Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

CHƯƠNG 5

CHUỖI TAYLOR VÀ LÝ THUYẾT THẶNG DƯ

Hướng dẫn tự học

1. So sánh khai triển Taylor của hàm thực và hàm phức.

2. Khai triển Taylor, khai triển Laurentz các hàm sơ cấp.

3. Phận biệt các điểm bất thường của hàm chỉnh hình.

4. Phân tích các giả thiết của định lý xác định duy nhất của hàm chỉnh hình. Xét
các trường hợp đặc biệt của định lý duy nhất với các hàm sơ cấp.

5. Tính thặng dư của các hàm sơ cấp tại điểm bất thường.

6. Dùng thặng dư để tính tích phân phức, tích phân hàm lượng giác và tích phân
suy rộng.

7. Thặng dư logarit và ý nghĩa của nó.

8. Làm các bài tập cuối chương.

1 Chuỗi Taylor

1.1 Mối liên hệ giữa hệ số và tổng của chuỗi lũy thừa



cn (z − z0 )n . Giả sử bán kính hội tụ R > 0. Khi đó, tổng
P
Xét chuỗi lũy thừa
n=0


X
f (z) = cn (z − z0 )n = c0 + c1 (z − z0 ) + c2 (z − z0 )2 + ...
n=0

51
NGUYỄN VĂN ĐỨC 52 Bài giảng hàm số biến số phức

chỉnh hình trên |z − z0 | < R. Ta có

0
f (n) (z0 )
c0 = f (z0 ), c1 = f (z0 ), ..., cn = , ...
n!
Bây giờ, cho hàm f chỉnh hình tại z0 . Khi đó, chuỗi

X f (n) (z0 )
(z − z0 )n
n=0
n!

là chuỗi Taylor của hàm f tại z0 . Vấn đề đặt ra phải chăng



X f (n) (z0 )
f (z) = (z − z0 )n .
n=0
n!

Đối với hàm thực kết quả này nói chung không đúng, chẳng hạn

e−1/x2 nếu x 6= 0
f (x) =
0 nếu x 6= 0

Dễ dàng tính được chuỗi Taylor triệt tiêu tai 0.


Đối với hàm phức kết quả khẳng định được trình bày trong mục sau.

1.2 Định lý Taylor

Định lý 1.1. Nếu f (z) chỉnh hình trên |z − z0 | < R thì



X
f (z) = Cn (z − z0 )n ,
n=0

trong đó
f (n) (z0 ) 1 Z f (z)
Cn = = dz, 0 < r < R.
n! 2πi |z−z0 |=r (z − z0 )n+1

Chứng minh. Lấy η tùy ý sao cho |η − z0 | < R. Chọn r > 0 sao cho |η − z0 | < r < R.
Theo công thức tích phân Cauchy ta có

1 Z f (z)
f (η) = dz.
2π |z−z0 |=r z−η

Ta có
1 1
=
z−η η − z0
(z − z0 )[1 − ]
z − z0
NGUYỄN VĂN ĐỨC 53 Bài giảng hàm số biến số phức

η − z0
Vì z ∈ γr := {|z − z0 | = r} thì < 1. Do đó

z − z0
∞ 
1 X η − z0 k
= .
η − z0 k=0
z − z0
1−
z − z0
Thế thì
∞ 
1 X η − z0 k+1
= .
z−η k=0
z − z0
Vì chuỗi hội tụ đều nên trên γr nên
n
1 Z f (z) X
n
1 Z f (z)
dz = (η − z0 ) dz.
2π γr z − z0 k=0
2π γr (z − z0 )n+1

Để ý rằng
1 Z f (z) f (n) (z0 )
dz = := Cn
2π γr (z − z0 )n+1 n!
bởi công thức tích phân Cauchy cho đạo hàm. Do đó

X
f (η) = Cn (η − z0 )n .
n=0

Định lý được chứng minh.


