(FULL) CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐỐI VỚI CẤU TRÚC NÃO BỘ VÀ SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA TRẺ EM DƯỚI 12 TUỔI ?


*Dẫn dắt từ câu chuyện những tinh thể nước của tiến sĩ Masaru Emoto
- Trình bày nghiên cứu của tiến sĩ Masaru Emoto:
+ Từ năm 1997, trong các thí nghiệm của Tiến sĩ Masaru Emoto (Nhật), ông đã cho
nước nghe nhạc và những thông điệp viết bằng chữ. Kết quả thu được chứa đựng
nhiều bất ngờ.
+ Khi bị mắng là “đồ ngốc”, nước không tạo thành tinh thể mà nó tạo ra dạng hình
ảnh dường như cho thấy một sự “tan vỡ”.
+ Khi tiếp nhận chữ “yêu thương và biết ơn”, các nghiên cứu viên trong nhóm của
Tiến sĩ Emoto lấy làm thích thú với Hình ảnh tinh thể nước ấy, bởi đó là một tinh
thể vô cùng tinh mỹ với các hoa văn phức tạp.
+ Ngoài ra, các tinh thể nước khi tiếp nhận các trạng thái tích cực như “hy vọng”,
“hạnh phúc”, “tôi có thể”, “vĩnh hằng”, thì đều cho ra các tinh thể đẹp mắt. Trong
khi tinh thể tiếp nhận câu “tôi không thể”, lại có hình dạng cho thấy một sự “dở
dang”.
=> Những lời khen, chê – tương ứng với trạng thái cảm xúc tích cực và tiêu cực đã
tác động đến hình dáng của tinh thể nước
- Từ đó, đặt vấn đề: Liệu cấu trúc não bộ hay sự phát triển của con người có giống
những tinh thể nước đó hay không? Cũng chịu sự tác động từ những yếu tố về mặt
cảm xúc?
Đặc biệt với những trẻ em dưới 12 tuổi, một trong những đối tượng cực kì dễ bị tổn
thương trong xã hội, và hơn hết, trẻ em ở độ tuổi này cũng đang có sự phát triển
mạnh, vượt bậc về não bộ, nhận thức thì sự tác động của những trạng thái cảm xúc
tích cực và tiêu cực đó ảnh hưởng thế nào đối với cấu trúc não bộ và sự phát triển
của trẻ em?
I. Cảm xúc
1. Định nghĩa
- Cảm xúc tiếng anh là Emotion
- Khái niệm: Là một loại phản ứng phức tạp bao gồm các yếu tố kinh nghiệm, hành vi và tâm
lý bởi các nỗ lực cá nhân để phản ứng với một vấn đề hoặc sự kiện đáng kể của bản thân. Đặc
điểm rõ ràng nhất của cảm xúc được xác định bởi ý nghĩa cụ thể của sự kiện.
- Ví dụ: nếu ý nghĩa bao gồm sự đe dọa, cảm xúc sợ hãi sẽ được tạo ra và nếu ý nghĩa bao gồm
sự thất vọng từ người khác, nỗi nhục nhã sẽ được tạo ra.
(Trích từ điển Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ APA)
2. Phân loại:
o Theo ảnh hưởng: phấn chấn (kích thích vận động), mềm yếu (kìm hãm vận
động)
o Theo tính chất tác dụng lên cơ thể: tích cực (tăng nghị lực, lạc quan…), tiêu
cực (bi quan, chán nản, mất tin tưởng…)
o Theo hình thức biểu hiện: tâm trạng (cường độ yếu, kéo dài không rõ nguyên
nhân), xúc động (cường độ mạnh, thời gian ngắn kèm thay đổi lớn), say mê
1
(cường độ mạnh, kéo dài, tạo hứng thú, thái độ tích cực), Stress (căng thẳng,
trong tình huống khó khăn, khi bị kích động mạnh)
o Theo mức độ phức tạp về nội dung: cấp thấp (hệ thống tín hiệu tự nhiên,thỏa
mãn nhu cầu sinh học), cấp cao (hệ thống ngôn ngữ thứ hai, tích lũy kinh
nghiệm)
o Theo những biến đổi sinh lý: hưng cảm (khí sắc nâng cao, vui vẻ, ham muốn),
trầm cảm (suy giảm, buồn rầu, chán nản)
*Cách phân loại khác:
o Năm 1972, nhà tâm lý học Paul Eckman cho rằng có sáu loại cảm xúc cơ bản
phổ biến: sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, bất ngờ, hạnh phúc và buồn bã.
o Năm 1999, ông đã mở rộng thêm danh sách này, bao gồm bối rối, phấn khích,
khinh miệt, xấu hổ, tự hào, hài lòng và vui chơi.
3. Đường dẫn truyền : Các kích thích cảm giác → võ não (tổng hợp) → nhận thức
về thế giới → Hệ viền → võ não → nhận thức về cảm xúc
*Phân biệt cảm xúc (Emotion) và cảm giác (Feeling):
- Cảm giác là do kích thích bên ngoài phản ứng với một trong năm giác quan,
được nhận biết, gọi tên bằng tri giác.
- Cảm xúc là bao gồm nhiều cảm giác bên trong, có thể được tạo ra bởi một tư
tưởng, trí nhớ hoặc động lực bên ngoài và thường có thể thay đổi trạng thái thể
chất của chúng ta.
=> Cảm xúc bao hàm cảm giác và rộng hơn cảm giác
II. Vùng não, chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến việc điều khiển cảm xúc
- Đa phần các vùng não liên quan đến việc điều khiển cảm xúc đều nằm ở hệ viền (Limbic
System) trong não trung gian. Và hai bộ phận quan trọng của hệ viền chi phối cảm xúc là:
+ Hồi hải mã: chức năng cảm xúc và cả trí nhớ
+ Đặc biệt, Hạch Hạnh nhân (Amygdala) vùng tế bào não có cấu trúc phức tạp nằm sâu
trong não giữa được cho là trung tâm cảm xúc trong não. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra
rằng hạch hạnh nhân là trung tâm của các bản năng cơ bản như lo lắng, sợ hãi và hung hăng.
Có hai hạnh nhân ở mỗi bán cầu đại não.
- Ngoài ra, vùng vỏ não trán trước (Frontal Cortex) liên quan đến lý luận, trí thông minh và
đạo đức, cũng được xem là có chức năng trong việc hiểu và phản ứng với cảm xúc của người
khác (là nhân tố quan trọng cho lòng cảm thông ở con người).

