Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Thứ 3, 04/10/2016, 15:04

Các thủ thuật "phù phép" tăng doanh thu


cho doanh nghiệp
Doanh thu luôn là khoản mục tiềm tàng nhiều rủi ro biến
tấu cao ngay cả trong và ngoài khuôn khổ cho phép của
chuẩn mực.
Đã qua rồi thời kỳ nhà đầu tư chỉ "cắm đầu" mua bán cổ phiếu theo những lời "phím
hàng". Bây giờ, các nhà đầu tư đều chủ động tìm hiểu, nghiên cứu báo cáo tài chính của
doanh nghiệp, ít nhất là để có một cái nhìn khái quát về món hàng mà mình chọn mua.
Thế nhưng không phải ai cũng có thể nắm bắt được những con số khô khan đó, chưa kể
nhiều doanh nghiệp còn có những thủ thuật để phù phép số liệu vì mục đích riêng.

Chuỗi bài về các thủ thuật tài chính sẽ cố gắng diễn giải những "thủ thuật " trên BCTC
một cách đơn giản nhất nhằm đem lại cho NĐT phổ thông những kiến thức cơ bản và có
quyết định sáng suốt khi chọn lựa cổ phiếu.

Nếu nói báo cáo tài chính như một bức tranh giúp nhà đầu tư hình dung lên toàn cảnh câu
chuyện hoạt động của doanh nghiệp thì doanh thu có lẽ chiếm phần lớn sự quan tâm
trong bức tranh đó. Đi liền với tầm quan trọng luôn là tính rủi ro cao, chưa tính đến việc
doanh thu còn thường xuyên gánh sức ép như một chỉ tiêu xét duyệt lương thưởng của
Ban Giám đốc, do đó dù phải tuân theo một loạt các quy tắc ghi nhận của chuẩn mực kế
toán thì đây vẫn luôn là khoản mục tiềm tàng nhiều rủi ro biến tấu cao ngay cả trong và
ngoài khuôn khổ cho phép của chuẩn mực.

Trong giới hạn bài viết này chỉ để cập tới các kỹ thuật hợp pháp và “tuân thủ” theo các
chuẩn mực Kế toán. Các hành vi vi phạm pháp luật như cố tình tạo doanh thu khống hay
tạo ra các giao dịch ảo không thuộc phạm vi bài viết này.

Tăng doanh thu nhờ doanh thu khác

Có hiệu lực từ năm tài chính 2015 và áp dụng cho cả số liệu so sánh 2014, thông tư số
200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp đã thay đổi cách ghi nhận
doanh thu từ bán vật liệu, phế liệu quá trình sản xuất, nhượng bán công cụ dụng cụ và các
khoản doanh thu khác tư tài khoản 711 – Thu nhập khác về tiểu khoản 5118 – Doanh thu
khác, nằm trong khoản mục lớn doanh thu.

1
Vì vậy khi xem xét số liệu doanh thu, nhà đầu tư nên xem xét kỹ tỷ trọng của phần doanh
thu khác này. Việc tăng doanh thu nhờ doanh thu khác được đánh giá là hoạt động chỉ
mang tính chất thời điểm, không bền vững và không phản ánh hoạt động kinh doanh cốt
lõi của doanh nghiệp.

Tăng doanh thu nhờ ký kết các điều khoản “Bán và giữ”, ước tính khối lượng công
việc hoàn thành.

“Bán và giữ” (Bill and Hold) xuất hiện khi doanh nghiệp ký kết một biên bản xác nhận
với bên mua đồng ý nghiệm thu sản phẩm bán, tuy nhiên hàng hóa vẫn được gửi lại tại
nhà máy của người bán và sẽ thực hiện chuyển giao sau. Điều khoản này giúp người bán
ghi nhận doanh thu ngay tức thời mà chưa cần phải giao hàng cho người mua. Bản chất
của thủ thuật này đơn giản là đẩy doanh thu của kỳ sau lên ghi nhận sớm vào kỳ trước,
nhằm tạo ảo tưởng rằng công ty đang tăng trưởng tốt trong kỳ hiện tại. Hậu quả có thể
gây ảnh hưởng tới doanh thu năm sau.

