AI TRONG THỜI KỲ KỸ THUẬT SỐ HÓA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

4.

AI hỗ trợ kỹ thuật số hóa

Nền kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số. Những ý tưởng tiềm năng ngày nào
giờ đây đã trở thành nội lực mạnh mẽ đan xen vào tất cả các ngành công nghiệp trên toàn cầu.

Sự phụ thuộc của chuyển đổi kỹ thuật số vào AI là vô cùng quan trọng vì nó có thể giúp các công ty đẩy
nhanh quá trình Số hóa của họ. Mặt khác, Trí tuệ nhân tạo đã và đang sẵn sàng để “tràn vào” các doanh
nghiệp bằng các công nghệ đột phá.

Mặc dù đã phát triển về mặt kỹ thuật số, các doanh nghiệp lớn đã biết đến và áp dụng AI trong các
hoạt động cốt lõi của mình. Bất kỳ thương hiệu, công ty hoặc chính phủ nào đang trải qua quá trình Số
hóa, đều có thể khai thác tiềm năng của AI để làm cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ nhanh
hơn và hiệu quả hơn.

4.1. Số hóa trong chăm sóc sức khỏe (Y tế)

Trí tuệ nhân tạo làm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe trở nên hiệu quả hơn Có một số phương pháp mà
qua đó ngành chăm sóc sức khỏe có thể khai thác AI để làm cho quá trình số hóa của họ nhanh hơn,
đồng thời mang lại hiệu quả hơn.

Khi người ta nghĩ đến AI trong Số hóa, việc scan các báo cáo y tế và tài liệu dược phẩm là tất cả những
gì chúng ta nghĩ đến. Tuy nhiên, Số hóa trong chăm sóc sức khỏe còn được áp dụng nhiều hơn thế
nữa. Nó bao gồm thiết kế các công cụ kỹ thuật số, những công cụ này mang tất cả các yếu tố của một
chuyên gia sức khỏe, chuyển đổi nó thành một ứng dụng trong điện thoại của bạn và mang lại hiệu
quả tương đương.

Tiếp cận với nhiều chuyên gia y tế và các kỹ thuật mã hóa hàng đầu, kết hợp AI trong quá trình chuyển
đổi kỹ thuật số của ngành chăm sóc sức khỏe có thể giải quyết các câu hỏi quan trọng của bệnh nhân
một cách riêng tư liên quan đến dữ liệu sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của họ.

AI cũng cho thấy có khả năng hỗ trợ y tế dự phòng. Các ứng dụng sức khỏe được hỗ trợ bởi AI cho phép
các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhanh chóng. Nói tóm lại, AI làm cho việc chăm sóc sức
khỏe trở nên dễ dàng và đáng tin cậy hơn.

4.2 AI trong quản trị và số hóa dữ liệu

Sử dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học sâu và các phương pháp khác, AI có thể giúp nhận dạng và phân
loại dữ liệu trong tài liệu, sau đó đánh dấu dữ liệu đó để tạo tài liệu có cấu trúc. Ví dụ, NASA và Quỹ
Khoa học Quốc gia đã hợp tác với công ty khởi nghiệp AI Docugami để khám phá cách sử dụng công
nghệ tự động quét, cấu trúc và phân loại tài liệu.

Một lần nữa, thách thức không chỉ là trích xuất dữ liệu từ tài liệu mà còn lấy dữ liệu và siêu dữ liệu từ
chúng để tạo ra ý nghĩa sao cho thông tin có thể được hiểu theo ngữ cảnh. Sử dụng AI có thể giúp giải
quyết vấn đề này.

Người sáng lập Docugami lưu ý rằng giải pháp ứng dụng AI tập trung vào việc hiểu không chỉ “dữ liệu
lớn” mà còn cả “dữ liệu nhỏ”. Ví dụ, nếu các nhà phân tích đang tìm kiếm hàng nghìn tài liệu y tế phi cấu
trúc có từ “penicillin”, họ có thể phân biệt giữa những trường hợp thuốc được liệt kê liên quan đến dị
ứng và những trường hợp được liệt kê dưới dạng kê đơn. Đối với các cơ quan chính phủ, điều này cũng
mở ra những khả năng mới vì nhiều dữ liệu ngữ nghĩa hơn có thể giúp một cơ quan không chỉ quản lý tốt
hơn nhiều loại tài liệu, chẳng hạn như hóa đơn, hợp đồng và đề xuất, mà cuối cùng còn sử dụng công
nghệ để giải quyết các vấn đề, bằng cách sử dụng dữ liệu.

