Ôn HK1 12 ĐN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Đề 1: Cảm nhận đoạn trích sau

Trong anh và em hôm nay


Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”

DÀN Ý
I. MB
* Giới thiệu tác giả , tác phẩm
- Tác giả
+ NKĐ là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cùng thế hệ các nhà
thơ: Xuân Quỳnh, , Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân…
+ Phong cách nghệ thuật: Trữ tình - chính luận → Thơ NKĐ hấp dẫn người đọc bởi
sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con
người VN → Góp cho phong trào thơ kháng chiến chống Mĩ một giọng thơ riêng
- Đoạn trích “Đất Nước” là phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”,
viết 1971 tại chiến khu Trị - Thiên.
+ Mục đích sáng tác: Lay tỉnh ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước.
→ Đây là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ ca VN hiện đại
* Giới thiệu và trích dẫn đoạn thơ cần nghị luận ( vấn đề nghị luận)
II.TB
1. Khái quát:
- Triển khai tiếp các ý chưa viết ờ MB
- Nội dung đoạn thơ: Ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với ĐN
2. Cảm nhận:
* Mối quan hệ gắn bó của từng cá nhân với ĐN:
- Sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về ĐN qua các phương diên
không gian địa lí, thời gian lịch sử, phong tục văn hóa, NKĐ đã đi đến khẳng định một
chân lý giản dị, nhưng không phải ai cũng ý thức được:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước


