Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Mã số: TH-18

CÔNG TY …. Lần ban hành: 01


Ngày hiệu lực: 01/08/2021

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG MÁY MÓC THIẾT BỊ
Mã số: TH-18

Người lập Người kiểm tra Người phê duyệt


THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

STT Mục sửa đổi/ Trang sửa Mô tả nội dung sửa đổi Lần sửa đổi Ngày sửa đổi
1 Ban hành lần đầu 00

1. Mục đích
Quy định những mục cơ bản liên quan đến việc quản lý thiết bị, nhằm duy trì chất lượng và khả
năng sản xuất của thiết bị theo thiết kế, nâng cao độ chính xác, độ an toàn cũng như hiệu quả hoạt
động của thiết bị sản xuất để tạo ra sản phẩm tốt nhất tại công ty.
2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho các thiết bị sản xuất sử dụng trong Nhà máy Công ty …..bao gồm: Máy móc, Công
cụ dụng cụ.
3. Định nghĩa

T
Thuật ngữ Định nghĩa
T

Là toàn bộ các những máy móc, thiết bị được nêu ra tại TH-18-03
1 Thiết bị sản xuất
“Bảng Danh mục Máy móc Thiết bị”

Là quá trình kiểm tra, xác nhận lại sự phù hợp về mặt cấu tạo của thiết
Kiểm tra thiết bị
2 bị khi nhập hoặc thiết bị mới sửa chữa từ bên ngoài theo đúng yêu cầu
nhập
đặt hàng.

Kiểm tra hàng


3 Là kiểm tra được tiến hành khi bắt đầu công việc của 1 ngày.
ngày

Là kiểm tra được tiến hành một cách định kỳ. Kiểm tra theo quy định
4 Kiểm tra định kỳ
của pháp luật cũng là đối tượng

Là quá trình kiểm tra độ chính xác của thiết bị, chức năng của thiết bị
trong trường hợp trước khi cho sử dụng lại thiết bị mà lâu ngày không
5 Kiểm tra đột xuất
được sử dụng hoặc sau khi sửa chữa, cải tạo lại hoặc khi có sự cố bất
thường đối với sản phẩm.

Là phần thiết bị của sản phẩm, cấu thành nên màu sắc in của sản phẩm.
6 Lưới in
Được thay đổi mỗi khi thay đổi thiết kế in sản phẩm

Là phần của thiết bị sản xuất, cấu thành nên hình dáng, kích thước của
7 Khuôn
sản phẩm. Được thay đổi mỗi khi thay đổi chủng loại sản phẩm

4. Nội dung
4.1 Vai trò trách nhiệm:

Phân loại Người thực hiện Nghiệp vụ

Người chịu trách


Có trách nhiệm thực hiện quản lý tổng quát thiết
nhiệm quản lý tổng Quản lý nhà máy
bị tại nơi làm việc
quát

Người quản lý tài Bộ phận kế toán / Bộ Thực hiện quản lý tài sản thiết bị một cách tổng
sản thiết bị phận quản lý thiết bị quát
Người chịu trách
Trưởng bộ phận sử
nhiệm quản lý thiết Thực hiện quản lý thiết bị của bộ phận mình
dụng
bị

