TEST DƯỢC LIỆU Đề Nga Nguyễn M1K72

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

Nga Nguyễn – M1K72 1

TEST DƯỢC LIỆU – phần chung


TINH BỘT
1. Tinh bột thuộc nhóm carbohydrat nào?
A. Monosaccharid C. Homosaccharid
B. Oligosaccharid D. Heterosaccharid
2. Tinh bột được cấu thành bởi các đơn vị đường:
A. α-L-glucose C. β-D-fructose
B. α-D-glucose D. β-L-dextrin
3. Các đơn vị đường trong tinh bột liên kết với nhau qua liên kết:
A. O-glycosid C. N-glycosid
B. C-glycosid D. S-glycosid
4. Amylose chứa bao nhiêu % tinh bột:
A. 5 – 10% C. 30 – 55%
B. 15 – 30% D. 70 – 85%
5. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về amylose:
A. Gồm 5.000 – 50.000 gốc α-D-glucose
B. Các đơn vị glucose nối với nhau bằng nối α(1-4)
C. Cấu trúc mạch thẳng xoắn vòng
D. Mỗi vòng xoắn có 6 glucose
6. Định tính amylose bằng thuốc thử iod cho màu:
A. Xanh đậm C. Đỏ vang
B. Tím đỏ D. Vàng rơm
7. Amylopectin có cấu trúc mạch:
A. Mạch thẳng C. Mạch phân nhánh nhiều
B. Mạch xoắn vòng D. Cả 3 loại cấu trúc trên
8. Amylopectin chứa bao nhiêu % tinh bột:
A. 5 – 10% C. 30 – 55%
B. 15 – 30% D. 75 – 80%
9. Định tính amylopectin bằng thuốc thử iod cho màu:
A. Xanh đậm C. Đỏ vang
B. Tím đỏ D. Vàng rơm
10.Amylopectin cấu tạo bởi bao nhiêu gốc đường glucose?
A. 500 – 20.000 C. 5.000 – 50.000
B. 200 – 50.000 D. 10.000 – 100.000
11.Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng với amylopectin:
A. Phân tử lượng nhỏ
B. Nối α(1-4) ở mạch thẳng
C. Nối α(1-6) ở điểm nhánh
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
12.Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về đặc tính của tinh bột:
A. Thể chất rắn, nhiều hình dạng, riêng lẻ hay kép, chùm
Nga Nguyễn – M1K72 2

B. Có nhiều vân đồng tâm gọi là các rốn, các vân


C. Vân sáng do liên kết 1-6, vân tối do liên kết 1-4
D. Không màu, không vị
13.Trong nước lạnh, tinh bột:
A. Không tan
B. Tan một phần
C. Tan hoàn toàn
D. Trương nở hoàn toàn
14.Ở trong nước 40oC:
A. Tinh bột tan hoàn toàn
B. Tinh bột trương nở có hồi phục
C. Tinh bột trương nở rồi tan hoàn toàn
D. Tinh bột hấp thu nước, liên kết hydro bị cắt
15.Phát biểu nào KHÔNG đúng về tinh bột khi ở trong nước 75oC:
A. Cấu trúc hạt thay đổi mạnh
B. Phân tử tinh bột bắt đầu tan trong nước
C. Tăng nhiệt độ nữa tinh bột sẽ bị trương phồng
D. Tăng nhiệt độ nữa tinh bột sẽ tan hoàn toàn tạo dung dịch
16.Nhiệt độ hồ hóa là gì?
A. Là khoảng nhiệt độ mà tinh bột hấp thu nước cho tới khi tạo hồ tinh bột.
B. Là khoảng nhiệt độ mà tinh bột trương phồng có hồi phục cho tới khi không
hồi phục.
C. Là khoảng nhiệt độ mà liên kết hydro bị cắt một phần cho tới khi bị cắt
hoàn toàn.
D. Là khoảng nhiệt độ mà tinh bột tan cho tới khi tan hoàn toàn.
17.Dung dịch hồ tinh bột có đặc tính nào:
A. Độ nhớt cao và dính
B. Ở nồng độ cao khi để nguội có thể tạo gel và tính tạo màng
C. Ở nhiệt độ thường, tồn tại dạng xoắn 6 vòng
D. Cả 3 đáp án trên
18.Không thủy phân tinh bột bằng tác nhân nào sau đây:
A. HCl loãng C. α-amilase
B. H2SO4 đặc D. β-amilase
19.Sản phẩm cuối cùng khi thủy phân hoàn toàn tinh bột là:
A. α-D-glucose C. Maltose 1,4
B. α-D-fructose D. Dextrin 1-4 và 1,6
20.Enzym α-amilase có nguồn gốc từ đâu:
A. Hạt ngũ cốc nảy mầm C. Nước bọt, dịch tụy
B. Nấm mốc D. Cả 3 đáp án trên
21.Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về enzym α-amilase:
A. Chịu được 70oC
B. pH < 3.3
C. Cắt ngẫu nhiên liên kết α(1-4) glucosid
D. Thủy phân amylose tạo ra 90% maltose và 1 chút glucose
Nga Nguyễn – M1K72 3

22.Enzym β-amilase có nguồn gốc từ:


(1) Khoai lang
(2) Đậu nành
(3) 1 số hạt ngũ cốc
(4) Nấm mốc
A. (1), (2) C. (1), (2), (3)
B. (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
23.Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về β-amilase:
A. Chịu được 50oC, pH 3.3
B. Cắt xen kẽ liên kết α(1-4) glucosid để tạo thành các đường maltose bắt đầu
từ phần cuối polysaccharid không có nhóm OH hemiacetal
C. Thủy phân amylose tạo 100% đường maltose
D. Thủy phân amylopectin tạo 100% dextrin
24.Khi tinh bột bắt đầu được thủy phân, cho phản ứng với iod, màu sắc phản ứng
thay đổi thế nào?
A. Từ màu xanh tím sang vàng rơm
B. Từ màu xanh tím sang nâu hồng
C. Từ màu tím đỏ sang vàng nâu
D. Từ màu xanh đậm sang đỏ tía
25.Tinh bột KHÔNG thể định tính bằng phương pháp nào sau đây:
A. Cảm quan
B. PP hiển vi
C. SKLM, phổ IR
D. Phản ứng thuốc thử lugol cho màu xanh tím
26.Có thể định lượng tinh bột bằng phương pháp nào sau đây:
A. Đo quang phổ UV C. GC-MS
B. HPLC D. Dùng phân cực kế
27.Trong phương pháp định lượng tinh bột dựa trên cơ sở của Purse, để loại
đường người ta dùng dung môi nào?
A. Cloroform C. Ethanol
B. Nước D. Aceton
28.Trong phương pháp định lượng tinh bột dựa trên cơ sở của Purse, hòa tan tinh
bột bằng dung môi nào?
A. Acid sulfuric đặc, nóng
B. Acid percloric loãng, nguội
C. Natri hydroxyd loãng
D. Ethanol
29.Trong phương pháp định lượng tinh bột dựa trên cơ sở của Purse, sau khi thủy
phân tinh bột thành glucose, có thể định lượng glucose bằng cách tạo màu với:
A. Anthron C. Acid picric
B. Xanthydrol D. Dragendorff
30.Phương pháp phân cực kế dùng để đo chỉ số nào của tinh bột?
A. Độ phân cực C. Tỷ trọng
B. Độ quay cực D. Chỉ số khúc xạ
Nga Nguyễn – M1K72 4

CELLULOSE
1. Cellulose thuộc nào carbohydrat nào:
A. Monosaccharid
B. Oligosaccharid
C. Homosaccharid
D. Heterosaccharid
2. Thủy phân hoàn toàn cellulose cho sản phẩm nào:
A. Glucose C. Glucose và fructose
B. Fructose D. Cellubiose
3. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của cellulose:
A. Polysaccharid mạch phân nhánh
B. Gồm 3.000 – 10.000 đơn vị glucose
C. Các đơn vị glucose liên kết bằng β(1-4)
D. Tạo bó micell và cấu trúc microfibril
4. Cellulose tan trong dung môi nào sau đây:
(1) Nước
(2) Ethanol
(3) Dung dịch Schweitzer
(4) Dung dịch ZnCl2 đặc
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (2), (3), (4)
5. Có thể định tính cellulose bằng phương pháp nào sau đây:
(1) PP cảm quan
(2) PP vi học
(3) SKLM
(4) Đo quang phổ IR
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (2), (3)
PECTIN
1. Pectin thuộc loại carbohydrat nào:
A. Monosaccharid
B. Oligosaccharid
C. Homosaccharid
D. Heterosaccharid
2. Phân tử chính trong cấu tạo pectin là:
A. Acid polygalacturonic
B. Galactose
C. Glucose
Nga Nguyễn – M1K72 5

D. Acid pectinic
3. Phát biểu nào KHÔNG đúng về pectin hòa tan:
A. Có trong vách tế bào và lớp gian bào
B. Gồm acid pectic và acid pectinic
C. Các đơn vị D-galacturonic nối với nhau bằng α(1-4)
D. Một phần hoặc toàn bộ -COOH được methyl ester hóa
4. Các pectin không hòa tan liên kết với nhau qua cầu nối:
A. Cầu α(1-4)
B. Cầu β(1-6)
C. Cầu canxi, phosphat
D. Cả 3 loại cầu nối trên
5. Đâu là đặc tính lý học của pectin:
A. Bột kết tinh không màu
B. Tan trong ethanol, aceton và isopropanol
C. Không tan trong nước, formaid và glycerin nóng nên dùng dung môi này để
kết tủa
D. Bị kết tủa bởi muối đa hóa trị
6. Enzym nào dùng để cắt dây nối (1-4) và tạo sản phẩm chưa no:
A. Pectinesterase
B. Pectinlyase
C. Endopolygalacturonase
D. Exopolygalacturonase
7. Enzym nào dùng để cắt nhóm ester methylic của acid pectinic:
A. Pectinesterase
B. Polymethylgalactorunase
C. Pectinlyase
D. Methylesterase
8. Enzym peptinlyase có nguồn gốc từ:
A. Nước bọt
B. Dịch tụy
C. Nấm mốc
D. Hạt ngũ cốc
9. Đâu là enzym cắt ngẫu nhiên vào các dây nối glycosid của pectin:
A. Pectinesterase
B. Pectinlyase
C. Endopolygalacturonase
D. Exopolygalacturonase
10.Đặc điểm cắt mạch pectin của enzym exopolygalacturonase:
A. Cắt ngẫu nhiên vào các dây nối glycosid
B. Cắt nhóm ester methyl
C. Cắt bắt đầu từ cuối mạch
D. Cắt bắt đầu từ đầu mạch
Nga Nguyễn – M1K72 6

