Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

ĐĂNG KÍ KHÓA LIVE CTG ĐỂ THI 9+ HÓA

TỔNG ÔN LÍ THUYẾT THEO CHUYÊN ĐỀ

BUỔI 2

DẠNG 7: SO SÁNH TÍNH AXIT


LÍ THUYẾT
So sánh tính axit (hay độ linh động của nguyên tử H) của các hợp chất hữu cơ khác nhóm
chức..
- Tính axit giảm dần theo thứ tự:
Axit Vô Cơ > Axit hữu cơ > H2CO3 > Phenol > H2O > Rượu.
Nhóm đẩy làm tăng tính bzơ, nhóm hút làm giảm tính bazơ
Vd: HCOOH> CH3COOH> CH3CH2COOH
Câu 1. Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các
chất được sắp xếp theo tính axit tăng dần (từ trái sang phải) là:
A. (T), (Y), (X), (Z). B. (Y), (T), (X), (Z).
C. (X), (Z), (T), (Y). D. (Y), (T), (Z), (X).
Câu 2. Dãy gồm các chất xếp theo chiều lực axit tăng dần từ trái sang phải là:
A. HCOOH, CH3COOH, CH3CH2COOH.
B. CH3COOH, CH2ClCOOH, CHCl2COOH.
C. CH3COOH, HCOOH, (CH3)2CHCOOH.
D. C6H5OH, CH3COOH, CH3CH2OH.
Câu 3: Cho các axit sau: (1) HCOOH; (2) CH3COOH; (3) Cl – CH2 – COOH; (4) F – CHF –
COOH. Chiều tăng của tính axit là?
A. 1,2,3,4 B. 2,3,1,4 C. 2,4,3,1 D. 3,2,1,4
Câu 4. Dãy gồm các chất xếp theo chiều lực axit tăng dần từ trái sang phải là:
A. HCOOH, CH3COOH, CH3CH2COOH
B. CH3COOH, HCOOH, (CH3)2CHCOOH
C. C6H5OH, CH3COOH, CH3CH2OH
D. CH3COOH, CH2ClCOOH, CHCl2COOH
Câu 5: Cho các chất: Cl3CCOOH (1), ClCH3COOH (2), Cl2CHCOOH (3), CH3COOH (4). Sắp
xếp các chất trên theo thứ tự tăng dần tính axit:
A. (2), (3), (1), (4) B. (1), (3), (2), (4)
C. (1), (2), (3), (4) D. (4), (2), (3), (1)
Câu 6: Độ linh động của nguyên tử hiđro trong phân tử các chất sau giảm dần theo thứ tự
A. axit axetic > ancol etylic > phenol > ancol benzylic
B. ancol benzylic > ancol etylic > phenol > axit axetic
C. axit axetic > phenol > ancol benzylic> ancol etylic
D. phenol > ancol benzylic > axit axetic > ancol etylic

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 1


Câu 7: Cho các chất sau: H2O, C2H5OH, CH3COOH, HCOOH, C6H5OH. Chiều tăng dần độ linh
động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất là
A. H2O,C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH, HCOOH.
B. H2O, C2H5OH, C6H5OH, HCOOH, CH3COOH.
C. C2H5OH, H2O, C6H5OH, HCOOH, CH3COOH.
D. C2H5OH, H2O, C6H5OH, CH3COOH, HCOOH.
Câu 8: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol),
C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất X Y Z T
Nhiiệt độ sôi ( C)
o
182 184 -6,7 -
33,4
pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,4 7,8 10,8 10,1
8 2 1 2
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Y là C6H5OH. B. Z là CH3NH2 C. T là C6H5NH2 D. X là NH3

DẠNG 8: SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI, ĐỘ TAN


LÍ THUYẾT
Các yêu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ.
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đên nhiệt độ sôi là
- Liên kết hiđro của HCHC đó
- Khối lượng phân tử của hợp chất hữu cơ
BÀI TẬP
Câu 9. Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T).
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. T, Z, Y, X. B. Z, T, Y, X.
C. T, X, Y, Z. D. Y, T, X, Z.
Câu 10. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH.
B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.
C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
Câu 11. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.
B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.
D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
Câu 12. Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong
dãy là
A. axit etanoic. B. etanol. C. etanal. D. etan.
Câu 13: Cho các chất X, Y, Z, T với nhiệt độ sôi tương ứng là 210ºC , 78,3ºC, 118ºC, 184ºC.
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. X là anilin B. Z là axit axetic C. T là etanol D. Y là etanal

