Bài 5 Bình đẳng dân tộc và tôn giáo

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI 5

Câu 1: Hiện nay có một số cá nhân giả danh nhà sư để đi khất thực, quyên góp tiền ủng hộ của nhân
dân để xây dựng chùa chiền. Đây là biểu hiện của việc
A. hoạt động tôn giáo. B. hoạt động tín ngưỡng.
C. lợi dụng tôn giáo. D. mê tín dị đoan.
Câu 2: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường Đại
học, điều này thể hiện sự bình đẳng về
A. tự do tín ngưỡng. B. chính trị.
C. kinh tế. D. văn hóa, giáo dục.
Câu 3: Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách phát triển kinh tế (134, 135) ở các xã đặc biệt
khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự bình đẳng về.
A. Văn hóa. B. kinh tế. C. chính trị. D. xã hội.
Câu 4: Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ vốn đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là thể
hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. truyền thông. B. tín ngưỡng.
C. tôn giáo. D. kinh tế.
Câu 5: Ðiều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực
khác nhau là
A. bình đẳng giữa các dân tộc. B. nhà nước phát triển kinh tế.
C. nâng cao trình độ dân trí. D. đảm bảo an sinh xã hội.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc
phục sự chênh lệch về
A. thói quen vùng miền. B. tập tục địa phương,
C. nghi lễ tôn giáo. D. trình độ phát triển.
Câu 7: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân
tộc phải được đảm bảo quyền
A. bình đẳng. B. tự do. C. và nghĩa vụ. D. phát triển.
Câu 8: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều
kiện phát triển là thể hiện quyền bình đẳng giữa các
A. tổ chức. B. tôn giáo. C. tín ngưỡng. D. dân tộc.
Câu 9: Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là thể hiện
sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. văn hóa. B. tín ngưỡng. C. tôn giáo. D. giáo dục.
Câu 10: Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện để các dân tộc khác
nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. giáo dục.
Câu 11: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp, văn hoá
các dân tộc được bảo tồn và phát huy là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. phong tục.
Câu 12: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể
hiện quyền bình đẳng
A. giữa các dân tộc. B. giữa các công dân.
C. giữa các vùng, miền. D. trong công việc chung của nhà nước.
Câu 13: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều
có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế. B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục. D. xã hội.
Trang 1/6 – CHỦ ĐỀ BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
Câu 14: Những chính sách phát triển kinh tế- xã hội mà Nhà nước ban hành cho vùng đồng bào dân
tộc và miền núi, vùng sâu vùng xa. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế. B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục. D. xã hội.
Câu 15: Huyện X tại tỉnh Y là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn sinh sống đã được nhà
nước có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Chính sách này thể hiện quyền bình đẳng nào sau
đây?
A. Bình đẳng giữa các vùng miền. B. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. Bình đẳng giữa các dân tộc. D. Bình đẳng giữa các công dân.
Câu 16: N là người dân tộc thiểu số được cộng 1.5 điểm ưu tiên trong xét tuyển vào đại học. Điều này
thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế. B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục. D. xã hội.
Câu 17: Tại trường Dân tộc nội trú tỉnh A, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích học sinh hát những
bài hát, điệu múa thuộc đặc trưng của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về
A. chính trị. B. văn hóa. C. kinh tế. D. giáo dục.
Câu 18: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả
hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Giáo dục.
Câu 19: Sau giờ học trên lớp, X (dân tộc Kinh) giảng bài cho Y (dân tộc Ê Đê). Hành vi của X thể hiện
A. quyền tự do, dân chủ giữa các dân tộc .
B. quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.
C. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
D. sự tương thân tương ái giữa các dân tộc.
Câu 20: Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân
tộc. Điều này nói lên điều gì của bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Ý nghĩa. B. Nội dung. C. Điều kiện. D. Bài học.
Câu 21: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ giữa các dân tộc. Mọi hành vi vi
phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm minh. Điều này nhằm đảm bảo
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc
B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
C. quyền bình đẳng giữa các quốc gia
D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số.
Câu 22: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và các
hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là
A. tôn giáo. B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo. D. hoạt động tôn giáo.
Câu 23: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là
A. Các cơ sở vui chơi. B. Các cơ sở họp hành tôn giáo.
C. Các cơ sở truyền đạo. D. Các cơ sở tôn giáo.
Câu 24: Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo là
A. tôn giáo. B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo. D. hoạt động tôn giáo.
Câu 25: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền tự do
hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của
A. giáo hội. B. pháp luật. C. đạo pháp. D. hội thánh.

