Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.

com

CHƯƠNG I.
CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN

Mục tiêu của chuyên đề

1. Chứng minh được và ghi nhớ các công thức liên quan đến cấu trúc ADN.

2. Giải đúng và giải nhanh được các dạng bài tập trọng tâm liên quan đến cấu trúc
ADN:
• Tính số lượng nuclêôtit từng loại của ADN và số lượng nuclêôtit từng loại trên
từng mạch ADN.
• Tính số lượng liên kết hiđrô.
• Tính chiều dài gen ở các đơn vị đo khác nhau.

I– LÝ THUYẾT
– ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
– Mỗi nuclêôtit gồm 3 phần:
+ Đường đêôxiribôzơ (đường pentôzơ 5C: C1’, C2’, C3’, C4’, C5’).
+ Nhóm phôtphat: liên kết với C5’ của đường bằng liên kết hoá trị (phôtphođieste).
+ Bazơ nitơ: liên kết với C1’ của đường. Có 4 loại bazơ nitơ: A (ađênin), T (timin), G (guanin), X
(xitôzin) nên có 4 loại nuclêôtit tương ứng.
Vậy ta có tổng số nuclêôtit là N=A+T+G+X.
– Các nuclêôtit liên kết với nhau:
+ Theo chiều dọc: C3’ của đường trong nuclêôtit này hình thành liên kết hoá trị với nhóm phôtphat
trong nuclêôtit kế tiếp tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit.
+ Theo chiều ngang: 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô giữa các bazơ nitơ
theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô (A=T), G liên kết với X bằng 3 liên kết
hiđrô (G≡X). Điều này làm cho số nuclêôtit loại A bằng loại T, loại G bằng loại X.
Vậy N =A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X = 2(A+ G) = 2(T + X).
– Cứ một nuclêôtit loại A hoặc T sẽ có 2 liên kết hiđrô, một nuclêôtit loại G hoặc X sẽ có 3 liên kết hiđrô
nên ta tính được số liên kết hiđrô của gen là H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X.
– Phân tử ADN là 1 chuỗi gồm 2 mạch đơn chạy song song và xoắn đều đặn quanh 1 trục, vì vậy chiều dài
N
của ADN là chiều dài của 1 mạch. Mỗi mạch có nuclêôtit, độ dài của mỗi nuclêôtit là 3,4Å. Vậy chiều
2
N
dài của gen L = × 3,4Å.
2
L
+ Ta có thể tính được số nuclêôtit của gen khi biết chiều dài gen N= 3,4×2.
+ Các đơn vị đo chiều dài thường dùng và cách đổi đơn vị:
106µm 109nm 1010Å
1m = 103 mm = = =
(micrômet) (nanômet) (Ăngstron)
Qui tắc tam suất
x → y = x×1010:106

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 1


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

– Phân tử ADN có cấu tạo dạng xoắn kép, một chu kì xoắn gồm 20 nu, có chiều dài 34Å. Vậy số chu kì
N L
xoắn C= = → N=C×20; L=C×34.
20 34
– Một nuclêôtit có khối lượng trung bình là 300 đvC. Vậy khối lượng ADN là M=N×300đvC.
– Tỉ lệ % các nuclêôtit:
%A = %T = A/N × 100% = T/N × 100%
%G = %X = G/N × 100% = X/N × 100%
→ %A + %T + %G + %X = 100%
→ %A + %G = %T + %X = 50%
– A của mạch này bổ sung với T của mạch kia, G của mạch này bổ sung với X của mạch kia. Vì vậy, số
nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 bằng số nu loại bổ sung mạch 2. Trong cùng một mạch, A và T cũng như G và
X, không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau.
Mạch 1 Mạch 2
A1 = T2
T1 = A2
G1 = X2
X1 = G2
N N
=
2 2
– Số nu mỗi loại của ADN là số nuclêôtit loại đó ở cả 2 mạch hoặc là tổng số nuclêôtit loại đó và số nuclêôtit
loại bổ sung ở cùng một mạch:
A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
%A1 +%A2 %T1 +%T2
%A = %T = =
2 2
%G1 +%G2 %X1 +%X2
%G = %X = =
2 2
– A + G = T + X = N/2. Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng một nửa tổng số nuclêôtit của
ADN hoặc bằng 50% tổng số nuclêôtit của ADN. Vì vậy, nếu biết:
+ Tổng 2 loại nu khác N/2 hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung (A + T, G + X)
+ Tổng 2 loại nu = N/2 hoặc bằng 50% thì 2 loại nu đó thường khác nhóm bổ sung (A + G, A + X,
T + G, T + X) nhưng vẫn có thể cùng nhóm bổ sung (A + T, G + X).

Hình 1. Cấu tạo ADN

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 2


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

II– BÀI TẬP CƠ BẢN


Bài 1: Một gen có 600 nuclêôtit loại A và có số nuclêôtit loại G chiếm 30% số lượng nuclêôtit của gen.
Trên mạch thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30%. Trên mạch thứ hai của gen có 300 nuclêôtit
loại G.

1.1. Số nuclêôtit loại A của gen này chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?

1.2. Gen này có bao nhiêu nuclêôtit?

1.3. Số nuclêôtit loại G của gen này bằng bao nhiêu?

1.4. Gen này có bao nhiêu liên kết hiđrô?

1.5. Gen này có dài bao nhiêu μm?

1.6. Gen này có bao nhiêu chu kì xoắn?

1.7. Gen này có khối lượng bao nhiêu đvC?

1.8. Số nuclêôtit loại A trên mạch thứ hai của gen này chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?

1.9. Số nuclêôtit loại T trên mạch thứ hai của gen này chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?

1.10. Số nuclêôtit loại G trên mạch thứ nhất của gen này chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?

1.11. Số nuclêôtit loại X trên mạch thứ nhất của gen này chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?

1.12. Mạch thứ hai của gen này có bao nhiêu nuclêôtit loại T?

1.13. Mạch thứ hai của gen này có bao nhiêu nuclêôtit loại A?

1.14. Mạch thứ nhất của gen này có bao nhiêu nuclêôtit loại X?

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 3


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

1.15. Mạch thứ nhất của gen này có bao nhiêu nuclêôtit loại G?

A
1.16. Gen này có tỉ lệ T bằng bao nhiêu?

A
1.17. Gen này có tỉ lệ T1 bằng bao nhiêu?
1

A
1.18. Gen này có tỉ lệ T1 bằng bao nhiêu?
2

A1 + T1
1.19. Gen này có tỉ lệ bằng bao nhiêu?
A2 +T2

A+X
1.20. Gen này có tỉ lệ T+G bằng bao nhiêu?