+ “anh và em”: chính là hình ảnh biểu tượng cho mỗi cá nhân con người, chữ
“trong” và “hôm nay” biểu thị mối quan hệ gắn bó máu thịt của ĐN với cá nhân mỗi
người : Đất nước thuộc về mỗi con người, nằm trong từng tế bào của cơ thể.
+ Đất nước đã hóa thân, kết tinh, tồn tại trong mỗi chúng ta, trong anh, trong em,
trong tất cả mọi người, những con người của thế hệ hôm nay. Quả là như vậy, mỗi chúng
ta khi sinh ra và lớn lên, đều đã mang trong mình “một phần Đất Nước”: đó là những
đặc điểm giống nòi của người Việt như màu da, màu tóc, dáng người, ngôn ngữ; đó là
những đặc điểm về văn hóa, phong tục, tập quán, điệu tâm hồn sẽ ăn sâu vào trong nếp
nghĩ và thể hiện ra trong hành động. Những điều ấy sẽ làm cho chúng ta trở thành một
con người Việt Nam, phân biệt chúng ta với những người thuộc dân tộc khác.
→ Nói “trong anh và em” “đều có một phần Đất Nước” cũng có nghĩa là mỗi chúng ta
đều đã và đang thừa hưởng những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước. ĐN
đã thành máu thịt, tâm hồn, nếp nghĩ, cách cảm và cách sống, lối ứng xử của mỗi cá
nhân. Khi nói đất nước có trong anh và em, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã giúp mọi người
nhận ra một điều rằng: Đất Nước không phải là cái gì trừu tượng, xa xôi mà nó gần gũi,
thân thiết, nó ở ngay trong mỗi chúng ta. Đất Nước chính là chúng ta, và chúng ta cũng
là Đất Nước. Và từ đây, nhà thơ cũng muốn nhắn gửi một điều rằng: cả anh và em, mỗi
chúng ta, mỗi con người trên dải đất Việt Nam này, hãy yêu đất nước như yêu chính con
người của mình, máu thịt của mình.
* Mở rộng liên kết giữa các cá thể với ĐN
- Mối quan hệ giữa cá nhân và ĐN được nhà thơ tiếp tục thể hiện trong những câu thơ
tiếp theo:
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
+ Cầm tay là một biểu tượng của tình yêu thương, gắn kết, giao hòa. Tình yêu đôi lứa
được thể hiện qua cái “cầm tay” của anh và em. Đó là một thứ tình yêu sâu thẳm, nồng
nàn, không diễn tả được bằng lời, chỉ biết “nói” bằng cái nắm tay đầm ấm thương yêu.
Nó gợi ta nhớ đến tình cảm tha thiết đắm say trong câu ca dao xưa:
“Ra về tay nắm lấy tay
Mặt nhìn lấy mặt, lòng say lấy lòng”
+ Khi hai đứa cầm tay: tình yêu đôi lứa sẽ thành tình yêu gia đình. Và khi có tình yêu
lứa đôi, tình yêu gia đình mới tạo nên sự “hài hòa, nồng thắm” với tình yêu quê hương
ĐN. Nói cách khác, tình yêu đôi lứa gắn kết “anh” và “em”, gắn kết cái phần “Đất
Nước” trong mỗi cá nhân riêng lẻ, để làm nên một đất nước “hài hòa nồng thắm”.
Nguyễn Khoa Điềm đã diễn tả thật hay cái khoảnh khắc hợp nhất kì diệu ấy. Còn có gì
“hài hòa nồng thắm” hơn, giao cảm đồng điệu hơn là tình cảm lứa đôi.
+ Khi hai đứa tiếp tục “ cầm tay mọi người”, hòa cá nhân vào cộng đồng, hòa cái
riêng vào cái chung, thể hiện tình thương yêu, sự đồng cảm, cả sự đùm bọc, sẻ chia với
những người trong một nước thì “ĐN vẹn tròn to lớn”
 “Vẹn tròn” có nghĩa là đất nước đã trở thành một khối thống nhất
 “to lớn” nghĩa là đất nước đã có được sức mạnh lớn lao để sẵn sàng đương đầu và
vượt qua mọi khó khăn
→ Cả cụm tính từ “ vẹn tròn, to lớn” muốn nói đến sức mạnh của khối đại đoàn kết
dân tộc. nghĩa là khi mọi người có cầm tay nhau, yêu thương lẫn nhau thì mới có đại
đoàn kết dân tộc và sức mạnh VN. Chúng ta ý thức được rằng, dù chúng ta là ai thì cũng
đều là người Việt, đều có chung một dòng máu Lạc Hồng, đều gọi nhau hai tiếng “đồng
bào”.
→ Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung,
giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng biện pháp điệp cấu trúc “Khi…cầm
tay…” và “Đất nước…” cùng các cụm từ tăng tiến ( hai đứa - mọi người: hài hòa nồng
thắm - vẹn tròn, to lớn ) cho thấy mối quan hệ tập hợp, hài hòa, thống nhất là cội rễ định
hình nên ĐN → NKĐ đã dựng lên một thước phim bằng ngôn từ về quá trình hình thành
ĐN, từ đó gợi nhắc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
* Hướng tới tương lai: Từ mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân và ĐN nhà thơ đã thể hiện
niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của ĐN
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
- “Con ta” chính là hình ảnh của thế hệ tương lai, con sẽ mang những điều kì diệu tốt
đẹp, những giá trị văn hóa của ĐN đi xa, đến năm châu bốn bể, làm rạng rỡ thêm hai chữ
VN
+ Tứ thơ vận động từ “hôm nay” đến “mai này”, hình ảnh ẩn dụ “mang Đất Nước đi
xa” nói đến niềm hy vọng về một Việt Nam trong tương lai có tiếng tăm vang dội, có vị
thế vững chắc để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Hình ảnh “những tháng
ngày mơ mộng” vừa để nói về nỗi khát mong cháy bỏng của thế hệ hiện tại về một đất
nước no ấm thanh bình, vừa là niềm tin tưởng vào sức mạnh của thế hệ tương lai sẽ làm
được những điều to lớn, kì diệu hơn cho đất nước. Ước mơ này thầm nhắc mỗi người:
kết quả của cuộc chiến đấu hôm nay ảnh hưởng đến thế hệ mai sau, đến tương lai của
tửng cá thể. Từ đó, việc thúc gọi trách nhiệm trở nên thuyết phục → Sự khéo léo trong
lập luận của NKĐ.
* Ý thức trách nhiệm: Tin tưởng vào tương lai là điều cần thiết, nhưng để có được tương
lai tươi đẹp, thì quan trọng hơn hết, là mỗi thế hệ bây giờ, cần phải có những hành động
thiết thực để cống hiến cho đất nước hôm nay. Cho nên, ở bốn câu thơ cuối cùng của
đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã cất lên lời nhắn nhủ:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
- Cụm từ “Em ơi em” như một lời tâm sự nhẹ nhàng, lời thủ thỉ tâm tình ngọt ngào làm
cách nói về trách nhiệm trở nên mềm mại. Đây là một lời nhắn nhủ thiết tha gửi đến thế
hệ trẻ mà cũng là lời tự nhắc chân thành.
- NKĐ đã tổng kết định nghĩa về ĐN, tái khẳng định mối quan hệ giữa cá nhân với ĐN:
“Đất Nước là máu xương của mình”
+ máu xương: cảm nhận trực tiếp, mạnh mẽ, là yếu tố hữu hình trong cơ thể chúng
ta, là cái sống còn thuộc về mỗi con người.
+ Từ “anh” và “em” đã trở thành duy nhất một chữ “mình” mang sắc thái của một
bản ngã đích thực, thoát khỏi cái chung chung → Lắng đọng trách nhiệm vào bản thân
người đọc
→ Cách định nghĩa ấy còn nhắc nhở mọi người: nếu chúng ta yêu bản thân mình như thế
nào, quý trọng mạng sống của mình như thế nào, thì cũng hãy yêu và quý trọng đất nước
của mình như thế. Đúng như Chế Lan Viên đã viết:
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng”
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.
- Đất Nước có liên hệ mật thiết với chúng ta như thế, cho nên mỗi người phải biết “gắn
bó”, phải biết “san sẻ”, phải biết “hóa thân” cho đất nước này:
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
+ Câu mệnh lệnh + điệp từ “phải biết”: lời đề nghị, nhắn nhủ, nhắc nhở mọi người
phải biết xem ĐN là sự sống, là máu thịt để tự nguyện cống hiến, hi sinh.
+ Chỉ bằng ba động từ, nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã bao quát được những hành
động cần thiết mà mỗi con người cần phải làm cho đất nước:
 “Gắn bó” nghĩa là phải biết quý trọng, yêu thương, gìn giữ từng mảnh đất của Tổ
quốc, không bao giờ rời xa, không bao giờ nhường bỏ nó cho kẻ thù xâm lược.
 “San sẻ” là phải biết đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ đồng bào, là “lá lành đùm lá rách”, là
“một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, là “nhiễu điều phủ lấy giá gương / người trong một
nước phải thương nhau cùng”.
 “Hóa thân” là sẵn sàng cống hiến quên mình, sẵn sàng hy sinh kể cả mạng sống của
mình cho đất nước. Chỉ có như thế, chúng ta mới “gánh vác” được “phần người đi trước
để lại”, mới chuẩn bị được hành trang cho các thế hệ tương lai, mới khiến cho đất nước
này trở nên bất diệt, để “Làm nên Đất Nước muôn đời”.
→ Lí tưởng hóa thân vào dáng hình xứ sở sẽ được chứng minh ở 2 góc độ: không gian
địa lí cùng sự hình thành các vùng đất và thời gian lịch sử với truyền thống đấu tranh bất
khuất trong phần sau
 Nghệ thuật
Thành công về mặt nghệ thuật của đoạn trích là ở việc kết hợp giữa mạch chính luận