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 2


Câu 14. Sắp xếp theo chiều tăng nhiệt độ sôi của các chất sau đây:
A. HCOOCH3 < HCOOH < CH3OH B. HCOOCH3 < CH3OH < HCOOH
C. HCOOH < CH3OH < HCOOCH3 D. CH3OH < HCOOCH3 < HCOOH
Câu 15. Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần:
A. Etyl axetat, ancol etylic, axit butiric
B. Etyl axetat, axit axetic, ancol etylic
C. Ancol etylic, etyl axetat, axit butiric
D. Ancol etylic, axit butiric, etyl axetat

DẠNG 9: TỔNG HỢP TÍNH CHẤT CỦA CHẤT HỮU CƠ


Bài tập:
Câu 16 : Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(2) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung
dịch glucozơ phản ứng tráng bạc.
(3) Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung
dịch màu xanh lam.
(4) CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17 . Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(b) Đipeptit là những peptit chứa 2 liên kết peptit.
(c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(d) Ở điều kiện thường, metylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 18: Cho các mệnh đề sau:
(1) Khi đun nóng glucozo (hoăc fructozo) với dung dịch trong thu được Ag.
(2) Saccarozo là một polisaccarit, không màu, thủy phân tạo glucozo và fructozo
(3) Glucozo tác dung với (xúc tác Ni,đun nóng) tạo sobitol
(4) Trong môi trường axit, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa qua lại lân nhau.
(5) Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên.
Số mệnh đề đúng là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 19: Cho các mệnh đề sau:
(1) Có thể phân biệt glucozo và fructozo băng phản ứng tráng gương.
(2) Trong công nghiệp dược phâm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc.
(3) Glucozo va fructozo tác dung với (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol
(4)Tinh bột và glucozo đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trinh quang hợp.
(5) Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất long
Số mệnh đề đúng là:
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 3


Câu 20: Chất X có công thức phân tử . Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH,
thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch đăc, thu được đimetyl este. Chất Y
phản ứng với dung dịch loãng (dư) thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được
một công thức cấu tạo duy nhất. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y có công thức phân tử .
B. Chất Z làm mất màu nước Brom.
C. Chất T không có đồng phân hinh hoc
D. Chất X phản ứng với (Ni, ) theo ti lệ mol 1:3
Câu 21. Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không
khói.
(d) Amilopectin trong tinh bột chi có các liên kết α-1,4-glicozit.
(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đăc.
(f) Trong công nghiệp dược phâm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 22. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Suc khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Suc khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nho vài giot nước brom vào dung dịch anilin.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 23: Hinh vẽ mô tả thí nghiệm phân tích định tính cacbon và hiđro:
Bông tắm
CuSO4 khan
Hỗn hợp
C6H12O6

và bột CuO

Ống đựng dung


dịch Ca(OH)2

Cho các phát biểu về thí nghiệm trên:


(a) Bông tâm CuSO4 khan chuyển sang màu xanh.
(b) Ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong bị đuc.
(c) Nên lắp ống nghiệm chứa C6H12O6 và CuO miệng hướng lên.
(d) Có thể thay gluocozơ (C6H12O6) băng saccarozơ.

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 4


(e) Khi tháo dung cu, nên tắt đèn cồn rồi để nguội mới tháo vòi dân ra khoi nước vôi trong.
(g) Có thể thay CuSO4 khan băng chất hút âm silicagen.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 24. Cho các phát biểu sau
(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(2) Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng.
(3) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(4) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 25. Cho các phát biểu sau
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat băng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.
(b) Polietilen được điều chế băng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.
(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 26. Có các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dung với nước brôm.
(b) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ băng phản ứng tráng bạc.
(c) Kim loại Ba và K có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
(d) Khi đun nóng tristearin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện.
(e) Amilozơ là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh.
(g) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo.
(h) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ băng hiđro (Ni, t°) thu được sorbitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch I2 làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh tím.
(b) Các este đều nhẹ hơn H2O và tan tốt trong nước.
(c) Tơ xenlulozơ axetat được sản xuất từ xenlulozơ.
(d) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(e) Alanin dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
(f) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 28. Hinh vẽ mô tả quá trinh điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 5