Trang 2/6 – CHỦ ĐỀ BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO


Câu 26: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động
tôn giáo theo
A. tín ngưỡng cá nhân. B. quan niệm đạo đức.
C. quy định của pháp luật. D. phong tục tập quán.
Câu 27: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước đảm bảo, các cơ
sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ là nội dung quyền bình đẳng giữa các
A. tôn giáo. B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo. D. hoạt động tôn giáo.
Câu 28: Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn
giáo theo quy định của pháp luật nội dung quyền bình đẳng giữa các
A. tôn giáo. B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo. D. hoạt động tôn giáo.
Câu 29: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công dân có hoặc không có tôn giáo và giữa
công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ gì với nhau ?
A. Tôn trọng. B. Độc lập. C. Công kích. D. Ngang hàng.
Câu 30: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn
giáo đối với đạo pháp và đất nước ?
A. Buôn thần bán thánh. B. Tốt đời đẹp đạo.
C. Kính chúa yêu nước. D. Đạo pháp dân tộc.
Câu 31: Các cơ sở tôn giáo được pháp luật thừa nhận dù lớn hay nhỏ được nhà nước đối xử
A. không bình đẳng. B. có sự phân biệt.
C. bình đẳng như nhau. D. tùy theo từng tôn giáo.
Câu 32: Ông A không đồng ý cho M kết hôn với K vì do hai người không cùng tôn giáo. Ông A đã
không thực hiện quyền bình đẳng giữa
A. các dân tộc. B. các tôn giáo. C. tín ngưỡng. D. các vùng, miền.
Câu 33: A và B chơi thân với nhau nhưng mẹ của A kịch liệt ngăn cản A vì B có theo tôn giáo. Hành
vi của mẹ A xâm phạm quyền bình đẳng giữa
A. các địa phương. B. các tôn giáo. C. các giáo hội. D. các gia đình.
Câu 34: Ngày 27/ 7 hàng năm, nhà trường tổ chức cho học sinh đến viếng nghĩa trang các anh hùng
liệt sĩ ở địa phương. Hoạt động này thể hiện
A. hoạt động tín ngưỡng. B. hoạt động mê tín dị đoan.
C. hoạt động tôn giáo. D. hoạt động công ích.
Câu 35: Hằng ngày, gia đình bà A đều thắp nhang cho ông bà tổ tiên. Việc làm của gia đình bà A thể
hiện điều gì?
A. Hoạt động tín ngưỡng. B. Hoạt động mê tín dị đoan.
C. Hoạt động tôn giáo. D. Hoạt động công ích.
Câu 36: Xã Q là một xã miền núi có đồng bảo thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo
điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát
triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về chủ trương B. Bình đẳng về điều kiện kinh tế.
C. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh. D. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh.
Câu 37: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền bình đẳng của công dân
A. trước pháp luật. B. trong gia đình. C. trong lao động. D. trước nhà nước.
Câu 38: VTV5 là kênh truyền hình dân tộc thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở lĩnh vực nào?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế.
B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục.
Trang 3/6 – CHỦ ĐỀ BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 39: VOV4 hệ phát thanh dân tộc thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở lĩnh vực nào?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế.
B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục.
D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 40: Tôn giáo là một hình thức của
A. mê tín dị đoan. B. hủ tục. C. tín ngưỡng. D. bói toán.
Câu 41: Đâu không phải là công trình tôn giáo?
A. Văn miếu Quốc Tử Giám. B. Tòa thánh Tây Ninh.
C. Chùa Một Cột. D. Nhà thờ Đức Bà.
Câu 42: Yếu tố quan trọng để phân biêt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là gì?
A. Niềm tin. B. Nguồn gốc. C. Hậu quả xấu. D. Nghi lễ.
Câu 43: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Thắp hương cho tổ tiên. B. Yểm bùa.
C. Không đi xa vào thứ 6 ngày 13. D. Xem bói.
Câu 44: Các dân tộc được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của đất nước, được Nhà
nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về
A. phát triển chính trị. B. phát triển văn hóa.
C. đời sống xã hội. D. cơ hội học tập.
Câu 45: Nhà nước đảm bảo một tỉ lệ nhất định người dân tộc thiểu số là đại biểu trong cơ quan đại
biểu nhân dân là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. xã hội. B. chính trị. C. kinh tế. D. văn hóa.
Câu 46: Trường Đại học X quy định sinh viên là người dân tộc thiểu số không được giao tiếp với nhau
bằng tiếng dân tộc của mình. Trường hợp này, Trường Đại học X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các
dân tộc về
A. tự do ngôn luận. B. tự do giao tiếp.
C. văn hóa, giáo dục. D. Giáo dục, chính trị.
Câu 47: A là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp trung học phổ thông
cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty quyết định chọn A và không chọn X vì lí
do X là người dân tộc thiểu số. Hành vi này của công ty đã vi phạm nội dung nào về bình đẳng trong