2
- Một số hormone, hóa chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm xúc: Dopamin (hạnh
phúc, vui vẻ), Adrenaline (sợ hãi, tức giận), Noradreanaline (hưng phấn,,tỉnh táo, cảnh giác,
chú ý, bồn chồn hay lo lắng), Thyroxin (dễ xúc động, cáu gắt, khó ngủ, Substance P (buồn
chán, lo âu, đau khổ)….
III. Tác động của cảm xúc đối với cấu trúc não và sự phát triển của trẻ em (dưới 12 tuổi)
1. Giai đoạn trẻ trong bụng mẹ:
- Nhân tố chính ảnh hưởng đến cảm xúc thai nhi giai đoạn này: cảm xúc người mẹ
- Não của thai nhi bắt đầu hình thành từ tuần thứ 3 và bắt đầu phát triển từ tuần thứ 8 của
thai kỳ => diễn ra xuyên suốt 
- Giai đoạn cuối của thai kỳ, não của bé bắt đầu làm việc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thai
nhi đã có thể bắt đầu đáp lại các kích thích từ bên trong, bên ngoài do bộ não đã thực
hiện. Một trong các kích thích đó chính là từ cơ thể mẹ, thai nhi có thể nghe và cảm
nhận tâm trạng của người mẹ.
- Do hương vị của nước ối phụ thuộc vào tâm trạng của người mẹ. Thế nên, thai nhi sẽ
cảm nhận được toàn bộ cảm xúc người mẹ thông qua việc nếm nước ối (số lượng nụ vị
giác phát triển mạnh => chuyên gia nếm thử).
- Ngoài ra, thai nhi còn cảm nhận được cảm xúc của người mẹ thông qua cao độ, giai
điệu của lời nói, qua nhịp tim, qua nhịp thở. Những cảm xúc mãnh liệt này giúp bé hiểu
những gì người mẹ bày tỏ, cũng giúp bé học cách nói sau khi sinh.
- Khi sức khỏe của người mẹ tốt => thai nhi phát triển tốt.
- Khi mẹ bầu có tâm lý không vững vàng, stress thường xuyên thì bé sẽ không được phát
triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số nguy cơ của thai nhi khi mẹ bầu gặp căng thẳng: 
 Trẻ chậm phát triển: Trong giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện
cấu trúc não bộ mà mẹ bầu lại quá căng thẳng, sẽ có thể làm tăng co bóp tử cung
dẫn đến kích ứng vùng nước ối. => ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. 
 Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Đồng hồ sinh học của mẹ bầu và thai nhi có mối quan
hệ mật thiết. Nếu mẹ bị rối loạn giấc ngủ do căng thẳng lo âu thì đứa trẻ cũng
không thể có những giấc ngủ ngon => ảnh hưởng đến sự hoàn thiện cấu trúc cơ
thể một cách tốt nhất.
 Trẻ bị rối loạn hành vi: Stress khi mang thai cũng là một nguyên nhân làm tăng
nguy cơ hành vi của trẻ khi chào đời => nguy cơ cao bị tự kỷ, tăng động hay
trầm cảm,… 
 Trẻ bị dị tật: Đây là những trường hợp không phổ biến tuy nhiên, trên thực tế
đã có một số mẹ bầu vì quá căng thẳng trong thời kỳ mang thai dẫn đến sinh ra
con bị dị tật.
3
2. Giai đoạn trẻ từ 0 đến dưới 3 tuổi
Theo tiến sĩ, nhà giáo dục người Italy, Maria Montessori, 6 năm đầu đời là giai đoạn vàng
phát triển não bộ của trẻ. Giai đoạn 0 – 3 tuổi, não đã hoàn thành 70 – 80% liên kết giữa các
tế bào sau => Vì thế nuôi dưỡng cảm xúc trong trẻ giai đoạn này có ảnh hưởng cực kì lớn đến
sự phát triển não bộ của trẻ.
- Những nhân tố chính ảnh hưởng cảm xúc của trẻ giai đoạn này: âu yếm, vỗ về,
ôm ấp, hôn, hát ru, sự gần gũi ba mẹ…
- Chúng ta đều biết rằng, trẻ em luôn thích được âu yếm, vỗ về, ôm ấp. Một cái
ôm sẽ kết nối tình yêu thương của cha mẹ với con cái. Nhưng quan trọng hơn,
khoa học đã chỉ ra rằng, những cái ôm còn tốt cho sức khỏe và não bộ của trẻ
nhỏ.
- Một nghiên cứu từ Bệnh viện Nhi đồng toàn quốc tại bang Ohio của Mỹ đã phát
hiện ra rằng, trẻ em càng được bố mẹ ôm ấp nhiều, não bộ của chúng càng phát
triển nhanh.
- “Một trong những phương pháp để trẻ sinh non phát triển mạnh mẽ là việc cho
tiếp xúc da với da, được âu yếm bởi bố mẹ là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ
phát triển được não bộ hệt như những đứa trẻ nằm trong bụng mẹ đủ số tháng
của thai kỳ” – theo ý kiến của một bác sĩ tại bệnh viện Nhi đồng toàn quốc và
Trung tâm y tế chia sẻ. Ngoài ra, ngày nay phương pháp “da kề da” này còn
được áp dụng cho mọi thai phụ sau khi sinh.
- Trong cuốn sách “Trẻ em là thiên tài” Giáo sư Makoto Shichida đã giới thiệu
một thí nghiệm khám phá về sinh lý học não bộ được phát hiện ở trẻ sơ sinh.
Nhà nghiên cứu chọn ra 28 cặp mẹ con chia thành 2 nhóm: A (mẹ được phép ở
cùng con trong thời kỳ cho con bú và một ngày ở cùng con 5 giờ) và B (chỉ được
ở 30 phút cùng con trong lúc cho con bú). Kết quả là những đứa trẻ ở nhóm A đã
phát triển thành những đứa trẻ có trí tuệ tuyệt vời, những đứa bé ở nhóm B lại
phát triển kém hơn rất nhiều.
- Nhiều người cho rằng trẻ khóc là để làm nũng hoặc chỉ để yêu cầu giải quyết
những vấn đề như ăn, ngủ, đi vệ sinh vì đa phần họ đều cho rằng “trẻ nhỏ thì có
biết gì đâu”. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lệch vì trẻ khóc không chỉ vì những
nhu cầu mang tính sinh lý không được thỏa mãn mà còn là dấu hiệu của những
trạng thái tâm lý như lo lắng, sợ sệt, buồn chán…. Vì vậy, bố mẹ nên bế con
nhiều hơn. Việc trẻ được ôm ấp hay bồng bế nhiều hoàn toàn không xấu. Nhưng
một số khác cho rằng, bế trẻ nhiều sẽ làm cho trẻ quen hơi, hay đòi bế, thế nhưng
việc được bế lại mang đến cho trẻ cảm giác vô cùng dễ chịu. Khi đó, trẻ sẽ cảm
nhận được rằng “mình đang được nâng niu”, theo đó, sự tự tin, vui vẻ của trẻ
cũng sẽ tăng lên.
- Nhưng khi vì lý do nào đó, ta không thể bế trẻ lên ngay được, ta sẽ nghe thấy
tiếng khóc của chúng ngày càng gay gắt hơn. Cảm xúc của trẻ lúc đó chính là
cáu giận.
Khi trẻ nhỏ mới chớm cáu giận (vẫn chỉ là giai đoạn phát tín hiệu), nếu
người mẹ để tâm và bế con lên ngay thì trẻ sẽ hết khóc, nhanh chóng trở
lại tâm lý bình thường.
4
- Nhưng nếu bạn để mặc kệ trẻ, trẻ sẽ càng cáu giận dữ dội. Tuy nhiên, hầu như
mọi người lại không hề biết, việc mình mặc kệ trẻ sẽ khiến trẻ bực tức nhiều đến
thế nào. Nếu tình trạng trẻ giận dữ, gào khóc vẫn không được bế mà kéo dài mãi,
đến một giới hạn nhất định, trẻ sẽ không khóc nữa, nhưng đó không phải là trẻ
đã trở nên ngoan ngoãn, không quấy khóc, mà khi đó, tâm hồn trẻ đã bắt đầu bị
tổn thương, chuyển sang trạng thái trơ lì cảm xúc. Và trẻ đã khiến cho cả nỗi
buồn, cả sự tức giận chôn sâu vào vùng vô thức của mình. Nói cách khác, trẻ đã
trở thành “em bé trầm lặng”. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại vì nhìn bề ngoài,
trẻ là đứa bé ngoan, không cần bố mẹ phải chăm sóc nhiều, đơn giản, dễ tính, ít
khóc ít cười… Nhưng thực ra trong tâm hồn trẻ đã bị tổn thương trầm trọng.
 Ngược lại với “yêu thương” không phải là “căm ghét” mà là sự “vô cảm” và “không
quan tâm”. Nếu đằng sau sự “căm ghét” là vẫn còn tình cảm thì sau sự “vô cảm” sẽ
chẳng có gì cả.
- Tình trạng này nếu kéo dài cho tới tận lúc trẻ lớn lên, trẻ sẽ nảy sinh nhiều biểu
hiện tâm lý bất thường. Vì vậy, trong giai đoạn trẻ còn bé, việc gần gũi, âu yếm,
ôm ấp, bế ẵm trẻ là rất quan trọng.
- Ngoài ra việc thể hiện tình cảm của ba mẹ với trẻ thông qua lời nói, hát ru, kể
chuyện cũng sẽ khiến trẻ thấy vui và hạnh phúc hơn