Một hoc sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:
(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu băng phương pháp đây H2O.
(b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.
(c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dân khí.
(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(1) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
(2) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
(3) Tên thay thế của amin có công thức (CH3)3N là trimetylamin
(4) Dung dịch 37 - 40% fomanđehit trong nước goi là fomalin (còn goi là fomon) được dùng để
ngâm xác động vật, thuộc da, tây uế, diệt trùng.
(5) Các chất: cocain, amphetamin, heroin, moocphin là những chất gây nghiện, hết sức nguy hại
cho sức khoe con người.
Có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 30. Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy trong thành phần phân tử đều chứa C, H, O.
(b) Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ.
(c) Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa đo.
(d) Khi luộc trứng xảy ra hiện tượng đông tu protein.
(e) Để giảm đau nhức khi bị ong đốt, có thể bôi vôi vào vết cắn.
(f) Etyl axetat phản ứng tối đa với NaOH trong dung dịch theo ti lệ mol 1 : 2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 31: (Cho các phát biểu sau:
(a) Các amino axit là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường.
(b) Các peptit đều có phản ứng màu biure.
(c) Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.
(d) Nhiệt độ sôi của axit cacboxylic cao hơn ancol có cùng phân tử khối.
(e) Các este thường dễ tan trong nước và có mùi thơm đăc trưng.
(g) Các anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 32: (Điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm được mô tả như hinh vẽ sau:

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 6


Cho các phát biểu sau:
(a) Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp (77oC) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
(b) H2SO4 đăc vừa làm chất xúc tác, vừa có tác dung hút nước.
(c) Etyl axetat qua ống dân dưới dạng hơi nên cần làm lạnh băng nước đá để ngưng tu.
(d) Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên được goi là phản ứng este hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Oxi hóa glucozơ hay fructozơ thu được sobitol.
(b) H2NCH2CONHCH2CH2COOH là đipeptit.
(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(d) Muối natri của axit glutamic được sử dung sản xuất mi chính (bột ngot).
(e) Tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo có nguồn gốc từ xenlulozơ.
(f) Xăng E5 là xăng sinh hoc được pha 5% bio-ethanol, 95% còn lại là xăng Ron A92.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34:Có các phát biểu sau:
(a) Moi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(b) Fructozơ có nhiều trong mật ong.
(d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.
(c) Amilopectin, tơ tăm, lông cừu là polime thiên nhiên.
(d) Cao su Buna–S được điều chế băng phản ứng trùng ngưng.
(f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
(h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 35. Cho các phát biểu sau:
(a) Nho dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, thấy dung dịch thu được xuất hiện màu xanh tím
(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.
(c) Các peptit đều tác dung với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đăc trưng
(d) Anilin (C6H5NH2) tan tốt trong nước tạo dung dịch có môi trường bazơ.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(1) Khi đun nóng NH2-CH2-CH2-COOH có xúc tác thích hợp thi thu được hỗn hợp các peptit
(2) Tristearin có công thức phân tử là C17H35COOH
(3) Sobitol là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(4) Tơ hóa hoc gồm tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.
(5) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 7


(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 băng số mol H2O.
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 38.Cho các phát biểu sau:
(1) Tơ nilon-6,6 có thể điều chế băng phản ứng trùng hợp hoăc trùng ngưng.
(2) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin, trimetylamin là các chất khí, mùi khai, tan
nhiều trong nước.
(3) Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm cho α-glucozơ.
(4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit trong phân tử.
(5) Metyl metacrylat, glucozơ, triolein đều tham gia phản ứng với nước brom.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun
nóng.
(b) Xenlulozơ là chất rắn dạnh sợi, màu trắng, không tan trong nước.
(c) Saccarozơ thuộc loại monosaccarit.
(d) Etyl axetat là chất long, tan nhiều trong nước.
(e) Metylamin là chất long ở điều kiện thường.
(g) Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất có màu tím.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong dung dịch, vinylaxetilen và glucozơ đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
(b) Phenol và anilin đều tạo kết tủa với nước brom.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo long thu được chất béo rắn.
(d) Hầu hết các polime đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(g) Protein đều dễ tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 41: Cho các phát biểu sau:
(a) Một số este không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phâm, mỹ
phâm như etyl fomat, benzyl fomat, iso amyl axetat.
(b) Ở nhiệt độ thường tristearin là chất long còn triolein là chất rắn nhưng chúng đều không
tan trong nước.
(c) Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ… và nhất là trong quả chín,
đăc biệt nhiều trong quả nho chín.
(d) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trinh quang hợp (từ khí cacbonic, nước,
ánh sáng măt trời và chất diệp luc).
(e) Mùi tanh của cá, đăc biệt là cá mè (chứa nhiều trimetylamin) có thể giảm bớt khi ta dùng
giấm ăn để rửa sau khi mổ cá.
(f) Polietilen, xenlulozơ, cao su tự nhiên, nilon-6, nilon 6-6 đều là các polime tổng hợp.
Số phát biểu đúng là

