Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Tên sinh viên: Trần Bình Minh

Mã sinh viên: 2212650031

Trong cuốn “Tinh thần pháp luật” Montesqieu cho rằng “Không có gì là tự do nếu
quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp”. Mệnh đề này
đề cập đến tính độc lập của quyền tư pháp trong quyền lực nhà nước như là một
thuộc tính và yêu cầu cốt lõi để quyền tư pháp được vận hành một cách có hiệu lực,
hiệu quả.
I. CẤU THÀNH QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, quyền lực nhà nước là quyền
lực của giai cấp thống trị do giai cấp thống trị lập ra và sử dụng để đạt được mục
tiêu, lợi ích của mình. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp nào nắm được
hầu hết tư liệu sản xuất trong tay sẽ là giai cấp nắm toàn bộ quyền lực cơ bản trong
xã hội, từ quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng và tinh thần.
Tóm lại, quyền lực của nhà nước áp đặt ý chí của nhà nước lên toàn xã hội, buộc xã
hội phải phục tùng và được bảo đảm bằng sức mạnh về kinh tế, chính trị, tư tưởng,
pháp lý, xã hội.
Quyền lực nhà nước được cấu thành từ ba bộ phận: (i) Quyền lập pháp là
quyền làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp; làm luật, sửa đổi luật; (ii) Quyền hành
pháp là quyền tổ chức đời sống xã hội theo Hiến pháp và luật. Quyền hành pháp
gồm hai bộ phận cấu thành: quyền hoạch định, ban hành chính sách và quyền điều
hành hành chính; (iii) Quyền tư pháp là quyền phán quyết tính hợp pháp của các
quyết định, hành vi của con người theo trình tự tố tụng do pháp luật quy định trước.
Quyền tư pháp được thể hiện qua hoạt động xét xử vụ án/vụ việc (dân sự, hành
chính, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh tế…), vụ án hình sự.
Tùy theo chính thể nhà nước mà mối quan hệ giữa ba quyền này là khác
nhau. Trong chính thể quân chủ tuyệt đối, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp do

1
một người nắm giữ (Vua/Hoàng đế/Sa hoàng…) và được truyền lại bằng con
đường thế tập (cha truyền, con nối/thừa kế) hoặc do các cơ quan khác nhau nắm
giữ (trong chính thể cộng hòa: Nghị viện/ Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập
pháp; Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp; Tòa án là cơ quan thực
hiện quyền tư pháp.
II. TÍNH TẤT YẾU VỀ SỰ ĐỘC LẬP CỦA QUYỀN LỰC TƯ PHÁP
Tính tất yếu về sự độc lập của quyền tư pháp bởi các lý do sau:
1. Tư pháp độc lập để bảo vệ công lý và quyền, lợi ích hợp pháp và tự do
của con người
“Tự do” là một cụm từ được sử dụng rất nhiều ở trong mọi lĩnh vực, khía
cạnh của cuộc sống hiện nay. Khi chiết tự Hán Việt, “Tự” có nghĩa là chính mình
(tự ý, tự quyết), còn “do” ám chỉ lý do, nguồn gốc, căn nguyên của sự vật hiện
tượng. Vì vậy, có thể hiểu rằng, tự do chính là những điều xuất phát chính từ mình,
khởi nguồn từ mình, do bản thân làm ra và không có mối liên hệ ràng buộc với bất
kì cá thể nào khác.
Còn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, như Mác đã từng nói: “Trong
tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Con
người không phải sống cô độc một mình mà bao giờ cũng nằm trong các sự liên hệ
xã hội, cho nên mọi hành động, quyết định cũng không thể tách biệt hẳn với các
quan hệ xã hội mà người đó đang sống. Tự do không chỉ nằm trong nhận thức, tư
tưởng chủ quan, bất chấp quy luật khách quan bên ngoài mà chính là sự nhận thức
tính tất yếu và làm theo tính tất yếu đó, bởi theo Lênin viết: “Chừng nào chúng ta
chưa biết được mối quy luật của giới tự nhiên thì quy luật đó, trong khi tồn tại và
tác động độc lập và ở ngoài nhận thức của ta, biến ta thành những nô lệ của “tính
tất yếu mù quáng”. Nói một cách khác, tự do là nhận thức được tất yếu.
