dạy cho họ biết trong việc phân phát các bí tích, Hội Thánh có quyền ấn định hoặc thay
đổi những gì xét ra thuận tiện hơn cho việc tôn kính các bí tích, hay cho lợi ích của người
lãnh nhận, theo biến chuyển của sự vật, thời đại và nơi chốn, tuy vẫn phải giữ nguyên vẹn
những gì thuộc bản chất của bí tích.[cv] [105] Tuy nhiên, các ngài đồng thời cũng phải giáo
huấn họ để họ ước muốn tham dự cách nhiệt tình hơn vào nghi thức thánh, qua đó dấu chỉ
của tiệc Thánh Thể được biểu lộ cách đầy đủ hơn.

283. Ngoại trừ những trường hợp được nói đến trong các sách nghi thức, còn được rước lễ
dưới hai hình:

a. Các tư tế không thể cử hành hay đồng tế Thánh Lễ;

b. Thầy phó tế và những người chu toàn một phận vụ nào đó trong Thánh Lễ;

c. Các thành viên của các cộng đoàn trong Thánh Lễ tu viện hoặc Thánh Lễ "cộng đoàn", các
học viên chủng viện, tất cả những người dự tĩnh tâm hay tham gia hội nghị về tu đức và mục
vụ.

Giám Mục giáo phận có thể  định ra những quy tắc về rước lễ dưới hai hình cho giáo phận
mình, các cộng đoàn tu sĩ và các nhóm nhỏ cũng phải tuân theo. Giám Mục cũng có
năngquyền cho phép rước lễ dưới hai hình, mỗi lần vị chủ tế thấy là thích đáng, miễn là tín
hữu được giáo huấn kỷ lưỡng và không có bất cứ nguy cơ xúc phạm đến Thánh Thể hoặc
nghi thức gặp khó khăn vì đông người tham dự quá hay vì lý do nào khác.

284. Khi cho rước lễ dưới hai hình;

a. Thông thường thầy phó tế cho rước Máu Thánh, hoặc, nếu không có phó tế, thì linh mục,
hay thầy có chức giúp lễ hay một thừa tác viên cho rước lễ ngoại thường khác, hay một tín
hữu, được giao cho việc này, trong trường hợp cấp bách.

b. Phần Máu Thánh còn lại phải được rước hết tại bàn thờ bởi vị tư tế, phó tế, hay thầy có
chức giúp lễ, đã cho rước chén và thầy này tráng, lau và xếp các bình thánh theo cách thường
lệ.

55
Các tín hữu chỉ muốn rước dưới một hình bánh thôi, thì rước lễ dưới dạng này.

285. Ðể cho rước lễ dưới hai hình cần phải chuẩn bị:

a. Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống trực tiếp thì chuẩn bị một chén lớn cho đủ, hoặc
nhiều chén, tuy nhiên luôn luôn dự kiến đừng để sau Thánh Lễ phải uống quá nhiều Máu
Thánh còn dư lại.

b. Nếu rước bằng cách chấm, thì bánh thánh đừng quá mỏng hay quá nhỏ, nhưng dày một
chút để khi chấm một phần vào Máu Thánh, có thể trao cho dễ dàng.

286. Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống chén thánh, người rước lễ sau khi đã chịu Mình
Thánh, đi sang thừa tác viên cầm chén và đứng trước mặt. Thừa tác viên nói: "Máu Thánh
Chúa Kitô"? người rước đáp: "Amen", và thừa tác viên đưa chén, người rước cầm chén bằng
hai tay đưa lên miệng. Người rước uống một chút, trả lại chén cho thừa tác viên rồi lui gót;
thừa tác viên dùng khăn lau miệng chén.

287. Nếu rước chén thánh bằng cách chấm, người rước cầm đĩa dưới miệng, tiến đến vị tư tế
cầm chén thánh và bên cạnh ngài có thừa tác viên cầm bình Mình Thánh. Vị tư tế lấy bánh
thánh, nhúng một phần vào chén, rồi đưa cho vừa nói: "Mình và Máu Chúa Kitô", người
rước nhận lấy bằng miệng, rồi lui gót.  

Chương V: CÁCH XẾP ÐẶT VÀ TRANG TRÍ THÁNH ÐƯỜNG ÐỂ CỬ HÀNH THÁNH
LỄ

I. NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT

II. VIỆC SẮP XẾP CUNG THÁNH ÐỂ CỬ HÀNH THÁNH LỄ

Bàn thờ

Giảng đài

Ghế của vị chủ tế và các ghế khác

III. VIỆC SẮP XẾP CHỖ TRONG THÁNH ÐƯỜNG

Chỗ của các tín hữu

Chỗ của ca đoàn và nhạc cụ

Chỗ lưu giữ Mình Thánh Chúa

56
Các ảnh tượng thánh 

I. NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT

288. Ðể cử hành Thánh Lễ, dân Chúa thường tập họp nơi thánh đường, hoặc nếu không có
thánh đường hay thánh đường không đủ lớn, thì tập họp ở một nơi trang nghiêm, xứng đáng
với mầu nhiệm rất thánh này. Vậy, thánh đượng và những nơi khác phải phù hợp với việc cử
hành thánh và giúp giáo dân tham dự cách linh động. Hơn nữa, các nơi thánh và các đồ vật
dùng trong phụng vụ phải đẹp, xứng đáng, đồng thời biểu thị và tượng trưng cho những thực
tại siêu phàm.[cvi] [106]

[cvii]

289. Vì thế, Hội Thánh không ngừng tìm kiếm sự trợ giúp cao quý của nghệ thuật và chấp
nhận những giá trị nghệ thuật của mọi dân tộc và địa phương.[cviii] [107] Hơn nữa, cũng
như Hội Thánh đã nổ lực bảo vệ những công trình và những kho tàng nghệ thuật đã lưu
truyền lại qua các thế hệ,[cix] [108] và tuỳ theo sự cần thiết mà thích nghi với những nhu cầu
mới, thì Hội Thánh cũng cố gắng cổ võ những gì mới mẻ phù hợp với tinh thần của mỗi thời
đại.[cx] [109]

Cho nên trong việc đào tạo các mỹ thuật gia, cũng như trong việc chọn lựa những tác phẩm
cho thánh đường, phải tìm kiếm phẩm chất đích thực của nghệ thuật giúp nuôi dưỡng đức tin
và lòng đạo đức, lại thích hợp với nội dung của điều muốn diễn tả và với mục đích nhắm tới.
[cxi] [110]

290. Mọi thánh đường cần được cung hiến hay ít là làm phép. Tuy nhiên các nhà thờ chánh
toà và nhà thờ giáo xứ phải được cung hiến theo nghi thức long trọng.

291. Ðể xây dựng, sửa chữa, sắp xếp cho đúng các thánh đường, mọi người có liên quan cần
tham khảo ý kiến của Ủy Ban giáo phận về Phụng Vụ và Nghệ Thuật thánh. Giám Mục giáo
phận dựa trên ý kiến và sự trợ giúp của Ủy Ban này khi đưa ra các quy tắc về thiết kế thánh
đường, hoặc khi chấp thuận hoạ đồ thánh đường mới, hoặc khi phải giải quyết một vài vấn
đề khá quan trọng.[cxii] [111]

292. Việc trang trí thánh đường nên chuộng vẻ đơn sơ cao quý hơn là hào nhoáng. Khi chọn
lựa các vật dụng để trang trí, nên dùng đồ thật và theo hướng góp phần giáo huấn các tín hữu
và phù hợp với sự trang nghiệm của nơi thánh.

293. Muốn cho việc sắp xếp thánh đường và các cấu trúc liên quan đáp ứng tốt với các nhu
cầu thời đại, thì không những chúng phải thuận lợi cho việc cử hành các lễ nghi thánh, mà
chúng còn phải cung cấp sự thoải mái thích đáng cho các tín hữu, giống như họ thường được
hưởng ở những nơi họ tập họp.

57
294. Dân Chúa, khi tụ họp cử hành Thánh Lễ, tuân giữ thứ tự hài hoà và phẩm trật, được
biểu lộ qua các thừa tác vụ khác nhau và hành động khác nhau tùy theo các phần của cửhành.
Do đó việc sắp xếp tổng quát thánh đường nên phản ả?h phần nào cộng đoàn tập họp, và cho
phép mọi người có vị trí thích hợp, cũng như tạo thuận lợi cho mỗi người thi hành đúng đắn
phần việc của mình.

Các tín hữu và ca đoàn phải có vị trí giúp việc tham gia tích cực của họ được dễ dàng.[cxiii]
[112]

Vị chủ tế, thầy phó tế và các người giúp khác phải có chỗ trên cung thánh. Cũng phải dọn
ghế ngồi cho các vị đồng tế trên cung thánh. Còn khi số  đồng tế quá đông, thì sắp xếp
ghếngồ? đâu đó trong thánh đường, nhưng phải gần bàn thờ.

Mọi điều trên, tuy phải diễn tả thứ tự phẩm trật và sự khác biệt các nhiệm vụ, nhưng phải
mang lại sự hiệp nhất thân tình và hài hoà, nhờ đó sự hiệp nhất của toàn thể dân thánh được
toả sáng. Chất liệu và vẻ mỹ quan của nơi thánh và toàn thể vật dụng tạo thuận lợi cho lòng
đạo đức và bày tỏ sự thánh thiện của các mầu nhiệm được cử hành. 

II.  VIỆC SẮP XẾP CUNG THÁNH ÐỂ CỬ HÀNH THÁNH LỄ

295. Cung thánh là nơi đặt bàn thờ, công bố lời Chúa, và vị tư tế, phó tế và các người giúp
khác thi hành nhiệm vụ mình. Cung thánh cần được phân biệt với lòng thánh đường bằng độ
cao hơn, hay bằng một cấu trúc và trang trí đặc biệt. Nó phải đủ rộng để việc cử hành Thánh
Lễ có thể diễn tiến tử tế và được nhìn thấy.[cxiv] [113]

Bàn thờ

296. Bàn thờ, nơi hy lễ thập giá được hiện tại hoá dưới những dấu bí tích, cũng là bàn tiệc
của Chúa, mà dân Chúa được mời đến tham dự trong Thánh Lễ. Bàn thờ cũng là trung tâm
của việc tạ ơn được thực hiện cách hoàn hảo qua lễ tế Tạ Ơn.

297. Trong nơi thánh, Thánh Lễ phải được cử hành trên một bàn thờ; còn ngoài nơi thánh thì
có thể cử hành trên một cái bàn xứng đáng, nhưng luôn phải có khăn phủ bàn thờ và khăn
thánh, thánh giá và đèn.

298. Trong mọi thánh đường phải có bàn thờ cố định tượng trưng cách rõ ràng và thường
xuyên cho Chúa Giêsu Kitô, tảng đá sống động (1 P 2,4; x. Ep 2,20). Còn trong các nơi khác,
dùng vào việc cử hành thánh, thì bàn thờ có thể di động.

Bàn thờ gọi là cố định, nếu được làm dính với nền cung thánh, và do đó không thể di chuyển
được; nếu chuyển dời được thì gọi là di động.

299. Bàn thờ chính được xây xa vách tường, để có thể dễ dàng đi chung quanh và trên đó có
58
thể cử hành Thánh Lễ quay xuống giáo dân. Bàn thờ phải chiếm vị trí trung tâm, mà tất cả
cộng đoàn tín hữu tự nhiên hướng về đó.[cxv] [114] Thông thường, bàn thờ phải cố định
và được cung hiến.

300. Bàn thờ cả cố định lẫn di động được cung hiến theo nghi thức được mô tả trong sách
Pontificale Romanum, tuy nhiên bàn thờ di động có thể chỉ làm phép mà thôi.

301. Theo tập tục cổ truyền của Hội Thánh và theo ý nghĩa, mặt bàn thờ cố định phải làm
bằng đá, và là đá tự nhiên. Nhưng tùy theo sự xét đoán của Hội Ðồng Giám Mục, cũng có
thể dùng những chất liệu khác xứng hợp, bền chắc và được cấu tạo cách nghệ thuật. Chân
hay phần dưới bàn thờ có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào, miễn là chất liệu đó xứng hợp và
bền chắc.

Bàn thờ di động có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào quý, bền chắc và phù hợp với việc
phụng tự, theo truyền thống và tập tục của mỗi miền.

302. Thói quen đặt xương thánh dưới bàn thờ đã cung hiến, dù không phải là xương các
thánh tử đạo, nên được duy trì. Nhưng phải cẩn thận kiểm tra để biết chắc đó là xương thánh
thật.

303. Trong các thánh đường mới xây, chỉ nên đặt một bàn thờ, tượng trưng cho một Chúa
Kitô ở giữa cộng đoàn tín hữu và một Thánh Lễ của Hội Thánh.

Còn trong các thánh đường xây đã lâu, khi bàn thờ cũ nằm ở vị trí gây khó khăn cho việc
tham dự của giáo dân và không thể dời chuyển mà không làm tổn hại giá trị nghệ thuật, thì
xây một bàn thờ cố định khác, được làm với nghệ thuật và cung hiến theo nghi thức, và
chỉ được cử hành Thánh Lễ trên bàn thờ này mà thôi. Ðể giáo dân khỏi bị chia trí, thì bàn
thờcũ không được trang trí gì đặc biệt.

304. Vì lòng tôn kính đối với việc cử hành tưởng niệm Chúa và đối với bữa tiệc dọn Mình và
Máu Chúa, nên phủ bàn thờ nơi cử hành một khăn màu trắng, có hình dáng, kích thước và
trang trí thích hợp với cấu trúc của bàn thờ.

305. Nên giữ chừng mực khi trang hoàng bàn thờ.

Trong Mùa Vọng, bàn thờ  được chưng hoa cách vừa phải, thích hợp với đặc tính của mùa,
để không cho thấy quá sớm niềm vui trọn vẹn của ngày Sinh Nhật Chúa. Mùa Chay không
được chưng hoa trên bàn thờ, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa Chay), các lễ trọng và lễ kính.

Việc chưng hoa phải luôn luôn điều độ, và nên đặt hoa chung quanh bàn thờ hơn là trên bàn
thờ.

306. Trên bàn thờ chỉ  đặt những gì mà việc cử hành Thánh Lễ đòi hỏi, nghĩa là, sách Tin
59
Mừng từ đầu cử hành cho đến khi công bố Tin Mừng, chén thánh với đĩa, bình thánh, nếu
cần, khăn thánh, khăn lau và Sách Lễ từ lúc trình lễ phẩm cho đến khi tráng chén. 

Phải đặt cách kín đáo những gì cần khuếch âm tiếng của vị tư tế.

307. Mỗi khi cử hành phụng vụ, cần có những cây nến để tỏ lòng cung kính và mừng lễ (x. n.
117) được đặt trên bàn thờ hay chung quanh bàn thờ, tùy theo cấu trúc của bàn thờ và cung
thánh, miễn sao cho có sự hoà hợp chung và đừng cản trở giáo dân nhìn thấy dễ dàng những
gì đang thực hiện hay đặt trên bàn thờ.

308. Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có thánh giá có hình Chúa chịu nạn, mà giáo dân tập
họp có thể thấy rõ. Thánh giá như thế sẽ gợi cho trí các giáo dân nhớ sự thương khó cứu
độ của Chúa, và được để thường xuyên gần bàn thờ ngay cả ngoài lúc cử hành phụng vụ.

Giảng đài

309. Phẩm giá Lời Chúa đòi phải có một nơi thích hợp trong nhà thờ, để Lời Chúa được loan
báo và giáo dân tự nhiên hướng về đó trong phần phụng vụ Lời Chúa.[cxvi] [115]

Nơi đó thường phải là một giảng đài cố định, chứ không phải chỉ là một cái giá sách di
chuyển được. Phải tùy theo cấu trúc của mỗi nhà thờ mà đặt giảng đài để giáo dân có thể
dễdàng nhìn thấy và nghe được thừa tác viên có chức thánh và các độc viên.

Tại giảng đài sẽ đọc các bài đọc, thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng Phục Sinh.
Cũng tại đó có thể giảng và đọc các lời nguyện cho mọi người, tức là lời nguyện giáo dân.
Phẩm giá của giảng đài đòi chỉ có thừa tác viên lời đi lên đó.

Giảng đài mới nên được làm phép, trước khi được dùng vào phụng vụ, theo nghi thức mô tả
trong sách Nghi Thức Rôma.[cxvii] [116]

Ghế của vị chủ tế và các ghế khác

310. Ghế của vị chủ tế phải nói lên vai trò chủ toạ cộng đoàn và điều khiển kinh nguyện. Do
đó, chỗ thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, hướng về giáo dân, trừ phi lối kiến trúc thánh
đường hoặc những hoàn cảnh khác không cho phép, ví dụ: khoảng cách quá xa làm cho việc
hiệp thông giữa vị tư tế và giáo dân trở nên khó khăn, hoặc vì nhà tạm chiếm chỗgiữa phía
sau bàn thờ. Phải tránh mọi thứ ngai toà.[cxviii] [117] Nên làm phép ghế, trước khi sử dụng
trong phụng vụ, theo nghi thức trong sách Nghi Thức Rôma.[cxix] [118]

Cũng đặt ghế trong cung thánh cho các vị đồng tế và các linh mục hiện diện trong buổi cử
hành mà không đồng tế, các vị này phải mặc áo "các phép".

Ghế của thầy phó tế  được đặt gần ghế chủ tế. Còn ghế cho các người giúp khác phải đặt sao
60
cho phân biệt rõ ràng với ghế của hàng giáo sĩ và cho các người giúp có thể thi hành phận vụ
mình cách dễ dàng.[cxx] [119]

III.  VIỆC SẮP XẾP CHỖ TRONG THÁNH ÐƯỜNG

Chỗ của các tín hữu

311. Phải xếp đặt cho tín hữu có chỗ thích hợp, để họ bằng mắt và tâm hồn có thể tham
dự đàng hoàng những nghi thức thánh. Nên theo thói quen mà cho họ dùng ghế dài hay ghế
một. Nhưng phải loại bỏ thói tục dành ghế cho một số tư nhân.[cxxi] [120] Các ghế một hay
ghế dài, đặc biệt trong những thánh đường mới xây cất, phải được sắp xếp sao cho tín hữu có
thể dễ dàng có những điệu bộ thân xác cần thiết trong các phần cử hành khác nhau và cũng
dễ dàng lên rước lễ.

Phải liệu làm sao cho tín hữu không những nhìn thấy vị tư tế, phó tế hay các người đọc sách,
mà còn nghe rõ nhờ những phương tiện kỹ thuật hiện đại. 

Chỗ của ca đoàn và nhạc cụ

312. Phải dựa vào cấu trúc của thánh đường mà xếp chỗ cho ca đoàn, để cho thấy bản chất
của ca đoàn là thành phần của cộng đoàn tụ họp và giữ một phận vụ riêng biệt, để ca đoàn dễ
dàng thực hiện phận vụ mình, và mọi ca viên thuận lợi tham dự đầy đủ vào Thánh Lễ, nghĩa
là tham dự bí tích Thánh Thể.[cxxii] [121]

313. Còn phong cầm và các nhạc cụ khác đã được chấp thuận cách hợp pháp, thì phải đặt vào
chỗ thích hợp, để chúng có thể trợ giúp ca đoàn và giáo dân hát và, nếu độc tấu, thì mọi
người có thể nghe tốt được. Nên làm phép đàn phong cầm, trước khi sử dụng trong phụng
vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi thức Rôma.[cxxiii] [122]

Trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác cách vừa phải, phù hợp
với đặc tính của mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của lễ Chúa Giáng Sinh.

Trong Mùa Chay tiếng phong cầm và các nhạc cụ khác chỉ để giúp hát mà thôi, trừ Chúa
Nhật Laetare (IV Mùa Chay), lễ trọng và lễ kính. 

Chỗ lưu giữ Mình Thánh Chúa

314. Tùy theo cấu trúc của thánh đường và thể theo các tục lệ chính đáng địa phương, Mình
Thánh Chúa được lưu giữ trong nhà tạm, nơi phần trang trọng của thánh đường, có dấu nhận
biết, có trang trí và thích hợp cho việc cầu nguyện.[cxxiv] [123]

Theo thói quen, chỉ có một nhà tạm, không thể di chuyển, làm bằng vật liệu vững chắc,
không trong suốt, và phải đóng kín để tránh tối đa mọi nguy cơ phạm thánh.[cxxv] [124]Nên
61
làm phép nhà tạm trước khi dùng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong Nghi thức
Rôma.[cxxvi] [125]

315. Vì lý do dấu chỉ, không nên đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ nơi cử
hành Thánh Lễ.[cxxvii] [126]

Do đó, tuỳ theo quyết định của Giám Mục giáo phận, nên đặt nhà tạm

a. Hoặc trong cung thánh, ngoài bàn thờ dâng lễ, miễn là tương hợp với hình dáng và nơi
chốn, không loại trừ trên bàn thờ cũ không còn được dùng để cử hành.

b. Hoặc trong một phòng thích hợp cho sự thờ phượng riêng và cầu nguyện của tín hữu,
[cxxviii] [127] dính liền với nhà thờ và dễ thấy đối với giáo dân.

316. Theo thói quen truyền thống, gần nhà tạm phải có một ngọn đèn riêng cháy sáng thường
xuyên, đốt bằng dầu hay sáp, để chỉ và tôn kính sự hiện diện của Chúa Kitô.[cxxix][128]

317. Ðừng quên các điều khác do luật quy định về việc lưu giữ Mình Thánh Chúa.[cxxx]
[129] 

Các ảnh tượng thánh

318. Trong Phụng vụ trần gian, Hội Thánh tham dự, nếm trước Phụng vụ trên trời, được cử
hành trong thánh đô Giêrusalem, nơi Hội Thánh là lữ khách đang tiến về, ở đó Chúa
Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa, và khi kính nhớ các Thánh, Hội Thánh hy vọng được
thông phần và đoàn tụ với các ngài.[cxxxi] [130]

Do đó, theo truyền thống rất cổ kính trong Hội Thánh, được phép đặt các ảnh tượng Chúa,
Ðức Trinh Nữ Maria, và các Thánh trong các thánh đường để tín hữu tôn kính.[cxxxii][131]
Các ảnh tượng ấy phải được bố trí trong thánh đường sao cho các tín hữu được dẫn dắt đến
các mầu nhiệm đức tin được cử hành ở đấy. Nhưng phải liệu sao cho các ảnh tượng đó  đừng
nhiều quá và được bố trí thế nào để tín hữu khỏi chia trí khi tham dự những lễ nghi.[cxxxiii]
[132] Mỗi vị thánh chỉ nên có cùng một ảnh tượng. Cách chung, trong việc trang trí và sắp
xếp thánh đường, việc đặt các ảnh tượng phải lưu tâm đến lòng đạo đức của toàn thể cộng
đoàn và vẻ đẹ? cùng giá trị của các ảnh tượng. 

Chương VI: NHỮNG GÌ CẦN PHẢI CÓ ÐỂ CỬ HÀNH THÁNH LỄ

I. BÁNH VÀ RƯỢU LỄ

II. CÁC VẬT DỤNG PHỤNG VỤ NÓI CHUNG

III. CÁC BÌNH THÁNH


62
IV. PHẨM PHỤC THÁNH

V. NHỮNG VẬT DỤNG KHÁC DÙNG TRONG THÁNH ÐƯỜNG 

I.  BÁNH VÀ RƯỢU LỄ

319. Noi gương Chúa Kitô, Hội Thánh luôn dùng bánh và rượu có pha chút nước để cử hành
bữa tiệc của Chúa.

320. Bánh lễ phải là bánh miến thuần túy, mới làm, và theo truyền thống xưa của Hội Thánh
Latinh, phải là bánh không men.

321. Tính cách dấu chỉ  đòi chất liệu dùng khi cử hành Thánh Lễ phải thực sự  được coi là
của ăn. Vậy, dù đó là thứ bánh không men và làm theo hình thức cổ truyền, phải làm bánh lễ
thế nào, để trong Thánh Lễ có giáo dân tham dự, vị tư tế có thể bẻ bánh đó ra nhiều phần và
phân phát cho ít là một số tín hữu rước. Tuy nhiên, không loại trừ những bánh lễ nhỏ, khi số
người rước lễ và những lý do mục vụ khác đòi hỏi. Cử chỉ bẻ bánh, đã trở nên tên gọi bí tích
Thánh Thể đời các Tông đồ, sẽ biểu lộ rõ rệt hơn hiệu lực và tầm quan trọng của dấu chỉ sự
hiệp nhất giữa mọi người trong một tấm bánh, và dấu chỉ đức bác ái, bởi vì một tấm bánh
được phân phát giữa anh em.

322. Rượu dùng trong Thánh Lễ phải là rượu nho (x. Lc 22,18), tự nhiên và nguyên chất,
nghĩa là không pha trộn chất gì khác.

323. Phải cẩn thận lo liệu sao cho bánh và rượu lễ được giữ trong tình trạng tốt, nghĩa là
rượu không ra chua và bánh không bị hư hỏng hay quá cứng, đến nỗi khó bẻ.

324. Nếu sau truyền phép hay lúc rước lễ, vị tư tế mới nhận ra không phải rượu được rót, mà
là nước, thì hãy đổ nước đó trong một bình, rồi rót rượu và nước vào chén thánh, đọc phần
trình thuật liên quan đến truyền phép chén, mà truyền phép rượu đó, không buộc truyền phép
bánh lần nữa. 

II. CÁC VẬT DỤNG PHỤNG VỤ NÓI CHUNG

325. Cũng như đối với việc xây dựng thánh đường, Hội Thánh chấp nhận mỹ thuật và tính
địa phương trong việc chế tạo các vật dụng phụng vụ, và tiếp nhận những cách thích nghi
hợp với não trạng và truyền thống mỗi dân tộc, miễn là chúng đáp ứng với mục tiêu sử dụng
mà các vật dụng thánh nhắm tới.[cxxxiv] [133]

Về vấn đề này, phải chú trọng tính cách đơn sơ trang nhã, là điều luôn đi đôi với mỹ thuật
đích thực.

326. Khi chọn lựa chất liệu để làm các vật dụng thánh, thì ngoài những chất liệu truyền
63
thống, có thể chấp nhận những chất liệu được coi là trang nhã, bền vững, theo quan điểm
thời đại chúng ta và thích hợp tốt với việc sử dụng thánh. Hội Ðồng Giám Mục sẽ phán
quyết về vấn đề này cho mỗi miền.

III. CÁC BÌNH THÁNH

327. Trong các vật dụng cần phải có để cử hành Thánh Lễ, các bình thánh phải được đặt biệt
tôn trọng, và trong số đó, có chén thánh và đĩa thánh, dùng để dâng, truyền phép và rước
bánh rượu.

328. Các bình thánh phải được làm bằng kim loại quý. Nếu được chế từ kim loại có thể bị rỉ
sét hay kém hơn vàng, thì phía trong các bình phải được mạ vàng.

329. Tuỳ theo phán quyết của Hội Ðồng Giám Mục, được Toà Thánh ra văn bản công nhận,
các bình thánh có thể được làm bằng những chất liệu khác vững bền và cao quý theo đánh
giá chung của địa phương, ví dụ: ngà hay vài thứ gỗ cứng, miễn là thích hợp cho việc sử
dụng thánh. Trong trường hợp này luôn luôn nên chọn chất liệu không dễ vở hay hưhỏng.
Ðiều này đặc biệt áp dụng cho các bình đựng Mình Thánh, như đĩa, bình, hộp, mặt nhật v.v...

330. Về chén thánh và các bình đựng Máu Chúa, phần chứa đựng phải làm bằng chất liệu
không thẩm thấu. Còn phần chân thì có thể làm bằng chất khác bền chắc và xứng đáng.

331. Ðĩa đựng bánh thánh nên làm khá lớn để có thể đặt vào đó bánh cho vị tư tế, phó tế, các
người giúp khác và tín hữu.

332. Về hình dáng các bình thánh, các nghệ nhân chế tạo theo cách thích đáng, đáp ứng các
thông tục của địa phương, miễn là thích hợp với việc sự dụng thánh mà chúng nhắm tới, và
phân biệt rõ với những bình thông dụng.

333. Việc làm phép các bình thánh phải theo nghi thức trong các sách phụng vụ.[cxxxv]
[134]

334. Nên giữ thói tục làm một giếng thánh trong phòng thánh. để đổ vào đấy nước rửa bình
thánh và nước rửa chỗ bánh thánh rơi (x. n. 280).

IV. PHẨM PHỤC THÁNH

335. Trong Hội Thánh, là  Thân thể Chúa Kitô, các chi thể không thi hành cùng một phận vụ
như nhau. Khi cử hành Thánh Lễ, sự khác biệt giữa các phận vụ được tỏ lộ ra bên ngoài bằng
sự khác biệt các phẩm phục thánh, chúng là dấu chỉ cho biết phần vụ riêng của thừa tác viên.
Tuy nhiên các phẩm phục thánh cũng nên góp phần tăng vẻ đẹp của hành vi thánh. Phẩm
phục của vị tư tế, phó tế và thừa tác viên giáo dân phải được làm phép theo nghi thức.

64
[cxxxvi] [135]

336. Phẩm phục cho mọi thừa tác viên có chức thánh hay có thừa tác vụ thuộc bất cứ cấp bậc
nào là áo trắng dài có dây thắc lưng, ngoại trừ áo được may dính liền với thân thểnên không
cần dây. Trước khi mặc áo alba, nếu nó không che kín áo thường xung quanh cổ, thì dùng
khăn vai. Không được thay thế áo alba bằng áo các phép, cũng không được mặc một áo dài
tới gót thay cho áo alba, khi phải mặc áo lễ hay áo phó tế, hoặc, theo luật, chỉ mang có dây
stola mà không có áo lễ hay áo phó tế.

337. Phẩm phục riêng của vị chủ tế trong Thánh Lễ và những hành vi thánh có liên quan trực
tiếp đến Thánh Lễ, là áo lễ mặc ngoài áo alba và dây stola, nếu luật phụng vụ khôngđịnh
khác đi.

338. Phẩm phục riêng cho phó tế là áo dalmatica, mặc ngoài áo alba và dây stola; tuy nhiên
có thể bỏ áo dalmatica vì lý do cần thiết hay vì cuộc lễ ít long trọng.

339. Thầy giúp lễ, đọc sách, và các người giúp giáo dân khác có thể mặc áo alba hay áo nào
khác được Hội Ðồng Giám Mục chấp thuận hợp pháp cho từng miền.

340. Vị tư tế mang dây stola xung quanh cổ và rủ xuống ngực, còn phó tế thì mang chéo từ
vai trái ngang trước ngực sang bên phải thân thể, và  được kẹp giữ ở đó.

341. Áo choàng được vị tư tế mặc khi rước kiệu hay các hành vi thánh khác, theo luật chữ đỏ
của các nghi thức đó.

342. Về hình dáng của phẩm phục thánh, Hội Ðồng Giám Mục có thể xác định và  đề nghị
với Toà Thánh những thích nghi đáp ứng với các nhu cầu và thói tục của từng miền.[cxxxvii]
[136]

343. Ðể làm các phẩm phục thánh, ngoài những chất liệu truyền thống, có thể dùng sợi tự
nhiên có sẵn ở địa phương, và những sợi nhân tạo khác, đáp ứng với phẩm giá của hành vi
thánh và nhân vật. Hội Ðồng Giám Mục phán quyết về chuyện này.[cxxxviii] [137]

344. Nên biết là vẻ đẹp và sự trang nhã của phẩm phục không hệ tại nhiều trang trí đính thêm
vào, nhưng ở tại chất liệu và hình dáng. Các trang trí phải mang những hình dung hay biểu
tượng chỉ về ý nghĩa của cử hành phụng vụ, phải loại bỏ những trang trí bất xứng với ý nghĩa
này.

345. Các màu sắc khác nhau của phẩm phục nhằm diễn tả cách hữu hiệu và ra bên ngoài khi
thì đặc tính của các mầu nhiệm đức tin được cử hành, khi thì ý nghĩa của đời sống kitô giáo,
theo diễn tiến của năm phụng vụ.

65
346. Về màu sắc của phẩm phục thánh, nên giữ thói quen truyền thống sau đây:

a. Màu trắng được dùng trong Thần vụ và Thánh Lễ mùa Phục Sinh và mùa Giáng Sinh,
trong các lễ kính Chúa, ngoại trừ cuộc Thương Khó của Người, các lễ kính Ðức Trinh
NữMaria, các Thiên Thần, các Thánh không tử đạo, lễ trọng kính Các Thánh (1 tháng 11),
kính Gioan Tẩy Giả (24/6), các lễ kính thánh Gioan Thánh sử (27/12), Ngai Toà Phêrô
(22/2), thánh Phaolô trở lại (25/1).

b. Màu đỏ được dùng trong Chúa Nhật Thương Khó và thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Nhật
Hiện Xuống, các cử hành cuộc Thương Khó của Chúa, lễ các Tông Ðồ và Thánh Sử, và lễ
các Thánh Tử  Ðạo.

c. Màu xanh dùng trong Thần vụ và Thánh Lễ mùa "Quanh Năm".

d. Màu tím dùng trong mùa Vọng và mùa Chay. Có thể dùng trong các nghi thức phụng vụ
và Thánh Lễ cầu cho người qua đời.

e. Màu đen có thể dùng trong lễ cầu cho người qua đời, ở đâu có thói quen này.

f. Màu hồng có thể dùng trong Chúa Nhật Gaudéte (III Mùa Vọng) và Laetare (IV Mùa
Chay), ở đâu có thói quen này.

