Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

Tổ ng Quan về doanh nghiệp Shopee

Lịch sử
 Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn
thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như
một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người
dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán,
Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn
hơn cho cả bên mua lẫn bên bán
Shopee ra đời nhằm tạo ra một sàn thương mại điện tử để cung cấp cho khách
hàng trải nghiệm việc mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng, an toàn và tiện lợi
bởi quá trình thanh toán và vận chuyển nhanh chóng. Bên cạnh đó Shopee sẽ
tạo ra một môi người kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn
quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng.Rất đơn
giản chỉ cần vài thao tác đăng ký và đăng tải, mô tả sản phẩm thì tất các mọi
người để có thể mở một gian hàng trên Shopee và đây cũng chính là cơ hội kinh
doanh trực tuyến dành cho bất kì cá nhân, tổ chức nào.

Một số điểm nổi bật đáng chú ý của nền tảng Shopee bao gồm:

 Được xây dựng cho thiết bị di động – Giao diện người dùng Shopee
được xây dựng cho thiết bị di động, giúp người dùng trải nghiệm mua
sắm di động nhanh chóng và trực quan cao.
 Trò chuyện trực tiếp trên Shopee – Người dùng có thể tham gia vào
các cuộc trò chuyện trong thời gian thực thông qua tính năng tích hợp
sẵn của Shopee – khả năng nhắn tin trong thời gian thực.
 Shopee bảo đảm – Người dùng có thể mua sắm miễn phí với Đảm
bảo Shopee bảo vệ người dùng bằng cách giữ thanh toán cho đến khi
nhận được đơn đặt hàng.
 Hệ thống hậu cần/vận chuyển tích hợp – Shopee hợp tác với các
công ty hậu cần hàng đầu để có một ứng dụng tích hợp trong ứng
dụng hệ thống hậu cần. Người dùng có thể dễ dàng chọn nhà cung cấp
dịch vụ hậu cần ưa thích sau khi đặt hàng.
 Miễn phí – cho tất cả mọi người sử dụng mà không có chi phí ẩn.
 Có sẵn để tải xuống miễn phí trên App Store và Google Play
Mô Hình Kinh Doanh:

Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace – Trung gian trong
quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt
Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng).
Shopee đã tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.

Ngoài ra Shopee còn xây dựng nền tảng con như:

 Shopee Mall: 
 Nếu bạn từng mua hàng trên Lazada, Tiki hay Sen Đỏ thì
chắc chắn sẽ biết đến những gian hàng như chính hãng như
Lazada Mall, Tiki Trading, SenMall… đúng không nào? Và
tại Shopee cũng có một gian hàng với tên gọi là Shopee
Mall.
 Shopee Mall là một gian hàng đặc biệt với các sản phẩm đều
là hàng chính hãng từ các thương hiệu và nhà bán hàng uy
tín trên thị trường như Samsung, Xiaomi, Oppo, Pampers,
Maybelline, Rohto, Unilever,… Vì vậy, bạn hoàn toàn có
thể an tâm khi chọn mua các sản phẩm trong Shopee Mall.
 Bên cạnh đó đó các sản phẩm tại Shopee Mall có rất nhiều
chương trình khuyến mãi và chính sách hấp dẫn như:
 Chính sách 7 ngày Trả hàng/Hoàn tiền: So với các
sản phẩm thông thường chỉ có 24h để gửi yêu cầu
trả hàng/hoàn tiền, các sản phẩm mua từ Shopee
Mall sẽ có thời gian yêu cầu Trả Hàng/Hoàn tiền
lên đến 7 ngày.
 Chính sách đảm bảo hàng chính hãng: Sản phẩm
trên Shopee Mall cam kết 100% là hàng chính
hãng. Nếu phát hiện hàng giả/nhái, Shopee sẽ tiến
hành hoàn trả 100% giá trị sản phẩm cho bạn.
 Chính sách miễn phí vận chuyển: Tất cả sản phẩm
của Shopee Mall sẽ được ưu đãi miễn phí vận
chuyển lên tới 40,000 VNĐ cho đơn hàng của
Shopee Mall từ 150,000 VNĐ trên toàn quốc.
 Shopee 4H: Shopee 4H là dịch vụ giao hàng hỏa tốc chỉ trong 4 tiếng
cho các đơn hàng được đặt và giao tại 1 số quận nội thành Hà Nội và
TP.Hồ Chí Minh sau đây:
 TP.Hồ Chí Minh: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5,
Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận Phú
Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh,
Quận Thủ Đức. Các khu vực khác sẽ được mở rộng hỗ trợ
trong tương lai.
 Hà Nội: Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai
Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai. Các khu vực khác
sẽ được mở rộng hỗ trợ trong tương lai.
 Thị phần:

Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại
Việt Nam là hơn 5 triệu lượt. Sàn này hiện đang làm việc với hơn bốn triệu nhà
cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm. Cũng trong quý 4 năm 2017, tổng giá trị
hàng hóa của Shopee được báo cáo đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 206% so với năm
trước.Tuy nhiên, tình trạng thua lỗ ở tập đoàn mẹ là SEA group cũng tăng đáng
kể. Tập đoàn này ghi nhận khoản lỗ ròng 252 triệu USD trong quý 4/2017, tăng
306% so với mức lỗ ròng 62 triệu USD của quý 4/2016

Ưu và nhược điểm của Shopee

- Theo như chính sách phát triển của Shopee thì họ muốn biến mình
thành một Chợ online giữa người bán và người mua thay vì mô hình
sàn TMĐT như Lazada, Tiki…Chính vì vậy mà để đăng bán các sản
phẩm trên Shopee thì người bán chỉ việc tạo tài khoản và đăng sản
phẩm là xong, khác với Lazada, Tiki, Adayroi thì bắt buộc người bán
phải có giấy phép kinh doanh. Shopee là một trong các trang thương
mại điện tử mà ở đó người mua và người bán có thể nhắn tin để trao
đổi, tư vấn, hỏi đáp trước khi mua và hiện tại chỉ có Shopee và Lazada
có tính năng này. Shopee khi ra mắt hoàn toàn miễn phí chiết khấu cho
người bán chính vì vậy khi bán hàng trên Shopee bạn sẽ nhận được
100% doanh thu trừ phí vận chuyển nếu như sử dụng của Shopee.Tuy
nhiên theo thông tin mới nhất thì từ ngày 1-4-2019 người bán tại sàn sẽ
chịu mức phí 1%- 2% trên mỗi đơn thành công.

- Nhược điểm mình nghĩ lớn nhất của Shopee cũng chính là do ưu điểm
dễ đăng bán sản phẩm nên các sản phẩm trên Shopee sẽ không được
kiểm duyệt tốt chính vì vậy khi mua hàng trên đây bạn cần đọc review
hoặc tìm hiểu kĩ để tránh việc gặp hàng kém chất lượng.
Ngoài ra việc vận chuyển Shopee hay Lazada hiện tại có lẽ vấn thua
- Tiki ở dịch vụ giao 2h, tuy nhiên Shopee vẫn hỗ trợ việc giao hàng
nhanh trong 4h tại khu vực Hà Nội và HCM với dịch vụ Shopee4H.

Shopee lấy lợi nhuận từ đâu?

- Việc tạo ra một chợ online giữa người bán và người mua thì
shopee lấy lợi nhuận từ đâu để duy trì một hệ thống lớn như vậy?
Việc các các nhân, tổ chức bán hàng trên Shopee sẽ bị trừ chiết
khấu % hay còn gọi là commission trên các đơn hàng.Ví dụ hơn
hàng 200.000đ thì shopee sẽ lấy chiết khấu 2% thì người bán sẽ bị
khấu trừ 2.000đ.Cụ thể Shopee chính thức đưa ra chính sách mới
từ ngày 1-4-2019 người bán tại sàn sẽ chịu mức phí 1%- 2% trên
mỗi đơn thành công. Phí thanh toán cho chủ sàn được tính trên
tổng giá trị thanh toán của người mua cho đơn hàng, bao gồm, tổng
tiền hàng và phí vận chuyển sau khi áp dụng khuyến mại (nếu có).
Tùy vào phương thức thanh toán mà người mua đã chọn, mức phí
thanh toán được áp dụng cho mỗi đơn hàng sẽ tương ứng. Cụ thể,
người mua thanh toán khi nhận hàng (COD) hoặc bằng thẻ ATM
nội địa (internet banking), người bán sẽ chịu mức phí 1%. Với
phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ hoặc trả góp bằng
thẻ tín dụng, mức phí là 2%.