và trữ tình; giọng thơ lúc sôi nổi mạnh mẽ lúc dịu dàng đằm thắm; dung lượng câu thơ
linh hoạt; sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật Tất cả đã làm cho đoạn thơ nói riêng
và đoạn trích “Đất Nước” nói chung để lại dấu ấn lâu bền trong lòng người đọc mọi thế
hệ.
III.KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề.
Đoạn thơ đã rất thành công trong việc thể hiện tiếng lòng thiết tha cùng những suy tư
sâu sắc của một con người luôn trăn trở vì đất nước, là lời hiệu triệu mạnh mẽ gửi tới
mỗi con người Việt Nam: hãy thể hiện trách nhiệm của mình với đất nước hôm nay.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng âm hưởng đắm say và mạnh mẽ mà Nguyễn Khoa Điềm đã
gửi gắm vào những vần thơ hẳn vẫn còn làm rung động trái tim của những con người trẻ,
để rồi thế hệ hôm nay sẽ ý thức được sứ mệnh của mình, ra sức cống hiến để ngày một
“đưa Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng”, để “làm nên Đất Nước muôn
đời”.
**********
Đề 2. Cảm nhận đoạn thơ sau:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”
DÀN Ý
I.MỞ BÀI
Giống đề 1
II.THÂN BÀI
1.Khái quát
Nội dung đoạn thơ: Ca ngợi vai trò của nhân dân trong việc làm nên không gian địa lí
của ĐN.
2. Cảm nhận
a. Tám câu đầu: nhân dân làm nên những địa danh cụ thể
- Tác giả nêu ra một cách nhìn mới mẻ, có chiều sâu địa lí về những danh lam thắng cảnh
trên khắp các miền ĐN. Nhà thơ đã kể, liệt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dài trên
lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm “bản đồ văn hoá” đất nước. Đây là
những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay, ông cha
ta đã phủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc. Những ngọn núi, những dòng
sông kia chỉ trở thành thắng cảnh khi nó gắn liền với con người, được cảm thụ qua tâm
hồn, qua lịch sử dân tộc.
- Những danh lam thắng cảnh như “ núi Vọng Phu, hòn Trống Mái” đã đi vào huyền
thoại cổ tích:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
+ Nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng cả thời chinh chiến thì sẽ
không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu. Nếu không có vợ chồng “yêu nhau” chung thuỷ
thì ĐN sẽ không có hòn Trống Mái → Có tình yêu đôi lứa thắm thiết, có tình nghĩa vợ
chồng thuỷ chung thì ĐN mới có những tượng hình kì thú.
→ Tác giả đã vượt lên lối liệt kê thông thường để có một cách nhìn, cách diễn đạt mới
mẻ, nhân văn. Những con người bình dị, lặng thầm đã tạc thành dáng núi bằng vẻ đẹp
tâm hồn yêu thương, chung thuỷ.
-Hai câu thơ tiếp theo ca ngợi vẻ đẹp ĐN về mặt lịch sử và truyền thống:
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
+ “Gót ngựa của Thánh Gióng” đã để lại cho ĐN ta bao ao đầm. Những ao đầm
được tạo nên bởi gót ngựa của Thánh Gióng hay chính quá trình dựng nước và giữ nước
hào hùng của dân tộc đã tạo nên những di tích lịch sử cho ĐN.
+ Chín mươi chín con voi ở Phong Châu đã quần tụ, chung sức, chung lòng “góp
mình dựng đất Tổ Hùng Vương”
→ Các từ ngữ “ đi qua còn… để lại”, “góp mình dựng” đã thể hiện một cách bình dị và
tự hào về sự thiêng liêng của Tổ quốc, về khí phách anh hùng, về sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc của nhân dân ta trong công cuộc dựng xây và bảo vệ ĐN.
-ĐN ta có núi cao, biển rộng, sông dài: có sông Hồng “đỏ nặng phù sa”, có sông Mã
“bờm ngựa phi thác trắng”, và còn có cả Cửu Long giang với dáng hình thơ mộng, ôm ấp
huyền thoại kiêu sa: Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
+ Nhờ những con rồng “nằm im” bao đời nay mà đất Nam bộ có “dòng sông xanh
thẳm” cho quê hương nhiều nước ngọt, phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn
mùa.
-Ngắm núi Bút, non Nghiên, NKĐ không nghĩ về địa linh nhân kiệt mà nghĩ về người
học trò nghèo, về truyền thống hiếu học, về tấm lòng tôn sư trọng đạo của nhân dân ta:
“Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên” → “Nghèo” mà tấm
lòng hiếu học nên tạo cho ĐN núi Bút, non Nghiên, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt.
