Tư Tư NG H Chí Minh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI


-----

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022 - 2023

ĐỀ TÀI:

TƯ TƯỞNG HCM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY


Họ tên: ThS. NGUYỄN THỊ THÚY VÂN

Cần Thơ, tháng 4 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
-----

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2022 – 2023


LỚP HỌC PHẦN CNHH0121

ĐỀ TÀI:

TƯ TƯỞNG HCM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


Stt 1. Nguyễn Thị Thúy An, MSSV: 2100973
Stt 20. Phạm Phúc Đạt, MSSV: 2101399
Stt 21. Trương Văn Đạt, MSSV: 2100143
Stt 24. Hồ Quang Đức Duy, MSSV: 2100337
Stt 56. Lê Vĩ Khang, MSSV: 2100885
Stt 81. Lê Thị Kim Nguyên, MSSV: 2100740
Stt 83. Vương Quang Nhã, MSSV: 2100181
Cần Thơ, tháng 9 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
-----

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2023

NHẬN XÉT

ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

GIẢNG VIÊN
ThS Nguyễn Thị Thúy Vân

A. MỞ ĐẦU

Nhà nước pháp quyền là một trong những khái niệm cơ bản trong lý luận
chính trị. Theo định nghĩa của Karl Marx, nhà nước pháp quyền là "công cụ ngăn
chặn, kiểm soát và đàn áp giai cấp bị áp bức bởi giai cấp bóc lột". Tuy nhiên, trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh, nhà nước pháp quyền không chỉ đơn thuần là một công cụ
đàn áp giai cấp mà còn là một công cụ sắc bén dùng để giải phóng nhân dân, xây
dựng một đất nước độc lập, dân chủ và phát triển.

Việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền không chỉ là
việc tìm hiểu về quan niệm và tư tưởng của một nhà lãnh đạo vĩ đại mà còn là việc
hiểu rõ hơn về một trong những nền tảng quan trọng của chính trị Việt Nam hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã và đang được áp dụng trong thực
tiễn chính trị của đất nước Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và
phát triển đất nước.

Vì vậy, trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích và đánh giá Tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền. Đồng thời, chúng tôi sẽ phân tích các
khái niệm cơ bản liên quan đến nhà nước pháp quyền, như quyền lực, dân chủ, phát
triển và sự công bằng. Từ đó, tôi sẽ đặt ra các vấn đề thực tế đang tồn tại liên quan
đến nhà nước pháp quyền ở Việt Nam và liên hệ với tư tưởng của Hồ Chí Minh. Cuối
cùng, chúng tôi sẽ đưa ra kết luận và nhận định về tầm quan trọng của Tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước pháp quyền trong chính trị Việt Nam hiện nay.

Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển chính trị Việt
Nam, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp những kiến thức, giá trị quý báu cho thế hệ sinh
viên cũng như là sự phát triển của đất nước Việt Nam, đồng thời góp phần vào sự
phát triển chung của nhân loại.

B. NỘI DUNG

I. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền

Chủ tịch Hồ Chí Minh không nêu lên một quan niệm cụ thể nào về nhà nước
pháp quyền. Tuy nhiên những giá trị tư tưởng nhà nước pháp quyền của Người đã
được phản ánh ở những mức độ khác nhau trong các văn bản chính trị pháp lí khác
nhau. Trong đó, các bản Hiến pháp năm 1946 và năm 1959 đề lại dấu ấn đậm nét
những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, tiết chế và hoạt động của Nhà nước
mới.
Bởi vậy, có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là một bộ
phận cấu thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa:

“ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại... ”

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội, 2001,
tr.83

“ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và tư tưởng của Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp cách mạng của ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, hệ
thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách
mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam. ”

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, 2009, tr.14

Trên cơ sở những quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người, về nhà
nước, về Hiến pháp và pháp luật, có thể cho rằng: Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về nhà nước pháp quyền chính là “hệ thống những quan điểm của Người về
một nhà nước được xây dựng và phát triển vì mục tiêu bảo vệ con người; về vai trò và
chức năng của Hiến pháp và pháp luật trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước và
bảo vệ giá trị dân chủ trên nền tảng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của
Nhân dân”.

