Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 100

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP

Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

NỘI DUNG VÀ BIÊN CHẾ ĐỀ ÁN

Hồ sơ TKBVTC-DT dự án: “Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV


Chương Mỹ” được biên chế thành 02 phần:
PHẦN 1: TKBVTC PHẦN TRẠM BIẾN ÁP 110KV
Tập 1.1: Thuyết minh TKBVTC
Tập 1.2: Các bản vẽ.
Tập 1.3: Phụ lục tính toán.
Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật.
Tập 1.5: Quy trình bảo trì.
PHẦN 2: TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ TỔNG DỰ TOÁN
PHẦN 3: VĂN BẢN PHÁP LÝ
PHẦN 4: BÁO CÁO KHẢO SÁT

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 1
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Nội dung Tập 1.4 Chỉ dẫn kỹ thuật được biên chế với các nội dung như sau:
CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG ............................................................................................................. 5

I. CÁC ĐỊNH NGHĨA ........................................................................................................................... 5


II. GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ DỰ ÁN ...................................................................................................... 8
III. KHO CỦA BÊN A............................................................................................................................ 13
IV. KHO CỦA NHÀ THẦU ................................................................................................................... 13
V. CÁC CÔNG TRÌNH TẠM ............................................................................................................... 13
VI. CUNG CẤP ĐIỆN NƯỚC THI CÔNG ........................................................................................... 14
VII. THIẾT BỊ THI CÔNG ...................................................................................................................... 14
VIII. NHÀ THẦU TỰ ĐÁNH GIÁ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG ...................................................... 15
IX. TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ GIÁM SÁT THI CÔNG ...................................................................... 15
X. TIÊU CHUẨN DÙNG THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU ................................................................. 16

CHƯƠNG II: CÁC HẠNG MỤC CHÍNH ................................................................................................ 19

I. TRẢI ĐÁ SÂN TRẠM ..................................................................................................................... 19


II. MÓNG MÁY BIẾN ÁP.................................................................................................................... 19
III. BỂ THU DẦU SỰ CỐ, BỂ NƯỚC CỨU HỎA ............................................................................... 19
IV. MÓNG TRỤ THIẾT BỊ .................................................................................................................... 19
V. DÀN TRỤ ĐỠ THIẾT BỊ. ................................................................................................................ 19
VI. HÀNG RÀO, ĐƯỜNG NỘI BỘ ...................................................................................................... 19

CHƯƠNG III: VẬT LIỆU DÙNG TRONG XÂY DỰNG....................................................................... 20

I. NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 20


II. TIÊU CHUẨN .................................................................................................................................. 20
III. QUY ĐỊNH CHUNG ........................................................................................................................ 20
IV. KẾT CẤU THÉP .............................................................................................................................. 20
V. CỐT THÉP........................................................................................................................................ 22
VI. XI MĂNG ......................................................................................................................................... 23
VII. CÁT .................................................................................................................................................. 23
VIII. NƯỚC ............................................................................................................................................... 24
IX. THIẾT KẾ CẤP PHỐI VẬT LIỆU .................................................................................................. 25

CHƯƠNG IV: CHUẨN BỊ THI CÔNG .................................................................................................... 26

I. NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 26


II. TIÊU CHUẨN .................................................................................................................................. 26
III. ĐỊNH VỊ, DỰNG KHUÔN CÔNG TRÌNH ..................................................................................... 26

CHƯƠNG V: CÔNG TÁC NỀN MÓNG.................................................................................................. 28

I. NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 28


II. TIÊU CHUẨN .................................................................................................................................. 28
III. ĐÀO HỐ MÓNG .............................................................................................................................. 28

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 2
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

IV. XÂY DỰNG MÓNG ........................................................................................................................ 29


V. LẤP ĐẤT HỐ MÓNG ...................................................................................................................... 30

CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP ....................................................... 31

I. NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 31


II. TIÊU CHUẨN .................................................................................................................................. 31
III. CHUẨN BỊ ....................................................................................................................................... 31
IV. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN ............................................................................................................. 31
V. CÔNG TÁC CỐT THÉP .................................................................................................................. 32
VI. CÁC CHI TIẾT CHÔN SẴN VÀ BU LÔNG NEO ......................................................................... 34
VII. NGHIỆM THU TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG.................................................................................. 35
VIII. CÔNG TÁC BÊ TÔNG .................................................................................................................... 36
IX. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG .......................................................................................... 40
X. NGHIỆM THU CÔNG TÁC BÊ TÔNG .......................................................................................... 40

CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC XÂY TRÁT ................................................................................................ 42

I. VỮA XÂY DỰNG ........................................................................................................................... 42


II. GẠCH XÂY DỰNG ......................................................................................................................... 42
III. CÔNG TÁC XÂY TRÁT ................................................................................................................. 42

CHƯƠNG VIII: CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG TRỤ THÉP....................................................................... 43

I. QUY ĐỊNH VỀ VẬT LIỆU CHẾ TẠO CỘT VÀ THỬ NGHIỆM VẬT LIỆU CHẾ TẠO CỘT... 43
II. QUY ĐỊNH VỀ GIA CÔNG CHẾ TẠO .......................................................................................... 44
III. NGHIỆM THU GIA CÔNG, LẮP DỰNG THỬ CỘT THÉP TẠI NƠI CHẾ TẠO........................ 48
IV. VẬN CHUYỂN VÀ LẮP RÁP ........................................................................................................ 49
V. NGHIỆM THU LẮP RÁP CỘT THÉP ............................................................................................ 51

CHƯƠNG IX: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN ............................................................................................. 52

I. NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 52


II. TIÊU CHUẨN .................................................................................................................................. 52
III. CÔNG TÁC TRÁT ........................................................................................................................... 52

CHƯƠNG X: YÊU CẦU THIẾT BỊ ......................................................................................................... 53

I. NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 53


II. YÊU CẦU THIẾT BỊ ....................................................................................................................... 54

CHƯƠNG XI: CÔNG TÁC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH .................................................. 55

I. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT .................................................................................................................... 55


II. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CÔNG TÁC LĐ VÀ TN HIỆU CHỈNH THIẾT BỊ ĐIỆN ..................... 55
III. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ÁP .......................................................................................... 56
IV. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT MÁY CẮT ................................................................................................. 61
V. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT DAO CÁCH LY ........................................................................................ 63

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 3
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

VI. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT BIẾN DÒNG ĐIỆN ................................................................................... 66


VII. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CHỐNG SÉT ............................................................................................. 67
VIII. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT SỨ .............................................................................................................. 68
IX. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT TỦ TRUNG ÁP ......................................................................................... 69
X. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT DÂY DẪN, KẸP CỰC .............................................................................. 73
XI. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CÁP ............................................................................................................ 75
XII. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NHỊ THỨ ................................................................... 77
XIII. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ THÔNG TIN, SCADA ............................................................. 79

CHƯƠNG XII: CUNG CẤP, LẮP ĐẶT VÀ VẬT TƯ HỆ THỐNG PCCC............................................ 81

I. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY .............................................................. 81


II. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY ................................................................ 81
III. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY ........................................................................................ 81
IV. CUNG CẤP, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ HỆ THỐNG PCCC ........................................... 81
V. YÊU CẦU VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA CÁC THIẾT BỊ BÁO CHÁY .............................. 81
VI. CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TÁC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PCCC ............................................. 88

CHƯƠNG XIII: THIẾT BỊ CAMERA QUAN SÁT VÀ PHỤ KIỆN ...................................................... 92

I. TỔNG QUÁT ................................................................................................................................... 92


II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT ................................................................................................................. 92

CHƯƠNG XIV: THIẾT BỊ CẢNH BÁO CHỐNG ĐỘT NHẬP VÀ PHỤ KIỆN ................................... 93

I. TỔNG QUÁT ................................................................................................................................... 93


II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT ................................................................................................................. 93

CHƯƠNG XV: CÔNG TÁC THU DỌN VÀ VỆ SINH SAU THI CÔNG .............................................. 94

CHƯƠNG XVI: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN CÔNG
TRƯỜNG XÂY DỰNG.............................................................................................................................. 95

I. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG........................................................................... 95


II. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG .................................................................. 97

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 4
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

I. CÁC ĐỊNH NGHĨA


1. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy
định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám
sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể
tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có
liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử
dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
3. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị
trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế.
4. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá
trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng.
5. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là hoạt động đo lường nhằm xác định đặc
tính của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, môi trường xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ
phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.
6. Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình
học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường
xung quanh theo thời gian.
7. Trắc đạc công trình là hoạt động đo đạc để xác định vị trí, hình dạng, kích thước
của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo trì
và giải quyết sự cố công trình xây dựng.
8. Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên
nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây
dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết
hợp với việc tính toán, phân tích.
9. Giám định xây dựng là hoạt động kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ
các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của cơ quan này.
10. Giám định tư pháp xây dựng là việc thực hiện các hoạt động chuyên môn về xây
dựng theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 5
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
11. Đánh giá hợp quy trong hoạt động xây dựng là đánh giá mức độ phù hợp của vật
liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng so với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan
được áp dụng.
12. Đánh giá hợp chuẩn trong hoạt động xây dựng là đánh giá mức độ phù hợp của
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn tương ứng.
13. Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì
sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình
khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số
hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và
sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy
mô công trình.
14. Quy trình bảo trì công trình xây dựng là tài liệu quy định về trình tự, nội dung
và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng.
15. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế) là khoảng thời
gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng. Thời
hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn áp dụng có liên quan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
16. Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổi thọ thực tế) là khoảng thời gian
công trình được sử dụng thực tế, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và công năng.
17. Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc
phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra
trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng.
18. Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình theo quy
định của pháp luật.
19. Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu
trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được được chủ sở hữu công trình ủy
quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý,
sử dụng công trình.
20. Chỉ dẫn kỹ thuật này đề cập tới việc xây dựng phần trạm biến áp 110kV.
21. Phạm vi công việc:
- Phần việc được mô tả trong phần này mô tả chung cho phạm vi công việc cần thực
hiện, nhà thầu tham khảo chi tiết trong bảng kê vật tư thiết bị chi tiết, dự toán công trình,

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 6
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

bản vẽ thiết kế và thuyết minh.


- Nhà thầu có trách nhiệm triển khai bản vẽ thi công và trình biện pháp thi công trình
chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện. Bản vẽ biện pháp thi công này được phép điều
chỉnh trong phạm vi nhỏ (vi chỉnh) như dịch chuyển vị trí, căn chỉnh đường cáp, điều
chỉnh các bộ xà, trụ theo kích thước sản phẩm chào hàng cụ thể như bản vẽ trụ đỡ máy
cắt, dao cách ly... cần được chỉnh lại theo kích thước sản phẩm chính xác.
22. Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện thiết kế chi tiết các điều chỉnh phù hợp với từ
ngữ và chủ ý của chỉ dẫn kỹ thuật này.
23. Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp và lắp đặt toàn bộ vật tư, thiết bị theo thiết kế
được sự chấp thuận của CĐT, Tư vấn Giám sát và Tư vấn thiết kế.
❖ Các cụm từ được viết tắt:
- EVN : Tập đoàn điện lực Việt Nam
- Ban QLDA : Ban quản lý dự án
- TKCS : Thiết kế cơ sở
- TKKT : Thiết kế kỹ thuật
- TKTC : Thiết kế thi công
- TKKT – TC : Thiết kế kỹ thuật - thi công
- TKTCTC : Thiết kế tổ chức thi công
- TKTCXD : Thiết kế tổ chức xây dựng
- BVTC : Bản vẽ thi công
- PCCC : Phòng cháy chữa cháy
- SCADA : Hệ thống thu nhập, điều khiển, giám sát
- BPTC : Biện pháp thi công
- VTTB : Vật tư thiết bị
- QLCL : Quản lý chất lượng
- CĐT : Chủ đầu tư
- TVGS : Tư vấn giám sát
- NTXL : Nhà thầu xây lắp
- TVTK : Tư vấn thiết kế
- IED : Thiết bị điện tử thông minh;
- BCU : Thiết bị điều khiển mức ngăn;

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 7
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- MBA : Máy biến áp lực;


- OLTC : Bộ phận chuyển đầu phân áp dưới tải của MBA;
- Mimic : Mặt hiển thị điện tử đa điểm kiểu ma trận trên
thiết bị;
- HMI : Giao diện người máy;
- GPS : Hệ thống định vị toàn cầu;
II. GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ DỰ ÁN
1. Phạm vi đề án
Phạm vi dự án thành phần Lắp đặt bổ sung MBA T2 - trạm 110kV Chương Mỹ bao
gồm các hạng mục chính sau:
- Lắp mới 01 ngăn MBA T2, MBA lực có công suất 40MVA, cấp điện áp
110/35/22kV và các thiết bị phân phối.
- Hoàn thiện ngăn liên lạc: Lắp 01 máy cắt 110kV, 03 bộ biến dòng điện 1 pha
110kV
- Giai đoạn lập TKBVTC-TDT tiến hành xem xét:
+ Các giải pháp kỹ thuật chính phần điện và phần xây dựng trạm 110kV;
+ Các giải pháp kỹ thuật phần Điều khiển, Thông tin, Scada, Camera;
+ Tính toán Tổng dự toán và tổ chức xây dựng cho công trình.
2. Quy mô
2.1. Phần điện, công suất máy
- Lắp đặt mới 01 máy biến áp T2 được thiết kế với 3 cấp điện áp 115/36,5/23kV.
Công suất 40/40/40MVA. Tổ đấu dây Yo/∆/Yo -11-12– phù hợp với máy biến áp T1 đã
có.
Cụ thể như sau:
a. Phía 110kV
Hiện trạng TBA được thiết kế theo sơ đồ 1 hệ thống thanh cái có phân đoạn, các
thiết bị đóng cắt sử dụng máy cắt và dao cách ly. Hệ thống phân phối 110kV đã lắp đặt
ngoài trời, bao gồm các ngăn sau:
- Ngăn đường dây 171: Đã lắp đặt hoàn chỉnh, giai đoạn này không cần đầu tư gì
thêm
- Ngăn đường dây 172: Đã lắp đặt hoàn chỉnh, giai đoạn này không cần đầu tư gì
thêm
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 8
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Ngăn máy biến áp 131: Đã lắp đặt hoàn chỉnh với quy mô 01 MBA, công suất
40MVA, cấp điện áp 110/35/22kV
- Ngăn liên lạc 112: Đã lắp đặt 02 dao cách ly 110kV
Trong giai đoạn này xây dựng mới 01 ngăn lộ MBA 132, lắp đặt thiết bị để hoàn
thiện ngăn liên lạc 112, cụ thể như sau:
- Lắp mới 01 ngăn MBA T2, MBA lực có công suất 40MVA, cấp điện áp
110/35/22kV: Gồm 01 MBA lực, 01 máy cắt 3 pha, 03 biến dòng điện 1 pha, 01 dao cách
ly 3 pha 1 lưỡi tiếp đất, 01 dao nối đất trung tính, 01 chống sét van trung tính, 03 chống
sét van 96kV.
- Hoàn thiện ngăn liên lạc: Lắp 01 máy cắt 110kV 3 pha, 03 bộ biến dòng điện 1 pha
110kV.
b. Phía 35kV
Hiện trạng phía 35kV của TBA 110kV Chương Mỹ được thiết kế theo sơ đồ hệ
thống 1 thanh cái có phân đoạn, sử dụng tủ hợp bộ đặt trong nhà. Đã lắp đặt 09 tủ hợp bộ
trong nhà bao gồm: 01 tủ lộ tổng, 01 tủ tự dùng,01 tủ đo lường, 01 tủ dao cắm và 05 tủ
đường dây.
Giai đoạn này lắp đặt bổ sung 04 tủ hợp bộ trong nhà, bao gồm: 01 tủ lộ tổng, 01 tủ
đo lường, 01 tủ xuất tuyến, 01 tủ máy cắt phân đoạn. Di chuyển 01 tủ tự dùng H03 và 02
tủ xuất tuyến H07, H08 từ thanh cái C31 sang thanh cái C32; việc di chuyển các tủ từ
thanh cái C31 của MBA T1 sang thanh cái C32 của MBA T2 đã kết hợp thảo luận và
thống nhất với dự án T1 để luân chuyển các tủ ra mép ngoài ngay trong giai đoạn đặt mua
thiết bị.
c. Phía 22kV
Hiện trạng phía 22kV được thiết kế theo sơ đồ hệ thống 1 thanh cái có phân đoạn sử
dụng tủ hợp bộ đặt trong nhà, đã lắp đặt 14 tủ bao gồm: 01 tủ lộ tổng, 01 tủ tự dùng, 01 tủ
đo lường, 01 tủ dao cắm 01 tủ dự phòng tụ bù và 09 tủ đường dây.
Giai đoạn này lắp đặt 09 tủ hợp bộ trong nhà, bao gồm: 01 tủ lộ tổng, 01 tủ đo
lường, 01 tủ máy cắt phân đoạn, 01 tủ dự phòng tụ bù, 05 tủ xuất tuyến lắp mới. Di
chuyển 02 tủ xuất tuyến J12, J13 từ thanh cái C41 sang thanh cái C42 (việc di chuyển 02
tủ từ thanh cái C41 của MBA T1 sang thanh cái C42 của MBA T2 đã kết hợp thảo luận
và thống nhất với dự án T1 để luân chuyển các tủ ra mép ngoài ngay trong giai đoạn đặt
mua thiết bị).
d. Các giải pháp chính về tổ chức thông tin và Scada

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 9
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Ở dự án “Trạm biến áp 110kV Chương Mỹ và đường dây 110kV Thanh Oai –


Chương Mỹ” TBA 110kV Chương Mỹ đã được đầu tư xây dựng những hạng mục sau:
d.1. Tổ chức thông tin.
- Hệ thống viễn thông: Tận dụng hệ thống thuộc dự án lắp đặt MBA T1 thuộc công
trình Trạm biến áp 110kV Chương Mỹ và đường dây Thanh Oai-Chương Mỹ.
- Kênh thông tin cho điều độ vận hành: Tận dụng hệ thống thuộc dự án lắp đặt MBA
T1 thuộc công trình Trạm biến áp 110kV Chương Mỹ và đường dây Thanh Oai-Chương
Mỹ.
- Kênh thông tin cho Trung tâm điều khiển: Tận dụng hệ thống thuộc dự án lắp đặt
MBA T1 thuộc công trình Trạm biến áp 110kV Chương Mỹ và đường dây Thanh Oai-
Chương Mỹ.
- Kênh thông tin cho Rơle bảo vệ: Tận dụng hệ thống thuộc dự án lắp đặt MBA T1
thuộc công trình Trạm biến áp 110kV Chương Mỹ và đường dây Thanh Oai-Chương Mỹ.
d.2. Hệ thống Scada
- Hệ thống SCADA đã được đầu tư thiết kế ở giai đoạn trước, nên được tận dụng hệ
thống thuộc dự án lắp đặt MBA T1
- Máy tính HMI (máy tính công nghiệp) gồm 02 monitor: 01 bộ sử dụng thiết bị hiện
hữu tại trạm, cài đặt bổ sung 01 phần mềm truy cập đọc bản ghi sự cố từ xa lên máy tính
HMI.
- Ở dự án này, hệnh thống thông tin và SCADA sẽ dựa trên nền hệ thống điều khiển
máy tính hiện có của trạm Chương Mỹ, tích hợp các tín hiệu của MBA T2 truyền dữ liệu
về trung tâm điều khiển
- Bổ sung 04 Switch – 24 Ports tiêu chuẩn IEC 61850 kết nối các tín hiệu của thiết bị
lắp mới với hệ thống SCADA hiện có của trạm theo chuẩn giao thức IEC61850
- Theo văn bản góp ý giải pháp thiết kế hệ thống viễn thông và SCADA công trình
“Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 – trạm 110kV Chương Mỹ” của Trung tâm điều độ Hệ
thống điện TP Hà Nội Để đáp ứng các tiêu chí vận hành trạm biến áp không người trực,
hệ thống điều khiển và các thiết bị Rơle, BCU, Switch cần đảm bảo Hệ thống điều khiển
tại trạm sử dụng mô hình 02 máy tính Server/Gateway chạy ở chế độ dự phòng 1+1. Tuy
nhiên, theo ý kiến của Ban Quản lý đầu tư (B08) thì trong trạm chỉ sử dụng 01 Gateway,
nên giai đoạn lắp máy biến áp T2 không đầu tư thêm Gateway.
2.2. Hệ thống AC-DC
Hệ thống AC-DC đã được đầu tư thiết kế ở giai đoạn trước đảm bảo phù hợp với

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 10
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

công suất TBA 2x40MVA.


2.3. Hệ thống Camera
Căn cứ Quyết Định 766/QĐ-EVNHANOI ngày 2/2/2021 thấy rằng hạng mục
camera đã được đầu tư thiết kế ở giai đoạn lắp MBA T1 của công trình “ TBA 110kV
Chương Mỹ và đường dây 110kV Thanh Oai – Chương Mỹ” chưa đảm bảo yêu cầu về
quan sát và bảo vệ an ninh cũng như quan sát công tác vận hành các thiết bị trong nhà
điều khiển do đó giai đoạn này cần thiết kế bổ sung các camera quan sát các thiết bị trong
phòng điều khiển, phân phối như sau:
- Giám sát vận hành, an ninh cho thiết bị ngoài trời: bổ sung 02 camera (CAMERA
04, 08) quan sát hàng rào được lắp trên cột cao 4,5m so với cos nền trạm; bổ sung 01
camera 3600 được lắp trên cột pooctich ở độ cao 8m so với nền trạm; bổ sung 01 camera
(CAMERA 05) quan sát cổng cố định được lắp ở độ cao 4,5m so với cos nền trạm.
- Phòng phân phối: bổ sung 02 camera Zoom cố định để quan sát phía sau dãy tủ hợp
bộ.
- Phòng điều khiển: 01 camera quay 360 độ bố trí trong phòng điều khiển
- Phòng ắc quy: 01 cam Zoom cố định trong buồng đặt ắc quy đảm bảo quan sát được
tổng thể hệ thống ắc quy.
2.4. Hệ thống điều khiển và bảo vệ
Lắp đặt các tủ điều khiển, bảo vệ:
- 01 tủ điều khiển và bảo vệ ngăn MBA T2 kèm chức năng ĐKX MBA.
- Bổ sung hợp bộ rơle bảo vệ khoảng cách F21, các rơ le điện từ F74, F86 để hoàn
thiện đầy đủ các chức năng bảo vệ cho ngăn liên lạc.
- Thiết bị điều khiển và bảo vệ cho các ngăn lộ 35kV và 22 kV mới được lắp đặt tại
các tủ hợp bộ 35kV và 22kV (phần điều khiển có khả năng thực hiện được tại phòng điều
khiển).
2.5. Hệ thống cứu hỏa
- Giải pháp PCCC Công trình lắp MBA T1 đã được thẩm duyệt PCCC tại Giấy
chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 728/TD-PCCC-CTPC
ngày 08/07/2020 của phòng cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP Hà Nội.
- Giải pháp phòng cháy, chữa cháy được thiết kế đồng bộ để phục vụ công tác phòng
cháy chữa cháy đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên ngành hiện hành. Các hạng mục xây dựng
trong trạm đảm bảo yêu cầu về giao thông, khoảng cách an toàn, lối thoát nạn phòng cháy
chữa cháy. Các đối tượng cần chữa cháy chính như máy biến áp và nhà điều khiển phân

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 11
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

phối được thiết kế hệ thống báo cháy và chữa cháy tại chỗ.
- Các tín hiệu của hệ thống báo cháy được tích hợp và đưa vào hệ thống máy tính của
trạm và được đưa về trung tâm điều khiển.
- Bổ sung 04 đầu báo nhiệt chống nổ cho MBA T2 theo đúng các quy định của PCCC
2.6. Phần xây dựng
Xây dựng ngoài trời:

- Móng được thiết kế cho loại máy biến áp 110/35/22kV 63MVA, tổng khối lượng
máy 108 tấn trong đó khối lượng dầu chiếm 27 tấn. Máy đặt trực tiếp lên bệ đỡ máy.
- Trụ đỡ thiết bị được chế tạo bằng thép hình tổ hợp được mạ kẽm nhúng nóng. Trụ
chế tạo có khả năng chịu lực tốt, thuận lợi trong chế tạo, lắp đặt kết cấu.
2.7. Phần xuất tuyến trung áp
Để đảm báo khả năng khai thác tải MBA T2 TBA 110kV Chương Mỹ cần thiết phải
xây dựng 4 lộ xuất tuyến để kịp thời khai thác tải trạm 110kV Chương Mỹ. 4 lộ xuất
tuyến cụ thể được dự kiến xây dựng như sau:
- Xây dựng mới 01 lộ khoảng 2,2km tuyến cáp ngầm 22kV, cáp 3x240mm2 và đấu
nối vào TBA Giấy Ngọc Việt để cấp điện cụm CN Ngọc Sơn, chuyển điện áp vận hành
về 22kV cho toàn bộ các TBA nhánh cụm CN Ngọc Sơn lộ 378E1.4. Xây dựng khoảng
0,7km cáp ngầm 22kV – Cáp 3x240mm2 để đấu nối từ cột 5.4 nhánh cụm CN Ngọc Sơn
và đấu tại TBA UBND Phường Biên Giang tạo liên kết 22kV giữa 471 trạm 110kV
Chương Mỹ và lộ 479E1.4.
- Xây dựng khoảng 1,8km tuyến cáp ngầm 22kV, cáp 3x240mm2 và đấu nối vào
điểm đấu TBA nhà máy xử lý nước thải cụm CN Ngọc Sơn để cấp điện cụm CN Ngọc
Sơn, chuyển điện áp vận hành về 22kV cho toàn bộ các TBA nhánh cụm CN Ngọc Sơn
lộ 378E1.4.
- Xây dựng khoảng 5,5km tuyến cáp ngầm 22kV, cáp 3x240mm2 và đấu nối vào cột
40 lộ 470E1.51 nhằm san tải và tạo liên thông 22kV giữa 2 trạm E1.51 Phú Nghĩa và
trạm 110kV Chương Mỹ.
- Xây dựng gồm 5,5km tuyến cáp ngầm 22kV, cáp 3x240mm2 và đấu nối vào cột 40
lộ 473E1.51 nhằm san tải và tạo liên thông 22kV giữa 2 trạm E1.51 Phú Nghĩa và trạm
110kV Chương Mỹ.
Trong nhiệm vụ thiết kế được giao chỉ đề cập đến việc đầu tư thiết bị phía 110kV,
không đề cập đến đầu tư các xuất tuyến. Vì vậy, phần xuất tuyến sẽ được đầu tư trong dự
án khác.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 12
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