=> Qua những yếu tố kể trên, có thể thấy trong giai đoạn 0 đến 3 tuổi, sự quan tâm,
ôm ấp, vỗ về của bố mẹ là điều thật sự cần thiết cho sự phát triển về não bộ và hành
vi của trẻ, ngoài ra còn là bước đệm củng cố cho trẻ trong việc phát triển sau này

3. Giai đoạn trẻ từ 3 đến dưới 12 tuổi


Trẻ bắt đầu đến trường, mở rộng các mối quan hệ xung quanh: với bạn bè, thầy cô, bắt đầu có
những nhận thức về điểm số, sự cạnh tranh trong học tập. Do vậy, những yếu tố chi phối cảm
xúc cũng bắt đầu phức tạp và được mở rộng hơn.
- Những nhân tố chính tác động đến cảm xúc trẻ giai đoạn này: lời khen, sự khích lệ,
kì vọng, chê bai, so sánh, áp lực học tập, môi trường học đường.
● Những lời khen, động viên, khích lệ, kì vọng
+ Tích cực: Theo một thí nghiệm tâm lý học đã chứng minh việc ta khen
ngợi, tin tưởng và tạo cho trẻ môi trường tích cực trong việc phát triển sẽ
thúc đẩy động lực học tập của trẻ
o Ban đầu một vài đứa trẻ cấp tiểu học trong thí nghiệm này được làm
bài kiểm tra về trí thông minh. Sau bài kiểm tra, giáo viên phụ trách
tuyên bố rằng “Đây là bài kiểm tra đo lường khả năng học tập của
các em trong tương lai. Sau đó, lại truyền đạt đến một nhóm học
sinh ngẫu nhiên, không liên quan đến kết quả bài thi rằng “Các em là
những học sinh được thầy cô kì vọng, chắc chắn sẽ đạt thành tích
cao trong tương lai”.

5
o Một năm sau, khi làm lại bài kiểm tra trí thông minh, thành tích của
những học sinh được kì vọng đã tiến bộ hơn so với những học sinh
khác
o Điều này được cho là bởi những học sinh đó được khen ngợi, tin
tưởng, kì vọng và bản thân các em cũng mong muốn đáp lại kì vọng
đó => Hiện tượng này trong tâm lý học gọi là “hiệu ứng
Pygmalion”
* Hiệu ứng Pygmalion/Rosenthald đã được tiến hành nghiên cứu và phát hiện từ năm
1968/1992 bởi nhà tâm lý học xã hội kiệt xuất người Mĩ Robert Rosenthal và người bạn qua
thư của mình là Lenore Jacobson. Rosenthal đã lấy tên nhà điêu khắc Pygmalion trong thần
thoại Hy Lạp để đặt tên cho hiệu ứng này. Pygmalion (nhà điêu khắc rất giỏi và là vị vua của
đảo Síp), một ngày nọ ông tạo ra một bức tượng ngà khắc họa người phụ nữ lý tưởng của
mình và đặt tên là Galatea. Ngày ngày, Pygmalion bầu bạn, âu yếm bên bức tượng và đem
lòng yêu “nàng” sâu sắc. Khi lễ hội cầu Thần Tình yêu Aphrodite diễn ra, Pygmalion đã cầu
xin Nữ thần ban cho Galatea sự sống. Cảm động trước tình yêu chân thành và tài năng của nhà
điêu khắc, nữ thần Aphrodite hóa phép cho bức tượng biến thành người thật. Pygmalion và
Galatea nên duyên vợ chồng và hai người sống hạnh phúc bên nhau trọn đời. Câu chuyện Thần
thoại trên dường như cho thấy, khi chúng ta mong đợi điều gì thì có thể làm tăng khả năng
việc đó sẽ diễn ra. Hay nói cách khác, hiệu ứng này được coi là lời tiên tri tự ứng nghiệm.
Trong bài viết đăng trên American Psychologist vào tháng 11/2003, Rosenthal đã tóm gọn 
hiệu ứng Pygmalion/Rosenthal là “một hiện tượng, trong đó sự kỳ vọng của một đối tượng
dành cho người khác có thể dẫn đến một lời tiên tri tự ứng nghiệm”.  => Bí quyết quan trọng
trong giáo dục và nhân sự
* Giải thích theo sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao:
- Não chúng ta có một loại Hormone “hạnh phúc” có tên là dopamine (được tạo ra từ
tyrosin). Nó đóng vai trò chủ đạo trong việc kiểm soát động lực ở con người.
- Khi ta được khen ngợi, kì vọng sẽ làm kích thích Dopamin
- Khi dopamine được kích thích => tác dụng: khích lệ chủ thể, mang lại niềm vui và
cảm giác hưng phấn tức thời, đặc biệt là kích thích tư duy não bộ. Vì các đường
truyền dopamine sẽ truyền tín hiệu đến phần vỏ não trước trán (là khu vực quan
trọng ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề, tư duy phức tạp, trí nhớ, trí thông
minh và ngôn ngữ)
- Ngoài ra, Dopamine còn được nạp vào cơ thể bằng cảm giác hoàn thành, hân
hoan khi đạt được một thành tựu nào đó. Vì thế, để làm gia tăng mức độ hài
lòng, tức lượng dopamine trong cơ thể, con người thường có xu hướng cố gắng, nỗ
lực hết mình để đạt được mục tiêu đề ra. Đó cũng chính là lý do giải thích vì sao con
người luôn mong muốn có được nhiều thành công, hoàn thành càng nhiều mục tiêu,
đáp ứng được những kì vọng, lời khen từ người khác để cảm thấy thỏa mãn, hạnh
phúc.

+ Tiêu cực: Mặc dù lời khen, sự kì vọng có thể mang đến những trải nghiệm
cảm xúc tích cực cho trẻ, góp phần tạo nên động lực thúc đẩy trẻ phát triển.

6
Thế nhưng, nếu việc ta khen con quá nhiều, không đúng cách hay không
đúng lúc thì liệu nó có phải đang phản lại tác dụng hay không?
o Thứ nhất, cần phải hiểu rằng: sự kì vọng, niềm tin, hay lời khen
trong hiệu ứng Pygmalion cũng chỉ đóng vai trò là chất xúc tác tinh thần, tư duy
cho trẻ => Do đó, nếu không đi kèm với những hành động thúc đấy bản thân cụ
thể hay những cố gắng, nỗ lực thật sự thì mãi mãi sự kỳ vọng đó cũng chỉ là
những kì vọng ảo của tâm trí mà thôi. Và hơn hết nó lại khiến trẻ chìm trong lối
mòn của việc ỷ lại vào những khả năng mình đang có.
o Thứ hai, trên thực tế, sự kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ, gia đình, người
thân đôi khi không những không mang lại động lực cho trẻ mà lại
còn là “hòn đá” ngầm đè nặng lên đôi vai của trẻ. Mặc dù trẻ vẫn sẽ
ngoan ngoãn vâng lời nhưng sâu bên trong là sự ức chế về tâm lý,
kết quả là trẻ sẽ phải trải qua những cảm xúc tiêu cực: căng thẳng,
áp lực, mệt mỏi, chán chường….