Đối với các công ty liên quan tới lĩnh vực xây dựng hoặc cung cấp dịch vụ trong một thời
gian dài thì ước tính doanh thu lại là một công cụ đắc lực giúp ban lãnh đạo điều chỉnh số
liệu doanh thu theo ý muốn. Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc phụ thuộc nhiều
vào nhận định, kinh nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc. Dù việc ước lượng
phải dựa trên cơ sở hợp lý, nhưng doanh nghiệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi
nhận doanh thu của mình là đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán.

Tăng doanh thu nhờ các giao dịch với bên liên quan

Bên liên quan từ trước tới nay vẫn là “vị cứu tinh” khi doanh nghiệp cần có một khoản
doanh thu bất ngờ cuối năm nhằm đạt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Hợp đồng mua bán nội bộ
giữa các bên này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về chuyển giá cũng như chuyển lợi nhuận. Đặc
biệt đối với các tập đoàn lớn mang tính chuyên môn hóa cao, đầu ra của đơn vị này đồng
thời chính là đầu vào của đơn vị khác.

Doanh thu của một doanh nghiệp hoàn toàn có thể phụ thuộc phần lớn vào một bên liên
quan. Bằng việc điều chỉnh giá bán và sản lượng mua từ đó có thể dễ dàng biến tấu doanh
thu của một đơn vị. Đối với trường hợp này, nhà đầu tư có thể tìm kiếm thêm thông tin
trong phần thuyết minh các giao dịch trọng yếu với bên liên quan để xác định liệu có việc
thao túng doanh thu xảy ra hay không.

Tăng doanh thu nhờ chính sách giá và cung cấp thêm tín dụng cho khách hàng.

Một biện pháp thông thường khác mà các doanh nghiệp sử dụng để tăng lợi nhuận khi
nhận thấy nguy cơ không đạt kế hoạch là giảm giá bán năm hiện tại, thông báo tăng giá
bán đầu năm sau và nới lỏng các điều kiện tín dụng. Ví dụ, để tăng lợi nhuận quý 4 năm

2
2015, công ty có thể thông báo sẽ tăng giá bán vào đầu năm 2016, lập tức doanh thu quý
4 sẽ tăng vọt.

Mặc dù các thủ thuật này cho phép doanh nghiệp đẩy mạnh doanh thu trong kỳ hiện tại
nhưng cũng sẽ đồng thời gây ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận năm sau, chưa kể đến tác
động của chính sách bán hàng bị nới lỏng có thể gây khó khăn cho việc cân đối nguồn
vốn lưu động, nguy cơ phải trích lập dự phòng khoản phải thu trong các năm tiếp theo.

Một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư nhận biết được khoản mục doanh thu đang được
phù phép

Tóm lại, một khoản doanh thu được coi là chất lượng khi đi kèm với khả năng chắc chắn
thu hồi được lợi ích trong tương lai. Vì vậy để nhận biết được các dấu hiệu của doanh thu
ảo, nhà đầu tư nên chú trọng phân tích mối tương quan tăng trưởng giữa cả ba chỉ tiêu
doanh thu, khoản phải thu và dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với một số thông tin nhất định, nhà đầu tư nên lưu ý vì đó hoàn toàn có thể là động
cơ cho một cú hích ảo vào doanh thu như: công bố chỉ tiêu doanh thu kế hoạch, các đợt
phát hành cổ phiếu dự kiến (nếu có), thay đổi kế toán trưởng, kế hoạch chi trả lương
thưởng Ban giám đốc…

Ngoài ra, bằng những biện pháp phân tích đơn giản như so sánh số liệu cùng kỳ năm nay
với năm trước, suy xét tính logic khi đặt doanh nghiệp vào tình hình chung của ngành,
nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm ra những biến động đáng ngờ, từ đó làm rõ tính chân thực
của khoản mục doanh thu.

3
Gỗ Trường Thành: Kiểm toán nghi ngờ khả năng tiếp tục hoạt
động, 60% doanh thu không thể xác định được có thật
http://cafef.vn/go-truong-thanh-kiem-toan-nghi-ngo-kha-nang-tiep-tuc-hoat-dong-60-
doanh-thu-khong-the-xac-dinh-duoc-co-that-20160831185315569.chn

Ngày 31/8/2016, công ty kiểm toán E&Y đã công bố báo cáo soát xét báo cáo tài chính hợp
nhất giữa niên độ của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF). Ý kiến của
Kiểm toán đưa ra cho thấy tình hình tài chính của TTF khá tệ hại.