III. KHO CỦA BÊN A


Kho của bên A được hiểu là kho của Chủ đầu tư nhằm mục đích bảo quản các thiết
bị, vật liệu, cấu kiện và toàn bộ hồ sơ tài liệu của Chủ đầu tư và các nhà thầu liên quan.
Đối với các vật tư ngoại nhập có thể tập kết tại kho của Ban quản lý dự án tại Thành
phố Hà Nội hoặc kho lưu ký của nhà cung cấp hoàng hóa cho dự án.
Đối với vật tư thu hồi, lưu kho nằm tại kho của Công ty Điện lực Chương Mỹ.
IV. KHO CỦA NHÀ THẦU
Một trong những điều kiện hàng đầu để đảm bảo việc xây dựng công trình đúng tiến
độ và chất lượng là công tác cung ứng vật tư kỹ thuật, trong đó chủ yếu là việc tổ chức hệ
thống kho bãi một cách hợp lý.
Kho bãi cần đảm bảo diện tích, kích thước để chứa vật tư, thiết bị. Kho bãi phải
đảm bảo thuận tiện cung cấp vật tư cho thi công theo tiến độ đã ấn định, chi phí vận
chuyển từ kho đến công trình là nhỏ nhất. Tổ chức và bố trí kho bãi hợp lý đảm bảo chất
lượng lư trữ.
V. CÁC CÔNG TRÌNH TẠM
- Công trình tạm bao gồm: Mặt bằng thi công, nhà ở, nhà ăn, nhà làm việc, nhà vệ
sinh, kho bãi vật tư thiết bị và dụng cụ thi công. Ngoài ra còn phải tính đến hệ thống cấp
nước, điện thi công, điện sinh hoạt và chiếu sáng bảo vệ. Các công trình tạm sau khi thi
công xong sẽ được tháo dỡ để phục vụ thi công công trình khác nên quan điểm thiết kế ở
đây mang tính chất đã chiến tạm thời.
- Các hạng mục kho được xây dụng dưới dạng kết cấu lắp ghép để tháo dỡ, cột gỗ,
kèo gỗ, mái lợp tôn tráng kẽm, tường bao che bằng cót ép, của bằng ván ép.
- Xưởng gia công và nhà ăn kết cấu hở.
- Bãi để vật liệu ngoài trời được rào bằng dây thép bảo vệ.
- Tuỳ điều kiện công trường, đơn vị thi công có thể thuê nhà dân gần công trường để
làm công trình tạm và phải được sự thống nhất của Chủ đầu tư.
- Nhà ở, nhà làm việc Ban chỉ huy công trường và lán trại tạm công nhân chủ yếu
thuê nhà của dân địa phương để sử dụng nhằm đáp ứng tiến độ và giảm chi phí lán trại
cho công trình trong quá trình thi công.
- Tại các đội sản xuất một khu kho gồm: một kho kín để chứa xi măng sẽ chứa phụ
kiện sau khi thi công móng xong), một kho hở để chứa sắt thép làm móng và bãi chứa trụ
thép (phân loại trụ thép sau đó cấp thẳng xuống các vị trí cho các đội sản xuất). Quy cách

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 13
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

kho kín tranh tre nứa lá, vách bằng cót, nền đất đặt cao 0,3m đầm kỹ. Kho hở giống kho
kín nhưng không dùng vách. Bãi chứa vật liệu và phụ kiện điện được đắp cao 0, 2m đến
0,3m, xung quanh có rãnh thoát nước. Toàn bộ kho kín, hở và bãi chứa vật liệu, vật tư có
hàng rào bao quanh bằng cọc tre (gỗ) và lưới B40 để bảo vệ. Diện tích kho kín 30m2, kho
hở 60m2, bãi chứa vật tư và dây 100m2. Xi măng, sắt làm móng, trụ thép mạ kẽm đều
được kê cao trên hệ thống sàn đỡ. Kho xi măng được phân thành lô để thuận lợi cấp phát
thi công, cũng như bảo quản (lô nào nhập trước cấp phát trước lô nào nhận sau cấp phát
sau).
- Số lượng kho bãi thi công, địa điểm bố trí phụ thuộc giải pháp thi công của nhà thầu
thi công sao cho phù hợp nhất và phải trình chủ đầu tư trước khi thi công.
VI. CUNG CẤP ĐIỆN NƯỚC THI CÔNG
- Máy móc thi công như máy trộn, máy đầm...dùng máy có động cơ Diezen, điện sinh
hoạt dùng điện lưới những nơi không có điện lưới dùng máy phát.
- Nước dùng cho thi công lấy tại chỗ (đảm bảo chất lượng cho công tác đổ bê tông).
- Nước dùng cho sinh hoạt lấy từ nguồn nước sẵn có tại địa phương. Những điểm đặt
lán trại không có sẵn nguồn nước có thể khoan giếng để sử dụng.
- Nguồn nước phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
VII. THIẾT BỊ THI CÔNG
Căn cứ vào đặc điểm công trình, yêu cầu của chủ đầu tư, yêu cầu của phương án thi
công cần thực hiện cơ giới hoá để nâng cao chất lượng, kỹ thuât, mỹ thuật, tiến bộ, có
phương pháp dự phòng để đảm bảo việc thi công được liên tục khi hư hỏng máy móc...
Đơn vị thi công lựa chọn thiết bị đưa vào công trình như trong bảng kê ở phụ lục.
Các hồ sơ liên quan để chứng minh số thiết bị xe máy phục vụ thi công cho công
trình được xác nhận của Cục quản lý vốn, tài sản (xem hồ sơ kèm theo).
Toàn bộ thiết bị kể trên đang hoạt động tốt và sẵn sàng phục vụ thi công công trình
này.
Danh sách xe máy thiết bị thi công và dụng cụ kiểm tra huy động cho công trường
STT Tên thiết bị ĐVT Số lượng tối thiểu
1 Máy toàn đạc Cái 01

2 Xe ủi Chiếc 01
3 Máy đào Chiếc 01

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 14
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

STT Tên thiết bị ĐVT Số lượng tối thiểu

4 Đầm chấn động Chiếc 02


5 Đầm chân cừu Chiếc 02

6 Ô tô tải lớn Chiếc 01


7 Ô tô tải nhỏ Chiếc 02
8 Máy tời Máy 01

9 Máy hãm Máy 01

10 Xe cẩu Chiếc 01
11 Máy ép thủy lực Máy 01
12 Máy khoan Cái 3

13 Máy bơm 03 05

14 Máy khoan từ Cái 01

15 Máy hàn Cái 01

16 Máy phát điện Máy 02


Các dụng cụ, may móc thi công
chuyên ngành khác (tifor, trụ leo, Nhà thầu đáp ứng đáp
17
múp, cáp mồi, cờ lê, mỏ lết, cưa sắt, ứng
đèn điện…)

VIII. NHÀ THẦU TỰ ĐÁNH GIÁ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG


Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, nhà thầu thi công có trách nhiệm tự đánh giá mặt
bằng để lập Mặt bằng cũng như các biện pháp tổ chức thi công phù hợp trình CĐT chấp
thuận.
IX. TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ GIÁM SÁT THI CÔNG
- Theo Điều 72 của Luật Xây Dựng, các công ty thi công xây dựng cần phải kiểm tra
chặt chẽ chẽ các điều kiện khởi công cần thiết của nhà thầu
- Kiểm tra năng lực nhà thầu
- Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng
- Lập biện pháp tổ chức thi công theo TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 15
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Giám sát thi công:


- Các đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ quá
trình thi công của nhà thầu.
- Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào nhật ký thi công và biên bản kiểm tra theo
quy định.
- Xác nhận bản vẽ hoàn công của công trình.
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Luật Xây
Dựng.
- Kiểm tra toàn bộ tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu công trình, nghiệm thu
thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công
trình xây dựng;
- Khi phát hiện có sai sót về thiết kế phải báo ngay cho chủ đầu tư để điều chỉnh và
yêu cầu nhà thầu điều chỉnh kịp thời.
- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công
trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh
trong thi công xây dựng công trình.
X. TIÊU CHUẨN DÙNG THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
- Các tiêu chuẩn và hướng dẫn lắp đặt quốc tế
- Việc lắp đặt, vật liệu và thiết bị phải phù hợp với các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và
các tài liệu khác được ban hành bởi các cơ quan chức năng và các tổ chức chuyên ngành
quốc tế được mô tả trong các tiêu chuẩn sau:
- IEC Tiêu chuẩn Kỹ thuật Điện Quốc tế
- IECEE Tiêu chuẩn IEC kiểm tra sự phù hợp, chứng nhận các thiết bị điện
- BS Tiêu chuẩn Anh
- JIS Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
- ASTM Hội thử nghiệm và VL Hoa Kỳ
- TCVN Tiêu chuẩn Quốc gia
- QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
- Các tiêu chuẩn và hướng dẫn lắp đặt trong nước
- Các bản vẽ, tiêu chí kỹ thuật, quy định và tiêu chuẩn chỉ là các yêu cầu tối thiểu.
Khi có sự khác biệt giữa các yêu cầu, yêu cầu nào nghiêm ngặt hơn sẽ được áp dụng;

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 16
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Việc lắp đặt, vật liệu và thiết bị phải phù hợp với các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và
các tài liệu khác được ban hành bởi các cơ quan chức năng và các tổ chức chuyên ngành
như sau:
- Quy phạm trang bị điện: 11-TCN-18-2006, 11-TCN-19-2006, 11-TCN-20-2006, 11
TCN-21-2006 do Bộ Công Nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 19/2006/QĐ-BCN
ngày 11/07/2006;
- QCVN QTĐ-5:2009/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: Kiểm định
trang thiết bị hệ thống điện;
- QCVN QTĐ-6:2009/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: Vận hành,
sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện;
- QCVN QTĐ-7:2009/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: Thi công
các công trình điện;
- QCVN QTĐ-8:2010/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: Quy
chuẩn về điện hạ thế;
- TCXD 25:1991-Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCXD 27:1991 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCXD 319:2004 - Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp -
Yêu cầu chung;
- QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- TCXDVN 394:2007 - Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây
dựng - phần an toàn điện;
- TCVN 4091:85 Nghiệm thu các công trình xây dựng;
- TCVN 170-2007. Kết cấu thép - Gia công, lắp đặt và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ
thuật;
- Tiêu chuẩn về mạ kẽm nhúng nóng: 18 TCN 04-92;
- Tiêu chuẩn về thép hình, thép tấm: TCVN 1656-75, TCVN 7571-1: 2006; JIS 3192;
JIS G 3101; JIS G 3106;
- Tiêu chuẩn về bu lông đai ốc: TCVN 1916:1995;
- Tiêu chuẩn về vòng đệm vênh: TCVN 130-77; TCVN 132-77; TCVN 134-77;
TCVN 2060-77; TCVN 2061-77;
- TCVN 4447:2012 Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu;
- TCVN 9361:2012 Công tác nền móng: Thi công và nghiệm thu;

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 17
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi
công và nghiệm thu;
- TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 4516:1988 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng - Quy phạm thi công và nghiệm
thu;
- TCVN 9377:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu;
- TCVN 4252:2012 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi
công;
- TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công;
- Và các tiêu chuẩn khác được chấp thuận, cho phép tại Việt Nam...
- Các bản vẽ, tiêu chí kỹ thuật, quy định và tiêu chuẩn chỉ là các yêu cầu tối thiểu.
Khi có sự khác biệt giữa các yêu cầu, yêu cầu nào nghiêm ngặt hơn sẽ được áp dụng.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 18
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG II: CÁC HẠNG MỤC CHÍNH

I. TRẢI ĐÁ SÂN TRẠM


Nền trạm sau khi xây dựng xong các hạng mục và được hoàn trả đến cốt thiết kế sẽ
tiến hành trải đá 2x4 với chiều dày 100mm.
Trải đá cho toàn bộ phần đất nền trạm trừ các hạng mục xây dựng, sân đường.
Tiến hành bóc lớp đá hiện trạng
II. MÓNG MÁY BIẾN ÁP
Bệ móng bằng bê tông cốt thép, kiểu móng bản liền khối, có kích thước phù hợp với
thiết bị.
Hố thu dầu có tường bao quanh hố thu xây gạch M75, vữa xi măng M50. Đáy hố
thu dầu bằng bê tông B7.5 dày 100 được tạo dốc về phía đặt ống thoát dầu. Trong lòng hồ
thu dầu đổ lớp đá sạch 4x6 dày trung bình 0,35m.
III. BỂ THU DẦU SỰ CỐ, BỂ NƯỚC CỨU HỎA
1. Bể dầu sự cố
Phạm vi dự án không xem xét.
2. Bể nước cứu hỏa
Phạm vi dự án không xem xét.
IV. MÓNG TRỤ THIẾT BỊ
- Móng trụ thiết bị đã được thi công trong giai đoạn lắp MBA T1. Giai đoạn này bổ
sung dàn trụ đỡ thiết bị.
V. DÀN TRỤ ĐỠ THIẾT BỊ.
- Các trụ đỡ thiết bị trong trạm biến áp sử dụng thép hình mạ kẽm, liên kết hàn và bu
lông. Chiều cao trụ phù hợp với yêu cầu công nghệ.
VI. HÀNG RÀO, ĐƯỜNG NỘI BỘ
1. Hàng rào
- Không thuộc phạm vi dự án
2. Đường nội bộ
- Đường nội bộ sử dụng đường nội bộ hiện có của trạm.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 19
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG III: VẬT LIỆU DÙNG TRONG XÂY DỰNG

I. NỘI DUNG
Vật liệu xây dựng là nói đến bất kỳ các loại vật liệu được sử dụng cho mục đích
trong xây dựng. Có nhiều loại vật liệu xây dựng có sẵn trong tự nhiên, chẳng hạn như đất
sét, đá, cát, gỗ…
Ngoài các vật liệu xây dựng có sẵn từ tự nhiên, nhiều sản phẩm vật liệu nhân tạo
được sử dụng, một số tổng hợp ít hoặc nhiều như cách nhiệt, hệ thống ống nước, lợp
mái…
Các loại vật liệu xây dựng chính
Thép cốt bê tông, thép kết cấu.
Cốt liệu cho bê tông và vữa: Xi măng, cát, đá, sỏi
Gạch, đá...
II. TIÊU CHUẨN
- TCVN 7571: 2006 Thép hình cán nóng
- TCVN 7573: 2006 Thép tấm cán nóng liên tục
- TCVN 1651:2008 Thép cốt bê tong
- TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa- yêu cầu kỹ thuật
III. QUY ĐỊNH CHUNG
- Các vật liệu sử dụng cho công trình phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành và đảm
bảo các yêu cầu kỹ thuật;
- Ưu tiên sử dụng nguồn vật liệu trong nước, vật liệu địa phương;
- Vật liệu đưa vào công trình có đầy đủ các chứng chỉ về xuất xứ, chất lượng.
IV. KẾT CẤU THÉP
1. Yêu cầu đối với kết cấu thép
- Chủng loại, quy cách của các loại Vật liệu xây dựng chế tạo kết cấu thép nhà thầu
phải tuân thủ đúng quy định theo hồ sơ thiết kế.
- Vật liệu xây dựng phải có đủ chứng chỉ kỹ thuật cần thiết của cơ sở sản xuất do các
cơ quan chuyên ngành kiểm tra xác nhận. Nhà thầu chỉ được đưa vào chế tạo loại vật liệu
đã được chủ đầu tư xem xét và thoả thuận.
- Bề mặt của thép phải phẳng, không rỗ, không rỉ, không cong vênh
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 20
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Thép phải có chất lượng tốt, không được thay đổi các tính chất vật lý hoặc bị mòn
đi khi mạ nhúng nóng
- Nhà Thầu phải cấp cho Bên mua giấy chứng nhận chất lượng chế tạo cột thép và
giấy chứng nhận chất lượng, các đặc tính của các loại thép dùng chế tạo cột
- Bên mua cùng chủ đầu tư sẽ lấy một số mẫu bất kỳ trong vật liệu chế tạo để thử
nghiệm. Việc thử nghiệm do một cơ quan chuyên ngành đảm nhiệm, nếu vật liệu không
đáp ứng được các yêu cầu cần thử nghiệm thì phải loại bỏ.
2. Yêu cầu đối với bu lông
- Bu lông liên kết sử dụng bu lông có cấp bền 5.6, 6.6,… theo TCVN1916-1995.
- Mỗi bộ bu lông gồm: 1 bu lông, 1 đai ốc, 1 vòng đệm phẳng và 1 vòng đệm vênh
- Bu lông và đai ốc chế tạo theo TCVN1916-1995.
- Vòng đệm phẳng, vênh theo tiêu chuẩn TCVN2061-77; TCVN130-77
- Vòng đệm vênh: Được chế tạo bằng thép đặc biệt. Vòng đệm sau khi mạ phải đảm
bảo tính đàn hồi cần thiết.
- Bu lông, đai ốc, vòng đệm phẳng, vòng đệm vênh đều phải mạ kẽm với bề dày ít
nhất là 55m.
3. Yêu cầu đối với mạ
- Phương pháp bảo vệ kết cấu thép là mạ nhúng nóng sau khi hoàn thành mọi việc:
Đánh số thanh, số chi tiết, cắt, khoan, bào mòn, uốn, hàn hoặc bất kỳ quá trình chế tạo
nào. Tất cả các kết cấu thép phải mạ từng thanh, từng chi tiết một. Nếu cong vênh hoặc
biến dạng sau khi mạ thì phải sửa chữa hoặc loại bỏ trước khi giao hàng.
- Kẽm dùng để mạ nhúng nóng phải có hàm lượng: 99,5% trở lên
- Mạ kẽm nhúng nóng phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn 18TCN 04-92.
- Số lượng vật liệu trong mỗi đợt mạ và các mẫu thử cho mỗi đợt mạ phải đánh dấu
dễ dàng nhận biết. Mẫu thử là hai hoặc nhiều mảnh riêng lẻ, mỗi mảnh có diện tích phủ
tối thiểu 2600mm2 được cắt ra từ vật liệu dùng để chế tạo các chi tiết của cột.
- Nếu một vài mẫu thử lấy từ đó ra không đáp ứng khối lượng lớp phủ tối thiểu theo
tiêu chuẩn mạ thì số thanh trong đợt mạ đó không đạt yêu cầu.
4. Bảo quản
Khi bảo quản và vận chuyển phải áp dụng các biện pháp chống ăn mòn, biện pháp
chống dập và làm biến dạng kết cấu thép.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 21
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

V. CỐT THÉP
1. Yêu cầu đối với vật liệu
- Tuân theo TCVN 5574:2012 "Kết cấu bê tông cốt thép”, và TCVN 1651-2008
“Thép cốt bê tông cán nóng”.
- Khi mác và chủng loại thép chịu lực không có gì đặc biệt thì những yêu cầu đối với
thép  10 mm phải có giới hạn chảy nhỏ nhất là 2250 kg/cm2 và với thép  ≥ 10mm có
giới hạn chảy nhỏ nhất là 2800 kg/cm2.
- Thép buộc phải bằng thép mềm với  ≥ 0,6 mm hoặc thép đàn hồi trong trường hợp
cần thiết để tránh sai lệch cốt thép trong khi đổ bê tông.
- Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông phải thoả mãn các yêu cầu của thiết kế. Nếu có
sự thay đổi cốt thép so với thiết kế (về nhóm, số hiệu và đường kính của cốt thép) hoặc
thay đổi các kết cấu neo giữ, phải được sự đồng ý của Kỹ sư giám sát A tuân theo các
quy định dưới đây:
- Cốt thép phải có bề mặt sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám dính vào, không
có vẩy sắt, không được sứt sẹo.
- Cốt thép bị bẹp, bị giảm diện tích mặt cắt do cạo gỉ, làm sạch bề mặt hoặc do
nguyên nhân khác gây nên không được quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.
- Trước khi gia công, cốt thép phải được nắn thẳng, độ cong vênh còn lại không được
vượt quá sai số cho phép trong TCVN.
- Không được quét nước xi măng lên cốt thép để phòng gỉ trước khi đổ bê tông.
Những đoạn cốt thép chờ để thừa ra ngoài khối bê tông đổ lần trước phải làm sạch bề
mặt, cạo hết vữa xi măng dính bám trước khi đổ bê tông lần sau.
- Việc liên kết các thanh thép khi lắp dựng cần thực hiện theo yêu cầu sau:
+ Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo
thứ tự xen kẽ.
+ Trong mọi trường hợp, các góc của đại thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn
dính 100%.
2. Thử nghiệm
Kỹ sư giám sát A yêu cầu Đơn vị thi công cung cấp các mẫu thử thép, có thể chọn
lựa bất kỳ loại thép nào để đưa vào thử. Các mẫu thử phải kiểm định ở những cơ quan có
đủ chức năng và thẩm quyền. Chi phí đó do Đơn vị thi công chịu.
Tần suất lấy mẫu thí nghiệm thực hiện theo lô, cứ một lô 50T lấy mẫu một lần, mỗi
lô nhỏ hơn 50T xem như một lô, các chỉ tiêu cơ lý lấy theo TCVN 1651:2008
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 22
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

3. Bảo quản
Cốt thép cần phải được cất giữ theo đúng tiêu chuẩn quy định. Đối với cốt thép kéo
nguội phải được cất giữ trong nhà kín, khô ráo.
Khi vận chuyển cốt thép và các thành phần, phải áp dụng các biện pháp chống ăn
mòn, biện pháp chống dập và làm biến dạng cốt thép.
Công tác vận chuyển và lắp đặt cốt thép thực hiện theo TCVN 4453:1995.
VI. XI MĂNG
1. Yêu cầu đối với vật liệu
- Xi măng dùng để thi công phải phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn TCVN 2682:2009;
- Xi măng cần phải giữ tại hiện trường trong điều kiện phù hợp và đúng quy trình bảo
quản.
- Chủng loại và mác xi măng sử dụng phải phù hợp thiết kế và các điều kiện, tính
chất, đặc điểm môi trường làm việc của kết cấu công trình.
- Bất kỳ thời điểm nào, Nhà thầu phải cung cấp các chứng chỉ xác nhận chất lượng
của xi măng dùng cho công trình đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu trong thời gian sử dụng,
chứng nhận này phải do một cơ quan có đủ tư cách pháp nhân cấp.
2. Thử nghiệm
Tần suất lấy mẫu thí nghiệm thực hiện theo lô, cứ một lô 50T lấy mẫu một lần, mỗi
lô nhỏ hơn 50T xem như một lô, các chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 6067:2004
3. Bảo quản
Việc vận chuyển và bảo quản xi măng phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 2682 : 2009
"Xi măng".
VII. CÁT
1. Yêu cầu chung
- Cát cần phải sạch, không bẩn bởi các tạp chất làm ảnh hưởng đến chất lượng bê
tông như: quặng sắt, muối sulfat, can xi, magenium, không lẫn vỏ nhuyễn thể.
- Công tác kiểm tra phải được tiến hành đều đặn trong suốt quá trình giao nhận vật
liệu. Nhà thầu phải có các sàng tiêu chuẩn và các thiết bị kiểm tra tại hiện trường.
- Cát dùng để làm bê tông nặng phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN
7570:2006 "Cốt liệu cho bê tông và vữa yêu cầu kỹ thuật".
2. Cát san lấp
- Đảm bảo độ đầm chặt K>0.90, hàm lượng hữ cơ nhỏ hơn 5%, chỉ tiêu cơ lý theo hồ
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 23
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

sơ thiết kế.
3. Cát trộn bê tông
- Modun độ lớn lớn hơn hoặc bằng 2,0.
- Lượng CL hòa tan nhỏ hơn hoặc bằng 0,05% khối lượng cát cho bê tông cốt thép
thường.
- Cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1 có thể được sử dụng chế tạo bê tông cấp thấp hơn
B15;
- Cát có môđun độ lớn từ 1 đến 2 có thể được sử dụng chế tạo bê tông cấp từ B15 đến
B25.
4. Cát dùng cho vữa tô
Cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1,5 có thể được sử dụng chế tạo vữa mác nhỏ hơn
và bằng M5;
Cát có môđun độ lớn từ 1,5 đến 2 được sử dụng chế tạo vữa mác M7,5.
5. Thử nghiệm
Tần suất lấy mẫu cát đổ bê tông thực hiện theo lô, cứ một lô 350m3 lấy mẫu một
lần, mỗi lô nhỏ hơn 350m3 xem như một lô, các chỉ tiêu khác lấy theo TCVN 7572: 2006
và TCVN 7570:2006
6. Bảo quản
Phải có kho bãi bảo quản cát, tránh các chất hữu cơ, rác thải rơi vào.
7. Bảo quản
- Bãi chứa vật liệu nên bố trí gần vị trí thi công và phải tập kết được khối lượng vật
liệu tối thiểu cho một ca thi công;
- Bãi chứa vật liệu phải được gia cố để không bị cày xới, xáo trộn do sự đi lại của các
phương tiện vận chuyển, thi công và không để bị ngập nước, không để bùn đất hoặc vật
liệu khác lẫn vào;
- Không tập kết lẫn lộn nhiều nguồn vật liệu vào cùng một vị trí;
- Trong mọi công đoạn vận chuyển, tập kết, phải có các biện pháp nhằm tránh sự
phân tầng của vật liệu CPĐD (phun tưới ẩm trước khi bốc xúc, vận chuyển).
VIII. NƯỚC
- Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn
TCVN 4506 : 2012 "Nước cho bê tông và vữa -yêu cầu kỹ thuật".
- Nước dùng cho công trình phải sạch không có các tạp chất hay chất gây hại.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 24
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Độ pH từ 6,5 -:- 12,5.


- Hàm lượng CL nhỏ hơn hoặc bằng 500mg/l cho bê tông cốt thép .
- Các chỉ tiêu khác lấy theo TCVN 4506:2012.
- Đơn vị thi công phải tuân theo các phê duyệt của Kỹ sư giám sát A về nguồn nước
dùng cho sản xuất và phải tiến hành các thí nghiệm cần thiết theo yêu cầu.
- Nước phải được kiểm tra thường xuyên trong quá trình sử dụng. Khi thay đổi nguồn
cấp nước Đơn vị thi công phải đệ trình các tài liệu thí nghiệm chứng tỏ nguồn nước mới
thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật và chỉ được sử dụng khi có phê duyệt của Kỹ sư giám sát.
IX. THIẾT KẾ CẤP PHỐI VẬT LIỆU
- Đơn vị thi công phải tính toán và thí nghiệm thiết kế cấp phối, kiểm tra mẫu. Trước
khi sử dụng cấp phối phải được Kỹ sư giám sát A phê duyệt.
- Trước khi tính toán cấp phối phải tiến hành các thí nghiệm theo các tiêu chuẩn
tương ứng.
- Cấp phối mẻ trộn: Xi măng và mỗi kích cỡ của cốt liệu phải được tính bằng trọng
lượng.
- Cấp phối đã được phê duyệt phải được niêm yết tại nơi thực hiện trộn bê tông.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 25
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG IV: CHUẨN BỊ THI CÔNG

I. NỘI DUNG
- Thi công các hạng mục công trình theo quy định trong hồ sơ thiết kế.
- Đảm bảo nguồn điện, nước phục vụ thi công và không làm ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.
- Đảm bảo mọi biện pháp an toàn trong giai đoạn chuẩn bị và thi công cho đến khi
nghiệm thu bàn giao công trình;
- Đảm bảo sự điều phối chung về tiến độ của các hạng mục trong công trình.
- Lối ra vào công trường thể hiện trong thiết kế bản vẽ thi công. Đơn vị xây lắp có
trách nhiệm xin phép các lối ra vào tạm v.v... và giữ gìn đường đi lối lại luôn luôn an
toàn và sạch sẽ.
- Căn cứ theo thiết kế bản vẽ thi công và mặt bằng công trình đã nhận, xác định chính
xấc mốc giới và phạm vi xây dựng cho từng hạng mục công trình. Chỉ tiến hành thi công
sau khi đã được Chủ đầu tư kiểm tra và thoả thuận.
- Phải xác định chính xác của công việc định vị vị trí, cao độ của các chi tiết móng,
trên cơ sở các số liệu gốc của hiện trường do đại diện Chủ đầu tư cung cấp.
- Phải cung cấp thiết bị, nhân lực, nhân viên khảo sát và vật liệu cần thiết để Chủ đầu
tư có thể kiểm tra công tác định vị và những công việc liên quan đã làm mà không được
đòi hỏi bất kỳ một chi phí phát sinh nào.
II. TIÊU CHUẨN
Tất cả vật liệu sử dụng phải có chất lượng tốt, theo đúng những tiêu chuẩn và chỉ
dẫn trong hồ sơ.
Trong quá trình thi công, Đơn vị xây lắp phải tuân theo các quy phạm, tiêu chuẩn
trong Chương 3 - Phần II thuộc tập này.
III. ĐỊNH VỊ, DỰNG KHUÔN CÔNG TRÌNH
- Chủ đầu tư sẽ bàn giao tim cọc mốc trên cơ sở các vị trí này đã được cơ quan tư vấn
xác định tại hiện trường. Đơn vị thi công phải thực hiện tất cả các công việc kiểm tra cần
thiết trước khi thi công và phải chịu trách nhiệm về công việc kiểm tra đó.
- Kiểm tra trục tim mốc.
- Phục hồi những vị trí mốc đã mất.
- Việc kiểm tra này được thực hiện theo hồ sơ bản vẽ thiết kế.
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 26
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Trường hợp sai lệch, hoặc không phù hợp với địa hình, địa chất hoặc bất cứ sai
khác nào, Đơn vị thi công phải báo ngay cho cơ quan tư vấn và chủ đầu tư để giải quyết.
- Nhà thầu phải thực hiện công tác trắc đạc công trình trước khi triển khai các công
tác thi công. Công tác này phải được thực hiện để đảm bảo chính xác hình dáng, kích
thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ nghiêng kết cấu, xác định
đúng vị trí tim trục của các công trình, của các cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, loại trừ tối
thiểu những sai sót cho công tác thi công. Công tác trắc đạc phải tuân thủ theo TCVN
3972-85.
- Các mốc quan trắc phải được lập thành hồ sơ lưu trữ, các báo cáo quan trắc phải
được cập nhật thường xuyên theo từng giai đoạn thi công công trình để theo dõi biến
dạng và những sai lệch vị trí, kịp thời có giải pháp giải quyết.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 27
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG V: CÔNG TÁC NỀN MÓNG

I. NỘI DUNG
Việc đào đất phải tiến hành phù hợp với "Quy phạm công tác đất", phải đảm bảo ổn
định của thành vách hố móng. Đơn vị thi công phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị
và công trình trong công tác đào hố móng.
Trước khi thi công đào móng, Đơn vị thi công phải tiến hành đo trăc đạc và cắm
mốc theo đúng kích thước, vị trí tọa độ nêu trong hồ sơ bản vẽ thiết kế.
Đất để san lấp móng sử dụng lại đất đào và được đầm nén đạt độ chặt K≥0,9. Cứ
200m3 đất lấp lấy 1 nhóm 3 mẫu để kiểm tra. Việc lấy mẫu kiểm tra đầm nén đất lấp theo
TCVN 4447:2012 và chỉ định của Chủ đầu tư.
II. TIÊU CHUẨN
Việc đào và lấp đất hố móng được thực hiện theo TCVN 4447:2012 Công tác đất -
Quy phạm thi công và nghiệm thu.
III. ĐÀO HỐ MÓNG
1. Tiêu nước
Trong trường hợp cần thiết có thể phải sử dụng tường chắn tạm (cọc cừ) để đảm bảo
ổn định của các mái dốc hoặc ngăn nước ngầm trong quá trình đào hố móng.
Mặt bằng đáy hố móng phải được dọn sạch làm bằng phẳng, giữ khô để tránh hoá
bùn. Phải có máy bơm đủ công suất để hút toàn bộ nước có trong hố móng.
2. Đào hố móng
- Hình dạng, kích thước, cao độ của hố móng phải đúng với thiết kế và phải được
nghiệm thu trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
- Việc đào đất phải tiến hành phù hợp với "Quy phạm công tác đất", phải đảm bảo ổn
định của các mái dốc. Đơn vị xây lắp phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và công
trình trong công tác đào hố móng.
- Tại các vị trí móng có mặt bằng thi công lớn thì dùng máy đào để thi công là chính,
dọn sạch hố móng bằng thủ công. Lưu ý Đơn vị xây lắp phải trình phương án và biện
pháp thi công chi tiết các vị trí móng, mương cáp vv… gặp bất thường như: sình lầy, hiện
tượng cát chảy, gặp đá vv... sao cho quá trình thi công không ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh và đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và thiết bị thi công. Trước khi thi
công, Đơn vị xây lắp phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư về biện pháp thi công do

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 28
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Đơn vị xây lắp trình.