T+ X
1.21. Mạch 1 của gen này có tỉ lệ A+G bằng bao nhiêu?

T+ X
1.22. Mạch 2 của gen này có tỉ lệ A+G bằng bao nhiêu?

A +T +G +X
1.23. Gen này có tỉ lệ A 1+ T 1 + G1 + X1 bằng bao nhiêu?
2 2 2 2

ĐÁP ÁN
Bài 1:

1.1. %A + %G = 50% → %A = 50% - %G = 50% - 30% = 20%

1.2. %A = A/N.100% → 20% = 600/N.100% → N = 3000

1.3. G = 30%N = 30%.3000 = 900

1.4. H = 2A + 3G = 2.600 + 3.900 = 3900 hoặc H = N + G = 3000 + 900 = 3900

1.5. L = N/2.3,4 = 3000/2.3,4 = 5100 Å = 5100.106/1010 = 0,51 μm

1.6. C = N/20 = 3000/20 = 150 hoặc C = L/34 = 5100/34 = 150

1.7. M = N.300 = 3000.300 = 900000 đvC

1.8. %A = (%A1 + %A2)/2 → 20% = (30% + %A2)/2 → %A2 = 10%

1.9. %T2 = %A1 = 30%

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 4


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

1.10. G1 = G – G2 = 900 – 300 = 600 → %G1 = G1/N1.100% = 600/1500.100% = 40%

1.11. X1 = G2 = 300 → %X1 = X1/N1.100% = 300/1500.100% = 20%

Hoặc %X = (%X1 + %X2)/2 → 30% = (%X1 + 40%A)/2 → %X1 = 20%

1.12. A1 = 30%N1 = 30%.3000/2 = 450 → T2 = A1 = 450

1.13. A2 = A – A1 = 600 – 450 = 150

1.14. X1 = G2 = 300

1.15. G1 = G – G2 = 900 – 300 = 600


A 600
1.16. T = = 1
600

A A1 450
1.17. T1 = = 150 = 3
1 A2

A A1
1.18. T1 = =1
2 A1

A1 + T1 A
1.19. = =1
A2 +T2 A

A+X A+G
1.20. T+G = =1
A+G

T1 + X1 150+300 3
1.21. = =7
A1 +G1 450+600

T2 + X2 450+600 7
1.22. = =3
A2 +G2 150+300

A +T +G +X N1
1.23. A 1+ T 1+ G1 + X1 = =1
2 2 2 2 N2

III– TRẮC NGHIỆM


TÓM TẮT CÔNG THỨC
Stt Nội dung Công thức
N=A+T+G+X
1 Tổng số nuclêôtit của ADN
= 2A + 2G = 2T + 2X
%A = %T = A/N × 100% = T/N × 100%
2 % các loại nuclêôtit %G = %X = G/N × 100% = X/N × 100%
%A + %G = %T + %X = 50%
H = 2A + 3G = 2T + 3X
3 Số liên kết hiđrô của gen
=N+G=N+X
4 Chiều dài của gen L = N/2 × 3,4Å
5 Số chu kì xoắn C = N/20 = L/34
6 Khối lượng ADN M = N× 300đvC
Số nuclêôtit mỗi loại của gen và A = T = A1 + T1 = A2 + T2
7
của từng mạch G = X = G1 + X1 = G2 + X2

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 5


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

%A1 +%A2 %T1 +%T2


% các loại nuclêôtit của gen và %A = %T = =
2 2
8 %G1 +%G2 %X1 +%X2
của từng mạch %G = %X = =
2 2

Câu 1: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 1000 và G = X = 800. Tổng
số nuclêôtit của gen này là
A. 1800. B. 900. C. 3600. D. 2100.
Câu 2: Gen có số nuclêôtit loại T chiếm 13,7% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của
gen trên là
A. A = T = 13,7%; G = X = 86,3%. B. A = T = 13,7%; G = X = 36,3%.
C. A = T = G = X = 13,7%. D. A = T = G = X = 36,3%.
Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng nuclêôtit loại T = 1000, chiếm 5/18 tổng số nuclêôtit của
gen. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 4400. B. 3600. C. 1800. D. 7000.
Câu 4: Một gen có số nuclêôtit loại G = 400, số liên kết hiđrô của gen là 2800. Chiều dài của gen là
A. 4080Å. B. 8160Å. C. 5100Å. D. 5150Å.
Câu 5: Một gen có số nuclêôtit loại A là 900, chiếm 30% số nuclêôtit của gen. Số chu kì xoắn của gen là
A. 100. B. 150. C. 250. D. 350.
Câu 6: Một gen có tổng số 1000 cặp nuclêôtit. Khối lượng phân tử của gen đó xác định theo đvC là
A. 300000 đvC. B. 200000 đvC. C. 600000 đvC. D. 100000 đvC.
Câu 7: Trên mạch thứ nhất của một gen có A1 = 200, T1 = 300, G1 = 400, X1 = 500. Số nuclêôtit từng loại
của gen là
A. A = T = 250; G = X = 450. B. A = T = 500; G = X = 900.
C. A = T = 750; G = X = 1350. D. A = T = G = X = 1400.
Câu 8: Trên mạch thứ nhất của một gen có số nuclêôtit loại A chiếm 40%, trên mạch thứ hai số nuclêôtit
loại A chỉ chiếm 20%. Biết gen có tổng số nuclêôtit loại A là 1500. Tổng số nuclêôtit của gen là
A. 3750. B. 5000. C. 7500. D. 2500.
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C B A A B C B B
Câu 1: N = 2A + 2G = 2.1000 + 2.800 = 3600 nu.
Câu 2: A = T = 13,7%
G = X = 50% - %A = 50% - 13,7% = 36,3%.
Câu 3: T = 1000 = 5/18.N → N = 3600 nu
G = (3600 – 2.1000)/2 = 800 nu
H = N + G = 3600 + 800 = 4400
Câu 4: N = H – G = 2800 – 400 = 2400 nu
L = N/2.3,4 = 2400/2.3,4 = 4080Å
Câu 5: A = 900 = 30%.N → N = 900/30% = 3000 nu
C = N/20 = 3000/20 = 150