Chiều dài lịch sử của thế giới đã chứng minh, tự do của từng con người, tổ
chức hay rộng hơn là một dân tộc/quốc gia có một vai trò vô cùng quan trọng trong
sự vận hành và tồn tại của từng xã hội. Trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ cũng
2
khẳng định rằng con người đều được có ba quyền cơ bản là quyền được sống (Life),
quyền được tự do (Liberty) và quyền được mưu cầu hạnh phúc (Pursuit of
happiness). Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong tuyên ngôn
độc lập thứ ba của Việt Nam: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hoá ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Như vậy, tự do mang phạm trù rất rộng, có thể được hiểu và vận dụng linh
hoạt phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, chính trị khác nhau. Tự do chính là
quyền được lựa chọn của mỗi con người. Tuy nhiên, tự do không có nghĩa là muốn
làm gì cũng được, tự do phải đặt vào trong mối quan hệ xã hội, dựa trên những giá
trị chuẩn mực đạo đức, tư tưởng, truyền thống văn hoá, trên cơ sở pháp luật và dưới
sự kiểm soát của pháp luật. Quyền con người, là khả năng sử xự của con người
(hiểu một cách đơn giản là những quyền cơ bản, tự nhiên và sẵn có của từng cá
nhân ở bất kì một nơi nào trên thế giới). Tự do, quyền con người luôn tồn tại trong
một môi trường pháp lý nhất định (kể từ khi có nhà nước) với những quy định về
quyền, nghĩa vụ, lợi ích, tự do cá nhân, quy định về chế tài pháp lý để xử lý những
hành vi vi phạm, xâm hại đến quyền, lợi ích, tự do của con người.
Với quan niệm về quyền tư pháp ở trên, quyền tư pháp có vai trò “phân xử”
đúng sai các tranh chấp trong xã hội về phương diện pháp lý cũng như trừng phạt
tội phạm thông qua hoạt động xét xử cua Tòa án, tác động trực tiếp đến quyền, lợi
ích, tự do của các chủ thể (cơ quan, tổ chức, cá nhân) có liên quan đến tranh chấp
hoặc đưa ra quyết định về hình phạt đối với tội phạm. Ở nước ta, “Tòa án nhân dân
có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của trổ
chức, cá nhân “ (Điều 102, Khoản 3, Hiến pháp năm 2013).
Toà án, với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, từ lâu đã đóng vai
trò không thể thay thế trong việc xét xử và đem lại bình đẳng về pháp lý cho mọi
người, không phân biệt bất kì chủng tộc, tôn giáo, xuất thân, địa vị. Vì vậy, việc xét
3
xử trong toà án phải khách quan, công bằng, vô tư, không thiên vị, độc lập và minh
bạch nhằm bảo đảm tính đúng đắn của những phán quyết đưa ra để bảo vệ những
giá trị và quyền lợi cho các bên liên quan, đồng thời kiểm soát các cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác của Nhà nước nhằm loại trừ việc lạm dụng hoặc sử dụng sai
pháp luật để hạn chế hoặc tước đoạt quyền, lợi ích, tự do của con người.
Để có thể thực hiện được nhiệm vụ này toà án phải giữ một vị thế độc lập,
công minh, rạch ròi, không chịu sự chi phối/tác động từ bất kì cá nhân hay tổ chức
nào. Đồng thời, thẩm phán chỉ có thể ra những quyết định đúng đắn, trong sáng,
đúng pháp luật khi bản thân thẩm phán không bị chi phối bởi các yếu tố vật
chất/tinh thần. Do đó, nguyên tắc độc lập tư pháp là nguyên lý nền tảng, cốt lõi
trong việc xây dựng nền tư pháp của bất kì mỗi quốc gia nào trong việc thực thi
công lý. Điều 10 tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948 quy định, mọi người
đều có “quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập và
khách quan” Còn ở Việt Nam, tầm quan trọng của độc lập tư pháp lại được tái
khẳng định ở Hiến pháp năm 2013, Điều 103, Khoản 2: “Thẩm phán, Hội thẩm xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can
thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, hội thẩm”.
