Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 138

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Khoa Công Nghệ Hóa học và Thực phẩm

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH


DẦU VỎ TRÁI CÂY HỌ CITRUS

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN CHÍ CƯỜNG

Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM

Khoa: Công nghệ Hóa học và Thực phẩm

Niên khóa: 2017 – 2021

TP. Hồ Chí Minh – 2021

i
NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU VỎ
TRÁI CÂY HỌ CITRUS

Tác giả

NGUYỄN CHÍ CƯỜNG

Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học và Thực phẩm


Khoa: Công nghệ Hóa học và Thực phẩm

Giáo viên hướng dẫn:


PGS.TS. MAI HUỲNH CANG
TS. NGUYỄN THỊ THANH THÚY
KS. ĐÀO TẤN PHÁT

Tháng 4/2021

ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô Bộ môn Công nghệ Hóa học và các Thầy Cô trực tiếp
giảng dạy cho em trong suốt 4 năm Đại học đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện để em có thể hoàn thành chương trình Đại học với những kiến thức phong phú,
quý giá và đầy mới mẻ.

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Mai Huỳnh Cang, TS.
Nguyễn Thị Thanh Thúy đã tận tình hướng dẫn và dìu dắt, động viên em trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Cảm ơn PGS. TS. Bạch Long Giang và các
anh chị phụ trách tại Viện Kỹ Thuật Công Nghệ Cao – Đại học Nguyễn Tất Thành,
đặc biệt là KS. Đào Tấn Phát đã luôn theo sát, hỗ trợ em những lúc khó khăn mà em
gặp phải trong quá trình thực hiện khóa luận, nhớ sự giúp đỡ cảu anh mà em đã hiểu
biết nhiều hơn, có thêm kinh nghiệm làm việc sau này.

Con xin cảm ơn ba mẹ và gia đình, những người đã dành cho con sự yêu thương,
lời động viên, những món quà từ vật chất cho đến tinh thần để con có được như ngày
hôm nay. Luôn bên cạnh và ủng hộ con trên con đường học vấn và sự nghiệp mai sau.

Cảm ơn bạn bè đã luôn đồng hành, động viên tôi trong những năm tháng học tập
tại trường. Và chân thành cảm ơn đến một người đặc biệt đã luôn bên tôi suốt quãng
thời gian Đại học, luôn lắng nghe và ủng hộ, cùng tôi vượt qua mọi khó khăn trong
cuộc sống.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng với nhưng với những kiến thức còn hạn chế, kinh
nghiệm thực tế còn chưa đủ nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để đề tài của em hoàn thiện hơn. Xin chân
thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 30 tháng 05 năm 2021

Tác giả

Nguyễn Chí Cường

i
ii
TÓM TẮT
Quá trình chiết xuất tinh dầu từ vỏ các loại trái cây họ Citrus (bưởi da xanh, cam
sành, chanh không hạt) chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, được tối ưu hóa bằng phương
pháp đáp ứng bề mặt (RSM). Thiết kế phức hợp trung tâm (CCD) dựa trên các biến
ảnh hưởng như: tỉ lệ nước – nguyên liệu (2:1 – 5:1 mL/g), nhiệt độ (120oC – 150oC),
thời gian cách 10 phút đo lượng tinh dầu thu được. Hàm lượng tinh dầu là hàm mục
tiêu, phân tích tương quan hồi quy mô hình cho thấy rằng phương trình bậc hai có thể
sử dụng để tối ưu hóa quá trình chiết xuất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các điều kiện tối ưu để thu được hàm lượng tinh dầu
cao nhất ở bưởi da xanh là: kích thước xay nhuyễn, tỉ lệ 2,8:1, nhiệt độ 132 oC trong
134 phút thu được 3,15 (mL/100g). Đối với tinh dầu cam sành: kích thước xay nhuyễn,
tỉ lệ 3:1, nhiệt độ 133oC trong 179 phút thu được 5,13 (mL/100g). Đối với tinh dầu
chanh không hạt: kích thước xay nhuyễn, tỉ lệ: 3,5:1, nhiệt độ 133 oC trong 140 phút
thu được 4,23 (mL/100g). Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy D-Limonene chính là
hợp chất chính trong tinh dầu từ vỏ các loại trái cây họ Citrus, chiếm hơn 90% thành
phần tinh dầu. Không chỉ riêng D-Limonene, nhiều hợp chất khác được phát hiện
thông qua sắc ký khí phối phổ, có thể ứng dụng vào các sản phẩm thực phẩm, đa dạng
hơn trong ngành mỹ phẩm và dược phẩm, vừa giúp nâng cao giá trị kinh tế của cây ăn
trái có múi vừa giúp phát triển nền khoa học nước nhà.

iii
ABSTRACT
The process of extracting essential oils from the peels of citrus fruits (green-
skinned pomelo, earthen orange, seedless lemon) is influenced by many factors,
optimized by Response Surface Method (RSM). The mathematical techniques used in
the experimental design are based on single factor survey to evaluate the impact of
factors affecting the extraction process and improve the yield of the extraction process.
The Central Composite Design (CCD) is based on influencing variables such as: water
- material ratio (2:1 - 5:1 mL/g), temperature (120oC - 150oC), time of 10 minutes
measurement amount of oil obtained. Essential oil content is the objective function, the
model correlation analysis shows that the quadratic equation can be used to optimize
the extraction process.

Research results show that the optimal conditions to obtain the highest essential oil
content in green grapefruit are: puree size, ratio 2,8:1, temperature of 132 oC in 134
minutes, obtained 3,15 (mL/100g). For orange essential oil: puree size, ratio 3:1,
temperature 133oC for 179 minutes, obtained 5,13 (mL/100g). For seedless lemon
essential oil: puree size, ratio: 3,5:1, temperature 133oC for 140 minutes, obtained 4,23
(mL/100g). In addition, the study also showed that D-Limonene is the main compound
in the essential oil from the peels of Citrus fruits, accounting for more than 90% of the
essential oil composition. Not only D-Limonene, many other compounds are detected
through gas chromatography and spectroscopy, which can be applied to food products,
more diverse in the cosmetic and pharmaceutical industries, and help improve the
value of products. The economy of citrus fruit trees has also helped develop the
country's science.

iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
TÓM TẮT.................................................................................................................... ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................x
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................13
1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................13
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................13
1.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................14
1.4. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................14
1.5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................14
1.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................14
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.....................................................................................15
2.1. Nguyên liệu....................................................................................................15
2.1.1. Giới thiệu về bưởi da xanh.....................................................................15
2.1.2. Giới thiệu về cam sành...........................................................................18
2.1.3. Giới thiệu về chanh không hạt...............................................................21
2.2. Tổng quan về tinh dầu.................................................................................24
2.2.1. Khái niệm tinh dầu.................................................................................24
2.2.2. Tinh dầu bưởi.........................................................................................24
2.2.3. Tinh dầu cam..........................................................................................27
2.2.4. Tinh dầu chanh.......................................................................................28
2.3. Các phương pháp chiết xuất........................................................................30
2.3.1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước...........................................30
2.3.2. Phương pháp hòa tan bằng dung môi....................................................32
2.3.3. Phương pháp ép......................................................................................36
2.4. Tổng quan về phương pháp đáp ứng bề mặt..............................................37
2.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước.................................................................38
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................38
2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.........................................................39
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................43
3.1. Địa điểm, thời gian, chỉ tiêu theo dõi...........................................................43

v
3.2. Đối tượng nghiên cứu và các hóa chất, dụng cụ thiết bị............................43
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................43
3.2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị..................................................................43
3.3. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................44
3.3.1. Mục tiêu chung.......................................................................................44
3.3.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................44
3.4. Nội dung nghiên cứu....................................................................................45
3.4.1. Quy trình công nghệ chiết tách tinh dầu họ Citrus...............................45
3.4.2. Thí nghiệm sơ bộ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng
cất 46
3.4.3. Tối ưu hóa bằng RSM............................................................................52
3.5. Phương pháp phân tích................................................................................55
3.5.1. Phương pháp xác định hàm ẩm.............................................................55
3.5.2. Phương pháp xác định hàm lượng tinh dầu:.........................................55
3.5.3. Phương pháp phân tích GC-MS.............................................................55
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................57
4.1. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh.........57
4.1.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình chiết xuất.................................57
4.1.2. Tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh............................62
4.2. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu cam sành...................71
4.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình trích ly.....................................71
4.2.2. Tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu cam sành..................................75
4.3. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu chanh không hạt.......83
4.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình trích ly......................................83
4.3.2. Tối ưu hóa quá trình trích ly tinh dầu chanh không hạt..........................87
4.4. Thành phần hóa học của ba loại tinh dầu......................................................95
4.4.1. Xác định các hợp chất có trong tinh dầu bưởi da xanh............................95
4.4.2. Xác định các hợp chất có trong tinh dầu cam sành..................................96
4.4.3. Xác định các hợp chất có trong tinh dầu chanh không hạt......................97
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................100
5.1. Kết quả...........................................................................................................100
5.2. Kiến nghị........................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................100
PHỤ LỤC.................................................................................................................106

vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ST
Chữ viết tắt Tên Nước ngoài Tên Việt Nam
T

Design Expert sofware Phần mềm Thiết kế và Tối ưu


1 DX11
version 11 hóa phiên bản 11

Response Surface
2 RSM Phương pháp đáp ứng bề mặt
Methodology

Ma trận thiết kế phức hợp trung


3 CCD Central Composite Design
tâm

4 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

5 STT Số thứ tự

vii
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. bưởi da xanh................................................................................................24


Hình 2.2. cam sành......................................................................................................27
Hình 2.3. chanh không hạt...........................................................................................29
Hình 2.4. Thiết bị chưng cất hơi nước trực tiếp...........................................................39
Hình 2.5. Thiết bị chưng cất cách thủy........................................................................40
Hình 2.6. Hệ thống chiết Soxhlet................................................................................42
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình trích ly bằng dung môi không bay hơi................................44
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình chiết tách tinh dầu...............................................................53
Hình 3.2. Kích thước 2x2 và 1.5x1.5 (cm2) ................................................................55
Hình 3.3. Kích thước 1x1 và 0.5x0.5 (cm2).................................................................55
Hình 3.4. Xay nhuyễn..................................................................................................56
Hình 3.5. Kích thước 2x2 và 1.5x1.5 (cm2).................................................................56
Hình 3.6. Kích thước 1x1 và 0.5x0.5 (cm2).................................................................57
Hình 3.7. Kích thước xay nhuyễn................................................................................57
Hình 3.8. Kích thước 2x2 và 1.5x1.5 (cm2).................................................................58
Hình 3.9. Kích thước 1x1 và 0.5x0.5 (cm2).................................................................58
Hình 3.10. Kích thước xay nhuyễn..............................................................................59
Hình 4.1. Ảnh hưởng của kích thước đến quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh. 65
Hình 4.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ nước – nguyên liệu đến quá trình chiết xuất tinh dầu
bưởi da xanh................................................................................................................66
Hình 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ dầu đến quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh
..................................................................................................................................... 67
Hình 4.4. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh....69
Hình 4.5. (A) Biểu đồ giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM và (B)
Biểu đồ thể hiện cách sắp xếp các giá trị của mô hình.................................................74
Hình 4.6. Biểu đồ đáp ứng bề mặt hai chiều và ba chiều thể hiện mối quan hệ của hiệu
suất tinh dầu và 3 cặp yếu tố: (A) Tỷ lệ - nhiệt độ, (B) Tỉ lệ - thời gian và (C) Nhiệt độ
- thời gian..................................................................................................................... 76
Hình 4.8. Ảnh hưởng của kích thước đến quá trình chiết xuất tinh dầu cam sành.......79
Hình 4.9. Ảnh hưởng của tỉ lệ nước – nguyên liệu đến quá trình chiết xuất tinh dầu
cam sành...................................................................................................................... 80
Hình 4.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ dầu đến quá trình chiết xuất tinh dầu cam sành...81
Hình 4.11. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết xuất tinh dầu cam sành........82

viii
Hình 4.12. (A) Biểu đồ giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM và (B)
Biểu đồ thể hiện cách sắp xếp các giá trị của mô hình.................................................86
Hình 4.13. Biểu đồ đáp ứng bề mặt hai chiều và ba chiều thể hiện mối quan hệ của
hiệu suất tinh dầu và 3 cặp yếu tố: (A) Tỷ lệ - nhiệt độ, (B) Tỉ lệ - thời gian và (C)
Nhiệt độ - thời gian......................................................................................................88
Hình 4.15. Ảnh hưởng của kích thước đến quá trình chiết xuất tinh dầu chanh không
hạt................................................................................................................................ 91
Hình 4.16. Ảnh hưởng của tỉ lệ nước – nguyên liệu đến quá trình chiết xuất tinh dầu
chanh không hạt...........................................................................................................92
Hình 4.17. Ảnh hưởng của nhiêt độ dầu đến quá trình chiết xuất tinh dầu chanh không
hạt................................................................................................................................ 93
Hình 4.18. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết xuất tinh dầu chanh không hạt
..................................................................................................................................... 94
Hình 4.19. (A) Biểu đồ giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM và (B)
Biểu đồ thể hiện cách sắp xếp các giá trị của mô hình.................................................99
Hình 4.20. Biểu đồ đáp ứng bề mặt hai chiều và ba chiều thể hiện mối quan hệ của
hiệu suất tinh dầu và 3 cặp yếu tố: (A) Tỷ lệ - nhiệt độ, (B) Tỉ lệ - thời gian và (C)
Nhiệt độ - thời gian....................................................................................................100
Hình 4.7. Biểu đồ sắc kí khí phối phổ của tinh dầu bưởi da xanh..............................104
Hình 4.14. Biểu đồ sắc ký khí phối phổ của tinh dầu cam sành.................................105
Hình 4.21. Biểu đồ sắc ký khí phối phổ của tinh dầu chanh không hạt......................107

