Yếu Tố Thuyết Trình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

2 Vai trò của thuyết trình đối với sinh viên khoa Giáo dục trường Đại học Sài Gòn
1.2.1. Trong học tập
- Thuyết trình là yêu cầu bắt buộc đối với người sinh viên trong một số môn học mà
giảng viên áp dụng phương pháp thuyết trình.
- Thuyết trình cũng là cơ hội để người sinh viên rèn luyện khả năng trình bày trước đám
đông của mình, chuẩn bị cho hành trang ra trường làm việc thuận lợi sau này.
1.2.2. Trong công việc và cuộc sống
- Tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, thuyết trình tốt sẽ tạo ra một vị thế cao, một sự kính nể
từ người khác.
+ Trong lĩnh vực chính trị: những nhà thuyết trình tài ba, họ đều là những người
lãnh đạo của thế giới như Fidel Castro, John Kenedy, Barack Obama, Mather Luther
King, Hồ Chí Minh,...
+ Trong lĩnh vực giáo dục: một giáo viên không nói trước đám đông hấp dẫn thì
không lám cho học sinh hiểu bài, mặc dù có kiến thức sâu rộng.
+ Trong lĩnh vực kinh tế: một người giám đốc hay một quản lí giỏi không chỉ là
người có tầm vóc chiến lược, ý tưởng kinh doanh sáng tạo mà còn phải là một người có
khả năng thuyết trình tốt. Một nhà lãnh đạo giỏi và thành công là người có thể làm cho
nhân viên hiểu và làm theo những chiến lược và định hướng mà anh ta đề ra.
- Cho dù một người có những hiểu biết quý giá và ý tưởng độc đáo đến đâu đi chăng nữa,
mà đến khi cần thiết lại không thể trình bày cho người khác hiểu thì cũng khó lòng đạt
được những thành công nhất định. Không ai chấp nhận một người được xem là thành đạt
mà đứng trước đám đông lại lúng túng, nói không ra tiếng. Đáng tiếc hơn nữa, vốn hiểu
biết, kinh nghiệm làm việc, ý tưởng độc đáo của người này sẽ không giúp ích gì cho
người khác.
- Qua những gì nêu trên chắn hẳn ai cũng nhận ra rằng kỹ năng thuyết trình là một kỹ
năng quan trọng nhất vì nó tập hợp tất cả các yếu tố kỹ năng khác như: sự tự tin, sử dụng
ngôn từ, ngôn ngữ thân thể, lập luận chặt chẽ, sáng tạoVì thế có câu nói “Bạn nói trước
đám đông như thế nào thì cuộc đời của bạn cũng thế”. Do đó, kỹ năng thuyết trình chính
là một bước không thể thiếu trên con đường thành công. Kỹ năng thuyết trình là một kỹ
năng khó nhưng hoàn toàn có thể rèn luyện được.
- Vì vậy, rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho mình mỗi ngày sẽ rút ngắn con đường đi đến
thành công của bạn. Và điều quan trọng là, bạn càng thuyết trình giỏi, bạn càng dễ thuyết
phục người khác. Và đó cũng là hình ảnh mà hầu hết những người đạt đến vị trí lãnh đạo
đều cần có.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thuyết trình trình đối với sinh viên khoa
Giáo dục trường Đại học Sài Gòn
1.3.1. Tác phong thuyết trình
Để có một buổi thuyết trình thành công thì người thuyết trình cần phải chuẩn bị rất nhiều
những yếu tố. Trong đó, tác phong của người thuyết trình chiếm một vị trí không nhỏ đến
hiệu quả của buổi thuyết trình. Tác phong ở đây bao gồm: trang phục hay hình dáng bên
ngoài; hành vi, điệu bộ và cách ứng xử; phong cách xuất hiện Ấn tượng đầu tiên về người
thuyết trình chính là hình dáng bên ngoài của họ ngay khi xuất hiện. Vì thế, chúng ta cần
tạo được thiện cảm đối với người nghe ở những giây đầu tiên này. Lựa chọn, phối hợp
trang phục là một kỹ năng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến bài thuyết trình. Một sự
phối hợp hài hòa giữa trang phục, đầu tóc và những trang sức kèm theo sẽ tạo được ấn
tượng tốt với khán thính giả. Mặt khác, trang phục gọn gàng, phù hợp sẽ giúp cho bạn
cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn khi thuyết trình và sẽ tạo được sự tin cậy nơi người nghe.
