Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Sinh học Bookgol - Bookgol.

vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

CỘNG ĐỒNG BOOKGOL KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC BOOKGOL


HƯỚNG TỚI KÌ THI THPT QG 2021
LẦN 4
“Đột biến gen”
Thời gian làm bài: 50 phút.
Gồm: 40 câu.
Ngày thi: 29/09/2020
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề: 004
(Đề thi có 4 trang)

Câu 1: Đột biến gen là những biến đổi trong:


A. Số lượng của gen B. Thành phần các nucleotit
C. Hình thái của gen D. Cấu trúc của gen
Câu 2: Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan tới:
A. 1 số cặp nucleotit trong ADN B. 1 cặp nucleotit trong ADN
C. 1 số cặp nucleotit trong gen D. 1 cặp nucleotit trong gen
Câu 3: Đột biến điểm gồm các dạng:
I. Mất 1 cặp nucleotit II. Lặp 1 cặp nucleotit
III. Đảo 1 cặp nucleotit IV. Thêm 1 cặp nucleotit
V. Thay thế 1 cặp nucleotit
A. I, III, IV B. I, II, III C. I, II, V D. I, IV, V
Câu 4: Tần số đột biến gen dao động trong khoảng:
A. 104-106 B. 106-107 C. 10-6 – 10-4 D. 10-7 – 10-6
Câu 5: Đột biến gen có thể xảy ra ở:
A. Chỉ tế bào sinh dục B. Chỉ tế bào sinh dưỡng
C. Chỉ tế bào xoma D. Cả tế bào sinh dục va tế bào sinh dưỡng
Câu 6: Thể đột biến là cơ thể mang:
A. Gen đột biến
B. Gen bình thường
C. Gen đột biến và đã biểu hiện thành kiểu hình bên ngoài
D. Gen tiền đột biến
Câu 7: Dạng đột biến điểm nào sau đây có thể làm thay đổi thay đổi trình tự axit amin trong phân tử protein:
A. Mất 1 cặp nucleotit B. Thêm 1 cặp nucleotit
C. Thay thế 1 cặp nucleotit D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Nguyên nhân của đột biến gen có thể gồm:
I. Tia UV II. Tia phóng xạ III. Sốc nhiệt
IV. Hóa chất V. Virus Corona
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 9: Đột biến gen có thể xảy ra ở loài nào sau đây:
A. Vi khuẩn E.coli B. Đậu xanh C. Con người D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Sự xuất hiện của G* sẽ làm biến đổi:
A. G – X = A – T B. A – T = T – A C. X – G = T – A D. A – T = G – X
Câu 11: Cho các trường hơp sau, Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
(1). Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit.
(2). Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 2 cặp nicleotit.
(3). mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.
(4). mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio/ Trang 1/4