GÔM – CHẤT NHÀY


1. Gôm, chất nhày thuộc loại carbohydrat nào:
A. Monosaccharid
B. Oligosaccharid
C. Homosaccharid
D. Heterosaccharid
2. Phát biểu nào KHÔNG đúng về tính chất lý học của gôm, chất nhầy:
A. Dung dịch nước gôm có tính dính còn chất nhày thì không
B. Gôm và chất nhày có nguồn gốc và cấu trúc hóa học giống nhau
C. Gôm thể rắn, chất nhày thể ngày
D. Có tính quang hoạt
3. Nhóm acid của gôm gồm thành phần nào:
(1) Polymer của đường đơn
(2) Acid uronic
(3) Ester của nhóm OH với H2SO4
A. (1)
B. (1), (2)
C. (2), (3)
D. (1), (2), (3)
4. Gôm, chất nhày có thể hòa tan trong:
A. Nước
B. Ethanol 96%
C. Aceton
D. Dung dịch Schweitzer
5. Gôm và chất nhày có thể bị tủa bởi:
A. AlCl3 C. PbAc2
B. FeCl3 D. SbCl5
6. Định tính gôm, chất nhày bằng thuốc thử nào:
A. Acid picric
B. Dragendorff
C. Xanh methylene
D. Lugol
7. Định lượng gôm, chất nhày dựa vào chỉ số nào:
A. Chỉ số khúc xạ
B. Chỉ số nở
C. Chỉ số phát quang
D. Chỉ số quay cực
8. Có thể thủy phân gôm, chất nhày bằng enzym nào:
A. Pectinesterase
B. Pectinlyase
C. Exopolygalacturonase
D. Gôm, chất nhày không bị thủy phân bởi enzym
Nga Nguyễn – M1K72 7

ALKALOID
1. Trong tự nhiên, alkaloid thường tồn tại dưới dạng:
A. Dạng base
B. Dạng muối
C. Dạng kết hợp với tanin
D. Glycosid
2. Dòng nào mô tả KHÔNG đúng về đặc điểm của alkaloid:
A. Đa số có N ở mạch nhánh
B. Đa số có tính base
C. Thường có dược tính mạnh
D. Thường gặp ở thực vật
3. Đâu KHÔNG phải khung cấu trúc thường gặp của alkaloid:
A. Trophan C. Quinolin
B. Indol D. Chalcon
4. Chất nào sau đây có cấu trúc thuộc nhóm protoalkaloid:
A. Ephedrin C. Cafein
B. Strychnin D. Rotundin
5. Alkaloid nào sau đây có N ở dị vòng:
A. Capsaicin C. Conessin
B. Colchicin D. Talsol
6. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng với alkaloid:
A. Alkaloid có oxy đa số ở thể rắn
B. Đa số alkaloid không màu, vị đắng
C. Đa số alkaloid là đồng phân quay trái
D. Dạng muối hầu như tan trong nước
7. Alkaloid nào sau đây tồn tại ở thể lỏng:
A. Strychnin C. Morphin
B. Spartein D. Codein
8. Alkaloid nào dưới đây tồn tại ở thể rắn:
A. Pilocarpin C. Coniin
B. Arecilin D. Sempervirin
9. Alkaloid nào sau đây có màu khác với các alkaloid còn lại:
A. Palmatin C. Cafein
B. Morphin D. Strychnin
10.Alkaloid nào sau đây có vị cay:
A. Capsaicin
B. Conessin
C. Piperin
D. Cả 3 đáp án trên
11.Chất nào sau đây ít tan trong nước:
A. Enphedrin sulfat
B. Strychnin nitrat
C. Palmatin clorid
Nga Nguyễn – M1K72 8

D. Berberin sulfat
12.Dạng base của alkaloid nào sau đây dễ tan trong nước:
A. Nicotin
B. Caffein
C. Colchicine
D. Cả 3 đáp án trên
13.Alkaloid nào có tính base mạnh nhất trong các alkaloid sau:
A. Caffein C. Nicotin
B. Theobromine D. Colchicine
14.Có thể định tính alcaloid bằng phương pháp nào sau đây:
A. Vi phẫu
B. Phản ứng với thuốc thử chung alkaloid
C. SKLM
D. Cả 3 phương án trên
15.Alkaloid tạo tủa khi tác dụng với thuốc thử nào sau đây:
A. Mayer C. Marquis
B. Erdman D. Mandelin
16.Trong các thuốc thử sau, đâu là thuốc thử tạo màu với alkaloid:
A. Nước bão hòa acid picric
B. Acid silicovonframic
C. Acid styphnic
D. Acid nitric đậm đặc
17.Alkaloid phản ứng với thuốc thử Mayer cho kết quả gì:
A. Tủa trắng
B. Tủa nâu đỏ
C. Phức màu từ cam đến đỏ
D. Phức màu xanh tím
18.Alkaloid phản ứng với thuốc thử Bouchardat cho tủa màu gì:
A. Tủa trắng
B. Tủa vàng
C. Tủa nâu
D. Tủa đỏ
19.Alkaloid phản ứng với thuốc thử Dragendorff cho kết quả gì:
A. Tủa tinh thể màu trắng
B. Tủa ít tan màu cam đến đỏ
C. Phức màu xanh lá
D. Phức có huỳnh quanh màu vàng
20.Alkaloid phản ứng với thuốc thử nào dưới đây tạo tủa tinh thể:
A. Platin clorid
B. Dung dịch nước acid picric bão hòa
C. Picrolonic
D. Cả 3 thuốc thử trên
Nga Nguyễn – M1K72 9