Tuy nhiên, Hội Ðồng Giám Mục có thể quy định và đệ trình cho Toà Thánh các thích nghi
về màu sắc phụng vụ đáp ứng với nhu cầu và não trạng của dân chúng.

347. Trong các lễ nghi thức, dùng màu riêng của lễ, hay màu trắng hay màu lễ hội; còn các lễ
tùy nhu cầu thì dùng màu của ngày hôm đó hay màu của mùa hay màu tím, nếu có tính cách
thống hối (x. nn. 31,33,38); các lễ tùy ý thì dùng màu thích hợp với lễ cử hành, hay màu của
ngày hôm đó hoặc màu của mùa.

V. NHỮNG VẬT DỤNG KHÁC DÙNG TRONG THÁNH ÐƯỜNG

348. Ngoài các bình thánh và phẩm phục thánh, mà chất liệu đã được qui định, những vật
dụng khác hoặc được dùng trong phụng vụ[cxxxix] [138] hoặc được đặt trong thánh đường,
phải xứng đáng và đáp ứng với mục tiêu mà mỗi vật dụng nhắm tới.

349. Phải lưu tâm một cách đặc biệt đến các sách phụng vụ, nhất là sách Tin Mừng và sách
Bài Ðọc, vì được dùng để công bố Lời Chúa và do đó đáng được tôn kính đặc biệt. Trong cử
hành phụng vụ, chúng là dấu chỉ và biểu tượng của những thực tại siêu nhiên, nên phải xứng
đáng, được trang hoàng và đẹp đẽ.

350. Trên hết, phải lưu tâm đến những gì có liên quan trực tiếp đến bàn thờ và cử hành

66
Thánh Lễ, như thánh giá bàn thờ và thánh gia cầm khi rước kiệu.

351. Phải hết sức cố gắng để trong cả những vật dụng ít quan trọng, các đòi hỏi về nghệ thuật
được bảo đảm, luôn phối hợp sự  đơn sơ trang nhã với nét thanh tú. 

Chương VII: VIỆC LỰA CHỌN THÁNH LỄ VÀ CÁC PHẦN THÁNH LỄ

I. VIỆC LỰA CHỌN THÁNH LỄ

II. VIỆC LỰA CHỌN CÁC PHẦN THÁNH LỄ

Các bài đọc

Các lời nguyện

Kinh Nguyện Thánh Thể

Các bài hát 

352. Hiệu quả mục vụ của Thánh Lễ sẽ gia tăng nhiều, nếu các bản văn bài đọc, lời nguyện
và bài ca đáp ứng thoả đáng, hết sức có thể, với các nhu cầu và sự chuẩn bị tâm hồn, cũng
như não trạng của những người tham dự. Ðó là điều có thể đạt được nếu biết sử dụng cách
thích đáng quyền hạn rộng rãi trong việc lựa chọn được nói đến sau đây.

Vì thế, trong việc tổ chức Thánh Lễ, vị tư tế phải lưu ý đến lợi ích thiêng liêng chung của
dân Chúa, hơn là sở thích riêng. Hơn nữa, khi chọn lựa các phần, ngài nên nhớ cần phải
thựchiện với sự thuận ý của những người có giữ một phận vụ nào đó trong việc cử hành, kể
cả giáo dân, trong những gì trực tiếp liên quan tới họ.

Vì có thể rộng rãi lựa chọn các phần Thánh Lễ, nên trước khi cử hành, thầy phó tế, các độc
viên, người hát thánh vịnh, ca trưởng, người dẫn lễ, ca đoàn, mỗi người cần biết rõ bản văn
liên quan đến phận vụ mình, và đừng để xảy ra tình trạng "gặp đâu hay đó". Các nghi thức
được sắp xếp và diễn tiến cách hài hoà giúp ích nhiều cho tâm trí giáo dân tham dựThánh
Lễ. 

I.  VIỆC LỰA CHỌN THÁNH LỄ

353. Về các lễ trọng, vị tư tế phải theo lịch của thánh đường nơi cử hành.

354. Về các Chúa Nhật, các ngày Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh,
các lễ kính và lễ nhớ buộc:

a. Nếu Thánh Lễ được cử hành có giáo dân tham dự, thì vị tư tế theo lịch của thánh đường

67
nơi cử hành;

b. Nếu Thánh Lễ cử hành không có giáo dân, vị tư tế có thể chọn hoặc lịch của thánh đường
hoặc lịch riêng.

355. Về các lễ nhớ tự do:

a. Trong các ngày Mùa Vọng từ 17 đến 24 tháng 12, các ngày Bát Nhật Giáng Sinh và các
ngày Mùa Chay, trừ thứ Tư lễ Tro, và Tuần Thánh, phải dâng lễ theo ngày phụng vụ. Về
lễnhớ có trong lịch chung rơi vào các ngày ấy, có thể đọc lời nguyện nhập lễ, ngoại trừ thứ
Tư lễ Tro và các ngày Tuần Thánh. Trong các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh, có thể
cửhành toàn bộ lễ nhớ các Thánh.

b. Trong các ngày Mùa Vọng trước 17 tháng 12, các ngày mùa Giáng Sinh từ 2 tháng 1 và
các ngày Mùa Phục Sinh, có thể chọn hoặc lễ theo ngày, hoặc lễ về vị Thánh, hay về một
trong các vị Thánh được nhớ, hoặc lễ về một vị Thánh được ghi trong sổ bộ các Thánh vào
ngày ấy.

c. Trong những ngày Mùa Quanh Năm, có thể chọn hoặc lễ theo ngày, hoặc lễ nhớ tự do
nhằm vào ngày ấy, hoặc lễ về vị thánh được ghi trong sổ bộ các Thánh vào ngày ấy, hoặc
lễcho các nhu cầu hay lễ ngoại lịch.

Nếu cử hành Thánh Lễ có giáo dân, vị tư tế phải chú ý đừng bỏ thường xuyên quá và không
có lý do chính đáng các bài đọc của những ngày trong tuần, được chỉ định trong sách
BàiÐọc, vì Hội Thánh muốn dọn cho giáo dân bàn tiệc Lời Chúa phong phú hơn.[cxl] [139]

Cùng vì lẽ ấy, chỉ nên cử hành lễ cầu cho những người qua đời cách chừng mực, vì bất cứ
Thánh Lễ nào cũng được dâng cầu cho kẻ sống và người quá cố, và kinh Tạ Ơn luôn nhớđến
các kẻ qua đời.

Nơi nào giáo dân thích cử hành lễ nhớ tự do kính Ðức Trinh Nữ Maria hay các Thánh, thì
nên thoả mãn lòng đạo đức chính đáng của họ.

Khi được phép chọn giữa lễ nhớ ghi trong lịch chung và lễ nhớ trong lịch giáo phận hay
dòng tu, thì nên chọn lễ nhớ riêng, nếu bậc lễ bằng nhau và truyền thống đã quen như vậy.

II. VIỆC LỰA CHỌN CÁC PHẦN THÁNH LỄ

356. Khi chọn các bản văn thuộc các phần khác nhau của Thánh Lễ, về Mùa hay về các
Thánh, phải theo các qui tắc sau đây. 

Các bài đọc

68
357. Vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng có ba bài đọc trích từ các Ngôn Sứ, Tông Ðồ và
Tin Mừng, nhờ đó dân kitô hữu được dạy dỗ về tính cách liên tục của công trình cứu rỗi,
theo như ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Phải đọc đủ và đúng ba bài.

Các lễ kính có hai bài đọc. Tuy nhiên, nếu lễ kính được nâng lên đúng theo luật thành lễ
trọng, thì thêm bài đọc thứ ba lấy từ phần Chung.

Trong các lễ nhớ các Thánh, nếu không có các bài đọc riêng, thì đọc các bài theo ngày.
Trong vài trường hợp, có đề nghị các bài đọc thích hợp, nghĩa là đưa ra ánh sáng một
khíacạnh đặc biệt của đời sống thiêng liêng hoặc hoạt động của vị Thánh. Việc sử dụng các
bài đọc này không bắt buộc, ngoại trừ khi lý do mục vụ khuyên nên đọc.

358. Trong sách Các Bài Ðọc cho ngày, trong suốt năm ngày nào trong tuần cũng có bài đọc.
Do đó, thường ngày nào hãy lấy bài đọc đã chỉ cho ngày ấy, trừ phi gặp lễ trọng hay lễ kính,
hay lễ nhớ có bài đọc Tân Ước riêng, trong đó có nhắc đến vị Thánh được cử hành.

Tuy nhiên, khi nào việc đọc liên tục trong tuần bị ngắt quảng vì một lễ trọng, lễ kính hay một
cử hành đặc biệt, vị tư tế được phép tùy theo cách xếp đặt các bài đọc trong cả tuần mànhập
những phần bị bỏ với những phần khác hoặc quyết định xem nên đọc bài nào hơn.

Trong các Thánh Lễ cho những nhóm đặc biệt, vị tư tế được phép chọn những bài đọc đặc
biệt thích hợp với cử hành hơn, miễn là lấy từ những bản văn trong sách Các Bài Ðọc được
phê chuẩn.

359. Ngoài ra, có sự chọn lựa đặc biệt các bản văn Thánh Kinh trong sách Các Bài Ðọc cho
các Thánh Lễ nghi thức, trong đó có cử hành các Bí Tích hay phụ tích, hoặc cho các Thánh
Lễ được cử hành cho những nhu cầu nào đó.

Các sách Bài Ðọc ấy được tổ chức sao cho các tín hữu nhờ nghe Lời Chúa thích hợp, sẽ được
hướng dẫn nhận biết đầy đủ hơn mầu nhiệm mà họ tham dự, và thúc đẩy họ yêu mến Lời
Chúa nồng nàn hơn.

Do đó, các bản văn được đọc trong cử hành phải được xác định dựa theo lý do mục vụ và
năng quyền được chọn trong vấn đề này.

360. Có trường hợp cùng một bản văn có hình thức dài và hình thức ngắn. Việc lựa chọn
giữa hai hình thức này phải theo tiêu chuẩn mục vụ. Nên lưu ý đến khả năng của tín hữu
nghe bài đọc dài hay bài đọc ngắn có kết quả hơn, đến khả năng của họ nghe bản văn được
bổ túc nhờ bài giảng giải thích.

361. Khi có năng quyền chọn giữa một bản văn và bản văn khác được xác định rồi, hoặc bản
văn khác còn để tự do, thì phải chú ý đến lợi ích của các người tham dự. Chọn bản văn đầu
tiên, vì dễ hơn hay thích hợp hơn với cộng đoàn đang tập họp, hoặc chọn bản văn thay thế,
69
được chỉ định cho một cử hành nào đó vì thích đáng hơn, hoặc bản văn thứ ba được để cho tự
do, tùy theo lợi ích mục vụ khuyên nên theo chọn lựa nào.

Ðiều trên có thể xảy ra trong trường hợp cùng một bản văn được đề nghị đọc trong hai ngày
gần nhau, chẳng hạn ngày Chúa Nhật và ngày tiếp theo, hoặc trường hợp có nỗi e ngại một
bản văn nào đó có thể gây ra khó khăn trong một cộng đoàn tín hữu nào đó. Tuy nhiên, trong
việc chọn lựa các bản văn Thánh Kinh, phải tránh loại bỏ thường xuyên một sốphần của
Thánh kinh.

362. Ngoài năng quyền lựa chọn những bản văn thích hợp hơn như đã nói trên, các Hội Ðồng
Giám Mục có năng quyền, trong những trường hợp đặc biệt, đưa ra những thích nghi liên
quan đến các bài đọc, miễn là phải giữ luật chọn các bản văn trong sách Các Bài Ðọc được
phê chuẫn đúng luật. 

Các lời nguyện

363. Trong bất cứ Thánh Lễ nào, nếu không ghi chú cách khác, chỉ được đọc các lời nguyện
của lễ đó.

Trong các lễ nhớ các Thánh, vị tư tế đọc lời nguyện nhập lễ riêng hoặc, nếu không có, thì lấy
trong phần Chung phù hợp. Các lời nguyện trên tiến lễ và hiệp lễ, nếu không có riêng, thì lấy
trong phần Chung hoặc trong ngày theo Mùa lúc đó.

Trong những ngày trong Mùa Quanh Năm, ngoài những lời nguyện của Chúa Nhật liền
trước, có thể lấy hoặc những lời nguyện của Chúa Nhật khác Mùa Quanh Năm, hoặc một
trong những lời nguyện cho "các nhu cầu khác nhau", có ghi trong sách Lễ. Tuy nhiên, luôn
luôn được phép chỉ lấy lời nguyện nhập lễ của các lễ ấy mà thôi.

Bằng cách trên, người ta có nhiều bản văn để nuôi dưỡng kinh nguyện của tín hữu cách
phong phú hơn.

Tuy nhiên, trong những Mùa chính trong năm, đã có sự thích ứng này rồi nhờ các lời nguyện
riêng của Mùa, có sẵn trong Sách Lễ cho mỗi ngày. 

Kinh Nguyện Thánh Thể

364. Sách Lễ Rôma có nhiều lời tiền tụng, giúp cho việc tạ ơn trong Kinh Nguyện Thánh
Thể được biểu lộ bằng nhiều cách khác nhau và các ý nghĩa khác nhau của mầu nhiệm cứu
độ được sáng tỏ hơn.

365. Việc lựa chọn Kinh Nguyện Thánh thể trong Lễ Qui phải theo những qui tắc sau đây:

a. Kinh Nguyện Thánh Thể I, hay còn gọi là Lễ Qui Rôma, là kinh có thể dùng lúc nào cũng
70
được, nhưng thích hợp hơn hết trong những ngày có kinh "Cùng hiệp thông" riêng, hoặc
trong những Thánh Lễ có kinh "Vậy, lạy Cha, đây là lễ vật" riêng, cũng như trong các lễ kính
các Tông Ðồ và các Thánh mà tên được nêu trong Kinh Nguyện Thánh Thể này, và trong các
ngày Chúa Nhật, nếu không vì lý do mục vụ mà nên chọn Kinh nguyện Thánh Thể III.

b. Kinh Nguyện Thánh Thể II, vì những đặc điểm riêng của nó, nên được dùng trong các
ngày trong tuần, hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt. Mặc dù có lời tiền tụng riêng, nhưng
cũng có thể đọc với những lời tiền tụng khác, nhất là với những lời tiền tụng nhắc lại vắn tắt
mầu nhiệm cứu độ, ví dụ với những lời tiền tụng chung. Khi cử hành Thánh Lễ cầu chongười
quá cố, có thể dùng công thức riêng được trù liệu ở chỗ trước kinh "Lạy Cha, xin nhớ  đến".

c. Kinh Nguyện Thánh Thể III có thể được đọc với bất cứ lời tiền tụng nào. Nên dùng vào
các Chúa Nhật và lễ kính. Nếu đọc Kinh Nguyện này trong các lễ cầu cho người quá cố, có
thể dùng công thức riêng cho người quá cố, vào đúng chỗ của nó, nghĩa là sau những lời:
"Còn những con cái Cha đang tản mác bốn phương trời.".

d. Kinh Nguyện IV có lời tiền tụng không thay đổi và trình bày đầy đủ hơn bản tóm lược lịch
sử cứu độ. Có thể dùng Kinh Nguyện này khi Thánh Lễ không có lời tiền tụng riêng, và
trong các Chúa Nhật "Quanh Năm". Trong Kinh Nguyện này, do cấu trúc của nó, không thể
xen vào công thức riêng cầu cho người quá cố. 

Các bài hát

366. Những bài hát nằm trong Lễ Qui, ví dụ "Lạy Chiên Thiên Chúa", thì không được thay
thế bằng những bài hát khác.

367. Khi chọn bài hát nằm giữa các bài đọc, và những bài hát lúc nhập lễ, dâng lễ phẩm, và
hiệp lễ, thì phải giữ những qui tắc ấn định cho các phần đó (x. nn. 4041, 4748, 6164, 74,
8788).  

Chương VIII: CÁC THÁNH LỄ VÀ CÁC LỜI NGUYỆN TÙY NHU CẦU

VÀ CÁC THÁNH LỄ CẦU CHO NGƯỜI QUA ÐỜI 

I. CÁC THÁNH LỄ VÀ LỜI NGUYỆN TUỲ NHU CẦU

II. CÁC THÁNH LỄ CẦU CHO NGƯỜI QUA ÐỜI

I. CÁC THÁNH LỄ VÀ LỜI NGUYỆN TÙY NHU CẦU 

368. Vì phụng vụ các bí tích và phụ tích nhằm thánh hoá nơi các tín hữu được chuẩn bị tốt
mọi biến cố trong đời sống nhờ ơn thánh phát xuất từ mầu nhiệm Phục Sinh,[cxli] [140]và vì
Thánh Lễ là bí tích cao trọng nhất, nên Sách Lễ đã trù liệu nhiều mẫu lễ và lời nguyện, có
71
thể được dùng trong các dịp khác nhau của cuộc sống kitô hữu, để cầu nguyện cho các nhu
cầu của toàn thế giới hoặc của Hội Thánh toàn cầu hay địa phương.

369. Do việc có năng quyền chọn lựa rộng rãi hơn các bài đọc và các lời nguyện, nên chỉ
dùng những Thánh Lễ tuỳ nhu cầu cách chừng mực , nghĩa là chỉ dùng khi thực sự có nhu
cầu đó.

370. Trong mọi Thánh Lễ tuỳ nhu cầu, trừ phi được dự liệu rõ ràng cách khác, được phép
dùng các bài đọc của ngày, và các bài ca nằm giữa các bài đọc, nếu chúng phù hợp với
cửhành.

371. Ðược kể vào số các Thánh Lễ loại này: các Thánh Lễ nghi thức, Thánh Lễ cho các nhu
cầu khác nhau và Thánh Lễ ngoại lịch.

372. Các Thánh Lễ nghi thức đi liền với việc cử hành các bí tích và phụ tích. Cấm cử hành
các Thánh Lễ này trong các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, các lễ trọng,
lễ các ngày trong Bát Nhật Phục Sinh, lễ cầu cho các tín hữu qua đời, lễ thứ Tư Tro và Tuần
Thánh. Ngoài ra phải giữ các qui tắc được trình bày trong các sách nghi thức hay trong chính
các Thánh Lễ loại này.

373. Các lễ cho các nhu cầu được dùng khi có những dịp đó xảy ra, thỉnh thoảng hay vào
những thời kỳ nhất định. Giới chức có thẩm quyền có thể chọn trong số các lễ này các lễkhẩn
nguyện, được Hội Ðồng Giám Mục ấn định phải cử hành trong năm.

374. Khi xảy ra một nhu cầu nghiêm trọng hay vì lợi ích mục vụ, Giám Mục giáo phận có
thể ra lệnh hay cho phép cử hành Thánh Lễ phù hợp vào bất cứ ngày nào, ngoại trừ các
lễtrọng, Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh, lễ nhớ mọi tín hữu đã qua đời và
thứ Tư Tro, Tuần Thánh.

375. Các Thánh Lễ ngoại lịch về các mầu nhiệm của Chúa hoặc để tôn kính Ðức Trinh Nữ
Maria, hay các Thiên Thần hay một vị Thánh nào hay toàn thể các Thánh có thể được
cửhành theo lòng đạo đức của tín hữu, vào các ngày Mùa Quanh Năm, kể cả khi có lễ nhớ tự
do. Tuy nhiên, không được cử hành, như là lễ ngoại lịch, các lễ liên quan đến các mầu nhiệm
của cuộc đời Chúa hay cuộc đời Ðức Trinh Nữ Maria, trừ lễ Ðức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội,
vì việc cử hành các mầu nhiệm này đi liền với diễn tiến năm phụng vụ.

376. Trong các ngày có lễ nhớ bắt buộc hay các ngày Mùa Vọng cho đến 16 tháng 12, Mùa
Giáng Sinh từ 2 tháng giêng, và Mùa Phục Sinh sau Bát Nhật Phục Sinh, thì cấm các lễcho
các nhu cầu khác nhau và lễ ngoại lịch. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thực sự và lợi ích mục
vụ đòi hỏi, thì trong cử hành với giáo dân có thể dùng lễ đáp ứng với nhu cầu hay lợi ích ấy,
tuỳ theo sự phán đoán của vị giám quản thánh đường hay của chính vị chủ tế.

377. Trong các ngày thuộc Mùa Quanh Năm có lễ nhớ tự do hay lễ về ngày trong tuần, được
72
phép cử hành bất cứ lễ cho nhu cầu nào hay dùng bất cứ lời nguyện cho nhu cầu nào, ngoại
trừ các lễ nghi thức.

378. Cách đặc biệt, khuyên nên cử hành lễ nhớ Ðức Maria vào ngày thứ bảy, vì Phụng Vụ
Hội Thánh tôn kính Mẹ Ðấng Cứu Thế trước và trên tất cả các Thánh.[cxlii] [141]

II.  CÁC THÁNH LỄ CẦU CHO NGƯỜI QUA ÐỜI

379. Hội Thánh dâng hy lễ tạ  ơn Vượt Qua của Chúa Kitô cầu cho những người qua đời, để,
nhờ sự hiệp thông giữa mọi chi thể của Chúa Kitô, người thì nhận được ơn ích thiêng liêng,
người thì có được niềm an ủi cậy trông.

380. Trong các Thánh Lễ cầu cho người qua đời, đứng hàng đầu là lễ an táng, được cử hành
bất cứ ngày nào, trừ ngày lễ trọng buộc, thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua và các
Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, ngoài ra phải giữ tất cả những gì luật
buộc phải giữ.[cxliii] [142]

381. Thánh lễ cầu cho người qua đời sau khi được tin báo tử, hay lúc mai táng, hay ngày
giỗ đầu, có thể được cử hành cả trong những ngày sau Bát Nhật Giáng Sinh, các ngày có
lễnhớ buộc hoặc những ngày trong tuần không phải thứ Tư Tro hoặc Tuần Thánh.

Những lễ cầu cho người qua đời khác, còn gọi là "các lễ hằng ngày", có thể được cử hành
trong các ngày trong tuần Mùa Thường Niên, mà trong những ngày này chỉ có lễ nhớ tự do
hoặc lễ trong tuần, miễn là thực sự chỉ lễ cho người qua đời.

382. Trong lễ an táng thường nên có bài giảng ngắn, nhưng phải tránh mọi loại điếu văn ca
tụng.

383. Khuyến khích các tín hữu, nhất là gia đình người quá cố, tham dự hy lễ Thánh Thể dâng
cho người quá cố, kể cả rước lễ.

384. Nếu Thánh Lễ an táng có kèm theo nghi thức an táng, thì sau khi đọc lời nguyện hiệp lễ,
bỏ nghi thức kết thúc, làm nghi thức phó dâng cuối cùng, là nghi thức chỉ được cửhành khi
có thi hài.

385. Trong việc sắp xếp và chọn lựa các phần của Thánh Lễ cầu cho người quá cố, nhất là lễ
an táng, là những phần có thể thay đổi (ví dụ: các lời nguyện, bài đọc, lời nguyện cho mọi
người), phải có trước mắt các lý do mục vụ liên quan đến người chết, gia đình và những
người hiện diện. Ngoài ra, các mục tử cũng cần đặc biệt lưu ý đến những người nhân dịp lễ
an táng có mặt trong các cử hành phụng vụ hay nghe Tin Mừng, dù họ không phải là người
công giáo hay là người công giáo không bao giờ hay hầu như không bao giờ tham dựThánh
Lễ, hay xem ra đã mất đức tin. Thật vậy, các vị tư tế là thừa tác viên Tin Mừng Chúa Kitô

73
cho mọi người. 

Chương IX: CÁC THÍCH NGHI THUỘC QUYỀN GIÁM MỤC VÀ HỘI ÐỒNG GIÁM
MỤC

386. Việc soạn thảo Sách Lễ Rôma, được thực hiện vào thời đại chúng ta theo qui tắc của các
sắc lệnh của Công Ðồng Chung Vaticanô II, luôn lưu tâm làm sao cho mọi tín hữu, trong cử
hành Thánh Lễ, có thể tham dự cách đầy đủ, ý thức và linh hoạt, như bản chất Phụng Vụ đòi
hỏi, và như các tín hữu, do thân phận mình, có quyền và có bổn phận yêu cầu.[cxliv] [143]

Tuy nhiên, để cho việc cử hành đáp ứng các qui tắc và tinh thần của Phụng Vụ Thánh, Qui
Chế Tổng Quát này và Lễ Qui đưa ra vài thích ứng và thích nghi, được giao cho sự phán
đoán của Giám Mục giáo phận hay Hội Ðồng Giám Mục.

387. Giáo Mục giáo phận, với tư cách là đại tư tế của đoàn chiên mình, từ ngài xuất phát và
tuỳ thuộc một cách nào đó sự sống của các tín hữu mình trong Chúa Kitô,[cxlv] [144]có
nhiệm vụ cổ võ, điều phối và canh phòng đời sống phụng vụ trong giáo phận mình. Trong
Qui Chế Tổng Quát này, ngài được giao cho việc điều phối kỷ luật về đồng tế (x. n. 202),
ban hành các qui tắc về phận vụ trợ giúp vị tư tế nơi bàn thờ (x. n. 107), về việc phân phát
rước lễ dưới hai hình (x. n. 284), về việc xây dựng và bố trí thánh đường (x. n. 291294).
Nhưng trên hết ngài có bổn phận phát triển tinh thần phụng vụ thánh nơi các linh mục, phó tế
và giáo dân.

388. Các thích nghi, được nói đến sau đây, cần được xác định với sự điều hợp rộng lớn bên
trong Hội Ðồng Giám Mục, chiếu theo luật.

389. Trước hết, các Hội Ðồng Giám Mục có thẩm quyền cho soạn thảo và phê chuẩn bản
dịch Sách Lễ Rôma trong tiếng địa phương để được dùng trong lãnh thổ mình, sau khi được
Toà Thánh công nhận.

Sách Lễ Rôma phải được phát hành toàn bộ trong bản latinh hay trong bản dịch địa phương
được phê chuẩn cách hợp pháp.

390. Các Hội Ðồng Giám Mục qui định các thích nghi và, sau khi được Toà Thánh công
nhận, được đưa vào Sách Lễ. Việc thích nghi được làm trong những điều được cho phép
trong Quy Chế Tổng Quát này và trong Lễ Qui Rôma, tức là: 

Cử chỉ và điệu bộ thân thể của các tín hữu (xem trên, nn. 24, 43); 

Cử chỉ tôn kính đối với bàn thờ và sách Tin Mừng (xem trên, n. 273); 

Các bản văn bài ca nhập lễ, chuẩn bị lễ phẩm và hiệp lễ (xem trên, nn. 48, 74, 87);  

74
Các bài đọc lấy từ Thánh Kinh trong những dịp đặc biệt (xem trên, n. 362); 

Hình thức trao bình an (xem trên, n. 82);  

Cách thức rước lễ (xem trên, nn. 160161, 284); 

Chất liệu chế tạo bàn thờ và các vật dụng thánh, nhất là các bình thánh, và chất liệu, hình
thức và màu sắc các phẩm phục phụng vụ (xem trên, nn. 301, 329, 332, 342, 345346, 349).

Các Hướng Dẫn và Huấn Thị mục vụ, mà Hội Ðồng Giám Mục xét là cần thiết, có thể  được
đưa vào Sách Lễ Rôma, ở chỗ thích hợp, sau khi được Toà Thánh công nhận.

391. Các Hội Ðồng Giám Mục phải lo sao cho bản dịch các bản văn Thánh Kinh dùng trong
cử hành Thánh Lễ, được thực hiện với sự cẩn thận đặc biệt. Thật vậy, người ta trích từThánh
Kinh các bài để  đọc và để dẫn giải trong bài giảng, cũng như những thánh vịnh để hát. Cũng
nhờ gợi hứng từ Thánh Kinh mà xuất phát các kinh, lời nguyện, công thức phụng vụ, đồng
thời những động tác và các biểu hiệu cũng nhận lấy ý nghĩa từ Thánh kinh.[cxlvi] [145]

Nên dùng lối văn đáp ứng với sự nhận thức của tín hữu và thích hợp để  được công bố, tuy
nhiên phải giữ những đặc tính của những kiểu nói khác nhau được dùng trong các sách
Thánh Kinh.

392. Các Hội Ðồng Giám mục cũng cẩn thận thực hiện việc dịch các bản văn khác, để, tuy
vẫn giữ được bản chất của ngôn ngữ mình, ý nghĩa của bản văn bằng tiếng latinh được
chuyển đạt cách đầy đủ và trung thành. Khi thực hiện việc này, phải chú ý đến các văn thể
khác nhau được dùng trong Thánh Lễ, như lời nguyện của chủ tế, tiền xướng, tung hô, đáp
ca, khẩn nài kiểu kinh cầu, vv...

Hãy luôn nhớ dịch các bản văn trước hết không phải để suy gẫm, nhưng để công bố hay hát
trong hành vi phụng vụ.

Nên dùng lời văn thích hợp với các tín hữu trong vùng, tuy nhiên cũng phải có phẩm chất
thanh cao và văn chương. Luôn luôn cần thiết phải giảng dạy về ý nghĩa Thánh Kinh và kitô
giáo của vài từ và câu.

Trong những vùng sử dụng cùng một ngôn ngữ, nên đưa ra cùng một bản dịch, trong mức độ
hết sức có thể, cho các bản văn phụng vụ, nhất là các bản văn Thánh Kinh và Lễ Qui.[cxlvii]
[146]

393. Phải chú ý đến vai trò cao cả của hát ca trong cử hành, như là thành phần cần thiết hay
trọn vẹn của phụng vụ.[cxlviii] [147] Các Hội Ðồng Giám Mục có quyền phê chuẩn những
giai điệu thích hợp, nhất là cho các bản văn phần Thường Lễ, cho các lời đáp và tung hô của

75
giáo dân, và cho các nghi thức đặc biệt xảy ra trong năm phụng vụ.

Các Hội Ðồng Giám Mục cũng xét xem nên chấp nhận hình thức âm nhạc, giai điệu, nhạc cụ
nào trong việc thờ phượng thánh, vì chúng thích hợp hay có thể thích hợp với việc sửdụng
thánh.

394. Mỗi giáo phận nên có lịch của mình và phần riêng các Lễ.[cxlix] [148] Về phần mình,
Hội Ðồng Giám Mục nên làm một lịch riêng, hay cùng với những Hội Ðồng Giám Mục
khác, đưa ra một lịch có thẩm quyền lớn hơn, sau khi được Toà Thánh chấp thuận.

Khi làm việc này, phải duy trì hết sức ngày Chúa Nhật sao cho các lễ kính, và các cử hành
khác không được lấn át ngày Chúa Nhật, trừ phi thật sự là rất quan trọng.[cl] [149] Cũng lo
sao đừng để năm phụng vụ được công nhận bởi sắc lệnh của Công Ðồng Vaticanô II bị che
khuất bởi các yếu tố thứ yếu.

Khi làm lịch quốc gia, phải ghi các ngày Cầu Khẩn và Bốn Mùa, và có trước mắt hình thức
và bản văn để cử hành những ngày này[cli] [150] và những đặc điễm riêng khác.

Khi phát hành Sách Lễ, nên đưa những cử hành riêng cho toàn thể quốc gia hay lãnh thổ lớn
hơn vào chỗ những cử hành của lịch chung, còn những cử hành riêng cho vùng hay giáo
phận thì để vào phần Phụ Lục đặc biệt.

395. Sau cùng, nếu sự tham dự của các tín hữu và lợi ích thiêng liêng của họ  đòi hỏi có
những thay đổi và thích nghi sâu rộng hơn, hầu cử hành thánh đáp ứng với não trạng và
truyền thống của các dân tộc khác nhau, các Hội Ðồng Giám Mục có thể đề nghị chúng lên
Toà Thánh, theo đúng qui tắc của số 40 Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh, để sau khi được Toà
Thánh chấp thuận, thì đưa vào, nhất là đối với các dân tộc vừa mới được rao giảng Tin
Mừng.[clii] [151] Nên cẩn thận tuân giữ những qui tắc đặc biệt được đưa ra trong Huấn
Thị"Phụng Vụ Rôma và hội nhập văn hoá".[cliii] [152]

Về cách tiến hành trong vấn đề này, nên giữ các điều sau đây:

Trước hết, đề nghị dự kiến phải được trình bày chi tiết cho Toà Thánh, để, sau khi được năng
quyền phải có, có thể tiến hành soạn thảo các thích nghi.

Sau khi các đề nghi này được Toà Thánh chấp thuận đúng thủ tục, thì thực hiện các thí
nghiệm trong thời gian và nơi chốn qui định. Nếu, thời gian thí nghiệm đã mãn, Hội Ðồng
Giám Mục quyết định theo đuổi các thích nghi ấy, thì đệ trình hình thức chín mùi của sự việc
lên Toà thánh cứu xét.[cliv] [153]

396. Tuy nhiên, trước khi thi hành những thích nghi mới, nhất là sâu rộng hơn, phải lo liệu
hết sức cho các giáo sĩ và giáo dân được huấn luyện tử tế và việc này phải tiến hành cách
khôn ngoan và trong trật tự, cho các năng quyền đã dự kiến mang lại hiệu quả, và các qui tắc
76
mục vụ, đáp ứng với việc cử hành thiêng liêng, được áp dụng đầy đủ.