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 12: Trên cùng 1 mạch ADN, tia UV có thể làm cho 2 bazo nito loại nào liên kết với nhau:
A. G - G B. T – T C. X – X D. A – A
Câu 13: Hóa chất 5BU sẽ làm phát sinh dạng đột biến:
A. Mất 1 cặp A - T B. Thêm 1 cặp G - X
C. Thay thế A- T = T - A D. Thay thế A – T = G - X
Câu 14: Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a . biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết hidro. Theo
lý thuyết , có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1).Nếu alen a và alen A có số lượng nucleotit bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
(2).Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen A có 500 nucleotit loại G thì alen a có 498 nucleotit
loại X.
(3).Chuỗi polipeptit do alen a và chuỗi polipeptit do gen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
(4).Nếu alen A có 400 nucleotit loại T và 500 nucleotit loại G thì alen a có thể có chiều dài 306,34nm.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 15: Số nhận định nào sau đây đối với sự đột biến của gen là sai?
(1). Mọi tế bào của cơ thể bị đột biến ở giai đoạn tiền phôi đều chứa gen đột biến
(2). Đột biến gen ở vi khuẩn xuất hiện ngay trong đời cá thể bị đột biến
(3). Đột biến tế bào xoma luôn tạo ra thể khảm
(4). Đột biến giao tử có khả năng thụ tinh cao
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 16: Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm:
A. Có hại B. Có lợi C. Thường vô hại D. Chỉ vô hại
Câu 17: Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc:
A. Tác nhân đột biến B. Môi trường C. Tổ hợp ADN D. Môi trường và tổ hợp gen
Câu 18: Đột biến điểm là dạng đột biến có liên quan tới:
A. 2 cặp nucleotit B. 3 cặp nucleotit C. 1 cặp nucleotit D. 4 cặp nucleotit
Câu 19: Cho các phát biểu về vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:
(1). Tạo nguyên liệu cho quá trình chọn giống (2). Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa
(3). Số lượng gen đột biến là không đáng kể (4). Là nguồn biến dị chủ yếu cho tiến hóa
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20: Dạng đột biến gen nào sau đây thường ít gây hại tới thể đột biến nhất:
A. Mất 1 triplet B. Đảo 1 triplet C. Thêm 1 triplet D. Thay thế 1 cặp nucleotit
Câu 21: Dạng đột biến điểm trên gen có thể dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ điểm xảy ra đột biến là:
A. Lặp 1 cặp nucleotit B. Đảo 1 cặp nucleotit C. Chuyển 1 cặp nucleotit D. Mất 1 cặp nucleotit
Câu 22: Dạng đột biến có thể làm thay đổi chức năng protein là:
A. Mất 1 cặp nucleotit B. Thêm 1 cặp nucleotit C. Thay thế 1 cặp nucleotit D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Dưới tác động của G* thì sau 1 lần nhân đôi sẽ tạo số gen đột biến là:
A. 1 B. 2 C. 0 D. 3
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza chỉ tác dụng lên 1 mạch của gen.
(2) tARN có chức năng mang axit amin tới riboxom.
(3) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì không thể phát sinh đột biến gen
(4) Cơ thể mang gen đột biến được gọi là thể đột biến.
(5) Đột biến gen luôn di truyền cho thế hệ sau.
(6) Quá trình nhân đôi ADN không theo NTBS thì sẽ phát sinh ĐBG

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio/ Trang 2/4


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Số phát biểu sai:


A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 25: Trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm:
(1). Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
(2). Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.
(3). Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
(4). Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhấtcho cơ thể
sinh vật.
(5). Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.
Có bao nhiêu câu đúng?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 26: Nguyên nhân làm cho 5BU kết cặp với Adenin trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. 5BU là đồng đẳng của Adenin B. 5BU là đồng đẳng của Guanin
C. 5BU là đồng đẳng của Timin D. 5BU là đồng đẳng của Xitozin
Câu 27: Nguyên nhân làm cho đột biến thay thế 1 cặp nucleotit ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thể đột biến
so với các dạng đột biến khác là:
A. Mã di truyền có tính phổ biến (trừ 1 vài ngoại lệ) B. Mã di truyền có tính liên tục
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu D. Mã di truyền có tính thoái hóa
Câu 28: Số đột biến điểm có thể làm kết thúc sớm quá trình dịch mã là:
(1). Mất 1 cặp nucleotit (2). Thêm 1 cặp nucleotit
(3). Đảo 1 cặp nucleotit (4). Thay thế 1 cặp nucleotit
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 29: Đột biến gen có thể gây ra bởi:
(1). Sự kết cặp không đúng trong quá trình phiên mã
(2). Nucleotit G*
(3). Sự kết cặp không đúng trong quá trình dịch mã
(4). Sự kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi
(5). Ánh sáng mặt trời
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30: Gen B có chiều dài 408nm và có tổng số liên kết Hidro là 3120. Gen B bị đột biến thay thế 1 cặp A-
T=G-X thành gen b. Hợp tử Bb nhân đôi 1 lần thì cần môi trường cung cấp:
A. 960A B. 1440G C. 959T D. 1439X
Câu 31: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
(1). Đột biến gen làm phát sinh alen mới trong quần thể
(2). Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST
(3). Đột biến gen có thể làm biến đổi một nu trong gen
(4). Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 32: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào:
1. Số lượng gen có trong cấu trúc gen.
2. Đặc điểm cấu trúc gen.
3. Sức chống chịu của cơ thể dưới tác động môi trường.
4. Cường độ, liều lượng, tác nhân gây đột biến
A. 1, 2 B. 2, 3 C. 3, 4 D. 2, 4
Câu 33: Số phát biểu sai khi nói về đột biến gen ở SVNS và SVNT là:
1. Gen ở SVNS khi bị đột biến sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình.
2. Gen ở SVNT thường dễ bị đột biến hơn gen ở SVNS.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio/ Trang 3/4


