Dấu hiệu tự kỷ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Dấu hiệu tự kỷ mà bậc phụ huynh nên để ý?

Chẩn đoán tự kỷ bao trùm một phổ rộng gồm nhiều hành vi cũng như khả năng. Không có
hai người tự kỷ nào hoàn toàn giống nhau về các triệu chứng hay mức độ nặng nhẹ của
bệnh. Có thể có nhiều tập hợp khác nhau các triệu chứng của tự kỷ, từ mức độ nhẹ tới
nặng.

Khi một triệu chứng quá nặng nó có thể lấn át những tính cách hay hành vi khác. Những
ví dụ dưới đây là những vấn đề và hành vi thường gặp ở người tự kỷ.

Kỹ năng xã hội

Những người tự kỷ thường không tương tác với mọi người theo cách mọi người thường
làm, hoặc họ có thể tỏ ra không quan tâm tới mọi người. Trẻ tự kỷ có thể:

 Không thích được bố mẹ ôm

 Tỏ ra không quan tâm với những việc xảy ra ở xung quanh

 Tỏ ra không thích thú với đồ chơi

 Thường không giao tiếp mắt và hài lòng khi ở một mình

 Khi trẻ lớn dần lên, trẻ có vẻ không tỏ ra thông cảm với mọi người, hoặc gặp khó
khăn để hiểu cảm xúc của người khác như là đau, buồn, và cũng không chia sẻ cảm
xúc của mình

 Không kết bạn với trẻ cùng độ tuổi

 Không hứng thú với việc chia sẻ niềm vui, sở thích, hay thành tích của mình với
mọi người

Ngôn ngữ nói, viết, và giao tiếp

Khiếm khuyết về giao tiếp là một trong những biểu hiện điển hình của tự kỷ

 Nội dung giao tiếp có thể chỉ hạn chế trong một vài chủ đề hoặc một vài từ. Trên
thực tế, khoảng 40% trẻ tự kỷ không hề nói.

 Một số trẻ có hành vi nhại lời. Nói nhại là thuật ngữ để chỉ sự lặp lại vô thức và
không có ý nghĩa của lời nói.  Những trẻ nói nhại có thể lặp lại từ, một đoạn hay
thậm chí cả một câu. Ví dụ, nếu một người nói chuyện với một người có tật nói
nhại là “Hôm nay thật là một ngày đẹp trời,” người đó sẽ trả lời “Hôm nay thật là
một ngày đẹp trời.” Trẻ tự kỷ có thể nhại lại một đoạn quảng cáo trên ti vi hoặc
một bài hát đã được nghe trong quá khứ. Giọng nói của trẻ đều đều, không có ngữ
điệu hay lên trầm xuống bổng. Trẻ có thể nói quá to hoặc quá nhỏ, và dường như
không thể điều chỉnh âm lượng của giọng nói của mình.

 Khó khăn trong các cuộc nói chuyện cũng là một vấn đề khác của những người tự
kỷ. Điều này có thể bao gồm khó khăn trong việc bắt đầu một câu chuyện. Ngoài
ra, người tự kỷ gặp khó khăn trong việc tiếp tục một cuộc hội thoại đã được bắt
đầu. Trong khi người tự kỷ có thể nói tốt và có thể kiểm soát một số chủ đề nhất
đinh, họ có thể không hiểu tương tác qua lại hiển nhiên trong một cuộc trao đổi và
có thể cứ nói liên tục.

 Giao tiếp không lời cũng có thể là một vấn đề. Người tự kỷ có thể không hiểu cử
chỉ như chào tạm biệt hoặc đưa tay ra để bắt tay. Họ thường không thể sử dụng
ngôn ngữ cơ thể, như là trao đổi bằng mắt hoặc biểu cảm trên khuôn mặt.

 Đại từ nhân xưng cũng có vẻ là một vấn đề khó khăn. Trẻ có thể nói “tôi” trong khi
muốn chỉ “bạn” và ngược lại

 Trẻ tự kỷ có thể không hiểu được những dấu hiệu trong giao tiếp xã hội, vì thế ứng
xử xã hội của trẻ cũng là một vấn đề. Trẻ có thể đứng quá gần với người đối diện,
có thể ôm hoặc hôn người lạ, hoặc có thể chỉ nói về một chủ đề quá lâu.

 Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc hiểu một việc từ quan điểm của người nghe, vì
thế không hiểu được diễn biến của cuộc đối thoại. Ví dụ, trẻ có thể không hiểu rằng
một người có ý hài hước hoặc mỉa mai. Trẻ có thể hiểu từng từ trong câu nhưng
không thể suy đoán ra ẩn ý chứa trong câu đó.

Hành vi lặp đi lặp lại

Những người tự kỷ có thể trở nên rất thích thú với những động tác lặp đi lặp lại như xoay
tròn bánh xe, bật tắc công tắc, hay đóng cửa.