21.Định tính morphin bằng phương pháp SKLM có thể hiện màu bằng thuốc thử
nào?
A. Dragendorff C. Streng
B. Xanthydrol D. Ninhydrin
22.Định tính ephedrin bằng phương pháp SKLM có thể hiện màu bằng thuốc thử
nào?
A. Dragendorff C. Streng
B. Xanthydrol D. Ninhydrin
23.Phương pháp nào sau đây dùng để định lượng alkaloid toàn phần trong dược
liệu:
(1) PP cân (3) PP acid-base
(2) PP đo quang (4) HPLC
A. (1), (2)
B. (1), (3)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
24.Phương pháp cân thường dùng để định lượng alkaloid trong trường hợp nào:
A. Alkaloid base rất yếu
B. Alkaloid chưa rõ cấu trúc
C. Hỗn hợp nhiều alkaloid phân tử lượng khác nhau
D. Cả 3 trường hợp trên
25.Định lượng alkaloid bằng phương pháp acid-base thường dùng chất chỉ thị nào:
A. Phenolphtalein C. Xanh methylen
B. Methyl đỏ D. Quỳ tím
26.Định lượng alkaloid bằng phương pháp acid-base áp dụng trong trường hợp:
A. Chiết được dạng base
B. Alkaloid base rất yếu
C. Alkaloid chưa rõ cấu trúc
D. Cả 3 trường hợp trên
27.Định lượng alkaloid bằng phương pháp HPLC áp dụng trong trường hợp:
A. Chiết kiệt được alkaloid từ dược liệu chuẩn
B. Có chất chuẩn
C. Định lượng 1 alkaloid cụ thể
D. Cả 3 trường hợp trên
28.Phương pháp định lượng alkaloid bằng HPLC không có nhược điểm nào sau
đây:
A. Thiết bị đắt tiền
B. Cần chất chuẩn
C. Khó làm song song nhiều alkaloid
D. Cả 3 đáp án trên
Nga Nguyễn – M1K72 10

TINH DẦU
1. Hợp chất nào sau đây thuộc dẫn chất monoterpen:

A. (1) C. (3)
B. (2) D. (4)
2. Hợp chất nào sau đây thuộc dẫn chất sesquiterpen:

A. (1) C. (3)
B. (2) D. (4)
3. Hợp chất nào sau đây thuộc dẫn chất chứa nhân thơm:
Nga Nguyễn – M1K72 11

A. (1) C. (3)
B. (2) D. (4)
4. Eugenol thuộc loại dẫn chất nào:
A. D/c monoterpen có oxy
B. D/c sesquiterpen
C. D/c chứa nhân thơm
D. D/c chứa N và S
5. Đâu là cấu trúc của eugenol:

A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
6. Đâu KHÔNG phải đặc tính lý học chung của tinh dầu:
A. Thể lỏng ở nhiệt độ thường
B. Không màu hoặc vàng nhạt
C. Đa số thơm dễ chịu
D. Năng suất quay cực thấp
7. Tinh dầu nào sau đây có thể chất rắn ở nhiệt độ thường:
(1) Menthol
(2) Camphor
(3) Borneol
(4) Vanilin
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
8. Tinh dầu nào sau đây có màu xanh mực:
A. Eugenol
B. Camphor
C. Azulen
Nga Nguyễn – M1K72 12

D. Zingiberen
9. Tinh dầu nào sau đây có tỷ trọng < 1:
A. Bạc hà
B. Quế
C. Đinh hương
D. Hương nhu
10.Chỉ tiêu nào dưới đây dùng để đánh giá chất lượng tinh dầu:
(1) Tỷ trọng
(2) Năng suất quay cực
(3) Chỉ số khúc xạ
(4) Độ tan
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
11.Yếu tố nào sau đây khiến tinh dầu dễ bị trùng hiệp hóa tạo nhựa sẫm màu:
A. Ánh sáng
B. Không khí
C. Nhiệt độ cao
D. Cả 3 yếu tố trên
12.Có thể định tính tinh dầu bằng phương pháp nào sau đây:
A. Phản ứng hóa học
B. SKLM
C. SKK GC
D. Cả 3 phương pháp trên
13.Thuốc thử hiện màu khi định tính tinh dầu bằng SKLM là:
A. Vanilin-sulfuric
B. SbCl3/CHCl3
C. Acid phosphovolframic
D. Acid chlorhydric
14.Thuốc thử nào sau đây dùng để hiện màu nhóm carbonyl:
A. Diazo
B. FeCl3
C. 2,4-DNPH
D. Cả 3 thuốc thử trên
15.Nhóm chức -OH phenol trong tinh dầu tham gia phản ứng nào sau đây:
A. Tạo phẩm màu với thuốc thử diazo
B. Tạo oxim với hydroxylamine
C. Tạo phenylhydrazon với phenylhydrazin
D. Tạo carbazon với semicarbazit
16.Tinh dầu được tách khỏi dược liệu bằng phương pháp:
A. Vi thăng hoa
B. Đối dung môi
C. Cất kéo hơi nước
Nga Nguyễn – M1K72 13

