Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 328

Đ ẠI I H Ọt C Q U Ố C G I A H À N Ộ• I

T R Ư Ờ N G Đ Ạ• I H Ọ• C G I Á O D Ụ• C

ĐINH THỊ KIM THOA (Chủ biên)


TRÂN VÀN TÍNH - ĐÀNG HOÀNG MINH

TÂM LÝ HỌC
ĐẠI CƯƠNG

XUẢĨ BÁN ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI


ĐINH THỊ KIM TH O A (C h u biên)
TRẦN VĂN TÍNH - Đ Ặ■ N G H O À N G MINH

TÂM LÝ HỌC
ĐẠI CƯƠNG

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI


t HỌ
■ C Q U Ố C GIA HÀ NỘI

M ỤC LỤC

T rang

Lời nói đàu .......................................................................................... 11


C hưưng 1
TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

Mục tiê u ............................................................................................ ,.13


I. ĐỐI TUỢNG VÀ NHIỆM v ụ CỦA TÂM LÝ H Ọ C ........ 14
1. Khái niệm tàm lý h ọ c .........................................................14
2. Đối tượng của tâm lý h ọ c .................................................. 14
3. Nhiệm vụ của tâm lý học .................................................. 15
4. Vị trí và ý nghĩa của tâm lý h ọ c .......................................16

II. CÁC QUAN ĐIỂM C ơ BẢN TRONG TÂM LÝ H Ọ C ..........18


1. Wilhelm Wundt ................................................................. 20
2. Sigmund Freud và phân tâm h ọ c ......................................21
3. Jean Piaget và tâm lý học nhận thức ...............................25
4. John Watson và tàm lý học hành v i .................................27
5. Wertheimer, Kofka, Kohler và tâm lý học Gestalt ......29
6. Abraham Maslow và tâm lý học nhân v ă n .....................34
7. L.s. Vygotsky và tâm lý học hoạt đ ộ n g ......................... 36

líĩ CÁC NGLÍYÊN TẮC VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u


TRONG TÂM LÝ ........................................... '.........................48
]. Các nguyên tắc nghiên cứu tâm l ý .................................. 48
2. Các phương pháp nghicn cứu tâm l ý .............................. 49

3
T ừ k h o á ................................................................................................62
Cảu hỏi ôn tập ................................................................................... 63
Bài tập thực hành ..............................................................................63
Tài liệu đọc thêm ...............................................................................64
Chương 2

C ơ SỞ SIN H L Ý T H Ẩ N K IN H C Ủ A

T Â M LÝ N G Ư Ờ I

Mục tiêu ................................................................................................ 65


I. S ơ LUỢC VỀ CẤU TẠO VÀ CHÚC NĂNG CỦA
HỆ THẦN K I N H ......................................................................... 66
1. Sơ lược về các giác quan..................................................... 67
2. Sơ lược cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh......71
3. Não ......................................... 7.............................................. 76

II. ĐỊNH KHU CÁC CHÚC NĂNG TÂM LÝ TRÊN v ỏ N Ã O .....83


1. Các quan niệm về định khu chức nãng tâm lý cấp cao
trên vỏ n ã o ............................................................................83
2. N ội dung thuyết định khu có hệ thống, linh hoạt của
các chúc nàng tâm lý cấp cao trên vỏ não người...................85

III. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO ................................87


1. Quá trình thần kinh cơ bản của hoạt động thần kinh......87
2. Hoạt động phản xạ ............................................................ 89
3. Quy luật hoạt động thần kinh cấp c a o .............................. 90
Từkhoá .......................... . . . " .............................................................. 93
Câu hỏi ôn tập ....................................................................................94
Bài tập thực hành .............................................................................. 95
Tài liệu đọc thêm ................................................................................ 95

4
C hương 3
TÂM LÝ - Ý THỨC - HOẠT ĐỘNG

Mục tiê u ............................................................................................... 96


í. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TUỢNG TÂM LÝ NGUỜI ........98
1. Khái niệm tâm lý ............................................................... 98
2. Bản chất của hiện tượng tâin lý n g ư ờ i............................ 99
3. Chức năng của tâm l ý ....................................................... 105
4. Phân loại các hiện tượng tâm l ý .....................................105

II. Ý T H Ú C .......................................................................................108
1. Ý thức và cấu trúc của ý th ứ c ......................................... 108
2. Sự hình thành và phát triển ý thức ................................ 110
3. Các cấp độ của ý thức ...................................................... 111

r a . HOẠT Đ Ộ N G ............................................................................ 113


1. Khái niệm hoạt đ ộ n g ........................................................ 113
2. Đặc điểm của hoạt động ................................................. 117
3. Cấu trúc của hoạt động ....................................................120
4. Hoạt động chủ đ ạ o ........................................................... 123

IV. GIAO T I Ế P ................................................................................. 129


1. Khái niệm giao t i ế p .......................................................... 129
2. Đặc điểm giao t i ế p ........................................................... 129
3. Các chức năng của giao tiếp .......................................... 130
4. Phân loại giao t i ế p ............................................................ 133
5. Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát
triển tâm lý cá nhân và xã h ộ i......................................... 134
T ừ k h o á ............................................................................... 137
Càu hỏi ôn tập ................................................................................. 139
Bài tập thực hành ............................................................................139
Tài liệu đọc thêm ............................................................................. 140

Chương 4
C Ả M G IÁ C - T R I G IÁ C - T Ư D U Y . T Ư Ở N G T Ư Ợ N G

Mục tiêu ...............................................................................................141


I. CẢM GIÁC .................................................................................143
1. Khái niệm cảm g i á c .......................................................... 143
2. Các quy luật của cảm giác ............................................. 146
3. Các loại cảm g i á c ............................................................. 155

II. TRI G I Á C ................................................................................... 163


1. Khái niệm tri g i á c ..............................................................163
2. Các quy luật cơ bản của tri giác ................................... 167
3. Các loại tri g i á c ................................................................ 172
4. Ảo giác ................................................................................178
5. So sánh các quá trình nhận thức cảm tín h .....................180

III. TƯDƯY .......................................................................................183


1. Khái niệm về tư duy ..........................................................183
2. Những đặc điểm của tư d u y ............................................. 187
3. Các thành tố của tư duy .................................................... 195
4. Các giai đoạn của tư duy ..................................................197
IV. TliỞNG T U Ợ N G .......................................................................201
1. Khái niệm tưởng tượng ...................................................201
2. Các loại tường tượng......................................................... 203
3. Các cách sáng tạo của tưởng tư ợ n g ...............................204
4. So sánh tưởng tượng và tư d u y ........................................207
Từ khoá ...............................................................................................209
Cáu hỏi ôn tậ p ...................................................................................211
Bài tập thực hành ............................................................................211
Tài liệu đọc thêm ............................................................................ 212

C hư ơng 5
C H Ú Ý - TRÍ N H Ớ - N G Ô N N G Ữ

Mục tiêu ..............................................................................................213


I. CHÚ Ý ......................................................................................... 214
1. Khái niệm ..........................................................................214
2. Các loại chú ý ................................................................... 214
3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý ................................... 219

II. TRÍ NHÓ ....................................................................................222


1. Khái niệm về trí n h ớ ........................................................223
2. Quá trình trí nhớ ...............................................................225
3. Các kiểu trí n h ớ ................................................................. 231
4. Học tập và sự phát triển trí n h ớ ..................................... 237
5. Sự quên và cách chống quên .......................................... 239

III. NGÔN N G Ữ ................................................................................242


1. Khái niệm chung về ngôn n g ữ ................................ .....242

7
2. Chức năng của ngôn ngữ ................................................. 246
3. Các loại ngôn n g ữ ..............................................................248
T ừ k h o á .............................................................................................. 252
Cảu hỏi ôn tập .................................................................................. 254
Bài tập thực hành ............................................................................ 254
Tài liệu đọc thêm ..............................................................................257

Chương 6
T ÌN H C Ả M V À Ý C H Í

Mục tiêu ...............................................................................................258


I. XÚC CẢM VÀ TÌNH C Ả M ....................................................259
1. Khái niệm xúc cảm và tình cảm ..................................... 260
2. Một số học thuyết về cơ sở sinh lý của xúc c ả m .......265
3. Các đặc điểm của đời sống tình cảm .............................269
4. Các loại tình c ả m ................................................................ 272
5. Các mức độ của tình cảm ...................................................274
6. Các quy luật của tình c ả m .................................................278

II. Ý C H Í ............................................................................................ 281


1. Khái niệm ý chí ..................................................................281
2. Hành động ý chí ................................................................ 286
3. Hành động tự động hóa ....................................................289
4. Quy luật hình thành kỹ x ả o .............................................. 290
5. Giáo dục và rèn luyện ý c h í.............................................. 292
T ừ k h o á ............................................................................................... 291
Cáu hỏi ôn tập ...................................................................................294

8
lỉà ì tậ p thực h à n h ............................................................................................2 9 5
Tài liệu đọc thèm ........................................................................... 296

Chương 7
NHÂN CÁCH

Mục tiêu .............................................................................................297


I. KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH ..................................................298
1. Khái niệm “con người”, “cá nhân”, “cá tính” và
“nhân cách” ....................................................................... 298
2. Các dặc đicm cơ bản của nhân cách ............................ 302

II. CẤU TRÚC NHÂN C Á C H ....................................................305


1. Một số quan điểm về cấu trúc nhân c á c h .................... 305
2. Cấu trúc nhân c á c h .......................................................... 306
Từkhoá .............................................................................................322
Càu hỏi ôn tậ p ................................................................................. 323
Bài tập thục hành .......................................................................... 324
Tài liệu đọc th êm .............................................................................324
Danh mục tài liệu tham k h ả o .....................................................325

9
Lời nói đầu

Cuốn Tâm lý học dại cương dược biên soạn và phát triến với
mục đích múp sinh viên sư phạm có những kiến thức chung vé
tâm lý học và vận dụng, ứnq dụng các tri thức này trong chính
hoạt dộng nghé nghiệp giảng dạy của mình trong tương lai.
N hóm tác giả đã cỗ gáng xây dựng cuốn giáo trình này m ột cách
súc tích và thực tê nhát, với các kết luận sư phạm dành cho người
dạy và người học ở ngay sau mỗi khái niệm, vấn đế. Đây cũng
chinh là những đúc kết cùa các tác giả sau nhiéu năm giảng dạy.
T ro ng những thập niên vừa qua, các nghiên cứu thuộc các
chuycn ngành của tâm lý học cũng đang dicn ra nhiéu và nhanh.
Ý thức dược điểu này, các tác giả dã cố gáng tích hợp đế giới
thiệu các két quả nghiên cứu ứng dụng mới này song song với
những nội d u n g cổ đién, các khái niệm kinh cỉiến.
Đ ế giúp sinh viên tiếp cận dé dàng hơn và thú vị hơn với
m ôn học đẩu tiên liên quan đến lĩnh vực tâm lý, đẫu mỗi chương
của ạ á o trình này được bát đáu bằng các m ục tiêu vể kién thức,
lõ năng, thái độ m à người học cấn đạt được sau khi học. T ro n g
nội dung của các chương, các tác giả đã cố gáng viết với nhiéu ví
cỉụ vế hiện tượng tâm lý thường gặp trong đời sốnglién quan ctến
ván dề, khái niệm dược đế cập trong chương đó. Cuối mỗi
chương, chúng tôi hệ thổniỊ lại các từ khóa dược sử dụng trong
chương đề giúp người học hệ thống hóa dược khái niệm. Câu

11
hỏi ôn tập, bài tập cũ n g được cung cáp giúp người đọc tự học, tự
nghiên cứu th êm về các vẫn dế đã dược nêu ra. Nội dung dược in
trone; hộp thoại chính là phân dọc thêm , giúp người học mở
rộng khối tri thức nến hoặc định hướng người học nghiên cứu
sâu thêm.
Cuói cùng, n h ó m tác giả k h ô ng thề hoàn thành cuốn ộ á o
trình này nếu khô n g có sự đ ộ n g vicn và tạo điếu kiện của trường
Đại học Giáo dục - Đại học Q u ố c gia H à Nội, và của các đổng
nghiệp đã cùne; thảo luận, góp ý cho chúng tôi trong quá trình
h o àn thành cuỗ n sách này. T ập giáo trình chác ván còn nhiếu sai
sót, rất m o n g tiếp tục nhận được sự góp ý của ban đọc.
Nhóm tác giả

12
C h ư o n g 1

TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KH O A HỌC

Mục ticu:
Học xong chương này, người học có thể:
Xác định được đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học.
Chỉ ra được ý nghĩa và vai trò của bộ môn tâm lý học
trong hệ thống các khoa học giáo dục.
cy’ Chỉ ra được sự khác biệt cơ bản giữa các trường phái
trong tâm lý học, từ đó khẳng định được cách tiếp cận
đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự phát
triển tâm lý người.
Bước đầu sử dụng được các phương pháp nghiên cứu
tâm lý điển hình trong việc tìm hiểu và nghiên cứu một
số hiện tượng tâm lý chung của con người.
Biết cách điều chỉnh và tự điều chỉnh thái độ, suy nghĩ
của mình cho phù hợp với hiện thực khách quan.

13
I. Đ Ố I T Ư Ơ N G V À N H I Ê M v ụ C Ủ A T Â M L Ý H O C

1. Khái niệm tâm lý học

Tâm lý học là một khoa học chuyên nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý người, nghiên cứu quy luật của sự nảy sinh, hình
thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý.
Tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý vừa gần gũi,
cụ thể, gắn bó với con người nhưng cũng nghiên cứu những hiện
tượng tâm lý rất phức tạp và trừu tượng của con người.
Tâm lý học là nơi hội tụ nhiều khoa học nghiên cứu về
con người.
Tâm lý học là bộ môn khoa học cơ bản trong hộ thống các
khoa học về con người, đồng thời nó là bộ môn nghiệp vụ trong
hệ thống các khoa học tỊiam gia vào việc đào tạo con người, hình
thành nhân cách con người nói chung và nhân cách nghề nghiệp
nói riêng.

2. Đối tượng của tâm lý học

Tâm lý bao gồm tất cả hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu
óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành
động của con người. Chính các hiện tượng tinh thần này điều
khiển mọi hoạt động, hành động của con người giúp cho con
người nhận thức, cải tạo hiện thực khách quan và phát triển bản
thân mình.
Tâm lý học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận
động sinh vật sang vân động xã hội, nghiên cứu sự phản ánh thế
giới khách quan vào não con người (hiện tượng tâm lý - với tư

14
cách một hiện tượng tinh thán). Hiện tượng tâm lý được nảy sinh
trên não bộ do th ế giới khách quan tác động vào con người và
cuối cùng Ihe hiện ra bàng cử chỉ, hành vi, hoạt động của con
người. Hiện tưựng tâm lý này khác với các hiện tượng sinh lý,
vật lý v .v ...
Như vậy, đối tượng cùa tâm lý học chính là các hiện tượng
tám lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần đo hiện thực
khách quan tác động vào não người, hợp thành các hoạt động
tâm lý. Vì thế tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành,
các Cịuy luật hoạt động tâm lý và sự phát triển của các hiện
tượng tâm lý.

3. Nhiệm vụ của tâm lý học

Tâm lý học thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:


- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, các quy luật
phát sinh và phát triển tâm lý.
- Tìm ra cơ chế diễn biến và thể hiện của các hiện tượng tâm lý.
- Nghiên cứu các quy luật tác động qua lại giữa các hiện
tượng tâm lý với nhau.
- Nghiên cứu những yếu tố chủ quan và khách quan tác
động đến sự phát triển tâin lý con người.
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lý học đưa ra
những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lý,
sứ dụng tâm lý để tác động tới nhân tố con người hiệu quả nhất.
Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lý học phải liên kết,
phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác.

15
4 . V ị tr í v à ý n g h í a c ủ a t â m lý h o c

a. VỊ trí của tâm lý học

Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,
mỗi khoa học nghiên cứu một mặt nào đó của con người, trong đó
tâm lý học chiếm một vị trí đặc biệt. Viện sĩ Kêđơrôv cho rằng,
tâm lý học nằm ở vị trí trung tâm của ba hệ thống khoa học:
Triết học cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận chỉ
đạo những nguyên tắc và phương hướng chung cho tâm lý học
để giải quyết những vấn đề cụ thê của mình. Ngược lại, tâm lý
học đóng góp nhiều thành tựu quan trọng làm cho triết học trở
nên phong phú và sâu sắc.
Tâm lý học có quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên. Giải
phẫu sinh lý người, hoạt động thần kinh cấp cao là cơ sở tự
nhiên của các hiện tượng tâm lý. Các thành tựu của sinh vật học,

16
di truvcn học, tiến hoá lu ậ n ... góp phần làm sáng tỏ cơ ch ế hình
thành và phát triển tâm lý. Ngược lại, tâm lý học chỉ ra rằng, sự
thay đổi tâm lý trong con người có thể dẫn đến sự biến dổi về
mặt sinh học của chính họ. Tâm lý học có quan hệ gắn bó hữu
cơ với khoa học xã hội và nhân vãn. Khoa học xã hội và nhân
văn cung cấp cho tâm lý học những nền tảng khoa học của sự
phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, từ đó tâm lý học có thể chi ra
và dự báo đặc điểm phát triển tâm lý của từng nhóm người, cộng
đổng người. Ngược lại, nhiều thành tựu của tâm lý học được ứng
dụng vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật, y học, vãn hoá
nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh v.v... Tâm lý học còn là cơ sở
cho khoa học giáo dục. Trên cơ sở những thành tựu của tâm lý
học và việc nghiên cứu các quy luật, cơ chế hình thành và phát
triển tâm lý con người mà giáo dục, vận dụng vào xây dựng nội
dung, phương pháp dạy học và giáo dục. Ngược lại, giáo dục
học sẽ hiện thực hoá nội dung tâm lý cần hình thành và phát
triển ở con người.

b. Ý nghĩa của t âm lý học


Ngay trong việc phân tích vị trí của tâm lý học, chúng ta
cũng đã thấy vai trò và ý nghĩa của tâm lý học đối với các ngành
khoa học. Ngoài ra cũng cần nhấn m ạnh thêm ý nghĩa của tâm
lý học đối với cuộc sống xã hội con người như:
- Tâm lý học có ý nghĩa về mặt lý luận, góp phần tích cực
vào việc đấu tranh chống lại các quan điểm phản khoa học về
tâm lý người và khẳng định quan điểm duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử về tâm lý người.
- Tâm lý học trực tiếp phục vụ cho cho sự nghiệp giáo dục.
Việc hiểu được các yếu tố tác động đến quá trình hình thành

17
nhãn cách, các quy luật tâm lý... sẽ giúp cho việc xây dựng
chương trình dạy học và phương pháp dạy học phù hợp với sự
phát triển của người học, từ đó góp phần vào việc dào tạo các thế
hệ công dân có ÍC Ỉ1 cho dân tộc và cho nhân loại.
- Tâm lý học giúp giải thích một cách khoa học những hiện
tượng tâm lý xảy ra trong bản thân mình, ở người khác, trong
cộng đồng, trong xã hội, là cơ sở của việc tự rèn luyện, tự hoàn
thiện nhân cách và xây dựng tốt mối quan hệ giao lưu, quan hệ
liên nhân cách, quan hệ xã hội. Ngoài ra, tâm lý học còn có ý
nghĩa thực tiễn với nhiều lĩnh vực khoa học của đời sống.

n . C Á C Q U A N Đ IỂ M C ơ BẢN T R O N G T Â M LÝ H Ọ C

Cũng như các ngành khoa học khác, tâm lý học bắt nguồn từ
triết học, và về sau trải qua hàng ngàn năm, tâm lý học mới
chính thức trở thành một ngành khoa học chuyên biệt.
Có thể nói, vào thời kỳ đầu, lịch sử tâm lý học gắn liền với
lịch sử triết học, bời triết học quan tâm tới sự hình thành và phát
triển của mọi vật trong vũ trụ, mà hạt nhân của nó là tâm lý con
người. Platon (428 - 318 B.C.) đại điện cho dòng triết học duy
tâm, cho rằng hiện tượng của cả tâm lý và vật lý đều bắt nguồn
từ ý niệm tuyệt đối hay còn gọi là "Eros" (Tâm), đó là niềm
hứng khởi vô tận từ triết học. Ngược lại, Democrate (460 - 320
B.C.) đại diện cho dòng triết học duy vật, đi tìm cái cán nguyên
của động lực đầu tiôn từ trong thế giói tự nhiên của vũ trụ vạn
hữu như nước, lửa, khí... và cho rằng diễn biến của tâm lý con
người hoàn toàn tùy thuộc vào các quy luật về sự vận hành của
thế giới tự nhiên. Sau đó đến Aristote (384 - 322 B.C.), một môn

18
đệ sáng giá nhất của Platon đã cho ra đời một tác phẩm tâm IÝ
học đầu tièn dưới nhan đề "Bàn về linh hổn". Trong tác phẩm
này, ông đã đề cập đến một vấn đề rất quan trọng về tâm lý, đó
là mối liên hệ mật thiết giữa tàm lv và vật lý, hay giữa tinh thần
và cơ thể với thế giới sự vật hiện tượng (100 Great Thinkers,
J.E. Greene, Washington Square Press, New York, 1967).
Đến nửa dầu thế kỷ XVII, Descartes (1596 - 1650) dùng
khái niệm "phản xạ" để cắt nghĩa và giải thích các hoạt động
tâm lý giản đơn của con người cũng như động vật. Sau đó,
Locke (1632 - 1704) cho rằng, mọi hiện tượng và diễn biến tâm
lý đều phát sinh từ kinh nghiệm tri giác thông qua các giác
quan, c à Descartes và Locke đều thuộc nhóm tư tưởng nhị
nguyên, cho rằng dòng diễn biến của tâm lý tùy thuộc vào vừa
thể xác, vừa tinh thần. Cùng với nhóm tư tưởng này, dòng "Tâm
lý học kinh nghiệm" (Psvchological Empirica) ra đời bời các
nhà tâm lý như: J. Locke (1632 - 1704), Didro (1713 - 1781),
Honback (1723 - 1789) v.v...
ỏ thế kỷ thứ XVIII, lần đầu tiên trong lịch sử tâm lý học
phương Tây xuất hiện một cách chính thức ngành tâm lý học
qua tác phẩm "Tâm lý học kinh nghiệm" (1732) và "Tâm lý học
lý trí" (Psychological Rationalist) (1734) của c . Wolff (1679 -
1754), một nhà triết học ánh sáng (Enlightenment) Đức. Tuy
nhiên, ở thời kỳ đầu này, tãm lý học chỉ là bộ môn của triết học,
và được sử dụng bởi phương pháp nội quan. Cho đến thế kỷ thứ
XIX, phương pháp nghiên cứu tâm lý nội quan dần dần chuyển
sang thực nghiệm bởi sự ra đời của phòng thí nghiệm đầu tiên
của Wilhelm Wundt dược thành lập tại Leipzig, năm 1879. Năm
1889, dại hội lần thứ nhất về tâm lý học được tổ chức ở Pháp và

19
từ đó tâm lý học được phát triển thành một khoa học độc lập hao
gồm nhiều (rường phái như: Tâm lý học hành vi (Psychologie du
Comportement Behaviorism) của Watson, Tâm hình học
(Psychologie de la Forme) hay Tâm lý học Gestalt của Kohler
(1887 - 1967), W ertheimer (1880 -1943) và Kofka (1886 -
1947), Phân tâm học (Psychanalyse) của Freud v.v... Và đến
những năm 20 đầu thế kỷ XX, xuất hiện Tâm lý học Mac-xit của
Setchenov, K. Kornilov, L.s. Vygotsky, Rubinstein v.v...

1. W ilhelm W u n d t

a. Thán thế và sự nghiệp


Wilhelm Wundt (sinh ngày 16 tháng
8 năm ỉ 832 và mất ngày 31 tháng 8 nãm
1920) là một nhà tầm lý học và sinh lý
học người Đức. Cùng với William James,
ông được coi là cha đẻ của ngành tâm lý
học. Nãm 1879, Wundt thành lập phòng
thí nghiệm chính thức đầu tiên cho
Wundt (1832-1920) nghiên cứu tâm lý học tại Đại học
Leipzig, đồng thời ông cũng cho ra đời
tạp chí khoa học đầu tiên cho bộ môn này vào năm 1881.
Wundt sinh ra trong gia đình trí thức, tuy sống trong bầu
không khí trí thức của hai bên gia đình nội ngoại nhưng ông
luôn là một con người nhút nhát, e dè và sợ các tình huống mới.
Nãm đầu tiên ở trung học ông không có bạn bè, luôn mơ mộng,
thường xuyên bị thầy cô đánh đập và phải ở lại lớp. Sau khi tốt
nghiệp trung học ban triết học ông ghi danh vào chương trình

20
chuẩn hi V khoa năm 1855. Năm 24, tuổi ỏng đến Iicrlin và
quyết định theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu sinh lv học thực
nghiệm thay vì tiếp tục ngành V. Sau một nãm, ông làm trợ tá
phòng thí nghiệm. Sau dó ông đã giảng khóa đầu tiên về tâm lý
học như là một khoa học tự nhiên và viết cuốn sách đầu tay của
ông "Những đóng góp hướng tới một lý thuyết về cảm quan tri
giác". Ông là người có công trong việc tạo dấu mốc cho sự ra
dời của khoa học tâm lý (1879).

b. Đối tượng nghiên cứu


Wundt quan tâm nghiên cứu cảm giác, tri giác và ý thức.

c. Phương pháp nghiên cứu


Thí nghiệm, thực nghiệm.
Nội quan (tức là tự quan sát, tự thể nghiệm trong chính mình).

d. Nội dung học thuyết


Toàn bộ tâm lý học của Wundt xuất phát từ quan niệm coi
con người là một thể thống nhất tâm vật lý.

2. S ig m u n d F re u d và p hân tâ m học

a. Thán thế sự nghiệp của Freud


Ông sinh năm 1856 và mất năm
1939. Ông là bác sĩ thần kinh và
tâm thần người Áo, gốc Do Thái.
Ông sinh ra ở Tiệp Khắc. Từ nhò
ỏng đã tỏ ra rất thông minh, có năng
Sigmund Freud (1856 —1939) khiếu lạ lùng về ngôn ngữ. Ông bắt

21
đầu học (rung học nãm 9 tuổi và luôn đứng đầu lớp. Năm' 17
tuổi, ông tốt nghiệp trung học hạng ưu. Năm 25 tuổi, ông đỗ tiến
sỹ y học, sau đó đi dạy và tham gia nhiều công trình nghiên cứu
về tủy, nơron và bệnh thần kinh. Từ nãm 1897, ông được đề nghị
bổ nhiệm làm giáo sư đại học Viên. Ông là người sáng lập hội
đổng phàn tâm học tại Viên năm 1908. Ông sáng lập ra Hiệp hội
Phân tâm học Quốc tế năm 1910 và lập Nhà xuất bản Phân tâm
học nãm 1918.
Các tác phẩm chính của ông: Dự án về một nền tâm lý học
khoa học và những nghiên cứu về bệnh Hysteria, lý giải các giấc
mơ, 3 tiểu luận về lý thuyết tình dục, vật tổ và sự cấm kỵ.

b. Đối tượng nghiên cứu


Ông quan tâm nghiên cứu vô thức để biết một cách khách
quan tâm lý thực sự của con người. Ông quan niệm, tất cả các
hiện tượng tâm thần con người về bản chất là hiện tượng vô
thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con
người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức
và tùy theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn
cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức.
Trong các loại vô thức thì đam mê tính dục có một vị trí đặc biệt
quan trọng trong toàn bộ đời sống tầm lý con người.

c. Phương pháp nghiên cứu


Phân tích tâm lý người bệnh để tìm cho được nguồn gốc gây
bệnh ẩn giấu sâu trong vô thức người bệnh. Cách thức mà ông
tiến hành là thôi miên để giúp người bệnh nhớ lại những điều đã
trải qua. Việc giải tỏa tắc nghẽn trong tâm thần người bệnh sẽ
làm cho bệnh thuyên giảm hoặc mất đi.

22
d. N ó i (lu n g h ọ c th u y ế t

Ong xác định hộ máy tâm thần COI1 người bao gồm:
Cái Nó
Cái nó bao gồm tất cả những cái gì con người có được từ khi
mới sinh ra tức là tất cà những cái gì dược quy định về mặt cấu
tạo. Cái nó chính là biểu hiện của cái di truyền, có xu hướng
thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh của cá nhân. Cái nó và cái vô
thức dược ẩn dấu sâu bên trong hộ máy tâm thần. Những xung
lực phát ra từ cái nó chính là nãng lượng Libido và sức thôi thúc
của Libido cắt nghĩa cho đa số hành vi con người. Cái nó chứa
đựng bản năng như đói, khát, tính dục và bản năng này được
điều khiển bời nguyên lý khoái lạc.
Cái Tôi
Cái tôi là cái trung gian giữa cái nó và cái bên ngoài, v ề
mặt nguồn gốc, cái tôi được xem là một phần của cái nó nhưng
đã bị tách khỏi cái nó để tiếp xúc với cái bên ngoài. Khi đó cái
tôi chống lại cái nó bằng cách giành quyền làm chủ những đòi
hỏi xung lực và quyết định việc thỏa mãn hay chưa thỏa mãn
ngay những đòi hỏi của xung lực. Công việc của cái tôi là làm
cho các uớc muốn của cái nó phù hợp với cái thực tại tương ứng
trong môi trường vật lý. Cái tôi bị chi phối bởi nguyên lý thực
tại vì nó làm thỏa mãn một nhu cầu nào đó một cách thực sự chứ
không phải là tưởng tượng.
a r • p • « rj-> Ạ •
li Siêu Tôi
Cái siêu tôi là lực lượng đối lập với cái tôi, ngăn cản cái tôi
trong quá trình phát triển, kìm hãm sự thỏa mãn của cái tôi.

23
e. Đ á n h g iá h ọ c th u y ế t

+ ư u điểm:
Đóng góp to lớn của Phân tám học là đưa ra giả thuyết về vô
thức, tiềm thức là những mật quan trọng trong đời sống tâm lý
con người.

Đưa ra một số cơ chế tâm lý nhu cơ chế tự vô, dổn nén, các
mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn phát triển nhân cách
(gồm 4 giai đoạn: lỗ miệng, hậu môn, âm vật và dương vật, cá
nhân hướng đối tượng ra bên ngoài).

Tư tường khoa học đúng đắn: tâm lý học phải có một con
dường riêng cùa mình. Sự xuất hiện của phân lâm hục một cách
khách quan làm cho tâm lý học phát triển. Phương pháp giải tỏa
tâm lý đã được sử dụng khá rộng rãi, hiệu quả trong các bệnh
viện tâm thần.

+ Hạn chế:

Do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, phân
tâm học đã không thấy dược mặt bản chất trong ý thức con
người, không thấy được bản chất xã hội - lịch sử của các hiện
tượng tâm lý người.

Con người trong phân tâm học là con người cơ thể, con
người sinh vật bị phân ly ra nhiều mảng, con người với nhưng
mong muốn chủ yếu là thỏa mãn các đam mê tính dục, đối lập
với xã hội.

24
3 . J e a n P i a g e t v à t á m lý h o c n h ậ n t h ứ c

a. Thân thè sự nghiệp của


Piaget
Ông sinh năm 1869 ớ
Nasaten và mất năm 1989. Ông là
con một nhà sử học nổi tiếng.
Ông là một thần đổng khoa học,
mới 10 tuổi ông đã có công trình
nghiên cứu về chim sẻ trắng làm
chấn động giới sinh học ở Tây
Jean Piaget (1869 —1989)
Âu. Xuất thân từ nhà sinh vật
học, ông sớm nhận ra rằng, các khoa học sinh vật có thể đóng
góp quan trọng vào nhận thức luận nhưng muốn đi từ sinh vật
học tới nhận thức luận phải qua tâm lý học.

b. Đôi tượng nghiên cứu


Jean Piaget quan tâm nghiên cứu về trí tuệ, tư duy đặc biệt
là tư duy của trẻ trong lứa tuổi đi học.

c. Phương pháp nghiên cứu


Quan sát trẻ trong khi chơi.
Thực nghiệm và trắc nghiệm.
Lâm sàng tâm lý.

d. Nội dung học thuyết


Nét nổi bật trong học thuyết của ông là thuyết cân bằng hóa.
Ông xem tư duy logic, tư duy toán học có khả năng tạo ra sự cân
bằng cao nhất. Cân bằng tâm lý chính là sự bù trừ do các hoạt

25
động của chủ thể trả lời các xâm nhập từ ngoài vào. Khi cơ thể
có một nhu cầu nào đó. COI1 người rơi vào trạng thái mát cân
bằng. Nêu kéo dài tinh trạng này sẽ dẫn đốn căng thẳng, khó
chịu. Muốn làm cho trẻ phát triển nhận thức lư duy. suy nghĩ
tích cực thì phải làm cho trẻ mất cân bằng hay dó chính là việc
tạo ra tình huống có vấn đề.
Các thao tác ở tất cả các trình độ đcu nhằm thực hiện sự đồng
hóa và điều úng. Đồng hóa là quá trình chủ thổ tiếp nhận khách thể
vào cấu trúc hoạt động, tức là xử lý các tác động bẽn ngoài nhằm
đạt một mục tiêu nào đó. Điều ứng là quá trình chủ thể đem cấu
trúc hoạt động đã được tạo ra trước đó thích ứng theo khách thể.
Đồng hóa và điểu ứng tạo nên trí thông minh con người.
Theo Piaget có 4 giai đoạn phát triển trí tuệ, đó là giai đoạn
cảm giác vận động, giai đoạn tiền thao tác tư duy, giai đoạn tư
duy cụ thể, giai đoạn phát triển tư duy trừu tượng.

e. Đánh giá học thuyết


+ Ưu điểm:
Nghiên cứu tâm lý con người, nhận thức con người trong
mối quan hệ với môi trường, với cơ thể, não bộ.
Phát hiện ra nhiều sự kiện có giá trị trong các vấn đề tri
giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ.
Xác định được nhiều phương pháp nghiên cứu cho tâm lý.
+ Hạn chế:
Coi nhận thức con người như là sự nỗ lực của ý chí để đưa
đến sự thay đổi vốn kinh nghiệm, vốn tri thức cùa chủ thể nhằm
thích nghi, cân bằng với thế giới.
Tư duy phát triển theo 4 giai đoạn. Tuy nhiên, trong thực tế
có một sô' trẻ phát triển rất sớm hay rất chậm về tư duy.

26
4 . J o h n W a t s o n v à t â m lý h ọ c h à n h vi

a. Thán thế sự nghiệp


J. Watson sinh năm 1878 và mất
năm 1958 tại miền Nam nước Mỹ.
Tôn giáo là đc tài chính trong tuổi thơ
ấu cùa ông vì mẹ ông là một người
rất sùng đạo. Ngược lại, cha ông là
người luôn say rượu. Sự xung khắc vợ
chổng cuối cùng đã khiến cha ông bỏ
Jjhn Watson Í1878 - 19581 vợ con năm 1891. Watson rất gắn bó
với cha nên sự ra đi này đã biến ông
thành một đứa trẻ quậy phá. ô n g được bổ nhiệm làm giáo sư khi
khi ống chưa đầy 30 tuổi. Từ 1908, Watson theo đuổi thuyết
hàr.h vi và say mê nghiên cứu nhiều phản ứng hành vi trên động
vật. đặc biệt là ở chuột.

b. Đối tượng nghiên cứu


Ông đi sâu ngiên cứu hành vi cùa con người.

c. Phương pháp nghiên cứu


Quan sát thực nghiệm, thử nghiệm.
Hình thành phản xạ có điều kiện.
Báo cáo bằng lời.

d. Nội dung hục thuyết


Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô
tả giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm

27
đến hành vi của tổn tại người. Đối tirợng của tâm lý học là hành
vi. Hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước
các kích thích của mỏi trường bên ngoài.
Theo ông có 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên
trong, hành vi tự động minh nhiên và hành vi tự động mặc
nhiên. Theo ỏng mọi việc con người làm kể cả suy nghĩ đều
thuộc mội trong bốn loại hành vi này.
Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuãn theo
công thức s - R. Trong đó, s là kích thích, R là phản ứng. Kích
thích có thể là một tình huống tổng quát cùa môi trường hay một
điều kiện bên trong nào đó của sinh vật.
Với công thức s - R, ông đã đặt cho thuyết hành vi muc đích
cao cả là điều khiển hành vi động vật và con người. Lấy nguyên
tắc "thử - sai" làm nguyên tắc khởi thủy điều khiển hành vi.

e. Đánh giá học thuyết


+ Ưu điểm:
Mở rộng đối tượng tâm lý học đó là hành vi và quan tâm
nghiên cứu hành vi, tâm lý học hành vi đã trở thành một khoa
học khách quan và chuyển sang tâm lý học duy vật.
+ Hạn chế:
Thay đổi mục tiêu chính của tâm lý học từ việc mô tả các
trạng thái của ý thức sang việc tiên đoán và kiểm soát hành vi.
Làm cho hành vi bên ngoài trở thành nội dung hầu như duy
nhất của tâm lý học. Gạt bỏ khái niộm ý thức ra khỏi tâm lý học.
Đồng nhất hành vi con người và hành vi động vật.

28
5. W erth eim er, Kofka, Kohler và T â m Iv hoc (ỉcstalt
Tâm lý học Gestalt được khởi
xướng do ba nhà tâm lý người Đức là
Wertheimer, Kofka, Kohler.

a. Thán thế sự nghiệp của ba ông


+ Wertheimer (1880 - 1943) học
trung học đến 18 tuổi rồi học đại học
luật, sau đó chuyển hướng quan tâm
sang triết học. Ông đậu bằng tiến sỹ
M. Kurt Kofka hạng un năm 1904 về sự phát hiện
- một trong ba thành viên
của tâm lý học Gestalt
nói dối. Sau đó ông giảng dạy tại các
trường đại học.
+ Kofka (1886 - 1941) đậu tiến sỹ ở đại học Berlin năm
1908. Năm 1924, ông sang Mỹ và giảng dạy tại đây cho đến khi
qua đời.
+ Kohler (1887 - 1967) đậu tiến sỹ năm 1909 tại đại học
Berlin. Từ 1910 - 1913 ông cộng tác với hai người trên trong
việc nghiên cứu để cho ra đời phong trào hình thức (Form). Từ
1921, ông công tác tại các trường đại học ở Đức. Năm 1935, ông
sang giảng dạy tại Mỹ cho đến lúc nghỉ hưu vào nãm 1958.

b. Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu tâm lý nói chung nhưng nhấn mạnh vào tri giác,
tư duy, những khác biệt hành vi trí tuệ giữa người và động vật.

c. Nội dung học thuyết


Hầu như các kiến thức chúng ta có được ngày nay về tri giác
có được nhờ trường phái tâm lv học Gestalt (Wertheimer, Kofka,
and Kohler). Các nhà tâm lý học Gestalt mà đặc hiệt là
Wertheimer đã khám phá ra các quy luật về tổ chức tri giác.
Phát biểu nổi tiếng của Gestalt về tri giác là “tổng thể khác xa
với tổng cộng các thành tố”.
cl. Tri ẹiác hình - nền: Nếu nhìn ra ngoài cửa sổ, chúng ta
có thể nhìn thấy mọi người, thấy nhà cửa, xe cộ (đối tượng), và có
the thấy cây cỏ, trời mây, chim chóc (bối cảnh). Ở bất kỳ chỗ
nào, thời điểm nào, sự vật chúng ta muốn tri giác luôn là hình ảnh
trên một nền nào đó. Xe cộ trên nền một đường phố sẽ dễ dàng tri
giác hơn khi chúng chất đống trong một bãi đồng nát. Chim trên
nền trời sẽ dễ được tri giác hơn
chim nằm trong bụi. Hình thường
gần vói chúng ta hơn nền. Bình
thường, chúng ta có thể tri giác
ngay được đâu là hình, đâu là nền.
Chúng ta chỉ ý thức được quá trình
này khi sự phân biệt giữa hình và
nền không rõ ràng hoặc tạo ra nhiều
cách tri giác khác nhau. Trong
trường hợp này, tri giác của chúng
ta thường không kiên định, dễ thay đổi.
Khi ta tri giác thì bao giờ cũng có một phần của trường tri giác
nổi bật lên, đậm nét, rõ ràng và có ý nghĩa còn những vật xung
quanh thì mờ nhạt, không có ý nghĩa. Giữa chúng có sự tách biệt
tương đối tạo nên cái gọi là hình và nền. Về quan hệ giữa hình và
nền, các nhà tâm lý học Gestalt cho rằng, hình là cái được sắp xếp
gần hơn nền bởi tính hiộu quả của định vị chủ quan. Hình có thay
đổi được không là phụ thuộc vào nền. Do các nền khác nhau mà
cùng có một hình có thể cảm nhận khác nhau.

30
c2. Luật ví' hình thức hợp lý (good form/pragnanz) do
Kohler mô tá. Luật này cho ràng khi tri giác sự vật, hiện tưựng,
chúng ta sẽ có xu hưứiig tổ chức, sắp xếp các thòng tin theo một
hình thức, cấu trúc hợp lý, cán đối, thứ tự, dơn giản và có nghĩa.
Luậi này cho phép chúng ta giải thích được cách thức chúng ta
tri giác sự vật hiện tưựng. Luật này bao gồm các nguyên tắc:

/ \

Nguyên tắc về sự khép kín: chúng ta sẽ tri giác hoàn chỉnh


mội vật ké cả khi nó bị thiếu các thành tố.
Nguyên tắc về sự tương đồng: Những thành tố tương tự
nhau sẽ được tri giác cùng nhau như trong cùng một tổng thể
hoặc tập hợp.
oxxxxxxxxxx
xoxxxxxxxxx
xxoxxxxxxxx
xxxoxxxxxxx
XXXXOXXXXXX
xxxxxoxxxxx

31
Trong ví dụ này, chúng ta sẽ nhìn thấy ngay hàng chéo chữ
o giữa một loạt chữ X, hơn là từng hàng ngang có chữ X và o .
Nguyên tắc về' sự kê gần: các vật ở gần nhau về mặt không
gian hoặc thời gian sẽ được tri giác như thuộc về nhau. Ví dụ,
quan sát hình dưới đây:
« 1 . - 1 ^ .1 - , 1 . »1 - v l 0 ^ y.
^ ^ •Ị'

*************************

sic***************:*:*:*:***:!*:*:*:

Chúng ta sẽ nhìn thấy 3 hàng ngang dấu (*) hơn là nhìn thây
25 hàng dọc (*).
Nguyên tắc về sự liên tục:

Chúng ta sẽ tri giác hình trên là một hình tròn với 2 đường
thẳng hay là một đường thẳng đi qua một hình tròn? Thông
thường, chúng ta sẽ tri giác là một đường thẳng (bị hình tròn che
mất một đoạn). Đó chính là nguyên tắc về sự liên tục, thị giác sẽ
tri giác các điểm hoặc một đường thẳng bị gãy, gấp đoạn như
một tổng thể liên tục.
Nguyên tắc về chung một số phận (common fate): các thành
tò' cùng đang chuyển động về một hướng được tri giác như một
tập thể hoặc cùng tổng thể. Một nhóm các con chim tụ với nhau
được tri giác thành một đàn chim.
c3. Quy luật vê lính không đổi: hình ảnh do tri giác tạo ra có
tính chất ổn đinh. Sở đĩ như vậy là vì tất cả các hiện tượng tâm lý
đều tuân theo quy luật của thuyết đồng cấu đồng hình. Hình ảnh

32
tâm lý vòn có cáu trúc trọn vẹn, cấu trúc này không phải do sự
vật hiện lượng gây nên mà do yếu tố tâm lý vốn có trong não
gây nên.
c4. Quy luật bĩùìg hiểu: sự tích lũy lượng thông tin về sự vật
hiện tượng từ thế giới khách quan đạt đến mức dộ nào đó cùng
với sự kích thích từ môi trường làm chúng ta “ngộ ra” hay bừng
sáng vấn đề, giống như hiện tượng mà người ta vẫn thường gọi
là Orika.

d. Đánh giá học thuyết


+ Ư u đ iể m :

Tâm lý học Gestalt nêu bật được đặc điểm riêng biệt của
quá trình tư duy đó là tính tích cực của chủ thể nhằm giải quyết
vấn đề như tính sáng tạo của tư duy, quy luật phân tích, tổng
hợp. Các quy luật mà các nhà Gestalt tìm ra hiện nay vẫn được
tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Trong xu hướng tâm lý học hiện đại ngày nay còn có nhiều
khái niệm có nguồn gốc từ Gestalt như hướng thông tin, điều
khiển...
+ Hạn chế:

Tâm lý học Gestalt phủ nhận vai trò của hoạt động thực tiễn,
của ngôn ngữ, đánh đồng hoạt động trí tuệ giữa người và động
vật. Lý giải tâm lý như là một trường dặc biệt kiểu từ trường,
điện trường, trưừng hấp dẫn trong vật lý học. Chỉ tính đến sự
phát triển tâm lý theo con đường tiến hóa của thế giới động vật.
Nhiều thuật ngữ và khái niệm của Gestalt còn mơ hồ, vì vậy khó

33
đưa vào ihực nghiệm như: hình thức, luật toàn cành (Pragnanz),
trực giác, cân bằng và mất cân bằng ý thức.

6. A braham Maslow và Tâm lý học


nhân vãn

a. Thản thế và sự nghiệp


Maslovv sinh tại Brooklyn, New
York, con của một gia đình thường
dân người Do Thái. Lớn lên, ông vào
Đại học Wisconsin, ngành tâm lý học
và đậu cử nhân năm 1930, đến năm
Abraham Maslow 1934 ông đậu tiến sĩ. Sau khi tốt
(1908- 1970) nghiệp, ông trở về New York tiếp tục
làm việc và nghiên cứu tại Đại học
Columbia. Maslow đã từng làm việc, tiếp xúc với các nhà tâm lý
học nổi tiếng như E. L. Thorndike, E.Fromm, A. Adler, M.
Wertheimer... và đề tài mà ông chuyên chú nhất là về lý thuyết
nhân tính.

b. Đôi tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là con người trọn vẹn với các giá trị
và nhu cầu bậc cao. Tâm lý học nhân văn phát triển những học
thuyết về nhân cách, nghiên cứu về tâm lý học trị liệu lấy cá
nhân làm trung tâm.

c. Phương pháp nghiên cứu


Điều trị lấy cá nhân làm trung tâm.

34
d. N ội d u n g học th u y ế t

Phê phán lâm lv học hành vi: nghiên cứu tâm lý con người
mà bỏ qua các tâm ỉv ý thức, kinh nghiệm, xem con người như
là một cổ máy.
Phê phán phân tâm học: nghiên cứu tâm lv mà chỉ tập trung
vào những rối loạn cảm xúc.
Điểm chính của tám lý học nhân văn là tập trung vào tính
đặc thù của con người. Theo Maslow, các nhu cầu con người
được sắp xếp theo thứ bậc. Các nhu cầu càng thấp trong thứ bậc,
chúng càng giống với nhu cầu của loài vật và ngược lại. Ông đưa
ra thang ihứ bậc nhu cầu của con người gồm: nhu cầu sinh lý,
nhu cầu an toàn, nhu cầu yêu thương, nhu cầu tôn kính và nhu
cầu tự mình thực hiện.
Tâm lý học nhân văn có những quan điểm lạc quan về con
người, nhấn mạnh tính tích cực, độc đáo của con người. Họ cho
rằng con người có khả năng tự điều khiển số phận của mình.

e. Đánh giá học thuyết


+ Ưu điểm:
Đóng góp chính của dòng tâm lý học này là việc nó mở rộng
lĩnh vực của tâm lý học, thổi một sức sống mới vào tâm lý học.
Nó nghiên cứu toàn thổ con người.
+ Hạn chế:
Mô tả về con người giống như mô tả của văn học, thi ca hay
lôn giáo. Tâm lý học nhân vãn phê bình các dùng tám lý hục
khác nhưng thực ra các dòng tâm lý học khác đều có những
cống hiến quan trọng cho sự cải thiện số phận con người là mục
tiêu chính mà tâm lv học nhân vãn theo đuổi.

35
7. L. S. Vvgotsky và Tàm lý học hoạt độiiịi

Được khởi xướng bởi các nhà tâm lý học Nga mà đại diện tiêu
biểu là L. S. Vygotsky (1896 - 1934), Leonchiev, Rubinstein.
a. Thân thê và sự nghiệp
L. S. Vygotsky sinh ngày 5/11/1896
tại thị train Oócsa, nước Cộng hòa Bạch
Nga (Belarutsia). Bố là nhân viên ngân
hàng, mẹ là người có học thức, khi nhỏ
ống học ở nhà với gia sư theo phương
pháp đối thoại của Socratc - hỏi đáp qua
lại, chất vẵh việc định nghĩa, khái niệm
để hiểu sâu hơn. Năm 1913, sau khi tốt
L. S. Vygotsky nghiệp phổ thông ông thi đỗ vào trường
Đại học Tổng hợp Moscow. Sau đó (năm
1917), ông trở về Gomel dạy văn học và tâm lý học ở một trường
trung cấp sư phạm.
Mặc dầu không được đào tạo chuyên sâu về Tâm lý học
nhưng ông là người rất quan tâm nghiên cứu về những vấn đề
Tâm lý học từ khi còn là sinh viên: vấn đề tư duy và ngôn ngữ;
vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật; yếu tố trung gian của hoạt động
tâm lý; các vấn đề của tâm lý học sư phạm, tâm lý học nghệ
thuật...
Năm 1924 L .s Vygotsky về làm việc ở Viện Tâm lý học ở
Moscow. Ông đã đóng góp cho sự nghiệp tãm lý học thế giới
gần 180 công trình khoa học, trong đó có 135 công trình đã
được công bố. Đặc biệt, vào năm 1925, với bài viết “ý thức như
một vấn đề của tám lý học hành Ví” trong đó, ông đã phân tích
sự khủng hoảng của tâm lý học lúc bấy giờ và đưa ra những kiêh

36
giải nhằm xây dựng một nền tâm lý học theo chủ nghĩa Macxit.
Bài báo này có giá trị như cưưng lĩnh mờ đầu xây dựng nền tâm
lý học hoạt động theo chủ nghĩa Mác.
Với những nghiên cứu cửa mình L.s. Vygotsky được đánh
giá là người đặt nén móng cho tâm lý học hoạt dộng, những tư
tưởng của ông có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ nén tâm lý
học Xô Viết thế ký XX, õng CÒI1 được xem Iihư là một trung
những người dầu tiên sáng lập ra tâm lý học phát triển.
* Năm 1934, ông mất vì bệnh lao phổi. Mặc dù mất sớm (38
tuổi) nhưng với những công trình mà L.s. Vygotsky đc lại cho
nền tâm lý học Xô Viết nói riêng và nền tâm lý học thế giới nói
chung, ông xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhà
tâm lý học kiệt xuất cùa ihế kỷ XX và cũng là nhà tâm lý học
Xô Viết được tâm lý học phương Tây nhắc đến nhiều nhất.

b. Đối tượng nghiên cứu


L.s. Vygotsky và các nhà tâm lý học Xô Viết (cũ) đã nghiên
cứu những tác phẩm của Mác - Lênin và lấy chủ nghĩa này làm
phương pháp luận để xây dựng nền tâm lý học Macxit. Dòng
tâm lý học này chù trương xem xét:
- Con người là tồn tại xã hội, tồn tại lịch sử, tổn tại lý trí, tồn
tại lao động, tổn tại có tình cảm.
- Hành vi và tâm lý được xét trong quá trình hoạt động và
phạm trù hoạt động có vai trò to lớn và quan trọng trong nền tâm
lý học Macxit. Hoạt dộng là chìa khóa tìm hiểu, đánh giá, hình
thành và điều khiển tâm lý.
- Ý thức được hình thành bởi các mối quan hệ xã hội giữa
con người với thế giới xung quanh. Ý thức được tạo bởi tồn tại

37
xã hội tức là cuộc sống thực, các quan hệ thực của con người và
chính ý ihức là sản phẩm của cuộc sống đó, quan hệ đó. Hoạt
dộng giao lưu tạo ra tâm lý, ý thức và ngôn ngữ.

c. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu tâm lý bằng phương pháp hoạt dộng, trong mối
quan hệ với hoạt động có đối tượng.

d. Nội dung cơ bản


Mối quan hệ giữa ỷ thức và hành vi
Trong cương lĩnh xây dựng nền tâm lý học Macxit, L. s.
Vygotsky nhấn mạnh cần phải nghiên cứu cả hành vi và ý thức,
nghiên cứu chúng trong mối quan hệ với nhau vì giữa chúng có
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cùng tồn tại thống nhất trong
con người.

Cấu trúc hành vi ở cá nhân có:


+ Kinh nghiệm di truyền.
+ Kinh nghiêm di truyền kết hợp với kinh nghiộm tự tạo.
(Cả 2 loại kinh nghiệm trên đều có ở người và động vật).
+ Kinh nghiệm lịch sử: kinh nghiệm từ các thế hệ trước để lại
cho thế hệ sau trong hệ thống các sản phẩm vật chất và tinh thần.

38
+ Kin!) nghiệm xã hội: kinh nghiệm được truyền cho nhau
giữa những người (thế hệ) dang sống trong cùng một giai đoạn
lịch sử. Thực chất, kinh nghiệm xã hội cũng là một phần cùa
kinh nghiệm lịch sứ.
+ Kinh nghiệm kép: là nói đến quá trình kép xảy ra trong
khi tiến hành hoạt dộng lao động của con người, đồng thời đó
cũng là kinh nghiệm kép thu được trong quá trình lao động: hiểu
tượng tâm lý hình thành ở trong đầu và thao tác cử động tay
chân làm biến dổi khách thể. Chính kinh nghicm kép nói lên
mối quan hệ thống nhấl giữa ý íhức và liành vi, giữa cái biểu
hiện ra bôn ngoài với tâm lý bên trong.
Ồng cũng nhấn mạnh đến phưcmg pháp nghiên cứu, cần
nghiên cứu tâm lý bằng phương pháp hoạt động, nghiên cứu tâm
lý trong mối quan hệ với hoạt động có đối tượng. Quan điểm
này về sau đã được các học trò của ông như A.N. Leonchiev,
X.L. Rubinstein, A.R. Luria... hoàn thiện trong nguvên tắc “coi
tàm lý con người là hoạt động”, tâm lý không hề đóng kín bên
trong mà được biểu hiện ra bên ngoài, thể hiện trong hoạt động,
thống qua hoạt động. Chính trong hoạt động mà con người phát
hiện ra logic cùa dối tượng, lĩnh hội và chuyển nó thành tri thức
kinh nghiệm của bàn thân. Phát triển tâm lý người là phát triển
nhân cách của con người cụ thể mà nét chủ yếu của sự phát triển
đó được biểu hiện rõ, trông thấy được, là phát triển hành vi của
con người đó. Con dường nhận thức, phát hiện ra các quy luật
phát triển nhàn cách không thể là sự cảm nhận trực giác, mô tả
hay suy lý mà là thực nghiêm khoa học.
Nguyên tắc gián tiếp
Đặc trưng hoạt dộng của các chức năng tâm lý người được
cấu tạo theo nguyên tắc gián tiếp. Điều đó có nghĩa là phản ánh

39
tám lý không diễn ra trực tiếp mà phải phản ánh qua khâu trung
gian, cụ thể là trong hoạt độna, con người sử dụng công cụ kỹ
thuật và cóng cụ tâm lý:
+ Công cụ kỹ thuật: là phương tiện của hoạt động bên ngoài, ví
dụ như máy móc, phương tiện kỹ t h u ậ t . l à yếu tô' trung gian giữa
tác động cùa chủ thể và khách thể, làm biến đổi khách thể và chính
công cụ kỹ thuật giúp chủ thể làm chủ quá trình tự nhiên.
+ Công cụ tâm lý: là phương tiện của hoạt động bẽn trong,
ví dụ như ngôn ngữ nói, viết, con số, ký hiệu, hình ảnh, những
công cụ hỗ trợ cho trí nhớ như nút thắt, hạt đậu, vết chặt trcn cột
nhà, vết chạm trên đá . . là phương tiện tác động lên hành vi của
người khác và của chính mình, không trực tiếp làm biến đổi
khách thể. Công cụ tâm lý giúp con người làm chủ hành vi của
mình, làm cho hoạt động trở nên có chủ định.
Nguyên tắc gián tiếp làm cho hành vi, hoạt động của con
người khác xa với mối quan hệ giữa động vật và mổi trường, làm
cho tâm lý người khác xa về chất so với các hiện tượng tâm lý ờ
động vật. Nguyên tắc gián tiếp khẳng định sụ quy định của tính
xã hội - lịch sử đối với tâm lý người vì các công cụ đều là sản
phẩm của những quá trình lịch sử - xã hội. Quan niệm này khác
hẳn với quan niệm của chủ nghĩa hành vi. Kích thích không tác
động trực tiếp đến con người làm xuất hiện hành vi mà bao giờ
cũng thòng qua chính chủ thể.
Chính vì vậy công thức s -------- ► R dược thay bằng
sơ đồ:
Với s là kích thích
R là phản ứng trả lời
o là công cụ tâm lý - yếu tố trung gian.

40
Theo L.s. Vygotsky “Công cụ tâm lý - là các cấu thành
nhân tạo. Về bản chất chúng cỏ tính chát xã hội chứ không phải
tính chất sinh học, hay là sự thích ứng cố tín h chất cá nhân.
Chúng hướng vào việc làm chủ các quá trình của người khác
hay của bán thân mình, cũng như kỹ thuật hướng vào việc làm
chủ các quá trình tự nhiên"... Nhờ vậy, hành vi người không
còn đơn thuần là hành vi phản ứng mà trở thành hành vi tích
cực. Trong sơ đồ trên, ta thấy trong mối quan hệ s - R còn có
mối quan hệ s - o và R - o . Ở đây, các chức năng tâm lý giữ vai
trò công cụ trong quá trình con người làm chủ bản thân và tác
động vào môi trường. Do vậy, công cụ tâm lý càng sắc bcn thì
con người càng có nhiều khả năng phản ánh chính xác hơn các
tác động của hiện thực. Chính trong cơ chế gián tiếp chứa đựng
cả kinh nghiệm lịch sử (thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau),
kinh nghiệm xã hội (người này truyền cho người kia) lẫn kinh
nghiệm cá nhân (từng người sáng tạo ra), chức năng tâm lý gián
tiếp được L .s.Vygotsky gọi là chức năng tâm lý cấp cao, đặc
trưng của con người.

41
Quan điểm về sự phát triển tăm lý, nhân cách
(Thể hiện rõ (rong học thuyết văn hóa - xã hội).
Ong nhận rõ vai trò đặc biệt của môi trường xã hội trong
quá trình phát triển trí tuệ và tâm lý của trẻ. Nguồn gốc của toàn
bộ những khái niệm, ý tướng, kỹ năng, kỹ xào và thái độ cùa
chúng ta là thế giới xã hội cùa chúng ta. Trẻ nội tâm hóa những
gì được lựa chọn từ những hiện tượng văn hóa xã hội (khác với
J. Piaget, nội tâm hóa ở đây liên quan nhiều hơn đến mặt xã
hội). Sự tương tác xã hội làm cho tư duy và hành vi của trẻ từng
bước thay đổi một cách liên tục trong bối cảnh vãn hóa. Sự phát
triển nhận thức có nguồn gốc từ sự tác động qua lại giữa những
người trong nền vãn hóa đó. Những quá trình tám lý bao gồm
các ý tưcmg, sự kiện, thái độ, cách thức nhưng trước hết, chúng
là những quá trình xã hội. Sư tác động qua lại của xã hội quyết
định cái gì làm chúng ta cảm thấy buồn, vui, lo lắng. Mỗi nền
văn hóa, mỗi một xã hội quy định sự lựa chọn nội dung riêng
cho việc học của trẻ. Nội dung học liên quan đến những tri thức,
kỹ năng cần thiết cho sự thành công của trẻ trong nền văn hóa -
xã hội đó. Ví dụ, những đứa trẻ bán hàng rong phải học cách
tính nhẩm nhanh và không nhầm lẫn để tính tiền của khách,
những đứa trẻ ở biển phải học bơi, câu c á ... từ nhỏ.
Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh vai trò tác động của người lớn
trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ phát triển trí tuệ thông qua
quá trình cùng hoạt động, hợp tác với người lớn và với những trẻ
khác. Theo quan điểm của L.s.Vygotsky, trẻ học được cách tư
duy và hình thành các hành vi làm nên một con neười có văn
hóa thông qua sự tương tác với những người có hiểu biết cao
hơn. Đặc trưng của quá trình phát triển là sự chuyển hóa từ

42
những hoạt động do người khác điểu khiển sang các hoạt động
do mình tự diều khiển. Nguồn gốc của các quá trình phát triển
trí tuệ bèn trong là từ hoạt động vốn ban đầu. là ừ bcn ngoài và
lừ những hoạt dộng tâm lý giữa người này với người khác.
Lý thuyết thời kỳ nhạy cảm
Mỏi thời kì phát triển có một chức năng tâm lý phát triển
chiếm ưu thế. Nói cách khác, ở mỗi lứa tuổi, não có khả năng
bắt dầu tiếp thu nhanh và tốt hơn so với lứa tuổi khác đối với
một loại tác dộng nhất định nào đó. Ví dụ, trẻ từ 1 đến 2 tuổi tri
giác phát triển, các chức năng khác như trí nhớ, cảm xúc, tư duy
chỉ diễn ra thông qua tri giác, phụ thuộc vào tri giác... Tất
nhiên, khả năng đó ở trẻ này có thể không giống với trẻ khác.
Chức năng tâm lý ưu thế của mỗi giai đoạn lứa tuổi tạo ra những
điều kiện thuận lợi nhất để chù thể đạt mức phát triển tối đa
trong lứa tuổi đó.
Lý thuyết thời kỳ nhạy cảm gắn bó với thuyết phát triển hệ
thống liên chức năng. Các chức năng tâm lý bao giờ cũng hoạt
dộng theo hệ thống, trong đó tùy từng lứa tuổi, từng thời điểm
của hoạt động mà một chức năng nào đó giữ vai trò chính. Mặt
khác, theo ông sự phát triển tâm lý không phải là sự phát triển
và hoàn thiện từng chức năng riêng lẻ mà chính là sự biến đổi
mối liên hệ tương quan giữa các chức năng tâm lý quy định sự
phát triển của từng chức nãng. Như vậy, theo cách hiểu của
Vygotsky, nhân cách cũng là một tổ hợp tâm lý có cấu trúc
toàn vẹn, sự hình thành nhân cách ờ trẻ là quá trình phát triển
khống chỉ biểu hiện ở sự tăng thêm những cấu tạo, những chức
năng tâm lý mới, mà giữa các chức năng, các quá trình và các
thuộc tính tâm lý cá nhân còn có những mối quan hệ qua lại.

43
có sự ảnh hưởng lần nhau, phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một
cấu trúc toàn vẹn.
Đề xướng cách nhìn mới về hoạt động dạy và học
Nhấn mạnh vai trò của hoàn cảnh xã hội và hợp tác. Dạy
học phải đi trước sự phát triển. Ông phê phán xu hướng dạy học
theo đuối sự phát triển, trong đó sự chín muồi, sự phát triển xảy
ra trước quá trình dạy học.
Theo L. S. Vygotsky, trong suốt quá trình phát triển của trẻ
đều diễn ra 2 mức độ: vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển
gần nhất.
- Vùng phát triển hiện tại: là trình độ mà ở đó các chức nãng
tâm lý đã đạt đến độ chín muồi.
- Vùng phát triển gần nhất: trong đó các chức năng lâm lý
đang trưởng thành nhưng chưa chín muồi.
Về phương diện thực tiễn, mức độ phát triển hiện tại biểu
hiện qua tình huống trẻ tự mình độc lập giải quyết những nhiệm
vụ mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Nói cách
khác, đó là mức phát triển mà đứa trẻ có thể tiếp thu, trẻ có thể
tự mình giải quyết các vấn đề (xác định bởi khả nãng giải quyết
vấn đề một mình).
Mức độ phát triển gần nhất là vùng của khả năng phát triển
gần đạt tới (nằm giữa tương lai gần và hiện thực), ở mức độ này,
trẻ chưa tự mình thực hiện được nhiệm vụ mà chỉ thực hiện được
khi có sự hợp tác, giúp đỡ của người khác và sau đó trẻ sẽ tự
minh thực hiện được những nhiệm vụ tương ứng (xác định bởi
khả năng giải quyết vấn đề khi có sự giúp đỡ, hướng dẫn của
người lớn hoặc những người có năng lực hơn). Nghĩa là vùng

44
phái trie'll gần nhái ( A D dã chuyển ihànli vùng phát triển hiện
tại tiếp theo (A2) và lại xuất hiện vùng phát iriển gần nhất tiếp
theo (A 2’). Cứ như thế trong tương lai, vùng phát triển gần nhất
sẽ trờ thành vùng phát triển hiện tại và trẻ tự mình giải quyết
được các vấn đề kliỏng cần sự giúp đỡ của người khác.

A1': vùng phát triển gần nhất 1


A2: vùng phát triển hiện tại 2
A2’: vùng phát triển gần nhất 2

Như vậy, hai mức độ phát triển của trẻ thể hiện hai mức độ
chín muồi của các chức năng tâm lý ờ các thời điểm khác nhau.
Đồng thời chúng luôn vận động, vùng phát triển gán hôm nay sẽ
trở ihành vùng phát triển hiôn tại ngày mai và xuất hiện vùng
phát triển gần nhất mới. Điều này làm cho quá trình phát triển
của trẻ diễn ra theo chiều hướng đi lên, có sự kế thừa và phát
triển liên tục từ trình độ này đến trình độ khác ngàv càng cao.

d. Đánh giá
+ U u điểm
- Là người có những đóng góp to lớn về mặt lý luận cũng
như thực tiễn cho sự phát triển cùa tâm lý học nói chung và
trường phái tâm lý học hoạt động nói riêng.

45
- Là người đặt nền móng cho tâm lý học hoạt động. Đưa ra
yêu cầu xây dựng một phươiis pháp luận đúng đắn mới về chất
so với các trường phái tâm lý học khách quan khác. Bằng cách
lấy khái niệm hoạt động trong học thuyết Macxit làm khái niệm
trung tâm, ông cố gắng đưa tâm lý học thoát ra khỏi khủng
hoảng, bê' tắc trong tâm lý học duy tâm, thần bí, nội quan, duy
vạt máy móc, sinh vật hóa tâm lý con người.
- Quan điểm về phương pháp nghiên cứu tâm lý, nhàn cách
bằng hoạt động, con đường nhận thức, phát hiện ra các quy luật
phát triển nhân cách không thể là sự cảm nhận trực giác, mô tả hay
suy lý mà là thực nghiệm khoa học đã mờ ra hướng nghiên cứu tâm
lý, nhân cách gắn với đời sống thực tiễn của con người hơn.
- Quan điểm về vùng phát triển gần là một đóng góp lớn cho
tâm lý học và giáo dục học, quan điểm này của ông đã thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là tâm lý học
phương Tây. Cho đến nay, quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị
và được áp dụng rộng rãi trong nền giáo dục của nhiều quốc gia
trên thế giới. Trong thực tiễn, bất kỳ giáo viên nào cũng ít nhiều
vận dụng hoặc có việc làm phù hợp với hệ thống lý luận của
L. S. Vygotsky. Điều đó nói lên tính phổ biến và phạm vi tác
động rộng lớn của hệ thống lý luận này.
- Một đóng góp khác mà L. s. Vygotsky đã đưa vào lý
thuyết dạy học của ông và mới đây đã được đánh giá một cách
đầy đủ. Dường như ông là người đầu tiên quan tâm tới những
quá trình nhận thức, có liên quan với sự ý thức cá nhàn về quá
trình tư duy của bàn thân. Các công trình của ông đã chỉ ra

46
hãng cách nào đứa trò nhận thức dược những suy nghĩ của
mình cùng những khái niệm dược sử (lụng và có sự kiểm soát
đối với chúng.
+ I lạn chế
Mặc dù chủ trương nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại
giữa các yếu tố bèn trong và các yếu lố vãn hóa song thực tế
L. S. Vygotsky đã chú ý nhiều hơn đến các yếu tô vãn hóa. Tuy
ông cho rang yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội kết hợp với nhau
để dưa ra con đường phát triển duy nhất cho trẻ nhưng ỏng lại
nói rất ít về yếu tố tự nhiên.
L.s. Vygotsky cho rằng, sự phát triển tâm lý không phải là
sự hoàn thiện một chức năng tâm lý riêng lẻ nào đó mà luôn có
mối liên hệ với các chức năng tâm lý khác nhưng ông quá nhấn
mạnh các chức năng tâm lý, quá trình trí tuệ cấp cao nên không
thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các quá trình, chức năng tâm
lv thấp hơn với các quá trình, chức năng tâm 1Ý cấp cao, không
thấy được những quá trình trí tuệ thấp hơn đóng góp như thế nào
vào các quá trình trí tuệ cấp cao.
Ông nhấn mạnh đến vai trò của người lớn nhưng trên thực tế
chúng ta thấy rằng, trong một chừng mực nào đó cũng cần để trẻ
phát huy khả năng tự khám phá vì rằng sự giúp đỡ, hướng dẫn
cùa ngirời lớn là quan trọng nhưng không phải là phương pháp
duy nhất dể phát triển (âm lý, nhân cách của trẻ. Trong một số
trường hợp, trẻ học bằng cách quan sát trực tiếp và luyện tập
nhiều hơn là tham gia cùng và nhận lời hướng dẫn bằng ngôn
ngữ của người lớn.