DANH MỤC BẢNG

ix
Bảng 3.1. Các hóa chất sử dụng...................................................................................40
Bảng 3.2. Các dụng cụ thí nghiệm...............................................................................41
Bảng 3.3. Các thiết bị sử dụng.....................................................................................41
Bảng 3.4. Bảng ma trận các biến mã hóa và biến thực nghiệm (đối với nguyên liệu
bưởi da xanh)...............................................................................................................50
Bảng 4.1. Các mức giá trị khảo sát của 3 yếu tố chiết xuất trong mô hình...................59
Bảng 4.2. Ma trận giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM................59
Bảng 4.3. Phân tích ANOVA cho mô hình hồi quy.....................................................61
Bảng 4.4. Kết quả chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh sử dụng các điều kiện tối ưu trên
Design Expert 11.........................................................................................................67
Bảng 4.6. Các mức giá trị khảo sát của 3 yếu tố chiết xuất trong mô hình...................72
Bảng 4.7. Ma trận giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM................72
Bảng 4.8. Phân tích ANOVA cho mô hình hồi quy.....................................................74
Bảng 4.9. Kết quả chiết xuất tinh dầu cam sành sử dụng các điều kiện tối ưu trên
Design Expert 11.........................................................................................................79
Bảng 4.11. Các mức giá trị khảo sát của 3 yếu tố chiết xuất trong mô hình.................84
Bảng 4.12. Ma trận giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM..............84
Bảng 4.13. Phân tích ANOVA cho mô hình hồi quy...................................................85
Bảng 4.14. Kết quả chiết xuất tinh dầu chanh không hạt sử dụng các điều kiện tối ưu
trên Design Expert 11..................................................................................................91
Bảng 4.5. Thành phần của tinh dầu bưởi da xanh........................................................93
Bảng 4.10. Thành phần của tinh dầu cam sành............................................................94
Bảng 4.15. Thành phần của tinh dầu chanh không hạt.................................................95

x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Việt Nam với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới rất thuận lợi cho việc hình thành
và phát triển các loài thực vật, trong đó các loại cây có chứa tinh dầu đang được khẳng
định là dồi dào và độc đáo. Trong đó, giống Citrus họ Rutaceae tuy có tiềm năng lớn
và nhu cầu thị trường về tinh dầu ngày càng lớn như vỏ bưởi da xanh (Citrus
maximax), chanh không hạt (Citrus latifolia) và cam sành (Citrus sinensis) ở khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tinh dầu từ nguồn nguyên liệu này khá phổ biến trong
đời sống hàng ngày từ quy phòng thí nghiệm đến quy mô công nghiệp. Những nghiên
cứu về tinh dầu từ vỏ cam, chanh, bưởi được thực nghiệm để kiểm chứng các hợp chất
chứa trong nó và ứng dụng thực tế trong đời sống cũng như lợi ích mà các hoạt tính
sinh học mang lại. Để tạo ra những sản phẩm mang giá trị kinh tế cao cũng như có ý
nghĩa về mặt học thuật thì chúng ta phải có một bộ dữ liệu các thông số chính xác về
các điều kiện như: tỉ lệ, nhiệt độ, thời gian.... Vì vậy phần mềm đáp ứng bề mặt (RSM)
được sử dụng như giải pháp tối ưu hóa, tích hợp các ma trận của phần mềm cho ra bộ
dữ liệu tối ưu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất.

Ngoài ra, thành phần hóa học của tinh dầu cũng cần được đánh giá để khai thác
tiềm năng của các loại tinh dầu, có thể ứng dụng vào các sản phẩm thực phẩm, đa dạng
hơn trong các ngành mỹ phẩm, dược phẩm và các sản phẩm tẩy rửa gia dụng.. nâng
cao giá trị kinh tế của cây ăn trái có múi. Song song đó, các dữ liệu về viêc tối ưu hóa
các tình tinh dầu như cam, chanh, bưởi vẫn còn hạn chế, quá trình nghiên cứu còn
riêng lẻ, chưa đồng nhất cũng như chưa đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố trong
quá trình, các thông số tối ưu còn xa với thực nghiệm mang lại hiệu quả kinh tế không
cao. Với những dữ liệu đã nêu, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình
chưng cất tinh dầu vỏ trái cây họ Citrus” là cần thiết.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích khảo sát hiệu suất trích ly tinh dầu
và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất tinh dầu từ vỏ bưởi da xanh (Citrus
maximax), chanh không hạt (Citrus latifolia) và cam sành (Citrus sinensis) cho hiệu
suất thu hồi và chất lượng tinh dầu cao.

11
1.3. Nội dung nghiên cứu

Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất tinh dầu từ vỏ các loại trái
cây họ Citrus, tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng bằng phương pháp đáp ứng bề mặt
RSM và đánh giá chất lượng tinh dầu qua GC-MS.

1.4. Đối tượng nghiên cứu

Vỏ bưởi da xanh (Citrus maximax), cam sành (Citrus sinensis) và chanh không
hạt (Citrus latifolia).

1.5. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể xem là cơ sở khoa học
ban đầu về việc xây dụng quy trình chiết tách tinh dầu quy mô pilot, quy mô công
nghiệp cũng như cung cấp dẫn chứng khoa học về thành phần hóa học đặc trung của
tinh dầu.

Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra được hệ số tối ưu cho quá trình chiết tách tinh dầu
quy mô công nghiệp, giúp giảm thời gian cũng như chi phí nhưng tăng được hiệu suất
tinh dầu. Bên cạnh đó, đề tài cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu về thành phần hóa
học của các loại tinh dầu cũng như khả năng ứng dụng vào các sản phẩm thực phẩm,
mỹ phẩm hay dược phẩm.

Kết quả của luận văn góp phần thúc đẩy sự phát triển của tinh dầu họ Citrus,
cũng như công nghệ tách chiết và sản xuất tinh dầu. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp
canh tác cây có múi và quy trình chế biến sản phẩm liên qua, tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, hổ trợ phát triển các công nghệ sản xuất và góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế.

12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. Nguyên liệu


2.1.1. Giới thiệu về bưởi da xanh
2.1.1.1. Nguồn gốc

Bưởi có tên khoa học: Citrus Maxima Burm. Merr

Giới (regnum): Plantae

Ngành (division): Mangolliphyta

Lớp (class): Mangnoliopsida

Phân lớp (subclass): Rosids

Bộ (ordo): Sapindales

Họ (familia): Rutaceae

Chi (genus): Citrus

Loài (species): C.maxima

Giống bưởi da xanh có nguồn gốc tại huyện Mỏ Cày trước năm 1975, được
trồng ở Mỹ Thạnh An, vì chất lượng vượt trội so với các giống bưởi khác nên được gìn
giữ, nhân rộng và tiếng thơm bưởi da xanh Mỹ Thạnh An lần đầu được biết đến sau
hội thi trái ngon năm 1996. Tuy nhiên, mãi đến năm 2000 trên thị trường mới biết
nhiều đến giống bưởi da xanh này. Hiện nay, cây bưởi đang được phát triển mạnh ở
khu vực ĐBSCL và nổi trội ở tỉnh Bến Tre [1].