D. Cả 3 phương pháp trên


17.Vai trò của xylen trong bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo DĐ Việt Nam:
A. Đối dung môi để tách riêng tinh dầu
B. Giảm tỷ trọng để hỗn hợp có tỷ trọng nhẹ hơn nước
C. Tăng tỷ trọng để hỗn hợp có tỷ trọng năng hơn nước
D. Loại tạp tan trong tinh dầu
18.Đâu là công thức tính áp dụng cho tinh dầu có d < 1:

Trong đó:
X: Hàm lượng % tinh dầu (TT/TL)
a: Thể tích tinh dầu đọc được sau khi cất (ml)
b: Khối lượng dược liệu (đã trừ ẩm) (g)
c: Thể tích xylen cho vào trước khi định lượng (ml)
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)

19.Đâu là công thức tính áp dụng cho tinh dầu có d > 1:

A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
20.Định lượng tinh dầu có chức OH phenol bằng cách:
(1) Phản ứng với kiềm tạp phenolat tan trong nước rồi định lượng bằng bình
Cassia hoặc pp cân
(2) Đo độ đông
(3) Thủy phân trong acid rồi tác dụng KI, định lượng I2 bằng Na2S2O3
A. (1)
B. (1), (2)
C. (2), (3)
Nga Nguyễn – M1K72 14

D. (3)
21.Định lượng alcol toàn phần trong tinh dầu bằng cách:
A. PP kiềm hóa
B. PP acid hóa
C. PP acetyl hóa
D. PP amid hóa
22.Định lượng alcol ester trong tinh dầu bằng cách:
A. Acetyl hóa
B. Xà phòng hóa rồi acetyl hóa
C. Kiềm hóa rồi acetyl hóa
D. Acid hóa rồi acetyl hóa
23.Cách nào KHÔNG phù hợp để định lượng tinh dầu có chức aldehyd/ceton:
A. Tạo oxim với hydroxylamin.HCl, giải phóng HCl rồi định lượng bằng kiềm
B. Tạo hdrazon tủa đỏ cam với 2,4-DNPH rồi đo quang để định lượng
C. Tạo sản phẩm kết tinh với H3PO4 rồi dùng phương pháp cân
D. Tạo sản phẩm bisulfitic kết tinh với NaHSO3.
24.Định lượng hợp chất peroxyd-ascaridol bằng cách:
A. Thủy phân trong acid rồi + KI → I2, định lượng I2 bằng Na2SO3
B. Tạo sản phẩm kết tinh với H3PO4 rồi dùng bình Cassia
C. Tạo hydrazon tủa đỏ cam rồi dùng pp cân để định lượng
D. Tạo sản phẩm kết tinh với o-cresol có nhiệt độ nóng chảy tỷ lệ thuận với
hàm lượng peroxyd-ascaridol
25.Nguyên tắc của phương pháp resorcin định lượng oxy-cineol:
A. Tạo sản phẩm kết tinh với o-cresol có nhiệt độ nóng chảy tỷ lệ thuận với
hàm lượng cineol
B. Tạo sản phẩm kết tinh với H3PO4 rồi dùng bình Cassia
C. Cineol kết tinh ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ kết tinh tỷ lệ thuận với hàm lượng
cineol
D. Tạo sản phẩm kết tinh rồi dùng bình Cassia định lượng phần tinh dầu không
phản ứng, sau đó lấy toàn phần trừ lượng không phản ứng để ra cineol
26.Chất giả mạo tinh dầu KHÔNG bao gồm:
A. Nước
B. Ethanol
C. Glycerin
D. Dầu mỡ
27.Cách để phát hiện nước lẫn trong tinh dầu:
A. Bốc hơi tinh dầu cách thủy rồi ngưng tụ
B. Thêm cồn 70o, tinh dầu không tan
C. Lắc với CuSO4 khan, nếu có nước CuSO4 chuyển từ xanh nhạt sang xanh
lam
D. Bốc hơi tinh dầu cách thủy, cho K2SO4 tinh thể vào đun
28.Phương pháp sau dùng để nhận biết chất giả mạo nào “Thêm EtOH 70o, nếu có
chất đó thì có hiện tượng đục”:
A. Dầu hỏa
Nga Nguyễn – M1K72 15

