Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC KHỐI 10

KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ NĂM HỌC 2018 – 2019


TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI Thời gian làm bài 180 phút
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề này có 05 trang gồm 10 câu)

Câu 1. (2,0 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử, định luật tuần hoàn
1) Sử dụng thuyết VSEPR, hãy vẽ các cấu trúc của các phân tử sau: H 2S,
TeCl4, XeF2 và BeCl2. Nếu phân tử nào có nhiều hơn 1 cấu trúc hãy vẽ tất cả các
cấu trúc có thể có của phân tử đó ra và chỉ rõ cấu trúc nào là bền nhất.
2) Xét các phân tử PX3 với X= F, Cl, Br, I.
a) Theo thuyết VSEPR, góc XPX lớn nhất có thể là bao nhiêu độ.
b) Thực tế góc XPX trong các trihalogenua này đều nhỏ hơn so với mô hình
của VSEPR, hãy giải thích tại sao.
c) Góc XPX với X từ I đến F sẽ biến đổi thế nào? Giải thích?
3) Viết cấu hình electron cho các tiểu phân: CN, CN +, CN2+, CN-, CN2-. Tính
bậc liên kết trong mỗi tiểu phân và xác định tiểu phân nào ổn định nhất?
4) Dưới đây là hình ảnh các vạch trong phổ phát xạ của một tiểu phân một
electron (giống nguyên tử hiđro) trong pha khí. Vạch A có bước sóng là 27,1 nm.

a) Hãy xác định sự chuyển dời electron từ các mức n nào tương ứng với các
vạch A và vạch B.
b) Hãy xác định tiểu phân trên.
Câu 2. (2,0 điểm) Tinh thể
Bạc kim loại rắn tồn tại ở dạng lập phương tâm diện (fcc).
a) Vẽ một ô mạng (tế bào) đơn vị fcc.
b) Có bao nhiêu nguyên tử trong một ô mạng đơn vị fcc.
c) Khối lượng riêng của bạc được xác định bằng 10,5 g/cm 3. Tính chiều dài
mỗi cạnh của ô mạng cơ sở.
d) Tính bán kính nguyên tử bạc trong tinh thể. Cho biết: M Ag = 107,8682
g/mol và số Avogađro NA = 6,022142.1023.
Câu 3. (2,0 điểm) Phản ứng hạt nhân
Cacbon - 14 là một đồng vị phóng xạ của nguyên tố cacbon, được hình
thành do hạt nhân nguyên tử nitơ hấp thụ nơtron nhiệt từ vũ trụ ở trên tầng bình
lưu và tầng đối lưu của khí quyển.
1) Viết phương trình phản ứng hạt nhân hình thành nguyên tử cacbon – 14.
2) Trong cơ thể sinh vật sống, nhờ vào đâu mà hàm lượng cacbon – 14 luôn
được ổn định.
3) Cho biết chu kì bán huỷ của cacbon – 14 là 5730 năm. Hãy tính tuổi của
một mẫu gỗ khảo cổ có độ phóng xạ bằng 72% độ phóng xạ của mẫu gỗ hiện tại.
4) Khi nghiên cứu một cổ vật dựa vào 14C người ta thấy trong mẫu đó có cả
C; số nguyên tử 14C bằng số nguyên tử 11C; tỉ lệ độ phóng xạ 11C so với 14C bằng
11

1,51.108 lần. Hãy tính tỉ lệ độ phóng xạ 11C so với 14C trong mẫu này sau 12 giờ kể
từ nghiên cứu trên. Cho biết 1 năm có 365 ngày.
Câu 4. (2,0 điểm) Nhiệt hóa học
Trong quá trình sản xuất xi măng, ở bước gần cuối phải thêm CaSO 4.2H2O
để tăng thêm độ cứng cho xi măng. Do quá trình sản xuất ở nhiệt độ cao nên xảy ra
phản ứng không mong muốn như sau: CaSO4.2H2O(r) → CaSO4. ½H2O(r) +
H2O(k)
Các giá trị nhiệt động học tại 1 atm và 25oC liên quan đến phản ứng được
cho trong bảng sau:
Chất ∆Hof (kJ.mol-1) So (J.K-1.mol-1)
CaSO4.2H2O(r) -2021,0 194,0
CaSO4. ½ H2O(r) -1575,0 130,5
H2O(k) -241,8 188,6