1
Ví dụ 1.2. Khai triển Taylor hàm f (z) = tại z = 1.
2z + i

(n)
(−1)n 2n n!
Ta có f (z) = với mọi z 6= −i/2. Vì vậy
(2z + i)n+1

X (−1)n 2n
f (z) = (z − 1)n
n=0
(2 + i)n+1

i


với mọi |z − 1| < 1 + .
2

1.3 Định lý về tính duy nhất của hàm chỉnh hình

Ta đã biết đối với hàm phân tuyến tính f, g, nếu f = g tại 3 điểm phân biệt
thì f = g trên C. Theo công thức tích phân Cauchy, nếu f, g ∈ H(D) ∩ C(D) và
f = g trên ∂D thì f = g trên D. Nhờ khai triển Taylor ta chứng minh được kết quả
sau đây nói về sự xác định duy nhất của hàm chỉnh hình trên một dãy hội tụ trong
miền D.
NGUYỄN VĂN ĐỨC 54 Bài giảng hàm số biến số phức

Định lý 1.3. Giả sử D là một miền và (zn ) ⊂ D là dãy (không dừng) hội tụ tới
a ∈ D. Khi đó, nếu f, g ∈ H(D) và f (zn ) = g(zn ) với mọi n thì f = g trên D.

Chứng minh. Đặt h(z) = f (z) − g(z). Khi đó h ∈ H(D). Ta cần chứng minh h ≡ 0
trên D. Vì h ∈ H(D) và a ∈ D nên

X
h(z) = cn (z − a)n = c0 + c1 (z − a) + c2 (z − a)2 + ...
n=0

với mọi |z − a| < r0 < d(a, ∂D). Từ h(zn ) = 0 với mọi n và zn → a, cùng với tính
liên tục của h trên D suy ra c0 = h(a) = 0. Vì vậy

h(z) = (z − a)[c1 + c2 (z − a) + c3 (z − a)2 + ...] = (z − a)h1 (z).

Từ zn → a và (zn ) không là dãy dừng suy ra zn 6= a với mọi n. Do đó, từ h(zn ) = 0


suy ra h1 (zn ) = 0 và vì thế h1 (a) = 0. Do đó c1 = 0. Tiếp tục quá trình trên ta nhận
được cn = 0 với mọi n, tức là
h(z) = 0

với mọi |z − a| < r0 < d(a, ∂D).


Với b ∈ D tùy ý. Khi đó, vì D là miền nên tồn tại đường cong L nối a, b. Do đó,
ta xây dựng được các đĩa Di = D(ai , ri ) trong D sao cho a = a0 , a1 , ..., am = b với
ai ∈ L và ri > 0 thỏa mãn:
1) ai+1 ∈ Di ∩ Di+1 6= ∅.
2) h = 0 trên Di . Vì thế h(b) = 0. Vậy h = 0 trên D.

Ví dụ 1.4. Cho D = {z ∈ C : 0 < |z| < 1} và f, g là các hàm chỉnh hình trên D.
ni
Giả sử f (zn ) = g(zn ) với mọi n, trong đó zn = , n = 1, 2, .... Chứng minh rằng
2n + 1
i
f = g trên D. Kết luận còn đúng hay không khi ta thay zn = , n = 1, 2, ...?
2n + 1
ni i
Giải. Vì zn = ∈ D = {z ∈ C : 0 < |z| < 1} với mọi n và zn → ∈ D nên từ
2n + 1 2
f (zn ) = g(zn ) với mọi n và f, g ∈ H(D) suy ra f = g trên D bởi định lý duy nhất.
i
Nếu zn = thì zn →∈/ D. Vì vậy, không thể dùng định lý duy nhất để
2n + 1
kết luận f = g trên D. Thực tế, tồn tại f, g sao cho f (zn ) = g(zn ) với mọi n và
πi
f, g ∈ H(D) nhưng f 6= g trên D. Thật vậy,lấy g(z) = 0 với mọi z và f (z) = sin .
z
NGUYỄN VĂN ĐỨC 55 Bài giảng hàm số biến số phức

Khi đó f, g ∈ D và

πi
f (zn ) = sin = sin(2n + 1)π = 0 = g(zn )
i
2n + 1

với mọi n. Tuy nhiên, rõ ràng f 6= g trên D.

Câu hỏi. Hãy cho các nhận xét khi f, g không chỉnh hình trên D hoặc dãy (zn )
dừng hoặc zn → a ∈
/ D.

2 Chuỗi Laurentz

2.1 Định nghĩa và miền hội tụ

Định nghĩa 2.1. Chuỗi có dạng



X
cn (z − z0 )n (5.1)
n=−∞

được gọi là chuỗi Laurentz tâm tại z0 .


−1
cn (z − z0 )n là phần chính của chuỗi;
P
n=−∞

cn (z − z0 )n là phần đều của chuỗi. Rõ ràng, nếu chuỗi không có phần chính
P
n=0
đó là chuỗi Taylor.