B. Xăng
C. Glycerin
D. Tinh dầu thông
29.Cách để phát hiện ethanol trong tinh dầu:
A. Lắc với nước, nếu thể tích giảm tức là có giả mạo
B. Tạo sản phẩm iodoform có mùi đặc biệt
C. Nhỏ nước vào tinh dầu, nếu có ethanol thì tinh dầu sẽ đục như sữa
D. Cả 3 phương pháp trên
30.Cách để phát hiện glycerin trong tinh dầu:
A. Sắc ký khí
B. Thêm ethanol 70o, glycerin không tan, nếu có glycerin thì có hiện tượng đục
C. Bốc hơi tinh dầu cách thủy, cho vào K2SO4 tinh thể rồi đun. Nếu có mùi
acrolein là có glycerin
D. Tạo sản phẩm iodoform có mùi đặc biệt
31.Cho tinh dầu vào lắc với nước, tách lớp nước rồi sục H2S, nếu xuất hiện tủa
đen thì chứng tỏ trong tinh dầu có chứa:
A. Ion kim loại nặng
B. Tinh dầu thông
C. Glycerin
D. Dầu parafin
32.Thêm ethanol 80o vào tinh dầu, những chất giả mạo nào sẽ nổi lên trên:
A. Dầu hỏa
B. Xăng
C. Dầu parafin
D. Cả 3 chất trên
33.Cách nào sau đây dùng để phát hiện dầu mỡ trong tinh dầu:
(1) Nhỏ 1 giọt tinh dầu lên giấy bọc. Hơ cho bay hơi. Còn vết là có dầu mỡ.
(2) Bốc hơi tinh dầu cách thủy, xác định chỉ số xà phòng hóa.
(3) Bốc hơi tinh dầu cách thủy, cho vào K2SO4 tinh thể rồi đun. Nếu có mùi
acrolein là có dầu mỡ.
A. (1)
B. (1), (2)
C. (2), (3)
D. (1), (2), (3)
Nga Nguyễn – M1K72 16

SAPONIN
1. Hợp chất nào dưới đây mang cấu trúc của khung damaran:

A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
2. Mạch đường thường được gắn phổ biến vào vị trí nào:
A. 1
B. 3
C. 19
D. 22
3. Khung cấu trúc nào dưới đây thuộc nhóm saponin steroid:
A. Spirostan
B. Olean
C. Dammaran
D. Hopan
4. Khung spirostan có mấy vòng:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
5. Dị tố oxy thường nằm ở vòng nào trong khung spriostan:
A. Vòng A, C
B. Vòng B, D
C. Vòng E, F
D. Vòng A, G
6. Trong hệ thống vòng spiroacetal, vòng E, F nối với nhau qua đâu:
A. C20
Nga Nguyễn – M1K72 17

B. C17
C. C22
D. C3
7. Dòng nào sau đây mô tả đúng về đặc tính lý học của saponin:
A. Thể rắn, đa số ở dạng tinh thể
B. Không màu, vị đắng, nồng, gây hắt hơi
C. Đa số có góc quay cực
D. Dạng vô định hình không tan trong nước
8. Saponin nào sau đây có vị đắng:
A. Abrusoid A
B. Ginsenoid
C. Osalin
D. Cả 3 đáp án trên
9. Saponin KHÔNG có tính chất nào dưới đây:
A. Tạo bọt khi lắc với nước
B. Độc tính với động vật máu lạnh
C. Làm vỡ hồng cầu
D. Nóng chảy ở nhiệt độ thấp kèm thủy phân
10.Saponosid KHÔNG có tính chất hóa học chung nào sau đây:
A. Thủy phân
B. Tác dụng với thuốc thử chung alkaloid
C. Tạo phức với cholesterol
D. Cả B và C
11.Có thể định tính sapogenin bằng phản ứng nào dưới đây:
A. Phản ứng Liebermann-Burchardat
B. Phản ứng Borntrager
C. Phản ứng vi thăng hoa
D. Phản ứng với thuốc thử Martini-Bettolo
12.Phản ứng nào sau đây dùng để phân biệt saponin triterpenoid và saponin
steroid:
A. Phản ứng Rosalthaler
B. Phản ứng Salkovski
C. Phản ứng với PbAc2
D. Phản ứng với SbCl3/CHCl3
13.Phản ứng saponin + vanilin/HCl đặc cho sản phẩm màu gì?
A. Hồng tía
B. Xanh lơ
C. Tím hoa cà
D. Đỏ mận
14.Khi phản ứng với SbCl3/CHCl3, saponin triterpenoid và steroid cho sản phẩm
lần lượt là:
A. Huỳnh quang xanh; huỳnh quang vàng
B. Dải phân cách hồng tía; dải phân cách xanh lơ-lục
C. Màu tím hoa cà; màu đỏ mận
Nga Nguyễn – M1K72 18

D. Cả 2 sản phẩm cùng cho màu vàng


15.Khi phản ứng với Ac2O/H2SO4 đặc, saponin triterpenoid và steroid cho sản
phẩm lần lượt là:
A. Huỳnh quang xanh; huỳnh quang vàng
B. Dải phân cách hồng-tía; dải phân cách xanh lơ-lục
C. Đều cho màu đỏ mận
D. Tủa đỏ; tủa vàng
16.Phản ứng nào dưới đây có thể dùng để định tính saponin:
A. Đo chỉ số phá huyết
B. Đo chỉ số độc với cá
C. Tạo bọt
D. Cả 3 đáp án trên
17.Thuốc thử nào sau đây dùng để hiện màu saponin khi định tính bằng SKLM:
(1) Liebermann – Bouchardat
(2) Salkowski
(3) Carr-Price
(4) Ceric sulfat
A. (1)
B. (1), (2)
C. (3), (4)
D. (1), (2), (3), (4)
18.Thuốc thử nào sau đây dùng để hiện màu sapogenin khi định tính bằng SKLM:
A. Nước cất
B. Ethanol
C. Aceton
D. Hexan
19.Phương pháp nào có thể dùng để định lượng saponin:
(1) Đo quang phổ
(2) Cân
(3) HPLC
A. (1)
B. (3)
C. (1), (3)
D. (1), (2), (3)
Nga Nguyễn – M1K72 19

ANTHRANOID
1. Nhóm ceton nằm ở vị trí nào trên khung cấu trúc anthranoid?
A. C1, C2 C. C9, C10
B. C1, C8 D. C3, C6
2. Anthranoid được chia thành bao nhiêu nhóm?
A. 2 C. 4
B. 3 D. 5
3. Anthranoid nào sau đây thuộc nhóm phẩm nhuộm?