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

3. SVNT có hệ gen đơn bội nên khi bị đột biến gen sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình.
4. Nếu xuất hiện đột biến lặn thì cả SVNS và SVNT đều biểu hiện ngay thành kiểu hình ở trang thái dị hợp
tử.
5. Đột biến gen đều có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa ở cả SVNS và SVNT.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34: Xét vùng mã hóa của 1 đoạn mạch gốc trên gen:
5’…TAX-GGG-AXX-TTT-GXA-AAX-XXX…3’
Khi xảy ra đột biến thay thế 1 cặp G-X=A-T ở triplet thứ 3 thì chuỗi polipeptit sẽ:
A. Thêm 3 axit amin B. Thay thế 2 axit amin C. Lặp 1 axit amin D. Mất 4 axit amin
Câu 35: Đột biến gen thuộc mức độ:
A. Tế bào B. Cơ thể C. Phân tử D. Quần thể
Câu 36: Bệnh lý có liên quan tới đột biến gen là:
A. Sâu răng B. Béo phì C. Down D. Bạch tạng
Câu 37: Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng còn được gọi là:
A. Đột biến tiền phôi B. Đột biến tiền giao tử C. Đột biến xoma D. Đột biến sinh dục
Câu 38: Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% Adenin. Một đột biến điểm xảy ra tạo alen a, alen đột biến ngắn hơn
gen ban đầu 0,34nm và có bị giảm đi 2 liên kết hidro. Số lượng từng loại nucleotit của alen a là:
A. A = T = 360, G = X = 537 B. A = T = 359, G = X = 540
C. A = T = 363, G = X = 540 D. A = T = 360, G = X = 543
Câu 39: Gen cấu trúc dài 3559,8A°, khi xảy ra đột biến làm giảm 1 liên kết H, chiều dài gen không đổi. Chuỗi
polipeptit do gen đột biến đó tổng hợp chứa 85 aa, kể cả aa mở đầu. Số kết luận đúng là?
(1). Đột biến thuộc dạng thay 2 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
(2). Vị trí thay thế cặp Nu thuộc đơn vị mã thứ 84
(3). Đột biến thuộc dạng thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
(4). Đây là dạng đột biến dịch khung
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 40: Một đoạn của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có trật tự nucleotit trên mạch bổ sung như sau:
Các bộ ba 3’ TAX – AAG – AAT – GAG -...- ATT – TAA – GGT – GTA - AXT 5’
STT bộ ba 1 2 3 4 80 81 82 83 84
Biết rằng codon 5’GAG 3’ và 5’ GAA 3’ cùng mã hóa cho aa Glutamic, 5’ GAU 3’ và 5’ GAX 3’ cùng mã hóa
cho aa Asparagin. Có bao nhiêu phát biểu đúng:
(1) Chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có 79 aa
(2) Đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành
phần của chuỗi polipeptit quy định tổng hợp
(3) Đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên sẽ làm chuỗi polipeptit do gen quy
định tổng hợp bị mất đi một số aa so với chuỗi polipeptit ban đầu
(4) Đột biến thay thế một cặp nucleotit X-G thành T-A xảy ra tại nu thứ 10 tính từ đầu 3’ không ảnh hưởng
đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio/ Trang 4/4

You might also like