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 6


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

Câu 6: N = 1000.2 = 2000 nu


M = N.300 = 2000.300 = 600000 đvC.
Câu 7: A = T = A1 + T1 = 200 + 300 = 500
G = X = G1 + X1 = 400 + 500 = 900
Câu 8: %A = (%A1 + %A2)/2 = (40% + 20%)/2 = 30%
→ A = 1500 = 30%.N → N = 5000 nu
IV– LUYỆN TẬP
Câu 1: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 1800. B. 2400. C. 3000. D. 2040.
Câu 2: Một đoạn phân tử ADN có số lượng nuclêôtit loại A = 150 và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng
số nuclêôtit. Đoạn ADN này có số nuclêôtit là
A. 500. B. 1000. C. 550. D. 1500.
Câu 3: Một gen có khối lượng phân tử là 720000 đvC. Gen này có tỉ lệ (A +T)/ (G +X) = 2/3. Tính số
nuclêôtit từng loại của gen.
A. A = T = 240; G = X = 360. B. A = T = 840; G = X = 360.
C. A = T = 960; G = X = 480. D. A = T = 480; G = X = 720.
Câu 4: Một gen gồm có 150 chu kì xoắn, số liên kết hiđrô của gen là 3500. Tìm số nuclêôtit từng loại của
gen.
A. A = T = 1000; G = X = 500. B. A = T = 550; G = X = 950.
C. A = T = 500; G = X = 1000. D. A = T = 1050; G = X = 450.
Câu 5: Một gen có khối lượng phân tử 9×10 đvC trong đó có 1050 nuclêôtit loại A. Tính số lượng từng
5

loại nuclêôtit T, G, X của gen.


A. T = 1050; G = X = 500. B. T = 550; G = X = 950.
C. T = 1050; G = X = 550. D. T = 1050; G = X = 450.
Câu 6: Gen có 96 chu kỳ xoắn và có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit là A = 1/3G. Số lượng từng loại nuclêôtit
của gen là
A. A = T = 120; G = X = 360. B. A = T = 240; G = X = 720.
C. A = T = 720; G = X = 240. D. A = T = 360; G = X = 120.
Câu 7: Gọi N là tổng số nuclêôtit trong 2 mạch của ADN, L là chiều dài, M là khối lượng, C là số chu kỳ
xoắn. Tương quan nào sau đây sai?
A. C = N/20 = L/34. B. M = L(2x300)/3,4.
C. L.2/3,4 = M/300. D. C = M/300×10.
Câu 8: Một gen có số liên kết hiđrô là 3120 và số nu của gen là 2400. Tính số nuclêôtit từng loại của gen.
A. A = T = 360; G = X = 840. B. A = T = 840; G = X = 360.
C. A = T = 720; G = X = 480. D. A = T = 480; G = X = 720.
Câu 9: Một phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A +T)/(G +X) = 0,6 thì hàm lượng G hoặc X của nó xấp xỉ
A. 0,43. B. 0,34. C. 0,31. D. 0,40.
Câu 10: Mạch thứ nhất của đoạn ADN có trình tự các đơn phân là 3’ATTGXTAXGTXAAGX5’. Số liên
kết hiđrô có trong đoạn ADN này là
A. 74. B.15. C. 37. D. 30.

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 7


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

Câu 11: Một gen có M = 720.103 đvC, gen này có tổng giữa nu loại A với một loại nu khác là 720. Số nu
từng loại ở mỗi gen là bao nhiêu?
A. A = T = 360; G = X = 840. B. A = T = 840; G = X = 360.
C. A = T = 720; G = X = 360. D. A = T = 360; G = X = 720.
Câu 12: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Đoạn ADN này
A. có 300 chu kì xoắn. B. có 600 Ađênin.
C. có 600 Guanin. D. dài 0,408 µm.
Câu 13: Một gen có chiều dài 5100Å, tỉ lệ A/X = 3/2. Tổng số liên kết hidrô của gen là
A. 3900. B. 3600. C. 3000. D. 3200.
Câu 14: Chiều dài một gen là 0,408 μm.Trong gen có số nuclêôtit loại guanin chiếm 30% số nuclêôtit của
gen. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 3120. B. 3000. C. 3020. D. 3100.
Câu 15: Một gen có số nuclêôtit là 2000, trong đó loại G chiếm 35% số nuclêôtit của gen. Số liên kết hiđrô

A. 2700. B. 700. C. 2300. D. 1000.
Câu 16: Một gen có khối lượng phân tử 9×10 đvC. Tính chiều dài của gen?
5

A. 4080Å. B. 3060Å. C. 5100Å. D. 2550Å.


Câu 17: Gen có tích số %G với %X là 4% và số liên kết hiđrô của gen là 2880. Tính chiều dài của gen.
A. 4080Å. B. 3060Å. C. 5100Å. D. 2550Å.
Câu 18: Một gen có 90 vòng xoắn. Chiều dài của gen là
A. L = 400nm. B. L = 306nm. C. L = 316nm. D. L = 326nm.
Câu 19: Một đoạn phân tử ADN có số lượng loại A = 189 và X = 35% tổng số nuclêôtit. Đoạn ADN này
có chiều dài tính ra µm là
A. 0,02142μm. B. 0,04284μm. C. 0,4284μm. D. 0,2142μm.
Câu 20: Một gen có 915 xitôzin và 4815 liên kết hiđrô. Gen đó có chiều dài
A. 6630Å. B. 5730Å. C. 4080Å. D. 5100Å.
Câu 21: Một gen chứa 1755 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa tỉ lệ nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit
khác là 10%. Chiều dài của gen trên là
A. 1147,5Å. B. 4590Å. C. 2295Å. D. 9180Å.
Câu 22: Một gen có khối lượng là 720.103 đvC. Gen gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?
A. 120. B. 240. C. 220. D. 110.
Câu 23: Một gen có số nu trên một mạch là 1200. Chiều dài và số chu kì xoắn của gen lần lượt là
A. 4080Å, 240. B. 4080Å, 120. C. 5100Å, 240. D. 5100Å, 120.
Câu 24: Một gen có số nuclêôtit loại A là 600 và chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Số chu kì xoắn của
gen là
A. 100. B. 2000. C. 500. D. 600.
Câu 25: Một gen có số lượng nuclêôtit loại X = 525 và chiếm 35% tổng số nuclêôtit. Số chu kỳ xoắn của
gen là
A. 75. B. 150. C. 60. D. 200.
Câu 26: Một gen có chiều dài 0,238 μm. Khối lượng phân tử của gen đó được xác định theo đvC là
A. 420000 đvC. B. 42000 đvC. C. 440000 đvC. D. 480000 đvC.