- Trong trường hợp cần thiết có thể phải sử dụng tường chắn tạm (cọc cừ) để đảm bảo
ổn định của các mái dốc hoặc ngăn nước ngầm trong quá trình đào hố móng.
- Mặt bằng đáy hố móng phải được dọn sạch và bằng phẳng, giữ khô để tránh hoá
bùn. Phải có máy bơm đủ công suất để hút toàn bộ nước có trong hố móng.
- Hình dạng, kích thước, cao độ của hố móng phải đúng với bản vẽ thiết kế và phải
được nghiệm thu trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
- Trong trường hợp đào hố móng mà phát hiện có sự sai khác về địa chất so với thiết
kế, Đơn vị thi công phải có trách nhiệm báo lại bên Chủ đầu tư và được Chủ đầu tư đồng
ý mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
- Hình dạng, kích thước của hố móng phải phù hợp với hình dáng và kích thước thiết
kế của từng loại móng và phải được nghiệm thu trước khi chuyển sang công đoạn tiếp
theo. Cao độ của đáy hố móng phải đúng cao độ thiết kế. Đơn vị thi công phải đảm bảo
tính nguyên vẹn của hố móng đúng theo các yêu cầu kỹ thuật cho đến khi nghiệm thu hố
móng để chuyển sang các công đoạn tiếp theo. Bất kỳ việc đổ bê tông nào tiến hành trước
khi được kỹ sư bên Chủ đầu tư phê duyệt đều phải loại bỏ và đơn vị thi công phải chịu
mọi kinh phí để làm lại việc đó. Đất thừa không đảm bảo chất lượng phải đổ ra bãi thải
quy định, không được đổ bừa bãi làm ứ đọng nước làm ngập úng các công trình lân cận,
làm trở ngại thi công.
- Khi đào hố móng công trình phải có biện pháp chống sạt lở, lún và làm biến dạng
những công trình lân cận (nếu có).
- Trường hợp móng công trình nằm trên nền đá cứng thì toàn bộ đáy móng phải đào
tới độ sâu công trình thiết kế. Không được để lại cục bộ những mô đá cao hơn cao trình
thiết kế.
3. Đổ bỏ đất thừa
Đất thừa có thể đắp vào chân móng trong phạm vi diện tích chiếm đất vĩnh viễn, đất
được phép đắp cao cách mặt trên của trụ móng 10cm, và khu vực xung quanh móng;
phần còn lại (nếu có) phải vận chuyển đến nơi khác đổ phải được thoả thuận với chính
quyền địa phương.
IV. XÂY DỰNG MÓNG
- Thi công móng theo đúng hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành.
- Có biện pháp đảm bảo hố móng khô ráo và ngăn đất rơi vào kết cấu móng.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 29
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

V. LẤP ĐẤT HỐ MÓNG


- Việc san lấp được tiến hành sau khi bê tông móng đã được bảo dưỡng đủ thời gian
quy định và phải được kỹ sư bên Chủ đầu tư cho phép.
- Đất để san lấp móng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và phải được thoả thuận của đại
diện Chủ đầu tư. Đất lấp hố móng phải đổ từng lớp và đầm kỹ theo đúng chỉ dẫn của thiết
kế.
- Các vị trí móng đều phải đắp đất theo kích thước được ghi trong bản vẽ thiết kế. Đất
đắp có thể lấy từ dưới hố móng đào lên hoặc từ nơi khác vận chuyển đến. Đơn vị thi công
cần duy trì lớp đắp nền đến khi nghiệm thu phần việc theo hợp đồng. Nếu phải lấy vật
liệu từ nơi khác đến cho việc đắp nền, đơn vị thi công phải thống nhất với chủ đầu tư khu
vực khai thác vật liệu thích hợp cho việc đắp nền để vật liệu có chất lượng đúng với yêu
cầu.
- Bên chủ đầu tư có thể tiến hành thí nghiệm dung trọng lớp đất đắp để kiểm tra đơn
vị thi công thực hiện đúng độ đầm nén yêu cầu. Bất kỳ móng nào xác định đất lấp hố
móng đầm nén không đạt chất lượng phải đào lên và thực hiện lại bằng chi phí của đơn vị
thi công.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 30
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP

I. NỘI DUNG
- Đơn vị xây lắp phải thực hiện theo đúng những yêu cầu của TCVN;
- Mác bê tông và cốt thép phải được cơ quan có đủ tư cách pháp nhân thí nghiệm;
- Phương pháp thử cường độ bê tông và cốt thép tuân theo TCVN;
- Đơn vị xây lắp không được phép đổ bê tông khi được duyệt vật liệu và ký chuyển
bước thi công.
- Tuân thủ theo TCVN 4453:1995 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -
quy phạm thi công và nghiệm thu.
II. TIÊU CHUẨN
- TCVN 5574: 2018 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 9346:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép- yêu cầu bảo vệ chống ăn
mòn trong môi trường biển
- TCVN 1651:2008 Thép cốt bê tông
- TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa- yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 4506-2012 Nước trộn bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật
- TCXD VN 305:2004 Bê tông khối lớn- Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - quy phạm thi
công và nghiệm thu.
III. CHUẨN BỊ
- Kiểm tra lại toàn bộ các công việc (cốp pha, cốt thép, máy móc …).
- Nghiệm thu cốp pha, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn.
- Lập phương án tổ chức thi công.
IV. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN
1. Vật liệu dùng làm ván khuôn
Cốp pha bằng thép hoặc gỗ nhưng đảm bảo phẳng, kín khít để không bị rò rỉ nước
xi măng trong quá trình đổ bê tông. Cốp pha ván ép thường xuyên được bôi dầu để luôn
được thẳng không bị cong và bị ẩm. Các cốp pha luôn được vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng
xong nhằm tránh bị hư và ảnh hưởng đến chất lượng bê tông đổ lần sau.
Trước khi tiến hành lắp ráp panel thì bề mặt panel tiếp xúc với bê tông đều được

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 31
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

quét 1 lớp chống dính đảm bảo cho bề mặt của cấu kiện khi tháo dỡ cốp pha được phẳng,
nhẵn.
2. Thi công ván khuôn
- Trước khi thi công ván khuôn, các bản vẽ ván khuôn và giàn chống của đơn vị thi
công phải được bên Chủ đầu tư chấp thuận.
- Ván khuôn phải được lắp đặt thẳng và vuông góc. Khi những vạt nghiêng hay cạnh
được yêu cầu trên bản vẽ, các vạt nghiêng này phải được cắt một cách chính xác theo
đúng kích thước để tạo thành một mối nghiêng phẳng phiu và liên tục. Các tấm ván
khuôn phải có cạnh ngay, vuông cho phép lắp đặt chính xác và tạo một góc cạnh gọn
gàng ở các mối nối thi công trong bê tông.
- Các tấm ván khuôn phải được ghép chặt ở các mặt nối theo phương thẳng đứng hay
nằm ngang, trừ phi được chỉ định khác đi.
- Ở những cạnh ngoài của bệ móng phải được đổ với một vạt góc nghiêng. Khuôn
ván phải thích hợp với phần kết cấu ở bất kỳ khía cạnh nào và phải cao tới mặt hoàn tất
đòi hỏi của bê tông. Nếu làm bằng gỗ, mẫu khuôn sẽ phải được chế tạo bằng gỗ tốt trong
mùa, đóng theo kích cỡ và đủ dày đề chống lại áp suất của bê tông ướt mà không bị biến
dạng. Các khuôn phải được định vị chắc chắn và được giằng chéo vững vàng để đủ sức
chịu đựng mà không bị chuyển vị, cong vênh hay bất cứ loại chuyển dịch nào: dưới trọng
lực của công trình, sự đi lại của công nhân, vật liệu và máy móc.
- Bê tông chỉ được đổ khi các hệ thống ván khuôn và giàn giáo được bên Chủ đầu tư
chấp thuận.
3. Làm sạch ván khuôn
Khoảng trống để đổ bê tông không được có chất bẩn, mạt cưa, các dây kẽm nối
kết,.v.v… trước khi đổ bê tông. Ván khuôn tiếp xúc với bê tông phải được giữ sạch sẽ và
được quét một lớp dầu lót khuôn thích hợp hay một chất khác được chấp thuận. Các chất
dầu lót này không được tiếp xúc với cốt thép hay với bê tông ở các mối liên kết khác.
Ván khuôn bị hư hỏng hay méo mó sẽ không được sử dụng.
V. CÔNG TÁC CỐT THÉP
1. Cốt thép
- Tuân theo TCVN 5574:2018 "Kết cấu bê tông cốt thép”, và TCVN 1651-2008
“Thép cốt bê tông cán nóng”.
- Khi mác và chủng loại thép chịu lực không có gì đặc biệt thì những yêu cầu đối với
thép đường kính  10 mm phải có giới hạn chảy nhỏ nhất là 2100 kg/cm2 và với thép

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 32
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

đường kính ≥ 10mm có giới hạn chảy nhỏ nhất là 2700 kg/cm2.
- Kỹ sư giám sát A yêu cầu Đơn vị thi công cung cấp các mẫu thử thép, có thể chọn
lựa bất kỳ loại thép nào để đưa vào thử. Các mẫu thử phải kiểm định ở những cơ quan có
đủ chức năng và thẩm quyền. Chi phí đó do Đơn vị thi công chịu.
- Tần suất lấy mẫu thí nghiệm thực hiện theo lô, cứ một lô 50T lấy mẫu một lần, mỗi
lô nhỏ hơn 50T xem như một lô, các chỉ tiêu cơ lý lấy theo TCVN 1651:2008
- Thép buộc phải bằng thép mềm với đường kính nhỏ nhất là 0,6 mm hoặc thép đàn
hồi trong trường hợp cần thiết để tránh sai lệch cốt thép trong khi đổ bê tông.
- Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông phải thoả mãn các yêu cầu của thiết kế. Nếu có
sự thay đổi cốt thép so với thiết kế (về nhóm, số hiệu và đường kính của cốt thép) hoặc
thay đổi các kết cấu neo giữ, phải được sự đồng ý của Kỹ sư giám sát A tuân theo các
quy định dưới đây:
- Cốt thép phải có bề mặt sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám dính vào, không
có vẩy sắt, không được sứt sẹo.
- Cốt thép bị bẹp, bị giảm diện tích mặt cắt do cạo gỉ, làm sạch bề mặt hoặc do
nguyên nhân khác gây nên không được quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.
- Trước khi gia công, cốt thép phải được nắn thẳng, độ cong vênh còn lại không được
vượt quá sai số cho phép trong TCVN.
- Không được quét nước xi măng lên cốt thép để phòng gỉ trước khi đổ bê tông.
Những đoạn cốt thép chờ để thừa ra ngoài khối bê tông đổ lần trước phải làm sạch bề
mặt, cạo hết vữa xi măng dính bám trước khi đổ bê tông lần sau.
- Cốt thép cần phải được cất giữ theo đúng tiêu chuẩn quy định.Đối với cốt thép kéo
nguội phải được cất giữ trong nhà kín, khô ráo.
- Công tác lắp dựng cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Các bộ phận lắp dựng trước, không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau
+ Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê
tông.
+ Khi đặt cốt thép và cốp pha tựa vào nhau tạo thành một tổ hợp cứng thì cốp pha
chỉ được đặt trên các giao điểm của cốt thép, chịu lực và theo đúng vị trí quy định của
thiết kế
+ Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng cần được thực hiện theo yêu cầu
sau:
+ Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 33
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

thứ tự xen kẽ.


+ Trong mọi trường hợp, các góc của đại thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn
dính 100%.
2. Cắt và uốn cốt thép
- Gia công cốt thép theo đúng thiết kế và thoả mãn yêu cầu của TCVN 4453:1995.
- Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nên đảm bảo mức
độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công.
- Kết quả kiểm tra cốt thép và mối buộc phải ghi chép vào sổ từng ngày, có ghi rõ
loại sản phẩm cốt thép, tên người gia công.
3. Nối chồng cốt thép
Tuân theo điều 8.9, TCVN 5574:2012
4. Hàn cốt thép
Tuân theo điều 8.8, TCVN 5574:2012
5. Vận chuyển và lắp dựng cốt thép
- Cốt thép từng thanh buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm
lẫn khi sử dụng.
- Các khung, lưới cốt thép lớn có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù
hợp với phương tiện vận chuyển.
- Bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại bộ phận lắp dựng sau.
- Lắp đặt cốt thép theo quy định trong bản vẽ thiết kế. Trong quá trình lắp đặt phải có
sự kiểm tra, nghiệm thu từng bước của Kỹ sư giám sát A.
- Công tác vận chuyển và lắp đặt cốt thép thực hiện theo TCVN 4453:1995.
6. Lớp bê tông bảo vệ
- Chiều dày lớp bảo vệ phải đảm bảo các quy định hiện hành và theo đúng hồ sơ thiết
kế.
- Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông.
- Các con kê đặt các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn
1m cho 01 điểm kê. Con kê bê tông có mác bằng cấu kiện bê tông và có chiều dày bằng
chiều dày lớp Bê tông bảo vệ kết cấu.
VI. CÁC CHI TIẾT CHÔN SẴN VÀ BU LÔNG NEO
- Bu lông neo phải được thực hiện đúng bản vẽ. Bu lông neo phải được định vị ở vị
trí chính xác bằng các bản thép định vị hay các phụ kiện liên kết kim loại và phải được
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 34
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

định vị chắc chắn để tránh khỏi bị dịch chuyển khi đổ bê tông.


- Định vị kích thước nằm ngang bằng khung định vị.
- Xác định, căn chỉnh kích thước thẳng đứng bằng livo.
- Độ sai lệch cho phép theo phương ngang là  2mm.
VII. NGHIỆM THU TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG
1. Hồ sơ nghiệm thu
- Kiểm tra các khâu lắp dựng đà giáo, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông, dung sai của
kết cấu công trình.
- Kiểm tra ván khuôn đà giáo, lắp đặt cốt thép.
- Kiểm tra vật liệu thiết bị, quy trình sản xuất, độ sụt.
- Biên bản nghiệm thu cốt thép trước lúc đổ bê tông.
- Biên bản nghiệm thu lắp dựng cop pha, giàn giáo.
- Các biên bản lấy mẫu thí nghiệm tại hiện trường, các kết quả kéo, nén mẫu vật
liệu...
- Biên bản nghiệm thu kích thước hình học kết cấu, các chi tiết đặt sẵn so với thiết
kế...
- Bản chụp hình ảnh...
2. Dụng cụ kiểm tra
- Kiểm tra kích thước: thước mét, thước kẹp...
- Kích thước và cao trình: máy đo đạc và thước
- Kiểm tra cân bằng: máy đo, thước thủy, Nivo...
3. Nội dung nghiệm thu công tác ván khuôn
- Phải có biên bản nghiệm thu công tác cốp pha ngay trước khi đổ bê tông theo toàn
bộ các yêu cầu mô tả ở trên. Trong đó phải chỉ ra kích thước, dung sai, chi tiết chờ sẵn,
độ sạch, độ ổn định.
- Khi đổ bê tông phải có thợ cốp pha trực thường xuyên tại công trường để sửa chữa
khắc phục kịp thời các sự cố làm ảnh hưởng đến tim cốt và chất lượng bê tông.
4. Nội dung nghiệm thu công tác cốt thép
- Trước khi tiến hành đổ bê tông cho các bộ phận công trình, đơn vị thi công báo cho
kỹ sư giám sát và kỹ sư thiết kế đến kiểm tra cốt thép về kích thước, số lượng, chất lượng
hàn buộc, sự ổn định, chiều dài thép chịu lực, độ dài nối thép, vị trí uốn cốt thép, lớp bảo
vệ theo các quy định của hồ sơ mời thầu và TCVN .
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 35
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Nếu có sai sót gì hoặc thay đổi gì theo ý kiến của chủ đầu tư phải thực hiện ngay
trước khi đổ bê tông.
- Cốt thép được giữ gìn sạch sẽ khi lắp dựng không bị dính đất bụi, bị gỉ sét. Nếu thép
bị gỉ thì chúng tôi sẽ cho đánh gỉ hoặc sử dụng thép khác. Chúng tôi sẽ hạn chế mức tối
đa việc làm dơ thép bằng cách bảo vệ cẩn thận che chắn đầy đủ trong quá trình gia công
vận chuyển và lắp dựng nhật là thi công vào mùa mưa rất dễ bị sét gỉ.
VIII. CÔNG TÁC BÊ TÔNG
- Thành phần của các chủng loại bê tông khác nhau cần thiết cho công trình phải tuân
thủ cấp phối của vữa bê tông bao gồm hàm lượng xi măng cát đá theo đúng định mức.
- Đơn vị thi công phải chú ý đặc biệt đến sự kiện là trong bất kỳ trường hợp nào xi
măng nhiều Oxyde Nhôm đều không được dùng đến trong bất cứ hạng mục công trình
nào. Bê tông phải đủ dẻo để có thể đổ vào các góc cạnh của ván khuôn và quanh chu vi
của cốt thép mà không bị phân ly hay nước tụ tập ở trên mặt thép. Khi tháo gở ván
khuôn, mặt bê tông phải có một mặt khá láng, không bị tổ ong, nứt nẻ, hay đóng quá
nhiều nước và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như được chỉ định.
- Nếu Đơn vị thi công muốn thay đổi nguồn cung cấp bất kỳ thành phần vật liệu nào
phải được sự chấp thuận đồng ý của bên Chủ đầu tư.
1. Vật liệu để sản xuất bê tông
- Thành phần của các chủng loại bê tông khác nhau cần thiết cho công trình phải tuân
thủ cấp phối của vữa bê tông bao gồm hàm lượng xi măng cát đá theo đúng định mức.
- Đơn vị thi công phải chú ý đặc biệt đến sự kiện là trong bất kỳ trường hợp nào xi
măng nhiều Oxyde Nhôm đều không được dùng đến trong bất cứ hạng mục công trình
nào. Bê tông phải đủ dẻo để có thể đổ vào các góc cạnh của ván khuôn và quanh chu vi
của cốt thép mà không bị phân ly hay nước tụ tập ở trên mặt thép. Khi tháo gở ván
khuôn, mặt bê tông phải có một mặt khá láng, không bị tổ ong, nứt nẻ, hay đóng quá
nhiều nước và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như được chỉ định.
- Nếu đơn vị thi công muốn thay đổi nguồn cung cấp bất kỳ thành phần vật liệu nào
phải được sự chấp thuận đồng ý của bên Chủ đầu tư.
2. Thiết kế thành phần bê tông
- Đơn vị xây lắp phải có kết quả tính toán và thí nghiệm thiết kế cấp phối, kiểm tra
mẫu. Trước khi sử dụng cấp phối phải được Kỹ sư Chủ đầu tư phê duyệt.
- Trước khi tính toán cấp phối phải tiến hành các thí nghiệm theo các tiêu chuẩn
tương ứng.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 36
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Cấp phối mẻ trộn: Xi măng và mỗi kích cỡ của cốt liệu phải được tính bằng trọng
lượng.
- Cấp phối đã được phê duyệt phải được niêm yết tại nơi thực hiện trộn bê tông.
3. Trộn bê tông
- Bê tông cần được trộn đúng mục đích sử dụng và phê duyệt công suất mẻ trộn, thiết
bị trộn, cách đo xi măng và cốt liệu.
- Máy trộn phải đúng kích cỡ và số lượng đảm bảo để hoàn thành công việc.
- Thiết bị trộn phải được định cỡ một cách cẩn thận, chính xác và rõ ràng theo tỷ lệ
của các thành phần trộn như đã định trong những lần trộn thử nghiệm có được mẻ bê tông
chuẩn ngay trong lần trộn đầu tiên. Thiết bị đo phải được bố trí tại nơi có thể tránh được
tác động của thời tiết hoặc điều kiện làm việc.
- Mỗi mẻ phải được trộn đến khi bê tông đều màu, dẻo và không quá 2 phút, thời gian
đó được tính từ khi nạp xong xi măng và cốt liệu vào thùng trộn.
- Nước phải được đưa vào từ từ khi thùng trộn đang quay. Tất cả nước cho một mẻ
trộn phải được cho vào xong trong một phần tư thời gian trộn trôi đi. Đơn vị xây lắp cần
tuân theo hướng dẫn kỹ thuật đối với mọi máy sử dụng.
- Bất kỳ mẻ bê tông nào quá nhão hoặc quá khô không đảm bảo cho việc đầm hoàn
chỉnh đều bị loaị bỏ. Máy trộn sẽ phải lắp đồng hồ và chuông báo hiệu để đảm bảo thời
gian trộn chính xác. Lượng trộn trong một mẻ không được quá công suất của máy trộn.
- Toàn bộ mẻ trộn phải đổ ra hết trước khi nạp vật liệu cứng cho mẻ trộn mới vào
thùng trộn. Tất cả thiết bị, hộp đo, bảng điều khiển v v... cần phải được làm sạch sau mỗi
ca hoặc ngày làm việc.
4. Vận chuyển bê tông
Thời gian vận chuyển bê tông chỉ được nằm trong giới hạn cho phép để đảm bảo
vữa không bị lắng đọng, phân lớp hoặc ninh kết trong quá trình vận chuyển. Nếu thời
gian vận chuyển vượt quá quy định thì phải xử lý thêm xi măng và nước để trộn lại theo
chỉ dẫn của kỹ sư bên chủ đầu tư hoặc loại bỏ.
5. Đổ bê tông
Việc đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dầy lớp bê tông bảo vệ cốt
thép.
- Không dùng dầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha;
- Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 37
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

định của thiết kế


- Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt
quá l,5m. Khi đổ bê tông có chiều cao rơi tự do lớn hơn l,5m phải dùng máng nghiêng
hoặc ống vòi voi.
- Chiều dầy mỗi lớp đồ bê tông phải căn cứ vào năng lực trộn, cự li vận chuyển, khả
năng đầm, tính chất của kết cấu và điều kiện thời tiết để quyết định, nhưng không vượt
quá các trị số ghi trong tiêu chuẩn TCVN4453-1995.
- Đổ bê tông móng: Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.
- Đổ bê tông cột, tường: Cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn
3m thì nên đổ liên tục. Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ
hơn 15cm và các cột có tiết diện bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ bê
tông liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m. Cột cao hơn 5m và tường cao hơn
3m nên chia làm nhiều đợt đổ bê tông, nhưng phải bảo dầm vị trí và cấu tạo mạch ngừng
thi công hợp lí.
- Đổ bê tông kết cấu khung: Kết cấu khung nên đổ bê tông liên tục, chi khi cần thiết
mới cấu tạo mạch ngừng.
- Đổ bê tông dầm, bản: Đổ bê tông dầm (xà) và bản sàn phải được tiến hành tạm thời.
Khi dầm, sàn và các kết cấu tương tự có kích thước lớn (chiều cao lớn hơn 80cm) có thể
đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công thích hợp.
6. Đầm bê tông
- Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm, bê
tông được đầm chặt và không bị rỗ
- Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông đuợc đầm kĩ
- Tiến hành đầm bê tông theo đúng quy định trong TCVN 4453-1995
- Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần
thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê
tông.
7. Mối nối thi công
Mối nối bê tông phải được tưới ẩm, làm sạch trước khi đổ bê tông tiếp theo
8. Bảo dưỡng bê tông
- Bê tông phải được bảo dưỡng khỏi ảnh hưởng xấu của điều kiện khí hậu sau khi đổ.
Cần có các biện pháp thích hợp để tránh bê tông khỏi bị bốc hơi nước quá nhiều từ bề
mặt do nhiệt độ cao hay/và các luồng gió khô và để duy trì nhiệt độ bê tông chỉ cao hơn

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 38
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

5°C so với nhiệt độ mát.