Ngời phụ trách quản Người sửa dụng / phụ


Thực hiện quản lý thiết bị mình phụ trách
lý thiết bị trách thiết bị

4.2 Quản lý Thiết bị sản xuất


(1) Bộ phận quản lý thiết bị có trách nhiệm lập sổ quản lý thiết bị sản xuất theo TH-18-03 “Bảng
Danh mục Máy móc Thiết bị” và cập nhật vào TH-18-01 “Bảng quy hoạch nhà xưởng, máy móc
thiết bị khi có sự thay đổi.
(2) Bộ phận sử dụng ghi chép vào TH-18-14 "Thẻ lý lịch máy móc thiết bị", Trưởng bộ phận
kiểm tra xác nhận.
(3) Khi có thiết bị, phần mềm chương trình của thiết bị sản xuất mới nhập về hoặc sau khi sửa
đổi cấu trúc của phần mềm chương trình đang sử dụng, Bộ phận quản lý thiết bị có trách nhiệm sao
lưu vào các thiết bị điện tử như: máy tính, ổ đĩa, đĩa CD, USB…
4.3 Kiểm tra thiết bị nhập
(4) Bộ phận quản lý thiết bị kết hợp với bộ phận kỹ thuật và bộ phận sử dụng tiến hành kiểm tra
thiết bị căn cứ vào yều cầu khi đặt hàng và tài liệu về tính năng của thiết bị được cung cấp bởi nhà
cung cấp, ký xác nhận và lưu kết quả kiểm tra vào TH-18-02 “Biên bản nghiệm thu/Bàn giao máy
móc thiết bị”
(5) Bộ phận QC kiểm tra chất lượng của sản phẩm làm ra trên thiết bị đó.
4.4 Kiểm tra hàng ngày
(1) Khi bắt đầu ca làm việc người vận hành thiết bị hay người phụ trách thiết bị tại bộ phận sử
dụng tuân thủ ghi chép kết quả kiểm tra hàng ngày theo TH-18-09 “Bảng kiểm tra bảo dưỡng máy
móc thiết bị hàng ngày (tuần)”, Trưởng bộ phận kiểm tra xác nhận.
(2) Khi kết quả đã kiểm tra có sai khác với tiêu chuẩn thì ngừng việc sử dụng thiết bị và báo cáo
ngay với tổ trưởng hay trưởng bộ phận sử dụng. Trường hợp thiết bị máy móc cần phải sửa tiến
hành liên lạc với Bộ phận quản lý thiết bị bằng TH-18-13 "Phiếu báo sự cố"
4.5 Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ
Tùy theo chủng loại Máy móc thiết bị, Nhà cung cấp hoặc cơ sở dịch vụ bảo trì thiết bị tiến hành
kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
4.5.1 Bộ phận quản lý thiết bị có trác nhiệm:
(1) Lập TH-18-04 "Hướng dẫn công việc"
(2) Lập TH-18-05 "Bảng tiêu chuẩn kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị, khuôn"
(3) Lập TH-18-06 "Bảng dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị" và TH-18-07 "Bảng
phụ tùng thay thế năm"
(4) Lập TH-18-07 "Bảng phụ tùng thay thế năm"
(5) Lập TH-18-08 "Hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị"
(6) Lập TH-18-11 "Kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị định kỳ"
(7) Các kết quả sau kiểm tra, bảo dưỡng được ghi chép vào TH-18-12 "Ghi chép kiểm tra, bảo
dưỡng máy móc thiết bị"
(8) Nhân viên sử dụng và Bộ phận quản lý thiết bị phải tuân thủ các bản kế hoạch kiểm tra, bảo
dưỡng, tiêu chuẩn kiểm tra bảo dưỡng định kỳ của từng thiết bị để kiểm tra, bảo dưỡng và ghi chép
kết quả vào phiếu bảo dưỡng thiết bị sản xuất. Sau đó thông báo kết quả kiểm tra, bảo dưỡng với
người quản lý thiết bị của bộ phận sử dụng và xác nhận vào biểu mẫu đã quy định. Người phụ trách
Bộ phận quản lý thiết bị có trách nhiệm báo cáo lại kết quả cho cấp trên của bộ phận mình.
4.5.2 Nhà cung cấp hoặc có sở dịch vụ bảo trì thiết bị
(1) Đối với những thiết bị có yêu cầu riêng phải yêu cầu nhà cung cấp hoặc cơ sở dịch vụ bảo trì
