Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

A.

MỞ ĐẦU

Nhà nước pháp quyền là một trong những khái niệm cơ bản trong lý
luận chính trị. Theo định nghĩa của Karl Marx, nhà nước pháp quyền là "công
cụ ngăn chặn, kiểm soát và đàn áp giai cấp bị áp bức bởi giai cấp bóc lột".
Tuy nhiên, trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, nhà nước pháp quyền không chỉ
đơn thuần là một công cụ đàn áp giai cấp mà còn là một công cụ sắc bén
dùng để giải phóng nhân dân, xây dựng một đất nước độc lập, dân chủ và
phát triển.

Việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền không chỉ là
việc tìm hiểu về quan niệm và tư tưởng của một nhà lãnh đạo vĩ đại mà còn là
việc hiểu rõ hơn về một trong những nền tảng quan trọng của chính trị Việt
Nam hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã và đang
được áp dụng trong thực tiễn chính trị của đất nước Việt Nam, đóng vai trò
quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Vì vậy, trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích và đánh giá Tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền. Đồng thời, chúng tôi sẽ phân
tích các khái niệm cơ bản liên quan đến nhà nước pháp quyền, như quyền
lực, dân chủ, phát triển và sự công bằng. Từ đó, tôi sẽ đặt ra các vấn đề thực
tế đang tồn tại liên quan đến nhà nước pháp quyền ở Việt Nam và liên hệ với
tư tưởng của Hồ Chí Minh. Cuối cùng, chúng tôi sẽ đưa ra kết luận và nhận
định về tầm quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
trong chính trị Việt Nam hiện nay.

Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển chính trị Việt
Nam, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp những kiến thức, giá trị quý báu cho thế
hệ sinh viên cũng như là sự phát triển của đất nước Việt Nam, đồng thời
góp phần vào sự phát triển chung của nhân loại.

B. NỘI DUNG

I. Quân niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền

Chủ tịch Hồ Chí Minh không nêu lên một quan niệm cụ thể nào về nhà
nước pháp quyền. Tuy nhiên những giá trị tư tưởng nhà nước pháp quyền
của Người đã được phản ánh ở những mức độ khác nhau trong các văn bản
chính trị pháp lí khác nhau. Trong đó, các bản Hiến pháp năm 1946 và năm
1959 đề lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất,
tiết chế và hoạt động của Nhà nước mới.
Bởi vậy, có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là
một bộ phận cấu thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh
được định nghĩa:

“ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
văn hoá nhân loại... ”

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội, 2001, tr.83

“ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và tư tưởng của Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp cách mạng của ông được Đảng Cộng sản Việt Nam
tổng kết, hệ thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. ”

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, 2009, tr.14

Trên cơ sở những quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người,
về nhà nước, về Hiến pháp và pháp luật, có thể cho rằng: Quan niệm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền chính là “hệ thống những
quan điểm của Người về một nhà nước được xây dựng và phát triển vì mục
tiêu bảo vệ con người; về vai trò và chức năng của Hiến pháp và pháp luật
trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước và bảo vệ giá trị dân chủ trên nền
tảng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”.

II. Nguồn tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quên


III. quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền

Mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xây dựng, hoàn thiện
qua nhiều thời kỳ với đặc điểm, tính chất đặc thù Việt Nam, từng bước tiếp
cận chuẩn mực, tinh hoa nhân loại. Thực tiễn cho thấy, việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành
tựu quan trọng. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng
ta đã khẳng định: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều
tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”.

Hệ thống pháp luật được hoàn thiện cơ bản, bảo đảm yêu cầu quản lý, ổn
định, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong hơn 35 năm
đổi mới, số lượng luật và pháp lệnh được ban hành tăng nhanh, giai đoạn
1986 - 2005, Quốc hội thông qua 7 bộ luật, 133 luật và 15 pháp lệnh; giai
đoạn 2006 - 2021, Quốc hội thông qua được 329 luật, pháp lệnh. Tư duy về
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không ngừng được đổi mới. Tính
chuyên nghiệp, minh bạch, trách nhiệm giải trình, phân cấp, phân quyền khoa
học, hiệu lực, hiệu quả hơn. Đội ngũ cán bộ, công chức được xây dựng theo
hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt và đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ. Chất lượng đội ngũ cán bộ không ngừng được nâng lên. Công
cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước
được triển khai tích cực bằng nhiều biện pháp. Cải cách hành chính, tư pháp
có bước đột phá; chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân;
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, Đảng ta cũng thẳng thắn nhìn
nhận việc “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa
đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quản lý đất nước trong tình
hình mới”. Trong đó, hệ thống pháp luật vẫn còn một số quy định chưa thống
nhất, chưa theo kịp đời sống thực tiễn. Ý thức chấp hành pháp luật của một
bộ phận cán bộ, đảng viên, người dân chưa nghiêm; kỷ cương, phép nước có
lúc, có nơi, còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế tài xử
lý chưa đủ sức răn đe. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp chưa đáp ứng
đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước. Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn
thiện; vai trò giám sát của nhân dân còn có những mặt hạn chế. Tổ chức và
hoạt động của chính quyền địa phương một số nơi chưa đổi mới mạnh mẽ;
chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng; hiệu lực, hiệu quả
chưa cao…Tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng, hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ định hướng
giai đoạn 2021 - 2030 là: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả,
vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai,
minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ
luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên
chức”.