397. Do đó, phải giữ nguyên tắc theo đó bất cứ một Giáo Hội địa phương nào phải đồng tâm
nhất trí với Giáo Hội toàn cầu không những về giáo lý đức tin và các dấu chỉ bí tích, mà còn
về các thói tục đã được chấp thuận phổ quát từ thời các Tông Ðồ và được lưu truyền liên tục;
chúng đã được duy trì chẳng những để tránh các sai lầm, mà còn để chuyển giao đức tin toàn
vẹn, vì luật cầu nguyện của Hội Thánh đáp ứng với luật đức tin.[clv] [154]

Nghi Lễ Rôma tạo thành phần thanh cao của kho tàng phụng vụ và gia sản của Hội Thánh
Công Giáo, mà sự phong phú giúp ích cho Hội Thánh toàn cầu, cho nên nếu thiếu sẽ gây hại
nghiêm trọng.

Nghi Lễ này theo dòng các thế kỷ không những đã phục vụ cho các thực hành phụng vụ xuất
phát từ thành Rôma, mà còn du nhập cách sâu xa, có tổ chức và hòa hợp các thực hành
phụng vụ khác, phát sinh từ những tập tục và năng khiếu của các dân tộc khác nhau và của
các Hội Thánh riêng đa dạng ở Tây phương cũng như Ðông phương, và như vậy đạt được
một tính cách siêu vượt giới vùng. Trong thời đại chúng ta, căn tính và cách diễn tả thống
nhất của Nghi Lễ này được gặp thấy trong các bản mẫu của các sách phụng vụ được ban bố
do quyền của Ðức Giáo Hoàng và trong các sách phụng vụ tương ứng được các Hội Ðồng
Giám Mục chấp thuận cho lãnh thổ mình và được Toà Thánh nhìn nhận.[clvi] [155]

398. Qui tắc do Công Ðồng Vaticanô II đưa ra, theo đó không được làm các đổi mới trong
cải tổ phụng vụ nếu lợi ích thật sự và chắc chắn của Hội Thánh không đòi hỏi như thế, và
phải cẩn trọng để cho những hình thái mới được triển nở, một cách nào đó, có hệ thống từ
những hình thái sẵn có,[clvii] [156] qui tắc đó cũng phải được áp dụng cho chính việc hội
nhập văn hoá của Nghi Lễ Rôma.[clviii] [157] Ngoài ra, việc hội nhập văn hoá đòi hỏi phải
có nhiều thời gian, để truyền thống phụng vụ đích thực không bị làm tổn hại cách vội vả và
bất cẩn.

Hơn nữa, yêu cầu hội nhập văn hoá không hề nhắm đến việc tạo ra những gia đình nghi lễ
mới, nhưng khảo sát những đòi hỏi của nền văn hoá đó để các thích nghi được đưa vào Sách
Lễ hay trong các sách phụng vụ khác ăn khớp, chứ không phải làm hại đặc tính của Nghi Lễ
Rôma.[clix] [158]

399. Vì thế, Sách Lễ Rôma, dù được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ khác nhau và trong sự đa
dạng các tập tục,[clx] [159] vẫn phải được dùng như khí cụ và dấu chỉ sáng ngời của sự toàn
vẹn và thống nhất của Nghi Lễ Rôma.[clxi] [160] 

Nguồn: gpcantho.com 

© 2016 Dongthanhthe.net. All rights reserved.

77
GENERAL INSTRUCTION OF THE ROMAN MISSAL

INSTITUTIO GENERALIS MISSALIS ROMANI

Including Adaptations for the Dioceses of the United States of America

INDEX

Adaptations for the Dioceses of the United States of America

Decree of Confirmation
Decree of Publication

PREAMBLE

A Witness to Unchanged Faith (2 - 5)


A Witness to Unbroken Tradition (6 - 9)
Accommodation to New Conditions (10 - 15)

Chapter I - THE IMPORTANCE AND DIGNITY


OF THE EUCHARISTIC CELEBRATION (16 - 26)

Chapter II - THE STRUCTURE OF THE MASS,


ITS ELEMENTS AND ITS PARTS

I - The General Structure of the Mass (27 - 28)


 
II - The Different Elements of the Mass (29 - 45)

- Reading and Explaining the Word of God


- The Prayers and Other Parts Pertaining to the Priest
- The Other Formulas in the Celebration
- The Vocal Expression of the Different Texts
- The importance of Singing
- Movements and Posture
- Silence

III - The Individual Parts of the Mass (46 - 90)

78
A) The Introductory Rites (46 - 54)

- The Entrance
- Greeting of the Altar and of the People
  Gathered Together
- Act of Penitence
- The Kyrie eleison
- The Gloria
- The Collect

B) The Liturgy of the Word (55 - 71)

- Silence
- The Biblical Readings
- The Responsorial Psalm
- The Acclamation Before the Gospel
- The Homily
- The Profession of Faith
- The Prayer of Faithful

C) The Liturgy of the Eucharist (72 - 89)

- The Preparation of the Gifts


- The Prayer Over the Offerings
- The Eucharistic Prayer
- The Communion Rite
- The Lord's Prayer
- The Rite of Peace
- The Fraction
- Communion

D) The Concluding Rites (90)

Chapter III - THE DUTIES AND MINISTRIES


IN THE MASS

I - The Duties of Those in Holy Orders (92 - 94)

II - The Duties of the People of God (95 - 97)

III - Particular Ministries (98 - 107)

- The Ministry of the Instituted Acolyte and Lector


79
- Other Ministries

IV – The Distribution of Duties


and the Preparation of the Celebration (108-111)

Chapter IV - THE DIFFERENT FORMS


OF CELEBRATING MASS

I - Mass With a Congregation (115 - 198)

The Articles to Be Prepared (117 - 119)

A) Mass Without a Deacon (120-170)

- The Introductory Rites


- The Liturgy of the Word
- The Liturgy of the Eucharist
- The Concluding Rites

B) Mass With a Deacon (120-170)

- The Introductory Rites


- The Liturgy of the Word
- The Liturgy of the Eucharist
- The Concluding Rites

C) The Duties of the Acolyte (187 - 193)

- The Introductory Rites


- The Liturgy of the Eucharist

D) The Duties of the Lector (194 - 198)

- The Introductory Rites


- The Liturgy of the Word

II - Concelebrated Mass (199 - 251)

- The Introductory Rites


- The Liturgy of the Word
- The Liturgy of the Eucharist
- The Manner of Speaking the Eucharistic prayer

Eucharistic Prayer I or Roman Canon


80
Eucharistic Prayer II
Eucharistic Prayer III
Eucharistic Prayer IV

- The Communion Rite


- The Concluding Rites

III - Mass at Which Only One Minister Participates (252 - 272)

- The Introductory Rites


- The Liturgy of the Word
- The Liturgy of the Eucharist
- The Concluding Rites

IV - Some General Norms for All Forms of Mass (273 - 287)

- Veneration of the Altar and the Book of the Gospels


- Genuflections and Bows
- Incensation
- The Purification
- Communion under Both Kinds

Chapter V - THE ARRANGEMENT AND FURNISHING


OF CHURCHES FOR THE CELEBRATION
OF THE EUCHARIST

I - General Principles (288 - 294)

II – Arrangement of the Sanctuary


for the Sacred Synaxis (Eucharistic Assembly) (295 – 310)

- The Altar and Its Appointments


- The Ambo
- The Chair for the Priest Celebrant and Other Seats

III – The Arrangement of the Church (311 – 318)

- The Places of Faithful


- The Place for the Choir and the Musical Instruments
- The Place for the Reservation of the Most Holy Eucharist
- Sacred Images

Chapter VI - THE REQUISITES FOR THE


81
CELEBRATION OF THE MASS

I - The Bread and Wine for Celebrating the Eucharist (319 - 324)

II - Sacred Furnishings in General (325 - 326)

III - Sacred Vessels (327 - 334)

IV - Sacred Vestments (335 - 347)

V - Other Things Intended for Church Use (348 - 351)

Chapter VII - The Choice of the Mass and Its Parts

I - The Choice of Mass (353-355)

II - The Choice of Mass Texts (356-367)

- The Readings
- The Orations
- The Eucharistic prayer
- The Chants

Chapter VIII - MASSES FOR VARIOUS CIRCUMSTANCES


AND MASSES FOR THE DEAD

I - Masses and Prayers for Various Circumstances (368 - 378)

II - Masses for the Dead (379-385)

Chapter IX - ADAPTATIONS WITHIN THE COMPETENCE OF BISHOPS


AND BISHOPS CONFERENCES (386-399)

Concordat cum originali:

Msgr. James Patrick Moroney


Executive Director, Secretariat for the Liturgy
United States Conference of Catholic Bishops

The English translation of the General Instruction of the Roman Missal (Third Typical
Edition) © 2002, International Committee on English in the Liturgy, Inc. All rights reserved.
No part of this document may be reproduced or transmitted in any form or by any means,
82
electronic or mechanical, including photocopying, recording, or by any information storage
and retrieval system, without permission in writing from the copyright holder.

This text is confirmed for use in the Dioceses of the United States of America. Persons from
other nations should consult the local Episcopal Conference regarding the appropriate text
for their nation.

* * *

CONGREGATION FOR DIVINE WORSHIP


AND THE DISCIPLINE OF THE SACRAMENTS

Decree of Confirmation

Prot. N. 2235/02/L

THE UNITED STATES OF AMERICA

At the request of His Excellency, the Most Reverend Wilton D. Gregory, Bishop of
Belleville, President of the Conference of Bishops of the United States of America, in a letter
of November 13, 2002, and in virtue of the faculties granted to this Congregation by the
Supreme Pontiff JOHN PAUL II, we gladly confirm and approve the English translation of
the Institutio Generalis Missalis Romani, excerpted from the third typical edition of the same
Missal, as in the attached copy.

Two copies of the printed text should be forwarded to this Congregation.

All things to the contrary notwithstanding.

From the offices of the Congregation for Divine Worship and the Discipline of the
Sacraments, March 17, 2003.

Francis Cardinal Arinze


Prefect

Franciscus Pius Tamburrino


Archbishop-Secretary

* * *

UNITED STATES CONFERENCE OF CATHOLIC BISHOPS

83
DECREE OF PUBLICATION

In accord with the norms established by decree of the Sacred Congregation of Rites in Cum,
nostra ætate (January 27, 1966), this edition of the General Instruction of The Roman
Missal is declared to be the vernacular typical edition of the Institutio Generalis Missalis
Romani, editio typica tertia in the dioceses of the United States of America, and is published
by authority of the United States Conference of Catholic Bishops.

The General Instruction of the Roman Missal was canonically approved for use by the
United States Conference of Catholic Bishops on November 12, 2002, and was subsequently
confirmed by the Holy See by decree of the Congregation for Divine Worship and the
Discipline of the Sacraments on March 17, 2003 (Prot. N. 2235/02/L).

Effective immediately, this translation of the General Instruction of the Roman Missal is the
sole translation of the Institutio Generalis Missalis Romani, editio typica tertia for use in the
dioceses of the United States of America.

Given at the General Secretariat of the United States Conference of Catholic Bishops,
Washington, D.C., on March 19, 2003, the Feast of Saint Joseph, Husband of the Blessed
Virgin Mary.

Most Reverend Wilton D. Gregory


Bishop of Belleville
President
United States Conference of Catholic Bishops

Reverend Monsignor William P. Fay


General Secretary

Preamble

1. When he was about to celebrate with his disciples the Passover meal in which he instituted
the sacrifice of his Body and Blood, Christ the Lord gave instructions that a large, furnished
upper room should be prepared (Lk 22:12). The Church has always regarded this command
as applying also to herself when she gives directions about the preparation of people’s hearts
and minds and of the places, rites, and texts for the celebration of the Most Holy Eucharist.
The current norms, prescribed in keeping with the will of the Second Vatican Ecumenical
Council, and the new Missal that the Church of the Roman Rite is to use from now on in the
celebration of Mass are also evidence of the great concern of the Church, of her faith, and of
her unchanged love for the great mystery of the Eucharist. They likewise bear witness to the
Church’s continuous and unbroken tradition, irrespective of the introduction of certain new
84
features.

A Witness to Unchanged Faith

2. The sacrificial nature of the Mass, solemnly asserted by the Council of Trent in
accordance with the Church’s universal tradition,[1] was reaffirmed by the Second Vatican
Council, which offered these significant words about the Mass: “At the Last Supper our
Savior instituted the Eucharistic Sacrifice of his Body and Blood, by which he would
perpetuate the Sacrifice of the Cross throughout the centuries until he should come again,
thus entrusting to the Church, his beloved Bride, the memorial of his death and
resurrection.”[2]

What the Council thus teaches is expressed constantly in the formulas of the Mass. This
teaching, which is concisely expressed in the statement already contained in the ancient
Sacramentary commonly known as the Leonine“As often as the commemoration of this
sacrifice is celebrated, the work of our redemption is carried out”[3]is aptly and accurately
developed in the Eucharistic Prayers. For in these prayers the priest, while he performs the
commemoration, turns towards God, even in the name of the whole people, renders him
thanks and offers the living and holy Sacrifice, namely, the Church’s offering and the Victim
by whose immolation God willed to be appeased;[4] and he prays that the Body and Blood of
Christ may be a sacrifice acceptable to the Father and salvific for the whole world.[5]

In this new Missal, then, the Church’s rule of prayer (lex orandi) corresponds to her
perennial rule of belief (lex credendi), by which namely we are taught that the Sacrifice of
the Cross and its sacramental renewal in the Mass, which Christ the Lord instituted at the
Last Supper and commanded the Apostles to do in his memory, are one and the same,
differing only in the manner of offering, and that consequently the Mass is at once a sacrifice
of praise and thanksgiving, of propitiation and satisfaction.

3. Moreover, the wondrous mystery of the Lord’s real presence under the Eucharistic
species, reaffirmed by the Second Vatican Council[6] and other documents of the Church’s
Magisterium[7] in the same sense and with the same words that the Council of Trent had
proposed as a matter of faith,[8] is proclaimed in the celebration of Mass not only by means
of the very words of consecration, by which Christ becomes present through
transubstantiation, but also by that interior disposition and outward expression of supreme
reverence and adoration in which the Eucharistic Liturgy is carried out. For the same reason
the Christian people is drawn on Holy Thursday of the Lord’s Supper, and on the solemnity
of the Most Holy Body and Blood of Christ, to venerate this wonderful Sacrament by a
special form of adoration.

4. Further, the nature of the ministerial priesthood proper to a Bishop and a priest, who offer
the Sacrifice in the person of Christ and who preside over the gathering of the holy people, is

85
evident in the form of the rite itself, by reason of the more prominent place and office of the
priest. The meaning of this office is enunciated and explained clearly and at greater length in
the Preface for the Chrism Mass on Holy Thursday, the day commemorating the institution
of the priesthood. The Preface brings to light the conferral of the priestly power
accomplished through the laying on of hands; and, by listing the various duties, it describes
that power, which is the continuation of the power of Christ the High Priest of the New
Testament.

5. In addition, the nature of the ministerial priesthood also puts into its proper light another
reality, which must indeed be highly regarded, namely, the royal priesthood of the faithful,
whose spiritual sacrifice is brought to completeness through the ministry of the Bishop and
the priests in union with the sacrifice of Christ, the one and only Mediator.[9] For the
celebration of the Eucharist is an action of the whole Church, and in it each one should carry
out solely but completely that which pertains to him or her, in virtue of the rank of each
within the People of God. In this way greater consideration will also be given to some
aspects of the celebration that have sometimes been accorded less attention in the course of
time. For this people is the People of God, purchased by Christ’s Blood, gathered together by
the Lord, nourished by his word. It is a people called to bring to God the prayers of the entire
human family, a people giving thanks in Christ for the mystery of salvation by offering his
Sacrifice. Finally, it is a people made one by sharing in the Communion of Christ’s Body and
Blood. Though holy in its origin, this people nevertheless grows continually in holiness by
its conscious, active, and fruitful participation in the mystery of the Eucharist.[10]

A Witness to Unbroken Tradition

6. In setting forth its instructions for the revision of the Order of Mass, the Second Vatican
Council, using the same words as did St. Pius V in the Apostolic Constitution Quo primum,
by which the Missal of Trent was promulgated in 1570, also ordered, among other things,
that some rites be restored “to the original norm of the holy Fathers.”[11] From the fact that
the same words are used it can be seen how both Roman Missals, although separated by four
centuries, embrace one and the same tradition. Furthermore, if the inner elements of this
tradition are reflected upon, it also becomes clear how outstandingly and felicitously the
older Roman Missal is brought to fulfillment in the new.

7. In a difficult period when the Catholic faith on the sacrificial nature of the Mass, the
ministerial priesthood, and the real and permanent presence of Christ under the Eucharistic
species were placed at risk, St. Pius V was especially concerned with preserving the more
recent tradition, then unjustly being assailed, introducing only very slight changes into the
sacred rite. In fact, the Missal of 1570 differs very little from the very first printed edition of
1474, which in turn faithfully follows the Missal used at the time of Pope Innocent III.
Moreover, even though manuscripts in the Vatican Library provided material for the
emendation of some expressions, they by no means made it possible to inquire into “ancient
86
and approved authors” farther back than the liturgical commentaries of the Middle Ages.

8. Today, on the other hand, countless learned studies have shed light on the “norm of the
holy Fathers” which the revisers of the Missal of St. Pius V followed. For following the
publication first of the Sacramentary known as the Gregorian in 1571, critical editions of
other ancient Roman and Ambrosian Sacramentaries were published, often in book form, as
were ancient Hispanic and Gallican liturgical books which brought to light numerous prayers
of no slight spiritual excellence that had previously been unknown.

In a similar fashion, traditions dating back to the first centuries, before the formation of the
rites of East and West, are better known today because of the discovery of so many liturgical
documents.

Moreover, continuing progress in the study of the holy Fathers has also shed light upon the
theology of the mystery of the Eucharist through the teachings of such illustrious Fathers of
Christian antiquity as St. Irenaeus, St. Ambrose, St. Cyril of Jerusalem, and St. John
Chrysostom.

9. For this reason, the “norm of the holy Fathers” requires not only the preservation of what
our immediate forebears have passed on to us, but also an understanding and a more
profound study of the Church’s entire past and of all the ways in which her one and only
faith has been set forth in the quite diverse human and social forms prevailing in the Semitic,
Greek, and Latin areas. Moreover, this broader view allows us to see how the Holy Spirit
endows the People of God with a marvelous fidelity in preserving the unalterable deposit of
faith, even amid a very great variety of prayers and rites.

Accommodation to New Conditions

10. The new Missal, therefore, while bearing witness to the Roman Church’s rule of prayer
(lex orandi), also safeguards the deposit of faith handed down by the more recent Councils
and marks in its own right a step of great importance in liturgical tradition.

Indeed, when the Fathers of the Second Vatican Council reaffirmed the dogmatic
pronouncements of the Council of Trent, they spoke at a far different time in world history,
so that they were able to bring forward proposals and measures of a pastoral nature that
could not have even been foreseen four centuries earlier.

11. The Council of Trent already recognized the great catechetical value contained in the
celebration of Mass but was unable to bring out all its consequences in regard to actual
practice. In fact, many were pressing for permission to use the vernacular in celebrating the
Eucharistic Sacrifice; but the Council, weighing the conditions of that age, considered it a
duty to answer this request with a reaffirmation of the Church’s traditional teaching,
according to which the Eucharistic Sacrifice is, first and foremost, the action of Christ
87
himself, and therefore its proper efficacy is unaffected by the manner in which the faithful
take part in it. The Council for this reason stated in firm but measured words, “Although the
Mass contains much instruction for people of faith, nevertheless it did not seem expedient to
the Fathers that it be celebrated everywhere in the vernacular.”[12] The Council accordingly
anathematized anyone maintaining that “the rite of the Roman Church, in which part of the
Canon and the words of consecration are spoken in a low voice, is to be condemned, or that
the Mass must be celebrated only in the vernacular.”[13] Although on the one hand it
prohibited the use of the vernacular in the Mass, nevertheless, on the other hand, the Council
did direct pastors of souls to put appropriate catechesis in its place: “Lest Christ’s flock go
hungry . . . the Holy Synod commands pastors and all others having the care of souls to give
frequent instructions during the celebration of Mass, either personally or through others,
concerning what is read at Mass; among other things, they should include some explanation
of the mystery of this most holy Sacrifice, especially on Sundays and holy days.”[14]

12. Therefore, when the Second Vatican Council convened in order to accommodate the
Church to the requirements of her proper apostolic office precisely in these times, it
examined thoroughly, as had Trent, the instructive and pastoral character of the sacred
Liturgy.[15] Since no Catholic would now deny the lawfulness and efficacy of a sacred rite
celebrated in Latin, the Council was also able to grant that “the use of the vernacular
language may frequently be of great advantage to the people” and gave the faculty for its
use.1[16] The enthusiasm in response to this measure has been so great everywhere that it
has led, under the leadership of the Bishops and the Apostolic See itself, to permission for all
liturgical celebrations in which the people participate to be in the vernacular, for the sake of
a better comprehension of the mystery being celebrated.

13. Indeed, since the use of the vernacular in the sacred Liturgy may certainly be considered
an important means for presenting more clearly the catechesis regarding the mystery that is
inherent in the celebration itself, the Second Vatican Council also ordered that certain
prescriptions of the Council of Trent that had not been followed everywhere be brought to
fruition, such as the homily to be given on Sundays and holy days[17] and the faculty to
interject certain explanations during the sacred rites themselves.[18]

Above all, the Second Vatican Council, which urged “that more perfect form of participation
in the Mass by which the faithful, after the priest’s Communion, receive the Lord’s Body
from the same Sacrifice,”[19] called for another desire of the Fathers of Trent to be realized,
namely that for the sake of a fuller participation in the holy Eucharist “the faithful present at
each Mass should communicate not only by spiritual desire but also by sacramental reception
of the Eucharist.”[20]

14. Moved by the same desire and pastoral concern, the Second Vatican Council was able to
give renewed consideration to what was established by Trent on Communion under both
kinds. And indeed, since no one today calls into doubt in any way the doctrinal principles on
88
the complete efficacy of Eucharistic Communion under the species of bread alone, the
Council thus gave permission for the reception of Communion under both kinds on some
occasions, because this clearer form of the sacramental sign offers a particular opportunity of
deepening the understanding of the mystery in which the faithful take part.[21]

15. In this manner the Church, while remaining faithful to her office as teacher of truth
safeguarding “things old,” that is, the deposit of tradition, fulfills at the same time another
duty, that of examining and prudently bringing forth “things new” (cf. Mt 13:52).

Accordingly, a part of the new Missal directs the prayers of the Church in a more open way
to the needs of our times, which is above all true of the Ritual Masses and the Masses for
Various Needs, in which tradition and new elements are appropriately harmonized. Thus,
while many expressions, drawn from the Church’s most ancient tradition and familiar
through the many editions of The Roman Missal, have remained unchanged, many other
expressions have been accommodated to today’s needs and circumstances. Still others, such
as the prayers for the Church, the laity, the sanctification of human work, the community of
all peoples, and certain needs proper to our era, have been newly composed, drawing on the
thoughts and often the very phrasing of the recent documents of the Council.

Moreover, on account of the same attitude toward the new state of the present world, it
seemed that in the use of texts from the most ancient tradition, so revered a treasure would in
no way be harmed if some phrases were changed so that the style of language would be more
in accord with the language of modern theology and would truly reflect the current discipline
of the Church. Thus, not a few expressions bearing on the evaluation and use of the goods of
the earth have been changed, as have also not a few allusions to a certain form of outward
penance belonging to past ages of the Church.

Finally, in this manner the liturgical norms of the Council of Trent have certainly been
completed and perfected in many respects by those of the Second Vatican Council, which
has brought to realization the efforts of the last four hundred years to bring the faithful closer
to the sacred Liturgy especially in recent times, and above all the zeal for the Liturgy
promoted by St. Pius X and his successors.

CHAPTER I

The Importance and Dignity of the Eucharistic Celebration

16. The celebration of Mass, as the action of Christ and the People of God arrayed
hierarchically, is the center of the whole Christian life for the Church both universal and
local, as well as for each of the faithful individually.[22] In it is found the high point both of
the action by which God sanctifies the world in Christ and of the worship that the human
race offers to the Father, adoring him through Christ, the Son of God, in the Holy Spirit.

89
[23] In it, moreover, during the course of the year, the mysteries of redemption are recalled
so as in some way to be made present.[24] Furthermore, the other sacred actions and all the
activities of the Christian life are bound up with it, flow from it, and are ordered to it.[25]

17. It is therefore of the greatest importance that the celebration of the Massthat is, the
Lord’s Supperbe so arranged that the sacred ministers and the faithful taking part in it,
according to the proper state of each, may derive from it more abundantly[26] those fruits for
the sake of which Christ the Lord instituted the Eucharistic Sacrifice of his Body and Blood
and entrusted it to the Church, his beloved Bride, as the memorial of his Passion and
Resurrection.[27]

18. This will best be accomplished if, with due regard for the nature and the particular
circumstances of each liturgical assembly, the entire celebration is planned in such a way
that it leads to a conscious, active, and full participation of the faithful both in body and in
mind, a participation burning with faith, hope, and charity, of the sort which is desired by the
Church and demanded by the very nature of the celebration, and to which the Christian
people have a right and duty by reason of their Baptism.[28]

19. Even if it is sometimes not possible to have the presence and active participation of the
faithful, which bring out more plainly the ecclesial nature of the celebration,[29] the
Eucharistic Celebration always retains its efficacy and dignity because it is the action of
Christ and the Church, in which the priest fulfills his own principal office and always acts for
the people’s salvation.

It is therefore recommended that the priest celebrate the Eucharistic Sacrifice even daily, if
possible.[30]

20. Because, however, the celebration of the Eucharist, like the entire Liturgy, is carried out
through perceptible signs that nourish, strengthen, and express faith,[31] the utmost care
must be taken to choose and to arrange those forms and elements set forth by the Church
that, in view of the circumstances of the people and the place, will more effectively foster
active and full participation and more properly respond to the spiritual needs of the faithful.

21. This Instruction aims both to offer general guidelines for properly arranging the
Celebration of the Eucharist and to set forth rules for ordering the various forms of
celebration.[32]

22. The celebration of the Eucharist in a particular Church is of utmost importance.

For the diocesan Bishop, the chief steward of the mysteries of God in the particular Church
entrusted to his care, is the moderator, promoter, and guardian of the whole of its liturgical
life.[33] In celebrations at which the Bishop presides, and especially in the celebration of the
Eucharist led by the Bishop himself with the presbyterate, the deacons, and the people taking
90
part, the mystery of the Church is revealed. For this reason, the solemn celebration of Masses
of this sort must be an example for the entire diocese.

The Bishop should therefore be determined that the priests, the deacons, and the lay
Christian faithful grasp ever more deeply the genuine meaning of the rites and liturgical
texts, and thereby be led to an active and fruitful celebration of the Eucharist. To the same
end, he should also be vigilant that the dignity of these celebrations be enhanced. In
promoting this dignity, the beauty of the sacred place, of music, and of art should contribute
as greatly as possible.

23. Moreover, in order that such a celebration may correspond more fully to the prescriptions
and spirit of the sacred Liturgy, and also in order to increase its pastoral effectiveness,
certain accommodations and adaptations are specified in this General Instruction and in the
Order of Mass.

24. These adaptations consist for the most part in the choice of certain rites or texts, that is,
of the chants, readings, prayers, explanations, and gestures which may respond better to the
needs, preparation, and culture of the participants and which are entrusted to the priest
celebrant., the priest must remember that he is the servant of the sacred Liturgy and that he
himself is not permitted, on his own initiative, to add, to remove, or to change anything in
the celebration of Mass.[34]

25. In addition, certain adaptations are indicated in the proper place in the Missal and pertain
respectively to the diocesan Bishop or to the Conference of Bishops, in accord with the
Constitution on the Sacred Liturgy[35] (cf. nos. 387, 388-393).

26. As for variations and the more substantial adaptations in view of the traditions and
culture of peoples and regions, to be introduced in accordance with article 40 of the
Constitution on the Sacred Liturgy because of benefit or need, the norms set forth in the
Instruction On the Roman Liturgy and Inculturation[36] and in nos. 395-399 are to be
observed.

CHAPTER II

The Structure of the Mass, Its Elements and Its Parts

I. THE GENERAL STRUCTURE OF THE MASS

27. At Massthat is, the Lord’s Supperthe People of God is called together, with a priest
presiding and acting in the person of Christ, to celebrate the memorial of the Lord, the
Eucharistic Sacrifice.[37] For this reason Christ’s promise applies in an outstanding way to
such a local gathering of the holy Church: “Where two or three are gathered in my name,
there am I in their midst” (Mt 18:20). For in the celebration of Mass, in which the Sacrifice
91
of the Cross is perpetuated,[38] Christ is really present in the very liturgical assembly
gathered in his name, in the person of the minister, in his word, and indeed substantially and
continuously under the Eucharistic species.[39]

28. The Mass is made up, as it were, of two parts: the Liturgy of the Word and the Liturgy of
the Eucharist. These, however, are so closely interconnected that they form but one single act
of worship.[40] For in the Mass the table both of God’s word and of Christ’s Body is
prepared, from which the faithful may be instructed and refreshed.[41] There are also certain
rites that open and conclude the celebration.

II. THE DIFFERENT ELEMENTS OF THE MASS

Reading and Explaining the Word of God

29. When the Sacred Scriptures are read in the Church, God himself speaks to his people,
and Christ, present in his own word, proclaims the Gospel.

Therefore, all must listen with reverence to the readings from God’s word, for they make up
an element of greatest importance in the Liturgy. Although in the readings from Sacred
Scripture God’s word is addressed to all people of every era and is understandable to them,
nevertheless, a fuller understanding and a greater effectiveness of the word is fostered by a
living commentary on the word, that is, the homily, as part of the liturgical action.[42]

The Prayers and Other Parts Pertaining to the Priest

30. Among the parts assigned to the priest, the foremost is the Eucharistic Prayer, which is
the high point of the entire celebration. Next are the orations: that is to say, the collect, the
prayer over the offerings, and the prayer after Communion. These prayers are addressed to
God in the name of the entire holy people and all present, by the priest who presides over the
assembly in the person of Christ.[43] It is with good reason, therefore, that they are called
the “presidential prayers.”

31. It is also up to the priest, in the exercise of his office of presiding over the gathered
assembly, to offer certain explanations that are foreseen in the rite itself. Where it is
indicated in the rubrics, the celebrant is permitted to adapt them somewhat in order that they
respond to the understanding of those participating. However, he should always take care to
keep to the sense of the text given in the Missal and to express it succinctly. The presiding
priest is also to direct the word of God and to impart the final blessing. In addition, he may
give the faithful a very brief introduction to the Mass of the day (after the initial Greeting
and before the Act of Penitence), to the Liturgy of the Word (before the readings), and to the
Eucharistic Prayer (before the Preface), though never during the Eucharistic Prayer itself; he
may also make concluding comments to the entire sacred action before the dismissal.

92
32. The nature of the “presidential” texts demands that they be spoken in a loud and clear
voice and that everyone listen with attention.[44] Thus, while the priest is speaking these
texts, there should be no other prayers or singing, and the organ or other musical instruments
should be silent.

33. The priest, in fact, as the one who presides, prays in the name of the Church and of the
assembled community; but at times he prays only in his own name, asking that he may
exercise his ministry with greater attention and devotion. Prayers of this kind, which occur
before the reading of the Gospel, at the Preparation of the Gifts, and also before and after the
Communion of the priest, are said quietly.

The Other Formulas in the Celebration

34. Since the celebration of Mass by its nature has a “communitarian” character,[45] both the
dialogues between the priest and the faithful gathered together, and the acclamations are of
great significance;[46] in fact, they are not simply outward signs of communal celebration
but foster and bring about communion between priest and people.

35. The acclamations and the responses of the faithful to the priest’s greetings and prayers
constitute that level of active participation that the gathered faithful are to contribute in every
form of the Mass, so that the action of the entire community may be clearly expressed and
fostered.[47]

36. Other parts, very useful for expressing and fostering the faithful’s active participation,
that are assigned to the whole assembly that is called together include especially the Act of
Penitence, the Profession of Faith, the Prayer of the Faithful, and the Lord’s Prayer.

37. Finally, concerning the other formulas:

a. Some constitute an independent rite or act, such as the Gloria, the responsorial Psalm,
the Alleluia and verse before the Gospel, the Sanctus, the Memorial Acclamation, and
the cantus post communionem (song after communion);
b. Others accompany another rite, such as the chants at the Entrance, at the Offertory, at
the fraction (Agnus Dei), and at Communion.

The Vocal Expression of the Different Texts

38. In texts that are to be spoken in a loud and clear voice, whether by the priest or the
deacon, or by the lector, or by all, the tone of voice should correspond to the genre of the text
itself, that is, depending upon whether it is a reading, a prayer, a commentary, an
acclamation, or a sung text; the tone should also be suited to the form of celebration and to
the solemnity of the gathering. Consideration should also be given to the idiom of different

93
languages and the culture of different peoples.