● Những lời so sánh, chê bai, đòi hỏi từ bố mẹ


- Ví dụ thực tế: “Tư tưởng con nhà người ta” mà ba mẹ thường dùng để so
sánh, áp đặt lên con trẻ để trẻ biết mình cần phải cố gắng nhiều hơn, họ nghĩ
đây là điều tích cực nhằm giúp con mình luôn biết phấn đấu để trở nên xuất
sắc hơn từng ngày, nhưng liệu nó đã đúng?
+ Thật ra, một đứa trẻ nếu cứ luôn bị bố mẹ mình chê bai, so sánh hay phủ
nhận mọi thành quả của bản thân thì sẽ trở nên kém tự tin,luôn hoài nghi về
năng lực chính mình, dễ bị triệt tiêu khả năng khám phá, sáng tạo
+ Trẻ cũng sẽ dễ bị chán nản, bi quan, tự ti trong việc thể hiện bản thân, luôn
cho rằng mình là một kẻ vô dụng, không thể làm cho bố mẹ tự hào mà chỉ
toàn mang đến sự thất vọng.
+ Trẻ sẽ luôn sống trong sự mặc cảm, lo âu, căng thẳng…
 Chính những sự đòi hỏi, áp lực quá lớn ấy từ bố mẹ đôi khi lại vô tình tạo ra một
môi trường độc hại với trẻ, tình yêu thương mà ta trao cho trẻ lại là “tình yêu
thương có điều kiện”

● Áp lực học tập


Theo chuyên gia TS tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho
biết: một trong số những yếu tố chính tạo ra áp lực học tập cho trẻ là điểm số!
- Có nhiều người nói rằng tôi không gây bất cứ áp lực nào cho con. Nhưng khi con mang
điểm 9, điểm 10 về, bố mẹ lại hồ hởi, miễn cho con những công việc đáng ra phải làm,
gọi điện cho người này, người kia để khoe. 
- Khi con được điểm thấp hơn, hành xử của bố mẹ hoàn toàn khác. Có người bảo con cố
gắng hơn nhé nhưng thái độ hoàn toàn không có sự hồ hởi, vui vẻ. Như vậy, đứa trẻ vẫn
tự hiểu được mong đợi của bố mẹ là điểm số.

7
- Bên cạnh đó, không chỉ bố mẹ, giáo viên mà chính bạn bè cũng tạo cho trẻ những áp
lực. Những học sinh học giỏi, sẽ được các bạn trong lớp ngưỡng mộ. Nhìn vào những
bạn đó, các em khác sẽ nhận ra rằng giá trị của một học sinh trong lớp vẫn là thành tích
học tập, từ đó trẻ có thể tự tạo áp lực cho chính mình. 

+ Nhưng nếu đó là những áp lực vừa phải: trẻ sẽ có động lực, ý chí để cố gắng
phát triển năng lực bản thân trở nên tốt hơn

+ Còn nếu đó là những áp lực quá lớn, ngoài tầm kiểm soát mà không được chia
sẻ, định hướng đúng: trẻ sẽ hình thành những căng thẳng, áp lực, lo âu, những
nỗi sợ về thành tích, từ đó rất dễ bị nản chí và từ bỏ việc học

● Môi trường học đường: điển hình là tình trạng bạo lực học đường (cả
về thể chất lẫn tinh thần) cũng sẽ gây ra tác động mạnh về mặt cảm xúc của trẻ:
+ Đối với các học sinh là chủ thể của bạo lực: bị thù hằn bởi các nạn nhân, bạn
học, thường xuyên cảm thấy lo sợ bị trả thù, luôn nuôi dưỡng niềm tin về “sức
mạnh” của mình dẫn đến không muốn học, thích sớm ra đời để chứng tỏ bản
thân.
+ Còn Theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, chuyên gia tâm lý ĐH Sư phạm
TP.HCM chia sẻ , đối những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là về tinh thần, ngôn ngữ
thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Tình trạng
này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến
trường cũng như không thể tập trung học hành.

“Trên thực tế, nếu phụ huynh không biết cách quan tâm đến những vấn đề của con cái,
cũng như không biết cách chia sẻ hay giúp đỡ các em trong việc giải tỏa những căng
thẳng, áp lực một cách đúng đắn thì rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.”
Lời chia sẻ đến từ chuyên gia, TS tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia
Hà Nội).

*Và quả thật, nếu những trải nghiệm tiêu cực về cảm xúc như: lo lắng, áp lực, căng thẳng,
mệt mỏi, cô đơn… cứ mãi kéo dài bên trong trẻ mà vẫn không được định hướng đúng, phát
hiện hay tư vấn kịp thời thì sẽ gây nên những hệ lụy cực kì nghiêm trọng:
+ Thứ nhất, nó gây nên những vấn đề, chứng bệnh về tâm lý, thần kinh. Từ đó, ảnh
hưởng nghiêm trọng cấu trúc não bộ cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ
o Một số các bệnh thường gặp như:
Stress
- Khi căng thẳng, lo âu, áp lực kéo dài => tủy thượng thận tiết ra Adrenaline và
Noradrenaline => tăng nhịp tim, huyết áp và nhịp thở => cơ thể bắt đầu đưa ra những
phản ứng chống stress bằng cách tiết ra nhiều hormone Cortisol (hormone căng thẳng)
=> cung cấp năng lượng nhiều hơn để cơ thể đáp ứng với stress.

8
- Nhưng nếu stress cứ tiếp tục kéo dài => cortisol tiếp tăng lên => biểu hiện nặng hơn:
đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung => cơ thể rơi vào trạng thái kiệt quệ =>
Báo động “Stress nặng”.
- Ngoài ra, khi nồng độ Cortisol tăng cao cũng có thể làm thay đổi cấu trúc vật lý của não
=> teo não => không thể sản sinh thêm các nơ-ron thần kinh mới.
*Trước đây, công trình năm 2009 của Bệnh viện Nhi Stanford kết luận nồng độ hormone
stress cortisol quá cao làm thu nhỏ kích thích hồi hải mã - khu vực chịu trách nhiệm xử lý
trí nhớ cùng cảm xúc. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra thường xuyên stress lúc nhỏ dẫn
đến huyết áp cao, bệnh tim, các bệnh về tiêu hóa và béo phì khi trưởng thành
Rối loạn lo âu
- Hội chứng rối loạn lo âu: là bệnh lý mà khiến con người trở nên ám ảnh với các
nỗi sợ hãi quá mức. Dù là các tình huống đơn giản hay một khúc mắc vô lý cũng
khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ.
- Khi một người mắc rối loạn lo âu: não bộ bị nỗi sợ chiếm lấy => suy giảm về
khả năng suy nghĩ logic và phản xạ. 
****Điều này được giải thích là do hạch hạnh nhân đã kích thích cảm giác sợ
hãi trong não (dù mối đe dọa này là tưởng tượng) và lan truyền nó đến vỏ não
lưng trước (thùy trán) => Cấu trúc này khuếch đại cảm giác sợ hãi và khóa chặt
những suy nghĩ lí trí nhất. (phát hiện vào những năm 90, do một nghiên cứu
được tiến hành ở Đại học Yale bởi Dr. Michael Davies.).
- Bên cạnh đó, năm 2013, Giáo sư tâm thần học Dr Vinod Menon (Đại học
Stanford) đã phát hiện ra một điều thú vị, thông qua hình ảnh MRI, ông đã khám
phá ra rằng một số người có hạch hạnh nhân lớn hơn mức độ trung bình thì phần
lớn trong số họ mắc phải rối loạn lo âu. Một số còn lại thì đã từng trải qua sang
chấn, hoặc ít nhất, phải chịu căng thẳng trong thời thơ ấu do những yếu tố như bị
bỏ rơi hoặc bị phớt lờ tình cảm

=> Kết luận: Dường như có mối liên hệ giữa những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực với kích
thước hạch hạnh nhân khiến cho hạch hạnh nhân trong não trở nên to hơn so với mức trung
bình=> gây nên sự cản trở trong việc kết nối giữa các vùng não chịu trách nhiệm cho nhận
thức và điều chỉnh cảm xúc. Từ đó, nó làm cho hạch hạnh nhân phải hoạt động mạnh lên,
khiến nó trở nên nhạy cảm hơn và gặp nhiều khó khăn hơn khi điều chỉnh nỗi sợ, sự đau khổ,
sự lo âu => nguy cơ cao mắc rối loạn lo âu.

