NHÓM 3 - 46K25.3 - BÀI TẬP CHƯƠNG 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


…c&d …

BÁO CÁO
BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Giáo viên hướng dẫn : T.S Hoàng Văn Hải


Lớp : 46K25.3
Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Thành viên nhóm : Nguyễn Thị Thu Hằng
Ngô Thị Thanh Ngọc
Lê Thị Khánh Ly
Nhóm 3 – 46K25.3

Đà Nẵng, 2023
1. Hãy cho biết loại hình sản xuất là gì? Hãy phân tích đặc tính của các loại
hình sản xuất sau và cho ví dụ?
a) Khái niệm:
- Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức - kỹ thuật tổng hợp nhất của sản
xuất được quy định chủ yếu bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm
việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm
việc. Thực chất, loại hình sản xuất dấu hiệu biểu thị trình độ chuyên
môn tại nơi làm việc
b) Phân tích:
1. Khái niệm loại hình sản xuất theo dự án?
Sản xuất theo dự án là loại hình sản xuất gián đoạn, nhưng nơi làm việc
tồn tại trong khoảng thời gian ngắn theo quá trình công nghệ sản xuất
của 1 loại sản phẩm hay đơn hàng nào đó.
2. Đặc điểm của loại hình sản xuất này là gì? Ví dụ?
Đặc điểm:
- Quá trình sản xuất không ổn định, máy móc thiết bị, công nhân
thường phải phân công theo công việc (khi kết thúc công việc có
thể phải giải tán lực lượng lao động này hoặc di chuyển đến các
công việc khác)
- Người làm việc tồn tại trong khoảng thời gian ngắn theo quá trình
công nghệ sản xuất của 1 loại sản phẩm hay đơn hàng nào đó
- Tổ chức theo cơ cấu ma trận
- Sản phẩm là độc nhất vì quá trình sản xuất là duy nhất, không lặp
lại, có thời hạn riêng, ngân quỹ, người phụ trách và đội ngũ lao
động riêng
- Sử dụng công nhân từ các bộ phận khác nhau trong tổ chức để
phục vụ 1 dự án
- Hiệu quả sử dụng máy thiết bị thấp
- Là một dạng quá trình sản xuất gián đoạn, mang tính đơn chiếc,
2
Nhóm 3 – 46K25.3

không ổn định về thời gian và không gian


- Cơ cấu tổ chức sản xuất bị xáo trộn
- Đòi hỏi tính linh hoạt cao, cán bộ điều hành dự án có những
phẩm chất khác với quản trị điều hành trong phân xưởng sản xuất
bình thường
Ví dụ: Xây dựng đường cao tốc, bệnh viện, trường học, sản xuất một bộ
phim, đóng một con tàu hay viết và xuất bản một cuốn sách,…
3. Sơ đồ hóa tiến trình sản xuất trong tình huống mà bạn lựa chọn
- Đầu vào: Bản kế hoạch dự án
- Biến đổi: Quá trình chế tạo sản xuất
- Đầu ra: Dự án đã được hoàn thành
4. Đánh giá về tính hiệu quả, hữu hiệu, .... các chỉ số khác liên quan
- Tính hiệu quả: Hiệu quả hoạt động không cao. Do sản xuất theo
dự án nên hiệu quả sử dụng máy, thiết bị thấp, người lao động và
máy móc thiết bị thường sử dụng cho nhiều dự án.
- Tính hữu hiệu: Sản xuất dự án có tính hữu hiệu cao, vì mỗi dự án
khác nhau thì có kế hoạch riêng, cơ cấu riêng, thời hạn riêng,
người phụ trách và đội ngũ lao động riêng, cho nên dễ thành công
với những mục tiêu đề ra.
- Các chỉ số khác:
+ Sự hài lòng của khách hàng
+ Tồn kho
+ Thời hạn
+ Tài chính
5. Theo bạn vì sao công ty đó lại sử dụng loại hình sản xuất đó?
- Vì loại hình sản xuất theo dự án làm tránh được sự tồn kho, các chi phí
liên quan đến nhân công quản lý và tiết kiệm diện tích kho, giảm các chi
phí tài chính nhờ đó mà hạ được giá thành sản phẩm, nâng cao lợi
nhuận. Và các dự án đều là riêng biệt, phải xong dự án này mới tới dự án
khác cho nên giúp công ty có thể tập trung chuyên môn cao vào một dự
án, làm cho chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn.

3
Nhóm 3 – 46K25.3

2. Hãy giới thiệu về một công ty mà chọn làm bài tập nhóm.
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (sau đây gọi là Tổng công ty) trên cơ sở tổ
chức lại Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu
thủy Việt Nam.
1. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công
ty con.
Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và
hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy
định của pháp luật.
2. Công ty mẹ - Tổng công ty:
- Tên gọi: TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
- Tên giao dịch quốc tế: SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION
- Tên tiếng Anh rút gọn: Shipbuilding Industries
- Tên viết tắt: SBIC
- Trụ sở chính tại: số 172 phố Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
- Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập: 9.520 tỷ đồng (Chín nghìn năm trăm hai
mươi tỷ đồng).
3. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi;
- Sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi;
- Tư vấn, thiết kế tàu thủy và phương tiện nổi;
- Tái chế, phá dỡ tàu cũ.
b) Ngành, nghề kinh doanh liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu;
- Kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, sà lan, phương tiện nổi;
- Xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu;

4
Nhóm 3 – 46K25.3

- Sản xuất chế tạo kết cấu thép;


- Các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa
chữa tàu thủy.
4. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 31 tháng 01 năm 1996 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 69/TTg về
việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trên cơ sở sắp xếp
lại các đơn vị đóng và sửa chữa tàu do Bộ Giao thông vận tải và một số bộ, địa
phương đang quản lý nhằm mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước..
Ngày 07 tháng 2 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 94/TTg về
việc đổi tên Tổng công ty Công nghiệp đóng tàu Việt Nam thành Tổng công ty
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Ngày 02 tháng 11 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1420/QĐ-
TTg về việc phê duyệt đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam giai đoạn 2001- 2010,
Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1055/QĐ-
TTg về quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến
năm 2010 trong đó xác định rõ mục tiêu: “Xây dựng phát triển ngành Công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước,
củng cố an ninh quốc phòng; đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển đổi mới
cơ cấu đội tàu quốc gia và có sản phẩm tàu thuỷ xuất khẩu ra nước ngoài, phấn
đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền công nghiệp tàu thuỷ
phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực”.
Ngày 18 tháng 04 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
60/2003/QĐ-TTg về việc thí điểm Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con với mục tiêu nhằm đổi
mới tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện liên kết và phát huy năng lực các
doanh nghiệp thành viên để phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ.
Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số:
103/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam.

5
Nhóm 3 – 46K25.3

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số:
104/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu
thủy Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị
thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam.
Ngày 18 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2108/QĐ-
TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam nhằm
sớm ổn định sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, từng bước củng cố uy tín,
thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển. Tập trung vào 03
lĩnh vực chính: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp;
công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng
cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân công nghiệp tàu biển. Xây dựng Tập
đoàn làm nòng cốt của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển là ngành
mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1224/QĐ-
TTg về việc phê duyệt Đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy
Việt Nam;
Ngày 21 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ký Quyết định số
3287/QĐ-BGTVT thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở tổ
chức lại Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu
thủy Việt Nam.

You might also like