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 8


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

Câu 27: Một gen có 1200 nuclêôtit. Câu không đúng là


A. Chiều dài của gen là 0,204 μm. B. Số chu kỳ xoắn của gen là 60.
C. Khối lượng của gen là 36.10 đvC.
4
D. Số liên kết hiđrô của gen là 1199.
Câu 28: Một gen có tổng số liên kết hiđrô là 3000 và số lượng G bằng 2 lần số A. Tính chiều dài của gen.
A. 3825Å. B. 7650Å. C. 2550Å. D. 5100Å.
Câu 29: Một gen có 3000 nu, trong đó có hiệu số giữa X với một loại nu khác bằng 20% số nu của gen. Số
lượng từng loại nu của gen bằng bao nhiêu?
A. A = T = 600; G = X = 900. B. A = T = 1050; G = X = 450.
C. A = T = 900; G = X = 600. D. A = T = 450; G = X = 1050.
Câu 30: Một gen có 3000 nu, trong đó có hiệu số giữa X với một loại nu khác bằng 20% số nu của gen.
Trên mạch đơn thứ nhất của gen có 20%A và X = 600 nu. Số lượng nu trên mạch đơn thứ nhất của gen
trong trường hợp nào sau đây là đúng?
A. A = 600. B. G = 450. C. T = 600. D. X = 450.
Câu 31: Một phân tử ADN có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/3. Số nuclêôtit loại A chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 33,33%. B. 25%. C. 12,5%. D. 13%.
Câu 32: Một gen dài 3332 Å và có 2276 liên kết hiđrô. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147X. Theo
lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở mạch đơn thứ hai của gen, số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại X.
B. Ở mạch đơn thứ hai của gen có 517 nuclêôtit loại A.
C. Cả 2 mạch của gen có 732 nuclêôtit loại X.
D. Gen có 316 nuclêôtit loại G và 664 nuclêôtit loại A.
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A D A D B D D C C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A B B A A C A B D A
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C A B A A A D A D B
31 32
C D
Câu 1: H = 2A + 3G = 2.480 + 3G = 3120 → G = 720 nu
→ N = 2A + 2G = 2.480 + 2.720 = 2400 nu
Câu 2: %A = 50% - %G = 50% - 20% = 30%
→ A = 150 = 30%.N → N = 500 nu
Câu 3: M = N.300 = 720000 → N = 2400 → 2A + 2G = 2400 (1)
(A +T)/(G +X) = 2/3 ↔ 2A/2G = 2/3 ↔ A/G = 2/3 → 3A – 2G = 0 (2)
Từ (1), (2) → A = T = 480; G = X = 720.
Câu 4: C = N/20 = 150 → N = 3000 → 2A + 2G = 3000 (1)
H = 3500 → 2A + 3G = 3500 (2)

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 9


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

Từ (1), (2) → A = T = 1000; G = X = 500.


Câu 5: T = A = 1050
M = N.300 = 9×105 đvC → N = 3000
→ 2A + 2G = 3000 ↔ 2.1050 + 2G = 3000 → G = 450 = X
Câu 6: C = N/20 = 96 → N = 1920
→ 2A + 2G = 1920 (1)
A = 1/3G → A – 1/3G = 0 (2)
Từ (1), (2) → A = T = 240; G = X = 720
Câu 7:
Xét đáp án A, C = N/20 = (L.2/3,4)/20 = L/34 → đúng.
Xét đáp án B, M = N.300 = (L.2/3,4).300 = L(2x300)/3,4 → đúng.
Xét đáp án C, N = L.2/3,4 = M/300 → đúng.
Xét đáp án D, C = N/20 = (M/300)/20 ≠ M/300×10 → sai.
Câu 8: H = 3120 → 2A + 3G = 3120 (1)
N = 2400 → 2A + 2G = 2400 (2)
Từ (1), (2) → A = T = 480; G = X = 720 nu
Câu 9: (A +T)/(G +X) = 0,6 ↔ 2A/2G = 0,6 → A – 0,6G = 0 (1)
Ta có A + G = 50% (2)
Từ (1), (2) → %A = 18,75%; %G = 31,25%
Câu 10: Đếm số lượng nu ta có A1 = 4; T1 = 4; G1 = 3; X1 = 4
→ A = A1 + T1 = 8
→ G = G1 + X1 = 7
→ H = 2A + 3G = 2.8 + 3.7 = 37
Câu 11: M = N.300 = 720.103 đvC → N = 2400
→ A + G = 2400/2 = 1200
→ A + T = 720, mà A = T
→ 2A = 720 → A = T = 360
→ G = X = 1200 – 360 = 840
Câu 12: N = 3000 → 2A + 2G = 3000 (1)
H = 3900 → 2A + 3G = 3900 (2)
Từ (1), (2) → A = T = 600; G = X = 900 nu
C = N/20 = 3000/20 = 150
L = N/2.3,4 = 3000/2.3,4 = 5100 Å = 0,51 µm
Câu 13: L = 5100 Å = N/2.3,4 → N = 3000
→ 2A + 2X = 3000 (1)
A/X = 3/2 → 2A - 3X = 0 (2)
Từ (1), (2) → A = 900; X = 600 nu
→ H = 2A + 3X = 2.900 + 3.600 = 3600
Câu 14: L = 0,408 μm = 4080 Å = N/2.3,4 → N = 2400
G = 30%.N = 30%.2400 = 720

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 10


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

→ H = N + G = 2400 + 720 = 3120


Câu 15: G = 35%.N = 35%.2000 = 700
H = N + G = 2000 + 700 = 2700
Câu 16: M = N.300 = 9×105 đvC → N = 3000 nu
L = N/2.3,4 = 3000/2.3,4 = 5100 Å
Câu 17: %G.%X = 4%, vì %G = %X → (%G)2 = 4% → %G = 20%
H = N + G = 2880 ↔ N + 20%.N = 2880 → N = 2400
→ L = N/2.3,4 = 2400/2.3,4 = 4080Å
Câu 18: C = N/20 = 90 → N = 1800
→ L = N/2.3,4 = 1800/2.3,4 = 3060 Å = 306 nm
Câu 19: %A = 50% - %X = 50% - 35% = 15%
→ 15%.N = 189 → N = 1260
→ L = N/2.3,4 = 1260/2.3,4 = 2142Å = 0,2142 μm
Câu 20: H = N + X = N + 915 = 4815 → N = 3900 nu
→ L = N/2.3,4 = 3900/2.3,4 = 6630 Å
Câu 21: %X - %T = 10%, mà %X + %T = 50% → %X = 30% và %T = 20%
H = N + X = 1755 ↔ N + 30%.N = 1755 → N = 1350 nu
→ L = N/2.3,4 = 1350/2.3,4 = 2295 Å
Câu 22: M = N.300 = 720.103 đvC → N = 2400 nu
C = N/20 = 2400/20 = 120
Câu 23: N = 1200.2 = 2400 nu
→ L = N/2.3,4 = 2400/2.3,4 = 4080 Å
→ C = N/20 = 2400/20 = 120
Câu 24: A = 600 = 30%.N → N = 600/30% = 2000 nu
→ C = N/20 = 2000/20 = 100
Câu 25: X = 525 = 35%.N → N = 1500 nu
→ C = N/20 = 1500/20 = 75
Câu 26: L = 0,238 μm = 2380Å = N/2.3,4 → N = 1400 nu
→ M = N.300 = 1400.300 = 420000 đvC
Câu 27:
Xét đáp án A, L = N/2.3,4 = 1200/2.3,4 = 2040 Å = 0,204 μm → đúng.
Xét đáp án B, C = N/20 = 1200/20 = 60 → đúng.
Xét đáp án C, M = N.300 = 1200.300 = 36.104 đvC → đúng.
Xét đáp án D, H = N + G = 1200 + G > 1199 → sai.
Câu 28: 2A + 3G = 3000 và 2A – G = 0
→ A = 375; G = 750
L = (375 + 750).3,4 = 3825 Å
Câu 29: %X - %A = 20% và %X + %A = 50%
%X = 35% và %A = 15%
G = X = 35%.3000 = 1050

