Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐỐI NGOẠI

HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG


CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC
NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

TS.GVC. Trương Quốc Việt


Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ
Email: vietnapa@gmail.com. Điện thoại: 098.456.8975

6/2/2023 1
1
Đặt vấn đề
* Đối với các khoá đào tạo, bồi dưỡng các học viên phảỉ hoàn
thành bài Tiểu luận, khoá luận hoặc bài thu hoạch…
• Yêu cầu của bài đánh giá cuối khoá bồi dưỡng là viết theo
phương pháp xử lý tình huống.
• Tình huống quản lý hành chính những sự kiện thực
tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên
quan đến trách nhiệm các cơ quan quản lý hành
chính, cán bộ, công chức có thẩm quyền phải có
biện pháp giải quyết thích hợp để bảo mục tiêu quản
lý hành chính.
6/2/2023 2
2
Tiểu luận tình huống hành chính

Tiểu luận tình huống quản lý hành


chính là một bài viết tường trình
chi tiết một sự việc, một vấn đề
hay một loạt sự việc và vấn đề có
liên quan với nhau trong lĩnh vực
quản lý hành chính tại bộ, ngành,
địa phương, cơ quan, đơn vị.
6/2/2023 3
3
* Một tình huống tốt phải trả lời
được các câu hỏi sau:
- Sự việc hoặc vấn đề đó có ý nghĩa
gì trong quản lý nhà nước?
- Có những đòi hỏi gì đặt ra?
- Có thể hoặc phải làm gì trước
những vấn đề này?
- Có những ai tham gia vào tình
huống này?
- Đã/ đang giải quyết ra sao? Kết
quả như thế nào?
6/2/2023 4
4
Những vấn đề thường phát sinh tình
huống quản lý hành chính…
- Những hành vi thực hiện sai quy định, quy chế, thậm chí vi phạm
pháp luật liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, đơn vị; cán bộ,
công chức, viên chức… Vụ chuyến bay giải cứu;
- Những sự biến đổi không bình thường của tự nhiên như bão lụt, hạn
hán, dịch bệnh,… đặt ra yêu cầu gì trong quản lý thiên tai, dịch
bệnh: sự phối hợp,
- Những sự biến đổi không bình thường của xã hội như khủng hoảng
kinh tế, phá sản doanh nghiệp, tệ nạn xã hội…
- Những lệch lạc trong nhận thức, tư tưởng, hành động của cả chủ thể
quản lý và đối tượng quản lý: Vì sao lại có hiện tượng cán bộ đùn
đẩy trách nhiệm, tiêu cực, lãng phí…
- Những hành vi bất hợp tác của đối tượng quản lý; hành vi cố tình
làm trái để cản trở quá trình thực hiện công việc
- Các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, thực thi công tác quản lý hành chính: văn
thư, tài chính, công tác tổ chức, cán bộ, đấu thầu, …
5
VD: Tình huống quản lý hành chính
- Giả mạo hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ của cán bộ, công
chức, viên chức
- Khiếu kiện, khiếu nại và giải quyết khiếu nại, khiếu
kiện về quyết định hành chính.
- Giải quyết xung đột trong cơ quan đơn vị.
- Giải quyết các vi phạm hành chính, vị phạm kỷ luật
của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đơn
vị.
- Xử lý khủng hoảng truyền thông tại cơ quan, đơn vị.
- Tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong quản lý hành
chính…
- Xử lý tình huống trong lễ tân, đón khách quốc tế..
- Sai phạm trong đấu thầu, chỉ định thầu… v.v
6
II. Nội dung tình huống
2. Các loại tình huống
- Xét về mặt thời gian: (nên sử dụng trong khoảng 3 năm trở lại đây)
+ Tình huống đóng: đã xảy ra và đã kết thúc;
+ Tình huống mở: đang xảy ra chưa kết thúc.
- Xét về mặt phạm vi:
+ Tình huống có thể xảy ra tại cơ quan, đơn vị người viết;
+ Tình huống có thể xảy ra ngoài cơ quan, đơn vị người viết.
- Xét về mặt tính chất:
+ Tình huống đơn giản;
+ Tình huống phức tạp, kéo dài, liên quan đến nhiều cơ quan, lĩnh vực,
ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, nhiều người.