 Gỗ Trường Thành lỗ gần 1.500 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, dự phòng phải thu
khó đòi gần 250 tỷ
 TTF: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 18
 TTF: Giải trình ý kiến của kiểm toán viên trong BCTC soát xét 6 tháng đầu năm
2016

Theo kết quả soát xét, lỗ lũy kế tính đến 30/6/2016 tăng thêm 130 tỷ so với số liệu do
công ty tự lập đã công bố trước đây (từ 1.082 tỷ lên 1.211 tỷ) với nguyên nhân chủ yếu
do chênh lệch kiểm kê thiếu hàng tồn kho tăng thêm 127 tỷ. Như vậy tổng chênh lệch
thiếu hàng tồn kho đã tăng từ 1.017 tỷ lên 1.144 tỷ. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm
2016 cũng ghi nhận khoản lỗ thuần 1.084 tỷ so với 1.073 tỷ theo số liệu do công ty tự lập
và công bố trước đây. (Độc giả lưu ý, đây là báo cáo do Ban lãnh đạo mới vào tiếp quản
Gỗ Trường Thành lập, cùng với việc phát hiện ra 1 số vấn đề như kiểm kê thiếu hàng tồn
kho 1.156 tỷ đồng.)

Ngoài ra, vào ngày 30/6/2016, nợ phải trả ngắn hạn của TTF đã vượt hơn tài sản ngắn
hạn với số tiền là 425 tỷ đồng. “Các điều kiện này cho thấy có sự tồn tại của yếu tố không
chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của
Nhóm Công ty.” E&Y cho biết.

Điều đáng chú ý nhất là phần từ chối đưa ra ý kiến, E&Y đã không thể đưa ra kết luận
nào với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các
cơ sở sau:

* Không thể xác định được thời điểm phát sinh chênh lệch thiếu hàng tồn kho

E&Y cho biết công ty kiểm toán này được bổ nhiệm soát xét báo cáo tài chính hợp nhất
giữa niên độ của TTF sau ngày 31/12/2015, do đó E&Y đã không được chứng kiến việc
kiểm kê thực tế hàng tồn kho của TTF tại ngày 31/12/2015. Các thủ tục soát xét thay thế
cũng không cung cấp cho E&Y đầy đủ bằng chứng thích hợp đối với số lượng hàng tồn
kho tại ngày 31/12/2015.

4
Trong nửa đầu năm 2016, Ban giám đốc TTF đã ghi nhận khoản chênh lệch thiếu khi
thực hiện kiểm kê hàng tồn kho trong kỳ vào giá vốn hàng bán với giá trị là 1.052 tỷ đồng
và điều chỉnh hồi tố số dư hàng tồn kho tại ngày 31/12/2015 là 92 tỷ đồng, do vậy làm
giảm giá trị hàng tồn kho tại ngày 30/6/2016 với tổng số tiền là 1.144 tỷ đồng.

Dựa trên các thông tin hiện có, E&Y không thể xác định được thời điểm phát sinh khoản
chênh lệch thiếu này là trong các kỳ báo cáo trước hay trong kỳ báo cáo hiện hành, do đó,
không thể xác định được liệu có cần điều chỉnh đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất giữa niên độ và báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ hay
không.

* Hơn 520 tỷ doanh thu không thu thập được bằng chứng xác định tính hiện hữu

Báo cáo soát xét cho biết TTF đã ghi nhận doanh thu từ các nghiệp vụ bán hàng cho một
nhóm khách hàng với tổng số tiền là 520 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm – tương đương
gần 60% doanh thu phát sinh trong kỳ là 882 tỷ đồng.

Dựa trên các thông tin được cung cấp, E&Y không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng
thích hợp để xác định tính hiện hữu của các nghiệp vụ bán hàng này. Do đó, E&Y không
thể xác định liệu có cần điều chỉnh đối với doanh thu và giá vốn hàng bán đã ghi nhận từ
các nghiệp vụ bán hàng này cho kỳ kế toán sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2016.

