Bai Tap Dien Phan Tong Hop Vip1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

KHÓA VẬN DỤNG CAO 9+ |TYHH

CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN TỔNG HỢP


(Slidenote dành riêng cho LOVEVIP)

Câu 1: (Đề MH – 2022) Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol
tương ứng 1: 3) với cường độ dòng điện 2,68A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất
tan) có khối lượng giảm 20,75 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 3,36 lít
khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá
trị của t là
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.

Câu 2: (Sở GD-ĐT Bắc Ninh – 2021) Điện phân dung dịch X chứa x mol CuSO4 và y mol NaCl với điện cực
trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) t t + 1737 2t
Tổng số mol khí ở 2 điện cực a a + 0,0145 2a + 0,01
Số mol Cu ở catot b b + 0,015 b + 0,015
Giá trị của x: y là
A. 0,6. B. 0,5. C. 0,4. D. 0,7.
Câu 3: (THPT Tĩnh Gia 4 TH – 2021) Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.5H2O vào dung dịch chứa 0,16 mol
NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, trong
thời gian t giây anot thoát ra 3,584 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Nếu thời gian điện phân là 2t
giây thì tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 8,96 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào Y, kết thúc phản ứng
thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,6m gam rắn. Giá trị của m là
A. 28. B. 14. C. 14,4. D. 15,68.

Câu 4: (Chuyên ĐH Vinh – 2022) Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng
ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với
cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Dung dịch thu được sau điện
Thời gian điện Khối lượng catot
Khí thoát ra ở anot phân có khối lượng giảm so với
phân (giây) tăng (gam)
dung dịch ban đầu (gam)
1930 m Một khí duy nhất 3,375
5790 3m Hỗn hợp khí 8,750
t 4m Hỗn hợp khí 11,29
Giá trị của t là
A. 10036. B. 5018. C. 8878. D. 12545.
Câu 5: (Liên trường Nghệ An – 2022) Điện phân dung dịch X chứa 5a mol Cu(NO3)2 và 2a mol KCl (với
điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng catot tăng 25,6 gam thì dừng điện phân, thu được dung
dịch Y và V1 lít khí. Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau:
- Cho 22,225 gam FeCl2 vào phần 1, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V2 lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa 108,125 gam hỗn hợp muối.
- Phần 2 hòa tan tối đa b mol kim loại Fe thu được dung dịch Z. Giả thiết hiệu suất điên phân là 100%.
Các thể tích khí đo ở đktc. Cho các kết luận sau:
(a) Giá trị V1 = 3V2.
(b) Tỉ lệ a: b = 8/15.
(c) Dung dịch Z làm mất màu hoàn toàn 28,44 gam KMnO4 trong H2SO4 dư.
Các kết luận đúng là
A. (b). B. (c). C. (b), (c). D. (a), (c).

Câu 6: (Chuyên Lương Văn Chánh PY – 2022) Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm
CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 2: 3) với cường độ dòng điện 1,34A. Sau thời gian t giờ, thu được
dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 13,025 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al
dư vào Y, thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%,
bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 7: (Năng Khiếu ĐHQG HCM – 2022) Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl
(với điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi
của nước) với I = 9,65 A trong thời gian t giây. Sau điện phân thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X
gồm hai khí có tỉ khối hơi so với H2 là 16,39. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Dung dịch sau điện phân có pH < 7.
B. Giá trị của t là 3960.
C. Hai khí trong X là Cl2 và H2.
D. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm 15,95 gam so với dung dịch trước điện phân.

Câu 8: (Sở GD-ĐT Hà Nội – 2022) Hỗn hợp X gồm KCl, CuO, Na2CO3. Cho 30,05 gam X tác dụng vừa đủ
với dung dịch chứa HCl và H2SO4, sau phản ứng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa
muối trung hòa. Tiến hành điện phân Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện không đổi. Tổng số
mol khí thu được trên cả hai điện cực (n mol) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t giây) được mô tả như
hình dưới đây, giả sử hiệu sất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước.