Dr Menon nhấn mạnh: “việc trải qua một thời thơ ấu khó khăn khiến họ có nguy cơ và xác
suất cao mắc chứng rối loạn lo âu.”
Trầm cảm
- Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần xảy ra do có những căng thẳng kéo
dài: Điển hình ở trẻ em là các yếu tố về áp lực học tập, áp lực gia đình, môi trường sống
căng thẳng…

“Những nghiên cứu trước đây về tỷ lệ lo âu trầm cảm trong giới học sinh tại một số
trường cho thấy, có đến 1/3 các em đang học trong các cấp học (kể cả cấp 1) đều có
nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Càng học ở trường “top”, áp lực, lo âu, trầm cảm của các

9
em càng nhiều” => Qua những con số thống kê đáng buồn trên đã khiến chúng ta phải
suy ngẫm về những vấn đề thực tại mà trẻ em đang phải đối mặc ngày nay.
+ Thứ ba, cũng là ảnh hưởng trầm trọng, nguy hiểm nhất, là việc trẻ sẽ tự làm hại chính
mình, thậm chí là không ngần ngại mà sẵn sàng tự tử
o Theo một khảo sát, người ta thấy rằng nếu một đứa trẻ phải đối diện với
những kì vọng quá lớn từ gia đình, thì theo thời gian, những phẫn uất trong
tâm lý của chúng sẽ ngày một lớn dần khiến trẻ không những gặp phải
những vấn đề tâm lý như hội chứng Self-Harm, căng thẳng thần kinh, rối
loạn lo âu, trầm cảm,… mà một số trẻ còn hình thành tâm lý thù địch bố
mẹ vì cho rằng những mệt mỏi bản thân đang phải đối mặt là do gia đình
gây ra. Vì thế, trẻ có thể hình thành ý nghĩ, hành vi tự sát để giải thoát bản
thân trước những kỳ vọng quá lớn từ gia đình.

o Ngoài ra, còn có một tỷ lệ tăng cao những trẻ em bị bạo lực học đường đã tìm
đến cái chết, chúng tự kết liễu cuộc đời để giải thoát cho chính mình.

 Cái kết đau lòng mà không ai mong muốn.

 Bên cạnh đó, xuyên suốt mọi giai đoạn từ khi trẻ được sinh ra đến lúc
trưởng thành thì yếu tố về hoàn cảnh gia đình cũng là một yếu tố
cực kì quan trọng chi phối mạnh đối với quá trình hình thành cảm xúc
trong trẻ. Từ đó nó cũng tác động đến cấu trúc não bộ và sự phát triển toàn
diện của trẻ. Triển khai nghiên cứu thông qua 2 đối tượng:
Với những trẻ không may bị bỏ rơi, gia đình ly hôn, sống thiếu cha mẹ,…
- Nhìn chung, nhóm đối tượng này thường sẽ là những trẻ thiếu vắng đi hơi ấm, tình cảm
yêu thương từ gia đình, người thân => dẫn đến những tổn thương về cảm xúc.
- Theo tờ NewYork Post, Viện Chấn thương Trẻ em Mỹ đã nghiên cứu não bộ của hai
em bé ba tuổi và phát hiện tổn thương tình cảm có thể gây nên sự kìm hãm trong việc
tăng trưởng của não. 

10
Não của trẻ bình thường (trái) và trẻ bị bỏ mặc. Ảnh: ChildTrauma Academy.
- "Bức ảnh trên cho thấy cảm xúc tiêu cực do bị bỏ rơi tác động nghiêm trọng tới bộ
não", giáo sư Bruce Perry, Trưởng khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Texas lý giải. "Ở bên
trái là bộ não bình thường của đứa trẻ khỏe mạnh còn bên phải là não của một em nhỏ
thiếu thốn tình thương do bị bỏ rơi. Rõ ràng, bộ não bên phải nhỏ hơn so với bộ não bên
trái đồng thời xuất hiện tình trạng não thất phình to, vỏ não teo". Như vậy, em bé bên
phải chắc chắn gặp các vấn đề liên quan đến phát triển và trí nhớ. 

 Ngoài ra, những đứa trẻ thiếu thốn về tình cảm cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc hình thành những mối quan hệ lành mạnh mà thường sẽ có xu hướng
bám dính hoặc tự cô lập.

 Nghiêm trọng hơn: trẻ có khả năng cao mắc hội chứng tâm lý Thiếu hụt cảm xúc
thời thơ ấu (CEN – Childhood Emotional Neglect) => vấn đề tâm lý xảy ra khi
cha mẹ hoặc người chăm sóc không đáp ứng được đủ các nhu cầu về mặt cảm
xúc của trẻ nhỏ.
VD: trường hợp trẻ sống thiếu tình yêu thương từ gia đình, bị bố mẹ thờ ơ, không quan
tâm, không chia sẻ, hay những trẻ sơ sinh bị thiếu vắng đi sự ôm ấp, vỗ về, yêu
thương…
+ Nếu ở mức độ nhẹ => chỉ bị ảnh hưởng một phần về mặt cảm nhận, có xu hướng
che giấu cảm xúc của mình, không quá hứng thú với cuộc sống xung quanh.
+ Nếu ở mức độ nặng hơn => nhiều khả năng dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần
nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu,…

 Kết luận: Những tổn thương do thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu có thể kéo dài
dai dẳng, ảnh hướng con người đến khi trưởng thành.

Với những trẻ bị ngược đãi (thể chất, cảm xúc) hay sống trong bạo lực gia đình

11
- Gánh chịu những tổn thương nặng nề về tinh thần, khó chữa lành, suy giảm khả năng
học tập và phát triển toàn diện của trẻ, …
Theo một thống kê đã cho thấy, mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự phát triển
nhân cách của trẻ chiếm 91%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất chiếm 87,5%, gây tổn thương
về tâm lý, tinh thần chiếm 89,4%, tạo ra những hệ lụy khôn lường về sau.
Trong một nghiên cứu khác về tình trạng gia tăng tội phạm ở người chưa thành niên của
PGS-TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc (Viện Nghiên cứu con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam) đã chỉ ra một trong những nguyên nhân xuất phát từ gia đình, là do “trong
các gia đình thường xuyên xảy ra tình trạng bạo lực …”.

 Nghiêm trọng hơn: Trẻ có khả năng cao mắc chứng Chấn thương thời thơ ấu
(adverse childhood experiences - ACEs) => những sự kiện có khả năng gây tổn
thương xảy ra ở trẻ em và cả trẻ vị thành niên (0-17 tuổi) => gây ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống của trẻ khi trưởng thành.

 Michael De Bellis & Abigail Zisk cũng đã tiến hành nghiên cứu và cho ra kết luận:
tổn thương có thể thay đổi cách não bộ của trẻ phát triển. Chẳng hạn mạch não của
một đứa trẻ bị ngược đãi, bạo lực sẽ thích nghi theo một hướng khác so với đứa trẻ
lớn lên trong môi trường an toàn.

Bác sĩ Victor Carrion, chuyên gia tâm thần học trẻ em từ Bệnh viện Nhi
Stanford:
"Trẻ bị tổn thương kéo dài về mặt cảm xúc sẽ cảm thấy như đang mắc
kẹt giữa con phố đầy xe cộ lao tới".