In the rubrics and in the norms that follow, words such as “say” and “proclaim” are to be
understood of both singing and reciting, according to the principles just stated above.

The Importance of Singing

39. The Christian faithful who gather together as one to await the Lord’s coming are
instructed by the Apostle Paul to sing together psalms, hymns, and spiritual songs (cf. Col
3:16). Singing is the sign of the heart’s joy (cf. Acts 2:46). Thus St. Augustine says rightly,
“Singing is for one who loves.”[48] There is also the ancient proverb: “One who sings well
prays twice.”

40. Great importance should therefore be attached to the use of singing in the celebration of
the Mass, with due consideration for the culture of the people and abilities of each liturgical
assembly. Although it is not always necessary (e.g., in weekday Masses) to sing all the texts
that are of themselves meant to be sung, every care should be taken that singing by the
ministers and the people is not absent in celebrations that occur on Sundays and on holy days
of obligation.

In the choosing of the parts actually to be sung, however, preference should be given to those
that are of greater importance and especially to those to be sung by the priest or the deacon
or the lector, with the people responding, or by the priest and people together.[49]

41. All other things being equal, Gregorian chant holds pride of place because it is proper to
the Roman Liturgy. Other types of sacred music, in particular polyphony, are in no way
excluded, provided that they correspond to the spirit of the liturgical action and that they
foster the participation of all the faithful.[50]

Since faithful from different countries come together ever more frequently, it is fitting that
they know how to sing together at least some parts of the Ordinary of the Mass in Latin,
especially the Creed and the Lord’s Prayer, set to the simpler melodies.[51]

Movements and Posture

42. The gestures and posture of the priest, the deacon, and the ministers, as well as those of
the people, ought to contribute to making the entire celebration resplendent with beauty and
noble simplicity, so that the true and full meaning of the different parts of the celebration is
evident and that the participation of all is fostered.[52] Therefore, attention should be paid to
what is determined by this General Instruction and the traditional practice of the Roman Rite
and to what serves the common spiritual good of the People of God, rather than private
inclination or arbitrary choice.

94
A common posture, to be observed by all participants, is a sign of the unity of the members
of the Christian community gathered for the sacred Liturgy: it both expresses and fosters the
intention and spiritual attitude of the participants.

43. The faithful should stand from the beginning of the Entrance chant, or while the priest
approaches the altar, until the end of the collect; for the Alleluia chant before the Gospel;
while the Gospel itself is proclaimed; during the Profession of Faith and the Prayer of the
Faithful; from the invitation, Orate, fratres (Pray, brethren), before the prayer over the
offerings until the end of Mass, except at the places indicated below.

They should, however, sit while the readings before the Gospel and the responsorial Psalm
are proclaimed and for the homily and while the Preparation of the Gifts at the Offertory is
taking place; and, as circumstances allow, they may sit or kneel while the period of sacred
silence after Communion is observed.

In the dioceses of the United States of America, they should kneel beginning after the
singing or recitation of the Sanctus until after the Amen of the Eucharistic Prayer, except
when prevented on occasion by reasons of health, lack of space, the large number of people
present, or some other good reason. Those who do not kneel ought to make a profound bow
when the priest genuflects after the consecration. The faithful kneel after the Agnus
Dei unless the diocesan Bishop determines otherwise.[53]

With a view to a uniformity in gestures and postures during one and the same celebration,
the faithful should follow the directions which the deacon, lay minister, or priest gives
according to whatever is indicated in the Missal.

44. Among gestures included are also actions and processions: of the priest going with the
deacon and ministers to the altar; of the deacon carrying the Evangeliary or Book of the
Gospels to the ambo before the proclamation of the Gospel; of the faithful presenting the
gifts and coming forward to receive Communion. It is appropriate that actions and
processions of this sort be carried out with decorum while the chants proper to them occur, in
keeping with the norms prescribed for each.

Silence

45. Sacred silence also, as part of the celebration, is to be observed at the designated times.
[54] Its purpose, however, depends on the time it occurs in each part of the celebration. Thus
within the Act of Penitence and again after the invitation to pray, all recollect themselves;
but at the conclusion of a reading or the homily, all meditate briefly on what they have heard;
then after Communion, they praise and pray to God in their hearts.

Even before the celebration itself, it is commendable that silence to be observed in the
church, in the sacristy, in the vesting room, and in adjacent areas, so that all may dispose
95
themselves to carry out the sacred action in a devout and fitting manner.

III. THE INDIVIDUAL PARTS OF THE MASS

A. The Introductory Rites

46. The rites preceding the Liturgy of the Word, namely the Entrance, Greeting, Act of
Penitence, Kyrie, Gloria, and collect, have the character of a beginning, introduction, and
preparation.

Their purpose is to ensure that the faithful who come together as one establish communion
and dispose themselves to listen properly to God’s word and to celebrate the Eucharist
worthily.

In certain celebrations that are combined with Mass according to the norms of the liturgical
books, the Introductory Rites are omitted or performed in a particular way.

The Entrance

47. After the people have gathered, the Entrance chant begins as the priest enters with the
deacon and ministers. The purpose of this chant is to open the celebration, foster the unity of
those who have been gathered, introduce their thoughts to the mystery of the liturgical
season or festivity, and accompany the procession of the priest and ministers.

48. The singing at this time is done either alternately by the choir and the people or in a
similar way by the cantor and the people, or entirely by the people, or by the choir alone. In
the dioceses of the United States of America there are four options for the Entrance Chant:
(1) the antiphon from The Roman Missal or the Psalm from the Roman Gradual as set to
music there or in another musical setting; (2) the seasonal antiphon and Psalm of the Simple
Gradual; (3) a song from another collection of psalms and antiphons, approved by the
Conference of Bishops or the diocesan Bishop, including psalms arranged in responsorial or
metrical forms; (4) a suitable liturgical song similarly approved by the Conference of
Bishops or the diocesan Bishop.[55]

If there is no singing at the entrance, the antiphon in the Missal is recited either by the
faithful, or by some of them, or by a lector; otherwise, it is recited by the priest himself, who
may even adapt it as an introductory explanation (cf. no. 31).

Greeting of the Altar and of the People Gathered Together

49. When they reach the sanctuary, the priest, the deacon, and the ministers reverence the
altar with a profound bow.

96
As an expression of veneration, moreover, the priest and deacon then kiss the altar itself; as
the occasion suggests, the priest also incenses the cross and the altar.

50. When the Entrance chant is concluded, the priest stands at the chair and, together with
the whole gathering, makes the Sign of the Cross. Then he signifies the presence of the Lord
to the community gathered there by means of the Greeting. By this Greeting and the people’s
response, the mystery of the Church gathered together is made manifest.

After the greeting of the people, the priest, the deacon, or a lay minister may very briefly
introduce the faithful to the Mass of the day.

The Act of Penitence

51. Then the priest invites those present to take part in the Act of Penitence, which, after a
brief pause for silence, the entire community carries out through a formula of general
confession. The rite concludes with the priest’s absolution, which, however, lacks the
efficacy of the Sacrament of Penance.

On Sundays, especially in the Season of Easter, in place of the customary Act of Penitence,
from time to time the blessing and sprinkling of water to recall Baptism may take place.[56]

The Kyrie Eleison

52. After the Act of Penitence, the Kyrie is always begun, unless it has already been included
as part of the Act of Penitence. Since it is a chant by which the faithful acclaim the Lord and
implore his mercy, it is ordinarily done by all, that is, by the people and the choir or cantor
having a part in it.

As a rule, each acclamation is sung or said twice, though it may be repeated several times, by
reason of the character of the various languages, as well as of the artistry of the music or of
other circumstances. When the Kyrie is sung as a part of the Act of Penitence, a trope may
precede each acclamation.

The Gloria

53. The Gloria is a very ancient and venerable hymn in which the Church, gathered together
in the Holy Spirit, glorifies and entreats God the Father and the Lamb. The text of this hymn
may not be replaced by any other text. The Gloria is intoned by the priest or, if appropriate,
by a cantor or by the choir; but it is sung either by everyone together, or by the people
alternately with the choir, or by the choir alone. If not sung, it is to be recited either by all
together or by two parts of the congregation responding one to the other.

It is sung or said on Sundays outside the Seasons of Advent and Lent, on solemnities and
97
feasts, and at special celebrations of a more solemn character.

The Collect

54. Next the priest invites the people to pray. All, together with the priest, observe a brief
silence so that they may be conscious of the fact that they are in God’s presence and may
formulate their petitions mentally. Then the priest says the prayer which is customarily
known as the collect and through which the character of the celebration is expressed. In
accordance with the ancient tradition of the Church, the collect prayer is usually addressed to
God the Father, through Christ, in the Holy Spirit,[57] and is concluded with a trinitarian
ending, that is to say the longer ending, in the following manner:

 If the prayer is directed to the Father: Per Dominum nostrum Iesum Christum Filium
tuum, qui tecum vivit et regnat in unitate Spiritus Sancti, Deus, per omnia saecula
saeculorum (Through our Lord, Jesus Christ, your Son, who lives and reigns with you
and the Holy Spirit, one God, forever and ever);

 If it is directed to the Father, but the Son is mentioned at the end: Qui tecum vivit et
regnat in unitate Spiritus Sancti, Deus, per omnia saecula saeculorum (Who lives and
reigns with you and the Holy spirit, one God, forever and ever);

 If it is directed to the Son: Qui vivis et regnas cum Deo Patre in unitate Spiritus
Sancti, Deus, per omnia saecula saeculorum (You live and reign with God the Father
in the unity of the Holy Spirit, one God, forever and ever).

The people, uniting themselves to this entreaty, make the prayer their own with the
acclamation, Amen.

There is always only one collect used in a Mass.

B. The Liturgy of the Word

55. The main part of the Liturgy of the Word is made up of the readings from Sacred
Scripture together with the chants occurring between them. The homily, Profession of Faith,
and Prayer of the Faithful, however, develop and conclude this part of the Mass. For in the
readings, as explained by the homily, God speaks to his people,[58] opening up to them the
mystery of redemption and salvation, and offering them spiritual nourishment; and Christ
himself is present in the midst of the faithful through his word.[59] By their silence and
singing the people make God’s word their own, and they also affirm their adherence to it by
means of the Profession of Faith. Finally, having been nourished by it, they pour out their
petitions in the Prayer of the Faithful for the needs of the entire Church and for the salvation
of the whole world.

98
Silence

56. The Liturgy of the Word is to be celebrated in such a way as to promote meditation, and
so any sort of haste that hinders recollection must clearly be avoided. During the Liturgy of
the Word, it is also appropriate to include brief periods of silence, accommodated to the
gathered assembly, in which, at the prompting of the Holy Spirit, the word of God may be
grasped by the heart and a response through prayer may be prepared. It may be appropriate
to observe such periods of silence, for example, before the Liturgy of the Word itself begins,
after the first and second reading, and lastly at the conclusion of the homily.[60]

The Biblical Readings

57. In the readings, the table of God’s word is prepared for the faithful, and the riches of the
Bible are opened to them.[61] Hence, it is preferable to maintain the arrangement of the
biblical readings, by which light is shed on the unity of both Testaments and of salvation
history. Moreover, it is unlawful to substitute other, non-biblical texts for the readings and
responsorial Psalm, which contain the word of God.[62]

58. In the celebration of the Mass with a congregation, the readings are always proclaimed
from the ambo.

59. By tradition, the function of proclaiming the readings is ministerial, not presidential. The
readings, therefore, should be proclaimed by a lector, and the Gospel by a deacon or, in his
absence, a priest other than the celebrant. If, however, a deacon or another priest is not
present, the priest celebrant himself should read the Gospel. Further, if another suitable lector
is also not present, then the priest celebrant should also proclaim the other readings.

After each reading, whoever reads gives the acclamation, to which the gathered people reply,
honoring the word of God that they have received in faith and with grateful hearts.

60. The reading of the Gospel is the high point of the Liturgy of the Word. The Liturgy itself
teaches that great reverence is to be shown to it by setting it off from the other readings with
special marks of honor: whether on the part of the minister appointed to proclaim it, who
prepares himself by a blessing or prayer; or on the part of the faithful, who stand as they
listen to it being read and through their acclamations acknowledge and confess Christ present
and speaking to them; or by the very marks of reverence that are given to the Book of the
Gospels.

The Responsorial Psalm

61. After the first reading comes the responsorial Psalm, which is an integral part of the
Liturgy of the Word and holds great liturgical and pastoral importance, because it fosters

99
meditation on the word of God.

The responsorial Psalm should correspond to each reading and should, as a rule, be taken
from the Lectionary.

It is preferable that the responsorial Psalm be sung, at least as far as the people’s response is
concerned. Hence, the psalmist, or the cantor of the Psalm, sings the verses of the Psalm
from the ambo or another suitable place. The entire congregation remains seated and listens
but, as a rule, takes part by singing the response, except when the Psalm is sung straight
through without a response. In order, however, that the people may be able to sing the Psalm
response more readily, texts of some responses and Psalms have been chosen for the various
seasons of the year or for the various categories of Saints. These may be used in place of the
text corresponding to the reading whenever the Psalm is sung. If the Psalm cannot be sung,
then it should be recited in such a way that it is particularly suited to fostering meditation on
the word of God.

In the dioceses of the United States of America, the following may also be sung in place of
the Psalm assigned in the Lectionary for Mass: either the proper or seasonal antiphon and
Psalm from the Lectionary, as found either in the Roman Gradual or Simple Gradual or in
another musical setting; or an antiphon and Psalm from another collection of the psalms and
antiphons, including psalms arranged in metrical form, providing that they have been
approved by the United States Conference of Catholic Bishops or the diocesan Bishop.
Songs or hymns may not be used in place of the responsorial Psalm.

The Acclamation Before the Gospel

62. After the reading that immediately precedes the Gospel, the Alleluia or another chant
indicated by the rubrics is sung, as required by the liturgical season. An acclamation of this
kind constitutes a rite or act in itself, by which the assembly of the faithful welcomes and
greets the Lord who is about to speak to it in the Gospel and professes its faith by means of
the chant. It is sung by all while standing and is led by the choir or a cantor, being repeated if
this is appropriate. The verse, however, is sung either by the choir or by the cantor.

a. The Alleluia is sung in every season other than Lent. The verses are taken from the
Lectionary or the Gradual.
b. During Lent, in place of the Alleluia, the verse before the Gospel is sung, as indicated
in the Lectionary. It is also permissible to sing another psalm or tract, as found in
the Gradual.

63. When there is only one reading before the Gospel,

a. During a season when the Alleluia is to be said, either the Alleluia Psalm or the


responsorial Psalm followed by the Alleluia with its verse may be used;
100
b. During the season when the Alleluia is not to be said, either the psalm and the verse
before the Gospel or the psalm alone may be used;
c. The Alleluia or verse before the Gospel may be omitted if they are not sung.

64. The Sequence, which is optional except on Easter Sunday and on Pentecost Day, is sung
before the Alleluia.

The Homily

65. The homily is part of the Liturgy and is strongly recommended,[63] for it is necessary for
the nurturing of the Christian life. It should be an exposition of some aspect of the readings
from Sacred Scripture or of another text from the Ordinary or from the Proper of the Mass of
the day and should take into account both the mystery being celebrated and the particular
needs of the listeners.[64]

66. The homily should ordinarily be given by the priest celebrant himself. He may entrust it
to a concelebrating priest or occasionally, according to circumstances, to the deacon, but
never to a lay person.[65] In particular cases and for a just cause, the homily may even be
given by a Bishop or a priest who is present at the celebration but cannot concelebrate.

There is to be a homily on Sundays and holy days of obligation at all Masses that are
celebrated with the participation of a congregation; it may not be omitted without a serious
reason. It is recommended on other days, especially on the weekdays of Advent, Lent, and
the Easter Season, as well as on other festive days and occasions when the people come to
church in greater numbers.[66]

After the homily a brief period of silence is appropriately observed.

The Profession of Faith

67. The purpose of the Symbolum or Profession of Faith, or Creed, is that the whole gathered
people may respond to the word of God proclaimed in the readings taken from Sacred
Scripture and explained in the homily and that they may also call to mind and confess the
great mysteries of the faith by reciting the rule of faith in a formula approved for liturgical
use, before these mysteries are celebrated in the Eucharist.

68. The Creed is to be sung or said by the priest together with the people on Sundays and
solemnities. It may be said also at particular celebrations of a more solemn character.

If it is sung, it is begun by the priest or, if this is appropriate, by a cantor or by the choir. It is
sung, however, either by all together or by the people alternating with the choir.

If not sung, it is to be recited by all together or by two parts of the assembly responding one

101
to the other.

The Prayer of the Faithful

69. In the Prayer of the Faithful, the people respond in a certain way to the word of God
which they have welcomed in faith and, exercising the office of their baptismal priesthood,
offer prayers to God for the salvation of all. It is fitting that such a prayer be included, as a
rule, in Masses celebrated with a congregation, so that petitions will be offered for the holy
Church, for civil authorities, for those weighed down by various needs, for all men and
women, and for the salvation of the whole world.[67]

70. As a rule, the series of intentions is to be

a. For the needs of the Church;


b. For public authorities and the salvation of the whole world;
c. For those burdened by any kind of difficulty;
d. For the local community.

Nevertheless, in a particular celebration, such as Confirmation, Marriage, or a Funeral, the


series of intentions may reflect more closely the particular occasion.

71. It is for the priest celebrant to direct this prayer from the chair. He himself begins it with
a brief introduction, by which he invites the faithful to pray, and likewise he concludes it
with a prayer. The intentions announced should be sober, be composed freely but prudently,
and be succinct, and they should express the prayer of the entire community.

The intentions are announced from the ambo or from another suitable place, by the deacon or
by a cantor, a lector, or one of the lay faithful.[68]

The people, however, stand and give expression to their prayer either by an invocation said
together after each intention or by praying in silence.

C. The Liturgy of the Eucharist

72. At the Last Supper Christ instituted the Paschal Sacrifice and banquet, by which the
Sacrifice of the Cross is continuously made present in the Church whenever the priest,
representing Christ the Lord, carries out what the Lord himself did and handed over to his
disciples to be done in his memory.[69]

For Christ took the bread and the chalice and gave thanks; he broke the bread and gave it to
his disciples, saying, “Take, eat, and drink: this is my Body; this is the cup of my Blood. Do
this in memory of me.” Accordingly, the Church has arranged the entire celebration of the
Liturgy of the Eucharist in parts corresponding to precisely these words and actions of
102
Christ:

1. At the Preparation of the Gifts, the bread and the wine with water are brought to the
altar, the same elements that Christ took into his hands.
2. In the Eucharistic Prayer, thanks is given to God for the whole work of salvation, and
the offerings become the Body and Blood of Christ.
3. Through the fraction and through Communion, the faithful, though they are many,
receive from the one bread the Lord’s Body and from the one chalice the Lord’s Blood
in the same way the Apostles received them from Christ’s own hands.

The Preparation of the Gifts

73. At the beginning of the Liturgy of the Eucharist the gifts, which will become Christ’s
Body and Blood, are brought to the altar.

First, the altar, the Lord’s table, which is the center of the whole Liturgy of the Eucharist,
[70] is prepared by placing on it the corporal, purificator, Missal, and chalice (unless the
chalice is prepared at the credence table).

The offerings are then brought forward. It is praiseworthy for the bread and wine to be
presented by the faithful. They are then accepted at an appropriate place by the priest or the
deacon and carried to the altar. Even though the faithful no longer bring from their own
possessions the bread and wine intended for the liturgy as in the past, nevertheless the rite of
carrying up the offerings still retains its force and its spiritual significance.

It is well also that money or other gifts for the poor or for the Church, brought by the faithful
or collected in the church, should be received. These are to be put in a suitable place but
away from the Eucharistic table.

74. The procession bringing the gifts is accompanied by the Offertory chant (cf. no. 37b),
which continues at least until the gifts have been placed on the altar. The norms on the
manner of singing are the same as for the Entrance chant (cf. no. 48). Singing may always
accompany the rite at the offertory, even when there is no procession with the gifts.

75. The bread and wine are placed on the altar by the priest to the accompaniment of the
prescribed formulas. The priest may incense the gifts placed upon the altar and then incense
the cross and the altar itself, so as to signify the Church’s offering and prayer rising like
incense in the sight of God. Next, the priest, because of his sacred ministry, and the people,
by reason of their baptismal dignity, may be incensed by the deacon or another minister.

76. The priest then washes his hands at the side of the altar, a rite that is an expression of his
desire for interior purification.

103
The Prayer over the Offerings

77. Once the offerings have been placed on the altar and the accompanying rites completed,
the invitation to pray with the priest and the prayer over the offerings conclude the
preparation of the gifts and prepare for the Eucharistic Prayer.

In the Mass, only one Prayer over the Offerings is said, and it ends with the shorter
conclusion: Per Christum Dominum nostrum (Through Christ our Lord). If, however, the
Son is mentioned at the end of this prayer, the conclusion is, Qui vivit et regnat in saecula
saeculorum (Who lives and reigns forever and ever).

The people, uniting themselves to this entreaty, make the prayer their own with the
acclamation, Amen.

The Eucharistic Prayer

78. Now the center and summit of the entire celebration begins: namely, the Eucharistic
Prayer, that is, the prayer of thanksgiving and sanctification. The priest invites the people to
lift up their hearts to the Lord in prayer and thanksgiving; he unites the congregation with
himself in the prayer that he addresses in the name of the entire community to God the
Father through Jesus Christ in the Holy Spirit. Furthermore, the meaning of the Prayer is that
the entire congregation of the faithful should join itself with Christ in confessing the great
deeds of God and in the offering of Sacrifice. The Eucharistic Prayer demands that all listen
to it with reverence and in silence.

79. The chief elements making up the Eucharistic Prayer may be distinguished in this way:

a. Thanksgiving (expressed especially in the Preface): In which the priest, in the name of


the entire holy people, glorifies God the Father and gives thanks for the whole work of
salvation or for some special aspect of it that corresponds to the day, festivity, or
season.
b. Acclamation: In which the whole congregation, joining with the heavenly powers,
sings the Sanctus. This acclamation, which is part of the Eucharistic Prayer itself, is
sung or said by all the people with the priest.
c. Epiclesis: In which, by means of particular invocations, the Church implores the
power of the Holy Spirit that the gifts offered by human hands be consecrated, that is,
become Christ’s Body and Blood, and that the spotless Victim to be received in
Communion be for the salvation of those who will partake of it.
d. Institution narrative and consecration: In which, by means of words and actions of
Christ, the Sacrifice is carried out which Christ himself instituted at the Last Supper,
when he offered his Body and Blood under the species of bread and wine, gave them
to his Apostles to eat and drink, and left them the command to perpetuate this same
mystery.
104
e. Anamnesis: In which the Church, fulfilling the command that she received from Christ
the Lord through the Apostles, keeps the memorial of Christ, recalling especially his
blessed Passion, glorious Resurrection, and Ascension into heaven.
f. Offering: By which, in this very memorial, the Churchand in particular the Church
here and now gatheredoffers in the Holy Spirit the spotless Victim to the Father. The
Church’s intention, however, is that the faithful not only offer this spotless Victim but
also learn to offer themselves,[71] and so day by day to be consummated, through
Christ the Mediator, into unity with God and with each other, so that at last God may
be all in all.[72]
g. Intercessions: By which expression is given to the fact that the Eucharist is celebrated
in communion with the entire Church, of heaven as well as of earth, and that the
offering is made for her and for all her members, living and dead, who have been
called to participate in the redemption and the salvation purchased by Christ’s Body
and Blood.
h. Final doxology: By which the glorification of God is expressed and which is
confirmed and concluded by the people’s acclamation, Amen.

The Communion Rite

80. Since the Eucharistic Celebration is the Paschal Banquet, it is desirable that in keeping
with the Lord’s command, his Body and Blood should be received as spiritual food by the
faithful who are properly disposed. This is the sense of the fraction and the other preparatory
rites by which the faithful are led directly to Communion.

The Lord’s Prayer

81. In the Lord’s Prayer a petition is made for daily food, which for Christians means
preeminently the Eucharistic bread, and also for purification from sin, so that what is holy
may, in fact, be given to those who are holy. The priest says the invitation to the prayer, and
all the faithful say it with him; the priest alone adds the embolism, which the people
conclude with a doxology. The embolism, enlarging upon the last petition of the Lord’s
Prayer itself, begs deliverance from the power of evil for the entire community of the
faithful.

The invitation, the Prayer itself, the embolism, and the doxology by which the people
conclude these things are sung or said aloud.

The Rite of Peace

82. The Rite of Peace follows, by which the Church asks for peace and unity for herself and
for the whole human family, and the faithful express to each other their ecclesial communion
and mutual charity before communicating in the Sacrament.

As for the sign of peace to be given, the manner is to be established by Conferences of


105
Bishops in accordance with the culture and customs of the peoples. It is, however,
appropriate that each person offer the sign of peace only to those who are nearest and in a
sober manner.

The Fraction

83. The priest breaks the Eucharistic Bread, assisted, if the case calls for it, by the deacon or
a concelebrant. Christ’s gesture of breaking bread at the Last Supper, which gave the entire
Eucharistic Action its name in apostolic times, signifies that the many faithful are made one
body (1 Cor 10:17) by receiving Communion from the one Bread of Life which is Christ,
who died and rose for the salvation of the world. The fraction or breaking of bread is begun
after the sign of peace and is carried out with proper reverence, though it should not be
unnecessarily prolonged, nor should it be accorded undue importance. This rite is reserved to
the priest and the deacon.

The priest breaks the Bread and puts a piece of the host into the chalice to signify the unity
of the Body and Blood of the Lord in the work of salvation, namely, of the living and
glorious Body of Jesus Christ. The supplication Agnus Dei, is, as a rule, sung by the choir or
cantor with the congregation responding; or it is, at least, recited aloud. This invocation
accompanies the fraction and, for this reason, may be repeated as many times as necessary
until the rite has reached its conclusion, the last time ending with the words dona nobis
pacem (grant us peace).

Communion

84. The priest prepares himself by a prayer, said quietly, that he may fruitfully receive
Christ’s Body and Blood. The faithful do the same, praying silently.

The priest next shows the faithful the Eucharistic Bread, holding it above the paten or above
the chalice, and invites them to the banquet of Christ. Along with the faithful, he then makes
an act of humility using the prescribed words taken from the Gospels.

85. It is most desirable that the faithful, just as the priest himself is bound to do, receive the
Lord’s Body from hosts consecrated at the same Mass and that, in the instances when it is
permitted, they partake of the chalice (cf. no. 283), so that even by means of the signs
Communion will stand out more clearly as a participation in the sacrifice actually being
celebrated.[73]

86. While the priest is receiving the Sacrament, the Communion chant is begun. Its purpose
is to express the communicants’ union in spirit by means of the unity of their voices, to show
joy of heart, and to highlight more clearly the “communitarian” nature of the procession to
receive Communion. The singing is continued for as long as the Sacrament is being
administered to the faithful.[74] If, however, there is to be a hymn after Communion, the
106
Communion chant should be ended in a timely manner.

Care should be taken that singers, too, can receive Communion with ease.

87. In the dioceses of the United States of America there are four options for the Communion
chant: (1) the antiphon from The Roman Missal or the Psalm from the Roman Gradual as set
to music there or in another musical setting; (2) the seasonal antiphon and Psalm of
the Simple Gradual; (3) a song from another collection of psalms and antiphons, approved
by the United States Conference of Catholic Bishops or the diocesan Bishop, including
psalms arranged in responsorial or metrical forms; (4) a suitable liturgical song chosen in
accordance with no. 86. This is sung either by the choir alone or by the choir or cantor with
the people.

If there is no singing, however, the Communion antiphon found in the Missal may be recited
either by the faithful, or by some of them, or by a lector. Otherwise the priest himself says it
after he has received Communion and before he distributes Communion to the faithful.

88. When the distribution of Communion is finished, as circumstances suggest, the priest and
faithful spend some time praying privately. If desired, a psalm or other canticle of praise or a
hymn may also be sung by the entire congregation.

89. To bring to completion the prayer of the People of God, and also to conclude the entire
Communion Rite, the priest says the Prayer after Communion, in which he prays for the
fruits of the mystery just celebrated.

In the Mass only one prayer after Communion is said, which ends with a shorter conclusion;
that is,

 If the prayer is directed to the Father: Per Christum Dominum nostrum (Through


Christ our Lord);
 If it is directed to the Father, but the Son is mentioned at the end: Qui vivit et regnat in
saecula saeculorum (Who lives and reigns forever and ever);
 If it is directed to the Son: Qui vivis et regnas in saecula saeculorum (You live and
reign forever and ever).

The people make the prayer their own by the acclamation, Amen.

D. The Concluding Rites

90. The concluding rites consist of

a. Brief announcements, if they are necessary;


b. The priest’s greeting and blessing, which on certain days and occasions is enriched
107
and expressed in the prayer over the People or another more solemn formula;
c. The dismissal of the people by the deacon or the priest, so that each may go out to do
good works, praising and blessing God;
d. The kissing of the altar by the priest and the deacon, followed by a profound bow to
the altar by the priest, the deacon, and the other ministers.

CHAPTER III

The Duties and Ministries in the Mass

91. The Eucharistic celebration is an action of Christ and the Church, namely, the holy
people united and ordered under the Bishop. It therefore pertains to the whole Body of the
Church, manifests it, and has its effect upon it. It also affects the individual members of the
Church in different ways, according to their different orders, offices, and actual participation.
[75] In this way, the Christian people, “a chosen race, a royal priesthood, a holy nation,
God’s own people,” expresses its cohesion and its hierarchical ordering.[76] All, therefore,
whether they are ordained ministers or lay Christian faithful, in fulfilling their office or their
duty, should carry out solely but completely that which pertains to them.[77]

I. THE DUTIES OF THOSE IN HOLY ORDERS

92. Every legitimate celebration of the Eucharist is directed by the Bishop, either in person
or through priests who are his helpers.[78]

Whenever the Bishop is present at a Mass where the people are gathered, it is most fitting
that he himself celebrate the Eucharist and associate priests with himself as concelebrants in
the sacred action. This is done not to add external solemnity to the rite, but to express in a
clearer light the mystery of the Church, “the sacrament of unity.”[79]

Even if the Bishop does not celebrate the Eucharist but has assigned someone else to do this,
it is appropriate that he should preside over the Liturgy of the Word, wearing the pectoral
cross, stole, and cope over an alb, and that he give the blessing at the end of Mass.[80]

93. A priest also, who possesses within the Church the power of Holy Orders to offer
sacrifice in the person of Christ,[81] stands for this reason at the head of the faithful people
gathered together here and now, presides over their prayer, proclaims the message of
salvation to them, associates the people with himself in the offering of sacrifice through
Christ in the Holy Spirit to God the Father, gives his brothers and sisters the Bread of eternal
life, and partakes of it with them. When he celebrates the Eucharist, therefore, he must serve
God and the people with dignity and humility, and by his bearing and by the way he says the
divine words he must convey to the faithful the living presence of Christ.

94. After the priest, the deacon, in virtue of the sacred ordination he has received, holds first
place among those who minister in the Eucharistic Celebration. For the sacred Order of the
108
diaconate has been held in high honor in the Church even from the time of the Apostles.
[82] At Mass the deacon has his own part in proclaiming the Gospel, in preaching God’s
word from time to time, in announcing the intentions of the Prayer of the Faithful, in
ministering to the priest, in preparing the altar and serving the celebration of the Sacrifice, in
distributing the Eucharist to the faithful, especially under the species of wine, and sometimes
in giving directions regarding the people’s gestures and posture.

II. THE DUTIES OF THE PEOPLE OF GOD

95. In the celebration of Mass the faithful form a holy people, a people whom God has made
his own, a royal priesthood, so that they may give thanks to God and offer the spotless
Victim not only through the hands of the priest but also together with him, and so that they
may learn to offer themselves.[83] They should, moreover, endeavor to make this clear by
their deep religious sense and their charity toward brothers and sisters who participate with
them in the same celebration.

Thus, they are to shun any appearance of individualism or division, keeping before their eyes
that they have only one Father in heaven and accordingly are all brothers and sisters to each
other.

96. Indeed, they form one body, whether by hearing the word of God, or by joining in the
prayers and the singing, or above all by the common offering of Sacrifice and by a common
partaking at the Lord’s table. This unity is beautifully apparent from the gestures and
postures observed in common by the faithful.

97. The faithful, moreover, should not refuse to serve the People of God gladly whenever
they are asked to perform some particular ministry or function in the celebration.

III. PARTICULAR MINISTRIES

The Ministry of the Instituted Acolyte and Lector

98. The acolyte is instituted to serve at the altar and to assist the priest and deacon. In
particular, it is his responsibility to prepare the altar and the sacred vessels and, if it is
necessary, as an extraordinary minister, to distribute the Eucharist to the faithful.[84]

In the ministry of the altar, the acolyte has his own functions (cf. nos. 187-193), which he
must perform personally.

99. The lector is instituted to proclaim the readings from Sacred Scripture, with the exception
of the Gospel. He may also announce the intentions for the Prayer of the Faithful and, in the
absence of a psalmist, proclaim the Psalm between the readings.

109
In the Eucharistic Celebration, the lector has his own proper office (cf. nos. 194-198), which
he must exercise personally.