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 11


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

A = T = 15%.3000 = 450
Câu 30: %X - %A = 20% và %X + %A = 50%
%X = 35% và %A = 15%
G = X = 35%.3000 = 1050
A = T = 15%.3000 = 450
A1 = 20%.1500 = 300
T1 = 450 – 300 = 150
X1 = 600
G1 = 1050 – 600 = 450
Câu 31: (A+T)/(G+X) = 1/3 → A/G = 1/3 → 3A – G = 0 mà A + G = 50%
→ A = 12,5% và G = 37,5%.
Câu 32: L= 3332 Å → N = 1960 → 2A + 2G = 1960 (1)
Gen có 2276 liên kết hiđrô → 2A + 3G = 2276 (2)
(1, 2) → A = T = 664; G = X =316
A sai. X2 = X – 147 = 316 – 147 = 169. Mà A2 = 535 → X2 < A2
B sai. A2 = T1 = A – A1 = 664 – 129 = 535 Nu
C sai. Cả 2 mạch của gen có 316 nuclêôtit loại X.

V– MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP NÂNG CAO


Dạng bài tập tính số liên kết hoá trị phôtphođieste
- Trong một nuclêôtit thì nhóm phôtphat liên kết với C5’ của đường bằng liên kết hoá trị (phôtphođieste)
nên cứ một nuclêôtit sẽ có một liên kết hoá trị. Vậy số liên kết hóa trị nối nhóm phôtphat và đường trong
mỗi nuclêôtit có trong ADN chính là số nuclêôtit → HTnu= N.
- Theo chiều dọc của ADN thì C3’ của đường trong nuclêôtit này hình thành liên kết hoá trị với nhóm
phôtphat trong nuclêôtit kế tiếp tạo nên một mạch pôlinuclêôtit. Cứ 2 nuclêôtit nối với nhau bằng 1 liên kết
hóa trị, 3 nuclêôtit nối nhau bằng 2 liên kết hóa trị… Vậy số liên kết hóa trị nối các nuclêôtit trong mỗi
N N
mạch pôlinuclêôtit có nuclêôtit sẽ nối nhau bằng ( 2 − 1) liên kết hóa trị
2
N
→ Số liên kết hóa trị nối các nuclêôtit với nhau trong cả 2 mạch pôlinuclêôtit là HTlk= 2 ( 2 − 1) = N − 2.
→ Tổng số liên kết hóa trị Đ – P trong cả ADN là: HT = HTlk + HTnu = (N – 2) + N = 2N – 2.
– Đối với ADN dạng vòng (có ở sinh vật nhân sơ như ADN vùng nhân của vi khuẩn, plasmit, ti thể, lục
lạp…) thì số liên kết hóa trị Đ– P được tính như sau:
+ Số liên kết hóa trị nối nhóm phôtphat và đường trong mỗi nuclêôtit là: HTnu= N
N
+ Số liên kết hóa trị Đ– P trong mỗi mạch đơn là: HTlk 1 mạch= 2
N
+ Số liên kết hóa trị nối các nuclêôtit với nhau trong cả 2 mạch là HTlk= 2 × =N
2
+ Số liên kết hóa trị Đ– P trong cả ADN là: HT = HTlk + HTnu = 2N
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một gen có chiều dài 5100 Å. Số liên kết hóa trị có trong các nuclêôtit của gen là
A. 5998. B. 1499. C. 1500. D. 3000.

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 12


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

Câu 2: Một gen có khối lượng 900000 đvC. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong một chuỗi
pôlinuclêôtit của gen là
A. 5998. B. 2998. C. 1499. D. 3998.
Câu 3: Một gen có số nuclêôtit loại A= 1200. Trên mạch 1 có số nuclêôtit loại A chiếm 45%, trên mạch 2
có số nuclêôtit loại A chiếm 35%. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong gen là
A. 5998. B. 2998. C. 6998. D. 3998.
Câu 4: Một gen có tổng số nuclêôtit là 3000. Số liên kết hóa trị của gen là
A. 5998. B. 2998. C. 6998. D. 3998.
Câu 5: Một phân tử plasmit có 1500 cặp bazơ nitơ. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong một chuỗi
pôlinuclêôtit của plasmit này là
A. 1500. B. 2999. C. 1499. D. 3000.
Câu 6: Một phân tử plasmit có 3000 nhóm phôtphat. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong phân tử
plasmit này là
A. 1500. B. 2999. C. 1499. D. 3000.
Câu 7: Một ADN ở vùng nhân của sinh vật nhân sơ có 15000 cặp bazơ nitơ. Số liên kết hóa trị của phân
tử ADN này là
A. 5998. B. 59998. C. 60000. D. 30000.
Câu 8: Một gen có khối lượng 720.10 đvC. Tổng số liên kết hóa trị giữa đường với nhóm phôtphat của
3

gen này là
A. 2398. B. 4798. C. 1199. D. 2399.
Câu 9: Một gen có 150 vòng xoắn. Số liên kết hóa trị nối giữa các nuclêôtit trong gen là
A. 5998. B. 3000. C. 2998. D. 2888.
Câu 10: Một gen có số lượng nuclêôtit loại X= 525 và chiếm 35% tổng số nuclêôtit. Số liên kết hóa trị và
số liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit của gen lần lượt là
A. 2928 và 2025. B. 1498 và 2025. C. 1499 và 2025. D. 1498 và 1500.
Câu 11: Một gen có số lượng nuclêôtit loại A= 150 và G= 20%. Vậy số liên kết hóa trị và số liên kết hiđrô
của gen này là
A. 998 và 600. B. 989 và 598. C. 100 và 600. D. 998 và 602.
Câu 12: Một gen có số liên kết hiđrô là 3120 và số liên kết hóa trị của gen là 4798. Tính số nuclêôtit từng
loại của gen.
A. A= T= 360; G= X= 840. B. A= T= 840; G= X= 360.
C. A= T= 720; G= X= 480. D. A= T= 480; G= X= 720.
Câu 13: Mạch thứ nhất của đoạn ADN có trình tự các đơn phân là 3’ATTGXTAXGTXAAGX5’. Số liên
kết hóa trị Đ– P có trong đoạn ADN này là
A. 60. B. 28. C. 58. D. 30.
Câu 14: Tổng số liên kết hiđrô của gen với liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong một mạch đơn của gen
là 5549, trong đó số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong mạch đơn ít hơn số liên kết hiđrô của gen là
2551. Tính tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen
A. A= T = 35%; G = X = 15%. B. A= T = 15%; G = X = 35%.
C. A= T = 70%; G = X = 30%. D. A= T = 30%; G = X = 70%.

