Hướng dẫn học Phan Bội Châu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

HƯỚNG DẪN HỌC - PHAN BỘI CHÂU

Quốc Kêu Cảm Hứng Chơi xuân


- Nguyễn Khuyến
Quân bất kiến Nam, Xuân[1] tự cổ đa danh sĩ
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ, Đã chơi xuân đừng quản nghĩ chi chi:
Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ. Khi ngâm nga, xáo lộn cổ kim đi,
Tùa[2] tám cõi thu về trong một túi.
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ. Thơ rằng:
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi ? Nước non Hồng Lạc còn đây mãi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ ? Mặt mũi anh hùng há chịu ri![3]
Ban đêm ròng rã kêu ai đó ? Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ. Sinh thời thế phải xoay nên thời thế,
Phùng xuân hội, may ra ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con!
Sông lấp Đạp toang hai cánh càn khôn,
- Trần Tế Xương Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà!
Hai vai gánh vác sơn hà,
Sông kia rày đã nên đồng Đã chơi, chơi nốt, ố chà chà xuân!
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai    (Trước 1905)
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò.

Tư Quy Chú thích


-Nguyễn Quang Bích
1. ▲ Huyện Nam Đàn, xã Xuân Liễu (quê Phan
Bội Châu). Ý cả câu: "Anh chẳng thấy đất
(...) Thái bình ước được như xưa Nam, Xuân, từ xưa vốn nhiều danh sĩ".
Về bên sách nát say sưa tối ngày 2. ▲ Tùa: vơ.
3. ▲ Ri: thế này.

Xuất dương lưu biệt


[Mồng 2 tháng giêng năm Ất Tỵ (1905) chúng
tôi ra Hải Phòng để xuất dương. Lúc xuống tàu,
tôi khẩu chiếm (ứng khẩu) bài thơ từ giã anh
em]

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ


Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng việc si
Nguyện trục trường phong Ðông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi

(Làm trai phải lạ ở trên đời,


Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai ?
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài !
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.)
(Ngục trung thư)

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu,


Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Ðã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân nọ vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
(Ngục trung thư)

Bài 2:
Nếu chết xong đi cái cũng hay
Còn ta ta lại tính cho mày
Trời đâu có ngục chôn thần thánh
Đất há không đường ruổi gió mây
Tát cạn bể đông, chèo tấc lưỡi
Phá tan rừng bắc, vẫy đôi tay
Anh em ai nấy xin thêm gắng
Công nghiệp nghìn thu nhẹ một ngày
(Phan Bội Châu niên biểu, NXB Văn sử địa,
1957, Phạm Trọng Điềm – Tôn Quang Phiệt
dịch, tr. 168)

Phiêu bồng ngã bối các tha hương


Tân khổ thiên quân phận ngoại thường
Tính mạng kỷ hồi tần tử địa
Tu mi tam độ nhập linh dường
Kinh nhân sự nghiệp thiên đào chú
Bất thế phong vân đế* chủ trương
Giả sử tiền đồ tận di thản
Anh hùng hào kiệt giã dung thường

Ðại ý là :
Bơ vơ đất khách bác cùng tôi :
Riêng bác cay chua nếm đủ mùi.
Tính mạng bao phen gần chết hụt.
Mày râu ba lượt bị giam rồi !
Trời toan đại dụng nên rèn chí,
Chúa* giúp thành công tất có hồi
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết ,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.

(* Vì Mai Lão Bạng là linh mục nên Phan


Bội Châu mới có câu này).

Đọc phần viết về Phan Bội Châu: Đặng Thai Mai, Phan Đình Chú, Trần Đình Hượu, “Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam
trung cận đại” – Nguyễn Huệ Chi (nói về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du)
Hướng dẫn học tập (Chuẩn bị CÂU 1, 2 và 5)

1. Điểm khác nhau giữa Nhà nho và nhà cách mạng? Điểm giống và khác giữa nhà văn chuyên nghiệp và nhà văn cách mạng
(so sánh Phan Bội Châu và Tản Đà)
Nhà Nho Nhà Cách Mạng