thì bộ phận bảo dưỡng bàn bạc với nhà cung cấp hoặc cơ sở dịch vụ bảo trì thiết bị để quy định
phương pháp, thời gian, nhân lực kiểm tra bảo dưỡng.
(2) Bộ phận quản lý thiết bị có thể dùng bảng kết quả kiểm tra của nhà cung cấp để làm hồ sơ về
bảo dưỡng định kỳ nhưng phải dựa vào nội dung bản kết quả kiểm tra này để đưa ra kết luận cuối
cùng về chất lượng thiết bị sản xuất.
4.5.3 Thời hạn kiểm tra
(1) Chu kỳ kiểm tra từng phần của thiết bị được xác định chi tiết theo TH-18-11 "Kế hoạch kiểm
tra, bảo dưỡng thiết bị định kỳ"
(2) Trường hợp kiểm định hoặc kiểm tra bất thường mà có nội dung trùng với kiểm tra định kỳ
thì có thể coi đó là lần kiểm tra định kỳ, ngày dự định kiểm tra định kỳ tiếp theo có thể tính từ ngày
kiểm tra nói trên.
4.6 Kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động:
(1) Nhóm an toàn (bộ phận hành chính) có trách nhiệm lâp sổ quản lý các thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động theo thông tư của bộ lao động. Theo dõi quá trình kiểm định hàng
năm cho từng thiết bị cần thiết theo TH-18-15 "Kế hoạch kiểm định thiết bị nghiêm ngặt"
(2) Bộ phận an toàn cùng với cơ quan nhà nước có chức năng kiểm định thực hiện kế hoạch đó
căn cứ vào thời hạn ghi trong giấy phép kiểm định.
4.7 Quản lý chương trình, phần mềm điều khiển thiết bị sản xuất
4.7.1 Bộ phận sử dụng
Nhân viên vận hành tại các công đoạn không được tự ý thay đổi cấu trúc của chương trình điều
khiển máy. Khi có sự thay đổi, sửa chữa chương trình phải kiểm tra lại hoạt động của thiết bị trước
khi đưa vào sản xuất.
Phụ trách bộ phận sử dụng phải đảm bảo phiên bản chương trình điều khiển trong máy đang sử
dụng đúng với phiên bản mà bộ phận quản lý. Khi cần thay đổi, sửa chữa cấu trúc của chương trình
điều khiển, phụ trách bộ phận sử dụng thiết bị thông tin tới Bộ phận quản lý thiết bị nêu rõ lý do,
mục đích thay đổi và lưu lại sự thay đổi đó vào hồ sơ do bộ phận quản lý.
4.7.2 Bộ phận quản lý thiết bị
Có trách nhiệm sao lưu phần mềm điều khiển của máy vào các thiết bị điện tử như: máy tính, ổ
đĩa, USB v.v... để sử dụng khi cần.
Tiếp nhận yêu cầu cải tạo, sửa chữa thay đổi phần mềm điều khiển máy từ bộ phận sử dụng
thông qua TH-18-13 "Phiếu báo sự cố" có sự phê duyệt của trưởng bộ phận yêu cầu. Dựa trên yêu
cầu của bộ phận sử dụng. Bộ phận quản lý thiết bị xem xét cải tạo, sửa chữa thay đổi phần mềm cho
phù hợp. Yêu cầu bộ phận sử dụng xác nhận tình trạng hoạt động của máy sau thay đổi. Đồng thời
sao lưu phần mềm đã thay đổi này vào các thiết bị điện tử như: Máy tính, ổ đĩa, USB...
4.8 Quản lý khuôn
4.8.1 Bộ phận sử dụng thiết bị
(1) Nhân viên vận hành tại các công đoạn không tự ý thay đổi cấu tạo hình dáng, nhãn mác, vị trí
quy định của lưới in, khuôn. Khi có sự thay đổi, sửa chữa phải kiểm tra lại chất lượng sản phẩm
trước khi đưa vào sản xuất.
(2) Phụ trách bộ phận sử dụng quản lý vị trí lưu, hình dáng, kích thước, nhãn mác hiển thị chủng
loại của từng loại lưới khuôn.
(3) Phụ trách bộ phận ghi chép tần suất thực hiện và báo cáo cho Quản lý nhà máy.
4.8.2 Bộ phận QC
Có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm được sản xuất từ khuôn khi mới có thay đổi.
4.9 Xử lý sửa chữa thiết bị