47
III. C Á C N G U Y Ê N T Ắ C VÀ PH Ư Ơ N G PH Á P N G H IÊ N
CỨU T R O N G T Â M LÝ H Ọ C

1. Các nguyên tác nghiên cứu tâ m lý

a. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứìĩg


Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gổc là thế giới
khách quan và nội đung của tâm lý là sự phản ánh của hiện thực
vào não của con người. Nói cách khác, tâm lý là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Tâm lý của cá nhân là kinh
nghiệm lịch sử xã hội loài người biến thành cái riêng của mỗi
người. Tâm lý có chức năng là định hướng, điều khiển, điều
chỉnh hoạt động, hành vi của con người và tác động trở lại thế
giới, biến đổi thế giới. Khẳng định tiền đề vật chất cùa sự phát
triển tâm lý là não người, quan điểm duy vật biện chứng nêu rõ
tính quyết định của yếu tô' xã hội đối với sự phát triển tâm lý
người. Muốn phát triển và cải tổ tâm lý, phải phát triển và cải
tạo xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu tâm lý phải gắn với việc
nghiên cứu đặc điểm môi trường sống và giáo dục, đặc điểm
bẩm sinh di truyền và vốn kinh nghiệm đã có của đối tượng
nghiên cứu.

b. Nguyên tắc thống nhất tám lý, ý thức, nhân cách với
hoạt động
Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện
tâm lý, ý thức nhân cách và ngược lại tâm lý, ý thức, nhân cách
lại điều khiển hoạt động, vì thế chúng thống nhất với nhau. Nhà
nghiên cứu phải nhìn nhận và nghiên cứu đối tượng trong hoạt

48
động, coi trẻ là chù thể của hoạt động. Nguyên tắc này cũng
khẳng định tâm lý luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên
cứu tâm lý trong sự vận động cùa nó, qua sự diễn biến cũng như
qua sản phẩm của hoạt động.

c. Nguyen tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong


môi liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với
các hiện tượng khác
Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ
giữa chúng với nhau và trong mối liên hệ với các loại hiện tượng
khác: các hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà
chúng có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, chuyển
hoá qua nhau đồng thời chúng còn chi phối và chịu sự chi phối
của các hiện tượng khác.
Nguyên tắc này giúp nghiên cứu các hiện tượng tâm lý một
cách bản chất chứ không chỉ dừng lại ở hiện tượng bên ngoài, để
đảm bảo tính chính xác, khách quan tuyệt đối, tránh những kết
luận chủ quan vội vàng.

d. Tính cụ thể trong nghiên cứu tám lý


Phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ thể, của một
nhóm người cụ thể, chứ không nghiên cứu tâm lý một cách
chung chung. Điều này có nghĩa là đối tượng và khách thể trong
nghiên cứu tâm lý phải xác định rõ ràng, nghiên cứu cái gì, trên
ai, thuộc độ tuổi nào, trong nhóm xã hội nào v.v...

2. C ác phương p h á p nghiên cứu (âm lý

Phương pháp nghiên cứu tâm lý là con đường, cách thức mà


người nghiên cứu sử dụng để tìm hiểu, khám phá, hay biến dổi

49
hiện tượng tâm lý ở đối tượng nghiên cứu. Có nhiều phương
pháp nghiên cứu và mỗi phương pháp nghiên cứu có công cụ
nghiên cứu của mình.

a.Phương pháp quan sát


Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định đặc
điểm của đối tượng qua những biểu hiện bên ngoài như: hành
động, cách nói năng...
Phương pháp quan sát được dùng rất nhiều trong nghiên cứu
tâm lý học, nó có thể dùng một cách độc lập hay dùng hỗ trợ với
các phương pháp khác.
Quan sát có nhiều hình thúc: quan sát toàn diện hay quan sát bộ
phận, quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp...
Quan sát là một phương pháp rất quan trọng trong tâm lý học
vì những tài liệu ghi chép được là rất quý cho người nghiên cứu.
Phương pháp quan sát có những lũi, nhược điểm sau:
Ư u điểm:
- Nhà nghiên cứu thu thập những sự kiện về hành vi tự nhiên
cửa đối tượng nghiên cứu, hành vi sống, thật.
- Nhà nghiên cứu có điều kiện quan sát đối tượng nghiên
cứu như một cá nhân hoàn chỉnh, trong mối liên quan với những
hành động khác, vófi những lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
- Có thể quan sát được mối quan hệ của đối tượng nghiên
cứu này với những đối tượng nghiên cứu khác, đổ từ đó hiểu
được những nguyên nhân gây nên một hành vi nào đó.
- Hiểu được mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu với nhà
giáo dục dể từ đó đánh giá đúng những tác động của nhà giáo
dục đến họ.

50
Hên c ạ n h n h ữ n g ưu đ i ể m , p h ư ơ n g p h á p q u a n sát c ò n c ó m ộ t
sô hạn chế trong phạm vi và vận dụng của nó:
- Sự dính liền của những sự kiện nghiên cứu với những hoàn
cảnh khác của đời sống ở đối lượng nghiên cứu đòi hỏi nhà
nghiên cứu phải làm việc nhiều để tách những mặt bản chất của
hiện tượng nghicn cứu.
- Nhà nghiên cứu chỉ ghi lại cái gì biểu hiện rõ ra bên ngoài
ò đổi tượng nghiên cứu, còn bản thân không gây ra một hiện
tượng nào mà họ muốn nghiên cứu.
- Nhà nghiên cứu không thể tiến hành quan sát lại cùng một
hiện tượng.
- Những sự kiện thu thập được bằng phương pháp quan sát
này thường được ghi lại dưới hình thức miêu tả. Nếu dùng
những phương tiện kỹ thuật hiện đại thì có thể không đảm bảo
tính tự nhiên của đối tượng nghiên cứu.
Trong tâm lý học, cùng với việc quan sát khách quan, có
phương pháp tự quan sát như tự thể nghiệm, tự mô tả diễn biến
tâm lý của mình, nhưng phải tuân theo yêu cầu khách quan,
tránh suy diễn chủ quan.
Đổ tiến hành quan sát, người nghiên cứu cần xác định mục
tiêu quan sát thật rõ ràng, sau đó thiết k ế công cụ hỗ trợ quan
sát. Kỹ năng ghi chép và phát hiện được những dấu hiệu cần
quan sát là điều hết sức quan trọng đối với hiệu quả của phương
pháp này. Cụ thể:
- Xác định mục đích quan sát: quan sát cái gi, toàn diện hay
bộ phận và quan sát này phục vụ cho mục đích nào của đề tài.
- Lập kế hoạch quan sát: xác đinh thời gian, địa điểm, số lượng
người dược quan sát, người quan sát và phương tiện quan sát.

51
- Tiến hành quan sát: theo dõi và ghi chép những biểu hiện
và diễn biến của đối tượng, những thông tin định tính cũng như
định lượng có liên quan đến mục đích của để tài.

b.Phương pháp điêu tra - phỏng vấn


Là phương pháp dùng một số câu hỏi đặt ra cho một số lớn
đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về
một vấn đề nào đó. Có thể trả lời viết hoặc trả lời miệng.
Có thể điều tra thăm dò chung hoặc điểu tra chuyên đề để đi
sâu một sô' khía cạnh nào đó.
Các bước thực hiện phương pháp:
Xây dựng kế hoạch điều tra - phỏng vấn: điều tra cái gì, để
làm gì, ở đâu, lực lượng tham gia, kinh phí, thời gian....
Xây dựng mẫu phiếu điều tra (bảng hỏi): Bảng hỏi là công cụ
để thu thập các dữ kiện cần nghiên cứu, nó gồm hệ thống các câu
hỏi về các vấn đề cần nghiên cứu được sắp xếp theo ý đồ của người
nghiên cứu. Trong bảng hỏi thường có hai loại câu hỏi cơ bản:
đóng và mờ. Câu hỏi đóng là những câu hỏi có sẩn phương án trả
lời, câu hỏi mở là những câu hỏi mà người được hỏi tự viết ra
những ý kiến trả lời của mình theo yêu cầu của câu hỏi.
Các yêu cầu khi xây dựng bảng hỏi:
- Mở đầu bảng hỏi phải trình bày rõ mục đích của cuộc điều
tra phỏng vấn và tính bảo mật của thông tin (có thể khuyết
danh).
- Các câu hỏi đưa ra phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và phù
hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Tránh những câu hỏi
mập mờ, đa nghĩa và áp đặt.

52
- Các câu hỏi đưa ra phải hình dung dược các phương án trả
lời, nhát là câu hỏi mở.
- Phải sắp x ế p XCI1 kẽ câu hỏi m ở và đ ó n g và n h ữ n g câ u h ỏ i
kiểm tra tính trung thực cùa những câu trả lời.
- Đối với những câu hỏi đóng, người nghiên cứu phải xác định
phương án trả lời dầy đủ, cụ thể và sắp xếp theo trật tự nhất định.
- Câu hỏi tìm hiểu về bản thân người được điều tra như giới
tính, nghé nghiệp, tuổi tác, trình độ học vấn... và tên, địa chỉ
nếu có thể. Câu hỏi này có thể để ở đầu hoặc cuối bảng hỏi.
Chọn mầu điều tra: mẫu điều tra là tập hợp phẩn tử (khách
thể) được chọn lựa mang tính chất đặc trưng - phổ biến cho một
nhóm khách thể nào đó. Mầu điều tra đa dạng và phong phú tuỳ
theo từng đề tài.
Mảu có thể mang tính chất xác suất hoặc không xác suất.
Để chọn được một mẫu điều tra chính xác, cần phải căn cứ vào:
- Giả thuyết khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Hiểu biết lý luận vững chắc về nhóm khách thể được chọn
làm mẫu.
- Xác định độ lớn của mẫu phù hợp với điều kiện khách
quan và chủ quan.
- Định hướng trước được việc xử lý kết quả theo mẫu đã
chọn (khai thác theo hướng nào?).
Tiến hành điều tra
Sau khi xây dựng bảng hỏi, chọn được mẫu điểu tra, người
nghiên cứu phải chọn lựa hình thức điều tra phù hợp: qua phone,
gặp trực tiế p ... và cách thu lại phiếu điều tra cũng như thời gian
hoàn tất phiếu...

53
c. P h ư ơ n g p h á p th ự c n g h iệ m

Thực nghiệin là quá trình tác động vào đối tượng một cách
chủ động trong những điều kiện đã được khống chế để tạo ra ờ
đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật
hay cơ chế hoạt động của chúng. Thực nghiệm có thể lặp đi lặp
lại nhiều lần, đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan
các hiện tượng cần nghiên cứu.
Có 2 loại thực nghiệm: Thực nghiệm tự nhiên và thực
nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: phương pháp này
dược tiến hành dưới điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc
c á c ảnh hưởng bên n g o à i, ngư ời làm thí n g h iệ m tự tạo ra n h ữ n g
diéu kiện để làm nảy sinh hay phát triển một nội dung tâm lý
cần nghiên cứu, do đó có thể tiến hành nghiên cứu tương đối chủ
dộng hơn so với quan sát và thực nghiệm tự nhiên.
Thực nghiệm tự nhiên: được tiến hành trong điều kiện bình
thường của hoạt động sống, trong quá trình quan sát, nhà nghiên
cứu chỉ thay đổi những yếu tố riêng rẽ của hoàn cảnh, còn trong
thực nghiệm tự nhiên, nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra
biểu hiện và diễn biến tâm lý bằng cách khống chế một số nhân
tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật những yếu
tố cần thiết có khả năng giúp cho việc khai thác, tìm hiểu các
nội dung cần thực nghiệm. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu mà người ta phân biệt thực nghiệm tự nhiên nhận
định và thực nghiệm hình thành.
Thực nghiệm nhận định: chủ yếu nêu lên thực trạng của vấn
đề nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể. Thí dụ, nghiên cứu ảnh
hưởng của những động cơ khác nhau đến hoạt động học tập của

54
học sinh. Nhà nghiên cứu tổ chức 3 nhóm học sinh học tập với 3
động cư khác nhau.
'ỉ'hực nghiệm hình thành: còn gọi là thực nghiệm giáo dục,
trong đ ó tiến h à n h c á c tác d ộ n g g iá o d ụ c , rèn lu yện nhầm hình
thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở nghiệm thể. Ớ đâv, mục
đích nghiên cứu là sự phát triển tâm lv của đối tượng nghiên cứu
trong điều kiện mà nhà nghiên cứu tạo ra. Sự hình thành những
đặc điểm tâm lý không trong hoàn cảnh tự nhiên vốn có mà
trong hoàn cành nhà nghiên cứu tạo ra. Thí dụ: phát triển trí tuệ
cảm xúc cho học sinh thông qua tác phẩm văn học. Đây là một
phương pháp chủ yếu của thế kỷ XX, các nhà tâm lý học không
chỉ hiểu tâm lý mà còn phải làm ra tâm lý, tức là phải tổ chức
hoàn cảnh để làm nảy sinh ra những nét tâm lý mới.
Tuv nhiên, dù thực nghiệm tiến hành trong điều kiện tự
nhiên hay trong phòng thí nghiệm cũng khó có thể kiểm soát tất
cả các yếu tô' ảnh hường từ khách quan cũng như chủ quan.
Chính vì vậy cần tiến hành thực nghiệm một vài lần và phối hợp
với nhiều phương pháp nghiên cứu khác.
Thực nghiệm có những ưu điểm sau đây:
- Nhà nghiên cứu không phải chờ đợi cho tới khi trẻ biểu lộ
ra cái mà minh định nghiên cứu.
- Nhà nghiên cứu có thể lặp đi lặp lại nhiều lần thí nghiệm
của mình, kiểm tra những kết quả thu được. Đặc biệt quan trọng
là có thể thay đổi một số điều kiện và như vậy, xác định được
ảnh hưởng của chúng tới hiên lượng được nghiên cứu.
- Kết quả thí nghiệm có thể ghi vắn tắt, đơn giản. Nhưng
kèm theo việc ghi lại kết quả nhà nghiên cứu phải có một biên
bản chi tiết ghi lại cả quá trình thực nghiệm.

55
- Sự phân tích biên bán thực nghiệm đơn giản hon sư chỉnh
đòn những điều ghi chép của quan sát.
Tuy nhiên, thực nghiộm cũng có những nhược điểm:
- Nhà nghiên cứu gây ra hiện tượng tâm lý để nghiên cứu
ncn tính chất tự nhiên sẽ bị mất đi.
- Câu trả lời vắn tắt cho một số câu hỏi thực nghiệm sẽ làm
cho người ta không có biểu tưựiig hoàn chỉnh về cá tính.
- Tiến hành thực nghiệm đòi hỏi sự chuẩn bị đặc biệt là phải
nắm vững kỹ xảo, kỹ thuật tiến hành thực nghiệm để thực
nghiệm thuần khiết khoa học và mang tính chính xác.
Tiến hành thực nghiệm có thể theo các bước sau:
- Xác định mục đích thực nghiệm thật rõ ràng.
- Hình thành giả thuyết khoa học: phỏng đoán về diễn biến
ở m ứ c đ ộ tốt hơn củ a đ ố i tượng thực n g h iệ m sau thực n g h iệ m .

- Xác định các biến số (tiêu chí hay các thông số) của đối
tượng thực nghiệm. Những biến số này được biểu đạt trong hệ
thống các khái niệm công cụ.
- Tổ chức thực nghiệm xác định thực trạng đối tượng trước
thực nghiệm.
- Xãy dựng hệ thống các tác động theo mực đích thực
nghiệm đề ra.
- Tiến hành thực nghiệm hình thành nhằm tạo ra ở đối tượng
thực nghiệm một trinh độ phát triển mới, các biến số thay đổi từ
mức độ thấp lên mức độ cao.
- Tiến hành thực nghiệm kiểm tra đầu ra cùa đối tượng thực
nghiệm (ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng).

56
- 'Hiu thập cứ liệu theo các tiêu chí biêu hiện sự phát triển của
dối tượng nghiên cứu qua quá trình thực nghiệm. Kết quả thực
nghiệm được phân tích về mặt định tính cũng như định lượng.
- Rút ra những kết lưận khoa học từ thực nghiệm.

d.Phương pháp trắc nghiệm (Test)


Trắc nghiệm (test) là những bài tập tiêu chuẩn hoá ngắn gọn
soạn ra đc xác định mức độ phát triển của những hiện tượng tâm
lý khác nhau. Như vậy, trắc nghiệm là một phép thừ dể đo lường
tâm lý đã được ticu chuẩn hóa trcn một số lượng người tiêu biểu
trong một thời điểm nhất định. Sau đó bộ test này sẽ được sử
dụng đổ đo lường trên người khác.
Test được đưa ra cho tất cả trẻ em cũng như người lớn có
kèm theo lời chỉ dẫn đã tiêu chuẩn hoá. Đáp án của các bài tập
cũng đã được định trước. Test được đánh giá theo tiêu chuẩn
thảo ra trước.
Test có những ưu điểm sau:
- Xác định được chuẩn mực của sự phát triển tâm lý và so
sánh nó với một chuẩn mực nào đó.
- Test cho phcp tổ chức nghiên cứu có tính chất lặp lại và
thay đổi, nghĩa là sự nghiên cứu có tính chất so sánh đối tượng
v à n h ó m đ ố i tượng n g h iê n c ứ u trong n h ữ n g thời gian khác nhau,
trong điều kiện khác nhau.
- Tính xác định và tính ngắn gọn của Test cho nhà nghiên
cứu khả năng nhanh chóng thu thập số lượng tài liệu lớn.
- Test khống đòi hỏi một sự chuẩn bị dài hạn đặc điểm hay
một sự trang bị phức tạp, triển khai test đơn giản về mặt công
cụ, chỉ cần sử dụng giấy, bút, tranh v ẽ ...

57
- Test có khả năng làm bộc lộ hiện tượng tâm lý cần do
thông qua thực hiện nhiệm vụ Test.
- Có khả nãng lượng hóa, chuẩn hóa liêu c h í cần đo

Tuy nhiên Test cũng c ó những nhược điểm:

- Test không tính đến nguyên nhân của sự thành cồng hay
thất bại.
- Test chủ yếu ch o ta biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy
nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả.

- Khó soạn thảo m ột bộ Test đảm bảo tính khách quan

Test trọn bộ bao gồm 4 phần:


- Văn bản test.
- Hướng dẫn cách tiến hành.

- Hướng dẫn đánh giá.

- Bản chuẩn hóa.

Trong tâm lý học có: Test về nhận thức (trí tuệ) của Binet -
Simon, Weschler, Raven và Test về nhân cách của Eyzenk, Rochard,
M urray... và nhiều trắc nghiệm các hiện tượng tâm lý khác.

e.Phương pháp trắc đạc xã hội

Phương pháp trắc đạc xã hội này để hiểu thêm các m ối


quan hệ của đ ối tượng nghiên cứu trong nhóm và xác định vị trí
xã hội của đối tượng trong nhóm.

C ơ sở : V ị trí xã hội của đối tượng nghiên cứu được xác định
bởi hai chỉ số: ảnh hưởng xã hội (SI) và ưa chuộng xã hội (SP).
SI và SP được đo bằng sự lựa chọn ba người trong nhóm mà
m inh thích nhất (L M ) và không thích nhất (LL).

58
SI = LM + LL; SP = LM - LL
Như vậy, SI là loại chỉ sô có tính xã hội có thổ nhìn thấy được
bởi tổng số của các giá trị (LM + LL), trong khi đó SP là sự ưa
chuộng tương đối của đối tượng ở trong từng nhóm cộng đồng.

Sau khi hỏi các đối tượng về các câu hỏi trên, c ó thể hỏi
thêm vì sao họ lại chọn những người đó. Như vậy, ta sẽ thiết lập
dược m ối quan hệ của đối tượng irong nhóm , quan hệ với các
bạn như th ế nào và các bạn đối với đối tượng ra sao. Hơn nữa
qua đây ta biết được những mối quan hệ nào là m ối quan hệ hai
chiều (lựa chọn nhau), quan hệ nào là quan hệ đơn phương (lựa
chọn m ột ch iều ). Đ iều này cũng quan trọng vì ta thấy rõ hơn
tình th ế của đối tượng ít nhất là ở thời điểm nghiên cứu.

/ . Phương pháp phán tích sản phẩm của hoạt động

Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động là phương pháp
dựa vào kết quả sản phẩm của đối tượng để nghiên cứu các chức
năng, diễn biến tâm lý của người đó trong quá trình tạo ra sản
phẩm. M ặc dù có những giá trị xác định, nhưng những sản phẩm
hoạt động không ch o phép nhà nghiên cứu thấy rõ quá trình hoạt
động tạo ra sản phẩm . Chính vì vậy, sản phẩm được lựa chọn
vào nghiên cứu cần tìm hiểu thêm về quá trình tạo sản phẩm.
Đ iều này giúp nhà nghiên cứu loại trừ các yếu tố can thiệp từ
bên ngoài. V ì vậy, nếu chỉ dựa vào những số liệu thu được từ
phương pháp này thì người nghiên cứu c ó thể phạm sai lầm .

g . P h ư ơ n g p h á p n g h iê n c ứ u tiể u s ử c á n h â n

Là phương pháp có thể nhận ra các đặc điểm tâm lý cá nhân


thông qua việc phân tích tiểu sử cuộc sống của cá nhân đó, góp phần
cung cấp một số tài liệu cho việc chẩn đoán tâm lý của đối tượng.

59
Các phương pháp nghiên cứu tâm lý con người khá phong
phú. Mỗi phương pháp đều c ó những ưu điểm và hạn ch ế nhất
định. Muốn nghiên cứu các chức năng tâm lý một cách khoa
học, khách quan, chính xác, cần phải sử dụng các phương pháp
nghiên cứu phù hợp với vấn đề nghiên cứu và có sự phôi hợp
đổng bộ các phương pháp nghiên cứu với nhau để đcm lại kết
quả khách quan, toàn diện.

h. Phương pháp làm sàng


Phương pháp lâm sàng rất gần với phương pháp trò chuyện.
Trong phương pháp lâm sàng, nhà nghiên cứu thường nêu ra cho
khách thể nghiên cứu một nhiệm vụ, hoặc một loại kích thích nào
đó để gây ra một phản ứng. Khi khách thể đã phản ứng, nhà
nghiên cứu sẽ nêu ra các câu hỏi hoặc nhiệm vụ tiếp theo, với hy
vọng làm sáng tỏ các câu trả lời trước đó của khách thể. Các câu
hỏi sẽ tiếp tục cho đến khi nhà nghiên cứu có được những thông
tin cần thiết. Mặc dù các khách thể thường được hỏi những câu
giống nhau trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, nhưng việc trả lời
những càu hỏi này của họ sẽ quyết định những câu hỏi tiếp theo
mà nhà nghiên cứu đặt ra. Vì vậy, trong nghiên cứu bằng phương
pháp lâm sàng, m ỗi đối tượng là m ột khách thể đơn nhất.
Mấu chốt của phương pháp lâm sàng là nghệ thuật đặt câu
hỏi, quan sát, lắng nghe và ghi chép cách trả lời cũng như các
phản ứng của nghiệm thể nhằm ghi lại đầy đủ cách tiến hành,
cách lập luận và cấu trúc của những suy luận đó. Từ những câu
trả lời, những phản ứng của khách thể, nhà nghiên cứu c ó thể
đưa ra yêu cầu, ch ỉ trích, động viên... để dẫn dắt họ hành động
và nói ra được cách suy nghĩ, cách hành động của m ình. Với
từng khách thể khác nhau, nhà nghiên cứu có thể có cách ứng xử

60
và các thủ thuật khêu gợi phù hợp, m iễn là có được thông tin
chính x á c, đầv đủ về diễn biến phản ứng cùa đối tượng. V iệc
tiến hành phương pháp này trên m ỗi khách thể trong suốt ihời
gian dài phái triển của n ó sẽ cung cấp hệ thống thông tin, mà
việc phân tích chúng sẽ ch o nhà nghiên cứu hức tranh về sự phát
sinh, phát triển tâm lv cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi.

i. Phương pháp xử lý thông tin


Kết quà thu thập thông tin từ còn g việc nghiên cứu tài liệu,
số liệu thống kè, quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dưới dạng
định tính và định lượng. Các thông tin này cần được xử ỉv để
xây dựng các luận cứ, được khái quát hoá để làm bộc lộ các quy
luật phục vụ ch o việc chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết.
Xử lý thông tin đinh lượng: Thông tin định lượng có thể được
trình bày dưới nhiều dạng tuỳ theo tính hộ thống và khả năng thu
thập thông tin. Thông tin định lượng được thể hiện trong nghiên
cứu gồm: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị.
Xử lý thông tin định tính: thông tin định tính có thể được xử
lý bằng cách m ô tả và suy diễn theo lo g ic bản chất của sự vật
hiện tượng. Và để nhận dạng chuẩn xác m ối liên hệ bản chất,
người nghiên cứu có thể m ô tả dưới dạng sơ đồ:
- Sơ đ ồ song song: là sơ đồ m ô tả m ối liên hệ đồng thời giữa
các yếu tố.
- Sơ đ ồ nối tiếp: là loại sơ đồ m ỏ tả m ối liên hệ k ế tiếp nhau
trong cấu trúc của m ột sự vật.
- Sơ đ ồ các liên hệ tương tác.
- Sơ đ ồ hệ thống c ó điều khiển.
- Sơ đ ổ hình cây.
- Sơ đ ồ hình thoi.

61
T ừK hoá

T âm lý học: là m ột khoa học ch uyên nghiên cứu các hiện


tượng tâm [ý người, nghiên cứu sự nảy sinh, hình thành và phát
triển của các hiện tượng tâm lý.
P hản tâm học: Phân tích tâm lý người bênh để tìm cho
được nguồn gốc gây bệnh ẩn giấu sâu trong vô thức người bệnh.
Con người trong phân tâm học là con người cơ thể, con người
sinh vật bị phân ly ra nhiều m ảng, con người với những m ong
m uốn chủ yếu là thỏa mãn các đam m ê tính dục, đối lập với xã
hội.
Đ ồn g hóa: là quá trình chủ thể tiếp nhận khách thể vào cấu
trúc hoạt động, tức là xử lý cá c tác động bên ngoài nhằm đạt
m ột m ục tiêu nào đó.
Đ iều ứng: là quá trình chủ thể đem cấu trúc hoạt động đã
được tạo ra trước đó thích ứng th eo khách thể. Đ ồng hóa và điều
ứng tạo nên trí thông m inh con người.
T âm lý h ọc h àn h vi: là khoa h ọc tâm lý nghiên cứu về
hành vi con người. Tâm lý học hành vi tuyên bô' không quan tâm
đến việc m ô tả giảng giải các trạng thái tâm lý cùa ý thức mà chỉ
quan tâm đến hành vi của tồn tại người. Hành vi được xem là tổ
hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích cùa m ôi trường
bên ngoài.
T âm lý h ọc G esta lt: hình ảnh do tri giác tạo ra có tính chất
ổn định. Sở dĩ như vậy là vì tất cả các hiện tượng tâm lý đều tuân
theo quy luật của thuyết đồng cấu đ ồn g hình. Hình ảnh tâm lý
vốn có cấu trúc trọn vẹn, cấu trúc này không phải do sự vật hiện
tượng gãy nên m à do yếu tố tâm lý vốn c ó trong não gây nên.

62
T àm lý h ọc n h ân ván: có nhũng quan điểm lạc quan VC con
người. Iihấn mạnh lính tích cực, độc đáo của con người. Họ cho
rằng con người có khả năng tự điều khiển sô phận của mình.
V ù n g phát triển (cú a L. s . V ygotsk v): trong suốt quá trình
phát triển của trẻ đều diễn ra 2 mức độ: vùng phát triển hiện tại
và vùng phát triển gần nhất.
- V ùng phát triển hiện tại: là trình độ mà ớ đó các chức năng
tâm lý đã dạt đến độ chín m uồi.
- V ùng phát triển gần nhất: trong đó các chức năng tâm lý
đang trường thành nhưng chưa chín m uồi.

C âu h ỏi ô n tậ p

1. 1Iãy phân tích vị trí và vai trò cùa tâm lý học trong khoa
học giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.
2. Hãy phàn tích những biểu hiện vô thức trong hành vi của
con người. Phân tâm h ọc giải thích như thế nào về các
h iện tượng vỏ thức đó?
3. T heo Piaget, liên tục trải n gh iệm là cơ hội để phát triển trí
tuệ của trẻ. Em hãy chứng m inh điểu đó.
4. Hãy phân tích những luận điểm cơ bản của tâm lý học
hành vi, từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
5. H ãy phân tích thang bậc nhu cầu của M aslow và m ối liên
hệ giữa chúng.

B àí tậ p th ự c h à n h

1. Dựa theo quan đ iểm của Tâm lý học hành vi, hãy xủy
dựng hệ thống kích thích để hình thành m ột hành vi
m ong m uốn ch o bản thân hoặc đối tượng giáo dục.

63
2. Khảo sát nhu cầu (theo thang bậc nhu cầu của M aslow )
trên m ột nhóm mảu (khoảng 30 người) và phân tích kết
quả khảo sát.

T à i liê• u đ o• c t h ê m

1. Phạm M inh Hạc (chủ biên), 2 0 0 3 , M ộ t s ố c ô n g tr ìn h lâ m

lý h ọ c c ủ a A .N . L e o n c h e v , N hà xuất bản Giáo dục.

2. Phan Trọng N g ọ , 2003, Các lý thuyết phát triển tâm lý


n g ư ờ i, N X B Đại học Sư phạm Hà N ội.

3. N guyễn Quang u ẩ n , 2003, T â m lý h ọ c đ ạ i c ư c m g , NXB


Đại học Sư phạm Hà N ội.

64
C hư ơng 2

C ơ S Ở S I N H L Ý T H Ầ N K IN H

C Ủ A TÂM LÝ N G Ư Ờ I

M ụ c t iê u

H ọc xong chương này, người học có thể:

M ô tả được cấu tạo và chức nâng cơ bản của hộ thần


kinh - c ơ sờ sinh lý của tâm lý: nơron, n ã o ...
Phân tích được quy luật hoạt động của hệ thần kinh
trung ương, định khu chức năng trên vỏ não.

<gm Giải thích được vai trò của việc hiếu bản chất tự nhiên
của tâm lý trong quá trình giáo dục và tự giáo dục.

1 = 3 _____________________________ í ---------=1

V ì s a o b ạ n th ic h m à u d ỏ ? V ì s a o b ạ n th íc h ă n n g ọ t?
V i s a o b ạ n y ê u m ô n to á n ? V ì s a o b ạ n th íc h a n h ấ y ? ....
Bạn có thể trả lời chính xác được không?
Điéu gi quyết định hay chi phối sự yẽu thích của bạn?

65
I. s ơ L ư ợ c V Ể C Ấ U TẠ O VÀ C H Ứ C N Ă NG C Ủ A HỆ
T H Ẩ N K IN H

Sinh lý học Ihần kinh cấp cao ỉà m ột khoa học rất non trẻ, có
lịch sử phát triển khoảng nửa thế kỷ này, từ giữa thế kỷ X X này,
tính từ sự ra đời của học thuyết Pavlov. Pavlov và cộ n g sự của
ông đã phát hiện nhũng quy luật cơ bản của hoạt động thần kinh
cấp cao. một thành tựu v ĩ đại của khoa học thê' giới hiện đại.
Toàn bộ hoạt động của cơ thể và tâm lý vận hành nhờ sự
làm việc và điều khiển cùa hệ thần kinh (bao gồm nhiều bộ phận
khác nhau: các giác quan, nơron thần kinh, phần dưới vỏ não và
võ n ã o ...)- H ệ th ẩ n k in h là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất
trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và m ạng lưới đi khắp cơ thể,
được cấu tạo bởi m ột loại m ô chuyên biệt là m ô thần kinh, gồm
các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần
kinh giao). Cũng chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ
bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất
trắng. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận
là bộ phân trung ương (não, tủy sốn g) và bộ phận ngoại biên
(các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung
ưcmg giữ vai trò chủ đạo. V ề chức năng, hệ thần kinh được chia
thành hộ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương) và hộ thần
kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh
dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối
giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên
nhiều phàn xạ có điều kiện rất phức tạp mà không sinh vật nào
có được. Vì vậy, việc "vệ sinh" hệ thần kinh có cơ sở khoa học
là cần thiết dể hệ thần kinh luôn đạt chất lượng hoạt dộng cao.

66
I . S ơ lir ự c vi* c á c g i á o q u a n

Đ ể nhận dược thông tin từ mối trưừiig xung quanh (để cảm
giác dược), hệ thán kinh trung ương phải dựa vào rất nhiều dạng
tế bào nhạy cảm khác nhau (cơ quan thụ càm ) (Recepter). M ỗi cơ
quan thụ cảm chịu trách nhiệm về một dạng thay đổi của mói
trường gọi là sự kích thích, nó tạo ra những xung thần kinh tương
ứng, sau dó truyền tới hệ thần kinh trung ương. Các giác quan
cơ quan thụ cảm - được ví như các angten thu nhận thông tin dưói
dạng sóng, đó cũng chính là nguồn thông tin cơ bản cho quá trình
nhận thức của con người. Người ta còn gọi chúng là cổng vào của
tri thức. Đ ổng thời giác quan cũng giúp chúng ta nuôi dưỡng và
duv trì sự tiếp xúc với bên ngoài cũng như với bên trong.
Các giác quan khác nhau được gọi tên theo các kích thích
mà chúng đặc trách, bao gồm: thị giác, thính giác, khứu giác, vị
g iác, xúc giác (cơ học, đau, nhiệt độ và tư th ế trong không gian).

a. Cơ quan vị giác
Chúng ta có từ 2 đến 5000
nhú lưỡi vị giác; m ỗi nhú lưỡi
c ó một chức năng riêng (ví dụ:
đắng, ngọt). N hờ vào một số
lượng lớn các t ế bào vị giác
m ang các đặc điểm khác nhau
m à não có thể nhận biết các vị.
C húng ta nhận biết dược 4 vị
c ơ bản: mặn, chua, ngọt, dắng. V ị thứ 5 chỉ có ở những người
châu Á cảm nhận, đ ó là vị lợ (um am i - từ tiếng Nhật), vị này có
d o chất glutam in (bột ngọt) tạo nên; và vị thứ 6 là vị béo cho
phép chúng ta phát hiện ra các axit béo chủ yếu.

67
b. Cơ quan khứu giác
Khứu giác cho chúng ta
biết các thuộc tính m ùi cùa vật.
Khứu giác (theo nghĩa hóa
học) có các tế bào cảm thụ
(cellu les recepteurs). Số lượng
các tế bào cảm thụ này vượt
quá 100 triệu và được phân bổ
trong màng nhầy của hố mũi
(m ột lớp tế bào m ỏng phía trên
khoang mũi - biểu m ỏ khứu giác). Khứu giác tiếp nhận khoảng
20% m ùi dẻ chịu, 80% mùi khó chịu và nguy hiểm báo trước
cho chúng ta biết rằng các chất đó có thể gây nguy hiểm , ví dụ
như thịt ô i...
Khứu giác còn đưa ra các tín hiệu giao tiếp, lãnh thổ, m ùi cá
nhân. V í dụ như: bé và mẹ; phân biệt các cá nhân, đe dọa, phục
tùng, sinh sản. M ột hiện tượng ít được biết đến ở con người là
m ỗi người có m ột m ùi riêng.

c. Cơ quan thị giác


Thị giác là m ột trong những loại
m áy ảnh tinh xảo nhất (độ phân giải,
tự động điều c h ỉn h ...), nó thu nhận
các sóng ánh sáng được biến đổi, cho
phép chúng ta nhìn được.
Sự biến đổi nãng lượng ánh sáng
thành các hoạt động thần kinh, truyền So

dẫn qua trung gian là các tế bào võng mạc rất nhạy cảm v ó i ánh

68
sáng (có khoảng 1 triệu tế bào tròn võng mạc), qua các tương tác
synap, và với sự trợ giúp của các tế bào cảm quang học (khoảng
2 6 0 triệu tế b à o ) và 2 triệu tê bào hạch, sự truyền dẫn các thông
tin từ giác quan tới não hộ đã được đảm bảo.

Các sợi trục của các tế bào hạch hợp thành tùmg bó, đó
chính là các dây thần kinh thị giác. Dây thần kinh thị giác nhiều
đến m ức chỉ riêng 10% sợi của chúng đã nhiểu hưn sổ' lượng sợi
của thính giác.

Sự nhìn bằng hai mắt đã tạo ra 2 luồng tiếp nhận thông tin
so n g song, liên quan đến khoảng cách, sự chuyển độn g, sự
tương phản, các chi tiết, màu sắc của các vật thể. Mắt sẽ tạo ra
các hình ảnh rõ nét, hợp nhất về th ế giới bao quanh chúng ta
trên v õn g m ạc; các hình ảnh đó phản ánh dưới nhiều mật: hình
khối, màu sắc, vị trí, sự chuyển dịch, giao tiếp; có 3 khu vực thị
giác phân biệt để phân tích các phương diện riêng biệt.

d. Cơ quan thính giác


Thính giác c ó cấu
trúc phức tạp: vành tai,
m àng nhĩ, xương tai.
Sự thay đổi mật độ các
phân từ trong không
khí được chuyển thành
sự rung của các thành
phần cấu tạo cơ học
củ a tai giữa và tai
trong, sau đ ó được chuyển thành các phản ứng thần kinh.

69
Cơ quan thính giác tiếp nhận tổ hợp đồng thời của các
só n g âm , lần số , cường đ ộ, âm độ; định vị âm thanh, khoảng
cách và không gian. Tai và não biến đ ổi các âm thanh trong môi
trường của chún g ta thành những thông diệp thần kinh có nghĩa.

e. Xúc giác

X úc giác d ó là giác
quan đầu tiên ch ú n g ta
có được và là giác quan
cuối cù n g chúng ta mất
đi. X úc giác không c ó
m ột c ơ quan đặc biệt nào
phụ trách như các giác
quan trên, nó nằm rải rác
trên bề mặt da và trong
tai cũ n g như từ trong
chính bản thể.

G iác quan này bao g ồm 4 loại: cảm thụ cơ học, cảm thụ
nhiệt đ ộ, cảm thụ v ề tư th ế của cơ thể trong không gian và cảm
thụ đau.

Như vậy, xúc giác được phân bổ trong toàn cơ thể, phản ứng
với nhiều loại tác nhân kích thích khác nhau. M ọi nguồn gốc của
các trải nghiệm dễ chịu và dau xót đều đến từ xúc giác. Trung khu
của các cảm nhận xúc giác nằm ở thùy đỉnh. Sau khi nhận kích
thích xúc giác, thông tin được chuyển tới não qua dường tủy sống
và sự tích hợp các thông tin dược thực hiện ở vỏ não.

70
2. Sư lư ợ c c ấ u t ạ o v à c h ứ c n à n g c ú a lẽ b à o t h ầ n k in h

Hệ than kinh dược tạo ncn bởi sự kết hợp các nơron còn gọi
la tế hào thẩn kinh. Nơron là m ột hệ thống có thể được so sánh
với m ộ t hệ t h ô n g d i ệ n t h o ạ i b a o g ồ m c á c d ư ờ n g d â y , đ iể m tiếp

phát và các trung tâm. Có khoảng 100 tỷ nơron (dao động ít


hoặc nhiều hơn khoảng vài trăm triệu). Trong một số vùng của
n ã o ngư ờ i, c á c n ơ ro n đ ư ợ c sin h ra t r o n g s u ố t q u á t r ìn h s ố n g (v ớ i

v iệ c tiếp n h ậ n k iế n thức m ớ i).

a. C ấ u tạ o c ủ a n ơ r o n

Nưron bao gồm các phần sau:

- T ế b à o: N h â n b à o v à th â n b à o

- Các phần kéo dài: sợi trục, tua nhánh

- Đ iểm tiếp hợp: synap

T ế bào là thành phần c ơ bản của hệ thần kinh, g iố n g với tất


cả các tế bào khác trong c ơ thể, nó có thể được so sánh với hình
ảnh quả trứng với chất nguyên sinh và m àng là chất trắng, nhân
là chất xám.

Sợi trục và các tua nhánh:


Sợi trục (axone) ch ín h là dây trụ trục, c ó thể ngắn hoặc dài
khác nhau. N ó giô n g như một sợi dây điện thoại. Sợi trục dẫn,
cảm úmg, và thực hiện chức nàng tiếp nhận hoặc đáp ứng.

Sợi trục được bao quanh bởi bao m y elin , khiến v iệc chuvển
thông tin vào trong sợi trục dễ đàng hơn và tăng vận tốc truyền
dẫn các hoạt động tiềm tàng.

71
CNWJrtinWUjISO'Sht

Hình 2.1: Nơron thần kinh


Tua nhánh là phần kéo dài (sợi ngắn), hình thành cây nối
tiếp với các tua nhánh của tế bào khác để truyền thông tin: m ột
tế bào c ó hơn 10.000 điểm tiếp xúc giốn g như các cành cây; con
người càng c ó nhiều trải nghiệm đa dạng, thì càng phát triển
nhiều các tua nhánh (trích theo Jean Mark D énom m é và
M adelaine R oy, 2007).
Synap là nơi tiếp nối giữa các tua nhánh của tế bào này với
tế bào khác, tất cả các trao đổi được thực hiện ở synap.

b. Chức năng của nơron


Nơron tiếp nhận, truyền và lưu giữ các thông tin nhờ có
xung thần kinh. Khi tiếp nhận một kích thích nào đó, tế bào thần

72
kinh tạ o ra xung thần kinh (dòng diện) và xung thần kinh này di
qua sợi trục (nơi truyền dẫn và cảm ứng), dẫn tới các tua nhánh.
Như vậy, trong nơron có quá trình hưng phấn xảy ra, tế bào thần
kinh bắt đầu hoạt động. Khi hưng phấn đạt đến một độ nhất
dịnh, tố bào dần truyền hưng phấn lừ diểm này đến điểm khác,
từ tế bào này đến tế bào khác.
M ỏi nơron bao gồm nhiều phần có chức năng riêng, vùng
tiếp nhận (region afferente), đưa ra các tín hiệu tại chỗ (thụ quan
tiềm tàng, m àng sau synap), vùng tổng hợp, chủ yếu nằm ở gốc
của sợi trục, phát ra hành động tiềm tàng ỏ mức độ thấp nhất.

Thông tin được nhận và


truyén đến nơtron

Cụcsynap

Hình 2.2: Truyền dẫn thông tin qua sợi trục

73
Sợi trục dẫn truyền lan truyền các tín hiệu thẩn kinh với các
vận tốc khác nhau tùy theo độ dày hay m ỏng cùa bao m ielin và
khoảng cách xa hay gần; Đáp ứng, giải phóng các chất hóa học
dẫn truyển từ các túi hoạt động tùy theo số lượng và tần s ố của
các hành động tiềm tàng (m àng trước synap). Các tua nhánh là
các bản tiếp xúc và truyền dẫn.
Synap là điểm tiếp hợp giữa 2 hệ thống tua nhánh và chất
dẫn truyền (ncurotransm cttcur), là nơi xử lý thông tin đẩu tiên
(lựa chọn); ờ đây diễn ra các thao tác phức tạp: xung điện, tiếp
theo là xung hóa, và cu ối cùng là xung điện: thần kinh tiếp nhận
thông tin gây ra m ột xung điện trong sợi trục đến tận m àng
trước synap của tua nhánh; xung diện này dược chuyển hóa
thành tín hiệu hóa học đ ối với synap và lại trở thành xung điện
trong màng sau synap của tế bào khác.
Quá trình truyền tin này được m ô tả cụ thể hơn như sau:

Đầu tiên các kích thích chuyển tới vùng tiếp nhận của nơron
(m àng sau cùa synap) dưới dạng các luồng xung thần kinh. Tiếp
sau đó, các luồng xu n g thần kinh này được sợi trục truyền dẫn
tới vùng tổng hợp (tốc độ truyền dẫn này phụ thuộc vào độ dày
của lớp m ielin và khoảng cách phải truyền dẫn). Sau đó, các
luồng xung thần kinh này cập bến tại vùng đáp ứng (m àng trước
của synap) - tại đày s ẽ xảy ra sự giải phóng các chất hoá học
dẫn truyền từ các túi. S ố lượng chất hoá học được giải phóng
phụ thuộc vào số lượng và tẩn s ố của các kích thích.
Cuối cùng tại diểrn tiếp liợp giữa hai hệ ihống tua nhánh và
nơron truyền dẫn của hai nơron sẽ xảy ra sự chọn lọc đầu tiên,
chỉ những thông tin m à não cần thì sẽ di tiếp. Các phản ứng hoá
học sẽ xảy ra giữa các chất mới giải phóng, năng lượng của phản

74
ứ n e h ọ á h o c n à y sc c h u v c n ( h à n h c ấ c x u n g t h a n k i n h t r u y ề n tới

m a n g s a u c ù a s y n a p k h á c ( v ù n g tiếp n h ậ n ) v à m ộ t q u á trình như

trên lại đ ư ợ c d i ẽ n ra tại n ơ r o n n à y . . .

Nhu vậy, Iiơron truyền dẫn thông tin theo cả hai hướng từ
ngoại vi vào trong não và từ não ra ngoại vi. Quá trình truyền
d ẫ n n à y x ả y ra k h á p h ứ c tạp , bắt đ ầ u là x u n g đ i ệ n - x u n g h o á -

xung điện.
Các nơron dược tập hợp thành các cu n g phản xạ, đó là nền
táng cùa cảm g iá c, tri g iá c , vận đ ộn g, n gôn ngữ và cảm xúc.
T h eo các nhà sinh lý học thần kinh, tri g iá c không chỉ đi từ sự
liên kết trong não của c á c xung thần kinh đến từ một cơ quan
cảm thụ, mà di từ sự tích hợp tấ t cả với các trạng thái của trung
tâm hiện tại, chính điểu này giúp ch o co n người thích nghi với
sự thay đổi bên ngoài và bên trong cơ thể. Kết quả là tri giác
không chỉ được xác định riêng bởi các thông điệp tiếp nhận mà
còn phụ thuộc vào cấu trúc hoạt động củ a não tại thời điêm đó
(m ức đ ộ cảnh g iá c , m ức độ chú ý, trạng thái tình cảm , động
lực, và mức độ h ọc). Chính vì thế, theo n gh iên cứu của m ột s ố
nhà khoa h ọc, có thổ chấp nhận được dữ liệu cảm thụ, não c ó
thể áp đặt sự nhận thức m ột cấu trúc khác vớ i cấu trúc của tác
nhân kích thích thực tế.

T óm lại, các nơron c ó chức năng truyền dẫn, chọn lọc, lưu
giữ và xử lý thông tin. Chúng ta có thể phát triển các tua nhánh
cùa nơron bằng việc tăng cường sử dụng nhiều giác quan. M ột
đ iều rất thú vị là chúng ta mới sử dụng hết 4% tổng s ố nơron,
như vậy chúng ta có m ột tiềm nâng không giới hạn nhưng thực
tố không sử dụng hết nó bời chúng ta bị giới hạn bời không gian
và thời gian sốn g.

75
3. N ão

N ão được hình thành từ ba phần đặt lên nhau, biểu thị ha


thời kì phát triển cùa nó: thời kì c ổ nhất được gọi là vỏ não
nguyên thuỷ, thời kỳ thứ hai gọi là vỏ não c ổ và thời kỳ mới
nhất gọi là não người. Hệ thống thần kinh trung ương cần tới
hàng nghìn th ế kỷ để hình thành. N ó đã vượt qua sự tiến hoá của
giới động vật trước khi hoàn thiện dc trở thành trung khu của tất
cả khả năng con người mà chúng ta biết ngày nay, cụ thể như:

- Các khả năng phức tạp, ví dụ như ngôn ngữ và hành vi xã


hội, phản ánh các c ơ c h ế riêng mà sự chọn lọc tự nhiên (thử, sai
lầ m ...) đó ban ch o bộ não của chúng ta.
- V ỏ não trước giữ m ột vị trí quan trọng trong v iệc phối hợp
các xử lý có sử dụng đến các vùng rất rộng của hệ thần kinh
trung tâm, khu liên hợp trước trán chiếm khoảng 1/3 vỏ não.

Não loài bò sát (hoặc não nguyên thuỷ)


N ão nguyên thủy nằm ngay dưới gáy, đây là trung khu của
các chức năng c ơ bản: hô hấp, tuần hoàn m áu, các cơ quan chủ
yếu của nội tiết. Trong vùng này cũng có trung khu cùa các chức
năng cần thiết ch o sự tồn tại: những thói quen, giới tính, nó bảo
vệ tất cả các hoạt động ban đầu dựa trên bản năng và phản xạ
của loài.
Như vậy, não nguyên thủy chịu trách nhiệm quản lý các
chức năng sốn g, cũng như các chức năng cần thiết để tồn tại của
con người và của loài. Chính chức năng sốn g và tồn tại đã ảnh
hưởng rất nhiều đến cách hoạt động cùa con người trong xã hội.
Trong nghiên cứu về sư phạm tương tác, Jean Mark
D cnom m é và M adelaine R oy (2 0 0 7 ) cho rằng, não nguyên thuv

76
được sử dụng đổ ch o chúng ta biết được một s ố tập tính thường
gặp ờ người học và ngay cà người dạy, những người hào vệ vị trí
của họ, bảo vệ quyền sôn g gắn với lãnh thổ của họ, những xung
đột nổi lên từ quan hệ tình dục nam n ữ ..., từ đó chúng ta có
những ứng xử phù hợp hơn.

h. Não thủ (còn gọi là vùng limbic hoặc vùng hải mã)
N ão bò sát đã tiến hoá bằng cách thêm vào một s ố bộ phận
mới và nó đã trở thành não động vật c ó vú/não thú (người ta còn
gọi là não c ổ ). N ó có vị trí trung gian giữa não người và não bò
sát, bao quanh não bò sát, nó có hình (láng như con cá ngựa (ncn
người ta còn gọi vùng này là vùng hải mã).

MỔ HÌNH NẢO NGƯỜI

Hệ limbic
N à o th ú , n à o c ổ
(nhu cầu cơ bản, cảm xúc)

Não bò sát

Hình 2.3: Mô hình não người

77
N ão thú là nơi tập trung toàn hộ các xung nàng, các xu thê
mà nó gắn liền với các cảm giác nội tạng và các phản ứng xúc
cảm . Vì có khả nàng cảm xúc, nên nó là lĩnh vực biểu hiện tình
cảm . Khả năng bicu hiện tình cảm này chính là biểu hiện chấp
nhận hay từ chối với các thông tin được nhận. N ếu thông tin
thực sự hứng thú, nó sẽ dược truyền qua và trở thành động lực
hành động cho chủ thể. Những thông tin khác không hứng thú,
nó sẽ bị ngãn lại nhưng nếu khi bị cưỡng bức (buộc phải xử lý
mặc dù không thích) nó sẽ được qua nhưng sau đó thường không
để lại dáu ấn trong não.

Trong hệ thần kinh trung ương, có m ột tổ chức gồm các tế


bào có hình thù to, kết lại với nhau theo kiểu đan lưới nằm khắp
hành tủy, não giữa, não trung gian. Bộ phận này được gọi là cấu
tạo hình lưới hay võng trạng. Khi nhận được luồng thần kinh từ
các dây thần kinh của các giác quan đi qua các trung khu của
chúng trong các bộ phân nằm dưới vỏ não, võng trạng không chỉ
truyền lèn m ột vùng tương ứng nào đó vào một bộ m áy phân
tích trong vỏ não mà thường truyền lên m ột số vùng của vỏ não
hoặc toàn bộ não. N hờ vậy, võng trạng giúp nhiều vùng trên vỏ
não sẵn sàng chuẩn bị thực hiện chức năng thành lập các phản
xạ có điều kiện. V õn g trạng đóng vai trò đáng kể đối với các
trạng thái tích cực và ticu cực, tỉnh táo và uể oải, vui vẻ và buồn
rầu trong cơ thể.
Đ óng góp của não th ú vào q u á tr ìn h nhận th ứ c ('Jean Mark
D énom m é và M adelaine Roy, 2 0 0 7 )
Vùng não thú đóng góp m ột vai trò to lớn trong quá trình
nhận thúc, nó tham gia suốt trong quá trình học tập. Sự lựa chọn
của nó làm nảy sinh một thiên hướng hay sự thúc đẩy hoạt đ ộn g

78
cho người hoc trong các lĩnh vực tri thức, xã hội và môi trườnJỊ.
Người dạy phái lưu V là m ọi quy luật phát trier) trí tuệ đều tuân
theo hứng thú. N ó sẽ đánh giá khả năng làm thoả mãn nhu cầu
mà người học và người dạy cảm nhận được.

D o dó với người học, tự bản thân họ phải tự tạo ra động lực


cá nhãn cho mình trong m ỗi hoạt đ ộn g học tập. Ngưừi dạy phải
giúp đỡ người học có động lực, làm cho họ hứng thú và say mê
với m ôn học, làm ch o họ biết IT1Ơ ước. Đ ể làm dược như vậy, hãy
chỉ ra những gì m à người học thu nhận được khi học môn học
nào đó. Bên cạnh đó việc tạo ra m ột mỏi trường học tập thoải
m ái, thân thiện, giúp dỡ sẽ làm cho người học cảm thấy an toàn
và tự tin. N ếu không gặp được điều này, thì hoạt động dạy học
đã không vượt qua “rào cản ” đầu tiên và cánh cửa thứ hai (sau
cá c giác quan) trước khi tới vỏ não.

c. Đ ạ i n ã o (v ỏ n ã o )

Đại não được coi là tổ chức vật chất phức lạp nhất và tinh
x ả o nhất trong vũ trụ. Đại não củ a người chính là vùng tạo ra sự
phân biệt của hệ thần kinh người và động vật, nó chính là vùng
v ò não bao bọc và phủ lỗn hai lớp não khác, nhờ nó mà con
n eư ời sống và tư duy dược.
V ỏ não người dược hợp thành bởi 6 lớp tế bào dày khoảng
2 - 3m m , có diện tích trcn dưới 2 2 0 0 c n r c h ia làm nhiều thùy...
V ỏ não có khoảng 14 - 16 tỷ nơron thần kinh, có khối lượng
trung bình 1,4 kg.
N gay từ khi sinh ra, vỏ não người đã đạt được khoảng 1/3
trọnR lượng cuối cù n g của nó. Khi con người được 2 tuổi, đại
n ão gần như đạt được độ lớn nhất của nó. Sự trội chức năng một
bên phát triển vào tuổi đậv thì.

79
v ỏ não người giống như m ột cái m ũ bao trùm lên hai phần
não loài bò sát và não loài động vật có vú, cùng với các mấu
hạch dưới não hợp thành bán cầu đại não: bán cầu phải và bán
cầu trái. Bán cầu đại não có cấu tạo nếp gấp, khúc khuỷu làm
gia tăng diện tích cùa não, dạng chất xám và các tế bào dạng hạt
có chức nâng liên hệ. Bán cầu đại não phải và bán cầu dại não
trái ngăn cách bởi khe liên bán cầu suốt từ phía trán đến gáy và
nối với nhau nhờ thể chai.
Trên vỏ não, giữa các khe có các thùy: thùy trán, thùy đỉnh,
thùy thái dương và thùy gáy (chẩm ). Thùy trán chiếm phần trước
của bán cầu đại não, thùy đình ở giữa ba khe, thùy thái dương
chiếm phần giữa và phẩn dưới của bán cầu đại não, thùy gáy ở
phía sau bán cẩu đại não.

80
N gày nay thông thường người ta chia vỏ não VA Ihành hơn
50 vùng, m ối vùng nhận kích thích và diều khiển một bộ phận
trong cơ thể. M ối thùy c ó quan hệ trực tiếp với một loại cảm
giác và người ta lấy loại cảm giác để đặt tên cho chúng: thùy
gáy - vùng thị giác; ihùy thái dương - vùng thính giác; phía
trước thùy đỉnh - vùng xúc giác; phía sau thùy trán - vùng vận
động.
Trên vỏ não người, có các vòing thực hiện chức năng ngón
ngữ: vùng nói do nhà bác học Broca tìm ra nên gọi vùng Broca ở
hồi não dưới thùy trán trái, vùng nghe ngòn ngữ do nhà bác học
W ernicke tìm ra nên vùng này gọi là vùng W ecnicke ở phần sau
của hồi não trái của thùy thái dương, vùng nhìn chữ do D gierin
tìm ra ở phần trước của thùy gáy. Hoạt động ngôn ngữ là chức
năng của nhiều vùng của vỏ não.

vùng Broca

thuỳ thái dưomtỉ tiếu

tuý sống
Hình 2.5: Phân khu chức năng của não
V ò não c ó hai chức nãng chung là điểu khiến và điều chỉnh
các hoạt động cùa các cơ quan nội tạng và dám báo cân bàng
giữa hoạt động của cơ thể với m ôi trường. Các chức năng này
không hoạt dộng riêng rẽ, khỏrtg hoạt động hoàn toàn độc lập.
mà ngược lại chúng phối hợp với nhau rất chặt chẽ, ảnh hưởng
qua lại lẫn nhau rất rõ rệt. Đ ó là kết quả hoạt động của hai bán
cầu đại não.
M ỗi bán cầu não có m ột chức năng riêng biệt trong việc xử
lý thông tin, nhưng hai bán cầu não bổ sung lẫn nhau. V í dụ, khi
yêu cầu gọi tên 5 dụng cụ thì cùng một lúc xuất hiện hình ảnh
của dụng cụ (bán cầu phải) và tên gọi cùa chúng (bán cầu trái).
Bán cầu não phải thực hiện chức năng k h ô n g đ ổ n g n h ấ t, bán
c ầ u n ã o trá i th ự c h i ệ n c h ứ c n ă n g d ồ n g n h ấ t , và dể hai bán cầu

này có thể phối hợp hoạt động thì thõng tin của não phải đạt đến
ngưỡng (tr ạ n g th á i T ) và các nhà thẩn kinh nhận thức gọi chức
năng này là chức năng b ổ sung của não (Jean Mark D énom m é
và M adelaine R oy, 2 007).
B án cấu n ã o p h ả i: nhận và lưu giữ tất cả những tri giác, và
nhớ các kỷ niệm , các kinh nghiệm của cuộc sống. Bán cầu phải
chứa đựng rất nhiều thông tin khác nhau nhưng bản thán nó lại
không đọc những thông tin đó (nhận biết được thực tế nhưng lại
không gọi được tên nó). Tất cả các tri giác dồn về bán cầu phải
không nhãn, không tên, đó là lĩnh vực không lời hay không nói.
Bán cầu phải với chức năng không đồng nhất tiến hành bằng sự
kết hợp thông tin nối tiếp và xếp lén nhau. N ó thiết lập một cách
không ý thức m ối quan hệ logic giữa một s ố yếu tố chun s của
các thông tin. D o đó, các thông tin ở bán cầu phải chỉ là một
chuỗi các cảm giác, sự kiện dược sắp xếp đơn giàn không theo
một trật tự nhất định nào cà (thời kỳ hỗn m ang).

82
H á n c ầ n n ã o tr á i: là nơi chứa dựng những kinh nghiệm dưới
hình thức khái Iiiệm, ký hiệu và không trực quan. Bán cẩu não
trái (.liền dạt nhờ từ hay các ký hiệu để nhận ra hoặc m iêu tả
tliõng tin thu được, hiệu chính các ý nghĩ bằng cách đưa cho
cluing một cách bicu dạt được dơn giản hoá và chức năng hoá.
Nó có thể đưa ra một khái niệm , tên hay m ột kí hiệu cho những
thông tin không đồng nhất ỏ bán cầu phải. Đ iều này thể hiện
tính tương đổng của bán cầu trái. Bán cầu trái hình thành bàng
phân tích. N ó đ ề cập các thành tô' khác nhau của một vấn đổ
trước khi đi tới giải pháp. Bán cầu não trái hoạt động với m ột
trật tự logic bởi vì nó m ang tính phân tích. N ó rút ra các kết luận
dựa trên liền đề là sự liên hệ giữa cái cũ và cái m ới. Nhờ vào
chức năng đ ồn g nhất, bán cẩu trái là trung tâm của những cái ổn
định, trật tự, những cái được nhận ra một cách vĩnh viễn như
khái niệm , từ và các kí hiệu. N hờ đó, con người có thể hiểu và
nhận ra những cái đã biết.

II. Đ ỊN H K H U C Á C C H Ứ C N Ả N G T Â M L Ý T R Ê N v ỏ N Ã O

1. C á c q u a n n iệm về định k h u ch ứ c n ân g tâm 1Ỷ cấ p


c a o trên vỏ n ão

Thực chất đây là vấn đổ về quan hệ giữa não và cái tâm lý.
G iai quyết được việc định khu các chức năng tâm lý cấp cao trôn
vỏ não có liên quan đến nhiều khái niệm quan trọng nhất của
khoa học hiện đại. D o đó, đây là vấn đé c ó liên quan đến nhiều
ngành khoa học khác nhau như giải phẫu, sinh lv thần kinh và
nội. ngoại khoa thần kinh. Tâm lý học thần kinh nghiên cứu chủ
đổ này từ quan điểm của mình: nghiên cứu các đặc đicm rối loạn
chức năng tâm lý trẽn người bệnh có tổn thương khu trú não.

83
Trong lịch sử phát triển các học thuyết về định khu chức
năng tâm lý cấp cao trên vỏ não, đã hình thành cu ộc đấu (ranh
với 2 hướng chù yếu:
Thuyết định khu hẹp được xuất phát từ quan điểm ch o rằng
m ỗi chức năng tâm lý là một “năng lực thống nhất”, trọn vẹn và
định khu tại một vùng xác định trên vỏ não. Bản thân não, mà
trước hết là vỏ não, là nơi tập hợp của các "trung tâm"; mỗi
"trung tâm" đó "chứa" m ột chức năng tâm lý xác định. Chính vì
vậy, m ỗi khi một trung tâm bất kỳ của não bị tổn thương sẽ dẫn
đến chức nãng tâm lý tương ứng bị rối loạn. N hư vậy, việc định
khu đã được xem xét m ột cách trực tiếp trong tucmg quan với
chức năng tâm lý và cấu trúc hình thái não. Các tác già đã ủng
hộ quan điểm này phải kể đến Broca, W em ick, Saco. Chính
thuyết định khu hẹp là cơ sở để xây dựng nên bản đồ về định
khu các chức năng tâm lý trên não thời kỳ này.
Thuyết chống định khu: cũng nghiên cứu m ối quan hệ giữa
"não và cái tâm lý" theo cách của thuyết định khu hẹp, nghĩa là,
tìm m ối liên hệ trực tiếp giữa "một năng lực" tâm lý với các
vùng trên não. Nhưng do quan điểm ch o rằng, não người c ố tính
chất đồng đẳng đối với tất cả các chức năng tâm lý, nghĩa là, các
chức năng tâm lý liên quan đến não bình đẳng như nhau, nên
m ỗi m ột tổn thương não sẽ dẫn đến rối loạn tất cả các chức năng
tâm lý đồng thời. Mức độ rối loạn tỷ lệ với đại lượng não bị tổn
thương (chứ không phụ thuộc vào định khu của vùng tổn
thương). Các tác giả - những người sáng lập ra học thuyết và ủng
hộ cho học thuyết tồn tại là Flourence, L e s li....
Tuy nhiên, thực tiễn quan sát lâm sàng (rcn người bệnh có
tổn thương não đã ch o thấy mẵu thuẫn sau đây phát sinh:

84
- Một mật, do tổn thương các vùng chức năng nhất định trên
não (m à trước hết là vỏ não) đã dẫn đến rối loạn các chức nâng
tám lý đặc thù khác nhau.
- Mặt khác, khả năng phục hồi các chức năng tâm lý đã bị
rối loạn cũng rất cao. Đ iều này chứng tỏ, nhiều vùng khác nhau
của não cũng c ó khả năng thực thi, thay th ế chức năng của vùng
não đã tổn thương.
Mẵu thuẫn trên dây không tìm được sự lý giải trong các học
thuvết định khu đã ncu trên. Chính vì th ế A. R. Luria dựa vào
các thành tựu nghicn cứu của sinh lý học, y học, tâm iý học dã
xây dựng học thuyết định khu theo quan điểm cùa mình với tên
g ọi thuyết "định khu chức năng tâm lý cấp cao có hệ thống linh
hoạt trcn vỏ não người". Thuyết này được xây dựng bắt đầu từ sự
xem xét lại m ột s ố khái niệm cơ bản liên quan đến định khu
chức nâng.

2. N ội d u n g th u y ết đ ịn h k h u có hệ th ố n g , lin h hoạt củ a
các ch ứ c n ă n g tám lý c ấ p ca o trên vỏ não người

H ọc thuyết này chính là c ơ sờ lý luận của tâm lý học thần


kinh X ô V iết hiện đại. Xuất phát từ quan điểm cho rằng, các
chức năng tâm lý cấp cao hay các hình thức hoạt động tâm lý ý
thức c ó cấu trúc hệ thống, có c ơ sở sinh lý phức tạp, bao gồm
nhiều hệ thống chức năng, đa thành phần, A .R Luria khẳng
định: mỗi chức nãng tâm lý cấp cao được định khu đồng thời ở
nh iều vùng khác nhau trên vỏ não; mỗi vùng có một vai trò nhất
định trong hệ thống chức năng; m ỗi vùng trên não có thể tham
g ia đ ồn g thời vào nhiều hệ thống chức nãng. Khi tham gia vào
hệ thống chức năng nào, thì các vùng não sẽ cùng hoạt động
th eo tôn chỉ nhiệm vụ của hệ thống đó.

85
Sự tổn thương của m ột khâu trong hệ thông chức năng c ó
thể được bù trừ bang hoạt động của cá c khâu khác trong cùng
m ột hệ thống hoặc thuộc hệ thống khác.
Kết quả nghiên cứu từ nhiều góc độ khoa học khác nhau (sinh
lv giải phảu thần kinh, lâm sàng) đã chi ra rằng, một chức năng
tâm lý cấp cao là những hệ thống phức tạp do nhiều vùng não cùng
hoạt động, điều khiển mà m ỗi vùng c ó vai trò nhất định trong việc
thực thi các quá trình tâm lý phức tạp. Các vùng não cùng hoạt
động trong m ột hệ thống nằm trên các điểm hoàn toàn khác nhau,
dôi khi còn rất xa nhau. Đ ây chính là một đặc điểm cơ bản về đinh
khu chức năng tâm lý cấp cao trên vỏ não người.
N goài ra, việc định khu các chức năng tâm lý cấp cao trên
v ỏ não không phải là cố định mà có thể thay đổi trong quá trình
phát triển của đứa trẻ, cũ n g như d o luyện tập có hệ thống.
Q iẳn g hạn như chức nâng viết, những ngày đầu mới tập cầm
bút thì phải nhớ được hình ảnh, biểu đồ của mỗi từ và được thực
hiện bởi một loạt các cử động riêng lẻ khác nhau, mỗi cử động
Irong đó giúp ch o thực hiện chỉ một yếu tố của từ. Kết quả của quá
trình luyện tập ch o thấy, cấu trúc của quá trình viết thay đổi cơ bản
và chuyển thành "giai điệu vận động" nhất quán, không cần phải
tập trung chú ý khi v iế t Tương tự như vậy, các quá trình lâm lý cấp
cao khác ở người cũng được hình thành và phát triển.
Tương ứng với sự thay đổi về cấu trúc của các chức năng
tâm lý cấp cao là sự thay đ ổi định khu tổ chức não của nó. Đ ặc
biệt ở giai đoạn phát triển m uộn khi não đạt mức phát triển hoàn
thiện, hoạt đ ộn g của các hệ thống chức năng bắt đầu được dựa
trên hệ thống các vùng não hoàn toàn khác. (X em A.R Luria và
cộ n g sự 1972).

86
T óm lại. chỉ trên c ơ sở chính xác hoá cấu trúc chức nâng
cúa quá trình lâm lv được nghiên cứu. với việc phân tích cá c ycu
tô cấu thành của chức năng dó và v iệc phân tích "sự rài rác” các
veil tỏ theo hệ thống não bộ, mới ch o phép tiếp cận đê giải quyết
tlico cách hoàn toàn khác về định khu chức năng tâm iý cấp cao
trôn vỏ não. Chính vì hệ thống các trung khu thần kinh diều
khiên một quá trình tâm lv nào đó là hệ thống được thành lập
theo chức năng, chứ kh ôn g phải theo tổ chức giải phẫu cơ thể và
hệ thống chức năng đ ó c ó tính cơ đ ộn g, chứ không phải c ô định
trong một số tế bào thần kinh, ch o nên khi c ó tổn thương ờ một
nơi trên võ não, đến m ột mức độ nhất định, chức năng trước đây
ờ các tế bào bị tê liệt c ó thể chuvển sang các tế bào vỏ não khác,
tất nhiên phải sau một thời gian luyện tập. H iện tượng này gọi là
hiện tượng bù trừ chức năng của các tế bào vỏ não (A nok hin ,
Luria). Nhưng nếu tổn thương mất nhiều tế bào vỏ não quá, thí
dụ mất hẳn một m iền thì khó c ó khả năng bù trừ được.

III. H O Ạ T Đ Ộ N G T H Ầ N K IN H C Ấ P C A O

1. Q u á trìn h th ầ n k in h cơ b ản c ủ a h o ạ t đ ộ n g th ầ n k in h

Hoạt động thần kinh cấp cao liên hệ chủ yếu với các bán
cầu đ ạ i não. Hoạt động này bảo đảm quan hệ phức tạp và tinh vi
của toàn cơ thổ đối với th ế giới bên ngoài. H oạt đ ộn g thần kinh
cấp c a o chủ yếu là hoạt động tự tạo của c ơ thể, đúc kết kinh
n gh iệm sống của bản thân, là kết quả cùa giáo dục và tự giá o
dục. Hoạt động thần kinh cấp cao ở con người m ang dấu vết của
toàn bộ lịch sử xã hội loài người. H oạt đ ộn g thần kinh cấp cao

87
chủ yếu là hoạt đ ộ n g phản xạ có điều kiện. Hoạt dộng thần kinh
cấp ca o luôn thay đ ổi và ngày càn g phù hợp với điều kiện m ôi
trường luôn thay đổi.

Hoạt động thần kinh cấp thấp là hoạt dộng của não truníỊ
g ia n , g iữ a , tiể u não, h à n h tù y và tủ y sống. Hoạt động căn bản
của thần kinh cấp thấp là điều hòa và phối hợp các phần của cơ
thê với nhau, chù yếu là bảo đảm dời sống sinh vật bình thường
của cơ thể. H oạt đ ộn g thần kinh cấp thấp là hoạt động bẩm sinh
di truyền, n ó khó thay đ ổi và ít thay đổi. Hoạt động thần kinh
cấp thấp là hoạt đ ộn g phản xạ không điều kiện.

Toàn bộ hoạt đ ộn g củ a hệ thần kinh cũng như của từng tế


bào thần kinh đểu dựa vào hai quá trình thần kinh cơ bản: h iO ĩg

p h ấ n và ức chế.

H ư ng p h ấ n là m ột quá trình thần kinh giúp hệ thần kinh


thực hiện hay tăng độ m ạnh của m ột phản xạ hay nhiều phản xạ.
N ếu c ó m ột k ích thích gây ra m ột hưng phấn khá mạnh hơn các
hưng phấn khác, ta c ó đ iểm hưng phấn ưu thế. Đ iểm hưng phấn
này là c ơ sở sinh lý của chú ý.
ứ c c h ế là m ột quá trình thần k in h giú p hệ thần kinh kìm
hãm hoặc làm m ất m ột hay m ột vài phản xạ nhất định. Hưng
phấn và ức c h ế là hai m ặt th ốn g nhất của hoạt động thần kinh.
T rong cù n g m ột đ iể m , quá trình này tiếp n ối quá trình kia,
hư ng phấn thay th ế ức c h ế và ức c h ế thay th ế hưng phấn. Hai
quá trình thần k in h này là kết quả sự tác đ ộn g củ a cả bên
n g o à i lẫn bên trong c ơ thể tới não. Đ ồ n g thời ý thức của con
n gư ờ i nhiều khi c ũ n g tham gia đ iều khiổn hai quá trình này
với c á c m ức đ ộ k h ác nhau.