1. Tư tưởng: Trung quân => yêu vua Tư tưởng: Chữ ái quốc còn nặng hơn chữ Trung quân. Từ bỏ đạo thần –
tử, đạo thánh hiền để kiến tạo nhân cách mới: Nhà cách mạng
chịu câu thúc của hai quan hệ:
- Hấp thu tư tưởng từ văn hóa phương Tây
Quan hệ vua – tôi => quan hệ tôn ti, nhân cách bị giới hạn, chịu sự
chi phối của lẽ vua tôi + Hấp thu một cách gián tiếp qua ‘Tân thư”, các nhà Nho cấp tiến để thấy
Quan hệ với những đạo lí, khuôn thước thánh hiền mà nhà Nho là một Phương Tây khai sáng, Nhật bản là một hình mẫu rất sống động
người tải đạo
+ Phương Tây trực tiếp: sức mạnh của thực dân
- Ảnh hưởng của Nho giáo Á Đông
- Thoát khỏi đạo vua – tôi, đạo lí thánh hiền để có được nhân cách tự do,
mạnh mẽ, tự do, cởi mở, hào sảng

Quan hệ với dân tộc phải gián tiếp qua ý chí của vua Mối quan hệ trực tiếp với sự tồn vong dân tộc (đất nước đã chết thì sống
cũng chỉ là sự tồn tại ô nhục)

Bảo thủ, nệ cổ không tiếp nhận cái mới mà bị chi phối bởi giáo lí Cởi mở với cái mới, xuất phát từ thực tiễn, sẵn sàng vượt qua những định
thánh hiền, nguyên tắc tôn quân kiến cá nhân, quan điểm nhất thời để thích ứng với những đổi thay của thực
tại

2. Cuộc đời: con đường truyền thống Học hành - Thi cử - Làm Học hành – thi cử - tiến trên con đường Cách Mạng
quan
(coi thi cử chỉ là phương tiện để có được danh tiếng, thân phận, tiếng nói
(coi thi cử là phương tiện để làm quan, lập công danh, kiếm sống) trong sự nghiệp Cách mạng)

 ko có sự biến động và chỉ vẫn động xoay quanh yếu tố cá  Có nhiều biến động và thu hút nhiều chân dung, cuộc đời đồng chí
nhân (ko có nhiều mối quan hệ) và giới hạn khu vực hoạt động bạn bè thuộc đủ mọi tầng lớp, mọi khu vực và trên thế giới; biên độ
không gian di chuyển cũng rất rộng
3. Quan niệm văn chương:

Mục đích văn chương: Tiêu khiển (khoe tài, thù tạc, kết giao bằng Mục đích của văn chương: đáp ứng đòi hỏi khẩn thiết từ thực tế cứu nước,
hữu) + ứng thí (để đi thi) để tuyên truyền, cổ động cách mạng

- Cốt của văn chương là ở tâm

Không đòi hỏi sự đều đặn về số lượng, sự đa dạng thể loại Phải kịp thời đáp ứng, quan tâm tới công chúng và có những hình thức khác
nhau để đáp ứng mục tiêu tuyên truyền

Nhà văn chuyên nghiệp (Tản Đà) Nhà văn Cách mạng (PBC)

- Thời đại:

+Cùng trong thời kì chuyển giao với sự sụp đổ dần của Nho giáo va sự lan rộng, phổ biến của tri thức phương tây, xã hội với nhiều biến
động (sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân và những cuộc khai thác thuộc địa);

+ Các yếu tố gây nên sự biển đổi vh đều có (đô thị, giáo dục, chữ quốc ngữ, nghề báo)

- Đều phải sáng tác phụ thuộc vào nhu cầu xã hội, nhu cầu thị hiếu của độc giả
 Luôn phải năng động sáng tác đáp ứng thực tế, sự đều đặn về số lượng
- Những tác phẩm luôn đa dạng ở các thể loại, chủ đề, hình thức
- - Đều là nhà Nho
- Bước vào đời quen thuộc: Học và thi

Thi trượt -> gia nhập vào đô thị -> văn chương bán phố phường -> Thi đỗ -> làm nhà cách mạng -> làm thơ văn để tuyên truyền, cổ động ->
Độc giả ( thị dân với các thị hiếu) -> hướng đến các thể loại mới độc giả quốc dân -> hướng đến các thể loại truyền thống (phú, thơ
Đường)

Mục đích: kiếm sống, khẳng định chính mình Mục đích: Tuyên truyền, cổ động

Chủ đề: thỏa mãn những sở thích thị dân (những chủ đề mới mẻ, Chủ đề: Chủ yếu xoay quanh lẽ sống, tư tưởng mới, gắn với hiện thực đất
mang tính riêng tư…- ở giai đoạn đầu; dùng để truyền bá thiên nước, xã hội; hoài bão, lí tưởng yêu nước…
lương - ở giai đoạn sau