Ngoài ra, một nguồn tin riêng cho chúng tôi biết, nhiều khả năng Vingroup sẽ không thực
hiện chuyển đổi ra cổ phần của khoản trái phiếu chuyển đổi 1.200 tỷ đã cung cấp cho Gỗ
Trường Thành.

Như vậy, với báo cáo soát xét do công ty kiểm toán E&Y đưa ra này, có thể thấy tình
hình tài chính của Gỗ Trường Thành rất tệ hại, hơn 1000 tỷ hàng tồn kho “bốc hơi”, 520
tỷ doanh thu không xác định được là có thật hay không, và bị nghi ngờ về khả năng tiếp
tục hoạt động.

Kinh Kha

Theo Trí thức trẻ

5
"Hô biến" chi phí - Thủ thuật mà DN sử dụng để biến tấu
lợi nhuận
Đã qua rồi thời kỳ nhà đầu tư chỉ "cắm đầu" mua bán cổ phiếu theo những lời "phím
hàng". Bây giờ, các nhà đầu tư đều chủ động tìm hiểu, nghiên cứu báo cáo tài chính của
doanh nghiệp, ít nhất là để có một cái nhìn khái quát về món hàng mà mình chọn mua.
Thế nhưng không phải ai cũng có thể nắm bắt được những con số khô khan đó, chưa kể
nhiều doanh nghiệp còn có những thủ thuật để phù phép số liệu vì mục đích riêng.

Chuỗi bài về các thủ thuật tài chính sẽ cố gắng diễn giải những "thủ thuật " trên BCTC
một cách đơn giản nhất nhằm đem lại cho NĐT phổ thông những kiến thức cơ bản và có
quyết định sáng suốt khi chọn lựa cổ phiếu.

Đặc tính tuyệt vời của chiếc đệm hơi chính là có thể thổi phồng lên hay thả xẹp xuống
tùy theo ý thích người dùng. Sở dĩ so sánh chi phí như một chiếc đệm bởi lẽ doanh
nghiệp cũng hoàn toàn có thể dựa vào một số thủ thuật mà đẩy phồng hoặc thu nhỏ chi
phí, làm một chiếc đệm hơi êm ái giúp giảm thiểu thương tích lên lợi nhuận trong những
cú ngã đau của doanh thu.

Tiếp nối bài viết về “Những thủ thuật phù phép doanh thu”, nội dung lần này xoay quanh
biện pháp thứ hai mà doanh nghiệp vẫn thường sử dụng để biến tấu lợi nhuận, đó chính là
“Hô biến chi phí”.

Hô biến nhờ các ước tính trích trước trong kế toán

Hẳn các bạn vẫn còn nhớ ước tính kế toán đã hỗ trợ đắc lực như thế nào cho việc thổi
phồng doanh thu. Với chi phí, biện pháp này cũng hữu hiệu không kém. Trong quá trình
lập báo cáo tài chính, các công ty thường phải sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán
(Accrual) như trích lập dự phòng nợ khó đòi, trích lập giảm giá hàng tồn kho, trích lập
các khoản lương thưởng,…

Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển khó khăn, doanh nghiệp thường có xu hướng “lờ đi”
không trích lập các khoản chi phí này. Một ví dụ điển hình đó là đối với các công ty
sản xuất xi măng thì luôn có khoản trích trước đều đặn cho chi phí sửa chữa lớn lò nung.
Tuy nhiên nếu kết quả lợi nhuận không như mong đợi, các đơn vị này sẽ giảm xuống
mức trích thấp hơn so với ngân sách đề ra.

Vốn hóa thành tài sản thay vì ghi nhận chi phí

6
Dựa trên hướng dẫn của chuẩn mực kế toán, một số loại chi phí nếu đem lại được lợi ích
trong tương lai và thỏa mãn một số điều kiện nhất định thì sẽ được ghi nhận như tài sản
và phân bổ dần trong nhiều năm. Cụ thể như chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình
quy định: “Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng
nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu
chuẩn ban đầu của tài sản đó”.