6/2/2023 7
7
II. Nội dung tình huống (tiếp theo)

3. Các điều kiện để đảm bảo


câu chuyện có tính tình huống:

- Tính xác thực của sự việc;


- Tính khách quan của cách trình bày sự
việc;
- Tính rõ ràng của văn phong hành chính;
- Tính logic trong việc mô tả sự việc;
- Tính chính xác và nhạy cảm của nhân vật.

6/2/2023 8
8
II. Nội dung tình huống (tiếp theo)

4. Các nguyên tắc khi biên soạn


nội dung tình huống

- Chọn sự việc, vấn đề hoặc một câu chuyện có nhiều tình tiết
hấp dẫn, có tính mâu thuẫn, có thể hư cấu;
- Trong hư cấu cần chú ý:
+ Dựa vào thực tế của Việt Nam, của địa phương,
ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị các Anh/Chị đang công tác;
+ Hư cấu thêm các chi tiết phụ;
+ Không được làm sai lệch quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước;
+ Cần tập trung vào một chủ đề;

6/2/2023 9
9
III. 1.
Phân
Phântích
tích,và
xửxử
lý lý tình huống
- Bám sát và vận dụng cơ sở lý luận để phân tích
- Phân tích kỹ, đúng sai, tìm ra nguyên nhân;
- Hình thành mục tiêu;
- Xây dựng phương án và đánh giá phương án;
- Công thức: Phân tích = Lý luận +pháp lý + Thực tiễn
Sự việc
- Các giải pháp thực hiện phương án
2. Kiến nghị
- Kiến nghị với Đảng, Nhà nước;
-Kiến nghị với các cơ quan chức năng.
- Kiến nghị với cơ quan đơn vị nơi diễn ra tình huống
- Kiến nghị với cá nhân/tổ chức liên quan

6/2/2023 10
10
1 Định hướng tình huống

- Học viên tự quyết định viết về tình huống nào gắn với lĩnh
vực, nội dung mình quan tâm, tâm đắc;
- Mức độ, phạm vi do học viên tự lựa chọn quyết định.
-Chọn tình huống trong khoảng thời gian 3 năm trở lại dây
-- Chọn tình huống gắn liền với lĩnh vực, phạm vi mình công tác
2
2 Chuẩn bị trước khi viết

- Xem lại kiến thức lý luận liên quan đến tình huống lựa chọn;
- Xem lại các tình tiết, diễn biến tình huống;
- Nghiên cứu thực tế;
- Nghiên cứu văn bản có liên quan của Đảng, Nhà nước;
- Tập trung thời gian để viết
6/2/2023 11
Quy định cách trình bày tờ bìa trong và bìa ngoài
Cỡ chữ 14, ĐỨNG,
ĐẬM, IN HOA HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐỐI NGOẠI

Cỡ chữ 16, ĐỨNG,


ĐẬM, IN HOA
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC
NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Cỡ chữ 15, thường,
đậm, nghiêng
Tên tình huống: “Giải quyết đơn thư tố cáo về việc sử dụng…”

Học viên: Nguyễn Tham Vọng


Cỡ chữ 14, đứng, đậm
Chức vụ: Trưởng phòng
Đơn vị công tác: Phòng/ Trung tâm…….

Cỡ chữ 14, đứng, đậm Hà Nội, 10/2023


4 Đề cương trình bày
Lời cảm ơn
Mục lục
Đặt vấn đề (1 trang A4)
Phần I: Nội dung tình huống Vidu.ppt (1-4 trang)
1. 1. Hoàn cảnh ra đời (bối cảnh)
1. 2. Mô tả tình huống (mô tả rõ nội dung tình huống)
Phần II: Phân tích tình huống Vidu.ppt (3-4 trang)
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống (phân tích tình huống để làm gì)
2.2. Cơ sở lý luận
2.3. Phân tích diễn biến tình huống
2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình huống
2.5. Hậu quả của tình huống
Phần III: Xử lý tình huống Vidu.ppt (3-4 trang)
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
3.2. Đề xuất các phương án, lựa chọn phương án tối ưu
3.3. Các giải pháp thực hiện phương án đã lựa chọn
Phần IV: Kiến nghị Vidu.ppt (1-2 trang)
4.1. Kiến nghị với các cơ quan Đảng, Nhà nước
4.2. Kiến nghị với các cơ quan chức năng
Kết luận (1-2 trang)
Tài liệu tham khảo
6/2/2023 13
13
Đặt vấn đề

