Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Thực tập điện tử hạt nhân Bài 3: Các cổng logic cơ bản

Bài 3: Các cổng logic cơ bản


I. Các khái niệm
1.1. Định nghĩa
Các cổng logic cơ bản là các phần tử đóng vai trò chủ yếu để thực hiện các chức
năng logic đơn giản nhất trong các sơ đồ logic ( là các sơ đồ thực hiện một hàm logic nào
đó).
Các cổng logic là mạch điện thực hiện một phép toán Logic trên một hoặc nhiều
logic đầu vào, và tạo ra một kết quả logic ra duy nhất, với thời gian thực hiện lý tưởng
hóa là không có trễ.
Từ các cổng logic cơ bản ta có thể kết hợp lại để tạo ra nhiều mạch logic thực hiện
các hàm logic phức tạp hơn.
1.2. Ký hiệu

Có nhiều cách ký hiệu các cổng logic cơ bản khác nhau nhưng thông dụng nhất hiện
nay là các ký hiệu sau:

Z=A.B Z=A+B Z=A


Thực tập điện tử hạt nhân Bài 3: Các cổng logic cơ bản

1.3. Bảng mức độ thế (bảng chân ly)


Khi khảo sát mạch điện tử logic, để được tổng quát, người ta thường dùng một bản
chỉ mức độ thế CAO ( ký hiệu là H: High) hay THẤP ( ký hiệu L: Low) của các dữ liệu.
Sự cao hay thấp này được đánh giá theo chiều từ dưới lên trong ý niệm thông thường về
điện thế. Đôi khi, nếu không sợ nhầm lẫn, ta cũng có thể gọi các bảng mức độ thế là bảng
chân lý ( hay bảng sự thật).
II. Thực hành
Mục đích của bài thực tập này là dựa trên khối cổng NAND 7400 hoặc 4011 để xây
dựng lên các cổng logic cơ bản khác như: Cổng điều khiển, bộ đảo (NOT); cổng và(
AND); cổng hoặc (OR), cổng không hoặc (NOR), cổng NAND 4 đầu vào, cổng
EXCLUSIVE-OR, cổng EXCLUSIVE-NOR và chốt RS.
Dùng các dây nối để lắp ráp các cổng logic trên và kiểm tra sự hoạt động của nó
xem có đúng với bảng chân lý không. Chú ý: Khi nối dây cần phải rút phích điện ra, nối
dây xong mới cắm điện. Khi kiểm tra sự hoạt động của mạch có thể dùng nguồn phát
xung vuông ở chốt cắm CLOCK và dùng dao động ký điện tử để kiểm tra ( hoặc dùng
đồng hồ đo điện và điện áp một chiều để kiểm tra).
1-Cổng điều khiển

Vào ĐK Ra
L L H
L H H
H L H
H H L
Thực tập điện tử hạt nhân Bài 3: Các cổng logic cơ bản

2- Bộ đảo

Vào Ra
L H
H L

3- Cổng AND

A B Ra
L L L
L H L
H L L
H H H

4- Cổng OR

A B Ra
L L L
L H H
H L H
H H H
Thực tập điện tử hạt nhân Bài 3: Các cổng logic cơ bản

5- Cổng AND-OR

A B C D Ra
x x H H H
H H X x H
H H H H H

6- Cổng NOR

A B Ra
L L H
L H L
H L L
H H L

7- Cổng NAND 4 đầu vào

A B C D Ra
x x x x H
x L x x H
x x L x H
x x x L H
H H H H L
Thực tập điện tử hạt nhân Bài 3: Các cổng logic cơ bản

8- Cổng EXCLUSIVE-OR

A B Ra
L L L
L H H
H L H
H H L

8- Cổng EXCLUSIVE-NOR

A B Ra
L L H
L H L
H H L
H H H

III. Báo cáo kết quả và câu hỏi


- Với từng cổng logic cụ thể, kẻ bảng chân lý và ghi các giá trị điện áp ở lối vào, lối
ra một cách cụ thể ( thay cho các ký hiệu H,L). Các thao tác lặp lại 3 lần.
- Ngoài những cổng logic trên, nếu với số lượng các phần tử NAND>5 ta có thể xây
dựng được các sơ đồ mạch nào?
- Nếu không dùng đồng hồ vạn năng, dao động ký điện tử thi có cách nào để kiểm
tra sự hoạt động của các cổng logic tuân theo các bảng chân lý không?

You might also like