Cụm từ “cải thiện trạng thái” đã được chuẩn mực giải thích rõ hơn bằng một trong ba dấu
hiệu là tăng thời gian sử dụng hữu ích, tăng chất lượng sản phẩm hoặc giúp giảm chi phí
hoạt động của tài sản. Tuy nhiên công tác đánh giá lại phụ thuộc phần nhiều vào các
nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn thường xuyên treo các khoản chi vào tài khoản chi phí
trả trước. Lợi ích của biện pháp này chính là cùng một khoản chi phí nay được phân bổ
trong nhiều kỳ sau đó thay vì phải ghi nhận ngay lập tức trong năm tài chính hiện tại.

Biến tấu chi phí khấu hao

Khấu hao luôn là một trong những chi phí trọng yếu trong hoạt động của doanh nghiệp,
đặc biệt là các đơn vị sản xuất sở hữu nhiều máy móc, nhà xưởng. Biến tấu chi phí khấu
hao rất được ưa chuộng khi lập báo cáo tài chính nhờ khả năng khó phát hiện của nó.
Doanh nghiệp đơn giản chỉ cần thay đổi thời gian khấu hao của tài sản, từ đó lượng khấu
hao trong mỗi năm sẽ tăng, giảm tùy theo. Dù đã được quy đinh rất rõ ràng tại điều 10,
thông tư 45/2013/TT-BTC, văn bản Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích lập khấu
hao tài sản”, rằng mỗi tài sản chỉ được phép thay đổi thời gian trích khấu hao một
lần tuy nhiên quá trình giám sát áp dụng luật trên thực tế vẫn là chưa đủ sát sao nếu số
liệu báo cáo tài chính của đơn vị không được kiểm toán một cách chặt chẽ.

Ngoài những phương pháp điển hình nêu trên, một thủ thuật đặc thù dành riêng cho
doanh nghiệp sản xuất là lợi dụng tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất giữa hàng tồn kho và
giá vốn.

Một cách dễ hiểu, các chi phí sản xuất trong kỳ trước tiên sẽ được tập hợp vào giá trị
thành phẩm – khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán, sau đó khi bán đi các thành
phẩm này sẽ được chuyển hóa thành chi phí giá vốn trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Vì vậy, với mục đích đẩy cao tài sản tại thời điểm lập báo cáo và giảm thấp chi phí giá
vốn trong kỳ thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng cố gắng ghim tất cả các khoản chi phí
xuống ghi nhận vào cuối kỳ để có thể giữ lại giá trị chi phí trong lượng thành phẩm tồn
kho chưa kịp bán trong khi thực tế những chi phí này đã được tiêu hao vào những
hàng hóa sản xuất trước đó và lẽ ra được ghi nhận là giá vốn.

7
Đối mặt với rất nhiều các thủ thuật tinh vi nhằm làm đẹp “bức tranh tài chính” của doanh
nghiệp, trong khi lượng thông tin trong tay lại còn hạn chế là một trở ngại lớn cho nhà
đầu tư để có thể phát hiện ra các biến tấu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Trong hoàn
cảnh đó, thông tư 200/2014/TT-BTC được áp dụng từ năm 2015 yêu cầu tất cả các thuyết
minh chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất kinh doanh phải
chi tiết tới từng tiểu mục có giá trị lớn trên 10% tổng chi phí.

Điều đó nghĩa là chi phí sẽ được bóc nhỏ hơn nữa theo loại bản chất như: Chi phí khấu
hao, chi phí lương, chi phí mua ngoài,.. giúp cung cấp thêm thông tin vô cùng hữu ích
cho người dùng báo cáo. Nhà đầu tư chỉ cần so sánh số liệu qua các năm của doanh
nghiệp theo những mục chi phí nhỏ này cũng đã có thể nhìn ra các biến động tăng
giảm bất thường trong ghi nhận chi phí, từ đó xét đoán khả năng lợi nhuận có đang bị
“phù phép” hay không.