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 13


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D C B A A D C B C B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A D C B
Câu 1: L = N/2.3,4 = 5100 → N = 3000nu
HTnu = N = 3000
Câu 2: M = N.300 = 900000 → N = 3000nu
HTlk 1 mạch = N/2 – 1 = 3000/2 – 1 = 1499
Câu 3: %A = (%A1 + %A2)/2 = (45% + 35%)/2 = 40%
→ A = 1200 = 40%.N → N = 3000
HTlk = N – 2 = 3000 – 2 = 2998
Câu 4: HT = 2N – 2 = 2.3000 – 2 = 5998
Câu 5: N = 1500.2 = 3000nu
HTlk 1 mạch = N/2 = 3000/2 = 1500
Câu 6: N = 3000nu
HTlk = N = 3000
Câu 7: N = 15000.2 = 30000
HT = 2N = 2.30000 = 60000
Câu 8: M = N.300 = 720.103 → N = 2400
HT = 2N – 2 = 2.2400 – 2 = 4798
Câu 9: N = 150.2 = 3000
HTlk = N – 2 = 3000 – 2 = 2998
Câu 10: X = 525 = 35%.N → N = 1500
HTlk = N – 2 = 1500 – 2 = 1498
H = N + X = 1500 + 525 = 2025
Câu 11: %A = 50% - %G = 50% - 20% = 30%
A = 150 = 30%.N → N = 500
HT = 2N – 2 = 2.500 – 2 = 998
G = 20%.500 = 100
H = 2A + 3G = 2.150 + 3.100 = 600
Câu 12: HT = 2N – 2 = 4798 → N = 2400
→ 2A + 2G = 2400 (1)
H = 3120 → 2A + 3G = 3120 (2)
Từ (1), (2) → A = T = 480 ; G = X = 720
Câu 13: N = 15.2 = 30
HT = 2N – 2 = 2.30 - 2 = 58
Câu 14: H + HT lk 1 mạch = 5549; H – HT lk 1 mạch = 2551
→ H = 4050; HT lk 1 mạch = 1499

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 14


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

→ HT lk 1 mạch = N/2 – 1 = 1499 → N = 3000


→ 2A + 2G = 3000 (1)
H = 2A + 3G = 4050 (2)
Từ (1), (2) → A = T = 450 ; G = X = 1050
→ %A = 450/3000.100% = 15%
→ %G = 1050/3000.100% = 35%
VI– BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một gen thuộc phân tử ADN xoắn kép dài 1,02µm và có tỉ lệ (A + T)/(G + X) là 0,6. Có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Hàm lượng (G + X) của gen là 62,5%.
II. Số cặp bazơ nitơ liên kết với nhau bằng 2 liên kết hiđrô trong gen này là 1125.
III. Số liên kết hiđrô của gen này là 7875.
IV. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen là: %A = %T = 18,25%; %G = %X = 31,75%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Một gen có hiệu số giữa G với A bằng 15 % số nuclêôtit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có
10% T và 30% X. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 2 của gen có A2= 10%; T2= 25%; G2= 30%; X2= 35%.
II. Mạch 1 của gen có A/T = 5/2.
III. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 12/11.
IV. Số cặp nuclêôtit liên kết với nhau bằng 3 liên kết hiđrô chiếm 32,5%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Mạch bổ sung của gen có 3 loại nuclêôtit; T = 600 và chiếm 40% số nuclêôtit của mạch; X - A =
300. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen này là T = 300; G = 600; A = 600.
II. Số lượng nu loại A của gen gấp 2 lần nu loại G.
III. Gen này có 3000 cặp nuclêôtit.
IV. Gen này có 3600 liên kết hiđrô.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch của 1 gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit
loại T, số nuclêôtit loại G gấp hai lần số nuclêôtit loại A, nuclêôtit loại X gẩp ba lần số nuclêôtit loại T. Có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số nuclêôtit loại A của gen là 224 nuclêôtit.
II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 3/2.
III. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen là: %A= %T= 28,57%; %G= %X= 21,43%.
IV. Mạch 1 của gen có A/(G + X) = 1/5.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 5: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 510nm và có 3800 liên kết hiđrô. Mạch thứ nhất của gen có
nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% số nuclêôtit của mạch và có số nuclêôtit loại Xitôzin bằng 1/2 số nuclêôtit
loai Ađênin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch thứ nhất của gen có T/X= 1/2. II. Mạch thứ hai của gen có T = 2A.
III. Mạch thứ hai của gen có G/T=1/2. IV. Mạch thứ nhất của gen có (A + G)=(T + X).

