Hoa Hoc - de QHH 17

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TT HUẾ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC THPT CHUYÊN - DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2017
HỌC
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10
ĐỀ GIỚI THIỆU Thời gian làm bài 180 phút

Câu 1: (2,0 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử. HTTH và định luật tuần hoàn
1. Bằng thiết bị và ở điều kiện thích hợp, một bức xạ có độ dài sóng là 58,34 nm
được chiếu vào một dòng khí nitơ. Người ta xác định được tốc độ của dòng
electron đầu tiên là 1,4072.106 m.s–1, tốc độ của dòng electron tiếp theo là
1,266.106 m.s–1. Tính năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) và năng lượng ion hóa thứ
hai (I2) theo kJ.mol–1. Cho: Hằng số Planck h = 6,6261.10–34 J.s; Tốc độ ánh sáng c
= 2,9979.108 m.s–1; số Avogađro NA = 6,0221.1023 mol–1; Khối lượng electron
me = 9,1094.10–31 kg.
2. Polynitơ là thuật ngữ được dùng để chỉ các ion được cấu tạo chỉ từ nguyên tố
nitơ. Đến nay người ta đã biết polynitơ mạch thẳng N5+ và mạch vòng N5-.
a. Viết công thức Lewis cho các dạng cộng hưởng của anion N5-.
b. Viết công thức Lewis cho các dạng cộng hưởng của N 5+, ghi rõ trạng thái
lai hóa tương ứng với mỗi nguyên tử Nitơ, từ đó hãy cho biết dạng hình học của
N5+.
Câu 2: (2,0 điểm) Tinh thể

1. Ô mạng cơ sở (tế bào cơ bản) của tinh thể NiSO 4 có 3 cạnh vuông góc với nhau,
cạnh a = 6,338 Å; b = 7,842 Å; c = 5,155 Å. Khối lượng riêng gần đúng của
NiSO4 là 3,9 g/cm3. Tìm số phân tử NiSO4 trong một ô mạng cơ sở và tính khối
lượng riêng chính xác của NiSO4.
2. Niken(II) oxit có cấu trúc mạng tinh thể giống mạng tinh thể của natri clorua. Các io
n O2– tạo thành mạng lập phương tâm mặt, các hốc bát diện có các ion Ni 2+. Khối lượng ri
êng của niken(II) oxit là 6,67 g/cm3.
Nếu cho niken(II) oxit tác dụng với liti oxit và oxi thì được các tinh thể trắng
có thành phần LixNi1–xO:

Li2O + (1 – x)NiO + O2  LixNi1–xO


Cấu trúc mạng tinh thể của LixNi1–xO giống cấu trúc mạng tinh thể của NiO,
nhưng một số ion Ni2+ được thế bằng các ion liti và một số ion Ni2+ bị oxi hóa để bả
o đảm tính trung hòa điện của phân tử. Khối lượng riêng của tinh thể Li xNi1–xO là 6,
21 g/cm3.
a. Vẽ một ô mạng cơ sở của niken(II) oxit.
b. Tính x (chấp nhận thể tích của ô mạng cơ sở không thay đổi khi chuyển từ NiO t
hành LixNi1–xO).
c. Tính phần trăm số ion Ni 2+ đã chuyển thành ion Ni3+ và viết công thức thực nghi
ệm đơn giản nhất của hợp chất Li xNi1–xO bằng cách dùng Ni(II), Ni(III) và các chỉ
số nguyên.
Cho Li = 6,84; Ni = 58,69; O = 16; S = 32
Câu 3: (2,0 điểm) Phản ứng hạt nhân
1. Một mẫu đá chứa 99,275 mg 23892U ; 68,301 mg 206 226
82 Pb và một lượng cực nhỏ 88 Ra .

Giả thiết ban đầu trong mẫu đá không có chì và rađi tồn tại sẵn.

a. Tính tuổi mẫu đá.

b. Tìm khối lượng (mg) rađi có trong mẫu đá.

Biết chu kì bán hủy của 238 226


92 U và 88 Ra lần lượt là 4,47.10 năm và 1600 năm.
9

2. Quá trình phân hủy phóng xạ của nguyên tố Pb xảy ra như sau
t1/2 = 26,8 ph t1/2 = 19,7 ph
214
82 Pb → 214
83 Bi → 214
84 Po
Giả sử lúc đầu có 100 nguyên tử 214 214 214
82 Pb, hãy tính số nguyên tử 83 Bi , 84 Po sau khoảng

thời gian t = 10 phút.