Không những thế, tận dụng các khả năng của AI trong quản trị có thể giúp đưa ra các chính sách tốt hơn
và dự đoán các thách thức sớm hơn. Nhằm ứng dụng AI vào chính phủ số, mới đây, đơn vị quản lý điện
tử quốc gia (NeGD) thuộc Bộ Điện tử và CNTT (MeitY) của Ấn Độ, đã tổ chức một cuộc đối thoại AI, để
thảo luận về tầm quan trọng của quản trị dữ liệu dựa trên AI.

4.3 AI trong sản xuất

Ứng dụng AI trên các camera máy quét sản phẩm nhằm tìm ra các sản phẩm lỗi, có dị vật hoặc quy
cách không đúng. Kết quả này có được thông qua việc công nghệ AI thu thập dữ liệu, học các mô hình
sản phẩm hoàn chỉnh từ đó đối chiếu với các sản phẩm chạy qua dây chuyền nhằm phát hiện ra các sản
phẩm không đạt chất lượng. Do vậy, A.I hỗ trợ kiểm soát chất lượng và mức độ đồng đều của sản phẩm.

Chất lượng và năng suất sản phẩm trên chuyền phụ thuộc rất lớn vào tay nghề và mức độ tập trung của
công nhân sản xuất. Việc kiểm soát các yếu tố này đặt ra các thách thức cho nhà quản trị. Công nghệ AI
đưa ra các giải pháp xử lý cho vấn đề này thông qua ứng dụng vòng đeo tay thông minh, có chức năng
thu thập các hành động, cử chỉ của công nhân trong từng công đoạn chế biến. Các thông tin này được
phân tích thông qua các thuật toán AI và phân loại các thao tác thuộc công đoạn nào, mức độ hiệu quả
so với chuẩn là bao nhiêu, cần điều chỉnh thao tác gì để có được hiệu suất là cao nhất… Ứng dụng này
đã giúp tăng 25% năng suất lao động phổ thông tại Vantix(2) (Đơn vị thuộc Tập đoàn Vingroup) trong
năm 2020. Bảo trì tiên đoán

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Oneserve (Anh) đã chỉ ra rằng, các nhà sản xuất có thể bị thiệt hại
tới hơn 180 tỷ bảng Anh mỗi năm, cùng với 3% tổng số ngày làm việc có thể bị mất do các lỗi từ máy móc
thiết bị dẫn tới ngừng hoạt động sản xuất(3). Các thiệt hại này hoàn toàn có thể dự đoán trước và khắc
phục nhờ giải pháp bảo trì tiên đoán, giúp chuyển đổi phương thức bảo trì máy móc trong nhà máy từ bị
động sang chủ động. Với giải pháp này, hệ thống sẽ thu thập thông tin hoạt động từ các máy móc hiện có
và phân tích, đưa ra các kết quả trực quan về thông tin tổng quát từng loại máy móc, theo dõi sức khỏe
máy móc theo thời gian thực, cảnh báo các loại máy móc hoạt động không bình thường, lên lịch bảo trì
và nhắc nhở bảo trì và cuối cùng là báo cáo hiệu suất hoạt động của máy móc. Nhờ vậy, tuổi thọ của máy
móc thiết bị được kéo dài hơn và hạn chế các thiệt hại do lỗi thiết bị sản xuất đem lại. Bảo trì dự đoán đã
được ứng dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất lớn trên thế giới, trong đó có Siemens. Trong một bài
viết về tối ưu hóa hoạt động công nghiệp với trí tuệ nhân tạo, Roland Busch – CTO của Siemens cho biết:
“Bằng cách phân tích dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể cho ra kết quả về sức khỏe của máy móc
và tìm ra các bất thường để có thể bảo trì dự đoán.”

Nhà máy FANUC, Nhật bản là một trong những điển hình của việc ứng dụng AI vào trong sản xuất và sử
dụng robot để sản xuất robot sản xuất ra 5000 robot mỗi tháng, sở hữu một trong những dây chuyền sản
xuất vô cùng hiện đại của thế giới, dây chuyền tạo ra những thiết bị giúp chế tạo nhiều nhiều sản phẩm,
từ ô tô cho đến điện thoại iPhone. Ở FANUC các robot tự xây dựng, giám sát và kiểm tra lẫn nhau.