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 15


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 6: Một gen có chiều dài 3570Å. Hiệu số giữa A với 1 loại khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của gen.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen có (A + G)/(T + X) = 1/2.
II. Số liên kết hiđrô của gen là 2730.
III. Số nuclêôtit liên kết với nhau bằng 2 liên kết hiđrô là 630.
IV. Số cặp bazơ nitơ liên kết với nhau bằng 3 liên kết hiđrô trong gen này là 420.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Mạch thứ nhất của gen có 240 nuclêôtit loại T, hiệu số giữa G với A bằng 10 % số nuclêôtit của
mạch. Ở mạch thứ hai hiệu số giữa A với X bằng 10% và hiệu số giữa X với G bằng 20% số nuclêôtit của
mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen này dài 2040Å. II. Mạch thứ hai của gen có T = 2A.
III. Mạch thứ hai của gen có G/T = 1/2. IV. Mạch thứ nhất của gen có (A + G) = (T + X).
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Có 2 gen trong 1 tế bào. Gen thứ nhất có hiệu số giữa A và G bằng 600 nuclêôtit và dài 5100Å. Gen
thứ hai có khối lượng phân tử bằng 50% khối lượng phân tử của gen thứ nhất, mạch thứ nhất của gen này
có T : A : X : G lần lượt theo tỉ lệ 1 : 2 : 3 : 4. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. 2 gen này có tổng cộng 4500 nhóm phôtphat.
II. Tỉ lệ A/G của gen thứ nhất giống với tỉ lệ G/A gen thứ hai.
III. Số lượng nuclêôtit và số liên kết hiđrô của gen thứ nhất gấp đôi gen thứ hai.
IV. Số liên kết hiđrô của cặp bazơ nitơ liên kết với nhau bằng 3 liên kết hiđrô trong cả hai gen này là 2925.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Một gen có chiều dài 510nm. Hiệu số % giữa A với một loại nuclêôtit khác bằng 10% tổng số
nuclêôtit của gen. Trên mạch mã gốc của gen có 10% nuclêôtit loại A. Một trong hai mạch đơn của gen có
16% nuclêôtit loại X và 150 nuclêôtit loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ % nuclêôtit loại A lớn hơn tỉ lệ % nuclêôtit loại G.
II. Số lượng loại nuclêôtit có 2 liên kết hiđrô của gen là 900.
III. Số nhóm phôt phat có liên kết cả 2 phân tử đường ở vị trí 3’ và 5’ trong gen này là 2998.
IV. Trên mạch bổ sung của gen có tỉ lệ nuclêôtit A/G = 84/125.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Một gen có 3000 nuclêôtit, trong đó có tích số giữa %X với một loại nuclêôtit khác có 3 liên kết
hiđrô bằng 4%. Trên mạch thứ nhất của gen có 20% A và X = 600 nuclêôtit. Có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Mạch thứ nhất của gen có A/G = 1/2. II. Mạch thứ hai của gen có T = 2A.
III. Mạch thứ hai của gen có G/T = 2. IV. Mạch thứ nhất của gen có (A + G) = (T + X).
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C B B A C A C C B A
Câu 1: 1,02µm = 12100Å = N/2.3,4 → N = 6000
(A + T) + (G + X) = 100%; (A + T ) – 0,6(G + X) = 0

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 16


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

→ (A + T) = 37,5%; (G + X) = 62,5% → I đúng


→ 2A = 37,5%; 2G = 62,5%
→ A = T = 18,75%; G = X = 31,25%
→ A = T = 18,75%.6000 = 1125; G = X = 31,25%.6000 = 1875
→ IV sai
Số cặp bazơ nitơ liên kết với nhau bằng 2 liên kết hiđrô trong gen này là (A + T)/2 = A = 1125
Vì gen có 6000 nu thì sẽ có 3000 cặp nuclêôtit (hoặc 3000 cặp bazơ nitơ), gồm 1125 cặp AT và 1875 cặp
GX.
Nếu tính % cặp nuclêôtit liên kết với nhau bằng 2 liên kết hiđrô trong gen này là = 1125/3000 = 37,5%
Nếu tính % cặp nuclêôtit liên kết với nhau bằng 3 liên kết hiđrô trong gen này là = 1875/3000 = 62,5%
→ II đúng
Số liên kết hiđrô của gen này là 2A + 3G = 2.1125 + 3.1875 = 7875
→ III đúng
Câu 2: %G – %A = 15%; %G + %A = 50%
→ %G = 32,5%; %A = 17,5%
%A1 = 2.%A - %T1 = 2.17,5% - 10% = 25%
%G1 = 2.%G - %X1 = 2.32,5% - 30% = 35%
→ %A1 = %T2 = 25%
%T1 = %A2 = 10%
%G1 = %X2 = 35%
%X1 = %G2 = 30%
→ I đúng
%A1/%T1 = 25%/10% = 5/2
→ II đúng
(%T1 + %X1)/( %A1 + %G1) = (25% + 30%)/(25% + 35%) = 11/12
→ III sai
Số cặp nuclêôtit liên kết với nhau bằng 3 liên kết hiđrô là G và X → %G + %X = 32,5% + 32,5% = 65%
→ IV sai
Câu 3: Tbs = 600 = 40%.N/2 → N/2 = 1500
→ Tbs + Abs + Xbs = 1500; Gbs = 0
→ Abs + Xbs = 1500 – 600 = 900 (1)
Mà Xbs – Abs = 300 (2)
Từ (1), (2) → Abs = 300; Xbs = 600
→ Tg = Abs = 300; Gg = Xbs = 600; Ag = Tbs = 600
→ I đúng
A = Tbs + Abs = 600 + 300 = 900
G = Gbs + Xbs = 0 + 600 = 600
→ A/G = 900/600 = 1,5
→ A = 1,5G → II sai
N = 2A + 2G = 2.900 + 2.600 = 3000

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 17


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

→ Gen này có 3000/2 = 1500 cặp nuclêôtit → III sai


H = 2A + 3G = 2.900 + 3.600 = 3600 → IV đúng
Câu 4: A1 = T1
G1 = 2A1
X1 = 3T1
H = 2128 = 2A + 3G
↔ 2(A1 + T1) + 3(G1 + X1) = 2128
↔ 2(A1 + A1) + 3(2A1 + 3A1) = 2128
→ A1 = 112 = T1 = A2 = T2
→ G1 = 2A1 = 2.112 = 224 = X2
→ X1 = 3T1 = 3.112 = 336 = G2
A = A1 + T1 = 112 + 112 = 224 → I đúng.
(A2 + X2)/(T2 + G2) = (112+224)/(112+336) = 3/4 ≠ 3/2 → II sai.
G = G1 + X1 = 224 + 336 = 560
→ N = 2A + 2G = 2.224 + 2.560 = 1568
→ %A = 224/1568.100% = 14,29%
→ %G = 560/1568.100% = 35,71% → III sai.
A1/(G1 + X1) = 112/(224+336) = 1/5 → IV đúng.
Câu 5: 510nm = 5100Å
L = N/2.3,4 = 5100 → N = 3000
→ 2A + 2G = 3000 (1)
H = 3800 = 2A + 3G (2)
Từ (1), (2) → A = 700; G = 800
A1 = 30%.N/2 = 30%.3000/2 = 450 = T2
X1 = 1/2.A1 = 1/2.450 = 225 = G2
T1 = A – A1 = 700 – 450 = 250 = A2
G1 = G – X1 = 800 – 225 = 575 = X2
→ T1/X1 = 250/225 ≠ 1/2 → I sai.
→ T2/A2 = 450/250 → T2 = 1,8A2 → II sai.
→ G2/T2 = 225/450 = 1/2 → III đúng.
→ (A1 + G1) = 450 + 575 = 1025 ≠ (T1 + X1) = 225 +250 = 475 → IV sai.
Câu 6:
Gen có (A + G)/(T + X) = (A + G)/(A + G) = 1 → I sai
L = N/2.3,4 = 3570 → N = 2100
Vì A = T nên A – T = 0 mà hiệu số giữa A với 1 loại khác bằng 10%
→ A – G = 10% (1)
Mà A + G = 50% (2)
Từ (1), (2) → %A = 30%; %G = 20%
→ A = 30%.N = 30%.2100 = 630
→ G = 20%.N = 20%.2100 = 420