Ngược lại, nếu chọn trang phục không hợp với cơ thể, hoàn cảnh và nội dung bài diễn
thuyết sẽ gây phản cảm cho đối phương. Từ đó, bài thuyết trình của bạn sẽ giảm sức
thuyết phục. Ví dụ: Bạn đang thuyết trình về đề tài cách ăn mặc nơi công sở.
- Trong khi đó lại khoác lên người một chiếc quần jean và áo thun với màu sắc sặc sỡ,
cùng với mái tóc không được kẹp gọn gàng, hẳn lời thuyết trình của bạn sẽ không còn
sức thuyết phục nữa, thậm chí khán thính giả cũng không hứng thú nghe tiếp. Hoặc bạn
đeo quá nhiều trang sức, chẳng hạn như hai, ba chiếc vòng tay; có thể chúng sẽ tạo ra
những tiếng va chạm, tiếng động gây mất tập trung cho người nghe.
- Vì vậy,những nội dung mà bạn muốn truyền tải đến người nghe sẽ không được trọn vẹn,
và tất nhiên là bài thuyết trình của bạn sẽ không được như ý.
- Bên cạnh trang phục thuyết trình, thì phong thái, hành vi, cách ứng xử của bạn cũng
chiếm một vị trí quan trọng. Một giọng nói to, rõ ràng sẽ truyền cảm hứng cho người
nghe. Cách diễn đạt tự tin, phong thái tự nhiên sẽ làm người nghe cảm thấy thân thiện và
tin cậy. Từ đó, dễ dàng chinh phục được người nghe. Người nghe sẽ rất buồn ngủ, mất
tập trung nếu giọng nói của bạn cứ đều đều như trả bài, mắt thì chăm chăm nhìn vào bài
thuyết trình đã chuẩn bị sẵn. Điều này, là dấu hiệu để người nghe nhận thấy bạn đang mất
tự tin, bối rối về bài thuyết trình của mình.
- Ngoài vấn đề trang phục và thái độ hành vi trong khi thuyết trình, thì phong thái khi
xuất hiện cũng khá quan trọng. Ấn tượng trong phút đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến thái độ
của khán thính giả dành cho bạn. Nếu có ấn tượng tốt, họ sẽ dành thiện cảm cho bạn.
Muốn vậy, bạn hãy xuất hiện với dáng vẻ tự tin, tư thế đi, đứng thẳng, tự nhiên. Mở đầu
bằng lời chào khán thính giả và tự giới thiệu bản thân. Nếu thiếu phần tự giới thiệu thì
mọi người sẽ cho rằng bạn hoặc là tự ti, e ngại, hoặc là ra dáng kẻ cả làm như mình nổi
tiếng lắm không cần phải giới thiệu; trường hợp nào cũng đều bất lợi cho bạn.
1.3.2. Nội dung thuyết trình
1.3.2.1. Đề tài nghiên cứu
- Tổng quát thì không có sự hạn chế về đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể là vấn đề vĩ mô
bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị pháp lý, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, tự
nhiên. Đề tài có thể là vấn đề vi mô chủ yếu đề cập vấn đề con người bao gồm đối thủ
cạnh tranh, đối tác giao dịch, khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, để có tính hấp dẫn, thu hút thì cho dù chọn lĩnh vực nào, đề tài cũng cần
mang tính thời sự, tính thiết thực, tính đặc sắc, tính mới lạ, tính độc đáo.