Thanh Tâm

Theo Trí thức trẻ

8
Lật tẩy những mánh khóe gian lận trên báo cáo tài chính
(P1)
Hành vi gian lận có thể giúp các công ty thu về lợi ích. Tuy nhiên, cũng có
không ít trường hợp đã bị phanh phui và khi đó họ sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Sai sót về kế toán, để lộ thông tin hoặc thông tin sai sự thực đã khiến không ít công ty
gặp phải nhiều rắc rối. Sự kiện sai sót của HP trong thương vụ mua lại hãng phần mềm
Autonomy là ví dụ điển hình. 
Hành vi gian lận có thể giúp các công ty thu về lợi ích. Tuy nhiên, cũng có không ít
trường hợp đã bị phanh phui và khi đó họ sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

1. Sử dụng SPV

Special Purpose Vehicle – SPV - là những công ty con được thành lập để thực hiện một
nhiệm vụ nào đó. Các công ty này thường được sử dụng cho mục đích chứng khoán hóa.
Tuy nhiên, SPV cũng được sử dụng để giấu đi các giao dịch ẩn chứa nhiều rủi ro của tập
đoàn mẹ hoặc các quan hệ không minh bạch của tập đoàn. 

Trường hợp đáng chú ý nhất là vụ sụp đổ của Enron hồi năm 2001. Enron đã sử dụng các
SPV để làm giảm quy mô các khoản nợ đồng thời khuếch đại lợi nhuận và nguồn vốn. 

2. Hạch toán theo giá thị trường (Mark to Market – MTM)

Hạch toán theo giá thị trường (MTM) là 1 tiêu chuẩn kế toán buộc các doanh nghiệp phải
ghi nhận mức giá của tài sản trên bảng cân đối theo giá trị thị trường tại thời điểm hạch
toán.

Tháng 6 và tháng 7/2007, Bear Stearns đã báo cáo 2 quỹ đầu cơ chính của hãng là Bear
Stearns High-Grade Structured Credit Fund và High-Grade Structured Credit Enhanced
Leveraged Fund đã phải giảm gần như toàn bộ giá trị của hầu như tất cả các tài sản trên
bảng cân đối kế toán. Sự kiện này thổi bùng lo ngại cho rằng tác động tiêu cực sẽ lan
rộng. 

Các ngân hàng trên khắp phố Wall cũng phải chịu những khoản lỗ khổng lồ do bút toán
này. Tháng 10/2008, Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã phải cân nhắc tạm thời chấm dứt
cách hoạch toán này do lo ngại những khoản lỗ khiến cuộc khủng hoảng càng thêm tồi
tệ. 

3. Repo 105

9
Thông thường, repo được sử dụng như một dạng vay thế chấp. Người bán trong một repo
vay tiền của người mua và dùng assets của mình thế chấp bằng cách bán tạm cho người
mua với cam kết sẽ mua lại sau một thời gian nhất định và với mức giá đã thỏa thuận
trước. Chính vì vậy, các giao dịch repo là giao dịch tài trợ vốn chứ không phải giao dịch
bán tài sản thực sự. 

Tuy nhiên, Repo 105 là 1 thủ thuật kế toán trong đó doanh nghiệp coi khoản vay ngắn
hạn là một giao dịch bán đứt tài sản. Sau đó, doanh nghiệp có thể dùng số tiền mặt thu
được để trả nợ và như vậy giảm số thể hiện trên bảng cân đối kế toán. 

Lehman Brothers đã giảm số nợ ngay trước khi công bố báo cáo tài chính quý bằng cách
sử dụng thủ thuật này. Năm 2008, Lehman Brothers phá sản và thủ thuật Repo 105 bị
phát hiện sau khi các cơ quan chức năng giám định sổ sách của hãng. 

4. Ghi nhận chi phí

Theo chuẩn mực kế toán thông thường, chi phí sẽ được ghi nhận khi hoạt động thanh
toán diễn ra. 

Diamond Foods đã chuyển các khoản thanh toán cho người trồng hạt sang các kỳ báo cáo
sau để có thể bù đắp chi phí của năm tài khóa 2011. Với chi phí giảm xuống, lợi nhuận
của Diamond Foods cũng tăng lên khi hãng tiến hành đàm phán với Proctor & Gamble. 

Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) năm 2010 gây hoang mang của nhiều
nhà đầu tư với việc công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm gần 30%. So với kết quả
trước kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3 tỷ đồng do phải trích thêm dự
phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng tương
ứng. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành
hơn 58 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97 tỷ đồng, giảm 22,8
tỷ (-29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng.