Khối lượng chất tan trong dung dịch Y là


A. 39,55. B. 37,45. C. 42,75. D. 40,65.
Câu 9: (Sở GD-ĐT Bắc Ninh – 2022) Tiến hành điện phân 400 mL dung dịch chứa CuSO4 xM và NaCl yM
bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Quá trình điện phân được ghi
nhận theo bảng sau:
Thời gian điện phân Khối lượng catot Khí thoát ra ở hai Khối lượng dung
(giây) tăng (gam) cực dịch giảm (gam)
t m Hai đơn chất khí a
1,5t 1,5m Hai đơn chất khí a + 5,6
2t 1,5m Hai đơn chất khí 2a – 7,64
Giả sử hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%. Tỉ lệ x: y có giá trị là
A. 1,50. B. 1,75. C. 1,25. D. 2,00.

Câu 10: (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm GL – 2022) Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm
NaCl và CuSO4 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả quá trình
điện phân được ghi theo bảng sau:
Thời gian Catot Anot
t giây Khối lượng catot tăng 10,24 gam 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc)
2t giây Khối lượng catot tăng 15,36 gam V lít hỗn hợp khí (đktc)
Cho các kết luận liên quan đến bài toán gồm:
(1) Khi ở anot thu được V lít hỗn hợp khí thì ở catot thu được 1,792 lít khí (đktc);
(2) Giá trị của V là 4,032 lít;
(3) Giá trị của m là 43,08 gam;
(4) Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 3,6 gam Al.
Số kết luận đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 11: Cho 31,56 gam tinh thể MSO4.nH2O vào 400 mL dung dịch NaCl 0,8M và CuSO4 0,3M thu được dung
dịch X. Điện phân X bằng điện cực trơ với cường độ không đổi, trong thời gian t giây thầy khối lượng
catot tăng m gam; đồng thời ở anot thoát ra 0,18 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số
mol khí thoát ra ở 2 cực là 0,44 mol. Giá trị của m là
A. 12,4. B. 12,8. C. 14,76. D. 15,36.

Câu 12: Cho 85,05 gam muối khan M(NO3)2 vào 300 mL dung dịch NaCl 1M thu được dung dịch X. Tiến hành
điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 13,4A, sau thời
gian t (giờ) thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y chứa 3 loại cation; đồng thời thấy khối lượng
catot tăng m gam. Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, thấy thoát ra 0,15 mol khí NO (sản
phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời khối lượng thanh Fe giảm 12,6 gam. Nhận định nào sau đây là
đúng?
A. Giá trị của m là 29,25 gam.
B. Nếu thời gian điện phân là 1,89 giờ thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực.
C. Dung dịch Y chứa Na+, Zn2+, H+ và NO3-.
D. Giá trị của t là 1,84 giờ.
Câu 13: Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường
độ dòng điện không đổi. Tổng số mol khí thoát ra ở cả hai cực (y mol) phụ thuộc vào thời gian điện
phân (x giây) được biểu diễn theo đồ thị dưới đây.

Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong
quá trình điện phân. Giá trị của m là
A. 18,54. B. 23,01. C. 8,85. D. 23,67.

Câu 14: Hoàn tan hỗn hợp chứa 24 gam Fe2O3 và 4,8 gam Cu vào dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 2M
thu được dung dịch X chỉ chứa các muối. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường
độ dòng điện I = 9,65A trong thời gian 1450 giây thì dừng điện phân. Nhúng thanh Fe vào dung dịch
sau điện phân đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh Fe ra thấy khối lượng tăng hay giảm
bao nhiêu gam?
A. Tăng 0,8 gam. B. Giảm 0,8 gam. C. Tăng 0,46 gam. D. Giảm 0,46 gam.
Câu 15: Hoàn tan m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với
cường độ dòng điện không đổi (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Thể tích khí thoát ra (đktc) theo thời gian
t được biểu diễn theo đồ thị dưới đây.

Nếu dừng điện phân ở thời điểm 250 giây rồi đem nhúng thanh nhôm (dư) vào dung dịch, sau phản ứng
hoàn toàn thanh nhôm sẽ
A. tăng 1,75 gam. B. giảm 0,918 gam. C. tăng 1,48 gam. D. giảm 1,25 gam.