4.4 Trong ngành vận tải

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong ngành vận tải thông qua những phương tiện giao thông vận tải
tự lái, đặc biệt là ô tô đã đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể nhờ khả năng cắt giảm chi phí và hạn
chế những rủi ro tai nạn giao thông những vấn đề gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Hai yếu tố quan trọng của xe tự động hoặc xe tự hành khi có A.I là khả năng tự động và độ chính xác,
được hỗ trợ bằng hệ thống cảm biến và nhận diện. Nhờ trí tuệ nhân tạo, xe tự hành có thể phân biệt
được vật cản phía trước là người hay vật. Trong quá trình di chuyển, xe tự động nhận diện làn đường,
cảnh vật, người đi đường.

Xe có khả năng xử lý nhanh trong từng tình huống khẩn cấp; tuân thủ tín hiệu giao thông; dừng đỗ khi
thấy người qua đường; nhận diện các khúc cua;... Dữ liệu thu thập càng nhiều, khả năng nhận diện của
xe càng cao.

4.5 Trong ngành ngân hàng tài chính

Các ngân hàng, tổ chức tài chính đang xử dụng AI trong việc xử lí các hoạt động tài chính, tiền đầu tư
và cổ phiếu, quản lí các tài sản khác nhau,… AI có thể vượt qua con người trong việc xử lí các giao dịch
, giúp ngân hàng hỗ trợ khách hàng tốt hơn, cung cấp các giải pháp nhanh chóng hoặc nhận diện
gương mặt của chủ tài khoản.

Điều này giúp khách hàng không phải đến tận ngân hàng để kiểm tra số dư và tìm kiếm những dịch vụ
tài chính mới. Tất cả mọi người đều có thể làm điều này qua một hệ thống nhắn tin trực tuyến như
máy tính hay điện thoại thông minh. Việc sử dụng Chatbot đặc biệt có ích trong ngành ngân hàng, góp
phần chăm sóc khách hàng tốt hơn và đã được triển khai tại hầu hết các ngân hàng lớn.

Đơn cử, Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã giới thiệu Chatbot Ceba có thể thực hiện 200 nhiệm
vụ cho hơn một triệu khách hàng, phân biệt thành công 500.000 hoạt động mà khách hàng có thể yêu
cầu đối với các ngân hàng. Nina, một Chatbot của Thụy Điển, trung bình trò chuyện hơn 30.000
lượt/tháng; tiết kiệm thời gian cho 700 nhân viên trung tâm liên lạc của ngân hàng, điều này giúp họ tập
trung vào các hoạt động khác (International Banker, 2018).

Những ngân hàng Thụy Sĩ vốn đã ứng dụng AI vào việc xây dựng hệ thống phân tích hàng loạt dữ liệu thị
trường. AI sẽ giúp xác định các mô hình giao dịch và từ đó hình thành các chiến lược để xác định giao
dịch cho khách hàng.

Sau đó, AI cũng tiếp tục nhận nhiệm vụ xác định yêu cầu chuyển tiền của khách hàng và chia nhỏ các
giao dịch lớn trước khi thực hiện chuyển tiền. Bằng cách này, một nhiệm vụ 45 phút trước khi có thể
được hoàn thành chỉ trong vài phút.

Ngân hàng JP Morgan Chase (Hoa Kỳ) đã đầu tư vào COIN. Đây là một công nghệ AI giúp xem xét tài liệu
và trích xuất dữ liệu trong thời gian ngắn. COIN có thể xem xét khoảng 12.000 tài liệu chỉ trong vài giây.
Nếu là nhân viên thực hiện thao tác này theo cách truyền thống, họ có thể mất đến 360.000 giờ làm việc
trên cùng một tài liệu này (ví dụ từ một nghiên cứu của Buchanan, 2019).

4.6 Trong truyền thông và dịch vụ

Đối với ngành truyền thông, trí tuệ nhân tạo AI ra đời đã mang lại sự thay đổi lớn cho ngành truyền
thông, cụ thể là Digital trong việc tiếp cận các mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng. Dựa trên việc
phân tích về nhân khẩu học, thói quen hoạt động trực tuyến hay những nội dung quảng cáo khách
hàng hay xem để điều chỉnh thời gian và không gian cung cấp quảng cáo sao cho phù hợp.

Với ngành dịch vụ, Công nghệ trí tuệ nhân tạo có khả năng nắm bắt được những thông tin về các hoạt
động sử dụng dịch vụ của khách hàng thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu để từ đó đưa ra các
giải pháp tối ưu, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ. Điều này giúp ngành dịch vụ có thể
hoạt động tốt hơn và mang lại những trải nghiệm thú vị, mới mẻ hơn cho người dùng. Chatbot chính
là ví dụ điển hình cho ứng dụng này.

You might also like