Định lý 2.2. Nếu các hệ số cn của chuỗi (5.1) thỏa mãn

p
n
1
lim sup |c−n | = r < R = p (5.2)
n→∞ lim supn→∞ n
|cn |

thì miền hội tụ của nó là hình vành khăn r < |z − z0 | < R.

Chứng minh định lý là bài tập dành cho sinh viên (tham khảo trong [1].)

2.2 Định lý Laurentz

Định lý sau cho phép khai triển hàm chỉnh hình thành chuỗi Laurentz trên các
hình vành khăn.
NGUYỄN VĂN ĐỨC 56 Bài giảng hàm số biến số phức

Định lý 2.3. Nếu f (z) chỉnh hình trên r < |z − z0 | < R thì

X
f (z) = Cn (z − z0 )n ,
n=−∞

trong đó
1 Z f (z)
Cn = dz, r < ρ < R.
2πi |z−z0 |=ρ (z − z0 )n+1

Chứng minh của định lý được thực hiện với kỹ thuật tương tự định lý Taylor.
Sinh viên tham khảo trong [1]. Kỹ thuật cụ thể được thực hiện trong lời giải của ví
dụ sau:

1
Ví dụ 2.4. Khai triển Laurent hàm f (z) = trên hình vành khăn 2 <
z 2 − 5z + 6
|z| < 3.
Giải. Ta có
1 1
f (z) = − .
z−2 z−3
Với |z| > 2 ta có
∞ ∞
1 1 1 1 X 2n X n −(n+1)
= = = 2 z
z−2 z 2 z n=0 z n n=0
1−
z
và với |z| < 3 ta có
∞ ∞
1 1 1 1 X z n X n (n+1)
=− =− = z 3 .
z−3 3 z 3 n=0 3n n=0
1−
3
Vì vậy

X ∞
X
n −(n+1)
f (z) = 2 z + z n 3(n+1)
n=0 n=0

với mọi 2 < |z| < 3.

2.3 Điểm bất thường của hàm chỉnh hình

Định nghĩa 2.5. Giả sử hàm f xác định trên miền D. Điểm a ∈ C được gọi là
điểm bất thường của f nếu tồn tại r > 0 sao cho hình vành khăn 0 < |z − a| < r
nằm trong D, f chỉnh hình trên hình vành khăn đó mà không thể mở rộng chỉnh
hình lên hình tròn |z − a| < r.
NGUYỄN VĂN ĐỨC 57 Bài giảng hàm số biến số phức

Như vậy, nếu f chỉnh hình trên hình vành khăn 0 < |z − a| < r thì có 3 khả
năng sau.
1. Tồn tại lim f (z) = L ∈ C.
z→a

2. Tồn tại lim f (z) = ∞. Khi đó a được gọi là cực điểm của f .
z→a

3. Không tồn tại lim f (z). Khi đó a được gọi là điểm bất thường cốt yếu của f .
z→a

Xét khai triển Laurentz tại a của f trên hình vành khăn 0 < |z − a| < r

X
f (z) = Cn (z − a)n .
n=−∞

Nếu tồn tại lim f (z) = L ∈ C thì tồn tại 0 < ρ < r sao cho
z→a

M= sup |f (z)| < ∞.


0<|z−a|<ρ

Từ
1 Z f (z)
Cn = dz
2πi |z−z0 |=ρ (z − z0 )n+1
suy ra
M
kCn k 6
ρn
với mọi 0 < ρ < r và n = 0, ±1, ±2, .... Thế thì, nếu n = −1, −2, ..., cho ρ → 0 ta
nhận được Cn = 0. Vậy

X
f (z) = Cn (z − a)n
n=0

chỉnh hình tại a. Như vậy ta có định lý sau

Định lý 2.6. Nếu tồn tại lim f (z) = L ∈ C thì a là điểm thường.
z→a

Định lý 2.7. Xét khai triển Laurentz tại a của f trên hình vành khăn 0 < |z −a| < r

X
f (z) = Cn (z − a)n .
n=−∞

1) a là cực điểm nếu tồn tại m > 0 sao cho C−m 6= 0 và Ck = 0 với mọi k < −m.
Khi đó a còn gọi là cực điểm bậc m.
2) Nếu tồn tại vô hạn k > 0 sao cho C−k 6= 0 thì a là điểm bất thường cốt yếu.