Đó là nét đẹp tâm hồn người Việt bao đời nay: nghèo vật chất mà giàu trí tuệ, tài năng.
- Ngòi bút tác giả như hoạ như khắc lại không gian địa lí của ĐN mình:
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
+ Hạ Long trở thành kì quan thắng cảnh là nhờ có “con cóc, con gà quê hương cùng
góp cho”.
+ Những tên làng, tên núi, tên sông, tên cồn như Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà
Điểm ở vùng cực Nam Tổ quốc là do “những người dân nào đã góp tên”, đã đem mồ
hôi, xương máu bạt rừng, lấn biển, bắt sấu, bộ hổ mà làm nên.
→ Nhà thơ đã có một cách nói bình dị mà thấm thía ca ngợi đức tính cần cù, siêng năng,
dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta, khẳng định nhân dân vô cùng vĩ đại,
là người chủ nhân đã “làm nên ĐN muôn đời”
→ Hàng loạt các động từ như “để lại”, “góp mình”, “góp cho”, “góp nên” gắn với
phép liệt kê các địa danh, một lần nữa nhấn mạnh công lao của nhân dân trong việc làm
nên dáng hình xứ sở. Có lẽ khi viết những câu thơ ấy, Nguyễn Khoa Điềm muốn gửi vào
trong đó nhiều điều nhắn nhủ: Rằng chúng ta phải tự hào về nhân dân, về những phẩm
chất tinh thần đáng quý của cha ông ta tự ngàn đời. Chúng ta phải biết ơn nhân dân, bởi
nếu không có nhân dân thì không thể có được dáng hình đất nước trong hiện tại. Và như
vậy, chúng ta cũng phải biết yêu quý, gắn bó và và gìn giữ non sông gấm vóc này, bởi
mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi tên đất tên làng, mỗi danh lam thắng cảnh, thậm chí đến
mỗi cành cây ngọn cỏ đều là linh hồn của ông cha, là sự hóa thân của ông cha. Họ đã
phải đánh đổi bằng biết bao đau khổ, biết bao mồ hôi nước mắt, thậm chí cả chính sinh
mạng của mình để cho đất nước được trường tồn.
b. Bốn câu cuối: khái quát sự hóa thân của nhân dân cho dáng hình đất nước.
Từ những hình ảnh, những cảnh vật, hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã quy nạp thành một
khái quát sâu sắc:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”
-Bốn câu thơ khái quát về cả hai chiều: không gian và thời gian:
+ Từ phương diện không gian, nhà thơ khẳng định: dù ở bất cứ nơi đâu, trên “khắp
ruộng đồng gò bãi”, miền xuôi hay miền ngược, ta cũng đều thấy được sự hóa thân của
ông cha, thấy được “một dáng hình”, “một ao ước”, “một lối sống” của tiền nhân qua
dáng hình xứ sở. Sự hóa thân của ông cha đã trải rộng mênh mang, thấm đẫm qua từng
từng mảnh đất của Tổ quốc này.
+ Từ phương diện thời gian, nhà thơ khẳng định: suốt bốn nghìn năm lịch sử, sự hóa
thân của nhân dân là một dòng chảy liên tục không ngừng, là một quá trình cống hiến
bền bỉ, không mệt mỏi, để làm nên hồn thiêng sông núi.
- Chữ “một” được điệp lại ba lần, chữ “ta” được láy lại hai lần kết hợp với thán từ
“ôi” đã tạo nên những vần thơ du dương về nhạc điệu đồng thời bộc lộ cảm xúc tự hào
và yêu mến đang trào dâng trong lòng tác giả khi nghĩ về cuộc “hoá thân” vĩ đại của
nhân dân.
 Nghệ thuật
Đoạn thơ đã rất thành công trong việc sử dụng thể thơ tự do; giọng điệu thơ biến đổi
linh hoạt phù hợp với từng cung bậc cảm xúc; chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng
tinh tế, nhuần nhuyễn; mạch thơ giàu tính triết luận nhưng vẫn chứa đựng cảm xúc dạt
dào. Đoạn thơ có cấu trúc quy nạp, đi từ cái cụ thể để khái quát thành những triết lí sâu
sắc.
III. KẾT BÀI: Khẳng định vấn đề
Chỉ qua một đoạn thơ ngắn, Nguyễn Khoa Điềm đã giúp chúng ta có cái nhìn toàn
diện và sâu sắc về công lao của nhân dân xuyên suốt mọi thời kì. Chính nhân dân là
những người đã hóa thân để làm nên dáng hình đất nước. Triết lí này không mới, nhưng
chỉ với Nguyễn Khoa Điềm, nó mới được minh chứng và lí giải một cách thuyết phục và
cảm động đến vậy. Đoạn thơ làm cho ta thêm yêu quý và biết ơn nhân dân, những con
người đã ngàn đời thầm lặng hiến mình cho xứ sở. Nó cũng nhắc nhở mỗi chúng ta,
những thế hệ trong hiện tại và tương lai, phải sống sao cho xứng đáng với công lao của
người đi trước, để xây dựng đất nước đẹp giàu.