- Bê tông phải được bảo dưỡng ít nhất là 7 ngày, khi dùng xi măng Portland thông
dụng hay 4 ngày khi dùng xi măng đông nhanh, trừ phi bên Chủ đầu tư đồng ý cho phép
thời gian ngắn hơn.
- Trong thời kỳ bảo dưỡng bề mặt lộ ra ngoài, mặt phẳng của bê tông phải được che
phủ khỏi bị bốc hơi quá đáng bằng các phương pháp sau:
+ Ván đóng sát bề mặt bê tông.
+ Trực tiếp và liên tục dùng nước, dưới dạng một lớp sương mỏng để không làm
hư hỏng bề mặt.
+ Bao phủ với một lớp không thấm nước sát với bề mặt bê tông để tránh sự lưu
thông quá đáng của không khí.
+ Dùng màng bảo dưỡng bề mặt
+ Các phương pháp khác được chấp thuận.
- Trong bất kỳ trường hợp nào, phương pháp bảo dưỡng không được làm hư hỏng bề
mặt đã hoàn tất.
- Không được phép đi lại hay đè tải trọng lên bê tông cho đến khi bê tông đủ cứng để
có thể chịu tải mà không ảnh hưởng đến bê tông.
9. Tháo dỡ ván khuôn và dàn giáo
Khi ván khuôn dùng cho các bề mặt thẳng đứng như các mặt hông của móng được
tháo gỡ trong vòng ít hơn 15 giờ ở nhiệt độ 16°C, Đơn vị thi công phải cẩn thận tránh
không làm hỏng bê tông đặc biệt là các cạnh nhô ra và chi tiết chôn sẵn. Các biện pháp
bảo dưỡng bê tông thích hợp cần được thực hiện ngay sau khi tháo gỡ ván khuôn thẳng
đứng ở giai đoạn này và đồng thời bê tông phải được bảo vệ khỏi bị nhiệt độ thấp hay
nhiệt độ cao bằng các phương pháp cách nhiệt thích hợp.
Đơn vị thi công có trách nhiệm tháo gỡ tất cả các thành phần của ván khuôn, các
ván đỡ hay các thành phần chống đỡ nào của khuôn bê tông một cách an toàn.
10. Hoàn thiện bề mặt
Đơn vị thi công chỉ được tháo dỡ cốp pha theo quy phạm thi công và nghiệm thu bê
tông. Ngay sau khi tháo cốp pha, phải kiểm tra và sửa chữa tất cả các khuyết tật rổ, nứt
nẻ. Các bộ phận bị rỗ sẽ được trám trét lại bằng sika, có sự chứng kiến của giám sát A.
Tại những bộ phận quan trọng khi tháo cốp pha phải có sự chứng kiến của Chủ đầu
tư, và giám sát.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 39
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

IX. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG


1. Độ sụt của bê tông
- Việc kiểm tra và thí nghiệm ở công trường hoặc trong phòng thí nghiệm cần được
thực hiện dưới sự giám sát của Kỹ sư giám sát A hoặc người đại diện được uỷ quyền.
- Việc thử xi măng và cốt liệu phải được tiến hành để đảm bảo chất lượng như yêu
cầu.
- Độ sụt của hỗn hợp bê tông được kiểm tra tại hiện trường theo các quy định trong
TCVN 4453:1995
2. Đúc mẫu bê tông
- Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng
ẩm theo TCVN 3105:2012.
- Đơn vị thi công có đầy đủ ở công trường các loại khuôn thép mẫu cần thiết và thiết
bị bảo dưỡng mẫu bê tông.
- Yêu cầu đối với mẫu thử là cường độ 7 ngày phải đạt 65% cường độ 28 ngày. Từ
thí nghiệm này đưa ra biểu đồ biểu thị của mối liên quan giữa tỉ lệ nước - xi măng và
cường độ nén. Một biểu đồ cường độ 7 ngày và một biểu đồ cường độ 28 ngày. Mỗi
cường độ tính toán đều dựa trên việc thử hỗn hợp, vật liệu như trong thi công và phải
thực hiện cho đến khi có kết quả thoả đáng.
- Trái lại, trong trường hợp cường độ cao hơn cường độ đã định, Kỹ sư giám sát A có
thể cho phép giảm số lần thí nghiệm.
- Số mẫu thí nghiệm bê tông thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN.
X. NGHIỆM THU CÔNG TÁC BÊ TÔNG
1. Hồ sơ nghiệm thu
- Hồ sơ thí nghiệm và kiểm tra, bao gồm những nội dung sau:
- Kiểm tra lượng nước trong việc trộn bê tông, nếu được phép có thể kiểm tra ngoài
hiện trường.
- Lấy mẫu thử cường độ chịu nén trong phòng thí nghiệm.
- Đo nhiệt độ của hỗn hợp vữa bê tông, hoặc bê tông đã đổ và nhiệt độ của bê tông
trong thời gian bảo dưỡng.
- Đo nhiệt độ không khí trong quá trình đổ và bảo dưỡng bê tông.
- Kiểm tra quá trình đổ và bảo dưỡng bê tông.
- Những điểm được nêu trong mục này, bất cứ lúc nào Kỹ sư giám sát A cũng có thể

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 40
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

yêu cầu mẫu thử để thí nghiệm trong phòng thí nghiệm độc lập, Đơn vị thi công phải chịu
phí tổn.
2. Dụng cụ kiểm tra
- Kiểm tra độ sụt bằng phễu tại hiện trường.
- Kiểm tra kích thước hình học, cao độ, thăng bằng.
- Kiểm tra cường độ bê tong bằng sung bắn tại hiện trường và thí nghiệm tai đơn vị
có đủ chức năng, thẩm quyền.
3. Nội dung nghiệm thu
- Tuân thủ theo TCVN 4453:1995 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -
quy phạm thi công và nghiệm thu.
- Đơn vị thi công có thể định ra thời điểm để lấy mẫu thử từ bê tông đã hoàn thiện
theo sự thống nhất của Kỹ sư giám sát A và phù hợp với quy trình đã nêu trên. Nếu kết
quả thí nghiệm thoả mãn yêu cầu, công việc có thể tiến hành thi công bình thường.
- Trong điều kiện cần thiết Đơn vị thi công có thể định ra thời điểm thích hợp để thí
nghiệm tải trọng bê tông. Việc thử tải trọng của bê tông được tiến hành với sự chấp thuận
của Kỹ sư giám sát A. Trong trường hợp kết quả thí nghiệm không đạt yêu cầu, có nghĩa
là cường độ bê tông không phù hợp với yêu cầu thiết kế, Đơn vị thi công chịu trách
nhiệm xử lý bằng kinh phí của mình.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 41
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC XÂY TRÁT

I. VỮA XÂY DỰNG


Cốt liệu (xi măng, cát) và nước dùng cho vữa xây thực hiện theo quy định như cốt
liệu và nước dùng cho vữa bê tông.
Vữa xây phải đúng mác thiết kế và tuân theo các yêu cầu của TCVN.
II. GẠCH XÂY DỰNG
Sử dụng gạch có mác ≥ M75, đá loại không phong hoá, không dùng loại gạch, đá bị
nứt vỡ hoặc cong vênh.
III. CÔNG TÁC XÂY TRÁT
- Công tác xây trát tuân thủ theo các yêu cầu của TCVN.
- TCVN 9377:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu.
- TCVN 4085:2011 - Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
- Đơn vị xây lắp tự xác định vị trí, kích thước, cao độ theo đồ án thiết kế.
- Mạch vữa xây phải đều, chặt và kín hết bề mặt tiếp xúc.
- Độ lệch tâm theo phương thẳng đứng của kết cấu không vượt quá 1, độ lệch theo
phương ngang không vượt quá 0,5%.
- Trước khi trát, bề mặt kết cấu phải được làm sạch, cọ rửa hết bụi bẩn, rêu bám, các
vết đầu mỡ và tưới ẩm: những vết lồi lõm và gồ ghề, vón cục -vôi, vữa dính trên mặt kết
cấu phải được đắp íhêm hay đẽo tẩy cho phẳng.
- Nếu bề mặt kết cấu không đủ độ nhám cho lớp vữa bám dính như bề mặt bê tông
đúc trong ván khuôn thép, mặt kim loại, mặt gỗ dán, gỗ bào nhần... trước khi trát phải gia
công tạo nhám bằng cách phun cát hay gia công vữa xi măng, vẩy cát lên mặt kết cấu,
hoặc khía ô quả trám. Phải trát thử một vài chỗ để xác định độ dính kết cần thiết.
- Những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát phải
gắn trải một lớp lưới thép phủ kín chiều dày mạch ghép và trùm về hai bên ít nhất một
đoạn từ 15 đến 20cm. Kích thước của ô lưới thép không lớn hơn từ 4 đến 5cm.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 42
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG VIII: CHẾ TẠO VÀ LẮP DỰNG TRỤ THÉP

I. QUY ĐỊNH VỀ VẬT LIỆU CHẾ TẠO CỘT VÀ THỬ NGHIỆM VẬT LIỆU
CHẾ TẠO CỘT
1. Vật liệu chế tạo cột
Dùng thép phải có chất lượng tốt, thép không được thay đổi các tính chất vật lý
hoặc bị mòn đi khi mạ nhúng nóng.
Đơn vị xây lắp phải cấp cho Bên mua giấy chứng nhận chất lượng chế tạo thép và
các đặc tính cơ bản của các loại thép.
1.1. Đặc trưng tính toán của thép chế tạo
- Thép chế tạo cột, xà thép cho phần Trạm biến áp và nhánh rẽ theo tiêu chuẩn JIS
G3101 hoặc tương đương có:
- Mác thép SS400:
- Cường độ tiêu chuẩn theo giới hạn chảy fy = 245 N/mm2.
- Cường độ tiêu chuẩn theo giới hạn bền fu = 400 N/mm2.
- Mác thép SS540:
- Cường độ tiêu chuẩn theo giới hạn chảy fy = 400 N/mm2.
- Cường độ tiêu chuẩn theo giới hạn bền fu = 540 N/mm2.
1.2. Đặc trưng tính toán của liên kết
❖ Hàn
Dùng que hàn E43 hoặc loại có tính năng kỹ thuật tương đương.
❖ Bu lông
- Bu lông neo được cung cấp phải mới nguyên 100%, theo tiêu chuẩn và thông số kỹ
thuật dưới đây:
- Gia công bu lông, đai ốc theo tiêu chuẩn: TCVN1876-76, TCVN1976-76,
TCVN1916-1995.
- Mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn: 18TCN 04-92.
- Chi tiết như các bản vẽ trong phần thiết kế.
- Vật liệu để chế tạo bu lông neo phải có nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá và phải
đảm bảo chất lượng, theo đúng quy định của thiết kế, thép không được rỗ, gỉ, cong, vênh.
- Bu lông trọn bộ bao gồm đai ốc + vòng đệm phẳng + vòng đệm vênh.
❖ Đai ốc

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 43
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Đai ốc dùng ở cấp độ bền theo yêu cầu thiết kế.


❖ Vòng đệm
- Vòng đệm phẳng dùng thép Cr3 hoặc loại có tính năng kỹ thuật tương đương, tuân
thủ theo TCVN 2061-77.
- Vòng đệm vênh dùng thép 65 hoặc loại có tính năng kỹ thuật tương đương, tuân
thủ theo TCVN 130-77.
2. Thử nghiệm vật liệu chế tạo cột
Chủ đầu tư sẽ lấy một số mẫu bất kỳ trong vật liệu chế tạo để thí nghiệm. Việc thử
nghiệm do một cơ quan chuyên ngành đảm nhiệm, nếu vật liệu không đáp ứng được các
yêu cầu thì phải loại bỏ.
II. QUY ĐỊNH VỀ GIA CÔNG CHẾ TẠO
1. Tổng quát
Gia công, lắp ráp và nghiệm thu phải tuân thủ theo TCXDVN 170:2007.
Theo phần bản vẽ (sẽ được cung cấp ở giai đoạn BVTC sau khi đã trúng thầu), Đơn
vị xây lắp kiểm tra và rà soát lại các kích thước của các chi tiết kết cấu của cột, xà, kích
thước chân cột, bản đế cột liên kết với móng. Kiểm tra sự đảm bảo các chi tiết bắt dây
vào cột theo sơ đồ các chuổi cách điện trúng thầu. Gia công cột mẫu theo đúng bản vẽ
được cấp, cột mẫu phải được Tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư nghiệm thu mới được tiến
hành gia công cột hàng loạt (các sai khác về kích thước các chi tiết, các kích thước chưa
rõ hoặc không đảm bảo quy định về gia công chế tạo kết cấu thép (nếu có) sẽ được thông
qua Tư vấn và Chủ đầu tư khi nghiệm thu cột mẫu).
Tất cả các sai khác được tìm thấy trong phần bản vẽ (sai khác kích thước hình học,
ký hiệu, điều kiện cấu tạo...) Đơn vị xây lắp phải lập thành bảng phụ lục và đề xuất biện
pháp hiệu chỉnh, xử lý trình Tư vấn thiết kế, Chủ đầu tư xem xét thông qua. Chi phí vật
liệu, nhân công cho việc hiệu chỉnh, gia công hiệu chỉnh, lắp ráp lại do Đơn vị xây lắp
chịu.
2. Vật liệu dùng cho gia công
- Theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế
- Có đủ các chứng chỉ về xuất sứ, chất lượng…
3. Phương pháp gia công
3.1. Cắt thép
Các mép cắt của chi tiết cột thép phải được nhẵn, không được để sù sì hoặc có gờ.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 44
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Cấm không được cắt thép hình hoặc thép bản tạo thành các góc nhọn < 60o ở các chi tiết
để tránh tai nạn khi vận chuyển và lắp dựng.
3.2. Uốn thép
- Khi cần uốn cong các chi tiết thì việc thao tác uốn và tạo hình được thực hiện ở
nhiệt độ từ 850oC  950oC, sau đó làm mát tự nhiên bằng không khí sao cho chi tiết
không bị cong vênh hoặc rạn nứt. Tuyệt đối không được dùng hàn đắp hồ quang để gia
nhiệt khi nắn và uốn thép.
- Đơn vị xây lắp dùng một nhiệt kế tin cậy hoặc dụng cụ đo khác để kiểm tra nhiệt độ
trên. Dự kiến dùng dụng cụ đo phải đệ trình cho cố vấn duyệt và chỉ được sử dụng khi
dụng cụ này đã được duyệt.
- Khi uốn cong thép góc, thì vật liệu ở vùng uốn cong bị biến dạng (vùng góc của
thép) phải dùng máy mài tẩy bỏ các gờ nhọn, chiều dài mài tối thiểu là 1mm, khoảng
cách tối thiểu mỗi bên trục uốn là 40mm (theo chiều dọc thanh) và 12mm theo bề rộng
thanh kể từ điểm uốn.
- Các thép góc có bề dày   8mm cần được uốn nguội phải tạo mẫu trước có bán
kính như bán kính của chi tiết cần uốn. Tấm mẫu phải có bề dày  3 lần bề dày của bản
cần uốn. Thép chỉ được uốn nguội khi góc uốn từ 10o trở xuống. Sau khi uốn phải kiểm
tra bằng hạt từ tính về rạn nứt trên 2% sản phẩm của một mẻ. Một mẻ được định nghĩa là
số lượng của chi tiết được uốn nguội trong từng ngày. Kiểm tra hạt từ tính về rạn nứt
được tiến hành trên các gờ bình thường của đường cong trên một khoảng cách ít nhất
15mm về mỗi phía của đường cong. Chi tiết sẽ bị loại nếu thấy các hạt không thẳng hàng,
có dấu hiệu rạn nứt khi kiểm tra bằng thấu kính có độ phóng đại tối thiểu là 5 lần. Nếu hư
hỏng thì tất cả các chi tiết còn lại của mẻ đó phải được kiểm tra như cách ở trên mà
không có chi phí bổ sung. Chi phí cho các thử nghiệm hạt từ được mô tả trên đây phải
đưa vào chi phí chế tạo và lắp đặt, cố vấn có quyền kiểm tra các chi tiết uốn vượt quá số
lượng đã mô tả ở trên và không có chi phí bổ sung.
3.3. Hàn các chi tiết
- Chỉ được hàn các chi tiết bản mã với nhau hoặc bản mã với thép hình như bản đế
cột hoặc các chi tiết liên kết với phụ kiện.
- Cấm không cho hàn nối thanh cột hoặc hàn chồng xếp mặt các bản mã lên nhau
hoặc lên các chi tiết khác. Cấm không được xẽ rãnh thanh thép để thực hiện gia công uốn
sau đó hàn đắp lại. Tất cả các cấu kiện riêng rẽ phải được hình thành từ một thanh thép
(hoặc một tấm thép) mà không có bất kỳ một đường hàn nào.
- Phải áp dụng đúng quy trình hàn theo quy định. Các vật liệu (que hàn) phải được
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 45
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

quy định trước.


- Các đường hàn phải đều chiều cao và nhẵn, không có sét, rác bẩn, dầu mỡ, sơn hoặc
gỉ sâu. Đường hàn không được rỗ và không đầy khít.
- Sau khi cho chảy vật liệu hàn phải gạt hết vảy hoặc có thể dùng búa gõ nhẹ và chải
sắt đánh hết vẩy.
- Toàn bộ các đường hàn sau khi hàn xong phải kiểm ta bằng siêu âm và có chứng chỉ
xác nhận kết quả đường hàn.
- Các tấm hoặc thanh sau khi hàn phải đảm bảo độ bằng phẳng và thẳng không được
cong vênh hoặc biến dạng.
4. Sai số gia công
- Tuân thủ theo TCXDVN 170: 2007.
5. Nối thanh cột
- Nếu thanh ốp đặt phía trong thanh cần nối thì phải vát sống thanh ốp chiều dày vát
bằng bán kính trong của thanh cần nối.
- Nếu thanh ốp đặt phía ngoài thanh cần nối thì phải vát sấy đầu thanh cần nối, chiều
dày vát bằng bán kính trong của thanh ốp.
6. Đánh dấu chi tiết
- Trước khi mạ, mỗi chi tiết của cột, xà phải được đóng dấu chìm chỉ rõ là một chi
tiết trong một cột, xà nào đó phù hợp với số của nó trong Bản vẽ được duyệt.
- Hệ thống dấu dùng để nhận dạng các chi tiết của cột phải sao cho không dấu nào bị
lặp lại trong một loại cột.
- Phải đóng dấu sao cho sau khi mạ vẫn đọc được dễ dàng và không ảnh hưởng đến
độ bền của chi tiết. Dấu được đóng vào chỗ mà khi lắp dựng cột không bị chi tiết khác
che khuất.
7. Bu lông, đai ốc, vòng đệm
❖ Bu lông - Đai ốc:
- Gia công bu lông theo tiêu chuẩn : TCVN 1876-76, TCVN 1889-76.
- Gia công đai ốc theo tiêu chuẩn : TCVN 1896-76, TCVN 1897-76.
- Ren theo tiêu chuẩn : TCVN 2248-77.
- Dung sai theo tiêu chuẩn : TCVN 1917-76.
- Yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn : TCVN 1916-76.
❖ Vòng đệm:

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 46
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Gia công vòng đệm phẳng theo tiêu chuẩn : TCVN 2061-77
- Yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn : TCVN 134-77.
- Gia công vòng đệm vênh theo tiêu chuẩn : TCVN 130-77
- Nghiệm thu, bao gói và ghi nhãn theo tiêu chuẩn: TCVN 128-63
Vòng đệm vênh hiện nay thường phải đặt mua nước ngoài (Nếu như trong nước
chưa chế tạo được theo các yêu cầu kỹ thuật nêu trên).
Đường ren của bu lông phải nhô ra quá phần siết của đai ốc khi đã vặn chặt, phần
nhô này không lớn hơn 12mm. Chiều dài của thân bu lông sẽ được chọn để đảm bảo sau
khi đã bắt chặt đai ốc thì phần đầu ren của bu lông còn đủ để phá ren, theo quy định
không nhỏ hơn 0,5 lần chiều cao đai ốc. Bu lông, đai ốc và vòng đệm đều phải mạ kẽm
với bề dày đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn ngành 18 TCN 04-92.
8. Bu lông thang
Thang leo bằng các bu lông bậc thang bắt vào 1 thanh chính của cột suốt từ chân tới
đỉnh cột theo bản vẽ chi tiết cấp ở giai đoạn “Bản vẽ thi công”.
9. Mạ kẽm cho cột thép
- Phương pháp bảo vệ kết cấu thép của cột, xà là mạ nhúng nóng sau khi hoàn thành
mọi việc: đánh số thanh, số chi tiết, cắt, khoan, bào mòn, uốn, hàn hoặc bất kỳ quá trình
chế tạo nào. Tất cả các kết cấu thép phải mạ từng thanh, từng chi tiết một. Nếu có cong
vênh hoặc biến dạng sau khi mạ thì phải sửa chữa hoặc loại bỏ trước khi giao hàng.
- Tính đồng nhất của lớp kẽm mạ phải được kiểm tra bằng máy, lớp mạ phủ phải dính
chặt, nhẵn, đều không chỗ nào rộp, có cục, sạn, mạ sót, có vết đen hoặc axít, xỉ hoặc các
khuyết tật khác.
- Mạ kẽm nhúng nóng phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn 18 TCN 04-92.
- Số lượng vật liệu trong mỗi đợt mạ và các mẫu thử cho một đợt mạ phải đánh dấu
dễ dàng nhận biết. Mẫu thử là hai hoặc nhiều mảnh riêng lẻ, mỗi mảnh có diện tích phủ
tối thiểu là 2600mm2 được cắt ra từ vật liệu dùng để chế tạo các chi tiết của cột.
- Nếu một vài mẫu thử lấy từ đó ra không đáp ứng khối lượng lớp phủ tối thiểu theo
tiêu chuẩn mạ thì số thanh trong đợt mạ đó không đạt yêu cầu.
- Sau khi mạ, các vật liệu chế tạo cột, xà thép sẽ được xử lý bằng dung dịch
SodiumDichromate hoặc dung dịch Preton W20 để chống sự hình thành gỉ màu trắng.
Nếu có bằng chứng của lớp gỉ màu trắng rõ ràng trên các cấu kiện thép, Bên mua sẽ yêu
cầu Đơn vị xây lắp thực hiện những thí nghiệm kiểm tra cần thiết để xác định mức độ hư
hỏng nếu có và thực hiện các giải pháp khắc phục.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 47
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Những vật liệu mà trên đó lớp mạ kẽm bị hư hỏng sẽ được nhúng kẽm trở lại trừ khi
hư hỏng là cục bộ và có thể sửa chữa bằng hợp chất sửa chữa lớp mạ. Trong trường hợp
này, hợp chất sẽ được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Chất hàn hoặc axit chảy tràn sẽ được tẩy rửa ngay lập tức và công việc được thực
hiện sao cho không gây hư hỏng cho lớp mạ bên cạnh hoặc cho chính kim loại. Các bộ
phận mà trên đó lớp mạ kẽm trở nên bị hư hỏng sau khi đã được nhúng kẽm hai lần sẽ bị
loại bỏ.
- Nếu bất kỳ một bộ phận mạ kẽm nào được nhận thấy không đảm bảo yêu cầu nó sẽ
được thay thế. Đơn vị xây lắp chịu mọi chi phí liên quan tới việc thay thế các bộ phận
không đáp ứng yêu cầu.
- Đơn vị xây lắp sẽ cung cấp thiết bị để kiểm tra chiều dày lớp mạ kẽm hoặc thống
nhất với đơn vị mua một phương pháp thí nghiệm việc mạ kẽm được chấp thuận.
- Lớp mạ kẽm phải đảm bảo tuổi thọ tối thiểu 40 năm.
III. NGHIỆM THU GIA CÔNG, LẮP DỰNG THỬ CỘT THÉP TẠI NƠI CHẾ
TẠO
1. Dụng cụ kiểm tra
Thước mét, thước kẹp, cờ lê lực, nivo..
2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra vật liệu đầu vào
- Kiểm tra kích thước hình học các chi tiết
- Kiểm tra tổ hợp một cấu kiện
3. Phương pháp nghiệm thu
Tuân thủ theo điều 7, TCXDVN 170: 2007.
4. Thử nghiệm cột
4.1. Kiểm tra tổ hợp
Một cột có đầy đủ các chi tiết, bao gồm cả đoạn nối thêm chân và nối táp sẽ được tổ
hợp ở xưởng của Đơn vị xây lắp để kiểm tra và có sự thanh tra của cố vấn, để phát hiện
những sai sót cần phải sửa chữa hoặc thay đổi. Mỗi chi tiết của cột đã kiểm tra được đánh
dấu riêng biệt, để sử dụng cho việc kiểm tra các chi tiết tương tự của cột được sản xuất
sau này. Khi kiểm tra tổ hợp phải đo đạt các kích thước cơ bản để lập hồ sơ pháp lý cho
sau này.
Mỗi chủng loại cột đều được tổ hợp lắp ráp một cột mẫu trên một mặt phẳng thuỷ

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 48
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

bình, được nghiệm thu tại xưởng bởi Tư vấn và Chủ đầu tư trước khi chế tạo hàng loạt.
Đơn vị xây lắp phải thông báo cho Chủ đầu tư trước một tuần để tiến hành nghiệm
thu cột mẫu.
4.2. Các phương tiện thử nghiệm
Người dự thầu phải trình bày các phương tiện của mình được sử dụng tại xưởng
hoặc nơi khác nhằm mục đích:
- Thử nghiệm cơ khí để kiểm tra độ bền của mỗi loại cột, xà.
- Thử nghiệm cơ khí để kiểm tra độ bền, độ cứng và các tính chất vật lý khác của vật
liệu dùng để chế tạo cột, xà.
- Thử nghiệm luyện kim và hóa học để xác định chất lượng kết cấu thép, chất lượng
mạ và bất kỳ tính chất tương tự khác Đơn vị xây lắp phải giúp cố vấn phương tiện để
kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ dùng trong khi thử nghiệm, hoặc dụng cụ thử
nghiệm đã được chứng nhận sản xuất hàng loạt, hoặc dụng cụ thử nghiệm được cơ quan
kiểm định có thẩm quyền thừa nhận với sự có mặt của cố vấn.
5. Hồ sơ nghiệm thu
- Bản vẽ kết cấu và bản vẽ kết cấu chi tiết đã được phê duyệt;
- Văn bản thay đổi thiết kế khi gia công và lắp ráp.
- Danh sách và số hiệu thợ hàn có chứng chỉ hợp cách đã hàn kết cấu;
- Văn bản nghiệm thu về móng, gối đỡ kết cấu và chi tiết đặt sẵn;
- Các chứng chỉ về vật liệu thép, vật liệu hàn, mạ kẽm;
- Văn bản kết quả kiểm tra chất lượng hàn;
- Văn bản đánh giá trước khi mạ kẽm;
- Văn bản hoàn công (sai lệch kích thước, độ cong vênh, độ võng của kết cấu);
- Văn bản thử nghiệm kết cấu (nếu có)
- Văn bản kiểm tra chất lượng mạ kẽm;
- Nhật ký thi công (ghi rõ sự thay đổi về thiết kế, diễn biến thi công và công tác hàn,
lắp ráp…).
IV. VẬN CHUYỂN VÀ LẮP RÁP
1. Vận chuyển
Các cột, xà sẽ được đóng kiện bằng cách nào đó để thuận tiện cho việc lắp ráp và
xây dựng trong giai đoạn sau. Một sơ đồ đóng kiện sẽ được soạn và đệ trình để thông qua
14 ngày trước khi bắt đầu chế tạo.
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 49
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Mỗi một cột, xà sẽ được cung cấp trong các kiện đã được đánh số, có nhãn rõ ràng,
các kiện sẽ phải đảm bảo chắc chắn an toàn để cho phép vận chuyển nâng và cẩu. Mỗi
một kiện sẽ có một bảng liệt kê các phần tử cột, xà và mục vật tư trong kiện, số lượng
kiện để lắp hoàn thiện một cột, xà.
Các bu lông có đường kính khác nhau sẽ được đóng kiện riêng với những chiều dài
khác nhau được đặt riêng, tất cả các bu lông - đai ốc và vòng đệm cùng loại sẽ được cung
cấp trong các túi vải, có ghi nhãn rõ ràng đủ kích cỡ và số lượng, dự phòng 5% đai ốc, bu
lông và vòng đệm để phòng khi mất mát tại công trường.
2. Lắp ráp
Tất cả các kết cấu thép đã gia công được vận chuyển đến công trình bằng ô tô. Bốc
xếp lên xuống xe các cấu kiện bằng cần cẩu và thủ công tùy trọng lượng từng cấu kiện,
Đơn vị xây lắp phải có biện pháp kê lót để chống trầy xước trong quá trình bốc xếp và
vận chuyển.
Các cấu kiện rời được sắp xếp khoa học theo thứ tự lắp đặt. Việc tổ hợp thành từng
mảng nhỏ được thực hiện dưới mặt đất.
Các kết cấu thép được lắp dựng bằng cơ giới kết hợp với thủ công. Dùng tời, puly,
máy cẩu để đưa các thanh hoặc cấu kiện đã tổ hợp lên cao để lắp đặt.
Trong quá trình lắp dựng Đơn vị xây lắp phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho
người, máy móc và thiết bị. Công nhân lắp ráp trên cao phải có đủ sức khỏe, không lắp
dựng vào các ngày có mây mù, gió to hoặc trời mưa.
Máy móc thiết bị phải được kiểm tra trước khi đưa vào làm việc. Tuyệt đối không
cho phép bất kỳ ai đứng dưới tầm hoạt động của cần cẩu và dưới các kết cấu đang được
lắp ghép ở bên trên.
Công nhân làm việc phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, nhất thiết các công
nhân làm việc trên cao phải có dây treo an toàn.
3. Kiểm tra lực xiết bu lông
Cột thép các công trình khi dùng bu lông thường 4.6, 4.8, 5.6, 5.8, 6.6 được xiết đủ
chặt để đảm bảo có sự tiếp xúc tốt giữa các bề mặt, độ xiết chặt tuân theo điều 3.5 tiêu
chuẩn TCXDVN 170: 2007 “ Kết cấu thép - gia công, lắp ráp và nghiệm thu - yêu cầu kỹ
thuật” cụ thể như sau: Độ xiết chặt bu lông được kiểm tra bằng que dò có chiều dày
0,3mm, que này không lọt được sâu quá 20mm vào khe hở giữa các chi tiết hoặc bằng
cách gõ búa vào bu lông mà bu lông không rung rinh hoặc dịch chuyển.
Ngoài cách kiểm tra như trên, bu lông được coi là xiết chặt nếu toàn bộ vòng đệm
vênh nằm trên cùng mặt phẳng hoặc dùng clê lực kiểm tra đều đạt yêu cầu cho từng loại
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 50
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

bu lông theo bảng sau:


Lực xiết đạt Lực xiết tối đa
STT Loại bu lông
(N.m) (N.m)
1 M12 60 80
2 M16 120 140
3 M20 220 240

4 M22 260 340


5 M24 420 440
6 M27 520 560

7 M30 620 680

V. NGHIỆM THU LẮP RÁP CỘT THÉP


1. Hồ sơ nghiệm thu
- Bản vẽ kết cấu và bản vẽ kết cấu chi tiết đã được phê duyệt;
- Văn bản nghiệm thu lắp ráp mẫu thử
2. Dụng cụ kiểm tra
- Thước mét, thước kẹp
- Cờ lê lực, ni vô…
3. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra vật liệu đầu vào
- Kiểm tra kích thước hình học các chi tiết
- Kiểm tra tổ hợp các cấu kiện

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 51
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG IX: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN

I. NỘI DUNG
Công tác hoàn thiện bao gồm các nội dung sau:
- Công tác trát
- Công tác ốp lát, láng
- Công tác sơn
- Công tác lắp dựng cửa
- Công tác hoàn thiện mương cáp, tấm đan, bó vỉa:
- Công tác hoàn thiện khu vệ sinh…
II. TIÊU CHUẨN
- TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu.
Phần 1: Công tác lát và láng trong xây dựng
- TCVN 9377-2:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu.
Phần 2: Công tác trát trong xây dựng
- TCVN 9377-3:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu.
Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng
- TCVN 4516:1988 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm
thu
- TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu
- TCVN 7505:2005 Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng - Lựa chọn và lắp đặt
- TCVN 8264:2009 Gạch ốp lát. Quy phạm thi công và nghiệm thu
III. CÔNG TÁC TRÁT
Trước khi tô trát, bề mặt kết cấu phải được làm sạch và tưới nước ẩm. Lớp vữa trát
phải bám dính chắc vào kết cấu, không bị bong rộp. Khi kiểm tra độ bám dính bằng cách
gõ nhẹ vào mặt trát, tất cả những chỗ có tiếng bộp phải phá ra trát lại.
Bề mặt trát không có vết rạn chân chim, không có vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ hay
các khuyết tật khác. Các đường gờ cạnh của tường và kết cấu phải thẳng, sắc nét.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 52
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG X: YÊU CẦU THIẾT BỊ

I. NỘI DUNG
- Yêu cầu thiết bị là phần nội dung chính nêu lên những đặc tính kỹ thuật, yêu cầu,
thông số cơ bản của thiết bị cung cấp cho dự án và những chú ý riêng lẻ khi cung cấp
thiết bị để phù hợp với những yêu cầu đặc biệt khác. Nhà thầu phải tìm hiểu, khảo sát và
căn cứ trên hồ sơ chào thầu của CĐT để quyết định đưa ra phương án cung cấp cho phù
hợp nhất theo quy định.
- Nhà thầu phải bảo đảm rằng toàn bộ các vật tư, thiết bị là phù hợp cho việc sử dụng
và vận hành liên tục trong điều kiện khí hậu công trình.
- Tất cả vật tư và thiết bị phải được hoàn toàn “Nhiệt đới hóa” và thích hợp để sử
dụng trong điều kiện vận hành và khí hậu địa phương. Tất cả thiết bị/hệ thống phải hoạt
động bình thường với nhiệt độ bên ngoài tối thiểu lên tới 450C và độ ẩm tương đối lên tới
100%.
1. Thiết bị và vật tư cung cấp
- Cung cấp sản phẩm và vật tư mới, sạch sẽ, không có khiếm khuyết, không bị tổn hại
và rỉ sét.
- Thay thế vật tư có chất lượng không đạt yêu cầu đề ra đồng thời di dời phần lắp đặt
không đúng theo chỉ thị của Tư vấn Giám sát, Chủ đầu tư.
- Cung cấp lắp đặt vật tư và thiết bị phải do những người có trình độ chuyên môn
đảm nhận.
- Duy trì tính đồng bộ của nhà sản xuất đối với các thiết bị sử dụng cho cùng ứng
dụng và kích cỡ.
- Theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất trong công tác lắp đặt, đấu nối và điều chỉnh
thiết bị, cung cấp một bản sao các hướng dẫn tại vị trí thiết bị trong quá trình lắp đặt.
- Toàn bộ thiết bị, hệ thống kỹ thuật được lắp đặt tại các vị trí ngoài trời hoặc phơi ra
thời tiết bên ngoài, Nhà thầu cần bảo đảm rằng số thiết bị và các hệ thống kỹ thuật này
được bảo vệ thích đáng bằng các lớp vỏ bọc hoặc sơn phủ chịu được khí hậu.
- Công suất của tất cả máy móc thiết bị thể hiện trong hồ sơ là công suất tối thiểu.
Thiết bị đề xuất phải được trình lên Chủ đầu tư phê duyệt trước khi đặt hàng hoặc phải
được nêu rõ trong hồ sơ dự thầu.
2. Quản lý chất lượng (QA/QC)
- Về cơ bản công tác quản lý chất lượng tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định của
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 53
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

pháp luật hiện hành của Việt Nam.


- Với các công tác quản lý chất lượng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công
ty Điện lực Miền Bắc, nhà thầu cần thiết thông báo tới Chủ đầu tư để thống nhất trước
khi tiến hành.
II. YÊU CẦU THIẾT BỊ
(Chi tiết xem tập 1.1 Thuyết minh TKBVTC phần TBA của hồ sơ)

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 54
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG XI: CÔNG TÁC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH

I. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT


Thiết bị trong trạm gồm nhiều loại như: Máy biến áp, các thiết bị phân phối 110kV,
35kV và 22kV. Đặc điểm của các thiết bị này là giá thành cao, dễ bị hư hỏng do những
va chạm mạnh và rất nguy hiểm về cháy nổ nếu như quy trình lắp ráp không đúng. Do
vậy Đơn vị xây lắp lắp đặt thiết bị phải là đơn vị chuyên ngành, công nhân lắp ráp phải
đúng chuyên ngành xây lắp điện và đòi hỏi phải là công nhân lành nghề.
Đơn vị xây lắp khi thi công công trình, ngoài việc tuân thủ các quy định dưới đây
còn phải tuân thủ theo các tài liệu hướng dẫn lắp đặt thiết bị của nhà sản xuất. Các tài liệu
này sẽ do Chủ đầu tư cấp.
Trong dự án này, phạm vi lắp đặt các thiết bị chính gồm:
- Vận chuyển và lắp đặt MBA 110kV-40MVA
- Vận chuyển và lắp đặt các thiết bị phân phối 110kV
- Vận chuyển và lắp đặt các thiết bị phân phối 35kV
- Vận chuyển và lắp đặt các thiết bị phân phối 22kV
- Vận chuyển và lắp đặt hệ thống điện nhị thứ
- Vận chuyển và lắp đặt hệ thống thiết bị thông tin và SCADA
II. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CÔNG TÁC LĐ VÀ TN HIỆU CHỈNH THIẾT BỊ
ĐIỆN
1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ mặt bằng bố trí trạm biến áp trên mặt bằng tổng thể, xác định chính xác
vị trí của trạm biến áp.
- Đọc sơ đồ nguyên lý trạm biến áp, nắm vững nguyên lý hoạt động và chức năng
nhiệm vụ của từng thiết bị trong trạm biến áp.
- Đọc bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị trạm biến áp, nắm được cách bố trí và vị trí các
thiết bị phân phối trong trạm.
- Đọc và nắm vững quy trình lắp đặt các thiết bị theo quy trình của nhà sản xuất, đọc
kỹ biện pháp thi công lắp đặt của nhà thầu.
- Đọc và chuẩn bị kỹ các công tác thí nghiệm hiệu chỉnh.
2. Công tác lắp đặt và thí nghiệm hiệu chỉnh
- Trong quá trình thi công lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu từ khi thi công lắp
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 55
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

đặt các thiết bị trong trạm, cột, xà đỡ, … đến khi đấu nối thiết bị.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo trạm biến áp được lắp đặt đúng các yêu cầu
về thiết kế, an toàn điện, đảm bảo kỹ thuật và thuận tiện cho người thao tác sửa chữa
cũng như quá trình vận hành sau này.
- Trong quá trình thi công có vấn đề gì phát sinh hay vướng mắc, chù trì phối hợp với
các bên cùng giải quyết.
III. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ÁP
1. Tiếp nhận, bốc dỡ và bảo quản
1.1. Công tác vận chuyển và bốc dỡ
Khi vận chuyển máy biến áp từ nơi sản xuất đến địa điểm lắp đặt, lộ trình vận
chuyến phải được khảo sát kỹ lưỡng. Phương tiện dùng để vận chuyển phải chọn loại phù
hợp với kích thước và tải trọng của máy biến áp đồng thời tiến hành các biện pháp an
toàn.
Khi vận chuyển đến công trường, công việc tiếp nhận và bốc dỡ phải thực hiện theo
đúng quy trình của nhà sản xuất.
Thiết bị nâng, công cụ nâng, và diện tích mặt bằng phần chịu tải/không tải cần phải
chịu được trọng tải nâng của máy biến áp (gọi là khối lượng vận chuyển).
Tất cả bulong trên vỏ máy biến áp phải được vặn (siết) chặt theo đúng quy định về
lực siết bu lông trước khi nâng để tránh làm biến dạng vỏ máy biến áp (với máy biến áp
dùng bulong ở đáy hoặc nắp máy).
Góc giữa dây cáp cẩu và dây dọi phải nhỏ hơn hoặc bằng 30°, nếu không đạt thì
phải sử dụng đòn cân trong suốt quá trình nâng. Trong quá trình nâng, có thể sử dụng giá
nâng đặc biệt, mỗi sợi dây cáp phải có chiều dài bằng nhau, đảm bảo các sợi cáp chịu
được lực đều nhau. Dây cáp được móc đúng vị trí.
Kích thủy lực được sử dụng để nâng, hạ máy biến áp. Kích được đặt dưới đế đỡ để
nâng lên hoặc hạ xuống. Để đảm bảo an toàn cho máy biến áp, không được phép nâng lên
hoặc hạ xuống bốn phía cùng một lúc. Cho phép đồng thời đỡ các lực tại hai điểm của vỏ
máy biến áp theo cạnh ngắn, luân phiên nâng lên hoặc hạ xuống ở hai bên của vỏ máy
biến áp theo cạnh ngắn. Mỗi lần nâng không được nâng cao quá 120mm. Trước khi nâng
lên, đặt thanh giằng ngang và tấm đỡ thật chắc chắn đồng thời cần tiến hành các biện
pháp nhằm ngăn giá đỡ bị trượt và máy biến áp bị rung.
Khi sử dụng động cơ để kéo máy biến áp, điểm kéo không được cao hơn trọng tâm
của thiết bị, và góc nghiêng không được vượt quá 15°.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 56
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Khi di chuyển máy biến áp bằng tay theo phương ngang, phải sử dụng các lỗ kéo
trên vỏ máy (ưu tiên các lỗ tại khu vực đặt kích máy), tốc độ kéo không được vượt quá
0,1 km/h (hoặc l,6m/phút).
1.2. Công tác bảo quản
1.2.1. Bảo quản cùng khí nitơ
Khi máy biến áp được bảo quản cùng với khí Nitơ, cần lắp đặt thiết bị giám sát áp
suất khí.
Trong thời gian bảo quản cùng với khí, kiểm tra ít nhất 1 lần một ngày và ghi lại áp
suất bên trong thùng và lượng khí được nạp lại.
Nếu áp suất khí giảm nhanh và lượng khí sử dụng lại tăng, cho thấy có hiện tượng
rò rỉ. Kiểm tra, xử lý rò rỉ và ngăn ngừa nhiễm ẩm ruột máy.
1.2.2. Bảo quản bằng nạp dầu và xả khí
Nếu chưa đủ điều kiện lắp đặt máy biến áp thì thời gian bảo quản máy bằng khí
Nitơ không quá 3 tháng. Sau 3 tháng phải tiến hành nạp dầu vào máy để bảo quản, việc
nạp dầu vào máy tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Rút hết dầu đọng trong đáy máy, lọc lại dầu đạt tiêu chuẩn quy định mới được nạp
vào máy biến áp.
- Nạp dầu và xả khí: mở van bướm trên đỉnh thùng, nạp dầu vào thùng nhờ các van ở
phần dưới thùng.
- Lắp đặt hệ thống bình dầu tạm thời và tiếp tục nạp dầu và điều chỉnh lớp dầu bên
trên sao cho cao hơn một chút so với mức dầu trong bình dầu, và xả khí trong bình dầu
theo phần hướng dẫn lắp đặt bình dầu.
- Trong thời gian bảo quản dầu, cứ 10 ngày lại kiểm tra mặt ngoài của máy biến áp 1
lần. Nếu phát hiện có bất kỳ sự rò rỉ nào, cần tiến hành xử lý ngay.
Công việc lắp đặt chỉ được tiến hành khi đã tiếp nhận đầy đủ các bộ phận cũng như
các điều kiện cần thiết tại công trường. Các bộ phần cần được kiểm tra xem có thiếu hụt
hay hư hỏng gì không trong quá trình vận chuyển. Nếu có thiếu hụt hay hư hỏng gì trong
quá trình vận chuyển cần phải báo ngay cho Bên mời thầu.
2. Lắp ráp và lắp đặt
2.1. Việc đầu tiên cần kiểm tra là áp suất khí Nitơ trong thùng máy biến áp. Nếu
không có dấu hiệu rò gỉ gì thì công việc lắp đặt mới được bắt đầu.
2.2. Điền dầu vào máy biến áp lần đầu
Khí Nitơ có thể được thoát ra thông qua van bơm khí bên trên nắp máy. Trong khi
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 57
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

dầu được bơm thông qua van dầu phía dưới đáy máy biến áp thì khí Nitơ sẽ bị đầy ra. Rút
dầu. Lâu nhất là sau 8 giờ lắp ráp, dầu cần phải được rút đến mức dầu yêu cầu và công
việc sẽ được tiếp tục vào ngày hôm sau.
Không ai được vào thực hiện các công việc ở bên trong máy biến áp trước khi
bơm dầu vào lần đầu vì rất nguy hiểm nếu hít phải khí Nitơ trong thùng máy biến áp.
2.3. Lắp đặt biến dòng chân sứ
Biến dòng máy biến áp nếu vận chuyển rời sẽ được lắp vào vị trí như đã chỉ ra
trong hồ sơ máy biến áp. Trước khi lắp phần chân sứ cần phải được làm sạch hoàn toàn
bằng vải khô và sạch. Đấu nối dây dẫn sẽ được thực hiện qua lỗ nắp máy biến áp và
buồng của biến dòng.
Mốc định vị lắp biến dòng được gắn ở trong biến dòng để tránh sự sai lệch.
Sau khi đã hoàn thành việc lắp đặt các bộ phận phía dưới máy biến áp thì dầu phía
trên của các ống làm mát và vỏ biến dòng sẽ được lắp đặt. Hướng dẫn lắp chi tiết biến
dòng được chỉ ra trong hồ sơ máy biến áp.
Việc đấu nối hộp cáp và dây của biến dòng được thực hiện và định vị bởi ốc hãm
hoặc bằng ép chặt.
2.4. Lắp đặt hệ thống làm mát.
Khi hệ thống làm mát được lắp các van kiểu cánh bướm thì sẽ không cần phải rút
dầu cho việc lắp các bộ phận làm mát. Việc lắp hệ thống làm mát được tiến hành theo
hướng dẫn chi tiết tại bản vẽ hướng dẫn lắp trong hồ sơ máy biến áp. Công việc lắp đặt
hệ thống làm mát bao gồm việc lắp các giá làm mát, cánh tản nhiệt, ống dẫn dầu, các van,
các quạt mát...
2.5. Lắp đặt thùng dầu phụ:
Thùng dầu phụ được cấp cùng với bộ chỉ báo mức dầu. Bộ chỉ báo mức dầu sẽ
được lắp sau khi đã gắn phao. Khi lắp phao cần phải cẩn thận để tránh bị dao động do
trọng lực cũng như chống lại sự dao động do ngắt máy. Thùng dầu phụ và giá của nó
được lắp vào vị trí trên thùng máy như đã chỉ ra trong bản vẽ cách lắp. Sau đó có thể lắp
đặt các van rút dầu, bình thở của thùng dầu phụ.
Van giảm áp cũng được cấp cùng máy biến áp. Van này cần phải được kiểm tra vì
những hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.
2.6. Hệ thống ống dẫn:
Các ống dẫn sẽ được nối ống dẫn. Rơ le hơi và các van sập sẽ được ghép với các
ống này.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 58
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Bình thở cũng được nối tới các ống dẫn. Các ống dẫn nối với thùng dầu phụ được
định vào giá. Bình thở chỉ được lắp sau khi đã rút chân không và điểm cuối của bình thở
được sử dụng tạm thời để bắt bộ kiểm tra chân không.
Các ống thoát khí được nối từ:
+ Đầu ống làm mát.
+ Ống lót sứ.
2.7. Bộ chỉ thị nhiệt độ:
Bộ chỉ thị nhiệt độ dầu và cuộn dây được lắp theo cách tương tự trên nắp hộp đấu
dây. Bộ chỉ thị nhận biết bọt được lắp trên nắp máy biến áp. Nó được đặt trong hộp và
được lắp tại thời điểm máy xuất xưởng. Bộ chỉ báo bọt sẽ được đưa vào trong hộp bơm
dầu và lắp vào đúng vị trí.
2.8. Lắp đặt bộ điều áp dưới tải:
Bộ điều áp dưới tải được cấp cùng máy và được lắp sẵn. Riêng động cơ điều khiển
được đóng gói riêng và lắp tại công trường.
2.9. Lọc dầu máy biến áp:
Lọc dầu máy biến áp: nhà thầu cần phải lọc dầu bằng máy chuyên dụng và theo
đúng Quy trình về lọc dầu. Sau khi lọc xong các tiêu chuẩn sau phải được đảm bảo: Điện
áp phá điện môi:  65kV, hàm lượng nước trong dầu:  10 ppm, hàm lượng khí trong
dầu:  0,1 vol %.
Quy trình lọc dầu, các thông số kỹ thuật và Quy định về dầu cách điện phải theo
chỉnh dẫn của nhà sản xuất, cùng hướng dẫn của chuyên gia chế tạo máy (nếu có).
2.10. Bơm dầu:
- Dầu bơm vào sẽ được thực hiện với ấp suất là 759mmHg cho máy biến áp có điện
áp từ 66kV trở lên. Sau khi rút dầu máy biến áp bơm lần đầu, cần phải hút chân không
thông qua lỗ bơm dầu của thùng dầu chính. Trước khi hút chân không tất cả các chỗ ghép
nối cần được kiểm tra lại. Các van bộ tản nhiệt cần được để ở vị trí mở.
- Bộ chỉ thị mức dầu kiểu ống vinyl được lắp giữa van mẫu cỡ ½ inch ở đáy và mặt
bích cỡ 2 inch trong rơle hơi bằng các ống phù hợp.
- Yêu cầu độ chân không phải được duy trì trong vòng 2 giờ đồng hồ. Sau đó dầu
được bơm qua van cho đến khi đạt tới nấc 3 của thùng dầu phụ. các ống cao su mềm sẽ
không được phép sử dụng vì lưu huỳnh trong cao su sẽ gây phản ứng với dầu. Sau đó van
điền dầu sẽ được đóng và sau vài phút trạng thái chân không sẽ bị phá vỡ.
- Ống Vinyl có thể được tháo ra sau khi đóng van. Bộ xác định chân không cũng sẽ
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 59
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

được tháo ra và bình thở sẽ được bắt vào giá.


2.11. Các công việc còn lại
- Lắp các tiếp địa vào các vị trí được chỉ ra trong bản vẽ cách lắp máy biến áp.
Kiểm tra tiếp địa nối từ mặt bên trên xuống phía dưới máy biến áp đã thực sự chắc chắn
chưa.
- Cần nhả hết khí đã ngưng trong Rơle hơi. Khoá thuỷ ngân trong Rơle hơi đang ở
vị trí vận chuyển ở trên đỉnh cánh tản nhiệt.
- Các ống mao dẫn của bộ chỉ thị nhiệt độ cần được bắt cẩn thận vào thùng dầu
bằng các vấu bám. Chúng được xếp dọc theo từng tuyến và đã được chỉ ra ở bản vẽ đấu
nối trong hồ sơ máy biến áp. Các tiếp điểm điều chỉnh được của bộ chỉ thị nhiệt độ cần
được điều chỉnh ở giá trị phù hợp.
- Cần phải nghiên cứu cẩn thận bản vẽ đấu nối dây trong máy biến áp trước khi tiến
hành đấu nối dây của biến dòng.
- Lắp tủ đấu dây máy biến áp.
- Gắn các nhãn mác, ghi chú cần thiết.
2.12. Lắp cáp cho máy biến áp:
- Cáp và các phụ kiện cần thiết cho đấu nối từ máy biến áp đến tủ đấu dây là cáp bọc
PVC do nhà cấp hàng cấp. Trước khi lắp cần kiểm tra cáp có bị đứt ở bên trong không
bằng dụng cụ m.
- Khi lắp cáp cần thực hiện như theo hướng dẫn trong hồ sơ đi kèm máy biến áp như
trình tự thực hiện, các dụng cụ phù hợp...
- Nối đất máy biến áp phải thực hiện theo thiết kế và quy phạm, sẽ được chuẩn xác
sau khi có quy cách thiết bị.
3. Xử lý chân không và nạp dầu
- Hút chân không để loại bỏ hết không khí và độ ẩm.
- Nạp dầu trong điều kiện chân không.
Chú ý: Không nạp dầu khi trời mưa hoặc có sương.
- Nạp dầu bổ sung
+ Mở van bướm rơ le hơi (Buchholz) và xả chân không bằng khí.
+ +Tiếp tục nạp dầu vào thùng dầu phụ qua van nạp dầu theo hướng dẫn, tránh làm
rách túi cao su.
+ Mở các van xả khí ở thùng dầu phụ và cách tản nhiệt.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 60
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

4. Thử nghiệm dầu sau khi nạp dầu


- Lọc dầu tuần hoàn:
+ Lọc dầu tuần hoàn được thực hiện liên tục từ đỉnh tới đáy bình dầu
+ Lấy mẫu kiểm tra sau khi lọc dầu xong từ 24÷48h.
- Thời gian để ổn định: MBA được để ổn định sau quá trình lọc dầu từ 24÷48h.
- Lắp các bộ phận như thiết bị đo nhiệt độ, rơle áp suất đột biến
- Lắp các bộ phận bên ngoài như máng cáp, cáp điều khiển, bảo vệ; Nạp dầu cách
điện vào nhiệt kế và cố định nhiệt kế tại vị trí như quy định.
IV. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT MÁY CẮT
1. Tiếp nhận, bốc dỡ và bảo quản
- Khi nhận hàng phải kiểm tra xem xét bằng mắt các kiện hàng có chứa thiết bị có
còn nguyên đai nguyên kiện, có méo mó hay không.
- Tháo bỏ 1 phần đóng gói, dùng mắt kiểm tra bản thể thiết bị có bị hư hại, sứt mẻ
hay không.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng có đúng chủng loại và số lượng theo bảng kê vận
chuyển. Cần kiểm tra rằng số seri trên thiết bị thao tác là phù hợp với số seri của máy cắt.
- Kiểm tra hàng xem có đúng nguồn gốc xuất xưởng. Kiểm tra tránh dạn nứt.
- Thiết bị chưa được lắp đặt phải được đóng gói bảo quản lại, và bảo quản ở vị trí
thẳng đứng. Thiết bị phải được đặt tại nơi bằng phẳng, kiên cố và có biện pháp ngăn chặn
sự sụt lún của nền móng, có biện pháp ngăn ngừa thiết bị bị đổ xuống đất. Phải để ở nơi
khô thoáng, tránh các va chạm tác động cơ khí, có biện pháp ngăn chặn các đầu bắt và
các đầu tiếp xúc và các bộ phận kim loại bị han gỉ.
2. Lắp ráp và lắp đặt
2.1. Chuẩn bị
Máy cắt khi vận chuyển được tháo ra thành từng phần. Các phần được đánh dấu để
dễ dàng cho việc lắp đặt. Khi lắp đặt, cần kiểm tra rằng số sêri trên thiết bị thao tác là phù
hợp với số sêri của máy cắt.
2.2. Trụ đỡ máy cắt
Các trụ đỡ máy cắt phải được lắp đặt chắc chắn đúng hướng và không được nghiêng
lệch.
2.3. Lắp đặt các cực máy cắt
Cần phải kiểm tra các cực máy cắt (để xem sự rò rì khí nào trong quá trình vận
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 61
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

chuyển) trước khi lắp đặt lên trụ. Các cực máy cắt phải được lắp đặt đúng hướng, chắc
chắn và không bị nghiêng lệch.
2.4. Các chú ý về an toàn lao động
- Phải đảm bảo rằng các thiết bị gần nơi lắp đặt máy cắt đã được cắt điện và được nối
đất an toàn.
3. Nạp khí cách điện
3.1. Các quy định an toàn
- Lần nạp khí đầu tiên sau khi vận chuyển và lắp đặt đối với vị trí máy cắt gần các
thiết bị khác dễ vỡ, bể (đặc biệt đối với thiết bị đang vận hành) phải thực hiện biện pháp
che chắn cẩn thận các cực máy cắt mới (nhằm tránh nổ sứ lan truyền đến các thiết bị
khác) trước khi nạp khí SF6.
- Cẩn thận khi thao tác với các bình khí.
- Ba lần thử nghiệm đầu tiên cũng phải được thực hiện ở nơi được che chắn cẩn thận.
- Trước khi bơm khí, phải kiểm tra rằng các việc sau đã được thực hiện:
+ Máy cắt và các bộ phần thao tác phải không bị hư hại trong quá trình vận chuyển.
+ Tất cả các chỗ lắp đặt bằng bulông, vít đã được kiểm tra độ chặt.
+ Tất cả các cực ở vị trí mở.
Việc nạp khí SF6 nên thực hiện lúc nắng ráo để tránh hơi ẩm xâm nhập vào.
Trước lúc lắp ống nạp khí phải kiểm tra lại lượng khí ở các cực máy cắt còn không.
Nếu không còn phải báo ngay cho Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý.
Trước lúc nạp khí phải kiểm tra đồng hồ áp lực khí SF6 lắp trên máy cắt để xác
định sự làm việc của các tiếp điểm phụ của đồng hồ áp lực khí.
Lượng khí được nạp cho máy cắt phải tuân thủ theo tài liệu của Nhà cấp hàng.
Trước lúc nạp khí cho máy cắt Đơn vị xây lắp phải thông báo kế hoạch cho cán bộ kỹ
thuật Chủ đầu tư hoặc chuyên gia máy cắt để phối hợp theo dõi.
3.2. Kiểm tra áp suất khí
Sau khi nạp khí phải kiểm tra áp suất của khí đã nạp để đảm bảo đúng yêu cầu đề ra.
4. Kiểm tra hệ thống truyền động
Máy cắt sau khi được lắp đặt được kiểm tra hệ thống truyền động tại tủ điều khiển
tại chỗ.
5. Các thí nghiệm tại hiện trường
Thực hiện theo quy định về công tác thí nghiệm máy cắt sau lắp đặt.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 62
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