Other Ministries

100. In the absence of an instituted acolyte, lay ministers may be deputed to serve at the altar
and assist the priest and the deacon; they may carry the cross, the candles, the thurible, the
bread, the wine, and the water, and they may also be deputed to distribute Holy Communion
as extraordinary ministers.[85]

101. In the absence of an instituted lector, other laypersons may be commissioned to


proclaim the readings from Sacred Scripture. They should be truly suited to perform this
function and should receive careful preparation, so that the faithful by listening to the
readings from the sacred texts may develop in their hearts a warm and living love for Sacred
Scripture.[86]

102. The psalmist’s role is to sing the Psalm or other biblical canticle that comes between the
readings. To fulfill this function correctly, it is necessary that the psalmist have the ability for
singing and a facility in correct pronunciation and diction.

103. Among the faithful, the schola cantorum or choir exercises its own liturgical function,
ensuring that the parts proper to it, in keeping with the different types of chants, are properly
carried out and fostering the active participation of the faithful through the singing.[87] What
is said about the choir also applies, in accordance with the relevant norms, to other
musicians, especially the organist.

104. It is fitting that there be a cantor or a choir director to lead and sustain the people’s
singing. When in fact there is no choir, it is up to the cantor to lead the different chants, with
the people taking part.[88]

105. The following also exercise a liturgical function:

a. The sacristan, who carefully arranges the liturgical books, the vestments, and other
things necessary in the celebration of Mass.
b. The commentator, who provides the faithful, when appropriate, with brief
explanations and commentaries with the purpose of introducing them to the
celebration and preparing them to understand it better. The commentator’s remarks
must be meticulously prepared and clear though brief. In performing this function the
commentator stands in an appropriate place facing the faithful, but not at the ambo.
c. Those who take up the collection in the church.
d. Those who, in some places, meet the faithful at the church entrance, lead them to
appropriate places, and direct processions.

110
106. It is appropriate, at least in cathedrals and in larger churches, to have some competent
minister, that is to say a master of ceremonies, to oversee the proper planning of sacred
actions and their being carried out by the sacred ministers and the lay faithful with decorum,
order, and devotion.

107. The liturgical duties that are not proper to the priest or the deacon and are listed in nos.
100-106 may also be entrusted by a liturgical blessing or a temporary deputation to suitable
lay persons chosen by the pastor or rector of the church.[89] All should observe the norms
established by the Bishop for his diocese regarding the office of those who serve the priest at
the altar.

IV. THE DISTRIBUTION OF DUTIES AND


THE PREPARATION OF THE CELEBRATION

108. One and the same priest celebrant must always exercise the presidential office in all of
its parts, except for those parts which are proper to a Mass at which the Bishop is present (cf.
no. 92).

109. If there are several persons present who are able to exercise the same ministry, nothing
forbids their distributing among themselves and performing different parts of the same
ministry or duty. For example, one deacon may be assigned to take the sung parts, another to
serve at the altar; if there are several readings, it is well to distribute them among a number
of lectors. The same applies for the other ministries. But it is not at all appropriate that
several persons divide a single element of the celebration among themselves, e.g., that the
same reading be proclaimed by two lectors, one after the other, except as far as the Passion
of the Lord is concerned.

110. If only one minister is present at a Mass with a congregation, that minister may exercise
several different duties.

111. Among all who are involved with regard to the rites, pastoral aspects, and music there
should be harmony and diligence in the effective preparation of each liturgical celebration in
accord with the Missal and other liturgical books. This should take place under the direction
of the rector of the church and after the consultation with the faithful about things that
directly pertain to them. The priest who presides at the celebration, however, always retains
the right of arranging those things that are his own responsibility.[90]

CHAPTER IV

The Different Forms of Celebrating Mass

112. In the local Church, first place should certainly be given, because of its significance, to
the Mass at which the Bishop presides, surrounded by his presbyterate, deacons, and lay
111
ministers,[91] and in which the holy people of God participate fully and actively, for it is
there that the preeminent expression of the Church is found.

At a Mass celebrated by the Bishop or at which he presides without celebrating the


Eucharist, the norms found in the Caeremoniale Episcoporum should be observed.[92]

113. Great importance should also be attached to a Mass celebrated with any community, but
especially with the parish community, inasmuch as it represents the universal Church
gathered at a given time and place. This is particularly true in the communal Sunday
celebration.[93]

114. Among those Masses celebrated by some communities, moreover, the conventual Mass,
which is a part of the daily Office, or the community Mass, has a particular place. Although
such Masses do not have a special form of celebration, it is nevertheless most proper that
they be celebrated with singing, especially with the full participation of all members of the
community, whether of religious or of canons. In these Masses, therefore, individuals should
exercise the office proper to the Order or ministry they have received. It is appropriate,
therefore, that all the priests who are not bound to celebrate individually for the pastoral
benefit of the faithful concelebrate at the conventual or community Mass in so far as it is
possible. In addition, all priests belonging to the community who are obliged, as a matter of
duty, to celebrate individually for the pastoral benefit of the faithful may also on the same
day concelebrate at the conventual or community Mass.[94] For it is preferable that priests
who are present at a Eucharistic Celebration, unless excused for a good reason, should as a
rule exercise the office proper to their Order and hence take part as concelebrants, wearing
the sacred vestments. Otherwise, they wear their proper choir dress or a surplice over a
cassock.

I. MASS WITH A CONGREGATION

115. By “Mass with a congregation” is meant a Mass celebrated with the participation of the
faithful. It is moreover appropriate, whenever possible, and especially on Sundays and holy
days of obligation, that the celebration of this Mass take place with singing and with a
suitable number of ministers.[95] It may, however, also be celebrated without singing and
with only one minister.

116. If a deacon is present at any celebration of Mass, he should exercise his office.
Furthermore, it is desirable that, as a rule, an acolyte, a lector, and a cantor should be there to
assist the priest celebrant. In fact, the rite to be described below foresees a greater number of
ministers.

The Articles to Be Prepared

117. The altar is to be covered with at least one white cloth. In addition, on or next to the
112
altar are to be placed candlesticks with lighted candles: at least two in any celebration, or
even four or six, especially for a Sunday Mass or a holy day of obligation. If the diocesan
Bishop celebrates, then seven candles should be used. Also on or close to the altar, there is to
be a cross with a figure of Christ crucified. The candles and the cross adorned with a figure
of Christ crucified may also be carried in the Entrance Procession. On the altar itself may be
placed the Book of the Gospels, distinct from the book of other readings, unless it is carried
in the Entrance Procession.

118. The following are also to be prepared:

a. Next to the priest’s chair: the Missal and, as needed, a hymnal;


b. At the ambo: the Lectionary;
c. On the credence table: the chalice, a corporal, a purificator, and, if appropriate, the
pall; the paten and, if needed, ciboria; bread for the Communion of the priest who
presides, the deacon, the ministers, and the people; cruets containing the wine and the
water, unless all of these are presented by the faithful in procession at the Offertory;
the vessel of water to be blessed, if the asperges occurs; the Communion-plate for the
Communion of the faithful; and whatever is needed for the washing of hands.

It is a praiseworthy practice to cover the chalice with a veil, which may be either the color of
the day or white.

119. In the sacristy, the sacred vestments (cf. nos. 337-341) for the priest, the deacon, and
other ministers are to be prepared according to the various forms of celebration:

a. For the priest: the alb, the stole, and the chasuble;
b. For the deacon: the alb, the stole, and the dalmatic; the dalmatic may be omitted,
however, either out of necessity or on account of a lesser degree of solemnity;
c. For the other ministers: albs or other lawfully approved attire.[96]

All who wear an alb should use a cincture and an amice unless, due to the form of the alb,
they are not needed.

When there is an Entrance Procession, the following are also to be prepared: the Book of the
Gospels; on Sundays and festive days, the thurible and the boat with incense, if incense is
used; the cross to be carried in procession; and candlesticks with lighted candles.

A. Mass Without a Deacon

The Introductory Rites

120. Once the people have gathered, the priest and ministers, clad in the sacred vestments, go

113
in procession to the altar in this order:

a. The thurifer carrying a thurible with burning incense, if incense is used;


b. The ministers who carry lighted candles, and between them an acolyte or other
minister with the cross;
c. The acolytes and the other ministers;
d. A lector, who may carry the Book of the Gospels (though not the Lectionary), which
should be slightly elevated;
e. The priest who is to celebrate the Mass.

If incense is used, before the procession begins, the priest puts some in the thurible and
blesses it with the Sign of the Cross without saying anything.

121. During the procession to the altar, the Entrance chant takes place (cf. nos. 47-48).

122. On reaching the altar, the priest and ministers make a profound bow.

The cross adorned with a figure of Christ crucified and perhaps carried in procession may be
placed next to the altar to serve as the altar cross, in which case it ought to be the only cross
used; otherwise it is put away in a dignified place. In addition, the candlesticks are placed on
the altar or near it. It is a praiseworthy practice that the Book of the Gospels be placed upon
the altar.

123. The priest goes up to the altar and venerates it with a kiss. Then, as the occasion
suggests, he incenses the cross and the altar, walking around the latter.

124. After doing these things, the priest goes to the chair. Once the Entrance chant is
concluded, the priest and faithful, all standing, make the Sign of the Cross. The priest
says, In nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti (In the name of the Father, and of the Son,
and of the Holy Spirit). The people answer, Amen.

Then, facing the people and extending his hands, the priest greets the people, using one of
the formulas indicated. The priest himself or some other minister may also very briefly
introduce the faithful to the Mass of the day.

125. The Act of Penitence follows. Afterwards, the Kyrie is sung or said, in keeping with the
rubrics (cf. no. 52).

126. For celebrations where it is prescribed, the Gloria is either sung or said (cf. no. 53).

127. The priest then invites the people to pray, saying, with hands joined, Oremus (Let us
pray). All pray silently with the priest for a brief time. Then the priest, with hands extended,

114
says the collect, at the end of which the people make the acclamation, Amen.

The Liturgy of the Word

128. After the collect, all sit. The priest may, very briefly, introduce the faithful to the
Liturgy of the Word. Then the lector goes to the ambo and, from the Lectionary already
placed there before Mass, proclaims the first reading, to which all listen. At the end, the
lector says the acclamation, Verbum Domini (The word of the Lord), and all respond, Deo
gratias (Thanks be to God).

Then, as appropriate, a few moments of silence may be observed so that all may meditate on
what they have heard.

129. Then the psalmist or even a lector proclaims the verses of the Psalm and the people sing
or say the response as usual.

130. If there is to be a second reading before the Gospel, the lector proclaims it from the
ambo. All listen and at the end respond to the acclamation, as noted above (no. 128). Then,
as appropriate, a few moments of silence may be observed.

131. Afterwards, all rise, and the Alleluia or other chant is sung as required by the liturgical
season (cf. nos. 62-64).

132. During the singing of the Alleluia or other chant, if incense is used, the priest puts some
into the thurible and blesses it. Then, with hands joined, he bows profoundly before the altar
and quietly says, Munda cor meum (Almighty God, cleanse my heart).

133. If the Book of the Gospels is on the altar, the priest then takes it and goes to the ambo,
carrying the Book of the Gospels slightly elevated and preceded by the lay ministers, who
may carry the thurible and the candles. Those present turn towards the ambo as a sign of
special reverence to the Gospel of Christ.

134. At the ambo, the priest opens the book and, with hands joined, says, Dominus vobiscum
(The Lord be with you), and the people respond, Et cum spiritu tuo (And also with you). Then
he says, Lectio sancti Evangelii (A reading from the holy Gospel), making the sign of the
cross with his thumb on the book and on his forehead, mouth, and breast, which everyone
else does as well. The people say the acclamation, Gloria tibi, Domine (Glory to you, Lord).
The priest incenses the book, if incense is used (cf. nos. 276-277). Then he proclaims the
Gospel and at the end says the acclamation, Verbum Domini (The Gospel of the Lord), to
which all respond, Laus tibi, Christe (Praise to you, Lord Jesus Christ). The priest kisses the
book, saying quietly, Per evangelica dicta (May the words of the Gospel).

135. If no lector is present, the priest himself proclaims all the readings and the Psalm,
115
standing at the ambo. If incense is used, remaining at the ambo he puts some into the
thurible, blesses it, and, bowing profoundly, says, Munda cor meum (Almighty God, cleanse
my heart).

136. The priest, standing at the chair or at the ambo itself or, when appropriate, in another
suitable place, gives the homily. When the homily is completed, a period of silence may be
observed.

137. The Creed is sung or recited by the priest together with the people (cf. no. 68) with
everyone standing. At the words et incarnatus est (by the power of the Holy Spirit . . . and
became man) all make a profound bow; but on the solemnities of the Annunciation and of
the Nativity of the Lord, all genuflect.

138. After the recitation of the Creed, the priest, standing at the chair with hands joined, by
means of a brief introduction invites the faithful to participate in the Prayer of the Faithful.
Then the cantor, the lector, or another person announces the intentions from the ambo or
from some other suitable place while facing the people, who take their part by responding in
supplication. After the intentions, the priest, with hands extended, concludes the petitions
with a prayer.

The Liturgy of the Eucharist

139. When the Prayer of the Faithful is completed, all sit, and the Offertory chant begins (cf.
no. 74).

An acolyte or other lay minister arranges the corporal, the purificator, the chalice, the pall,
and the Missal upon the altar.

140. It is appropriate for the faithful’s participation to be expressed by an offering, whether


of the bread and wine for the celebration of the Eucharist or of other gifts for the relief of the
needs of the Church and of the poor.

The offerings of the faithful are received by the priest, assisted by the acolyte or other
minister. The bread and wine for the Eucharist are carried to the celebrant, who places them
upon the altar, while other gifts are put in another appropriate place (cf. no. 73).

141. At the altar the priest accepts the paten with the bread. With both hands he holds it
slightly raised above the altar and says quietly, Benedictus es, Domine (Blessed are you,
Lord). Then he places the paten with the bread on the corporal.

142. After this, as the minister presents the cruets, the priest stands at the side of the altar and
pours wine and a little water into the chalice, saying quietly, Per huius aquae (By the
mystery of this water). He returns to the middle of the altar, takes the chalice with both
116
hands, raises it a little, and says quietly, Benedictus es, Domine (Blessed are you,
Lord). Then he places the chalice on the corporal and covers it with a pall, as appropriate.

If, however, there is no Offertory chant and the organ is not played, in the presentation of the
bread and wine the priest may say the formulas of blessing aloud, to which the people make
the acclamation, Benedictus Deus in saecula (Blessed be God for ever).

143. After placing the chalice upon the altar, the priest bows profoundly and says quietly, In
spiritu humilitatis (Lord God, we ask you to receive us).

144. If incense is used, the priest then puts some in the thurible, blesses it without saying
anything, and incenses the offerings, the cross, and the altar. A minister, while standing at
the side of the altar, incenses the priest and then the people.

145. After the prayer In spiritu humilitatis (Lord God, we ask you to receive us) or after the
incensation, the priest washes his hands standing at the side of the altar and, as the minister
pours the water, says quietly, Lava me, Domine (Lord, wash away my iniquity).

146. Upon returning to the middle of the altar, the priest, facing the people and extending
and then joining his hands, invites the people to pray, saying, Orate, fratres (Pray,
brethren). The people rise and make their response: Suscipiat Dominus (May the Lord
accept). Then the priest, with hands extended, says the prayer over the offerings. At the end
the people make the acclamation, Amen.

147. Then the priest begins the Eucharistic Prayer. In accordance with the rubrics (cf. no.
365), he selects a Eucharistic Prayer from those found in The Roman Missal or approved by
the Apostolic See. The Eucharistic Prayer demands, by its very nature, that only the priest
say it in virtue of his ordination. The people, for their part, should associate themselves with
the priest in faith and in silence, as well as through their parts as prescribed in the course of
the Eucharistic Prayer: namely, the responses in the Preface dialogue, the Sanctus, the
acclamation after the consecration, the acclamatory Amen after the final doxology, as well as
other acclamations approved by the Conference of Bishops and recognized by the Holy See.

It is very appropriate that the priest sing those parts of the Eucharistic Prayer for which
musical notation is provided.

148. As he begins the Eucharistic Prayer, the priest extends his hands and sings or
says, Dominus vobiscum (The Lord be with you). The people respond, Et cum spiritu tuo
(And also with you). As he continues, Sursum corda (Lift up your hearts), he raises his
hands. The people respond, Habemus ad Dominum (We lift them up to the Lord). Then the
priest, with hands outstretched, adds, Gratias agamus Domino Deo nostro (Let us give
thanks to the Lord, our God), and the people respond, Dignum et iustum est (It is right to
give him thanks and praise). Next, the priest, with hands extended, continues the Preface. At
117
its conclusion, he joins his hands and, together with everyone present, sings or says aloud
the Sanctus (cf. no. 79b).

149. The priest continues the Eucharistic Prayer in accordance with the rubrics that are set
forth in each of the Prayers.

If the celebrant is a Bishop, in the Prayers, after the words Papa nostro N. (N., our Pope), he
adds, et me, indigno famulo tuo (and me, your unworthy servant). If, however, the Bishop is
celebrating outside his own diocese, after the words Papa nostro N. (N., our Pope), he
adds, et me indigno famulo tuo, et fratre meo N., Episcopo huius Ecclesiae N. (me, your
unworthy servant, and my brother N., the Bishop of this Church of N.).

The diocesan Bishop or anyone equivalent to him in law must be mentioned by means of this
formula: una cum famulo tuo Papa nostro N. et Episcopo (or Vicario, Prelato, Praefecto,
Abbate) (together with your servant N., our Pope, and N., our Bishop [or Vicar, Prelate,
Prefect, Abbot]).

It is permitted to mention Coadjutor and Auxiliary Bishops in the Eucharistic Prayer, but not
other Bishops who happen to be present. When several are to be named, this is done with the
collective formula et Episcopo nostro N. eiusque Episcopis adiutoribus (N., our Bishop and
his assistant Bishops).

In each of the Eucharistic Prayers, these formulas are to be modified according to the
requirements of grammar.

150. A little before the consecration, when appropriate, a server rings a bell as a signal to the
faithful. According to local custom, the server also rings the bell as the priest shows the host
and then the chalice.

If incense is used, a server incenses the host and the chalice when each is shown to the
people after the consecration.

151. After the consecration when the priest has said, Mysterium fidei (Let us proclaim the
mystery of faith), the people sing or say an acclamation using one of the prescribed formulas.

At the end of the Eucharistic Prayer, the priest takes the paten with the host and the chalice
and elevates them both while alone singing or saying the doxology, Per ipsum (Through
him). At the end the people make the acclamation, Amen. Then the priest places the paten
and the chalice on the corporal.

152. After the Eucharistic Prayer is concluded, the priest, with hands joined, says the
introduction to the Lord’s Prayer. With hands extended, he then says this prayer together

118
with the people.

153. After the Lord’s Prayer is concluded, the priest alone, with hands extended, says the
embolism Libera nos (Deliver us). At the end, the people make the acclamation, Quia tuum
est regnum (For the kingdom).

154. Then the priest, with hands extended, says aloud the prayer, Domine Iesu Christe, qui
dixisti (Lord Jesus Christ, you said). After this prayer is concluded, extending and then
joining his hands, he gives the greeting of peace while facing the people and saying, Pax
Domini sit simper vobiscum (The peace of the Lord be with you always). The people answer,
Et cum spiritu tuo (And also with you). Afterwards, when appropriate, the priest adds,
Offerte vobis pacem (Let us offer each other the sign of peace).

The priest may give the sign of peace to the ministers but always remains within the
sanctuary, so as not to disturb the celebration. In the dioceses of the United States of
America, for a good reason, on special occasions (for example, in the case of a funeral, a
wedding, or when civic leaders are present) the priest may offer the sign of peace to a few of
the faithful near the sanctuary. At the same time, in accord with the decisions of the
Conference of Bishops, all offer one another a sign that expresses peace, communion, and
charity. While the sign of peace is being given, one may say, Pax Domini sit semper tecum
(The peace of the Lord be with you always), to which the response is Amen.

155. The priest then takes the host and breaks it over the paten. He places a small piece in the
chalice, saying quietly, Haec commixtio (May this mingling). Meanwhile the Agnus Dei is
sung or said by the choir and congregation (cf. no. 83).

156. Then the priest, with hands joined, quietly says the preparatory prayer of
Communion: Domine Iesu Christe, Fili Dei vivi (Lord Jesus Christ, Son of the living
God) or Perceptio Corporis et Sanguinis (Lord Jesus Christ, with faith in your love and
mercy).

157. When the prayer is concluded, the priest genuflects, takes the host consecrated in the
same Mass, and, holding it slightly raised above the paten or above the chalice, while facing
the people, says, Ecce Agnus Dei (This is the Lamb of God). With the people he
adds, Domine, non sum dignus (Lord, I am not worthy).

158. After this, standing and turned toward the altar, the priest says quietly, Corpus Christi
custodiat me in vitam aeternam (May the Body of Christ bring me to everlasting life) and
reverently receives the Body of Christ. Then he takes the chalice, saying quietly, Sanguis
Christi custodiat me in vitam aeternam (May the Blood of Christ bring me to everlasting
life), and reverently receives the Blood of Christ.

119
159. The Communion chant begins while the priest is receiving the Sacrament (cf. no. 86).

160. The priest then takes the paten or ciborium and goes to the communicants, who, as a
rule, approach in a procession.

The faithful are not permitted to take the consecrated bread or the sacred chalice by
themselves and, still less, to hand them from one to another. The norm for reception of Holy
Communion in the dioceses of the United States is standing. Communicants should not be
denied Holy Communion because they kneel. Rather, such instances should be addressed
pastorally, by providing the faithful with proper catechesis on the reasons for this norm.

When receiving Holy Communion, the communicant bows his or her head before the
Sacrament as a gesture of reverence and receives the Body of the Lord from the minister.
The consecrated host may be received either on the tongue or in the hand, at the discretion of
each communicant. When Holy Communion is received under both kinds, the sign of
reverence is also made before receiving the Precious Blood.

161. If Communion is given only under the species of bread, the priest raises the host slightly
and shows it to each, saying, Corpus Christi (The Body of Christ). The communicant
replies, Amen, and receives the Sacrament either on the tongue or, where this is allowed and
if the communicant so chooses, in the hand. As soon as the communicant receives the host,
he or she consumes it entirely.

If, however, Communion is given under both kinds, the rite prescribed in nos. 284-287 is
followed.

162. The priest may be assisted in the distribution of Communion by other priests who
happen to be present. If such priests are not present and there is a very large number of
communicants, the priest may call upon extraordinary ministers to assist him, i.e., duly
instituted acolytes or even other faithful who have been deputed for this purpose.[97] In case
of necessity, the priest may depute suitable faithful for this single occasion.[98]

These ministers should not approach the altar before the priest has received Communion, and
they are always to receive from the hands of the priest celebrant the vessel containing either
species of the Most Holy Eucharist for distribution to the faithful.

163. When the distribution of Communion is finished, the priest himself immediately and
completely consumes at the altar any consecrated wine that happens to remain; as for any
consecrated hosts that are left, he either consumes them at the altar or carries them to the
place designated for the reservation of the Eucharist.

Upon returning to the altar, the priest collects any fragments that may remain. Then, standing
at the altar or at the credence table, he purifies the paten or ciborium over the chalice, then
120
purifies the chalice, saying quietly, Quod ore sumpsimus (Lord, may I receive), and dries the
chalice with a purificator. If the vessels are purified at the altar, they are carried to the
credence table by a minister. Nevertheless, it is also permitted, especially if there are several
vessels to be purified, to leave them suitably covered on a corporal, either at the altar or at
the credence table, and to purify them immediately after Mass following the dismissal of the
people.

164. Afterwards, the priest may return to the chair. A sacred silence may now be observed
for some period of time, or a Psalm or another canticle of praise or a hymn may be sung (cf.
no. 88).

165. Then, standing at the chair or at the altar and facing the people the priest, with hands
joined says, Oremus (Let us pray); then, with hands extended, he recites the prayer after
Communion. A brief period of silence may precede the prayer, unless this has been already
observed immediately after Communion. At the end of the prayer the people say the
acclamation, Amen.

The Concluding Rites

166. When the prayer after Communion is concluded, brief announcements to the people
may be made, if they are needed.

167. Then the priest, extending his hands, greets the people, saying, Dominus vobiscum (The
Lord be with you). They answer, Et cum spiritu tuo (And also with you). The priest, joining
his hands again and then immediately placing his left hand on his breast, raises his right hand
and adds, Benedicat vos omnipotens Deus (May Almighty God bless you) and, as he makes
the Sign of the Cross over the people, continues, Pater, et Filius, et Spiritus Sanctus (the
Father, and the Son, and the Holy Spirit). All answer, Amen.

On certain days and occasions this blessing, in accordance with the rubrics, is expanded and
expressed by a prayer over the People or another more solemn formula.

A Bishop blesses the people with the appropriate formula, making the Sign of the Cross three
times over the people.[99]

168. Immediately after the blessing, with hands joined, the priest adds, Ite, missa est (The
Mass is ended, go in peace), and all answer, Deo gratias (Thanks be to God).

169. Then, as a rule, the priest venerates the altar with a kiss and, after making a profound
bow with the lay ministers, departs with them.

170. If, however, another liturgical action follows the Mass, the concluding rites, that is, the

121
greeting, the blessing, and the dismissal, are omitted.

B. Mass with a Deacon

171. When he is present at the Eucharistic Celebration, a deacon should exercise his
ministry, wearing sacred vestments. For the deacon

a. Assists the priest and remains at his side;


b. Ministers at the altar, with the chalice as well as the book;
c. Proclaims the Gospel and, at the direction of the priest celebrant, may preach the
homily (cf. no. 66);
d. Guides the faithful by appropriate introductions and explanations, and announces the
intentions of the Prayer of the Faithful;
e. Assists the priest celebrant in distributing Communion, and purifies and arranges the
sacred vessels;
f. As needed, fulfills the duties of other ministers himself if none of them is present.

The Introductory Rites

172. Carrying the Book of the Gospels slightly elevated, the deacon precedes the priest as he
approaches the altar or else walks at the priest’s side.

173. When he reaches the altar, if he is carrying the Book of the Gospels, he omits the sign of
reverence and goes up to the altar. It is particularly appropriate that he should place the Book
of the Gospels on the altar, after which, together with the priest, he venerates the altar with a
kiss.

If, however, he is not carrying the Book of the Gospels, he makes a profound bow to the altar
with the priest in the customary way and with him venerates the altar with a kiss.

Lastly, if incense is used, he assists the priest in putting some into the thurible and in
incensing the cross and the altar.

174. After the incensation of the altar, he goes to the chair together with the priest, takes his
place there at the side of the priest and assists him as necessary.

The Liturgy of the Word

175. If incense is used, the deacon assists the priest when he puts incense in the thurible
during the singing of the Alleluia or other chant. Then he makes a profound bow before the
priest and asks for the blessing, saying in a low voice, Iube, domine, benedicere (Father,
give me your blessing). The priest blesses him, saying, Dominus sit in corde tuo (The Lord
be in your heart). The deacon signs himself with the Sign of the Cross and responds, Amen.
122
Having bowed to the altar, he then takes up the Book of the Gospels which was placed upon
it. He proceeds to the ambo, carrying the book slightly elevated. He is preceded by a thurifer,
carrying a thurible with smoking incense, and by servers with lighted candles. There the
deacon, with hands joined, greets the people, saying, Dominus vobiscum (The Lord be with
you). Then, at the words Lectio sancti Evangelii (A reading from the holy Gospel), he signs
the book with his thumb and, afterwards, himself on his forehead, mouth, and breast. He
incenses the book and proclaims the Gospel reading. When the reading is concluded, he says
the acclamation Verbum Domini (The Gospel of the Lord), and all respond, Laus tibi, Christe
(Praise to you, Lord Jesus Christ). He then venerates the book with a kiss, saying
privately, Per evangelica dicta (May the words of the Gospel), and returns to the priest’s
side.

When the deacon is assisting the Bishop, he carries the book to him to be kissed, or else
kisses it himself, saying quietly, Per evangelica dicta dicta (May the words of the Gospel). In
more solemn celebrations, as the occasion suggests, a Bishop may impart a blessing to the
people with the Book of the Gospels.

Lastly, the deacon may carry the Book of the Gospels to the credence table or to another
appropriate and dignified place.

176. If, in addition, there is no other suitable lector present, the deacon should proclaim the
other readings as well.

177. After the introduction by the priest it is the deacon himself who normally announces the
intentions of the Prayer of the Faithful, from the ambo.

The Liturgy of the Eucharist

178. After the Prayer of the Faithful, while the priest remains at the chair, the deacon
prepares the altar, assisted by the acolyte, but it is the deacon’s place to take care of the
sacred vessels himself. He also assists the priest in receiving the people’s gifts. Next, he
hands the priest the paten with the bread to be consecrated, pours wine and a little water into
the chalice, saying quietly, Per huius aquae (By the mystery of this water), and after this
presents the chalice to the priest. He may also carry out the preparation of the chalice at the
credence table. If incense is used, the deacon assists the priest during the incensation of the
gifts, the cross, and the altar; afterwards, the deacon himself or the acolyte incenses the priest
and the people.

179. During the Eucharistic Prayer, the deacon stands near the priest but slightly behind him,
so that when needed he may assist the priest with the chalice or the Missal.

From the epiclesis until the priest shows the chalice, the deacon normally remains kneeling.
If several deacons are present, one of them may place incense in the thurible for the
123
consecration and incense the host and the chalice as they are shown to the people.

180. At the final doxology of the Eucharistic Prayer, the deacon stands next to the priest,
holding the chalice elevated while the priest elevates the paten with the host, until the people
have responded with the acclamation, Amen.

181. After the priest has said the prayer at the Rite of Peace and the greeting Pax Domini sit
semper vobiscum (The peace of the Lord be with you always) and the people have
responded, Et cum spiritu tuo (And also with you), the deacon, if it is appropriate, invites all
to exchange the sign of peace. He faces the people and, with hands joined, says, Offerte
vobis pacem (Let us offer each other the sign of peace). Then he himself receives the sign of
peace from the priest and may offer it to those other ministers who are closer to him.

182. After the priest’s Communion, the deacon receives Communion under both kinds from
the priest himself and then assists the priest in distributing Communion to the people. If
Communion is given under both kinds, the deacon himself administers the chalice to the
communicants; and, when the distribution is completed, he immediately and reverently
consumes at the altar all of the Blood of Christ that remains, assisted if necessary by other
deacons and priests.

183. When the distribution of Communion is completed, the deacon returns to the altar with
the priest and collects the fragments, if any remain, and then carries the chalice and other
sacred vessels to the credence table, where he purifies them and arranges them in the usual
way while the priest returns to the chair. It is also permissible to leave the vessels that need
to be purified, suitably covered, at the credence table on a corporal, and to purify them
immediately after Mass following the dismissal of the people.

The Concluding Rites

184. Once the prayer after Communion has been said, the deacon makes brief
announcements to the people, if indeed any need to be made, unless the priest prefers to do
this himself.

185. If a prayer over the people or a solemn formula for the blessing is used, the deacon
says, Inclinate vos ad benedictionem (Bow your heads and pray for God’s blessing). After
the priest’s blessing, the deacon, with hands joined and facing the people, dismisses them,
saying, Ite, missa est (The Mass is ended, go in peace).

186. Then, together with the priest, the deacon venerates the altar with a kiss, makes a
profound bow, and departs in a manner similar to the procession beforehand.

C. The Duties of the Acolyte

124
187. The duties that the acolyte may carry out are of various kinds and several may coincide.
Hence, it is desirable that these duties be suitably distributed among several acolytes. If,
however, only one acolyte is present, he should perform the more important duties while the
rest are to be distributed among several ministers.

The Introductory Rites

188. In the procession to the altar, the acolyte may carry the cross, walking between two
ministers with lighted candles. Upon reaching the altar, the acolyte places the cross upright
near the altar so that it may serve as the altar cross; otherwise, he puts it in a worthy place.
Then he takes his place in the sanctuary.

189. Through the entire celebration, the acolyte is to approach the priest or the deacon,
whenever necessary, in order to present the book to them and to assist them in any other way
required. Thus it is appropriate, insofar as possible, that the acolyte occupy a place from
which he can conveniently carry out his ministry either at the chair or at the altar.

The Liturgy of the Eucharist

190. If no deacon is present, after the Prayer of the Faithful is concluded and while the priest
remains at the chair, the acolyte places the corporal, the purificator, the chalice, the pall, and
the Missal on the altar. Then, if necessary, the acolyte assists the priest in receiving the gifts
of the people and, if appropriate, brings the bread and wine to the altar and hands them to the
priest. If incense is used, the acolyte presents the thurible to the priest and assists him while
he incenses the gifts, the cross, and the altar. Then the acolyte incenses the priest and the
people.

191. A duly instituted acolyte, as an extraordinary minister, may, if necessary, assist the
priest in giving Communion to the people.[100] If Communion is given under both kinds,
when no deacon is present, the acolyte administers the chalice to the communicants or holds
the chalice if Communion is given by intinction.

192. Likewise, when the distribution of Communion is completed, a duly instituted acolyte
helps the priest or deacon to purify and arrange the sacred vessels. When no deacon is
present, a duly instituted acolyte carries the sacred vessels to the credence table and there
purifies, wipes, and arranges them in the usual way.