88
2. F lo a t đ ộ n g phản xa

Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh trung ương là hoạt dộng
phản xạ. Khái niệm phản xạ giúp giải thích m ột cách khoa học mọi
hoạt dộng của động vật bậc cao, từ các cử đ ộn g dơn giản đến xúc
cảm , suy nghĩ. “ Phản xạ là một phản ứng tất yếu, hợp quy luật của
cơ thể đối với tác nhân kích thích bên ngoài - phản ứng thực hiện
nhờ một phần nhất định của hệ thống thần kinh” (Pavlov).

Có hai loại phản xạ: không điều kiện và c ó điều kiện.

P hản xạ kh ô n g d iề u k iệ n là phản xạ bẩm sinh, nó tồn tại


cùng với sự tồn tại của loài. Phản xạ kh ông điều kiện đảm bảo
m ối liên hệ thường xu yên giữa c ơ thể với m ôi trường, nghĩa là
trong bất cứ điều kiện nào, cứ c ó tác đ ộ n g kích thích là c ó phản
xạ không điều kiện tương ứng x ảy ra. V ì vậy, hoạt động phản xạ
không điều k iện ch ỉ giú p con người thích ứng với m ôi trường
không thay đ ổi. N hững phản xạ này c ó trung khu thần kinh ở
trong các phần dưới vỏ não và c ó đại d iện ở trên vỏ não. Hoạt
đ ộn g phản xạ không điều kiện là c ơ sở sinh lý của bản năng ở
độn g vật và người. M ỗi bản năng đều dựa vào m ột s ố phản xạ
k hông điều k iện như bản năng dinh dưỡng, bản năng tự vệ, bản
năng sinh d ụ c ...

Phản xạ kh ôn g điều kiện ở người khác với ở đ ộn g vật bởi


phản xạ không điều k iện ở neười đã được xã hội hóa, g iá o dục
c ó thể làm ch o phản xạ bản năng này m ang tính xã hội thông
qua việc thành lập các phản xạ c ó điều kiện.
P h ả n x ạ c ó đ iề u k iệ n là phản xạ tự tạo. K hi sinh ra, động vật
bộc cao và người đều chưa c ó phản xạ này. Trong quá trinh sống,
m ỗi cá the tự tạo ch o m ình các phản xạ c ó điều kiện để thích ứng

89
vớ i m ô i trường lu ô n thay đ ổ i. C h o d ù ờ tro n g c ù n g m ộ t m ỏ i
trường nhưng các cá the khác nhau sẽ hình thành các phản xạ có
điều kiện khác nhau. Thành lập phản xạ có điều kiện sẽ tạo cho
m ỗi cá nhân hoạt động thuận lợi. Có the nói toàn bộ sự giáo dục
và tự giáo dục, đứng về mặt sinh lý học, là thành lập những phản
xạ có điéu kiện và những hệ thống phản xạ có điểu kiện.
C ơ sở giải phẫu sinh lý của phản xạ có điểu kiện nằm ở vỏ
não. K hông có vỏ não, đ ộn g vật và người vẫn có thể hô hấp, tiêu
hóa trong m ột thời gian nhất định, nhưng không hình thành một
phản xạ có điều kiện nào.
Phản xạ c ó điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không
đicu kiện sẽ tác động vào cơ thể, (chó tiết nước bọt do kích thích
thị giác trước khi c ó thức ăn vào m iện g). Như vậy, phản xạ c ó
điều kiện chuẩn bị ch o m ột hoạt động sắp xảy ra. Dựa vào đặc
điểm này của phản xạ m à con người có những hoạt động hướng
về tương lai cũ n g như chuẩn bị tâm thế, tinh thần cho m ột sự
thay đổi sẽ đến.

3. Q u y lu ật h o ạ t đ ộ n g th ần k in h cấ p cao

a. Quy luật hoạt động theo hệ thống


M uốn phản ánh sự vật một cách trọn vẹn, các trung khu ở
trong các m iền của vỏ não không thể làm việc một cách riêng rẽ
để tiếp nhận từng loại kích thích m ột mà phải có sự phối hợp
nhiều trung khu cùng hoạt động để tập hợp các kích thích riêng
rẽ thành nhóm , thành thể hoàn chỉnh. Hoạt động tổng hợp và
phân tích cùa vỏ bán cẩu đại não giúp tập hợp các kích thích hay
phản ứng riêng rẽ thành từng nhóm bộ hoàn chỉnh gọi là hoạt
đ ộn c2 theo hệ• thống
c của hán cầu đai não.

90
I lơn nữa, có hoạt d ộn g r.lnr vậy là vì trong thê giới khách
quan, cá c kích thích c ó quan hệ với nhau rát chai chõ. Khi tác
động vào c ơ thể, thực tố các kích thích không tách rời nhau, mà
kích lliích này tác động cùng với kích thích kia. lác đ ộn g này
xảy ra nối tiếp lác động k ia ...

Một bicu hiện rất quan trọng của quy luật này là hoạt đ ộn g
dộng h ìn h . Thí dụ, cho m ột sô kích thích tuấn tự tác động vào
người nhiều lán. Sau d ó nếu chỉ có m ột kích thích irong các kích
thích tác động vào thì cũ n g gây ra phản ứng như phản ứng với
lập hợp các kích ihích ti ước đây. N hư vậy, m ột hoạt đ ộn g độnsỉ
hình đã được tạo ra. D ộ tìiị h ìn h là m ộ t h o ạ t dộng p h ả n xạ có

d iề u k iệ n k ê ' tiế p nhau th e o m ộ t th ứ tự n h ấ t đ in h d ã lặ p đ i lặ p

lạ i n h iề u lầ n .

Nhờ hoạt động theo đ ộn g hình, theo hệ thống mà vỏ não vừa


đỡ tôn năng lương, vừa phản ứng linh hoạt và chính xác hơn với
ngoại giới.

b. Quy luật lan tỏa tập trung

Hưng phấn và ức c h ế là hai trạng thái cơ bản của hộ thần


kinh. Khi trên vỏ não có m ột điểm hưng phấn hoặc ức c h ế nào đó,
thì quá trình hưng phấn và ức ch ế không dừn 2 ở điểm đ ó m à n ó sẽ
lan tỏa ra xung quanh. Sau đó, trong những điều kiện bình
thườns, chúng tập trung vào một nơi nhất định. N hờ hưng phấn
lan tỏa mà có thể hlnh thành các m ối liện hệ thần kinh tạm thời,
c ó thể thiết lập các liên tưởng... N h ờ có ức c h ế lan tỏa m à có
trạng thái thôi m iên, ngủ. ú c chế từ lan tỏa đến tập trung đưa thẩn
kinh từ trạng thái ngủ sang trạng thái tỉnh. H ung phấn tập trung
giúp ta phân tích sâu, kỹ m ột mặt của từng sự vật riêng biệt.

91
c. Quy luật cảm ứng qua lại
Có 4 loại cảm ứng cơ bản: đổng thời, tiếp diễn, dương tính
và âm tính.

Hung phấn nảy sinh ớ một điểm trên bán cầu đại não có thổ
tạo ra ức c h ế ở các điểm lân cận, hay ngược lại ức c h ế ờ điểm
này sẽ tạo ra hưng phấn ở điểm lân cận. Thí dụ, nếu ta quá tập
trung làm viêc gì đó, có thể ta không nhạn ra những âm tham ở
xung quanh. Cảm ứng này còn xảy ra ờ từng vùng m iền. Hiện
tượng này gọi là cảm ứ n g q u a lạ i đ ổ n g th ờ i.

H iện tượng hưng phấn ở m ột đ iểm hay một trung Ihu


chuyển sang ức c h ế tại chính đ iểm hay trung khu đó gọi là hiện
tượng cảm íù ìg tiế p d iễ n . Thí dụ học sinh ngồi lâu trong g iờ hpc,
(trung khu vận động bị ức chế), khi ra chơi, phần lớn các ìm
chạy nhảy (hưng phấn).
N ếu hưng phấn làm ch o ức c h ế sâu hơn, hay ức ch ế làm cho
hưng phấn ả điểm kia trờ nên m ạnh hơn, ta có cảm í ừ i g t í c h C ỈC .

Thí dụ: ngồi lặng im không n ói để quan sát kỹ hơn, vì n jổ i


chăm chú nghe giảng nên chân tay không cử động.
Ngược lại, hưng phấn gây ra ức c h ế hoặc làm giảm ức c iế ,
và ức ch ế làm giảm hưng phấn là những biểu hiện của cảm m g
tiêu cực. Thí dụ: m ệt m ỏi không m uốn làm gì, hoặc giờ ra ckơi
học sinh đùa nghịch và khó tập trung ngay vào bài học sau đó

d. Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích


Trong trạng thái bình thường của vỏ não, một kích th ch
mạnh gây ra phản ứng mạnh, kích thích trung bình tạo ra phàn
ứng trung bình, kích thích yếu tạo ra phản ứng yếu. N hư v iy .
trong trạng thái bình thường, độ lớn của phản ứng tỷ lộ thuận ’ới

92
cường độ kích thích Ớ người, sự phụ thuộc này mang tính tương
đối vì phàn ứng hành vi cùa người không chi phụ thuộc vào
cường độ kích thích mà cò n phụ thuộc vào sự tiếp nhận cùa m ỗi
chủ thể. Mơn nữa sự phản ứng còn phụ thuộc vào mức độ nông
sâu của trạng thái ức c h ế thần kinh.
Các quy luật hoạt d ộn g thần kinh có liên quan chặt chẽ với
nhau: nhờ quy luật này c ó thể giải thích quy luật khác, quy luật
này dựa vào quy luật kia và sự thống nhất của các quv luật bảo
đảm cho hoạt động chung của não, giúp cơ thể hoạt dộng nhịp
nhàng, thích nghi cao nhấl vói m ỏi trường và tạo cơ sờ thav đổi
m ôi trườne.

Từkhoá
H ư n g phấn: là một quá trình thần kinh giúp hệ thần kinh
thực hiện hay tăng độ m ạnh của một phản xạ hay nhiều phản xạ.
N ếu có một kích thích gây ra một hưng phấn khá mạnh hơn các
hưng phấn khác ta có đ iểm hưng phấn ưu thế. Đ iểm humg phấn
này là c ơ sờ sinh lý của chú ý.
ứ c c h ế là m ột quá trình thần kinh giúp hệ Ihần kinh kìm
hãm hoặc làm mất một hay m ột vài phản xạ nhất định. Hưng
phấn và ức ch ế là hai mặt thống nhất của hoạt động thần kinh.
P h ả n xạ k h ôn g đ iều kiện là phản xạ bẩm sinh, nó tồn tại
cùng với sự tổn tại của loài. Phản xạ không điều kiện đảm bảo
m ối liên hệ thường xuyên giữa c ơ thể với m ôi trường.
P h ả n xa có đ iề u k iệ n là phản xạ tự tạo. Trong quá trình
s ố n g , m ỗ i cá the tự tạo c h o m ình các phản xạ có dicu kiện đổ
th ích ứna với m õi trường luôn thav đ ổi. C ó thể nói toàn bộ sự
° iá o dục và tự g iá o d ụ c, đứng về m ặt sinh lv học, là thành lập

93
những phán xạ c ó đ iều kiện và những hệ thống phản xạ có
đ iều kiện.
Đ ộ n g h ìn h là m ột hoạt dộng phàn xạ có diều kiện kế tiếp
nhau theo m ột thứ tự nhất định, và lặp đi lặp lại nhiều lần.
C ả m ứ n g q u a lại đ ồ n g then: hưng phấn nảy sinh ò một
điểm trên bán cầu đại não có thể lạo ra ức c h ế ở các điểm lân
cận, hay ngược lại ức c h ế ờ điểm này sẽ tạo ra hưng phấn ờ diểm
lân cận.
C ả m ứng tiếp diẻn: hiện tượng hung phán ở một điểm hay một
trung khu chuyển sang ức ch ế tại chính điểm hay trung khu đó.
C à m ứ n g tích cực: hưng phấn làm cho ức ch ế sâu hơn. hay
ức c h ế làm ch o hưng phấn ở điểm kia trở nên mạnh hơn.
C ả m ứ n g tiêu cực: hung phấn gây ra ức c h ế hoặc làm giảm
ức ch ế, và ức c h ế làm giảm hưng phấn.

C â u hỏi ôn tập
1. Hãy phân tích vai trò của các g iá c quan đối với quá trình
nhận thức của con người.

2. Hãy m ô tả quá trình xử lý thông tin trên vỏ não và chỉ ra


vai trò từng hộ phận của hệ thần kinh trung ương trong
việc xử lý thông tin.

3. Hãy phân tích m ối quan hệ giữa định khu chức năng trên
vỏ não và tâm lý, từ đó c ó thể rút ra những kết luận sư
phạm quan trọng nào c h o v iệc giáo dục và phát triển
nhân cách.
4. V iệc hiểu bàn chất sinh lý của tâm lý, ý thức giúp bạn lưu
V g ì t r o n g q u á tr ìn h d ạ y h ọ c v à g i á o d ụ c (tự g i á o d ụ c ) ?

94
B ài tậ p th ự c h à n h

llã v viêí nhật ký ghi ch ép về các cô n g việc trong ngày cũng


Iilur những thái đ ộ cùa m ình với c ô n g việc và cuộc sốn g. Hãy
đánh giá nó m ỗi ngày. X ác định xem bao nhiêu phán trăm cõn g
việc được hoàn thành tỏi nhừ vào chính sự khỏe khoắn của cư
thể và nhờ c ó những cám xúc tích cự c? Từ đó bạn hãy rút ra
những biện pháp để có the nàng ca o hiệu quả còn g việc cũng
như đời sốn g tinh thần.

T à i liệ u đ ọ c t h ê m

1. Tạ Thuv Lan, 2 0 0 3 . S in li l ý liọ c th ầ n k in h , Nhà xuất bản


Đ ại học Sư phạm Hà N ội.
2. A .R . Luria, 1972, N ã o tìÍỊIỈỜ Ì v ù các quá tr ìn h tá m lý .

Nhà xuất bản Đ ại học Sư phạm Hà N ội.

95
C hư ơng 3

T Â M L Ý - Ý T H Ứ C - H O Ạ• T Đ Ộ■ N G

M ụ c tiê u :
m

H ọc xong chương này, người học có thể:

Phát biểu được khái niệm tâm lý, nêu các loại hiện

tượng tâm lý và ý nghĩa của chúng đối với hoạt động

sống và học tập của con người.

Giải thích được bản chất tự nhiên và xã hội của hiện

tượng tâm lý người.

Phân tích được bản chất của ý thức, vô thức và sự phát

triển ý thức.

cy’ Phân tích được bản chất hoạt đ ộn g của tâm lý: tâm lý

chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động.

V ẽ và giải thích được ý nghĩa sơ đồ cấu trúc hoạt động

của A .N . L eonchev.

^ Giải thích được cá c đặc điểm của hoạt dộng và ý nghĩa

của m ỗi đặc điểm trong việc xác định hoạt động được

hình thành.

96
a r Kế tên dược các hoạt động chủ đạo của các giai đoạn

phát triển và vai Irò cùa các hoạt động đó đối với sự

phát triển tâm lý.

Phân tích dược bản chất, đặc điểm và vai trò của giao
tiếp đối với sự phát triển tàm lý.

“Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”

Vây bạn có thể nhỉn được gì qua đôi mắt ấy?

97
I. B Ả N C H Ấ T C Ủ A IỈIỆ N T Ư Ợ N í ; tâm lý N ÍỈƯ Ò I

1. K hái n iệm tám lý

Tâm lý của con người rất đa dạng, phong phú nhưng cũng
rất phức tạp bí ẩn và trừu tượng. Tâm lý gắn liền với hoạt động
sống của con người, thể hiện trong mọi hành vi hoạt động của
con người. T heo cách hiểu này thì tâm lý con người là nhận
thức, trí tuệ, xúc cảm , tình cảm , ý chí, xu hướng, tính cách, nãng
lực... Tất cả những hiện tượng đó tạo thành các lĩnh vực tâm lý
cơ bản của con người.
Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, thuật ngữ tâm lý
bắt nguồn từ tiếng Latinh P sychologie - khoa học về tâm hồn.
N ó được bắt nguồn từ hai từ ghép “P syche” là linh hồn, tinh thần
và “lo g o s” là học thuyết, khoa học. Trong từ điển tiếng V iệt
(1988) định nghĩa m ột cách tổng quát: tâm lý là ý nghĩ, tình
cảm ... tạo thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con
người. V ậy tâm lý là gì? Đ ể trả lời câu hỏi này, ta cùng xét một
số thí dụ:

Bạn đứng trước m ột dòng sông. Mắt bạn nhìn thấy hình
dáng con sông, mặt nước lăn tãn sóng, hơi nước mà bạn cảm
nhận được qua xúc giác, bạn có cảm giác thật thoải mái khi ngồi
bên dòng són g này (có thể ở người khác thì không có cảm giác
n à y )... Tất cả những điều vừa m ỏ tả tổn tại trong tâm trí của
bạn, có nghĩa là th ế giới xung quanh đã được phản ánh trong
não của ta. N ếu bạn chưa từng được biết điều đó thì cũng có
nghĩa là bạn không có được nhữna hình ánh đó trong đầu.

98
Từ thí dụ này, ta c ó thể đưa ra định nghĩa tâm lv:
'là m lý là s ự p h â n á n h h iệ n th ự c k h á c h q u a n v à o n ã o , lìió tii’

qua lă /ìg k ín h chủ quan n ia m ỗi cá nhân. T âm lý n g ư ờ i là h ìn h

ả n h c h ú (/Iiư ti c ủ a t h ế g i ớ i k h á c h q u a n .

Như vậy, tâm lý người có cơ sở tự nhiên là não và các giác


quan, có ngu ồn gốc xã hội là hiện thực khách quan của xã hội
lo à i người và được “ chứa dự ng” tio rig k in h n g h iệ m , VỐII sống,
thái đ ộ ... của chủ thể.

2. B àn c h á t củ a hiện tượng tâm lý người

a. T â m lý là c h ứ c n ă n g c ủ a n ã o

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất có trước,
tinh thần, tâm lý có sau. Nhưng không phải bất cứ ở đâu có vật
chất thì ở đ ó c ó tâm lý. Hiện tượng tâm lý đơn giản nhất là cảm
g iác, bắt đầu xuất hiện ở hệ thần kinh mấu hạch (giun). Đ ến khi
có não mới xuất hiện tâm lý ở bậc cao. Bộ não là m ột vật chất
đặc biệt, c ó tổ chức cao nhất. F. A nghen khẳng định: “ý thức, tư
duy của chúng ta là sản phẩm của vật chất, của cơ quan nhục thổ
tức là não” . V. I. Lenin viết: “tâm lý, ý thức là sản phẩm của vật
chất c ó tổ chứ c cao, là chức năng của khối vật chất đặc biệt phức
tạp là não ngư ờ i” .

Hình ảnh tâm lý c ó được ià do th ế giới khách quan tác động


vào các giác quan của cơ thể rồi chuyển vào não. N ão hoạt động
th eo cơ c h ế phản xạ từ dó sinh la các hiện tượng tâm lý. Có hai
loại phản xạ là phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Phản
x ạ khồní? đ iều kiện là cơ sở của bản năng, còn phản xạ c ó điều
kiện là cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý. Hoạt động phản

99
xạ có điều kiện giúp cơ thể luôn thích ứng vói môi trường
thường xuyên thay đổi.
Sự hình thành tâm lý người chịu sự chi phối của hai hệ thống
tín hiệu: hộ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở sinh lý của hoạt động
trực quan, cảm xúc. Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở của tư duy, ý
thức, tình cảm và các chức năng cao cấp của con người.
Như vậy, các hiện tượng tâm lý người có c ơ sở sinh lý là hệ
thống chức năng thần kinh cơ động của toàn bộ não, tâm lý là
chức năng của não.

b. Tám lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan


Phản ánh là gì?
P hản ánh là quá tr ìn h tá c đ ộ n g q ua lạ i g iữ a hai h ệ th ố n g

v ậ t c h ấ t, kết q uá đ ể lạ i d ấ u v ế t (h ìn h ả n h ) tá c động ở cả hệ

th ố n g tá c đ ộ n g v à h ệ th ố n g c h ịu s ự tá c đ ộ n g .

V í dụ: phấn viết lên bảng sẽ để lại những vết phấn trên
bảng, đồng thời viên phấn bị m òn đi.

Phản ánh là thuộc


• tính của vật chất, bởi vì m ọi vật
■ chất 9 luôn • •
ở trạng thái vận động trong không gian và thòi gian, trong quá
trình đó không tránh khỏi sự “va ch ạm ” và kết quả củ a sự va
chạm xuất hiện sự phản ánh. V ì vậy, c ó bao nhiêu dạng vận
động thì có bấy nhiêu loại phản ánh.
Đ iể u k iệ n đ ể c ó p h ả n á n h : có hai hệ thống vật chất, và có sự
tác động qua lại của hai hệ thống vật chất đó.
Các phản ánh xuất hiện từ thấp đến cao và c ó sự chuyển hoá
lẫn nhau, trong đ ó phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh cao
nhất trong quá trình phát triển của vật chất và là loại phản ánh
tâm lý.

100
Phản ánh cao nhất

T â m lý

V. * :«fc ’ ..ế - ư ịi

c• u u
Siiih h ọc *
_______________ __ _______ í---------- L
l ữ

Lý h ọc

Hóa học

Phán ánh thấp nhất


Cơ học

Quá trinh phát triển các hình thức phản ánh


T h ế nào là phản ánh tâm lý?
Phàn ánh tâm lý là quá trình tác động qua lại giữa hiện
thực khách quan (với tu cách là cái dược phản ánh) và não bộ
(tổ chức vật chất cao nhất với tư cách là cơ quan làm nhiệm vụ
p h ả n á n h ) và sản p h ẩ m c ủ a s ự tá c đ ộ n g q u a lạ i n à y c h ín h là c á c

hình ảnh tinh thần được liai giữ trong não con người.
Điêu kiện đ ể cỏ phản ánh tâm lý:
- Có hiện thực khách quan và bộ não người hoạt động bình
thường.
- Có sự tác động qua lại vái nhau giữa hiện thực khách quan
và não người.
P hàn á n h tâ m lý là m ộ t lo ạ i p h à n á nh d ặ c b iệ t vì tâm lý
được phản ánh bởi m ột c ơ quan có tổ chức vật chất cao nhất là
não bộ, vì vậy hình ảnh tăm lý m ang tính sinh động, phong phú
và sáng tạo.

101
Sản phẩm củ a phản ánh tâm lý là h ìn h ảnh tin h th ần lu ô n
luôn sinh động và sáng tạo.
Cơ chế phản ánh theo cơ chế phản xạ của P.K. Anokhin:
Dây thần kinh
Kích thích
hướng tâm Nào: - Tiếp nhận kích thích
- Xử lý, ra lệnh

(Các xung thán


Giác kinh)
quan
Xung Ihán kinh
íliéu khiển

Dây thần kinh


li tâm

Cơ, tuyến
Điều chỉnh

c.Tâm lý người mang tính chủ thế


Tính chủ thể thể hiện ở chỗ:
- Cùng nhận m ột sự tác động từ thế giới khách quan nhưng ở
các chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với mức
độ, sắc thái khác nhau.

- C ùng m ột h iện tượng khách quan tác đ ộ n g đến m ột chủ


thể, nhưng chủ thể đó ờ những thời đ iểm , hoàn cản h , trạng
thái khác nhau có thể m ức độ biểu hiện các sắc thái tâm lý
khác nhau.

- Thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà


mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau với hiện thực.

102
D o (lâ u m ù tú m lý n g ư ờ i n ù y k h á c tủ m ỉỷ n g ư ờ i k ia ?

- M ỗi cá nhân c ó một bộ não khác nhau: khác nhau VC trọng


lượng, sô lượng nơron thần kinh, các vết nhãn cùa não b ộ ...
- Hoàn cảnh sốn g cùa m ỗi cá nhân khác nhau, trong đó yếu
tô’ giá o dục ch iếm vị trí quan trọng là nguyên nhân c ơ bản làm
cho tâm lý m ỗi cá nhân khác nhau.
- Tính tích cực của mỗi cá nhàn, cách hoạt động của m ỗi cá
nhân khác nhau.
- Vốn kinh nghiệm của mỗi cá nhân khác nhau.

d. Tám lý người mang bấn chất xã hội lịch sử


Tâm lv người có nguốn gốc là th ế giới khách quan (thế giới
tự nhiên và xã h ội), trong đ ó nguồn gốc xã hội là cái quyết định.
N g a y cả phần tự nhiên của con người cũng được xã hội hoá. Bàn
chất xã hội thể hiện qua các m ối quan hệ kinh tế - xã hội, đạo
đức pháp quyền, quan hệ con người - con người từ gia đình,
làng xóm , quê hương, nhóm , cộng đ ồ n g ... các m ối quan hệ này
quyết định bản chất tám lý con người, c . Mark nói “con người là
sản plìẩm của xã h ội, bản chất của con người là tổng hoà các
m ối quan hệ xã hội” . Nếu thoát khỏi m ối quan hệ c ó tính chất
người này thì sẽ không có tâm lý người.
Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Con
người luôn sống trong các m ối quan hệ xã hội. H iện tượng xã
hội tồn tại dưới dạng các quan hệ xã hội và sản phẩm lao động
của xã hội. K inh nghiệm xã hội lịch sử được gửi gắm , kết tinh
vào các quan hệ cùa xã hội và sản phẩm lao động của xã hội. Đ ể
nắm được các kinh nghiệm đó, con người phải tham gia vào các
quan hệ xã hội (giao liếp) và tiến hành hoạt động với các sản
phẩm lao đ ộn g của xã hội dổ chuyển các kinh nghiệm xã hội
thành kinh nghiệm bản thân, hình thành tâm lý, nhân cách.

103
Cơ ch ế hình thành tâm lý là cơ c h ế lĩnh hội. Tâm lý của mỗi
cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội tiếp Ihu vốn kinh
nghiệm xã hội, nền vãn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao
tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt dộng của con
người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội có
tính quyết định đến sự phát triển tãm lý.

Tâm lý của m ỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi
cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và
cộn g đồng. Tâm lý con người chịu sự c h ế ước bởi lịch sử của cá
nhân và cộng đồng.

Kết luận sư phạm:


Tâm lý người c ó nguồn gốc là th ế giới khách quan, vì thế
khi nghiên cứu, hình thành và cải tạo tâm lý người phải nghiên
cứu hoàn cành trong đó con người sốn g và hoạt động.

Tâm lý là sản phẩm của hoạt đ ộn g và giao tiếp vì thế cần


phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp hài hoà để
nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.

Tâm lý người m ang tính chủ thể v ì th ế trong dạy học, giáo
dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc
sát đối tượng (chú ý đến cái riêng trong tâm lý m ỗi người). Cần
phải nhìn nhận học sinh theo quan đ iểm phát triển, tôn trọng đặc
điểm lứa tuổi. T iến hành có hiệu quả các hoạt động đa dạng ở
từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để con người lĩnh hội nền vãn
hoá xã hội hình thành phát triển tâm lý người.

Cán chú ý g iá o dục thể chất, phát triển não b ộ và cá c


g iá c quan.

104
3. C h ứ c n ă n g cú a tám lý

Hiện thực khách quan tác động đến con người, nhưng chính
con người lại tác động trở lại h iện thực khách quan bằng tính
nàng đ ộn g sáng tạo cùa m ình thông qua hoạt động của bản thân.
Trong sự tác động qua lại này, tâm lý hình thành và phát triển.
Tâm lý thực hiện những chức năng đặc thù sau:

a. Chức năng định hưóng và lập k ế hoạch


Tâin lý c ó khả năng lập k ế hoạch, lập chương trình, phương
pháp., phượng thức tiến hành hoạt động nhằm định hướng hoạt
đ ộn g, kiểm tra hoạt động làm ch o hoạt động cùa con người trờ
nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.

b. C h ừ c n ă n g th ú c đ ẩ y

Tâm lý c ó chức năng, vai trò của động cơ trong hoạt động,
]à động lực thỏi thúc, lôi cuốn co n người hoạt dộng, khắc phục
m ọi khó khăn vươn tói m ục đích đã đề ra. Đ ộn g cơ c ó thể là m ột
nhu cầu nhận thức, hứng thú, niềm tin, danh v ọ n g ...

c. C h ứ c n ă n g đ iề u chỉnh, đ iế u k h iể n h à n h vi

Tàm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động, điều chỉnh tâm
]ý và hành vi của bản thán ch o phù hợp với mục tiêu đã xác
định, với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép.

4. P h â n loại c á c h iện tư ợ n g tâ m lý

Dựa vào những tiêu ch í khác nhau, người ta có thể c ó nhiều


c á ch phân loại các hiện tượng tâm lý như:
- Dựa vào tính có ý thức ta có: hiện tượng tâm lý có ý thức
và chưa c ó ý thức;

105
- Dựa v à o tín h s in h đ ộ n g ta c ó : h iệ n tượng lâm lý số n g d ộ n g
(thể hiện trong hoạt d ộ n g ) và tâm lý tiềm tàng (nằm trong sán
phẩm của hoạt độn g);
- Dựa vào tính cá nhân hay xã hội ta có: hiện tượng tâm lý
cá nhân và hiện tượng tâm lý xã hội (phong tục, tập quán, tín
n g ư ỡ n g ... )-
- Dựa theo thời gian và vị trí của hiên tượng tâm lý trong
nhân cách ta có:

a. Q u á tr ìn h tà m lý

Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong


kh o ả n g th ờ i g ia n tư ơ n g đ ố i ngắn, có m ở đ ầ u , d iễ n b iể n và kết

th ú c tư ơ n g đ ố i r õ r à n g .

Q uá trình tâm lý được phân biệt thành 3 quá trình:


- Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư
duy và tưởng tượng.

- Các quá trình xúc cảm như m ừng, vui, giận, hờn...
- Quá trình hành đ ộn g ý chí.
K ế t lu ậ n sư p hạm : nhà giáo dục hoàn toàn có thể xác định
cách thức và nội dung hoạt động để hình thành và phát triển các
quá trình tâm lý cần hình thành, thí dụ, phát triển tư duy cho học
sinh thông qua hệ thống cá c bài tập tương ứng.

b. T r ạ n g th á i tá m lý

Trạng thái tâm lý là những hiện tượng tảm lý diễn ra trong


thời gian tưưng đ ố i dài, m ờ đầu và kết thúc không rõ ràng, thí dụ
như tâm trạng, stress, chú ý... Trạng thái tâm [ý ảnh hường
không nhỏ đến hiệu quả hoạt dộng. Khi ờ trong tâm trạng vui

106
vé, tín h líc h cực. của ch ủ th ể cao hơn. vì th ê h ọ sẽ h o à n th à n h
c ô n g v iệ c lố t hơn.

K ế t lu ậ n s ư p liạ m : có thể hình thành và đ iểu chinh trạng thái


tâm lý theo hướng c ó lợi ch o chù thê và ch o m ọi người xung
quanh bàng cách “truy tìm" nguyên nhân gây tâm trạng, dưa ra
giải pháp hoặc thav đổi hoạt động và ch u yển sang m ột m ôi
trường mới.

c. Thuộc tính tám lý


Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đ ối ổn
định, khó hình thành và khó mất đi. T huộc tính tàm lý tạo thành
những nét, đặc điểm ricng của nhân cách như xu hướng, tính
cách, khí chất và năng lực.

Quá trình ^ Trạng thái


lâm lý tâm lý

K ế t lu ậ n s ư p h ạ m :

Các hiện tượng tâm lý của con người có licn quan chặt chẽ đến
nhau. Các quá trình hay trạng thái tâm lý c ó thể trở thành thuộc
lính tâm lý. Một hiện tượng tâm lý tích cực hav tiêu cực mới xuất
hiện nếu được củng cố thường xuyên sẽ trở thành thuộc tính lâm lý.

107
V ì vậy, nhà g iá o d ục cần có n hữ n g can th iệ p sớm vào quá trìn h
p h á t tri ển c ủ a trỏ, “ u ố n n ấ n ” t h e o m ụ c đ í c h g i á o d ụ c .

Trong đánh giá nhân cách m ột con người, cần phải xem xét
cẩn thận từ nhiều hướng và theo quá trình phát triển. Tránh chú
quan cảm tính trong đánh giá vì m ột hiện tượng tâm lý được bộc
lộ có thể chỉ là quá trình hay trạng thái m ang tính nhất thời.

II . Ý T H Ứ C

1. Ý thứ c và cấu trú c củ a ý th ứ c

a. Ý thức là gì?
Trong quá trình tiến hoá của sinh vật. m ốc phân biệt rõ nhát
giữa con người và con vật là ý thức. Ý thức là một cấp đ ộ phản
ánh tâm lý đặc trung, cao cấp chỉ có ở con người. Đ ịnh nghĩa về
ý thức có thể hiểu theo nghĩa rộng hẹp khác nhau.

Theo nghĩa rộng, ý thức là m ột hiện tượng tinh thần, là tư


tưởng của con người (ví dụ tinh thần X H C N , đấu tranh, tư tường
Mark - Lenin).

Theo nghĩa hẹp, ý thức là sự phản ánh tãm lý cao nhất của
con người, là khả năng hiểu biết được các tri thức mà con người
đã tiếp thu được.

Trong từ điển tiếng V iệt (1 9 8 4 ) c ó viết: “ý thức là khả năng


của con người phản ánh và tái hiện hiện thực trong tư d u y” hay
“ý thức là sự nhận thức trực tiếp về hoạt động lâm lý của bản
thân” hay “ý thức là sự nhận thức đúng đắn biểu hiện bằng thái
độ, hành động cần phải c ó ”.

108
T h e o triế t h ọ c: V thứ c là trự c g iá c m à tr í tuệ c ó được về
n h ữ n g t r ạ n g thái v à h à n h vi c ủ a n ó .

Trong tâm lý học, ý thức được định nghĩa như sau: V th ứ c là

h ìn h th ứ c p h ả n ánh tâ m lý c a o n h ấ t c h ỉ có ở n g ư ờ i, là s ự p h ả n

ánh b ằ n (Ị n g ô n n g ữ n h ữ iĩíỊ g ỉ c o n n g ư ờ i d ã tiế p th u dược tr o n g

1/ u á tr ìn h q u a n h ệ q u a lạ i v ớ i th ê 'g iớ i k h á c h q u a n . H a y n ó i c á c li

khác, ỷ th ứ c lủ h ìn h ảnh củ a h ìn h d r ill, là nhận th ứ c c ủ a nhận

th ứ c , ỷ th ứ c lù tồ n tạ i d ư ợ c n h ậ n th ứ c .

T h í dụ về ý thức, h ọc sinh nhận thức được ý nghĩa của nội


quy lớp học đối với việc điều chỉnh hành vi của họ và họ tuân
thủ n ội quy đó.

b. Các thuộc tính cơ bản của ý thức

- Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con
người, ch ỉ có con người m ới có sự nhận thức lại về ý nghĩa của
những g ì m ình có được.

- Ý thức thể hiện thái đ ộ của co n người đối với thế giới, bởi
đi n gay sau nhận thức th ế giớ i xu n g quanh, con người luôn thể
hiện thái độ của m ình đối với th ế giớ i đó.

- Ỹ thức thể hiện sự đ iều chỉnh hành vi con người (trước sự


nhận thức thế giới khách quan, co n người điều chỉnh hành vi của
m ình như thế nào).

- T ự ý thức: đó là khả năng cao nhất của con người, tức là


khả nàng tự đánh giá bản thân m ìn h , hành vi của mình cho phù
hợp v ớ i hiện thực khách quan (có người tự đánh giá quá cao, có
người tự đánh giá quá th ấ p ..

109
c. C á u tr ú c c ủ a ý th ứ c

Mặt nhận thức cùa ý thức


Các quá trình nhận thức cảm tính m ang lại những tài liệu
đầu tiên cho ý thức, là tầng bậc thấp của ý thức.

Quá trình nhận thức lý tính là bậc tiếp theo trong mặt nhận
thức của ý thức, đem lại ch o con người những hiểu biết bản chất,
khái quát về thực tại khách quan. Đ ây là nội dung rất cơ bản của
ý thức, là hạt nhân của ý thức, giúp con người hình dung ra trước
kết quả của hoạt động và hoạch định kế hoạch hành vi.

Mặt thái độ cùa ý thức


Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá
của chủ thể đối với thế giới khách quan, và với chính con người.
Mặt n ă n g động của V thức
Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người làm
cho hoạt động của con người có ý thức. Đ ó là quá trình con
người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của m inh nhằm
thích nghi, cải tạo th ế giới và phát triển cả bàn thần. Mặt khác, ý
thức nảv sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt
động quy định cấu trúc của ý thức, vì thế ý thức, nhu cầu, động
cơ, ý c h í... đều có vị trí nhất định trong cấu trúc của ý thức.

2. Sự hình th àn h và phát triển ý thức

a . X é t v ề p h ư ơ n g d iệ n lo à i

Các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác chỉ rõ: trước hết là
lao động, sau lao động và đổng thời với lao động là ngôn ngữ -
đó là hai động lực chủ yếu đã biến bộ óc con vượn thành bộ óc

110
co n n gư ờ i. Đ â y c h ín h là h a i yếu lố c h ín h tạ o nên sự h ìn h th à n h V
thức cùa con ngưừi.
Vai trò của lao dộng dôi với sự hình thành Vthức
Đ iều khác hiệt giữa COI1 người và con vật (người kiến trúc sư
với con ong, người thợ dệt vói con nhộn) là trước khi lao động
làm ra một sản phẩm nào đó, con người phải hình dung ra được
m ò hình cùa cái cần lùm ra và cách làm ra cái đó, trên cơ sở huy
động toàn bộ vốn hiểu biết, năng lực trí tuệ của mình vào đó.
Con n g ư ờ i c ó V th ứ c v ề c á i i n à m ì n h s ẽ l à m ra.

Trong lao độn g, con người phải c h ế tạo và sử dụng các côn g
cụ lao dộng, tiến hành các thao tác và hành động lao động (cách
dể làm ra tác dộng vào đối tương lao động để làm ra sản phẩm.
Y thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá
trình lao động.

Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu
sản phẩm làm ra vớ i m ô hình tâm lý cùa sản phẩm mà m ình đã
hình dung ra trước, để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó.

N hư vậy có thể nói ý thức được hình thành và biểu hiện


trong suốt quá trình lao động của con người, nó thống nhất với
quá trình lao động và sản phẩm lao động.
V a i tr ò c ù a n g ô n n g ữ v à g ia o tiế p đ ố i v ớ i s ự h ìn h th à n li ỷ th ứ c

N h ờ có ngôn ngữ ra đời và cùng với lao động mà con người


c ó c ô n g cụ đổ xây dựng, hình dung ra m ô hình tâm lý của sản
phẩm (cái và cách làm ra sản phẩm đó). Hoạt động ngôn ngữ (hệ
thống tín hiệu thứ hai) giúp con người có ý thức về việc sử dụng
c ò n g cụ lao độn g, tiến hành hệ thống các thao tác lao động đổ
làm ra sản phẩm. N gôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối
ch iếu đánh g iá sản phẩm mà mình làm ra.

111
H o ạ t d ộ n g la o đ ộ n g là h oạ t đ ộ n g tậ p thể, m ang tín h xã h ộ i.
Trong lao d ộn g nhừ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thòng
báo, trao đổi thông tin với nhau, phối hợp các động tác với nhau
để cùng làm ra sản phẩm chung. N h ờ c ó ngôn ngữ và giao tiếp
m à con người có ý thức về bản thân m ình, ý thức v ề người khác
(biết m ình, biết người) trong lao đ ộn g chung.

b. Xét về phương diện cá th ể


Ỷ th ứ c c ủ a c á nhân d ư ợ c h ìn h th à n h tr o n g h o ạ t d ộ n g và th ể

h iệ n tr o n g s á n p h ẩ m h o ạ t động của cá nhân.

Trong hoạt đ ộn g, cá nhân đem vốn kinh nghiệm , năng lực


tiềm tàng của thần kinh, c ơ bắp, hứng thú, nguyện v ọ n g ... của
m inh thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm. Trong sản phẩm
hoạt động chứa đựng bộ mặt tâm lý, ý thức của cá nhân. Bằng
hoạt động đa dạng và phong phú trong cu ộc sống thực tiễn, cá
nhân hình thành phát triển tâm lý, ý thức của mình.
Ý th ứ c c ù a c á n h â n đ ư ợ c h ìn h th à n h tr o n g m ố i q u a n h ệ g ia o

tiế p c ủ a c á n h ả n v ớ i n g ư ờ i k h á c , v ớ i x ã h ộ i.

Trong quan hộ giao tiếp, con người đối chiếu m ình với
người khác, với chuẩn m ực đạo đức xã hội để có ý thức về người
khác và ý thức về chính bản thân m ình. K. Mark và F. A nghen
đã viết “sự phát triển của m ột cá thể phụ thuộc vào sự phát triển
của nhiều cá thổ khác m à nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián
tiếp” . (K . Mark và F. A n gh en toàn tập. Tập III).
Ý th ứ c cù a cá n liâ n đư ợ c h ìn h th à n h bằng con đư ờ ng tiế p

th u n ê n v ă n h o á x ã h ộ i, ý th ứ c x ã h ộ i.

T hông qua các hình thức hoạt động đa dạng bằng con đường
dạy h ọ c, giáo dục và g ia o tiếp trong các quan hệ xã hội, cá nhân

112
lình hội. tiếp thu cá c chuẩn mực xã h ội. cá c định hướng giá irị
xã hội dể hình thành ý ihức cá nhân.

Ỷ th ứ c cùa cá nhản đư ợ c h ìn h th à n h b â n ỊỊ con đư ờ ng tự

n h ậ n th ứ c , tự d á n h g iá , tự p h â n tíc h h à n h v i c ủ a m ìn h .

Trong quá trình hoạt động, giao tiếp trong xã h ội, cá nhân
h ì n h t h à n h ý th ứ c v ề b ả n th â n m ì n h ( ý th ứ c b ả n n g ã - tự ý th ứ c ),

trên c ơ sờ đối ch iếu m ình với người khác, với chuẩn m ực xã hội,
c á nhân tự giáo dục, tự hoàn thiện m ình.

3 . C á c cấ p đ ộ củ a ý thức

a . C ấ p đ ộ c h ư a ỷ th ứ c ( vô th ứ c )

Trong cuộc sốn g có các hiên tượng như người say rượu,
người tâm th ầ n ... nói mà khóng biết m ình nói gì, tức là không ý
thức được hành động của mình. N hững hiện tượng như vậy trong
tâm lý được gọi là vô thức.

V ô th ứ c là h iệ n tư ợ n g tâ m /v ở tầ n g b ậ c c h ư a ý th ứ c , n ơ i m à

ý th ứ c k h ô n g th ự c h iệ n đ ư ợ c c h ứ c n ă n g cù a m ìn h . V ô th ứ c đ iể u

k h iể n nhữ ng h à n h vi m ang tín h bàn nâng, kh ô n g chủ đ ịn h và

tín h k h ô n g n h ậ n th ứ c d ư ợ c c ù a c o n n g ư ờ i.

Đ ã c đ iể m c ủ a v ỏ th ứ c

- Con người không nhận thức được các hiện tượng tâm lý,
hành vi của m ình.
- Con người không thể đánh giá, k iểm soát được hành vi,
n g ô n ngũ, cách cư xử của mình.
- V ô thức không kèm theo dự kiến, không có chủ định, xảy
ra đột ngột và trong thời gian ngắn.

113
- Hình ảnh tâm lý trong vô thức có thể ờ quá khứ, hiện tại và
tương lai nhưng lại không liên kết theo sự ngẫu nhicn.
C á c d a n s v ô th ứ c

- V ô thức ở tầng bản năng vô thức (bản năng dinh dưỡng, tự


vệ, sinh dục) tiềm tàng ở tầng sâu, dưới ý thức, m ang tính di
truyền bẩm sinh.
- V ô thức bao gổm những hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý
thức (dưới ý thức hay tiền ý thức). V í dụ: c ó lúc ta cảm thấy
thích một cái gì đó mà không hiểu vì sao, rồi có lúc thích, c ó lúc
khống, khi có điểu kiện thì lại không bộc lộ...

- H iện tượng tâm thế: tâm th ế sẵn sàng, chờ đón làm việc gì
đ ó ... V í dụ: tâm thế yêu đương cùa tuổi trẻ, tâm thế nghỉ ngơi
của người cao tuổi.

- Có những hiện tượng tâm lý vốn là c ó ý thức, nhưng khi


lặp đi lặp lại nhiều lần chuyển thành dưới ý thức. V í dụ như kỹ
xảo, thói quen ở con người được luyện tập trở thành tiềm thức -
m ột dạng tiềm tàng sâu lắng của ý thức và chỉ đạo hành độn g,
lời nói đến mức không cần ý thức tham gia.

b .C ấ p đ ộ ý t h ứ c

Ý th ứ c c á n h â n v à tự ỷ th ứ c

Ở cấp độ ý thức cá nhân, con người nhận thức, tỏ thái độ c ó


chủ tâm và dự kiến trước hành vi của mình, làm cho hành vi có ý
thức. Ý thức được thể hiện rõ ở trong chú ý, trong hành động ý chí.

Ở cấp độ tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý


thức bắt đầu hình thành từ tuổi lên ba và thường dược biểu hiện
ở các mặt sau:

114
- Cá nhân tự nhận thứ c vổ bản th â n m ìn h lừ h ìn h d á n g bên
nsioài đ ố n n ộ i d u n g , t â m h ổ n , đ ế n vị t h ế v à c á c q u a n hệ x ã h ộ i.

- Có thái độ đối với hán thân, tự nhận xct, tự đánh giá.

- Tự diều khiến, điều chình hành vi theo mục đích tự giác.

- Có khá năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.


Ý th ứ c n h ó m v à ỷ th ứ c lậ p th ế

Trong giao tiếp và hoạt động, ý thức của cá nhân phát triển
cao hơn đến cấp độ ý thức xã hội, ý thức nhóm. Ví dụ: ý thức vồ
gia đình, dòng họ. dân tộc, nghề n g h iệ p ... Trong cu ộc sống, khi
con người hành động, hoạt dộng với ý thức cộng đồng, tập thể
thì m ỗ i con người có thêm sức m ạnh tinh thần mới m à người đó
chưa bao g iờ có được kh i anh ta c h ỉ hoạt động với ý th ứ c c á

nhân riêng lẻ.

III. H O A T Đ Ộ N G

1. K h ái n iệm h o ạ t đ ộn g

H oạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của
co n người khi tác đ ộn g vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa
m ãn những nhu cầu của mình.

V ề phương diện triết học, hoạt đ ộn g là phương thức tồn tại


của con người trong th ế giới, v ề phương diện tâm lý học, hoạt

đ ộ n ẹ là m ỏ i q u a n h ệ lá c d ộ n g q u a lạ i g iữ a c o n n g ư ờ i v à t h ế g iớ i

ịkh á ch th ể ) đ ể tạ o ra sản phẩm cả v ề p h ía t h ể g iớ i, c ả v ề p h ía

con n g ư ờ i. Qua quá trình hoạt đ ộn g, con người phát triển bản
thân m ình, đồng thời tạo sự thay đ ổi ở thế giới khách quan. Như

115
v ậ y , tro n g quá trình hoạ t đ ộ n g có h a i q u á tr in h d iễ n ra: quá trìn h
chủ thể hoá và quá trình khách thể hoá.

Hình 2.6: Mô hình hoạt dộng

C hủ th ể h ó a là quá trình con người tác động vào th ế giới


khách quan để tách những thuộc tính, những đặc điểm của sự vật
hiện tượng và tách những năng lực của loài người, kinh nghiệm
xã hội lịch sử “nằm ” trong thế giới khách quan ấy đổ chuyển
vào đầu (não) con người, làm cho con người tăng thèm vốn kinh
nghiệm , vốn sống, vốn tri thức và để phát triển đời sống tâm lý
của chính mình. V í dụ: khi nghiên cứu về một chiếc bình gốm ,
người học sinh đang tách những năng lực mà th ế hệ trước đã gửi
gắm vào trong đó như cách cấu tạo hình, màu sắc, độ nóng của
lửa nung là bao n h ic u ... để biôìn nó thành hiểu biết của chính
m ình và từ đó người học có thể tự tạo ra sản phẩm.
K hách th ể h ó a là quá trình con người sử dụng năng lực trí
tuệ và cơ bắp đổ tác động vào thế giới khách quan, biến đổi th ế

116
g iớ i kh á ch q u a n , và tạ o ra sản p h ẩ m . N h ư v ậ y , m ỗ i m ộ t sản
phẩm sẽ chứa đựng nâng lực của chù thổ, thể hiện trình độ của
chli the. N goài ra trong các sản phẩm này còn chứa dựng dặc
điếm phát triển kinh tế, vãn hoá xã hội của m ỗi thời đại. V ì vậy,
khi nhìn vào sản phẩm ta có th ế đánh giá nó thuộc thời đại nào
v .v ... V í dụ: khi m ột nhà văn viết được m ột tác phẩm cũng có
nghĩa là nhà văn đang gửi vào tác phẩm (khách thể hoá) những
năng lực, suy n gh ĩ, cảm xúc... của bản thân.

Hai quá trình này luôn 4jễn ra trong hoạt động của chủ thể
làm ch o chủ thể vừa cải tạo được th ế giới khách quan vừa phái
triển được bản thân m ình.
Như vậy, hoạt động là điều kiện để hình thành và phát triển
tâm lý. K hông c ó hoạt động, con người không thổ phát triển tâm
lý của chính m ình cũng như cải tạo hiện thực xung quanh. Hoạt
đ ộ n g là phương thức tồn tại của con người trong th ế giới. Trong
m ố i quati hệ giữa con người và thế giới, hai quá trình đối tượng
hóa và quá trình chủ thể hóa diễn ra đồng thời, thống nhất và bổ
su n g cho nhau. N hư vậy, trong hoạt dộng con người vòia tạo ra
sản phẩm về phía th ế giớ i, vừa tạo ra tâm lý của chính m ình, hay
n ói cách khác tâm lý, ý thức, nhân cách được hình thành và được
thể hiện trong hoạt động. Thông qua hoạt động mà nãng lực,
tính cách, đạo đức... của cá nhân được hình thành và phát triển.
T âm lý có bản chất hoạt động.

2. Đ ặc đ iể m củ a h o ạ t đ ộ n g

T ín h đ ố i tư ợ n g c ủ a h o ạ t đ ộ n g

Hoạt động bao g iờ cũ n e phải hướng đến một đối tượng nhất
đ ịn h . Leonchep đã nhấn mạnh rằng “cơ sở hoạt động, hay đôi

117
khi nói, tính chất tạo thành hoạt động là tính dôi lượng cùa hoạt
động. Nói thực ra, thì trong bản thân khái niệm hoạt dộng dã
ngầm có khái niệm đối tượng của hoạt đ ộ n g ...”. Đ ô i tư ợ n g là

m ột p h ầ n của khách th ế (h iệ n th ự c khách quan) m à con người

c ấ n c h iế m lĩn h lio ặ c th a y đ ổ i.

V í dụ: khi đào đất để tìm hiểu độ Ph thì độ Ph trong đất trở
thành đối tượng của hoạt động nằm trong khách thể là đất.

Cần phân biệt tính đối tượng và đối tượng. Đ ối tượng dược
dùng để chỉ hiện thực khách quan mà hoạt động nhằm tới. Tính
đối tượng là m ột quá trình trong đ ó đỏi tượng xuất hiện với vai
trò là đối tượng của hoạt động. Hoạt động này sinh ra sự phàn
ánh tâm lý về thế giới khách quan. Các dạng phản ánh tâm lý
chứa đựng nội dung đối tượng tương ứng. Các phản ánh tâm lý
chính là các (hành tố nội tại của hoạt động tức là các thành tố
cần thiết để thực hiện quá trình tác động qua lại giữa con người
vói hiện thực xung quanh.
Đ ối tượng của của hoạt động thường tồn tại dưới ba hình
thức: hình thức vật chất (hình thức nguycn thủy nhất), hình thức
mã hóa (đối tượng biểu hiện bằng sơ đồ, khái niệm , công thức...)
và hình thức tinh thần (các khái niệm , định lý, định lu ật... tồn
tại trong đầu m ỗi con người).

b. T ín h c h ủ t h ể c ủ a h o ạ t đ ộ n g

Hoạt động có đối tượng thực hiện m ối liên hệ giữa chù thể
và thế giới xung quanh bao giờ cũng là hoạt động do chủ thổ
tiến hành. Chủ thể của hoạt động c ó thể là một người hoặc một
nhóm người. Tính chất chủ thổ của hoạt động sống được thể
hiện ờ:

118
- Tính tích cực, tự giác và chủ động cùa con người trong
sự chiếm lĩnh đỏi tượng và chỉ có con người tác động vào đối
lượng mới làm bộc lộ những dặc tính, đặc diểm... của đối
tượng đổ lĩnh hội.
- Dấu ấn tâm lý của chủ thể lên đối tượng, lên sản phẩm mà
chú thể tạo ra cũng như hiện thực khách quan mà chù thể tác
đọng vào.

- Sự b iến đổi c h ín h bản thân ch ù the trong quá trình


hoạt động.

c. Tính mục đích của hoạt động


Hoại động cùa con người bao giờ cũng có mực đích vì con
người là một thực thể có ý thức. Trước khi bắt tay vào hoại
động, con người đã hình dung ra (rong đầu mình hình ảnh về
kết quà sẽ đạt tới, và hình ảnh này chi phối các hoạt dộng.
Hình ảnh cuối cùng về sản phẩm cần đạt tới của hoạt dộng cơ
thể trở thành động lực thúc đẩy chù thể vươn tới mục đích
mạnh mẽ hơn.
Hình ảnh trong đầu này sẽ chỉ trở thành mục đích khi chúng
ta bắt tay vào hoạt động để đạt dược hình ảnh đó. Ví dụ: Con
ong xây tổ khác với người thợ xây, con ong có thể tạo nên công
trình rất tinh tế níiưns ờ đó không hề có mục đích đặt ra trước,
còn con người dù có xây một ngôi nhà xấu xí thì cũng được
dựng trẽn một hình ảnh (mục đích) đã có trong đầu. Tính đối
tượng và tính muc đích có licn hệ mật thiết với nhau. Con người
chiếm lĩnh dần đối tượng dể đạt dược mục đích đề ra. Muốn đạt
được đích, thì chúng ta phải đặt ra các nhiệm vụ (đối tượng) cần
thực hiện.

119
d. Tính xã hội của hoạt động
Tính xã hội của hoạt động dược thể hiện:
- Con người hoạt động không phải chỉ để tồn tại như một cơ
thể sống mà hoạt động để đáp úng những nhu cầu và lợi ích xã hội.
Những nhu cầu của con người trong xã hội khác nhau là khác nhau
và nhu cầu này thúc đẩy con người hoạt động và phát triển.
- Hoạt động của con người được vận hành trong xã hội và
trong mối quan hệ với những người xung quanh.
- Sản phẩm của hoạt động là sản phẩm mang tính xã hội.

e. Tính gián tiếp của hoạt động


Khi tác động vào hiện thực khách quan, con người luôn sử
dụng công cụ lao động: công cụ vật chất (từ cái tinh vi nhất đến
cái nhỏ nhặt nhất như máy móc, máy tính, sách vở, cho đến
cuốc xẻng, kim chỉ v.v...) và công cụ tinh thần (tâm lý, kiến
thức, cảm xúc tình cảm hay động cơ mục đích, ngôn ngữ...).
Chính các loại công cụ này tạo nên tính gián tiếp của hoạt dộng.
Sự phát triển của công cụ sẽ làm cho hoạt động cùa con người
ngày càng hiệu quả hơn. Trình dộ phát triển của mỗi xã hội phụ
thuộc vào sự phát triển của công cụ lao động.

3. Cấu trúc của hoạt động

a. Các yếu tô'của cấu trúc hoạt động


Trong tâm lý học, có một sô quan điểm đưa ra vé cấu trúc
hoạt động: chủ nghĩa hành vi cho rằng hoạt động của người và
động vật cùng có chung cấu trúc là Kích thích - Phản ứng (S -
R); hay một số quan điểm chỉ xét cấu trúc hoạt động bao gồm
các thành tô điẻn ra ờ phía con người thuộc về các thành tô thao
tác của hoạt động như: hoạt động - hành động - thao tác.
A.N. Leonchev, nhà tâm lý học Nga nổi tiếng đã đưa ra cấu
trúc vĩ mô của hoạt động. Cấu trúc của hoạt động ra đời đã giải
thích được các thành phần tạo nén nó để từ đó các nhà giáo dục
có thổ xây dựng quy trình hình thành và phát triển hoạt động.
Cấu trúc này bao gồm 6 thành tố:

Chù thể ---------------------- ► Khách thể

I
Hoạt động ---------------------- ►
I
Động cơ

t
Hành động ---------------------► Mục đích

▼ ▼
Thao tác "*--------------------- ► Phương tiện

Hình 2.7: Mô hình cấu trúc hoạt động


của Leonchep

Đối tượng, khách the trong hiện thực xung quanh được ý
thức của chù thể coi là dáp ứng nhu cầu của mình sẽ trử thành có
ý nghĩa đối với họ và trở thành dộng cư tliúc đẩy hoạt động

121
(ý thức này có thể rõ ràng hoặc còn mơ hổ). Do dó động cơ
không hình thành ngay từ dầu, khóng có trước khi hoạt động.
Trái lại hoạt động càng tiến triển thì càng vạch ra trong khách
thể những thuộc tính, những đặc điểm mới, tức là đối tượng
ngày càng rõ, ngày càng xác định hoặc biến đổi. Cũng như thê
động cơ thường hiện thân vào trong đó - cùng biến động theo, lộ
rõ dần theo tiến trình hoạt động, đáp ứng hệ thống các nhu cầu
của con người (chù thể hoạt động) lần lượt nảy sinh ra. Như vậy,
khi nhu cầu gặp đối tượng thoả mãn thì trở thành động cơ. Nói
cách khác, hoạt động là quá trình hiện thực hoá động cơ. Động
cơ có thể coi là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt
động. Động cơ còn được cụ thể hoá trong các mục đích bộ phận.
Quá ưình thực hiện mục đích bộ phận được gọi là hành
động. Hành động cũng chính là sự cụ thể hoá của hoạt động, là
yếu tố cấu thành nên hoạt động. Hoạt động chỉ có thể tồn tại
trong hành động hoặc một chuỗi các hành động. Hành động lại
bao gồm nhiều thao tác, là sự tiêu hao năng lượng nhỏ hơn
nhưng không có mục đích riêng. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất xét
trôn phương diện tâm lý học, nó không có mục đích riổng mà
thực hiện theo mục đích của hành động.
Mục đích chỉ thực hiện dược khi chủ thể có phương tiện và
trong những điều kiện nhất định. Phương tiện quy định cách
thức thực hiện, cách thức này chính là thao tác. Phương tiện có
thể là máy móc, dụng cụ, luật lệ, ngôn ngữ, ký hiệu, đồ chơi
v.v... Phương tiện có ảnh huởng lớn đến động cơ và mục đích,
do dó nó chi phối cả tính chất của hoạt động và hành dộng, đặc
biệt nó quy định thao tác cấu thành ncn hành động.

1 2 2
Như vậy. các yếu tôi thành phần của cấu trúc có liên quan
chặt chõ phụ thuộc vào nhau và có thể chuyển hoá qua nhau.

b. Ý nghĩa thực tiên của việc phát hiện cấu trúc hoạt dộng
Vê mặt lý luận: cấu trúc hoạt động khẳng định tính thống
nhất giữa cái chủ quan và khách quan cùa sự vật hiện tượng.
Hoạt động bao giờ cũng chứa nội dung tâm lý và hoạt động
quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý con người. Nếu
con người khống hoạt dộng thì sẽ không hình thành dược đời
sống tâm lý của mình. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta lại gọi
là hoạt động tâm lý.
Về mật thực tiễn: cấu Irúc hoạt động giúp giải thích bản chất
cùa thực tiễn dạy học và giáo dục. (Jiáo dục về bàn chát là sự
liên tục tổ chức, điều chỉnh, đicu khiển các hoạt động (hay các
hành dộng) của đối tượng, từ đó điều chinh cả động cơ và mục
đích hoạt động. Ngoài ra. lý luận đã khẳng định vì nội dung tâm
lý và sự phát triển nhân cách con người có nguồn gốc từ bén
ngoài nên nhà giáo dục phải tổ chức hoạt động (với sự phát triển
đầy dủ các yếu tố của cấu trúc) đa dạng cho học sinh, phát huy
tối đa sự tự giác, tích cực và chủ động của cá nhân để chiếm lĩnh
đối tượng.

4. Hoạt động chú đạo

Cuộc sống là một chuỗi hoạt động. Song trong mỗi giai
đoạn có hoạt động nổi lcn, giữ vị trí quan trọng và có ý nghĩa
lớn đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách, còn các hoạt động
khác ít có ý nghĩa hơn. Sự phát triển tâm lý của trẻ ờ mỗi giai

123
đoạn phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo chứ không phải
bất kỳ hoạt động nào khác.

a. Khái niệm hoạt động chủ đạo


Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm hoạt động chù đạo, song
theo Leonchep, hoạt động chủ đạo là hoạt dộng tạo ra được
nhữìĩg biến đổi cơ hàn nhắt trong các liiện tượng tâm lý và tạo
ra được những đặc điểm tâm lý đặc tnừig cho giai đoạn lứa tuổi
ấy cũng như tạo ra được tiền đề tâm lý cho giai đoạn phát triển
tiếp theo.

b. Đặc điểm của hoạt động chủ đạo


- Hoạt động chù đạo là hoạt dộng lạo ra được những biển
đổi tâm lý, những năng lực tâm lý cấn thiết cho giai đoạn phát
triển hiện tại.
Bước sang mỗi giai đoạn lứa tuổi mới, trẻ cần có thêm năng
lực mới để đáp ứng với nhu cầu, yêu cầu của thực tiễn cuộc
sống. Hoạt động chủ đạo sẽ đáp ứng được những yêu cầu này.
Thí dụ: hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đao của lứa tuổi
mẫu giáo. Hoạt động này đặc biệt phát triển khả năng tư duy
trực quan hình tượng cho trẻ, phát triển ngôn ngữ và các mối
quan hệ xã hội giúp cho trẻ có thể giải quyết được những nhiệm
vụ thực tiễn nhất định ở giai đoạn này.
- Hoạt động chủ đạo là hoạt động tạo ra được những nét
đặc trưng tâm lý làm cho giai đoạn này khác với các giai
đoạn trước đó.
Mõi giai đoạn có những đặc trung phát triển tâm lý riêng.
Hoạt động chủ đạo sẽ tạo ra các đặc điểm tâm lý đặc trưng cho

124
!'i;ii đoạn ấy. Till (iụ: hoạt động vui chơi giúp phát triển tính hình
tượng và dẻ xúc cảm ở trỏ mảu giáo - một hiện tượng tâm lý đặc
trưng của độ tuổi.
- Hoạt dộng chủ dạo là hoạt dộng tạo rơ được tiên đê tủm lý
cho giai doạn phát triển tiếp theo
Phát triển luôn mang tính kế thừa, những trình độ phát triển
đạt được cùa giai đoạn trước là tiền dẻ cho giai đoạn phát trién
sau. Và sự phát triển tâm lý trong giai đoạn hiện tại cũng chính
là sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Thí dụ: hoạt
động vui chơi giúp hình thành tính chủ động trong hoạt động
tâm lý - một đặc điểm cần thiết cho hoạt động học tập ở giai
đoạn sau. Hoặc tư duy trực quan hình tượng phát triển trên cơ sở
của tư duy trực quan hành động (xuất hiện ở giai đoạn trước) và
là tiền đề để hinh thành và phát triển tư duy trừu tượng (tư duy
cần thiết cho giai đoạn sau).
- Hoạt động chủ đạo là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện và
tạo ra những yếu tố cho hoợt động chủ đạo ỏ giai đoạn tiếp theo
Hoạt động chủ đạo có đặc điểm là lần đầu tiên xuất hiện
trong đời sống cá nhân và sẽ không bao giờ mất đi ở giai đoạn
sau nhưng nó phải lùi lại nhường chỗ cho hoạt động khác chiếm
ưu thế hơn. Hoạt động chủ đạo của giai đoạn này, trong quá
trình phát triển, sẽ tạo ra những tiền đề cho hoạt động chủ đạo ở
giai đoạn tiếp theo. Thí dụ: hoạt động giao lưu tâm tình bè bạn
là hoạt dộng lần đầu tiên xuất hiện trong đời sống của trẻ thiếu
niên và nó sẽ tồn tại mãi theo suốt quá trình sống của con người
tuy vai trò của nó có thể thay đổi.

125
c. Iloạt động chủ đạo của các giai đoạn phát triển
Cản cứ vào đặc điểm nội dung - đối tượng của những loại
hình hoạt dộng cư bản được phát hiện như ngày nay,
Đ.B.Enconhin đã chia các loại hình hoạt động thành hai nhóm
lớn, có giai đoạn nhóm này là chủ đạo, có giai đoạn nhóm kia là
chủ đạo.
Hài nhi (0-12,15 tháng) Ấu nhi (12,15 tháng - 3 tuổi)
Giao tiếp xúc cảm trực tiếp Hoạt dộng với đó vật
Mẫu giáo (3-6 tuổi) Nhi đổng (6-11 tuổi)
Hoạt động vui chơi (đóng vai) Hoạt động học tập
Thiếu niên (11 -15 tuổi) Đẩu thanh niên (15-18 tuổi)
Giao tiếp Ihản tinh bé bạn ------ ►Hoạt dộng học tặp hướng nghiệp

Nhóm 1: Nhóm2:
Phát triển động cơ, nhu cẩu, Phát triển nảng lực trí tuệ
tinh cảm... của nhân cách của nhàn cách

Hình 2.8: Nhóm hoạt động chủ đạo


Nhóm thứ nhất gồm những hoạt động trong đó diễn ra quá
trình tìm hiểu tích cực ý nghĩa cơ bản trong hoạt dộng của con
người và quá trình tiếp thu nhũng nhiệm vụ, động cơ, chuẩn mực
quan hô giữa người và người. Đó là những hoạt dộng trong hệ
thống “trẻ em - người lớn xã hội”. Các hoạt động chủ đạo thuộc
nhóm này gồm hoạt động giao tiếp xúc cảm trực tiếp, hoạt động
vui chơi mà trọng tâm là trò chơi đóng vai ihco chủ đề, và giao tiếp

126
Ihân tình bè bạn. Các hoạt dộng chủ đạo này có sự khác nhau cơ
hán về nội dung cụ the, vé mức độ thâm nhập của trỏ em vào lĩnh
vực dộng cơ và quan hệ tình cám. Giao tiếp là hoạt động dặc biệt
(lể trẻ phát triển lĩnh vực nhu cầu - động cơ - tình cảm.

Giai đoạn Hài nhì Aunhi Mầugiáo Nhỉ đổng Thiếuniên Thanhniên
Thời kỳ Bé thơ Thơấu Vịthành niên

-------- Pha I: Sự phát triển ỉihhvực nhu cấu - động cơ


Pha II; Sự phát triển khả năng thao tác kỹ thuật
O
Bước chuyển tiếp từgiai đoạn này sang giai đoạn khác
r ■ Bước chuyển tiếp từthời kỳ này sang thời kỳ khác
Hinh 2.9. Mõ hinh phân chia giai đoạn lứa tuổi
theo hoạt động chủ đạo
Nhóm thứ hai gồm những hoạt động trong đó diễn ra quá
trình tiếp thu những phương thức hành động do xã hội tạo ra đối

127
với thế giới đồ vật cũng như tri thức, khác về chính nó. Đó là
những hoạt động trong hệ thống “trẻ em - đồ vật xã hội”. Gic
hoạt động chủ dạo thuộc nhóm này gồm: hoạt động với đổ vật,
hoạt động học tập, hoạt động học tập hướng nghiệp. Cũng như
nhóm thứ nhất, các hoạt động này khác nhau về nội dung cụ thể
nhưng giữa chúng có điểm chung là tất cả dù đó là các đồ vật,
các phép tính, máy móc hay ngôn ngữ vãn chương... đểu là yếu
tố của nền văn minh nhân loại. Chúng có một nguồn gốc chung,
một vị trí chung trong cuộc sống xã hội, là sự tổng kết của cả
quá trình lịch sử trước đó. Trên cơ sở tiếp thu những phương
thức hành động do xã hội tạo ra đối với những đồ vật này sẽ diễn
ra quá trình tìm tòi khám phá sâu sắc của trẻ về thế giới đồ vật,
góp phần hình thành nãng lực trí tuệ cùa trẻ.
Sơ đồ trẽn đây cho thấy, mỗi thời kỳ được chia thành hai giai
đoạn có liên quan với nhau và liên quan đến hai loại hoạt động chủ
đạo khác nhau. Cả ba thời kỳ đều được xây dựng theo cùng một
nguyên tắc này. Bước chuyển tiếp từ thời kỳ này sang thời kỳ sau
được đánh dấu bởi sự mâu thuẫn giữa khả năng thao tác kỹ thuật
của trẻ với nhu cầu, động cơ hoạt động mà trên cơ sở đó chúng
được hình thành. Bước chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn
khác còn được nghiên cứu mờ nhạt trong tâm lý học.
Nhìn vào sơ đồ, ta còn thấy sự phát triển lĩnh vực nhu cầu -
động cơ hay sự phát triển các thao tác kỹ thuật được phát triển
mạnh mẽ trong giai đoạn mà hoạt động chủ đạo chiếm ưu thế
cho lĩnh vực ấy. Còn ở giai đoạn khác, khi sự phát triển của lĩnh
vực kém ưu thê' hơn sẽ phát triển chậm hơn nhiểu so với lĩnh vực
ưu thế.
Cũng phải nhấn mạnh rằng, khi chúng ta nói về hoạt động
chủ đạo và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển cùa trẻ ở giai

128
đoạn nào đó thì không có nghĩa là không có sự phát triển của
hoạt dộng khác. Sự xuất hiện của hoạt dộng mới và biến nó
thành hoạt động chủ đạo không loại trừ những hoạt động có
trước, mà chúng chỉ thay đổi vị trí trong hệ thống quan hệ của
trẻ với thực tiễn xung quanh.