1
Ví dụ 2.8. 1. f (z) = . Khi đó −1 là cực điểm bậc 1; i là cực
(z + 1)(z − i)2 (z + i)3
điểm bậc 2 và −i là cực điểm bậc 3.
NGUYỄN VĂN ĐỨC 58 Bài giảng hàm số biến số phức

1
2. f (z) = z sin . 0 là điểm bất thường cốt yếu. Bởi vì
z

X (−1)n
f (z) = z .
n=0
(2n + 1)!z n

2.4 Hàm nguyên và hàm phân hình

Định nghĩa 2.9. Hàm f chỉnh hình trên toàn bộ mặt phẳng phức C được gọi là
hàm nguyên.

Ví dụ 2.10. 1. Các đa thức là hàm nguyên.


2. Các hàm ez , sin z, cos z là hàm nguyên.

Đối với hàm nguyên z xẩy ra các khả năng sau.


a) Tồn tại lim f (z) = a ∈ C, hay ∞ là điểm thường của f . Khi đó f bị chặn
z→∞
trên C, vì thế f là hàm hằng bởi định lý Louvile.
b) Nếu lim f (z) = ∞ thì f là đa thức (chứng minh là bài tập).
z→∞

c) Nếu lim f (z) không tồn tại thì f là hàm siêu việt.
z→∞

Định nghĩa 2.11. Hàm f chỉnh hình trên miền D trừ ra một số các điểm bất
thường là cực điểm được gọi là hàm phân hình.

Chứng minh định lý sau là bài tập dành cho sinh viên.

Định lý 2.12. Mọi hàm phân hình trên miền D đều biểu diễn dưới dạng thương
của hai hàm chỉnh hình trên D.

3 Lý thuyết thặng dư

3.1 Định nghĩa và cách tính

Giả sử f chỉnh hình trên hình vành khăn 0 < |z − a| < r. Khi đó, xét tích phân
1 Z
f (z)dz, (5.3)
2πi γ
trong đó γ là chu tuyến trơn (hoặc trơn từng khúc) tùy ý, vây quanh a và nằm trong
hình vành khăn. Khi đó, áp dụng định lý Cauchy cho miền đa liên ta có tích phân
không phụ thuộc vào γ? Vì vậy, ta có định lý sau:
NGUYỄN VĂN ĐỨC 59 Bài giảng hàm số biến số phức

Định nghĩa 3.1. Thặng dư của f tại a là

1 Z
res[f, a] = f (z)dz. (5.4)
2πi γ

Định nghĩa 3.2. Nếu f chỉnh hình trên hình vành khăn R < |z| < ∞ thì thặng
dư của f tại ∞ là

1 Z 1 Z
res[f, ∞] = f (z)dz = − f (z)dz. (5.5)
2πi −γ 2πi γ

Nhận xét 3.3. Từ định lý Cauchy suy ra res[f, a] = 0 nếu f chỉnh hình tại a.

Từ định lý Laurentz ta suy ra ngay kết quả sau



Cn (z − a)n trong hình vành khăn 0 < |z − a| < r
P
Định lý 3.4. 1) Nếu f (z) =
n=−∞
thì
res[f, a] = C−1 .

Cn z n trong hình vành khăn 0 < |z| < r thì
P
2) Nếu f (z) =
n=−∞

res[f, ∞] = −C−1 .

Định lý sau cho chúng ta cách tính thặng dư tại các cực điểm

Định lý 3.5. 1. Nếu a là cực điểm bậc 1 thì

res[f, a] = lim (z − a)f (z).


z→a

2. Nếu a là cực điểm bậc m thì


1  (m−1) 
res[f, a] = lim (z − a)m f (z) .
(m − 1)! z→a

Chứng minh. 1. Vì a là cực điểm bậc m của f nên



C−1 X
f (z) = + Cn (z − a)n .
z−a n=0

Thế thì, nhân 2 vế với z − a và cho z → a ta có

res[f, a] = C−1 = lim (z − a)f (z).


z→a
NGUYỄN VĂN ĐỨC 60 Bài giảng hàm số biến số phức

2. Vì a là cực điểm bậc 1 của f nên



C−m C−1 X
f (z) = + ... + + Cn (z − a)n .
(z − a)m z−a n=0

Nhân cả hai vế đẳng thức trên với (z − a)m , sau đó lấy đạo hàm cấp (m − 1) hai vế
và cho z → a ta nhận được
1 
m
(m−1) 
res[f, a] = C−1 = lim (z − a) f (z) .
(m − 1)! z→a

Định lý được chứng minh.