2. Đem lại sự ổn định về kinh tế - chính trị cho quốc gia
Mâu thuẫn/xung đột/tranh chấp giữa các chủ thể là điều không thể tránh
khỏi, là một quy luật tất yếu, có mâu thuẫn thì mới có phát triển. Tuy nhiên, mâu
thuẫn đó sẽ chuyển hoá thành bất ổn, đối địch/đối kháng nếu thiếu đi cơ quan phân
xử sáng suốt, nghiêm minh và công tâm. Khi các tầng lớp trong xã hội yên tâm và
tin tưởng rằng có một vị trọng tài khách quan, nghiêm minh, công bằng xử lý/giải
quyết các mâu thuẫn/xung đột/tranh chấp dựa trên pháp luật cũng như tội phạm
được trừng phạt nghiêm minh thì họ sẽ yên tâm làm việc, phát triển, tạo ra của cải
vật chất và giá trị thặng dư cho xã hội. Toà án có một vị trí tối quan trọng trong
việc giải thích pháp luật, áp dụng để giải quyết các vụ việc/vụ án. Điều đó chỉ có
thể đạt được toàn diện khi thẩm phán hoạt động độc lập và dựa trên pháp luật.
4
3. Kiểm soát quyền lực nhà nước, chống chuyên chế
Quyền lực luôn có mặt trái là nó làm tha hoá người nắm giữ, và quyền lực
càng nhiều thì khả năng bị tha hoá càng cao. Theo quan điểm của Tuân Tử: “Nhân
chi sơ, tính bản ác”, con người ngoài những phẩm chất tốt đẹp thì bên trong luôn
có những tính cách xấu đang chờ được bộc lộ, và trong số đó là tính đam mê quyền
lực bởi có quyền lực trong tay, con người có thể làm được rất nhiều thứ như tiền
bạc, của cải, danh vọng, địa vị… Chính vì lẽ đó mà khi được nắm trong tay quá
nhiều quyền lực, con người có xu hướng tha hoá, suy đồi và dẫn đến sự lạm quyền,
chuyên quyền trong việc quản lý nhà nước. Do vậy, toà án cần phải được độc lập
trong tổ chức và tự do trong hành động để có thể giám sát, kiểm tra, kìm hãm, đối
trọng lẫn nhau đối với hành pháp và lập pháp.
Đồng thời, toà án đóng vai trò như một “thành trì cuối cùng” trong hệ thống
cơ quan nhà nước nơi người dân thường tìm đến Toà án như một cứu cánh cuối
cùng khi gặp bất công, quyền, lợi ích, tự do bị xâm phạm. Vì vậy, Toà án luôn
được coi là biểu tượng cao nhất của công lý trong cuộc sống. Chính vì lẽ đó, Toà án
đã vượt ra khỏi ranh giới của cơ quan phân xử đúng/sai thông thường mà trở thành
một công cụ đắc lực, hữu hiệu của người dân để bảo vệ quyền lợi, lợi ích, tự do
trước các dấu hiệu, hành vi đi trái pháp luật. Đồng thời, sự độc lập của quyền tư
pháp còn là cơ sở để quyền tư pháp kiểm soát quyền lập pháp, quyền hành pháp.
Quyền tư pháp không thể kiểm soát được quyền tư pháp khi bị phụ thuộc/lệ thuộc
vào quyền lập pháp hoặc quyền hành pháp. Vì vậy, quyền tư pháp không thể nằm
dưới sự kiểm soát của bất kì một cá nhân, tổ chức nào. Pháp luật chính là mệnh
lệnh duy nhất đối với toà án.