Câu 16: Hòa tan 31,76 gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước thu được 300 gam dung dịch X. Điện phân dung
dịch X (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thì thu được 283,32 gam dung dịch Y (không còn màu xanh) và
có V lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Cho Y tác dụng với Mg lấy dư thấy giải phóng 1,344 lít khí H2 (đktc).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất phản ứng điện phân bằng 100% (bỏ qua sự hòa tan của
khí trong nước và sự bay hơi của nước). Giá trị của V là
A. 2,464. B. 2,520. C. 3,136. D. 2,688.
Câu 17: (Chuyên Biên Hòa HN – 2022) Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và
NaCl với cường độ dòng điện 5A đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở hai điện cực thì dừng lại (thời
gian điện phân lúc này là 2316 giây), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 6,45 gam so với dung
dịch ban đầu. Cho 9 gam Fe(NO3)2 vào Y, sau phản ứng thu được dung dịch Z và khí NO (là sản phẩm
khử duy nhất của N+5). Cô cạn Z thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu
suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí và sự bay hơi của nước. Giá trị của m gần nhất với
A. 14,82. B. 14,75. C. 15,19. D. 16,03.

Câu 18: (Sở GD-ĐT Thanh Hóa – 2022) Cho 1,48 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2
tác dụng với 500,0 mL dung dịch hỗn hợp chứa HNO3 0,10M và HCl 0,06M thu được dung dịch X và
khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng
ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 1,312A trong thời gian t giây thấy khối lượng dung dịch
sau điện phân giảm 1,849 gam so với ban đầu. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra
không tan vào trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t gần nhất với
A. 2450. B. 2505. C. 2550. D. 2620.
Câu 19: (THPT Quỳnh Côi TB – 2022) Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng
ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung
dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện
phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết
hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá
trình điện phân. Cho dung dịch Y tác dụng với 5,6 gam Fe, sau khi phản ứng xong thu được m gam rắn,
NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A. 2,28. B. 2,48. C. 3,16. D. 3,84.

Câu 20: (Sở GD-ĐT Hải Phòng – 2022) Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp gồm MSO4 và NaCl
bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau thời gian 2702 giây,
thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 8,26 gam so với ban đầu và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm
hai đơn chất khí. Nếu thời gian điện phân là 5404 giây, tổng thể tích khí thu được ở cả hai cực là 4,704
lít (đktc). Các khí sinh ra không tan trong dung dịch, hiệu suất quá trình điện phân đạt 100% và ion M2+
tham gia quá trình điện phân. Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại M là Zn.
(b) Giá trị của m là 19,75 gam.
(c) Nếu thời gian điện phân là 3474 giây thì nước bắt đầu điện phân ở anot.
(d) Bỏ qua sự điện li của nước, dung dịch Y gồm các ion Na+, H+ và SO42-.
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 21: Hòa tan hết m gam CuSO4.5H2O vào dung dịch chứa 0,24 mol NaCl, thu được dung dịch X. Điện phân
X bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi (với điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%).
Sau thời gian t giây, thu được 3,136 lít (đktc) hỗn hợp hai khí ở cả hai điện cực. Sau thời gian 2t giây,
khối lượng dung dịch giảm 13,92 gam so với dung dịch ban đầu. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước
và sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 10,0. B. 12,5. C. 15,0. D. 17,5.

Câu 22: Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol KCl và b mol CuSO4 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với
cường độ dòng điện không đổi I = 7,5A thời gian 4632 giây, thu được dung dịch X; đồng thời anot thoát
ra 0,12 mol hỗn hợp khí. Nếu thời gian điện phân là 6948 giây, thì tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là
0,215 mol. Nhận định nào sau đây sai?
A. Dung dịch X chỉ chứa 2 muối.
B. Nếu thời gian điện phân là 5790 giây, thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực.
C. Giá trị của a là 0,12 mol.
D. Giá trị của b là 0,22 mol.
Câu 23: Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ, cường độ dòng điện là 5A. Sau thời gian t giây, khối
lượng dung dịch giảm m gam và catot chỉ thu được kim loại. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung
dịch giảm (m + 3,56) gam (biết m > 3,56) và thu được dung dịch X. Biết X hòa tan tối đa 4,20 gam Fe
(sản phẩm khí duy nhất của N+5 chỉ là NO). Coi lượng nước bay hơi không đáng kể trong quá trình điện
phân và bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước. Giá trị của t là
A. 2316. B. 2895. C. 5018. D. 7720.