 Họ có thể xoay vòng tròn hoặc xem một cuộc băng hàng trăm lần

 Họ cũng có những hành vi rập khuôn như đung đưa người, vỗ tay, và những tư thế
không bình thường như đi nhón chân

Sự cứng nhắc trong lịch trình


Trẻ tự kỷ thích một lịch trình cố định. Những thay đổi trong lịch trình đó có thể làm trẻ
buồn hoặc lo sợ. Ngay cả những thứ có vẻ rất bình thường như đi đến trường bằng một
con đường khác hay một chiếc bánh có hình dạng khác cũng thể khiến trẻ lo lắng.

Thích thú đặc biệt với một vài chủ đề hạn hẹp

Trẻ lớn và người trưởng thành tự kỷ thường rất thích thú với lịch tàu, dự báo thời tiết,
ngày tháng/lịch, con số, số liệu về phim ảnh, hay biển kiểm soát.

Ví dụ, trẻ có thể đọc sách về tàu hỏa và thu thập những tờ rơi về lộ trình và lịch tàu chạy.
Trẻ có thể đi đến đường ray tàu và đi tàu như một thú vui. Chúng còn có thể nói chuyện
về chủ đề này liên tục.

Thích thú đặc biệt với một bộ phận của vật

Những người tự kỷ thường chú ý tới một phần của vật hơn là toàn thể vật đó, ví dụ như
bánh xe thay vì cả cái xe ô tô.

Phát triển chậm

Ở một số trẻ, những dấu hiệu đầu tiên của tự kỷ xuất hiện từ thời kỳ sơ sinh và được chẩn
đoán khoảng trước 3 tuổi. Ở một số trẻ khác, sự phát triển có vẻ bình thường cho tới năm
2 tuổi rồi sau đó thoái hóa dần dần.

Sự phát triển không nhất quán của thần kinh

Trẻ tự kỷ phát triển không giống với các trẻ khác. Việc phát triển các kỹ năng như ngôn
ngữ, vận động, nhận thức, và kỹ năng xã hội diễn ra ở tốc độ tương đối đồng đều với các
trẻ khác, nhưng ở trẻ tự kỷ các lĩnh vực này không có sự phát triển đồng đều.

Trẻ tự kỷ có thể có khả năng nhận thức xuất sắc và có thể giải các bài toán phức tạp hay
có một vốn từ phong phú, nhưng lại gặp khó khăn trong việc trao đổi những ý tưởng của
mình, đợi đến lượt, hay hiểu sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt hay trong giọng nói.

Việc chúng tôi nghi ngờ rằng Liam có thể có vấn đề đến một cách dần dần. Chúng tôi
nhận ra khi Liam khoảng 2 tuổi, một số tiếng động nhất định làm nó khó chịu, dù là to
hay nhỏ. Nó cứ bịt tai và khóc.

Đầu tiên, chúng tôi nghĩ là do tai Liam đã bị tổn thương bởi lần đi máy bay gần đây.
Chúng tôi mời một bác sỹ tới, ông nói tai của Liam bình thường, nhưng chúng tôi nên gọi
lại sau 3 tháng. Khoảng 1-2 tháng sau đó, gia đình một người bạn làm về chăm sóc trẻ em
đề cập rằng có thể có một vấn đề gì đó.
Người bạn này không nói đến vấn đề gì cụ thể, nhưng chỉ ra rằng Liam có vẻ không giống
như các bạn cùng tuổi. Liam rất tò mò về các bạn cùng tuổi hoặc về đồ chơi hay đồ ăn của
chúng, nhưng nó không tham gia vào các cuộc chơi tương tác. Nó có vẻ hài lòng khi chơi
một mình.

Nó cũng có một vài sự rập khuôn, và có biểu hiện của các hành vi tự kích thích ở mức độ
nhẹ.

Nhóm Dịch – CLB Rubic Vì trẻ tự kỷ

Các nhân tố nguy cơ của tự kỷ

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra cách nhận biết những nhân tố nguy cơ của tự kỷ với hi
vọng sẽ tìm ra nguyên nhân của tự kỷ, những phương pháp để ngăn chặn, hay ít nhất giúp
nhận biết trẻ tự kỷ sớm nhất có thể. Mặc dù họ đã tìm ra một vài sự liên quan, nhưng tất
cả đều không được coi là nguyên nhân.

Các nhà khoa học trong một nghiên cứu đã kiểm tra hồ sơ bệnh án của gần 700 trẻ tự kỷ
và cha mẹ trẻ. Những tài liệu này được lấy từ hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia của
Đan Mạch, nơi có hồ sơ của hầu hết các trẻ được chẩn đoán tự kỷ ở Đan Mạch.

Nghiên cứu đánh giá tất cả các trẻ được chẩn đoán tự kỷ từ năm 1968 đến 2000. Mỗi trẻ
trong số gần 700 trẻ tự kỷ được so sánh với 25 trẻ bình thường.