IV. GIAO TIẾP

1. Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con
người, là sự tiếp xúc lâm lý được biểu hiện ờ sự trao dổi thông
tin, ở sự rung cảm lẫn nhau, hiểu biết nhau và ảnh hường đến
nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan
hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xãhội giữa chủ thể
này với chủ thể khác. Mối quan hệ giao tiếp giữa conngười với
con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:
- Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
- Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
- Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng
đồng...

2. Đặc điểm giao tiếp

a. Giao tiếp bao giờ cũng mang tính nhận thức


Giao tiếp là một quá trình mà con người ý thức được mục
đích, nội dung và những phương thức cần dạt đươc khi tiếp xúc
với người khác. Giao tiếp để làm gì? Nhằm mục đích gì?

129
Giao tiếp dẫn đến sự nhận thức và hiểu biết lản nhau: sự
nhận thức hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân và vừa là kết
quả của quá trình giao tiếp. Sự hiểu biết lẫn nhau khống những
giúp cho quá trình giao tiếp thành công mà còn rút ngắn thời
gian giao tiếp, đẩy nhanh tốc độ giao tiếp.

b. Giao tiếp là một hoạt động giữa chủ thể với chủ thể
Mỗi cá nhân vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình
giao tiếp. Chủ thể luôn mang tính tích cực.

c. Giao tiếp được quy định bởi các môi quan hệ xã hội
Giao tiếp nhất thiết được thực hiện trong một quan hệ xã hội
nhất định, cho ncn hành vi giao tiếp bị quy định bởi các quan hệ
xã hội này.

d. Giao tiếp phản ánh điều kiện lịch sử phái triển của mỗi
xã hội
Chính vì giao tiếp bị quy định bởi các mối quan hệ xã hội
nên giao tiếp phản ánh điều kiện lịch sử phát triển của xã hội.
Chỉ cần quan sát cách giao tiếp của nhóm, chúng ta có thổ biết
trình độ phát triển của nhóm xã hội đó.

3. Các chức năng của giao tiếp

Có rất nhiều các tác giả khác nhau đặt cho giao tiếp những
chức năng khác nhau nhưng nhìn chung thì giữa chúng vẫn có
nhiều điểm chung.
Jacobson (1961) nhà ngôn ngữ học cấu trúc, đã đưa ra mô
hình giao tiếp theo cấu trúc có 6 yếu tố: người truyền tin, người

130
nhạn tin. bản thông diệp, hộ mã, sự tiếp xúc, hối cảnh giao tiếp.
Căn cứ vào cáu trúc này, giao tiếp có 6 chức năng cơ bán sau:
- Chức năng nhận thức: thông tin phải rõ ràng, chính xác.
- Chức nâng cảm xúc: tạo ra tình cám tốt đẹp.
- Giức năng duv trì sự tiếp xúc.
- Chức năng thơ mộng: sử dụng cách nói mang chất thơ, thú
vị... đổ tạo ấn tưựng khó phai mờ.
- Chức năng siêu ngữ: chọn lọc các cách nói. các từ ngữ, các
ý hay nhất.
- Chức năng quy chiếu: đánh trúng tâm lý người nghe.
Hai nhà tâm lý học Xô Viết (cũ) B. F. Lomov và A. A. Bodaliov
cho rằng, giao tiếp có 3 chức năng:
- Chức năng thông tin.
- Chức năng đánh giá.
- Chức năng điều khiển, điều chỉnh.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chức nãng của
giao tiếp, song có thể nhóm lại thành các chức năng cơ bản sau:

a.Chức năng định hướng hoạt động của con người


Chức năng định hướng của giao tiếp có nghĩa là để định hướng
hoạt động, cá nhân tham gia giao tiếp và chỉ trong quá trình giao tiếp
chủ thể hoạt động mới xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng,
tinh cảm, vốn sống kinh nghiệm... của đối tượng giao tiếp nhờ đó
mà chù thể giao tiếp có thể xây dựng kế hoạch đáp ứng kịp thời, phù
hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
Nhờ có sự tương tác liên tục và định hướng linh hoạt nên chủ
thể giao tiếp thuận lợi hơn trong quá trình đạt mục ticu giao tiếp.
131
Thí dụ: qua việc quan sát thái độ, nét mặt, ánh mắt... của
học sinh khi nghe giảng, thầy giáo xác định được mức độ hiểu
bài của họ và từ đó định hướng cho bài giảng nên như thế nào.

b. Chức năng thông tin/nhận thức


Giao tiếp nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm... giữa
người ta với nhau. Chất lượng, đặc điểm và mục đích của quá
trình thông tin được bộc lộ trong quá trình giao tiếp. Muốn
truyền đạt thông tin, hay muốn biết về nhau, người ta phải tiến
hành giao tiếp. Và để truyền thông hiệu quả thì người ta phải
tuân thủ các quy cách và yêu cầu của giao tiếp cũng như hiểu
tâm lý đối tượng. Thông tin được truyền đi trong quá trình giao
tiếp không chỉ nằm ở trong nội dung ngôn ngữ, mà còn nằm
trong nội dung phi ngôn ngữ, trong sự tri giác trực tiếp lẫn nhau.

c. Chức năng điều chỉnh điều khiển hành vi


Giao tiếp là hoạt động giữa hai chủ thể. Trong quá trình giao
tiếp này, hai chủ thể có những tác động và ảnh hướng qua lại với
nhau, chịu sự “điều khiển, điều chỉnh” của nhau và tự điều chỉnh
chính mình. Tuy nhiên mức độ điều chỉnh, điều khiển và tự điều
chỉnh phụ thuộc vào sự cởi mở, sự khéo léo thậm chí mang tính
nghệ thuât, hay còn gọi là kỹ năng giao tiếp của mỗi bên trong
quá trình giao tiếp. Trong giao tiếp, chủ thể phải linh hoạt tuỳ
theo điều kiện, thời cơ, tuỳ đối tượng mà thay đổi, lựa chọn
phương tiện giao tiếp để có thể điều khiển, điều chỉnh hành vi
của đối tượng.

d. Chức năng thế hiện và đánh giá thái độ cảm xúc


trong giao tiếp
Thái độ, cảm xúc của cá nhân bao giờ cũng bộc lộ trong quá
trình giao tiếp nên người ta có thể đánh giá thái độ và cảm xúc

132
cùa những người tham gia giao tiếp. Giao tiếp có thể làm tăng
thêm hoặc giảm di cảm xúc vốn có của chủ thể. Cho nên trong
quá trinh giao tiếp, người ta có thể đánh giá mức độ thay đổi của
cảm xúc và thái độ của đối tượng. Điổư này góp phần làm tăng
thêm hiệu quả giao tiếp.

e. Chức năng liên kết và đổng nhất

Nhờ có giao'tiếp mà các cá nhân liên kết lại với nhau, làm
việc cùng nhau và đây cũng là con đường thoả mãn nhu cầu giao
tiếp, gắn bó của con người. Hơn nữa giao tiếp là con đường xã
hội hoá của đứa trẻ, và mỗi cá nhân nhận thấy mình là một phần
của xã hội mà mình đang sống. Chỉ trong giao tiếp, con người
mới tìm được sụ đồng cảm, chia sỏ - ruột yếu tố không thể thiếu
trong cuộc sống xã hội con người.

4. Phân loại giao tiếp

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể có các cách
phân loại khác nhau.

a. Dựa vào phương tiện giao tiếp, người ta chia:

- Giao tiếp vật chất (giao tiếp thông qua hành động với vật thể);
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt...);
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) - đây là hình
thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác lập và vận hành mối
quan hệ người - người trong xã hội.

133
b. Dựa vào tinh gián tiếp ha\ trực tiếp của quá trình giao
tiếp, ta có:
- Giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát,
nhận tín hiệu);
- Giao tiếp gián tiếp (qua thư từ. qua ngoại cảm...)-

c. Dựa vào quy cách giao tiếp, ta có:


- Giao tiếp chính thức (giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ
chung theo chức trách, quy định, thể chế);
- Giao tiếp không chính thức (giao tiếp giữa những người
hiểu biết về nhau, không câu nệ vào hình thức, theo kiểu thân
tình, nhằm mục đích cảm thông).

d. Dựa vào đôi tượng mà giao tiếp nhằm tới, ta có:


- Giao tiếp định hướng cá nhân: thuyết phục, thông báo ở
cấp độ cá nhân.
- Giao tiếp định hướng nhóm: để thuyếtphục hay thông tin
về một vấn đề nào đó trong nội bộ nhóm.
- Giao tiếp định hướng cộng đồng, xã hội: nhằm tuycn
truyền, hay thuyết phục những vấn đề ờ cấp độ xã hội.

5. Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát


triển tâm lý cá nhân và xã hội

a. Vai trò giao tiếp với tàm lý


Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng B.p. Lomov cho rằng:
"Khi chúng ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thê,
chúng ta không (hể chỉ giới hạn ờ sự phân tích xem nó làm cái
134
gi và như the nào. mà còn phải nghiên cứu xem nó giao liếp với
ai và như thố nào?" Vì thế, cùng với hoạt động, giao tiếp có một
vai Irò quan trọng trong việc hình thành và phát tricn tâm lý.
Giao tiếp là điểu kiện tồn tại cùa cá nhãn và xã hội loài
người. Nhu cấu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ
bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. K. Mark dã chỉ ra rằng:
"Sự phát triển của một cá nhân được quv định bởi sự phát triển
cùa tất cà các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực
tiếp..." (K. Mark và F. Anghen. Toàn tập - tập 3).
'Illực tế chứng minh rằng, những trường hợp trẻ em do động
vật nuôi mất hẳn tính người, mất nhân cách, chỉ còn lại những
đặc điểm tâm lý hành vi của con người. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu chỉ ra rằng, sự giao tiếp quá hạn chế, nghèo nàn có
thê dần đến những hậu quả nặng nể và dễ mắc bệnh "đói giao
lun do nằm viện làu ngày" (Hospitalism).

Hình 2.10: Sơ đồ tổng quát vế sự hinh thành và


phát triển tâm lý thông qua hoạt động và giao tiếp
Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội,
lĩnh hội nén vãn hoá xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội,
đổng thời nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so

135
sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự dánh giá
bản thân mình như một nhân cách để hình thành một thái độ giá
trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân. Hay nói khác đi, qua
giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức và tự điều
chỉnh.
Giao tiếp là yếu tố quyết định hình thành nên xã hội loài
người với tư cách là một cộng đồng người, tức là nhờ có giao
tiếp mà liên kết được các cá nhân trong xã hội với nhau, tham
gia hoạt động chung.
b. Quan hệ giao tiếp và hoạt động
Nhiều nhà tâm lý học cho rằng, giao tiếp như một dạng đặc
biệt của hoạt động: giao tiếp cũng diễn ra bằng các hành động
và có cả các thao tác cụ thể, sử dụng các phương tiện khác nhau,
nhằm đạt được những mục đích xác định, thoả mãn các nhu cầu
cụ thể, tức là được thúc đẩy bởi động cơ.
Một số nhà tãm lý học khác cho rằng, giao tiếp và hoạt động
là hai phạm trù đồng đẳng, có quan hệ qua lại với nhau trong
cuộc sống của con người.
Có trường hợp giao tiếp là điều kiện của một hoạt động
khác, ví dụ trong lao động sản xuất thì giao tiếp là điều kiện để
con người phối hợp với nhau, quan hộ với nhau để cùng tiến
hành làm ra sản phẩm lao động chung.
Có trường hợp hoạt động là điều kiện để thực hiện mối quan
hệ giao tiếp giữa con người vói con người, chẳng hạn: người
diễn viên múa, diễn viên kịch câm... trên sân khấu thì các hành
động chân tay, điệu bộ, cử chỉ... là điều kiện thể thực hiện mối
quan hệ giao tiếp giữa họ và khán giả.

136
Vì thế có thể nói cả giao tiếp và hoạt động đều là hai mặt
klióng thể thiếu của cuộc sống, của hoạt dộng cùng nhau giữa
con Iigười với con người trong thực tiễn.

T ừ khoá

Tàm lý: là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não,
thông qua lãng kính chủ quan của mỗi cá nhân. Tâm lý người là
hình ánh chủ quan của thế giới khách quan.
Phản ánh: là quá trình tác động qua lại giữa hai hệ thống
vật chất, kết quá để lại dâu vết (hình ánh) tác động ở cả hệ thống
tác động và hệ thống chịu sự tác động.
Phản ánh tâm lý: là quá trình tác động qua lại giữa hiện
thực khách quan (với tư cách là cái được phản ánh) và não bộ (tổ
chức vật chất cao nhất với tư cách là cơ quan làm nhiệm vụ phản
ánh) và sản phẩm của sự tác động qua lại này chính là các hình
ảnh tinh thần được lưu giữ trong não con người.
Quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong
khoảng thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết
thúc tương đối rõ ràng.
Trạng thái tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra
trong thời gian tương đối dài, mở đầu và kết thúc không rõ ràng,
thí dụ như tâm trạng, stress, chú ý.
Thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý tương đối
ổn định, khó hình thành và khó mất đi. Thuộc tính tâm lý tạo
thành những nét, đặc điểm riêng của nhân cách như xu hướng,
tính cách, khí chất và năng lực.
Ý thức: là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở
người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp

137
thu được trone quá trình quan hệ qua lại với thê giới khách
quan. Hay nói cách khác, ý thức là hình ảnh của hình ảnh. là
nhận thức của nhận thức, ý thức là tổn tại được nhận thức.
Vô thức: là hiện tượng tâm lv ở tầng bậc chưa ý thức, nơi
mà ý thúc không thực hiện dược chức nãng của mình. Vò thức
điều khiên những hành vi mang tính bàn năng, không chú định
và tính không nhận thức được của con người.
H oạt động: là mối quan hệ tác độriR qua lại giữa con người
và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả
về phía con người.
Chù thẻ hóa: là quá trình con người tác động vào thê giới
khách quan để tách những thuộc tính, những đặc điểm của sự vật
hiện tượng và tách những năng lực của loài người, kinh nghiệm
xã hội lịch sử “nằm” trong thế giới khách quan ấy để chuyển
vào đầu (não) con người, làm cho con người tăng thêm vốn kinh
nghiệm, vốn sống, vốn tri thức và để phát triển đời sống tâm lý
của chính mình.
Khách thể hóa: là quá trình con người sử dụng năng lực trí
tuệ và cơ bắp để tác động vào thế giới khách quan, biến đổi thế
giới khách quan, và tạo ra sản phẩm. Như vậy, mỗi một sản
phẩm sẽ chứa đựng náng lực của chủ thể, thể hiện trình độ của
chủ thể.
Đỏi tượng: được dùng để chỉ hiện thực khách quan mà hoạt
động nhầm tới.
Tính đôi tưựng: là một quá trình trong đó đối tượng xuất
hiện với vai trò là đối tưựng của hoạt động.
Hoạt động chủ đạo: là hoạt động tạo ra được những biến
đổi cơ bản nhất trong các hiện tượng tâm lý và tạo ra dược

138
nliữii!' đậc đicm tâm lv đạc trưng cho giai đoạn lứa tuổi ây cũng
như lạo ra dược tiền đé lãm lv cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
(ìiao tióp: là sự tác động qua lại giữa con người với con
người, la sự tiếp xúc tâm lý dược hicu hiện ử sự trao dổi thòng
tin. ớ sự rung cảm lẫn nhau, hiểu biết nhau và ảnh hưởng đến
nhau. Hay nói khác di giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ
người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ the
này với chú thổ khác.

Câu hỏi òn tập

1. Từ việc hiểu khái niệm tâm lý, hãy phân tích bản chất
cùa hiện lượng tâm lý người.
2. Hãy lấy thí dụ về thuộc tính, trạng thái, quá trình tâm lý
và chỉ ra sự khác biệt, mỏi quan hệ giữa các hiện tượng
tâm lý này, từ dó rút ra những kết luận sư phạm về việc
hình thành và phát triển những đặc irưng tâm lý cần thiết
cho đối tượng giáo dục.
3. Hãy phân tích điều kiện hình thành và phát triển ý thức,
vai trò của vô thức đối với cuộc sống con người.
4. Hãy nêu tên các hoạt động chủ đạo của các giai đoạn
phát triển và vai trò của các hoạt động đó đối với sự phát
triển tâm lý trong giai doạn ấy.

Bài tập thực hành

I lãy chọn ra hai nhóm mẫu “đồng hương” bất kỳ, mỗi nhóm
khoảng 5 người. Bằng phương pháp quan sát. phỏng vấn và điều
tra, bạn hãy so sánh về mặt tâm lý giữa hai nhóm này. Dùng

139
kiến thức của chưưng này để giải thích những nguyên nhân cùa
sự giống hay khác nhau đó. Kết quả nghiên círu giúp bạn rút ra
những kết luận gì?

Tài liêu
• đoc
• thêm

1. Phạm Minh Hạc, 1983, Hành vi và hoạt động, Nhà xuất


bản Giáo dục.
2. Phan Trọng Ngọ, 2000, Tâm lý học hoạt động và khả
năng ibìg dụng vảo lĩnh vực dạy học, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyền Quang uẩn, 2003, Tâm lý học đại cương, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

140
C h ư ơ n g 4

C Ả M G I Á C - TRI G I Á C -
T ư D U Y -T Ư Ở N G T Ư Ợ N G

M ụ c tiêu:

Học xone chương này, người học có thể:


^ Phân tích được các khái niệm cảm giác, tri giác, đặc
điểm, các quy luật của chúng.
Giải thích được các mối quan hệ giữa cảm giác, tri giác, sự
hình thành và phát triển quá trình nhận thức cảm tính.
Phân biệt được các khái niệm tư duy và tưởng tượng,
đặc điểm, các quy luật của chúng.
^ Giải thích được sự hình thành và phát triển quá trình
nhận thức lý tính và mối quan hệ giữa quá trình nhận
thức lý tính và cảm tính.
Vận đụng được các khái niệm trong bài để giải thích
các hiện tượng trong cuộc sống.
Rút ra được các kết luận sư phạm để phục vụ cho việc
học và công việc giảng dạy sau này.

'X
uTưởng tượng về tản chất củng là tư duy mà thôi,
nhưng tư duy bằng hình ầnh”.
Macxim Goorky

141
Có bao giờ các bạn tự hỏi làm thế nào mà chúng ta nhận
được thông tin từ mỏi trường, làm thế nào đe xử lý và hiểu dược
các thông tin mà chúng la nhận được? Đô tổn tại, chúng ta phải
nhận biết được thế giới xung quanh mình, cảm nhận vé các vật
thể và sự kiện đang hiện hữu, giống như bông hoa mà chúng ta
có thể nhìn thấy và ngửi. Các thông tin nhận được cũng được
chúng ta chọn lọc, xử lý, phân tích để có những thông tin mới, ví
dụ, như khi nhìn thấy bóng hoa trẽn cây đang tàn dần, chúng ta
biết được đấy là quy luật bình thưi<n^ của tự nhiên, rằng đó là
kết thúc một thời kì ra hoa để bắt dau ihừi kì tạo trái. Điều này
có được chính nhờ hoạt động nhận thức.
Cà con người và con vật đều có khả năng nhận thức, tuy
nhiên, ờ loài người hoạt động này đạt đến mức độ cao hơn và
tinh lọc hơn. Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống
tâm lý (nhận thức, tình cảm, hành động).
Đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh
hiện thực khách quan. Hoạt động này gồm nhiều quá trình khác
nhau, thể hiện mức độ phản ánh hiện thực khác nhau và có
những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan.
Căn cứ vào tính chất phản ánh, có thể chia toàn bộ quá trình
nhận thức thành 2 cấp độ: nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính.
Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, là mức độ
sơ đảng, phản ánh những cái bên ngoài, cụ thể, những sự vật và
hiện tượng trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
Nhận thức lý tính bao gồm tư duy và tưởng tương, là mức độ
cao hơn, phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên
hệ bản chất của sự vật, hiện tượng.

142
Nhặn thức có liên quan chặt chẽ với hoạt động học tập, vì
hàn chất của quá trình học tập chính là quá trình nhận thức.
Hiểu rõ bán chất của quá trinh nhận thức sẽ giúp chúng la hiểu
dược con đường lĩnh hội tri thức, nhừ dó tạo điều kiện cho quá
trình học tập được diễn ra hiệu quả.

I. C Ả M CiIẢC

1. Khái niệm cảm giác

a. Định nghĩa
Mọi cơ thể sống lấy thông tin từ mỏi trường xung quanh.
Đâv là chức năng cần thiết để thích nghi và sống còn. Thí dụ,
nhờ các giác quan, ta nhận biết được bóng hoa màu đỏ, có mùi
hương thơm ngát; ta cảm nhận được đá thì lạnh và lửa thì
nóng... Các giác quan là những tổ chức cho phép chúng ta cảm
nhận được các đặc tính cùa vật, làm chúng ta nhận thức được
các thực thể vật chất trong thế giới khách quan. Chính các giác
quan đã hỗ trợ cuộc sống, làm cho cuộc sống dễ chịu, nuôi
dưỡng trí thông minh và đảm bảo sự tương tác của bản thân với
bên trong cũng như thế giới bên ngoài.
ỏ động vật bậc cao và con người, các thồng tin được thu
nhận, truyền dẫn (truyền thônỉ tin) và xử lý (biến đổi thông tin)
nhờ các giác quan và hệ thần kinh, cảm giác là hình thức đầu
tiên mà qua đó, mối liên hộ của cơ thể với môi trường được thiết
lập. và là mức độ phản ánh tâm lv thấp nhất. Dưới góc độ phát
sinh chủng loại và phát triển cá thể, cảm giác là hình thức định
huớng đầu liên của cơ thể trong thế giới xung quanh. Những
dộng vật cấp thấp, sơ cấp (vi khuẩn, ấu trùng, v.v) chỉ phản ánh

143
được những thuộc tính riêng lẻ. có ý nghĩa sinh học trực tiếp của
các sự vặt hiện tượng. Chẳng hạn như vi khuẩn cũng có những
cơ quan phân tích thông tin cảm giác về kích thích của môi
trường mà nó sinh sống. Trẻ em trong nhũng ngày đầu mới sinh
cũng tương tự như vậy. Những năm đáu thế kỷ thứ XX, người ta
còn cho rằng đứa trẻ vài ngày đầu sau sinh bị “mù”, “điếc”,
không có cảm giác đau. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng
minh ràng cảm giác phát triển từ rất sớm, ngay cả từ khi trong
bào thai. Ví dụ như ở tuần thai thứ 28, mắt của thai nhi đã mở và
có thể nhìn thấy. Cũng ờ thời điểm này, thai nhi có thể nghe
giọng nói của mẹ và khi đang ngủ, có thể bị đánh thức bởi tiếng
động quá mạnh. Khi mới sinh, trẻ có thể nhìn thấy các vật thể
cách trẻ trong vòng 20 cm.
Nguồn gốc náy sinh: cảm giác của động vật xuất hiện do
kích thích trực tiếp của ngoại giới gây ra và thông qua hệ thống
tín hiệu I. Trong đó cảm giác của con người có được vừa do kích
thích trực tiếp và đồng thời do kích thích gián tiếp, tức là do
ngồn ngữ gây ra. Nói cách khác, cảm giác của con người do tư
duy và ngốn ngữ chi phối và chính nhờ quá trình nhận thức cấp
cao này chất lượng của nhận thức cảm tính hơn hẳn ở động vật.
Ví dụ: khi nghe nói tới quả khế chua - chúng ta không nhìn thấy
nhưng vẫn có cảm giác chua ở đầu lưỡi; chúng ta thấy phong
cảnh dường như đẹp hơn khi được nghe bài thơ về cảnh ấy.
Cảm giác có được khi: (1) các cơ quan cảm giác hấp thụ
được năng lượng từ các kích thích từ bên ngoài môi trường; và
(2) các cơ quan thụ cảm chuyển đổi các năng luợng này thành
các xung thần kinh và chuyển lên não bộ.
Chức năng của cảm giác: cảm giác của động vật chỉ giúp
con vật thích nghi với môi trường. Cảm giác của con người

144
không chì giúp con người thích nghi với môi trường mà còn định
hướng, điều khiển, diều chình nhằm nhận thức và cải tạo thế giới
xung quanh. Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con
người và là nguồn cung cấp những nguyên liệu đầu tiên để thực
hiện những hình thức nhận thức cao hơn.
Con dường hình thành cảm giác: cảm giác của động vật
được hình thành và phát triển theo con đường di truyền sinh học
(qua gen), trong khi đó cảm giác của con người được hình thành
và phát triển do sự rèn luyện và hoạt động nghé nghiệp, cảm
giác của con người chịu sự chi phối của các chức náng tâm lý
khác trong nhân cách như tư duy, tình cảm, ngôn ngữ... VI lý do
nàv F.Anghen đã viết: “nhập vào con mắt của chúng ta không
phải chỉ có hoạt động của các giác quan mà còn có hoạt động tư
duv nữa”. K. Mark viết: “Trong thực tiễn cảm giác trờ thành nhà
lý luận trưc tiếp”.
Tóm lại, cảm giác là quá trình nhận thức cám tính, phản
ánh các thuộc tính của sự vật hiện tượng một cách riêng lè khi
có sự tác động trực tiếp của chúng vào các cơ quan cảm giác.
Cảm giác cùa con người không chỉ là sự phàn ánh trực tiếp
thông qua các giác quan mà còn là sản phẩm của hoạt động, cùa
toàn bộ nhân cách con người với tư cách là tổng hoà các mối
quan hệ xã hội.

b. Đặc điểm của cấm giác


Cảm giác là một quá trình tâm lý (có mở đầu, diễn biến và
kết thúc). Ở dây, chúng ta cần phân biệt khái niệm cảm giác
trong tâm lý học với quan niệm cảm giác trong đời thường, như
là sản phẩm của quá trình nhận thức.

145
Nội dung phản ánh: Phản ánh những thuộc tính riêng lẻ bên
ngoài như hình thức, âm thanh, mùi vị, độ lớn của các sự vật,
trạng thái bên trong của nó... Cảm giác chỉ phản ánh riêng lẻ
từng thuộc tính. Câu chuyện dân gian “thầy bói xem voi” là ví
dụ sinh động. Các thầy bói mới dùng ở mức độ cảm giác (xúc
giác) để nhận biết về con voi, do đó, mỗi người khi sờ vào 1 bộ
phận của con voi thì chỉ nhận biết được bộ phận riêng lẻ đó và
cho rằng con voi là như vậy.
Hình thức phán ánh: cảm giác chỉ xảv ra khi có các sự vật
hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.
Khi sự vật không trực tiếp tác động nữa thì sẽ không tồn tại quá
trình cảm giác nữa mà hình thành một quá trình tâm lý khác.
Cảm giác của con người mang bản chất xã hội lịch sử, thể hiện:
Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người không phải
chỉ là những sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên mà còn
bao gồm cả những sản phẩm do lao động của con người tạo ra.
Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn
ở hệ thống túi hiệu thứ nhất, mà còn cả ờ hệ thống tín hiệu thứ
hai nữa.
Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong
phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục. Ví dụ: người thợ
dệt có thể phân biệt được 60 màu đen khác nhau.

2. Các quy luật của cảm giác

a. Quy luật ngưỡng cảm giác


Hãy thử tập trung trong 1 giây để xem có bao nhiêu các kích
thích đang tác động vào các giác quan của chúng ta: ánh sáng,
âm thanh, mùi vị, sự động chạm của quần áo vào da... Mặc dù

146
chúng la chìm ngập trong các thông tin giác quan, chúng ta vẫn
sống rãi mạnh khòe chứ không bị quá tải. Tại sao vậy? Liệu mắt
chúng ta có thể nhìn thấv được mọi thứ tác động vào mắt
không? Vì sao chúng ta lại không nhìn thấy được các vi khuẩn
mặc dù chúng luôn hiện diện và trực tiếp tác động vào thị giác?
Nói cách khác, cường độ kích thích giác quan cần bao nhiêu để
dủ gâv ra cảm nhận? Trên thực tế, đỗi khi chúng ta cảm nhậri
được các kích thích rất nhỏ. Một nghiên cứu năm 1962 của
Galanter cho thấy, chúng ta có thể nghe được tiếng đổng hổ kêu
tích tắc ỏ cách chúng ta khoảng 6,lm; trong một căn phòng yên
tĩnh chúng ta có thể ngửi đưực mùi nước hoa (dù chỉ một giọt) ở
phòng hên cạnh; trong một đêm tối trời tĩnh lặng chúng ta cũng
nhìn thấy một đốm lửa cách chúng ta khoảng 48km.
Tuy rằng, các cơ quan giác quan của chúng ta rất hiệu quả,
nhưng chúng không thể ghi lại toàn bộ các thông tin đang kích
thích vào chúng ta trong môi trường. Chúng ta chỉ có thể ngửi và
nếm được một số mùi và một số chất, mà không phải tất cả các
chất; chúng ta chỉ có thể nghe được các sóng âm thanh ờ dải tần
số nhất định; chúng ta cũng chỉ nhìn được năng lượng ánh sáng
ở một dải sóng tương đối hẹp; cơ thể của chúng ta có vè như
được chuẩn bị tốt để thích ứng với cả biển thông tin kích thích.
Chỉ những kích thích đạt dược giới hạn nhất định nào đó mới
được ta cảm nhận. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra dược cảm
giác chính là nsưỡng cảm giác.
Ngưỡng câm giác là vùng kích thích được giới hạn bời hai
đầu có thể gây ra cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía dưới hay còn
gọi là ngưỡng tuyệt đối tỏi thiểu là cường độ kích thích tối thiểu
dc gây được cảm giác. Ngưỡng cảm g iá c phía trên là ngưỡng
tuyệt đối tối đa là cường độ kích thích tối đa để gây được cảm

147
giác. Phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác nêu trên là vùng cảm
giác được.
Để xác định được ngưỡng cảm giác của từng giác quan, các
nhà tâm sinh lý học làm thực nghiệm bằng cách cho các kích
thích có cường độ khác nhau, tăng dần tác động vào giác quan
theo thứ tự ngẫu nhiên mà chủ thể không biết. Các nhà nghiên
cứu dùng một loạt các kích thích có cường độ gần với ngưỡng
giới hạn dự đoán. Với mỗi trị số của kích thích, ghi lại số lần
nhận thấy và không nhận thấy kích thích sau khi thực nghiệm.
Kích thích sẽ được tác động lặp đi lặp lại. Ngưỡng tuyệt đối của
một cá nhàn đối với một kích thích nào đó là cường độ thấp nhất
mà cá nhân đó nhận biết được 50% sô' lần kích thích. Bảng sau
đây đưa ra vài ví dụ về ngưỡng tuyệt đối của vị giác, thính giác,
khứu giác, xúc giác, thị giác.
Bảng 4.1. VI dụ vể ngưỡng tuyệt đối
Dạng Cơquan
Giác quan Ngưdng tuyệt đối
kích thích thụ cảm
Thị giác Năng lượng điện Tế bào que vầ Ngọn nến cháy có thể nhlnthấy ở
từ. hình nór ờ võng khoảng cách xa 48 km(30 dặm)
mạc. trong một đêmtối quang đãng.
Thính giác sỏng áp âm. Tếbàotócởmầng Tiếng tích tắc của đổng hổ đeo
mémcủa tai trong. tay ở cách 6m(20 feet) trong
phổng yên tĩnh.
Vị giác Chất hóa học tan Đáu nhú vị giác ở Khoảng một thia cafe đường tan
trong nước miếng. lưỡi trong miệng. trong 7,5 lýt nước (2 gallon).
Khứu giác Chất hóa học Tếbào cảmnhậnờ Một giọt nước hoa bay khuếch
trong không khí. phẩntrêncủa mũi. tán trong một nhà nhỏ (3 phòng).
Xúc giàc Sự di chuyển cơ Các đầu mút thán Cánh của một con ruổi rơi xuống
học hoặc áp lực kinh nằmở da. ngực từđộ cao khoảng 1cm
lên da. (0,4 inch).

Nguồn từGalenter (1962)

148
Có sự khác biệt cá nhân đối với ngưỡng tuyệt dối. Một số
ncười có thể nhạy cảm hơn những người khác. Cùng một cá nhân
nhưng ở những thời điểm khác nhau cũng có độ nhạy cảm khác
nhau với cùng kích thích vào giác quan. Vào buối sáng, cơ thể
khỏe mạnh, tươi mới, chúng la có thể dễ dàng nghe thấy tiếng hót
xa xa của một chú chim. Cũng tiếng hót đó, ở khoảng cách đó vang
ra, có thể chúng ta không thể nghe được vào buổi chiều.
Tính nhạy cảm cùa cảm siác là khả năng cảm nhận được
kích thích với cường độ nhỏ nhất. Như vậy, ngưỡng cảm giác tỉ
lệ nghịch với độ nhạy cảín của cảm giác, nghĩa [à ngưỡng cảm
giác càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao và ngưỡng càng cao thì
độ nhạy cảm càng thấp.
Ngưỡng sai biệt
Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích.
Tuy vậy, không phải mọi sự khác nhau nào của các kích thích
cùng loại cũng đều được phản ánh. Chẳng hạn như không phải
lúc nào chúng ta cũng nhận biết được ngọn đèn này sáng hơn
ngọn đèn kia; hay khi nấu một món ăn, ta nếm thấy nhạt và phải
cho thêm một chút muối. Nhiều khi ta thấy đã cho một lượng
muối tương đối vào rồi nhưng vẫn thấy không khác lần nếm
trước. Cần phải có một tỉ lộ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay
tính chất thì ta mới cảm nhận được. Độ lệch tối thiểu của hai tác
nhân kích thích cùng loại mà con người có thể cảm nhận được
chính là ngưỡng sai biệt.
Bảng 4.2. Hằng số Weber vể một số sai biệt càm giác

Giác quan Loại Hảng số Weber


Thị giác Độ sáng của đèn 1/60
Thính giác Tắn số âmthanh 1/333
Độ ổn của ảm 1/10
Vị giác Khác biệt vé độ mặn 1/5
Thính gác Lượng mùi cao su 1/10
Xúc giác Áp suất da 1/7
Áp suất sâu 1/77

Nhà tâm sinh ký học Weber đã nghiên cứu và phát minh ra


hằng số Weber k=Ap/p (trong đó: k - ngưỡng sai biệt; Ap -
lượng kích thích tối thiểu thêm vào để cho ta một cảm giác mới;
p - lượng kích thích cũ). Chẳng hạn như đối với ánh sáng đèn,
ngưỡng sai biệt k= 1/60. Bảng trên là ví dụ về hằng số Weber
cho một số sai biệt cảm giác.
Kết luận sư phạm: giọng nói và chữ viết của giáo viên phải rõ
ràng và đạt tới ngưỡng thì học sinh mới nghe và nhìn thấy được.
Đồ dùng dạy học đối với em nhò có màu sắc, độ lớn rõ ràng và đạt
tới một ngưỡng nhất định. Phòng học phải đủ ánh sáng, nếu có
tiếng động thì cũng không vượt quá ngưỡng tuyệt đối.

b. Quv luật thích ứng của cảm giác


Đổ phán ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác
của con người có khả nãng thích ứng với kích thích. Thích ứng là
khả năng thay đổi tính nhạy cảm của cơ quan cảm giác cho phù
hợp với cường độ kích thích thay đổi. Khi cường độ kích thích tăng
thì giảm độ nhạy cảm của cảm giác. Khi cường độ kích Ihích yếu
thì tăng độ nhạy cảm của cảm giác. Sự thích ứng này có cả ở 5 giác
quan nhưng ờ các mức độ khác nhau, thị giác là tốt nhất, cảm giác

150
đau là yếu nhất. Sự thích ứng nàv không phải do bẩm sinh mà do
ròn luyện và giáo dục tạo ra, vếu tố di truyền là cơ sở giúp cho con
người thích ứng tốt hay xấu. Ngoài ra, cơ quan chức năng của cảm
giác phái thav đổi tính nhạy cảm để tự bảo vệ minh trước sự thay
dổi cùa kích thích từ mõi trường.
Máu như chúng ta đều quen thuộc với việc mắt thích nghi
với ánh sáng cổ cường độ yếu. Khi đi vào rạp chiếu bóng đã tắt
đèn. chúng ta gần như không nhìn thấy gì xung quanh. Sau vài
giây, chúng ta bắt đầu có thể nhìn thấy dường, những người ngồi
xung quanh. Quá trình tăng độ nhạy cảm như vậy được gọi là sự
thích ứng dương tính. Ngược lại, chúng ta sẽ giảm nhạy càm với
các kích thích liên tục. Ánh đèn sẽ trở nên mờ hơn khi chúng ta
đã thích ứng; hoặc khi chúng ta sống ờ thành phố với nhiều
tiếng ồn, chủng ta sẽ giảm nhạy cảm với các âm thanh ờ đường
phố; hav khi chúng ta bước vào phòng mới sơn, ban đầu, mùi
sơn mới làm ta khó chịu nhưng một lúc sau, sự khó chịu sẽ trôi
qua. Quá trình giảm nhạy càm như vậy còn đươc gọi là thích
ứns âm tính. Nếu kích thích kco dài và với cường độ không đổi,
cảm giác sẽ mất đi. Ví dụ như rõ nhất là việc chúng ta không hề
có cảm giác về sự va chạm của quần áo đối với da.

c. Sự cảm ứng của cảm giác


Sự cảm ứng của cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của
một cơ quan cảm giác này dưới tác động vào một cơ quan cảm
giác khác. Quv luật này diễn ra như sau: khi kích thích yếu lên
một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ
quan phàn tích kia và ngược lại.
Quy luật cảm ứng của cảm giác xảy ra tlieo nguyên tắc sau:
- Kích thích vào cơ quan cảm giác này lại làm giảm tính
nhạy cảm của cơ quan càm giác khác. Ví dụ: trong tiếng âm
151
thanh quá ồn ào cảm giác nhìn kém đi, cảm giác quá chua làm
cho mắt nhìn mờ hơn. Hiện tượng này gọi là hiện tượng ái cảm
giác (giảin cảm giác).
- Kích thích yếu lên một cơ quan cảm giác này sẽ làm tăng
độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác khác. Ví dụ: vừa ngắm tranh
vừa nghe nhạc nhẹ với âm thanh nhỏ, ta sẽ có cảm giác nhìn tốt
hơn. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tăng cảm giác.

d. S ự tương phản của cảm giác

Sự tương phàn là sự thay đổi cường độ hay chất lượng của


cảm giác dưới ảnh hưởng của hai (hai nhóm) tác nhân kích thích
có đặc điểm tưcmg phản cùng tác động đồng thời hoặc nối tiếp
vào một cơ quan cảm giác.
Tương phản dồng thời
Sự tương phàn đổng thời là sự thay đổi cường độ hay chất
lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của hai (hai nhóm) tác nhân
kích thích có đặc điểm tương phản cùng tác động đồng thời vào
cùng một cơ quan cảm giác. Ví dụ: màu đen đặt trên nền trắng,
ta có cảm giác màu đen thì đcn hơn và màu trắng dường như
trắng hơn, hoặc hai người lệch nhau đáng kể về độ cao, nếu
đứng cạnh nhau thì người cao dường như cao hon, người thấp có
cảm giác thấp hơn.
Tương phán nối tiếp
Sự tương phản nối tiếp là sự thay đổi cường độ hay chất
lượng của cảm giác dưới ảnh hường của hai (hai nhóm) tác nhân

152
kích thích có đặc điểm tương phản tác động nôi tiếp vào cùng
một cơ quan cảm giác. Ví dụ: sau khi nhúng tay vào nước lạnh
rồi nhúng tay vào vòi nước máy, ta sẽ có cảm giác nước máy
nóng hơn nhiệt độ thực của nó.

e. Ilìẻn tượng loạn cám giác

Hiện tượng loạn cảm giác là sự xuất hiện một cảm giác đặc
trưng cho cơ quan cảm giác này dưới sự tác động vào một cơ
quan cảm giác khác.

Ví dụ: khi nghe tiếng kêu cót két - kích thích ở tai nhưng lại
gây kích thích sởn gai ốc ở da hay khi tai thì nghe nhạc mà mắt
thi như nhìn thấy hình ảnh do chính giai điệu đó tạo nên.

Cần tận dụng sự tác động tích cực để làm tăng độ nhạy cảm
của cảm giác bằng cách tuân thủ một chế độ ánh sáng, nhiệt độ
và không khí thích hợp. Trong dạy học cố gắng tác động cùng
một lúc vào nhiều giác quan của học sinh để làm tăng sự tác
động qua lại của các cảm giác làm cho quá trình nhận thức diễn
ra nhanh chóng và sâu sắc. Ví dụ: nhìn, nghe, viết và ghi nhớ,
kết quả sẽ cao hơn là làm việc độc lập với từng giác quan.

Tóm lại, thật không dễ trong việc quyết định xem chúng ta
có nhận được một kích thích nào đó hay không. Các quyết định
này thường liên quan đến nhiều đặc tính khác nhau của kích
thích, mà không chỉ đơn giản là mức độ, cường độ của kích
thích hay khả năng hoạt động của các giác quan.

153
Lý (huyết nhận biết tín hiệu ịsignaỉ-detection theory)
Lý thuyết này cho rằng có các nhân tố khác nhau ảnh hườri2
đến việc cá nhân có nhận biết được các kích thích (tín hiệu) hoặc
sự khác biệt giữa các kích thích hay không. Cường độ của kích
thích chỉ là một yếu tố. Một yếu tố khác nữa là mức độ khác biệt
giữa kích thích đó với các tín hiệu khác đang tồn tại tác động đẽn
chúng ta. Nói cách khác, rõ ràng là chúng ta dễ dàng nghe thây lời I
nói trong một phòng yên tĩnh hơn là cũng lời nói đó trong một
phòng tiệc và mọi người đang chạm cốc leng keng.
Lý thuyết nhận biết tín hiệu còn quan tâm đến vai trò của
các yếu tố tâm lý như động cơ, kì vọng, sự chú ý, kinh nghiệm,
học tập v.v... và trạng thái thể chất. Chẳng hạn như nơi chúng ta
ngồi học có thể có hàng chục các kích thích nằm trong vùng
cảm giác được của chúng ta. Đó có thể là tiếng quạt kêu, ánh
đèn chập chờn, mùi thức ăn ở nhà bếp, tiếng tivi v.v... Tuy vậy,
chúng ta vẫn chăm chú đọc và các kích thích khác sẽ không
được ta quan tâm, nhận biết. Một ví dụ khác là đang đêm, bé
khóc, bố hoặc mẹ sẽ bị đánh thức còn người kia thì không. Điều
này không có nghĩa là một người có độ nhạy cảm tốt hơn người
kia. Lý do có thể bời vì một người đã được giao nhiệm vụ chăm
sóc trẻ buổi đêm và vì vậy, người đó có động cơ cao hơn, luôn
chuẩn bị tinh thần để nhận tín hiệu âm thanh trong đêm.
Lý thuyết này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như quản lý chất lượng, viễn thông, tâm lý học. Trong tâm lý
học, lý thuyết này được ứng dụng khi nghiên cứu về sự ra quyết
định trong các tình huống không chắc chắn, chẳng hạn như khi
nhìn khoảng cách trong điều kiện sương mù. Lý thuyết này cho
rằng, người ra quyết định không phải là người nhận thông tin thụ
động, mà là người chủ động nhận thông tin, nghĩa là luôn có
đánh giá, phán đoán cảm giác của mình trong tình huống mơ hồ,

154
chưa rõ ràng. Chắng hạn như khi trời sương mù, chúng ta dang
lái xc và buộc phải quyết dịnh xem một vật chắn ờ trẽn đường
cách chúng ta bao xa mà chi dựa vào các kích thích thị giác, mà
kích thích này lại bị yếu vì sương mù. Não sẽ dựa vào ánh sáng
từ vật phát ra để xác định khoảng cách, nhưng sương mù lại làm
giảm độ sáng nên chúng la sẽ cảm nhận vật có vẻ như ờ xa.
Trong trường hợp này, khi chúng ta không chắc chắn về các kích
thích, tín hiệu, chúng ta sẽ ra quyết dinh dựa trẽn việc tính toán
xem khả nâng mắc lỗi nào thì hậu quả xấu hơn: cho là vật còn ờ
xa mặc dù trén thực tế vật ử gần xe hay cho là vật không còn ở
xa mặc dù trên thực tế I1 Ó vẫn còn ở xa. Một ví dụ khác mà
chúng ta déu có thê gập hàng ngàv. Giả sử như một người đang
chờ một vị khách quan trọng, không thể để lỡ. Sau một lúc,
người đó sẽ bắt đầu “nghe” thấv tiếng nói của người khách và ra
mờ cửa nhưng không có ai cả. Người nàv đã “nhận” được tín
hiệu, kích thích (mà trên thực tế là không có) bời vì họ nghĩ để
lỡ vị khách này thì sẽ tệ hơn là việc ra mờ cửa kiểm tra xem họ
đến chưa.
David Heeger, Copyright ©2003-2007, Department o f
Psychology, New York University.

3. Các loại cảm giác

Căn cú vào bộ phận chức năng của cư quan trên cơ thể, ta


phân ra làm hai nhóm cảm giác là:

a. Nhóm cảm giác gắn với bô máy phân tích tương ứng
phụ trách
Cỏm giác nhìn và bộ máy phân tích thị giác: cảm giác nhàn
là cảm giác nảy sinh do tác dộng của sóng ánh sáng (sóng điện

155
tù) phát ra từ sự vật. Cơ sở sinh lý của nó là hoạt động phân tích
quang thị giác. Đê’ sản xuất ra một hình ảnh hợp nhất của sự vật,
giác quan thị giác chuyển năng lượng ánh sáng sang các hoạt
động thần kinh. Hiện tượng này hoạt động theo các nguyên tắc
vật lý: các tổ chức võng mạc (hàng triệu nơron) trở nên nhạy
cảm với ánh sáng; nhờ các tương tác liên bào (svnap), với hàng
triệu cơ quan tiếp nhận hình ảnh và hàng triệu tế bào nơron đã
đảm bảo sự truyền tải tất cả các thông tin.
Thị giác cho biết hình thái, màu sắc, độ lớn, khoảng cách
giữa các sự vật.
Cảm giác nhìn có đặc điểm là ngay sau khi một kích thích
mạnh ngừng tác động, cảm giác không mất đi mà tồn tại trong
một khoảng thời gian ngắn.
Cơ quan chức năng cùa thị giác là mắt. Mắt là một camera
sống. Mắt cũng là “cửa số mở ra thế giófi”. Thông tin mà chúng
ta nhận được nhiều nhất là qua mắt. Chúng ta hãy nghĩ tới
những thông tin khác nhau mà chúng ta đã tiếp nhận thông qua
thị giác như sách, các phương tiện thông tin đại chúng (đài, tivi,
máy tính, báo), đồ vật ở các bảo tàng, tác phẩm trong lĩnh vực
sân khấu điện ảnh, chúng ta sẽ thấy rất ngạc nhiên về số lượng
thông tin thị giác mà chúng ta thu nhận.
Một số hiện tượng hoà màu trong cảm giác nhìn: mắt phản
ứng với ánh sáng có bước sóng từ 390 - 760mm, nếu cường độ
ánh sáng rất mạnh thì mắt có thể cảm thụ được bước sóng tới
950mm trong vùng hồng ngoại, 313mm trong vùng tử ngoại của
quang phổ. Mắt có tính nhạy cảm không đổng đều với các tia
khác nhau trong quang phổ. Mắt có tính nhạy cảm cao nhất với
tia màu vàng, với những tia màu dỏ hay tràm thì thấp hơn 40
lần. Do vậy, các biển báo nguy hiểm hoặc cần cảnh giác cao

156
thường có màu vàng. Cảm giác màu sắc chia thành 2 nhóm:
nhóm không sắc (bao gổm: xám, đen, trắng...) và nhóm màu
sắc là những màu còn lại. Ánh sáng mặt trời thường giúp chúng
ta thụ cảm một loạt các tia màukhác nhau. Ánh sáng có bước
sóng khác nhau gây ra những cảmgiác màu khác nhau. Ánh
sáng có bước sóng khoảng 687mm cho ta cảm giác màu đỏ,
580mm cho màu vàng, 527mm cho màu lục, 430mm cho màu
tràm, 396mm cho màu tím. Mắt người nhạy cảm nhất với các tia
sáng có bước sóng vào khoảng 565mm.
Việc nhìn màu sắc do các tế bào nón đảm nhận (tế bào nón
nhạy cảm với ánh sáng mạnh, tế bào que nhạy cảm với ánh sáng
mờ, yếu).
Hiện tượng hoà màu tuân theo một định luật nhất định do
Newton đưa ra: ỉloà 2 màu sẽ dược một màu mới trung gian
giữa hai màu kia và người ta gọi đó là màu bổ sung.
Ví dụ: tràm + đỏ = tím
Ví dụ: vàng + đỏ = da cam
Sự hoà lẫn các màu là một quá trình xảy ra trên vỏ não.
Trong tất cả các trường hợp mù màu sắc thì cảm giác nhìn màu
đều là màu sáng. Ngoài ra, còn có trường hợp mù màu từng
phần. Hay gặp nhất là mù màu đỏ và lục. Những người bị bệnh
này thường thụ cảm các màu cư bản như màu đỏ, da cam, vàng,
lục đều là màu vàng. Việc nghicn cứu về cảm giác nhìn màu sắc
có ý nghĩa quan trọng trong tuyển chọn người trong vị trí nghề
nghiệp công việc đòi hỏi phân biệt màu sắc bình thường.
Cảm giác nghe và cơ quan phân tích thính giác: cảm giác
nghe là loại cảm giác được nảy sinh nhờ sóng âm thanh tác động
vào giác quan. Cơ sở sinh lý của cảm giác nghe là hoạt động
phân tích thính giác. Cảm giác thính giác cho con người biết về

157
những thuộc tính của âm thanh như biên độ, cao độ. âm sắc của
các dao động âm thanh.
Cơ quan thính giác cũng dùng đến một cấu trúc phức tap
ở trong tai, tập trung chù yếu ở vành tai, màng nhĩ, xương sụn
và nhĩ.
Cảm giác nghe của con người có khác nhau về độ cao,
cường độ và âm sắc. Độ cao được xác định bằng số lượng dao
động trong một giây tức là tần số dao động càng lớn, âm càng
cao và ngược lại. Cảm giác nghe của người phản ứng với những
âm trong giới hạn từ 16.000 - 20.000 dao động trên một giây.
Tính nhạy cảm chênh lệch của cảm giác nghe cùa con người rất
cao đặc biệt với những người có tính nhạy cảm về âm nhạc.
Cường độ của cảm giác nghe gọi là độ vang. Tai người có nhạy
cảm khác nhau đối với những độ cao khác nhau. Cảm giác nghe
còn giúp định vị được vị trí của vật kích thích trong không gian.
Sở dĩ có được khả năng định vị này là nhờ sự hoạt động đồng
thời của hai bán cầu đại não. Sự chênh lệch về thời gian đi của
âm thanh đến mỗi tai gây kích thích hưng phấn ở mỗi bán cầu
đại não không đồng thời. Do sự khác nhau về khoảng cách âm
đến mỗi tai tạo nên tín hiệu chỉ hướng của âm.
Khi mới sinh, cảm giác nghe ở trẻ phát triển tốt hơn cảm
giác nhìn. Trẻ dễ bị kích thích bời âm thanh hơn vật thể. Dễ
dàng quan sát điều này ở Irẻ mới sinh, khi có tiếng động, trẻ sẽ
phản ứng bằng cách quay đầu về hướng phát ra tiếng động đó.
Cảm giác ngíri và cơ quan phán lích khícii giác: cảm giác
ngửi được nảy sinh do sự tác động của các chất, các khí vào cư
quan phân tích tương ứng của con người. Cơ sở sinh lý là hoạt
động của cơ quan phân tích khứu giác. Trên 100 triệu các tế bào
tiếp nhận nằm ở màng nhầy của hố mũi cho phcp khứu giác
nhận biết ra mùi nước hoa và các mùi đa dạng khác nhau mà

158
chúng la hú. Nó cũng hoạt động theo phương thức hóa học.
Ngạc nhiên nhất là chỉ 20% trong sỏ các mùi mà khứu giác nhộn
dược là dẻ chịu, còn lại là không dẻ chịu và thậm chí có thể là
báo trước nguy hiểm, ví dụ mùi thối do thịt ỏi tỏa ra.
Khứu giác là một nguồn giao tiếp. Chính nhờ khứu giác em
bé nhận biết mùi của mẹ. Con vật, nhờ vào khứu giác có thể
đánh dấu lãnh thổ của chúng, báo hiệu sự phục tùng hoặc phản
kháng cũng như các giai đoạn thuận lợi cho sinh sàn.
Cảm giác nếm và rơ quan phán tích vị giác: cảm giác nếm
do sự tác động của các thuộc tính hóa học cúa các chất, hoà tan
trong nước bọt tác động lên cơ quan thụ cảm vị giác ờ đầu lưỡi
gâv nên. Cơ sờ sinh lý cùa cơ quan phân tích vị giác là lưỡi.
Lưỡi hoạt động theo phương thức hóa học nhờ vào số lượng lớn
các tế bào vị giác (từ 2000 đến 5000 gai) nằm ờ lưỡi. Mỗi gai
biểu hiện những đặc điểm đáp ứng khác nhau vì nó được chuyên
biệt hóa cho một loại vị giác nào đó mà não nhận biết.

Hình 3.1. Vị trí các các đẩu nhú vị giác trên lưỡi

159
Có 4 loại vị cơ bản: mặn, chua. ngọt. đắng. Người châu Á
biết đến vị thứ năm, gọi là vị lợ, chiết xuất (ừ chất glutamate (mì
chính). Ngày nay, chúng ta bổ sung thêm vị thứ sáu, vị béo, cho
phép phát hiện ra các axit béo chủ yếu. Trên thực tế, não bộ phải
thu nhận một lượng rất lớn các thông tin nhiều sắc thái về đồ ăn
và đồ uống mà chúng ta tiêu thụ.

b. Nhóm cảm giác nằm rải rác trẽn cơ thể


Có 4 loại cảm giác cơ thể. Chúng khác biệt với các loại cảm
giác trên là chỉ khu trú tại một cơ quan cụ thể, nhóm cảm giác
này nằm rải rác trẽn khắp cơ thể.
Hệ thống giác quan cơ thể sở hữu các cơ quan cảm nhận
nằm ở khắp trong cơ thể, từ bên trong đến bẽn ngoài. Các cơ
quan cảm nhận này đáp ứng nhiều loại kích thích và là nguồn
đem lại các trải nghiệm dễ chịu cũng như đau đớn. Trung tâm
của chúng nằm ở thùy hành của não. Các cơ quan này truyền
thông tin nhận được đến não thông qua tùy sống và các thông tin
lại được tích hợp ờ vỏ não. Hệ thống cảm quan cơ thể là cơ quan
đầu tiên mà chúng ta có khi sinh ra và cũng là cơ quan sau cùng
mà chúng ta bị mất vào cuối đời. Hệ thống này không thể thiếu
cho sự sống.
Cảm giác da và cơ quan phân tích xúc giác: cảm giác da
nảy sinh do kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên da gây
nên. Xúc giác rất nhạy cảm với các kích thích cơ học, được gọi
là cơ quan cảm giác vận động. Xúc giác có mặt ở da, ở trong cơ
thể cũng như ở màng nhầy. Các cơ quan cảm nhận vận động này
chịu trách nhiệm đối với các cảm giác vận động như sụ ép, sự
rung, sự tiếp xúc. Chúng cho phép cảm nhận được bên mặt mà

160
chúng ta chạm vào, giống nhu trong trường hợp chữ nổi (chữ
Braille cho người khiếm thính), nhột nhột (do cù), nước lạnh, đồ
ăn dai hay mềm và nhận biết chất rắn hay chất lỏng. Cũng chính
xúc giác đã liên kết chúng ta với các thành phần của tự nhiên
(lửa, nước, không khí, đất, kim loại, gỗ) để khám phá đặc tính và
cỏnR dụng của chúng. Bời vì xúc giác có mặt ở khắp nơi nên xúc
giác đón nhận một lượng thông tin không đếm xuể.
Chúng ta cũng phải lưu ý rằng xúc giác luôn đồng hành
cùng vị giác, khứu giác, thị giác, thính giác. Thậm chí nó có thể
bù cho sự thiếu hụt hoặc sự giảm sút của các giác quan khác, ví
dụ như ở người khiếm thính và khiếm thị.
Cảm giác vị trí cơ th ể irong không gian: Giác quan này
nhạy cảm trước các kích thích thụ cảm bản thể. Cơ quan cảm
nhận bản thể có mặt trong các cơ khi có sự kéo giãn, trong các
gân khi có sự căng và trong các dây chằng cử khớp khi đang
chuyển đỏng. Nó đi kèm theo các vận động cơ học, tức là các
chuvển động luôn đòi hỏi ở vị trí này hay vị trí khác.
Ở bất kì tuổi nào, giác quan này đều làm chúng ta ý thức
được vị trí và tư thế của mình trong môi trường mà chúng ta
đang ở. Chúng ta ở gần hay xa người xung quanh? Chúng ta
ngồi, đứng hay quỳ hay tránh một vật cản cần vượt qua? Có rất
nhiều vị trí khác nhau của cơ thể trong không gian, ví dụ như
người chơi golf, đầu tiên nhờ vào thị giác, xác định được khoảng
cách và độ khó mà quả bóng cần đánh, sau đó chọn cây sắt hay
cây gỗ trước khi lấy đà theo vị trí phù hợp của cơ thể đối với
chuyển động nhằm đạt được kết quả mong đợi. Điều này cũng
đúng với người chơi nhạc, người đi săn, người đánh cá v.v...
trong các hoạt động nghề nghiệp của mình.

161
cảm giác nhiệt: cơ quan cảm nhận nhiệt độ cũng là giác
quan nằm ờ khắp trong cơ thể, trong cũng như ngoài. Nó cảm
nhận một cách chuyên biệt hơn các kích thích thụ cảm nhiệt. Nó
đóng vai trò vừa là nhiệt kế, vừa là khí áp kế của cơ thể chúng
ta. Giác quan này thông báo lên não các cảm nhận về nóng hay
lạnh trong một bộ phận hay trong toàn bộ cơ thể cũng như sự
biến đổi về áp suất khí quvển. Nó cũng báo động sự tàng nhiệt
cơ thể (sốt) hay giảm nhiệt (sự hạ nhiệt). Sự nóng, sự ẩm, sự
lạnh tạo ra các cảm giác thoải mái hay không thoải mái.
Cám giác đau: cơ quan cảm nhận đau nhận thỏng tin nhờ
vào các kích thích thụ cảm tổn thương, đáp lại tổ hợp các phản
ứng cơ hoc, nhiệt độ và hóa học. Như một cái chuông báo động,
nó báo hiệu sự biến loạn trong một bộ phận của cơ thể, ví dụ
như đau đầu, khi bị ong đốt hay cảm giác nóng bỏng, sự đầv
bụng hay đau dạ dày.
Thụ cảm đau có mặt ở khắp cơ thể, cụ thể hơn là ở da,
xương, cơ, phần lớn các nội quan, mạch máu, tim và màng não.
Rất ngạc nhiên là não người lại không cảm nhận đau. Các thụ
cảm đau cảm nhận sự kích thích, sự khó chịu, sự nhói đau ở một
bộ phận của cơ thể.
Đau sử dụng một hệ thống phản xạ: nó báo tránh các tình
huống nguy hiểm, nó giúp giảm đau ở những bộ phận cơ thể bị
tấn công.
Cơ quan cảm nhận đau là không thể thiếu, bởi vì nó hoạt
động trong cả trạng thái tỉnh cũng như thức. Nổ chuyển lên não
số lượng lớn các thông tin về cơ thể, hoặc là về trạng thái sức
khỏe, hoặc là các hành vi của một cá nhân. Nó luôn luôn mai
phục mọi nguy hiểm có thể xảy ra trong môi trường.

162
II. TRI (ỈIẢC

1. Khái niệm tri giác

a. Định nghĩa
Nhừ có cảm giác mà các thuộc tính riêng lẻ của sự vật (màu
sắc, âm thanh, hình dáng, bẽn mật v.v...) dược phản ánh lên vỏ
não. Tuv vậy, chúng ta sẻ tự hòi là nhận biết nhưng thuộc tính
này giúp chúng ta làm giàu thèm cho khối kiến thức, kinh
nghiêm như thế nào? Liệu chúng ta chỉ cảm nhận chúng đơn lẻ,
không liên kết và không có V nghĩa? Một vật the đổ trước chúng
ta: mắt ta nhìn màu sắc của vật, mũi ta ngửi vật thể, hoặc tay sờ
vào vật thể, tất cả các thông tin cảm giác đó tồn tại riêng lẻ,
ihuần túy, hay chúng sẽ giúp chúng ta nhận biốl vật ihổ? Hai vật
thể cùng dài 5cm, về mặt thị giác, đều mang đến tín hiệu cảm
giác như nhau (độ dài, hình thức, kích cỡ v.v...) ờ các cơ quan
cảm nhận nhưng vì sao chúng ta lại biết một cái là thước kẻ, cái
kia là que? Trong tiếng Việt, chúng ta hay phân biệt giữa “nhìn”
và “nhìn thấy”, “nghe” và “nghe thấy”, điều này được diễn giải
như thế nào, theo tâm lv học?
Các sự vật hiện tượng trong cuộc sống quanh ta có một cấu
trúc hoàn chỉnh với các thuộc tính của mình. Hơn nữa, con
người với vốn kiến thức sẩn có lưu giữ trong trí nhớ, không bao
giờ chỉ phản ánh riêng lẻ các thuộc tính mà lúc nào cũng cỏ
gắng nhận biết, thấu hiểu sự vật trong chỉnh thể của nó. Để phản
ánh đúng đắn các sự vật, hiện tượng, các cảm giác riêng lẻ, do
hoạt động của các cơ quan phân tích đem lại, thông tin sẽ được
xử lý, phân tích, tổ chức, tổng hợp lại trên vỏ não, đem lại cho
chúng ta một hình ảnh trọn vẹn, hoàn chỉnh về sự vật, hiện

163
tượng. Tri giác giúp ta nhận biết được vật thể, con người, sự
kiện, tình huống.
Nếu não người khống có khả năng phân tích, tổng hợp các
cảm giác, cuộc sống sẽ là một mớ lộn xộn của màu sắc, hình
thể, âm thanh, mùi vị. Một người không có khả năng tri giác sẽ
không thể nhận ra được khuôn mặt người khác, không thể hiểu
được lời nói, hoặc tránh được các nguy hiểm. Nói cách khác, tri
giác giúp chúng ta sống trong thế giới. Ở nhiều loài động vật
bậc cao, hệ thống cảm giác và tri giác đã tiến hóa tinh vi giúp
chúng tồn tại trong tự nhiên.
Vậy, tri giác là một quá trình tâm lý phán ánh một cách
trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài, không bản chất của sự vật,
hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan.
Tri giác khổng phải là tổng số của các cảm giác riêng lẻ.
Chúng ta có thể hiểu rằng, cảm giác chỉ là một quá trình thụ
động. Khi có các thông tin, kích thích từ môi trường bên ngoài
tác động trực tiếp vào các giác quan, xuất hiện quá trình cảm
giác (phản ánh riêng lẻ từng kích thích), cho chúng ta cảm nhận
về thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng, ỏ mức độ cao hơn
cảm giác, tri giác là một quá trình chủ động, có sự phân tích,
tổng hợp, lựa chọn, diễn giải các thông tin kích thích, được các
giác quan chuyển đến não bộ nhằm phản ánh sự vật hiện tượng
một cách tổng thể, trọn vẹn. Tri giác mang lại tính “có ý nghĩa”
cho các thông tin cảm giác.

b. Đặc điểm tri giác


Ngoài những đặc điểm giống như cảm giác, tri giác - một
mức độ mới của nhận thức cảm tính - có những đặc điểm tiến bộ
hơn: có tính trọn vẹn, tính kết câu và tính tích cực.

164
Tri giác đem lại cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật,
hiện tượng. Nhìn hình minh họa 3.1, chỉ với các điểin chấm đen
và vài nét vẽ sơ lược, chúng ta có thể “nhìn thấy” hình ảnh một
con vật quen thuộc. Vì sao não chúng ta lại không cho rằng đó
chi là các điểm chấm ngẫu nhiên vô nghĩa mà lại tri giác ra hình
con vịt. Đó chính bởi tri giác có tính trọn vẹn. Tính trọn vẹn của
tri giác là do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vậl, hiện
tượng quy định. Mỗi cá nhân khi lớn lên đều mang trong minh
một vốn kiến thức, kinh nghiệm và điều này giúp cho chúns ta
chỉ từ một sô' thành phần riêng lẻ của sự vật hiện tượng, có thể

Hình 3.1: Tính trọn vẹn của tri giác


Có được tính trọn vẹn này cũng bởi vì tri giác phản ánh sự
vật hiện tượng theo các cấu trúc nhất định. Sự thực là chúng ta

165
tri giác một cấu trúc khái quái đã được tổng hợp lừ những cảm
giác, trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc
ấy, và mối liên hệ này được hình thành trong suốt một khoảng
thời gian nào đó. Giảng hạn như khi ta tri giác ngôn ngữ mà
hiểu được là các từ được phát ra nằm trong một cấu trúc câu
nhất định, trong mối quan hệ với các từ khác, tạo nên sự có ý
nghĩa của tập hợp từ.
Như đã nói ở trên, tri giác là một quá trình chủ dộng, tích
cực, gắn liền với hoạt động của con người. Khi chúng ta nhìn
một trang giấy, một bức tranh, một bòng hoa, chúng ta đã chủ
động tổng hợp và tổ chức những thứ mà ta nhìn được. Qiúng ta
lý giải nhũng chỗ mơ hổ. áp đặt cấu trúc/kết cấu vật thể. tạo ra
các liên kết. Sự tri giác cùa chúng ta mang tính chất tự giác, nó
không phải là quá trình xem xét thụ động, đơn giản mà là sự giải
quyết một nhiệm vụ nhận thức nào đó. Các nghiên cứu tâm sinh
lý học hiện đại cho thấy tri giác là hành động tích cực trong đó
có sự kết hợp giữa các yếu tố cảm giác và vận động. Chảng hạn
tri giác sờ luôn kèm theo chuyển động. Tri giác sờ bao gồm các
thông tin về cơ thổ của chúng ta (như trương lực cơ, vận động
của khớp v.v...) cũng như các thông tin thuộc tính của vật mà
chúng ta chạm vào. Tương tự với tri giác nhìn: tri giác nhìn bao
giờ cũng gồm các vận động: vận động của 2 mắt, của đầu, của
cơ thể và vận động của vật thể mà chứng ta tri giác cùng với
cảnh vật xung quanh.
Cũng cần lưu ý rằng, tri giác khôna gắn liền với một cơ
quan cảm giác cụ thể nào đó như mắt, tai, mũi v.v... Đó là sự
kết hợp của tất cả các thông tin giác quan, đa giác quan.

166
2. Các quv luật cơ bàn cúa tri giác

a. Tính (tôi tượng của tri giác


Hình ảnh mà tri giác dem lại bao giữ cũng thuộc về một sự
vật, hiện tượng nhất định nào đó của thế giới bẽn ngoài. Kết quả
thực nghiệm hiện đai cho tháy, trỏ ngay từ những ngày đầu mới
sinh đã cám thụ sự vật không phải như các trạng thái thường
xuyên biến dổi của thông tin cảm giác của mình mà là một cái
gì đó tồn tại ổn định, khác với hình ảnh do các cơ quan cảm giác
mang lại. Chẳng hạn như trẻ một tháng tuổi đã nhận ra khuôn
mật của mẹ dù mỗi lúc mẹ xuất hiện với những nét mặt khác
nhau: cười, nhãn nhó, giận v.v...
Hình ảnh tri giác được hình thành là hình ảnh chù quan bởi
vì một phần cùa chủ thể như sự hiểu biết, tri thức, kinh nghiệm,
nhu cầu, hứng thú đã được đối tương hoá, được gửi vào trong
hình ảnh sự vật hiện tượng đó. Khư vậy, hình ảnh tri giác chứa
đựng hai điểu là hiện thực khách quan nằm trong hình ảnh đó và
chứa đựng dặc điểm tâm lý chủ thể trong hoạt dộng tri giác.
Biết dược quy luật này sẽ giúp chúng ta tích cực hoá vai trò
quan sát của chủ thể trong quá trình dạy học và giáo dục vì quan
sát là một hình (hức tri giác có chú định.

b. Tính lựa chọn


Các sự vật, hiện tượng tác động vào con người ở một thời
điểm là đa dạng đốn mức con người không thể tri giác và phản
ứng với tất cả những kích thích đó. Vì tri giác có tính đối tượng
nên chúng ta chỉ tách ra một cách rõ ràng và tự giác những kích
thích mà chúng ta đang hướng đến trong số vô vàn các tác động
đó mà thòi. Chẩn2 hạn như trong khi các sinh viên trong lớp
167
đang học và hướng đến việc nghe thầy giảng và nhìn bảng, có
một bạn đi học muộn nhẹ nhàng vào lớp. Sinh viên này sẽ không
rơi vào trường tri giác của các bạn, cụ thể là khi hỏi bạn nào là
người đến muộn, các sinh viên kia không nói được.
Tính lựa chọn của trí giác ẩn chứa tính tích cực của tri giác:
chủ động tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Khi la tri giác một sự
vật, hiện tượng nào đó, chúng ta đã tách sự vật, hiện tượng đó
(đối tượng của tri giác) ra khỏi cảnh vật xungquanh(bối cảnh).
Sự lựa chọn trong tri giác không có tính cô' định: vai trò của đối
tượng và bối cảnh có thể giao hoán cho nhau, phụ thuộc vào
hứng thú, nhu cầu, tâm thế, thái độ... cùa chủ thể. Với ví dụ ờ
trên, nếu một sinh viên không có hứng thú với bài giảng của
thầy thi đối tượng mà sinh viên đó tri giác được lại không phải là
bài giảng mà toàn bộ các hoạt động khác diẽn ra xung quanh
như bạn đi học muộn, những người đi qua lớp v.v...
Nhà hiện tượng học
người Hà Lan Edgar Rubin
(1886 - 1951) đã minh họa
sự thay đổi tính lựa chọn
trong tri giác qua hình ảnh
tiêu biểu và kinh điển
(được gọi là bình hoa của
Rubin). ở đây, nếu chúng
ta tri giác bức tranh có bối
cảnh là màu đen thì chúng
ta sẽ tri giác được bình hoa,
nếu chúng ta tri giác bức
tranh có bối cảnh là màu Hình 3.2: Tính lựa chọn của tri giác
trắng, chúng ta sẽ tri giác
được 2 mặt người.