IV. Làm thế nào để tạo môi trường đúng đắn, phù hợp cho trẻ lớn lên và phát triển an
toàn?
- Giai đoạn trẻ trong bụng mẹ nên làm gì?
Để tạo nên một môi trường lành mạnh giúp trẻ phát triển tốt trong giai đoạn này thì việc
quan trọng nhất là giao lưu giữa bé và cha mẹ. Tình thương yêu, sự âu yếm, vuốt ve của
cha mẹ từ khi con còn trong bào thai là
những yếu tố quan trọng giúp con trẻ
lớn lên với một nhân cách lành mạnh,
tự tin và biết quý trọng bản thân. Khao
khát được yêu thương, nhu cầu được vỗ
về đã trở thành bản năng không thể
thiếu của con người từ lúc hoài thai
12
trong bụng mẹ, khoảnh khắc mà cha mẹ nhẹ nhàng sờ vào bụng trong lòng dâng lên
cảm giác hân hoan, vui sướng rất thiêng liêng, đó chính là lúc người mẹ đã chạm tay
đến sự kỳ diệu của thai giáo. Tình yêu thương của bố mẹ sẽ giúp con cái hình thành
cảm xúc tích cực, nhờ đó nhân cách, tâm lý cũng như não bộ của trẻ phát triển một cách
toàn diện nhất.
- Giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi nên làm gì?
 Giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi
- Lúc trẻ sơ sinh mới ra đời do mắt bé chỉ có 2 màu đen trắng
và với khoảng cách gần từ 20 cm đến 30,48 cm. nên sẽ sử
dụng xúc giác ( cảm giác sờ ) nên ở giai đoạn này cha mẹ nên
tương tác với bé nhiều hơn qua việc nắm tay hay ru ngủ hoặc
ôm ấm để bé có thể cảm giác được tình thân của cha mẹ nếu
cha mẹ càng gần gũi, đáp ứng nhu cầu của trẻ trong giới hạn
cho phép thì sẽ có tác động tích cực đến tâm lý và phát triển
nhân cách của trẻ sau này.
- Từ 3 tháng đến 6 bé đã có thể tò mò với các tiếng động và bé có thể cầm nắm với các
đồ vật nhỏ,các cha mẹ nên nhanh chóng phản ứng lại các tín hiệu của bé, để giúp bé
cảm thấy mình an toàn và được yêu thương.
 Giai đoạn từ 6 – 3 tuổi ( giai đoạn sáng tạo )
- Sở dĩ gọi giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi gắn liền với sự sáng tạo (hay sự biểu hiện) là
vì thời điểm này, trẻ đã bắt đầu độ tuổi biết bò, học đi và học nói. Những sự phát triển
đặc biệt này đánh dấu bước ngoặt phát triển năng lực biểu hiện mang tính tự phát, cá
tính độc lập và sự sáng tạo của mỗi trẻ
- Vì đây là giai đoạn vàng bé đã dần hiểu, cảm nhận và học hỏi theo người lớn được nên
cha mẹ lúc này phải chú ý hơn, quan tâm nhiều hơn với những hành động, cử chỉ, lời
nói của mình
- Cần chú trọng tới việc chuẩn bị môi trường sẵn sàng cho sự tự do khám phá của trẻ, để
các bạn nhỏ có thể phát triển toàn diện.
- Lưu ý quan trọng trong thời kỳ này là BA MẸ PHẢI LUÔN QUAN TÂM, GẦN GỦI,
VỖ VỀ, THỂ HIỆN TÌNH YÊU THƯƠNG VỚI TRẺ, và không nên bỏ qua cơ hội kích
thích sự tự do trải nghiệm của trẻ. Có như vậy các con có nhiều cơ hội để phát triển
hoàn thiện sau này.
- Giai đoạn trẻ từ 3 đến dưới 12 tuổi nên làm gì?
+ Khen thế nào là phù hợp?
Ở mỗi độ tuổi khác nhau của con, bố mẹ nên có những lời khen khác nhau đối với những
hành vi khác nhau
- Khen ngợi bất cứ hành vi nào mà bố mẹ kì vọng vào con. Một lời khen, kèm theo sự
thách thức sẽ giúp con tạo động lực để hoàn thiện những mục tiêu khác lớn hơn.
- Bố mẹ không nên con khen quá nhiều, chỉ nên khen con vừa phải, sẽ giúp con cảm thấy
coi trọng lời khen đó.
- Không nên đưa ra lời khen bằng việc so sánh, nếu khen sự tích cực của con bằng việc
so sanh với người khác sẽ khiến con bị cao ngạo, tự đại thái quá. Ngoài ra, khi bố mẹ so
13
sánh điểm con kém hơn so với bạn khác sẽ khiến con bị tự ti về bản thân mình, con sẽ
ngại bộc lộ, ngại chia sẻ với bố mẹ.
- Khi bố mẹ thấy con có những hành vi tốt, hãy khen và khích lệ hành vi đó. Cổ vũ con
thực hiện những hành vi tốt đó nhiều hơn.
- Đưa lời khen và kèm theo phần thưởng nếu con làm được những việc thật tốt.
- Bố mẹ hãy quan sát và quan tâm nhiều hơn đến những sự thay đổi của con để khích lệ
con nhiều hơn. Việc quan sát con sẽ giúp bố mẹ đưa ra được những lời khen tích cực
cho con trong quá trình con thay đổi hành vi, thói quen.
- Bố mẹ cần chấp nhận sự khác biệt của con. Khen ngợi sự khác biệt, độc đáo của con
của con sẽ giúp con không ngại trong việc thể hiện bản thân mình.
- Cố gắng sử dụng những lời khen liên quan đến hành vi, thái độ tốt của con.
- Bố mẹ là người sẽ hướng dẫn con để giúp con đưa ra được những lời khen tốt đối với
người khác.
Theo Carol Dweck, một nhà tâm lý học đến từ Đại học Stanford đồng thời cũng là chuyên gia
hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý học, ông đã chia sẻ về cách đưa ra lời khuyên cho trẻ như sau:
1. Đầu tiên, khen ngợi trẻ về khả năng tư duy và khuyến khích trẻ sử dụng trí não
của mình
+ “Phương pháp này thực sự rất hay, con nghĩ ra nó như thế nào? Mẹ chưa bao
giờ nghĩ đến những điều này, khả năng tư duy của con thực sự rất tuyệt vời”
+ Con trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm của ba mẹ dành cho mình, từ đó nó sẽ
muốn chia sẻ nhiều hơn với họ, cũng như có nhiều quyết tâm hơn trong những
lần tiếp theo.
*Lưu ý: Không nên khen trẻ thông minh
Carol Dweck đã dành gần 10 năm nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng: Những đứa trẻ thường
được khen ngợi là thông minh sẽ dễ rơi vào Tư Duy Cố Định (Tin rằng trí thông minh là
di truyền và hữu hạn), trong khi những đứa trẻ thường được khen ngợi vì chăm chỉ thì
sẽ có nhiều khả năng Tư Duy Tăng Trưởng (Tin rằng quyết tâm có thể vượt thử thách).
Chính vì thế nên Dweck khuyên rằng nếu bạn muốn khích lệ con mình thì hãy động viên,
khen ngợi chúng vì đã nỗ lực hơn là khen chúng thông minh. Vì nếu chỉ tập trung vào sự
thông minh, bạn sẽ vô tình tạo ra kiểu tư duy cố định cho con trẻ, làm cho chúng trở nên "miễn
cưỡng" khi phải chấp nhận rủi ro, từ đó trẻ sẽ rất dễ bị tổn thương, mất lòng tin ở bản thân mỗi
khi gặp phải thất bại.