A. (1) C. (3)
B. (2) D. (4)
4. Anthranoid nào sau đây thuộc nhóm nhuận tẩy?
Nga Nguyễn – M1K72 20

A. (1) C. (3)
B. (2) D. (4)
5. Hợp chất có cấu trúc sau thuộc nhóm anthranoid nào?

A. Nhóm phẩm nhuộm


B. Nhóm nhuận tẩy
C. Nhóm anthranoid dimer
D. Không có đáp án đúng
6. Dòng nào mô tả KHÔNG đúng về tính chất lý học của anthranoid?
A. Thể rắn, không màu, vị đắng
B. Aglycon tan trong dung môi hữu cơ
C. Dễ thăng hoa
D. Phát quang dưới ánh sáng UV
7. Cho khung cấu trúc sau, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hợp chất trên thuộc nhóm nhuận tẩy


B. -COOH giúp tăng tính tan trong kiềm
C. α-OH có tính base mạnh hơn β-OH
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
8. Có thể định tính anthranoid bằng phương pháp nào trong các phương pháp sau:
(1) Vi học
(2) SKLM
(3) Phản ứng Borntrager
(4) Vi thăng hoa
A. (1), (3)
B. (2)
C. (1), (2), (3)
Nga Nguyễn – M1K72 21

D. (1), (2), (3), (4)


9. Phản ứng nào sau đây có thể dùng để phân biệt nhóm phẩm nhuộm và nhóm
nhuận tẩy?
A. Phản ứng Borntrager
B. Phản ứng với Mg acetat
C. Phản ứng Shoutelen
D. Phản ứng với thuốc thử Marttini – Bettolo
10.Điều kiện áp dụng phản ứng Borntrager?
A. Dạng anthraquinon trong dung môi phân cực
B. Dạng anthraquinon trong dung môi hữu cơ ít phân cực
C. Dạng anthranol trong dung môi phân cực
D. Dạng anthranol trong dung môi hữu cơ ít phân cực
11.Hợp chất sau phản ứng với Mg acetat cho sản phẩm có màu gì?

A. Đỏ cam
B. Đỏ tía
C. Hồng
D. Tím
12.Hợp chất dưới đây phản ứng với Mg acetat cho sản phẩm màu gì?

A. Vàng rơm
B. Cam
C. Đỏ tía
D. Tím
13.Anthranoid dưới ánh đèn tử ngoại cho huỳnh quang màu gì?
A. Vàng đậm
B. Xanh lơ
C. Tím
D. Xanh lục
14.Hợp chất dưới đây phản ứng với NaOH cho sản phẩm màu gì?
Nga Nguyễn – M1K72 22

A. Đỏ
B. Vàng
C. Tím
D. Hồng
15.Trong phương pháp vi học, cắt lát dược liệu rồi cho vào đĩa petri có NH3 đặc,
để yên 10 – 15 phút, tổ chức có anthranoid sẽ có màu gì?
A. Vàng nâu
B. Đỏ
C. Tím
D. Xanh lam
16.Để định tính athranoid tự do bằng phản ứng Borntrager thì cần chiết dược liệu
trong dung môi nào?
A. Nước nóng
B. H2SO4 loãng
C. NH3 đặc
D. HNO3 đặc
17.Thuốc thử hiện màu khi định tính anthranoid bằng SKLM:
A. H2SO4
B. Ethanol
C. Hơi NH3
D. Cả 3 đáp án trên
18.Phương pháp định lượng anthranoid nào sau đây cho kết quả có độ chính xác
không cao?
A. HPLC
B. PP Auterhoff
C. PP đo màu sử dụng Mg acetat
D. PP thể tích của Tschirch và Schmitz
Nga Nguyễn – M1K72 23

COUMARINS
1. Đâu là khung cấu trúc chung của coumarin:

A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
2. Dẫn chất của benzo α-pyron dễ mở vòng trong môi trường kiềm tại vị trí nào?
A. 1,2
B. 2,3
C. 3,4
D. 7,8
3. Cách đánh số khung cấu trúc coumarin nào sau đây là đúng?

A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
4. Hợp chất sau đây thuộc khung cấu trúc nào?
Nga Nguyễn – M1K72 24

A. Coumarin đơn giản


B. Furanocoumarin
C. Pyranocoumarin
D. Coumestan
5. Hợp chất sau đây thuộc khung cấu trúc nào?

A. Coumarin đơn giản


B. Furanocoumarin
C. Pyranocoumarin
D. Coumestan
6. Hợp chất sau đây thuộc khung cấu trúc nào?

A. Coumarin đơn giản


B. Furanocoumarin
C. Pyranocoumarin
D. Coumestan
7. Đâu KHÔNG phải đặc tính lý học của coumarin?
A. Bột kết tinh màu vàng, mùi thơm
B. Dạng aglycon dễ tan trong dung môi kém phân cực
C. Trong tự nhiên ít gặp dạng glycosid
D. Dễ thăng hoa
8. Coumarin cho huỳnh quang/UV mạnh nhất khi:
A. Có OH ở C3
B. Có OH ở C7
C. Có CH3 ở C3
D. CÓ CH3 ở C7
9. Điền vào chỗ trống: Coumarin có phản ứng mở vòng lacton trong …(1)… tạo
muối tan/nước và đóng vòng lacton trong …(2)…
A. (1) ethanol; (2) aceton
B. (1) acid; (2) kiềm
C. (1) kiềm; (3) acid
D. (1) nước; (2) ethanol
10.Có thể định tính coumarin bằng phương pháp nào sau đây:
(1) Vi thăng hoa
(2) Huỳnh quang (chuyển dạng cis/trans)
(3) SKLM
Nga Nguyễn – M1K72 25