13
Hình 2.1. bưởi da xanh

2.1.1.2. Đặc điểm thực vật

Cây bưởi cao khoảng 5 đến 10m, thường có gai lớn, nhánh non có lông tơ.

Rễ: thường có 1 rễ cái và những rễ nhánh, từ rễ nhánh mọc ra các rễ lông yếu
ớt. Sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân, cành trên mặt đất. Rễ
mọc ra từ hạt thường khỏe, mọc sâu, nếu đất thoáng nước tốt và tơi xốp rễ có thể mọc
sâu đến 4m.

Thân, cành: bưởi thuộc loại thân gỗ, các chành chính thường mọc ra ở các vị trí
khoảng 1m cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hạt. Cành phát
triển theo lối, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại.

Lá: lá bưởi thuộc lá đơn gồm có cuống lá, cánh lá và phiến lá. Lá lớn, có cành
lá to, phiến là hình xoan đến bầu dục, dạng trái tim, dài từ 12 đến 15 cm, mặt dưới gân
lá thường có lông.

Hoa: hoa bưởi lớn, mọc đợn hay chùm, cánh hoa màu trắng kem, có từ 20-25
nhị đực, bầu noãn có 11-16 ngăn, đường kính rộng từ 2,5-4cm, rất thơm, thường là hoa
lưỡng tính.

Trái: bưởi có trái lớn, hình cầu hay hình trái lê, đường kính từ 10 đến 40 cm, có
màu xanh và vàng nhạt khi chín, vỏ dày, tép lớn màu nhạt hay hồng. Trái nặng trung

14
bình từ 1-2kg. Trái bưởi có 3 phần chính: ngoại bì, trung bì, nội bì. Bên cạnh đó phần
thịt trái cũng phát triển chủ yếu là các tép phát triển về kích thước và số lượng.

Hạt: hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hạt trong trái và mỗi múi thay
đổi nhiều tùy từng giống [2].

2.1.1.3. Công dụng của cây bưởi da xanh

Trong thành phần dinh dưỡng của trái bưởi có nhiều loại vitamin và khoáng
chất mà cơ thể rất cần. Chẳng hạn như vitamin C, trong một trái bưởi trung bình có tới
39 milligram.

Bưởi chứa nhiều vitamin C và potassium, là nguồn cung cấp chất vôi (calcium),
folate, sắt, và chất khoáng khác [3]. Ngoài ra, bưởi còn chứa nhiều chất xơ, ít calories,
nhiều chất bioflavonoids và một vài chất khác có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư và
tim mạch.

Bưởi giúp ăn ngon, kích thích sự tiêu hóa vì tăng cường sự tiết mật và tiết dịch
vị. Dùng bưởi vào buổi sáng giúp lợi tiểu và tẩy chất độc ở thận và gan ra ngoài.

Một số người bị bệnh thấp khớp, viêm khớp, hoại huyết, và kinh phong lành
nhờ ăn bưởi thường xuyên.

Làm giảm cholesterol: trong bưởi có pectin, chất sợi hòa tan có tác dụng làm
giảm cholesterol trong máu, giảm chất béo thâm nhập vào cơ thể. Theo nghiên cứu
trong những người có hàm lượng cholesterol trong máu cao, việc ăn thường xuyên 15g
pectin trong bưởi trong thời gian 4 tháng giúp giảm cholesterol trong máu trung bình
8%, trong trường hợp đặc biệt có thể giảm tới 20% [4].

Chống cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch: Hesperidin và naringin là 2 chất
flavonoid giúp bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu, ngừa xơ cứng động mạch, gián tiếp
chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não. Acid galacturonique trong bưởi có tác
động đặc biệt lên cholesterol xấu, một trong những yếu tố tạo nên mảng xơ vữa thành
mạch làm giảm sự đàn hồi của động mạch. Chính tác động này có tác dụng săn đuổi và
loại bỏ sự tích tụ cholesterol đồng thời làm sạch các mạch máu [5].

Phòng chống ung thư: Nhiều chất tìm thấy trong bưởi có tác dụng chống oxy
hóa mạnh như lycopene, limonoid và các naringin. Chúng góp phần xoa dịu các triệu
chứng cảm lạnh và các tai biến tim mạch cũng như ung thư. Các nghiên cứu khoa học
15
cho thấy limonoid làm gia tăng hàng lượng của một số enzyme có khả năng làm giảm
độc tính và hỗ trợ việc loại bỏ các tác nhân gây ung thư [6].

Lá bưởi: Dùng để trị các chứng nhức đầu do phong, viêm khớp. Lá bưởi chín
dùng để xoa bóp, nấu nước xong hoặc ngân chữa chứng sưng khớp, bong gân, và chấn
thương.

Múi bưởi: Có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình ngưng tụ tiểu cầu và cải
thiện độ bền vùng thành mạch.

Cùi bưởi: Vị ngọt đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận, bàng quan, công dụng
hóa đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực. Cừi bưởi được dùng để trị
các bệnh sau: chứng ho hen ở người già, đau bụng do lạnh, chậm tiêu, sán khí, phụ nữ
mang thai non nhiều.

Hoa bưởi: Có tác dụng hành khí, tiêu đờm, giảm đau, dùng để chữa các chứng
đau dạ dày, đau tức ngực.

Tinh dầu: tinh dầu thu được ly trích từ vỏ bưởi có tác dụng giải rượu, thư giản,
được sử dụng hữu hiệu trong việc làm đẹp, có tác dụng tóc mọc nhanh.

Hạt bưởi: Chứa 40-75% dầu béo có tác dụng trị sán khí. Vỏ hạt bưởi tươi có tác
dụng cầm máu rất tốt, bằng cách lấy vỏ hạt bưởi tươi ép vào bông và bó vào chỗ chảy
máu. Chất nhầy từ hạt bưởi ngâm nước có tác dụng làm tan sỏi thận, lợi tiểu [7].

2.1.2. Giới thiệu về cam sành


2.1.2.1. Nguồn gốc

Cam (danh pháp hai phần (Citrus x sinensis) là loài cây ăn quả cùng họ với
bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu xanh bóng. Loài
cam là cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và
quýt (Citrus reticulata).

Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp và vị cam có thể biến
đổi từ ngọt đến chua. cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi hay vắt lấy nước.