a) Hãy tính ∆Ho của quá trình chuyển 1,00 kg CaSO4.2H2O(r) thành CaSO4. ½
H2O(r)
b) Tính áp suất cân bằng của hơi nước trong bình kín chứa CaSO 4.2H2O(r),
CaSO4.½ H2O(r) và H2O(k) ở 25oC.
c) Tính nhiệt độ tại đó áp suất hơi nước bão hòa trong bình kín ở ý b) là 0,5
atm. Giả sử ∆Ho và ∆So của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ. Cho: Ca=40;
S=32; O= 16; H=1.
Câu 5. (2,0 điểm) Cân bằng hóa học trong pha khí
Xét cân bằng quen thuộc: N2O4 (k) 2NO2(k). Hằng số cân bằng của
phản ứng này ở 295K và 315K được cho ở bảng dưới đây. Biết rằng áp suất trong
bình luôn được cố định là 1,00 bar.

Nhiệt độ (K) 295 315

Kp 0,100 0,400

a) Tính áp suất riêng phần của mỗi khí khi hệ đạt trạng thái cân bằng ở 295K
và 315K.
b) Tính tỉ lệ thể tích của hệ ở 295K và 315K
c) Tính áp suất cực đại của NO2 (theo lý thuyết) khi tăng dần nhiệt độ.
d) Cho biết khi tăng nhiệt độ từ 295K lên 315K thì cân bằng chuyển dịch
theo chiều nào trong điều kiện đang xét.
Câu 6. (2,0 điểm) Động hóa học hình thức
Trong sự trao đổi chất, ví dụ với glucozơ, oxi không chỉ bị khử thành nước
mà còn bị khử thành 1 lượng nhỏ gốc tự do O2- rất hoạt động và rất độc. SOD là
tên của 1 loại enzim (kí hiệu là E) xúc tác chuyển hóa gốc tự do này. Phản ứng
chuyển hóa như sau:

Động học của phản ứng (1) được nghiên cứu ở môi trường đệm có pH = 9,1.
Nồng độ đầu của enzim E là 4.10-7 mol/L trong mỗi thí nghiệm. Tốc độ ban đầu ro
của các phản ứng được đo ở nhiệt độ phòng, tương ứng với các nồng độ đầu khác
nhau của O2-. Kết quả được cho trong bảng sau:
Co(O2-) (mol/L) 7,69.10-6 3,33.10-5 2,00.10-4
ro (mol/L-1.s-1) 3,85.10-3 1,67.10-2 0,100

a) Hãy xác định bậc n trong phương trình tốc độ r = k. [O2-]n


b) Tìm k trong phương trình tốc độ trên.
c) Cơ chế của phản ứng (1) được đề nghị như sau:

Trong đó, E- là 1 tiểu phân trung gian, nó có thể là 1 gốc tự do. Biết quá
trình proton hóa ion supeoxit (O22-) là quá trình nhanh. Hãy chứng minh cơ chế này
phù hợp với phương trình động học ở trên.
Câu 7. (2,0 điểm) Dung dịch và phản ứng trong dung dịch
Cho dung dịch A gồm HCOONa 0,1M và Na2SO3 xM, có pHA= 10,4.
1) Tính x.
2) Thêm 14,2 ml dung dich HCl 0,6M vào 20 ml dung dịch A thu được dung
dịch B.
Tính pHB.
3) Trộn 1 ml dung dịch A với 1 ml dung dịch MgCl2 0,001M
a) Có Mg(OH)2 tách ra không.
b) Nếu có Mg(OH)2 tách ra, hãy tính pH và độ tan của Mg(OH) 2 trong hỗn
hợp thu được.
Cho: pKa(HCOOH) = 3,75; của H2SO3 là 1,76 và 7,21; *(MgOH+) = 10-12,6;
pKs(Mg(OH)2) = 10,95.
Câu 8. (2,0 điểm) Phản ứng oxi hóa khử. Pin điện và điện phân
Ở các cây cầu bê tông, cốt thép (thành phần chính là Fe) có thể bị ăn mòn.
Quá trình ăn mòn này bắt đầu như sau:
(1) Fe(r) → Fe2+(aq) + 2e
(2) O2(k) + 2 H2O(l) + 4e → 4 OH-(aq)
Một pin đã được thiết lập để xảy ra các phản ứng như quá trình ăn mòn ở
trên (ở 25oC). Sơ đồ pin được cho như sau:
Fe(r) │ Fe2+(aq) ║OH-(aq), O2(k)│Pt(r)
Cho thế tiêu chuẩn ở 25oC: Fe2+(aq) + 2e → Fe(r) ; Eo = - 0,44V
O2(k) + 2H2O(l) + 4e → 4 OH-(aq) ; Eo = 0,40V
a) Hãy tính suất điện động của pin (∆Eopin) tại 25oC.
b) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
c) Tính hằng số cân bằng của phản ứng trong pin tại 25oC.
d) Cho pin hoạt động trong 24h tại điều kiện chuẩn, tạo ra dòng điện không
đổi 0,12A. Hãy tính khối lượng Fe bị oxi hóa thành Fe 2+ sau 24h pin hoạt động.
Giả sử H2O và O2 dư trong suốt quá trình.
Câu 9. Halogen
Các chất không màu A, B, C có chứa các nguyên tố X, Y (thuộc cùng một
phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn). Khi hấp thụ mỗi chất A, B, C vào lượng
dư dung dịch Ba(OH)2 đun nóng sẽ tạo thanh kết rủa D (chứa X). Khi cho các dung
dịch tạo thành (được điều chỉnh về pH = 7) phản ứng với dung dịch bạc nitrat thì
trong trường hợp đi từ các chất A, B sẽ tạo kết tủa E. Chất E có chứa Y. Thông tin
về các chất A, B, C cũng như kết quả của các phản ứng tạo kết tủa của chúng được
cho trong bảng sau:
m(D), gam m(E), gam Nhiệt độ sôi (°C)
A 8,75 9,567 -100
B 26,25 4,783 12
C 43,75 không -13
m(D) và m(E) được xác định với cùng khối lượng chất đầu A, B, C.
1) Xác định các đơn chất X, Y và các chất A, B, C, D, E. Viết PTHH xảy ra.
2) Theo các tài liệu cũ, chất A có màu xanh lục còn chất B có màu vàng. Giải thích
các quan sát này.
3) Chất B là tác nhân oxi hóa mạnh khi tác dụng với Co3O4. B cũng thể hiện cả tính
nhường và nhận, thể hiện khi phản ứng với SbF5 và NOF. Viết các PTHH được liệt
kê ở trên.
Câu 10. Oxi – lưu huỳnh
Nung nóng 5,000 gam hỗn hợp gồm CaCO 3, Ca(HCO3)2, CaCl2 và
Ca(ClO3)2, thu được hỗn hợp khí gồm CO2, H2O và O2. Hỗn hợp khí này tạo ra áp
suất 1,312 atm trong một xilanh có thể tích 1,000 lít ở 400,0 K. Khi nhiệt độ bên
trong xilanh giảm xuống còn 300,0 K thì áp suất giảm xuống còn 0,897 atm. Áp
suất hơi nước ở nhiệt độ này là 27,0 torr. Lượng khí trong xilanh này được sử dụng
để đốt cháy một lượng axetilen, sự biến đổi entanpi trong quá trình đốt cháy là -
7,796 kJ, nước tạo ra ở thể lỏng.
Cho: 1 atm = 760 torr

a) Viết các phương trình phản ứng và tính số mol của O2 có trong xi lanh.
b) Tính số mol CO2 và H2O sinh ra.
c) Tính phần trăm khối lượng CaCO3 và CaCl2 trong hỗn hợp ban đầu.

----------------HẾT--------------
ĐÁP ÁN

Câu 1. (2,0 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử, định luật tuần hoàn
1) Cấu trúc của các chất:

2) a) Các phân tử PX3 đều có cấu trúc tứ diện nên theo thuyết VSEPR, góc XPX
lớn nhất là 109,5o.
b) Thực tế góc XPX nhỏ hơn 109,5 o vì đôi e chưa phân chia trên P chiếm khoảng
không gian rộng hơn các cặp e liên kết đẩy góc XPX giảm xuống.
c) Từ I đến F, góc XPX giảm dần. Nguyên nhân: từ I-F độ âm điện tăng dần nên
đôi e dùng chung lệch dần về phía X, khiến cho vùng không gian chiếm bởi các
cặp e liên kết xung quanh nguyên tử P giảm xuống, do đó góc liên kết giảm dần.
3)

Bậc liên kết của CN =

Bậc liên kết của CN- =


Bậc liên kết của CN2- =

Bậc liên kết của CN+ =

Bậc liên kết của CN2+ =

Suy ra CN- ổn định nhất do có bậc cao nhất.