4.9.1 Phát hiện sự cố thiết bị trong khi vận hành
4.9.1.1Bộ phận sử dụng thiết bị
(1) Người vận hành thiết bị khi phát sinh bất thường báo cáo ngay cho quản lý trực tiếp của bộ
phận và báo cáo lên tổ trưởng, phó phòng để đưa ra phương án sử lý đồng thời thông tin đầy đủ,
chính xác về tình trạng hỏng hóc cho Bộ phận quản lý thiết bị theo TH-18-13 "Phiếu báo sự cố".
(2) Quản lý bộ phận sử dụng thiết bị đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố, tính an toàn vận
hành, chất lượng sản phẩm trực tiếp báo cáo cho Quản lý nhà máy và xin chỉ thị điều chỉnh sản xuất.
Khi phát sinh sản phẩm không phù hợp tiến hành xử lý theo trình tự xử lý sản phẩm không phù hợp
Q-P-20 “Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp”. Xác nhận kết quả sửa chữa của Bộ phận
quản lý thiết bị và theo dõi tình trạng thiết bị sau khi sửa.
(3) Bộ phận phát sinh ghi chép điểm thay đổi và xác nhận chất lượng sản phẩm trước và sau khi
khắc phục các vấn đề của thiết bị theo TH-18-14 "Thẻ lý lịch máy móc thiết bị".
4.9.1.2 Bộ phận quản lý chất lượng
(1) Có trách nhiệm kiểm tra các sai khác của sản phẩm, cung cấp số liệu cho Bộ phận quản lý
thiết bị.
(2) Kiểm tra các thông số của sản phẩm được thiết bị làm ra sau khi sửa.
(3) Báo cáo Giám đốc sản xuất xin phép đưa thiết bị vào sản xuất khi các thông số của sản phẩm
đã đạt theo quy định.
4.9.1.3 Quản lý nhà máy
(1) Nhận báo cáo thiết bị hỏng từ bộ phận Sử dụng thiết bị.
(2) Ra chỉ thị điều chỉnh sản xuất cho thích hợp.
(3) Liên lạc với các chuyên gia để nhận hướng dẫn sửa chữa nếu cần, từ đó đưa ra các chỉ thị
cho sửa chữa.
(4) Phê duyệt cho mua phụ tùng thay thế (nếu cần).
(5) Chỉ thị cho phép đưa thiết bị vào sản xuất khi có báo cáo của bộ phận QC.
4.9.1.4 Bộ phận quản lý thiết bị
(1) Bộ phận bảo dưỡng có trách nhiệm tiếp nhận thông tin sự cố thiết bị từ bộ phận sử dụng
thông TH-18-13 "Phiếu báo sự cố" hoặc qua kênh thông tin khác nhưng: Email, điện thoại...
(2) Sau khi tiếp nhận thông tin từ bộ phận sử dụng, Bộ phận quản lý thiết bị có trách nhiệm
kiểm tra tình trạng thiết bị, thu thập thông tin liên quan đến sự cố thiết bị, điều tra phân tích nguyên
nhân để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.
(3) Nếu không tự xử lý được báo cáo với Quản lý nhà máy để nhận sự hướng dẫn của các
chuyên gia và sửa chữa theo chỉ thị của Quản lý nhà máy.
(4) Bộ phận quản lý thiết bị đánh giá khả năng thay thế của phụ tùng và thực hiện đặt hàng thay
thế (nếu cần). Trong trường hợp khẩn cấp Bộ phận quản lý thiết bị xin phê duyệt của giám đốc và tự
tìm vật tư thay thế để đảm bảo sửa chữa thiết bị trong thời gian ngắn nhất.
(5) Để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa thiết bị, trước khi tiến hành nhân viên sửa chữa
phải có biện pháp hiển thị máy đang trong quá trình sửa chữa bằng cách treo biến cảnh báo máy
đang sửa có ghi đầy đủ ngày giờ bắt đầu sửa chữa hoặc biện pháp khác phù hợp theo TH-18-10
"Thẻ dừng máy".
4.9.2 Phát sinh trong khi bảo dưỡng
4.9.2.1 Bộ phận quản lý thiết bị
(1) Trong quá trình bảo dưỡng thiết bị nếu phát hiện những hỏng hóc làm ảnh hưởng đến khả
năng hoạt động của máy, nhân viên trực tiếp bảo dưỡng có trách nhiệm báo cáo tới quản lý cấp trên