III. NỘI DUNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA QUYỀN TƯ PHÁP TRONG
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
1. Độc lập với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài hệ thống
a) Tại Việt Nam

5
Theo Điều 102 của Hiến pháp quy định chức năng, hệ thống tổ chức và
nhiệm vụ của Toà án nhân dân như sau: “Toà án nhân dân là cơ quan xét
xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp; Toà án nhân dân gồm Toà án nhân dân tối cao và các Toà án khác
do luật định; Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lơi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 2 của Hiến pháp quy định rằng: “Quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”
Như vậy, quyền lực nhà nước là thống nhất, thuộc về Nhân dân, không
phân chia, do nhân dân làm chủ nhưng có sự phân công (được hiểu là
phân công lao động trong việc thực hiện quyền lực nhà nước dể bảo đảm
tính chuyên môn hóa, trong đó Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập
pháp- Điều 69 Hiến pháp năm 2013; Chính phủ là cơ quan thực hiện
quyền hành pháp - Điều 94 Hiến pháp năm 2013; Tòa án là cơ quan thực
hiện quyền tư pháp- Điều 102 Hiến pháp năm 2013), phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước để bảo đảm tính dồng bộ trong thực hiện quyền lực nhà
nước và kiểm soát lẫn nhau nhằm bảo đảm các cơ quan nhà nước thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Hiến pháp, pháp luật
trao cho cũng như phòng ngừa, ngăn chặn tha hóa quyền lực, lạm dụng
quyền lực.
Với yêu cầu về tư pháp độc lập như trên, Tòa án nhân dân độc lập với
các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài hệ thống.
Ví dụ, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp dù lập ra các chức
danh tư pháp như viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án toà án
nhân dân, nhưng cơ quan lập pháp (Quốc hội) không được phép can thiệp
6
vào hoạt động xét xử của Toà án. Nếu có sự can thiệp, tác động đến hoạt
động xét xử thì không chỉ dẫn đến đi ngược lại với nguyên tắc tổ chức
thực hiện quyền lực nhà nước đã được Hiến pháp quy định làm suy yếu,
giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước mà còn là sự vi phạm
nguyên tắc hiến định về tính độc lập của Tòa án. Đồng thời, chứa đựng
khả năng làm cho hoạt động xét xử của Tòa án mất đi tính công bằng,
khách quan, vô tư, không thiên vị dẫn đến cho ra bản án, quyết định cua
tòa án không đúng pháp luật, không phù hợp với công lý.
b) Tại Hoa Kì
Tính độc lập trong tư pháp (Judical independence) là nền tảng giá trị
cốt lõi và là niềm tự hào của Hợp chủng quốc Hoa Kì từ những ngày đầu
lập quốc. Tính độc lập ấy được bảo đảm bởi sự phân lập rõ ràng ba quyền
lực hay còn gọi là tam quyền phân lập (seperation of powers) gồm:
Nhánh lập pháp (Quốc hội lưỡng viện); nhánh hành pháp (Chính phủ) và
nhánh tư pháp (Hệ thống Toà án) hoạt động tương hỗ, cùng hỗ trợ nhưng
cũng kiềm chế lẫn nhau, không để quyền lực được tập trung quá nhiều
vào một ngành, đó gọi là hệ thống kiểm tra và cân bằng quyền lực lẫn
nhau (check and balance system)
Mục 1 Điều 3 của Hiến pháp Hoa Kì quy định: “Quyền tư pháp được
trao cho Tòa án tối cao và các tòa án thấp hơn do Quốc hội thành lập.”
Theo đó, giữa Toà án và chính phủ không tồn tại mối quan hệ cấp trên -
cấp dưới, toà án không có nghĩa vụ phải giải trình, báo cáo về các hoạt
động của mình. Mặc dù Tổng thống và Quốc hội cùng đề xuất và bổ
nhiệm các vị trí thẩm phán khi xảy ra khuyết thiếu nhưng không được
phép kiểm soát, điều khiển hay tác động vào các quyết định của Toà án.