Chu kì sáng tác: bắt buộc theo từng thời hạn nhất định (theo số báo Chu kì sáng tác: theo nhu cầu xã hội, đáp ứng những đòi hỏi về thực tế,
tuần, ngày, tháng) => tuân thủ chặt chẽ tức là không bắt buộc chặt chẽ theo từng mốc ngày tháng, nhưng phải đều
đặn và đúng lúc để gia tăng hiệu quả tuyên truyền

Về mặt tư tưởng: Tản Đà vẫn chịu sự chi phối của tư tưởng Nho PBC đã thoát li hoàn toàn khỏi sự chi phối tư tưởng Nho gia, có những tư
Gia, chưa được tiếp xúc nhiều với tri thức phương tây, chưa có tưởng rất mới mẻ về văn chương (phương tiện để cổ động, tuyên truyền,
những lí tưởng mang tính Cách mạng mà chỉ đơn thuần thông qua đáp ứng nhu cầu thực tế xã hội) và đã dần hình thành nên những lí tưởng
văn chương truyền bá lí tưởng thiên lương Cách mạng

2. Đọc giáo trình và trả lời cho câu hỏi: đặc sắc của CNYN trong thơ văn Phan Bội Châu
a. Đưa đến một lẽ sống mới: sống có trách nhiệm với đời, sống hào hùng, oanh liệt, sống đầy hoài bão, ước mơ và dám
đương đầu với mọi thử thách khốc liệt để vươn tới chân trời khát vọng đó

DC: Biểu hiện trong nhiều tác phẩm trải dài từ giai đoạn thanh niên cho tới khi bắt đầu bước vào con đường CM

Khi nuôi chí chờ thời: “Đạp toang hai cánh càn khôn/ Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà/ Hai vai gánh vác sơn hà/ Đã chơi, chơi
nốt, ố chà chà, xuân!” => Vượt lên khỏi những hoàn cảnh tối tăm, mong ước tự khẳng định mình bằng những việc làm kinh thiên
động địa, xoay chuyển càn khôn, làm chủ cuộc đời và tái tạo giang sơn
Khi bắt đầu kế hoạch CM, lên đường thực hiện ước mơ: Xuất dương lưu biệt, tư thế kiên cường, vững chãi dám đối mặt với càn
khôn, trời đất, đối mặt với cuộc nhân sinh một đời người (trong khoảng trăm năm), đối mặt với thánh hiện và cả nền học vấn xưa,
với giang sơn, tổ quốc đang trong vòng nô lệ nhục nhã để tự khẳng định mình

Khi bị bắt vào nhà tù Quảng Đông, lời thơ vẫn khảng khái, ngang tang, ung dung tự tại “Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp/ Bao nhiêu
nguy hiểm sợ gì đâu” (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)

b. Nhà yêu nước đầu tiên của thế kỉ XX: nhiệt thành đi tìm và khẳng định lí tưởng cứu nước mới, mang tinh thần dân
chủ, hoàn toàn tách rời CN tôn quân phong kiến

-Với tư tưởng Nho gia cũ: li khai, chối bỏ

+ Không trông cậy gì vào vua quan phong kiến, những kẻ “Trời nghiêng đất nở mặc dầu/ Cốt thân phú quý là đầu sự lo” và dứt
khoát đoạn tuyệt với hai chữ trung quân

+ Phủ nhận tư tưởng chủ quyền theo mệnh trời, cơ sở đạo lí cho chế độ chuyên chế, cơ sở lí luận cho sự đồng nhất trung vua với yêu
nước

-Lí tưởng mới:

+ Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân => kích động mạnh mẽ tâm hồn của cả một thế hệ đương thời, cuốn họ lên đường đấy
tranh giữa lúc họ hoàn toàn mất hết lòng tin vào sự nghiệp Cần Vương, vào một bậc thánh đế hay minh quân nào đó

c. Niềm tin sắt đá vào tương lai, tiền đồ của đất nước:

-Tin con người Việt Nam: tin rằng bất kể ai, ở mọi tầng lớp, là người Việt Nam đều có lòng yêu nước, căm thù giặc Pháp cả

DC: Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử đã kể về kế hoạch tuyên truyền, vận động của các nghĩa sĩ trại Trùng Quang với đa dạng tầng
lớp (người cố nông nghèo khổ anh Trầm, anh Hạnh; người đi ở đợ chăn trâu như Ông Võ; người thợ rèn (ông Vân); người bán nước
mắm trên đường Cầu Cấm (Ông xí); cô đào hát (cô Triệu); bậc ẩn sĩ (Ông Chân);…)
- Chủ trương đoàn kết dân tộc, mơ ước xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất bao gồm đủ mọi dạng người tạo sức mạnh vô địch,
vượt lên sức mạnh vũ khí của kẻ thù