168
Q uy luật về tính lựa chọn của tri giác c ó nhiều ứng dụng
1 rong thực tế xã hội: khi muốn làm cho đối tưựna của tri giác
được phản ánh tốt nhất, người ta tìm cách làm cho đối tượng
phân biệt với bôi cảnh, charm hạn như dùng phán trắng trên
bảng đen, cho người ca sĩ chính mặc quần áo thật nổi trong dàn
đổng ca v.v... Khi muốn làm cho sự tri giác đối tượng trờ nên
khó khăn, người ta tìm cách làm cho đối tượng hòa lẫn với bối
cảnh, ví dụ như trong trường hợp ngụy trang.

c. Tính ốn định của tri giác

Hãy tuờng tượng chúng ta đang đi trên phố và nhìn thấy một
tòa nhà cao nhất. Khi ta càng tiến gần lại tòa nhà, hình ảnh cùa
tòa nhà trên võng mạc của ta sẽ càng lớn. Tì lệ, tính cân đối của
tòa nhà cũng thay đổi. Tuy vậy, não chúng ta không hề cho rằng
sự thay đổi này là sự thay đổi thực, mặc dù hình ảnh tòa nhà
(hay đổi kích thước, hình dáng trên võng mạc. Chúng ta vẫn tiếp
tục nhìn thấy tòa nhà đó cùng kích cỡ và hình dạng, dù là ta
đứng ngay gần hay xa tòa nhà. Vì sao vậy?
Trên thực tế, sụ vật, hiện tượng ở mỗi một thời điểm nằm ờ
nhiều vị trí, tư thế khác nhau, với những điều kiện xuất hiện
khác nhau (độ sáng, khoảng cách, hình thức, hướng v.v...) đối
với chủ thể tri giác. Điều đó làm cho quá trình tri giác với của
ta cũng thay đổi tương ứng. Tuy nhiên, đối với những biến đổi
đó, chúng ta vẫn tri giác sự vật, hiện tượng như là những sự vật
ổn định về hình dáng, kích thước, màu sắc v.v... Đó là nhờ tính
ổn định của tri giác, the hiện ở khả năng bù trừ của hệ thống tri
giác nhờ tất cả các cơ quan phân tích đều tham gia vào một
hành động tri giác.

169
Tính ổn liịnh của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện
tượng không Ihay đổi khi các điều kiện tri giác bị thay đổi. Ví
dụ: ngồi viết dưới ánh đèn xanh, tờ giấy trắng chuyển sang màu
xanh nhưng chúng ta vần tri giác đổ là lừ giấy màu trắng. Hòn
đá đcn dưới ánh sáng mật trời có ánh sáng trắng nhưng ta vẫn tri
giác đó là hòn than đen.

d. Tính có ý nghĩa của tri giác

Nhờ các quy luật trẽn, tri giác luôn mang lại ý nghĩa cho
sự vật, hiện tượng. Tri giác không chi tạo nên một hình ảnh về
một đối tượng nhất định mà còn nhận biết được nó, gọi ten nó,
xác định được tính chất và công dụng của nó, đổng thời xếp sự
vật hiện tượng đó vào trong một nhóm các sự vật hiện tượng
cùng loại (dấu hiệu bên ngoài). Ngay cảkhi tri giác những vật
không quen thuộc, chúng ta cũng cố gắngtìm sự giốngnhau
nào đó với những đối tượng mà ta đã biết, xếp nó vào một
phạm trù nào đó, gắn cho nó
một nội dung nào đó.
Lấy ví dụ hình 3.3 là bức
hình lần đầu tiên chúng ta
nhìn thấy. Chúng ta sẽ thấy gì
ở bức hình này? Liệu chúng
ta sẽ thấy một các vết mực
trắng vô nghĩa bố trí ngẫu
nhiên hay là một con mèo?
Mỗi một vết mực trắng là vô
nghĩa và hình ảnh mà chúng
câu trúc nên cũng không rõ Hình 3.3: Tính có ý nghĩa cùa tri giác
ràng. Dù vậy, chúng ta vần tri
170
giác dược hình ảnh một con mèo bời vi với kiến thức và kinh
nghiệm, chúng la luôn lu giác có V nghĩa bàng cách 1lén kết,
gắn két, tổng hợp các thòng tin mà ta nhạn được vào các khuôn
mầu, cấu trúc quen thuộc.
Tính có ý nghĩa của tri giác ảnh hưởng bởi (1) khả năng tri
giác trọn vẹn đỏi tượng. Đối tirợna càng được tri giác trọn vẹn,
chính xác và đáv đù bao nhiêu thì tính V nghĩa càng rõ ràng bấv
nhicu; (2) hiểu hiết và kinh nghiệm đóng một vai trò quan trọng
đối với tính ý nghĩa; (3) phụ thuộc vào ngôn ngữ và khả năng tư
duy của cá nhân. Do đó, để ròn luvện tri giác của con người cần
gắn liền với việc tăng cường vốn kinh nghiệm, với việc phát
triển tư duy và ngôn ngữ. Khi sử dụng đổ dùng trực quan trong
dạy học thi những lời giới thiệu, những lời ghi chú, thuye't minh
có tác dụng định hướng cho việc tri giác. Vì vậy cần phải giới
thiệu, thuyết minh một cách đầy đủ, rõ ràng.

e. Quy luật tong giác


Ngoài vật kích Ihích bôn ngoài, tri giác còn bị quv định bới
các nhân tố của chủ thể. Đặc điểm nhân cách của người tri giác,
thái độ, nhu cầu, mong muốn, tình cảm v.v luôn tác động đến
quá trình tri giác cùa cá nhân. Sự phụ thuộc của tri giác đến các
đặc đicm tâm lý. nhân cách của con người được gọi là hiện
tượng tổng giác.
Một thực nghiệm kinh điển minh họa cho hiện tượng này.
Ngưừi ta yêu cầu một nhóm các em cùng độ tuổi nhìn thật kỹ
đồng liền xư. Sau đó, người ta cất đồng liền đó di và ycu cáu các
cậu bé vẽ lai đồng xu đó. Các cậu bé sinh trưởng trong gia dinh
khá già có xu hướng vẽ đồng xu đó nhỏ hơn các cậu bé sinh ra

171
trong gia đình nghèo. Tri giác của các cậu bé vé cùng một đồng
xu phần nào bị ảnh hường bời sự đánh giá của các cậu bc về giá
trị của đổng xu.
Trong truyện Kiều có câu “người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ” cũng là ví dụ minh họa cho sự tác động của tình cảm cùa
chủ thể đến quá trình tri giác.
Trong quá trình giảng dạy, người dạy cần tính đến kinh
nghiệm, hiểu biết, hứng thú, động cơ, tình cảm của học sinh khi
tri giác. Việc hình thành hệ thống tri thức, giúp các em có tình
yêu đối với môn học, có động cơ học tập đúng đắn sẽ làm cho tri
giác của các em súc tích hơn.

3. Các loại tri giác

a. Trì giác không gian


Tri giác không gian là sự phản ánh thuộc tính không gian
của vật tổn tại khách quan, bao gồm hình dáng, độ lớn, vị trí, độ
xa, phương hướng của vật.
Tri giác hình đáng là nhạn biết hình dáng của đối tượng và
phân biệt đối tượng này với đối tượng khác. Loại tri giác hình
dạng đối tượng phụ thuộc vào ngưỡng nhận biết hình dạng đối
tượng - đó chính là góc nhìn tối thiểu. Góc nhìn tối thiểu là góc
được hình thành bởi hai đường thẳng kẻ từ mắt đến hai đầu của
sự vật, qua đó chúng ta nhận ra hình dạng của đối tượng trong
lần đầu ticn.
Chiều dài của vật
Góc nhìn tối thiểu = ------------------------ X 57,3
Cự ly

172
Tri giác hình phảng: là khả nãng phân biệt rõ đường ranh
giới giữa vật và bối cảnh. Tri giác hình phảng là sự kết hựp của
mắt và bàn tay. Mắt nhìn bao quanh sự vật theo một đường viền
nhất định còn bàn tay tiếp xúc và sờ mó sự vật trong phạm vi đó.
Tri giác hình khối là loại tri giác không gian phức tạp trong
đó có sự kết hợp của mắt, bàn tay và kinh nghiộm.
Tri giác độ sâu và độ xa: Tri giác độ sâu và độ xa ám chỉ
mắt chúng ta nhìn sự vật, hiện tượng trong 3 chiều. Vấn đổ ở chỗ
những hình ảnh đi vào mắt của chúng ta sẽ hiện trẽn võng mạc
là một mặt phẳng ừ sau mắt. VI sao một hình ảnh phẩng, hai
chiều ờ võng mạc lại được não “đọc”, nhận biết là một hình ảnh
ba chiều?
Tri giác độ sâu và độ xa là sống còn đối với sự tồn tại của
chúng ta vì nó cho phép chúng ta trải nghiệm thế giới trong 3
chiều và ước lượng được khoảng cách không gian từ chúng ta
đến vật. Nó giúp chúng ta định vị. Không có tri giác về độ sâu
và độ xa, chúng ta không xác định được khoảng cách từ ta đến
vật, do đó, chúng ta không biết được chúng ta phải chuyển động
bao xa để lấy được vật hoặc tránh vật. Chúng ta cũng không
phân biệt được sự khác nhau giữa việc buớc xuống từ một bậc
thang với việc bước xuống từ trên nóc một tòa nhà cao tầng.
Tri giác này phụ thuộc vào một số các yếu tố sau:
Sự không tương úng ở võng mạc (retinal disparity): là sự
khác nhau về vị trí xuất hiện của vật thể ở võng mạc trái và phải.
Iỉởi vì hai con ngươi mắt của chúng ta cách nhau khoảng 7cm,
nên võng mạc trái và phải sẽ có được 2 hình ảnh tương đối khác
nhau của cùng sự vật. Chúng ta thử thực nghiệm sau: Giơ thảng
cánh tay phải ra và giơ ngón trỏ lên. Chúng ta nhắm một mắt trái

173
lại, còn mắt phải tập trung nhìn ngón trỏ, rồi ngay sau dó nhAm
mắt phải, nhìn bằng mắt trái. Chúng ta sẽ thấy vị trí ngón :rỏ
chuyên đổi chút ít đó chính là kết quả cùa 2 hình ảnh tưcms dôi
khác nhau trẽn võng mạc. Bây giờ, chúng ta vần giơ ngón :rò
nhưng đưa gần lại mặt và lặp lại thực nghiệm trên. Chúng ta sẽ
thấy là vị trí xuất hiện của ngón tay di chuycn nhiều hơn.
Trong cuộc sống, các nhà làm phim đã ứng dụng npuyên lý
về sự không tương ứng ở võng mạc để làm phim 3 chiều. Trong
phim 3 chiều, 2 hình ảnh tương đối khác nhau của cùng sự vật
được chiếu cùng trẽn một màn hình. Người xem phim sẽ đeo
kính đặc biệt để tách màu. Kính tách màu sẽ tách hình ảnh sao
cho mỗi mắt sẽ nhận được hình ảnh nhằm cho mắt đó. Sau dó
não sẽ kết hợp hai hình ảnh này thành một hình ành 3 chiều day
nhất. Nhũng người nào xem phim 3 chiéu mà không đeo kinh sẽ
nhìn thấy hình ảnh mờ vì họ nhìn thấy 2 ảnh kép.
Sự hội tụ của 2 mắt: khuynh hướng của 2 mắt chuyển động
vào trong, về phía sau theo một cách thức phối hợp để có thể tập
trung vào một vật ở gần mắt. Với các vật ở xa, 2 mắt phải
chuyển động xa ra ngoài, về phía thái dương. Với vật ở cách mắt
khoảng 6m, hai mắt nhìn gần như song song với nhau. Đưa một
vật đến gần mắt của mình, hai mắt của chúng ta sẽ kéo lại gần
nhau, chúng ta cảm nhận được sức căng cùa cơ mắt. Cơ mắt
càng căng chứng tỏ vật càng ử gần mắt.
Sự không tương ứng ở võng mạc và sự hội tụ của 2 mắt được
gọi là sự nhìn bàng 2 mát (binocular cues), bời vì chúng phụ
thuộc vào cả hai mắt. Trong việc tri giác chiều sâu và độ xa thì
sự nhìn bàng hai mắt giữ vai trò cơ bản.
Sự nhìn hằng một mát (monocular cues) cho phép chúng
ta tri giác độ sâu và độ xa của sự vật chỉ bàng một mắt. Sự nhìn

174
bane mộl mat giúp chúng ta khi nhìn bức tranh, ánh, các vật ihê
chi là 2 chiều nhưng chúng la vẫn tri giác dược độ sâu, độ xa
cùa chúng, tức là chúng ta vẫn tri ẹiác chúng trong 3 chiểu, như
ờ hình 3.4 dưới đáy.

Hình 3.4: Tri giác không gian


Khả năng nhìn bằng một mắt để tri giác độ sâu và độ xa phụ
thuộc vào kinh nghiệm của chúng ta, kể cả kinh nghiệm nhìn
tranh và ảnh. Chảng hạn, kinh nghiệm khi nhìn ảnh CỈ1 0 ta biết
các vật ờ gần sẽ chiếm nhiều không gian trên võng mạc và trôn
bức tranh hơn các vật cùng loại ở xa; các vật ở gần sẽ rõ net và
nhiều chi tiết hơn các vật ở xa, ở phía chân trời.

b. Tri giác vận động


Vật chuyển động có thổ là con người, COI1 vật. đồ vật đang
di chuyển, rơi, di, chạy v.v... Trong bất cứ trường hợp nào, vật
đang chuyển dộng cũng tạo ra sự chú ý ngay lộp tức của chúns

175
ta hơn với các vật đang đứng yên. Do vậy, tri giác vận động rất
quan trọng trong cuộc sống. Người lái xe cũng dựa trên tri giác
vận động để ước lượng vận tốc của các xe xung quanh và tránh
va chạm; nó cho phép cầu thủ đá bóng tính toán vận tốc và đá
bóng vào gôn v.v... Tri giác vận động, đó là sự phản ánh những
biến đổi về vị trí cùa các sự vật trong không gian.
Để hiểu về tri giác vận động, hãy nhớ lại chúng ta ngồi trên
tàu ở ga. Có nhiều tàu khác bèn cạnh. Nhìn sang tàu bên cạnh, ta
thấy đường như là tàu của ta đang rời khỏi sân ga. Tuy nhiên, ta
sẽ phân vân tự hỏi không biết tàu của mình đang chạy hay tàu
kia đang chạy?
Tri giác thị giác về vận động dựa trên sự thay đổi vị trí so
với các vật khác. Chẳng hạn như trong thí dụ trên, để biết được
tàu nào đang chuyển động, chúng ta làm như thế nào? Chúng ta
sẽ tìm những vật chắc chắn cố định như cột ở sân ga, nhà, cây để
định vị. Nếu như chúng ta vẫn đứng im so với nhà cửa, cây cối,
vậy là tàu chưa chạy. Chúng ta không thể nhìn những người
đang đi trên sân ga để định vị vì chính họ cũng đang di chuyển
vị trí, do đó, ta không biết được là sự thay đổi vị trí giữa ta và họ
là do ta di chuyển hay họ di chuyển.
Một vấn đề quan trọng cùa tri giác vận động là làm sao não
lại phân biệt được giữa việc chính chúng ta đang chuyển động so
với các vật hay các vật đang chuyển động. Rất nhiều người nghĩ
rằng chúng ta tri giác được vận động khi hình ảnh của vật thể di
chuyển từ phần này của võng mạc sang phần kia của võng mạc.
Trên thực tế, điều này chỉ xảy ra khi chúng ta (đầu và mắt)
không di chuyển và vật di chuyển. Tuy vậy, tri giác vận động
không đơn giản như thế. Nếu sự thực là như văy thì thế giới luôn

176
chuyển độne vì mỏi lần ta đảo mắt, mọi thứ dcu di chuyển.
Chúng ta cũng luôn chuyên động. Mỗi lần chúng ta quay đầu.
đảo mắt hav đi lại thì hình ảnh cùa các vật cô định cũng di
chuyển trên võng mạc. Hãy thử làm thực nghiệm như sau: cầm
một cái bút trước mắt, giữ im đầu, mắt và sau đó di chuyển cái
bút sang bên phải. Sau đó, cầm cái bút ở vị trí ban đẩu, giữ im
cái bút và nghiêng đầu về phía bên trái. Hình ảnh của cái bút
trên võng mạc di chuyển giống như nhau trong cả 2 trường hợp
di chuyển bút hay di chuyển mắt. Tuy thế, chúng ta lại biết được
bút di chuyển trong trường hợp ban đầu chứ không phải trường
hợp sau. Vì sao vậy?
Chúng ta vẫn nhận biết được vật đứng im khi mắt chúng ta
thay đổi vị trí bởi có hai lý do: (1) hệ tiền đình sẽ thông báo đến
khu vực chức năng thị giác trên vỏ não về sự chuyển động của
đầu. Khi não biết là mắt chúng ta đã di chuyển về phía bên trái,
nó biết rằng cái chúng ta đang nhìn không chuyển động. Những
người bị tổn thương vùng não chức năng sẽ không nhận biết
được điều này, do vậy, mỗi khi họ dịch chuyển đầu hoặc mắt,
mọi thứ sẽ di chuyển; (2) lý do thứ 2 mà chúng ta biết được vật
không chuyển động bởi vì ta Iri giác được sự chuyển động khi
vật thể di chuyển tương đối so với nền/bối cảnh; nền/bối cảnh
(nhà cửa, cây cối...) luôn đứng yên còn tàu thì đứng trên nền đó.
Con người đỏi khi tri giác sự vận động nhưng thực ra không
có sự vận động nào cả. Trường hợp như vậy được gọi là ảo giác
vận động. Ví dụ như phim chính là một loạt các ảnh đứng im
khác nhau chút í( (lược chiếu lên với tốc độ 24 hình/giây. Khi cổ
một chuỗi các hình ảnh tĩnh khác nhau chút ít nối tiếp liên tục
với tốc độ nhanh, não cảm nhận có sự vận động của sự vật trong
bức ảnh. Hiện tượng này được gọi là vận động chớp lóe
(stroboscopic movement).
177
c. T r i g iá c t h ò i g ia n

Tri giác thời gian cho biết tốc độ, nhịp độ, tính liên tục, độ
kéo dài của các hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Tri giác tính kế tục của hiện tượng là biểu tượng về điểm kết
thúc của hiện tượng này và sự tiếp nối một hoạt động khác.
Tri giác độ kéo dài của hiện tượng là biểu tượng về thời điểm
bắt đầu và kết thúc của hiện tượng. Độ kéo dài của hiện tượng được
tri giác khá chủ quan. Thời gian chứa đựng những công việc hứng
thú, quan trọng, phong phú đa dạng sẽ trôi qua nhanh chóng. Tàm
thế của cá nhân cũng ảnh hưởng đến tri giác thời gian. Tàm lý cảm
xúc tích cực thường làm cho con người có cảm giác thời gian ngắn
lại. Nhưng khi hồi tưởng về quá khứ thì sự tri giác thời gian lại có
tính chất khác: thời gian chứa đựng những hoạt động sôi nổi, hứng
thú thì được tri giác như dài hơn; những quãng thời gian chứa đựng
hoạt động tẻ nhạt, đau buồn được tri giác ngắn hơn. Hiện tượng
này gọi là ảo tưởng thời gian.

4. Ảo giác

Trong một sô' trường hợp, cái mà não phân tích, tổng hợp
được lại khác với thực chất của sự vật hoặc kích thích. Hiện
tượng này gọi là ảo giác. Ảo giác có thể diễn ra ở tất cả các giác
quan: khứu giác, thị giác, vị giác v.v... Tuy vậy, hiện tượng này
diễn ra nhiều nhất ở thị giác, là ảo ảnh thị giác, nên khi nói đến
ảo giác, người ta ngầm hiểu là ảo ảnh thị giác. Áo ảnh thị giác là
hiện tượng bình thường có thể xảy ra ở bất cứ ai. Hiện tượng này
phân biệt với hiện tượng ảo giác bệnh lý, là sự tri giác, nhìn thấy
những vật không hề có, xuất hiện. Ảo giác bệnh lý chỉ có ở người
bị sốt cao, mắc các bệnh tâm thần hoặc nghiện thuốc phiện.
178
Các nhà tâm !ý học nghiên cứu về ảo ảnh thị giác để hiểu
được chức Hãng hoạt động cùa hệ thống tri giác. Các nhà ảo
thuật cũng áp dụng hiện tượng này.
Dưới đây là một số ví dụ về ảo giác tiêu biểu:

a. Ảc giác thị giác M tiller - Lyer


Ảo ảnh thị giác về độ dài,
được nhà tâm thần học người >
Đức Miiller-Lyer phát hiện ra
năm 1889 và ví dụ ảo ảnh thị
giác này cũng lấy tên cùa ông.
Hai đường trên, đường thứ 2
được tri giác dài hơn đường
dưới. Trên thực tế, 2 đường bằng nhau.

b. Ảo giác thị giác Ponzo


Ảo ảnh thị giác Ponzo do nhà
tâm lý học người ý Mario Ponzo
phát hiện ra. Đường ngang trên
được tri giác dài hơn đường ngang
dưới. Trên thực tế 2 đường có
chiều dài bằng nhau.

c. Áo giác Hering-Helmholtz
Ảo ảnh Hering-Helmholtz đó
là hai dường ngang được tri giác
là cong. Trên thực tế, đó là 2
đường thẳng.

179
d . Ả o g iá c tư ơ n g p h á n

Trong ảo giác này, hai vật như nhau nhưng được tri giác như
là bé hơn (hoặc to hơn) so với vật kia. Điều này xày ra là do sự
tương phản giữa độ lớn của những vật bao quanh nó.

e. Ảo giác vê đường ngang và c


đường thẳng đứng

Hai đoạn thẳng dài bằng nhau


nhưng đoạn nằm ngang được tri giác
như là ngấn hơn so với đoạn nằm theo
phương thẳng đứng °

5. So sánh các q u á trìn h n hận thức cảm tính

a. Sự giống nhau giữa cảm giác và tri giác


Cảm giác và tri giác đều là quá trình nhận thức cảm tính, có
những điểm giống nhau quy định tính chất chung của nhận thức
cảm tính, đó là:

180
Đcu là những quá irlnh tâm lý, là sự phản ánh của hiện
thực khách quan vào não, mang tính chù thổ và có bàn chất xã
hội lịch sử;
- Phản ánh những thuộc tính bên ngoài, trực quan, cụ the
của bản thân sự vật hiện tượng;
- Phản ánh những sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động,
nghĩa lù phàn ánh hiện thực khách quan trone thời điểm hiện tại;
- Đéu xuất phát từ thực tiẻn và chịu sự đánh giá kiểm nghiệm
cùa thực tiễn.

b. Sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác


Tri giác là một mức độ mới cùa nhận thức cảm tính, có
những điểm khác biệt với cảm giác. Sự khác biệt được thể hiện ờ
các đặc điểm sau:
np • ♦*
C ảm giác 1 ri giác
• Là mức độ thấp nhất, mức • Là mức độ cao hơn và
độ đầu tiên của sự phản khác về chất so với mức độ
ánh hiện thực khách quan. cảm giác.
• Cảm giác phản ánh một • Phản ánh môt cách trọn vẹn
cách riêng lẻ từng thuộc sự vật hiện tượng của hiện
tính bên ngoài cùa sự vật tượng khách quan, theo một
hiện tượng trong hiện thực quan hệ nhất dịnh trong một
khách quan, chưa kết hợp một chỉnh thể.
thành một cấu trúc trọn vẹn.
• Cảm giác tạo ra các cảm • Tri giác tạo ra các hình
giác ricng lẻ về dặc điểm lượng trọn vẹn về sự vật
của vật hiện tượng.

181
• sản phẩm phản ánh mang • Sản phẩm phản ánh mang
tính chủ quan cao. tính khách quan và chân
(hực hơn.
• Về cơ sở sinh lý: các giác • Vc cơ sở sinh lý: các giác
quan chưa có sự kết hợp quan đã có sự phối hợp
với nhau. hoạt động theo một hệ
thống nhất định.

c. Mối quan hệ giữa cảm giác và tri giác


Cảm giác và tri giác có vai trò quan trọng trong quá trình
nhận thức nói riêng cũng như trong cuộc sống nói chung. Cảm
giác cung cấp nguyên liệu thô cho nhận thức. Cảm giác giúp
định hướng hoạt động của con người. Thông qua các giác quan,
chúng ta có thể tương tác với thế giới bên ngoài. Các giác quan
được xem như là “cửa ngõ” của thông tin. G iúng tiếp nhận các
thông tin, chuyển các thông tin đó lên não bộ thông qua các
nơron - các xa lộ truyền dần. Các giác quan là “ lính tiên phong”
của kiến thức: chúng là các cơ quan đầu tiên được huy động cho
quá trình nhận thức. Tri giác, ở mức độ cao hơn, tổng hợp, tổ
chức các thông tin đó một cách có ý nghĩa, giúp chúng ta nhận
biết và hiểu được sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh, dù
chỉ ở các dấu hiệu bên ngoài và hình thức. Nó là điều kiện quan
trọng trong sự định hướng hành vi và hoạt động của con người
trong môi trường xung quanh. Không có cảm giác và tri giác,
không có các quá trình nhận thức cao hơn. Như vậy, cảm giác
cho ta nhận biết sự tồn tại của các kích thích, trong khi đó, tri
giác giúp ta hiểu được các kích thích đó là gì và từ đâu. Chảng
hạn nhờ cảm giác, chúng ta nghe được tiếng ồn, tiếng động. Tri
giác sẽ giúp ta hiểu được tiếng ổn/tiếng động dó là tiếng kêu của
con mèo hay tiếng cọ móng vuốt của mèo.

J82
III. T ư DUY

1. K hái niệm
• về tư duy•*

Hãy giải bài toán dưới đây:


- Cho biết số tiếp theo trong dãy sỏ này là số nào 144; 121;
100; 81; 64.
- Cho biết số tiếp theo trong dãy sô' này là sô’ nào: 25, 24,
22. 19, 15.
- Từ nào là từ không thuộc nhóm các từ sau: Canberra,
Hanoi. Paris, New York^London.

Trước những bài toán như trên, chúng ta phải “suy n g h ĩ’ để


tìm ra dáp số. Bài toán trên chỉ là một ví dụ rất nhỏ và đơn giàn
trong vồ vàn các “bài toán” của cuộc sống. Cuộc sống, nhất là
hoạt động thực tiễn của con người luôn đặt ra cho chúng ta
những vấn đề, những bài toán, những khó khãn. Cuộc sống luôn
đầy rẫy những cái chúng ta chưa biết, chưa dự đoán được và
chúng ta phải suy nghĩ và đi tìm các giải pháp, lời giải. Những
tri thức đã có chưa đủ, buộc chúng ta phải tìm ra những thuộc
tính mới, mối quan hệ qua lại mới, thấu hiểu được các vấn đề
bản chất, quy luật v.v... của sự vật hiện tượng. Quá trình “ suy
n g h ĩ’ đó được khoa học tâm lý gọi ten là gì và lý giải như thế
nào? Quá trình đó có khác với quá trình nhận thức cảm tính dã
được trình bày ở trên hay không?
Khi hỏi bất cứ một học sinh trung học phổ thông nào về sự
khác biệt giữa con người và con vật, chúng ta sẽ nhận được câu
trà lời “con người biết suy nghĩ, con vật thì không". Ở con vật

183
có diễn ra quá trình cảm giác và ở một số động vật bậc cao có tri
giác (chảng hạn như chó có thể tri giác, nhận biết được chủ
v.v...) tức là quá trình nhận thức cảm tính. Quá trình nhận thức
cảm tính cho phép con người và con vật thích nghi với thế giới.
Tuy vậy, con người, với những đặc đicm của minh, không chi
thích nghi mà luôn muốn khám phá, thâu hiểu thế giới, chinh
phục, cải tạo, tự nhiên và xã hội cũng như bản thân mình; phải
tìm ra bản chất của sự vật cũng như các quy luật tác động đến
chúng, con người không thể chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức
cảm tính được. Con người cần đạt tới bậc nhận thức cao hơn.
Quá trình đó được gọi là tư duy.

a. Định nghĩa tư duy


Tư duy là một quá trình tâm lý phàn ánh những thuộc tính
bàn chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa
các sự vật hiện tưựìig mà con người ta chưa biết.
Tư duy thuộc nhận thức lý tính, là một mức độ nhận thức
mới về chất so với cảm giác và tri giác. Cảm giác và tri giác mới
chỉ phản ánh những đặc điểm bên ngoài, những mối liên hệ bên
ngoài cùa sự vật hiện tượng. Nhận thức cảm tính cung cấp những
hiểu biết ban đầu về đối tượng nhận thức, nhưng những hiểu biết
đó mới chỉ dừng lại ở những nét bên ngoài cùa đối tượng. Từ
những tri thức trực quan, cảm tính bên ngoài đó, người ta chưa
thể phân biệt hoặc xác định được cái bản chất và không bản
chất, cái tất nhiên và ngẫu nhiên, tính phổ biến và cá biệt. Hơn
nữa, nhận thức cảm tính luôn có giới hạn nhất định, vì sự hoạt
động của các giác quan nhận biết không thể lan rộng ra ngoài
ngưỡng của cảm giác. Trỗn thực tế, con người không thể nhìn
thấy mọi không gian, màu sắc, nghe được mọi âm (hanh, níùri và

184
nếm được lất cả mùi vị hay tiếp xúc (lược với những khối lượng
cực lớn. cực nhỏ. Trong khi đó, nhiệm vụ của nhận thức là phải
nắm bắt bản chất của đối tượng trong tính tát yếu và tính quy
luật của nó. Đẽ làm dược điều đó, con người phải tư duy, tức là
phản ánh những thuộc tính bản chất, những quan hệ có tính quy
luật của sự vật. hiện tượng.

b. Bấn chất của tư duy


Tư duy phàn ánh những thuộc tính bản chất
Những thuộc íính bản chất là tổng hợp tất cả những đặc
điểm, những thuộc tính, những mối liên hệ tất yếu và tương đối
ổn định ở bên trong sự vật hiện tượng, quy định sự vận động và
phát triển của sự vật hiện tượng đó, nếu mất thuộc tính đó đi thì
sự vật không còn là nó nữa. Tư duy tách dần nội dung khách
quan của hiện tượng ra khỏi cái vỏ bên ngoài, ngẫu nhiên, đổ
tìm ra những cái bị che lấp đằng sau hiện tượng, tức là nhận thức
nội dung và quy luật của sự vật ấy.
Một sự vật có vô số các thuộc tính bản chất, điều đó phụ
thuộc vào góc dộ xem xét của chúng ta. Nhờ việc phản ánh
nhũng thuộc tính bản chất bên trong ấy cho nên tư duy giúp cho
nhận thức của loài người sâu sắc hơn, đầy đủ hơn so với nhận
thức cảm tính, và nó sửa chữa những sai lầm do nhận thức cảm
tính đưa đến.
Chẳng hạn trẻ nhỏ mới phát triển nhận thức cảm tính sẽ tri
giác “gió” và phản ánh thuộc tính bên ngoài, hình thức của
“g ió” là luồng không khí mát, “thổi bay những thứ khác” . Khi
trẻ lớn hưn, tư đuv phát triển, trỏ hiểu được gió là một hiện
tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không

185
khí. Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi
khí áp thấp. Sự chuyển động cùa không khí sinh ra gió. Con người
ờ thời đầu sơ khai cũng như đứa trẻ vậy, thấy được hiện tượng gió
nhưng không thấu hiểu được bản chất của gió. Con người cho
rằng gió là quycn năng của thượng đế. Trải qua nhiều thế kỷ, con
người phải cố gắng tìm hiểu bản chất của gió. Đến thế kỷ XVII,
nhà vật lý học người Ý Evangelista Torricelli là người đầu tiên
đưa ra được lý giải, mô tả khoa học về hiện tượng gió.
Tư duy phản ánh những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật
Tư duy phản ánh những mối liên hệ và quan hệ có tính quy
luật là phản ánh những mối quan hệ và liên hệ phổ biến bên
trong quy định bản chất của các sự vật hiện tượng.
Do nhu cầu của cuộc sống, con người không chỉ nhận thức
các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà cần thiết
hơn là phải cải tạo hiện thực khách quan ấy. Vì thế việc nhận
thức được quan hệ và liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện
tượng là rất quan trọng. Hơn nữa, thực chất tất cả các quá trình
tư duy là quá trình xác lập những mối quan hệ biện chứng giữa
các sự kiện trong hoàn cảnh cụ thể của hiện thực khách quan.
Cùng với ví dụ về gió, chúng ta hiểu gió được tạo thành từ
sự chuyển động của không khí, mà chính ánh sáng mặt trời là
nguyên nhân tác động đến khí áp trên địa cầu, vì thế, năng
lượng gió cũng xuất phát từ năng lượng mặt tròi. Như vậy,
quá trình tư duy đã giúp ta hiểu được mối liên hệ quy luật
giữa gió và m ặt trời.
Tư duy phàn ánh cái mà ta chưa biết
Tư duy của con người chỉ phản ánh những sự vật hiện tượng
chưa có trong kinh nghiệm cá nhân hoặc mâu thuẫn với kinh

186
nghiệm trước đây. Những gì đã biết, đã quen thuộc con người
thường không tư duy. Phát hiện cái chưa biết lừ cái dã biết, mâu
thuần mới từ kinh nghiệm dã có góp phán làm cho lư (luy luôn
hoạt động. 'Illực chất cùa hoạt động tư duy là hoạt động sáng lạo.

2. N hữ ng đặc điểm của tư duy

a. Tư duy xuất hiện trong hoàn cành có vấn đê


Không phải hoàn cảnh nào cũng kích thích được tư duy của
con người. Trước hết, sự cần thiết phải tư duy được nảy sinh khi
trong đời sống xuất hiện một mục đích mới, vấn đề mới, điều
kiện mới, yếu tố mới mà những phương tiện, phương pháp, tri
thức đã có không còn đù (đôi khi không chính xác hoặc mâu
thuẫn) để giải quyết và đạt được mục đích mới. Những hoàn
cảnh, tình huống như vậy được gọi là có vấn đề. Thứ hai, đổ cá
nhân tư duy, cá nhân phải có nhu cầu giải quvết tình huống có
vấn đề đó. Từ đó, cá nhân sẽ nhận thức đầy đủ tinh huống,
chuyển nó thành nhiệm vụ tư duv của mình.
N hư vậy, một tình huống là có vấn để đối với một cá nhân
nào đó khi: (1) tình huống đó phải có cái mới hay cái chưa được
giải quyết, hoặc được biết rồi nhưng đã bị lãng quên; (2) tình
huống đó phải làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của chủ thể. Họ
có nhu cầu giải quyết tình huổng đó vì nếu không giải quyết thì
sẽ dản đến bế tắc các vấn đề liên quan khác; (3) tìah huống đó
có các dữ kiện, có liên quan đến vốn tri thức kinh nghiệm cũ và
phù hợp với năng lực phán đoán tư đuv cũng như khả nãng nhận
(hức cái mới của cá nhân ấy.
Tinh huống có vấn đè có vai trò quan trọng vì nó là cơ sờ,
nguồn gốc này sinh tư duy, là nguồn gốc, động lực của tính tích
cực độc lập và việc giải quyết được hết tình huống này đến tinh

187
huống khác sẽ mang đên cho cá nhân nhiều kinh nghiệm , phát
triển dược khả năng đặc biệt - tư duv sáng tạo.
Đặc điểm cùa tình huống cố vấn đé:
- Tinh huống có vấn đc mang tính chủ thê’ cao: với người
này là tình huống có vấn đé, nhưng với người khác không phài
là tình huống có vấn đề, nó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm
c ủa mỗi người.
- Tinh huống có vấn đc là một trạng thái “úp - mở” , nghĩa là
nó chứa đựng cả những dữ liệu đã có và những dữ liệu chưa có.
- Hoàn cảnh có vấn đề vừa là động lực và vừa là nguỵên
nhân của tư duy trong tình huống và hoàn cảnh mới bởi vì trcng
quá trình giải quyết vấn đề, vấn đề có thể được giải quyết và \ấn
đề mới có thể nảy sinh. Vì vậy, trong quá trình dạy học, để phát
triển tư duy ờ người học, người dạy cần:
+ Đưa học sinh vào một hê thống tình huống có vấn đề để Itch
thích tư duy người học, giúp cho người học tích cực sáng tạo.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi vừa sức với người học; và
người dạy phải có trách nhiệm hướng dẫn người học giải quvết
vấn đề mới kích thích tư duy của họ.

b. Tư duy phản ánh gián tiếp


Phản ánh gián tiếp là phản ánh một sự vật hiện tượng này
phải thông qua dấu hiệu hoặc công cụ trung gian khác; hoặc m ờ
nhũng thuộc tính, những sự vật này để biết được những thiộc
tính cùa sự vật khác. Ví dụ, để mô tà một cánh rừng, ta có thể ìừ
đụng ngón ngữ hoặc bằng bức tranh và ta vẫn có thể hình dung
ra cánh rừng ấy trên kinh nghiệm cùa bản thân.

188
Các quv luật, quy lác, các sự kiện, các mối licn hộ và sự phụ
lliuộc clcu dược diẻn đạt và thế hiện băng từ ngữ. Ngoài ra, khi
tư (iuv. chúng ta luôn phải sử dụng những công cụ. phương tiện
như máy tính, đổng hổ, những định luật, phát minh, v.v... hay
nói cách khác, chúng ta đều phải sử dụng những vốn tri thức,
kinh nghiệm của lịch sử xã hội, nhờ chúng, con người hiểu được
những hiện tượng có trong thế giới mà không thể tri giác chúng
một cách trực tiếp.
Như vậy, tư duy chỉ thực sự phát triển khi mỗi cá nhân biết
sử dụng ngôn ngữ và vốn kinh nghiệm như một công cụ đắc lực.

c. Tư duy gắn chật với ngón ngữ


Tu duy và ngôn ngữ diễn ra đồng thời trong quá trình nhận
thức lý tính. Đây là hai quá trình khác nhau nhưng thông nhất và
có quan hệ qua lại với nhau.
Ngôn ngữ là phương tiện không thể thiếu được của quá trình
tư duy, ngôn ngữ tham gia vào mọi khâu của quá trình tư duy. ỏ
giai đoạn đầu, ngôn ngữ biểu đạt, cấu trúc, gọi lên hoàn cảnh có
vấn để; giai đoạn diỗn biến thì tạo ra các ý nghĩ và các dòng tư
tưởng dược biểu đạt dưới hình thức ngôn ngữ, giai đoạn kết thúc
tạo ra các khái niệm, tư tường cũng được ngỏn ngữ chứa đựng và
biểu đạt.
Ngôn ngữ của con người càng phong phú bao nhiêu thì sự
hiểu đạt của tư duy càng rõ ràng, mạch lạc bấv nhiêu (tức là chất
lượng biểu đạt cao).
Ngôn ngữ làm cho tư duy của con người có một chất lượng
mới, lức là nhờ có ngôn ngữ thì tư duy mới phàn ánh dược cái

189
hản chất, trừu tượng bên trong, phán ánh mối liên hệ, quan hệ có
tính quy luật và tư duy con người mang bản chất xã hội lịch sử
khác với tư duy con vật.
Tư duy của con người cũng ảnh hường lớn đến ngôn ngữ. nó
làm cho ngôn ngữ của con người phong phú và sâu sắc hơn.
Tư duy là cái nội dung, cái ý của ngôn ngữ, nó là mặt bén
trong của ngôn ngữ. Quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ chính là
quan hộ giữa nội dung và hình thức. Tư duy là nội dung còn
ngôn ngữ là hình thức. Nếu ngôn ngữ không có tư duy bên trong
thì ngôn ngữ là một chuỗi âm thanh vỏ nghĩa.
Trong quá trình dạy học và giáo dục, muốn phát triển tư duy
cho người học thì phải song song với việc bồi dưỡng và phát
triển ngôn ngữ cho họ.

d. Tư duy phản ánh khái quát


Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật
hiện tượng một cách cụ thể, riêng lẻ. Tư duy có khả năng loại bỏ
các thuộc tính, đặc điểm cụ thể, cá biệt, giữ lại những thuộc tính
bản chất, chung cho nhiều sụ vật và khái quát sự vật hiện tượng.
Chẳng hạn như khi làm việc với sắt, đồng, nhôm, tư duy sẽ tổng
quát được đặc điểm chung cùa nhóm chất này và phản ánh tính
chất của kim loại; hay khi nói đến “cái bút”, tư duy sẽ phản ánh
một dụng cụ dùng để viết nói chung, chứ không phải một cái bút
cụ thể nào.
Tư duy của con người phản ánh khái quát dược lờ do: Tư
duy phản ánh bằng khái niệm, bằng quy luật chú không phải là
những hình tượng, hình ảnh, vật thể cụ thể; - tư duy phản ánh
bằng ngôn ngữ và dựa vào ngôn ngữ làm phương tiện, mà ngôn

190
ngữ lại mang tính khái quát; - khi phản ánh khái quát, thì trước
dó, trong quá trình tư duy dã diễn ra quá trinh trừu lượng hóa tức
là gạt bỏ các yếu tố phụ không cần thiết, mà chỉ giữ lại những yếu
tố chung bản chất cần thiết để cho tư duy của con người diễn ra.
Mục đích của việc dạy là dạy cho người học tư duv, tức là
phải hình thành những khái niệm, những cái khái quát chung,
bản chất chứ không chi là những cái cụ thể. Chính vì thế trong
dạy học, giáo dục cần phải hướng dẫn người học tìm ra các khái
quát đó-

e. Tư duy không tách rời quá trinh nhận thức cảm tính
Tư duy và nhận thức cảm tính là hai mức độ khác nhau
trong hoạt động nhận thức của con người, nhưng giữa chúng có
quan hệ qua lại với nhau. Tư duy không thể tách rời khỏi nhận
thức cảm tính. Nhận thức cảm tính cung cấp nguyên liệu và làm
c a sở cho quá trình tư duy, tạo ra hoàn cảnh có vấn đề cho tư
duv. Nhận thức cảm tính tham gia vào tất cả các khâu, các giai
doạn của quá trình tư duy, tạo ra mối liên hệ trực tiếp giữa ý
nghĩ, tư duy với hiện tại.
Tư duy của con người có tác động trở lại đối với nhận thức
cảm tính. Nó làm cho nhận thức cảm tính phong phú hơn và
m ang một chất lượng mới. Cụ thể là tư duy ảnh hường đến tính
nhạy cảm của cảm giác, tính ý nghĩa, tính lựa chọn, tính ổn định
của tri giác.

/ . Tư duy mang tính xã hội

Tư duy dược tiến hành trong bộ óc của từng cá nhân cụ thổ,


được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của mỏi
người nhưng tư duy luôn có bản chất xã hội. Tính quy định lịch
sừ xã hội cùa tư duy được xác định do trona mỗi hành động

191
nhận thức hiện thức khách quan, con ngưừi đểu dựa vào kinh
nghiệm, tri thức của thế hệ trước đã tích lũy được, dựa vào vón
từ ngữ mà thế hệ trước đã sáng tạo với tư cách là một phương
tiện biểu đạt, khái quát và giữ gìn tri thức (kết quà của hoạt động
nhận thức) của loài người. Trong trường hợp ví dụ về gió, chãc
chắn trong quá trình tìm hiểu về hiện tượng gió, Evangelista
Torricelli đã phải dùng đến rất nhiều các kết quả, giả thuyết, giải
thích cùa các nhà khoa học tiền nhiệm và từ đó phát triển nghiên
cứu của mình. Một ví dụ khác mà chúng ta ai cũng trải qua
trong thời học phổ thông là phải tư duy và tìm lời giải cho các
bài toán. Chúng ta không thể giải được nếu như không sử dụng
các lý thuyết hình học do các nhà khoa học từ nhiều đời tìm ra
như định lý Pitago, định luật Vi-et v.v...
Kết quả tư duy của con người hay độ rộng khái quát và
chiều sâu của việc phát hiện ra bản chất, các quy luật của sự vật
hiện tượng không chỉ phụ thuộc vào năng lực cùa mỗi cá nhân
mà còn bị quy định bởi mức độ tri thức hiện có cùa toàn xã hội.
Nói cách khác, đó còn là kết quả hoạt động nhận ihức mà xã hội
loài người đã đạt được ở trình độ lịch sử vào thời điểm đó. Nội
dung và tính chất của tư duy được quy định bởi trình độ nhận
thức chung, tồn tại trong giai đoạn phát triển xã hội.
Tính xã hội của quá trình tư duy được thể hiện ở chỗ là nó bị
thúc đẩy từ chính nhu cầu của xã hội, nghĩa là ý nghĩa cùa tư
duy con người được hướng vào giải quyết các vấn để, nhiệm vụ
nóng hổi của tổ chức, của tạp thổ hay nói xa hơn là của cả xã hội
ở giai đoạn lịch sử đương đại. Chẳng hạn như với cuộc khủng
hoảng kinh tế tài chính toàn cầu hiện nay, ở tầm vĩ mô, các nhà
kinh tế học đang tư duy, nghiên cứu để tìm hướng giải quyết cho

192
I|u6c gia của mình: ả tầm vi mô, mổi nhân viên, người lao động
cũng ur duy để tìm hướng đi cho cơ quan, tập thê cùa mình, giải
bài toán giảm thiểu tác dộng của cuộc khùng hoàng. Tính chất
này cũng làm cho lư duy luôn mang tính tập thể, bởi vì hoạt
động nhận thức cùa con người trong mức độ ngày càng lớn đã
trở Ihành hoạt động chung, liướng đến mục tiêu chung của tập
the. Hơn nữa, để giải quyết dược vấn đề, tư duy còn phải sử
dụng những tài liệu thu được trong các lĩnh vực liên quan.
Kết luận sư phạm
Những đặc điểm trên đây cùa quá trình tư duy giúp chúng ta
lưu ý hơn trong quá trình dạy học nói riêng và công tác giáo dục
của người dạy, cụ thể là:
- Việc phát triển tư duy cho người học là một Iihiệm vụ thiết
yếu. Nốu không có khả năng tư duy, người học không thể hiểu biết
sâu sác sự vật hiện tượng, không thể tự giải quvết những vấn đề,
khó khăn, do đó kiiòng làm chủ được trong cuộc sống cùa mình.
- Muốn thúc đẩy người học tư duy, người dạy phải biết đưa
người học vào các tình huống có vấn đề và biến tình huống này
trở thành tình huống của bản thân, đô họ phải ưăn trở, có nhu
cầu giải quyết. Do vậy, trong dạy học, người dạy luôn phải kích
thích trí tò mò, thích khám phá cùa người học bằng cl^li
#
dạy
học nêu vấn đề, tạo ra các nhiệm vụ có vấn đề cụ thể. Các nhiệm
vụ này cũng ncn vừa sức với người học. Khi người học đã hoàn
thành tốt. cần động viên, khen thường và nên đưa vấn đề dã
đươc giải quyết thành một tiền đề, dữ kiện của một tình huống
có vấn đề khác.
- Phát triển tư duv không thể tách rời với trau dồi ngôn ngữ.
Nhiệm vụ này không chỉ cùa giáo viên dạy ngữ văn mà cùa tất

193
cả các giáo viên bộ môn, giúp học sinh hình thành ngôn ngữ
khoa học cùa chính bộ môn mình giảng dạy. Trong cuộc sõng
sau này, không có sự phân biệt giữa các bộ môn nữa, tư duy là
sự tổng hợp tri thức của tất cả các lĩnh vực khoa học khác nhau.
- Phát triển tư duy gắn liền với việc rèn lu y ệ n c ả m giác, tri
giác, tính nhạy cảm của người học. Tư duy chỉ diễn ra hiệu quả
khi có đầy đủ các dữ kiện. Các giác quan luôn bổ sung cho nhau
để cung cấp cho não hình ảnh chính xác nhất của hiện thực.
Trong cuộc sống hàng ngày, tất cả các giác quan phải được huy
động để làm sống dậy càng nhiều kí ức ở mức có thể. Cắc hình
ảnh này sẽ lồng ghép vào các dữ liệu mới. Một người mà chưa
bao giờ sử dụng các giác quan thì tâm lý chỉ là sự trống rỗng.
Một người không bao giờ cảm nhận được cơ thể và môi trường
bằng xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác và thính giác, người
đó sẽ không có nhận thức. Chính các giác quan đã đánh dấu các
khoảnh khắc, làm nên các sự kiện. Các kinh nghiệm giác quan
đa dạng làm cho người học trở thành một người có kiến thức. Do
vậy, người dạy giúp cho người học làm chủ được các giác quan,
rèn luyện được cảm giác và tri giác trong quá trình học tập
thông qua các phương pháp giảng dạy là rất quan trọng.
- Vịêc phát triển tư duy phải được tiến hành song song và
thông éỊỂa việc truyền thụ tri thức (dạy học). Tri thức mang tính
khái quát, nếu không tư duy thì không thể thực sự tiếp thu và
không vận dụng được tri thức đó. Chẳng hạn như khi dạy môn
toán, bằng việc truyền đạt các kiến thức toán học người dạy
cũng dạy cho người học phương pháp suy luận logic. Dạy tri
thức toán học là cách thức để người học học được phương pháp
tính toán, từ đó áp dụng được phương pháp này trong nhiều tình
huống khác nhau của cuộc sống.

194
3. Các thành tó cùa tư duy

Có bao giờ chúng la lự hỏi “Cái gì cấu thành nên tư duy?”


Khoa học tâm lý hiện nay cho rằng có ba thành tố cấu thành nên
lư duy: khái niệm, định để và biểu tượng.

a. Khái niệm
Hãv suy nghĩ xem những điểm gì là chung giữa các con vật
sau đây: chó, mèo, lợn, khỉ. Mặc dù các con vật được tri giác rất
khác nhau, nhung chúng ta đều có thể trả lời đỏ là dộng vật có
vú. Chúng ta trả lời được câu hỏi trên bời vì trong chúns ta đã có
những khái niệm về chúng.
Khái niệm là mội hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh
những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của một lớp
các sự vật, hiện tượng nào đó. Khái niệm là dữ liệu cơ bản tạo
thành nội dung của ý thức, tư duy con người, đồng thời là những
viên gạch xây dựng ncn lâu đài của tri thức khoa học nhân loại.
Khái niệm cho phép chúng ta xếp, phân loại các sự vật, hiện
tượng vào các nhóm, phân nhóm với cùng những đặc điểm,
thuộc tính bản chất. Khái niệm đóng vai trò quan trọng trong
việc hiểu thế giới xung quanh cũng như khái quát chúng về mật
tâm trí. Với khái niệm trái cây, chúng ta sẽ có thể phân loại các
vật theo hai nhóm “trái cây” như mít, táo, dừa và nhóm “không
phải trái cây” như hoa, bàn, ghế v.v. Để phân loại dược như vậy,
rõ ràng chúng ta phải hiểu được những đặc điểm bản chất, điểm
chung của sự vật. Ví dụ. chúng ta đọc trên báo chí hiện nay nói
VC “ m ạ n g x ã h ộ i ” . C h ú n g ta c h ư a t ừ n g n g h e đ ế n từ n à y v à k h ô n g
hiểu nghĩa cùa nó là gì. Điều đó chứng tỏ ta chưa có khái niệm
về “mạng xã hội” . Ta sẽ đi hỏi người khác và được giải thích đó

195
là một dịch vụ nổi kết các thành viên cùng sờ thích trên Intemcl
lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt
không gian và thời gian. Trong đầu chúng ta đã có khái niệm
“liên kết trực tuyến” và biết dược các tính năng của nó. Chúng ta
sẽ ngay lập tức xếp từ mới “ mạng xã hội” này vào nhóm khái
niệm “ liên kết trực tuyến” , từ dó, suy luận ra dược ý nghĩa, công
dụng của mạng xã hội. Như vậy, khái niệm cho phép ta khái
quát hóa hiệu quả rất nhiều thông tin, đặc tính của hàng trãm
nghìn các sự vật, hiện tượng, cũng như sự suy nghĩ da dạng.
Vì số lượng các thuộc tính chung của các sự vật là vô hạn nên
số lượng các khái niệm được hình ứiành cũng là vô hạn. Một khái
niệm có thổ tồn tại ờ nhiều mức độ phân nhóm, chảng hạn như
phòng ốc là khái niệm chung của phòng ngủ, phòng làm việc,
phòng ăn; nhà ở là khái niệm chung của phòng ốc, căn hộ; tòa nhà
là khái niệm chung của nhà ở, biệt thự, chung cư V . v . ..

b. Định dé (proposition)
Tư duv không phải là một quá trình thụ động, nó bao gồm
việc huy động tích cực một loạt các khái niệm. Tư duy liên quan
đến việc liên kết giữa khái niệm này với khái niệm khác hoặc
một đặc điểm cùa khái niệm với toàn bộ khái niệm. Nhờ ngôn
ngữ, hoạt động này sẽ được biểu đạt dưới hình thức các phán
đoán. Định đề là sự liên kết các khái niệm lạo thành một mệnh
để có cáu trúc ngôn ngữ chặt chẽ nhằm khẳng định hay pliủ
định một thuộc tính, mối liên hệ nào đó của liiện thực khách
quan. Chảng hạn irong định dề “tâm lý học là một khoa học”,
“đường thì ngọt” , các khái niệm chính ở đây là tâm lý học và
khoa học. đường và ngọt. Các cãu này dã hàm ý mối quan hệ
giữa hai khái niệm hoặc khái niệm và thuộc tính cùa nhóm. Các

196
nghiên cứu chứng ininh rang, quá trình tư duy luôn là quá
trình xây dựng, lliiêt kế, tạo ra các dinh dề như thê nhằm gán
kết các khái niệm hoặc chi ra mối quan hộ giữa các thuộc tính
của khái niệm.

c. Biếu tượng
Nói đcn ôtô, trong đầu chúng ta sẽ xuất hiện một hình ành
vé ó tô nói chung. Đó chính là phác họa tâm trí về sự vật hiện
tượng, còn được gọi là biểu tượng. Nhờ những biểu tượng đó mà
khi sự vật hiện lượng không còn tác dộng trực tiếp đến chúng ta.
chúng ta vẫn có thê tư duy về sự vật hiện tượng đó. Biểu tượng
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tư duy. Các nghiên cứu
chỉ ra rằng, con người sử dụng các hình ảnh này để hiểu các chỉ
dần bằng lời bằng cách chuyển các từ ngữ sang hình ảnh tâm trí
của hoạt động; chẳng hạn như ở trỏ em khi chúng ta nói “đi tưới
cây cho mẹ” , trong đầu trẻ sẽ hiện lên hình ảnh về một người
dang tưới câv mà trỏ đã tri giác từ trước, giúp trẻ hiểu được ý
nghĩa của lời yêu cẩu. Hình ảnh biểu tượng làm tăng động cơ vì
nó cho phép hình dung ra được thành quà lao động; duy trì và
tãng tâm thế hoạt động bảng cách mường tượng các hình ảnh
hoặc sự kiện tích cực (Kosslyn, 1991).

4. Các giai đ o ạn củ a tư duy

Tư duv là một quá trình tâm lý và cũng là một hoạt động.


Hoạt động tư duy là một quá trình giải quyết vấn đề, một nhiệm
vụ nào dó nảv sinh trong quá trình nhận thức hay hoạt động ihực
tiễn của con người. Quá trình tư duy gồm nhiều giai đoạn khác
nhau và mỗi nhà khoa học lại gọi tên các giai đoạn theo cách
của mình. Tuy nhiên, quá trình tư duy đều dược mô tả như sau:

197
a. Xác định vấn đề và biếu dạt vấn dể
Hoàn cảnh có vấn đề là một điều kiện quan trọng của tư
duy. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người hiểu, nhận biết được
hoàn cảnh có vấn dc và biểu đạt nó.
Có những vấn đề rất rõ ràng và dễ dàng phát hiểu, chảng
hạn như “đường đi xe máy ngắn nhất từ Đại học Quốc gia Hà
Nội đến Hổ Hoàn Kiếm?” hoặc “phương tiện nào nhanh nhất để
đi từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí M inh”. Tuy vậy, những tình
huống với nhiều chi tiết, thông số khiến ta khó xác định được
đâu là vấn đề mấu chốt cần giải quyết, hoặc vấn đé quá rộng
khiến ta không biết nên bắt đầu từ đâu, chẳng hạn như “làm thế
nào để học được hiệu quả” . Khi vấn đề quá phức tạp, chúng ta
cần bắt đầu bằng việc cố gắng hiểu vấn đề đó một cách rõ ràng
hơn. Trong nhiều trường hợp, khi ta đã xác định được vấn đề thì
sẽ tìm ngay ra được giải pháp. Câu chuyện ngụ ngôn hài hước
sau đây giúp ta hiểu được vai trò của xác định vấn đề:
Một ỏng tỷ phú cùng với một nhà Toán học đang đi thám hiểm. Một lúc
sau, họ bỗng phát hiện một con gấu trẳng lao vể phía họ với một tốc độ
khủng khiếp. Hai người bỏ chạy hết tốc lực. Bỗng nhà Toản học dừng lại
và lôi trong ba lô ra một đôi giày thể thao, ổng tỷ phú ngoái lại và hét lớn:
“'Anh biết rõ là ta không thể chạy thoát mà, có giầy cũng không giúp ta
chạy nhanh hơn. Con gấu đó đang đuổi theo với tốc ơộ cực lớn!”. Nhà
Toán học mỉm cười và đáp: “Thưa anh, đó không phải là vấn để. Chỉ có
một con gấu. Vấn dề dich thực ìà giữa anh và tôi, ai chạy nhanh hơn".
Trong nhiều trường hợp, chúng ta chỉ giải quyết triệt để
được khó khăn nếu như chúng ta xác định được vấn đề đích
thực. Việc xác định vấn đề cần giải quyết là bước quan trọng
nhất trong quá trinh tìm giải pháp. Nếu đặt vấn đề không chính

198
xác sẽ dần đến các lời giải “nửa vời” hay bế tắc. Vấn đề mà nhà
tỷ phú trong cáu chuyện trên đật ra khi hị con gâu đuổi theo là
“ làm sao chạv nhanh hơn con gấu” và điều dó hầu như không
tưởng. Trong khi đó, vấn đé của nhà Toán học là “ làm sao để
k h ô n g bị COI1 g ấ u v ồ ” . T ừ d ó , ỏ n g đ ã t ìm ra g i ả i p h á p d ẻ d à n g là
cán chạy nhanh hơn ỏng tỷ phú.
Việc xác định và biểu đạt được vấn đề phụ thuộc nhiều vào
nâng lực của cá nhân cũng như vốn kinh nghiệm của họ.

b. Huy dộng rác tri thức, kinh nghiệm


Khi đã xác định và biếu đạt được vấn đề, trong đầu chủ thể
sẽ xuất hiện những tri tliýrc, kinh nghiệm, liên tường có liên quan
đến vấn đề đã được xác định. Như vậy, huy động kiến thức nào,
làm sống lại những liên tưởng nào đều phụ thuộc vào nhiệm vụ,
vấn dề được xác định. Tuy nhicn, phương pháp ghi nhớ tài liệu
của chủ thể, mức độ phát triển tư duy và khả nãng liên kết kinh
nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc tái hiện những thông
tin cần thiết cho việc giải quyết vấn đề.

c. Sàng lọc liên tưởng rà hình thành giả thuyết


Những tri thức, liên tưởng đầu tiên được xuất hiện ở giai
đoạn trên còn mang tính tản mạn, rộng khắp, chưa khu biệt hóa
nên chúng ta cần sàng lọc, phân tích, tổng hợp chúng sao cho
phù hợp với nhiệm vụ đặt ra. Đổ hình thành được giả thuyết, tư
duy sẽ phải ihực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát hóa, gọi chung là thao tác lập luận.
Lập luận suy diễn: giả thuyết được rút ra từ các sự kiện đã
có từ trước, suy luận đi từ cái chung tới cái ricng. Chẳng hạn

199
như: chúng ta được biết !à mọi sinh viên của trường A đều nã lip
động. X là sinh viên trường A. Chúng ta sẽ có giá thuyết: X
năng động. Chất lượng của giả thuyết sẽ phụ thuộc vào chất
lượng của các tiền đề, dữ liệu có trước.
Lập luận quy nạp: trong lập luận suy diễn, chúng ta đi từ cái
chung đến cái riêng. Tưy nhiên, chúng ta cũng thường lập luận
từ cái riêng đến cái chung nữa. Chúng ta thường xem xct, quan
sát nhiều ví dụ, trường hợp khác nhau có liên quan rồi sau đó
mới đi đến một giả thuyết chung, đưa ra những điểm chung của
các trường hợp đó. Chẳng hạn như chúng ta quan sát thấy A đi
học đầy đủ và đạt điểm cao, B đi học đầy đủ và cũng đạt điểm
cao, tương tự c , D v.v... tức là trong lớp học, những bạn đi học
đầy đủ thì đạt điểm cao. Từ những quan sát riêng đó, ta đi đến
giả thuyết sinh viên đi học đầy đủ thì sẽ đạt điểm cao.

d. Kiểm tra giả thuyết


Việc kiểm tra giả thuyết có thể diỗn ra trong đầu hoặc bàng
hoạt động thực tiễn. Kết quả cùa việc kiểm tra giả thuyết sẽ dẫn
đến việc khảng định hay phủ định giả thuyết nêu trên. Trong
trường hợp già thuyết bị phủ định thì sẽ có một quy trình tư duy
mới được bắt đầu lại. Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể có
nhiều giả thuyết và vì vậy, cần kiểm tra tất cả các giả thuyết có thể.
Thông thường, có 2 cách thức kiểm tra giả thuyết: thử và sai
(heuristic); và thuật toán (algorithm). Giả dụ là chứng ta phải lắp
đặt tivi vói đầu DVD, amply nhưng lại mất cuốn hướng dẫn.
Mỗi thiết bị đểu có rất nhiều đầu cắm cho đường ra và dường
vào. Sẽ có 2 hướng giải quyết: (1) la có thể cứ thử lắp từna đấu
cắm một vào nhau, hết cái này đến cái khác cho đến khi cả hộ

200
Ihòng chạy; (2) chúng ta nhớ tiến một lần nào đó đã lắp những
lliiêt bị tương lự với những nguyên lắc láp dặt và áp (lụng
phương thức đó. Hướng giãi quyết thứ nhát là ihco cách thử và
sai, hướng giá] quyét thứ hai là theo thuật toán. Thuật toán là
một cách thức, tiến trình, mó hình thực hiện, triển khai có tính
hệ thống, luôn dẫn đốn lời giài đúng nêu được áp dụng một cách
dũng đắn.

e. Giải quyết vấn đê


Đây là khâu cuối cùng của tư duy. Khi giả thuyết đã được
kiếm tra. nó sẽ được thực hiện, nghĩa là triển khai đẽ di đến câu
trà lừi cho vấn đề được giải quvết. Đôi khi, ý tường mà chúng ta
có dược vé lý thuyết là tốt nhưng đến khi thưc hiện trong thực tế
thì lại có lỗi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: (1) chủ thể
không nhận thấy một số dữ kiện cùa bài toán; (2) chù thể đưa
vào bài loán một số dữ kiện thừa; (3) tính chất khuôn sáo, cứng
nhắc của lư duv.

IV. TƯ ỞN G T Ư Ợ N G

1. Khái niệm tưừng tượng

Quá trình nghiên cứu khoa học, tìm ra những phát kiến mới,
quá trình sáng tác chỉ dừng lại ở mức độ tư duy hay còn phải
huy động một mức độ nào nữa của quá trình nhận thức khác?
Không phải bất cứ hoàn cảnh có vấn đồ nào do thực tiễn đặl
ra đcu có thể giải quyết bàng tư duv, tức là có đáy đủ các dữ
kiện để tìm ra lời giải một cách hợp lý, lường minh. Trong
những trường hợp này, con người không chịu bó lay chờ đợi mà

201
huy động một quá trình nhạn thức (lý tính) cao cấp khác để giải
quyết, đó chính là lường tượng và sáng tạo.
Tường tượng là một quá trình tủm lý phản ánh những cái
chưa từng có trong kinli nghiệm của cá nhân bằng cách xây
dựng những hình ảnh mới trên cơ sở của những biểu tượng
dã có.
Như vậy, giống như tư duy, tưởng tượng chi nảy sinh trước
hoàn cảnh có vấn đé, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn chưa
từng gặp. Động cơ thúc đẩy quá trình tường tượng cũng là nhu cầu
khám phá, phát hiện, tìm ra cái mới. Do đó, thực chất tưởng tượng
là quá trình sáng tạo ra cái mới cho cá nhân hoặc cho xã hội.
Về nội dung phản ánh, tưởng tượng phản ánh những cái
chưa từng có trong kinh nghiệm cùa cá nhân và xã hội, nghĩa là
tường tượng là quá trình phản ánh cái mới. Theo nghĩa lao động
thực tiễn, tưởng tượng là một quá trình làm nảy sinh ra những
cái mới, ý tưởng, khái niệm, sự vật v .v ...
Về phương thức phản ánh, quá trình sáng tạo ra cái mới của
tưởng tượng được bắt đầu từ các biểu tượng và được thực hiện
chủ yếu dưới hình thức cụ thể trong trí nhớ. Trong quá trình
tường tượng, các biểu tượng và tri thức được liên kết theo một
cách mới. Các hình ảnh của tưởng tượng, dù là những hình ảnh
sáng tạo nhất, viễn tưởng nhất về nội dung cũng đều là sự kết
hợp độc đáo của các yếu tố nằm trong sự vật, hiện tượng có thật.
Về mặt cơ sở sinh lý, tưởng tượng cũng là chức nãng của
não, sự xuất hiện các hình ảnh biểu tượng là kết quả hoạt động
của não bộ. Nếu sự khép kín các đường liên hệ thần kinh tạm
thời và sự làm sống lại chúng là cơ sờ sinh lý của trí nhớ thì
trong quá trình tưởng tượng, hệ thống các đường licn hệ đã hình
thành tựa như bị phân giải và kết hợp thành những hệ thống mới.

202
2. Các loại tương tượng

Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng mà
tưởng lượng được chia thành tưởng tưựng tích cực và tưởng
tượng tiêu cực.

a. Tưởng tượng tích cực


Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình
ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu tích cực của con người, nó
kích thích tính tích cực thực tế của con người. Tướng tượng tích
cực gồm có hai loại: tái tạo và sáng tạo. Trong đó, tưởng tượng
tái tạo là tưởng tượng tạo ra hình ảnh mới đối với cá nhân dựa
trên sự mô tả của người khác hoặc của việc đọc sách vở..., còn
tường tượng sáng tạo là tưởng tượng xây dựng nên hình ảnh mới
đối với cả cá nhân lẫn xã hội một cách độc lập và được hiện thực
hoá trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị. Tưởng
tượng sáng tạo là cơ sở để có những phát minh khoa học và các
tác phẩm văn học nghệ thuật.

b. Tưởng tượng tiêu cực


Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình
ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương
trình hành vi không được thực hiện và luôn luôn không thể thực
hiện dược. Tưởng tượng tiêu cực có thể là chủ định hoặc không
chủ định. Tưởng tượng tiêu cực không kích thích được hành vi
tích cục của cá nhân và nó có thể dẫn đến hành vi lệch lạc.
Ước mơ và lý tường là những loại tưởng tượng hướng về
tương lai, biểu hiện mong muốn ước ao của con người. Ước mơ
là quá trình tạo ra hình ảnh mới một cách độc lập, nhung không

203
hướng vào hoạt động hiện tại mà hướng vào tương lai. Ước mu
có the là có lợi (thúc đẩy cá nhân vưưn lên, biên ước mơ thành
hiện thực) hoặc có hại (làm cá nhân thất vọng, chán nản vì quá
xa rời thục tế, không thể thành hiện thực).
Lý tưởng là một hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dản
của cái tương lai mong muốn. Lý tường có tính tích cực và hiện
thực cao hơn ước mơ. Nó là một động cơ mạnh mẽ ihúc đáy con
người vươn tới tưưng lai.

3. Các cách sáng tạo của tưửng tượng

a. Thay đổi kích thước và sô' lượng


Hình tượng người khổng lồ, người tí hon, rắn 7 đầu, Tưựng
Bà nghìn mắt nghìn tay... là những hình ảnh mới cùa tường
tượng được tạo ra bằng cách thay đổi kích thước và số lượng.

204
b. riiưong thức nhàn mạnh (các chi tiết, tliuộc tính của
sụ vật, hiện lượng)
Tạo hình ảnh mới bung cách nhân mạnh đặc biệt hoặc đưa
lên hàng đầu một phẩm châì hay một quan hệ nào dó của sự vật,
hiện tượng này với những sự vật hiện tượng kia. Một biến dạng
cua phương pháp này là cường điệu. Ví cỉụ như tranh biếm họa.

c. Phương thức chắp ghép

205
Chắp ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác
nhau thành một hình ảnh mới. Các bộ phận này không thay đổi
mà chỉ ghép một cách đơn giản máy móc mà thỏi. Ví dụ như
con nhân sư, con rồng, người cá.

d. Phương thức liên hợp


Phương pháp này có vẻ như hơi giống phương pháp chắp
ghép nhưng sự thật thì khác nhau: các bộ phận tạo nên hình ảnh
mới đều bị cải biến và sắp xếp trong những tương quan mới.
Liên hợp là sự tổng hợp sáng tạo. Phương pháp này được sử
dụng trong vãn học nghệ thuật để xây dựng các hinh tượng văn
học, nghộ thuật. Chẳng hạn như nhân vật trong tiểu thuyết được
lấy ý tưởng từ chị X trong cuộc sống thực, tinh huống của tiểu
thuyết cũng được lấy ý tưởng Y từ ngoài đời. Nhà văn sáng tạo
cốt truyện, sẽ không còn đúng y như nguyên mẫu ngoài đời.
Trong khoa học kỹ thuật, phương thức này cũng được áp
dụng nhiều, thí dụ như sự phát minh ra thủy phi cơ (liên họp
máy bay và tàu thủy).

206
e. L o ạ i su y

0 loại này, iưửng tượng lạo ra hình ánh mới bằng cách mô
phỏng (tương lự, bắt chước) từ những cái đã có sần trong thiên nhicn.

g. Phương pháp điền hình hoá


Đây là phương pháp tạo thành hình ảnh mới phức tạp, trong
đó những thuộc tính, đặc điểm điển hình của hình ảnh một nhân
cách nào đó là đặc điểm đặc trưng, đại diện cho một loại người
hay một tầng lớp xã hội. Phương pháp này được dùng nhiều
trong sáng tạo văn học, nghệ thuật. Yếu tố mấu chốt của phương
pháp này là sự tổng hợp sáng tạo mang tính khái quát những
thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách. Chẳng
hạn như nhân vật Chí Phèo trong chuyện cùng tên của Nam Cao,
nhân vật Xuân tóc đỏ trong truyện "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng.