16
Hình 2.2. cam sành

2.1.2.2. Đặc điểm thực vật

Cam sành có các đặc điểm hình thái nổi bật, dễ nhận biết, có thể tổng hợp một
số đặc điểm chính như sau: Cây cam sành có chiều cao từ 2 - 4 m, cây có tán lá tròn,
tán cây tạo hình bán cầu. Độ rộng tán tùy thuộc vào chế độ chăm sóc khác nhau, tùy
thuộc vào độ tuổi của cây. Chùm hoa cam sành từ cuống đến nụ được phủ một lớp
lông màu trắng. Cây cam sành ra hoa, ra quả lệ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Quả cam
sành hình tròn hơi dẹt, vỏ màu vàng cam, cuống nhỏ, vỏ quả sần, đốm nắng, ăn có
hương thơm, vị ngọt thanh, hơi chua dôn dốt.

2.1.2.3. Đặc điểm sinh học

Cam sành là giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh, có nguồn gốc từ Việt Nam.
Quả cam sành có đặc điểm là vỏ dày sần sùi, lớp cùi phía trong cũng dày hơn các loại
quả khác cùng chi.

Độ chín quả quả cũng rất dễ nhận biết ở sự thay đổi màu sắc của lớp vỏ ngoài,
khi đạt đến độ chín chúng có sắc cam, màu rất tươi. Quả cam to nhất được ghi nhận có
thể lên tới 800 gram. Trung bình mỗi quả cam chất lượng có trọng lượng khoảng 280
gram/trái.

17
Cây cam sành có đặc tính ưa đất vùng núi với khí hậu mát mẻ, chúng dễ sinh
trưởng ở những vùng này. Vì vậy, cùng với Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang trở
thành vùng trồng cam sành chủ chốt.

2.1.2.4. Công dụng của cam sành


a) Tăng cường sức khỏe của tim

Vỏ cam có chứa sắc tố thực vật hesperidin. Đây là một bioflavonoid có tác
dụng chống oxy hóa và chống viêm được tìm thấy chủ yếu trong trái cây có
múi. Trong một số nghiên cứu, hesperidin làm giảm cả cholesterol và huyết áp cao,
làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

b) Vỏ cam giúp giảm viêm và dị ứng

Một số hợp chất trong vỏ cam có thể ngăn chặn sự giải phóng histamine. Đây là
hóa chất gây ra phản ứng dị ứng, cũng như đóng vai trò giải thích vì sao bạn cảm thấy
khó chịu sau khi ăn phải thực phẩm không phù hợp với thể trạng.

Bằng cách ăn vỏ cam phơi khô, có thể chống lại cảm lạnh nhờ nồng độ vitamin
C cao từ vỏ cam sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để tránh xa bệnh tật.

c) Nước vỏ cam giúp giảm cân

Theo nền cổ học Ayurveda, một trong những công dụng của vỏ cam là khả
năng tăng tốc độ trao đổi chất. Vỏ cam chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và hợp chất
chống oxy hóa flavonoid. Các khoáng chất này không chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe
mà còn giúp bạn giảm cân an toàn nhưng lại đầy hiệu quả.

d) Tốt cho sức khỏe răng miệng

Vỏ cam còn giúp cải thiện mùi hơi thở một cách tự nhiên cũng như làm trắng
răng.

Một cách khác hãy nghiền vỏ cam thành bột, phơi khô và trộn chung với kem
đánh răng sẽ giúp đẩy lùi tình trạng ố vàng, mảng bám trên răng.

e) Cải thiện tiêu hóa

Vỏ cam có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao trong loại vỏ này
giúp điều chỉnh nhu động ruột và phòng ngừa táo bón. Đây là một biện pháp giúp đẩy

18
lùi nhiều tình trạng rối loạn tiêu hóa, bao gồm khó tiêu, đầy hơi, hội chứng ruột kích
thích, chướng bụng và ợ nóng.

2.1.3. Giới thiệu về chanh không hạt


2.1.3.1. Nguồn gốc

Cây chanh không hạt có tên khoa học: Citrus latifolia

Họ (familia): Rutaceae

Chi (genus): Citrus

Loài (species): C. latifolia

Chanh không hạt (danh pháp hai phần Citrus latifolia) là cây ăn quả thuộc chi
cam quýt.

Chanh không hạt là giống chanh có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập nội vào
nước ta khoảng vì năm lại đây. Giống chanh limca không hạt có xuất xứ ở bang
California (Mỹ).

Hình 2.3. chanh không hạt

2.1.3.2. Đặc điểm thực vật

Chanh là một loài cây nhỏ, cao từ 1 m đến 3 m. Thân có nhiều cành, có gai. Lá
nhỏ hình trứng, có màu xanh lục dài từ 3 cm đến 8 cm, rộng từ 3 cm đến 5 cm mép lá
hình răng cưa hoặc trơn. Hoa có màu trắng mọc đơn độc hoặc từng chụm 3 đến 10

19
hoa. Quả có đường kính từ 3 cm đến 6 cm có hình ovan. Vỏ quả có màu xanh, chuyển
sang vàng khi chín. Quả chia nhiều múi, dịch quả có vị chua. Trong vỏ và lá canh có
nhiều tinh dầu.

Cây chanh gồm các bộ phận sau [9]:

- Rễ: tổ chức và hình thái rễ chanh và các loại cây thuộc họ cam quýt, tương tự
như các thực vật hai lá mầm thân gỗ khác, rễ của cây chanh là rễ cọc, thuộc loại rễ
nấm (Micorhiza). Nấm Micorhiza kí sinh trên lớp biểu bì của rễ hút cung cấp nước,
muối khoáng và một lượng nhỏ các chất hữu cơ cho cây. Cũng do đặc điểm này nên rễ
chanh không ưa trồng sâu mà phân bố rất nông, phát triển mạnh chủ yếu là rễ bất định,
loại rễ này phân bố tương đối rộng và dày đặc ở tầng mặt đất.

- Thân: chanh thuộc dạng thân gỗ, loại hình bán bụi. Chiều cao và hình dạng của
cây rất đa dạng tùy vào điều kiện sống và hình thức nhân giống. Tán cây có thể hình
tròn, hình cầu hay hình tháp,… cành chanh có thể có gai hoặc không có gai.

- Lá: lá chanh có hình dạng rất phong phú, phụ thuộc vào thời kì phát triển của
cây. Lá chanh thường có hình ovan, hình trứng hoặc hình trứng dài và mép lá có răng
cưa. Trong một vài trường hợp cuống lá biến đổi và gần như không tồn tại, trong lá
chanh có nhiều túi tinh dầu..

- Hoa: hoa chanh thuộc loại hoa đầy đủ như hầu hết các loại hoa của quả có múi.
Cánh hoa có màu trắng hoặc trắng nhuốm tím nhạt, đỏ tím.

2.1.3.3. Đặc điểm sinh học, phân bố và sinh trưởng

Hiện nay chanh được trồng phổ biến trên thế giới đặc biệt là các nước có khí
hậu nhiệt đới.