của mình. Bộ phận quản lý thiết bị thông báo tới bộ phận sử dụng, bộ phận quản lý chất lượng cụ
thể về tình trạng sự cố và khả năng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất cũng như chất lượng sản
phẩm.
(2) Bộ phận quản lý thiết bị điều tra phân tích nguyên nhân để đưa ra các biện pháp xử lý thích
hợp.
(3) Nếu không tự xử lý được báo cáo với Quản lý nhà máy để nhận sự hướng dẫn của các
chuyên gia và sửa chữa theo chỉ thị của Quản lý nhà máy.
(4) Bộ phận quản lý thiết bị đánh giá khả năng thay thế của phụ tùng và thực hiện đặt hàng thay
thế (nếu cần). Trong trường hợp khẩn cấp Bộ phận quản lý thiết bị xin phê duyệt của giám đốc và
tự tìm vật tư thay thế để đảm bảo sửa chữa thiết bị trong thời gian ngắn nhất.
(5) Cập nhật vào biểu theo dõi lịch sử thiết bị theo TH-18-09 "Bảng kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị
máy”
4.9.2.2 Bộ phận sử dụng thiết bị
(1) Điều chỉnh sản xuất phù hợp theo chỉ thị của Quản lý nhà máy.
(2) Xác nhận kết quả sửa chữa của Bộ phận quản lý thiết bị và theo dõi tình trạng thiết bị sau
khi sửa.
4.9.2.3 Bộ phận quản lý chất lượng
(1) Có trách nhiệm kiểm tra các thông số của sản phẩm, cung cấp số liệu cho Bộ phận quản lý
thiết bị.
(2) Báo cáo Quản lý nhà máy xin phép đưa thiết bị vào sản xuất khi các thông số của sản phẩm
đã đạt theo quy định.
4.9.2.4 Quản lý nhà máy
(1) Nhận báo cáo thiết bị hỏng từ Bộ phận quản lý thiết bị.
(2) Ra chỉ thị điều chỉnh sản xuất cho thích hợp (nếu cần).
(3) Liên lạc với các chuyên gia để nhận hướng dẫn sửa chữa (nếu cần), từ đó đưa ra các chỉ thị
cho sửa chữa.
(4) Phê duyệt cho mua phụ tùng thay thế (nếu cần).
(5) Chỉ thị cho phép đưa thiết bị vào sản xuất khi có báo cáo của bộ phận QC.
4.10 Lưu hồ sơ
Bộ phận sử dụng lưu hồ sơ biểu kiểm tra hàng ngày.
Bộ phận quản lý thiết bị lưu hồ sơ lý lịch máy, hồ sơ kế hoạch và kết quả kiểm tra, bảo dưỡng định
kỳ, kết quả sửa chữa.
Thời hạn lưu hồ sơ tuân theo TH-01 “Quy định kiểm soát hồ sơ tài liệu”.
Thời gian lưu trữ của phần mềm và các tài liệu liên quan đến thiết bị theo thời gian hoạt động của
thiết bị.
Bộ phận QC có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ, kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Bộ phận QC lưu lại kết quả kiểm tra các thông số của sản phẩm sau khi thiết bị được sửa chữa.
5 Tài liệu liên quan

Tên tài liệu Mã số quản lý

Bảng quy hoạch nhà xưởng, máy móc thiết bị TH-18-01

Biên bản nghiệm thu/Bàn giao máy móc thiết bị TH-18-02

Bảng danh mục máy móc thiết bị TH-18-03

Hướng dẫn công việc TH-18-04

Bảng tiêu chuẩn kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị TH-18-05

Bảng dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị TH-18-06

Bảng phụ tùng thay thế năm TH-18-07

Hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị TH-18-08

Bảng kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị máy TH-18-09

Thẻ dừng máy TH-18-10

Kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng thiết bị định kỳ TH-18-11


Ghi chép kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị TH-18-12

Phiếu báo sự cố TH-18-13

Thẻ lý lịch máy móc thiết bị TH-18-14

Kế hoạch kiểm định thiết bị nghiêm ngặt TH-18-15

You might also like