2. Thứ hai, khen ngợi các chi tiết, để bọn trẻ biết chúng tuyệt vời ở điểm nào
+ "Hôm nay con đã chơi đồ chơi và cất chúng đi. Một đứa trẻ ngoan sẽ biết dọn dẹp
như thế." Thay vì "Chà, con đã làm một công việc tuyệt vời!".
+ Trong cuốn "Cha mẹ Nhật dạy con tự lập" tác giả Sugahara có phân tích rằng:
những trẻ đôi khi lấy việc khen ngợi đó làm phần thưởng, trẻ sẽ chỉ làm khi được khen
như vậy hoặc để được nhận những lời khen đó. Nhưng rồi lâu dần khi trẻ nghe chán
những lời khen kiểu đó rồi rồi thì trẻ chẳng còn hứng thú để tiếp tục làm nữa.
 Lời khen phải thiết thực và có sự chân thành trong đó để trẻ hiểu rõ mình
đang làm tốt ở điểm nào. Từ đó,chúng sẽ làm tốt hơn mọi việc tương tự
trong tương lai.
3. Thứ ba, học cách khen ngợi trẻ từ một "người thứ ba" để khuyến khích trẻ tự
tin hơn
14
“Cách nhảy của con rất đẹp, động tác thật dứt khoát. Lần trước, bà hàng xóm xem
video nhảy của con và nghĩ rằng con thực sự có năng khiếu khiêu vũ”.
4. Thứ tư, khen ngợi sự chăm chỉ của trẻ
+ Khen ngợi không phải để nhấn mạnh kết quả, mà là khen cho sự cố gắng, chăm chỉ
của trẻ trong suốt quá trình nỗ lực.
“Mẹ biết rằng con đã đạt 10 điểm trong kỳ thi. 10 điểm này không phải là thứ con có
được một cách ngẫu nhiên. Đây là kết quả của con nghiêm túc làm bài tập, chuẩn bị
trước khi đến lớp hàng ngày. Mẹ tin rằng sự kiên trì của con chắc chắn sẽ gặt hái được
thành công. 
5. Thứ năm, khen ngợi khả năng lựa chọn và trau dồi ý thức tự chủ của trẻ
+ "Con có lựa chọn đúng đắn khiến bố mẹ cảm thấy rất vui".
+ Chúng ta ai cũng sẽ phải trải qua rất nhiều những lần đưa ra quyết định trong cuộc
đời: từ nhỏ đến lớn. Thế nên, thật đáng khen nếu một đứa trẻ biết lắng nghe trái tim
mình và đưa ra lựa chọn của riêng con từ khi còn nhỏ.
 Lời khen đúng lúc, đúng cách của cha mẹ sẽ giúp trẻ tránh trở nên kiêu căng, ngạo
mạn, cũng như tránh khỏi việc tạo áp lực cho mình. 

*Lưu ý: Trong việc khen ngợi hay khích lệ nếu có thêm niềm tin, thái độ chân thành, ấm áp
của người lớn hay một cái ôm... sẽ càng giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho trẻ.

+Phê bình thế nào để tránh việc trẻ bị tổn thương nhưng vẫn mang đến bài học giáo dục
cho trẻ?
Bố mẹ có thể thẳng thắng phê bình trẻ nhưng phải phê bình một cách tế nhị, tinh tế
tránh việc chê bai trẻ trước mặt nhiều người sẽ khiến trẻ xấu hổ, mặc cảm, tự ti. Do vậy,
lời phê bình hay sự nhắc nhở của ba mẹ tuy cần thiết nhưng nên được thực hiện riêng
tư, cùng với đó là một thái độ nhẹ nhàng, đi kèm với sự chỉ bảo, giải thích ôn tồn cho
con biết “con đang sai ở đâu”, “khắc phục, sửa chữa thế nào, để tránh phạm lỗi cho lần
sau” cũng như dạy con cách sẵn sàng nói lời xin lỗi mỗi khi mắc phải sai lầm. Nghiêm
khắc là cần thiết, nhưng bên cạnh đó cũng cần có sự mềm mỏng, động viên, khích lệ trẻ
vì con người ta vốn trưởng thành nên từ những sai lầm, thế nên đừng quá đặt nặng cảm
giác tội lỗi vào trẻ, điều này sẽ khiến trẻ ngại sai, dẫn đến sự nhút nhát, e dè không dám
thể hiện bản thân.

+ Làm thế nào để giảm bớt áp lực học tập?

Theo chuyên gia TS tâm lý Trần Thành Nam chia sẻ: Thực tế, bố mẹ không thể giảm áp lực
của con cái, nhưng có thể làm tăng nội lực của đứa trẻ. Trước những vấn đề của cuộc sống,
nếu các em mạnh mẽ hơn, vấn đề đó sẽ được thu nhỏ lại. Thế nên,ông đã đưa ra lời khuyên:

- Ngay từ nhỏ, bố mẹ phải xây dựng cho con có lòng tự trọng để con hiểu rằng dù con
không mạnh ở lĩnh vực này hay lĩnh vực kia, nhưng con vẫn là đứa trẻ có giá trị,
mọi người vẫn yêu quý con. Như vậy, khi gặp những khó khăn, trẻ sẽ không nản trí,
nghĩ đến những điều tiêu cực.
15
- Đặc biệt, bố mẹ nên giúp con xây dựng hứng thú ở một lĩnh vực nào đó mà trẻ nổi
trội. Khi đó, con sẽ cảm thấy thích thú, miệt mài học tập mà không chịu áp lực về sức
khỏe tinh thần.
- Tuy nhiên, trong một số gia đình, nếu mối quan hệ của bố mẹ và con cái không được
tốt, lời khuyên của bố mẹ đôi khi lại là yếu tố kích hoạt các em làm ngược lại.
 Sự đồng hành ở đây không có nghĩa là bố mẹ luôn đưa ra những lời khuyên hoặc
chỉ trích hay áp đặt con cái, yêu cầu con phải làm thế này thế kia. Thay vào đó, bố
mẹ nên có những định hướng, trao quyền quyết định cho con cái.
- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bố mẹ càng tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu con bao
nhiêu, tin rằng con có trách nhiệm và khả năng quyết định, thì đứa trẻ đó sẽ càng có
xu hướng cân nhắc đến suy nghĩ của bố mẹ nhiều hơn.

+ Làm thế nào để tạo môi trường học đường lành mạnh?
- Áp dụng các biện pháp an ninh: Chẳng hạn như lắp camera giám sát, hệ thống an
ninh và bảo vệ khuôn viên trường học. 
- Thực hiện các biện pháp răn đe và khuyến khích
 Biện pháp răn đe: Những học sinh có hành vi bạo lực cần phải được răn đe. xử lý
kỷ luật thật rõ ràng
 Thúc đẩy môi trường hòa nhập và an toàn: Cần nhấn mạnh cho học sinh biết rõ
các kỳ vọng về giá trị tích cực trong nhà trường.
 Khuyến khích và khen ngợi: Cần khen ngợi các hành vi tốt và khuyến khích sự
phát triển của học sinh hướng tới thái độ tích cực.
- Nhận thức được yếu tố rủi ro cá nhân và yếu tố nguy cơ gia đình
 Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng khiến một đứa trẻ trở nên
bạo lực. Việc nhận thức được các yếu tố này có thể giúp bạn nhận biết khi nào
trẻ cần được hỗ trợ, hướng dẫn và trị liệu để ngăn chặn các hệ quả bạo lực.
- Hiểu được lý do của bạo lực
 Việc hiểu rõ điều này có thể ngăn chặn hành vi bạo lực của trẻ trước khi nó bắt
đầu. Có những lý do thường gặp sau đây: Bày tỏ cảm xúc tức giận hoặc thất
vọng, Kiểm soát người khác, Muốn trả đũa bạn học đã từng làm tổn thương
chúng…
- Giáo dục cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
 Nuôi dưỡng kỹ năng giải quyết vấn đề mạnh sẽ góp phần cung cấp cho trẻ kỹ
năng xử lý tình huống, giúp trẻ đánh giá và xác định vấn đề chính xác.
 Khi có bất cứ vấn đề nào xảy ra, giúp trẻ xác định nó và nghĩ về những cách mà
nó có thể được giải quyết.
 Hãy thảo luận cởi mở về các chiến lược giải quyết vấn đề với trẻ. Ví dụ khi con
bị điểm kém ở trường thì bạn đừng vội trách phạt con. Thay vào đó hãy nói
chuyện với con về cách để nâng cao điểm số.
 Thay vì luôn ngăn cản những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng tới con thì bạn nên để
những hậu quả tự nhiên xảy ra. Trẻ thường học hỏi được nhiều điều hơn khi
chúng trải qua những hậu quả thực sự cho hành động của chúng.
- Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo
 Phụ huynh và giáo viên cần sớm nhận ra thay đổi hoặc gián đoạn đột ngột nào
trong hành vi của trẻ. Những thay đổi này có thể bao gồm rút lui khỏi gia đình và
16
bạn bè, không còn hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây, khó ngủ,
chán ăn, sử dụng thuốc lá, rượu bia, tâm trạng bất ổn, làm tổn thương động vật,
phá hủy tài sản, đe dọa hoặc bắt nạt, ám ảnh về tự tử và cái chết, thể hiện sự
quan tâm tới vũ khí hoặc bạo lực…
- Ngăn chặn bạo lực học đường từ cấp độ cộng đồng
 Muốn ngăn chặn được tình trạng bạo lực học đường hiệu quả thì cần có sự kết
hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng. Một số biện pháp từ cấp độ cộng
đồng bao gồm:
 Tổ chức các sự kiện cộng đồng: khuyến khích trẻ tham gia vào các đội thể thao
hoặc sự kiện cộng đồng phù hợp với lứa tuổi. Xây dựng cộng đồng tốt hơn thì
khả năng bạo lực cũng sẽ ít xảy ra hơn.
 Khuyến khích trẻ lên tiếng: khi chúng nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều
không ổn..
 Ngoài ra, việc hiểu được những rủi ro mà trẻ đang phải đối mặt cũng vô cùng
quan trọng vì nó sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt hơn khi trẻ cần đến. Tuy nhiên, Trẻ em và
thanh thiếu niên hiện nay phải đối mặt với nhiều tác nhân gây căng thẳng mà
người lớn không nhận thức được đầy đủ.