Về mặt sinh học, cây chanh cũng như hầu hết các loài trong họ Citrus điều
không chịu được giá rét. Chúng ưa khí hậu nóng ẩm, lượng mưa hay lượng nước tưới
đủ lớn. Chanh rất nhạy cảm với vùng đất lạnh nhưng lại có sức chống chịu rét rất
khỏe. Chanh có thể sinh trưởng trên các vùng đất nghèo chất dinh dưỡng và có sức
chống chịu khỏe hơn một số cây họ Citrus như cam, quýt… Thời gian từ khi hoa nở
đến khi thụ phấn và cho quả thu hoạch khoảng từ 5 tháng đến 6 tháng. Tại các tỉnh
phía Bắc nước ta chanh thường ra hoa vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 và cho trái thu
hoạch từ tháng 6 đến tháng 12.
20
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp cho cây chanh sinh
trưởng và phát triển. Đây cũng là phương pháp nhân giống phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới đặc biệt là các nước ở vùng Đông Nam Á.

Trồng chanh thành từng vườn hoặc trồng ven ao, hồ, mương... Trong vườn
chanh cần giữ sạch cỏ, cắt bỏ bớt cành tạo tán thông thoáng, loại bỏ những cây hoặc
cành sâu bệnh [9].

Cây chanh được trồng nhiều ở khắp các vùng trên cả nước cung cấp nguồn
nguyên liệu để phục vụ con người trong các lĩnh vực thực phẩm, y học, hóa học…

Chanh được trồng nhiều và phổ biến trên khắp đất nước: Các tỉnh phía Bắc như:
Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Nam Định…miền Trung: Khánh Hòa, Bình Định, Phú
Yên…miền Nam: Hậu Giang, Tiền Giang, Long An, ...

2.1.3.4. Công dụng của chanh không hạt


a) Chống lão hóa

Vỏ chanh chứa một lượng lớn vitamin C dưới dạng axit ascobic cũng như nồng
độ cao chất chống oxy hóa với khả năng giải độc, tốt cho da.

Bên cạnh đó, các vitamin C trong vỏ chanh có thể làm sáng da và giúp giảm các
đốm đồi mồi. Ngoài ra, loại vitamin này còn kích thích quá trình sản xuất collagen, từ
đó có thể giúp săn chắc làn da.

b) Vỏ chanh giúp giảm cân

Vỏ chanh rất giàu chất chống oxy hóa, bioflavonoid cũng như các vitamin và
khoáng chất thiết yếu khác nhau. Vỏ chanh còn được biết đến có tác dụng thúc đẩy
giảm cân và có thể làm chậm quá trình tích tụ chất béo.

Điều này là do trong vỏ có chứa pectin, một chất xơ hòa tan, với khả năng giúp
giảm cân bằng cách làm cho cơ thể cảm thấy no lâu hơn, từ đó giúp giảm cân và chống
lại tình trạng béo phì.

c) Tốt cho sức khỏe răng miệng

Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu hụt vitamin C liên quan đến hiện tượng
chảy máu nướu, bệnh scurvy và viêm nướu.Cuối cùng, đặc tính kháng khuẩn mạnh của
vỏ chanh có thể làm giảm nhiễm trùng nướu do vi khuẩn Streptococcus mutans gây ra.

21
d) Hỗ trợ cải thiện sức khỏe của xương

Vỏ chanh còn có thể đem lại công dụng cải thiện sức khỏe của xương vì chúng
chứa một lượng lớn canxi và vitamin C, hỗ trợ duy trì mật độ xương. Vỏ loại quả này
cũng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương phổ biến như loãng xương.

e) Đẩy lùi stress, oxy hóa và giải độc cơ thể

Nhờ vào sự hiện diện của các khoáng chất tốt lành mà công dụng của vỏ chanh
còn có khả năng giảm căng thẳng.

Vỏ chanh rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa, kiểm soát tổn thương tế bào
bằng cách đẩy lùi các gốc tự do hoặc độc tố được giải phóng trong khi bạn căng thẳng.

2.2. Tổng quan về tinh dầu


2.2.1. Khái niệm tinh dầu

Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết
xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh, từ lá cây; thân cây; hoa; vỏ cây; rễ
cây; hoặc những bộ phận khác của thực vật. Phương pháp khác để tách chiết tinh dầu
là tách chiết dung môi.

Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng
lượng tinh khiết nhất của dược thảo từ thiên nhiên và mạnh hơn 50 -100 lần các loại
dược thảo sấy khô (thảo mộc). Hầu hết các loại tinh dầu đều trong, ngoại trừ vài loại
tinh dầu như dầu cây hoắc hương, dầu cam, sả chanh thì đều có màu vàng hoặc hổ
phách.

Tinh dầu được sử dụng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà
phòng, tạo hương vị cho đồ uống và thực phẩm, hay thêm mùi vào hương/trầm và các
sản phẩm tẩy rửa vệ sinh gia dụng khác.

Tinh dầu theo dòng lịch sử cũng từng được sử dụng trong lĩnh vực y học. Các
ứng dụng y học bao gồm từ làm đẹp da cho tới điều trị ung thư và thường chỉ là thuần
túy dựa theo các miêu tả lịch sử về việc sử dụng tinh dầu cho các mục đích này. Các
tuyên bố về hiệu quả của điều trị y học bằng tinh dầu, cụ thể là hiệu quả chữa trị ung
thư, hiện tại phải tuân theo các quy định điều chỉnh tại nhiều quốc gia.

2.2.2. Tinh dầu bưởi

22
2.2.2.1. Khái niệm và thành phần tinh dầu

Tinh dầu bưởi là loại tinh dầu được chiết xuất từ vỏ của quả bưởi, phần vỏ màu
xanh hoặc vàng bên ngoài của nó, tuỳ theo giống mà phần vỏ này có thể màu xanh,
hoặc vàng. Theo nhiều nghiên cứu trong vỏ bưởi có chứa nhiều hợp chất có lợi như:
pectin [28] [11], naringin [11] (một loại glucozid), men tiêu hoá peroxydaza và
amylaza, đường ramoza, vitamin A và C [12],... có thể dùng để kháng khuẩn (giảm
độc trực khuẩn lao, tụ cầu vàng, phế cầu, có khả năng tiêu diệt amip). Ngoài ra, tinh
dầu bưởi có chứa nhiều chất chống oxy hóa và phytochemical giúp ngăn chặn quá
trình oxy hóa, kháng viêm.

2.2.2.2. Công dụng của tinh dầu bưởi

a) Tinh dầu bưởi giúp lưu thông máu, điều trị chứng đau đầu

Tinh dầu từ bưởi được coi như là một loại chất kích thích gan, với hương thơm
nhẹ nhàng thơm mát vì vậy mà nó có tác dụng rất hữu hiệu trong việc giúp lưu thông
máu, điều trị và loại bỏ các triệu trứng nhức đầu [36].

Đặc biệt nó còn được biết đến như là một phương pháp cai nghiện rượu hữu
hiệu. 

b) Tinh dầu bưởi giúp giảm căng thẳng, tỉnh táo tinh thần

Tinh dầu bưởi được sử dụng như một liệu pháp tự nhiên để chữa chứng trầm
cảm, giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo, bớt căng thẳng.