Việc học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu, chọn lọc, tiếp thu và phát triển
một cách sáng tạo những tinh hoa, giá trị tiến bộ về nhà nước pháp quyền
của nhân loại là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết. Tuy nhiên, không được dập
khuôn, máy móc, cần phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần khẳng
định, phát triển và làm sâu sắc hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân.

IV. Phân tích vấn đề đặt ra của chủ đề báo cáo


V. Liên hệ thực tế

Việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng lối
sống tuân thủ pháp luật là một công việc quan trọng, vừa có tính cấp
thiết, vừa là công việc có tầm chiến lược lâu dài. Điều đó xuất phát từ
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò
của ý thức pháp luật trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay.
Để nâng cao ý thức pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở nước ta hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp cơ
bản sau:

Trước hết, phải chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh, làm cơ sở cho mọi hoạt động xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, để có được một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong
nhà nước pháp quyền cần chú ý một số công việc cụ thể như:

1) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý để cung cấp luận
cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược pháp luật, các chương trình,
kế hoạch xây dựng và hoàn thiện pháp luật; (2) Xây dựng chiến lược
phát triển pháp luật gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; (3) Có
những biện pháp để nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội với tư
cách là cơ quan có chức năng chuyên làm luật; (4) Tăng cường sự chỉ
đạo, điều hành của Chính phủ đối với công tác xây dựng các dự án luật,
pháp lệnh trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản
quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ; (5) Nâng cao chất lượng, năng lực của các cơ quan pháp
chế bộ, ngành trong việc ban hành văn bản pháp quy; (7) Nhà nước cần
thường xuyên tổ chức công tác rà soát, hệ thống hoá pháp luật và tổng
kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Tiếp theo là Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục
pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân như sau:

(1) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật để
nhân dân hiểu đầy đủ nội dung của các văn bản pháp luật được ban
hành trong từng giai đoạn. Các hình thức thông tin cần được cải tiến
cho phù hợp với mỗi nhóm đối tượng trong xã hội để đạt hiệu quả cao
nhất. Để thực hiện tốt công tác này, cần có sự phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng để có
những hình thức và phương pháp thích hợp, mở rộng tính dân chủ công
khai bảo đảm quyền được thông tin của nhân dân.

(2) Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng và
Nhà nước. Công tác giảng dạy pháp luật cần được tổ chức sâu rộng,
cho mọi đối tượng, từ các trường phổ thông, trưng học đến đại học và
bồi dưỡng ở mọi ngành nghề, lĩnh vực. Để công tác giảng dạy pháp luật
đạt hiệu quả, cần xây dựng chương trình, nội dung, giáo trình phù hợp
cho từng loại đối tượng theo từng cấp học khác nhau.

(3) Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp lý có năng lực và
trình độ, có phẩm chất chính trị và phong cách làm việc tốt để bố trí vào
các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế. Hoạt động của đội ngũ
cán bộ pháp lý này sẽ góp phần nâng cao vai trò của pháp luật, củng cố
pháp chế XHCN, góp phần giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của
nhân dân.

(4) Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia
một cách tích cực vào việc soạn thảo, thảo luận đóng góp ý kiến về các
dự án pháp luật thông qua đó nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

(5) Thực hiện kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, văn hoá,
nâng cao trình độ chung của nhân dân. Đạo đức và văn hoá là những
yếu tố quan trọng để tạo ra ý thức pháp luật đúng đắn, đồng thời giữa
đạo đức, văn hoá và pháp luật XHCN có quan hệ mật thiết với nhau. Vì
vậy, để giáo dục pháp luật đạt kết quả, cần kết hợp với giáo dục đạo
đức và giáo dục nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân.