II. Nguồn tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quền


Có thể khẳng định 3 trụ cột cơ bản của nguồn gốc tư tưởng pháp quyền Hồ
Chí Minh đó là truyền thống văn hóa Việt Nam, các tư tưởng chính trị pháp lí trong
tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây và chủ nghĩa Mác – Lênin.
* Truyền thống văn hóa Việt Nam
Một trong những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Việt nam chính là tinh
thần yêu nước, quật khởi chống xâm lăng. Chính chủ nghĩa yêu nước ấy đã thúc
đẩy người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong tác phẩm
Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Người viết: “Lúc bấy giừo, tôi ủng hộ cách
mạng tháng 10 chỉ là theo cảm tính tự nhiên... Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một
người yêu nước vĩ đại đã giải phóng cho đồng bào mình... Tôi tham gia Đảng xã hội
Pháp chẳng qua vì các “ông bà” ấy – (Hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế
nào) đã tỏ ra đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn
Đảng là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu”. Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là
truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...
Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng, bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v... chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị
anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng”. Người khẳng
định: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã
đưa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ 3”.
* Các tư tưởng chính trị pháp lí trong tinh hoa văn hóa phương Đông
Cùng với truyền thống văn hóa dân tộc, trên hành trình tim đường cứu
nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chịu sự ảnh hưởng và tiếp thu một các kế thừa,
chọn lọc các tư tưởng văn hóa phương Đông, phương Tây để làm giàu cho vốn tri
thức của mình. Khi nhận xét về giá trị của các học thuyết, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định:
Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức các nhân. Tôn
giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm
là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật
Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người,
mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng
họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.
Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy.
Năm 1923, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Nga Ôxíp Mandenxtam, Hồ Chí
Minh nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam... Thanh niên trong
những gia đình ấy thường học Khổng giáo, đồng chí chắc biết Khổng giáo không
phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử.
Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về “thế giới đại đồng”. Trong thực tiễn
quá trình hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, sử
dụng nhiều phạm trù, mệnh để có giá trị của Nho giáo đồng thời bổ sung, phát
triển những nội dung mới, phù hợp với thời đại. Có thể nêu ra một số phạm trù của
Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng như Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm, Trung, Hiếu,
v.v.. Việc Hồ Chí Minh cải tạo các phạm trù của Nho giáo thể hiện rõ nhất ở hai
phạm trù Trung và Hiếu. Trong bài nói chuyện tại Trường Cán bộ tự vệ Hồ Chí
Minh, ngày 7-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung
với vua, hiểu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải
trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”. Bên cạnh đó, Người cũng
tìm thấy ở Nho giáo những nội dung quan trọng của tư tưởng nhân nghĩa. Khổng
Tử từng giải thích quan điểm của mình về chữ Nhân, đó là: “Cái đạo của quân tử có
4 điều mà Khâu này chưa làm được điều nào cả. Cái mà mình muốn con mình đối
với mình thì mình làm cho cha mẹ; cái mà mình muốn anh, chị làm cho mình thì
mình làm cho anh em mình; cái mà mình muốn bề tôi mình làm cho mình thì mình
làm cho vua mình; cái mình muốn bạn bè đối với mình thì mình làm trước cho bạn
bè”; “Kỷ sở bất dục, vật thi ở nhân” (cái gì mình không muốn thì mình đừng làm
cho người khác); “kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhỏ đạt nhân” (cái gì mình
muốn thì mình gắng làm cho người khác cũng được như vậy)”.
Mạnh Tử – một học giả tiêu biểu của trường phái Nho gia cũng xuất phát từ
quan điểm “dân vi quí” để lí giải các vấn đề về bản chất quyền lực, ông cho rằng:
Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa, người nào được
như vậy thì không đánh cũng thắng vì được dân là được thiên hạ. Theo ông, thiên
tử được chấp nhận phải do dân. Kẻ cầm quyền mà bạo ngược thì kẻ bị cầm quyền
có thể trả lại cái gì mà họ cho mình. Nước mất là chuyện tự nhiên; dân vị quí, xã tắc
thứ chi, quan vi khinh.
Theo đó những tư tưởng này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng linh
hoạt và thể hiện qua hàng loạt câu nói của Người như “Tự mình phải chính trước,
mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là
vô lý”, “Việc kiến thiết nước nhà phải làm dần dần, không thể một tháng một năm
mà làm hết được. Song ngay từ đầu chúng ta phải làm theo đúng phương châm:
Chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng
đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân. Việc gì có lợi cho
dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh, chúng ta phải
yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phát
triển và kế thừa những hạt nhân hợp lí trong tư tưởng quan điểm của Mạc Tử về
người hiền. Mạc Tử cho rằng “nước nhiều người hiền tài thì nước trị... Người hiền
tài là người vừa có đức vừa có tài”. Trong các nói chuyện của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường xuyên đặt ra yêu cầu về tài và đức đối với người làm cách mạng.
Người nói:
Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
cũng phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn
giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự
mình không có đức, không có căn bản thì tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi
việc gì.
Trong Bài nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai, ngày
7/5/1958, Hồ Chí Minh khẳng định:
Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm
kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được
gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví
như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người.
Bỏ qua những yếu tố chưa tích cực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu ở Phật
giáo tư tưởng vị tha, bác ái và yêu thương con người. Người đã “gạn lọc, kế thừa,
cách mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật, nhất là triết lý đề cao
nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng, yêu thương đồng loại, chống
điều ác. Người đã nâng nó lên thành ngọn lửa hun đúc cho truyền thống yêu nước,
nhân ái của dân tộc.”. Người khẳng định một chân lí trong suốt hành trình cách
mang đó là “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng
bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã kế thừa ở tư tưởng “lục hòa” của Phật giáo với bản chất là “xây dựng một
tập thể gắn bó, đoàn kết nhau, nhỏ thì từng gia đình, lớn thì từng cộng đồng, quốc
gia... nhằm kiến tạo một môi trường chung, giúp nhau phát triển và giải quyết
vướng mắc trên tinh thần hòa hợp, chia sẻ” để hình thành và phát triển tư tưởng