6. Đấu nối
Dây dẫn, thanh dẫn cao áp và các phụ kiện đấu nối bằng nhôm sau khi được xử lý
các bề mặt tiếp xúc sẽ được nối trực tiếp với các cực của máy cắt. Tuy nhiên, nếu dây dẫn
và các phụ kiện đấu nối làm bằng đồng, lúc đó phải dùng một vòng đệm lưỡng kim đặt ở
chỗ nối. Vòng đệm lưỡng kim này được đặt sao cho phía bằng nhôm của nó tiếp xúc với
bề mặt nhôm và phía bằng đồng của nó tiếp xúc với bề mặt bằng đồng (hoặc bằng bạc).
Việc xử lý chỗ tiếp xúc sẽ được thực hiện theo cách sau:
- Lau bề mặt tiếp xúc bằng mỡ.
- Đánh sạch bề mặt bằng bàn chải chuyên dụng.
- Bôi phụ liệu ngay lập tức vào bề mặt tiếp xúc.
- Giữ nguyên chỗ nối trong lúc đợi phụ liệu khô.
- Làm sạch phụ liệu thừa ở chỗ tiếp xúc.
Tại các vị trí đấu nối phải đảm bảo độ chắc chắn, tiếp xúc tốt để làm giảm điện trở
tiếp xúc.
Phải nối tất cả các trụ và các bộ phận thao tác của máy cắt với hệ thống nối đất
chung, theo thiết kế và quy phạm, sẽ được chuẩn xác sau khi có quy cách thiết bị.
V. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT DAO CÁCH LY
1. Tiếp nhận, bốc dỡ và bảo quản
- Khi nhận hàng phải kiểm tra xem xét bằng mắt các kiện hàng có chứa thiết bị có
còn nguyên đai nguyên kiện, có méo mó hay không.
- Tháo bỏ 1 phần đóng gói, dùng mắt kiểm tra bản thể thiết bị có bị hư hại, sứt mẻ
hay không.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng có đúng chủng loại và số lượng theo bảng kê vận
chuyển.
- Kiểm tra hàng xem có đúng nguồn gốc xuất xưởng. Kiểm tra tránh dạn nứt.
- Thiết bị chưa được lắp đặt phải được đóng gói bảo quản lại, và bảo quản ở vị trí
thẳng đứng. Thiết bị phải được đặt tại nơi bằng phẳng, kiên cố và có biện pháp ngăn chặn
sự sụt lún của nền móng, có biện pháp ngăn ngừa thiết bị bị đổ xuống đất. Phải để ở nơi
khô thoáng, tránh các va chạm tác động cơ khí, có biện pháp ngăn chặn các đầu bắt và
các đầu tiếp xúc và các bộ phận kim loại bị han gỉ.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 63
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

2. Lắp ráp và lắp đặt


2.1. Tổng quát
Các phần bên trong của bộ truyền động ví như công tắc chuông báo động, các đầu
tiếp xúc... không chịu được thời tiết ngoài trời do vậy chúng phải được bảo vệ chống lại
hơi ẩm trong khi lắp đặt.
Xử lý bề mặt tiếp xúc và bề mặt dao nhau:
❖ Bề mặt tiếp xúc bằng các khớp gá
- Nhôm:
+ Bôi một lớp mỡ mỏng
+ Dùng bàn chải thép tẩy lớp ôxits cho đến khi bề mặt có mầu xám mờ (không sử
dụng giấy ráp).
+ Tẩy sạch lớp mỡ bản ngay lập tức bằng vải xơ.
+ Bôi một lớp mỡ dày xấp xỉ 1mm ngay lập tức.
+ Gá với nhau các bề mặt đã xử lý và bôi mỡ các chỗ nối.
- Bề mặt tiếp xúc với kẽm:
+ Làm sạch bằng chất làm sạch nguội (không phá huỷ bề mặt kẽm).
+ Bôi một lớp mỡ dày xấp xỉ 1mm ngay lập tức.
+ Gá với nhau các bề mặt đã xử lý và bôi mỡ các chỗ nối.
- Bề mặt tiếp xúc mạ:
+ Làm sạch bằng bàn chải thép.
+ Bôi một lớp mỡ dày xấp xỉ 1mm ngay lập tức.
+ Gá với các bề mặt đã xử lý và bôi mỡ các chỗ nối.
- Đồng:
+ Làm sạch bằng bàn chải đồng thau.
+ Bôi một lớp mỡ dày xấp xỉ 1mm ngay lập tức.
Gá với nhau các bề mặt đã xử lý và bôi mỡ các chỗ nối (nếu đồng được gá với
nhôm thì phải đặt một tấm nhôm mạ đồng giữa các bề mặt để đảm bảo rằng nó là đường
nối vòng dưới đây: Cu - Cu, Al - Al).
❖ Bề mặt tiếp xúc trượt
- Bề mặt tiếp xúc với kẽm:
+ Làm sạch bằng chất làm sạch nguội (không phá huỷ bề mặt kẽm)
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 64
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

+ Bôi một lớp mỡ 1mm.


- Đồng:
+ Làm sạch bằng bàn chải đồng thau.
+ Bôi một lớp mỡ dày xấp xỉ 1mm ngay lập tức.
❖ Các bề mặt giao nhau
- Các phần thép
+ Mạ bằng kẽm nguội
2.2. Lắp đặt thân chính dao cách ly
Các cực của dao cách ly được lắp lên trên của giá đỡ bằng cách nâng trọn bộ cực
đã được lắp đạt lên giá đỡ sau đó sắp đặt thẳng hàng và bắt chặt.
2.3. Lắp đặt bộ truyền động cho dao cách ly
- Phía lắp đặt bộ truyền động của dao cách ly phải được nhìn thầy rõ ràng từ vị trí
thao tác dao cách ly.
- Phải điều chỉnh bộ truyền động ở vị trí ON. Nếu ở vị trí OFF thì phải đưa về vị trí
ON bằng cách sử dụng tay quay khẩn cấp các hoạt động kiểm tra chỉ được dùng tay quay
khẩn cấp.
- Nối đất dao cách ly phải nối với hệ thống nối đất chung và phải thực hiện theo thiết
kế và quy phạm, sẽ được chuẩn xác sau khi có quy cách thiết bị.
2.4. Căn chỉnh và lắp chốt khóa DCL
Các cực của dao cách ly sau khi được lắp đặt vào đúng vị trí sẽ thao tác cân thận để
tiến hành cân chỉnh các hành trình của dao cách ly. Không nên thao tác quá mạnh sẽ làm
hư hại đến các cơ cấu truyền động khi chưa được cân chỉnh đạt thông số kỹ thuật. Lưu ý
đến độ tiếp xúc của các lưỡi dao chính và lưỡi dao nối đất. Các pha của dao phải được
đóng cùng thời hoặc mở cùng thời (đối với dao 3 pha). Việc cân chỉnh phải đảm bảo tính
chính xác tối đa của dao (như cánh tay dao ở chế độ mở so với 3 pha và chế độ đóng so
với pha chính nó phải thẳng hàng đến mức cho phép).
Sau khi việc cân chỉnh đã hoàn thiện tiến hành lắp các chốt khoá vào vị trí và xiết
chặt các ốc khóa đảm bảo việc thao tác lúc sau sẽ không làm thay đổi trạng thái của dao
cách ly đã được cân chỉnh trước đó.
3. Kiểm tra hệ thống truyền động
Dao cách ly sau khi được lắp đặt được kiểm tra hệ thống truyền động tại tủ điều
khiển tại chỗ đảm bảo vận hành bình thường

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 65
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

4. Các thí nghiệm tại hiện trường


Thực hiện theo quy định về công tác thí nghiệm Dao cách ly sau lắp đặt.
5. Đấu nối
Nhà thầu cung cấp thiết bị sẽ cung cấp toàn bộ các kẹp cực phù hợp với dây dẫn
kèm các phụ kiện vật tư khác.Tại các vị trí đấu nối phải đảm bảo độ chắc chắn, tiếp xúc
tốt để làm giảm điện trở tiếp xúc.
Nhà thầu phải cung cấp dây đồng Cu-120mm2 để nối tất cả các trụ và các bộ phận
thao tác của thiết bị với hệ thống nối đất chung theo đúng hướng dẫn của nhà cấp hàng.
VI. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT BIẾN DÒNG ĐIỆN
1. Tiếp nhận, bốc dỡ và bảo quản
Biến dòng điện cần được bảo quản, che chắn cẩn thận, đặc biệt các phần bên trong
của hộp đấu dây, bảo vệ chống lại hơi ẩm trong khi lắp đặt.
Kiểm tra sơ bộ bằng vạn năng xem có đầu cực thứ cấp nào bị hở mạch hay không.
Kiểm tra các đầu nối cho tỷ số biến dòng.
Kiểm tra mức dầu.
- Khi nhận hàng phải kiểm tra xem xét bằng mắt các kiện hàng có chứa thiết bị có
còn nguyên đai nguyên kiện, có méo mó hay không.
- Tháo bỏ 1 phần đóng gói, dùng mắt kiểm tra bản thể thiết bị có bị hư hại, sứt mẻ
hay không.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng có đúng chủng loại và số lượng theo bảng kê vận
chuyển.
- Kiểm tra hàng xem có đúng nguồn gốc xuất xưởng. Kiểm tra tránh dạn nứt.
- Thiết bị chưa được lắp đặt phải được đóng gói bảo quản lại, và bảo quản ở vị trí
thẳng đứng. Thiết bị phải được đặt tại nơi bằng phẳng, kiên cố và có biện pháp ngăn chặn
sự sụt lún của nền móng, có biện pháp ngăn ngừa thiết bị bị đổ xuống đất. Phải để ở nơi
khô thoáng, tránh các va chạm tác động cơ khí, có biện pháp ngăn chặn các đầu bắt và
các đầu tiếp xúc và các bộ phận kim loại bị han gỉ.
- Kiểm tra các đấu nối bên trong biến dòng điện ở các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp.
Công việc này phải được thực hiện vào buổi chiều ngày khô ráo để tránh sự ảnh hưởng
của hơi nước.
2. Lắp ráp và lắp đặt
- Các trụ đỡ và máy biến dòng cần phải được lắp đặt đúng hướng, chắc chắn và

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 66
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

không bị nghiêng lệch.


- Khi đấu nối các cực sơ cấp của máy biến dòng cần chú ý để lực tĩnh tác động lên
cực biến dòng giảm tới mức nhỏ nhất.
- Một đầu dây của cuộn dây thứ cấp phải được nối đất.
- Đầu cực để đo góc tổn hao (tg) cũng phải được nối đất.
- Trước khi chưa đấu mạch nhị thứ thì tất cả các đầu cực thứ cấp của máy biến dòng
phải được nối tắt.
- Nối đất biến dòng phải được nối với hệ thống nối đất chung và phải thực hiện theo
thiết kế và quy phạm, sẽ được chuẩn xác sau khi có quy cách thiết bị.
3. Các thí nghiệm tại hiện trường
Thực hiện theo quy định về công tác thí nghiệm Biến dòng điện sau lắp đặt.
VII. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CHỐNG SÉT
1. Tiếp nhận, bốc dỡ và bảo quản
- Khi nhận hàng phải kiểm tra xem xét bằng mắt các kiện hàng có chứa chống sét có
còn nguyên đai nguyên kiện, có méo mó hay không.
- Tháo bỏ 1 phần đóng gói, dùng mắt kiểm tra bản thể chống sét có bị hư hại, sứt mẻ
hay không.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng có đúng chủng loại và số lượng theo bảng kê vận
chuyển.
- Kiểm tra hàng xem có đúng nguồn gốc xuất xưởng. Kiểm tra tránh dạn nứt.
- Thiết bị chưa được lắp đặt phải được đóng gói bảo quản lại, và bảo quản ở vị trí
thẳng đứng. Thiết bị phải được đặt tại nơi bằng phẳng, kiên cố và có biện pháp ngăn chặn
sự sụt lún của nền móng, có biện pháp ngăn ngừa thiết bị bị đổ xuống đất.
Phải để ở nơi khô thoáng, tránh các va chạm tác động cơ khí.
Phải có biện pháp ngăn chặn các đầu bắt và các đầu tiếp xúc và các bộ phận kim
loại bị han gỉ.
2. Lắp ráp và lắp đặt
- Các trụ đỡ và chống sét phải được lắp đặt đúng hướng, chắc chắn và không được
nghiêng lệch.
- Dùng cần cẩu có tải trọng phù hợp và dây cáp mềm phù hợp quấn thòng lọng cáp
cẩu vào cổ trên cùng của phần tử chống sét, nâng từ từ đưa phần tử chống sét cho dây cáp
hơi căng. Tháo bỏ các bu lông cố định chống sét với hòm. Trong khi nâng, móc cẩu phải

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 67
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

đi theo sự chuyển động của đầu chống sét nhằm mục đích luôn làm cho cáp cẩu luôn
thẳng đứng trong mọi thời điểm.
Chống sét phải được lắp đặt và đấu nối thích hợp với thiết bị bảo vệ.
Kiểm tra độ chắc chắn của đầu nối lèo cao áp.
Vệ sinh bề mặt và các phụ kiện của chống sét.
Kiểm tra độ chắc chắn của các điểm nối của cáp nối đất.
Kiểm tra bộ đếm sét đã đấu nối đúng sơ đồ chưa, các điểm nối có chắc chắn không.
Kiểm tra độ chắc chắn và độ thẳng đứng của tất cả các thiết bị sau khi lắp đặt xong.
3. Các thí nghiệm tại hiện trường
Thực hiện theo quy định về công tác thí nghiệm Chống sét sau lắp đặt.
VIII. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT SỨ
1. Tiếp nhận, bốc dỡ và bảo quản
Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được để sứ đỡ ở vị trí nằm ngang.
Phải kiểm tra tổng thể sứ đỡ sau khi vận chuyển đến vị trí trạm biến áp. Nếu phát
hiện kết cấu bên ngoài của sứ có dấu hiệu bị ảnh hưởng sau quá trình vận chuyển cần lập
biên bản xác nhận tình trạng của sứ sau khi vận chuyển.
Phải kiểm tra trọn bộ các phụ kiện đồng bộ kèm theo kể cả bu lông, đai ốc, vòng
đệm phải cung cấp đầy đủ. Phụ kiện kim loại phải làm bằng thép mạ kẽm nhúng nóng.
Tốc độ vận chuyển phải đảm bảo tránh bị xô
2. Lắp ráp và lắp đặt
Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ các phụ kiện kim loại cần thiết như: xà, kẹp để cố
định các thanh giằng với xà, bulon, tay thao tác, đỡ trục điều khiển, cơ cấu thao tác bằng
tay, các ống và các thiết bị thao tác, ...
Các trụ đỡ sứ phải được lắp đặt chắc chắn, không được nghiêng lệch.
Tuân thủ các bản vẽ kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt, các chi tiết dự phòng, đặc điểm
kỹ thuật riêng và cam kết...
Sứ đỡ sẽ được lắp đặt chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt (khí hậu
nhiệt đới nóng và ẩm).
3. Các thí nghiệm tại hiện trường
Thực hiện theo quy định về công tác thí nghiệm Sứ sau lắp đặt.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 68
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

IX. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT TỦ TRUNG ÁP


1. Các điều kiện trước khi lắp đặt
Trước khi lắp đặt các tủ trung áp cần kiểm tra các điều kiện sau:
- Kích thước giá lắp tủ.
- Kích thước và độ mở ở trên mặt sàn.
- Kích thước độ mở cho thanh cái.
- Kích thước độ mở cho việc nạp khí.
Căn vị trí lắp tủ:
- Vị trí lắp tủ trên giá được đánh dấu bằng phấn hay bằng bút mực. Cần nghiên cứu
kích thước tủ trong bản vẽ cách lắp tài liệu của nhà sản xuất trước khi đánh dấu vị trí.
2. Các cấu kiện lắp tủ
- Các thiết bị trang bị cho tủ được bọc bằng nhựa.
- Thanh cái.
- Các máy cắt trong tủ.
- Xe đẩy dùng vận chuyển máy cắt.
- Thanh dẫn và các bộ phận khác với đầy đủ các phụ kiện đấu nối.
- Các dụng cụ (nếu có) và các vật liệu cho việc lắp đặt được đóng gói trong một hộp
riêng.
3. Vận chuyển và lưu giữ
Sau khi nhận các tủ cần phải kiểm tra theo yêu cầu sau:
- Kiểm tra số lượng các bộ phận chính, vật liệu và phụ kiện theo bản vẽ cách lắp.
- Kiểm tra cẩn thận các hỏng hóc có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.
- Nếu phát hiện bất cứ sự hỏng hóc nào cần phải báo ngay cho Bên mời thầu. Trước
khi có ý kiến của Bên mời thầu thì các thiết bị hư hỏng sẽ không được lắp đặt.
Các bộ phận không được đóng gói hoặc các bộ phận được bọc bằng băng nhựa cần
được bảo quản như sau:
- Kho cần phải được thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ.
- Tủ và các bộ phần cần được lắp ở vị trí thẳng đứng.
- Không được đặt cạnh những chỗ có máy móc nguy hiểm và gần nước.
4. Vận chuyển vào vị trí lắp
Trọng lượng và kích thước các tủ được chỉ ra trong bộ hồ sơ đi kèm tủ. Khoảng

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 69
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

trống vận chuyển về 2 phía bên tủ và phía trên ít nhất là 150mm.


Nếu khoảng trống trên không đảm bảo thì có thể khắc phục bằng cách tháo bệ tủ,
tháo hộp dẫn cáp trên nóc tủ.
- Nâng tủ:
Tủ được nâng khỏi giá vận chuyển bằng cần cẩu. Khi nâng tủ phải sử dụng các đai
móc bắt trên nóc tủ. Máy cắt phải được vận chuyển riêng trong quá trình nâng tủ khỏi giá
vận chuyển. Khi cẩu cần sử dụng các dây tời có chiều dài không nhỏ hơn 700mm. Sau
khi nâng tủ khỏi giá vận chuyển cần tháo bỏ các đai móc khỏi nóc tủ.
- Vận chuyển tủ vào phòng phân phối:
Khi hạ tủ từ cần cẩu xuống đất cần phải dùng các tấm gỗ để lót kích thước
50x100mm vào các góc của tủ khi đặt xuống đất.
Việc vận chuyển tủ vào phòng phân phối được thực hiện bằng xe đẩy hoặc được
thực hiện bằng con lăn xếp ngang trên mặt sàn.
Đưa tủ vào vị trị đặt tuyệt đối không làm hư hỏng, trầy sước hoặc móp méo.
5. Lắp đặt và định vị tủ vào vị trí lắp:
- Đặt tủ vào vị trí lắp:
+ Khi lắp cần đưa tủ phía trong cùng vào đầu tiên hoặc điểm định trước của thanh
cái ngoài. Tủ được căn chỉnh bắt đầu từ điểm cao nhất. Độ cao của tủ được căn chỉnh
theo độ cao vận chuyển bằng cách sử dụng các bu lông định vị, nếu cần thiết phải sử
dụng thước căn chuẩn. Tủ tiếp theo được đưa vào vị trí và cũng được căn chỉnh bắt
đầu từ đỉnh. Kiểm tra xem mặt trước của các tủ đã thẳng hàng chưa. Cần kiểm tra xem
tại các vị trí liên kết giữa các tủ đã thẳng hàng chưa. Việc kiểm tra được thực hiện
bằng quả dọi và bằng thước chứa chất lỏng. Nếu sai lệch cần phải căn chỉnh lại.
+ Liên kết các tủ với nhau: Các tủ được liên kết với nhau bằng bulông như đã chỉ
ra trong hồ sơ đi kèm tủ. Độ cao căn chỉnh có thể thay đổi tạm thời trong quá trình lắp.
Để liên kết chặt khít các tủ với nhau cần phải phải xiết chặt các bulông.
+ Định vị các tủ vào sàn: Trước khi định vị các tủ vào sàn cần kiểm tra lại các kết
cấu, các cửa tủ có đóng mở dễ dàng không nếu cần thiết thì cần phải căn chỉnh lại. Khi
bắt đầu nên bắt trước tại các tủ ở vị trí 3, 6, 9... thì các tủ còn lại sẽ bắt vào dễ dàng
hơn. Sau khi đấu nối thanh cái giữa các tủ thì mới được định vị chặt các tủ xuống sàn.
Cần tham khảo hướng dẫn lắp đặt tủ trong bộ hồ sơ đi kèm tủ.
6. Liên kết thanh cái chính
Hình dạng thanh cái chính và các phụ kiện đã được chỉ ra trong hồ sơ đi kèm các tủ.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 70
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Nếu không đủ khoảng trống để đưa thanh cái vào các tủ - bắt đầu từ tủ trong cùng thì cần
phải đưa thanh cái vào vị trí trước khi đưa các tủ vào vị trí bắt.
Chuẩn bị ghép nối: Việc lắp ráp thanh cái chuẩn hay sai lệch sẽ có ảnh hưởng rất
lớn đối với dòng điện chạy trên thanh cái trong quá trình vận hành. Công việc lắp đặt cần
phải tuyệt đối cẩn thận theo hướng dẫn sau:
- Làm sạch và bảo vệ bề mặt tiếp xúc giữa các thanh cái:
Làm sạch bề mặt tiếp xúc đồng và nhôm:
+ Loại bỏ toàn bộ các vết bẩn trên bề mặt tiếp xúc bằng việc sử dụng các chất làm
sạch và các dung môi hoà tan không gây ăn mòn.
+ Bề mặt tiếp xúc được đánh sáng bằng giấy ráp hoặc bằng bải ráp (320 hoặc tương
đương) hoặc dùng bàn chải có lông bàn chải ngắn và cứng. Không được dùng các
dụng cụ làm sạch mà có thể gây nên các vết xước trên bề mặt tiếp xúc.
+ Lớp mỏng xử lý đồng nhôm là loại hợp chất DSAX-RK 2 được mạ trên bề mặt
tiếp xúc và bị mài mòn tại các chỗ đã được chải do bàn chải thép. Tiếp xúc giữa đồng
và đồng không được mạ lớp hợp chất trên.
+ Các bề mặt tiếp xúc vừa được làm sạch cần phải ghép với nhau càng sớm càng
tốt.
+ Cần bỏ đi các hợp chất thừa trên bề mặt tiếp xúc.
- Tại các vị trí liên kết được mạ bạc hay kẽm chỉ dùng vải sạch để lau. Tuyệt đối
không được dùng bàn chải thép.
- Ghép nối thanh cái chính:
Xiết chặt bu lông nối bằng mômen hợp lý:
+ Để ghép các thanh cái giữa các tủ với nhau tốt nhất là từ vị trí trên nóc tủ. Có thể
ghép chặt thanh cái bằng đường cửa sập, song trong khi thao tác cần kiểm tra cẩn thận.
+ Mỗi bu lông sau khi được xiết chặt hay đã được kiểm tra cần được đánh dấu bằng
bút dạ để biết rằng chỗ đó đã hoàn thành.
Thanh cái chính là loại hợp kim nhôm BLBM 565 hoặc thanh cái đồng BKLM 556.
Các bộ phận dùng ghép nối được đóng gói trong hộp. Trước khi lắp cần kiểm tra xem có
thiếu hụt gì không.
Bulông bắt giữa các thanh cái là loại bulông M12 và được siết chặt với momen siết
là 70Nm.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 71
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

7. Bắt tiếp địa


Có hai loại thanh tiếp địa: Một loại tiếp địa cho các thiết bị nhị thứ và một loại để
tiếp địa cho các thiết bị trung áp. Các dây tiếp địa được cấp kèm theo các đầu cốt. Các
dây tiếp địa tại các tủ được nối vào thanh tiếp địa xuyên suốt các tủ. Tại các vị trí tủ đầu
tiên và cuối cùng thanh tiếp địa sẽ được nối với giá cáp để tiếp đất. Các chi tiết tiếp địa đã
được chỉ ra trong hồ sơ đi kèm các tủ.
8. Bố trí cáp
Cáp nhị thứ được kép từ dưới mương cáp lên. Có hai loại máng cáp: Máng cáp ở
sườn tủ và máng cáp chạy dọc trên nóc dãy tủ.
Tại máng cáp trên nóc tủ có hàng kẹp để định vị cáp. Dây cáp được luồn qua bộ
phận cách điện ở chân thiết bị nhị thứ để đưa vào trong tủ.
Đấu nối giữa các tủ: Dây nối giữa các tủ được nối bằng các rắc. Có hai kiểu đấu là
trực tiếp trong tủ hàng kẹp. Khi đấu nối cần chú ý tới kích cỡ rắc phải phù hợp và thứ tự
các rắc cắm phải đúng như chỉ dẫn trong bộ hồ sơ đi kèm theo tủ.
9. Lắp nắp tủ:
Nếu như ống dẫn hơi hồ quang được lắp cho tủ thì chúng phải được lắp trước khi
lắp các nắp tủ.
Các tủ trung áp được lắp các tấm ngăn sau:
- Tấm ngăn khoang tủ máy cắt.
- Tấm ngăn khoang thanh cái.
- Tấm ngăn máng cáp.
Tấm ngăn khoang thanh cái có thể bỏ nếu như thanh cái cầu được đánh dấu vào
hoặc như biến điện áp được đặt ở trên thanh cái.
Có hai loại nắp tấm ngăn: Tấm ngăn nhôm cứng và tấm ngăn đục lỗ. Các loại vách
ngăn sẽ được nhà chế tạo hướng dẫn trong tài liệu kèm theo.
Tấm ngăng tủ chỉ được bắt bulông ở vị trí mép trước tủ, do đó nó có thể được tháo
ra thậm chí ngay cả trong trường hợp phát sinh hồ quang.
10. Lắp đặt cáp lực và đậy kín đáy tủ:
- Lắp đặt cáp:
Sau khi bắt đầu cáp, cáp được định vị vào giá bởi đai hãm chữ U. Nếu như kích
thước cáp nhỏ hơn đai hãm thì cần phải quấn lớp băng nhựa xung quang cáp cho vừa.
Sau đó bắt các đầu cốt vào cực biến dòng và các thiết bị xong, tiếp địa vỏ cáp được
đưa ra bắt vào thanh tiếp địa trong tủ.
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 72
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Lắp đặt đáy tủ:


Các tấm đỡ chữ U rộng 60mm sẽ được lắp xen kẽ, cứ 1 tấm quay lưng lên thì 1 tấm
quay xuống. Tấm đỡ chữ U rộng 90mm được khoét lỗ phù hợp để kéo cáp và dây tiếp địa
qua. Sau đó các lỗ được bịt kín bằng các tấm phẳng.
Các tấm phẳng này cần dược cắt làm 4 miếng, tại giữa 2 tấm ở giữa khoét một lỗ
vừa đủ cho cáp đi qua. Sau đó lắp 2 tấm ở giữa trước rồi mới lắp 2 tấm ở bên. Các tấm
này được định vị chặt bằng 2 thanh ép chặt 2 mép như chỉ dẫn của nhà sản xuất trong tài
liệu kèm theo tủ.
11. Kết thúc việc lắp đặt:
Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra kỹ xem tất cả các dụng cụ đã bỏ ra khỏi khoang tủ
hay chưa. Lau cẩn thận các thiết bị phía bên trong và đậy tất cả các nắp đã tháo ra trong
quá trình lắp đặt.
Kiểm tra lại xem các dụng cụ cần thiết cho thao tác và bảo dưỡng đã đầy đủ chưa.
Đóng điện kiểm tra sau khi lắp đặt phải được tiến hành dưới sự cho phép của Bên
mời thầu.
Phải kiểm tra các thiết bị của tủ ở vị trí ngắt cũng như vị trí đóng điện:
- Đấu nối tiếp địa thiết bị.
- Đấu nối mạch điện chính.
- Đấu nối giữa các thiết bị điều khiển và các thiết bị cao áp.
- Đấu nối giữa các thiết bị điều khiển.
- Khoá liên động.
X. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT DÂY DẪN, KẸP CỰC
1. Tiếp nhận, bốc dỡ và bảo quản
Nếu dây dẫn bằng đồng chúng cần phải được làm sạch bụi bặm, các vết oxy hoá.
Nếu dây dẫn bằng nhôm thì chúng cần phải được làm sạch bằng bàn chải chuyên dụng và
sau đó phải được bôi mỡ ở bề mặt tiếp xúc.
2. Lắp ráp và lắp đặt
Các kẹp đấu nối kiểu ép trong đề án này được thiết kế dùng kiểu ép tạo nếp gấp
(crimping) sáu cạnh riêng, vì vậy khi lắp đặt cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn của
nhà sản xuất.
Để lắp đặt các kẹp đấu nối này phải dùng các dụng cụ phù hợp hướng dẫn của nhà
sản xuất nhằm không làm hư hỏng hoặc trầy sước kẹp.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 73
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Sau khi lắp đặt kẹp đấu nối này, phải giũa hết các gờ sắc trên kẹp đấu nối để tránh
bị ảnh hưởng của vầng quang.
Các màng bảo vệ bằng giấy hoặc bằng nhựa ở trên các bản cực chỉ nên bỏ đi trước
khi lắp đặt, tuy nhiên không được phép bỏ lớp mỡ.
Chú ý rằng trong bất cứ trường hợp nào cũng nên làm thẳng các mối ghép trong
quá trình lắp đặt.
- Dây dẫn khi lắp đặt phải được tính đến sự co giãn khi nhiệt độ của dây thay đổi.
Các chỗ nối dây phải đảm bảo cho tháo dỡ dễ dàng sau này. Không cho phép nối các
thanh dẫn, dây dẫn ở khoảng giữa các cơ cấu đỡ. Các kẹp cực, kẹp nối dùng cho dây dẫn
nhôm nên dùng kiểu ép.
- Thanh dẫn và dây dẫn phải được bố trí sao cho ở bất kỳ điều kiện làm việc nào (kể
cả khi có dòng ngắn mạch) khoảng cách giữa phần mang điện và đất hay giữa các phần
mang điện phải đảm bảo các khoảng cách quy định theo quy phạm.
- Dây dẫn trên không nên được treo trước khi lắp đặt các thiết bị trong sân phân phối.
- Khi các dây dẫn cần đặt xuống đất, phải được đặt trên các bao tải gai hoặc bao tải
đay và không được dịch chuyển. Cấm các phương tiện hay người đi qua hoặc dẫm lên
dây dẫn. Các đầu dây dẫn phải được làm sạch bằng chổi chuyên dụng. Khi lắp đặt các
kẹp cực hình T hay kẹp cực song song, tại những điểm nối, dây dẫn cũng phải được làm
sạch bằng chổi chuyên dụng.
- Khi lắp đặt các thanh dẫn hay các kẹp cực hình ống, cần phải điều chỉnh chúng cho
thật thẳng, vừa vặn và ngang bằng trước khi lắp.
- Trong trường hợp đặc biệt (theo hướng dẫn của Nhà chế tạo hoặc được bên A cho
phép), nếu cần hàn tại công trường, các thanh dẫn hay dây dẫn cần phải được đặt cẩn thận
trên cơ cấu đỡ và nếu cần thiết thanh dẫn phải được đặt trên các khoảng vượt trung gian
để sau khi hàn thì độ võng của thanh hay dây sẽ nhỏ ở mức cho phép.
- Khi lắp đặt thanh dẫn hay dây dẫn, không cho phép đặt một lực nào khác lên chúng
ngoại trừ trọng lượng tĩnh của chúng.
- Ở tất cả các bề mặt tiếp xúc có nguy cơ bị trầy xước hay mài mòn do sự giãn nở
nhiệt phải được phủ bằng một lớp graphite.
3. Các thí nghiệm tại hiện trường
Công tác thí nghiệm xuất xưởng cũng như trước và sau khi lắp đặt đối với các hạng
mục và thời gian theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện và quy
định của tập đoàn điện lực Việt Nam.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 74
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

XI. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CÁP


1. Tiếp nhận, bốc dỡ và bảo quản
Cáp trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo không bị trầy xước cách điện và được
cuộn theo lô cáp có lỗ ở giữa để đặt thanh đỡ, viền ngoài lô cáp phải được bọc lại để ngăn
ngừa cáp bị hư hại trong quá trình vận chuyển. Hướng lăn của lô cáp phải được chỉ ra
theo mũi tên được sơn dễ thấy trên một phía của trống.
Khi tiếp nhận cáp phải có đầy đủ catalog và các biên bản thí nghiệm xuất xưởng đi
kèm.
Phải có biên bản kiểm tra các lô cáp.
Những công việc bão quản lô cáp phải được tiến hành theo phiếu đúng quy định của
Quy trình kỹ thuật cũng như hướng dẫn cảu nhà sản xuất.
2. Lắp ráp và lắp đặt
2.1. Lắp đặt cáp trung áp
- Cáp trung áp từ máy biến áp chính vào các tủ lộ tổng được đi trong mương cáp, cáp
được đạt trên giá đỡ và được xếp theo mặt phẳng hoặc tam giác và được ổn định vào giá
cáp bằng đai theo chỉ dẫn của nhà sản xuất cáp. Các nơi cáp phải uốn cong thì bán kính
uốn của cáp phải đảm bảo R  8 lần đường kính của cáp.
- Làm đầu cáp: Việc làm đầu cáp trung áp phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà cung
cấp hàng.
- Các lớp thép bọc của các cáp lực cao thế sẽ được nối đất ở cả 2 đầu của cáp.
2.2. Lắp đặt cáp hạ thế và cáp kiểm tra:
- Ống luồn cáp:
Tất cả các loại cáp khi đi trong đất đều phải luồn trong ống PVC có đường kính tối
thiểu bằng 120% đường kính cáp. Ống luồn cáp phải được đặt theo đúng chỉ dẫn trong
thiết kế, và sâu tối thiểu là 300mm dưới mặt nền trạm.
- Lắp đặt cáp:
Phải đính nhãn cáp tại hai đầu cáp và cứ khoảng 30m theo chiều dài. Các nhãn này
sẽ được liệt kê thành một bảng.
Cấm không được nối cáp vào cuộn cáp. Bán kính uốn cong cáp sau khi lắp đặt
không được nhỏ hơn bán kính uốn cong cho phép do nhà sản xuất yêu cầu.
Cáp đi trên giá phải được đỡ liên tục và tại các điểm cáp đi vào hay đi ra giá đỡ nó
phải được kẹp chặt vào giá. Cáp phải được xếp theo lớp và thẳng hàng trên giá cáp và

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 75
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

không được xoắn cáp.


Cáp đi từ thiết bị hay từ hộp đấu nối xuống đất phải được kẹp chặt vào trụ đỡ bằng
vòng ôm.
- Đầu cáp:
Lớp vỏ ngoài cùng của cáp bọc và cách điện bằng PVC sẽ được bỏ đi ở bên của
thanh kẹp hoặc vòng bít đầu cáp. Các ruột cáp không được xoắn đặc biệt là ở mỗi nhánh
cáp phải được đặt song song và được buộc gọn gàng với nhau bằng các dây buộc cáp
plastic hoặc bằng các biện pháp khác được chấp thuận. Ở đầu mỗi ruột cáp phải để lại
một đoạn đủ dài để có thể đánh dấu các đầu nối hoặc cho các mục đích kiểm tra. Toàn bộ
trọng lượng cáp sẽ được đỡ bởi các thanh kẹp cáp hoặc các miếng đệm và không có một
lực kéo hoặc lực nén nào tác động lên đầu cáp.
Số lõi cáp dự phòng còn lại phỉa để đủ dài để kéo tới các đầu cực xa nhất trên các
phần của thiết bị, được cách điện, an toàn và gọn gàng để đảm bảo an toàn cho cáp gốc
của chúng. Số lõi cáp dự phòng cho phép là 20% đối với cáp nhiều lõi ngoại trừ những
nơi không có khả năng yêu cầu trong tương lai ví dụ như cáp cho biến dòng hoặc biến
điện áp.
Các đầu cốt sử dụng cho các đầu dây phải là loại ép. Chúng được kẹp chặt chùm
vào cách điện và lõi.
Các dây dẫn mà kết thúc bằng các đầu cực loại đinh vít kẹp sẽ được làm cho phù
hợp với các ống nối để bảo vệ dây dẫn chống lại sự phá hoại. Những nơi đầu cực được
làm phù hợp vằng các đĩa chịu lực sẽ không cần dùng các ống nối và các đầu dây sẽ được
để trần. Các đầu đinh vít bị chờn ren sẽ bị loại bỏ.
Các lớp thép bọc của cáp lực cao thế, hạ thế và cáp điều khiển sẽ được nối đất ở cả
2 đầu của cáp.
Cáp điện thoại sẽ được thực hiện bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm về dây điện thoại
và theo mã mầu. Cáp điện thoại sẽ không cần dùng các đầu bịt sắt đồng nhất.
Các cách điện và phụ kiện được lắp ráp các chi tiết phù hợp với bản vẽ hoặc hướng
dẫn của bên A.
Tất cả các chốt hãm phải được lắp ráp và kiểm tra cẩn thận đảm bảo chúng nằm
đúng vị trí.
3. Các thí nghiệm tại hiện trường
Các chủng loại cáp ngầm phải có đầy đủ biên bản thí nghiệm điển hình (type test)
do đơn vị thí nghiệm độc lập thực hiện; biên bản thí nghiệm xuất xưởng do nhà sản xuất

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 76
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

thực hiện. Yêu cầu, hạng mục thí nghiệm theo quy định của tiêu chuẩn IEC60502-2.
XII. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NHỊ THỨ
1. Tiếp nhận, bốc dỡ và bảo quản
- Nhà cấp hàng có trách nhiệm bàn giao vật tư, hàng hóa, trang thiết bị và tập kết tại
địa điểm bị theo hợp đồng đã ký giữa các bên. Đơn vị thi công có trách nhiệm tiếp nhận
vật tư, hàng hóa, trang thiết bị, đưa về công trường để tiến hành thi công, lắp đặt theo hồ
sơ thiết kế.
- Hàng hóa bàn giao phải đảm bảo quy cách, chất lượng, mẫu mã, chủng loại đúng
theo hồ sơ thiết kế, Hàng hóa bàn giao phải có tem, mác, nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
- Nhà cấp hàng có trách nhiệm bàn giao các chứng nhận bản quyền, file cài đặt, cấu
hình, phần mềm đi kèm (nếu có).
- Đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm bảo quản vật tư, hàng hóa, trang thiết bị, đảm bảo
hàng hóa không bị hư hỏng trong thời gian lưu kho chờ lắp đặt và đưa vào sử dụng.
2. Lắp ráp và lắp đặt
Vận chuyển thiết bị vào nhà bằng phương pháp thủ công kết hợp con lăn, kê kích.
Lắp ráp vào vị trí và ghép nối bằng thủ công kết hợp với pa lăng.
- Đưa vào vị trí, cố định, nối đất an toàn cho các thiết bị điều khiển, bảo vệ
- Phần việc này được thực hiện sau khi công việc thi công phần xây dựng các hạng
mục có liên quan đã hoàn thành.
- Việc thi công lắp đặt được dựa trên các cơ sở, tài liệu do nhà cấp hàng và đơn vị tư
vấn ban hành như:
+ Phương thức đặt rơ le bảo vệ tự động và đo lường.
+ Mặt bằng bố trí tủ điện trong phòng điều khiển.
+ Mặt trước các tủ điều khiển bảo vệ
+ Các bản vẽ sơ đồ nguyên lý.
+ Các bản vẽ đấu nối hàng kẹp
+ Các tài liệu hướng dẫn lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị.
+ Liệt kê cáp.
Các thiết bị cần được lắp đặt bao gồm:
- Tủ điều khiển, bảo vệ các loại.
- Tủ máy tính, thông tin, viễn thông.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 77
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Tủ đấu dây ngoài trời.


Trên cơ sở các tài liệu thiết kế do nhà cấp hàng và Cơ quan tư vấn thiết kế cấp, Nhà
thầu xây lắp cần tổ chức điều tra hiện trường để đưa ra giải pháp thi công phù hợp, đáp
ứng được các yêu cầu như sau:
- An toàn tuyệt đối cho người và thiết bị
- Đáp ứng tiến độ do bên A đặt ra.
Khi rải cáp phải sắp xếp theo thứ tự từng lớp, không được để cáp chồng chéo, bện
xoắn vào nhau. Ở những chỗ quặt không được để cáp gẫy gập, tránh không làm hỏng,
dập nát lớp cách điện của cáp.
Khi đấu cáp phải làm các biển cáp. Biển cáp đảm bảo rõ ràng, bền đẹp, đúng mã
hiệu cáp.
- Các ống gen của từng sợi cáp phải đánh số hoặc viết chữ rõ ràng, bền đẹp theo thời
gian.
- Phải đánh số sợi cáp đấu nối theo đúng quy định, sử dụng đầu cốt để đấu nối cáp
vào hàng kẹp.
- Đối với các lõi cáp nhiều sợi phải có các đầu cốt, việc ép các đầu cốt phải thực hiện
bằng các dụng cụ chuyên dùng.
Cáp phải được cố định chắc chắn vào khung tủ. phần cáp đi trong tủ phải được bố
trí vào máng cáp cho gọn gàng, bền đẹp.
Khi lắp đặt các tủ điện phải tuân thủ theo các tài liệu hướng dẫn của hãng cấp hàng,
không để các vật rắn va đập và tủ gây tróc lớp sơn phủ.v.v.
Phải cung cấp tài liệu đấu nối nhị thứ sau cùng. Phục vụ công tác vận hành, sửa
chữa sau này
3. Các thí nghiệm tại hiện trường
- Thí nghiệm hệ thống mạch điều khiển, mạch chỉ thị và cảnh báo.
- Thí nghiệm hệ thống mạch đo lường.
- Thí nghiệm hệ thống mạch bảo vệ rơle.
- Thí nghiệm, cài đặt, chỉnh định rơle bảo vệ theo phiếu chỉnh định rơle.
- Thí nghiệm hệ thống mạch cấp nguồn AC.
- Thí nghiệm hệ thống mạch cấp nguồn DC.
- Thí nghiệm hệ thống mạch chỉnh lưu.
- Thí nghiệm cáp nhị thứ đấu nối.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 78
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

XIII. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ THÔNG TIN, SCADA


1. Tiếp nhận, bốc dỡ và bảo quản
- Nhà cấp hàng có trách nhiệm bàn giao vật tư, hàng hóa, trang thiết bị và tập kết tại
địa điểm bị theo hợp đồng đã ký giữa các bên. Đơn vị thi công có trách nhiệm tiếp nhận
vật tư, hàng hóa, trang thiết bị, đưa về công trường để tiến hành thi công, lắp đặt theo hồ
sơ thiết kế.
- Hàng hóa bàn giao phải đảm bảo quy cách, chất lượng, mẫu mã, chủng loại đúng
theo hồ sơ thiết kế, Hàng hóa bàn giao phải có tem, mác, nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
- Nhà cấp hàng có trách nhiệm bàn giao các chứng nhận bản quyền, file cài đặt, cấu
hình, phần mềm đi kèm (nếu có).
- Đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm bảo quản vật tư, hàng hóa, trang thiết bị, đảm bảo
hàng hóa không bị hư hỏng trong thời gian lưu kho chờ lắp đặt và đưa vào sử dụng.
2. Lắp ráp và lắp đặt
2.1. Hệ thống SCADA tại trạm
- Lắp đặt các Switch quang, máy tính Scada, kéo rải cáp quang từ các tủ điều khiển
bảo vệ tới các tủ lắp đặt switch quang và từ Switch đến máy tính.
- Đấu nối cáp quang truyền tín hiệu từ Role, BCU về các switch quang.
- Đấu nối cáp quang truyền tín hiệu giữa các switch quang tạo mạng LAN nội bộ
TBA 110kV Chương Mỹ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu
• Xây dựng cơ sở dữ liệu tại trạm.
• Xây dựng cơ sở dữ liệu tại Trung tâm Điều độ HTĐ Hà Nội.
- Đấu nối, lắp đặt hệ thống thu thập số liệu đo đếm của trạm.
- Kéo rải cáp tín hiệu và cáp cấp nguồn cho hệ thống camera tích hợp chống đột nhập
từ tủ tập trung tín hiệu chống đột nhập tới các vị trí lắp đặt camera.
- Lắp đặt, đấu nối hệ thống kiểm soát ra vào.
2.2. Hệ thống thông tin liên lạc
- Hệ thống thông tin liên lạc được lắp đặt tại tủ viễn thông đặt tại phòng điều khiển.
- Tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh, test lại đường truyền cho hệ thống thông tin liên lạc.
2.3. Các thí nghiệm tại hiện trường
- Cấu hình và thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống điều khiển trạm thông qua máy tính
Application Station giao diện HMI, máy tính Gateway Communication, trang bị mới tại

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 79
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

trạm.
- Cấu hình và thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị Industrial Ethernet Switch trang bị mới
trong dự án.
- Cấu hình, thí nghiệm và hiệu chỉnh lại thiết bị đầu cuối Gateway, GPS cho phù hợp
với hệ thống SCADA trang bị mới trong dự án này.
- Cấu hình, khai báo hệ thống công tơ đo đếm của trạm với đơn vị quản lý số liệu đo
đếm.
- Thí nghiệm hiệu chỉnh đường truyền tín hiệu từ các BCU, Relay… về hệ thống
SCADA.
- Thí nghiệm hiệu chỉnh đường truyền SCADA để kết nối với A1, Trung tâm điều
khiển xa PC Chương Mỹ.
- Kiểm tra Point-to-Point.
+ Kiểm tra Point-to-Point từ thiết bị điện (IEDs) đến hệ thống SCADA.
+ Kiểm tra End-to-End
+ Kiểm tra End-to-End từ thiết bị điện đến TTĐĐHTĐ miền Bắc (A1).
+ Kiểm tra End-to-End từ thiết bị đến Trung tâm điều độ HTĐ Hà Nội.
+ Nghiệm thu đưa vào hệ thống vân hành.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 80
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG XII: CUNG CẤP, LẮP ĐẶT VÀ VẬT TƯ HỆ THỐNG PCCC

I. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY


1. Cấu trúc hệ thống báo cháy
- Giai đoạn này bổ sung 4 đầu báo cháy chống nổ ngoài trời cho MBA T2
2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy
Khi có cháy tại các khu vực các nhà hoặc máy biến áp dẫn đến hệ thống cảm biến
nhiệt, khói tác động hoặc người trực trạm nhấn nút báo cháy khẩn cấp. Lúc này sẽ có tín
hiệu truyền về tủ trung tâm báo cháy, tại dây tín hiệu sau khi được được xử lý, chọn lọc
sẽ phát tín hiệu điều khiển đến các thiết bị liên quan và đưa ra tín hiệu cảnh báo bằng
chuông và đèn báo cháy, đồng thời gửi tín hiệu cháy lên hệ thống điều khiển và quay số
tự động tới cảnh sát PCCC khu vực gần nhất (Các đầu số đã được cài đặt từ trước) để
phối hợp chữa cháy kịp thời.
II. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
- Sử dụng phương tiện, thiết bị chữa cháy hiện trạng.
III. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY
Không trang bị theo dự án.
IV. CUNG CẤP, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ HỆ THỐNG PCCC
Không trang bị theo dự án.
V. YÊU CẦU VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA CÁC THIẾT BỊ BÁO CHÁY
1. Đặc tính hệ thống
Dự án sẽ trang bị hệ thống báo cháy, báo khói tự động cho khu vực các phòng điều
khiển, phân phối, kho, phòng ắc quy, phòng bơm và khu vực máy biến áp.
Hệ thống báo cháy, báo khói được hoạt động dựa trên nguyên tắc: Khi có báo động
từ hệ thống các cảm biến khói, cảm biến nhiệt từ các khu vực đặt thiết bị, khu vực trong
phòng, hệ thống sẽ nhận thông tin đưa về tủ báo cháy và điều khiển hệ thống sau đó đưa
đến báo động cho các trung tâm điền khiển xa. Ngoài ra hệ thống báo cháy còn gửi tín
hiệu đến tủ điều khiển hệ thống chữa cháy bằng nước để điều khiển hệ thống giàn phun
sương chữa cháy cho máy biến áp.
Cấu trúc Hệ thống báo cháy tự động bao gồm:
- Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 02 loop;

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 81
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

- Các đầu báo cháy nhiệt, đầu báo cháy khói;


- Nút ấn báo cháy;
- Chuông báo cháy;
- Đèn thoát hiểm và chiếu sáng sự cố;
- Hệ thống dây dẫn liên kết tín hiệu;
2. Đặc tính của tủ
Tủ báo cháy trung tâm yêu cầu có các chức năng sau:
- Có khả năng nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc
các tín hiệu sự cố kỹ thuật, hiển thị các thông tin về hệ thống và phát lệnh chỉ thị báo
động, chỉ thị nơi xảy ra cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi
nhận tin báo cháy.
- Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi.
- Trung tâm phải hoạt động với hai nguồn độc lập. Nguồn 220VAC và nguồn ắc quy
dự phòng. Giá trị hiệu điện thế của nguồn xoay chiều cung cấp cho trung tâm báo cháy
không được vượt quá ±10% phải sử dụng ổn áp trước khi cấp cho trung tâm báo cháy.
Tủ trung tâm điều khiển chữa cháy đặt tại vị trí thuận tiện quan sát và thao tác, được
lắp trên tường khoảng cách từ mặt sàn đến trung tâm là 1m. Tủ trung tâm báo cháy là nơi
cung cấp nguồn năng lượng cho toàn bộ hệ thống báo cháy cũng như là nơi xử lý toàn bộ
các thông tin của hệ thống báo cháy tự động sau đó gửi tín hiệu điều khiển đến hệ thống
chữa cháy.
Căn cứ mục đích sử dụng của công trình và giảm thiểu chi phí chúng tôi chọn tủ
trung tâm báo cháy và điều khiển loại 02 loop (tùy thuộc vào số lượng thiết bị có thể tăng
số loop). Đây là tủ trung tâm báo cháy và điều khiển loại địa chỉ, có tính năng điều khiển
thiết bị chữa cháy (suppression function), có khả năng kết nối mạng giữa các tủ, có thể
giám sát và điều khiển các thiết bị ở các tủ khác nhau (IP zone function), có phần mềm
hiện đại, dễ lập trình thay đổi dữ liệu, tính năng bảo mật cao và lưu trữ được tối thiểu
2000 sự kiện trong bộ nhớ. Tủ trung tâm điều khiển phải có chức năng điều chỉnh độ
nhạy tự động theo ngày đêm hoặc ngày nghỉ để tăng cường độ an toàn cho công trình.
Các thông số kỹ thuật của tủ điều khiển báo cháy trung tâm:
TT Thiết bị Yêu cầu

1 Nhà sản xuất/Nước sản xuất Nêu cụ thể

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 82
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

TT Thiết bị Yêu cầu

Trung tâm báo cháy địa chỉ


2 Loại trung tâm báo cháy
(Addressable Fire Alarm System)
3 Khả năng quản lý kết nối ≥ 2 Loop
4 Số thiết bị địa chỉ có thể kết nối 1020 thiết bị
Sử dụng dây tín hiệu là loại dây
5 Dây nối đầu báo xoắn đảm bảo chống nhiễu, chống
cháy.
6 Màn hình hiển thị LCD 120 kí tự

8 Khả năng cấu hình Hỗ trợ cấu hình qua cổng RS232
Kết nối, in trực tiếp ra máy in (COM
port).
9 Khả năng tích hợp Giao tiếp với hệ thống access
control
Giao tiếp với hệ thống điện.

Tự động cân chỉnh hằng ngày để


tương thích với các thay đổi của môi
trường.
Tự động thay đổi ngưỡng độ nhạy
10 Các tính năng thông minh theo chế độ ngày đêm.
Tính năng tự dò thiết bị (auto learn)
giúp cho việc cài đặt đơn giản.
Có thể thiết lập độ nhạy, nhiệt độ
riêng cho từng đầu báo

11 Nguồn điện áp đầu vào 240VAC/24VDC 50/60Hz


12 Nguồn dự phòng Ăcquy chì kín - 2x7,2 Ah
Đầu báo cháy, báo khói, kết hợp đế có Cảm biến khói, cảm biến nhiệt
13
địa chỉ tương thích với trung tâm báo cháy

Chuông báo cháy, đèn chớp báo cháy,


14 Tương thích với trung tâm báo cháy
nút ấn báo cháy khẩn cấp

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 83
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

TT Thiết bị Yêu cầu

Tương thích với trung tâm báo cháy


Modul output lắp đặt trên mạch loop địa chỉ, được lập trình bằng phần
15
báo cháy mềm báo cháy để xuất tín hiệu báo
cháy ra các hệ thống liên quan.