193. After the celebration of Mass, the acolyte and other ministers return in procession to the
sacristy, together with the deacon and the priest in the same way and order in which they
entered.

D. The Duties of the Lector

125
Introductory Rites

194. In coming to the altar, when no deacon is present, the lector, wearing approved attire,
may carry the Book of the Gospels, which is to be slightly elevated. In that case, the lector
walks in front of the priest but otherwise along with the other ministers.

195. Upon reaching the altar, the lector makes a profound bow with the others. If he is
carrying the Book of the Gospels, he approaches the altar and places the Book of the
Gospels upon it. Then the lector takes his own place in the sanctuary with the other
ministers.

The Liturgy of the Word

196. The lector reads from the ambo the readings that precede the Gospel. If there is no
psalmist, the lector may also proclaim the responsorial Psalm after the first reading.

197. When no deacon is present, the lector, after the introduction by the priest, may
announce from the ambo the intentions of the Prayer of the Faithful.

198. If there is no singing at the Entrance or at Communion and the antiphons in the Missal
are not recited by the faithful, the lector may read them at the appropriate time (cf. nos. 48,
87).

II. CONCELEBRATED MASS

199. Concelebration, which appropriately expresses the unity of the priesthood, of the
Sacrifice, and also of the whole People of God, is prescribed by the rite itself for the
Ordination of a Bishop and of priests, at the blessing of an abbot, and at the Chrism Mass.

Unless the good of the Christian faithful requires or suggests otherwise, concelebration is
also recommended at

a. The Evening Mass of the Lord’s Supper;


b. The Mass during Councils, meetings of Bishops, and synods;
c. The conventual Mass and the principal Mass in churches and oratories;
d. Masses at any kind of meeting of priests, either secular or religious.[101]

An individual priest is, however, permitted to celebrate the Eucharist individually, though
not at the same time as a concelebration is taking place in the same church or oratory. On
Holy Thursday, however, and for Mass of the Easter Vigil, it is not permitted to celebrate
individually.

200. Visiting priests should be gladly welcomed to Eucharistic concelebration, as long as


126
their priestly standing is ascertained.

201. Where there is a large number of priests, concelebration may take place even several
times on the same day, wherever necessity or pastoral benefit suggest it. Nevertheless, it
must be held at different times or in distinct sacred places.[102]

202. It is for the Bishop, in accordance with the norm of law, to regulate the discipline for
concelebration in all churches and oratories of his diocese.

203. To be held in high regard is that concelebration in which the priests of each diocese
concelebrate with their own Bishop at a stational Mass, especially on the more solemn days
of the liturgical year, at the Ordination Mass of a new Bishop of the diocese or of his
Coadjutor or Auxiliary, at the Chrism Mass, at the Evening Mass of the Lord’s Supper, at
celebrations of the Founder Saint of a local Church or the Patron of the diocese, on
anniversaries of the Bishop, and, lastly, on the occasion of a Synod or a pastoral visitation.

For this same reason, concelebration is recommended whenever priests gather together with
their own Bishop either on the occasion of a retreat or at any other meeting. In these
instances the sign of the unity of the priesthood and also of the Church inherent in every
concelebration is made more clearly manifest.[103]

204. For a particular reason, having to do either with the significance of the rite or of the
festivity, the faculty is given to celebrate or concelebrate more than once on the same day in
the following cases:

a. A priest who has celebrated or concelebrated the Chrism Mass on Holy Thursday may
also celebrate or concelebrate the Evening Mass of the Lord’s Supper;
b. A priest who has celebrated or concelebrated the Mass of the Easter Vigil may
celebrate or concelebrate Mass during the day on Easter Sunday;
c. On the Nativity of the Lord (Christmas Day), all priests may celebrate or concelebrate
three Masses, provided the Masses are celebrated at their proper times of day;
d. On the Commemoration of All the Faithful Departed (All Souls’ Day), all priests may
celebrate or concelebrate three Masses, provided that the celebrations take place at
different times, and that the norms established regarding the application of second and
third Masses are observed;[104]
e. A priest who concelebrates with the Bishop or his delegate at a Synod or pastoral
visitation, or concelebrates on the occasion of a meeting of priests, may celebrate
Mass again for the benefit of the faithful. This holds also, with due regard for the
prescriptions of law, for groups of religious.

205. A concelebrated Mass, whatever its form, is arranged in accordance with the norms
commonly in force (cf. nos. 112-198), except for those matters that are to be observed, even

127
with appropriate adaptation to circumstances, as set forth below.

206. No one is ever to enter into a concelebration or to be admitted as a concelebrant once


the Mass has already begun.

207. In the sanctuary there should be prepared

a. Seats and texts for the concelebrating priests;


b. On the credence table: a chalice of sufficient size or else several chalices.

208. If a deacon is not present, his proper duties are to be carried out by some of the
concelebrants.

In the absence also of other ministers, their proper parts may be entrusted to other suitable
members of the faithful; otherwise, they are carried out by some of the concelebrants.

209. In the vesting room or other suitable place, the concelebrants put on the sacred
vestments they customarily wear when celebrating Mass individually. Should, however, a
good reason arise, (e.g., a large number of concelebrants or a lack of vestments),
concelebrants other than the principal celebrant may omit the chasuble and simply wear the
stole over the alb.

The Introductory Rites

210. When everything has been properly arranged, the procession moves as usual through
the church to the altar, the concelebrating priests walking ahead of the principal celebrant.

211. On reaching the altar, the concelebrants and the principal celebrant, after making a
profound bow, venerate the altar with a kiss, then go to their designated seats. The principal
celebrant, if appropriate, also incenses the cross and the altar and then goes to the chair.

The Liturgy of the Word

212. During the Liturgy of the Word, the concelebrants remain at their places, sitting or
standing whenever the principal celebrant does.

When the Alleluia is begun, all rise, except for a Bishop, who puts incense into the thurible
without saying anything and blesses the deacon or, if there is no deacon, the concelebrant
who is to proclaim the Gospel. In a concelebration where a priest presides, however, the
concelebrant who in the absence of a deacon proclaims the Gospel neither requests nor
receives the blessing of the principal celebrant.

213. The homily is usually given by the principal celebrant or by one of the concelebrants.
128
The Liturgy of the Eucharist

214. The Preparation of the Gifts (cf. nos. 139-146) is carried out by the principal celebrant,
while the other concelebrants remain at their places.

215. After the prayer over the offerings has been said by the principal celebrant, the
concelebrants approach the altar and stand around it, but in such a way that they do not
obstruct the execution of the rites and that the sacred action may be seen clearly by the
faithful. They should not be in the deacon’s way whenever he needs to go to the altar to
perform his ministry.

The deacon exercises his ministry at the altar whenever he needs to assist with the chalice
and the Missal. However, insofar as possible, he stands back slightly, behind the
concelebrating priests standing around the principal celebrant.

The Manner of Speaking the Eucharistic Prayer

216. The Preface is sung or said by the principal priest celebrant alone; but the Sanctus is
sung or recited by all the concelebrants, together with the congregation and the choir.

217. After the Sanctus, the priest concelebrants continue the Eucharistic Prayer in the way
described below. Unless otherwise indicated, only the principal celebrant makes the gestures.

218. The parts spoken by all the concelebrants together and especially the words of
consecration, which all are bound to say, are to be said in such a way that the concelebrants
speak them in a very low voice and that the principal celebrant’s voice be clearly heard. In
this way the words can be better understood by the people.

It is a praiseworthy practice for the parts that are to be said by all the concelebrants together
and for which musical notation is provided in the Missal to be sung.

Eucharistic Prayer I, or The Roman Canon

219. In Eucharistic Prayer I, or the Roman Canon, the prayer Te igitur (We come to you,
Father) is said by the principal celebrant alone, with hands extended.

220. It is appropriate that the commemoration of the living (the Memento) and


the Communicantes (In union with the whole Church) be assigned to one or other of the
concelebrating priests, who then speaks these prayers aloud, with hands extended.

221. The Hanc igitur (Father, accept this offering) is likewise said by the principal celebrant
alone, with hands extended.

129
222. From the Quam oblationem (Bless and approve our offering) up to and including
the Supplices (Almighty God, we pray that your angel), the principal celebrant alone makes
the gestures, while all the concelebrants speak everything together, in this manner:

a. The Quam oblationem (Bless and approve our offering) with hands extended toward
the offerings;
b. The Qui pridie (The day before he suffered) and the Simili modo (When supper was
ended) with hands joined;
c. While speaking the words of the Lord, each extends his right hand toward the bread
and toward the chalice, if this seems appropriate; as the host and the chalice are
shown, however, they look toward them and afterwards bow profoundly;
d. The Unde et memores (Father, we celebrate the memory) and the Supra quae (Look
with favor) with hands extended;
e. From the Supplices (Almighty God, we pray that your angel) up to and including the
words ex hac altaris participatione (as we receive from this altar), they bow with
hands joined; then they stand upright and cross themselves at the words omni
benedictione et gratia repleamur (let us be filled with every grace and blessing).

223. The commemoration of the dead (Memento) and the Nobis quoque peccatoribus


(Though we are sinners) are appropriately assigned to one or other of the concelebrants, who
speaks them aloud alone, with hands extended.

224. At the words Nobis quoque peccatoribus (Though we are sinners) all the concelebrants
strike their breast.

225. The Per quem haec omnia (Through him you give us all these gifts) is said by the
principal celebrant alone.

Eucharistic Prayer II

226. In Eucharistic Prayer II the Vere Sanctus (Lord, you are holy indeed) is spoken by the
principal celebrant alone, with hands extended.

227. From the Haec ergo dona (Let your Spirit come upon) to the Et supplices (May all of us
who share) inclusive, all the concelebrants speak all the following together:

a. The Haec ergo dona (Let your Spirit come upon) with hands extended toward the
offerings;
b. The Qui cum passioni (Before he was given up to death) and the Simili modo (When
supper was ended) with hands joined;
c. While speaking the words of the Lord, each extends his right hand toward the bread
and toward the chalice, if this seems appropriate; as the host and the chalice are
shown, however, they look toward them and afterwards bow profoundly;
130
d. The Memores igitur (In memory of his death) and the Et supplices (May all of us who
share) with hands extended.

228. The intercessions for the living, Recordare, Domine (Lord, remember your
Church), and for the dead, Memento etiam fratrum nostrorum (Remember our brothers and
sisters), are appropriately assigned to one or other of the concelebrants, who speaks them
aloud alone, with hands extended.

Eucharistic Prayer III

229. In Eucharistic Prayer III, the Vere Sanctus (Father, you are holy indeed) is spoken by
the principal celebrant alone, with hands extended.

230. From the Supplices ergo te, Domine (And so, Father, we bring you these gifts) to
the Respice, quaesumus (Look with favor) inclusive, all the concelebrants speak all the
following together:

The Supplices ergo te, Domine (And so, Father, we bring you these gifts) with hands
extended toward the offerings;

The Ipse enim in qua nocte tradebatur (On the night he was betrayed) and the Simili modo
(When supper was ended) with hands joined;

While speaking the words of the Lord, each extends his right hand toward the bread and
toward the chalice, if this seems appropriate; as the host and the chalice are shown, however,
they look at them and, afterwards, bow profoundly;

The Memores igitur (Father, calling to mind) and the Respice, quaesumus (Look with


favor) with hands outstretched.

231. The intercessions Ipse nos (May he make us an everlasting gift), Haec hostia nostrae
reconciliationis (Lord, may this sacrifice), and Fratres nostros (Welcome into your
kingdom) are appropriately assigned to one or other of the concelebrants, who speaks them
aloud alone, with hands extended.

Eucharistic Prayer IV

232. In Eucharistic Prayer IV, the Confitemur tibi, Pater sancte (Father, we acknowledge) up
to and including the words omnem sanctificationem compleret (bring us the fullness of
grace) is spoken by the principal celebrant alone, with hands extended.

233. From the Quaesumus, igitur, Domine (Father, may this Holy Spirit) to the Respice,
Domine (Lord, look upon the sacrifice) inclusive, all the concelebrants speak all the

131
following together:

a. The Quaesumus igitur, Domine (Father, may this Holy Spirit) with hands extended
toward the offerings;
b. The Ipse enim, cum hora venisset (He always loved those) and the Simili modo (When
supper was ended) with hands joined;
c. While speaking the words of the Lord, each extends his right hand toward the bread
and toward the chalice, if this seems appropriate; as the host and the chalice are
shown, however, they look toward them and afterwards bow profoundly;
d. The Unde et nos (Father, we now celebrate) and the Respice, Domine (Lord, look
upon this sacrifice) with hands outstretched.

234. The intercessions Nunc ergo, Domine, omnium recordare (Lord, remember


those) and Nobis omnibus (Father, in your mercy) are appropriately assigned to one or other
of the concelebrants, who speaks them aloud alone, with hands extended.

235. As to other Eucharistic Prayers approved by the Apostolic See, the norms established
for each one are to be observed.

236. The concluding doxology of the Eucharistic Prayer is spoken solely by the principal
priest celebrant and, if this is desired, together with the other concelebrants, but not by the
faithful.

The Communion Rite

237. Then the principal celebrant, with hands joined, says the introduction to the Lord’s
Prayer. Then, with hands extended, he says the prayer itself together with the other
concelebrants, who also pray with hands extended and with the people.

238. Libera nos (Deliver us) is said by the principal celebrant alone, with hands extended.
All the concelebrants, together with the people, sing or say the final acclamation Quia tuum
est regnum (For the kingdom).

239. After the deacon or, when no deacon is present, one of the concelebrants has said the
invitation Offerte vobis pacem (Let us offer each other the sign of peace), all exchange the
sign of peace with one another. The concelebrants who are nearer the principal celebrant
receive the sign of peace from him before the deacon does.

240. While the Agnus Dei is sung or said, the deacons or some of the concelebrants may help
the principal celebrant break the hosts for Communion, both of the concelebrants and of the
people.

241. After the commingling, the principal celebrant alone, with hands joined, privately says
132
the prayer Domine Iesu Christe, Fili Dei vivi (Lord Jesus Christ, Son of the living
God) or Perceptio Corporis et Sanguinis (Lord Jesus Christ, with faith in your love and
mercy).

242. When this prayer before Communion is finished, the principal celebrant genuflects and
steps back a little. Then one after another the concelebrants come to the middle of the altar,
genuflect, and reverently take the Body of Christ from the altar. Then holding it in their right
hand, with the left hand placed below, they return to their places. The concelebrants may,
however, remain in their places and take the Body of Christ from the paten presented to them
by the principal celebrant or by one or more of the concelebrants, or by passing the paten one
to another.

243. Then the principal celebrant takes a host consecrated in the same Mass, holds it slightly
raised above the paten or the chalice, and, facing the people, says the Ecce Agnus Dei (This
is the Lamb of God). With the concelebrants and the people he continues, saying
the Domine, non sum dignus (Lord, I am not worthy).

244. Then the principal celebrant, facing the altar, says quietly, Corpus Christi custodiat me
ad vitam aeternam (May the body of Christ bring me to everlasting life), and reverently
receives the Body of Christ. The concelebrants do likewise, communicating themselves.
After them the deacon receives the Body and Blood of the Lord from the principal celebrant.

245. The Blood of the Lord may be received either by drinking from the chalice directly, or
by intinction, or by means of a tube or a spoon.

246. If Communion is received by drinking directly from the chalice, one or other of two
procedures may be followed:

a. The principal celebrant, standing at the middle of the altar, takes the chalice and says
quietly, Sanguis Christi custodiat me in vitam aeternam (May the Blood of Christ
bring me to everlasting life). He consumes a little of the Blood of Christ and hands the
chalice to the deacon or a concelebrant. He then distributes Communion to the faithful
(cf. nos. 160-162). The concelebrants approach the altar one after another or, if two
chalices are used, two by two. They genuflect, partake of the Blood of Christ, wipe the
rim of the chalice, and return to their seats.
b. The principal celebrant normally consumes the Blood of the Lord standing at the
middle of the altar.

The concelebrants may, however, partake of the Blood of the Lord while remaining in their
places and drinking from the chalice presented to them by the deacon or by one of the
concelebrants, or else passed from one to the other. The chalice is always wiped either by the
one who drinks from it or by the one who presents it. After communicating, each returns to

133
his seat.

247. The deacon reverently drinks at the altar all of the Blood of Christ that remains,
assisted, if necessary, by some of the concelebrants. He then carries the chalice over to the
credence table and there he or a duly instituted acolyte purifies, wipes, and arranges it in the
usual way (cf. no. 183).

248. The Communion of the concelebrants may also be arranged so that each concelebrant
communicates the Body of the Lord at the altar and, immediately afterwards, the Blood of
the Lord.

In this case the principal celebrant receives Communion under both kinds in the usual way
(cf. no. 158), observing, however, the rite chosen in each particular instance for Communion
from the chalice; and the other concelebrants should follow suit.

After the principal celebrant’s Communion, the chalice is placed on another corporal at the
side of the altar. The concelebrants approach the middle of the altar one after another,
genuflect, and receive the Body of the Lord; then they go to the side of the altar and consume
the Blood of the Lord, following the rite chosen for Communion from the chalice, as has just
been said.

The Communion of the deacon and the purification of the chalice take place as already
described.

249. If the concelebrants’ Communion is by intinction, the principal celebrant receives the
Body and Blood of the Lord in the usual way, but making sure that enough of the precious
Blood remains in the chalice for the Communion of the concelebrants. Then the deacon, or
one of the concelebrants, arranges the chalice as appropriate in the center of the altar or at the
side on another corporal together with the paten containing particles of the host.

The concelebrants approach the altar one after another, genuflect, and take a particle, dip it
partly into the chalice, and, holding a purificator under their chin, consume the intincted
particle. They then return to their places as at the beginning of Mass.

The deacon also receives Communion by intinction and to the concelebrant’s words, Corpus
et Sanguis Christi (The Body and Blood of Christ) makes the response, Amen. The deacon,
however, consumes at the altar all that remains of the Precious Blood, assisted, if necessary,
by some of the concelebrants. He carries the chalice to the credence table and there he or a
duly instituted acolyte purifies, wipes and arranges it in the usual way.

The Concluding Rites

250. Everything else is done by the principal celebrant in the usual way until the end of Mass
134
(cf. nos. 166-168), while the other concelebrants remain at their seats.

251. Before leaving the altar, the concelebrants make a profound bow to the altar. For his
part the principal celebrant, along with the deacon, venerates the altar with a kiss in the usual
way.

III. MASS AT WHICH ONLY ONE MINISTER PARTICIPATES

252. At a Mass celebrated by a priest with only one minister to assist him and to make the
responses, the rite of Mass with a congregation is followed (cf. nos. 120-169) the minister
saying the people’s parts as appropriate.

253. If, however, the minister is a deacon, he performs his proper duties (cf. nos. 171-186)
and likewise carries out the other parts, that is, those of the people.

254. Mass should not be celebrated without a minister or at least one of the faithful, except
for a just and reasonable cause. In this case, the greetings, the introductory or explanatory
remarks, and the blessing at the end of Mass are omitted.

255. Before Mass, the necessary vessels are prepared either at the credence table or on the
righthand side of the altar.

The Introductory Rites

256. The priest approaches the altar and, after making a profound bow along with the
minister, venerates the altar with a kiss and goes to the chair. If he wishes, the priest may
remain at the altar; in this case, the Missal is likewise prepared there. Then the minister or
the priest says the Entrance Antiphon.

257. Then the priest, standing, makes with the minister the sign of the Cross as the priest
says, In nomine Patris (In the name of the Father). Facing the minister, he greets the minister
choosing one of the formulas of greeting.

258. Then the Act of Penitence takes place, and, if required by the rubrics,
the Kyrie and Gloria are said.

259. Then, with hands joined, the priest says, Oremus (Let us pray). After a suitable pause,
with hands extended he says the collect. At the end the minister makes the
acclamation, Amen.

The Liturgy of the Word

260. The readings should whenever possible be proclaimed from the ambo or a lectern.
135
261. After the collect, the minister reads the first reading and Psalm, the second reading,
when it is to be said, and the verse for the Alleluia or other chant.

262. Then the priest bows profoundly and says the Munda cor meum (Almighty God, cleanse
my heart) and, afterwards, reads the Gospel. At the conclusion he says, Verbum Domini (The
Gospel of the Lord), to which the minister responds, Laus tibi, Christe (Praise to you, Lord
Jesus Christ). The priest then venerates the book with a kiss, saying quietly the Per
evangelica dicta (May the words of the Gospel).

263. Afterwards, if required by the rubrics, the priest says the Creed together with the
minister.

264. The Prayer of the Faithful follows, which may be said even in this form of Mass. The
priest introduces and concludes it, with the minister announcing the intentions.

The Liturgy of the Eucharist

265. In the Liturgy of the Eucharist, everything is done as in a Mass with a congregation,
with the following exceptions.

266. After the acclamation at the end of the embolism that follows the Lord’s Prayer, the
priest says the prayer Domine Iesu Christe, qui dixisti (Lord Jesus Christ, you said). He then
adds, Pax Domini sit semper vobiscum (The peace of the Lord be with you always), and the
minister answers, Et cum spiritu tuo (And also with you). The priest gives the sign of peace
to the minister, if appropriate.

267. Then, while he says the Agnus Dei (Lamb of God) with the minister, the priest breaks
the host over the paten. After the Agnus Dei, he performs the commingling, saying quietly
the Haec commixtio (May this mingling).

268. After the commingling, the priest quietly says the prayer Domine Iesu Christe, Fili Dei
vivi (Lord Jesus Christ, Son of the living God) or Perceptio (Lord Jesus Christ, with faith in
your love and mercy). Then he genuflects, takes the host, and, if the minister is to receive
Communion, turns to the minister and, holding the host a little above the paten or the chalice,
says the Ecce Agnus Dei (This is the Lamb of God), adding with the minister the Domine,
non sum dignus (Lord, I am not worthy). Facing the altar, the priest then partakes of the
Body of Christ. If, however, the minister does not receive Communion, the priest, after
genuflecting, takes the host and, facing the altar, says quietly the Domine, non sum dignus
(Lord, I am not worthy) and the Corpus Christi custodiat (May the Body of Christ bring) and
then receives the Body of Christ. Then he takes the chalice and says quietly, Sanguis Christi
custodiat (May the Blood of Christ bring), and then consumes the Blood of Christ.

269. Before Communion is given to the minister, the Communion Antiphon is said by the
136
minister or by the priest himself.

270. The priest purifies the chalice at the credence table or at the altar. If the chalice is
purified at the altar, it may be carried to the credence table by the minister or may again be
placed on the altar at the side.

271. After the purification of the chalice, the priest should observe some moments of silence,
after which he says the prayer after Communion.

The Concluding Rites

272. The concluding rites are carried out as at a Mass with a congregation, but the dismissal
formula is omitted. The priest venerates the altar in the usual way with a kiss and, after
making a profound bow with the minister, departs.

IV. SOME GENERAL NORMS FOR ALL FORMS OF MASS

Veneration of the Altar and the Book of the Gospels

273. According to traditional practice, the altar and the Book of the Gospels are venerated by
means of a kiss. Where, however, a sign of this kind is not in harmony with the traditions or
the culture of some region, it is for the Conference of Bishops to establish some other sign in
its place, with the consent of the Apostolic See.

Genuflections and Bows

274. A genuflection, made by bending the right knee to the ground, signifies adoration, and
therefore it is reserved for the Most Blessed Sacrament, as well as for the Holy Cross from
the solemn adoration during the liturgical celebration on Good Friday until the beginning of
the Easter Vigil.

During Mass, three genuflections are made by the priest celebrant: namely, after the showing
of the host, after the showing of the chalice, and before Communion. Certain specific
features to be observed in a concelebrated Mass are noted in their proper place (cf. nos. 210-
251).

If, however, the tabernacle with the Most Blessed Sacrament is present in the sanctuary, the
priest, the deacon, and the other ministers genuflect when they approach the altar and when
they depart from it, but not during the celebration of Mass itself.

Otherwise all who pass before the Most Blessed Sacrament genuflect, unless they are
moving in procession.

137
Ministers carrying the processional cross or candles bow their heads instead of genuflecting.

275. A bow signifies reverence and honor shown to the persons themselves or to the signs
that represent them. There are two kinds of bows: a bow of the head and a bow of the body.

a. A bow of the head is made when the three Divine Persons are named together and at
the names of Jesus, of the Blessed Virgin Mary, and of the Saint in whose honor Mass
is being celebrated.
b. A bow of the body, that is to say a profound bow, is made to the altar; during the
prayers Munda cor meum (Almighty God, cleanse my heart) and In spiritu humilitatis
(Lord God, we ask you to receive); in the Creed at the words Et incarnatus est (by the
power of the Holy Spirit . . . and became man); in the Roman Canon at the
words Supplices te rogamus (Almighty God, we pray that your angel). The same kind
of bow is made by the deacon when he asks for a blessing before the proclamation of
the Gospel. In addition, the priest bows slightly as he speaks the words of the Lord at
the consecration.

Incensation

276. Thurification or incensation is an expression of reverence and of prayer, as is signified


in Sacred Scripture (cf. Ps 141 [140]:2, Rev 8:3).

a. Incense may be used if desired in any form of Mass:


b. During the Entrance procession;
c. At the beginning of Mass, to incense the cross and the altar;
d. At the Gospel procession and the proclamation of the Gospel itself;
e. After the bread and the chalice have been placed upon the altar, to incense the
offerings, the cross, and the altar, as well as the priest and the people;
f. At the showing of the host and the chalice after the consecration.

277. The priest, having put incense into the thurible, blesses it with the sign of the Cross,
without saying anything.

Before and after an incensation, a profound bow is made to the person or object that is
incensed, except for the incensation of the altar and the offerings for the Sacrifice of the
Mass.

The following are incensed with three swings of the thurible: the Most Blessed Sacrament, a
relic of the Holy Cross and images of the Lord exposed for public veneration, the offerings
for the sacrifice of the Mass, the altar cross, the Book of the Gospels, the Paschal Candle, the
priest, and the people.

The following are incensed with two swings of the thurible: relics and images of the Saints
138
exposed for public veneration, which should be done, however, only at the beginning of the
celebration, after the incensation of the altar.

The altar is incensed with single swings of the thurible in this way:

a. If the altar is freestanding with respect to the wall, the priest incenses walking around
it;
b. If the altar is not freestanding, the priest incenses it while walking first to the righthand
side, then to the left.

The cross, if situated on or near the altar, is incensed by the priest before he incenses the
altar; otherwise, he incenses it when he passes in front of it.

The priest incenses the offerings with three swings of the thurible or by making the sign of
the cross over the offerings with the thurible before going on to incense the cross and the
altar.

The Purification

278. Whenever a fragment of the host adheres to his fingers, especially after the fraction or
the Communion of the faithful, the priest is to wipe his fingers over the paten or, if
necessary, wash them. Likewise, he should also gather any fragments that may have fallen
outside the paten.

279. The sacred vessels are purified by the priest, the deacon, or an instituted acolyte after
Communion or after Mass, insofar as possible at the credence table. The purification of the
chalice is done with water alone or with wine and water, which is then drunk by whoever
does the purification. The paten is usually wiped clean with the purificator.

Care must be taken that whatever may remain of the Blood of Christ after the distribution of
Communion is consumed immediately and completely at the altar.

280. If a host or any particle should fall, it is to be picked up reverently. If any of the
Precious Blood is spilled, the area where the spill occurred should be washed with water, and
this water should then be poured into the sacrarium in the sacristy.

Communion under Both Kinds

281. Holy Communion has a fuller form as a sign when it is distributed under both kinds. For
in this form the sign of the Eucharistic banquet is more clearly evident and clear expression
is given to the divine will by which the new and eternal Covenant is ratified in the Blood of
the Lord, as also the relationship between the Eucharistic banquet and the eschatological

139
banquet in the Father’s Kingdom.[105]

282. Sacred pastors should take care to ensure that the faithful who participate in the rite or
are present at it are as fully aware as possible of the Catholic teaching on the form of Holy
Communion as set forth by the Ecumenical Council of Trent. Above all, they should instruct
the Christian faithful that the Catholic faith teaches that Christ, whole and entire, and the true
Sacrament, is received even under only one species, and consequently that as far as the
effects are concerned, those who receive under only one species are not deprived of any of
the grace that is necessary for salvation.[106]

They are to teach, furthermore, that the Church, in her stewardship of the Sacraments, has
the power to set forth or alter whatever provisions, apart from the substance of the
Sacraments, that she judges to be most conducive to the veneration of the Sacraments and the
well-being of the recipients, in view of changing conditions, times, and places.[107] At the
same time, the faithful should be encouraged to seek to participate more eagerly in this
sacred rite, by which the sign of the Eucharistic banquet is made more fully evident.

283. In addition to those cases given in the ritual books, Communion under both kinds is
permitted for

a. Priests who are not able to celebrate or concelebrate Mass;


b. The deacon and others who perform some duty at the Mass;
c. Members of communities at the conventual Mass or “community” Mass, along with
seminarians, and all who are engaged in a retreat or are taking part in a spiritual or
pastoral gathering.

The diocesan Bishop may establish norms for Communion under both kinds for his own
diocese, which are also to be observed in churches of religious and at celebrations with small
groups. The diocesan Bishop is also given the faculty to permit Communion under both
kinds whenever it may seem appropriate to the priest to whom, as its own shepherd, a
community has been entrusted, provided that the faithful have been well instructed and there
is no danger of profanation of the Sacrament or of the rite’s becoming difficult because of
the large number of participants or some other reason.

In all that pertains to Communion under both kinds, the Norms for the Distribution and
Reception of Holy Communion under Both Kinds in the Dioceses of the United States of
America are to be followed (see nos. 27-54).

284. When Communion is distributed under both kinds,

a. The chalice is usually administered by a deacon or, when no deacon is present, by a


priest, or even by a duly instituted acolyte or another extraordinary minister of Holy
Communion, or by a member of the faithful who, in case of necessity, has been
140
entrusted with this duty for a single occasion;
b. Whatever may remain of the Blood of Christ is consumed at the altar by the priest or
the deacon or the duly instituted acolyte who ministered the chalice. The same then
purifies, wipes, and arranges the sacred vessels in the usual way.

Any of the faithful who wish to receive Holy Communion under the species of bread alone
should be granted their wish.

285. For Communion under both kinds the following should be prepared:

a. If Communion from the chalice is carried out by communicants’ drinking directly


from the chalice, a chalice of a sufficiently large size or several chalices are prepared.
Care should, however, be taken in planning lest beyond what is needed of the Blood of
Christ remains to be consumed at the end of the celebration.
b. If Communion is carried out by intinction, the hosts should be neither too thin nor too
small, but rather a little thicker than usual, so that after being dipped partly into the
Blood of Christ they can still easily be distributed to each communicant.

286. If Communion of the Blood of Christ is carried out by communicants’ drinking from the
chalice, each communicant, after receiving the Body of Christ, moves and stands facing the
minister of the chalice. The minister says, Sanguis Christi (The Blood of Christ), the
communicant responds, Amen, and the minister hands over the chalice, which the
communicant raises to his or her mouth. Each communicant drinks a little from the chalice,
hands it back to the minister, and then withdraws; the minister wipes the rim of the chalice
with the purificator.

287. If Communion from the chalice is carried out by intinction, each communicant, holding
a communion-plate under the chin, approaches the priest who holds a vessel with the sacred
particles, a minister standing at his side and holding the chalice. The priest takes a host, dips
it partly into the chalice and, showing it, says, Corpus et Sanguis Christi (The Body and
Blood of Christ). The communicant responds, Amen, receives the Sacrament in the mouth
from the priest, and then withdraws.

CHAPTER V

The Arrangement and Furnishing of Churches


for the Celebration of the Eucharist

I. GENERAL PRINCIPLES

288. For the celebration of the Eucharist, the people of God normally are gathered together
in a church or, if there is no church or if it is too small, then in another respectable place that
is nonetheless worthy of so great a mystery. Churches, therefore, and other places should be
141
suitable for carrying out the sacred action and for ensuring the active participation of the
faithful. Sacred buildings and requisites for divine worship should, moreover, be truly
worthy and beautiful and be signs and symbols of heavenly realities.[108]

289. Consequently, the Church constantly seeks the noble assistance of the arts and admits
the artistic expressions of all peoples and regions.[109] In fact, just as she is intent on
preserving the works of art and the artistic treasures handed down from past
centuries[110] and, insofar as necessary, on adapting them to new needs, so also she strives
to promote new works of art that are in harmony with the character of each successive age.
[111]

On account of this, in commissioning artists and choosing works of art to be admitted into a
church, what should be required is that true excellence in art which nourishes faith and
devotion and accords authentically with both the meaning and the purpose for which it is
intended.[112]

290. All churches should be dedicated or, at least, blessed. Cathedrals and parish churches,
however, are to be dedicated with a solemn rite.

291. For the proper construction, restoration, and remodeling of sacred buildings, all who are
involved in the work are to consult the diocesan commission on the sacred Liturgy and
sacred Art. The diocesan Bishop, moreover, should use the counsel and help of this
commission whenever it comes to laying down norms on this matter, approving plans for
new buildings, and making decisions on the more important issues.[113]

292. Church decor should contribute toward the church’s noble simplicity rather than
ostentation. In the choice of materials for church appointments there should be a concern for
genuineness of materials and an intent to foster the instruction of the faithful and the dignity
of the entire sacred place.