4. So sánh tưởng tưựng và tư duy

a. Sự giếng và khác nhau giữa tưởng tượng và tư duy


Tưởng tượng và tư duy ỊỊÌỎnq nhau ỏ những điểm:
- Cùng đều là những quá trình tâm lý.
207
- Là quá trình tâm lý thược mức độ nhân thức lý tính (nó
chỉ nảy sinh khi có hoàn cảnh có vấn đề, phản ánh gián tiêp,
khái quát, phàn ánh cái mới, tạo ra cái mới...).
- Đềư xuất phát từ thực tiễn và do thực tiễn kiểm nghiệm.
Tưởng tượng và tư duy khác nhau ở những diẻm:
- Khác nhau ở hoàn cảnh có vấn đề: nếu hoàn cảnh có vãn
đề bất định thì sẽ nảy sinh tường tượng, còn hoàn cảnh có vấn dề
rõ ràng sẽ nảy sinh tư duy.
- Tuy cùng phản ánh những cái mới nhưng trong tư duy cii
mới là các khái niệm, các tư tưởng, còn trong tưởng tượng thì cái
mới là hình ảnh, là mô hình.
- Phương thức phản ánh: quá trình tư duy được thực hiện nhờ các
thao tác tư duy còn vói tưởng tượng thì nhờ sự chắp ghép, kết hợp.
- Sản phẩm phàn ánh của tư duy là các khái niệm, phán
đoán, suy lý, còn sản phẩm của tượng tượng là các mô hình hay
hình ảnh mới.

b. Mối liên hệ giữa tưởng tượng và tư duy


- Trong tường tượng nhất thiết phải có quá trình tư duy tham
gia, tư duy tạo ý đồ cho tường tượng, xây dựng hình ảnh của
tưởng tượng theo ý đồ đó.
- Tư duy đảm bào tính logic, tính hợp lý, tính hộ thống cho
các hình ảnh của tưởng tượng.
- Tư duy kiểm soát tưởng tượng, giảm bớt tính bay bổng, phi
thực tế cùa hình ảnh tường tượng.
- Những hình ảnh cụ thổ do tưởng tượng xây dựng nên đều
chứa đựng và bộc lộ những tư tường do tư duy trừu tượng tạo ra.
Tường tượng đã làm cụ thể hóa nội dung trừu tượng và tính triết

208
Iv của tư đuy. Trong hình ảnh của tưởng urựng có sự kết hợp
chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa hình lượng và
triết lý.
- Tưởng tượng lấp chỗ trống cho tư duy và khi cẩn thiết tạo
ra những hước nhảy tạm thời, vạch hướng đi cho tư duy.

T ừ khoá

C ả m giác: là quá trình nhận thức cảm tính, phản ánh các
thuộc tính của sư vật hiện tượng một cách riêng lẻ nhờ có sự tác
động trực tiếp của chúng vào các cơ quan cảm giác.
Ngưỡng cảm giác: là vùng kích thích được giới hạn bởi hai
đầu có thể gây ra cảm giác.
V ùng cảm giác: phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác (ngưỡng
cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên).
T ín h nhạy cảm . là khả năng cảm nhận được kích thích với
cường độ nhỏ nhất.
Ngưỡng sai biệt: độ lệch tối thiểu của hai tác nhân kích
thích cùng loại mà con người có thể cảm nhận đưọc.
T hích ứng củ a cảm giác: là khả năng thay đổi tính nhạy
cảm của cơ quan cảm giác cho phù hợp với cường độ kích thích
thay đổi.
S ự cảm ứng của cảm giác: là sự thay đổi tính nhạy cảm của
một cơ quan cảm giác này dưới tác động vào một cơ quan cảm
giác khác.
Sự tương phản củ a cảm giác: là sự thay đổi cường độ hay
chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của hai (hai nhóm) tác

209
nhân kích thích có đặc điểm tương phản cùng tác đỏng dồng
thời hoặc nối tiếp vào một cơ quan cảm giác.
Hiện tượng loạn cảm giác: ỉà sự xuất hiện một cảm giác
dặc trưng cho cơ quan cảm giác này dưới sự tác động vào một cơ
quan cảm giác khác.
T ri giác: là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn
vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác
động vào các giác quan.
Ảo giác: trong một số trường hợp, cái mà não phân tích,
tổng hợp được lại khác với thực chất của sự vật hoặc kích thích.
Hiện tượng tổng giác: sự phụ thuộc của tri giác đến các đặc
điểm tâm lý, nhân cách của con người.
Tính ý nghĩa của tri giác: tri giác luôn mang lại ý nghĩa
cho sự vật, hiện tượng.
Tính ổn định của tri giác: là khả năng phản ánh sự vật hiện
tượng không thay đổi khi các điều kiện tri giác bị thay đổi.
Tính lựa chọn của tri giác: chủ thể chủ động tách đối
tượng ra khỏi bối cảnh.
Tính đối tượng của tri giác: hình ảnh mà tri giác đem lại
bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng nhít định nào đó
cùa thế giới bên ngoài.
T ư duy: là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính
bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các
sự vật hiên tượng mà con người ta chưa biết.
K hái niệm: là một hình thức của tư duy trừu tượng, phản
ánh những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của một
lớp các sự vật, hiện tượng nào đó.

210
Đ ịnh đó: là sự liên kết các khái niệm tạo thành một mệnh
đề có cấu trúc ngôn ngữ chặt chẽ nhằm kháng định hay phủ định
một thuộc tính, môi liên hệ nào đó của hiện thực khách quan.
Biểu tư ợ n g : đó chính là sự phác họa tâm trí về sự vật
hiện lượng.
T ưởng lượng: là một quá trình tâm lý phản ánh những cái
chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây
dựng những hình ảnh mới trcn cơ sở những biểu tượng đã có.

C â u h ỏi ô n tập

1. Hãy so sánh cảm giác và tri giác.


2. Hãy phân tích các quy luật cùa cảm giác.
3. Hãy phân lích các quy luật CƯ bản của tri giác.
4. Hãy phân tích khái niệm tư duy và các đặc điểm cơ bản
của tư duy.
5. Hãy phân tích các thành tố của tư duy và các giai đoạn
của tư duy.
6. Hãy phàn tích khái niệm tưởng tượng và mối quan hệ
giữa tư duy và tưởng tượng.
7. Nêu và cho ví dụ chứng minh về các các sáng tạo của
tưởng tượng.
8. Hãy phân tích môi quan hệ giữa quá trình nhận thức cảm
tính và quá trình nhạn thức lý tính.

Bài tập th ự c h ành

1. Xây đựne một số biện pháp nãng cao năng lực quan sát
của hạn. Vận dụng và đánh giá kết quả thu được sau hai
tháng thực hiện.

211
2. Hĩív thử sử dụng các cách sáng tạo của tưởng tượng đẽ
tạo ra sản phẩm mới lạ nào đó. Hãy giới thiệu sản phẩm
đó cho những người bạn của bạn và giải thích bạn dã làm
nó trên cơ sờ tâm lý nào?

T à i l i ệ■ u đ ọ■ c t h ê m

1. A .v. Bruslinski, 1984, Turn lý học tư duy và dạy học nêu


vấn dể, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Quang u ẩ n (chủ biên), 2003, Tâm lý học đại
cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

212
Chương 5

C H Ú Ý - TRÍ N H Ớ - N G Ô N N G Ữ

M ục tiêu :

I lọc xong chưcmg này. người học có thể:


Phân tích được khái niệm và vai trò của chú ý, các
thuộc tính cơ bàn của chú ý;
Chỉ ra được mối quan hệ giữa chứ ý và nhận thức, từ đó tìm
ra phương cách tạo chú ý để việc học trở nén hiệu quả.
Phân dược khái niệm và vai trò của trí nhớ đối với sự
phát triển nhân cách:
M ô tả được quá trình trí nhớ và phân tích được các quá
trình trí nhớ.
^ Liệt kê được các loại trí nhớ và biết cách phát triển trí nhớ.
Phân tích được khái niệm ngôn ngữ, vai trò và chức
nâng của ngôn ngữ.
Biết cách phát triển ngôn ngữ cho bản thân

ữi
Những kí ức và kỳ niệm đẹp sẽ giúp
con người vượt qua những thừ
thách của cuộc sống.

213
I. CHÚ Ý

1. Khái niệm

Nhận thức của con người không thể xử lý được hết mọi
thông tin mà thế giới cung cấp. Hàng ngày, chúng ta bị "tấn
công" bời các cảnh tượng, âm thanh, mùi vị và các kích thích
khác nhau. Ở bất kì thời điểm nào, chúng ta có xu hướng chỉ đáp
trả hoặc ghi nhớ một số các kích thích, thông tin mà thôi. G iú ý
là cái phông, nền đổ cho quá trình nhận thức diễn ra.
Chú ý là sự tập trung cùa ý thức vào một liay một số các sự
vật hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bào điều kiện thần
kinh - tâm lý cán thiết cho hoạt động tiến hành cổ hiệu quả.
Chú ý được xem như là một trạng thái tâm lý "đi kèm" các
hoạt động tâm lý khác, giúp cho các hoạt động đó diễn ra hiệu
quả, chẳng hạn như chăm chú nhìn, lắng tai nghe v.v... Chú ý
không có đối tượng riêng của bản thân nó: đối tượng của chú ý
chính là đối tượng của hoạt động tâm lý mà nó đi kèm.

2. Các loại chú ý

Dựa trên tính chủ động của cá nhân đối với sự chú ý mà
người ta phân chia các loại chú ý thành 3 loại: chú ý không chủ
định, chú ý có chủ định và chú ý sau chủ định.

a. Chú ý không chủ định


Chúng ta cùng xem hiện tượng: bạn đang ngồi học trong thư
viện và xung quanh đều rất yên tĩnh; bỗng nhiên có tiếng dép
loẹt quẹt vang lên rất to trong phòng. Thế là tất cả mọi người
đcu ngẩng lên và quay đầu về phía phát ra âm thanh đó. Hiện

214
tượng đó được tâm ]ý học giải thích như thế nào? Đó chính là
chú ý không chù định, là loại chú V không có mục đích lự giác,
không cán sự nồ lực cùa ỷ chi. Chú ý không chủ định chủ yếu do
tác động bén ngoài gâv ra.
Thông thường, các vật thể đều thu hút sự chú V cùa chúng
ta. Các nghiên cứu gần dây cũng cho thấy việc nhìn hoặc nghe
ten của bản thân mình, hoặc nhìn thấy tranh ảnh của bàn thân
mình chắc chắn sẽ gây ra sự chú ý (Bredart, Delchambre &
Laureys, 2006). Vật đang chuyển động và bất cứ vật gì khác lạ
cũng thu hút sự chú ý. Ngay trẻ nhỏ một tháng tuổi cũng luôn bị
thu hút bởi các vật đang chuyển động. Giữa một rừng hoa màu
dỏ, bông hoa màu vàng sẽ gãy được sự chú ý của mọi người.
Chú ý không chử*định mang tính thụ động, phụ thuộc vào
đặc điểm của vật kích thích như:
- Độ mới, khác lợ của kích tliích: kích thích càng mới lạ thì
càng dề gày ra chú ý không chủ định. Ví dụ: tìm ra hình thức
quảng cáo mới cho một sản phẩm sẽ gây được chú ý không chủ
định nhiều hơn.
- Tinh tương phàn của kích thích so với bối cành: tính tương
phản càng tãng như hình dạng, độ lớn, màu sắc, thời gian tác
động... đcu gây ra chú ý không chủ định. Chẳng hạn nhìn một
bức tranh vẽ một bầy sếu trắng và có một con sếu đen. Hình ảnh
con sếu den sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của ta.
Trên thực tế, tính chất mới, khác lạ với tính tương phản có
quan hệ với nhau vì sự mới, khác lạ luôn được so sánh, quy định
bởi một bối cảnh nào đó. Trong điều kiện bình thường, chúng ta
sẽ bị tliu hút chú ý bởi những đồ vật nhấp nháy (đèn signal
chẳng hạn). Tuv nhiên, nếu như có nhiều vật đều nhấp nháy thì

215
vật k h ô n g nhấp n h á y lại là vật khác lạ và g â y ra sự ch ú V k h ô n g
chủ định. Tương tự, giữa các vật đứng yên thì vật chuyển động
sẽ gây chú ý nhưng nếu có nhiều vật đểu chuyển dộng thì vật
đứng yên sẽ là vật gây chú ý.
- Cường độ kích thícli: kích thích càng mạnh thì càng dễ gây
ra chú ý không chủ định vì theo quy luật về quan hệ giữa cường
độ và tác động thần kinh thì kích thích càng mạnh sẽ tạo ra hưng
phấn thần kinh càng lớn, dễ gây ra chú ý không chù định. Ví dụ:
chúng ta liên lục kích thích tăng ở cả cường độ lẫn tốc độ sẽ tạo
ra chú ý mạnh.
- Tính hấp dẫn của đối tượng: Ví dự: khi xem bộ phim hay,
chúng ta chăm chú xem mà không cần sự nỗ iực của ý chí.
- Xu hướng cá nhân: Irong muôn vàn kích thích từ môi
trường, xu hướng cá nhân sẽ tạo ra hướng chú ý không chủ định
của chủ thể tới đối tượng liên quan đến xu hướng. Nhạc sỹ có xu
hướng chú ý nghe giai điệu, họa sỹ thường bị thu hút bởi màu
sắc v.v...
Chú ý không chủ định đến nhanh và cũng dễ mất đi, kém
bén vững và nó không tạo ra sự căng thẳng và mệt mỏi cho cá
nhân. Trong quá trình dạy học, người dạy có thể bắt đầu tạo chú
ý của người học bằng chính sự chú ý không chủ định này, sau
đó cùng cố thành chú ý có chủ định.

b.Chú ý có chủ định


Chít ỷ có chù định là loại chú ỷ có mục đích định trước và
phái có sự nỗ lực V chí cùa bản thán. Đ â y là s ự đ ịn h h ư ớ n g h o ạ t
động do bàn thân chủ thổ tự đật ra. Cá nhân xác định mục đích
cùa hành dộng, không tùy thuộc vào đối tượng mới lạ hay quen

216
t h u ộ c , hấp d á n h a y k h ô n g hấp dẫn, lập tru ng v à o đ ô i t ư ợ n g haV
sự vát do lien hành hoạt động urưnsỊ ứng iheo một động cơ nhát
(lịnh. Ỏ đây. chú thể có tính chủ động, chủ đích tập trung tâm
trí, chú ý vào dôi tượng của hoạt dộng.
Chẳng hạn như với
hình 4.1 ở bén cạnh, với
VCU cẩu tìm ra điểm khác
biệt giữa 2 bức tranh,
chúng ta phải huy động chú
ý có chủ định. Những điếm
khác biệt không rõ ràng
làm chúng ta phải chú ý,
nhìn kỹ vào từng phần cùa
bức tranh đê so sánh.
Hình 5.1: Chú ý cỏ chủ định
Điều kiện duy trì chú ý cỏ chủ định:
- Sự hibìg thú vờ dam mê dôi với đối tượng: sự chú V có chù
định diễn ra bởi vì sự hứng thú đẫn người ta đến việc tiến hành
hoạt dộng hav công việc nào đó cúng như để hoàn thành nó;
- Cá nhân ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm phải thực hiện
tốt hoạt dộng nhất định;
- Điổu kiện làm việc thuận lợi, quen thuộc, thoải mái, không
ổ n ào và thoáng tĩnh sẽ giúp cho sự duy trì chú ý có chủ định.
Khác với chú ý không chủ định, chú ý có chủ định có độ
bển vững cao, có tính mục đích và tổ chức, đòi hỏi cá nhân phái
có sự nỗ lực ý chí. Tập trung chú ý có chủ định với cưởng độ cao
trong thời gian dài sẽ gây ra mệt mỏi vé thần kinh.

2 17
Liệu chúng ta có the chú ý chủ định đến hơn một đối tượng
trong cùng một lúc được không? Liệu chúng ta có thể vừa chú ý
đến việc đọc báo, vòra xem tivi được không? Khi lái xe, liêu
chúng ta có thể vừa chú ý nhìn đường, vừa chú ý đến việc chỉnh
tay lái, vừa chú ý đến việc đổi số? Trên thực tế, chúng ta luôn
thường làm nhiều việc cùng một lúc. Tuy nhiên, các nghiên CƯU
đã chứng minh là khả năng của bộ não không cho phép chúng ta
chú ý đến nhiều thứ cùng một lúc. Khi thực hiện nhiều việc cùng
một lúc không có nghĩa là ta tập trung chú ý đến tất cả những
việc đó đồng thời, với cùng cường độ. Chỉ có một trong các
hành động được chú ý nhiều nhất trong một thời điểm, ví dụ như
nếu đang đi trên đường đông thì giao thông trên đường sẽ được
ta chú ý tới, còn các hành động khác sẽ được thực hiện tương
đối tự động, hoặc với mức độ chú ý kém hơn rất nhiều.

c. Chú ý sau chủ định


Chú ý sau chủ định vốn là chú ý có chủ định nhưng sau đó,
do đatn mê đổi với lioạt động mà chủ thể không cần nỗ lực ỷ chí
mà vẩn tập trung dược vào đối tưựỉĩg hoạt dộng. V í dụ như khi
bắt đầu đọc sách, ta phải chú ý có chủ định nhưng càng đọc,
càng thấy hay, càng bị nội dung của cuốn sách thu hút làm cho
ta say sưa đọc, lúc này khống cần sự nỗ lực cao, cá nhân không
thấy căng thẳng.
Chú ý sau chủ định có những nét gần giống chú ý không
chủ định vì người ta không cảm thấy căng thảng và mệt mỏi.
Trong chú ý sau chù định bản thân hoạt động được coi như là
nhu cầu và kết quả của nó thì rất cần cho người đó. Chú ý sau
chủ định xảy ra khi cá nhân có hứng thú, dam mô cao độ với đối

218
urợne hoạt động và cá nhân có khả năng tập trung, ý thức vé
nghĩa vụ và trách nhiệm.

3. C ác th u ộ c tính cư bản của chú V

a. Sức tập trung của chú V


Sự tập trung của chú ý the hiện tiêubiểu bời sự tiêu hao
nàng lượng thần kinh tưưng đối lớn để thựchiệnmột hình thức
hoạt động nhất định và chỉ có khả nâng chú ý đến một phạm vi
(.lối tượng hẹp cần thiết cho hoạt động lúc đó. Sự tập trung chú ý
sẽ giúp con người hoạt dộng hiệu quả hơn.
Trong cuộc sổng, con người thường thực hiện nhiều hoạt động,
công việc trong một giai đoạn hay một khoảng thời gian nào đó.
De đảm bảo công việc hiệu quả và hoàn tất, đòi hỏi cá nhân phải
biết ưu tiên tập trung chú ý vào một hoạt động nhất định.
b. Sự bến vững của chú ý
Đó là khả năng duy trì sự lâu dài cùa chú ý vào đối tượng
cùa hoạt động. Sự bền vững của chú ý sẽ giúp cho con người có
khả năng hoàn thành công việc hay nhiệm vụ của mình. Xét về
mặt cường độ thì sự tập trung chú ý có cường độ cao hơn, nhưng
xét vé thời gian thì sự bền vững có độ dài thời gian dài hơn. Để
hoàn thành tốt công việc, chúng ta cần có cả hai đặc điểm này
của chú ý.
c. Khối lượng cùa chú ý
Khối lượng chú ý là số lượng các đối tượng hay các yếu tố
thành phần của chúng có thể được tri giác đồng thời với mức độ
rõ ràng và rành mạch như nhau trong một thời điểm nhất định.
219
Khối lượng chú ý nhicu hay ít tuy thuộc vào dậc điểm của dối
tượng cũng như vào nhiệm vụ của hoạt động. Sự phát triển khối
lượng chú ý rất quan trọng vì đây là cách mà con người cổ the
mở rộng khối lượng kiến thức cùa mình.
Thí dụ: Bạn hãy chú ý quan sát bức tranh 4.2 trong 30 giây.
Sau đó bạn khổng nhìn tranh nữa và thừ xem bạn nhớ được bao
nhicu vật và cách chú ý quan sát cùa bạn như thế nào đổ có két
quả đó?

Hình 5.2 : Khối lượng chú ý

d. Sự phàn phối chú ý


Sự phân phối chú ý là khả năng cùng một lúc thực hiện hai
hay nhicu hoạt động khác nhau. Tuy vậy, thực tế và khoa học dã
chứng minh chú ý chỉ tập trung vào đối tượng chính còn các dối
tượng khác chỉ có sự chú V tối thiểu nào đó. Một số công việc

220
hay ngành nghé đòi hỏi sự phân phối chú ý cao như nghé lái xe.
ouiáo viên,’ bác sỹ...
J

e. Sự dao động của chú ý

Hình 5.3: Sựdao dộng chú ý

Sự dao dộng (sự phân tán) của chú ý biểu hiện ờ sự thay đổi
có tính chất chu kì các đối tượng mà sự chú ý đang nhằm vào.
Sự dao động thể hiện sự mệt mỏi của hệ thần kinh hoặc bời sự
thay đổi quá trình hưng phấn ức chế do sự tác động của bối cảnh
và ký ức có trong ta.

f. Sự di chuyển của chú ý


Sự di chuyển cùa chú ý là khả năng chuyển chú ý từ đối
tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu và nhiệm vụ của
hoạt động. Sự di chuyển chú ý là sự chú ý dược thay thế có ý
thức. Di chuyển chú ý của mỗi cá nhản phụ thuộc vào tính chất
của hoạt dộng, phụ thuộc vào dặc điểm khí chất, vào thời gian.
221
tâm trạng, vào ý thức và trách nhiệm. Càn cứ vào đặc điểm Ji
chuyên này, người ta cẩn sắp xếp thứ tự các hoạt động hợp lý,
thí dụ như xếp thời khóa biểu, các hoạt động trone giờ học v .v ..
Chú ý giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lý
bởi vì chú ý giống như ngưỡng cửa dể thế giới bên ngoài “đi vào
trong chúng ta” . Nêu ngưỡng cửa này đóng (tức là không chú ý)
thì chúng ta sẽ không thể nhận thức thế giói. Tuy nhicn, hién
tượng chú ý không tồn tại độc lập mà nó luôn đi kèm theo một
hiện tượng tâm lý khác và là điều kiện để cho hiện tượng tâm lý
đó được diễn ra. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cán
huy động tất cả các loại chú ý ở người học, cần có nhiều biện
pháp gây chú ý không chủ định và ngay sau đó phải củng cố và
chuyển chúng thành chú ý có chù định. Người dạy nên tạo ra sự
hứng thú và đam mê đối với môn học để người học học hiệu quả
hơn và không bị mệt mỏi, tức là hình thành được ở họ chú ý sau
chủ định.

II. T R Í N H Ớ

Hãy thử xem ai trong chúng ta có thể nhớ về ngày đầu tiên
đi học ở trường đại học? Các cô giáo dạy ở trường phổ thông?
Bạn ngồi cùng bàn hổi học trung học cơ sở? Mặc dù các thông
tin này đã từ rất lâu cách đáy hàng tháng, thậm chí hàng năm,
chúng ta vẫn có thể hình dung sống động về chúng. Bây giờ, hãy
thử trả lời câu hỏi: tờ tiền 100.000 đổng có hình gì? Biển số xe
của bạn là số gì? Dù chúng ta có thể nhìn thấy những vật này rất
nhiều lần, đôi khi chúng ta cũng không trả lời được. Tương tự,
chắc chắn trong cuộc đời, bạn đã có lần quên ngay tên của người

222
vừa dược giới thiệu trước đây vài phút. Tìm hiểu VC trí nhớ sẽ
giúp chúng ta lý giải các hiện tượng này.

1. Khái niệm về trí nhớ

a. Định nghĩa trí nhớ


Trí nhớ là quá trình tám lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ
đời sống tâm lý con người. Hãy thử hình dung một ngày nào đó
chúng ta không còn trí nhớ hoặc nghĩ về những người mất trí
nhớ mà chúng ta đã gặp trong cuộc sống hoặc phim ảnh, chúng
ta phán đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Nếu vậy, con người sẽ chì
sống với những ấn tượng tức thời tri giác được, không có quá
khứ, không có tương lai, không biết m ình là ai. không biết mình
từ đâu tới. Người như vậy không thể làm được việc gì vì muốn
hành động, con người phải có khả năng lặp lại các thao tác cũ,
vận dụng các hiểu biết đã có vào công việc hiện tại. Chẳng hạn
như muốn ăn cơm, người đó phải nhớ được thao tác cầm đũa,
cầm bát, cách thức và cơm v.v...
Trí nìió là một quá trình tâm lý phán ánh những kinh nghiệm
của cá nhản dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ
và tái tạo ở trong óc cái mà con người đã trài nghiệm trước đây.
Trí nhớ là tối quan trọng đối với m ột số động vật nói chung
và con người nói ricng. Nó là điều kiện không thể thiếu được để
con người có đời sống tâm lý bình thường, ổn định và lành
mạnh. Trí nhớ là điều kiôn đổ con người hình thành và phát iriổn
các chức năng tâm lý bậc cao, để con người tích lũy vốn kinh
nghiệm sống và sử dụng chúng trong cuộc sống. Tất cả các hoạt
dộng hàng ngày của chúng ta như nói chuyện, suy nghĩ, đọc,

223
lirơng tác. giao tiếp với mọi người v.v... déu dựa irên nhũng cíi
chúng ta đã được học và những kinh nghiệm, thông tin đã có vé
lliế giới. Không có khả năng liếp cận với kinh nghiệm hoác
thông tin cũ, chúng ta không thể hiểu dược nsôn ngữ, khôr.g
nhận ra được gia đình, bạn bè, không biết nhà ở đâu, thậm C.1Í
không biết mặc quần áo. Cuộc sống sẽ là một mớ hỗn độn CÍC
trải nghiệm không liên hệ, mới và xa lạ, và như vậy con người
khó có thể sống được bình thường.
Đối với quá trình nhận thức, trí nhớ đóng vai trò quan trọr.g
trong việc lĩnh hội tri thức. Không có trí nhớ, chúng ta sẽ không
hiểu được hiện tại, ngôn ngữ, tưởng tượng, giấc mơ cũng như
không có phát minh. Đây chính là chìa khóa của lâu đài tri thức.
Trí nhớ có chức nâng lưu giũ và tái tạo lại thông tin hoặc dữ liệu
đã được lĩnh hội ở các giác quan và não người. Trên thực tế,
không có trí nhớ, não người không thể hoàn thành bất cứ việc
học nào vì nó sẽ chứa đựng mớ hỗn độn các thông tin và dữ liệu
đã biết.

b. Đặc điểm của trí nhớ


Trí nhớ có những đặc điểm sau:
- Trí nhớ là một quá trình tâm lý;
- Trí nhớ có nội dung phản ánh là nhũng sự vật hiện tượng
đã có trong kinh nghiệm nghĩa là những sự vật hiện tượng ờ thời
quá khứ. Kinh nghiệm của cá nhân là đối tượng chính, là hạt
nhân tạo nên trí nhớ con người;
- Trí nhớ có sản phẩm là các biểu tượng - biểu tượng này là
hình ảnh của sự vật hiện tượng được nảy sinh ớ trong óc COI1

224
người khi sự vật hiện tượng không trực tiếp tác động vào giác
quan của chúng ta nữa.

2. Q uá trìn h trí nhớ

Trí nhớ con người, giống như bộ nhớ của máy tính cho phép
chúng ta lưu giữ các thông tin để sau này sử dụng. Các nghiên
cứu hiện đại vổ trí nhớ đều thống nhất quá trình trí nhớ bao gồm
ghi nhớ (mã hóa), giữ gìn và tái hiện lại thông tin.

a. Ghi nhớ hoặc mã hóa thông tin


Khi có sự tiếp nhận thôns tin đến từ các giác quan, những
thòng tin này in vào một số các nơron vết ký ức, một loại dấu
vct ghi lại sự nhập tâm này vào bộ nhớ cảm giác. Thõng tin mới
này nhận được một mã cụ thể phù hợp với đặc điểm nhận dạng
của thông tin. Đó chính là sự mã hóa hoặc ghi lại - ghi nhớ, là
bước đầu tiên trong quá trình hình thành trí nhớ. Nói cách khác,
mã hóa hav ghi lại là quá trình lĩnh hội thông tin và đưa chúng
vào hệ thống trí nhớ.
Quá trình ghi nhớ hoặc mã hóa là giai đoạn đầu tiên của quá
trình trí nhớ, là giai đoạn tạo vết đổ hành thành những ấn tượng
về sự vật trẽn vỏ não. Quá trình ghi nhớ chính là quá trình
chuyển thónsỉ tin từ ngoài vào trong.
Nếu căn cứ vào mức độ ý nghĩa của đối tượng ghi nhớ,
quá trình này có hai loại:
Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp di lặp lại
tài liệu nhiều lần một cách dơn giản. Sự học vẹt là một biểu hiện
đién hình của loại ghi nhớ này.

225
Người học ghi nhớ máy móc trong các trường hợp sau:
không the hiểu hoặc lười không chịu lìm hiểu ý nghĩa của tài
liệu; các phần của tài liệu rời rạc, không có quan hệ logic vói
nhau; người dạy thường xuyèn yêu cáu trà lời đúng từng chữ
trong tài liệu.
Ghi nhớ máy móc dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách hình
thức, máy móc. Tuy nhiên, lai rất có ích trong trường hợp cần
ghi nhớ tài liệu khống cần có sự hiểu về nội dung như: sổ' điện
thoại, tài khoản ngân hàng, số xe, ngày tháng năm sin h ...
Ghi nhớ V nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội
dung tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ logic giửc
các bộ phận của tài liệu đó. Ghi nhớ nàv phải gắn liền với tư duy.
Trong học tập, việc mã hóa, ghi nhớ ý nghĩa có vai trò quan
trọng. Học tập của học sinh gắn liền với loại ghi nhớ này, nó
giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bén vững.
Hình thức ghi nhớ này phải gắn liền với tư duy. Nói rộng ra, để
ghi nhớ có ý nghĩa một tài liệu, kiến thức, bài học, học sinh cần:
xác định mục đích, mục tiêu ghi nhớ; hiểu ý nghĩa của tài liệu
mà mình cần ghi nhớ; phân tích nội dung tài liệu; tách ra trong
nội dung những ý cơ bản nhất; khái quát hóa những ý cơ bản đã
tách ra để lập thành dàn bài; ghi nhớ những ý cơ bản theo dàn
bài đã được vạch ra.
Nếu căn cứ vào hình thức ghi nhớ - mã hóa, chúng ta có ghi
nhớ theo hình ảnh, theo âm thanh, theo ngữ nghĩa.
Ghi nhớ - mã hóa không phải là sự sao chụp hoàn loàn
thông tin mà có sự biến dổi chúng thành một dạng khác. Đối với
máy tính, quá trình này được chuyển thành các tín hiệu 0 và 1,
còn đối với con người, quá trình này có nghĩa là chuyển các

226
lliông till Ihành các dạng thức có nghía như những liên hệ VỚI
các tri thức dã có, hoặc hình ánh. âm thanh dã có.
M inh họa quá trình này hằng việc tham gia thực
nghiệm sau:

Dưới đây là 10 chữ cái. Hăv nhìn chúng trong 15 giây.


TOCOBAHO
Hãy nhớ lại và ghi lại 8 chữ trẽn.

Chúng ta hãy xem chúng ta mả hóa như thế nào. Nếu chúng
ta sử dụng hình ảnh để nhớ những chữ trôn, ta sẽ hình dung nó
như mội bức tranh, nghĩa là ta sẽ ghi nhớ hình ảnh, biểu tượng
của dãv chữ đó. Các họa sĩ, điêu khắc thường có khả năng nhớ
bằng hình ảnh rất tốt.
Có người có thể sẽ đọc thầm các từ đó lên, T, o , c , B v.v...
Bằng cách đọc lên, chúng ta có đã sử dụng hình thức ghi nhớ
bằng âm thanh. Chúng ta có thê đọc dãy chữ này thành các từ
to-co-ba-ho. Đây cũng là cách ghi nhớ bằng âm thanh nhưng có
kèm theo nghĩa của các chữ. tức là cố ghép chúng thành các từ.
Cách này đã bao gồm cách thức ghi nhớ theo ngữ nghĩa.
Mã hóa ghi lại theo ngữ nghĩa, ghi lại thông tin dưới dạng
có nghĩa, hoặc Iheo một logic, trật tự, licn hệ nào đó. Dãy 8 chữ
cái trên thực tế là vò nghĩa, nhưng chúng ta có thể mã chúng
dưới (lạng 2 chữ đđu của câu “tỏi có Bác Hổ". Trong cuộc sống,
nhiều người đã dùng cách rnã hóa này đổ nhớ số điện thoại, như
7538190: 3 sô lé lùi dần từ 7, đến số 8+1=9 rồi số 0, tương ứng
là 10.

227
Nếu càn cứ vào mức dó chủ đích, quá trình này có hai loại:
Ghi lìliớ khôriíỊ chủ dinh: là sự ghi nhớ thông 1in một cách
không chủ định của chủ thể. Thí dụ, bạn có thể nhớ giai điệu
một bài hát do thích hoặc dưực nghe nhiều cho dù bạn chưa lán
nào cố tình nhớ nó.
Glii nhớ có chủ địnli: là sự ghi nhớ có chủ đícli, có kế hoạch,
có phương pháp. Đây là loại ghi nhớ chủ yếu của con người vi
quan trọng đối với quá trình học tập.

b. Lưu giữ
Trí nhớ tiến hành việc lưu trữ
các thông tin đã được mã hóa. Lưu
giữ là giai đoạn củng cố vững chắc
các thông tin đã được mã hóa. Trong
các lý thuyết hiện đại, trí nhớ được
xem như là một tập hợp các môdun
xếp tầng, phân cấp mà ở đó, các
Hinh 5.4: Tri nhớ con người
thông tin đã được dán nhãn, được sắp
xếp một cách ngãn nắp. Ví dụ như
hình ảnh con chim hoàng yến sẽ được xếp ở môđưn chim biết
hát. Công việc này giống như việc xếp sách vào các ngăn ở thư
viện: chúng ta xếp các cuốn sách theo một cách thức, hệ thống
định trước. Trí nhớ cũng hoạt động giống như một chủ cửa hàng:
nhận một mặt hàng mới và sấp xếp nó theo thứ tự vào các ngăn.
Có 2 cách lưu giữ: (1) lưu giữ tiêu cực là sự gìn giữ dựa trên
nhắc đi nhắc lại, nhẩm lại nhiều lần một cách đơngiàn; (2) Lưu
giữ tích cực là sự gìn giữ dựa trên việc ý thức về nộidung, ngữ
nghĩa, tính chất của thông tin.

228
Với dãy chữ trẽn, bạn có thể lưu giữ chúng bằng cách đọc đi
doc lai lừ To-co-ba-ho và bạn cũng có thể lưu giữ chúng dưới
câu có ý nclìĩa: 2 chữ cái đáu của lừ trong câu “tôi có Bác Hồ”.

c. Tái hiện
Quá trình mã hóa và lưu giữ cần thiết để thu và giữ thông
tin. Tuy vây, quá trình then chốt của trí nhớ lại là tái hiện. Dó lủ
ỊỊÍai đoạn con người lảm sống lại các sự vật hiện tượng dữ dược
cất lỊÌữ. Nc'u không tái hiện được, chúng ta không sử dụng được
ký ức. Trí nhớ phải có khả năng đưa ra các thông tin đã mã hóa
và dã lưu giữ, hay nói cách khác phục hồi lại những cái đã biết.
Khâu này rất quan trọng và đôi khi có khó khãn. Với các thông
lin dơn giản, chẳng hạn như lên, nghé nghiệp, việc tái hiện lại
không có gì khó khăn và rất nhanh. Tuy nhiên, nếu phải nhớ
nhiều thông tin hoặc các thông tin khó hiểu, viộc tái hiện lại
không đơn giàn và đỏi khi không tái hiện lại được. Đe lấy lại
được các thông tin lưu trữ trong máy tính, ta phải biết đến ten
của tài liệu, tên của tệp dữ liệu. Tương tự, việc tái hiện, lấy lại
các thông tin từ trí nhớ cũng cần đến các điểm đầu mối. Chảng
hạn với ví dụ về dãy chữ trên, liệu bây giờ bạn có thể tái hiện
được nó không? Nếu ta mã chúng thành 4 từ to-co-ba-ho, đâu là
đầu mối để ta tái hiện, gọi lại được các từ này?
Điểm đầu mối là bất cứ một thống tin nào có thể giúp chúng
ta tái hiện lại trí nhớ. Ví dụ như quay trở lại ngôi nhà cũ có thể
làm chúng ta nhớ lại hàng loạt các sự kiện trài qua đã lâu. Âm
thanh, hình ảnh, mùi vị, khái niệm v.v... đều có the là manh mối
gợi lại các ký ức.

229
Quá trình tái hiện đòi hỏi sự linh hoạt cao độ của hệ thốnỉ
thần kinh, đặc biệt ở các synap. Dần dần khi chúng ta già đi, l ọ
myelin bao quanh sợi trục sẽ bắt đầu phân hủy. Điều này sẽ dằn
dến sự suy giảm khả nàng làm việc cùa não bộ, sau dó sự truyén
dần diện trong các sợi thần kinh trở ncn kém hiệu quả và Kỉ
rộng của mạng thông tin cũng giảm.
Việc tìm kiếm manh môi kí ức cùa một thông tin nào đó
thường dược thực hiện nhờ vào liên tưởng. Ví dụ, xem một hức
ảnh của người bạn, chúng ta có thể nhớ lại tên của chồng chị ta,
chỗ chị ta sống và nghé nghiệp cùa chị ta. Và còn có thể có rát
nhiều kí ức khác hiện ra khi xem bức ảnh đó.
Có 2 mức độ tái hiện:
Nhận lại là việc tái hiện lại (nhận ra) sự vật hiộn tượng khi
tri giác trực tiếp sự vật hiện tượng đó. Nhận lại mang tính không
chủ định và luôn gắn với việc tri giác trực tiếp đối tượng.
Nhớ lại là sự tái hiện lại sự vật hiện tượng bàng cách làm
sống lại các hình ảnh của sự vật hiện tượng trong trí óc mà
không đòi hỏi phải tri giác lại sự vật hiện tượng đó nữa. Nhớ lại
có hai loại:
Nhớ lại không chù định: là sự tái hiện thông tin khi không
gắn với nhiệm vụ, hay chủ đích nào đó. Thí dụ, ở trong phòng
thi, ta không thể nhớ lại kiến thức cần cho việc làm bài. Khi về
nhà, khi không còn nghĩ về nó nữa, nhưng có thổ do sự licn
tưởng ngẫu nhiên nào đó, tự nhiên ta nhớ lại được kiến thức đã
quên trong khi thi.
Nhớ lại có chủ định: là sự tái hiện dược những gì ta cần đổ
giải quyết vấn đề của thực tiễn. Hình thức cao nhất của loại này
là hồi tường.

230
3 . C á t ' k i Cl I t r í n h ớ

Các lý thuyết vé (ri nhớ hiện dại đều thống nhất phân biệt 3
kicu trí nhớ: trí nhớ câm giác, trí nhớ ngắn hạn hay trí nhớ làm
việc và trí nhớ dài hạn.

a. Trí nhớ cám giác


Hãy nhắm mát và quav đáu sang bốn phải. Sau đó mờ mắt ra
nhìn và rồi lại nhắm mắt lại. Chúng ta có cảm giác như chúng
vẫn ờ “trong đầu” những thú mà ta vừa nhìn được lúc mờ mất.
Đó là trí nhớ cảm giác, lưu trữ tạm thời các thông tin do giác
quan mang lại. Khi kích thích đập vào mắt ta, nó sẽ dược lưu lại
ờ hệ thống thị giác trong một thời gian ngắn. Tương tự với thính
giác, tiếng dội âm vẫn còn trong tâm trí sau khi kích thích đã
được nghe. Rõ nhất là khi tiếng chuông đã chấm dứt kêu, trong
đầu ta vẫn còn như nghe thấy âm ngân vọng lại.
George Sperling đã minh chứng sự tồn E
G z
tại cùa trí nhữ cảm giác bàng một thực
nghiệm vào năm 1960. Ỏng yêu cầu những R K 0
người tham gia thực nghiệm nhìn vào một
B T X
bàng trống. Sau dó, ỏng ta cho nháy 9 chữ
xếp thành 3 hàng (như hình vẽ) trong
khoảng thời gian là 0,05 giây.
Các nghiệm viên sau đó được yêu cầu ghi lại tất cả các chữ
ở bảng đó mà họ có thể nhớ được. Các nghiệm vicn chỉ nhớ
được 4 dến 5 chữ. Tuy nhiên, họ đéu cảm nhạn ràng ngay sau
khi nhìn tâm bảng, họ có thể nhớ hết được tất cả các chữ nhưng
hình ảnh thị giác này phai mờ đi rất nhanh. Chính vì vào lúc họ
ghi lại 4, 5 chữ thì những chữ còn lại biến mất trong đầu.

231
Sperling giả thuyếl rằng hình ành với toàn bộ các chữ đổu được
ghi lại trong trí nhứ cảm giác nhưng hình ánh này phai mờ rát
nhanh nên các chủ thể không nhớ được tất cà các cliữ sau đó. Đổ
kiểm chứng già thuyết này, ông đã thực hiện theo cách khác:
Ông nói với các nghiệm viên rằng lẩn này ông sẽ chỉ VCU cầu họ
nhớ một hàng chữ, bất kể hàng nào. Ngay sau khi đưa ra tấm
bảng với các chữ, ông gõ một tiếng động. Tiếng to là yêu cáu
nhớ hàng đầu, tiếng vừa là ycu cầu nhớ hàng giữa và tiếng bé
tương ứng với hàng cuối. Sperling ghi nhận thấy các nghiệm
viên đều nhớ lại được tất cả các từ của một hàng, bất kể hàng
nào. Kết quả này khẳng định giả thuyết của Sperling rằng trong
khoảng thời gian rất ngắn, các từ đều được lưu giữ lại trong trí
nhớ cảm giác.
Trí nhớ cảm giác thường không được chúng ta ý thức và
thông tin chỉ được giữ lại trong khoảng thời gian rất ngắn. Trí
nhớ thị giác kéo dài dưới 1 giây, trí nhớ thính giác kéo dài từ
3 - 4 giây. Dữ liệu của trí nhớ cảm giác biến mất rất nhanh, chỉ
khi có sự chú ý thì nó sẽ chuyển thành trí nhớ ngắn hạn.

b. T rí nhớ ngổn hạn hay (rí nhớ làm việc

Khi ai đó đọc cho ta số điện thoại, ta quay số diện thoại đó,


số điện thoại đó nằm trong trí nhớ ngắn hạn của ta. Khi ta được
ai đó giới thiệu tên người bên cạnh, ta gọi tên người đó, tên của
người đó nằm trong trí nhớ ngắn hạn của ta. Trí nhớ ngắn hạn
diễn ra khi các dữ liệu ở trí nhớ cảm giác được chúng ta ý thức
hoặc nhận biết. Trí nhớ ngắn hạn có thể dài hơn trí nhớ cảm giác
(nhiều nhất là 30 giây) nhung vấn rất ngắn. Các nghiên cứu chỉ
ra rằng, chúng ta có thể Uru trữ được 5 - 9 bít thông tin trong trí
nhớ nqắn hạn ờ bất cứ thời điểm nào.

232
Trí nhớ ngán hạn có vai trò quan trọng trong hoạt dộng tâm
trí hoặc lư duy. Già sử như la phải làm phép tính 1 5 x 8 . Chúng
la sẽ phải thực hiện một số thao tác tính nhân irước khi có đáp
số. Khả nâng thực hiện tính toán này (chảng hạn như 5 x 8 = 40,
viết 0 nhớ 4. sau đó I X 8 + 4) phụ thuộc vào trí nhớ ngắn hạn.
Chảng hạn như không nhớ được kết quả của 5 x 8 thì sẽ không
làm được tiếp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trí nhớ ngắn hạn thay
dổi theo tuổi: càng lớn, trí nhớ ngắn hạn càng tâng; nhưng người
càng già. trí nhớ ngắn hạn càng giảm. Trí nhớ ngắn hạn cũng bị
ành hườn” bời một số bệnh tổn thương não, chang hạn như bệnh
Alzheimer. Trí nhớ ngắn hạn cũng tương quan với trí thông
ininh. do vậy trong nhiều trắc nghiệm đo trí thõng minh, người
ta kicm tra cả trí nhớ ngán hạn.
Những thõng tin như thế nào thì được lưu giũ trong (rí nhớ
ngắn hạn? Có 6 nguycn nhân cơ bản dẫn đến việc lưu giữ thông
tin trong trí nhớ ngắn hạn:
- Hiệu ứng ban đầu: các thông tin diễn ra ngay đầu tiên
thường được nhớ tốt hơn các thông tin xảy ra sau đó. Khi phải
nhớ một dãy số, những sô đầu ũẽn trong dãy số dó được ghi nhớ
tốt hơn.
- Hiệu ứng về cái mới xảy ra: các thông tin cuối cùng cũng
được nhớ tốt bời chưa có nhiều thời gian cho quên diỗn ra.
- Sự khác biệt: những gì nổi trội so với xung quanh thì được
nhớ tốt hơn. Các lliõng lin khác biệt dẻ nhớ hơn các thông tin
dien ra hàng ngày, bình thường. Chẳng hạn như trong lớp cm X
lã học sinh không bao giờ di học muộn. Lần duy nhất cm đi học
m uộn sẽ được cô giáo nhớ.
Hiệu quả của sự thường xuyên: thông till nào thường xuyin
được dùng tới sẽ dược nhớ tốt. Chảng hạn như công iliức toai
học nào dược ta sử dụng nhiều, thường xuyên thì ta sẽ dược nhớ
tốt hơn.
Liên kết: khi thông tin dược liên kết, gắn với các thông t.n
khác thì sẽ dễ nhớ hơn.

c. Trí nhớ dài hạn


Bất cứ thông tin nào mà chúng la có thể nhớ được đều nằm
trong trí nhớ dài hạn. chang hạn như ngày sinh của mình, địa chỉ
nhà ở, ten của người bạn trai đầu tiên, tên trường học cấp 1, định
lý Pitagc, công thức lượng giác, truyện Chí Phèo v.v... Trí nhớ
dài hạn nhơ một nhà kho chứa đựng tất cà các thông tin tương
đối bền vững. Không như hai loại trên, trí nhớ dài hạn tương đối
bền vững và vô hạn về khả năng chứa đựng. Con người có thể
học và ghi nhớ các kiến thức, kỹ năng suốt cả cuộc đời. Các
thông tin lưu trữ trong trí nhớ dài hạn không mờ đi, nếu không
bị thương tổn hoặc rối loạn ở các vùng não. Tuy thế, chúng ta
cũng như những người khỏe mạnh rất hay phàn nàn “mất trí
nhớ” hoặc “nhớ được ít” . Thực chất họ phàn nàn là không nhớ
được là do họ không tái hiện lại được thông tin. Thông tin vẫn
nằm trong kí ức của chúng ta nhưng không tái hiện lại được,
khống gọi lại được (có thể vì không có manh mối hoặc không
liên tường được). Một trí nhớ sẽ giữ được sự tươi mới lâu nếu
thông tin trong trí nhớ thường xuyên được sử dụng và luôn được
cung cấp thông tin mới. Ví dụ sau nhiều năm, nếu chúng ta
không có dịp nào nhắc đến tên một người bạn. chúng ta sẽ khó
có thể nhớ ngay ra tên người đó được. Chắc chắn cái tên này đã
được mã hóa và lưu trữ Irong trí nhớ nhưng chính khâu khói

234
phục I1Ó c ó Irục trặc bới vì Irí nhớ VC cái ten nàv không được
hoai động trong mộl khoáng thơi gian dài.
Các thõng tin trở thành trí nhớ dài hạn như thế nào? Quan
ilicm cổ tlión cho rang, thõng tin sẽ trớ thành trí nhớ ngán hạn và
tùy thuộc vào tính cliât cùa I 1Ó sẽ trở thành trí nhớ dài hạn. Nếu
nó có ý nghĩa nào đó, hoặc có tính chất dặc hiệt nào đó hoặc rái
quan trọng, nó sẽ được xừ Iv và lưu giữ thành trí nhớ dài hạn.
Chảng hạn như ta ghi nhớ vể ngày tót nghiệp đại học: ngày,
(háng, sự kiện diẽn ra vì nó quan trọng với ta, nhưng ta không
ghi nhớ nhừng việc ta làm trong ngày 12 tháng 4 năm 2008 vì
nó chảng có ý nghĩa. Ngoài ra, nếu thông tin dược nhắc đi nhắc
lại nhiều lán thì nó cũng trờ thành trí nhớ dài hạn.
Một quan điểm khác cho rằng trí nhớ dài hạn và ngắn hạn diền
ra song song, chứ không theo thứ tự lần lượt. Nghĩa là một thông
tin sẽ được đồng thời lưu giữ ở 2 hình thức ngắn và dài hạn. Với
quan điểin này thì trí nhớ ngắn hạn (làm việc) chính là trí nhớ dài
hạn đang được huy động làm việc ở thời đicm hiện tại.

T r í nhớ thường trú ử đáu?


Một vấn để gây tranh cãi là khu vực cư ngụ của trí nhớ.
Trước dây. các nhà thần kinh học cho rằng trí nhớ chí khu trú ở
m ột nơi và đó chính là trung tâm lưu giữ kỷ niệm, nhưng hiện
nav, thuyết này có vè phá sản. Nhiểu nhà thần kinh học nghĩ
rằng trí nhớ không có nơi thường trú mà có thể "di chuyển" khắp
nơi, đặc biệt là ờ những nơi liên quan đến khứu giác và vị giác.
Ntíười ta thường nshĩ hai giác quan này chỉ dóng vai trò phụ
trong việc hình thành trí nhớ, nhưng kỳ thực, chúng lại giữ
nhiệm vụ hết sức quan trọng so với trí nhớ thị giác và thính giác.

235
Trí nhớ khứu giác - theo giáo sư Sullivan có thể sông dai hơn
trí nhớ thị giác đến 20 năm. Một mùi hương mà ta nhận bict (w'l
có cảm xúc với nó) có thể sống từ khi ta mới 5 tuổi đèn lúc u
qua đời.
Điều làm các nhà thần kinh học thắc mắc là thông tin sẽ di
chuvển ra sao khi được não đón nhận, chúng sẽ "chạy" lòng
vòng hay "đánh" ngay vào một điểm nào đó và "chết dí" ở dó?
Thập niên 1990, nhiều nhà thần kinh học cho rằng mội khi bị tai
nạn giao thóng hay hị chấn thương ớ não, con người sẽ mất trí
nhớ do khu vực tập kết thông tin bị va chạm mạnh. Thật ra thì
không phải thế, ít nhất là theo giáo sư Arthur Doyle cùa Anh.
Ông cho rằng chính hệ thống dẫn truyền tín hiệu bị tấn công chứ
không phải khu vực riêng biệt nào bị tổn thương. Theo ông và
nhiều nhà thần kinh học khác, thông tin chỉ được trữ trong thời
gian ngắn ở một khu vực nào đó, sau đó lập tức di tản. Liệu đây
có phải là một dạng bảo toàn thông tin kỳ diệu mà tạo hóa đã
ban cho chúng ta?
Nhiều nhà thần kinh học lại cho rằng một khi di tản như
vậy, thông tin sẽ được chuyển sang khu vực thích hợp hơn,
chẳng hạn cho trí nhớ khứu giác hay vị giác để đảm bảo sự tồn
tại lâu dài. Nếu chỉ quanh quẩn trong một khu vực sơ khởi,
thông tin sẽ chết yểu. Nói thì nỏm na như vậy, nhưng sự việc
diỗn ra phức tạp hơn nhiều. Trong thực tế, não sẽ huy động
nhiều cơ quan khác vào việc bảo toàn và xử lý thông tin, chẳng
hạn tai, mắt, lưỡi, da hay mũi. Thông tin được ghi nhân lâu hay
không là (ùy thuộc vào sự phối hợp của những cơ quan này.
Bulletin® vỉ.6.10, Copyright ©2000-2009,
Jclsoft Enterprises Ltd.

236
4. ỉ [ọc lạp và sự phát trien trí nhớ

a. Sự khác biệt ỊỊÌữa các cá nhàn vé trí nhớ


Trí nhớ là rát ricng tư, thuộc vé từng người. Nó bao gồm một
sỏ lượng dồ sộ các tri thúc, kiên thức dã được tích lũy theo năm
tháng. Do vây. mỏi cá nhân khác nhau vé trí nhớ, thể hiện ờ:
- Tốc độ ghi nhớ: khi nói đốn tốc dỏ ghi nhớ là nói đến thời
lượng bỏ ra đổ ghi nhớ thông tin nào dó. Mỗi người có một tốc
độ ghi nhớ ricng. Có người ghi nhớ nhanh, có người ghi nhớ
chậm.
- Thời gian gìn giữ: khi nói đến thời gian gìn giữ là nói đến
trí nhớ ngắn hạn hav dài hạn. có nghĩa là thõng tin được ghi nhớ
tồn tại lâu hay hay không láu. Có người nhớ rất lầu nhưng cũng
có người lại quên nhanh.
- Sự tham gia các cư quan phân tích khi ghi nhó: ừ đáy nói
đến mức độ tham gia của các cơ quan phân tích khi ghi nhớ một
thông tin. Mỗi người khi ghi nhớ thòng tin với các mức độ tham
gia cùa các cơ quan phân tích là khác nhau. Có người thì thị giác
chiếm mi thế (hình ảnh), có người thì cơ quan vận động chiếm
ưu thế (trí nhớ vận động)...
- Đặc điểm tài liệu ghi nhớ: mỏi người có một khả năng ghi
nhớ khác nhau đối với mỗi loại tài liệu. Có người thiên về ghi
nhớ tài liệu có V nghĩa, có người thiên về ghi nhớ máy móc...
Chính vì vậy mà mỏi người có thiên hướng nhớ các loại tài liệu
khác nhau.
- Về lứa tuổi, giới tính: lứa tuổi và giới tính khác nhau thì
trí nhớ cũng khác nhau. Ví dụ: khi ta còn trò, ta nhớ tốt hơn,
nam và nữ có thiên hưứng khác nhau trong trí nhớ.

237
b . T r í n h ớ v à h ọ c lậ p

Học tập là quá trình lĩnh hội và cài tạo lại thông tin trà
trong đó, trí nhớ sẽ lun giữ kết quả của việc học này. Chúnu ta
có thể nhớ lại những cái đã học. Học tập có tác động đến trí nhớ,
trí nhớ chịu tác động, duy trì bởi học tập và việc nhắc lại các tri
thức. Nhận biết, hiểu được một đối tượng không chỉ là việc tập
hợp, lắp ghcp các thành tố của đối tượng đó một cách rõ ràng,
mạch lạc mà tập hợp đó phải khơi dậy, phát động được các ký
ức và các hình ảnh tinh thần. Hơn nữa, học tập, đó không chí là
việc đối diện với các thông tin mới, mà còn là sự huy động toàn
bộ các kiến thức đã có lưu trữ trong trí nhớ dài hạn. Trons quá
trình học tập, trí nhớ cho phép thiết lặp quan hệ giữa cái đã biết
với các kiến thức mới, và rồi tất cả các kiến thức, các kinh
nghiệm, các kỷ niệm đểu được lưu giữ trong não.
Đối với người học
Bước đầu tiên mà người học phải thực hiện trong quá trình
học tập là thu lượm đầy đủ đến mức có thể các thông tin, với sự
trợ giúp của các giác quan. Bằng cách làm như thế, người học sẽ
nuôi dưỡng trí nhớ cảm giác của mình với các thông tin thu nhận
được. Trên thực tế, người học có thể luôn luôn cần đến các
thông tin tri giác trong suốt cuộc đời mình, nếu không bị tổn
thương về thần kinh. Với các loại trí nhớ khác, người học cũng
phải cung cấp cho chúng nhiều thông tin mỗi khi học, đặc biệt
trí nhớ ngữ nghĩa (chứa các tri thức đã lĩnh hội).
Đối với người dạy
Người dạy, với tư cách là nhà sư phạm, phải giúp người học kết
nối mối quan hệ giữa các tri thức mới với các hình ảnh cảm giác
mà họ đã cảm nhận, cảm xúc mà người họ dã trải qua và các khái

238
niệm mà Ỉ1Ọ dã lĩnh hội. Tóm lại, người dạy phủi hỗ Irợ ngưừi hoc
khai lluíc lliật lốt chính nguồn lióm nâng dã biết của họ.
Người dạv cũng cần quan tám đến việc dưa ra các thông tin
hoặc giài thích cho người học những gì cần liên hệ với những
hình ánh, kỷ niệm, sự kiện mà người học dã nhớ. Người dạy
thực hiện việc tích hợp các kiến thức mới với nguồn tri thức đã
c ó của người học.
Trí nhớ cần được xem là một cõng cụ cơ bản trong quá trình
lĩnh hội tri thức. Không có trí nhớ, không thể biết, không thể
hiểu, không the nói. khống thể viết, không thể mơ, khóng thế
phát minh. Trí nhớ là sống còn đối với chức năng trí tuệ: đó
chính là chìa khóa cho lâu đài trí tuệ.

5. Sự quên và cách chống quên

a. Sự quên
G-iúng ta thường chỉ ý thức về trí nhớ của minh khi chúng ta
không thể nhớ lại một thông tiri nào đó đang rất cần ở thời điểm
dó. Quên là sự không nhận lại hay nhớ lại được những sự vật hiện
tượng đã có trong kình nghiêm của cá nhân khi cần sử dụng.
Quên là một hiện tượng hết sức tự nhicn, giúp chúng ta tồn tại.
I ỉãy hình dưng nếu như ta nhớ tất cả, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây
ta làm gì, cái gì tác dộng đến ta, bất kể xấu, tốt, cỏ ý nghĩa hay
không đều được nạp vào trong bộ nhớ thì chúng ta sẽ chìm ngập,
và kiệt sức trong vô vàn thông tin hỗn độn. Hơn nữa, nếu không có
sự quên, không có sự mờ đi các vết trên não, làm sao não có thể
tiếp nhận những cái mói? Do vậy, có thể nói quên chính là một
chức năng thích nghi của con người trong cuộc sống.

239
Quên có nhiều mức độ khác nhau: quên tạm thời, quên cúc
bộ (nhận lại nhưng không nhớ lại được), quên loàn bộ (khỏrg
nhận lại cũng như không nhứ lại được).
Nguvên nhân của quên là gì? Một số lý thuyết tâm lý học đã
giải thích nguycn nhân của quên.
Lý thuyết về sự suy yếu, mờ đi cùa các vết trí nhớ trân não:
Đây là ]ý thuyết cổ điển nhất về sự quên, cho rằng các vết trí
nhớ có được trên vỏ não khi ghi nhớ thông tin dần bị suy yếu
theo thời gian. Lý thuyết này được chấp nhận trong nhiều năm
nhưng hiện nay. các nhà tâm lý học không còn đồng tình với nó
nữa. Trước hết bời lý thuvết này không nói lên dược cơ chế cua
sự quên. Hơn nữa, thời gian không phải là nguyên nhân trực tiếp
gây ra sự quèn mà là các hoạt động khác, các sự kiện khác diẻn
ra theo thời gian đã làm xóa nhòa các dấu vết trí nhớ ghi trẽn
não. Lý thuyết này chưa phát biểu được bản chất của sự quên.
Thứ hai, có hiện tượng trí nhớ hồi lại, tức là đôi khi, ký ức lại trờ
lại trong những trường hợp ta đã quên hoàn toàn. Các thực
nghiệm đều cho thấy kết quả là một người có thể quên thông tin
nào đó vào một thời điểm nhưng sau đó lại có thể tái hiện, khôi
phục lại nó rất tốt sau đó. Điểu này không xảy ra nếu các vết trí
nhớ bị mờ đi theo thòfi gian.
Lý thuyết về sự ức chế: theo lý thuyết này, chúng ta quên
các dữ liệu của trí nhớ ngắn hạn và dài hạn bởi vì các dữ liệu
mới nạp xen vào, gây nhiễu các dữ kiện cũ và tạo nên ức chế cho
quá (rình tái hiện.
Có 2 loại ức chế. ức cliê xuôi (retroactive inhibition) là sự
xuất hiện những tài liệu mới gây cản trử đối với việc nhớ lại
những tài liệu dã nhớ trước dây. Chảng hạn như chúng ta cố nhớ

240
lại bữa trưa cách đâv 5 ngày. Dữ liệu về các bữa trưa mà chúng
ta dùng trong 2. 3 ngày gán đây sẽ càn trử, gáy ức chế khả năng
ta nhớ lại sự kiện 5 ngày trước, ức chế ngược (proactive
inhibition) là những dữ liệu trong trí nhớ dài hạn càn trờ, ức chế
các thông tin, dữ liệu đang được ghi nhớ ở hiện tại. Ví dụ như
bạn học tiếng Anh từ năm lớp 7 và giờ bạn đang học thêm tiếng
Pháp. Vốn tiếng Anh của hạn sẽ ức chế, cản trờ khả năng ghi
nhớ tiếng Pháp của bạn.
Lý thuyết vẽ sự dồn nén: lý thuvết này cho rằng nguyên nhân
cùa sự quen là do dổn nén, sạ chủ dộng, cố ý quẽn đi những sự
kiện, dữ liệu gây khó chịu do tính chất nguy hiểm của chúng. Ý
tường này được Freud đưa ra. Theo ông, con người luôn muốn
quên đi các kí ức đau khổ hoặc các suy nghi khủng khiếp vì chúng
gâv ra lo âu, cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ cho cá nhân. Ký ức này
sẽ dồn nén các dữ liệu đó vào vô thức. Tuy vậy, các kí ức bị nén đó
vẫn tiếp tục, một cách vố thức tác động đến hành vi, thái độ của cá
nhàn và gây ra hiệu quả phụ như các rối loạn tâm lý.

b.Cách chống quên


Để ít quên các tài liệu học tập, ta phải:
- Phối hợp nhiều giác quan cùng tham gia khi ghi nhớ
- Lựa chọn phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý cho
phù hợp với tính chất và nội dung tài liệu, phù hợp với nhiệm vụ
và mục đích.
- Tạp trung chú ý cao độ và có hứng ihú sâu sắc khi ghi nhớ
tàa liệu.
- Lưu giữ và ôn tập tốt: Ôn tập tích cực có nghĩa là ôn tập
bằng tái hiện và nhớ lại là chủ yếu, ngay sau khi ghi nhớ tài liệu

241
học tập. Ôn tập nên xen kẽ chứ không nên ôn tập liên tục một
vấn đề. Ôn rải rác chứ không ôn liên tục trong một khoảng thời
gian dài và có sự kết hợp giữa ôn tập và nghỉ ngơi. Cần thay dổi
các hình thức và phương pháp òn tập.
- Hồi tưởng (tái hiện lại) tốt: làm được diều này đòi hỏi phải
có sự kiên trì, có sự kiểm tra của tư duy, có thể sừ dụng những
liên tưởng nhất định, đặc biệt là liên tướng nhân quả để tái hiện
về một vấn đề gì đó. Cần có sư đối chiếu so sánh với các hồi ức
khác có quan hệ trực tiếp với nội dung mà chúng ta cần ghi nhớ.

III. N G Ô N N G Ữ

1. Khái niệm chung về ngón ngữ

a. Ngón ngữ là gì?


Ngôn ngữ là khả năng con người sử dụng các biểu tượng,
các quy luật phối hợp các biểu tượng để trao đổi, giao tiếp, hay
nói cách khác:
Nqỏn ngữ là quá trình con người sử dụng liệ thống các kí
hiệu dặc biệt (từ) dược sắp xếp theo nguyên tắc nhất định (cú
pháp) trong lao động và cuộc sống. Ngôn ngữ là phương tiện đê
giao liếp và là côtìg cụ cho tư duy.

b. Bản chất xã hội của ngôn ngữ


Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người.
Bên ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể phát sinh. Ngôn ngữ
không phải là hiện tượng của cá nhân tỏi hay cá nhân bạn mà là
của chúng ta. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế

242
xa hội chật che, được giữ gìn và phát tricn trong kinh nghiệm,
trong truyền thông chung của cà cộng dồng.
Ngón riíỊŨ CŨHÍỊ không phải lù hiện tượng sinh vật vì nó
khỏns mang tính di truyền. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
dặc biệt. Nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một
xã hội nào. Ngôn nsữ không mang tính giai cấp.
Con người luôn sống và làm việc trong nhóm, cộng đổng xã
hội nhất định. Chính đời sống xã hội, sự iao động, phối hợp
cùna nhau đó dẫn đến sự tất yếu thường xuyên Dhải giao tiếp
(thông báo) với nhau, và nhận thức hiện thực (khái quát hóa).
Trong quá trình lao động cùng nhau, hai quá trình giao lưu và
nhận thức không tách rời: con người thông báo cho nhau về sự
vật. hiện tượng; tuy vậy, để thông báo được thì cần khái quát
hóa sự vật, phân loại, nhóm hợp chúng. Ngôn ngữ ra đời và thỏa
mãn nhu cẩu thống nhất các hoạt động đó.
Mặc dù có một số loài cũng có thể giao tiếp với nhau theo
cách thức nào đó (như tinh tinh dùng các biểu tượng bằng tay để
giao tiếp với nhau), hoặc một sô loài khác cũng được cho là sử
dụng một cái gì đó giống như ngồn ngữ (chẳng hạn như cá heo),
thì chúng ta vẫn không nghi ngờ về sự vượt trội của ngôn ngữ
loài người so với bất kể loài nào. Ngôn ngữ là một sản phẩm
phức tạp và vĩ đại của con người. Nó cho phép con người học
được, sử dụng được kinh nghiệm của nhũng người sống ở rất xa
vế mặt địa lv và rất xưa về mặt thời gian, và rồi tiếp đó, đến lượt
mình, con người lại truyền lại những kinh nghiệm, tích lũy của
cá nhân cho người khác. Ngôn ngữ không có người sử dụng chỉ
là ngôn ngữ chết (thí dụ tiếng Hy Lạp cổ).

243
c. B ả n c h à i tín h iệ u c ủ a n g ô n n g ữ

Ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản
chất tín hiệu. Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả
những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp trong hệ thống lổ
chức của mình, nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọn g

nhất của con người.


Khi nói vể bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, chúng ta bàn về
đặc trưng cấu trúc ngôn ngữ. Còn khi nói về bản chất xã hội của
ngôn ngữ là chúng ta nói về các mặt chức nãng khác nhau của
ngốn ngữ trong xã hội. Như là một sự kiện quan trọng của đời
sống nhân loại, ngôn ngữ mang trong mình nó cả những đặc
điểm của cấu trúc lẫn chức năng.
Khi nói về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, người ta thường
nói về hình thức tín hiệu, đó chính là phương tiện vật chất rất cụ
thể mà trong ý thức con người có thể cảm nhận được thông qua
các giác quan cụ thể của mình. Các tín hiệu ngôn ngữ đã tác
động trực tiếp đến con người thông qua hai giác quan quan
ĩrọng nhất là thính giác và thị giác.
Một hệ thống các kí hiệu chỉ được coi là ngôn ngữ nếu nó
đáp ứng được một số các tiêu chí:
- Ngôn ngữ sử dụng các kí hiệu như âm thanh, diệu bộ, cử chỉ
hoặc kí tự viết để biểu đạt vật thể, hành động, sự kiện. Những kí
hiệu này cho phép con người ám chỉ đến những đối tượng ở chỗ
khác, sự kiện khác, xảy ra ở thời điểm khác. Nghĩa là nó phải có
tính khái quát, chẳng hạn như nói đến bàn. người ta có thể nghĩ đốn
từ "cái bàn" ớ bất cứ nơi nào, bất cứ loại bàn gì.

244
Các thông tin được truycn tải thông qua kí hiệu. Kí hiệu
ngôn ngừ phải có nghĩa và dược hiểu bởi những người sử dụng
cùng ngôn ngữ.
Ngón ngữ có tính sản sinh, tức là các kí hiệu cùa ngôn ngữ
có thể dược phối hợp, licn kết với nhau để tạo ra vô số các thông
điệp. Ví dụ như với "trời đẹp ', "hoa đẹp", "người đẹp" v.v...
Ngôn ngữ có các nguycn tắc chi phôi cách thức sắp xếp kí
hiệu. Các nguyên tắc này cho phép chúng ta hiểu được thông tin
truyền đạt bằng ngôn ngữ mặc dù chúng ta chưa bao giờ gặp các
thông tin đó trước đây. Chảng hạn thông điệp được biểu đạt
trơng câu "X đánh Y", với nguyên tắc ngữ pháp trong tiếng Việt
chúng ta hiểu được Y là nạn nhân chứ không phải ngược lại.

d. Càu tạo của ngôn ngữ


Ngôn ngữ có cấu tạo gồm âm vị (âm), hình vị (đơn vị của
nghĩa), cú pháp, ngữ nghĩa (nghĩa cùa từ và nhóm từ).
Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt
nghĩa. Trong tiếng Việt, có 23 âm vị là phụ âm, chẳng hạn
như "phờ" (ph) trong phổi, pháo, "đờ" (đ) trong đợi, đứng; có
16 âm vị Ịà nguyên âm chẳng hạn "ơ" trong bơ v.v...
Hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ. Hình vị
trong tiếng Việt có thể một mình đóng vai trò như một từ cũng
c ó thể làm thành tố cấu tạo từ, chẳng hạn "mưa" là một hình vị,
nhưng hình vị "bong" trong "bong bóng" là thành tố cấu tạo từ.
Ví dự, trong phát ngôn " Ngày mai lôi nghỉ học” sẽ có 5 hình
vị có ý nghĩa là "ngày / mai / tôi / nghỉ / học”.
Cú pháp là hệ thống các nguyên tắc quy định các từ được
s ắ p xếp có nghĩa đổ tạo thành câu. Các nguvên tắc quy định trật

245
tự từ gọi là ngữ pháp. Thí dụ. trong tiếng Việt. 5 từ "mây",
"nhiều", "trời", "có", phải tuân theo nguyên tác gì dế sáp xếp các
từ Ih à n h CÍIU c ó n g h ía ?

Ngữ nghĩa: nghĩa cùa ngốn ngữ, mối quan hệ giữa Iigỏn ngữ
và sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn như trong tiếng Việt có nhiều
từ đa nghĩa, phụ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng.
Thí dụ, như từ "đi" trong cụm từ "tôi đi học", trong câu "Bác
đã di rồi sao Bác ơi" có những nghĩa khác nhau. Hoặc cũng nói
về màu đen nhưng lại có nhiều từ để diễn đạt như chó mực, gỗ
mun, ngựa ô, mắt huyền, quần thâm, tóc xanh v.v...

