Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

3.

Tiền lương và chế độ dinh dưỡng


3.1. Khái niệm
3.1.1. Tiền lương là gì?
 Từ góc độ kinh tế, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động,
là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi hoàn
thành công việc theo thỏa thuận.
 Với người sử dụng lao động, tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào
của sản xuất, cấu thành nên chi phí sản xuất, vì vậy người sử dụng lao động
cần cân đối nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động đầu tư, sản
xuất, kinh doanh.
 Với người lao động, tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phí sức lao
động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động, sản xuất.
 Lương đủ sống được định nghĩa là thu nhập tối thiểu cần thiết để người lao
động đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ: thức ăn, dịch vụ tiện ích, nhà ơ,
chăm sóc sức khỏe,giáo dục, quần áo, đi lại và tiết kiệm với thời gian làm
việc không quá 48h/ tuần. Mục tiêu của mức lương đủ sống là cho phép
người lao động có được mức sống cơ bản thông qua việc làm mà không cần
trợ cấp của chính phủ.

3.1.2. Chế độ dinh dưỡng là gì?


Chế độ dinh dưỡng là một khái niệm dinh dưỡng học chỉ về tổng lượng thực phẩm
được một sinh vật (thường là con người và động vật) tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu
sinh tồn và phát triển, một chế độ ăn uống hợp lý giúp cung cấp đầy đủ năng
lượng, chất dinh dưỡng theo những nhu cầu dinh dưỡng được đề ra và đảm bảo cân
bằng giữa các chất dinh dưỡng.

3.2. Hệ lụy của lương thấp đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của người lao
động
 Lương thấp có nghĩa là nhiều công nhân khó đảm bảo đủ ăn cho họ và gia
đình. Theo khảo sát của Viện công nhân công đoàn tại các xí nghiệp may
mặc cho thấy 28% công nhân nói rằng tiền lương không đủ để đảm bảo chi
tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng. Trong số này, 50% cho biết họ
phải vay tiền để mua thức ăn, và 6% cho biết vào cuối tháng, họ chỉ ăn cơm
chan canh suông.
 Khi lương quá thấp đồng nghĩa với việc các đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho
bản thân và gia đình học đã giảm xuống đã tới việc học phải làm thật nhiều
cùng với thời gian làm việc dài đến từ yêu cầu công ty, để tăng sản lượng
của bản thân cũng như công ty, để lương cao hơn mà không quan tâm đến
chế độ dinh dưỡng và sức khỏe. Khiến học bị mệt và không muốn ăn, bỏ bữa
dẫn tới sức khỏe suy giảm
 Theo một số khảo sát cũng cho thấy một trong những lý do họ bỏ bữa là do
chất lượng bữa ăn công ty quá thấp, không đủ để nạp năng lượng cho người
lao động, đặc biệt tại các công xưởng sản xuất. Họ sợ điều này sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe, năng suất làm việc cũng như tiền lương.
 Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là khá khó khi tiền lương quá thấp
khiến họ phải tiết kiệm hơn và bỏ qua vấn đề sức khỏe. Việc thiếu năng
lượng trong chế độ ăn khiến cơ thể mệt mỏi, năng suất thấp đi và kéo dài sẽ
bị suy dinh dưỡng.
 Có thể thấy con người chịu tác động rất nhiều từ vấn đề giờ giấc đến thể
trạng, tâm sinh lý. Nếu không có sự sắp xếp phù hợp thời gian, làm việc liên
tục mà không nghỉ ngơi đầy đủ hoặc làm việc trong những thời gian đặc biệt
như sáng sớm, tối muộn, đêm khuya hay giữa trưa có thể khiến người lao
động không đạt được hiệu suất làm việc như kế hoạch mà còn có khả năng
gây nguy hiểm cho người lao động, dễ xảy ra tai nạn lao động.

3.3 Những giải pháp cải thiện chế độ tiền lương và dinh dưỡng trong doanh
nghiệp
3.3.1 Những giải pháp cải thiện tiền lương
 Doanh nghiệp phải xác định được mức lương bình quân của các vị trí lao
động trong cùng ngành và cùng khu vực địa lý. Nhằm giúp cho doanh
nghiệp đưa ra mức lương cạnh tranh, có khả năng thu hút và lưu giữ nhân
viên
 Xác định đơn giá và quỹ tiền lương. Doanh nghiệp cần dự báo tổng số tiền
chi cho nhân viên và xác định tỷ lệ tiền lương trên doanh thu. Đây chính là
đơn giá tiền lương trong năm. Đơn giá này là cơ sở cho doanh nghiệp xác
định lương cơ bản theo các nhóm chức danh, tính lương khoán trên doanh
thu hay đơn vị sản phẩm
 Xây dựng cơ chế tiền lương hiệu quả. Dựa trên vị trí, tiêu chuẩn năng lực và
tiêu chuẩn kết quả công việc để đánh giá xây dựng cơ chế hợp lý
 Ban hành quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp thành văn bản và phổ
biến đến tất cả mọi người trong công ty, quy chế càng rõ ràng càng minh
bạch thì tinh thần và động lực của nhân viên càng cao
 Ngoài ra doanh nghiệp cần lưu ý cơ chế/ chính sách trả lương nên được xem
xét và sửa đổi sao ho phù hợp với bối cảnh kinh doanh và yêu cầu mới.
3.3.2 Những giải pháp cải thiện chế độ dinh dưỡng
 Tạo điều kiện cho người lao động được bổ sung các chất dinh dưỡng thông
qua các bữa ăn nhẹ hay phụ trợ trong giờ giải lao
 Xây dựng rõ khung giờ là việc rõ ràng để tránh người lao động làm việc quá
sức, gây mất cân bằng dinh dưỡng
 Cải thiện chế độ trong các nhà máy xí nghiệp, cung cấp đầy đủ các chất dinh
dưỡng cần thiết để tạo nên nguồn năng lượng dồi dào cho nhân viên

3.4. Tác động của Covid 19 đến tiền lương và chế độ dinh dưỡng
 Những năm vừa qua dịch Covid 19 đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến nền
kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, đã có rất nhiều doanh
nghiệp phải cho lao động làm việc tại nhà, tạm nghỉ việc để hạn chế tập
trung nơi đông người. Nên việc chi trả lương cho người lao động có thể bị
chậm trễ và có cả những trường hợp không được trả lương do doanh nghiệp
đang trong thời kỳ phá sản
 Trường hợp xấu hơn, một số người lao động tại các doanh nghiệp phải đi
cách ly dịch bệnh nên không có thu nhập có thể tác động đến sức khỏe mua
sắm,... Ngoài ra còn mất thêm chi phí tự cách ly.
 Khi lương không còn được như trước, cộng thêm dịch Covid 19 càng khiến
cho việc quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, việc này đồng nghĩa với việc
người lao động không có đủ điều kiện để quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
của bản thân
 Nhưng may mắn là đã có những chính sách hỗ trợ người lao động trong thời
kỳ Covid khó khăn, tạo động lực cho họ tiếp tục làm việc; các khu vực cách
ly tập trung hay khu làm việc cũng đã chú trọng vào chế độ dinh dưỡng,
thực đơn bữa ăn hàng ngày

You might also like