(thiếu quan điểm giai cấp và chưa chú trọng đúng mức đến quần chúng công nông => vẫn là nước tiến đáng kể trong công cuộc vận
động CM)

DC: Hải ngoại huyết thư “Năm mươi triệu đồng bào đua sức/ Năm mươi nghìn giống khác được bao…”

Phần trên lớp:

- Trước PBC: CNYN buồn, vi phẫn, quả cảm nhưng cũng đầy sự bất lực (Trần Tế Xương, Nguyễn Quang Bích), niềm tin trở nên mờ
mịt >< Âm hưởng nhiệt huyếtm tiếng cười sảng khoái, khát vọng hành động và niềm tin vào cơ đồ (“Mấy vấn đề thi ca trung cận
đại”)

- Quan niệm mới: dân gắn với nước + dân = quốc dân (để khu biệt với hai khái niệm thần dân (bề tôi của vua – con người nô bộc) và
thôn dân (con người làng quê – cái tôi tiểu kỉ): giải sự quyền uy của con người thần dân, giải sự hấp dẫn của con người thôn dân, con
người quốc dân là con người to lớn, mang bầu không khí rất riêng, làm cho họ có lẽ sống để đi theo tiếng gọi.

+ nước gắn với dân (Dân là dân nước, nước là nước dân) >< nước không còn gắn với vua, với triều đại như trước đó

+ Dân: là tất cả mọi tầng lớp, thể hiện quan niệm đầy mới mẻ vể chủ thể dân tộc -> tầm nhìn mới mẻ

=> Con người quốc dân hình thành mẫu người anh hùng trong thơ văn PBC (nam, phụ, lão, ấu, trộm cướp, người theo đạo Gia Tô ->
Thuộc tính duy nhất của họ là yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước

Người phụ nữ: dù được tôn trọng nhưng chỉ xuất hiện trong không gian gia đình, đến PBC, khi viết về người phụ nữ đánh Pháp, ông
là người đầu tiên đưa người phụ nữ vào không gian dân tộc, khẳng định sức mạnh và vị thế của họ.
3. Sự khác nhau của chủ nghĩa yêu nước giữa những bài thơ của NK – TX – NQB (cột bên tay trái) với những bài thơ của PBC
(cột bên tay phải)

4. Chân dung tinh thần của PBC trong những bài thơ (cột bên tay phải)

5. Làm sáng tỏ đặc trưng yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu qua bài thơ Xuất Dương lưu biệt.

“Sinh vi nam tử yếu hy kỳ, Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di. Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!

Ư bách niên trung tu hữu ngã, Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ. Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, Non sông đã chết, sống chỉ nhục,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si. Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.” Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.

CN YÊU NƯỚC TRONG XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT:

a.Đưa đến một lẽ sống mới: sống có trách nhiệm với đời, sống hào hùng, oanh liệt, sống đầy hoài bão, ước mơ và dám đương
đầu với mọi thử thách khốc liệt để vươn tới chân trời khát vọng đó: Vấn đề chí làm trai
- Khác với chí làm trai truyền thống trong Nho gia: “Công danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” (Tỏ
lòng – Phạm Ngũ Lão). Nam nhi phải lập nên công danh, sự nghiệp, phải hoàn tất Tam bất hủ là lập ngôn, lập đức, lập danh

- PBN mang tới lí tưởng cao cả, mang tính xã hội rộng lớn hơn nhiều: không còn gắn với những quan điểm tam cương, ngũ thường,
con người trong Xuất dương lưu biệt có tư thế sánh ngang với trời đất và làm những việc phi thường:

+ Làm trai là phải làm được những điều lạ “yếu hy kỳ” – tức là những điều phi thường, hiển hách

+ Cụ thể hơn: Kẻ làm trai phải can dự vào việc xoay chuyển càn khôn, biến đổi thời thế

 Tư thế con người được đẩy lên cao hơn cả, sánh ngang cùng với trời đất và mang sức mạnh phi thường có thể xoay chuyển
càn khôn => con người mang tầm vóc vũ trụ, tự ý thức chính mình với những trách nhiệm lớn lao, không chịu khuất phục
trước số phận, hoàn cảnh

Khác với con người an phận thủ thường, bị chi phối bởi những quy tắc, chấp nhận mình là kẻ đứng ngoài (như trong quan niệm
Nho gia đặt nặng chữ bổn phận)

- PBC còn khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc và niềm tin vào sự tiếp nối lịch sử của những con
người yêu nước quyết tâm đứng lên đấu tranh

“Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ,

Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?”

