Bài Tập Cá Nhân Chương 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài tập cá nhân chương 3

Họ và tên: Nguyễn Thị Bình Yên


MSSV: 205734020110046
Lớp: LT 01
Bài làm:
3.30
Từ các dữ liệu đề bài, lập bảng như sau:
Sự ảnh hưởng Phân xưởng A Phân xưởng B
∆ Fz (thay đổi máy móc) 0 +7.12
∆ Fz (nguyên vật liệu) -50.40 -60.80
∆ Fz (nhân công) 0 +3.08
∆ Fc (cơ cấu sản phẩm) 0 -20.40
∆ Fp (giá bán sản phẩm) -30.60 0
∆F -81 -71

Từ bảng trên nhận thấy:


Cả hai phân xưởng đều vượt mức kế hoạch chi phí trên 1.000 giá trị sản lượng hàng
hoá, tuy nhiên có sự khác biệt ở hai phân xưởng. Cụ thể:
Phân xưởng A: mức tiết kiệm chi phí kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch là 81 đồng, do
các nhân tố:
+ Do giá mua nguyên vật liệu trực tiếp giảm làm giá thành đơn vi sản xuất giảm, từ
đó chi phí cho 1.000 đồng giá trị sản lượng giảm 50.4 đồng.
+ Do giá bán tăng làm chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản lượng giảm 30.6 đồng.
+ Trừ hai nhân tố trên, phân xưởng này không có sự thay đổi bất kỳ chi phí nào
khác.
→ Phân xưởng A vừa cắt giảm được giá thành, vừa tăng doanh thu do giá bán tăng,
đồng thời không phát sinh tăng chi phí nào khác, cho thấy phương án sản xuất của
phân xưởng tốt.
Phân xưởng B: mức tiết kiệm chi phí kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch là -71 đồng, do
các nhân tố:
+ Do giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, từ đó làm chi phí 1.000 đồng giá trị sản
lượng giảm 60.8 đồng.
+ Do thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất làm chi phí cho 1.000 đồng giá trị sản
lượng giảm 20.4 đồng.
Tuy nhiên, phân xưởng B có phát sinh tăng chi phí do các nhân tố:
+ Tăng chi phí khấu hao do thay đổi máy móc, làm chi phí 1.000 đồng giá trị sản
lượng tăng 7.12 đồng.
+ Tăng chi phí nhân công trực tiếp làm cho chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng
tăng 3.08 đồng.
→ Phân xưởng B có giảm được một số chi phí về nguyên vật liệu, cơ cấu nhưng
cũng tăng chi phí khấu hao máy móc và nhân công, trong khi đó giá bán lại không có
sự thay đổi. Chính điều này đã làm cho mức tiết kiệm chi phí trên 1.000 đồng giá trị
sản lượng của phân xưởng thấp hơn so với phân xưởng A. Phương án sản xuất của
phân xưởng B tuy có hiệu quả nhưng chưa bằng phân xưởng A
 Lựa chọn phương án sản xuất của phân xưởng A
Tuy nhiên nếu là nhà quản trị thì xét về lâu dài sẽ chọn phương án B, đào tạo nhân
viên sẽ tăng chi phí của kỳ này thôi các kỳ sau sẽ không phải đào tạo lại nữa bên
cạnh đó chúng ta tiêu hao ít nguyên liệu hơn trong TH mua đc nguyên liệu giá rẻ hơn
rõ ràng cta sẽ giảm đc chi phí hơn chưa kể nếu máy móc hiện đại hơn, thay đổi đc
cơ cấu sản phẩm sản xuất thì sản phẩm của cta ra ngoài thị trường sẽ đc chấp nhận
tốt hơn

You might also like