Tiếp tục tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật hiệu quả trong nhân
dân

Công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật là ba hoạt
động cơ bản của nhà nước nhằm đảm bảo sự tác động, điều chỉnh có
hiệu quả của pháp luật và sự phát triển năng động, có định hướng của
các quan hệ xã hội. Các hoạt động này đòi hỏi các chủ thể thực hiện
chúng đều phải có trình độ nhận thức và ý thức pháp luật nhất định.
Công tác xây dựng pháp luật chủ yếu tập trung vào một số cơ quan và
một số bộ phận cán bộ nhất định có chức năng chuyên làm công tác xây
dựng pháp luật. Tuy nhiên, nhân dân cũng tham gia vào quá trình xây
dựng pháp luật bằng nhiều hoạt động nhất định như thảo luận đóng góp
ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật, qua đó nâng cao trình độ
nhận thức và ý thức pháp luật của mình.

Bên cạnh việc ban hành văn bản pháp luật, việc tổ chức thực hiện các
văn bản pháp luật đó, đưa các văn bản đó vào cuộc sống, làm cho
chúng phát huy được vai trò điều chỉnh, tác động vào các quan hệ xã
hội cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Do vậy, để nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, cần
tổ chức cho nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật
của nhà nước, thông qua quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, nhân
dân sẽ được trang bị thêm kiến thức pháp luật và ý thức tôn trọng thực
hiện pháp luật. Đối với hoạt động áp dụng pháp luật, đây là hình thức
nhà nước thông qua các cơ quan và người có thẩm quyền tổ chức cho
các chủ thể khác thực hiện pháp luật. Áp dụng pháp luật được tiến hành
khi có những chủ thể không muốn hoặc không đủ khả năng thực hiện
pháp luật nếu thiếu sự tham gia của cơ quan nhà nước hoặc cán bộ có
thẩm quyền. Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện
chức năng của nhà nước, do vậy phải đảm bảo tính sáng tạo, tính tổ
chức cao và chặt chẽ. Về nguyên tắc, hoạt động áp dụng pháp luật do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, tuy nhiên hoạt động
này sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có sự tham gia rộng rãi của mọi tầng
lớp nhân dân. Hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình tiến
hành tố tụng để xét xử các hành vi vi phạm pháp luật sẽ tác động đến
nhận thức của các đối tượng trong nhân dân, từ đó có tác dụng giáo
dục đối với nhân dân, khiến nhân dân có ý thức tuân thủ pháp luật cao
hơn.
C. KẾT LUẬN

Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên
được nêu ra
tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII
(ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc
giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn
kiện khác của Đảng. Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của
Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhàn
ước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của
Đảng, Điều 2
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam là Nhà
nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2.
Nước Cộng hòa XHCNViệt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3.Quyền lực
nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan, nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”.
Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đang
phải đối mặt với
không ít khó khăn, thách thức. Yêu cầu đặt ra là Đảng phải luôn đảm
bảo được tính chính đáng trong cầm quyền của mình thể hiện uy tín,
sự tin tưởng, sự cuốn hút của Đảng đối với Nhân dân; tính hiệu quả
trong lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đáp ứng yêu cầu, lợi
ích của Nhân dân. Do đó, việc thực hiện công khai, minh bạch và
trách nhiệm giải trình của các CQHCNN là điều kiện tiên quyết, có ý
nghĩa to lớn đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
Với cương vị là một sinh viên – công dân Việt Nam em xin hứa sẽ
luôn tôn trọng,
có trách nhiệm, thái độ đúng đắn các đạo đức, tư tưởng và mong ước
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lennin, các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây
dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Nâng cao
ý thức chấp hành pháp luật, tiếp thu các kiến thức đã được học trên
trường đồng thời tự rèn luyện, học hỏi thêm để hình thành cho mình
lối sống theo quy tắc, thói quen chấp hành đúng quy định pháp luật và
biết phát hiện, phòng, chống những hành vi vi phạm pháp luật.Tự học
để trang bị kiến thức, tự rèn luyện sức khỏe, tự kỷ luật bản thân là
điều sinh viên cũng như bản thân em phải thực hiện để hoàn thiện
không chỉ về nhân cách.
tư tưởng mà còn là công cụ hỗ trợ trở thành nguồn nhân lực có ích cho đất nước
và xã hội,
góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã
hội chủ
nghĩa Việt Nam

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like