- Ngoài ra các nhà cung cấp dịch vụ có thể hợp tác quảng cáo sản
phẩm trên Shopee vì đây là nơi mà hàng ngày có hàng triệu lượt
truy cập.
Cung cấp dịch vụ gia tăng dựa trên dữ liệu người mua và người
bán, chẳng hạn việc cung cấp các khoản vay tính dụng, bảo hiểm
cho các khách hàng có mức độ mua sắm cao
2. Khách hang mục tiêu của Shopee
- Shopee ra mắt ban đầu là một hệ thống tích hợp đầy đủ tính năng, hoạt
động như mạng xã hội để phục vụ việc mua sắm trực tuyến trên mạng
Internet. Khách hàng mục tiêu của Shopee là mọi người tiêu dùng ở
mọi nơi và mua sắm mọi lúc. Đặc biệt. Sàn TMĐT này tập trung
chuyên sâu vào những ai có nhu cầu về thời trang, thẩm mỹ cũng như
làm đẹp,…
- Vì Shopee là một ứng dụng được thành lập tại quốc gia thuộc Đông
Nam Á, hơn thế nữa hãng cũng hoạt động mạnh mẽ tại nơi đây nên
khách hàng mục tiêu của hãng là các thị trường như: Singapore,
Myanmar, Thailand, Indonesia, Malaysia, Vietnam, Philippines. Đây
cũng là một thị trường mà khách hàng có nhu cầu cao về mua sắm
Online, ngành TMĐT cũng được cho là có mức tăng theo hàng năm
vượt trội. Nếu để so sánh thì tiềm năng, doanh thu từ ngành này tạo ra
cao hơn tất cả những ngành khác khi tiếp cận được 20 triệu lượt
Downloads
- Hiện nay, Shopee đã phát triển rộng ra với nhiều nền tảng đa dạng,
phong phú. Điều này nhằm mục đích để họ có thể định hướng được đối
tượng khách hàng chính xác hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn, đồng thời
tăng doanh thu hiệu quả. 
- Một vài nền tảng bao gồm: Nền tảng Shopee Mall dành cho những
khách hàng khó tính, chỉ tin hàng chính hãng; nền tảng Shopee 4h dành
cho người dùng có yêu cầu cao trong vấn đề thời gian giao nhận

3. Sản phẩm giày, dép


- Là một sàn TMĐT nên các sản phẩm chính của Shopee chính là cung cấp
không gian để người mua và người bán có thể dễ dàng tìm kiếm nhau, thực
hiện những giao dịch hàng hóa
- Ưu điểm lớn nhất của Shopee tạo nên sự khác biệt đối với những sàn thương
mại điện tử khác tại Việt Nam chính là lượng truy cập.
- Với giao diện bắt mắt, dễ nhìn, dễ sử dụng, Shopee đã làm cho người tiêu
dùng cảm thấy thoải mái và thú vị khi trải nghiệm. Nhờ đó mà khả năng tiếp
cận sản phẩm đến khách hàng của trang thương mại điện tử này cũng cao
hơn
- Thứ hai, thủ tục đăng ký bán hàng trên Shopee không quá phức tạp, vừa dễ
thực hiện lại không tốn thời gian chờ đợi kiểm duyệt. Bạn chỉ cần thực hiện
theo các bước là đăng ký bán hàng, tạo gian hàng, chụp ảnh, nhập mô tả,
chọn hashtag phù hợp, nhập giá, điền số lượng sản phẩm sẵn có là có thể bắt
đầu bán hàng trên Shopee
- Ưu điểm thứ ba của Shopee là tính năng theo dõi quy trình giao hàng một
cách chi tiết giúp người bán tiện theo dõi đơn hàng của mình, giúp bán hàng
trên Shopee hiệu quả hơn.
- Ưu điểm thứ tư của sàn thương mại điện tử này là các chính sách hỗ trợ
người bán hàng. Shopee có liên kết với một số đơn vị vận chuyển uy tín với
những chính sách ưu đãi, hỗ trợ khách hàng một phần chi phí nhờ mã miễn
phí vận chuyển. Vì thế, khách hàng sẽ cảm thấy đỡ tốn tiền hơn khi mua
sắm. Từ đó tăng tỷ lệ quay lại mua hàng. Bên cạnh đó, khi bán hàng trên
Shopee, người bán có thể tự tạo mã giảm giá để kích thích người dùng mua
hàng của mình
- Bên cạnh giá tiền thì hình ảnh chính là thông tin đầu tiên về sản phẩm mà
khách hàng có thể tiếp cận được. Một bức ảnh sản phẩm chỉn chu, bắt mắt với
ánh sáng vừa đủ và chất lượng hình ảnh sắc nét sẽ rất hấp dẫn người mua hàng.
Điều này càng trở nên quan trọng đối với những sản phẩm ngành hàng thời
trang như quần áo, giày dép. Vì thế đừng ngại đầu tư để đổi lấy những bức ảnh
đẹp
- Đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hang, như trên shopee
big sale các ngày trong tháng như (11/11,12/12….) các ngày lễ.
- Luôn cấp nhật các mẫu mã mới cho shop của mình

You might also like