10
Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty cổ phần Basa có mã chứng khoán BAS, công ty
đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản,
trong khi công trình này đã ngừng xây dựng trong năm 2010. Nếu áp dụng đúng như
VSA, thì chi phí đi vay này phải tạm ngừng vốn hóa và tính vào chi phí kinh doanh trong
kỳ. Nếu thực hiện đúng như VSA, công ty sẽ gia tăng thêm khoản lỗ với số tiền tương
ứng 1,04 tỷ đồng.

5. Ghi nhận doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán thông thường, doanh thu chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp
thực hiện xong nghĩa vụ và không nhất thiết phải đợi đến khi đã nhận được tiền thanh
toán. 

Năm 2002, SEC đã phạt Xerox vì hãng đã thổi phồng doanh thu. Bằng bút toán ghi nhận
doanh thu, doanh thu của hãng tăng thêm hơn 3 tỷ USD, dẫn đến lợi nhuận trước thuế
tăng thêm 1,5 tỷ USD. Xerox đã ghi nhận doanh thu không đúng thời điểm. 

6. Công bố sai lệch về dòng tiền

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là 1 trong 3 báo cáo tài chính quan trọng. Báo cáo này thể hiện
dòng tiền chảy vào và chảy ra trong năm tài khóa của 1 doanh nghiệp. Do đó, đây là báo
cáo thể hiện tốt nhất khả năng thanh khoản và tình hình hoạt động thực sự của công ty
đó. 

WorldCom đã sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để che giấu các chi phí bằng cách
chuyển chi phí hoạt động vào hoạt động đầu tư. Do đó, số tiền này không được ghi nhận
vào mục chi phí. Bằng kế hoạch này, WorldCom đã thổi phồng dòng tiền thêm 3,8 tỷ
USD và ghi nhận lãi thay vì lỗ. 

7. “Nhồi” kênh phân phối


11
Đây là thủ thuật trong đó nhà phân phối chuyển đến các nhà bán lẻ số hàng hóa nhiều hơn
đã đặt. Họ làm vậy với mục đích tăng giá trị của các khoản phải thu trên bảng cân đối kế
toán. 

Krispy Kreme thừa nhận vào cuối các quý, họ đã gửi cho các cửa hàng phân phối số hàng
nhiều gấp đôi so với lượng bình thường để có được kết quả kinh doanh giống với các dự
báo trên phố Wall. Năm 2005, hãng buộc phải cam kết sẽ đánh giá lại tất cả các báo cáo
tài chính trong quá khứ. 

8. Giấu lỗ trong các thương vụ mua lại

Các công ty có thể trả giá rất cao cho các nhà tư vấn tài chính khi họ thực hiện các vụ
mua lại và sáp nhập. Nhiều hãng đã sử dụng kẽ hở này để giấu đi các khoản lỗ trước đó. 

Olympus – người khổng lồ của ngành công nghệ Nhật Bản – đã có nhiều năm giấu lỗ
bằng cách sử dụng phương pháp này. Theo thông cáo của Olympus, hãng này chỉ phát
hiện ra vụ gian dối khi hợp tác với một ủy ban thứ ba để điều tra về các giao dịch bất
minh trên liên quan đến hợp đồng mua sắm thiết bị y tế của tập đoàn Anh trị giá 2,2 tỉ
USD hồi năm 2008. 

Trong gói chi trả này bao gồm khoản tiền tư vấn khổng lồ 687 triệu USD cùng khoản tiền
773 triệu USD cho 3 công ty trong nước - thực chất được sử dụng để che giấu thua lỗ
trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Khoản đầu tư vào 3 công ty trong nước đã hầu như
bị xóa đi chỉ vài tháng sau khi hợp đồng kết thúc.