2. Chức năng của ngôn ngữ

a. Chức năng chì nghĩa


Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là
làm vật thay thế cho sự vật hay hiện tượng. Nghĩa là ý nghĩa của
sự vật, hiện tượng có thể tồn tại khách quan, tách rời khỏi vật the
chứa đựng nó, làm cho con người có thể nhận thức được ngay
khi không tri giác vật. Các kinh nghiệm xã hội của loài người
cũng được củng cố, lưu trữ và truyền lại cho thế hệ sau nhờ ngôn
ngữ. Vì vậy, chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là
chức năng làm phương tiện tồn tại, truyền đạt và lưu giữ kinh
nghiệm của xã hội loài người.

b. Chức năng thông báo


Ngôn ngữ dùng để truyền đạt, tiếp nhận, biểu cảm thỏna tin;
qua đó thúc đẩy, điều chỉnh hành động của con người. Chảng
hạn như giáo viên nói với học sinh: "em giải bài toán chưa

246
đúng". Sau khi nhận dược thông tin. học sinh sẽ ngay lập tức
xem lại cách làm của mình và tìm cách giài khác.
Chức nâng thông háo còn được gọi là chức nũng giao liếp
của ngón ngữ. Giao tiếp luôn dẫn đến sự điều chỉnh, thay đổi
hành vi.

c. Chức nàng khái quát hóa


Như dã nói ớ tròn, neỏn ngữ bao hàm sự tách nội dung ra
khỏi hình thức. Do vậy, ngôn ngữ không chỉ gọi ten sự vật, hiện
tương riêng rẽ mà chỉ một loạt, một nhóm các sự vật hiện tượng
có chung thuộc tính bàn chất. Chức năng nàv biểu hiện môi
quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ và lư duy. ỏ đây, ngỏn ngữ vừa
là công cụ tồn tại cùa hoại dỏng trí óc, vừa là công cụ cố dịnh,
củng c ố các kết quả của hoạt động này, nhờ đó mà hoạt động trí
tuệ dược liên tục. Giức năng khái quát cùa ngôn ngữ còn dược
gọi là chức năng nhận thức.
Trong 3 chức năng trên thì chức nâng thông báo là cơ bản
nhất. Chỉ qua giao tiếp, con người mới thu nhận được các tri
thức mới về hiện thực, nhờ đó điều chỉnh được hành vi của mình
cho phù hợp với hoàn cảnh, v ề thực chất, chức năng khái quát
hóa cũng là một quá trình giao tiếp, giao tiếp với bản thân mình.
Chức năng chỉ nghĩa là điều kiện thực hiện hai chức năng kia.

d. Chức năng thế hiện nhân cách


Ngôn ngữ cùa con người vừa mang bản chất xã hội nhưng
đ ồ n g thời cũng mang lính chất cá nhân rõ net. Thông qua ngôn
ngữ, bản sác và giá trị nhân cách con người dược thể hiện. Điều
này thổ hiện ứ một số đặc điểm sau:

247
Tính cởi nuh có người cởi mở, có người thiếu cởi mờ. Cới
m ở là sự thổ hiện tối ưu của nhu cầu giao tiếp ở con người.
Nhưng không phải cứ có nhu cầu là sẽ cởi mớ. Tính cởi mở có
hai dấu hiệu đặc trưng là tính có chọn lọc và có sự phong phú
của nội tâm.
Tính kín đáo', là tính không hay trao đổi tâm tư với người
khác vì không có nhu cầu, không có thói quen giao tiếp chứ
không phải là không tin vào người khác.
Tính hay nói: không kiềm chế được hoạt động ngôn ngữ,
không lựa chọn ngôn ngữ cũng như không có sự phong phú của
nội tâm.
Tính hùng biện: có sự thống nhất giữa ý nghĩ và lời nói, ý
nghĩa được biểu đạt, mục đích rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ có
hình ảnh và có sức thuyết phục trong lời nói.
Ngoài ra, mỗi cá nhân có cách thể hiện ngôn ngữ khác
nhau như:
- Sự khác biệt giữa các cá nhân về vốn từ, loại từ.
- Sự khác biệt giữa các cá nhân về giọng, âm.
- Sự khác biệt giữa các cá nhân về cấu trúc và sự lựa chọn
từ trong câu.
- Sự khác biệt giữa các cá nhân về phong cách ngôn ngữ.
- Sự khác biệt giữa các cá nhân về tính chất thống tin của
ngôn ngữ

3. Các loại ngôn ngữ

Ngôn ngữ được chia thành ngôn ngữ bcn trong và ngôn ngữ
bên ngoài.

248
a. N g ô n n g ữ b én n g o à i

Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngổn ngữ hướng vào người khác,
nó được dùng để truyổn dạt hay trao đổi, tiếp thu những tư tường
và thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ bên ngoài gồm 2 loại ngôn ngữ nói và viết.
Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ hướng vào người khác, dược
biểu hiện bằng ngôn ngữ có âm thanh và được tiếp thu bằng cơ
quan phân tích thính giác.
Ngôn nqữ nói có đặc điểm:
- Ngôn ngữ ârn thanh, là lời nói trong giao tiếp.
- Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau: Họ có
thể đổi vai cho nên trong giao tiếp có thể sửa đổi; ngtrời nói ít có
điều kiện gọt giũa, người nghe ít có điểu kiện suy ngẫm, phân tích.
- Ngữ điệu rất đa dạng: có thể cao, thấp, nhanh, chậm,
mạnh, yếu, liên tục hay ngắt quãng.
- Phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu.
- Từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ nói khá đa dạng.
+ Khẩu ngữ.
+ Tìr địa phương.
+ Tiếng lóng.
+ Biệt ngữ.
- Câu có khi rườm rà, trùng lặp về từ ngữ vì không có thời
gian gọt giũa, ở đây là giao tiếp tức thời.
- Nói và đọc cùng là ngôn ngữ phát ra âm thanh, song đọc lệ
thuộc vào văn bản đến từng dấu ngắt câu, trong khi đó nói thì
phải tận dụng ngữ điệu cử chỉ để biểu cảm.

249
Nf’on Iiiỉữ nói gồm 2 loại:
+ Nịịỏh ntỊtĩdấi thoại', là ngôn ngữ của hai hay nhiều người
nói với nhau. Các chủ thê luôn đổi vai cho nhau, khi là người
nói, khi lại là người nghe. Khi đôi thoại, các cử chỉ diệu bộ (rong
giao tiếp khiến cho các chủ thổ dễ hiểu nhau hem.
+ Ngôn ngữ dộc thoại: là ngôn ngữ mà trong đó một người
nói và những người khác nghe. Ngôn ngữ độc thoại là ngôn ngữ
liên tục, một chiều, không có sự hỗ trợ ngược lại. Người nói phải
chuẩn bị đầy đủ về nội dung và kết cấu những điểu sẽ nói. tìm
hiểu trước dối tượng, ngôn ngữ trong sáng, người nghe phải tập
trung trong khoảng thời gian dài...
Ngón ngữ viết: Là ngôn ngữ hướng vào người khác, được
biểu hiện bằng các kí hiệu chữ viết và được tiếp thu bằng cơ
quan phàn tích thị giác. Ngốn ngữ viết cho phcp con người trao
đổi với nhau không phụ thuộc vào không gian và thời gian.
Ngón ngữ viết không thể hiện cử chi điệu bộ, không biết dược
ngay phản ứng cùa người nghe, người đọc không thể bày tỏ ý
kiến của mình một cách trực tiếp v.v... Vì vậy, yêu cầu đối với
ngôn ngữ viết là phải tỉ mỉ, chính xác, tuân thủ đầy đủ các quy
tắc ngữ pháp, chính tả và logic.
Vì ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong vãn bản
và dược tiếp nhận bang thị giác, nên:
- Người viết và người đọc phải biết tất cả các kí hiệu chữ
viết, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức vãn bản .
- Khi viết phải suy ngẫm lựa chọn, gọt giũa nôn người đọc
phải đọc đi dọc lại, phân tích nghiền ngẫm để lĩnh hội.
- Ngưòi viết có điều kiện lựa chọn thay thế từ ngữ phono phú:

250
+ Người viết tuỳ thuộc vào phong cách ngón ngữ mà sứ
dụng từ ngữ.
+ Người viết không dùng các từ mang tính khâu ngữ, địa
phương, thổ ngữ.
+- Người viết dược sử dụng câu dài ngán khác nhau tuỳ
thuộc ý định.
Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ: một là
ngón ngữ nói dược lưu bằng chữ viết. Hai là ngôn ngữ viết được
trình bày bàng lời nói miệng. Lời nói dã tận dụng được ưu thế
của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xốp...). Đồng thời vẫn
phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt). Cần tránh sự lản lộn giữa hai loại ngôn ngữ. Tức là
tránh dùng các yếu tô đặc thù của ngôn ngữ nói lẫn trong ngôn
ngữ viết và ngược lại.

b. Ngón ngữ bén trong


Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính
m ình, giúp cho con người suy nghĩ được, tự điéu chỉnh, tự giáo
dục. Ngôn ngữ trong không phải để giao tiếp với người khác mà
chù yếu dể làm công cụ cho tư duy.
Ngôn ngữ bên trong không phát ra âm thanh, bao giờ cũng
được rút gọn và cỏ đọng do cơ chế đặc biệt cùa nó quy định.
Ngôn ngữ bên trong và ngổn ngữ bẽn ngoài có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Ngón ngữ bên ngoài là nguồn gốc của ngôn ngữ
bôn trong. I1Ó có liước ngổn ngữ bên trong. Ngôn Iigữ hên trong
là kết quà nội tâm hóa của ngôn ngữ bên ngoài. Một số tài liệu
gần dây có phân biệt ngôn ngữ thấm và ngôn ngữ thuần khiết
ben irona. Ngôn ngữ thẩm thực chất vẫn giữ gần nguyên cấu
trúc của ngôn ngữ bôn ngoài nhưng chi không phát âm thành
tiếng. Ngôn ngữ bên trong thực sự mới có đầy đủ đặc điểm của
ngôn ngữ bén trong.

Từkhoá

Chú ý: là sự tập trung của ý thức vào một hay một số các sự
vật hiẹn tuợng để định hướng hoạt động, đảm bảo điẻu kiện ihần
kinh - tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
C hú ý không chủ định: là loại chú ý không có mục đích tự
giác, không cần sự nỗ lực của ý chí. Chú ý không chủ định chủ
yếu do tác động bên ngoài gây ra.
Chú ý có chủ định: là loại chú ý có mục đích định trước và
phải có sự nỗ lực ý chí của bản thân. Đây là sự định hướng hoạt
động do chủ thể tự đặt ra.
Chú ý sau chủ định: vốn là chú ý có chủ định nhưng sau
đó, do đam mê đối với hoạt động mà chủ thể không cần nỗ lực ý
chí mà vẩn tập trung được vào đối tượng hoạt động.
T rí nhớ: là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh
nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi
nhớ, gìn giữ và tái tạo ở trong óc cái mà con người đã trải
nghiệm trước đây.
Ghi nhớ m áy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại
tài liệu nhiều lần một cách đơn giản. Sự học vẹt là một biểu hiện
điển hình của loại ghi nhớ này.
Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trẽn sự thông hiểu nội
dung tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ logic giữa
các bộ phận của tài liệu đó. Ghi nhớ này phải gắn liền với tư duy.

252
Nhận lại: là việc tái hiện lại (nhận ra) sự vật hiện tượng khi
Iri giác trực tiếp sự vật hiện tượng dó. Nhận lại mang tính không
chủ định và luôn gắn với việc tri giác trực tiếp đối tưựng.
Nhớ lại: là sự tái hiện lại sự vật hiện tượng bằng cách làm
sống lại các hình ảnh của sự vật hiện tượng trong trí óc mà
không đòi hỏi phải tri giác lại sự vật hiện tượng đó nữa.
Quên: là sự không nhận lại hay nhớ lại được những sự vật hiện
tưựng đã có trong kinh nahiẹm của cá nhân khi cần sử dụng.
ứ c ché xuôi: (retroactive inhibiiion) là sự xuất hiện những
tài liệu mới gây cản trờ đối với việc nhớ lại những tài liệu đã nhớ
trước đây.

ứ c chê ngược: (proactive inhibition) là những dữ liệu trong


trí nhớ dài hạn cản trở, ức chế các thông tin, dữ liệu đang được
ghi nhớ ở hiện tại.
Ngôn ngữ: là quá trình con người sử dụng hệ thống các kí
hiệu đặc biệt (tù) được sắp xếp theo nguyên tắc nhất định (cú
pháp) trong lao động và cuộc sống. Ngôn ngữ là phương tiện để
giao tiếp và là công cụ cho tư duy.
Ngớn ngữ bên ngoài: là thứ ngôn ngữ hướng vào người
khác, nó dược dùng đê’ truyền đạt hay trao đổi, tiếp thu những tư
tưởng và thông tin khúc nhau.
Ngôn ngữ hên trong: là ngôn ngữ cho mình, hướng vào
chính mình, giúp cho con người suy nghĩ được, tự điều chỉnh, tự
giáo dục. Ngôn ngữ bên trong không phải đổ giao tiếp với người
khác mà chủ yếu để làm công cụ cho tư duy.

253
C âu h ỏi ô n tập

1. Hãy phân tích dặc điểm của các loại chú ý, từ dó rút ra
các kết luận sư phạm cần thiết trong việc phát triển chú ý
cho bàn thân và dối tượng giáo dục.
2. Hãy phân tích quá trình trí nhớ, để xuất các biện pháp
mã hóa và tái hiện trong trí nhớ.
3. Hãy phân tích các kiểu trí nhớ, cách quên và chống quên.
4. Phân tích bản chất ngôn ngữ.
5. Phân tích các chức năng của ngôn ngữ

Bài t ậ p t h ự c h à n h

Bài ỉ
Hãy kiểm tra trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh bằng
phương pháp của A.p. Nhechaiep.
* Phương tiện cần thiết:
Vài tấm bia cỡ 40 X 20 cm có ghi một loạt các chữ số gồm 2
chữ số, mỗi tấm bìa gồm 12 số được ghi đậm, rõ ràng, có thể là
những sô' sau:
64 28 83 57 87 68 46 37 39 52 74 48
73 67 91 54 67 84 75 76 84 75 55 87
56 87 45 35 78 57 76 45 48 93 56 23
Đồng hồ đco tay (có tính giây càng tốt)
* Cách tiến hành:
Có thể cho học sinh xcm (thị giác) hoặc nghe (thính giác)
các số phải ghi nhó một lần hav nhiều lần. Tốt nhất là phối hựp
cà hai.

254
Neil đọc cho học sinh nghe thì nói “bây giờ tôi sẽ dọc cho các
em nghe 12 sổ có hai chữ số, không dược ghi chép gì cả. Khi nào
lỏi đọc xong và ra hiệu thì các cm bál dáu ghi lại những sò mình đã
nhớ được. Khỏng cán theo đúng thứ tự. Nào! chú V nhé!” (Đọc
thong thú. rõ ràng, loạt số này cách loại số kia 30 giây).
Nếu dưa cho các em xcm thì nói “Tôi sẽ cho các em xem
các tâm phiếu có ghi sẩn 12 số. Các em nhìn kỹ và cô ghi nhớ.
Không dược ghi chép gì cá. Sau 30 giây tôi sẽ cất đi và theo hiệu
lệnh cùa tỏi, các em hãy ghi ra giấy những sô đã nhớ được,
khóng cán ghi theo thứ tự nào cà. Nào! Chuẩn bị nhé!"
Chú ý quan sát xem học sinh có phải nhẩm tính các số đã
được nghe hay nhìn không, có phải sửa chữa các sổ đã ghi ra
giấy hay không. Có thể hỏi thêm học sinh dể bổ sung cho những
điều quan sát về mức độ tin tưởng vào tính chính xác của trí nhứ
ờ học sinh. Sau lần thứ hai, học sinh có cảm thấy một cách chủ
quan rằng ghi nhứ các số đã dỗ dàng hay không.
Chỉ số đánh giá là số lưựng các số dược nhớ lại chính xác
sau khi nghe và xem.
* Cách lính kếi quả
a. Xác định xem các sô đã ghi theo trình tự nào: Giảm dần,
tãng d ầ n ....
b. Xác định xem học sinh đã xây dựng những mối liên hệ
như thế nào tron" việc ghi nhớ máy móc các thành phần
rời rạc của tài liệu.
c. Đánh giá học sinh ihco thang bậc sau: Đối với trí nhớ
thính giác thì cao nhát dược 7 sô’ và thấp nhất 2 số. Khi
nhớ lại lần thứ hai thì cao hơn là 8 và thấp hơn một số.

255
Đối với trí nhớ thị giác thì cao nhất là nhớ dược 9 sô và
thấp nhát là nhớ (lược 3 số. Lần thứ 2 thì cao nhất là 10
số và thấp nhất là 0 số.
B ài 2:

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mối liên hộ có ý nghĩa dến
việc ghi nhớ và nhớ lại tài liệu ngôn ngữ bằng phương pháp
K. Buylơ.
* Dụng cụ
a) 10 cặp từ mà giữa chúng dễ dàng thiết lập các mối liên hệ
có ý nghĩa, ví dụ:
Mây ----- Mưa
Nắng ------ Gió
Trầu ------ Cau
b) Đồng hổ đeo tay (nếu có đồng hồ bấm giây càng tốt)
* Cách tiến hành
Lúc đầu đọc từng cặp từ cho học sinh nghe, học sinh cố
gắng thiết lập mối liên hệ giữa các từ trong cặp. Sau đó ta chỉ
đọc từ đầu tiên trong mỗi cặp, còn học sinh phải nhớ lại từ thứ
hai bằng cách sử dụng mối liên hệ mà mình đã thiết lập và ghi
các cặp từ đó lên mặt giấy.
Đọc các cặp từ cách nhau 2 giây. Sau khi đọc hết cả 10 cặp
từ nghỉ 10 giây, rồi bắt đầu từ thứ nhất của mỗi cặp. Dừng 5 giây
sau mỗi từ để học sinh có đủ thời gian ghi lên giấy cả từ kích
thích và từ nhớ lại được.
Đổ kiểm tra tính bển vững của việc ghi nhớ, sau vài giờ lại
đề nghị học sinh làm lại thực nghiệm y như lần trước.

256
* Cách tính toán và phân tích kết quả
Cần quan sát học sinh để xác định xem:
a. Tính tích cực của học sinh khi nghe được thể hiện như
thế nào?
b. Học sinh có phải nhẩm đọc các từ mà ta đọc cho h ọ c
sinh nghe hay không?
c. Có dấu hiệu bề ngoài nào của sự căng thảng trí óc không?
Cần hỏi thêm học sinh để biết:
a) Học sinh có sử dụng những thủ thuật đặc biệt đc ghi nhớ
hay không? Nếu có thì đó là những thù thuật đặc biệt
nào?
b) Học sinh có tạo thành các cặp từ dễ dàng hay không?
c) Những cặp từ nào dễ nhớ lại, những cặp từ nào khó
nhớ lại?
Tính số lượng các cập từ được tạo thành đúng. Tỷ lệ giữa số
lượng này với số lượng các cặp từ đưa ra (10) được gọi là hệ số
ghi nhớ từ ngữ - logic. Thường kết quả cao nhất là 10 cặp và
thấp nhất là 4 cặp.
Bài 3:
Sau khi làm hai bài tập 1 và 2, hãy đánh giá kết quả thu
được và từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp.

T à i l i ệm u đ ọ9 c t h ê m

1. Vygotsky. L.s, 1956, Tư duy và lời nói, NXBG iáo dục.


2. Nguyễn Quang u ẩ n (chủ biên), 2003, Tâm lý học đại
cượng, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

257
Chương 6

T ÌN H C Ả M V À Ý C H Í

M u c tiêu:

Học xong chương này, người học có thể:


Phân biệt được khái niệm về xúc cảm, tinh cảm.
^ Phân loại được xúc cảm và tình cảm, cũng như là các
loại tình cảm.
Phần tích các mức độ phát triển của tình cảm.
^ Vận dụng được các quy luật của tình cảm để giải thích
đời sống tình cảm.
Giải thích được cơ sở sinh lý của xúc cảm, tình cảm.
Phân tích được khái niệm ý chí và các phẩm chất ý chí
Phân tích được khái niệm và cấu trúc hành động ý chí
^ Chỉ ra được cách thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo

___________________________________________________ Q

Bạn chớ nên bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điểu gì đó dể

cho đi. Không có gì là hcàn toàn bế tắc, sự việc chỉ


thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.

258
I . x ú c CẢM VẢ T ÌN H CẢM

Xúc cảm lình cám íà một phương diện vô cùng quan trọng
t:rong cuộc sống của con người. Khi nhận thức về thế giới khách
q[uan cũng như cải tạo thế giới khách quan, con người đều biểu
htiện những xúc cảm và tình cảm tương ứng. Những tình cảm
niày tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, sức khỏe tâm lý
V'à sinh lý của mỗi con người. Khi con người vui vẻ, say mỏ,
hiạnh phúc thì các hoạt động được thực hiện hiệu quả hơn cũng
Dihư tạo cho con người sự sảng khoái, dỗ chịu. Việc hiểu biết và
tiự điều chỉnh xúc cảm, tình cảm của bản thân cũng như của
nigười khác là rất cần thiết để có thể có đời sống tình cảm cân
b ằn g và thoải mái. Vai trò của tình cảm đối với cuộc sống COI1
nigười thật quan trọng, vấn đề này cũng đã được đề cập ngay từ
tlhời cổ đại trong các quan điểm của Platon (428 - 348 TCN),
A ristot (348 - 322 TCN); Descarte (1596 - 1650); Spinoza (1632
- 1677); và rất nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng khác như James
( 1842 - 1910), Freud (1856 - 1939), Festinger, Plutchik, Izard
V .V...

Theo Platon, ở con người có ba trạng thái xúc cảm là: trạng
tlhái dễ chịu, trạng thái đau đớn và trạng thái trung tính (hài
htòa). Trạng thái trung tính là điểm khởi đầu của trạng thái đau
đ(ớn, đau đớn là sự hủy hoại cái trung tính, còn dễ chịu là sự
k;hôi phục cái hài hòa đó. Platon còn đưa ra một thành tố độc
lcập, phi cơ thể để giải thích hiện tượng cảm xúc, đó là, xúc cảm,
tìinh cảm gán liền với việc thỏa mãn nhu cầu của con người.
Theo Aristote, sự dễ chịu và nỗi đau đớn là cơ sở của mọi
X’úc cảm và chủ thể ý thức về điều đó. Trong xúc cảm của con
nỊgười có yếu tố nhận thức. Chủ thể sở dĩ có xúc cảm, tình cảm

259
là do chủ thể đã nhận thấy các dấu hiệu đặc trưng, các dấu hiệu
nào đó của sự vật, hiện tượng. Điều này cũng được thể hiện ở
trong các đặc điểm của tình cảm.
Như vậy, đã có nhiều tác giả từ thời cổ đại đến hiện đại đã
nghiên cứu sâu về xúc cảm, tình cảm của con người. Tuy nhiên,
họ chưa đưa ra một định nghĩa hoàn thiện về xúc cảm, tình cảm.
Các tác giả đề cập chung chung đến xúc cảm, tình cảm mà
không phân biệt được xúc cảm và tình cảm. Vậy, chúng ta nên
hiểu xúc cảm và tình cảm như thế nào?

1. K hái niệm xúc cảm và tình cảm

a. Định nghĩa xúc cảm - tình cảm


Xuất phát từ bản chất của hiện tượng tâm lý người theo quan
điểm tâm lý học duy vật biện chứng, xúc cảm, tình cảm là một
loại hiện tượng tâm lý đặc biệt của chủ thể. Hiện tượng tâm lý
này thể hiện thái độ của con người với các sự vật, hiện tượng
trong thế £Ìới khách quan, trong hiện thực. Tâm lý là sự phản
ánh của hiện thực khách quan thông qua hoạt động của con
người dưới hình thức các rung động và trải nghiệm của con
người. F. Anghen cho rằng, các tác động của thế giới bên ngoài
lên con người đều để lại dấu vết ở trong đầu óc của họ, phản ánh
vào trong đầu óc dưới hình thức tình cảm, tưởng tượng, ước
muốn, sự biểu hiện của ý chí. Do vậy, xúc cảm - tình cảm cũng
đéu là một dạng phàn ánh thế giới khách quan nhimg dưới dạng
các trải nghiệm và nó có ý nghĩa nhất định với nhu cầu và động
cơ của con người đó.

260
Theo cách hiểu này. xúc cảm, tình cảm được nhấn mạnh lù
sự phản ánh tâm lý có nguồn gốc từ thế giới bên ngoài chứ
không phải là những rung động chủ quan, khcp kín. Các sự vật
hiện tượng trong hiện thực khách quan là nguồn gốc của xúc
cảm, tình cảm. Khi các sự vật hiện tượng đáp ứng hay không
đáp ứng nhu cầu cùa con nguời sẽ dẫn đến những trạng thái cảm
xúc khác nhau. Khi nhu cầu được thỏa mãn sẽ xuất hiện xúc
cảm tích cực, trái lại, khi nhu cầu không được thỏa mãn sẽ dẫn
đến những xúc cảm tiêu cực. Bởi vậy, xúc cảm, tình cảm còn
dược coi là tiếng nói bên trong, là hệ thống tín hiệu giúp chủ thể
nhận biết được những ý nghĩa của một sự vật hiện tượng nào đó
đối với nhu cầu của bàn thân. Nhờ đó xúc cảm, tình cảm thúc
dẩy và định hướng hoạt động.
Tổng hợp các quan điểm trên, chúng ta có thể định nghĩa về
xúc cảm - tình cảm như sau:
X'úc cảm là những rung động tương đối đơn giản, ngắn ngủi,
có tính chất trực tiếp, tính chất tình huống và nó gắn liền với sự
tri giác đối tượng.
Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn dịnh của con người
đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phán ánh ỷ
nghĩa của chúng trong môi liên hệ với nhu cấu và dộng cơ cùa
họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá
trình cảm xúc trong các điều kiện xã hội.
Theo định nghĩa này, tình cảm cũng là một dạng phản ánh -
phân ánh cảm xúc - nhưng có những đặc trưng so với phản ánh
nhận thức, c ả hai loại phàn ánh này đều là những hiện tượng
tâm lý phản ánh hiện thực khách quan, mang tính chủ thể và có

261
bản chất xã hội - lịch sử. Tuy nhiên, phản ánh nhận thức và
phản ánh cảm xúc có những điểm khác nhau cản bản.

b. So sánh xúc cảm và tình cảm


Dựa trên ba đặc tính khác biệt là: Tính Ổn định, tính xã hội
và cơ chế sinh lý - thần kinh để phân biệt xúc cảm và tình cảm
như sau:
Tính ổn định. Tinh cảm là một thuộc tính tàm lý, tương đối
ổn định, bền vững, khó hình thành, khó mất đi và có tính chất
nhất quán, khi đó xúc cảm là một quá trình tâm lý phụ thuộc vào
tình huống, có tính chất tạm thời và đa dạng, có thể nảy sinh
ngay nhưng cũng có thể mất đi ngay. Tinh cảm luôn ở trạng thái
tiềm tàng và xuất hiện sau còn xúc cảm luôn ở trạng thái hiện
thực và xuất hiện trước.
Tính xã hội: Xúc cảm đều có ở cả con người và động vật,
còn tình cảm chỉ có ở con người. Tuy vậy, xúc cảm ở con người
khác xa về chất so với xúc cảm ở con vật. Xúc cảm thực hiện
chức năng sinh vật có nghĩa là giúp cơ thể định hướng và thích
nghi với môi trường với tư cách là một cá thể. Trong đó, tình
cảm thực hiện chức năng xã hội nghĩa là giúp con người định
hướng và thích nghi với xã hội với tư cách là một nhân cách.
Cơ chế sinh lý thần kinh: Xúc cảm gắn liền với phản xạ
không điều kiện, với các bản năng trong khi đó tình cảm gắn
liền với phản xạ có điều kiện, với các động hình thuộc hộ thống
tín hiệu thứ hai.
Xúc cảm và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tinh cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại qua quá
trình khái quát hóa, tổng hợp hóa và động hình hóa mà thành. Ví

262
dụ như: Người mẹ chăm sóc con hàng ngày với niềm vui hạnh
phúc, những cảm xúc tích cực cùng loại này dược lặp đi lặp lại
một cách sinh động, dẩn dần sẽ hình thành ờ người mẹ tình mẫu
tử. Những xúc cám tích cực như vui vẻ, hớn hờ... được xuất hiện
thường xuycn ở tré trong quá trình tương tác với người thân sau
trứ thành tình cảm gắn bó gia đình v.v... và những tình cảm này
theo chúng suốt cuộc đời. Ngươc lại, khi tình cảm đã hình thành,
tình cảm dó được biểu hiện qua các xúc cảm và đổng thời tác
động trớ lại xúc cảm của con người. Ví dụ: khi người lính có
những kỉ niệm, tình cảm đối với đồng đội của minh trong chiến
tranh và hiện tại tình cảm đó tạm thời lắng xuống, tiềm ẩn trong
người lính và chí cần một khơi gợi nhẹ cũng sẽ gây cho người
lính bồi hổi, xúc động về một thời đã qua. Trong khi đó ở thế hộ
trẻ không trải qua cuộc chiến tranh, cảm xúc này xuất hiện rất
m ờ nhạt.

c. Sựkiiác biệt giữa pỉuủi ánh cảm xúc và phản ánh nhận thức
Phản ánh cảm xúc và phản ánh nhận thức khác nhau ở các
nội dung sau:
Về đối tượng phản ánh: Nhận thức phản ánh chính bản
thân sự vật, hiện tượng, các mối liên hệ và quan hệ giữa các sự
vật hiện tượng đó. Phản ánh nhận thức giúp con người nhận
biết thế giới khách quan, hiểu và cải tạo thế giới khách quan,
tiến đến gần chân lý khách quan. Xúc cảm, tình cảm không
phản ánh bản thân sự vật hiện tượng và mối liên hệ giữa các sự
vật hiện lượng mà phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật hiện
tượng đó với nhu cầu và dộng cơ của con người, hay nói cách
khác, phản ánh xúc cảm, tình cảm giúp cho chủ thể nhận thấy
ý nghĩa của sự vật hiện tượng đó trong mối quan hệ với chủ

263
thể. Tuy nhiên, về đối tượng phản ánh của phản ánh nhận thức
và phản ánh tình cảm có liên quan lẫn nhau. Phản ánh nhận
thức giúp chù thể hiểu biết đối tượng khi đó phản ánh tình cảm
sẽ làm tăng cường khả năng lựa chọn và tích cực trong việc
phàn ánh đối tượng, phản ánh sự vật hiện tượng thông qua lăng
kính chủ quan của chủ thể. Tinh cảm luôn kích thích, ihúc đẩy
nhận thức, nhận thức giúp cho tình cảm đi đúng hướng, nhận
thức đúng đắn làm cho tình cảm bền vững.
Về phạm vi phản ánh: Nhận thức phản ánh mọi sự vật tác
động vào giác quan của chúng ta ở một mức độ nhất định. Xúc
cảm, tình cảm không phán ánh tất cả mọi sự vật hiện tượng tác
động vào giác quan của chúng ta mà chỉ phản ánh những sự vật
hiện tượng liên quan đến động cơ và nhu cầu nào đó cùa chủ
thể. Như vậy, phản ánh nhận thức rộng hơn so với phản ánh tình
cảm còn phản ánh tình cảm mang tính lựa chọn, thu hẹp hơn.
Về phương thức phản ánh: Nhận thức phản ánh hiện thực
khách quan bằng các hình ảnh, biểu tượng và khái niệm trong
khi đó xúc cảm, tình cảm phản ánh hiện thực khách quan dưới
hình thức các rung động, trải nghiệm của chủ thể. Khi đánh giá
về mức độ chính xác của phán ánh nhận thức thì người ta thường
đem kết quả phản ánh so sánh với hiện thực, thực tiễn khách
quan và có thể so sánh tương đối chính xác kết quả phản ánh
giữa các chủ thể. Kết quả của phản ánh xúc cảm, tình cảm rất
khó đánh giá vì các tiêu chí đánh giá ít có tính khách quan,
mang tính chủ quan nhiều hơn và khó có thể đem so sánh kết
quà giữa các chủ thể với nhau. Vì vậy, kết quả phản ánh nhận
thức mang tính xác định, chính xác hơn so với phản ánh xúc
cảm, tình cảm.

264
vế mức dộ tlìể hiện tinh chú íhr: Nhận thức cũng thể hiện
tính chú the rõ nót vì mỗi chủ thể khác nhau sẽ có những năng
lực nhặn thức khác nhau, nó phụ thuộc vào mức độ phát triển
nhận thức của mỗi chủ thể. Trong khi đó xúc cảm, tinh cảm the
hiện tính chủ thể đậm nét hơn vì mỗi chủ thể có quan điểm, suy
nghĩ, mong muốn, nhu cầu và động cơ khác nhau dẫn đến các
mức độ phản ánh là khác nhau. Một sự vật hiện tượne có thể vô
cùng có ý nghĩa và kích thích nhận thức với người này nhưng
chưa chắc có ý nghĩa đối với người khác. Vì vậy, đánh giá tính
chủ thể của phản ánh nhận thức thuận lợi và dẻ dàng hơn so với
việc đánh giá tính chủ thể cùa phản ánh tình cảm, xúc cảm.
Về quá trình hình thành: Quá trình hình thành nhận thức
diễn ra nhanh hơn so với quá trình hình thành tình cảm. Khi sự
vật hiện tưựng trong hiện thực khách quan tác động vào chủ thể
đều hình thành quá trình nhận thức ở các mức độ khác nhau.
Trong khi đó, sự vật hiện tượng muốn tạo ra cho chủ thể những
ấn tượng, xúc cảm, tinh cảm thì cần phải có một quá trình lâu
dài, khó khăn và phức tạp hơn. Hình thành tình cảm đòi hỏi
những lác dộng giáo dục bền bỉ và thống nhất.

2. M ột sô học thuyết về cơ sở sinh lý của xúc cảm

Những biểu hiện xúc cảm, tình cảm thường gắn liền với hoạt
động của bộ não và các hệ thống sinh lý khác như nội tiết, tim
mạch v.v... Giải thích cơ sở sinh lý của xúc cảm đã được một sô'
thuyết giải thích như:

a. Thuyết xúc cảm (của Janie - Lange)


Từ quan điểm của Darwin (trong tác phẩm Sự thể hiện cảm
xúc ỏ người và động vật, ỉ 872) cho rằng, xúc cảm xuất hiện

265
trong quá trình tiến hóa của cơ thể sống nhằm thích nghi với các
biến đổi của hoàn cảnh sống. Jame - nhà tâm lý học MT và
Lange - nhà sinh lý học Đan Mạch đã kết hợp và đưa ra thuyết
xúc cảm. Theo thuyết này, xúc cảm được coi là tổng hợp các
thay đổi trạng thái cơ thể, xuất hiện do có tác dộng bên ngoài
được con người nhận thức. Jame - Langc cho rằng, một trạng
thái nào đó của cơ thể sẽ đặc trưng cho một loại xúc cảm nhất
định, vì vậy, những thay đổi của cơ thể là nguycn nhân đáu tiên
của xúc cảm. Quá trình này diễn ra như sau: dưới tác động của
các kích thích bcn ngoài diễn ra các thay đổi cơ thể đặc trưng
cho một loại xúc cảm và sau đó xúc cảm xuất hiện trở lại như là
một hệ quả. Xúc cảm được hình thành trên các cảm giác của cơ
thể chứ không phải do tình huống. Theo Jame, chúng ta cảm thấy
buồn vì chúng ta khóc, chúng ta sợ hãi vì chúng ta bỏ chạy, thậm
chí, khi chúng ta không khóc hay không bỏ chạy mà chúng ta vẫn
cảm thấy buồn và sợ hãi vì những biến đổi nội tạng bên trong
thúc giục chúng ta làm điều đó. Với cách hiểu của Jame - Lange,
chúng ta phải hành động truớe (phản ứng thích nghi của cơ thể)
sau đó mới xuất hiện xúc cảm (hệ quả) và như vậy, xúc cảm, tình
cảm của chúng ta liên hệ chặt chẽ với những biến đổi của cơ thể.

b. Thuyết trung ương thần kinh


Cannon và Bard (1927) là hai nhà tâm lý học MT đã đưa ra
lý thuyết cho rằng, xúc cảm xảy ra đồng thời với các thay đổi
sinh học của cơ thể. Thuyết này do Cannon - Bard (1927) đề
xuất, ông cho rằng hành vi xúc cảm và nhũng biến đổi sinh lý
diễn ra cùng lúc. Ông đã làm thực nghiệm ngăn chặn các tín
hiệu cơ thể về não vẫn không ngăn chặn được sự xuất hiện củ a
các cảm xúc. Như vậy, nguyên nhân gây ra các xúc cảm không
phải ở ngoại vi mà là ờ trung ương thần kinh và sự thay đổi đơn
thuần của trạng thái sinh lý không clcm lại cảm xúc. L.Fesiinger

266
(lira ra thu vết nhận thức cho rằng xúc cảm nảy sinh ở chù thể khi
các kì vọng, mong đợi cùa nó có được đáp ứng hay không, các
biểu tượng nhận thức của chù thể có được thực hiện trong hiện
thực hay không. Các xúc cảm khác xuất hiện là do chủ thổ so
sánh, đối chiếu kì vọng của bản thân với các kết quả hoạt động
thực tế. Chúng ta đã có hai cách nhìn khác rihau về cơ sở sinh lý
của cảm xúc:

Thuyết Thuyết Trung ương


Xúc cảm thần kinh

Tiếp nhận các


kích thích xúc càm

Xử lý các kích tiích ở


hệ thần kinh trung
ương, đổng thời
truỵén các kích thích
điện đến vỏ não và
các cơ quan khác của
cơ thể

ị ị
Xuất hiện Xuất hiện
xúc cảm phàn ứng
thần kinh -
cơ của cơ thể

267
c. T h u y ế t vỏ n ã o c ủ a /. p . P a p lo v (1 9 4 9 - 1 9 3 6 )

I. p. Paplov cho rằng quá trình hưng phấn nảy sinh theo
phương thức phản xạ không điều kiện và có điều kiện (rên vỏ
não, trong điều kiện nhất định sẽ lan rộng xuống các trung khu
dưới vỏ não. Các hưng phấn này sau đó truyền xuống hệ thần
kinh thực vật và tạo ra những biến đổi tương ứng trong cơ thể,
gây nên những biểu hiện tương ứng bên ngoài của cảm xúc. Sự
thể hiện xúc cảm của con người là kết quả cùa sự phối hợp hoạt
động giữa vỏ não và các trung khu dưới vỏ, trong đó vỏ não giữ
vai trò chủ đạo. I. p. Paplov cho rằng, vỏ não điều khiển diễn
biến và sự biểu hiện của các cảm xúc và tình cảm. v ỏ não có
ảnh hưởng gây ức chế cũng như làm hưng phấn các trung tàm
dưới vỏ. Khi các khu vực dưới vỏ không chịu sự kiểm soát điều
chỉnh của vỏ não, con người rơi vào trạng thái xúc động, không
làm chừ được bản thân. I. p. Paplov khẳng định những quá trình
thần kinh ở trên vỏ não là cơ sở sinh iý của các cảm xúc, còn các
tình cảm phức tạp là hệ thống nhũng liên hệ thần kinh tạm thời
đã được củng cố (động hình) mà nếu bị phá vỡ sẽ gây ra những
biến đổi trong tình cảm của con người.

Hình 6.1: 'Tinh cảm?"

268
d. Thuyết Sinh học (của P.K.Anokhin)
Thuyết này giải thích theo 2 mặt là tiến hóa và sinh lý. v ề
mặt tiến hóa, thuyết sinh học coi quá trình sống là sự luân phiên,
chuyển đổi giữa hai trạng thái cơ bản của cơ thổ !à hình thành
nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu. Giai đoạn hình thành nhu cầu
irùng với cảm xúc âm tính, xúc cảm này huv động các hoạt
dộng của cư thể đổ đạt tới sự thỏa mãn của nhu cầu. Giai đoạn
thỏa mãn nhu cầu trùng với xúc cảm dương tính, xúc cảm này
giúp cùng cố các hành vị có kết quả. v ề mặt sinh lý, lý thuyết
dưa ra khái niệm “cấu trúc trọn vẹn của hành vi” gồm có: nhũng
bộ phận làm nhiệm vụ lập chươne trình hành động và những bộ
phận làm nhiệm vụ của cơ quan nhận cảm hành dộng. Khi cơ
quan nhận cảm hành động nhận tín hiệu ngược về kết quả của
hành động sẽ có sự đối chiếu, so sánh kết quả với chương trình
dự định. Nếu có sự phù hợp xúc cảm dương tính nảy sinh còn
không phù hợp sẽ nảy sinh xúc cảm âm tính.
Trên đây là 4 lý thuyết đã lý giải về cơ sở sinh lý của biểu
cảm, cảm xúc. Mỗi lý thuyết đều có đóng góp giá trị. Tuy nhiên,
chúng ta phải xem xéi sự tác động của các cơ quan sinh lý tham
gia vào các quá trình xúc cảm, tình cảm gồm: hệ lưới hoạt hóa,
hệ thần kinh tự chủ, hoóc môn, hoạt động của não bộ.

3. C ác đặc đicm của đời sống tình cảm

Tinh cảm có những dặc điểm đặc trưng sau đây:

a. Tinli nhận thức của tình cảm


Xúc cảm, lình cảm phản ánh sự vật hiện tượng trong thế giới
khách quan, chính vì vậy trong xúc cảm, tình cảm luôn có yếu tố

269
nhận thức. Tính nhận thức của tình cảm thể hiện ở chỗ là trước khi
con người có thái độ cảm xúc với sự vật hiện tượng nào đó thì họ
phải nhận thức được về sự vật hiện tượng ấy. Cái được nhận thức là
nguyên nhân của xúc cảm - tình cảm. Mặt khác, chủ thể cũng luôn
có nhu cầu nhận thức về chính xúc cảm, tình cảm của mình, về tính
chất của đối tượng, về nhũng rung cảm cụ thể mà chủ thể trải
nghiệm. Trong quá trình tương tác vói thế giói, chủ thể luôn tự đặt
những câu hỏi như: sự vật, hiện tượng đó như thế nào (nhận thức),
mình có xúc cảm, tình cảm ở mức độ nào (rung động) và phải ứng
xử như thế nào với những sự vật hiện tượng đó cho phù họp với tình
cảm của mình (hành vi).

b. Tính xã hội của tình cảm


Con người luôn tồn tại trong sự tương tác với tự nhiên và xã
hội và trong quá trình tương tác này tĩnh cảm của con người
hình thành. Tinh cảm con người là sản phẩm của sự phát triển
lịch sử xã hội, thực hiện các chức năng xã hội và giúp con người
vận thành tốt các mối quan hệ xã hội. Xúc cảm, tình cảm hình
thành phát triển ở mỗi cá nhân nhưng nội dung của nó lại mang
tính xã hội - lịch sử. Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau
thì tình cảm thể hiện của chủ thể mang đặc trưng của giai đoạn
lịch sử đó, biểu hiện phương thức sản xuất xã hội trong giai
đoạn đó. Ví dụ, tình cảm thẩm mĩ như quan niệm về cái đẹp ở
mỗi giai đoạn lịch sử - xã hội khác nhau sẽ có những nội dung
khác nhau, 'lom lại tính xã hội thể hiện ở:
Điều kiện hình thành: xúc cảm - tình cảm hình thành trong
hoạt động, giao tiếp.

270
Nôi duns tình càm: phàn ánh tính chất xã hội, thời đại mà
chù thê sống.
Phương thức hiểu hiện: mang tính vãn hóa, giáo dục.

c. Tính khái quát của tình cảm


Tinh cảm có dược là do tổng hợp hóa, động hình hóa, khái
quát hóa những xúc cảm cùng loại, vì vậy tình cảm thể hiện thái
độ cùa con người với các sự vật hiện tượng cùng loại chứ không
chỉ với từng sự vật hiện tượng đơn lẻ. Đây là sự khác biệt giữa
xúc cảm và tình cảm. Ví dụ, con người có tình cảm đạo đức yêu
hòa bình, ghét chiến tranh thì với bất cứ một quốc gia nào, dân
tộc nào bị đàn áp, bóc lột con người đó đều thể hiện sự phản đối,
đấu tranh chống lại cái ác. Hồ Chí Minh của dân tộc Việt Nam
không chỉ đấu tranh cho dân tộc Việt Nam bị áp bức mà đấu
tranh cho tất cả các dân tộc bị áp bức khác trên thế giới, đấu
tranh vì nhân loại.

d. Tính ổn dịrth của tình cdm


Tình cảm là những thái độ ổn định của con người trước hiện
thực, đối với bản thân, với những người xung quanh. Khi tình cảm
được hình thành thì nó sẽ tạo thành kết cấu tâm lý ổn định, tiềm
tàng của nhân cách. Tinh cảm của con người khó hình thành, cần
phải có những điều kiện nhất định mới hình thành được tinh cảm
và cũng vì thế mà nó khó mất đi, bổn vững và ổn đinh.

e. Tính chân thực của tình cảm


Tinh cảm phản ánh chân thực nội tâm và thái độ của chủ thể
với hiện thực khách quan. Khi chủ thể có tình cảm sẽ bộc lộ
những rung động và hành vi chân thực nhất, tuy nhiên, có những

271
trường hợp chủ thể che dấu tình cảm của mình trước người khác
nhưng chính bản thân họ biết được tình cảm của mình như thế
nào và có thể đến một thời điểm nhất định, chủ thể sẽ không thể
che dấu được tình cảm của mình.

/ . Tính đối cực của tình cảm

Tinh cảm phản ánh sự vật hiện tượng trong mối liên quan
với nhu cầu và động cơ của chủ thể. Khi nhu cầu được ihỏa mãn
thì chủ thể thể hiện những xúc cảm, tình cảm tích cực và ngược
lại khi không thỏa mãn sẽ thể hiện sự tiêu cực. Trong thực tế,
không phải tất cả nhu cầu của con người đều được thỏa mãn vì
thế những cặp tình cảm đối lập nhau luôn nảy sinh như: yêu -
ghét, hạnh phúc - bất hạnh, sung sướng - đau khổ vv... Chính
tính đối cực của tình cảm làm đời sống tình cảm của con người
thêm phong phú, sinh động và phức tạp.

4. Các loại tình cảm

Dựa trên sự thỏa mãn hay không thỏa mãn của hai loại nhu
cầu là nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội, chúng ta có thể chia
tình cảm thành 2 loại:

a. Tình cảm cấp thấp


Tinh cảm cấp thấp nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa
mãn các nhu cầu sinh học. Thí dụ, sự thoải mái sau khi được
uống cốc nước mát vào giữa trưa hè, sau một giấc ngủ sâu và đủ
thời gian, chúng ta thấy khoan khoái khi ngủ dậy...

b. Tình cảm cấp cao


Tinh cảm cấp cao nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa
mãn các nhu cầu xã hội. Tinh cảm cấp cao phản ánh thái độ của

272
con người với những mặt hiểu hiện khác nhau của dời sống xã
hội. lình cảm cao cấp bao gồm:
Tình càni đạo đức
Tinh cảm đạo đức là tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn
hay không thỏa mãn những nhu cẩu đạo đức của con người. Nó
b iể u t h ị th á i đ ộ c ủ a COI1 n g ư ờ i vớ i c á c y ê u c ầ u đ ạ o đứ c tro n g x ã
hội, trong quan hệ giữa con người với con người, với cộng đồng,
với xã hội như tình bạn, tình đổng chí, tình yêu tổ quốc v.v...
Khi con người không có tình cảm đạo đức tích cực thì sẽ nảy
sinh tính tàn ác, tàn phá xã hội.
Tình cảm trí tuệ
Tinh cảm trí tuệ là thái độ rung cảm của con người đối với
việc nhận Ihức các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội.
Một con người có tình cảm trí tuệ thường thể hiện sự ham hiểu
biết, óc hoài nghi khoa học và nhạy cảm với cái mới. Khi con
người có tinh cảm trí tuệ thì sẽ có mong muốn nhận thức thế
giới đồng thời mong muốn cải tạo thế giới, khẳng định năng [ực
của bản thân.
Tình cảm thẩm mĩ
Tinh cảm thẩm mỹ là loại tình cảm thường biểu hiện khi
người ta rung cảm trong việc tiếp xúc với những sự vật, hiện
tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn đến
nhu cầu về cái đẹp. Đánh giá tĩnh cảm thẩm mĩ bằng các thị
hiếu thẩm mĩ, trạng thái khoái cảm nghệ thuật. Tinh cảm thẩm
m ĩ được quy định bởi xã hội và phản ánh trình độ phát triển của
xã hội. Mức đọ cao của lình cảm thẩm mĩ là C O I 1 người không
chỉ rung cảm với cái đẹp của hình thức mà cả cái đẹp trong nội
dung đời sống và tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, cái đẹp là cái
mà cuộc sống biểu hiện hay cái làm ta nhớ lại về cuộc sống.

273
T ìn h c ả m hoạt động

Tinh cảm hoạt động là những loại tình cảm dược sinh ra từ
chính bàn thân hoạt động của con người, những thay đổi của
hoạt động, những thành công hay thất bại, những khó khãn v.v...
Con người có tình cảm hoạt động thường thể hiện tình yêu lao
động, tôn trọng người lao động và các giá trị mà người lao động
tạo ra. Mức độ cao của tình cảm hoạt động đó là sự say mê làm
việc, sáng tạo và cống hiến.
Việc phân chia các loại tình cảm trên đây chỉ là tương đối,
không có sự tách biệt hoàn toàn giữa các loại tình cảm này mà
chúng luôn có sự đan xen lẫn nhau, tác động và ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau và cần thiết phải giáo dục tổng hợp các loại tình
cảm trên. Từ việc hiểu được nội dung, ý nghĩa của các loại tình
cảm, chúng ta cần phải xây dựng những hoạt động phù hợp với
loại tinh cảm để tác động giáo dục hiệu quả nhất đến con người,
đặc biệt là hình thành được những xúc cảm, tình cảm tích cực.

5. Các mức độ của tình cảm

Tình cảm của con người rất đa dạng và phong phú cả về nội
dung và hình thức biểu hiện. Nó diễn ra ở cả ba loại là các quá
trình tâm lý, các trạng thái tàm lý và các thuộc tính tâm lý. Đây
là các mức độ khác nhau cùa đời sống tình cảm cá nhân. Dựa
trên các càn cứ: cường độ, thời gian, độ khái quát và tính có ý
thức của các hiện tượng xúc cảm đó. Chúng ta chia thành các
mức độ tình cảm sau:

a. Màu sắc xúc cảm của cảm giác


Đây là mức độ phản ánh đầu tiên của tình cảm và thường di
kèm với một quá trình cảm giác. Màu sắc xúc cảm của cảm giác

274
thường gắn liên với một thuộc tính nào đỏ của sự vật hiện tượng
gây nên, mòi thuộc lính riêng lẻ của sự vật hiện tượng thường
gày ra một máu sắc xúc cảm nhâì định. Ví dụ, màu dỏ cho
chúng ta sác thái cảm xúc “nóng, câng thắng”, màu tráng cho
chúng ta cảm xúc “ mát mẻ, lành lạnh”. Nhiệt độ khác nhau tạo
cho chúng ta các màu sắc xúc cảm khác nhau. Màu sắc xúc cảm
của cảm giác thường diễn ra nhẹ nhàng, tự nhicn và không được
chủ thể ý thức rõ nét. Tuv nhiên, mức độ này rất quan trọng đế
hình thành tình cảm. Ví dụ. khi chúng ta đi làm cảm giác thoải
m ái, nơi làm việc mát mẻ, màu sắc dễ chịu v.v... thì sẽ là cơ sở
giúp chúng ta cảm thấy thích thú, mong muốn làm việc và dần
d ần hình thành các mức độ khác nhau của tình cảm.

b. Xúc cảm
Xúc cảm là những rung động diễn ra trong khoảng thời gian
ngắn, phản ánh những biến cố, sự kiện liên quan đến cuộc sống
C'ảa cá nhân hay tập thể. Xúc cảm xảy ra nhanh, mạnh mẽ, rõ rệt
hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. Nhiều tác giả đã
pihân loại xúc cảm theo các cách khác nhau. V.Wundt (1832 -
1920) đã đưa ra ba chiều để đo các xúc cảm cơ bản: hài lòng -
lehông hài lòng, căng thẳng - thoải mái; kích động - yên tĩnh.
R.Plutchk chia xúc cảm thành 8 xúc cảm cơ bản: vui - buồn;
n gạc nhiên - để phòng; chấp nhận - ghê tởm; sợ hãi - giận giữ.
C.Izard đưa ra mô hình có 10 xúc cảm: vui, buồn, ngạc nhicn,
g iận dữ, chán ghét, coi khinh, sợ hãi, hổ thẹn, tội lỗi, quan tâm.
C ác xúc cảm cơ bản này kết hợp với nhau sẽ tạo ra các xúc cảm
k-hác nhau của đời sống tình cảm.

275
c. Xúc động
Xúc động là một dạng đặc biệt của xúc cảm. Xúc động diễn
ra trong khoảng thời gian ngắn, có cường độ mạnh và nó hoàn
toàn chiếm lĩnh tâm lý con người. Khi xảy ra những cơn xúc
động thì chủ thể không làm chủ được bản thân minh, không ý
thức được hậu quả hành động của mình. Xét về cơ chế sinh lý
thần kinh, khi xúc động xuất hiện thì các trung tâm dưới vỏ não
được giải phóng khỏi sự kiểm soát và điều chỉnh của vỏ não, do
đó sự điều chỉnh của ý chí là rất khó khăn. Các xúc động rất khó
kiểm soát nhưng nếu thay đổi hoàn cảnh, nỗ lực của ý chí hoặc
chuyển sang hoạt động khác thì có thể giảm bớt được các cơn
xúc động. Ví dụ như “cơn ghen, cơn giận” ; “cả giận, mất khôn”;
“chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, đánh được người
thì mặt vàng như nghệ” .

d. Tàm trạng
Tâm trạng cũng là một dạng xúc cảm, có cường độ tương
đối yếu và diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài, trở thành
một trạng thái cảm xúc và bao trùm lên toàn bộ hoạt động của
con người. Sự khác biệt giữa tâm trạng và xúc động ở chỗ: xúc
động mang tính chất tình huống, cường độ mạnh, có đối tượng
rõ nét còn tâm trạng không có đối tượng rõ ràng và không mang
tính tình huống. Thông thường con người ít ý thức được nguyên
nhân sâu xa gây ra tâm trạng của bản thân. Tâm trạng có ảnh
hường 1ỚI1 đến cuộc sống cùa C O I1 Iigưừi. Khi chủ thể ử vào tâm
trạng tích cực (phấn chấn, vui vẻ, lạc quan, yêu đời vv...) thì con
người làm việc hiệu quả hơn, tác động tốt đến sức khỏe, ngược
lại, khi ờ vào tâm trạng tiêu cực (chán nản, bi quan, đau khổ) thì

276
con người không tích cực hoạt động, hiệu quà còng việc sẽ giảm
và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy,
chúng ta phải luôn diều chỉnh để có được những tâm trạng tích
cực, tránh rơi vào những tâm trạng tiêu cực không đáng có.
e. Tinh cảm

Hình 6.2: Tình mẫu tử

Tình cảm là mức độ cao nhất trong đời sống xúc cảm, tình
cảm của con người, là thái độ ổn định của con người đối với
hiện thực, đối với bản thân và trở thành thuộc tính tâm lý của
nhân cách. Tinh cảm luôn gắn liền với việc nhận thức rõ ràng về
các chuẩn mực xã hội có liên quan đến con người. Sự say mê đó
là sự thể hiện rõ ràng nhất của tình cảm có cường độ mạnh, diễn
ra trong thời gian dài và được chủ thể ý thức rõ ràng. Khi giáo
dục hình thành tình cảm ở con người đạt đến mức say mê là giáo
dục thành công. Một học sinh say mê học tập, một cô cõng nhân
say mê vói công việc, người giáo viên say mê với nghề v.v...
những niềm say mc này sẽ giúp chúng ta làm được nhiều điều
tốt đẹp và có giá trị cho cuộc sống.

277
6. C á c q u y lu ậ t c ủ a tìn h c ả m

Các biểu hiện của tình cảm, xúc cảm ở con người diễn ra vô
cùng phức tạp và đa dạng. Muốn điều chỉnh và hình thành tình
cảm thì chúng ta cần phải biết các quy luật của tình cảm. Nhưng
tình cảm cùa con người vô cùng phức tạp nên việc chỉ rõ được
các quy luật của nó là một cóng việc khó khăn dối với các nhà
tâm lý học. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học cũng đã chi ra được
những quy luật tình cảm cơ bản làm cơ sờ cho việc giáo dục tình
cảm của con người.

a. Quy luật hình thành tình cảm


Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm, do các xúc
cảm cùng loại được động hình hoá, tổng hợp hoá, khái quát hoá
mà thành. Ví dụ: tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc
cảm dương tính do cha mẹ đem lại trong suốt quá trình lớn khôn
của đứa trẻ tạo thành. Vì vậy, chúng ta muốn hình thành tình
cảm cho học sinh thì phải bắt đầu từ những xúc cảm. Không có
xúc cảm, rung động thì không có tình cảm nào cả, chỉ thuyết
giáo không đủ để gây nên tình cảm. Đặc biệt là tình cảm dương
tính chỉ nảy sinh khi nhu cầu của chủ thể được thoả mãn và nếu
không được thoả mãn thì tình cảm âm tính cũng sẽ xuất hiện.

b. Quy luật thích ứng


Một xúc cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, không
đổi, đơn điệu sẽ suy yếu dần. Đây còn gọi là hiện tượng chai dạn
của tình cảm. Ví dụ: xa thương, gần thường. Quy luật này cho
ihấy để có được tình cảm lâu bền thì con người cần có ý thức
làm mới lại xúc cảm, tình cảm của mình để tình cảm, xúc cảm

278
luôn được cùng cô và bén vững. Trong giáo dục. quy luậl này có
giá trị giáo dục tình cám âin lính. Thí dụ: những học sinh nhút
nhát, sợ gọi lên bảng, không tư tin, thì giáo viên thường xuyên
“ ưu ticn” gọi học sinh đó lên bàng, với câu hỏi vừa sức và một
thái độ khuyến khích, dộng viên nhầm củng cổ sự tự tin thì chắc
chắn học sinh đó sẽ can đảm hơn khi dứng trước dõng người.

c. Quy luật láy lan


Xúc cảm, tình cảm có thể lan truyền từ người này sang
người khác. Ccf sờ cùa uuv luật này chính là tính xã hội trong
tình cảm của con người. Những hiện tượng lây lan tình cảm
thường gặp trong cuộc sống như: “vui lây, buồn lây, cảm thông,
đổng c ả m ...”, “một con ngựa đau cả tàu không án cỏ” . Tinh
cảm tập thể, tâm trạng xã hội được hình thành trên cơ sở nàv. Sự
láy lan tình cảm có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Những xúc
cảm, tình cảm dương tính lây lan trong nhóm, cộng đổng sẽ tạo
ra sức mạnh, tãng cường hiệu quả hoạt động, ngược lại, những
xúc cảm, tình cảm tiêu cực sẽ tạo ra sự chán trường, tính ỳ trong
hoạt động. Sự hoảng loạn là một biểu hiện rõ nét của quy luật
tình cảm này như hoàng loạn về bệnh dịch, động đất, chiến
tranh. Quv luật này có một ý nghĩa lớn trong các hoạt động tập
thể của con người như ỉao động, học tập, chiến đấu. Trong giáo
dục, quy luật này là cơ sở của nguycn tấc giáo dục bằng tập thổ
và thòng qua tập thể.

d. Quy luật cảm ứng


Bàn chất của quy luật này thể hiện ở sự tác động qua lại
giữa xúc cảm âm tính và dương tính, cùng một loại. Một thể
nghiệm này có thể làm tăng cường hoặc giảm đi một thể nghiệm

279
khác, xảy ra đổng ihời hay nối tiếp với nó. Ví dụ: yẽu nhiều - ghét
nhiều (đôi lập); có mới nới cũ (xảy ra nôi tiếp); khi chấm hài, một
giáo viên bực mình vì toàn bài kém, đột nhiên có một bài khá tiì
giáo viên đó cảm thấy hài lòng về bài làm nhiều hơn so vói giá '.rị
thực của nó. Trong văn học dùng quy luật này để xây dựng các tình
tiết, tính cách của nhân vật nhằm thoả mãn nhu cầu thẩm mv và
đạo đức của người đọc. Trong giáo dục tình cảm và tư tưởng, bién
pháp “ôn nghèo, nhớ khổ” ; “ôn cố, tri ân”, phương pháp “bùng nổ”
của A.X.Macarencô được sử dụng rất nhiều.

e. Quy luật di chuyển


Xúc cảm - tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối
tượng này sang đối tượng khác, thí dụ hiện tượng “vơ đũa cả
nắm ”, “ giận cá chém thớt” .
Xúc cảm, tình cảm ở chủ thể có thổ chuyển sang đối tương
có liên quan, gần gũi. Cách này hay được khai thác nhiều trong
văn học và đời sống hàng ngày, thí dụ như:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bây nhiêu ”
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng ”
(Ca dao)
Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát tiái
độ xúc cảm của mình, làm cho nó có tính chon lọc tích CI C,

tránh “vơ đũa cả nắm, giận cá chém thớt”, và cũng tránh ìn h


cảm tràn lan, khỏng biên giới. Tuy nhiên, các nhà giáo dục loai
thác quy luật này trong việc hình thành tình yêu với các lội

280
dun« giáo dục hay các môn khoa học ở người học hang cách di
chuvến tình cảm từ việc tôn trọng và yèu quý thầy.

/ . Quy luật plia trộn

Sự pha trộn cùa tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính với
màu sắc dưưng tính cúa nó. Hơn nữa màu sắc âm tính còn là
nguồn gốc và diều kiện để náy sinh màu sắc dương tính. Hai
tình cảm dối lập nhau cùng tồn tại trong một con người, chúng
không loại trừ mà quy định lẫn nhau. Mặt khác, sự pha trộn giữa
các xúc cảm, tình cảm có thể làm tăng cường một trong hai cảm
xúc đó. Ví dụ: cảm xúc lo âu và tự hào; ycu và ghét. Sự thông
nhất cùa các mật đối lập trong đời sống xúc cảm, tình cảm cho
thấy đời sống tám lý của con người rất phức tạp, luồn có nhũng
nhu cầu và thái độ khác nhau đối với cùng một đối tượng.

II. Ý C H Í

1. Khái niệm V chí

a. Một sô quan điểm vé ý chí


Trong tiến trình phát triển của loài người cho thấy ban đầu
con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Tuy nhicn,
con người một mặt vẫn sống nhờ vào tự nhiên, mặt khác đã tiến
hành cải tạo, biến đổi thế giới xung quanh để phục vụ cuộc sống
cho mình, v ề mặt vãn hóa, con người đã nỗ lực xây dựng và
phát triển phong phú, sâu sắc nền văn hóa nhân loại. Con người
đã thực sự làm thay đổi bản thàn, tự nhiên và xã hội. Trong quá
trình tác động vào hiện thực khách quan, con người thường gặp
các khó khăn do cả từ phía chủ quan lẫn khách quan. Con người

281
muôn đạt được những mục đích dề ra cần phải có nỗ lực ý chí để
khắc phục nlũmg khó khăn đó, để buộc thiên nhiên phải phục vụ
con người cũng như tạo ra một nền vãn hóa của riêng loài người.
Hoạt động của con người luôn có ý thức, có ý CỈ1Í Iron cơ sở nhận
thức về mục đích và phương tiện cần thiết để đạt được mục đích đó.
Đã có nhiều tác giá tiến hành nghiên cứu về ý chí và đã xây
dựng nên những lý thuyết để giải thích về ý chí của con người.
Các lý thuyết cần phải kể đến như:
Thuyết Duy lý mà đại diện là các nhà duv tâm chủ quan như
Mach Emst (Áo, 1838 - 1916), Cant Manuyen (Đức, 1724 -
1800), Beccli Giooc (Anh, 1684 - 1753) đã cho rằng ý chí là
một loại hiện tượng tinh thần không có liên quan gì đến hoạt
động của não.
Các nhà duy tâm khách quan đại điện là Claude Adrien
Helvetius (1715 - 1771) cho rằng, V chí không có bản ngã mà
chỉ là sự phản ánh thế giới mà thôi và không chịu chế ước của
bất kì trường hợp nào. Như vậy, con người phụ thuộc và chịu sự
điều chỉnh của hiện thực khách quan. Con người không có bản
ngã, không có ý thức mà ý thức của con người do hiện thực
khạch quan quyết định.
Lý thuyết Cảm xúc mà đại diện là nhà tâm lý học người Mĩ
Carroll Elzard cho rằng, các cảm xúc tạo nên hệ thống động cơ
chính của con người và ý chí là khát vọng chiến thắng một khát
vọng khác. Con người luôn có những khát vọng khác nhau và ý
chí là sự quyết định, chiến thắng của khát vọng mạnh nhất.
Như vậy, thuyết cảm xúc cho rằng, nguyên nhân gây ra hành
động ý chí, làm cho con người có ý chí là cảm xúc, cơ sở của ý
chí là khát vọng dược kéo dài sự thỏa mãn và tránh sự đau khổ.

282
C húng (a có thể giáo clục V chí cho con người thông qua giáo
due cảm xúc.
Thu yết Xã hội mil dại diện là Blonchc (người Pháp) cho
rằng, con người có ý chí khi phụrm sự một lý tưởng cao cả. Ý
chí chì thực hiện những mệnh lệnh của tập thê, m ệnh lệnh xã
h ộ i . N h ư v ậ y , x ã h ộ i là c ơ s ớ c ủ a V c h í , c o n n g ư ờ i s ố n g tr o n g
một xã hội có những lv tưởng cao đẹp thì sẽ xuất hiện V chí
nhiều hơn và ngược lại trong xã hội không có những lý tưởng
cao đẹp thì sẽ xuất hiện ý chí ít hơn. Theo thuyết này thì ý chí
cùa con người phụ thuộc vào mói trường và con người hoại động
một cách thụ động và máy móc.
Quan niệm của các nhà tám lý học duy vật biện chứng cho
rằng, ý chí của con người cũng như tất cả các chức năng tâm lý
khác đều xuất hiện và phát triển trong quá trình phát triển của
lịch sử xã hội loài người thông qua các quan hộ trong lao động
sản xuất và trong các quan hệ xã hội. Cơ sờ xuất hiện ý chí cùậ
con người là sự hiểu biết về mục đích và phương thức để đạt đến
mục đích đó như thế nào.
Các lý thuyết trên đã đưa ra những nhận định về ý chí của
con người ở các góc độ khác nhau. Họ đã tiến hành phân tích
các nguyên nhân kích thích ý chí của con người trong bản thân
quá trinh ý chí và đưa ra những yếu tố quan trọng nhất tác động
đến ý chí của con người với mong muốn tác động vào những yếu
tố đó để hình thành ý chí cho con người.

b. Định nghĩa ý chí


Ý chí của con người được thể hiện trong một hành động
nhất định. Hành động này phải mang tính mục đích và kết quả
của hành động có ý nghĩa với cả cá nhân và xã hội. Do đó, ỷ chí

283
là mặt năng dộng cùa ỷ thức, giúp con người diều khiên và (ìiêu
chỉnh những hoạt dộ/iịỊ cùa cá nhân, khắc phục mọi klió khàn,
trở ngại nhằm dạt được mục đích đề ra.
- Ý chí được coi là mặt năng động cùa ý thức, mặt biểu hiện
cụ thể của ý thức trong thục tiễn, ờ đó con người tự giác thực
hiện mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn các
biện pháp vượt qua mọi trờ ngại, khó khăn để thực hiện đến
cùng mục đích đặt ra.
- Ý chí bao gồm cả mặt nãng động của trí tuệ, khẳng định
năng lực trí tuệ của mỗi con người và khả năng thực hiện được
hành động ý chí.
- Ý chí thể hiện mặt năng động của tình cảm đạo đức, là hình
thức điéu khiển, điểu chỉnh hành vi tích cực nhất của con người.
Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở cường độ ý chí
mạnh hay yếu mà chủ yếu là nội dung đạo đức có ý nghĩa của
mục đích mà ý chí nỗ lực vươn tới.

c. Các phẩm chất ý chí của nhân cách


Trong quá trình thực hiện hành động để đạt đến mục đích đặt
ra thì con người sẽ hình thành cho mình nhũng phẩm chất ý chí để
thực hiện hành động đó, nó có ý nghĩa rất lớn cho đời sống và lao
động của cá nhân. Ý chí được thể hiện qua các mặt sau:
Tính mục đích: Mỗi con người có ý chí cẩn biết xác định
mục đích cho hoạt động của mình và cuộc sống của mình Iĩiột
cách tự giác. Tính mục đích giúp con người điều chỉnh hành vi
trong quá trình hoạt động. Tính mục đích của ý chí phụ thuộc
vào thế giới quan và nhăn sinh quan, nội dung đạo đức và tính
giai cấp của nhân cách mang ý chí.

284
Tính độc lập: Con người có tính độc lạp nghĩa là người đó
c ó n ă n g lự c q u y ế t đ ịn h v à thự c h iệ n h à n h đ ộ n g d ự k iế n th e o

quan điểm và niềm tin của chính mình, khỏng chịu ảnh hường
cùa các vếu tố bên ngoài. Con người biết lắng nghe ý kiến, chấp
nhận lời khuyên của người khác khi những lời khuyên đó là
đúng đắn và có sự sàng lọc theo niềm tin cùa cá nhản. Tính độc
lập không phải là sự hảo thủ, cố chấp, phủ nhận tất cả ý kiến của
112ười khác.
Tính quyết đoán, là khả năng đưa ra những quyết định kịp
thời, dứt khoát không những dao động không cần thiết dựa trẽn
cư sở tính toán, cán nhắc kỹ càng. Khi đưa ra quyết định, con
người tin tường sâu sác về các quyết định của mình là đúng đắn
và tiến hành thực hiện các quyết định đó. Tuv nhiên, người có
tính quyết đoán là những người biết lắng nghe người khác, có
kiến thức, tự tin chứ không phải là những người hành dộng theo
cảm tính, thiếu suy nghĩ, thiếu chín chắn.
Tính kiên cường: Tính kiên cường của ý chí nói lên cường
độ ý chí cho phép con người có những quyết định đúng đắn, kịp
thời trong những hoàn cảnh khó khãn và kiên trì thực hiện đến
cùng mục đích đã xác định.
Tính bền bỉ: Thể hiện ở sự khắc phục khó khăn, trở ngại
khách quan và chủ quan để đạt được mục đích đề ra. Người có
tính bền bỉ luồn là người nỗ lực cố gắng, lạc quan cho dù gặp
những khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Bển bỉ không có
nghĩa là lì lợm, bướng bỉnh, theo đuổi mục đích mù quáng. Tính
bền bỉ là một phẩm chất ý chí rất cẩn thiết trong giáo dục vì sự
nghiệp trổng người không phải là một việc làm đơn giản, dễ
dàng.