đoàn kết dân tộc. Người khẳng định đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân
tộc. Theo Người “muốn đoàn kết thì phải biết “Cầu đồng tồn dị”: Lấy cái chung để
hạn chế cái riêng, cái khác biệt; kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn
kết của dân tộc; phải khoan dung, độ lượng với con người; phải chống khuynh
hướng: “Cô độc, hẹp hòi; đoàn kết vô nguyên tắc”.
Chính những giá trị tiêu biểu trong các tư tưởng chính trị pháp lí phương
Đông này đã góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân
và phục vụ nhân dân.
* Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
Cơ sở lí luận của cuộc cách mạng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo chính là chủ
nghĩa Tam dân mà mục tiêu của nó nhằm lật đổ triều đình nhà Mãn Thanh, cứu đất
nước Trung Quốc khỏi rơi vào tay Nhật và các đế quốc phương Tây (chủ nghĩa dân
tộc), lập ra nền cộng hòa đầu tiên của châu Á, xây dựng một nhà nước do dân làm
chủ (chủ nghĩa dân quyền), nhằm đem lại hạnh phúc ấm no cho dân (chủ nghĩa dân
sinh). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
có nhiều điểm phù hợp với cách mạng Việt Nam cho dù về cơ bản đây vẫn là học
thuyết dân chủ tư sản nên còn hạn chế. Người đã thấy rõ những hạn chế ấy, “cho
nên, khi cụ Phan Bội Châu định chuyển Việt Nam Quang Phục hội thành Việt Nam
Quốc dân Đảng theo cương lĩnh của Tôn Trung Sơn thì Nguyễn Ái Quốc đã có lời
khuyên là không thể dừng lại ở những chủ trương của Quốc dân Đảng. Hơn nữa khi
vận dụng chính sách mà Người cho là thích hợp với Việt Nam như khẩu hiệu “Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc” rút ra từ chủ nghĩa Tam dân và tư tưởng "Tu do Bình đẳng
– Bác ái” của cách mạng Pháp, thành tiêu ngữ của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa thì Người đã phát triển khái niệm “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” lên một tầm
cao mới, mang tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính cách mạng triệt để
của một cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm
nền tảng tư tưởng”.
* Các tư tưởng chính trị pháp lí trong tinh hoa văn hóa phương Tây
Cùng với việc lựa chọn đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước, Chủ tịch
Hồ Chí Minh muốn tìm hiểu điều gì ẩn sau những khẩu hiệu về Tự do – Bình đẳng –
Bác ái của cách mạng tư sản Pháp. Trong cuộc phỏng vấn Nguyễn Ái Quốc do nhà
văn Nga O.Mandelstam thực hiện, Nguyễn Ái Quốc đã kể rằng:
Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe 3 chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng,
Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã
nói thế. Và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm
xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy.
Suốt thời gian sống và học tập ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với
văn hóa phương Tây, đọc nhiều tác phẩm của V.Huygo, Vonte, Rutxo... Trong thời
gian ở Mỹ (cuối 1912 đến cuối 1913), Người đã đọc Tuyên ngôn độc lập năm 1776
của nước Mỹ với những nội dung quan trọng về quyền bình đẳng, quyền sống,
quyền mưu cầu hạnh phúc. Tại Pháp, Người đọc Tuyên ngôn về nhân quyền và dân
quyền của cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Tuy nhiên những tư tưởng dân chủ tư
sản này chưa giúp Người lí giải tại sao các nước Anh, Pháp, Mỹ sau khi hoàn thành
cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ chuyên chế phong kiến và thừa nhận
quyền tự do dân chủ, quyền con người... lại đi xâm chiếm các nước khác, tước bỏ
quyền tự do, bình đẳng của các quốc gia khác. Tại sao người dân ở các quốc gia
được coi là cái nôi của nền dân chủ ấy vẫn bần hàn, cơ cực. Trong khi khẳng định
những giá trị chân chính, những nhân tố tích cực, tiến bộ của cách mạng tư sản –
nhất là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, tư tưởng về quyền con người, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng đồng thời đánh giá đúng những hạn chế của nó. Trong Đường
Cách mệnh, Người viết về cách mạng Mỹ: “Tuy rằng cách mệnh đã thành công hơn
đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh
lần thứ hai. Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là
chưa phải cách mệnh đến nơi”. Đối với cách mạng Pháp, Người nhận định: “Cách
mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không
đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông,
ngoài thì nó áp bức thuộc địa...”. Từ những kinh nghiệm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Người xác định đây mới chính là con đường giải
phóng dân tộc, giải phóng con người. Trên cơ sở sự tiếp xúc với những giá trị tiến
bộ trong các học thuyết pháp quyền tư sản, những tư tưởng về dân chủ, tự do,
bình đẳng, bác ái đã được thể hiện trong hàng loạt các tác phẩm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Người cùng khổ... “Chính các lí thuyết
về tổ chức nhà nước và thực tiễn tổ chức nhà nước ở các quốc gia hiện đại có ảnh
hưởng đến quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm kiếm một mô hình tổ chức nhà nước
phù hợp cho Việt Nam. Học thuyết của các nhà tư tưởng cách mạng tư sản về tổ
chức quyền lực nhà nước, chính thể cộng hòa tổng thống ở Mỹ, chính thể cộng hòa
đại nghị ở Pháp đã ảnh hưởng tới quá trình Hồ Chí Minh tìm kiếm một mô hình Nhà
nước hợp lí cho cách mạng Việt Nam”.
* Chủ nghĩa Mác – Lênin
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành ngọn cờ li
luận của giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Sự thành công của cách mạng tháng
10 Nga năm 1917 đã chi phối mạnh mẽ đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đến tháng 7 năm 1920 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Khi đánh giá về sự kiện
này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà
tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày
đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng
ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế 3. Người khẳng định: bây
giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mạng nhất là Chủ nghĩa Lênin.
Chủ tịch Hồ Chí Minh “không chỉ vận dụng mà còn phát triển một cách sáng
tạo chủ nghĩa Mác Lênin. Người coi việc học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, trước 1 hết
phải nắm cái cốt lõi, “linh hồn sống” của nó là phép biện chứng, phải học tập tinh
thần của chủ nghĩa Mác Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp ấy
mà giải quyết tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta.
Chân lí là cụ thể, cách mạng là sáng tạo luôn thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có thể khẳng định: tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác – Lênin và
chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh”. Từ sự
am hiểu sâu sắc truyền thống văn hóa dân tộc, sự kế thừa những giá trị tiến bộ
trong tinh hoa văn hóa Đông, Tây “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy tư tưởng cách mạng
và khoa học của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin làm cội nguồn lí luận, nền
tảng tư tưởng chủ yếu và là kim chỉ nam cho hành động. Đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin, Người đã kế thừa và tiếp thu lí luận đó một cách có chọn lọc, đồng thời vận
dụng và phát triển nó một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để tìm
ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc”.
III. quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền

Mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xây dựng, hoàn thiện
qua nhiều thời kỳ với đặc điểm, tính chất đặc thù Việt Nam, từng bước tiếp cận chuẩn
mực, tinh hoa nhân loại. Thực tiễn cho thấy, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Trong Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp
tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Hệ thống pháp luật được hoàn thiện cơ bản, bảo đảm yêu cầu quản lý, ổn
định, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong hơn 35 năm đổi
mới, số lượng luật và pháp lệnh được ban hành tăng nhanh, giai đoạn 1986 - 2005,
Quốc hội thông qua 7 bộ luật, 133 luật và 15 pháp lệnh; giai đoạn 2006 - 2021, Quốc
hội thông qua được 329 luật, pháp lệnh. Tư duy về tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước không ngừng được đổi mới. Tính chuyên nghiệp, minh bạch, trách nhiệm
giải trình, phân cấp, phân quyền khoa học, hiệu lực, hiệu quả hơn. Đội ngũ cán bộ,
công chức được xây dựng theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo
đức tốt và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chất lượng đội ngũ cán bộ không ngừng được
nâng lên. Công cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy
nhà nước được triển khai tích cực bằng nhiều biện pháp. Cải cách hành chính, tư
pháp có bước đột phá; chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân; tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, Đảng ta cũng thẳng thắn nhìn
nhận việc “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới”. Trong đó,
hệ thống pháp luật vẫn còn một số quy định chưa thống nhất, chưa theo kịp đời sống
thực tiễn. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên, người dân
chưa nghiêm; kỷ cương, phép nước có lúc, có nơi, còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp
luật chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Cải cách hành chính, cải cách tư
pháp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước. Cơ chế kiểm soát quyền lực
chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân dân còn có những mặt hạn chế. Tổ chức
và hoạt động của chính quyền địa phương một số nơi chưa đổi mới mạnh mẽ; chức
năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng; hiệu lực, hiệu quả chưa cao…
Tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ định hướng
giai đoạn 2021 - 2030 là: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân
phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt
động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức”.