Tinh chất từ vỏ bưởi thậm chí còn có khả năng chữa chứng bệnh mệt mỏi
thượng thận, đây là triệu chứng khiến cho cơ thể nhức mỏi, uể oải, chán nản và không
có động lực.

Hương thơm từ vỏ bưởi thơm mát, nhẹ nhàng giúp nâng cao tinh thần, làm
giảm căng thẳng mệt mỏi. 

c) Tinh dầu bưởi làm giảm ham muốn ăn đường

Đồ ngọt nói chung và đường nói riêng là kẻ thù của vấn đề tăng cân, việc không
kiểm soát được việc ăn đồ ngọt quá mức sẽ khiến cân nặng chúng ta tăng một cách
đáng kể, gây béo phì, lượng đường trong máu cao,..

d) Tinh dầu bưởi giúp cải thiện hệ tiêu hóa


23
Tinh dầu bưởi cũng có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó giúp chống lại vi
khuẩn trong ruột và các cơ quan trong hệ tiêu hóa khác.

Để giúp cho hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn thì các bạn có thể sử dụng hỗn hợp
của dầu dừa hoặc dầu jojoba kết hợp với tinh dầu vỏ bưởi, rồi thoa hỗn hợp lên bụng.
Sau vài lần sử dụng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn [36].

e) Tinh dầu bưởi giúp tiêu diệt nấm Candida, kháng khuẩn tự nhiên

Nấm Candida là một loại nấm rất nguy hiểm, thường lây lan và phát triển rất
nhanh ở bộ phận sinh dục của nữ giới. Tinh dầu từ bưởi có tác dụng rất tốt trong
việc tiêu diệt loại nấm Candida này.

f) Cùng với đó thì việc hít tinh dầu bưởi cũng giúp cho việc điều trị các bệnh liên
quan đến phổi, hệ thống hô hấp, chống lại các chủng vi khuẩn mạnh như E.coli
và Salmonella.Công dụng làm đẹp

- Tinh dầu bưởi giúp điều trị mụn 

Với đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa vì vậy mà tinh dầu vỏ bưởi có công
dụng giúp loại bỏ các loại mụn trứng cá rất hiệu quả.

Đặc biệt tinh chất từ bưởi còn hữu ích cho miễn dịch của da chống lại ô nhiễm
không khí trong nhà, ngoài trời và tia cực tím, cộng thêm giúp bạn loại bỏ được
cellulite ( sự rối loạn phân bố mỡ ở dưới da).

- Tinh dầu bưởi giúp dưỡng da sáng mịn và ngừa lão hóa

Trong tinh dầu bưởi có vô số hàm lượng vitamin C tuyệt vời giúp tăng cường
sức đề kháng cho cơ thể bạn, giúp chống sự oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại từ
môi trường  bên ngoài và ánh nắng mặt trời.

- Tinh dầu bưởi giúp chăm sóc tóc

Tinh dầu bưởi có tác dụng với tóc rất tuyệt vời, đó là chăm sóc mái tóc của bạn
đạt được như mong muốn.

Thêm vài giọt tinh dầu vỏ bưởi để gội dầu hay để xả tóc, điều này sẽ giúp mái
tóc và da đầu được sạch sẽ, khô thoáng, diệt đi các loại vi khuẩn, giúp mái tóc mềm
mại, suôn mượt.

24
- Tinh dầu bưởi giúp giảm cân

Để giảm béo nhiều người chọn phương pháp tập thể dục, tập gym, yoga… Nhưng đối
với những người bận rộn thì việc sử dụng từ ½ – 1 trái bưởi mỗi ngày sau bữa ăn cũng
sẽ có hiệu quả giảm cân vô cùng tốt.

g) Các công dụng khác

- Tinh dầu bưởi tạo ra không khi mát mẻ và khử mùi

Ngoài ra cũng có thể nhỏ tinh dầu chiết xuất từ bưởi lên các bề mặt gỗ, sàn, sàn
nhà hoặc một số các thiệt bị gia dụng để diệt khuẩn và khử mùi tự nhiên.

- Tinh dầu bưởi làm chất điều vị

Chất điều vị ( Flavor Enhancer ) là những gia vị dùng để nêm nếm vào thức ăn,
nước uống giúp tạo ra những món ăn có vị thơm ngon, đậm đà hơn.

Người ta sử dụng các loại nước uống có chứa tinh chất bưởi trong bữa ăn, để
giúp cơ thể chúng ta tạo ra cảm giác no trong bữa ăn, điều này rất tốt trong việc
giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn.

2.2.3. Tinh dầu cam


2.2.3.1. Khái niệm và thành phần tinh dầu

Là một loại dầu thiết yếu được sản xuất bởi các tế bào trong vỏ của quả
cam (quả Citrus sinensis). Trái ngược với hầu hết các loại tinh dầu, nó được chiết xuất
như một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nước cam bằng cách ly tâm, tạo ra một
loại dầu ép lạnh. Nó bao gồm hầu hết (lớn hơn 90%) d-limonene [25], và thường được
sử dụng thay thế cho d-limonene nguyên chất. D-limonene có thể được chiết xuất từ
dầu bằng cách chưng cất.

Các hợp chất bên trong dầu cam thay đổi theo mỗi lần khai thác dầu khác
nhau. Thành phần thay đổi do sự thay đổi theo vùng và theo mùa cũng như phương
pháp sử dụng để chiết xuất. Hàng trăm hợp chất đã được xác định bằng máy sắc ký
khí - khối phổ . Hầu hết các chất trong dầu đều
thuộc nhóm terpene với limonene chiếm ưu thế. Dài chuỗi aliphatic rượu hydrocarbon
và aldehyt [13] như 1-octanol và octanal là nhóm quan trọng thứ hai của chất này.

2.2.3.2. Công dụng của tinh dầu cam

25
Giãn co thắt cơ: Tình trạng co thắt nhiều ở cơ có thể dẫn đến nhiều vấn đề khó
chịu hoặc nghiêm trọng bao gồm ho liên tục, co giật, chuột rút cơ và tiêu chảy.

Hỗ trợ an thần: Loại dầu này giúp làm giảm bớt các cảm giác tiêu cực và giảm
viêm ở một mức độ nhất định. Một nghiên cứu được trích dẫn trong.

Thúc đẩy tâm trạng tốt: Một trong những đặc tính của loại tinh dầu này là đem
đến tác dụng chống trầm cảm, giúp bạn cảm thấy phấn chấn ngay cả trong lúc tinh
thần chán nản.

Trị mụn, dưỡng da: Dầu chiết xuất từ vỏ cam sẽ giúp lấy bớt lượng dầu thừa
trên da nhờn, từ đó hỗ trợ cho công cuộc trị mụn. Ngoài ra, dầu còn có tính sát trùng
nên sẽ mang đến khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn [35].

Giảm dị ứng: Dị ứng xảy ra khi các hạt nhỏ của chất gây dị ứng như bào tử nấm
mốc, bụi hoặc phấn hoa có cơ hội xâm nhập và kích thích niêm mạc đường mũi, khiến
cơ thể bạn phản ứng lại và khu vực đó bị viêm.