293. A proper arrangement of a church and its surroundings that appropriately meets
contemporary needs requires attention not only to the elements related more directly to the
celebration of the sacred actions but also to those things conducive to the appropriate
comfort of the faithful that are normally forthcoming in places where people regularly
gather.

294. The People of God, gathered for Mass, has a coherent and hierarchical structure, which
finds its expression in the variety of ministries and the variety of actions according to the
different parts of the celebration. The general ordering of the sacred building must be such
that in some way it conveys the image of the gathered assembly and allows the appropriate
ordering of all the participants, as well as facilitating each in the proper carrying out of his
function.

142
The faithful and the choir should have a place that facilitates their active participation.[114]

The priest celebrant, the deacon, and the other ministers have places in the sanctuary. Seats
for concelebrants should also be prepared there. If, however, their number is great, seats
should be arranged in another part of the church, but near the altar.

All these elements, even though they must express the hierarchical structure and the diversity
of ministries, should nevertheless bring about a close and coherent unity that is clearly
expressive of the unity of the entire holy people. Indeed, the character and beauty of the
place and all its furnishings should foster devotion and show forth the holiness of the
mysteries celebrated there.

II. ARRANGEMENT OF THE SANCTUARY


FOR THE SACRED SYNAXIS
(EUCHARISTIC ASSEMBLY)

295. The sanctuary is the place where the altar stands, where the word of God is proclaimed,
and where the priest, the deacon, and the other ministers exercise their offices. It should
suitably be marked off from the body of the church either by its being somewhat elevated or
by a particular structure and ornamentation. It should, however, be large enough to allow the
Eucharist to be celebrated properly and easily seen.[115]

The Altar and Its Appointments

296. The altar on which the Sacrifice of the Cross is made present under sacramental signs is
also the table of the Lord to which the People of God is called together to participate in the
Mass, as well as the center of the thanksgiving that is accomplished through the Eucharist.

297. The celebration of the Eucharist in a sacred place is to be carried out on an altar; but
outside a sacred place, it may be carried out on a suitable table, always with the use of a
cloth, a corporal, a cross, and candles.

298. It is appropriate to have a fixed altar in every church, since it more clearly and
permanently signifies Christ Jesus, the living stone (1 Pt 2:4; cf. Eph 2:20). In other places
set aside for sacred celebrations, the altar may be movable.

An altar is called “fixed” if it is attached to the floor so as not to be removeable; otherwise it


is called “moveable.”

299. The altar should be built apart from the wall, in such a way that it is possible to walk
around it easily and that Mass can be celebrated at it facing the people, which is desirable
wherever possible. The altar should, moreover, be so placed as to be truly the center toward
which the attention of the whole congregation of the faithful naturally turns.[116] The altar is
143
usually fixed and is dedicated.

300. An altar whether fixed or movable is dedicated according to the rite prescribed in the
Roman Pontifical; but it is permissible for a movable altar simply to be blessed.

301. In keeping with the Church’s traditional practice and the altar’s symbolism, the table of
a fixed altar is to be of stone and indeed of natural stone. In the dioceses of the United States
of America, however, wood which is worthy, solid, and well-crafted may be used, provided
that the altar is structurally immobile. The supports or base for upholding the table, however,
may be made of any sort of material, provided it is worthy and solid.

A movable altar may be constructed of any noble and solid materials suited to liturgical use,
according to the traditions and usages of the different regions.

302. The practice of placing relics of Saints, even those not Martyrs, under the altar to be
dedicated is fittingly retained. Care should be taken, however, to ensure the authenticity of
such relics.

303. In building new churches, it is preferable to erect a single altar which in the gathering of
the faithful will signify the one Christ and the one Eucharist of the Church.

In already existing churches, however, when the old altar is positioned so that it makes the
people’s participation difficult but cannot be moved without damage to its artistic value,
another fixed altar, of artistic merit and duly dedicated, should be erected and sacred rites
celebrated on it alone. In order not to distract the attention of the faithful from the new altar,
the old altar should not be decorated in any special way.

304. Out of reverence for the celebration of the memorial of the Lord and for the banquet in
which the Body and Blood of the Lord are offered on an altar where this memorial is
celebrated, there should be at least one white cloth, its shape, size, and decoration in keeping
with the altar’s design. When, in the dioceses of the United States of America, other cloths
are used in addition to the altar cloth, then those cloths may be of other colors possessing
Christian honorific or festive significance according to longstanding local usage, provided
that the uppermost cloth covering the mensa (i.e., the altar cloth itself) is always white in
color.

305. Moderation should be observed in the decoration of the altar.

During Advent the floral decoration of the altar should be marked by a moderation suited to
the character of this season, without expressing prematurely the full joy of the Nativity of the
Lord. During Lent it is forbidden for the altar to be decorated with flowers. Laetare Sunday
(Fourth Sunday of Lent), solemnities, and feasts are exceptions.

144
Floral decorations should always be done with moderation and placed around the altar rather
than on its mensa.

306. Only what is required for the celebration of the Mass may be placed on the mensa of the
altar: namely, from the beginning of the celebration until the proclamation of the Gospel,
the Book of the Gospels; then from the Presentation of the Gifts until the purification of the
vessels, the chalice with the paten, a ciborium, if necessary, and, finally, the corporal, the
purificator, the pall, and the Missal.

In addition, microphones that may be needed to amplify the priest’s voice should be arranged
discreetly.

307. The candles, which are required at every liturgical service out of reverence and on
account of the festiveness of the celebration (cf. no. 117), are to be appropriately placed
either on or around the altar in a way suited to the design of the altar and the sanctuary so
that the whole may be well balanced and not interfere with the faithful’s clear view of what
takes place at the altar or what is placed on it.

308. There is also to be a cross, with the figure of Christ crucified upon it, either on the altar
or near it, where it is clearly visible to the assembled congregation. It is appropriate that such
a cross, which calls to mind for the faithful the saving Passion of the Lord, remain near the
altar even outside of liturgical celebrations.

The Ambo

309. The dignity of the word of God requires that the church have a place that is suitable for
the proclamation of the word and toward which the attention of the whole congregation of
the faithful naturally turns during the Liturgy of the Word.[117]

It is appropriate that this place be ordinarily a stationary ambo and not simply a movable
lectern. The ambo must be located in keeping with the design of each church in such a way
that the ordained ministers and lectors may be clearly seen and heard by the faithful.

From the ambo only the readings, the responsorial Psalm, and the Easter Proclamation
(Exsultet) are to be proclaimed; it may be used also for giving the homily and for announcing
the intentions of the Prayer of the Faithful. The dignity of the ambo requires that only a
minister of the word should go up to it.

It is appropriate that a new ambo be blessed according to the rite described in the Roman
Ritual[118] before it is put into liturgical use.

The Chair for the Priest Celebrant and Other Seats

145
310. The chair of the priest celebrant must signify his office of presiding over the gathering
and of directing the prayer. Thus the best place for the chair is in a position facing the people
at the head of the sanctuary, unless the design of the building or other circumstances impede
this: for example, if the great distance would interfere with communication between the
priest and the gathered assembly, or if the tabernacle is in the center behind the altar. Any
appearance of a throne, however, is to be avoided.[119] It is appropriate that, before being
put into liturgical use, the chair be blessed according to the rite described in the Roman
Ritual.[120]

Likewise, seats should be arranged in the sanctuary for concelebrating priests as well as for
priests who are present for the celebration in choir dress but who are not concelebrating.

The seat for the deacon should be placed near that of the celebrant. Seats for the other
ministers are to be arranged so that they are clearly distinguishable from those for the clergy
and so that the ministers are easily able to fulfill the function entrusted to them.[121]

III. THE ARRANGEMENT OF THE CHURCH

The Places for the Faithful

311. Places should be arranged with appropriate care for the faithful so that they are able to
participate in the sacred celebrations visually and spiritually, in the proper manner. It is
expedient for benches or seats usually to be provided for their use. The custom of reserving
seats for private persons, however, is reprehensible.[122] Moreover, benches or chairs
should be arranged, especially in newly built churches, in such a way that the people can
easily take up the postures required for the different parts of the celebration and can easily
come forward to receive Holy Communion.

Care should be taken that the faithful be able not only to see the priest, the deacon, and the
lectors but also, with the aid of modern technical means, to hear them without difficulty.

The Place for the Choir and the Musical Instruments

312. The choir should be positioned with respect to the design of each church so as to make
clearly evident its character as a part of the gathered community of the faithful fulfilling a
specific function. The location should also assist the choir to exercise its function more
easily and conveniently allow each choir member full, sacramental participation in the Mass.
[123]

313. The organ and other lawfully approved musical instruments are to be placed in an
appropriate place so that they can sustain the singing of both the choir and the congregation
and be heard with ease by all if they are played alone. It is appropriate that, before being put
into liturgical use, the organ be blessed according to the rite described in the Roman Ritual.
146
[124]

In Advent the organ and other musical instruments should be used with a moderation that is
consistent with the season’s character and does not anticipate the full joy of the Nativity of
the Lord.

In Lent the playing of the organ and musical instruments is allowed only to support the
singing. Exceptions are Laetare Sunday (Fourth Sunday of Lent), solemnities, and feasts.

The Place for the Reservation of the Most Holy Eucharist

314. In accordance with the structure of each church and legitimate local customs, the Most
Blessed Sacrament should be reserved in a tabernacle in a part of the church that is truly
noble, prominent, readily visible, beautifully decorated, and suitable for prayer.[125]

The one tabernacle should be immovable, be made of solid and inviolable material that is not
transparent, and be locked in such a way that the danger of profanation is prevented to the
greatest extent possible.[126] Moreover, it is appropriate that, before it is put into liturgical
use, it be blessed according to the rite described in the Roman Ritual.[127]

315. It is more in keeping with the meaning of the sign that the tabernacle in which the Most
Holy Eucharist is reserved not be on an altar on which Mass is celebrated.[128]

Consequently, it is preferable that the tabernacle be located, according to the judgment of the
diocesan Bishop,

a. Either in the sanctuary, apart from the altar of celebration, in a form and place more
appropriate, not excluding on an old altar no longer used for celebration (cf. no. 303);
b. Or even in some chapel suitable for the faithful’s private adoration and
prayer[129] and organically connected to the church and readily visible to the
Christian faithful.

316. In accordance with traditional custom, near the tabernacle a special lamp, fueled by oil
or wax, should be kept alight to indicate and honor the presence of Christ.[130]

317. In no way should all the other things prescribed by law concerning the reservation of
the Most Holy Eucharist be forgotten.[131]

Sacred Images

318. In the earthly Liturgy, the Church participates, by a foretaste, in that heavenly Liturgy
which is celebrated in the holy city of Jerusalem toward which she journeys as a pilgrim, and
where Christ is sitting at the right hand of God; and by venerating the memory of the Saints,
147
she hopes one day to have some part and fellowship with them.[132]

Thus, images of the Lord, the Blessed Virgin Mary, and the Saints, in accordance with the
Church’s most ancient tradition, should be displayed for veneration by the faithful in sacred
buildings[133] and should be arranged so as to usher the faithful toward the mysteries of
faith celebrated there. For this reason, care should be taken that their number not be
increased indiscriminately, and that they be arranged in proper order so as not to distract the
faithful’s attention from the celebration itself.[134] There should usually be only one image
of any given Saint. Generally speaking, in the ornamentation and arrangement of a church as
far as images are concerned, provision should be made for the devotion of the entire
community as well as for the beauty and dignity of the images.

CHAPTER VI

The Requisites for the Celebration of Mass

I. THE BREAD AND WINE FOR CELEBRATING THE EUCHARIST

319. Following the example of Christ, the Church has always used bread and wine with
water to celebrate the Lord’s Supper.

320. The bread for celebrating the Eucharist must be made only from wheat, must be
recently baked, and, according to the ancient tradition of the Latin Church, must be
unleavened.

321. The meaning of the sign demands that the material for the Eucharistic celebration truly
have the appearance of food. It is therefore expedient that the Eucharistic bread, even though
unleavened and baked in the traditional shape, be made in such a way that the priest at Mass
with a congregation is able in practice to break it into parts for distribution to at least some of
the faithful. Small hosts are, however, in no way ruled out when the number of those
receiving Holy Communion or other pastoral needs require it. The action of the fraction or
breaking of bread, which gave its name to the Eucharist in apostolic times, will bring out
more clearly the force and importance of the sign of unity of all in the one bread, and of the
sign of charity by the fact that the one bread is distributed among the brothers and sisters.

322. The wine for the Eucharistic celebration must be from the fruit of the grapevine (cf. Lk
22:18), natural, and unadulterated, that is, without admixture of extraneous substances.

323. Diligent care should be taken to ensure that the bread and wine intended for the
Eucharist are kept in a perfect state of conservation: that is, that the wine does not turn to
vinegar nor the bread spoil or become too hard to be broken easily.

324. If the priest notices after the consecration or as he receives Communion that not wine
148
but only water was poured into the chalice, he pours the water into some container, then
pours wine with water into the chalice and consecrates it. He says only the part of the
institution narrative related to the consecration of the chalice, without being obliged to
consecrate the bread again.

II. SACRED FURNISHINGS IN GENERAL

325. As in the case of the building of churches, so also regarding all sacred furnishings the
Church admits the artistic style of each region and accepts those adaptations that are in
keeping with the culture and traditions of each people, provided that all fit the purpose for
which the sacred furnishings are intended.[135]

In this matter as well, a noble simplicity should be ensured such as is the best companion of
genuine art.

326. In the choice of materials for sacred furnishings, besides those which are traditional,
others are acceptable if by contemporary standards they are considered to be noble, are
durable, and are well suited for sacred use. In the dioceses of the United States of America
these materials may include wood, stone, or metal which are solid and appropriate to the
purpose for which they are employed.

III. SACRED VESSELS

327. Among the requisites for the celebration of Mass, the sacred vessels are held in special
honor, especially the chalice and paten, in which the bread and wine are offered and
consecrated, and from which they are consumed.

328. Sacred vessels are to be made from precious metal. If they are made from metal that
rusts or from a metal less precious than gold, then ordinarily they should be gilded on the
inside.

329. In the dioceses of the United States of America, sacred vessels may also be made from
other solid materials that, according to the common estimation in each region, are precious,
for example, ebony or other hard woods, provided that such materials are suited to sacred use
and do not easily break or deteriorate. This applies to all vessels which hold the hosts, such
as the paten, the ciborium, the pyx, the monstrance, and other things of this kind.

330. As regards chalices and other vessels that are intended to serve as receptacles for the
Blood of the Lord, they are to have bowls of nonabsorbent material. The base, on the other
hand, may be made of other solid and worthy materials.

331. For the consecration of hosts, a large paten may appropriately be used; on it is placed

149
the bread for the priest and the deacon as well as for the other ministers and for the faithful.

332. As to the form of the sacred vessels, the artist may fashion them in a manner that is
more in keeping with the customs of each region, provided each vessel is suited to the
intended liturgical use and is clearly distinguishable from those intended for everyday use.

333. For the blessing of sacred vessels, the rites prescribed in the liturgical books are to be
followed.[136]

334. The practice is to be kept of building a sacrarium in the sacristy, into which is poured
the water from the purification of sacred vessels and linens (cf. no. 280).

IV. SACRED VESTMENTS

335. In the Church, which is the Body of Christ, not all members have the same office. This
variety of offices in the celebration of the Eucharist is shown outwardly by the diversity of
sacred vestments, which should therefore be a sign of the office proper to each minister. At
the same time, however, the sacred vestments should also contribute to the beauty of the
sacred action itself. It is appropriate that the vestments to be worn by priests and deacons, as
well as those garments to be worn by lay ministers, be blessed according to the rite described
in the Roman Ritual[137] before they are put into liturgical use.

336. The sacred garment common to ordained and instituted ministers of any rank is the alb,
to be tied at the waist with a cincture unless it is made so as to fit even without such. Before
the alb is put on, should this not completely cover the ordinary clothing at the neck, an amice
should be put on. The alb may not be replaced by a surplice, not even over a cassock, on
occasions when a chasuble or dalmatic is to be worn or when, according to the norms, only a
stole is worn without a chasuble or dalmatic.

337. The vestment proper to the priest celebrant at Mass and other sacred actions directly
connected with Mass is, unless otherwise indicated, the chasuble, worn over the alb and
stole.

338. The vestment proper to the deacon is the dalmatic, worn over the alb and stole. The
dalmatic may, however, be omitted out of necessity or on account of a lesser degree of
solemnity.

339. In the dioceses of the United States of America, acolytes, altar servers, lectors, and
other lay ministers may wear the alb or other suitable vesture or other appropriate and
dignified clothing.

340. The stole is worn by the priest around his neck and hanging down in front. It is worn by
the deacon over his left shoulder and drawn diagonally across the chest to the right side,
150
where it is fastened.

341. The cope is worn by the priest in processions and other sacred actions, in keeping with
the rubrics proper to each rite.

342. Regarding the design of sacred vestments, Conferences of Bishops may determine and
propose to the Apostolic See adaptations that correspond to the needs and the usages of their
regions.[138]

343. In addition to the traditional materials, natural fabrics proper to each region may be
used for making sacred vestments; artificial fabrics that are in keeping with the dignity of the
sacred action and the person wearing them may also be used. The Conference of Bishops
will be the judge in this matter.[139]

344. It is fitting that the beauty and nobility of each vestment derive not from abundance of
overly lavish ornamentation, but rather from the material that is used and from the design.
Ornamentation on vestments should, moreover, consist of figures, that is, of images or
symbols, that evoke sacred use, avoiding thereby anything unbecoming.

345. The purpose of a variety in the color of the sacred vestments is to give effective
expression even outwardly to the specific character of the mysteries of faith being celebrated
and to a sense of Christian life’s passage through the course of the liturgical year.

346. As to the color of sacred vestments, the traditional usage is to be retained: namely,

a. White is used in the Offices and Masses during the Easter and Christmas seasons; also
on celebrations of the Lord other than of his Passion, of the Blessed Virgin Mary, of
the Holy Angels, and of Saints who were not Martyrs; on the Solemnities of All Saints
(November 1) and of the Nativity of St. John the Baptist (June 24); and on the Feasts
of St. John the Evangelist (December 27), of the Chair of St. Peter (February 22), and
of the Conversion of St. Paul (January 25).
b. Red is used on Palm Sunday of the Lord’s Passion and on Good Friday, on Pentecost
Sunday, on celebrations of the Lord’s Passion, on the feasts of the Apostles and
Evangelists, and on celebrations of Martyr Saints.
c. Green is used in the Offices and Masses of Ordinary Time.
d. Violet or purple is used in Advent and Lent. It may also be worn in Offices and
Masses for the Dead (cf. below).
e. Besides violet, white or black vestments may be worn at funeral services and at other
Offices and Masses for the Dead in the dioceses of the United States of America.
f. Rose may be used, where it is the practice, on Gaudete Sunday (Third Sunday of
Advent) and on Laetare Sunday (Fourth Sunday of Lent).
g. On more solemn days, sacred vestments may be used that are festive, that is, more
precious, even if not of the color of the day.
151
h. Gold- or silver-colored vestments may be worn on more solemn occasions in the
dioceses of the United States of America.

347. Ritual Masses are celebrated in their proper color, in white, or in a festive color; Masses
for Various Needs, on the other hand, are celebrated in the color proper to the day or the
season or in violet if they are of a penitential character, for example, in The Roman Missal,
no. 31 (in Time of War or Conflict), no. 33 (in Time of Famine), or no. 38 (for the
Forgiveness of Sins); Votive Masses are celebrated in the color suited to the Mass itself or
even in the color proper to the day or the season.

V. OTHER THINGS INTENDED FOR CHURCH USE

348. Besides sacred vessels and sacred vestments for which some special material is
prescribed, other furnishings that either are intended for strictly liturgical use[140] or are in
any other way admitted into a church should be worthy and suited to their particular purpose.

349. In a special way, care must be taken that the liturgical books, particularly the Book of
the Gospels and the Lectionary, which are intended for the proclamation of the word of God
and hence enjoy special veneration, really serve in a liturgical action as signs and symbols of
heavenly realities and hence are truly worthy, dignified, and beautiful.

350. Furthermore, great attention is to be paid to whatever is directly associated with the
altar and the Eucharistic celebration, e.g., the altar cross and the cross carried in procession.

351. Every effort should be made to ensure that even as regards objects of lesser importance
the canons of art be appropriately taken into account and that noble simplicity come together
with elegance.

CHAPTER VII

The Choice of the Mass and Its Parts

352. The pastoral effectiveness of a celebration will be greatly increased if the texts of the
readings, the prayers, and the liturgical songs correspond as closely as possible to the needs,
spiritual preparation, and culture of those taking part. This is achieved by appropriate use of
the wide options described below.

The priest, therefore, in planning the celebration of Mass, should have in mind the common
spiritual good of the people of God, rather than his own inclinations. He should, moreover,
remember that the selection of different parts is to be made in agreement with those who
have some role in the celebration, including the faithful, in regard to the parts that more
directly pertain to each.

Since, indeed, a variety of options is provided for the different parts of the Mass, it is
152
necessary for the deacon, the lectors, the psalmist, the cantor, the commentator, and the choir
to be completely sure before the celebration about those texts for which each is responsible is
to be used and that nothing be improvised. Harmonious planning and carrying out of the rites
will be of great assistance in disposing the faithful to participate in the Eucharist.

I. THE CHOICE OF MASS

353. On solemnities the priest is bound to follow the calendar of the church where he is
celebrating.

354. On Sundays, on the weekdays of the Advent, Christmas, Lenten, and Easter Seasons, on
feasts, and on obligatory memorials:

a. If Mass is celebrated with a congregation, the priest should follow the calendar of the
church where he is celebrating;
b. If Mass is celebrated with the participation of one minister only, the priest may choose
either the calendar of the church or his own proper calendar.

355. On optional memorials,

a. On the weekdays of Advent from December 17 to December 24, on days within the
Octave of Christmas, and on the weekdays of Lent, except Ash Wednesday and during
Holy Week, the Mass for the current liturgical day is to be used; but the collect may be
taken from a memorial which happens to be listed in the General Calendar for that
day, except on Ash Wednesday and during Holy Week. On weekdays of the Easter
Season, memorials of Saints may rightly be celebrated fully.
b. On the weekdays of Advent before December 17, the weekdays of the Christmas
Season from January 2, and the weekdays of the Easter Season, it is possible to choose
either the weekday Mass, or the Mass of the Saint, or the Mass of one of the Saints
whose memorial is observed, or the Mass of any Saint listed in the Martyrology for
that day.
c. On the weekdays in Ordinary Time, it is possible to choose either a weekday Mass, or
the Mass of an optional memorial which happens to occur on that day, or the Mass of
any Saint listed in the Martyrology for that day, or a Mass for Various Needs, or a
Votive Mass.

If he celebrates with a congregation, the priest will take care not to omit the readings
assigned for each day in the Lectionary for weekdays too frequently and without sufficient
reason, since the Church desires that a richer portion at the table of God’s word be provided
for the faithful.[141]

For the same reason he should use Masses for the Dead in moderation, since every Mass is
offered for both the living and the dead, and there is a commemoration of the dead in the
153
Eucharistic Prayer.

Where, however, the optional memorials of the Blessed Virgin Mary or of the Saints are dear
to the faithful, the priest should satisfy their legitimate devotion.

When, on the other hand, the option is given of choosing between a memorial found in the
General Calendar and one found in a diocesan or religious calendar, preference should be
given, all things being equal and in keeping with tradition, to the memorial inscribed in the
particular calendar.

II. THE CHOICE OF MASS TEXTS

356. In the choice of texts for the several parts of the Mass, whether of the Season or of the
Saints, the following norms should be observed.

The Readings

357. For Sundays and solemnities, three readings are assigned: that is, from a Prophet, an
Apostle, and a Gospel. By these the Christian people are brought to know the continuity of
the work of salvation according to God’s wonderful plan. These readings should be followed
strictly. During the Easter Season, according to the tradition of the Church, instead of the
reading from the Old Testament, the reading is taken from the Acts of the Apostles.

For feasts, on the other hand, two readings are assigned. If, however, according to the norms
a feast is raised to the rank of a solemnity, a third reading is added, taken from the Common.

For memorials of Saints, unless strictly proper readings are given, the readings assigned for
the weekday are customarily used. In certain cases, readings are provided that highlight some
particular aspect of the spiritual life or activity of the Saint. The use of such readings is not to
be insisted upon, unless a pastoral reason suggests it.

358. In the Lectionary for weekdays, readings are provided for each day of every week
throughout the entire year; as a result, these readings are for the most part to be used on the
days to which they are assigned, unless there occurs a solemnity, feast, or memorial that has
its own proper New Testament readings, that is to say, readings in which mention is made of
the Saint being celebrated.

If, however, the continuous reading during the week is interrupted by the occurrence of some
solemnity or feast, or some particular celebration, then the priest, taking into consideration
the entire week’s scheme of readings, is allowed either to combine parts omitted with other
readings or to decide which readings are to be preferred over others.

In Masses with special groups, the priest is allowed to choose texts more suited to the
154
particular celebration, provided they are taken from the texts of an approved lectionary.

359. In addition, the Lectionary has a special selection of texts from Sacred Scripture for
Ritual Masses into which certain Sacraments or Sacramentals are incorporated, or for Masses
that are celebrated for certain needs.

Selections of readings of this kind have been established in this way, so that through a more
apt hearing of the word of God the faithful may be led to a fuller understanding of the
mystery in which they are participating and may be brought to a more ardent love of the
word of God.

As a result, texts spoken in the celebration are to be chosen keeping in mind both a suitable
pastoral reason and the options allowed in this matter.

360. At times, a longer and shorter form of the same text is given. In choosing between these
two forms, a pastoral criterion must be kept in mind. At such times, attention should be paid
to the capacity of the faithful to listen with understanding to a reading of greater or lesser
length, and to their capacity to hear a more complete text, which is then explained in the
homily.[142]

361. When a choice is allowed between alternative texts, whether they are fixed or optional,
attention must be paid to what is in the best interests of those taking part, whether it is a
matter of using the easier text or one more appropriate in a given group, or of repeating or
setting aside a text that is assigned as proper to some particular celebration while being
optional for another,[143] as pastoral advantage may suggest.

Such a situation may arise when the same text would have to be read again within a few
days, as, for example, on a Sunday and on a following weekday, or when it is feared that a
certain text might create some difficulties for a particular group of the Christian faithful.
Care should, however, be taken that, when choosing scriptural passages, parts of Sacred
Scripture are not permanently excluded.

362. The adaptations to the Ordo Lectionum Missae as contained in the Lectionary for Mass
for use in the dioceses of the United States of America should be carefully observed.

The Orations

363. In any Mass the orations proper to that Mass are used, unless otherwise noted.

On memorials of Saints, the collect proper to the day is used or, if none is available, one
from an appropriate Common. The prayer over the offerings, however, and the prayer after
Communion, unless they are proper, may be taken either from the Common or from the

155
weekdays of the current Season.

On the weekdays in Ordinary Time, however, besides the orations from the previous Sunday,
orations from another Sunday in Ordinary Time may be used, or one of the prayers for
various needs provided in the Missal. It is always permissible, however, to use the collect
alone from these Masses.

In this way a richer collection of texts is available, by which the prayer life of the faithful is
more abundantly nourished.

During the more important seasons of the year, however, the proper seasonal orations
appointed for each weekday in the Missal already make provision for this.

The Eucharistic Prayer

364. The purpose of the many prefaces that enrich The Roman Missal is to bring out more
fully the motives for thanksgiving within the Eucharistic Prayer and to set out more clearly
the different facets of the mystery of salvation.

365. The choice among the Eucharistic Prayers found in the Order of Mass is suitably guided
by the following norms:

a. Eucharistic Prayer I, that is, the Roman Canon, which may always be used, is
especially suited to be sung or said on days when there is a proper text for
the Communicantes (In union with the whole Church) or in Masses endowed with a
proper form of the Hanc igitur (Father, accept this offering) and also in the
celebrations of the Apostles and of the Saints mentioned in the Prayer itself; it is
likewise especially appropriate for Sundays, unless for pastoral considerations
Eucharistic Prayer III is preferred.

b. Eucharistic Prayer II, on account of its particular features, is more appropriately used
on weekdays or in special circumstances. Although it has been provided with its own
Preface, it may also be used with other Prefaces, especially those that summarize the
mystery of salvation, such as the common Prefaces. When Mass is celebrated for a
particular dead person, the special formula may be inserted in the place indicated,
namely, before the Memento etiam (Remember our brothers and sisters).

c. Eucharistic Prayer III may be said with any Preface. Its use is preferred on Sundays
and feast days. If, however, this Eucharistic Prayer is used in Masses for the Dead, the
special formula for the dead may be used, to be included at the proper place, namely,
after the Omnes filios tuos ubique dispersos, tibi, clemens Pater, miseratus coniunge
(In mercy and love unite all your children).

156
d. Eucharistic Prayer IV has an invariable Preface and gives a fuller summary of
salvation history. It may be used when a Mass has no Preface of its own and on
Sundays in Ordinary Time. Because of its structure, no special formula for the dead
may be inserted into this prayer.

The Chants

366. It is not permitted to substitute other chants for those found in the Order of Mass, such
as at the Agnus Dei.

367. The norms laid down in their proper places are to be observed for the choice of the
chants between the readings, as well as of the chants at the entrance, at the offertory, and at
Communion (cf. nos. 40-41, 47-48, 61-64, 74, 86-88).

CHAPTER VIII

Masses and Prayers for Various Circumstances and Masses for the Dead

I. MASSES AND PRAYERS FOR VARIOUS CIRCUMSTANCES

368. Since the liturgy of the Sacraments and Sacramentals causes, for the faithful who are
properly disposed, almost every event in life to be sanctified by divine grace that flows from
the paschal mystery,[144] and because the Eucharist is the Sacrament of Sacraments, the
Missal provides formularies for Masses and orations that may be used in the various
circumstances of Christian life, for the needs of the whole world or for the needs of the
Church, whether universal or local.

369. In view of the rather broad range of choice among the readings and orations, it is best if
Masses for various circumstances be used in moderation, that is, when the occasion truly
requires.

370. In all the Masses for various circumstances, unless otherwise expressly indicated, it is
permissible to use the weekday readings and also the chants between them, if they are suited
to the celebration.

371. Among Masses of this kind are included Ritual Masses, Masses for Various Needs,
Masses for Various Circumstances, and Votive Masses.

372. Ritual Masses are connected to the celebration of certain Sacraments or Sacramentals.
They are prohibited on Sundays of Advent, Lent, and Easter, on solemnities, on the days
within the Octave of Easter, on the Commemoration of All the Faithful Departed (All Souls’
Day), on Ash Wednesday, and during Holy Week, taking due account of the norms given in

157
the ritual books or in the Masses themselves.

373. Masses for Various Needs or Masses for Various Circumstances are used in certain
situations either as matters arise or at fixed times.

Days or periods of prayer for the fruits of the earth, prayer for human rights and equality,
prayer for world justice and peace, and penitential observances outside Lent are to be
observed in the dioceses of the United States of America at times to be designated by the
diocesan Bishop.

In all the dioceses of the United States of America, January 22 (or January 23, when January
22 falls on a Sunday) shall be observed as a particular day of penance for violations to the
dignity of the human person committed through acts of abortion, and of prayer for the full
restoration of the legal guarantee of the right to life. The Mass “For Peace and Justice” (no.
22 of the “Masses for Various Needs”) should be celebrated with violet vestments as an
appropriate liturgical observance for this day.

374. In cases of serious need or pastoral advantage, at the direction of the diocesan Bishop or
with his permission, an appropriate Mass may be celebrated on any day except solemnities,
the Sundays of Advent, Lent, and Easter, days within the Octave of Easter, the
Commemoration of All the Faithful Departed (All Souls’ Day), Ash Wednesday, and Holy
Week.

375. Votive Masses of the mysteries of the Lord or in honor of the Blessed Virgin Mary or of
the Angels or of any given Saint or of all the Saints may be said for the sake of the faithful’s
devotion on weekdays in Ordinary Time, even if an optional memorial occurs. It is not,
however, allowed to celebrate as Votive Masses, those that refer to mysteries related to
events in the life of the Lord or of the Blessed Virgin Mary, with the exception of the Mass
of the Immaculate Conception, since their celebration is an integral part of the unfolding of
the liturgical year.

376. On obligatory memorials, on the weekdays of Advent up to and including December 16,
of the Christmas Season from January 2, and of the Easter Season after the Octave of Easter,
Masses for Various Needs, Masses for Various Circumstances, and Votive Masses are as
such forbidden. If, however, required by some real need or pastoral advantage, according to
the judgment of the rector of the church or the priest celebrant himself, a Mass corresponding
to such a need or advantage may be used in a celebration with a congregation.

377. On weekdays in Ordinary Time when there is an optional memorial or the Office is of
the weekday, it is permissible to use any Mass or oration for various circumstances, though
not from the Ritual Masses.

378. It is especially recommended to celebrate the commemoration of the Blessed Virgin


158
Mary on Saturday, because it is to the Mother of the Redeemer in the Liturgy of the Church
that in the first place and before all the Saints veneration is given.[145]

II. MASSES FOR THE DEAD

379. The Church offers the Eucharistic Sacrifice of Christ’s Passover for the dead so that,
since all the members of Christ’s body are in communion with each other, the petition for
spiritual help on behalf of some may bring comforting hope to others.