**********
Đề 3. Cảm nhận đoạn thơ sau:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.
DÀN Ý
I.MỞ BÀI
Giống đề 1
II.THÂN BÀI
1.Khái quát
Nội dung đoạn thơ: Tư tưởng ĐN của nhân dân- vai trò của nhân dân trong việc làm nên
lịch sử và truyền thống dựng nước, giữ nước
2. Cảm nhận:
a.Ba câu đầu: thể hiện cái nhìn khái quát về chiều dài thời gian lịch sử của Đất Nước,
thôi thúc mọi người nhìn về nguồn cội:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
+ Câu thơ mở đầu “Em ơi em” là lời gọi tha thiết khiến những câu thơ chính luận
mang đậm cảm xúc trữ tình
+ Hai câu sau: hình ảnh ẩn dụ “nhìn rất xa” cộng với cụm số từ “bốn nghìn năm Đất
Nước” vừa là lời mời gọi, vừa là lời khẳng định đầy tự hào về truyền thống lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc.

b.15 câu tiếp: Nhân dân làm nên dòng chảy lịch sử cho “Đất Nước”.

- NKĐ không ca ngợi các anh hùng lưu danh sử sách mà nhấn mạnh công sức của những
con người bình dị vô danh. Qua đó nhà thơ cảm nhận lịch sử bằng sự nối tiếp các thế hệ
nhân dân. Chính nhân dân đã tạo ra truyền thống lịch sử quý báu của dân tộc:

“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp


Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”

+ Cách dùng cụm từ chỉ thời gian không xác định “năm tháng nào” kết hợp với điệp
từ “người người lớp lớp” đã thể hiện lòng tự hào của tác giả về một lực lượng nhân dân
hùng hậu xuyên suốt mọi thời kì lịch sử. Mỗi khi Tổ quốc có giặc ngoại xâm, luôn có
hàng ngàn, hàng triệu con người sẵn sàng lên đường để đáp lại tiếng gọi của Tổ quốc. Ở
một đoạn khác trong trường ca này, Nguyễn Khoa Điềm cũng một lần nữa khẳng định
điều đó:
“Không bao giờ xương máu phải bơ vơ
Ôi sông núi uy nghi ngàn dặm đất
Có nghe tiếng chúng con: Xin có mặt
Nguyện làm người xung kích của quê hương”
+ Phép liệt kê “người con gái, con trai” cùng với phép so sánh “bằng tuổi chúng ta”
được dùng để chỉ lực lượng thanh niên của mọi thời kì lịch sử. Họ luôn là thế hệ xung
kích, luôn là những người đóng vai trò quan trọng đối với đất nước khi chiến tranh cũng
như lúc hòa bình.
+ Phép đối lập “Người con trai ra trận / Người con gái trở về nuôi cái cùng con” để
cập đến hai mặt trận: tiền tuyến và hậu phương đều chung tay góp sức xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Khi đất nước thanh bình, họ cần cù làm lụng. Khi đất nước có giặc, họ lại
lên đường đánh giặc, giữ yên bờ cõi. Hình ảnh “người con trai ra trận” / “người con gái
trở về” còn cho ta hình dung về biết bao nhiêu cuộc chia li giữa người đi và kẻ ở: của
cha-mẹ; vợ - chồng; của biết bao đôi lứa yêu nhau. Nó cũng làm ta nhớ đến thái độ sẵn
sàng hy sinh tình cảm cá nhân để đặt vận mệnh dân tộc lên trên hết trong bài thơ “Cuộc
chia li màu đỏ” của Nguyễn Mỹ: “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”,
+ “Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”: Câu thơ thể hiện thái độ tôn vinh vai
trò của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử → Đó là nét đẹp riêng của một Tổ quốc
kiên cường mà không nơi nào có được. Đánh giặc không còn là nhiệm vụ của những
người làm trai mà nó còn là trách nhiệm của cả dân tộc, mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.
+ Nhà thơ ca ngợi sự hoá thân của nhân dân để làm nên bốn nghìn năm ĐN bằng việc
nhắc đến những tấm gương anh hùng mà“cả anh và em đều nhớ”. Đó là những anh hùng
có tuổi có tên, được lưu danh thiên cổ như: một Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre đuổi
giặc; một Trần Bình Trọng “thà làm ma nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”; một
Nguyễn Trãi với “Bình Ngô sách” cùng chiến lược “mưu phạt tâm công”; một Nguyễn
Huệ “áo vải cờ đào” hành binh thần tốc làm quân thù bạt vía kinh hồn. Trong thời hiện
đại, ta cũng nhớ đến một Võ Thị Sáu “Đi giữa hai hàng lính / Vẫn ung dung mỉm cười”;
một Lê Văn Tám tự biến mình thành ngọn đuốc; một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp
lỗ châu mai …
-Nhà thơ còn khẳng định một sự thật quan trọng: người làm nên lịch sử không phải chỉ
có những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người bình dị vô danh:
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
+ Đoạn thơ lắng dừng suy tư với những nhịp trầm – chỗ lặng nhất của toàn bộ đoạn
thơ: Nhưng em biết không → “Nhưng” mở ra 2 chiều đối lập, những suy tư của NKĐ
gắn với nhân vật trữ tình “em” và lời nhắn nhẹ nhàng “biết không” có tác dụng xoay
chiều tư tưởng: chuyển vào câu chuyện của thế hệ trẻ: “ biết bao người con gái con
trai”, “giống ta lứa tuổi”→ dễ tạo sự đồng cảm → Ý thức trách nhiệm đến với thanh
niên một cách tự nhiên.
+ Những câu thơ cô đọng lại bằng phép đối “sống - chết ; giản dị - bình tâm”, nhịp
thơ chậm nhưng chắc, vững → Gợi tâm thế lịch sử và cốt cách người Việt trong chiến
tranh, từ đó nhấn mạnh sự hi sinh vô danh, bản lĩnh và cống hiến thầm lặng .
+ Hai câu thơ cuối đoạn một lần nữa nhấn mạnh vai trò quyết định của những người
anh hùng vô danh đối với vận mệnh đất nước:
“Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
→Từ cái vô danh của cá thể, của biết bao lớp người đã tạo thành cái hữu danh của lịch
sử- Đất Nước
→ Có thể nói, đây là cảm quan lịch sử mới về vai trò của nhân dân: Nhân dân là người
sáng tạo ra lịch sử. Và từ quan niệm này, NKĐ đã hết lòng ca ngợi và tôn vinh lòng yêu
nước của nhân dân.
c. Bảy câu tiếp theo: Nhân dân làm nên giá trị văn hóa cho “Đất Nước” theo dòng chảy
thời gian

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng


Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
-Đại từ “họ” được điệp lại nhiều lần khẳng định sự đông đảo, sự đóng góp vô danh thầm
lặng của Nhân dân.

- Cặp động từ “giữ… truyền” hơn một lần lặp lại trong đoạn thơ nhấn mạnh sứ mệnh
thiêng liêng của mỗi con người, mỗi thế hệ trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là
gánh vác việc thế hệ trước giao phó, duy trì phát triển rồi dặn dò, truyền lại cho con cháu
tiếp nối.