285
Tính tự chủ: Là khả năng làm chủ hành vi của hàn thán mình,
kìm hãm những xúc cảm, hoạt động không cần thiết. Người tự chù
th ắ n g được n h ữ n g th ú c đ ẩ y k h ô n g m o n g m u ố n , nhữ ng tá c đ ộ n g c ó

tính xung động, những xúc động ờ trong mình, biết tự phê phán
mình tránh đi những hành vi không suy nghĩ. Tính tự chủ rất cần
thiết với người giáo viên vì nó tránh đi sự nóng giận, cục cằn cũng
như nhũng trạng thái tâm lý tiêu cực như chán nản. thất vọng khi
làm việc với học sinh, với đồng nghiệp.
Tính dũng cảm: Đó là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng
vượt tới mục đích, bất chấp khó khãn, nguy hiểm cho tính mạng
hay lợi ích của bản thân:
Việc phân chia các đặc tính trên có ý nghĩa về mặt khoa
học, tròn thực tô' các phẩm chất ý chí này luôn gắn bó hữu cơ với
nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên ý chí cao của con người.

2. H àn h động ý chí

a. Định nghĩa
Ý chí là một phẩm chất quan trọng trong nhân cách của con
người. Tuy vậy, ý chí con người như thế nào thì phải được thể
hiện qua hành động để đạt được mục đích đặt ra. Vì vậy, hành
động ỷ chí là hành dộng có ỷ thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực
khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích dã đề ra.
Hành động ý chí của con người có những đặc điểm sau:
- Hành động ý chí xuất hiện khi gặp khó khăn trở ngại.
- Nguồn gốc của hành động ý chí do cơ chế động cơ hoá
hành động, trong đó chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích để
từ đó quyết định có hành động hay không.

286
- Hành dộng V chí được V thức rõ ràng và chứa đựng nội
(lung đạo đức.
- Hành động V chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm
tra c ủ a ý th ứ c , lu ô n c ó sư n ỗ lực k h ắ c p h ụ c k h ó k h ă n , trở n g ạ i đ ể

dạt được mục đích để ra.


Từ những đãc đicm trên, người ta chia thành ha loại hành
d ộ n g V c h í:

- Hành động ý chí đơn giản: là những hành động có mục


đích nhung chưa thể hiện rõ các đặc điêm của hành động ý chí.
- Hành động ý chí cấp hách: đây là những hành động xảv ra
trong một thời gian ngắn đòi hỏi sự quyết định và giải quvết
nhanh.
- Hành động ý chí phức tạp: là những hành động ý chí điển
hình thể hiện rõ ràng các đặc điểm của hành động ý chí. Ý chí
con người được bộc lộ rõ qua hành động ý chí điển hình này.

b.Cấu trúc của hành động ý chí


Trong một hành động ý chí điển hình thường có 3 giai đoạn
cơ bản sau: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn
dánh giá kết quả thực hiện.
- Giai đoạn chuẩn bị: Đày là giai đoạn hành động trí tuệ,
suy nghĩ và cân nhắc các khả nâng khác nhau. Giai đoạn chuẩn
bị gồm các bước sau:
+ Đật ra và ý thức rõ mục đích của hành động - nghĩa là xác
định mục đích, hình thành dộng cơ để chọn lấy một mục đích,
một động cơ nổi bật. Việc đấu tranh động cơ còn diẻn ra trong
suốt quá trình hoạt động.

287
f Lập kế hoạch, lựa chọn biện pháp và phương tiện hành động:
Khi xác định được dộng cơ và mục đích thì chủ thế sắp xếp, lên kế
hoạch và lựa chọn phương tiện để thực hiện hành động.
+ Quyết định hành động: Đây là bước cuối của giai đoạn
chuẩn bị, khi đó chủ thể đã lựa chọn được một mục đích,
phương pháp, phương tiện thực hiện theo một kế hoạch nhất
định.
- Giai đoạn thực hiện: Đây là giai đoạn chuyển từ ý tưởng
sang hành động, biến nguyện vọng thành hiện thực. Giai đoạn
thực hiện diễn ra dưới hai hình thức:
+ Thực hiện hành động bên ngoài.
+ Thực hiện hành động ý chí bên trong (hay kìm hãm các
hành động bên ngoài).
Trong quá trình hành động, con người có thể gặp phải
những khó khăn trở ngại mà đòi hỏi con người phải nỗ lực vượt
qua các khó khãn đó để nhằm thực hiện được mục đích đã định
ra. Những khó khăn đó bao gồm cả khó khãn bên ngoài (các yếu
tố khách quan) và khó khăn bên trong (các yếu tố chủ quan). Ý
chí thể hiện tập trung và rõ'ràng khi nó khắc phục các khó khăn
để đạt được mục đích đặt ra bằng sự nỗ lực của bản thân.
- Giai đoạn đánh giá kết quả thực hiện : Sau giai đoạn thực
hiện sẽ đạt được kết quả nhất định. Việc con người tiến hành
đánh giá các kết quả của hành động đã đạt được là vô cùng cần
th iế t đ c rú t ra đư ợ c n h ữ n g k in h n g h iệ m c h o h à n h đ ộ n g sau.

Kết quả hành động phù hợp với mục đích đặt ra thường đem
lại sự hài lòng, thỏa mãn và ngược lại. Ngoài việc kiểm tra mục
đích của hành động, kết quà đánh giá còn trở thành động cơ đối

288
với các hoạt động tiếp theo. Khi đánh giá tốt sẽ kích thích việc
tiếp lục tăng cường hành động đang thực hiện, ngược lại„đánli giá
khôn 2 tốt sẽ dản đến đình chì hoặc sửa chữa hành động hiện tại.
Trong một hành động ý chí điển hình thì ba giai đoạn này
có liên quan hữu cơ, nôi tiếp và bổ sung cho nhau.

3. H ành động tự động hóa

Ngoài hành dộng bản năng, hành động ý chí ử con người
còn có hành động tự động hóa. Hành động tự động hóa là toại
hành dộng lúc dấu là hành động có ý thức, có ỷ chí nhưng được
lặp di lặp lại nhiều lơn hoặc do luyện tập mà hành động đỏ trở
thành tự động hóa, không cần có sự kiểm soát trực tiếp của V
thức mà vẫn dạt kết quả.
Hành động tự động hóa được chia làm hai loại là: Kĩ xảo và
thói quen.
- Kĩ xảo là loại hành động tự động hóa nhờ luyện tập. Kĩ
xảo có những đặc điểm sau:
+ Mức độ tham gia của ý chí là rất ít, thậm chí ở mức độ nào
đó không có sự tham gia của ý chí.
\
+ Kĩ xảo không chỉ được kiểm tra bằng mắt mà còn được
kiểm tra bằng cảm giác vận động.
+ Kĩ xảo loại bỏ những động tác thừa làm cho hành dộng
diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
+ Kĩ xảo càng được hình thành cao bao nhiêu sẽ làm cho hiệu
quả hành động lăng bấy nhicu và thể hiện năng lực của cá nhân.
Thói quen là hành động tự động hóa ổn định trờ thành nhu
cẩu của con người, thói quen thường gắn với thái độ, nhu cầu,

289
hứng thú v.v... Viộc hình thành cũng như việc xóa đi một thói
quen rất khó khăn. Chính vì vậy, chúng ta cần thiết phải quan tâm
đến việc hình thành thói quen ở con người, cẩn hình thành thói
quen tốt và tránh đi những thói quen xấu. Những thói quen tốt sẽ
làm cho hoạt động của con người nhẹ nhàng, đỡ tốn sức lực và tinh
thần mà vẫn đạt kết quà tốt. Đánh giá ý nghĩa của việc hình thành
thói quen tích cực cho học sinh ngay từ nhỏ đã được nhà giáo dục
học người Nga K.D.Usinxki nhận xét: Giáo dục mà không có thói
quen như lâu đài xây dựng trên bãi cát, thói quen là cơ sở của hệ
thống giáo dục, là đòn bẩy của giáo dục.
Kĩ xảo và thói quen đều là hành động tự động hóa nhưng
đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển có khác nhau được
thể hiện như sau
Kĩ xảo Thói quen
- Mang tính chất kỹ thuật. - Gắn với nhu cáu, nếp sống.
- Được đánh giả vé mặt thao tác. - Được đảnh giá vé mặt dạo đức.
- ít gắn với tình huổng. - Thường gắn với tỉnh huống cụ thể.
- Có thể ít bén vững nếu khỏng thường - Bén vững, ăn sâu váo nếp sống.
xuyên luyện tệp, củng cố.
- Hỉnh thành chủ yếu nhờ luyện tập có • Hỉnh thành bằng nhiéu con đường: Sự
mục đích và có hệ thống. lặp lại đơn giản máy móc, bắt chước, sự
giáo dục và tự giáo dục.

4. Quy luật hình th à n h kỷ xảo

Kĩ xảo hình thành là do luyện tập có mục đích, hệ thống,


cùng cố và hoàn thiện hành động. Có một số quy luật hình thành
kỹ xảo như sau:

290
a. Quy luật về sự tiến bộ kháng dồng đều của các kỹ xảo
Trong quá trình luyện tập các kỹ xảo có sự phát triển không
đồng đều giữa các kỹ xảo. Có kỹ xảo luyện tập lúc đầu tiến bộ
nhanh sau chậm lại, hoặc ngược lại, hoặc chỉ nhanh trong một
giai đoạn nhất (lịnh và đến giai đoạn khác lại chậm ... Vì vậy,
c h ú n g ta cá n p h ả i c h ú V k h i h ìn h th à n h k ỹ x ả o , p h ả i k iê n trì,

không nóng vội, không chủ quan.

b. Quy luật “đỉnh "của phương pháp luyện tập


Mỗi phương pháp chỉ đạt đến một kết quả cao nhất của
phương pháp đó mà thôi. Muốn đạt hiểu quà cao hơn cần phải
thav đổi phương pháp đang sử dụng sang phương pháp mới có
kết quả cao hơn. Trong giáo dục và phương pháp dạy và học,
người giáo viên cần lưu ý sự biến đổi của các phương pháp để
giúp cho học sinh tiếp thu được hiệu quả nhất.

c. Quy luật vê sự tác động qua lại giữa kỹ xảo đã có và kỹ


xảo mới
Đây là sự ảnh hưởng hai chiều: (1) Kĩ xảo cũ ảnh hưởng tốt
đến kỹ xảo mới, làm cho kỹ xảo mới dễ dàng hơn, thí dụ; việc
đánh máy chữ thành thạo sẽ thuận lợi hóa việc đánh máy tính.
(2) Kĩ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại cho việc hình thành
kỹ xảo mới. Đó là hiện tượng giao thoa kỹ xảo. Ví dụ: một
người giỏi bóng bàn khi chơi cấu lóng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

d. Quy luật dập tắt kỹ xảo


Một kỹ xảo được hình thành nếu không củng cố luyện tập
và sử dụn" thường xuyên thì sẽ bị suy yếu và mất hẳn đi. Vấn đề
“vãn ôn võ luyện” là vô cùng quan trọng.

291
5. G i á o d ụ c v à r è n lu y ệ n ý c h í

Việc giáo dục và rèn luyện ý chí cho học sinh - sinh viên là
một việc làm vô cùng cần thiết, đòi hỏi nhiều sự cố gắng, nỗ lực
từ thầy cô, cha me, và các tổ chức xã hội. Khi học sinh - sinh
viên có ý chí thì họ có thể tự tìm ra con đường phát triển cho
chính mình, tự nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu mà mình
đề ra. Ngược lại, khi học sinh - sinh viên không hình thành được
ý chí, không có tính ý chí thì sẽ vô cùng vất vả và khó khăn
trong việc định hướng con đường phát triển cho chính bản thân
học sinh - sinh viên. Đổ tiến hành giáo dục ý chí cho học sinh -
sinh viên cần chú ý một số điểm sau:
- Cần quan tâm, chú ý phát triển và củng cố các phẩm chất tốt
của ý chí như tính mục đích, tính kiên trì, tính độc lập v.v... đồng
thời luôn ngăn ngừa những biểu hiện của hành vi, ý chí xấu.
- Giáo dục ý chí cẩn gắn với giáo dục tình cảm cho học sinh
vì tình cảm là một động lực thôi thúc học sinh - sinh viên thực
hiện hành vi ý chí. Xúc cảm, tình cảm càng mạnh thì khả năng
thực hiện hành vi ý chí càng cao. Rên cạnh đó, giáo dục tình
cảm đạo đức tốt đẹp sẽ là một động lực giúp học sinh - sinh viên
đi đến quyết định và có những hành vi đạo đức, đánh giá về mặt
đạo đức và thực hiện những hành vi ý chí tốt đẹp. Giáo dục tình
cảm chính là giáo dục động cơ của hành động cho học sinh.
- Giáo dục ý chí cần phải gắn liền sự trang bị kiến thức và
phát triển tư duy cho học sinh - sinh viên. Làm được điều này sẽ
giúp cho họ vạch ra được những mục đích đúng đắn, kế hoạch
phù hợp để đạt đến mục đích đó, có khà năng thực hiện, tránh
việc mục đích đặt ra mang tính ảo tưởng, ào vọng.

292
Giáo dục ý chí cấn chú trọng đến việc phát triển ờ người
học linh thẩn n ỗ lực V chi. Ròn cho học sinh có thói quen đưa ra
quyết định và hành động, làm việc gì cũng phải nỗ lực hành
dộng đến cung chứ khỏng được bỏ cuộc cho dù gặp nhiều khó
khăn gian khổ. Rèn cho học sinh - sinh viên hoàn toàn có khả
năng tập trung sức mạnh tinh thần lẫn thể chất khi thực hiện
hành động V chí.
- Giáo dục ý chí không chỉ là giáo dục các phẩm chất ý chí
mà cần phải giáo dục tổng hợp như thế giới quan, lý tưởng, niềm
tin, tính cách, năng lực, khí chất v.v... phái giáo dục ý chí thành
phẩm chất nhân cách.

Từkhoá

Xúc cảm : Những rung động tương đối đơn giản, ngắn ngủi,
có tính chất trực tiếp, tính chất tình huống và nó gắn liền với sự
tri giác của đối tượng
T ình cảm : Những thái độ cảm xúc ổn định của con người
đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa
cùa chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.
Tinh cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình
cám xúc trong các điểu kiện xã hội.
T ình cảm đ ạ o đức: Là tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn
hay không thỏa mãn những nhu cầu đạo đức cùa con người.
Tình cảm tr í tuệ: Là thái độ nang cảm của con người dối với
việc nhận thức các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội.
T ìn h cảm th ẩ m mỹ: Là loại tình cảm thường biểu hiện khi
người ta rung cảm trong việc tiếp xúc với những sự vật, hiện

293
tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn đến
nhu cầu về cái đẹp.
Tình cảm hoạt động: Là những loại tình cảm được sinh ra
từ chính bản thân hoạt động của con người, nhũng thay đổi cùa
hoạt động, những thành công hay thất bại, những khó khăn v.v...
Xúc động: Là một dạng đặc biệt của xúc cảm. Xúc động
diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, có cường độ mạnh và nó
hoàn toàn chiếm lĩnh tâm lý con người.
Tâm trạng: Một dạng xúc cảm, có cường độ tương đối yếu và
diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài, trở thành một trạng thái
cảm xúc và bao trùm lên toàn bộ hoạt động của con người.
Ý chí: Mặt năng động cùa ý thức, giúp con người điều khiển
và điều chỉnh những hoạt động của cá nhân, khắc phục mọi khó
khăn, trờ ngại nhằm đạt được mục đích đề ra.
Hành động ý chí: Hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi
nỗ lực khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.
H à n h đ ộ n g tự đ ộ n g hóa: Là loại hành động lúc đầu là
hành động có ý thức, có ý chí nhưng được lặp đi lặp lại
nhiều lần hoặc do luyện tập mà hành động đó trở thành tự
động hóa, không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà
vẫn đạt kết quả.

C âu hỏi ô n tậ p

1. Phân tích định nghĩa xúc cảm, tình cảm; so sánh giữa
xúc cảm và tình cảm.
2. Phân tích các loại tình cảm và các sắc thái của tình cảm.

294
3. Phân tích và nóu ví dụ các quv luật của tình cảm. Đổ
xuất các hiện pháp diều chỉnh cảm xúc theo hướng tích
cực cho sự phát triển nhân cách.
4. Phân tích cơ sớ sinh lv của xúc cảm, tình cảm.
5. Phân lích (lịnh nghĩa ý chí và các đặc diem tâm lý của Vchí.
6. Nêu và lấy ví dụ vổ các thành phần (giai đoạn) của một
hành động ý chí.
7. Phân tích các loại hành động tự động hóa và lấy ví du
chứns minh vai trò của hành động tự động hóa.
8. Phân tích và cho ví dụ chứng minh các quy luật hình
thành kỷ xảo.

Bài tậ p th ự c h à n h

Bài 1: Anh (chị) hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói
lên những quy luật cùa tình cảm. Phân loại theo quy luật tình
cảm. Xâv dựng biện pháp quản lý xúc cảm này.
Bài 2: Khi ở tuổi thanh niên, nhà sư phạm học người Nga
K.D.Usinski đã đề ra những quv tắc sau:
- Hoàn toàn binh tĩnh, ít nhất là vẻ bề ngoài.
- Thẳng thắn trong lời nói và hành vi.
- Không cần nói về mình một lời nào.
- Không sử dụng thời gian một cách vô thức, hãy làm những
cái mình muốn chứ khỏng phải là những cái đã xảy ra.
- Mỗi tối hãy kiểm điểm lại các hành vi của mình.
- Không bao giờ khoe khoang một điều gì đã có, đang có và
sẽ có.

295
Những quy tắc trên nhằm vào những phẩm chất ý chí nào?
Hãy dùng quy tắc này đánh giá bản ihân mình và xây dựng biện
pháp khắc phục.
Sau một thời gian áp dụng, đánh giá lại sự phát triển ý chí
của bản thân.

T à i l i ê■ u đ o• c t h ê m

1. Lê Thị Bừng (chủ biên), 2007, Các thuộc tính tâm lý


diển hình của nhân cácli. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội.
2. Daniel Goleman, 2007, Trí tuệ cảm xúc, Nhà xuất bản
Lao động - Xã hội.
3. Nguyễn Quang u ẩ n (chủ biên), 2003, Tám lý học đại
cưcmg, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

296
C h ư ơ n g 7

NHAN CACH

M ục tiêu

Sau khi đọc xong chương, người học có thể:


Phân tích được khái niệm nhân cách là gì.
Chỉ ra được các đặc tíicm cơ bản của nhân cách
Phân tích dược các thành phần (cấu trúc) của nhân
cách.
Giải thích được những đặc điểm phát triển nhàn cách,
từ đó đưa ra được các biện pháp tác động, giáo dục
nhân cách phù hợp.

Con người thường chú ý đến nhũng lỗi lẩm nhỏ


nhặt của người khác, mà quên đi những phẩm
chất tốt dẹp của họ. Khi phải đánh già một sự
việc hay một con ngườ, đừng quá chú trọng vào
vết den mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những
màng sạch mà ta côn có thể viết lén đó những
điểu có ich cho đời.

297
I. KHẢI NIỆM NHÂN CÁCH

1. Khái niệm “con người”, “cá n h â n ”, “cá tính” và


“ nhân c á c h ”

Nhân cách và sự hình thành nhân cách là vấn đề trung tâm


của tâm lý học và cũng là “mắt lưới” của cả hệ thống khoa học
về con người, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Khoa học tâm lý tiến hành nghiên cứu về nhân cách, góp phần
làm sáng tỏ hơn về nhân cách con người ở các mặt lý luận như:
quan niệm về nhân cách, con đường hình thành nhân cách, sự
phát triển nhân cách, và các phương pháp tiến hành nghiên cứu
về nhân cách. Ở Việt Nam, các nhà tâm lý học nghicn cứu mô
hình nhân cách của con người Việt Nam trong quá khứ. hiện tại
và định hướng tương lai để đáp ứng tốt nhất công cuộc xây
dựng, gìn giữ và phát triển đất nước. Khi nghiên cứu về nhân
cách, chúng ta thường xem xét một số khái niệm liên quan.

a. Con người
Con người là một thành vién của cộng đồng, một xã hội, vừa
là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Khái niệm
“con người là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hóa” đã xem
xét con người dưới ba góc độ: sinh vật, tâm lý và xã hội.

b. Cá nhân
Cá nhân dùng để chỉ một con người cụ thể trong một cộng
đồng, thành viên của xã hội. Cá nhân cũng là một thực thế sinh
vật - vãn hóa và xã hội nhưng được xem xét một cách cụ thổ
ricng từng người với các đặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã hội để
phân biệt cá nhân này với cá nhân khác trong cộng đồng.

298
c. Cá tính
Cá tính dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không
lặp lại trong tâm lý (hoặc sinh lý) cùa cá thể động vật hoặc cá
ihể người.

d. Nhàn cách
Khái niệm nhân cách chi bao gồm phần xã hội, tâm lv của
cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội nhất định, là
chủ thể cùa các quan hệ nguời với người, của hoạt động có ý
thức và giao tiếp.
Nghicn cứu về nhân cách đã được nhiều lý thuyết trong tâm
lý học đề cập đến, và các lý thuyết này đã đưa ra những định
nghĩa khác nhau VC nhân cách. N g ay từ năm 1949, G .A llp o rt đã
dẫn ra trên 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về
nhân cách.
- Lý thuyết Phân tâm học với các tác giả đại diện như
S. Freud, c . Jung, E. Erikson, E. Fromm, Knomey v.v... Xuất
phát từ quan niệm của S.Freud cho rằng, nhân cách con người có
cơ sở là vô thức. Trong cấu trúc nhân cách mà ông đưa ra gồm
c ó 3 phần: Cái ấy là nguồn gốc nguyên thủy của các ham muốn
sinh học - đây là cái vô thức, Cái tôi là phần lý trí của nhân cách
- đó là phần ý thức, Cái siêu tôi được tạo thành từ các nguyên
tắic, lý tưởng, chuẩn mực xã hội mà nhân cách tiếp nhân. Phần
si êu tỏi là có ý thức nhưng cơ sở lại là vô thức. Như vậy, trường
plhái tâm lý học phân tích đã gắn nhân cách với yếu tố sinh vật.
- Lý thuyết hành vi với các đại diện như Watson, Skinner,
Biandura, Eysenck v.v... cũng xuất phát điểm từ quan niệm của
J. Watson cho rằng, nhân cách là một tập hợp các phàn ứng

299
hành vi của một người. Các phản ứng nào đó xuất phát từ các
kích ihích khác nhau và khi dược củng cố thì các phàn ứng đó
được tăng cường. Như vậy, nhân cách ở đâv bao gồm tất cả
những gì cùa cá nhân có, bao gồm cả năng lực phản ứng, sự bền
vững của các kỹ xảo để thích nghi với môi trường.
- Lý thuyết tâm lý học nhân văn với các đại điện như
A Maslow, c . Rogers, Kelly v.v... Maslovv cho rằng nhân cách
là tổng họp hệ thống các nhu cầu từ thấp đến cao, nhu cầu sinh
lý cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cáu sở thuộc, nhu cầu ngưỡng
mộ, nhu cầu phát huy bản ngã. ở mỗi con người khác nhau thì
có các mức độ nhu cầu khác nhau dẫn đến các nhân cách khác
nhau. Như vậy, nghiên cứu nhân cách là chúng ta tiến hành
nghiên cứu hệ thống các nhu cầu.
- Trong Tâm lý học Xô Viết cho rằng, khái niệm nhân cách là
một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội - lịch sử. Nội đung của
nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã
hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người.
A.G. Covaliov cho rằng, nhân cách là một cá nhàn có ý thức,
chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai
trò xã hội nhất định. K.K. Platonov cho rằng, nhân cách là con
người với tư cách là vật mang ý thức. X.L. Rubinstein khẳng định
con người chỉ là nhân cách khi có ý thức xác định các mối quan hệ
đối với môi trường của mình, khi có một diện mạo riêng.
- Trong tâm lý học Việt Nam cũng có những định nghĩa
khác nhau về nhân cách. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng nhân
cách của COI1 người là hệ thống các thái độ của mỗi người thể
hiện ờ mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thưức đo giá trị cùa
người ấy với thang giá trị và ihước cỉo giá trị của cộng đồng và

300
xã hội. độ phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn. Tác giả
T rần Trọng Thủv cho rằng, nhân cách là toàn bộ những đặc
điểm , phẩm chất tảm lý quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội
c ủ a cá nhân. Tác già Lc Đức Phúc cho rằng, nhân cách là cấu
tạo tâm lý phức hợp, bao gồm những thuộc tính tâm ]ý cá nhân,
dược hình thành và phát triển trong cuộc sống và hoạt động, tạo
nên nhân diện và quy định g iá trị xã hội của mỗi người. Như
vậy, giá trị xã hội được các tác giả đề cập đến như một thành
phần vô cùng quan trọng trong nhân cách.
Từ những cách hiểu trên đáy, có the nêu lổn một định nghĩa
về nhân cách như sau: Nlián cách là tổ liợp những dặc điểm,
những thuộc lính túm lý cá nhân, biểu hiện bàn sắc và giá trị xã
hội của con người.
Nhân cách không phải là tất cả các đặc diổm cá thể của con
người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người là
m ộ t thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị
và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý
riê;ng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới, là tổng hợp các đặc điểm
tânn lý đặc trưng với một cơ cấu xác định. Do đó, nhân cách của
c o n người chỉ được hình thành trong quá trình tham gia vào các
m ối quan hệ xã hội.
Nhân cách quy định bản sắc riêng, cái ricng của cá nhân
trong sự thống nhất trọn vẹn với cái chung.
Nhân cách được biểu hiện ở 3 cấp độ: cấp độ bèn trong cá
nhân, cấp độ licn cá nhân và cấp độ siêu cá nhản - biểu hiện ra
bằng hoạt động và các sản phẩm của hoạt động.

301
2. C á c đ ặ c đ iẽ in cư b ả n c ủ a n h â n c á c h

Khi xem xét nhân cách như một cấu trúc tâm lý ổn định,
thống nhất mang tính tích cực và tình giao lưu với tư cách là
chức nãng xã hội, giá trị xã hội, cốt cách làm nhân cách của cá
nhân. Vì thế, chúng ta thường đề cập đến bốn đặc điểm cơ bản
của nhân cách như sau:

a. Tính thông nhất của nhân cách

Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất được thể hiện qua
các mặt sau:
- Sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng: nhân cách bao
gồm những nét chung, đặc trưng cho loài người, cộng đồng,
nhóm và những nét riông không lăp lại cùa mỏi cá nhân.
- Sự thống nhất giữa cái cá nhân và cái xã hội: nhân cách là
tổ hợp các đặc tính phát triển của tâm lý con người trong xã hội
- là kết quả, sản phẩm của xã hội.
- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức: thống nhất giữa
tâm lý và hình thức biểu hiện của nhân cách.
- Sự thống nhất cái sinh vật và cái xã hội: nhân cách bao
gồm những nét kế thừa di truyền sinh vật, đặc trưng riêng của
từng cá nhân cũng như những điều kiện xã hội đặc thù trong đó
cá nhân sinh sống.
- Sự thống nhất giữa các thuộc tính của nhân cách: nhân
cách bao gồm tổ hợp các thuộc tính, đặc điểm tâm lý và các
hiện tượng tâm lý. Những hiện tượng tâm lý này khác nhau,
hoặc có thể trái ngược nhau nhưng lại tồn tại thống nhất trong
một nhân cách.

302
- Sự thống nhất giữa các cấp độ của nhân cách. Nhân cách
<Ạơm 3 cáp độ: bẽn trong nhân cách (cái tỏi), liên nhân cách (cái
1lên tôi), siêu nhân cách (cái siêu tỏi). Ỏ cấp độ hên trong nhân
cách, mỗi cá nhân ý thức dược về chính mình, điểm mạnh cũng
nh ư điểm yếu để biết cách hoàn thiện và vươn lên. ở cấp độ liên
nhân cách, cá nhân gia nhập vào các môi quan hệ xã hội, biết
hoà đồng những không hoà tan. Ở cấp độ siêu nhân cách, mỗi cá
nhân đều có những ảnh hưởng đến xã hội dù vó tinh hay hữu ý.

b. T ín h ổn dịn h của nhãn cách

Nhân cách là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội và


bản thân các nét nhân cách (những phẩm chất, thuộc tính) trong
quá trình sống và hoạt động đểu được biến đổi và chuyển hoá
cho nhau. Nhưng xét trong một tổng thể, chúng vẫn là một cấu
trúic trọn ven của nhân cách. Cấu trúc này tương đối ổn định - ít
nhát là trong một quãng đời nào đó của con người.
Sự ổn định của nhân cách này cho phép ta dự đoán được
hành vi của con người trong những tình huống và hoàn cảnh
khác nhau. Trong giáo dục người giáo viên nên tìm hiểu nhân
cách của học sinh để dự kiến hành vi của học sinh, xác định
nguyên nhàn nảy sinh hành vi, xây dựng kế hoạch tác động và
địruh hướng tác động...

c. T ín h tích cực cua nhàn cách

Nhân cách không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ
thể của các quan hệ xã hội và tính tích cực này được thể hiện
như sau:

303
- Con ngưòi (nhân cách) tiếp thu có chọn lọc tất cả
những tác động bên ngoài để hình thành nhân cách. Trong
hoàn cảnh đó con người đâ tự sáng tạo, tự xây dựng nên
nhân cách của mình.
- Nhân cách là chủ thể của hoạt động tức là thông qua hoạt
động mà con người tác động vào thế giới xung quanh, cải tạo thế
giới đó và cải tạo xã hội.
- Con người tự ra nhập, tự sáng tạo các mối quan hệ xã hội
để hình thành nên nhân cách của mình.
- Mỗi con người trong quá trình sống và hoạt động trong xã
hội đều trở thành một nhân cách nhưng giá trị xã hội của nhân
cách là hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ động, tính tích cực của
nhân cách.

d. Tính giao lưu của nhân cách

Nhân cách chỉ có thể được hình thành và phát triển, tồn tại
và thể hiện trong hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp với
nhân cách khác. Thông qua giao tiếp con người gia nhập các
quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức, hệ thống các
giá trị xã hội và đồng thời con người cũng được nhìn nhận đánh
giá theo các quan hộ xã hội.
Trong giáo dục, việc giáo dục bằng tập thể và trong tập thể
là vô cùng quan trọng. Vì nhân cách của học sinh được hình
thành trong mối quan hệ giao tiếp và hoạt động cùng nhau, hoạt
động tập thể. Con người tham gia giao tiếp để phát triển nhân
cách và cũng dể thoả mãn chính nhu cầu giao tiếp của họ.

304
II. C Ấ U T R Ú C N H Â N C Á C H

1.Một sô quan điểm về cáu trúc nhân cách

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau nghiên cứu về cấu
trúic của nhân cách, có thể kê đến như:
- A.G. Covaliov cho rằng, trong cấu trúc của nhân cách bao
gồm có: các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lv và các thuộc
tín.h tâm lý cá nhân.
- Quan niệm nhân cách có nhiều tầng: tầng “ nổi” , sáng tỏ
(bao gồm ý thức, tự ý thức và ý thức nhóm), tầng “ sâu” , tối tăm
(bao gồm tiềm thức và vô thức).
- Quan niệm coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản ỉà:
nh.ận thức (gồm tri thức và nãng lực trí tuệ), rung cảm (tình cảm
và thái độ), và hành động ý chí (phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ
xảio, thói quen).
- Quan niệm về các mặt đào tạo của nhân cách: đức, trí, thể,
m ỹ v.v...
- Quan niệm coi nhân cách gồm hai mặt thống nhất với nhau
là đức và tài (phẩm chất và nãng lực).
Đức (Phẩm chất) Tài (Năng lực)
- P'ham chất xá hội (đạo đức - chính trị): - Năng lực xã hội hóa: Năng lực thích
thiế giới quan, niềm tin, lý tường, lập ứng, Năng lực sáng tạo, động cơ,
triJờng, thái độ chính trị, thối độ lao động mém dẻo, linh hoạt trong toàn bộ
cuộc sống xã hội.

- P'ham chấl cá nhân (tư cách đạo đức): - Năng lực chù thể hóa: Khả năng biểu
C.ác nết, các thói, các thú (ham muốn). hiện tính độc đáo, dặc sắc, khả năng
biểu hiện cái riêng, cái bản lĩnh cùa
cá nhân.

305
Đức (Phẩm chất) Tài (Năng lực)
- Phẩmchất ý chí: Tinh kì luật, tính tự chủ, - Nâng lực hành động: Khả năng hành
tính mục đích, tính quả quyết, tính phê động có mục đích, có điéu khiển, chủ
phán v.v... động tích cực, đánh giá.
- Năng lực giao tiếp: Khả năng thiết lập
- Cung cách ứng xử: Tác phong, lẻ tiét, và duy tri quan hệ với người khác.
tính khív.v...

Như vậy, cấu trúc cùa nhàn cách là vô cùng phức tạp, đa
dạng, nhiéu mặt, cơ động, đòi hỏi phải có cái nhìn toàn diện hơn
về cấu trúc của nhân cách.

2. Cấu trúc nhân cách

a. X u hướng

Xu hướng là một thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân,


xu hướng góp phần hình thành động cơ cho hoạt động, có vai trò
định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động cũng như hành vi
và thái độ của cá nhân. Trong xu hướng có ba mặt hoạt động
tâm lý là nhận thức, tình cám, ý chí và hoạt động ý chí.
Nhận thức: xu hưórng luôn có đối tượng xác định - tức là
hướng vào một cái gì đó. Đối tượng đó được phản ánh trong đầu
óc của cá nhân và cá nhân nhận thức nó. Cá nhân càng nhận
thức đầy đủ sâu sắc bao nhiêu thì càng thúc đẩy cá nhân nhận
thức tích cực bấy nhiêu.
Tình cảm: trong quá trinh nhận thức đối tượng, cá nhân
thể hiện thái độ hoặc cảm xúc (tính cực hoặc tiêu cực) đối với
đối tượng ấy, điều này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm cá nhân
hoạt động nhằm thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu của
cá nhân đó.

306
Y chi và lià n li dộng ỷ c h í • nhận thức và tình cảm vẻ đối
tượng sẽ thúc dẩy con ngưừi hành động để dạt mục tiêu đặt ra.
Ba mặt này có tác động qua lại với nhau, thể hiện trong sơ
d<ồ sau:
Nhận thức

Tình
Ý chí cảm
V'"â hành động ý chí

Các mặt biểu liiện cơ bản cùa xu hướng bao qôm:

N h u cầu
Đổ tồn tại và phát triển, con người cẩn có những điều kiện
v:à phương tiện nhất định. Những điều kiện và phương tiện này
g:iúp con người thỏa mãn được những đòi hỏi của chính mình.
Chúng ta có thể hiểu nhu cầu nhu sau:
Nhu cầu là sự biểu hiện m ối quan liệ tích cực của con người
(hối với hoàn cảnh, là sự (lòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần
đutợc thủa mãn đ ể tồn tạ i và phát triển.

307
Nhu cầu của COI1 người và nhu cầu của con vật có sự khác
nhau về chất. Nhu cầu của con vật mang tính bản năng sinh học
còn nhu cầu của con người mang tính xã hội, ngay cả nhu cầu
sinh học của con người cũng mang tính xã hội.
Nhu cầu của con người có những đặc điểm sau:
- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng cụ thể: Nhu cầu của
con người bao giờ cũng hướng đến một đối tượng cụ thổ, không
có nhu cầu chung chung. Đối tượng của nhu cầu có thể là một
vật thể cụ thể, một hoạt động nào đó mà con người mong muốn
được thỏa mãn v.v... Khi cá nhân hướng đến đối tượng thì bao
giờ cũng kèm theo cảm xúc phù hợp.
- Nhu cầu bao giờ cũng có nội dung cụ thể, do những điểu
kiện và phương thức thỏa mãn của nó quy định. Điều kiện sống
quy định nội dung và đối tượng của nhu cầu. Với những điều
kiện và phương thức khác nhau thì con người thỏa mãn nhu cầu
khác nhau. Dân gian có câu: “ một gói giữa làng bằng một sàng
góc bếp” .
- Nhu cầu bao giờ cũng mang tính chất chu kì: Nhu cầu cùa
con người luôn biến đổi cùng sự phát triển của xã hội và như vậy,
nhu cầu của con người cũng mang tính lặp lại. Mặt khác, khi một
cá nhân đã thỏa mãn nhu cầu về một đối tượng không có nghĩa là
kết thúc nhu cầu về đối tượng đó mà nó có thể lặp lại.
- Nhu cầu của con người mang tính xã hội cao. K. Mark
phát biểu về bản chất con người xét đến cùng là tổng hòa các
mối quan hệ xã hội. Như vậy, con người bị chi phối bởi các
quan hệ xã hội và nhu cầu của con người được xã hội hóa cao.
Việc thỏa mãn nhu cầu sinh lý của con người cũng mang tính
xã hội hóa cao.

308
- Nhu cáu cùa C0 I 1 người rất đa dạng và phức tạp, mỗi cá
nhân có một hệ (hóng nhu cáu khác nhau và cũng biến đổi theo
các hoàn cành khác nhau.
Tóm lại: nhu cầu nảy sinh trong cuộc sống, con người càng
hoạt động bao nhicu thì càng nảy sinh nhu cầu bấy nhiêu. Như
vậy, cần phải (lưa học sinh vào các hoạt động lành mạnh đặc biệt
là hoạt động học tập đổ khơi gợi nhu cầu hoc tập thưc sự - nhu
cầu tiếp thu tri thức.
ỉ ỉ ứng thú
Trong cuộc sống nhiéu khi chúng ta thích và mong muốn làm
một cái gì đó và chúng ta ý thức rõ về điều chúng ta thích. Điểu
này trong tâm lý học được gọi là hứng thú. Vậy hứng thú là gì?
Hứng ihú là m ội llìá i dộ dặc biệt của cá nhún đ ố i với mội
đố i tượng nào đó vừa cỏ ý nghĩa đối với cá nhân vừa có khả
năng mang lạ i sự khoái cảm cho cá nhún trong hoạt động.
Hứng thú rất có ý nghĩa trong cuộc sống của cá nhân. Khi
có hứng thú, cá nhàn tăng cuờiig tích cực hơn trong hoạt động
nhận thức, hứng thú làm cho cá nhân có một trạng thái cảm xúc
thoải mái, và hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động.
Hứng thú có những đặc điểm cơ bản sau:
- Trong hứng thú có 2 mặt: nhận thức và tình cảm.
- Hứng thú thể hiện ờ sự tập trung cao độ, say mê hấp dẫn
bởi nội dung hoạt động, ớ bề rộng và chiều sâu của hứng thú.
- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm lăng
hiệu quả cùa hoạt cỉộng nhận thức, làm tăng sức làm việc.
Trong giáo dục: hứng thú của học sinh được nảy sinh, hình
thành và phát triển phụ thuộc vào nội dung môn học, phương

309
pháp dạy học và đặc đicm tâm lý của học sinh. Vì vây, giáo viên
nên xảy dựng nội dung bài học có ý nghĩa, gắn với cuộc sống
thực tiễn, nội dung dạy học mới mẻ, phương pháp tổ chức phù
hợp... mới có thể làm nảy sinh hứng thú của học sinh một cách
bền vững.
Thê giới quan và niềm tin
T h ế giới quan là hệ thông những quan điểm về tự nhiên, xã
hội, bản thân được hình thành ỏ mỗi con người và lờ cơ sà xác
định phương châm hành dộng của con người.
Thế giới quan có các đặc điểm sau:
- Thế giới quan được xây dựng trên cơ sở của hệ thống kiến
thức về tự nhiên, xã hội và con người. Nếu con người nhận thức
đúng về những kiến thức này thì thế giới quan của họ mang tính
chính xác và thúc đẩy cá nhân hành động theo yêu cầu phát triển
của xã hội, ngược lại, khi con người nhận thức không đúng về
các kiến thức tự nhiên, xã hội thì sẽ làm cho họ có hành động
không phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Sự thống nhất về các quan điểm tự nhiên, xã hội sẽ tạo ra
sự nhất quán trong thế giới quan của con người, thống nhất ở
mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Ngược lại, sự không thống
nhất sẽ làm cho chủ thể mâu thuẫn, đánh giá các vấn đề không
nhất quán, nhiều khi mâu thuẫn với chính bản thân mình.
- Thế giới quan của cá nhân không chỉ phản ánh sự tồn tại
của cá nhân đó mà là sự phản ánh của giai cấp, của dân tộc, cùa
xã hội. Thế giới quan của cá nhân được hình thành ở một hệ tư
tưởng nhất định, vì vậy, khi nghiên cứu thế giới quan cá nhãn
cần phải tìm hiểu hệ tư tưởng tác động đến cá nhân đó.

310
Niêm tin là sản phẩm của thế giới quan, là sự kết tinh các quan
diem, tri thức, runs; cảm, ý chí được con người thổ nghiệm và trờ
thành chân lý bổn vững cùa mỏi cá nhân. Niềm tin chính là sự rung
cảm, tin cậy sâu sắc và cố lý lẽ vững vàng thể hiện trong nguyên
tắc, trong tư tưởng và trong hành dộnịị của con người.
Đặc điểm của niềm tin:
- Niérn tin tạo cho con người nghị lực, ý chí hành động phù
hợp với quan điểm đã đuợc chấp nhận.
- Niềm tin tạo động lực đấu tranh bảo vệ “ lẽ phải” .
L ý tưởng
Lý tưởng là một mực tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực,
tươnq dôi hoàn chỉnh, có sức lói cuốn con người vươn tới đ ể đạt
mục tiêu ấy.

Lý tưởng thôi thúc con người hoạt động. Lý tưởng có những


đặc điểm sau:
- Lý tưởng mang tính lãng mạn. Lý tưởng luôn được người
mang nó tô điểm bằng những màu sắc tươi sáng rực rỡ nhất.
Trong lý tưởng con người thường tước bỏ những cái chưa hoàn
thiện mà nhấn mạnh đến những cái đẹp đẽ, hoàn thiện, đề cao
những cái chưa có nhưng lại được lý trí hình dung như là một
khả năng sẽ có trong tương lai.
- Lý tưởng mang tính hiện thực: Lý tưởng là tự kết hợp hài
hòa những nét khái quát có trong hiện thực. Lý tưởng không
những phụ thuộc vào thái độ của cá nhăn, quan điểm, hứng thú,
sờ thích, đạo đức của con người, mà còn dựa trên những quy luật
khách quan của tự nhiên, xã hội.

311
- Lý tưởng mang tính xa hội lịch sử và giai cấp vì mỗi xã
hội, giai cấp hình mẫu lý tường của con người có khác nhau.

b. Tính cách

Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường gặp những câu nói
như “ thẳng ruột ngựa” ; “ ruột để ngoài da” v.v... để nói về một
phần tính cách cửa một người. Chúng ta còn dùng các từ như
tính tình, tư cách, phẩm chất v.v... đ ể chỉ tính cách. Những nét
tính cách tốt được gọi là tinh thần, lòng, đặc tính, những nét tính
cách xấu được gọi là thói, tật v.v...
Tính cách là một thuộc tính tám lý phức hợp cùa cú nhân
bao gồm một hệ thông thái độ của nó đối với hiện thực, th ể hiện
trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ibĩg. Tính
cách cần được phân biệt rõ với nét tính cách và hành vi ngẫu
nhiên. Tính cách có những đặc điểm:
- Tính cách mang tính ổn định, bền vững và thống nhất.
Trong cả cuộc đời có thể có những thay đổi về điều kiện sống,
một vài nét tính cách nào đó của con người có thể thay đổi theo
nhưng nhìn tổng thể tính cách ván có độ ổn định và bén vững
chung, ít nhất là trong một giai đoạn nào đó của đời người. Dân
gian có câu “ non sông khó chuyển, bản tính khó rời” cũng để
nói về tính ổn định của tính cách.
- Tính cách vừa thể hiện cái chung, vừa thể hiện cái độc đáo,
riêng biệt điển hình của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân đều có những
cái chung với những người trong cộng đồng mình đang sống,
song mỗi cá nhân đó lại có những nét tính cách riêng độc đáo
của mình. Đó là một sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng.

312
- lình cách cá riliân chịu sự chế ước của xã hội. Mỗi một
chế độ xã hội khác nhau tạo nên các nét tính cách ớ con người
sống trong xã hội đó.
Cáu trúc của tính cách
Tính cách có cấu trúc phức tạp, gổm có một hệ thống thái
độ và hệ Ihốna hành vi cử chỉ, cách nói năng tương ứng.
- Hệ thống thái độ lá nội dung cùa tính cách bao gổm:
+ Thái độ đối với tập the và xã hội: lòng yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, tinh thần hợp tác cộng đổng, thái độ chính trị...
+ Thái độ đối với lao động: yêu lao động, cần cù, sáng tạo,
lao động có kỉ luật...
+ Thái độ đổi với mọi người: lòng yêu thương con người,
tinh thần nhân đạo, tinh thần đoàn kết, cởi mờ, chân thành, công
bàng, thẳng thắn...
+ Thái độ đối với bản thân: tính khiêm tốn, lòng tự trọng,
tinh thần tự phê bình...
- Hệ ihống hành vi, cử chỉ, cách nói năng là hình thức thổ
hiện của tính cách. Những hành vi biểu hiện nàv được đánh giá
về mặt đạo đức tương ứng với hệ thống thái độ với xã hội, với
bản thân v.v...
- Hệ thống thái độ và hệ thống hành vi có quan hộ thống
nhất và không thể lách rời nhau, chúng còn chuyển hóa cho
nhau. Thái độ của một con người về một vấn đề nào đó trong xã
hội luôn luôn được thể hiệll bằng hành vi, ngược lại, hành vi của
COI1 nguời hướng đến một đối lượng nào dó trong hiện thực
khách quan thì bao giữ cũng phải đi kèm với một hệ thống thái
độ nhất định.

313
c. K h í c h ấ t

Sự phát triển tâm lý người không chỉ phụ thuộc vào diều
kiện xã hội mà còn phụ thuộc vào tổ chức thần kinh dặc biệt của
cá nhân. Khí chất của con người được bộc lộ từ rất sớm trong
quá trình phát triển, trong hoạt động cùa cá nhân.
K hí chất là thuộc lính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu
hiện cường dộ, tốc dộ, nhịp độ của các hoại dộng tâm lý, th ể
hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng cùa cá nhân.
Các loại khí chất và đặc điểm của chúng
Hypocrat (460 - 356 TCN) dựa vào các chất chính có trong
cơ thể là Máu, Nước nhờn, Mật vàng, Mật đen để chia ra các
loại khí chất.-Tuỳ thuộc vào sự kết hợp của 4 chất và chất nào
chiếm ưu thế thì cá nhân mang loại khí chất của chất ấy. Tiếp
theo là một bác sĩ người La Mã là Galen (130 - 250 TCN) đã
nghiên cứu, chứng minh và hoàn thiện kết quả khoa học của
Hypocrat.
- Kiểu linh hoạt là do cơ thể có nhiều máu, máu chiếm ưu
thế nổi trội trong bốn chất này.
- Kiểu sôi nổi là kiểu có số lượng mật vàng tiết ra nhiều.
- Kiểu bình tĩnh là do trong cơ thể có nhiều nước nhờn.
- Kiểu ưu tư là do trong cơ thể con người có nhiều mật đen.
I.p. Pavlov - nhà sinh học vĩ đại của Nga - dựa vào mối
quan hệ của hai quá trình hưng phấn và ức chế của thần kinh vói
ba thuộc tính: cường độ, tốc độ, nhịp độ mà ông chia ra làm bốn
loại khí chất. Kiểu phân chia này được biểu diễn theo sơ đồ 6.1.
Các kiểu khí chất có những đặc trưng sau:
- Kiểu khí chất hăng h á i: có tính linh hoạt cao, người thuộc
kiểu này dỗ dàng thích nghi với những điều kiộn luôn thay đổi

314
của cuộc sóng. Dặc trưng cho kiểu người này là khả năng tập
trung chú ý cao dộ trong môi Irường làm việc luôn thay đổi và có
khả năng phân phối chú ý tót vì thế họ có thể mềm dẻo và linh
hoạt. Di chuyển chú ý nhanh lừ hoạt dộng này sang hoạt động khác
song chú ý của họ khó duy trì trong thời gian dài. Phàn ứng định
hưứng nhanh. Ớ những công việc dơn điệu họ rất mau chán nản,
chú ý tàn mạn. Người kiểu linh hoạt giao thiệp rộng rãi, dễ có quan
hệ với mọi hành vi của người khác. Do vậy, Irong các công việc
làm tập thể, họ biểu hiện tinh thần tập thổ cao.
Sơ dó 6.1: Kiểu khí chất và kiểu thần kinh

315
Kiểu khi chất bình thản ( d i e m tĩnh): có tính kích thích v e il,

không dỗ xúc dộng và tính cứng rắn kém. Mặc dù các quá trình
tâm lý ở những người này xảy ra chậm, nhưng họ có thể làm
việc một cách kiên trì theo một hướng nhất định. Những người
điềm tĩnh không có tính sáng kiến, vì vậy bất kỳ hoạt động nào
cũng cần có sự hướng dẫn. Đặc trưng cho kiểu người này là khả
năng tập trung chú ý không thay đổi trong các môi trường làm
việc khác nhau, không bị thu hút tác động của các tác nhân kích
thích lôi cuốn bên ngoài. Khả năng phân phối chú ý kém, di
chuyển chú ý chậm, cường độ chú ý ít thay dổi. Có khà nâng
làm việc lâu dài, kiên trì. Phản ứng định hướng chậm chạp vì thế
tốc độ bắt tay vào làm việc cũng vậy. Kiểu người hướng nội nên
không giao thiệp rộng rãi. Những người kiểu khí chất điềm tĩnh
có khả năng làm tốt những công việc đòi hỏi có cảm xúc ổn
định, kỹ năng kỹ xảo cố định và sẽ gặp khó khàn khi các công
việc đòi hỏi chuyển nhanh chóng sự chú ý do tình huống.
- Kiểu khí chất nóng nảy: thể hiện tiêu biểu ở hành vi mang
tính kích thích cao và không thăng bằng. Có khả nãng tập trung
chú ý cao vào những cóng việc làm họ hứng thú. Khả năng phân
phối chú ý tốt, sự di chuyển chú ý dễ dàng, phản ứng định
hướng nhanh. Sự bền vững của tập trung chú ý không dều đặn và
dao động. Hoạt động của người kiểu này thường mang tính chất
thất thường, tức là hay chuyển lừ hoạt động tích cực sang giảm
sút đột ngột do trạng thái tâm [ý và trạng thái hưng phấn cảm
xúc. Đặc trưng cho kiểu khí chất này là tính nóng nảy và tính
thô bạo. Kiểu người hướng ngoại thể hiện ở sự tiếp xúc rộng rãi
với mọi người xung quanh. Họ thường là những người có động
tác nhanh nhẹn và dứt khoát, lính linh hoạt vận động cao, cảm
xúc của họ biểu hiện rõ ràng qua nét mặt và ngôn ngữ.
316
Kiêu khí chất Ifu tư: Đặc trưng kiểu người này là khả năng
phân phối chú ý yếu. Có khá năng lập trung chú V cao dợ vào
cõng việc trong môi Irường yen tĩnh hoặc công việc mà thời gian
làm việc và nghi ngơi đã dược định sán. Sự di chuyển chú ý diẽn
ru khá láu hay rát chậm, phản ứng định hướng cũng chậm, hát
tay vào công việc từ lừ theo từng bước. Những người này rất
nhạy cảm với những cái xảy ra bên ngoài và phản ứng mạnh mẽ
vói những ấn tượng bên trong, vì thế ảnh hưởng nhiều đến sự
chú ý. lỉọ thấy rất sợ hãi khi có những tình huống nguy hiểm,
thấy thiếu tự tin khi gập những người không quen biết. Do thiên
về các rung dộng vững chắc kéo dài nén những người kiểu này
hiểu thị cảm xúc của mình ra ngoài rất ít. Ở những người này
quá trình ức chế chiếm ưu thế. vì vậy những tác nhân kích thích
mạnh sẽ dẫn đến sự ức chế quá mức do đó kéo theo sự giảm sút
hoạt động một cách dột ngột.

ả. N ă n g lực

Nãns lực là một phạm vị trung tâm của tâm lý học và đã


được nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay
vẫn chưa có một khái niệm nhất quán về năng lực. Nhìn khái
quát, chúng ta thấy có hai quan điểm chung về năng lực:
Quan điểm thứ nhất: Năng lực là một điểu kiện tâm lý của
cá nhân để hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó. Điển
hình cho quan điểm này là N.x. Laytex, A.A. Xmiecnov, X.L.
Rubinstein, A .v . Petropski.
Quan điểm thứ hai: Năng lực là những thuộc tính của cá
nhân gồm cả những thuộc tính tâm lý và cả những thuộc tính
giải phẫu sinh lý. Điển hình cho quan điểm này là A.G.
Covaliov, K.K. Platonov.

317
Khi nghicn cứu vé năng lực, các tác giả Việt Nam cũng (lã
đưa ra những quan điểm khác nhau về năng lực. Theo Phạm
Minh Hạc: nàng lực là nhũng đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng
được những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều
kiện để thực hiện có hiệu quả hoạt động đó. Tác giả Trần Trọng
Thủy đưa ra quan niệm cho rằng, nâng lực là sự phù hợp giữa
một tổ hợp những thuộc tính nào đó của cá nhân với những yéu
cầu của mòt hoạt động nhất định, được thể hiện ở sự hoàn thành
tốt đẹp hoạt động ấy.
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể định nghĩa năng
lực như sau:
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính dộc đáo của cú nhân, phù
hợp với yêu cầu của một hoạt dộng nhất định, dâm bàn cho hoạt
động đó có hiệu quả.
Đặc điểm của năng lực:

- Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân:
năng lực không phải chỉ là một thuộc tính, dặc điểm nào đó của
cá nhân mà nó bao gồm những thuộc tính tâm lý và sinh lý. Tuy
nhiên, sự tổ hợp này không phải tất cả những thuộc tính tâm lý
và sinh lý mà chỉ bao gồm những thuộc tính tương ứng với
những đòi hỏi của một hoạt động nhất dịnh nào đó và làm cho
hoạt động đó đạt được kết quả. Tổ hợp các thuộc tính không
phải là sự cộng gộp đơn thuần các thuộc tính đó mà là sự tương
tác lẫn nhau giữa các thuộc tính làm thành một hộ thống, một
cấu trúc nhất định. Khi chúng ta tiến hành một hoại động cần có
những thuộc tính A, B, c . . . Cấu trúc này rất đa dạng và nếu
thiếu một thuộc tính tâm lý thì thuộc lính khác sẽ bù trừ.

318
- Năng Iực c h i ton tại trong một hoạt dộng. Khi con người
cchưa hoạt động Ilìi năng lực vẫn còn tiềm ẩn. Năng lực chỉ có
ltính hiện thực khi cá nhãn hoạt động và phát triển trone chính
I hoạt động ấy.
- Kết quả trong cóng việc thường là thước đo để đánh giá
măng lực của cá nhân làm ra nó.
Tuy nhiên, năng lực con người không phải là sinh ra đã có,
mó không có sẩn mà nó dược hình thành và phát triển trong quá
ttrình hoạt động và giao tiếp.
Các mức độ cùa nânq lực
Phân chia thành các mức độ năng lực, chúng ta có the xcm
Mét các mức độ sau:
Năng lực: là một mức độ nhất định của khả năng con người,
thiểu thị khả nàng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.
T à i năng: là một mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn
tthành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó. Trong mỗi con
mgười đều có một tài năng nào đó chỉ có điều chúng ta có biết
pDhát hiện và bồi dưỡng các tài năng đó hay không.
Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt
xxuất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.
Năng khiếu hay thần đồng là sự xuất hiện sớm (phần lớn là
liúc còn nhỏ) những năng lực ở mức độ cao. Từ nãng khiếu có
tlhể biến thành thicn tài, tài năng trong tương lai nhưng cũng có
tlhể bị thui chột hay không phát triển như con người mong muốn.
Măng khiếu là năng lực dã hướng vào một hoạt động cụ the và
kvhi thực hiện hoạt dộng dó thì đạt được kết quả khác thường so
v/ới độ tuổi.

319
P h ả n ìo ạ i n ă n g lự c

Dựa vào các liêu chí khác nhau, chúng ta có thể phán chia
thành các loại năng lực khác nhau:
- Dựa trên mức độ chuyên biệt của năng lực, phan thành hai
loại sau:
+ Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực
hoạt động khác nhau, chẳng hạn những thuộc tính về thể lực, về trí
tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ...) là điểu
kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có hiệu quả.
+ Năng lực riêng (năng lực chuyên biệt, chuyên môn) là sự
thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn,
nhầm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt
với kết quả cao như năng lực toán học, văn học, hội họa, âm
nhạc, thể thao... Hai loại nãng lực này bổ sung hỗ trợ cho nhau.
- Dựa vào nguồn gốc phát sinh, phân chia năng lực thành
hai loại:
+ Năng lực tự nhiên: là loại năng lực có nguồn gốc sinh vật
và có quan hệ trực tiếp với tư chất. Năng lực này được di truyền
qua gcn, ví dụ như năng lực phản ứng, thích ứng với điều kiện
mới. Tuy nhiên, năng lực này có bị tác động, biến đổi của môi
trường và giáo dục.
+ Năng lực xã hội: hình thành và phát triển trong quá trình
sống và hoạt động của mỗi cá nhân như năng lực ngôn ngữ,
năng lực lao động sáng tạo, nâng lực giao tiếp v.v... Nhờ năng
lực này thì chúng ta mới có thể hiểu và cải tạo được thế giới.
- Dựa vào các mức độ phát triển của năng lực, người ta phân
chia năng lực thành hai loại:

320
+ Năng lực học tập. nghiên cứu: là năng lực lien quan đến
viiệc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo v.v... dã có sẩn trong nền
vi ăn hóa xã hội. Các năng lực học tập này có thể là nãng lực chú
ý., phán tích, tổng hợp, so sánh v.v...
+ Nãng lực sáng tạo: là năng lực liên quan đến việc tạo ra
rmột sàn phẩm, tri thức, phương thức hoạt động mới cho xã hội
lcoài người. Đây là nàng lực đính cao của loài người giúp cho con
rụgười hiểu và chinh phục được thế giới.
Việc phân chia năng lực này chỉ mang tính tương đối, trên
thiực tế các năng lực này luôn gắn liền, đan xen và tác động qua
lạú với nhau.
M ố i quan hệ giữa năng lực và các yếu tô' khác
Năng lực có liên quan với các yếu tỏ khác trong nhân cách như:
- Năng lực và tư chất: Tư chất là những đặc điểm riêng của
crá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh của não bộ, hệ thần kinh,
ccơ quan phân tích, cơ quan vận động tạo ra sự khác biệt giữa con
n<gười với nhau. Tư chất là cơ sờ vật chất cùa sự phát triển năng
liực, CÓ ảnh hưởng đến tốc độ, chiều hướng và đình cao của năng
lure. Tuy nhiên, tư chất không quy định trước sự phát triển của
mãng lực. Dựa trên tư chất đó, việc hình thành năng lực của cá
nỉhân là một quá trình hoạt động tích cực của cá nhân trong
nHiững điều kiện xã hội thuận lợi. Ví dụ: cùng kiểu hệ thần kinh
ytếu nhưng người này hình thành nãng lực kỹ thuật, người kia
hìình thành năng lực văn học.
- Năng ì ực và thiên hướng: Khuynh hướng của cá nhân đối
vcứi một hoạt động nào đó được gọi là ihiôn hướng. Như vậy
thũên hướng về một hoạt động nào đó và năng lực đối với hoạt
đtông ấy thường ăn khớp với nhau và cùng phát triển với nhau.

321
Thiên hướng mãnh liệt của con ntĩười với một hoạt dộng nào đó
có thể coi là dấu hiệu nàng lực dans hình thành.
- Năng lực và tr i thức, kỹ năng, kỹ xào: Năng lực và tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo không đổng nhất với nhau mà có quan hệ biện
chứng với nhau. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực
nào dó là điều kiện cần thiết đổ có năng lực irong lĩnh vực ấy.
Ngược lại, năng lực góp phần làm cho việc tiếp thu tri thức, hình
thành kỹ nãng, kỹ xảo tương ứng với lĩnh vực của nãng lực đó
được dỗ dàng và nhanh chóng hơn.

T ừ khoá

Nhân cách: Nhân cách là tổ hợp nhũng đặc điểm, những


thuộc tính tâm [ý cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của
con người.
Xu hướng: Thuộc tính tàm lý điển hình của cá nhân, góp
phần hình thành động cơ cho hoạt động, có vai trò định hướng,
điều khiển, điều chỉnh hoạt động cũng như hành vi và thái độ
của cá nhân.
Nhu cầu: Sự biểu hiện mối quan hộ tích cực của con người
đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu con người thấy cần được
thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Hứng thú: Thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối
tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng
mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong hoạt động.
Thế giới quan: Hệ thống những quan diểm về tự nhiên, xã
hội và bản thân dược hình thành ở mỗi con người và là cơ sở xác
định phương châm hành động của con người.

322
Lý tướng: Mục liêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương
dí ối hoàn chinh, có sức lói cuốn con nguời vươn tới dể đạt mục
thêu ấy.
Tính cách: Thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân bao
gcồm một hệ thống thái độ cùa nó đổi với hiện thực, thể hiện
trrong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.
Khí chất: Thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu
háện cường độ. tốc độ. nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể
húện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
Năng lực: Tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù
h:Ợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt
đ.'ộng đó có hiệu quả.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích khái niệm nhân cách, con người, cá nhân, cá tính.
2. Trình bày các đặc điểm cơ bản của nhân cách.
3. Phân tích khái niệm xu hướng và các thành phần của xu hướng.
4. Phân tích khái niệm tính cách và cấu trúc của tính cách.
5. Trình bày khái niệm khí chất và dặc điểm cơ bản của các
loại khi chất.
6. Phân tích khái niệm nãng lực và trình bày các mức độ
của năng lực.

Bài tập th ự c hành

Hãy thiết kế bàn khảo sát về một số đặc điểm nhân cách của
đlối tượng cần nghiên cứu (thí dụ: học sinh trung học phổ thông).

323
Điểu tra trẽn nhóm mẫu khoảng 50 người. Phân tích và xử lý số
liệu thu dược. Từ kết quả nghiên cứu thu được, hãy đưa ra những
nhận dinh về đặc điểm nhân cách của đối tượng.

Tài liệu đọc thêm

1. Lê Thị Bừng (chủ biên), 2007, Các thuộc tính tâm lý


dìển hình của nhân cách. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội.
2. Đào Thị Oanh (chủ biên), 2007, Vấn đề nhân cách trong
tám lý học ngày nay , Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Nguyễn Quang uẩn (chủ biên), 2003, Tâm lý học đợi
cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

324
D A M ! MUC T Ả I LIÊU T H A M KHẢO

T à i liệu tiêng Việt


II. Hoàng Anh, 1995, Giao tiếp sư phạm, Nhà xuất bủn Giáo
dục
21. Nguyẻn Ngọc Rích, 1998, Tâm lý học nhân cách - một số
vấn dé lý luận , Nhà xuất bản Giáo dục.
33. A .v . Bruslinski, 1984, Tâm lý học tu duy và dạy học nêu
vấn (lề, Nhà xuất bàn Đại học sư phạm Hà Nội.
44. Lê Thị Bừng (Chủ biên). 2007, Các thuộc tính tâm lý điển
hình cùa nhản cách, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
55. Nguyễn Huy cán, 2001. Từ hoạt dộng đến ngón ngữ tre' em,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
65. Võ Thị Minh Chí, 2004, Lịch sử lâm lý học, Nhà xuất bản
Giáo dục.
77. A.G. Covaliov , 1987, Tâm lý học, chương 9: Tư duy và
các phẩm chất tr í tuệ cá nhản, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm Hà Nội.
88. Daniel Goleman, 2007, T rí tuệ cám xúc (Em otional
Intelligence), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
S9. Trần Thị Minh Đức, 1995, Tâm lý học đại cương, Nhà xuất
bản Giáo dục.
110. Franz Emnuel Weiner, 1997, Sự phát triển nhận thức, học
tập và giảng dạv, Nhà xuất bản Giáo dục
I I I . Phạm Minh Hạc (chù biên), 2003, M ột số’công trình tâm lý
học A .N .Leontiev, Nhà xuất bản Giáo dục.

325
12. Phạm Minh Hạc, 1983, Hành vi và hoạt dộníỊ, Nhà xuất bản
Giáo dục.
13. Phạm Minh Hạc, 1997, Tám lý học Vygotsky, tập I, Nhà xuất
bản Giáo dục
14. Bùi Văn Huệ, 2000, Giáo n inh tâm lý học, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
15. Đặng Phương Kiệt (Chủ biên), Cơ sở tâm lý học ứng dụng ,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
16. N.x. Lâytex, 1978, Năng lực trí tuệ và lứa tuổi, Nhà xuất
bản Giáo dục.
17. Nguyền Văn Lê, 1998, Nhập môn khoa học giao tiếp, Nhà
xuất bản Giáo dục.
18. Tạ Thuý Lan. 2003, Sinh lý học thần kinh, Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm Hà Nội.
19. A.N. Leontiev, 1989, Hoạt động ý thức nhân cách, Nhà xuất
bản Giáo dục.
20. A. R. Luria, 1972, Não người và các quá trình tàm lý, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
21. Trần Hữu Luyến, 1995, Thực hành tổng hợp về tâm lý học,
Nhà xuất bản Giáo dục.
22. A.M. Machinskin, 1972, Các tình huống có vấn dể trong
tư duy và trong dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội.
23. Phan Trọng Ngọ, 2003, Các lý thuyết phát triển tâm lý
người, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Phan Trọng Ngọ, 2000, Tâm lỷ học hoạt động và khả năng
ibig dụng vào lĩnh vực dạy học, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.

326
. 25. Phan Trọng Ngọ (CThủ biên). 2001, Tâm lý liọc trí tuệ, Nhà
xuất bán Đại hoc Quốc gia Hà Nội.
'26. Vũ Thị Nho. 2003, Tâm lý học phát triể n , Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Ma Nội.
'.21. Đào Thị Oanh (Chủ biên), 2007, Vấn dê nhân cách trong
túm ly học tìỊỊÙy n a \\ Nhà xuất bản Giáo dục.
-28. Patricia.H. Milt-.r. 2003. C âr thuyết về tám lý học phát triển,
Nhà xuất bán Vãn hoá - Thông tin.
'.29. Nguvẻn Kim Quý, 2003, Tình huống tâm lý học, Nhà xuất
bản Lao động.
; 30. P.A. Ruđích, 1980. Tâm /v học thể thao. Hà Nội: Nhà xuất
bản Thể dục Thể thao.
'31. Trần Trọng TTiuỷ, 2002, Bài tập thực hành Tâm lý học, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
' 32. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), 1976, Thực hành tâm lý
học: Phần ỉ . Nhữtiíị vấn đê chung của tàm lý học các quá
trình tâm lý và các thuộc tính nhân cách, Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm Hà Nội.
'33. Nguyền Quang uẩn (Chủ biên), 2003, Tâm lý học đại
cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
:34. Nguyễn Khắc Viện, 2001, Từ điển tâm lý, Nhà xuất bản Văn
hoá - Thông tin.
.35. L .s.Vygotsky, 1956, Tư duy và lờ i n ó i , Nhà xuất bản
Giáo dục.

T à i liệu tiêng A nh

'36. Baltus, Rita K, 1994, Pcrsonnal psychology f o r life and


work, 4,h cd, New York, N Y, Glencoe.

327
37. Bredart, s., Delchambre, M & Laureys, s. 2006, One 's own
face is hard to ignore, Quarteley Jo urna l o f Experemental
Psychology, 59, 45-52.
38. Gazzaniga, Michael s, 1998, Cognitive neuroscience; the
biology o f the mind , New York : w .w . Norton.
39. J.E. Greene, 1967, Ỉ0 0 Great Thinkers, Washington Square
press. New York.
40. Jean Lave, Etienne Wenger, 1991, Situated learning :
legitimate peripheral participation. N.Y : Cambridge
University press.
41.S.M. Kosslyn, 1991, A Cognitive Neurosiences o f Visual
Cognition: Father Development, In Logie, R.H & Denis, M
(Eds): M ental Images in Human Cogntition, Elsevier
Science Publiser.
42. Krech. D, 1969, Elements o f Psychology, New York, 2 nd ed.
43. Magnavita, Jeffrey J, 2002, Theories o f personality :
contemporary approaches to the science o f personality,
New York : J. Wiley & Sons
44. Smith, Barry D, 1998, Science & understanding , 1st ed. -
Boston : Me Graw-Hill.
45.Weisinger, Hendrie, 1998, Em otional intelligence at work,
1st ed. - San Francisco : Jossey-Bass Publishers.

328
NHÒ XUfiT BỎN ĐỌI HỌC QUỐC Glfi ha n ộ i
16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điên thoai: Biên tâp-Ché bản: (04) 39714896;
Kinh doanh:(04) 39724770 ; Tồng Biên tàp: (04) 39714897.
Fax: (041 39714899

C h ịu t r á c h n h i ệ m x u ấ t b ả n :

Giám đốc: PHỪNG QUỐC BẢO


Tổng biên tập: PHẠM THỊ TRÀM

Biên tập: NGUYỄN THƯỶ


Chế bản: THU HƯƠNG
Trinh bày bia: NGỌC ANH

TÂM LÝ____•____
__ HỌC OẠI • CƯDNG

Mã số: 2K-34 ĐH2009


In 300 cuốn, khổ 14.5 X 20.5 cm tại Công ty ƠP Nhà in KHCN
Số xuất bản: 1036 - 2009/CXB/0I - 195/ĐHQGHN, ngày 11/11/2009)
Quyết định xuất bản số: 34 KH-XH/XB
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2009.

You might also like