V. Kết luận
- Khi được nuôi dưỡng trong môi trường tích cực với phương pháp giáo dục, cách thức
đúng đắn, phù hợp sẽ hình thành nên ở trẻ những trải nghiệm cảm xúc tích cực.Từ đó,
não trẻ sẽ phát triển bình thường
=> Trẻ tư duy phát triển toàn diện.
- Ngược lại khi được nuôi dưỡng trong môi trường tiêu cực, độc hại: bỏ rơi, ít được vỗ
về, yêu thương có điều kiện, luôn bị chê bai, đòi hỏi, tạo áp lực… sẽ hình thành nên ở
trẻ những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực: căng thẳng, lo âu, stress….Từ đó, gây nên sự
bất thường trong cấu trúc não bộ cũng như các bệnh về tâm lý, thần kinh, tác động đến
sức khỏe nói chung.
=> Ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học, sự phát triển tư duy của trẻ.

CẢM XÚC CHỦ YẾU ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ MÔI TRƯỜNG TRẺ LỚN LÊN, TỪ
CÁCH THỨC MÀ GIA ĐÌNH NUÔI DẠY CON CÁI. VÀ NÓ LÀ MỘT YẾU TỐ CỰC KÌ
QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC NÃO BỘ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN
DIỆN CỦA TRẺ, ĐẶC BIỆT LÀ VỚI NHỮNG TRẺ DƯỚI 12 TUỔI. MÀ TRONG ĐÓ BA
MẸ, NGƯỜI THÂN CHÍNH LÀ NHÂN TỐ TRỰC TIẾP CHI PHỐI, ĐỊNH HÌNH CẢM
XÚC LÊN TRẺ.

Thông điệp: Có thể nói, tất cả những người cha, người mẹ trên thế giới này đều mong
muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất, quý giá nhất cho con mình. Và ai cũng mơ ước
rằng con mình sẽ hạnh phúc, sẽ được lớn lên và phát triển tốt nhất. Nhưng liệu những gì
họ đã và đang làm có phải là tốt nhất hay chưa? Đôi khi hành trình mà con khôn lớn cũng
chính là hành trình mà bố mẹ học cách trưởng thành cùng con! Và chắc sẽ khó tránh khỏi
17
những lần ba mẹ đã vô tình làm một điều gì đó khiến chúng ta tổn thương về cảm xúc,
nhưng những lúc ấy hãy nghĩ về tất cả những gì mà họ đã hy sinh cho mình, tuy có thể họ
chưa thật sự hiểu ta, chưa thật sự là những người bố, người mẹ tâm lý nhất, nhưng họ vẫn
luôn cố gắng từng ngày để mang đến những điều tuyệt vời nhất cho ta. Do vậy, hãy học
cách tha thứ, cảm thông cho họ, bởi “Bố cũng là lần đầu tiên được làm bố và mẹ cũng là
lần đầu tiên được làm mẹ”. Tất nhiên sẽ rất khó để tránh khỏi những sai lầm khi lần đầu
mang trên mình một thiên chức to lớn như thế! Và bản thân chúng ta, những đứa con chắc
cũng không ai dám khẳng định rằng: Mình chưa bao giờ làm cho bố mẹ buồn! Đôi khi
giữa ba mẹ và con cái, mỗi người nên học cách thông cảm, chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu,
chữa lành, và tha thứ cho nhau! Sau này, những đứa trẻ chúng ta ngồi đây cũng sẽ trở
thành những ông bố, bà mẹ trong tương lai và khi đó ta mới thật sự hiểu được nỗi lòng,
trọng trách nặng nề của một người làm cha, làm mẹ là thế nào! Nhưng mong rằng tất cả
chúng ta đều sẵn sàng học cách trở thành những người bố, những người mẹ tâm lý nhất!
Hành trình làm ba mẹ chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng đó cũng là hành trình thiêng liêng
nhất một đời người; và được làm con của ba mẹ có lẽ cũng là điều hạnh phúc, quý giá nhất
mà ta may mắn có được khi đến với cuộc đời này! Vì thế, hãy trân trọng, trao yêu thương
khi còn có thể!

*Mở rộng:
- Cảm xúc tiêu cực còn được cho là có liên quan đến những suy nghĩ tiêu cực do khi một
người suy nghĩ tiêu cực sẽ sản sinh ra vô số "đường mòn thần kinh" (neuro pathways) liên kết
với những cảm xúc tiêu cực, lâu dần sẽ biến nó thành một phản xạ tự nhiên.Tức, sau này, cứ
suy nghĩ tới vấn đề gì thì đều sẽ lo âu, buồn phiền, căng thẳng, áp lực. 
- Mà trong khi đó, não bộ chúng ta lại có khuynh hướng tiêu cực
 Từ các nghiên cứu liên quan đến đo lường chức năng não bộ, cho thấy: Phản ứng của
não với kích thích tiêu cực sẽ hoạt động với cường độ mạnh hơn so với kích thích tích
cực.
 Sau đó quan sát hoạt động điện trong não. Hình ảnh tiêu cực tạo ra một phản ứng mạnh
mẽ hơn nhiều ở vỏ não so với hình ảnh tích cực hoặc trung tính.
 Với những hình ảnh tiêu cực, hạch hạnh nhân và cấu trúc não liên quan đến cảm xúc sẽ
bị kích thích và phát ra “hồi chuông báo động”. Khi đó, khoảng hai phần ba tế bào thần
kinh sẽ được điều động.
 Các trải nghiệm tiêu cực sẽ nhanh chóng được lưu trữ trong bộ nhớ. Và cần hàng chục
giây trở lên để xử lý thành bộ nhớ lưu trữ dài hạn.
=> Kết luận: Những tác động tiêu cực thường sẽ hằn sâu trong não bộ mỗi người. Thế nên,
nếu không biết cách giải tỏa dần dần sẽ hình thành nên những “tâm bệnh”, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hệ thần kinh cũng như sức khỏe tinh thần ở con người.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách “Toàn thư tâm lý học”
2. Vinmec.com
3. Themillennials.life
4. https://dictionary.apa.org/emotion
5. https://dictionary.apa.org/feeling
6. https://www.simplypsychology.org/amygdala.html
7. http://www.tamlyhocthankinh.com/nao-bo-va-hanh-vi/cac-vung-nao-co-lien-quan-den-
hanh-vi-cam-xuc
8. https://vi.wikipedia.org/wiki/Noradrenalin
9. Tạp chí Tâm lý học Việt Nam
10. Báo VnExpress
11. Báo Zingnews

19

You might also like