380. Among the Masses for the Dead, the Funeral Mass holds first place. It may be
celebrated on any day except for solemnities that are holy days of obligation, Holy Thursday,
the Easter Triduum, and the Sundays of Advent, Lent, and Easter, with due regard also for all
the other requirements of the norm of the law.[146]

381. A Mass for the Dead may be celebrated on receiving the news of a death, for the final
burial, or the first anniversary, even on days within the Octave of Christmas, on obligatory
memorials, and on weekdays, except for Ash Wednesday or weekdays during Holy Week.

Other Masses for the Dead, that is, “daily” Masses, may be celebrated on weekdays in
Ordinary Time on which optional memorials occur or when the Office is of the weekday,
provided such Masses are actually applied for the dead.

382. At the Funeral Mass there should, as a rule, be a short homily, but never a eulogy of any
kind.

383. The faithful, and especially the family of the deceased, should be urged to participate in
the Eucharistic Sacrifice offered for the deceased person also by receiving Holy
Communion.

384. If the Funeral Mass is directly joined to the burial rite, once the prayer after
Communion has been said and omitting the concluding rite, the rite of final commendation
or farewell takes place. This rite is celebrated only if the body is present.

385. In the arranging and choosing of the variable parts of the Mass for the Dead, especially
the Funeral Mass (e.g., orations, readings, Prayer of the Faithful), pastoral considerations
bearing upon the deceased, the family, and those attending should rightly be taken into
account.

Pastors should, moreover, take into special account those who are present at a liturgical
celebration or who hear the Gospel on the occasion of the funeral and who may be non-
Catholics or Catholics who never or rarely participate in the Eucharist or who seem even to
have lost the faith. For priests are ministers of Christ’s Gospel for all.

159
CHAPTER IX

Adaptations Within the Competence of Bishops and Bishops Conferences

386. The renewal of The Roman Missal, carried out in our time in accordance with the
decrees of the Second Vatican Ecumenical Council, has taken great care that all the faithful
may engage in the celebration of the Eucharist with that full, conscious, and active
participation that is required by the nature of the Liturgy itself and to which the faithful, in
virtue of their status as such, have a right and duty.[147]

In order, however, to enable such a celebration to correspond all the more fully to the norms
and the spirit of the sacred Liturgy, certain further adaptations are set forth in this Instruction
and in the Order of Mass and entrusted to the judgment either of the diocesan Bishop or of
the Bishops’ Conferences.

387. The diocesan Bishop, who is to be regarded as the high priest of his flock, and from
whom the life in Christ of the faithful under his care in a certain sense derives and upon
whom it depends,[148] must promote, regulate, and be vigilant over the liturgical life in his
diocese. It is to him that in this Instruction is entrusted the regulating of the discipline of
concelebration (cf. nos. 202, 374) and the establishing of norms regarding the function of
serving the priest at the altar (cf. no. 107), the distribution of Holy Communion under both
kinds (cf. no. 283), and the construction and ordering of churches (cf. no. 291). With him lies
responsibility above all for fostering the spirit of the sacred Liturgy in the priests, deacons,
and faithful.

388. The adaptations spoken of below that call for a wider degree of coordination are to be
decided, in accord with the norm of law, by the Conference of Bishops.

389. It is the competence of the Conferences of Bishops in the first place to prepare and
approve an edition of this Roman Missal in the authorized vernacular languages, for use in
the regions under their care, once their decisions have been accorded the recognitio of the
Apostolic See.[149]

The Roman Missal, whether in Latin or in lawfully approved vernacular translations, is to be


published in its entirety.

390. It is up to the Conferences of Bishops to decide on the adaptations indicated in this


General Instruction and in the Order of Mass and, once their decisions have been accorded
the recognitio of the Apostolic See, to introduce them into the Missal itself. These
adaptations include

 The gestures and posture of the faithful (cf. no. 43);


 The gestures of veneration toward the altar and the Book of the Gospels (cf. no. 273);
160
 The texts of the chants at the entrance, at the presentation of the gifts, and at
Communion (cf. nos. 48, 74, 87);
 The readings from Sacred Scripture to be used in special circumstances (cf. no. 362);
 The form of the gesture of peace (cf. no. 82);
 The manner of receiving Holy Communion (cf. nos. 160, 283);
 The materials for the altar and sacred furnishings, especially the sacred vessels, and
also the materials, form, and color of the liturgical vestments (cf. nos. 301, 326, 329,
339, 342-346).

Directories or pastoral instructions that the Conferences of Bishops judge useful may, with
the prior recognitio of the Apostolic See, be included in The Roman Missal at an appropriate
place.

391. It is up to the Conferences of Bishops to provide for the translations of the biblical texts
used in the celebration of Mass, exercising special care in this. For it is out of the Sacred
Scripture that the readings are read and explained in the homily and that psalms are sung,
and it is drawing upon the inspiration and spirit of Sacred Scripture that prayers, orations,
and liturgical songs are fashioned in such a way that from them actions and signs derive their
meaning.[150]

Language should be used that can be grasped by the faithful and that is suitable for public
proclamation, while maintaining those characteristics that are proper to the different ways of
speaking used in the biblical books.

392. It will also be up to the Conferences of Bishops to prepare, by means of careful study, a
translation of the other texts, so that, even though the character of each language is respected,
the meaning of the original Latin text is fully and faithfully rendered. In accomplishing this
task, it is expedient to take account of the different literary genres used at Mass, such as the
presidential prayers, the antiphons, the acclamations, the responses, the litanies of
supplication, and so on.

It should be borne in mind that the primary purpose of the translation of the texts is not with
a view to meditation, but rather that they be proclaimed or sung during an actual celebration.

Language should be used that is accommodated to the faithful of the region, but is noble and
marked by literary quality, and there will always remain the need for some catechesis on the
biblical and Christian meaning of certain words and expressions.

It is, indeed, of advantage that in regions using the same language, the same translation be
used whenever possible for liturgical texts, especially for biblical texts and for the Order of
Mass.[151]

393. Bearing in mind the important place that singing has in a celebration as a necessary or
integral part of the Liturgy,[152] all musical settings of the texts for the people’s responses
161
and acclamations in the Order of Mass and for special rites that occur in the course of the
liturgical year must be submitted to the Secretariat for the Liturgy of the United States
Conference of Catholic Bishops for review and approval prior to publication.

While the organ is to be accorded pride of place, other wind, stringed, or percussion
instruments may be used in liturgical services in the dioceses of the United States of
America, according to longstanding local usage, provided they are truly apt for sacred use or
can be rendered apt.

394. Each diocese should have its own Calendar and Proper of Masses. For its part, the
Bishops’ Conference should draw up a proper calendar for the nation or, together with other
Conferences, a calendar for a wider territory, to be approved by the Apostolic See.[153]

In carrying this out, to the greatest extent possible the Lord’s Day is to be preserved and
safeguarded, as the primordial holy day, and hence other celebrations, unless they be truly of
the greatest importance, should not have precedence over it.[154] Care should likewise be
taken that the liturgical year as revised by decree of the Second Vatican Council not be
obscured by secondary elements.

In the drawing up of the calendar of a nation, the Rogation and Ember Days should be
indicated (cf. no. 373), as well as the forms and texts for their celebration,[155] and other
special measures should also be taken into consideration.

It is appropriate that in publishing the Missal, celebrations proper to an entire nation or


territory be inserted at the correct place among the celebrations of the General Calendar,
while those proper to a region or diocese be placed in a special appendix.

395. Finally, if the participation of the faithful and their spiritual welfare require variations
and more thoroughgoing adaptations in order that the sacred celebration respond to the
culture and traditions of the different peoples, then Bishops’ Conferences may propose such
to the Apostolic See in accordance with article 40 of the Constitution on the Sacred Liturgy
for introduction with the latter’s consent, especially in the case of peoples to whom the
Gospel has been more recently proclaimed.[156] The special norms given in the Instruction
On the Roman Liturgy and Inculturation[157] should be carefully observed.

Regarding procedures to be followed in this matter, the following should be followed:

In the first place, a detailed preliminary proposal should be set before the Apostolic See, so
that, after the necessary faculty has been granted, the detailed working out of the individual
points of adaptation may proceed.

Once these proposals have been duly approved by the Apostolic See, experiments should be
carried out for specified periods and at specified places. If need be, once the period of
162
experimentation is concluded, the Bishops’ Conference shall decide upon pursuing the
adaptations and shall propose a mature formulation of the matter to the Apostolic See for its
decision.[158]

396. Before, however, proceeding to new adaptations, especially those more thoroughgoing,
great care should be taken to promote the proper instruction of clergy and faithful in a wise
and orderly fashion, so as to take advantage of the faculties already foreseen and to
implement fully the pastoral norms concerning the spirit of a celebration.

397. Furthermore, the principle shall be respected according to which each particular Church
must be in accord with the universal Church not only regarding the doctrine of the faith and
sacramental signs, but also as to the usages universally handed down by apostolic and
unbroken tradition. These are to be maintained not only so that errors may be avoided, but
also so that the faith may be passed on in its integrity, since the Church’s rule of prayer (lex
orandi) corresponds to her rule of belief (lex credendi).[159]

The Roman Rite constitutes a notable and precious part of the liturgical treasure and
patrimony of the Catholic Church. Its riches are of benefit to the universal Church, so that
were they to be lost, the Church would be seriously harmed.

Throughout the ages, the Roman Rite has not only preserved the liturgical usages that arose
in the city of Rome, but has also in a deep, organic, and harmonious way incorporated into
itself certain other usages derived from the customs and culture of different peoples and of
various particular Churches of both West and East, so that in this way, the Roman Rite has
acquired a certain supraregional character. In our own times, on the other hand, the identity
and unitary expression of this Rite is found in the typical editions of the liturgical books
promulgated by authority of the Supreme Pontiff, and in those liturgical books corresponding
to them approved by the Bishops’ Conferences for their territories with the recognitio of the
Apostolic See.[160]

398. The norm established by the Second Vatican Councilthat in the liturgical reform there
should be no innovations unless required in order to bring a genuine and certain benefit to
the Church, and taking care that any new forms adopted should in some way grow
organically from forms already existing[161]must also be applied to efforts at the
inculturation of the same Roman Rite.[162] Inculturation, moreover, requires a necessary
length of time, lest the authentic liturgical tradition suffer contamination due to haste and a
lack of caution.

Finally, the purpose of pursuing inculturation is not in any way the creation of new families
of rites, but aims rather at meeting the needs of a particular culture in such a way that
adaptations introduced either in the Missal or in combination with other liturgical books are
not at variance with the distinctive character of the Roman Rite.[163]

163
399. And so, The Roman Missal, even if in different languages and with some variety of
customs,[164] must be preserved in the future as an instrument and an outstanding sign of
the integrity and unity of the Roman Rite.[165]

[1] Ecumenical Council of Trent, Session 22, Doctrina de ss. Missae sacrificio, 17


September 1562 : Enchiridion Symbolorum, H. Denzinger and A. Schönmetzer, editors
(editio XXXIII, Freiburg: Herder, 1965; hereafter, Denz-Schön), 1738-1759.

[2] Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred Liturgy, Sacrosanctum


Concilium, no. 47; cf. Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the
Church, Lumen gentium, nos. 3, 28; Second Vatican Ecumenical Council, Decree on the
Ministry and Life of Priests, Presbyterorum ordinis, nos. 2, 4, 5.

[3] Evening Mass of the Lord’s Supper, prayer over the offerings. Cf. Sacramentarium
Veronense, L. C. Mohlberg et al., editors (3rd edition, Rome, 1978), section I, no. 93.

[4] Cf. Eucharistic Prayer III.

[5] Cf. Eucharistic Prayer IV.

[6] Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred Liturgy, Sacrosanctum


Concilium, nos. 7, 47; Decree on the Ministry and Life of Priests, Presbyterorum ordinis,
nos. 5, 18.

[7] Cf. Pius XII, Encyclical Letter Humani generis, 12 August 1950: Acta Apostolicae Sedis,
Commentarium Officiale (Vatican City; hereafter, AAS), 42 (1950), pp. 570-571; Paul VI,
Encyclical Letter Mysterium fidei, On the doctrine and worship of the Eucharist, 3
September 1965: AAS 57(1965), pp. 762-769; Paul VI, Solemn Profession of Faith, 30 June
1968, nos. 24-26: AAS 60 (1968), pp. 442-443; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the Eucharist, 25 May 1967, nos. 3f,
9: AAS 59 (1967), pp. 543, 547.

[8] Cf. Council of Trent, session 13, Decretum de ss. Eucharistia, 11 October 1551: Denz-
Schön, 1635-1661.

[9] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Decree on the Ministry and Life of
Priests, Presbyterorum ordinis, no. 2.

[10] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred

164
Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 11.

[11] Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred Liturgy, Sacrosanctum


Concilium, no. 50.

[12] Ecumenical Council of Trent, Session 22, Doctrina de ss. Missae sacrificio, 17


September 1562, chapter 8: Denz-Schön, 1749.

[13] Ecumenical Council of Trent, Session 22, Doctrina de ss. Missae sacrificio, 17


September 1562, chapter 9: Denz-Schön, 1759.

[14] Ecumenical Council of Trent, Session 22, Doctrina de ss. Missae sacrificio, 17


September 1562, chapter 8: Denz-Schön, 1749.

[15] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 33.

[16] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 36.

[17] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 52.

[18] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 35:3.

[19] Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred Liturgy, Sacrosanctum


Concilium, no. 55.

[20] Ecumenical Council of Trent, Session 22, Doctrina de ss. Missae sacrificio, 17


September 1562, chapter 6: Denz-Schön, 1747.

[21] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 55.

[22] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 41; Dogmatic Constitution on the Church, Lumen
gentium, no. 11; Decree on the Ministry and Life of Priests, Presbyterorum ordinis, nos. 2, 5,
6; Decree on the Pastoral Office of Bishops, Christus Dominus, 28 October 1965, no. 30;
Second Vatican Ecumenical Council, Decree on Ecumenism, Unitatis redintegratio, 21
November 1964, no. 15; Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium,
On the worship of the Eucharist, 25 May 1967, nos. 3e, 6: AAS 59 (1967), pp. 542, 544-545.

165
[23] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred
Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 10.

[24] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 102.

[25] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 10; cf. Decree on the Ministry and Life of
Priests, Presbyterorum ordinis, no. 5.

[26] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, nos. 14, 19, 26, 28, 30.

[27] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 47.

[28] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 14.

[29] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 41.

[30] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Decree on the Ministry and Life of
Priests, Presbyterorum ordinis, no. 13; Codex Iuris Canonici, can. 904.

[31] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 59.

[32] Special celebrations of Mass should observe the guidelines established for them: For
Masses with special groups, cf. Sacred Congregation for Divine Worship, Instruction Actio
pastoralis, On Masses with special groups, 15 May 1969: AAS 61 (1969), pp. 806-811; for
Masses with children, cf. Sacred Congregation for Divine Worship, Directory for Masses
with Children, 1 November 1973: AAS 66 (1974), pp. 30-46; for the manner of joining the
Hours of the Office with the Mass, cf. Sacred Congregation for Divine Worship, General
Instruction of the Liturgy of the Hours, editio typica, 11 April 1971, editio typica altera, 7
April 1985, nos. 93-98; for the manner of joining certain blessings and the crowning of an
image of the Blessed Virgin Mary with the Mass, cf. The Roman Ritual, Book of Blessings,
editio typica, 1984, Introduction, no. 28; Order of Crowning an Image of the Blessed Virgin
Mary, editio typica, 1981, nos. 10 and 14.

[33] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Decree on the Pastoral Office of


Bishops, Christus Dominus, no. 15; cf. also Constitution on the Sacred

166
Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 41.

[34] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 22.

[35] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy. Sacrosanctum Concilium, nos. 38, 40; Paul VI, Apostolic Constitution Missale
Romanum.

[36] Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments,


Instruction, Varietates legitimate, 25 January 1994: AAS 87 (1995), pp. 288-314.

[37] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Decree on the Ministry and Life of
Priests, Presbyterorum ordinis, no. 5; Constitution on the Sacred Liturgy, Sacrosanctum
Concilium, no. 33.

[38] Cf. Ecumenical Council of Trent, Session 22, Doctrina de ss. Missae sacrificio, 17


September 1562, chapter 1: Denz-Schön, 1740; Paul VI, Solemn Profession of Faith, 30 June
1968, no. 24: AAS 60 (1968), p. 442.

[39] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 7; Paul VI, Encyclical Letter Mysterium fidei, On the
doctrine and worship of the Eucharist, 3 September 1965: AAS 57 (1965), p. 764; Sacred
Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the
Eucharist, 25 May 1967, no. 9: AAS 59 (1967), p. 547.

[40] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 56; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 3:
AAS 59 (1967), p. 542.

[41] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, nos. 48, 51; Second Vatican Ecumenical Council,
Dogmatic Constitution on Divine Revelation, Dei Verbum, 18 November 1965, no. 21;
Decree on the Ministry and Life of Priests, Presbyterorum ordinis, no. 4.

[42] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, nos. 7, 33, 52.

[43] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 33.

[44] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Musicam sacram, On music in the


167
Liturgy, 5 March 1967 , no. 14: AAS 59 (1967), p. 304.

[45] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, nos. 26-27; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 3d:
AAS 59 (1967), p. 542.

[46] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 30.

[47] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Musicam sacram, On music in the


Liturgy, 5 March 1967, no. 16a: AAS 59 (1967), p. 305.

[48] St. Augustine of Hippo, Sermo 336, 1: Patrologiae cursus completus: Series latina, J. P.
Migne, editor, Paris, 1844-1855 (hereafter, PL), 38, 1472.

[49] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Musicam sacram, On music in the


Liturgy, 5 March 1967, nos. 7, 16: AAS 59 (1967), pp. 302, 305.

[50] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 116; cf. also Sacred Congregation of Rites,
Instruction Musicam sacram, On music in the Liturgy, 5 March 1967, no. 30.

[51] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 54; Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter
Oecumenici, On the orderly carrying out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26
September 1964, no. 59: AAS 56 (1964), p. 891; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Musicam sacram, On music in the Liturgy, 5 March 1967, no. 47: AAS 59
(1967), p. 314.

[52] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, nos. 30, 34; cf. also Sacred Congregation of Rites,
Instruction Musicam sacram, On music in the Liturgy, 5 March 1967, no. 21.

[53] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 40; Congregation for Divine Worship and the
Discipline of the Sacraments, Instruction Varietates legitimae, 25 January 1994, no. 41: AAS
87 (1995), p. 304.

[54] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 30; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Musicam sacram, On music in the Liturgy, 5 March 1967, no. 17: AAS 59

168
(1967), p. 305.

[55] Cf. John Paul II, Apostolic Letter Dies Domini, 31 May 1998 , no. 50: AAS 90 (1998),
p. 745.

[56] Cf. The Roman Missal, Appendix II.

[57] Cf. Tertullian, Adversus Marcionem, IV, 9: Corpus Christianorum, Series latina,


Turnhout, Belgium, 1953- (hereafter, CCSL), 1, p. 560. PL 2, 376A; Origen, Disputatio cum
Heracleida, no. 4, 24: Sources chrétiennes, H. deLubac et al., editors. (Paris, 1941-), p.
62; Statuta Concilii Hipponensis Breviata, 21: CCSL 149, p. 39.

[58] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 33.

[59] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 7.

[60] Cf. The Roman Missal, Lectionary for Mass, editio typica altera, 1981, Introduction,
no. 28.

[61] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 51.

[62] Cf. John Paul II, Apostolic Letter Vicesimus quintus annus, 4 December 1988, no. 13:
AAS 81 (1989), p. 910.

[63] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 52; Codex Iuris Canonici, can. 767 

[64] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly carrying


out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, no. 54: AAS 56 (1964), p.
890

[65] Cf. Codex Iuris Canonici, can. 767§1; Pontifical Commission for the Authentic


Interpretation of the Code of Canon Law, response to dubium regarding can. 767  1: AAS
79 (1987), p. 1249; Interdicasterial Instruction on certain questions regarding the
collaboration of the non-ordained faithful in the sacred ministry of priests, Ecclesiae de
mysterio, 15 August 1997, art. 3: AAS 89 (1997), p. 864.

[66] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly carrying


out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, no. 53: AAS 56 (1964), p.

169
890.

[67] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 53.

[68] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly carrying


out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, no. 56: AAS 56 (1964), p.
890.

[69] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 47; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 3a,
b: AAS 59 (1967), pp. 540-541.

[70] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly carrying


out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, no. 91: AAS 56 (1964), p.
898; Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of
the Eucharist, 25 May 1967, no. 24: AAS 59 (1967), p. 554.

[71] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 48; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 12:
AAS 59 (1967), pp. 548-549.

[72] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 48; Decree on the Ministry and Life of
Priests, Presbyterorum ordinis, no. 5; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 12:
AAS 59 (1967), pp. 548-549.

[73] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship


of the Eucharist, 25 May 1967, nos. 31, 32; Sacred Congregation for the Discipline of the
Sacraments, Instruction Immensae caritatis, 29 January 1973, no. 2: AAS 65 (1973), pp.
267-268.

[74] Cf. Sacred Congregation for the Sacraments and Divine Worship,


Instruction Inestimabile donum, 3 April, 1980, no. 17: AAS 72 (1980), p. 338.

[75] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 26.

[76] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred

170
Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 14.

[77] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 28.

[78] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Church, Lumen


gentium, nos. 26, 28; Constitution on the Sacred Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 42.

[79] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 26.

[80] Cf. Caeremoniale Episcoporum, editio typica, 1984, nos. 175-186.

[81] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Church, Lumen


gentium, no. 28; Decree on the Ministry and Life of Priests, Presbyterorum ordinis, no. 2.

[82] Cf. Paul VI, Apostolic Letter Sacrum diaconatus ordinem, 18 June 1967: AAS 59
(1967), pp. 697-704; The Roman Pontifical, Rites of Ordination of a Bishop, of Priests, and
of Deacons, editio typica altera, 1989, no. 173.

[83] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 48; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 12:
AAS 59 (1967), pp. 548-549.

[84] Cf. Codex Iuris Canonici, can. 910  2; cf. also Interdicasterial Instruction on certain


questions regarding the collaboration of the non-ordained faithful in the sacred ministry of
priests, Ecclesiae de mysterio, 15 August 1997, art. 8: AAS 89 (1997), p. 871.

[85] Cf. Sacred Congregation for the Discipline of the Sacraments, Instruction Immensae


caritatis, 29 January 1973, no. 1: AAS 65 (1973), pp. 265-266; Codex Iuris Canonici, can.
230  3.

[86] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 24.

[87] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Musicam sacram, On music in the


Liturgy, 5 March 1967, no. 19: AAS 59 (1967), p. 306.

[88] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Musicam sacram, On music in the


Liturgy, 5 March 1967, no. 21: AAS 59 (1967), pp. 306-307.

[89] Cf. Pontifical Commission for interpreting legal texts, response to dubium regarding


171
can. 230  2: AAS 86 (1994), p. 541.

[90] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Liturgy, Sacrosanctum


Concilium, no. 22.

[91] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 41.

[92] Cf. Caeremoniale Episcoporum, editio typica, 1984, nos. 119-186

[93] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 42; Dogmatic Constitution on the Church, Lumen
gentium, no. 28; Decree on the Ministry and Life of Priests, Presbyterorum ordinis, no. 5;
Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the
Eucharist, 25 May 1967, no. 26: AAS 59 (1967), p. 555.

[94] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship


of the Eucharist, 25 May 1967, no. 47: AAS 59 (1967), p. 565.

[95] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship


of the Eucharist, 25 May 1967, no. 26: AAS 59 (1967), p. 555; Sacred Congregation of
Rites, Instruction Musicam sacram, On music in the Liturgy, 5 March 1967, nos. 16, 27:
AAS 59 (1967), pp. 305, 308.

[96] Cf. Interdicasterial Instruction on certain questions regarding the collaboration of the


non-ordained faithful in the sacred ministry of priests, Ecclesiae de mysterio, 15 August
1997, art. 6: AAS 89 (1997), p. 869.

[97] Cf. Sacred Congregation for the Sacraments and Divine Worship,


Instruction Inaestimabile donum, 3 April 1980, no. 10: AAS 72 (1980), p. 336;
Interdicasterial Instruction on certain questions regarding the collaboration of the non-
ordained faithful in the sacred ministry of priests, Ecclesiae de mysterio, 15 August 1997,
art. 8: AAS 89 (1997), p. 871.

[98] Cf. below, Appendix, Order of Commissioning a Minister to Distribute Holy


Communion on a Single Occasion, p. 1253.

[99] Cf. Caeremoniale Episcoporum, editio typica, 1984, nos. 1118-1121.

[100] Paul VI, Apostolic Letter Ministeria quaedam, 15 August 1972: AAS 64 (1972), p.


532.

[101] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


172
Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 57; Codex Iuris Canonici, can. 902.

[102] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the


worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 47: AAS 59 (1967), p. 566.

[103] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the


worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 47: AAS 59 (1967), p. 565.

[104] Cf. Benedict XV, Apostolic Constitution Incruentum altaris sacrificium, 10 August


1915: AAS 7 (1915), pp. 401-404.

[105] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the


worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 32: AAS 59 (1967), p. 558.

[106] Cf. Council of Trent, session 21, Doctrina de communione sub utraque specie et


parvulorum, 16 July 1562, chapters 1-3: Denz-Schön, 1725-1729.

[107] Cf. Council of Trent, session 21, Doctrina de communione sub utraque specie et


parvulorum, chapter 2: Denz-Schön, 1725-1728.

[108] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, nos. 122-124; Decree on the Ministry and Life of
Priests, Presbyterorum ordinis, no. 5; Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter
Oecumenici, On the orderly carrying out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26
September 1964, no. 90: AAS 56 (1964), p. 897; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 24:
AAS 59 (1967), p. 554; Codex Iuris Canonici, can. 932  1.

[109] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 123.

[110] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the


worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 24: AAS 59 (1967), p. 554.

[111] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, nos. 123, 129; Sacred Congregation of Rites,
Instruction Inter Oecumenici, On the orderly carrying out of the Constitution on the Sacred
Liturgy, 26 September 1964, no. 13c: AAS 56 (1964), p. 880.

[112] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 123.

[113] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


173
Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 126; Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter
Oecumenici, On the orderly carrying out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26
September 1964, no. 91: AAS 56 (1964), p. 898.

[114] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly


carrying out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, nos. 97-98: AAS
56 (1964), p. 899.

[115] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly


carrying out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, no. 91: AAS 56
(1964), p. 898.

[116] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly


carrying out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, no. 91: AAS 56
(1964), p. 898.

[117] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly


carrying out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, no. 92: AAS 56
(1964), p. 899.

[118] Cf. The Roman Ritual, Book of Blessings, editio typica, 1984, Order for a Blessing on
the Occasion of the Installation of a New Ambo, nos. 900-918.

[119] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly


carrying out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, no 92: AAS 56
(1964), p. 898.

[120] Cf. The Roman Ritual, Book of Blessings, editio typica, 1984, Order for a Blessing on
the Occasion of the Installation of a New Cathedra or Presidential Chair, nos. 880-899.

[121] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly


carrying out of the Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, no. 92: AAS 56
(1964), p. 898.

[122] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 32.

[123] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Musicam sacram, On music in the


Liturgy, 5 March 1967, no. 23: AAS 59 (1967), p. 307.

[124] Cf. The Roman Ritual, Book of Blessings, editio typica, 1984, Order for the Blessing of
an Organ, nos. 1052-1067.

174
[125] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the
worship of the Eucharist, 25 May 1967, no. 54: AAS 59 (1967), p. 568; cf. also Sacred
Congregation of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly carrying out of the
Constitution on the Sacred Liturgy, 26 September 1964, no. 95: AAS 56 (1964), p. 898.

[126] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the


worship of the Eucharist, 25 May 1967. no. 52: AAS 59 (1967), p. 568; Sacred Congregation
of Rites, Instruction Inter Oecumenici, On the orderly carrying out of the Constitution on the
Sacred Liturgy, 26 September 1964, no. 95: AAS 56 (1964), p. 898; Sacred Congregation for
the Sacraments, Instruction Nullo umquam tempore, 28 May 1938, no. 4: AAS 30 (1938), pp.
199-200; The Roman Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist outside Mass,
editio typica, 1973, nos. 10-11; Codex Iuris Canonici, can. 938  3.

[127] Cf. The Roman Ritual, Book of Blessings, editio typica, 1984, Order for a Blessing on
the Occasion of the Installation of a New Tabernacle, nos. 919-929.

[128] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the


worship of the Eucharist, 25 May 1967. no. 55: AAS 59 (1967), p. 569.

[129] Cf. Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum mysterium, On the


worship of the Eucharist, 25 May 1967. no. 53: AAS 59 (1967), p. 568; The Roman
Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist outside Mass, edition typica, 1973,
no. 9; Codex Iuris Canonici, can. 938 §2; John Paul II, Apostolic Letter Dominicae
Cenae, 24 February 1980, no. 3: AAS 72 (1980), pp. 117-119.

[130] Cf. Codex Iuris Canonici, can. 940; Sacred Congregation of Rites,


Instruction Eucharisticum mysterium, On the worship of the Eucharist, 25 May 1967. no. 57:
AAS 59 (1967), p. 569; The Roman Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist
outside Mass, edition typica, 1973, no. 11.

[131] Cf. particularly in Sacred Congregation for the Sacraments, Instruction Nullo umquam


tempore, 28 May 1938: AAS 30 (1938), pp. 198-207; Codex Iuris Canonici, cann. 934-944.

[132] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Liturgy, Sacrosanctum


Concilium, no. 8.

[133] Cf. The Roman Pontifical: Order of the Dedication of a Church and an Altar, editio
typica, 1984, Chapter 4, no. 10; The Roman Ritual, Book of Blessings, edito typica, 1984,
Order for the Blessing of Images for Public Veneration by the Faithful, nos. 984-1031.

[134] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 125.

175
[135] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred
Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 128.

[136] Cf. The Roman Pontifical: Order of the Dedication of a Church and an Altar, editio
typica, 1984, Chapter 7, Order of the Blessing of a Chalice and a Paten; The Roman
Ritual, Book of Blessings, editio typica, 1984, Order for the Blessing of Articles for
Liturgical Use, nos. 1068-1084.

[137] Cf. The Roman Ritual, Book of Blessings, editio typica, 1984, Order for the Blessing of
Articles for Liturgical Use, no. 1070.

[138] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 128.

[139] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 128.

[140] For blessing objects that are designed for liturgical use in churches, cf. The Roman
Ritual, Book of Blessings, editio typica, 1984, part III.

[141] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 51.

[142] The Roman Missal, Lectionary for Mass, editio typica altera, 1981, Introduction, no.
80.

[143] The Roman Missal, Lectionary for Mass, editio typica altera, 1981, Introduction, no.
81.

[144] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 61.

[145] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the


Church, Lumen gentium, no. 54; Paul VI, Apostolic Exhortation Marialis cultus, 2 February
1974, no. 9: AAS 66 (1974), pp. 122-123.

[146] Cf. particularly Codex Iuris Canonici, can. 1176-1185; The Roman Ritual, Order of


Christian Funerals, edition typica, 1969.

[147] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 14.

[148] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


176
Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 41.

[149] Cf. Codex Iuris Canonici, can. 838 §3.

[150] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 24.

[151] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 36 §3.

[152] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 112.

[153] Cf. General Norms for the Liturgical Year and the Calendar, nos. 48-51, p. 99; Sacred
Congregation for Divine Worship, Instruction Calendaria particularia, 24 June 1970, nos. 4,
8: AAS 62 (1970), pp. 652-653.

[154] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 106.

[155] Cf. General Norms for the Liturgical Year and the Calendar, nos. 48-51, p. 99; Sacred
Congregation for Divine Worship, Instruction Calendaria particularia, 24 June 1970, no. 38:
AAS 62 (1970), p. 660.

[156] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 37-40.

[157] Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments,
Instruction Varietates legitimate, 25 January 1994, nos. 54, 62-69: AAS 87 (1995), pp. 308-
309, 311-313.

[158] Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments,
Instruction Varietates legitimate, 25 January 1994, nos. 66-68: AAS 87 (1995), p. 313.

[159] Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments,
Instruction Varietates legitimate, 25 January 1994, nos. 26-27: AAS 87 (1995), pp. 298-299.

[160] Cf. John Paul II, Apostolic Letter Vicesimus Quintus Annus, 4 December 1988, no. 16:
AAS 81 (1989), p. 912; Congregation for Divine Worship and the Discipline of the
Sacraments, Instruction Varietates legitimate, 25 January 1994, nos. 2, 36: AAS 87 (1995),
pp. 288, 302.

[161] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


177
Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 23.

[162] Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments,
Instruction Varietates legitimate, 25 January 1994, no. 46: AAS 87 (1995), p. 306.

[163] Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments,
Instruction Varietates legitimate, 25 January 1994, no. 36: AAS 87 (1995), pp. 302.

[164] Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments,
Instruction Varietates legitimate, 25 January 1994, no. 54: AAS 87 (1995), pp. 308-309.

[165] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred


Liturgy, Sacrosanctum Concilium, no. 38; Paul VI, Apostolic Constitution Missale
Romanum, p. 14.

178

You might also like