4)
a) Vạch A ứng với sự chuyển từ mức n = 5 về mức n = 2, vạch B ứng với sự
chuyển từ mức
n = 6 về mức n = 2.
b) Vạch A ứng với sự chuyển từ mức n = 5 về mức n = 2 nên ta có:

và Z = 4,00. Đó là ion Be3+

Câu 2. (2,0 điểm) Tinh thể


a)

b) Có 4 nguyên tử Ag trong một đơn vị mạng

c)

d)

Câu 3. (2,0 điểm) Phản ứng hạt nhân


1)
2)
C-14 bi phân hủy chậm thành N-14. Do có cân bằng tạo thành và phân hủv nên
nồng độ C-14 trong khí quyển (tồn tại dưới dạng CO 2) hầu như không đổi. Thực
vật hấp thụ C- 14 qua CO2, động vật ăn thực vật. Do đó hàm lượng C-14 trong sinh
vật sống luôn được giữ ổn định.
3)

(năm)

4) Do số nguyên tử của C-11 và C-14 bằng nhau:

(năm)

Tỉ lệ phóng xạ giữa C-11 và C-14 sau 12 giờ

Câu 4. (2,0 điểm) Nhiệt hóa học


a)

b) = 83,3 KJ.mol-1
= (130,5+1,5.188,6 – 194,0)J.K-1.mol-1 = 219,4 JK-1mol-1
= -T. = (83300-298,15.219,4)J.mol-1=17886 J.mol-1
=-R.T.lnK. Suy ra: lnK = -17886J.mol-1/(8,314 J.K-1.mol-1.298,15K)

lnK = -7,216. Suy ra: K = 7,35.10-4 =

c)

=0,500 bar, suy ra K = (0,500)3/2 = 0,354

=-RTLnK và = -T. suy ra: -RTlnK = -T. .

Do đó: tức 920C

Câu 5. (2,0 điểm) Cân bằng hóa học trong pha khí
a) Kết quả thu được tóm tắt ở bảng sau:
Nhiệt độ 295K 315K
P(N2O4)(bar) 0,730 0,537
P(NO2)(bar) 0,270 0,463
b) Gọi P1, P2 là áp suất của N2O4 và NO2 ở 295K và P1’, P2’ là áp suất tương ứng ở
315K.
Từ đó ta có:

c) Gọi y là áp suất riêng phần của NO2. Ở áp suất hệ giữ không đổi là 1 bar ta có
phương trình:

Lượng NO2 càng lớn thì K càng tăng, dẫn đến K + 2>>4, như vậy có thể cho rằng
K + 2. Tức y = 1.
d) Chiều thuận
Câu 6. (2,0 điểm) Động hóa học hình thức (không có cơ chế)
a) 3,85.10-3 = k.(7,69.10-6)n
1,67.10-2 = k.(3,33.10-5)n
0,100 = k.(2,00.10-4)n

b) r = k.C(O2-)

c) E + O2-

giả sử k2> k1 (quá trình có k1 là chậm còn quá trình có k2 là nhanh) khi đó E- là tiểu
phân trung gian có thời gian tồn tại rất ngắn, nên nồng độ E coi như không đổi.
r = k1.C(E).C(O2-) với k1.C(E) = k. Tức cơ chế này phù hợp với qui luật tốc độ
thu được ở trên.
Câu 7. (2,0 điểm) Dung dịch và phản ứng trong dung dịch (không xét cân
bằng tạo phức)
1) Có các cân bằng sau:
SO32- + H2O HSO3- + OH- Kb1 = 10-6,79 (1)

HCOO- + H2O HCOOH + OH- Kb = 10-10,25 (2)

HSO3- + H2O H2SO3 + OH- Kb2 = 10-12,24 (3)

H2O H+ + OH- Kw = 10-14 (4)

Thấy Kb2<< Kb1 bỏ qua cân bằng (3)


pH= 10,4 => [OH-] >>[H+] => bỏ qua cân bằng (4)
[HCOOH]/[HCOO-] = [H+]/ Ka = 10-10,4/10-3,75<<1 bỏ qua cân bằng (2)
=> Cân bằng (1) quyết định pH => x= 0,389M