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 18


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

→ H = 2A + 3G = 2.630 + 3.420 = 2520 → II sai


Số nuclêôtit liên kết với nhau bằng 2 liên kết hiđrô là A + T = 2A = 2.630 = 1260 → III sai
Số cặp bazơ nitơ liên kết với nhau bằng 3 liên kết hiđrô trong gen là (G + X)/2 = G = 420 → IV đúng
Câu 7:
T1 = 240 = A2
G1 – A1 = 10%
A2 – X2 = 10% → T1 – G1 = 10%
X2 – G2 = 20% → G1 – X1 = 20%
Ta có A1 + T1 + G1 + X1 = 100%
↔ (G1 – 10%) + (G1 + 10%) + G1 + (G1 – 20%) = 100%
→ G1 = 30% = X2
→ A1 = G1 – 10% = 30% - 10% = 20% = T2
→ T1 = G1 + 10% = 30% + 10% = 40% = A2
→ X1 = G1 – 20% = 30% - 20% = 10% = G2
→ %T1 = T1/(N/2).100% = 240/(N/2).100% = 40% → N = 1200
→ L = N/2.3,4 = 1200/2.3,4 = 2040Å → I đúng
Mạch thứ hai của gen có T/A = %T2 / %A2 = 20%/40% = 0,5 → T = 0,5A
→ II sai
Mạch thứ hai của gen có G/T = %G2 / %T2 = 10%/20% = 1/2 → III đúng
Mạch thứ nhất của gen có %A1 + %G1 = 20%+ 30% = 50%; %T1 + %X1 = 40% + 10% = 50% → mạch 1
có (A + G) = (T + X) → IV đúng.
Câu 8:
Xét gen thứ nhất: L = N/2.3,4 = 5100 → N = 3000
→ 2A + 2G = 3000 (1)
Mà A – G = 600 (2)
Từ (1), (2) → A = T = 1050; G = X = 450
→ H = 2A + 3G = 2.1050 + 3.450 = 3450
Xét gen thứ hai có khối lượng phân tử bằng 50% khối lượng phân tử của gen thứ nhất
→ N = 3000/2 = 1500
T : A : X : G = 1 : 2 : 3 : 4 → %T1 = 10%; %A1 = 20%; %X1 = 30%; %G1 = 40%
→ %A = (%A1 + %T1)/2 = (10% + 20%)/2 = 15%
→ %G = (%G1 + %X1)/2 = (40% + 30%)/2 = 35%
→ A = %A.N = 15%.1500 = 225
→ G = %G.N = 35%.1500 = 525
→ H = 2A + 3G = 2.225 + 3.525 = 2025
Tổng số nu của 2 gen = 3000 + 1500 = 4500 → cả 2 gen này có tổng cộng 4500 nhóm phôtphat → I đúng
Tỉ lệ A/G của gen thứ nhất = 1050/450 = 7/3
Tỉ lệ G/A của gen thứ hai = 525/225 = 7/3
Tỉ lệ A/G của gen thứ nhất giống với tỉ lệ G/A gen thứ hai → II đúng

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 19


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

Số lượng nu của gen thứ nhất gấp đôi gen thứ hai nhưng số liên kết hiđrô của gen thứ nhất (= 3450) không
gấp đôi số liên kết hiđrô của gen thứ hai (= 2025)→ III sai
Số liên kết hiđrô của cặp bazơ nitơ liên kết với nhau bằng 3 liên kết hiđrô trong cả hai gen này = 3.450 +
3.525 = 2925 → IV đúng
Câu 9:
Theo đề, hiệu số % giữa A với một loại nuclêôtit khác bằng 10%, vì %A = %T nên %A - %T = 0 → %A
- %G = 10% (1)
Mà %A + %G = 50% (2)
Từ (1) và (2) → %A = 30%; %G = 20% → I đúng
Đổi đơn vị: 510nm = 5100Å
L = N/2.3,4 = 5100 → N = 3000
→ Số nhóm phôt phat có liên kết cả 2 phân tử đường ở vị trí 3’ và 5’ trong gen này là 3000 – 2 = 2998 →
III đúng
→ A = 30%.3000 = 900
→ G = 20%.3000 = 600
→ Số lượng loại nuclêôtit có 2 liên kết hiđrô của gen là A + T = 900 + 900 = 1800
→ II sai
Ng = Nbs = N/2 = 3000/2 = 1500
Theo đề, ta có Ag = 10%.1500 = 150 = Tbs
→ Tg = A – Ag = 900 – 150 = 750 = Abs
Theo đề thì một trong hai mạch đơn của gen có 16% nuclêôtit loại X và 150 nuclêôtit loại T → mạch này
là mạch bổ sung.
→ Xbs = 16%.1500 = 240 = Gg
→ Gbs = G – Xbs = 600 – 240 = 360
Trên mạch bổ sung của gen có tỉ lệ nuclêôtit Abs/Gbs = 750/360 = 25/12
→ IV sai
Câu 10:
Theo đề, tích số giữa %X với một loại nuclêôtit khác có 3 liên kết hiđrô bằng 4% → %X.%G = 4%, mà
%X = %G nên (%G)2 = (%X)2 = 4%
→ %G = %X = √4% = 20%
Mà %A + %G = 50% → %A = 50% - 20% = 30%
→ A = 30%.3000 = 900; G = 20%.3000 = 600
A1 = 20%.1500 = 300 = T2
→ T1 = A – A1 = 900 -300 = 600 = A2
X1 = 600 = G2
→ G1 = G – X1 = 600 – 600 = 0 = X2
Mạch thứ hai của gen có A2/G2 = 600/600 = 1 → I sai
Mạch thứ hai của gen có T2 = 300 = 1/2.600 = 1/2.A2 → II sai
Mạch thứ hai của gen có G2/T2 = 600/300 = 2 → III đúng
Mạch thứ nhất của gen có A1 + G1 = 300 + 0 ≠ T1 + X1 = 600 + 600 → IV sai

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 20


Thầy Lê Đình Hưng – Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố 0985 252 117 – hungspsinh@gmail.com

BÀI TẬP SINH HỌC | CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ADN 21

You might also like