lao động?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong sử dụng lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng trong giữa các dân tộc.
Câu 48: Trong buổi hội diễn văn nghệ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú
X, các học sinh đều được khuyến khích mặc trang phục truyền thống, biểu diễn các bài hát và điệu múa
đặc sắc của dân tộc mình. Việc làm đó thể hiện:
A. thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc.
B. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hóa.
C. phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.
D. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục.
Câu 49: Chị N và anh M muốn kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là anh K không đồng ý và đã cản trở
hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện
A. sự lạm dụng quyền hạn. B. sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
C. sự không thiện chí với tôn giáo khác. D. sự thiếu văn hóa.
Trang 4/6 – CHỦ ĐỀ BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
Câu 50: Việc H’Hen Niê - một cô gái người dân tộc Ê đê đăng quang hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm
2018, đã có một bộ phận giới trẻ tỏ ra bất mãn và công kích vì H’Hen Niê là người  dân tộc thiểu số.
Điều này thể hiện
A. quyền dân chủ của công dân.
B. quyền tự do ngôn luận của công dân
C. sự bình đẳng trong thị hiếu và hưởng thụ văn hóa
D. sự phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số.
Câu 51: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân
tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý về các
vấn đề chung của cả nước không phân biệt giữa các
A. thành phần. B. tôn giáo. C. giai cấp. D. dân tộc.
Câu 52: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không
phân biệt chủng tộc, màu da… đều được NN và PL tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội
dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng về văn hóa. B. Bình đẳng về giáo dục.
C. Bình đẳng về ngôn ngữ. D. Bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 53: Bố chị T không cho Chị T kết hôn với anh A vì anh A là người theo đạo Thiên Chúa. Trong
trường hợp này, bố chị T đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Tôn giáo. D. Văn hóa.
Câu 54: Ngày 15 tháng 11 năm 2005 UNESCO công nhận không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây
Nguyên là kiện tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc
ở lĩnh vực nào?
A. Quyền bình đẳng về kinh tế.
B. Quyền bình đẳng về chính trị.
C. Quyền bình đẳng về Văn hóa, Giáo dục.
D. Quyền bình đẳng về An ninh Quốc phòng.
Câu 55: Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông P lôi kéo người dân theo đạo Hội
thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập tại nhà ông P để nghe giảng kinh là trái
pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà H: Đó là quyền tự do tôn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà V
chen vào: Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tôn giáo nào nữa. Những ai hiểu sai về quyền
bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Bà H. B. Bà V, ông X. C. Bà H, bà V. D. Ông X.
Câu 56: Anh P và chị H thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố mẹ anh P là
ông Q và bà G đã không đồng ý và ra sức ngăn cản vì lí do chị H là người theo đạo. Cho nên chị H đã
nhờ bố mẹ mình là ông U và bà T can thiệp để hai người được kết hôn. Sau khi ông bà U thuyết phục
không xong, đã có những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ đến ông bà Q. Những ai dưới đây vi phạm quyền
bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
A. Mình ông Q. B. Ông Q và bà G.
C. Ông U và bà T. D. Bố mẹ P và bố mẹ H.
Câu 57: Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ
đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, hai người vẫn quyết
định đến ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không cùng có đạo, anh D người có
thẩm quyền ký quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người.Vậy trong trường
hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng tôn giáo?
A. Chị K và bố mẹ chị K. B. Chị K và anh H.
C. Gia đình anh H và anh D. D. Bố mẹ chị K và anh D.

Trang 5/6 – CHỦ ĐỀ BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO


Câu 58: Anh P và chị H yêu nhau, mẹ của anh P thì ủng hộ nhưng ông Q là cha của anh P lại nhất quyết
không đồng ý vì lí do chị H là người không theo đạo thiên chúa. Bà V là mẹ của chị H rất thương con
nhưng cũng có quan điểm như ông Q. Vì rất yêu chị H nên anh P đã ép chị H phải theo đạo cùng mình
để được cha mẹ cho cưới. Chị H miễn cưỡng chấp nhận nhưng tâm sự với chị M là mình chỉ theo giả
tạo thôi. Chị M đồng ý và cho rằng đạo thiên chúa toàn dạy những điều phi thực tế. Những ai dưới đây
đã không tôn trọng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Chị M, chị H và ông Q. B. Ông Q, bà V, anh P, chị Hvà chị M.
C. Bà V, ông Q và anh P. D. Anh P, ông Q và chị M.

Trang 6/6 – CHỦ ĐỀ BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

You might also like