Việc học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu, chọn lọc, tiếp thu và phát triển
một cách sáng tạo những tinh hoa, giá trị tiến bộ về nhà nước pháp quyền của nhân
loại là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết. Tuy nhiên, không được dập khuôn, máy móc,
cần phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần khẳng định, phát triển và làm sâu
sắc hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

IV. Phân tích vấn đề đặt ra của chủ đề báo cáo


V. Liên hệ thực tế

Việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng lối sống
tuân thủ pháp luật là một công việc quan trọng, vừa có tính cấp thiết, vừa là công việc
có tầm chiến lược lâu dài. Điều đó xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của yêu cầu phát
huy hơn nữa vai trò của ý thức pháp luật trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Để nâng
cao ý thức pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

Trước hết, phải chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, làm
cơ sở cho mọi hoạt động xã hội.

Trong điều kiện hiện nay, để có được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ,
đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhà nước pháp quyền cần chú ý
một số công việc cụ thể như:
(1)Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý để cung cấp luận cứ khoa học cho
việc xây dựng chiến lược pháp luật, các chương trình, kế hoạch xây dựng và hoàn
thiện pháp luật; (2) Xây dựng chiến lược phát triển pháp luật gắn với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội; (3) Có những biện pháp để nâng cao năng lực lập pháp của Quốc
hội với tư cách là cơ quan có chức năng chuyên làm luật; (4) Tăng cường sự chỉ đạo,
điều hành của Chính phủ đối với công tác xây dựng các dự án luật, pháp lệnh trình
Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc
thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; (5) Nâng cao chất lượng, năng
lực của các cơ quan pháp chế bộ, ngành trong việc ban hành văn bản pháp quy; (7)
Nhà nước cần thường xuyên tổ chức công tác rà soát, hệ thống hoá pháp luật và tổng
kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Tiếp theo là Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong
mọi tầng lớp nhân dân như sau:

(1) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật để nhân dân hiểu
đầy đủ nội dung của các văn bản pháp luật được ban hành trong từng giai đoạn. Các
hình thức thông tin cần được cải tiến cho phù hợp với mỗi nhóm đối tượng trong xã
hội để đạt hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt công tác này, cần có sự phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng để có những hình
thức và phương pháp thích hợp, mở rộng tính dân chủ công khai bảo đảm quyền
được thông tin của nhân dân.

(2) Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng và Nhà nước.
Công tác giảng dạy pháp luật cần được tổ chức sâu rộng, cho mọi đối tượng, từ các
trường phổ thông, trưng học đến đại học và bồi dưỡng ở mọi ngành nghề, lĩnh vực.
Để công tác giảng dạy pháp luật đạt hiệu quả, cần xây dựng chương trình, nội dung,
giáo trình phù hợp cho từng loại đối tượng theo từng cấp học khác nhau.