Tương thích với trung tâm báo cháy


địa chỉ, được lập trình bằng phần
Modul input lắp đặt trên mạch loop
16 mềm báo cháy để thực hiện các thao
báo cháy
tác như: reset tủ báo cháy, kích báo
cháy…

17 Sự kiện lưu trữ 2000 sự kiện


18 Nhiệt độ làm việc 0 - 490C
19 Độ ẩm môi trường đến 93% không đọng nước

20 Hệ thống quản lý chất lượng ISO


3. Yêu cầu bộ I/O tín hiệu chung
Bộ I/O tín hiệu chung có chức năng thu thập các tín hiệu cảnh báo cháy, hệ thống
chống đột nhập và dự phòng kết nối vào Hệ thống máy tính Gateway nhằm thu thập dữ
liệu.
Yêu cầu kỹ thuật:
- Số tín đầu vào ra: 32BI và 16BO
- Khả năng lập trình được: Có
- Cổng truyền thông: RJ45
- Chuẩn truyền thông TCP/IP hoặc Modbus
- Môi trường làm việc: Phù hợp với mối trường công nghiệp và điều kiện khí hậu của
Miền Trung.
- Chứng nhận chất lượng: ISO 9001:2000
4. Đặc tính báo cháy
4.1. Đầu báo nhiệt
Các đầu báo nhiệt gia tăng có khả năng phát hiện sự gia tăng nhiệt độ của vùng bảo
vệ và chuyển nó thành tín hiệu báo cháy. Các đầu báo nhiệt gia tăng trang bị cho phòng
điều khiển, phòng phân phối, phòng ắc quy, kho trong nhà điều khiển- phân phối là các

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 84
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

đầu báo kiểu địa chỉ. Các đầu báo nhiệt gia tăng trang bị cho khu vực máy biến áp là các
đầu báo kiểu thường loại phòng nổ. Lắp đặt, bố trí các đầu báo nhiệt gia tăng theo TCVN
5738-2001.
Đầu báo nhiệt là loại được dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo
vệ, khi nhiệt độ của môi trường không thoả mãn những quy định của các đầu báo nhiệt do
nhà sản xuất quy định, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động gửi về trung tâm xử lý.
4.1.1. Đầu báo nhiệt cố định chống nổ
Đầu báo nhiệt cố định là loại đầu báo khi nhiệt độ trong môi trường chúng được lắp
đặt tăng đến một nhiệt độ cố định nào đó, đầu báo sẽ hoạt động và gửi tín hiệu về trung
tâm.
- Tiêu chuẩn TCVN 5738-2000
- Điện áp tiêu chuẩn: 24VDC +/-20%
- Công suất tiếp điểm: 100mA/(DC24V,65mA)
- Cấp độ chống nổ: ExdllB+H2 T3
- Vật liệu: Hợp kim nhôm đúc
- Màu sắc: Munsel no.7.5R 3/12(đỏ)
- Ống hút hơi: Đường kính ngoài Ø2.0; đường kính trong Ø1.4
- Chiều dài ống hút hơi : 20~100m
- Kích thước: 95Ø x 140(H)
- Nguyên lý hoạt động: loại giãn nở ruột, loại điện tử
- Diện tích bảo vệ (với cấu trúc chống cháy) 70m2 (lắp cao dưới 4m) hoặc 35m2 (lắp
cao từ 4-8m)
- Tiêu chuẩn áp dụng: KS, IEC
- Tiêu chuẩn thử nghiệm chống lửa: KTL
4.1.2. Đầu báo nhiệt địa chỉ:
- Tiêu chuẩn TCVN 5738-2000
- Điện thế hoạt động 17 - 41 VDC
- Dòng hoạt động bình thường: 350 µA
- Dòng báo động: 2mA
- Phương thức truyền DCP - (giao tiếp kỹ thuật số)
- Độ ẩm tối đa 95% ở nhiệt độ 20° - 55 °
- Nhiệt độ làm việc (0° đến 47 °C)
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 85
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

4.2. Chuông báo động


Chuông báo cháy hoạt động thông qua một module điều khiển chuông báo cháy.
Module này gắn trên trung tâm báo cháy địa chỉ. Chuông được đặt cùng nút nhấn báo
cháy và đèn báo cháy
Thông số chuông báo cháy:
- Điện áp định mức của hệ thống: 24V
- Điện áp làm việc: 15-33V
- Dòng báo động: 8mA
- Cường độ âm thanh: ≥ 90dB
- Nhiệt độ môi trường làm việc: -100C 500C
- Độ ẩm cho phép: 95% tại 400C
4.3. Đầu báo khói
Các đầu báo khói quang điện được trang bị cho phòng điều khiển, phòng phân phối,
phòng ắc quy, kho trong nhà điều khiển - phân phối và phòng bơm là các đầu báo kiểu
địa chỉ. Các đầu báo khói quang điện trang bị cho khu vực máy biến áp là các đầu báo
kiểu thường loại phòng nổ. Lắp đặt đầu báo cháy khói quang được bố trí, lắp đặt theo
TCVN 5738-2001. Các đầu báo khói quang điện được thiết kế với tính năng chủ yếu phát
hiện khói trắng, tuy nhiên hiện nay nhiều hãng sản xuất có công nghệ cho phép phát hiện
nhiều loại khói màu khác nhau trong cùng 1 đầu.
Thông số đầu báo khói:
- Tiêu chuẩn TCVN 5738-2000.
- Dạng thấp và đẹp mắt, chỉ cao 2” tính cả đế.
- Độ ổn định và đáp ứng cao.
- Tự động điều chỉnh để thích hợp với môi trường nhiều bụi.
- Tích hợp tính năng thử báo cháy.
- Sử dung giao thức DCP tăng độ hiệu quả chống nhiễu và độ chính xác.
- 2 đèn led báo nguồn/báo cháy.
4.4. Nút báo cháy bằng tay trong nhà
Nút ấn báo cháy trong dự án này sử dụng nút ấn kiểu địa chỉ và được trang bị trong
các hộp tổ hợp chuông - đèn - nút ấn báo cháy. Các hộp tổ hợp này được đặt ở các vị trí
dễ nhận biết trong công trình. Khi có cháy xảy ra, ai đó phát hiện đám cháy thì có thể chủ
động nhấn nút ấn này để tủ trung tâm báo động.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 86
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Nút ấn báo cháy được lắp bên trong cũng như bên ngoài nhà và công trình, được lắp
trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao từ 0,8m đến 1,5m tính từ mặt sàn hay mặt
đất.
Nút ấn báo cháy phải được lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị trí
dễ thấy. Trong trường hợp xét thấy cần thiết có thể lắp trong từng phòng. Khoảng cách
giữa các hộp nút ấn báo cháy không quá 50m.
Nếu nút ấn báo cháy được lắp ở bên ngoài tòa nhà thì khoảng cách tối đa giữ các
hộp nút ấn báo cháy là 150m và phải có kí hiệu rõ ràng. Hộp nút ấn báo cháy ngoài nhà
phải là loại chống thấm nước hoặc phải có biện pháp chống mưa hắt. Chỗ đặt các hộp nút
ấn báo cháy phải được chiếu sáng liên tục.
Các thông số kỹ thuật của nút ấn báo cháy
- Màu sắc chỉ thị: đỏ
- Điện áp hoạt động: < 30VDC
- Dòng điện lớn nhất chay qua nút ấn: 0,5A
- TCVN5738-2000 hoặc tương đương.
- Thiết kế giao tiếp địa chỉ.
- Vật liệu kim loại.
- Tác động đơn hoạt tác động kép tuỳ vào model.
- Hai trạng thái LED, trạng thái thông thường và trạng thái khi bị kích hoạt.
- Địa chỉ được lập trình trên EEPROM.
- Địa chỉ có thể thay đổi khi lắp đặt.
- Đầu nối dây cho phép đấu dây đến 2.8mm2.
4.5. Dây dẫn
Dây tín hiệu phải là loại dây có tiết diện dây dẫn phù hợp với TCVN 5738-2001,
loại dây phải có tiết diện mặt cắt ít nhất là 0,75mm2. Trong trường hợp dùng dây nhỏ hơn
thi cho phép tết nhiều lõi nhỏ thành 1 sợi dây có tổng diện tích mặt cắt là 0,75mm2. Dây
dẫn trang bị đảm bảo đáp ứng theo tiêu chuẩn cáp điện lực hạ thế chống cháy 0,6/1kV-
TCVN 5935/IEC60331-21, IEC 60332-3 CAT C, BS 6387 CAT C.
4.6. Ống bảo vệ dây
Dây tín hiệu báo cháy phải được bảo vệ bởi ống nhựa PVC chống cháy, kể cả trong
trường hợp dây dẫn đi âm tường hoặc âm trần thì cũng cần phải được bảo vệ bởi ống
PVC nói trên. Ống PVC ở đây có thể dùng ống D20mm.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 87
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

4.7. Nguồn điện cho hệ thống báo cháy tự động


Nguồn điện cấp cho tủ trung tâm báo cháy bắt buộc phải có 2 nguồn. Trong đó 1
nguồn điện 220V xoay chiều và 1 nguồn điện 24V một chiều. Nguồn 220V xoay chiều
phải được cấp đến từ phía trước áptômát tổng của nhà điều khiển - phân phối. Nguồn
điện 1 chiều 24V là nguồn lấy từ ắc quy dự phòng của tủ trung tâm báo cháy, ắc quy này
phải đủ dự phòng cho tủ trung tâm báo cháy hoạt động liên tục trong 12 giờ ở chế độ
thường trực và 1 giờ ở chế độ báo động.
4.8. Tiếp đất bảo vệ
Theo TCVN 4756-1989 “Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện” không
quy định việc bắt buộc phải nối đất, nối không cho các thiết bị điện sử dụng điện áp đến
380V. Tuy nhiên, sự tiếp đất bảo vệ tủ trung tâm báo cháy hệ thống báo cháy tự động
phải tuân theo những khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị.
VI. CHỈ DẪN KỸ THUẬT CÔNG TÁC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PCCC
1. Yêu cầu chung
Trong mọi trường hợp việc cung cấp và lắp đặt hệ thống PCCC chỉ được coi là đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật và hoàn thành sau khi hệ thống này được nghiệm thu theo quy định
hiện hành về PCCC: Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày
16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số
79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng
cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa
cháy; Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bô Công an quy định về trang
bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy cơ
sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
Thiết bị của hệ thống PCCC được lắp đặt đúng theo hồ sơ thiết kế và các chỉ dẫn
của nhà chế tạo. Trong quá trình lắp đặt phải cẩn thận, nhẹ tay và sử dụng công nhân lành
nghề có hiểu biết về các thiết bị này. Đối với các thiết bị điều khiển hệ thống bơm, van và
các liên động khác cần được lắp một cách thận trọng, tránh làm hư hỏng và sai lệch, luôn
luôn tuân thủ các quy định của nhà chế tạo trong suốt quá trình lắp đặt.
2. Lắp đặt hệ thống báo cháy
2.1. Phạm vi lắp đặt
Thi công lắp đặt hệ thống báo cháy khu vực máy biến áp, nhà điều khiển, vv ...

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 88
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

thuộc trạm biến áp 110kV Chương Mỹ.


- Các công việc lắp đặt bên trong:
+ Chế tạo ống và giá đỡ ống.
+ Lắp đặt ống và giá đỡ ống.
+ Công việc kéo dây cáp.
+ Lắp đặt thiết bị báo cháy.
- Các công việc lắp đặt bên ngoài:
+ Công việc kéo dây cáp dọc theo khay cáp ngoài trời và đường ống dẫn cáp.
+ Các thiết bị chính sau:
• Tủ điều khiển báo cháy và chữa cháy.
• Chuông báo động.
• Đầu dò nhiệt chống nổ ngoài trời, đầu dò khói, nhiệt trong nhà.
• Nút nhấn khẩn.
2.2. Điều kiện tiên quyết:
Các vật tư, dụng cụ và nhân lực:
- Toàn bộ vật tư phải được Chủ đầu tư (CĐT) kiểm tra và chấp nhận trước khi lắp
đặt. Công việc lắp đặt chỉ được thực hiện khi mỗi thủ tục được hoàn tất.
- Các dụng cụ thiết bị thi công phải phù hợp với các quy định an toàn.
- Toàn bộ nhân viên thi công phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động
như: áo phản quang, nón, kính, tai nghe, giày, găng tay… theo các quy định về An toàn
vệ sinh và bảo vệ môi trường. Và điều kiện đầu tiên, các nhân viên thi công cũng phải
tham gia khóa huấn luyện an toàn trước khi họ bắt đầu công việc tại công trường.
- Trong quá trình thi công, giám sát an toàn phải luôn có mặt tại công trường.
Lắp đặt cáp trên khay hoặc mương:
- Toàn bộ công việc kéo cáp vào các khay cáp và mương cáp phải thực hiện theo các
bản vẽ thiết kế.
- Phải thực hiện các phương án an toàn nhằm đảm bảo cho các nhân viên thi công
công việc trong điều kiện tốt nhất và an toàn.
Thang giàn giáo:
- Khi thực hiện công việc trên độ cao (> 2m) phải sử dụng thang giàn giáo. Đơn vị
lắp đặt giàn giáo phải được nhà máy chấp thuận trước khi thi công lắp đặt. Các giàn giáo

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 89
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

và thang sẽ không được sử dụng đến khi nhận được “giấy phép lắp đặt giàn giáo” từ CĐT
chấp thuận thông qua.
Nguồn điện cung cấp:
- Phải cung cấp điện đến mọi nơi làm việc. Hộp điện phải được kết nối với nguồn
điện gần nhất của công trình. Cung cấp phù hợp cho các nơi làm việc khi cần thiết. Toàn
bộ thiết bị phải đảm bảo an toàn theo như hướng dẫn của nhà cung cấp và phải có bảng
hiệu “An toàn cho thi công”.
2.3. Trình tự thực hiện:
- Chuẩn bị giấy phép thi công.
- Chuẩn bị vật tư và các dụng cụ lắp đặt.
- Lắp đặt ống và giá đỡ ống.
- Kéo dây cáp.
- Kiểm tra tính liên tục của cáp.
- Lắp đặt đế đầu dò
- Lắp đặt các đầu dò và thiết bị báo cháy.
- Kiểm tra kết nối với tủ điều khiển trung tâm.
- Kiểm tra sơ bộ.
- Thử nghiệm và nghiệm thu hệ thống.
2.4. Các dụng cụ và vật tư theo yêu cầu:
Toàn bộ thiết bị lắp đặt trong tình trạng mới 100%, an toàn và hoạt động tốt. Chỉ
được sử dụng thiết bị để lắp đặt khi được Tư vấn giám sát chấp thuận:
- Tua vít.
- Kìm.
- Đồng hồ đo đơn vị V-Ω.
- Khóa vặn đai ốc.
- Quấn keo.
- Uốn ống.
- Máy cắt ren cắt.
3. Công tác lắp đặt hệ thống chữa cháy
3.1. Yêu cầu kỹ thuật:
Trước khi lắp ráp phải kiểm tra đường kính ống, chiều dài ống, số lượng và quy

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 90
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

cách ống xem đã đạt yêu cầu chưa. Kiểm tra mặt bích có bằng phẳng, nhất là các lỗ đã
chuẩn xác chưa, bu lông, lỗ bu lông đã phù hợp, số lượng, chiều dài bu lông, đai ốc đã
đầy đủ chưa? Đường kính đai, các vật liệu chèn như gai, mỡ, sơn, amiăng, vòng đệm …
đã đầy đủ sẵn sàng chưa? Phải làm sạch trong các đường ống và phụ kiện rồi mới tiến
hành lắp đặt.
Lắp ráp ống phải đảm bảo kín khít. Mối nối ống phải kín khít và đảm bảo đồng trục
giữa 2 đoạn nối. Đối với hệ thống đường ống PCCC đi ngầm trong mương bê tông,
không được đậy nắp đan khi chưa thử áp lực đường ống.
Nối ống kiểu mặt bích: Khi lắp ráp nhất thiết phải có vòng đệm bằng cao su dày (2
÷ 5)mm ở giữa. Trước khi cho đệm nên quét vào chỗ đệm một lớp sơn bột chì trắng, dán
đệm lên trên và để đệm nằm đúng vị trí giữa 2 lớp sơn đã quét vào 2 mặt bích. Đệm phải
phẳng, đặt chính xác đúng vị trí. Khi xiết các bu lông phải xiết đều và đối xứng qua tâm
ống cho đến khi chặt đều.
Nối ống bằng hàn: Làm sạch 2 đầu ống cần hàn. Để 2 đoạn ống trên các giá đỡ thật
chắc chắn sao cho trục tâm của 2 đoạn ống trùng nhau sau đó mới tiến hành hàn. Phải sử
dụng thợ hàn bậc cao để hàn nối các đường ống.
Nối ống bằng ren: Làm sạch đầu ren của mối nối. Đặt 2 đoạn ống đồng trục trên các
giá đỡ. Trước khi lắp cần quét 1 lớp sơn bột chì lên phần ren mối nối.
Biện pháp chống ăn mòn cho đường ống: Ống cấp nước chữa cháy đi trong mương
bê tông được sơn 2 lớp sơn chống rỉ sau đó sơn 2 lớp Epoxy màu đỏ phủ ngoài.
3.2. Thử nghiệm kiểm tra:
Phải thử áp lực hệ thống đường ống trước khi đậy đan toàn bộ mương bảo vệ ống.
Thử bằng cách bơm nén nước sạch vào hệ thống đạt áp suất tối thiểu gấp 1,5 lần áp lực
làm việc của hệ thống (áp suất thử 16kG/cm2 đối với hệ thống chữa cháy bằng nước áp
lực) và đảm bảo độ sụt áp không vượt quá 5% giá trị áp suất thử sau 12 giờ không bơm
thêm nước vào đường ống. Công việc sửa chữa và thử lại chỉ kết thúc khi hệ thống đạt
được điều kiện thử nêu trên.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 91
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG XIII: THIẾT BỊ CAMERA QUAN SÁT VÀ PHỤ KIỆN

I. TỔNG QUÁT
1. Mục đích đầu tư
Nhằm giúp cho đội ngũ vận hành giám sát công tác an ninh đảm bảo an toàn, thuận
tiện, giảm số lượng công nhân vận hành trong một kíp trực, tránh những thiệt hại về tài
sản, thiệt hại về con người do sự xâm nhập bất hợp pháp của những người không có trách
nhiệm và hướng tới trạm không có người trực.
Là cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều tra trong tình huống có xẩy ra những vụ việc
mất an ninh trong phạm vi trạm.
Trạm được trang bị hệ thống camera quan sát với tầm quan sát rộng, giám sát được
mọi góc cạnh của trạm và thiết bị vận hành.
Thiết bị lắp đặt là loại hiện đại tiên tiến, vận hành tin cậy, liên tục.
2. Phạm vi và vị trí lắp đặt
Toàn trạm được trang bị hệ thống camera giám sát, được lắp đặt trên cột Pooc tích
110kV, trên cột chiếu sáng ngoài trời và tại phòng điều khiển và phòng phân phối.
Camera được dùng là loại Camera không định hướng với các tính năng kỹ thuật
cao, độ phân giải hình ảnh lớn, khả năng zoom xa và tính năng chuyển chế độ ghi ảnh
vào ban đêm.
II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Chi tiết xem tập 1.1 Thuyết minh TKBVTC

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 92
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG XIV: THIẾT BỊ CẢNH BÁO CHỐNG ĐỘT NHẬP VÀ PHỤ


KIỆN

I. TỔNG QUÁT
Không thực hiện trong phạm vi dự án.
II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Không thực hiện trong phạm vi dự án.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 93
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG XV: CÔNG TÁC THU DỌN VÀ VỆ SINH SAU THI CÔNG

Nhà thầu phải chuẩn bị kho công trường đảm bảo yêu cầu tồn trữ, bảo quản vật tư,
thiết bị một cách an toàn.
Nhà thầu sẽ tự sắp xếp chỗ làm việc, ăn ở cho đơn vị mình. Tất cả nhà cửa, lán trại
do Nhà thầu dựng lên để phục vụ cho việc xây dựng công trình phải tuân theo các quy
định an toàn của đường dây và trạm điện, đơn vị quản lý về xây dựng, vệ sinh và các yêu
cầu khác.
Tất cả các lán trại của Nhà thầu sẽ được dọn đi khi không còn cần thiết và chỗ đó
phải được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 94
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

CHƯƠNG XVI: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI


TRƯỜNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

I. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG


1. Quy định chung:
Khi thi công có đủ hồ sơ thể hiện các biện pháp yêu cầu về an toàn, vệ sinh môi
trường và từng vị trí công trình. Trong thiết bị an toàn cho con người còn có thiết bị che
mưa, che nắng, đảm bảo đầy đủ ánh sáng, nước, y tế. Trước khi thi công tổ chức cho cán
bộ, công nhân học tập và kiểm tra an toàn.
Hàng ngày trước khi làm việc đội trưởng, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng kiểm tra lại
tình trạng của tất cả các cán bộ thi công, kiểm tra xong mới cho công nhân làm việc.
Trong khi làm việc bất kỳ công nhân nào phát hiện thấy nguy hiểm mất an toàn, phải
ngừng làm việc và báo ngay cho cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng sử lý.
Áp dụng mọi biện pháp phòng cháy, chữa cháy.
Biện pháp an toàn sử dụng dụng cụ cầm tay theo TCVN-5308-91.
Các biện pháp khác:
Không để cho công nhân làm việc trong điều kiện mất vệ sinh, độc hại, nguy hiểm.
Bố trí cán bộ y tế chuyên trách tại hiện trường, thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm.
An toàn trong sử dụng các thiết bị xây lắp:
An toàn trong bốc, vác thiết bị xây lắp.
An toàn trong sử dụng di chuyển các thiết bị, máy móc, dụng cụ thi công.
2. Bảo vệ sức khoẻ:
Đơn vị thi công thực hiện khám sức khoẻ cho công nhân có nhiệm vụ trèo cao khi
công việc bắt đầu thực hiện, học tập an toàn khi bắt đầu triển khai một công việc cụ thể.
Sức khoẻ vệ sinh.
Khám sức khẻo trèo cao.
Bệnh nghề nghiệp.
3. Các biện pháp phòng ngừa tại nạn lao động
Luôn thực hiện trước việc kiểm tra điều kiện địa chất và các điều kiện khác và
chuẩn bị công tác an toàn cho kê hoạch.
Luôn đảm bảo độ dốc thích hợp của mặt đất dốc đào trong công tác đào đất.
Đảm bảo an toàn chỗ đứng bằng việc cung cấp giàn giáo.
Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 95
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

Đảm bảo độ dài thích hợp và yêu cầu kết cấu tạm thời bằng giàn giáo và khung đỡ.
Sử dụng dây an toàn đối với các công việc được chỉ định phải sử dụng dây an toàn.
Trong suốt quá trình sử dụng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ thi công phải đảm
bảo chất lượng và sử dụng hợp lý.
Hạn chế di chuyển các thiết bị xây dựng cho các hạng mục đích khác ngoài mục
đích chính.
4. Các phương tiện cơ bản để ngăn ngừa các tai nạn xẩy ra trong công tác xây
lắp:
Đảm bảo an toàn chỗ đứng bằng các giá.
Đảm bảo độ dài thích hợp và các yêu cầu trong các kết cấu tạm thời.
Kiểm soát phòng cháy, chữa cháy bằng việc sử dụng các vật liệu chống cháy.
Sử dụng thắt lưng an toàn (mọi công nhân trèo cao ngoài công tác khám sức khoẻ
treo cao đều được phổ biến nội dung công việc liên quan, để trong quá trình thi công
không bỡ ngỡ...). Tất cả mọi người khi thi công trên cao để phải đeo dây an toàn đúng
quy đinh. Phải thử dây an toàn định kỳ, những dây an toàn nào không đạt phải huỷ bỏ
ngay.
5. Các biện pháp để ngăn ngừa tai nan trong công tác việc di chuyển thiết bị,
dụng cụ, phương tiện thi công
Trước khi vận hành phải kiểm tra cụ thể, ghi lại các thông số về địa chất tại nơi hiện
hành.
Ngăn ngừa việc rơi của các dụng cụ xây lắp vào người và máy moc. Đảm bảo độ
rộng cần thiết đường đi của phương tiện, tránh tạo thành gờ lún.
Khi đã có hướng dẫn sử dụng, người lao động được báo trước bằng các tín hiệu.
Chỉ có sự chỉ định của người vận hành mới cho phép hoạt động của các xe máy thiết
bị xây dựng.
Khi thực hiện công việc vào buổi tối, cung cấp ánh sáng phía trên và đảm bảo chiếu
sáng thích hợp.
Kiểm tra thiết bị trước khi hoạt động.
6. Bảo hiểm:
Bằng nguồn kinh phí của mình, đơn vị thi công thực hiện việc mua bảo hiểm theo
quy định trong suốt quá trình thi công theo chế độ hiện hành và yêu cầu của Hồ sơ mời
thầu.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 96
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

II. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG


1. Tác động trong giai đoạn xây dựng
1.1. Nguồn gây ô nhiễm tới môi trường nước:
- Nguồn phát sinh: Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân trong thời gian xây
dựng trạm.
- Có thể xảy ra ô nhiễm nguồn nước mặt nếu để xảy ra tràn ít dầu, mỡ ra ngoài trong
khi thay dầu máy phương tiện, xe máy phục vụ thi công hoặc nước thừa trong quá trình
trộn bê tông đúc móng.
Nguồn gây ô nhiễm do chất thải rắn:
Các chất thải rắn trong giai đoạn thi công bao gồm cả chất thải rắn sinh hoạt và chất
thải rắn thi công, cụ thể gồm: Các loại thực phẩm thừa như rau, củ quả và các vỏ bao xi
măng, đầu mẩu sắt thép, gỗ và các vật liệu, phụ gia xây dựng thừa như đất, đá, gạch, cát,
sỏi, bê tông….
1.2. Ô nhiễm không khí từ bụi bẩn và khí thải:
Khí thải của dự án phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, từ các động cơ, máy
móc thiết bị, phương tiện giao thông, từ sinh hoạt hàng ngày trong quá trình thực hiện dự
án.
Thành phần khí thải có thể gồm các yếu tố CO; CO2; SOx; NH3; CxHyOz .... Nồng
độ các chất thải sẽ gây ra ảnh hưởng tới khu vực dự án với một phạm vi nhất định.
Bụi bẩn, phế thải, ... phát sinh do quá trình đào đất, vận chuyển nguyên vật liệu.
1.3. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn do các hoạt động xây dựng gây ra chủ yếu do:
- Do xe máy đi lại trên đường ô tô vận chuyển thiết bị vật liệu xây dựng.
- Do các hoạt động thi công đào đắp.
2. Biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng
2.1. Ô nhiễm tới môi trường nước:
Với nước thừa và dầu mỡ tràn ra ngoài: nhà thầu phải hạn chế tối đa việc tràn dầu
mỡ ra ngoài môi trường.
Với lượng nước thừa trong quá trình trộn bê tông đúc móng là không đáng kể.
2.2. Ô nhiễm do chất thải rắn:
Trong quá trình xây lắp và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, các chất thải rắn
phát sinh như rau, củ quả và các vỏ bao xi măng, đầu mẩu sắt thép, gỗ và các vật liệu,

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 97
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

phụ gia xây dựng thừa như đất, đá, gạch, cát, sỏi, bê tông,..
Nhà thầu xây lắp có trách nhiệm thu gom và phân loại rõ ràng. Liên hệ với công ty
môi trường khu vực dự án (nếu cần) để xử lý đúng quy định.
2.3. Ô nhiễm không khí
Trong quá trình xây dựng, phát sinh các thành phần khí thải có thể gồm các yếu tố
CO; CO2; SOx; NH3; CxHyOz .... Bụi bẩn, phế thải, ... phát sinh do quá trình đào đất, vận
chuyển nguyên vật liệu.
2.3.1. Với bụi khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu:
Nhà thầu xây lắp phải có trách nhiệm xử lý và hạn chế tối đa bụi bẩn phát sinh trên
bằng các biện pháp như:
- Xe vận chuyển ra vào công trình được rửa sạch, bánh xe được phun nước để không
gây bụi;
- Che phủ bạt đối với trong quá trình vận chuyển các vật tư, thiết bị để hạn chế phát
sinh bụi;
- Tất cả các đống vật liệu tập kết phải được vây kín hoặc che kín, phun ẩm để giảm
bụi do gió phán tán, với xi măng cần bảo quản tại kho hoặc có bạt che mưa, chống bụi
phát tán..
2.3.2. Với khí thải tại công trường:
Nhà thầu xây lắp phải áp dụng các giải pháp quản lý, tổ chức thi công hợp lý nhằm
sử dụng hiệu quả nhiên liệu, giảm thiểu lượng khí thải phát sinh. Các biện pháp ngăn
ngừa và giảm thiểu ô nhiễm do khí thải được đề xuất như sau:
- Các phương tiện vận chuyển không được chở quá trọng tải quy định của nhà sản
xuất. Các máy móc, thiết bị thi công cơ giới, phương tiện giao thông được sử dụng phải
có giấy phép của cơ quan đăng kiểm;
- Sử dụng phương tiện thi công còn trong thời hạn vận hành, không sử dụng các
phương tiện cơ giới đã quá cũ để giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng động cơ của các phương tiện, sử dụng
nhiên liệu xăng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế
của động cơ để giảm thiểu ô nhiễm;
- Đối với các phương tiện vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu có trọng tải lớn phải có
kế hoạch và biện pháp tổ chức xe vào ra hợp lý, tránh ùn tắc gây ô nhiễm không khí;
- Các phương tiện vận chuyển hạn chế nổ máy trong thời gian dừng chờ bóc dỡ
nguyên vật liệu.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 98
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Số 31, Ngõ 86, Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội|ĐT: 04.36413237|Fax: 04.36413237

2.3.3. Ô nhiễm tiếng ồn:


Nhà thầu xây lắp cần triển khai thực hiện các công đoạn thi công theo đúng quy
chuẩn kỹ thuật, sắp xếp thời gian thi công hợp lý, hạn chế gây ra những chấn động với
môi trường xung quanh.

Công trình: Lắp đặt bổ sung máy biến áp T2 - trạm 110kV Chương Mỹ
Giai đoạn: TKBVTC-DT |Tập 1.4: Chỉ dẫn kỹ thuật |Tr 99

You might also like