Câu 4: (2,0 điểm) Nhiệt hóa học
a. Cho 1 mol O2 (k) ban đầu ở nhiệt độ 120K và áp suất 4 atm giãn nở đoạn nhiệt
đến áp suất 1 atm và nhiệt độ hạ gần tới nhiệt độ sôi của oxi lỏng là 90K (chỉ hơi
lớn hơn nhưng không đáng kể ). Giả thiết Cp (K) = 28,2 J.K -1 và không đổi trong
khoảng nhiệt độ khảo sát, khí O2 được coi là lý tưởng. Tính Q, A, H (hệ) và S
(hệ) trong quá trình này.
b. Cho 1 mol khí oxi nói trên, bây giờ ở 90K và 1 atm, được hóa lỏng bằng cách
nén ở áp suất chỉ chênh lệch không đáng kể so với 1 atm. Oxi sau khi đã hóa lỏng
được làm lạnh ở áp suất không đổi đên nhiệt độ nóng chảy bình thường là 55K,
được hóa rắn thuận nghịch và chất rắn đó được làm lạnh đến 10K. Hãy tính H
(hệ) và S (hệ) của toàn bộ quá trình trên.
Cho biết Cp(l) = 54 J.K-1.mol-1 ; Cp(r) = 41 J.K-1.mol-1; H (hóa hơi) = 6,82
kJ/mol. H (nóng chảy) = 0,42 kJ/mol.
Câu 5: (2,0 điểm) Cân bằng hóa học pha khí

Cho cân bằng : COCl2 CO + Cl2

Tiến hành hai thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Cho một lượng COCl 2 vào bình kín thể tích V tiến hành nhiệt phân
ở nhiệt độ T. Khi hệ đạt đến trạng thái cân bằng thấy độ phân li của COCl 2 là 0,25,
áp suất của hỗn hợp khí A trong bình là 1atm.

Thí nghiệm 2: Cho vào bình trên cùng một lượng COCl 2 như thí nghiệm 1 và một
lượng Cl2 có số mol đúng bằng số mol Cl 2 có trong hỗn hợp khí A rồi tiến hành
phản ứng ở cùng nhiệt độ T.

Tính độ phân ly của COCl2 ở thí nghiệm 2.

Câu 6: (2,0 điểm) Cân bằng axit-bazơ và kết tủa


Trộn các thể tích bằng nhau của các dung dịch sau: CH3COOH 0,04M; HCOOH
0,08M; NaHSO4 0,16M; NH3 0,4M được dung dịch A.
a. Tính pH của dung dịch A.
b. Tính VHCl 0,04M cần để trung hòa 20ml dd A đến pH = 7,00 (bỏ qua sự phân ly
của H2O).

Cho pKa: CH3COOH: 4,76; HCOOH: 3,75; :2; :9,24.


Câu 7: (2,0 điểm) Phản ứng oxi hóa- khử. Điện hóa

1. Thiết lập sơ đồ pin và viết nửa phản ứng để khi pin hoạt động xảy ra phản ứng:

a. CH3COO- + HSO4- → CH3COOH + SO42-


b. 2Ag+ + SO42- → Ag2SO4
c. Ag2SO4 + 2Cl- → 2AgCl + SO42-
2. Thêm 0,40 mol KI vào 1 lít dung dịch KMnO 4 0,24 M ở pH = 0. Tính thế của
điện cực platin nhúng trong hỗn hợp thu được so với điện cực calomen bão hòa.