(3) Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp lý có năng lực và trình độ, có
phẩm chất chính trị và phong cách làm việc tốt để bố trí vào các cơ quan làm công tác
pháp luật, pháp chế. Hoạt động của đội ngũ cán bộ pháp lý này sẽ góp phần nâng cao
vai trò của pháp luật, củng cố pháp chế XHCN, góp phần giáo dục nâng cao ý thức
pháp luật của nhân dân.
(4) Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách tích
cực vào việc soạn thảo, thảo luận đóng góp ý kiến về các dự án pháp luật thông qua
đó nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

(5) Thực hiện kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, văn hoá, nâng cao
trình độ chung của nhân dân. Đạo đức và văn hoá là những yếu tố quan trọng để tạo
ra ý thức pháp luật đúng đắn, đồng thời giữa đạo đức, văn hoá và pháp luật XHCN có
quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, để giáo dục pháp luật đạt kết quả, cần kết hợp với
giáo dục đạo đức và giáo dục nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân.

Tiếp tục tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật hiệu quả trong nhân dân

Công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật là ba hoạt động cơ
bản của nhà nước nhằm đảm bảo sự tác động, điều chỉnh có hiệu quả của pháp luật
và sự phát triển năng động, có định hướng của các quan hệ xã hội. Các hoạt động này
đòi hỏi các chủ thể thực hiện chúng đều phải có trình độ nhận thức và ý thức pháp
luật nhất định. Công tác xây dựng pháp luật chủ yếu tập trung vào một số cơ quan và
một số bộ phận cán bộ nhất định có chức năng chuyên làm công tác xây dựng pháp
luật. Tuy nhiên, nhân dân cũng tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật bằng nhiều
hoạt động nhất định như thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp
luật, qua đó nâng cao trình độ nhận thức và ý thức pháp luật của mình.

Bên cạnh việc ban hành văn bản pháp luật, việc tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật đó, đưa các văn bản đó vào cuộc sống, làm cho chúng phát huy được vai
trò điều chỉnh, tác động vào các quan hệ xã hội cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Do vậy, để nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, cần tổ chức
cho nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật của nhà nước, thông qua
quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, nhân dân sẽ được trang bị thêm kiến thức
pháp luật và ý thức tôn trọng thực hiện pháp luật. Đối với hoạt động áp dụng pháp
luật, đây là hình thức nhà nước thông qua các cơ quan và người có thẩm quyền tổ
chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật. Áp dụng pháp luật được tiến hành khi
có những chủ thể không muốn hoặc không đủ khả năng thực hiện pháp luật nếu thiếu
sự tham gia của cơ quan nhà nước hoặc cán bộ có thẩm quyền. Áp dụng pháp luật là
một trong những hình thức thực hiện chức năng của nhà nước, do vậy phải đảm bảo
tính sáng tạo, tính tổ chức cao và chặt chẽ. Về nguyên tắc, hoạt động áp dụng pháp
luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, tuy nhiên hoạt động này sẽ
đạt hiệu quả cao hơn nếu có sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân. Hoạt
động của các cơ quan tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng để xét xử các hành vi
vi phạm pháp luật sẽ tác động đến nhận thức của các đối tượng trong nhân dân, từ
đó có tác dụng giáo dục đối với nhân dân, khiến nhân dân có ý thức tuân thủ pháp
luật cao hơn.

C. KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại
Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và
tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng
năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp theo là tại các Đại hội lần
thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhàn
ước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, Điều 2
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà
nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa
XHCNViệt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức; 3.Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan, nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đang phải đối mặt với
không ít khó khăn, thách thức. Yêu cầu đặt ra là Đảng phải luôn đảm bảo được tính
chính đáng trong cầm quyền của mình thể hiện uy tín, sự tin tưởng, sự cuốn hút của
Đảng đối với Nhân dân; tính hiệu quả trong lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội, đáp ứng yêu cầu, lợi ích của Nhân dân. Do đó, việc thực hiện công khai, minh
bạch và trách nhiệm giải trình của các CQHCNN là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa to
lớn đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Với cương vị
là một sinh viên – công dân Việt Nam em xin hứa sẽ luôn tôn trọng, có trách nhiệm,
thái độ đúng đắn các đạo đức, tư tưởng và mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lennin, các quan điểm của Đảng Cộng
Sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật, tiếp thu các kiến thức đã được học trên trường đồng
thời tự rèn luyện, học hỏi thêm để hình thành cho mình lối sống theo quy tắc, thói
quen chấp hành đúng quy định pháp luật và biết phát hiện, phòng, chống những hành
vi vi phạm pháp luật.Tự học để trang bị kiến thức, tự rèn luyện sức khỏe, tự kỷ luật
bản thân là điều sinh viên cũng như bản thân em phải thực hiện để hoàn thiện không
chỉ về nhân cách.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like