(4) Quét phổ IR


A. (1), (3)
B. (2), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
11.Chiết dược liệu chứa coumarin trong dung môi ethanol 90% và NaOH 10%,
sấy, che nửa vết bằng tấm kim loại, chiếu UV 365. Kết quả thu được là gì?
A. Nửa không che sáng hơn nửa bị che
B. Nửa bị che sáng hơn nửa không che
C. Cả 2 nửa sáng như nhau
D. Hai nửa không có hiện tượng gì
12.Dẫn chất furanocoumarin mở vòng furan khi tác dụng với:
A. Thuốc thử lugol
B. SbCl3/CHCl3
C. Benzen/AlCl3
D. NH2OH/OH-
13.Coumarin tham gia phản ứng với thuốc thử Diazo cho sản phẩm màu gì?
A. Đỏ cam
B. Tăng màu
C. Xanh
D. Tím
14.Thuốc thử hiện màu khi định tính coumarin bằng SKLM:
A. Hơi NH3
B. Ethanol
C. Lugol
D. Benzen/AlCl3
15.Phản ứng coumarin với hydroxylamin, thêm FeCl3 cho sản phẩm màu gì?
A. Tăng màu
B. Màu xanh
C. Màu đỏ cam
D. Không phản ứng
16.Có thể định lượng coumarin bằng phương pháp nào sau đây:
(1) HPLC
(2) Đo màu
(3) Đo phổ UV
(4) Oxy hóa – khử
A. (1), (2)
B. (1)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
Nga Nguyễn – M1K72 26

FLAVONOID
1. Dòng nào mô tả đúng về cấu trúc của flavonoid?
A. Liên kết O-glycosid và C-glycosid
B. Khung cấu trúc C6-C6
C. 2 vòng benzen A, B nối với nhau qua mạch 6C.
D. Là polyphenol động vật
2. Khung cấu trúc sau đây thuộc nhóm nào?

A. Euflavonoid
B. Isoflavonoid
C. Neoflavonoid
D. Gamaflavonoid
3. Khung cấu trúc sau đây thuộc nhóm nào?

A. Euflavonoid
B. Isoflavonoid
C. Neoflavonoid
D. Gamaflavonoid
4. Khung cấu trúc sau đây thuộc nhóm nào?

A. Euflavonoid
B. Isoflavonoid
C. Neoflavonoid
D. Gamaflavonoid
5. Khung cấu trúc sau có tên là gì?

A. Anthocyanidin
B. Chalcon
Nga Nguyễn – M1K72 27

C. Flavan-2-ol
D. Calophylloid
6. Cấu trúc nào sau đây là của flavonol?

A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
7. Khung cấu trúc sau có tên là gì?

A. Anthocyanidin
B. Chalcon
C. Flavan-2-ol
D. Calophylloid
8. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải tính chất lý học của flavonoid?
A. Thường tồn tại dưới dạng glycosid
B. Thể rắn, màu vàng, vị đắng
C. Huỳnh quang màu vàng
D. Dễ thăng hoa
9. Dẫn chất nào dưới đây có màu sắc thay đổi theo pH?
A. Chalcon
B. Flavonol
C. Auron
D. Anthocyanidin
10.Tác nhân tham gia phản ứng với flavonoid trong phản ứng Shinoda là gì?
A. HNO3 đặc nóng
B. H mới sinh
C. Thuốc thử Diazo
D. NaOH loãng
Nga Nguyễn – M1K72 28

11.Dẫn chất nào dưới đây KHÔNG tham gia phản ứng Cyanidin?

A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
12.Anthocyanidin phản ứng với NaOH loãng tạo sản phẩm có màu gì?
A. Đỏ
B. Vàng
C. Xanh
D. Tím
13.Hơi NH3 không làm thay đổi màu của dẫn chất nào sau đây?
A. Flavanon
B. Anthocyanidin
C. Isoflavone
D. Chalcon
14.Phản ứng nào sau đây có thể dùng để định tính flavonoid?
A. Phản ứng với chì acetat
B. Phản ứng với AlCl3/ROH
C. Phản ứng với thuốc thử Martini-Bettolo
D. Cả 3 phản ứng trên
15.Định tính flavonoid bằng SKLM sử dụng thuốc thử hiện màu nào sau đây?
A. Mayer
B. Phenolphtalein
C. Dragengorff
D. Hơi NH3
16.Phương pháp định lượng flavonoid nào sau đây cho kết quả chính xác nhất?
A. Cân
B. Đo màu
C. Đo quang phổ hấp thụ UV-VIS
D. HPLC
Chúc tất cả chúng ta thi tốt nha!!!

You might also like