Đặc biệt, việc đảm bảo quyền lợi tuyệt đối cho Thẩm phán cũng là
nhân tố chủ chốt nhằm bảo đảm sự bền vững của độc lập tư pháp. Mục 1
Điều 3 của Hiến pháp Hoa kì nói rằng: “Thẩm phán, của Tòa Tối cao
7
hoặc các tòa án thấp hơn, sẽ đảm nhận nhiệm vụ của mình trong thời kỳ
vẫn duy trì được hạnh kiểm tốt, và sẽ được nhận một khoản đãi ngộ để bù
đắp cho sự phục vụ của mình ở mức không bị rút giảm trong thời gian tại
vị. Bản thân trong chính Hiến pháp Hoa Kì đã bảo vệ 2 quyền lợi cơ bản
của người lao động: an toàn chức nghiệp (Job security) và nguồn thu
nhập ổn định. Trên thực tế, thẩm phán tại Mỹ là một nghề danh giá, có
địa vị xã hội cao, mức thu nhập của họ đứng thứ hai trong số những
ngành nghề có mức đãi ngộ cao nhất tại nước này, bình quân rơi vào
khoảng từ 180000 USD đến 543000 USD. Chính những yếu tố trên đã
góp phần làm nên tính độc lập của Tư pháp, khi người thẩm phán, nếu
không mắc phải những suy đồi nghiêm trọng về mặt đạo đức sẽ không
phải chịu ảnh hưởng bởi bất kì một tác nhân ngoại cảnh nào, kể cả từ
Tổng thống.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hãn hĩu, thẩm phán liên bang có
thể bị thay thế thông qua một sự đàn hạch (impeachment) hay còn gọi là
luận tội bởi theo khoản 2 Hiến pháp Hoa Kỳ có nói rằng “Tổng thống,
phó tổng thống và các viên chức dân sự khác của Hoa Kỳ sẽ bị truất phế
dựa trên sự luận tội vì bị kết án là phản quốc, hối lộ hay các tội nặng nhẹ
khác." Mặc dù vậy, quá trình để có thể đàn hạch một thẩm phán là rất
phức tạp và khó khăn, bởi sự đàn hạch vốn được sinh ra để bảo vệ thẩm
phán khi đưa ra các phán quyết. Trong lịch sử Tư pháp của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ, mới chỉ có 7 thẩm phán của toà án tối cao từng bị luận tội
và chưa có bất kì ai bị bãi nhiệm.
2. Độc lập bên trong hẻ thống
Độc lập của quyền tư pháp với các nhánh quyền lực khác sẽ không thể
nào ổn định, bền chặt và rõ ràng nếu bên trong trong nội tại quyền tư
pháp không có sự độc lập lẫn nhau.

8
Một là, độc lập theo chiều dọc giữa các cơ quan trong hệ thống Tư
pháp. Có nghĩa rằng, sự độc lập tư pháp còn phải được thể hiện ở các cấp
xét xử, ở toà án chỉ có quan hệ giữa cấp thấp hơn và cấp cao hơn về thẩm
quyền tố tụng mà không tồn tại mối quan hệ cấp trên - cấp dưới. Toà án
cấp cao hơn có quyền hướng dẫn cho toà cấp dưới áp dụng thống nhất
pháp luật nhưng tuyệt đối không được gợi ý, can thiệp, quyết định thay
toà án cấp dưới trong một vụ án cụ thể.
Hai là, nguyên tắc độc lập còn được thể hiện ở giữa các thẩm phán với
nhau trong cùng một phiên xét xử. Điều 103 Hiến pháp năm 2013 ghi
nhận quy tắc này như sau: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật” Trong hội đồng xét xử, các thành viên độc lập
trong việc xem xét các khía cạnh của vụ án, đưa ra quan điểm, ý kiến, kết
luận của riêng mình mà không chịu sự ràng buộc của những người khác.
Phán quyết của toà án sẽ được quyết định theo đa số theo hình thức biểu
quyết, người có quyết định ngược lại với đa số có quyền trình bày lại ý
kiến bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án. Nếu sau này có xuất
hiện sai phạm trong quá trình xét xử dẫn đến tái thẩm hoặc giám đốc
thẩm thì người có ý kiến đúng sẽ không chịu bất kì một hình thức xử phạt
nào.
Ba là, độc lập trong vai trò của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Điều
4, Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 quy định: “Việc xét xử cuả Toà
án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét xử của các Toà án
quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật tố
tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Toà án.” Theo đó, thừa nhận
và đề cao tầm quan trọng của sự xuất hiện của Hội thẩm nhân dân – đại
diện cho tiếng nói và cái nhìn của nhân dân trong hoạt động xét xử; đồng
thời trao quyền quyết định bình đẳng giữa thành viên trong Hội thẩm

9
nhân dân và thẩm phán. Hơn nữa, Hội thẩm nhân dân luôn có số lượng
đông hơn, còn được biểu quyết trước thẩm phán.