1.3.2.2. Bố cục trình bày
Nội dung trình bày cần được tổ chức sắp xếp theo một bố cục nhất định, rõ ràng, hợp lý,
mang tính thuyết phục cao, nhằm dẫn dắt người nghe dễ dàng theo dõi diễn tiến câu
chuyện, từ đó hiểu được thông điệp truyền đạt.
- Mở đầu:
+ Về hình thức, cần thu hút sự chú ý và tạo thiện cảm nơi người nghe ngay lập tức,
có một số cách mở đầu như sau: kể một câu chuyện, dẫn lời một danh nhân, đặt câu hỏi,
gợi ý tò mò của khán thính giả, làm điệu bộ khác thường.
+ Về nội dung, nêu bật được vấn đề nghiên cứu, bao gồm lý do, nội dung, phạm
vi, giá trị của nghiên cứu.
- Đoạn giữa: khán thính giả có ít thời gian suy nghĩ vì phải theo dõi thuyết trình cho nên
nếu nội dung không sáng sủa, rõ ràng, ý tứ không liên tục, tự nhiên thì họ sẽ không hiểu
được diễn giả muốn nói gì và không muốn nghe nữa. Cho nên về mặt nội dung, cần tuân
thủ đúng trình tự quy định để bảo đảm tính liền lạc, hợp lý của câu chuyện, bao gồm đi từ
cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, đến các vấn đề cần giải quyết, yêu cầu công việc, ý tưởng
và giải pháp, cung cấp bằng chứng, lợi ích khi áp dụng giải pháp, chương trình hành
động, các việc làm cụ thể.
- Kết thúc: Nếu đoạn mở tạo ấn tượng ban đầu, đoạn giữa tạo giá trị cung cấp thông tin,
thì đoạn kết có tác dụng khắc sâu vào tâm trí khán thính giả, bởi những lời sau cùng dễ
được nhớ nhất.
+ Về mặt hình thức, phải làm sao cho khán thính giả biết là đã kết thúc và họ ra về
mà vẫn còn tiếc.
+ Về mặt nội dung, đoạn kết nêu lên điểm nhấn của bài trình bày, giá trị và hạn
chế của nghiên cứu.
1.3.2.3. Tính nhất quán
Mỗi bài thuyết trình có sứ mạng hướng đến chỉ một chủ đích nhất định, cho nên tính nhất
quán về nội dung phải được thể hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thuyết trình, bao
gồm: Nhất quán giữa đoạn mở đầu và đoạn kết thúc.Nhất quán giữa các nội dung chi tiết
trong đoạn giữa. Cụ thể là phải có sự tương đồng giữa các nội dung cơ sở lý thuyết, thực
trạng và phân tích đánh giá, mục tiêu và giải pháp.
1.3.3. Công cụ trình chiếu và các yếu tố ngoại tác
1.3.3.1. Kĩ năng sử dụng công cụ PowerPoint
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông,việc thuyết trình trở nên thuận
lợi hơn rất nhiều nhờ phần mềm PowerPoint: các ý tưởng trình bày được công cụ hỗ trợ
để minh họa hoặc nhấn mạnh, thời gian viết vẽ bảng được tiết kiệm, sức thu hút khán giả
được nâng cao nhờ hiệu ứng âm thanh và hình ảnh sống động. Để khai thác PowerPoint
hiệu quả, cần tuân thủ một số nguyên tắc chung: làm sao cho các trang chiếu trở nên dễ
nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ; các trang chiếu càng ngắn gọn, càng súc tích càng tốt, nhưng
không được quá nghèo nàn, thiếu hấp dẫn; thiết kế chữ lớn để bảo đảm khán giả xa nhất
cũng thấy; nên sử dụng chữ không chân cho rõ ràng; không quá nhiều dòng trên một
trang ;

You might also like