Câu 24: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Tiến hành điện phân
dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 5A sau thời gian 5404 giây thì ngắt dòng điện,
thu được dung dịch Z, ở catot thoát ra 0,896 lít khí (đktc) đồng thời khối lượng catot tăng 3,2 gam so
với ban đầu. Cho toàn bộ dung dịch Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, đun nóng nhẹ đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,672 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m
gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 87. B. 136. C. 127. D. 187.
Câu 25: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn, cường độ dòng điện I
không đổi theo thời gian. Nếu tiến hành điện phân dung dịch X với cường độ dòng điện I = I1 trong thời
gian t (giây) thì ở catot bắt đầu có khí thoát ra, tổng thể tích khí thu được (đktc) tại lúc này là 1,568 lít.
Nếu điện phân dung dịch X trên với cường độ dòng điện I = I2 trong thời gian t (giây) thì tổng thể tích
khí thu được là 1,232 lít (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y có khả năng hòa tan tối đa 1,02 gam Al2O3.
Tỉ số I1/I2 có giá trị gần nhất với
A. 0,866. B. 1,414. C. 1,732. D. 1,500.

Câu 26: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Cu và các oxit sắt trong 500 mL dung dịch HCl 2M (dư) thu được
dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi,
quá trình điện phân ghi nhận như sau:
- Sau thời gian t giây thì khối lượng catot bắt đầu tăng và khối lượng dung dịch giảm 4,26 gam.
- Sau thời gian 2t giây thì khí bắt đầu thoát ra ở catot.
- Sau thời gian 3,5t giây, khối lượng catot tăng 6,64 gam. Khí sinh ra không tan trong dung dịch và quá
trình điện phân đạt 100%.
Giá trị m gần nhất với
A. 32. B. 36. C. 34. D. 30.
Câu 27: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng dòng điện một chiều có cường
dộ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) t t + 3378 2t
Tổng số mol khí ở 2 điện cực a a + 0,035 2,0625a
Số mol Cu ở catot b b + 0,025 b + 0,025
Giả sử hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với
A. 17,00. B. 14,7. C. 18,6. D. 16,00.

Câu 28: Cho m gam hỗn hợp gồm CuO và Na2O tác dụng vừa đủ với axit HCl, thu được dung dịch X. Tiến hành
điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số
mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thì dưới
đây (đồ thị gấp khúc tại các điểm P, Q).

Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 19,35. B. 14,20. C. 11,10. D. 10,20.
Câu 29: (Đề TSĐH B - 2009) Điện phân có màng ngăn 500 ml dd chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl
0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch
thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là
A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40.

Câu 30: (Đề TSĐH B - 2010) Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một
thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu.
Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá
trị của x là
A. 2,25. B. 1,50. C. 1,25. D. 3,25.

Câu 31: (Đề TSĐH A - 2014) Điện phân dd X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp,
cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian
điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất
điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,24. C. 0,26. D. 0,18.
Câu 32: (Đề TSĐH A - 2011) Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với
điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở
catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả
hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
A. 3,920. B. 4,788. C. 4,480. D. 1,680.

Câu 33: (Đề TSĐH A - 2013) Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (hiệu suất
100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện
phân, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3.
Giá trị của m là
A. 25,6. B. 51,1. C. 50,4. D. 23,5.

Câu 34: (Đề TSCĐ - 2014) Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường
độ không đổi 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung
dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hoà tan tối đa 0,8 gam MgO.
Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A. 4825. B. 8685. C. 6755. D. 772.
Câu 35: (Đề THPT QG - 2015) Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ
dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây
thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh
ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot.
B. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.
C. Dung dịch sau điện phân có pH < 7.
D. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.

Câu 36: (Đề THPT QG - 2016) Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện một
chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được
khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan được tối đa
2,04 gam Al2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị
của t là
A. 9650. B. 8685. C. 7720. D. 9408.