- Nhân dân là người sáng tạo nên bề dày văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được tiếp
nối, tôn tạo, giữ gìn qua nhiều thế hệ được thể hiện:

+ Họ giữ và truyền “hạt lúa”, “ngọn lửa”, thể hiện sự gieo mầm, nuôi dưỡng sự
sống kết nối. Đó là hành động bảo tồn, phát huy những kinh nghiệm canh tác của nền
văn minh lúa nước. Hành động “truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi” thể
hiện lối sống nghĩa tình của nhân dân.

+ “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói” thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc.
Ngôn ngữ là thước đo của nền văn minh, ngôn ngữ tồn tại là vì nhân dân nhưng cũng vì
nhân dân và cũng nhờ nhân dân lưu giữ bản sắc, tiếng nói của dân tộc để đất nước được
trường tồn bất diệt.

+ “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân” gợi đến những cuộc
chinh phục đất đai, mở mang bờ cõi. Những người dân vô danh đã lấy tên mảnh đất quê
hương xứ sở của mình để đặt cho những miền đất mới. Vì thế, trên suốt chiều dài đất
nước hình chữ S này có biết bao tên làng, tên xã trùng nhau. Mỗi mảnh đất đều trở nên
thiêng liêng gắn bó.
+ “Họ đắp đập be bờ để người đời sau trồng cây hái trái” khắc họa hình ảnh nhân
dân vừa gieo trồng vừa gặt hái để lại những giá trị vật chất và tinh thần cho đời sau.

-Nhân dân vô danh còn tạo nên truyền thống bất khuất anh hùng cho đất nước:“Có ngoại
xâm thì chống ngoại xâm.Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.

→ Trong đoạn thơ, đại từ “họ” được điệp lại năm lần, được đặt ở đầu đoạn thơ thể hiện
thái độ ngợi ca, tôn trọng nhân dân; mật độ động từ dày đặc “giữ, truyền, chuyền, gánh,
đắp, be” gợi lên sự tiến hoá lịch sử như một cuộc chạy tiếp sức không mệt mỏi của nhân
dân qua các thế hệ.

d. Hai câu cuối đoạn: Lời tổng kết cho tư tưởng “Đất Nước” của Nhân dân.

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân


Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.
- “Đất Nước” được viết hoa trang trọng, như một sinh thể có hồn, thiêng liêng. “Nhân
dân” cũng được viết hoa và lặp lại nhiều lần cho thấy sự gắn bó không thể tách rời của
nhân dân và đất nước. phép điệp liên hoàn cụm danh từ “Đất Nước của Nhân Dân” khắc
sâu tư tưởng trung tâm của toàn bộ tác phẩm , đồng thời khẳng định chủ nhân đích thực
của Đất Nước là Nhân dân bởi Nhân dân chính là người dựng xây, gìn giữ, kiến tạo và
bảo vệ Đất Nước
+ Câu thơ “Đất Nước của ca dao thần thoại”: Hình ảnh ca dao thần thoại là hình ảnh
hoán dụ cho văn học dân gian, là nơi lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Nhân
dân. Văn học dân gian do nhân dân sáng tạo nên và phản ánh cuộc sống của nhân dân,
đến với văn học dân gian cũng là đến với Nhân dân.

 Nghệ thuật

Thành công về mặt nghệ thuật của đoạn thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận
và trữ tình, giữa tình cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng; những câu thơ với dung lượng
ngắn, cô đúc, có sức nén và giàu sức gợi; giọng điệu thơ ngọt ngào tha thiết, lôi cuốn
lòng người, chính vì vậy mà các câu thơ dù rất ít hiệp vần với nhau, nhưng chất thơ vẫn
dạt dào bay bổng.
III.KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề
*Nhận xét cách xây dựng hình tượng ĐN của NKĐ:
- Chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một ĐN bình dị, tự nhiên mà không kém phần
thiêng liêng tươi đẹp.
- Hình ảnh ĐN gắn liền với nét đẹp về phong tục tập quán, văn hoá, truyền thống mang
đậm dấu ấn con người Việt.
- Đoạn thơ đã thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về ĐN qus những vẻ đẹp được phát
hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hoá…
- Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng “ĐN của nhân dân” bằng
hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình- chính luận sâu lắng, thiết tha.

You might also like