+ Sự khẳng định vai trò của PBC giữa dòng đời trăm năm, đó cũng là sự nhấn mạnh cho lí tưởng làm việc lớn. xoay chuyển càn
khôn của PBC. Tâm niệm: Đã hiện diện trong cõi trăm năm này, phải làm được việc gì đó phi thường, lớn lao, hữu ích cho đời

+ Niềm tin vào con người rằng ngàn năm sau vẫn sẽ có người tiếp nối công việc củ người đi trước => khát khao muốn được tận hiến
cho xã hội, để lưu danh hậu thế và mở đường cho con đường lí tưởng mới với sự góp mặt của những thế hệ mai sau
b. Nhà yêu nước đầu tiên của thế kỉ XX: nhiệt thành đi tìm và khẳng định lí tưởng cứu nước mới, mang tinh thần dân
chủ, hoàn toàn tách rời CN tôn quân phong kiến:

“Non sông đã chết, sống chỉ nhục,

Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!”

PBC đã đặt chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của dân tộc để chỉ ra những cái lỗi thời của quan điểm Nho gia xưa cũ, và đưa ra một
quan điểm mới tách biệt, li khai khỏi những tư tưởng phong kiến xưa cũ

- Lẽ vinh – nhục gắn liền với sự tồn vong của đất nước và dân tộc: giống với quan niệm “Chết vinh còn sơn sống nhục” trong
thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu => đặt nặng vai trò quan trọng của việc nước, chỉ ra mối quan hệ trực tiếp với sự tồn
vong dân tộc (đất nước đã chết thì sống cũng chỉ là sự tồn tại ô nhục)
 Khí tiết cương thường, bất khuất của những con người không cam chịu cuộc đời tủi nhục
- Thái độ phê phán, chua xót trước sự tồn tại lỗi thời và vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Sách thánh hiền
chẳng giúp được cho dân, không cứu được đất nước => đặt ra vấn đề cấp thiết của việc tiếp nhận những tư tưởng mới, tiến bộ
để tìm ra con đường mới để đưa đất nước ra khỏi cảnh lầm than
 Tư tưởng táo bạo khi phủ nhận những tư tưởng mà bản thân PBC cũng đã chịu ảnh hưởng rất nhiều. Thấy được sự bất lực và
trói buộc của sách thánh hiền và sự cởi mở, sẵn sàng lên án, đấu tranh để được tự do tiếp nhận những tư tưởng mới

c.Không còn là thể hiện ý chí nữa, PBC đã hiện thực hóa bằng hành động lên đường đi tìm con đường mới:

“Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông,

Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.”

- Hình ảnh của con người thực hiện khát vọng lớn lao, đuổi theo ngọn gió lớn qua biển Đông
- Cả vũ trụ “ngàn đợt sóng bạc” cùng bay lên hưởng ứng
 Tạo bức tranh kì vĩ, hoành tráng mà con người là trung tâm được chắp cánh bởi khát vọng lớn lao, bay bổng giữa thực tại tối
tăm, khắc nghiệt, lồng lộng giữa trời biển mênh mông. Bên dưới là những đợt sóng bạc trắng xóa cùng tiếp sức cho con người
bay tới những chân trời mơ ước
 Hình ảnh đẹp đậm chất sử thi đã thắp sáng niềm tin và hi vọng cho một thế hệ mới trong thời đại mới => tính cổ động, tuyên
truyền lớn
 Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người anh hùng trong buổi xuất dương lưu biệt với tư thế kì vĩ, sống ngang tầm vũ trụ với
những lí tưởng lớn lao về chí làm trai, về trách nhiệm bản thân, lẽ vinh – nhục hay là về sự chối bỏ của những tư tưởng Nho
giáo xưa cũ, để từ đó thực hiện hành động cụ thể lên đường tìm kiếm lí tưởng và cách thức để cứu đất nước ra khỏi cảnh lầm
than
 Âm hưởng hào hùng, lời từ biệt mà cũng như là lời kêu gọi, thúc giục lên đường, có sức lay động, thức tỉnh rất lớn đối với
mọi người

Tài liệu tham khảo mở rộng

1. Các mục viết về Phan Bội Châu của Trần Đình Hượu: 3.1 3.2 Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
2. Nguyễn Huệ Chi, mục viết về Phan Bội Châu trong Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam trung – cận đại (1983)

You might also like