1
Ví dụ 3.6. 1. Tính thặng dư của hàm f (z) = tại z = 1 và z = i.
(z − 1)(z − i)2
Ta có z = 1 là cực điểm bậc 1 nên
1 1
res[f, 1] = lim(z − 1)f (z) = lim(z − 1) 2
= .
z→1 z→1 (z − i) (1 − i)2

Ta có z = i là cực điểm bậc 2 nên

1  (2−1)  −1 −1
res[f, i] = lim (z − i)2 f (z) = lim = .
(2 − 1)! z→i z→i (z + 1)2 (1 + i)2

2
3
2. Tính thặng dư của hàm f (z) = z e z tại z = 0. Ta có z = 0 là điểm bất thường
cốt yếu

3
X 2n
f (z) = z .
n=0
n!z n
Vì vậy
24
res[f, 0] = C−1 = .
4!

3.2 Các tính chất cơ bản

Sau đây là hai định lý cơ bản của thặng dư.

Định lý 3.7. Giả sử f chỉnh hình trên miền D trừ ra hữu hạn điểm bất thường
z1 , ..., zn trong miền này. Khi đó,
Z n
X
f (z)dz = 2πi res[f, zk ],
γ k=1

trong đó γ là chu tuyến trong D sao cho {z1 , ..., zn } ⊂ Dγ ⊂ D.


NGUYỄN VĂN ĐỨC 61 Bài giảng hàm số biến số phức

Chứng minh. Lấy các chu tuyến γk trong Dγ sao cho Dγk đôi một rời nhau. Từ định
nghĩa thặng dư ta có
1 Z
res[f, zk ] = f (z)dz.
2πi γk

Cũng theo định lý Cauchy cho miền đa liên ta có


Z n Z
X
f (z)dz + f (z)dz = 0.
γ k=0 γk−

Vì vậy, ta có Cũng theo định lý Cauchy cho miền đa liên ta có


Z Xn Z n
X
f (z)dz = 2π f (z)dz = 2πi res[f, zk ].
γ k=0 γk k=1

Định lý được chứng minh.

Định lý 3.8. Nếu f chỉnh hình trên C trừ ra hữu hạn điểm bất thường z1 , z2 , ..., zn =
∞ thì n
X
res[f, zk ] = 0.
k=1

3.3 Dùng thặng dư tính tích phân

Mục này nghiên cứu một số ứng dụng của thặng dư để tính tích phân thực và
phức.

R dz
Ví dụ 3.9. Tính tích phân I = γ
, trong đó γ là chu tuyến trơn
(z − 1)(z − i)2
không đi qua 1, i.
1 1 −1
Giải. Đặt f (z) = . Ta có res[f, 1] = . và res[f, i] = .
(z − 1)(z − i)2 (1 − i)2 (1 + i)2
Ta xét các trường hợp sau:
R
1. Nếu 1, i ∈
/ Dγ thì I = γ f (z)dz = 0 bởi định lý Cauchy.
2. Nếu 1 ∈ Dγ và i ∈
/ Dγ thì bởi Định lý 3.7 ta có
Z 2πi
I= f (z)dz = 2πires[f, 1] = .
γ (1 − i)2

3. Nếu i ∈ Dγ và 1 ∈
/ Dγ thì bởi Định lý 3.7 ta có
Z − 2πi
I= f (z)dz = 2πires[f, i] = .
γ (1 + i)2
NGUYỄN VĂN ĐỨC 62 Bài giảng hàm số biến số phức

4. Nếu i ∈ Dγ và 1 ∈ Dγ thì bởi Định lý 3.7 ta có


Z 2πi − 2πi
I= f (z)dz = 2πi res[f, i] + res[f, i]) = + .
γ (1 − i)2 (1 + i)2

Sau đây là một ví dụ về tính tích phân hàm lượng giác:


R 2π dϕ
Ví dụ 3.10. Tính tích phân I = 0 1+2a cos ϕ+a2
với a ∈ R và |a| =
6 1.
eiϕ + e−iϕ eiϕ + e−iϕ
Gải. Ta có eiϕ = cos ϕ + i sin ϕ. Thế thì cos ϕ = , sin = . Để
2 2
ý rằng z = eiϕ chạy trên đường tròn đơn vị |z| = 1 khi 0 6 ϕ ≤ 2π. Do đó

eiϕ + e−iϕ 1 1
cos ϕ = = z+
2 2 z

deiϕ dz
dϕ = iϕ
= .
ie iz
Thế thì
Z dz Z Z
iz 1 dz 1 dz
I= = =
|z|=1  1 i |z|=1
2 2
az + (a + 1)z + a ai |z|=1 (z + a)(z + a1 )
1 + 2a 12 z + + a2
z

1
Đặt f (z) = .
1
(z + a)(z + )
a
Nếu |a| > 1 thì
1 1 1 2π
I= 2πires[f, −a]) = 2πi = .
ai ai 1 1 − a2
−a +
a

Nếu |a| < 1 thì

1 −1 1 1 2π
I= 2πires[f, ]) = 2πi = 2 .
ai a ai 1 a −1
− +a
a

Sinh viên tìm thêm các ứng dụng để tính tích phân suy rộng trong các tài liệu
tham khảo.
NGUYỄN VĂN ĐỨC 63 Bài giảng hàm số biến số phức

3.4 Thặng dư Logarit và ứng dụng

Sinh viên tự học phần này trong tài liệu [1].

BÀI TẬP CHƯƠNG 5


1
Bài 1. Khai triển Taylor hàm f (z) = tại z = 0, z = i và z = 1.
2z + 3
Bài 2. Khai triển Taylor hàm f (z) = z 2 e2z tại z = 0.
2
Bài 3. Khai trển Laurentz hàm f (z) = z k sin trên hình vành khăn 0 < |z| < ∞.
z
1
Bài 4. Khai trển Laurentz hàm f (z) = (z−a)(z−b)
trên hình vành khăn |a| < |z| <
|b|.
R dz
Bài 5. Tính tích phân I = γ
, γ là chu tuyến trơn không đi qua các điểm
√ z4 + 1
4
−1.
2
Bài 6. Tính thặng dư res[z k e z , 0], k là số nguyên.
R 2π dϕ
Bài 7. Tính tích phân I = 0
với |a| =
6 1.
1 + a cos ϕ
Bài 8. 1) Giả sử f, g là các hàm chỉnh hình trên mặt phẳng phức và {zn } ⊂ C là
dãy bị chặn sao cho zm 6= zn với mọi mọi m 6= n. Chứng minh rằng nếu f (zn ) = g(zn )
với mọi n thì f = g trên C. Kết luận còn đùng hay không nếu bỏ giả thiết {zn } là
dãy bị chặn.
2) Giả sử f chỉnh hình trên miền D và f khác hằng. Chứng minh rằng phương
trình f (z) = 0 có hữu hạn nghiệm trên mỗi tập compact K của D.
Bài 9. Giả sử f chỉnh hình trên miền D và f khác hằng. Chứng minh rằng
phương trình f (z) = 0 có hữu hạn nghiệm trên mỗi tập compact K của D. Kết luận
còn đúng hay không khi thay K là tập bị chặn?
Bài 10. Giả sử f, g là hàm chỉnh hình trên C và f = g trên dãy vô hạn và bị
chặn của C. Chứng minh rằng f = g trên C. Kết luận còn đúng hay không khi bỏ
giả thiết dãy vô hạn hoặc dãy bị chặn?
Bài 11. Giả sử f chỉnh hình trên C và |f (z)| 6 M |z|m với mọi z ∈ C. Chứng
minh f là một đa thức có bậc không vượt quá m.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Khuê, Lê Mậu Hải (2000), Hàm biến phức Nhà xuất bản Giáo dục.

[2] Kiều Phương Chi (2007), Hàm số biến phức, Bài giảng đại học, Trường Đại học
Vinh.

[3] Gamelin T. W. (2001), Complex analysis, Undergraduate Texts in Mathematics,


Springer-Verlag, New York, ISBN: 0-387-95093-1.

[4] Lang S. (1999), Complex analysis, Fourth edition. Graduate Texts in Mathemat-
ics, 103. Springer-Verlag, New York, ISBN: 0-387-98592-1.

[5] Titu A. and Dorin A. (2005) Complex Numbers from A to... Z, Springer, ISBN:
978-0-8176-4326-3.

64

You might also like