Các nhà khoa học đã phân tích nhiều vấn đề như những vấn đề sức khỏe mà người mẹ có
thể có trong quá trình mang thai, những khó khăn trong lúc trẻ được sinh ra, tiền sử bệnh
rối loạn thần kinh của gia đình, và tất cả những bệnh tật trẻ mắc từ thời kỳ sơ sinh đến khi
được chẩn đoán rối loạn tự kỷ.

Các nhà khoa học đã cho thấy tiền sử rối loạn tâm thần của cha mẹ trước khi trẻ được
chẩn đoán rối loạn tự kỷ có mối liên hệ lớn nhất với tự kỷ. Sau khi cân nhắc mọi nguy cơ,
tiền sử rối loạn tâm thần của cha mẹ đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc chứng tự
kỷ của trẻ lên 3 đến 4 lần.

Một nhóm các nhà khoa học khác đã chỉ ra rằng trung bình kích thước vòng đầu khi sinh
ra của trẻ tự kỷ nhỏ hơn của trẻ bình thường. Tuy nhiên, trong năm đầu đời, não trẻ tự kỷ
phát triển đột ngột và nhanh chóng đến mức kích thước não của trẻ lớn hơn 85% số trẻ
bình thường được đo.
Sự phát triển nhanh của kích thước vòng đầu trẻ thường xảy ra trước khi trẻ có những
triệu chứng về hành vi. Những nhà nghiên cứu này cũng cho thấy mức độ, tỉ lệ, và/hoặc
thời gian của sự phát triển não này có thể tiên đoán được mức độ nghiêm trọng của các
triệu chứng sau này của hội chứng tự kỷ.

Sau đây là một danh sách các trạng thái ở trẻ tự kỷ xảy ra thường xuyên hơn so với trẻ
thường:

 Các yếu tố nguy hiểm tiềm tàng:

 Sinh ngược (trẻ ra đời có chân hoặc mông ra trước)

 Điểm Apgar thấp (là chỉ số được dùng để đánh giá trạng thái của trẻ 5 phút sau khi
sinh)

 Sinh non (trẻ được sinh trước 35 tuần thai)

 Tiền sử bệnh thần kinh của cha mẹ:

 Chứng loạn tinh thần theo kiểu tâm thần phân liệt (Chứng loạn tinh thần: là sự rối
loạn về tâm lý và hành vi, gây nên sự lệch lạc hay thiếu tổ chức của khả năng tiếp
thu và bộc lộ cảm xúc và khả năng nhận diên thực tế)

 Rối loạn cảm xúc, thường kèm theo chứng loạn tinh thần, trầm cảm hay rối loạn
cảm xúc lưỡng cực

 Quá trình phát triển của trẻ:

 Kích thước vòng đầu trẻ có sự tăng nhanh và đột ngột trong năm đầu đời

 Không có mối liên kết được chứng minh nào giữa hội chứng tự kỷ và:

 Cân nặng trẻ sơ sinh

 Số lượng trẻ người mẹ đã sinh

 Số lượng bác sĩ thăm khám trong quá trình mang thai

 Tuổi của cha mẹ khi trẻ được sinh ra

 Điều kiện kinh tế xã hội


Hội chứng Asperger - một dạng tự kỷ “chức năng cao”

Hội chứng Asperger là một dạng của bệnh tự kỷ. Từ năm 2013, tất cả các dạng tự kỷ được
gọi chung là rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Những người mắc hội chứng Asperger có thể trẻ
tự kỷ thông minh và kỹ năng nói tốt hơn mức trung bình, do đó hội chứng này còn được
gọi là tự kỷ chức năng cao.

Hội chứng Asperger thường liên quan đến:

 Khó khăn với các tương tác xã hội

 Sở thích bị hạn chế

 Khát vọng về sự giống nhau

 Điểm mạnh khác biệt

Điểm mạnh có thể bao gồm:

 Tập trung đáng chú ý và kiên trì

 Khả năng nhận biết các mẫu

 Sự chú ý đến chi tiết

Những thách thức có thể bao gồm:

 Quá mẫn cảm (với ánh sáng, âm thanh, mùi vị, v.v.)

 Khó khăn với việc cho và nhận cuộc trò chuyện

 Khó khăn với các kỹ năng đàm thoại phi ngôn ngữ (khoảng cách, độ to, giọng
điệu, v.v.)

 Chuyển động không phối hợp, hoặc vụng về

 Lo lắng và trầm cảm

Các xu hướng được mô tả ở trên rất khác nhau giữa mọi người. Nhiều người học cách
vượt qua thử thách bằng cách phát huy thế mạnh.

Mặc dù chẩn đoán hội chứng Asperger không còn được sử dụng, nhưng nhiều người đã
được chẩn đoán trước đây vẫn xác định rõ ràng và tích cực rằng họ là một “Aspie”.

You might also like