12
1. Che dấu công nợ và chi phí.
Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên
BCTCnhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương
ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu. Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị
phát hiện vì thường không để lại dấu vết. Có ba phương pháp chính thực hiện giấu gian
lận và chi phí:
- Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các khoản dự phòng;
- Vốn hoá chi phí;
- Không ghi nhận hàng bán trả lại – các khoản giảm trừ và không trích trước chi phí bảo
hành;
Ví dụ tại Việt Nam:
Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) mở màn cho hoang mang của nhiều nhà
đầu tư với việc công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm gần 30%. So với kết quả
trước kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3 tỷ đồng do phải trích thêm dự
phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng tương
ứng. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành
hơn 58 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97 tỷ đồng, giảm 22,8
tỷ (-29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty cổ phần Basa có mã chứng khoán BAS, công ty
đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản,
trong khi công trình này đã ngừng xây dựng trong năm 2010. Nếu áp dụng đúng như
VSA, thì chi phí đi vay này phải tạm ngừng vốn hóa và tính vào chi phí kinh doanh trong
kỳ. Nếu thực hiện đúng như VSA, công ty sẽ gia tăng thêm khoản lỗ với số tiền tương
ứng 1,04 tỷ đồng.

2. Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh thu
Là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ không có
thực. Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ
giả mạo nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị
trả lại. Khai cao doanh thu còn được thực hiện thông qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố
trên Hóa đơn như số lượng, giá bán… hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao
hàng chưa hoàn tất, chưa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hoá – dịch
vụ được bán.
Ví dụ tại Việt Nam:
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) công bố Báo cáo tài chính
hợp nhất đã kiểm toán năm 2010. Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán
của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán. Đáng chú ý

13
là đơn vị kiểm toán có ý kiến loỊ trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của
Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ
đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc
phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt. Theo chuẩn
mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14)-Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận
được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức. Nếu công ty áp dụng VAS
14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước thuế cho năm 2010 sẽ giảm một
khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng.

3. Định giá sai tài sản


Việc định giá sai tài sản được thực hiện thông qua việc không ghi giảm giá trị hàng tồn
kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn. Các tài sản thường
bị định giá sai như là: các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định, không
vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản.
Ví dụ tại Việt Nam:
Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu (HJS) thông báo Báo cáo tài chính đã kiểm toán
năm 2010. Điều đáng lưu ý trong Báo cáo kiểm toán đó là nguyên giá tài sản cố định và
chi phí khấu hao của nhà máy Thủy điện Nậm Ngần có thể thay đổi khi quyết toán vốn
đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt. Trong bảng thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất:
Dự án công trình Thủy điện Nậm Ngần được đầu tư theo Quyết định số 28ACT/HĐQT
ngày 01/12/2004 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu đã hoàn
thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư. Công ty
căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng
tài sản cố định.
4. Ghi nhận sai niên độ
Doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu
hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc
giảm thu nhập theo mong muốn.
Ví dụ tại Việt Nam:
Trong mùa kiểm toán năm 2010, Đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc Công ty Cổ
phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu với giá vốn 27,98 tỷ đồng
từ Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt. Theo ký kết,
công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục công ty của dự án sau khi hoàn thành và đủ điều
kiện để bố trí tái định cư. UBND sẽ thanh toán cho công ty khi quyết toán dự án và đã
được cơ quan độc lập kiểm toán. Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính năm 2010, công ty đã
ước tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn như trên theo số liệu hoàn thành giữa công ty và

14
đội thi công của công ty trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản chỉ định
UBND thành phố Đà Lạt nghiệm thu. Đơn vị kiểm toán cho biết, ngày 22/2/2011, UBND
tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất giao cho UBND thành phố Đà Lạt là đơn vị
tiếp nhận từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn giá trị công trình hoàn thành để
DLR ghi nhận doanh thu.
Qua đây cho thấy DRL đã ghi nhận doanh thu và giá vốn Dự án xây dựng Cụm dân cư -
Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt sai niên độ, doanh thu và giá vốn này phải được
ghi nhận ở niên độ năm 2011, nhưng đã được doanh nghiệp ghi nhận vào năm 2010.
5. Không khai báo đầy đủ thông tin
Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử
dụng Báo cáo tài chính. Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết
minh như nợ tiềm tàng , các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế tóan, thông tin về bên
có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán..
Ví dụ tại Việt Nam:
Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Container Phía Nam
(VSG), kiểm toán viên lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực
hiện do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với số tiền
33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Điều này
giúp cho người sử dụng hiểu được, việc áp dụng TT 201/2009 giúp cho công ty giảm lỗ
33,16 tỷ đồng. Nếu áp dụng VSA 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính
của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng.
Qua đó cho người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ)
là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty tạo ra.

15

You might also like