Câu 37: (Đề THPT QG - 2017) Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,25M và NaCl a mol/l (điện cực trơ,
màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của
nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A trong thời gian 19300 giây. Dung dịch thu được có khối
lượng giảm 24,25 gam so với ban đầu. Giá trị của a là
A. 0,75. B. 0,50. C. 1,00. D. 1,50.
Câu 38: (Đề THPT QG - 2017) Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 a mol/l và NaCl 2M (điện
cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi
của nước) với cường độ dòng điện không đổi 1,25A trong 193 phút. Dung dịch sau điện phân có khối
lượng giảm 9,195 gam so với ban đầu. Giá trị của a là
A. 0,40. B. 0,50. C. 0,45. D. 0,60.

Câu 39: (Đề THPT QG - 2017) Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,5M và NaCl 0,6M (điện cực
trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của
nước) với cường độ dòng điện không đổi 0,5A trong thời gian t giây. Dung dịch sau điện phân có khối
lượng giảm 4,85 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của t là
A. 17370. B. 14475. C. 13510. D. 15440.

Câu 40: (Đề THPT QG - 2017) Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 0,3M và NaCl 1M (điện cực
trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của
nước) với cường độ dòng điện không đổi 0,5A trong thời gian t giây. Dung dịch sau điện phân có khối
lượng giảm 9,56 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của t là
A. 27020. B. 30880. C. 34740. D. 28950.
Câu 41: (Đề THPT QG - 2018) Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn
xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch
Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân
X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất
điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện
phân. Số mol ion Cu2+ trong Y là
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,04.

Câu 42: (Đề THPT QG - 2018) Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp,
cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 4825 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và
0,04 mol hỗn hợp khí ở anot. Biết Y tác dụng tối đa với 0,06 mol KOH trong dung dịch. Mặt khác, nếu
điện phân X trong thời gian t giây thì thu được 0,09 mol hỗn hợp khí ở hai điện cực. Giả thiết hiệu suất
điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện
phân. Giá trị của t là
A. 5790. B. 8685. C. 9650. D. 6755.
Câu 43: (Đề THPT QG - 2018) Điện phân dd X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng
ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau 9264 giây, thu được dd Y (vẫn còn màu xanh)
và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây
thì thu được tổng số mol khí ở hai điện cực là 0,11 mol (số mol khí thoát ra ở điện cực này gấp 10 lần
số mol khí thoát ra ở điện cực kia). Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan
trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của m là
A. 30,54. B. 27,24. C. 29,12. D. 32,88.

Câu 44: (Đề THPT QG - 2018) Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1: 5) với
điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch
Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian
t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra
không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 3860. B. 5790. C. 4825. D. 2895.
Câu 45: (Đề MH - 2018) Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol
tương ứng 1: 3) với cường độ dòng điện 1,34A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất
tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 1,68 lít
khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí
trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 46: (Đề MH – 2019) Điện phân dung dịch X chứa 3a mol Cu(NO3)2 và a mol KCl (với điện cực trơ, màng
ngăn xốp) đến khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y. Cho 22,4
gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của
N+5) và 16 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của a là
A. 0,096. B. 0,128. C. 0,112. D. 0,080.
Câu 47: (Đề THPT QG - 2019) Hòa tan hỗn hợp gồm gồm CuSO4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X.
Tiến hành điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số
mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị sau
(đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N):

Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 2,77. B. 7,57. C. 5,97. D. 9,17.

Câu 48: (Đề THPT QG - 2019) Hòa tan hỗn hợp gồm gồm CuSO4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X.
Tiến hành điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số
mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị sau
(đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N):

Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 5,54. B. 8,74. C. 11,94. D. 10,77.
Câu 49: (Đề THPT QG - 2019) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung
dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi.
Tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như
đồ thị sau (gấp khúc tại điểm M, N):

Giả sử hiệu xuất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 17,48. B. 15,76. C. 13,42. D. 11,08.

Câu 50: (Đề THPT QG - 2019) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung
dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi.
Tổng số mol khí thu được trên cả 2 điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như
đồ thị sau (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N):

Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của H2O. Giá trị của m là
A. 23,64. B. 16,62. C. 20,13. D. 26,22.
Câu 51: (Đề MH - 2020) Điện phân dung dịch X gồm 0,2 mol NaCl và a mol Cu(NO3)2 (với các điện cực trơ,
màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không thay đổi), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 17,5
gam so với khối lượng của X. Cho m gam Fe vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch Z, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và (m - 0,5) gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu
suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,35.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

You might also like