2) SO32- + H+ HSO3-
0,2275 0,249
- 0,0215 0,2275 M
HCOO- + H+ HCOOH
0,0585 0,0215
0,037 - 0,0215M
TPGH B ( HCOOH HCOO- HSO3-)
0,0215 0,037 0,2275M
Coi HCOOH là một axit độc lập, HCOO- là một bazo độc lập
Các phân li axit: HCOOH HCOO- + H+ Ka= 10-3,75(5)

HSO3- SO32- +H+ Ka2= 10-7,21 (6)

H2O H+ + OH- Kw = 10-14 (7)


Bỏ qua phân li (6), (7)

Các cân bằng phân li bazo:


HCOO- + H2O HCOOH + OH- Kb = 10-10,25 (8)

HSO3- + H2O H2SO3 + OH- Kb2 = 10-12,24 (9)


Kb.C(HCOO-) = 3,7.10-12,25 > Kb2.C(HSO3-) = 2,275.10-13,24
Chấp nhận bỏ qua cân bằng (9) => pH tại dung dịch là
pH đệm = 3,75 + lg 0,037/0,0215 = 4,0
Thấy pH = 4,0 => [OH-] <<[H+]<< Ca, Cb thoả mãn.
Và [H2SO3]/[HSO3-] = h/Ka1 << 1 => bỏ qua cân bằng (9) là hợp lí
( Hoặc nếu học sinh tính theo điều kiện proton thì vẫn cho điểm
đầy đủ)

3) (Mg2+ ; HCOO-; SO32-)


CM 5.10-4 M; 0,05 M; 0,1945 M;
Điều kiện để có kết tủa Mg(OH)2 là C’(Mg2+). C’(OH-)2  Ks
+ Tìm C’(Mg2+).
Mg2+ + H2O MgOH+ + H+ ; *MgOH+ = 10-12,6
C 5.10-4
5.10-4 – x x x
x<< 5.10-4M.
C’(Mg2+)= 5.10-4M.
+ Tìm C’(OH-) tương tự phần (1) ta có
SO32- + H2O HSO3- + OH- Kb1 = 10-6,79
C’ (OH-) = 1,76.10-4M
+ C’(Mg2+). C’(OH-)2 = 10-10,8> 10-10,95 Bắt đầu có Mg(OH)2 kết tủa.
Mg2+ + 2SO32- + 2H2O 2HSO3- + Mg(OH)2 ; K= 10-2,63
C 5.10-4M 0,1945M
C’ 5.10-4-x 0,1945-2x 2x
x= 9,47.10-5
Hỗn hợp (Mg(OH)2 SO32- HSO3- Mg2+ HCOO- )
C 0,1945M 1,894. 10-4M4,05.10-4M 0,05M
Mg(OH)2 Mg2+ + 2OH- ; Ks

C 4,05.10-4+S
Mg2+ + H2O MgOH+ + H+ ; *MgOH+ = 10-12,6
Tìm pH của dung dịch thu được
Tính pH theo 2 cân bằng:
Mg(OH)2 Mg2+ + 2OH-; Ks

SO32- + H2O HSO3- + OH- ; Kb1 = 10-6,79


Điều kiện OH-: [OH-] = [HSO3-] - 0,1894. 10-4 + 2([Mg2+]- 4,05.10-4)
= [SO32-].Kb1/[OH-] + 2Ks/[OH-]2 - 10-3
[OH-]3 + 10-3. [OH-]2- Kb1. [SO32-].[OH-] – 2.Ks =0
Chấp nhận: [SO32-] = C0 = 0,1945M
[OH-] = 1,54. 10-4M pH = 10,19
Kiểm tra SO32- [SO32-]= C.Ka2/(Ka2+h) = C. 10-7,21/ (10-7,21+ 10-10,19)  C thoả mãn.
pH = 10,19 Cân bằng Mg2+ + H2O MgOH+ + H+ ; *MgOH+ = 10-12,6
[MgOH+] / [ Mg2+] = */h <<1 Bỏ qua cân bằng tạo phức hidroxo.
[ Mg2+] chỉ phụ thuộc vào cân bằng Mg(OH)2 Mg2+ + 2OH- Ks