Tuỳ theo góc độ tiếp cận của người viết mà


có thể có cách đặt vấn đề khác nhau, nhưng
trong phần đặt vấn đề này người viết cần
đề cập được:
- Trình bày lý do của việc viết tình
huống này
- Ý nghĩa của việc phân tích sự kiện
hoặc vấn đề này đối với hoạt động quản lý
hành chính nhà nước

6/2/2023 14
14
Phần 1 (I): Nội dung tình huống

- Trình bày hoàn cảnh ra đời của tình huống:


+ Không gian, thời gian xảy ra sự việc
+ Các mốc thời gian có liên quan đến sự việc

- Trình bày diễn biến của tình huống:


+ Diễn biến, diễn tiến của sự việc (hay vấn
đề)
+ Các phương án đã xử lý (trường hợp tình
huống đóng)

6/2/2023 15
15
Phần 2 (II) : phân tích tình huống
Cơ sở lý luận: Bám sát các nội dung kiến thức có tính
chất lý luận trong chuyên đề đã được học làm cơ sở
cho phân tích.
Cơ sở pháp lý: Đối với một số vấn đề hoặc vụ việc có
thể vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản hướng dẫn làm cơ sở pháp lý cho phân tích. (Căn
cứ pháp lý về thẩm quyền; căn cứ pháp lý về nội
dung: luật, nghị định, thông tin, nội quy, quy chế cơ
quan đơn vị…)
Phân tích vấn đề hoặc sự việc: Trên cơ sở lý luận
QLNN, quan điểm luật pháp, chính sách, ứng với vấn
đề hoặc sự việc để rút ra đúng, sai, phù hợp hoặc
không phù hợp; nguyên nhân của sự việc hoặc phân
tích các phương án đã xử lý.
6/2/2023 16
16
Phần 3 (III): xử lý tình huống

+ Từ cơ sở phân tích sự việc, xây dựng mục tiêu giải quyết


tình huống
+ Đề xuất các phương án và giải pháp xử lý vấn đề sao
cho đúng với cơ sở lý luận, quan điểm luật pháp, chính
sách đã nêu trên cơ sở lý luận
+ Mỗi phương án đưa ra ưu điểm và nhược điểm. So
sánh nhiều phương án để lựa chọn tìm ra phương án tối
ưu
+ Đưa ra các giải pháp để thực hiện phương án tối ưu đã
lựa chọn
+ Đưa ra lộ trình về thời gian và sự đảm bảo nguồn lực để
thực
6/2/2023hiện 17
17
Phần 4 (IV): kiến nghị

- Kiến nghị với Đảng, Nhà nước (nếu có) về chủ


trương, quan điểm cần quán triệt, chỉ đạo
- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền liên quan
trực tiếp tới tình huống: chỉ đạo, hướng dẫn, tổ
chức thực hiện…

6/2/2023 18
18
Lưu ý đối với người viết

Tình huống được đánh máy và in trên một mặt giấy khổ A4
Cỡ chữ 14. Kiểu chữ Times New Roman. Dãn dòng 1,5.
Số trang đánh máy tối đa khoảng 20 trang trên khổ giấy A4
(không tính trang mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo).
- Trong các trang trình bày nội dung theo quy định giống
như trang văn bản: lề trái 3.0 cm; lề phải 2.0 cm, lề trên 2.0
cm, lề dưới 2.0 cm.
- Trang tài liệu tham khảo (nếu có). Xếp theo thứ tự quy
định: tên tác giả, (năm phát hành), tên tài liệu, nhà xuất bản,
nơi xuất bản…
Khi trích dẫn các căn cứ của cơ sở lý luận cần theo quy
định về trích dẫn và đảm bảo nguồn trích dẫn.

6/2/2023 19
19
Lưu ý đối với người viết

- Tiểu luận in trên giấy trắng (bìa màu xanh),


không đóng bóng kính.
- Số lượng nộp: 01 cuốn/01 học viên
- Thời hạn nộp tiểu luận: 10h00 sáng thứ sáu,
09/6/2023 cho cô Tâm Anh phụ trách lớp.

- Trong quá trình làm, cần góp ý, trao đổi về tiểu luận
thông tin vào địa chỉ Email: vietnapa@gmail.com

6/2/2023 20
20
TS.GVC. Trương Quốc Việt
Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ
ĐT: 098.456.8975.
Email: vietnapa@gmail.com

You might also like