Tóm lại, dù có trong bất kì một mối quan hệ như thế nào, chịu ảnh
hưởng từ đâu thì Tư pháp vẫn luôn tự do trong việc ra quyết định, là biểu
tượng cao nhất của công lý, lẽ phải. Pháp luật là mệnh lệnh tối thượng của
Tư pháp và toà án chỉ xét xử theo pháp luật.
IV, MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TÍNH ĐỘC LẬP CUA
QUYỀN TƯ PHÁP
Thứ nhất, cần có sự phân công rõ ràng giữa về chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng thời, cần cả bộ máy
Nhà nước và xã hôi cùng tham gia vào việc giám sát việc vận hành và
tuân thủ pháp luật từ mức độ cá nhân cho đến các cơ quan quyền lực cao
nhất, trong đó Toà án đóng vai trò là biểu tượng cao nhất của công lý, lẽ
phải; đóng vai người phân xử, quyết định đúng sai cho các vấn đề của xã
hội. Có như vậy, Tư pháp mới thực sự được tự do, phát huy hết khả năng
và trách nhiệm được giao phó.
Thứ hai, xã hội phải có sự tôn trọng, tin tưởng vào pháp luật và toà
án. Bởi theo Ăngghen: “Tự do là sự nhận thức được cái tất yếu”, nếu
chúng ta không hiểu và lựa chọn cái đúng cho chính mình, bản thân sẽ
mãi bị cầm tù trong nhận thức, hành động và không có được sự tự do.
Chân lý đúng đắn ở đây chính là pháp luật, được bảo đảm bởi Tư pháp.
Cùng với đó, nếu Toà án được đặt niềm tin tuyệt đối trong việc bảo vệ
công lý và nhận được sự tôn trọng của nhân dân, toà án sẽ tự do trong
việc ra những phát quyết độc lập, khách quan và trong một số trường hợp,
sẵn sàng đối đầu với cơ quan công quyền như chính phủ hoặc một tổ chức
có vị thế cao trong xã hội.
Thứ ba, bản thân thẩm phán phải luôn có tư tưởng đúng đắn, nhận
thức độc lập và khách quan. Để đạt được những điều trên, đầu tiên cần
10
nâng cao trình độ, kiến thức, kĩ năng công tác, kiến thức xã hội và quan
trọng hơn hết là sự liêm chính ý thức về công bằng và lẽ phải của các cán
bộ tư pháp. Song song với đó, cần phải có những mức đãi ngộ, lương
thưởng, chế độ phúc lợi tương xứng và sự bảo vệ chính đáng cho những
người thẩm phán để có có thể yên tâm công tác và bảo vệ công lý cho
những người yếu thế. Ở Việt Nam, điều này cũng đã được quy định rõ
trong Hiến pháp. Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta hiện nay lương của
thẩm phán còn ở mức thấp so với mặt bằng chung, trong khi đó áp lực là
rất cao khi vừa phải tiếp nhận nhiều vụ án cùng lúc vừa phải xử lý chúng
trong khoảng thời gian cực ngắn. Chỉ khi nào nhà nước ta có những mức
đãi ngộ tương xứng thì thẩm phán mới có thể yên tâm trên con đường bảo
vệ công lý.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Các bản
Hiến pháp năm 2013 – 1992 – 1980 – 1959 – 1946), (2021),
Nhà xuất bản Lao động.
2. TS. Đặng Xuân Hoan (chủ biên), (2020), Tài liệu bồi dưỡng
chuyên viên cao cấp, Học viện Hành chính Quốc gia.
3. Montessquieu, (1996), Tinh thần pháp luật, Nhà xuất bản Giáo
dục.
4. An outline of American government, (1999), Nhà xuất bản
chính trị quốc gia.
5. https://tcnn.vn/news/detail/37278/
Co_che_giam_sat_hoat_dong_cua_co_quan_tu_phap_va_kiem_
soat_quyen_luc_cua_Quoc_hoi_doi_voi_co_quan_tuall.html
6. https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/ctv/news/Pages/nghien-
cuu-trao-doi.aspx?ItemID=9
11
12

You might also like