[ Mg2+] = 4,05.10-4+S = 10-10,95/(1,54.10-4 )2


S = 6,811.10-5M
Câu 8. (2,0 điểm) Phản ứng oxi hóa khử. Pin điện và điện phân
a)

b)
2Fe + O2 + 2H2O 2Fe2+ + 4OH-
c)

d)
Q=I.t=0,12A.2460,60s=10368 C
n(e-)= Q/F = 10368C/(96485C.mol-1) = 0,1075 mol
m(Fe) = n(Fe)/M(Fe) = 1/2.0,1075 mol.55,85 g.mol-1 = 3,00 gam.
Câu 9. Halogen
1) Dựa vào điểm sôi của các hợp chất suy ra các nguyên tố X, Y là phi kim thuộc
cùng một phân nhóm chính, trong đó có nguyên tố mang số oxi hóa âm, một
nguyên tố mang số oxi hóa dương.
m(D)A : m(D)B : m(D)C = 8,75 : 26,25 : 43,75 = 1 : 3 : 5.
X và Y thuộc cùng một phân nhóm chính nên số thứ tự của phân nhóm phải là số
lẻ, nếu không hóa trị của một trong các nguyên tố trong C là 10. Hai phi kim tạo
thành hợp chất có thể ở phân nhóm VA hoặc VIIA. Tuy nhiên nito và photpho
không tạo thành hợp chất có kết tủa trắng với AgNO3 khi hấp thụ vào Ba(OH)2, do
vậy X và Y thuộc nhóm VIIA.
Khi các hợp chất liên-halogen tác dụng với dung dịch kiềm nóng sẽ tạo ion
halogenat MO3- (M là Cl, Br, I) và halogenua R- (R là F, Cl, Br, I). Với Ba2+, ion
tạo thành kết tủa là F- và IO3-. Từ tỉ lệ m(D)A : m(D)B : m(D)C = 1 : 3 : 5, ta dự đoán
công thức YF, YF3, YF5.
Ta có:
6BaOH)2 + 6YF → 3BaF2 + 2BaY2 + Ba(YO3)2 + 6H2O.
2AgNO3 + BaY2 → 2AgY + Ba(NO3)2
Suy ra:

n(AgY)A = = 0,0667 mol → MAgY = 9,567 : 0,0667 = 143,5 (g/mol) →

Y = 35,5 (Clo)
Vậy Y = Cl; A = ClF; B = ClF3; C = ClF5; D = BaF2; E = AgCl.
Các PTHH:
6BaOH)2 + 6ClF → 3BaF2 + 2BaCl2 + Ba(ClO3)2 + 6H2O.
12BaOH)2 + 6ClF3 → 9BaF2 + BaCl2 + 2Ba(ClO3)2 + 12H2O.
6BaOH)2 + 2ClF → 5BaF2 + Ba(ClO3)2 + 6H2O.
2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl + Ba(NO3)2
2) Trong quá trình lưu trữ, A và B bị phân hủy cho màu của chất tạo thành
3ClF → ClF3 + Cl2
ClF3 → ClF + F2
3)
6ClF3 + 2Co3O4 → 6CoF3 + 3Cl2 + 4O2
NOF + ClF3 → NO+[ClF4]-
ClF3 + SbF5 → [ClF2]+[SbF6]-
Câu 10. Oxi – lưu huỳnh
a)
CaCO3(r) Cao(r) + CO2(k)
Ca(HCO3)2(r) CaO(r) +2CO2(k) + H2O(h)
CaCl2 không phản ứng
Ca(ClO3)2( r ) = CaCl2 ( r ) + 3O2(k)
2C2H2(k) +5O2(k) 4CO2(k) + 2H2O(l)
b)
Tại 300K, H2O(h) ngưng tụ.

c)
n(Ca(HCO3)2) = n(H2O) = 0,005 mol
n(Ca(ClO3)2) = 1/3.n(O2)=1/3.0,015=0,005 mol
n(CaCO3)=n(CO2)CaCO3; n(CO2)=n(CO2)CaCO3 + n(CO2)Ca(HCO3)2
n(CO2) = n(CO2)CaCO3+2.n(H2O); 0,0200 = n(CO2)CaCO3+2.0,0050
n(CaCO3) = n(CO2)CaCO3=0,020-0,010=0,010 mol
m(Ca(HCO3)2) = 0,0050.162,110=0,81 gam
m(Ca(ClO3)2)=0,0050.206,973 = 1,03 gam
m(CaCO3) = 0,0100.100,086 = 1,001 gam
m(CaCl2) = 5,000-(0,8106+1,034+1,001) = 2,153 gam
%m(CaCl2) = (2,153.100)/5,00 = 43,0%; %mCaCO3 = (1,001.100)/5,00 = 20,0%

Họ tên: Nguyễn Trường Giang

Số điện thoại: 0988101592


------------Hết------------

You might also like