Le Van Cong 20171094

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


──────── * ───────

BÀI TẬP LỚN


Môn học: Mạch thủy lực ứng dụng
Tìm hiểu mạch thủy lực của máy ép

Họ và tên: LÊ VĂN CÔNG


MSSV: 20171094
Lớp: Cơ khí Động lực 01- K62
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Khánh Dương

HÀ NỘI 06-2022
I. CẤU TẠO SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MÁY ÉP THỦY
LỰC

1 BỂ DẦU 2 BỘ LỌC 3 ĐỘNG CƠ 4 ĐỒNG HỒ ĐO 5 VAN ĐIỀU


ĐIỆN ÁP KHIỂN
6 VAN CHỐNG 7 RƠ LE ÁP 8 XYLANH 9 BỘ LÀM MÁT 11 VAN AN
LÚN SUẤT THỦY LỰC TOÀN
II. CHỨC NĂNG CÁC PHẦN TỬ TRONG MẠCH THỦY
LỰC
1. Bể dầu
- Cung cấp dầu cho hệ thống làm việc theo chu trình
- Giải tỏa nhiệt sinh ra của dầu trong quá trình làm việc
- Lắng đọng cặn bẩn sinh ra trong quá trình làm việc của hệ thống

2. Bơm bánh răng: Cấp dầu từ bể cho toàn hệ thống hoạt động.

3.Van phân phối 4/3: phân phối cấp dầu cho xy lanh hoạt động

4. Xy lanh
5. Motor: dẫn động bơm thủy lực

6. Bộ làm mát dầu: Dùng để làm mát dầu thủy lực

7. Đồng hồ đo áp suất dầu thủy lực: hiện thị thông số áp suất làm việc của hệ
thống
8. Van an toàn được bố trí sau bơm để bảo vệ an toàn hoạt động của hệ thống

9. Bộ lọc dầu: lọc bỏ tạp chất để tránh tắc nghẽn van, làm hư vòng đệm kín,
làm mòn nhanh và hư hỏng hệ thống

10. Van chống lún thủy lực: bảo vệ hệ thống từng phần, bảo vệ từng giai
đoạn hoặc đảm bảo an toàn cho hệ thống khi bị quá tải, quá áp.
III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
Chế độ chờ:
Sau khi bật nguồn điện trên hộp điều khiển, ở vị trí không tải (chưa có vật
liệu) Xi lanh thủy lực đứng im, dầu qua bơm => van phân phối tại vị trí P
thông T dầu sẽ hồi về bể qua cụm làm mát và lọc dầu. Thời gian này là
quãng thời gian để công nhân đưa nguyên vật liệu vào khuôn ép.

Chế độ ép:
Sau khi vật liệu ép được đưa và khuôn ép, công nhân sẽ nhấn nút khởi
động trên bảng điều khiển để xi lanh bắt đầu quá trình ép. Dầu qua bơm
=> van phân phối => Xi lanh thủy lực => van tiết lưu => van 1 chiều có
điều khiển => van phân phối => thiết bị làm mát => cốc lọc => bể dầu

Chế độ giữ tải:


Là chế độ mà Xi lanh thủy lực sau khi ép xong sẽ đứng im trong thời gian
là 5(s) nhằm làm cho vật liệu ép gắn kết bền chặt hơn, tạo sản phẩm đạt
yêu cầu về độ bền cơ học. Lúc này van an toàn sẽ hoạt động để áp suất hệ
thống không lên cao gây hỏng kết cấu sản phẩm. Lùi về không tải: Xi
lanh thủy lực chuyển động tịnh tiến về vị trí ban đầu, trong thời gian này
sản phẩm sẽ được lấy ra khỏi khuôn ép. Thời gian lùi về chính bằng thời
gian nâng khuôn ép. Sau khi Xi lanh thủy lực lùi về vị trí ban đầu van
phân phối sẽ được điều khiển quay trở lại vị trí chờ (vị trí ban đầu)

IV. ỨNG DỤNG CỦA MÁY ÉP THỦY LỰC TRONG ĐỜI


SỐNG
Máy ép thủy lực là loại dụng cụ thuỷ lực có hiệu quả và độ chính xác cao.
Chính vì điều này máy được ưu tiên ứng dụng nhiều trong các ngành công
nghiệp sản xuất. Cụ thể như:

 Bởi sức mạnh vượt trội của máy ép thủy lực, nó được ứng dụng nhiều trong
ngành công nghiệp chế tạo. Tiêu biểu là máy nén thủy lực được dùng để
việc ép, tháo lắp, nắn thẳng,… Hay định hình các chi tiết máy móc. Hoặc
tạo áp lực cho các vật liệu trong ngành công nghiệp.
 Hơn nữa, máy ép thủy lực còn được dùng để để ép các khối kim loại có
kích thước lớn, trọng lượng lớn. Mà con người và các thiết bị khác không
thể thực hiện được.
 Ngoài ra, máy ép thuỷ lực còn được cải tiến để ép cos, ép sắt vụn, ép giấy
vụn, ép rác thải các loại,… giúp tiện ích hơn trong cuộc sống hàng ngày.

You might also like