Cho ở pH = 0 và ở 25oC thế điện cực tiêu chuẩn Eo của một số cặp oxi hóa khử
được cho như sau : 2IO4/ I2 (r) = 1,31V; 2IO3/ I2 (r) = 1,19V; 2HIO/ I2 (r) = 1,45
V; I2 (r)/ 2I = 0,54V ; MnO4-/Mn2+ = 1,51V; E của điện cực calomen bão hòa bằng
0,244 V; độ tan của iốt trong nước bằng 5,0.10 4 M.
Câu 8: (2,0 điểm) Nhóm Halogen
1. Trong thiên nhiên, brom có nhiều ở nước biển dưới dạng NaBr. Công nghiệp
hóa học điều chế brom từ nước biển được thực hiện theo quy trình sau đây:
- Cho một ít dung dịch H2SO4 vào một lượng nước biển;
- Sục khí clo vào dung dịch mới thu được;
- Dùng không khí lôi cuốn hơi brom tới bảo hòa vào dung dịch Na2CO3;
- Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch đã bão hòa brom, thu hơi brom rồi hóa lỏng.
Hãy viết các phương trình hóa học chính đã xảy ra trong các quá trình trên và
cho biết vai trò của H2SO4.
2. Xử lí 13,16 gam hỗn hợp chất rắn X gồm hai muối khan KIO x và KIOy (y > x)
bằng một lượng dư KI trong môi trường axit thu được 200 ml dung dịch A.
a. Viết phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra dưới dạng ion rút gọn.
b. Lấy 25 mL dung dịch A cho vào một bình định mức 150 ml, pha loãng bằng
nước cất, điều chỉnh dung dịch về pH = 3, thêm nước đến vạch. Để chuẩn độ 25 ml
dung dịch trong bình định mức này cần dùng 41,67 ml dung dịch Na 2S2O3 0,2M để
đạt tới điểm cuối với chỉ thị hồ tinh bột. Cho biết công thức hóa học và phần trăm
khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp đầu biết tỉ lệ mol của chúng là 2 : 1.
Cho K = 39, Mn = 55, Cr = 54, Ca = 40, O = 16, Cl = 35,5, I =127, Na = 23.
Câu 9. (2,0 điểm) Oxi- lưu huỳnh
Hỗn hợp A gồm 2 oxit sắt. Dẫn từ từ khí hiđro đi qua m gam A đựng trong ống sứ
đã nung đến nhiệt thích hợp. Sản phẩm tạo nên là 2,07 gam nước và 8,48 gam hỗn
hợp B gồm 2 chất rắn. Hoà tan B trong 200 ml dung dịch H 2SO4 1M thu được dung
dịch D và 1971,2 ml H2 ở 27,30C và 1 atm. Cho D tác dụng với dung dịch NaOH
dư sẽ được kết tủa E. Cho E tiếp xúc với không khí để chuyển E hoàn toàn thành
chất rắn F. Khối lượng của E và F, khác nhau 1,36 gam.
a. Tính m.
b. Tìm nồng độ của các hợp chất và các ion trong dung dịch D (cho biết thể tích
trong dung dịch D thay đổi không đáng kể so với thể tích dung dịch H 2SO4 đã
dùng, các muối thuỷ phân không đáng kể, các chất phân li hoàn toàn thành ion).
c. Thành lập công thức và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất
trong hỗn hợp A.
Câu 10: (2,0 điểm) Động học (Không có phần cơ chế phản ứng)

Cho phản ứng pha khí: N2O5 (h)→ 2NO2 (k)+ O2 (k) (1)

Thực nghiệm chứng tỏ rằng biểu thức định luật tốc độ của phản ứng trên có dạng v
= k[N2O5] với hằng số tốc độ k = 3,46.10-5 s-1 ở 25oC. Giả thiết phản ứng diễn ra
trong bình kín ở 25oC, lúc đầu chỉ chứa N2O5 với áp suất P(N2O5) = 0,100 atm.
a. Tốc độ đầu của phản ứng bằng bao nhiêu?
b. Tính thời gian cần thiết để áp suất tổng cộng trong bình phản ứng bằng 0,175
atm ở nhiệt độ không đổi (25oC). Tính đạo hàm d[N2O5]/dt tại thời điểm đó.
c. Ở cùng nhiệt độ nói trên, sau bao nhiêu lâu thì khối lượng N 2O5 trong bình chỉ
còn lại 12,5% so với lượng ban đầu?
d. Nếu phản ứng được viết ở dạng dưới đây, thì các giá trị tính được ở b) và c)
thay đổi thế nào?
2N2O5 (h) → 4NO2 (k) + O2 (k) (2)
Gọi K(1), GO(1); K(2), GO(2) lần lượt là hằng số cân bằng và biến thiên
năng lượng Gibbs của phản ứng (1) và (2). Ở cùng nhiệt độ và áp suất, hãy tìm
biểu thức liên hệ GO(1) với GO(2); K(1) với K(2).

Người ra đề: Huỳnh Thị Thùy Trang. Số điện thoại: 0982840958

You might also like