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 8


A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 42: Cho các phát biểu:
(a) Anđehit axetic vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
(b) Anđehit axetic tác dung với H2 (Ni, to) thu được ancol etylic.
(c) Phenol phản ứng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng.
(d) Ancol etylic tác dung với natri kim loại giải phóng hiđro.
(e) Dung dịch axit axetic tác dung được với Cu(OH)2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 43. Cho phát biểu sau:
(a) Dung dịch glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(b) Axit fomic có khả năng làm mất màu nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn este no, mạch hở luôn thu được số mol CO2 băng số mol H2O.
(d) Dung dịch axit glutamic có pH > 7.
(e) Gly-Ala là một đipeptit có phản ứng màu biure.
(f) Các loại tơ nilon-6, tơ lapsan, tơ nitron đều được tổng hợp băng phương pháp trùng
ngưng.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 44: Cho các nhận xét sau:
(1) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được saccarozơ.
(2) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(3) Triolein phản ứng với H2 (khi đun nóng, có xúc tác Ni).
(4) Glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(5) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
(6) Fructozơ chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ.
Số nhận xét đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 45.Có các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dung với nước brom.
(b) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ băng phản ứng tráng bạc.
(c) Khi đun nóng tristearin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện.
(d) Amilopectin là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh.
(e) Tơ visco, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo.
(g) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ băng hiđro (Ni, to) thu được sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 9


Câu 46. Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(b) Thủy tinh hữu cơ được ứng dung làm cửa kính phương tiện giao thông.
(c) Glucozơ có vị ngot thấy đầu lưỡi mát lạnh do xảy ra phản ứng lên men rượu.
(d) Nho dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thi xuất hiện màu xanh tím.
(e) Nicotin là một amin độc, có trong thuốc lá.
(f) Sau khi lưu hóa cao su chịu nhiệt và đàn hồi tốt hơn.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 47. Hợp chất X (CnH10O5) có vòng benzen và nhóm chức este. Trong phân tử X, phần trăm
khối lượng của oxi lớn hơn 29%. Lấy 1 mol X tác dung hết với dung dịch NaOH dư, sản phâm
hữu cơ thu được chi là 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có ba loại nhóm chức.
(b) Chất X làm quỳ tím âm chuyển sang màu đo.
(c) Số mol NaOH đã tham gia phran ứng là 4 mol.
(d) Khi cho 1 mol X tác dung hết với NaHCO3 (trong dung dịch) hoăc Na đều thu được 1
mol khí.
(e) 1 mol chất Y tác dung vừa đủ với dung dịch chứa 2 mol HCl.
(g) Khối lượng chất Y thu được là 364 gam.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
DẠNG 10: ĐẾM SỐ ĐỒNG PHÂN
Bài tập:
Câu 48 X là hợp chất hữu cơ chứa nhân thơm có công thức phân tử C7H6O3. Biết X tác dung với
NaOH theo ti lệ mol 1 : 3. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 9. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 49. Ancol X có công thức đơn giản là C2H5O. X tác dung với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo
dung dịch xanh lam. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 50 : Hợp chất thơm A có công thức phân tử C8H8O2 khi xà phòng hóa thu được 2 muối. Số
đồng phân cấu tạo phù hợp của A là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 51: Thủy phân este X (C4H8O2) thu được sản phâm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu
tạo của X thoa mãn tính chất trên là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 52. Cho este no, đa chức, mạch hở X (có công thức phân tử CxHyO4 với x ≤ 5) tác dung với
dung dịch NaOH thu được sản phâm chi gồm một muối của axit cacboxylic và một ancol. Biết X
có tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
DẠNG 10: ĐẾM SỐ ĐỒNG PHÂN
Bài tập:
Câu 48 X là hợp chất hữu cơ chứa nhân thơm có công thức phân tử C7H6O3. Biết X tác dung với
NaOH theo ti lệ mol 1 : 3. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 9. B. 3. C. 6. D. 4.

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 10


Câu 49. Ancol X có công thức đơn giản là C2H5O. X tác dung với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo
dung dịch xanh lam. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 50 : Hợp chất thơm A có công thức phân tử C8H8O2 khi xà phòng hóa thu được 2 muối. Số
đồng phân cấu tạo phù hợp của A là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 51: Thủy phân este X (C4H8O2) thu được sản phâm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu
tạo của X thoa mãn tính chất trên là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 52. Cho este no, đa chức, mạch hở X (có công thức phân tử CxHyO4 với x ≤ 5) tác dung với
dung dịch NaOH thu được sản phâm chi gồm một muối của axit cacboxylic và một ancol. Biết X
có tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 11

You might also like