Chăm sóc răng miệng: Tinh dầu cam tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả. Loại dầu
này có thể được thêm vào chu trình vệ sinh răng miệng để chống lại các vấn đề như
viêm nướu, loét miệng và hôi miệng.

Cải thiện tiêu hóa: Dầu cam có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề tiêu hóa, bao
gồm chướng bụng, táo bón, đau bụng do phản ứng với thực phẩm và thậm chí là đầy
hơi. Dầu sẽ giảm tình trạng tích tụ khí trong ruột và khuyến khích cơ thể tạo ra nhiều
enzyme tiêu hóa hơn [36].

Dầu chiết xuất từ cam không độc hại và có tính sát trùng nên sẽ trở thành một
giải pháp làm sạch tuyệt vời cũng như không kém phần an toàn cho những bề mặt mà
trẻ nhỏ thường tiếp xúc như mặt bàn, thành nôi…

2.2.4. Tinh dầu chanh


2.2.4.1. Khái niệm và thành phần tinh dầu

Lợi ích sức khoẻ của tinh dầu chanh có thể là do tính chất như: chất khử trùng,
kháng khuẩn, làm se khít, kích thích sự thèm ăn, diệt khuẩn, khử trùng, hạ sốt, cầm
máu, phục hồi và bồi bổ cơ thể.

26
Tinh dầu chanh chứa nhiều hợp chất, trong đó tiêu biểu như α-Pinene, β-Pinene,
Myrcene, Limonene [25], Terpinolene, Thujene, Sabinene, Cymene, Citral [15],
Elemene, Neryl Acetate [16] và Geranyl Acetate.

2.2.4.2. Công dụng của tinh dầu chanh

Kháng khuẩn: Tinh dầu chanh có hiệu quả một cách kỳ diệu trong việc chữa
lành các vết loét, hoại tử, bệnh vẩy nến, loét, phát ban, mụn nhọt và các vấn đề tương
tự khác. Tinh dầu chanh thậm chí còn có thể chữa được nhiễm virus hệ hô hấp, do đó
có lợi trong việc điều trị viêm phế quản. Tinh dầu chanh có hiệu quả trong việc chống
lại các bệnh nhiễm virus khác như cúm, quai bị, ho, cảm lạnh và sởi [34].

Kháng virus: Tinh dầu này giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus như
cảm lạnh, quai bị, sởi, thủy đậu và các bệnh tương tự khác [34].

Làm lành, làm se khít: Tinh dầu chanh là một loại tinh dầu giúp hàn gắn vết
thương, giúp giảm đau răng, tăng cường lợi và bảo vệ răng không bị rụng.

Tinh dầu này cũng có thể được dùng để chữa bệnh tiêu chảy. Lợi ích quan trọng
cuối cùng của chất làm se khít mạch máu, ngăn ngừa chảy máu bằng cách đóng các
mạch máu.

Kích thích sự thèm ăn: Nếu dùng ít, chanh được dùng làm món khai vị hoặc
rượu khai vị. Tinh dầu chanh cũng kích hoạt sự bài tiết các chất dịch tiêu hóa vào dạ
dày trước khi ăn và làm tăng sự thèm ăn của bạn.

Chất diệt khuẩn: Tinh dầu chanh là một chất diệt khuẩn tốt. Nó có thể được sử
dụng trong điều trị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, thương hàn và tả, tất cả đều do vi
khuẩn gây ra [34].Giải nhiệt: Sốt gần như luôn luôn đi kèm với nhiễm trùng, như cảm
lạnh, nhiễm virus, nhiễm trùng do vi khuẩn và nhiễm khuẩn trên vết thương, suy gan,
thủy đậu, u nhọt, dị ứng và viêm khớp.

Cầm máu: Tác nhân làm ngừng xuất huyết bằng cách thúc đẩy đông máu hoặc
bằng cách co rút trong mạch máu được coi là một chất cầm máu. Tinh dầu chanh là
một chất cầm máu, nhờ khả năng hàn gắn, giúp giảm chảy máu bằng cách co rút các
mạch máu.

Phục hồi: Tinh dầu chanh là một chất phục hồi, giúp hồi phục sức khỏe và sức
bền cho hệ thống cơ quan cơ thể. Điều này khá giống với tác dụng của thuốc bổ và rất
27
tốt cho những người đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe sau khi trải qua bệnh
hoặc chấn thương.

Thuốc bổ: Tinh dầu chanh giúp thúc đẩy cơ bắp, mô và da cũng như các hệ
thống khác nhau hoạt động trong cơ thể, bao gồm các hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh,
tiêu hóa và bài tiết.

2.3. Các phương pháp chiết xuất

Tùy thuộc từng loại nguyên liệu và trạng thái của tinh dầu trong nguyên liệu mà
người ta dùng các phương pháp khác nhau để tách chúng.

Các phương pháp tinh dầu cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản như sau:

- Giữ cho tinh dầu thu được có mùi vị tự nhiên ban đầu.
- Qui trình chế biến để tinh dầu trong nguyên liệu, tổn thất tinh dầu trong quá
trình chế biến và hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu sau khi chế biến
(bã) càng thấp càng tốt.
- Chi phí đầu tư vào sản xuất là ít nhất.
2.3.1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
2.3.1.1. Nguyên tắc chung

Phương pháp lôi cuốn hơi nước dựa trên sự khuếch tán và lôi cuốn theo hơi
nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ
cao.

Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu
tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định. Ngay khi nguyên liệu
được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu bị vỡ và cho tinh dầu thoát tự do
ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi.

2.3.1.2. Phương pháp chưng cất hơi nước trực tiếp

28
Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiêt bị. Khi đun sôi, hơi nước bay ra sẽ
cuốn theo tinh dầu, sau đó hơi nước và tinh dầu dẫn qua hệ thống sinh hàn làm lạnh và
ngưng tụ rơi xuống bình chứa, ta sẽ thu được tinh dầu sau khi phân tách với nước.

Hình 2.4. Thiết bị chưng cất hơi nước trực tiếp

Ưu điểm: Quy trình kỹ thuật tương đối đơn giản. Thiết bị gọn, dễ chế tạo. Thời
gian tương đối nhanh.

Nhược điểm: Không có lợi đối với những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu
thấp. Chất lượng tinh dầu có thể bị ảnh hưởng nếu trong tinh dầu có những thành phần
dễ bị phân hủy. Không lấy được các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu (đó là
những chất định hương thiên nhiên rất có giá trị). Trong nước chưng luôn luôn có một
lượng tinh dầu tương đối lớn. Nguyên liệu dễ bị cháy, khét, di bị thiếu nước, bị dính
vào thành thiết bị.

2.3.1.3. Phương pháp chưng cất hơi nước gián tiếp

Phương pháp chưng cất gián tiếp sử dụng nồi bốc hơi riêng hoặc sử dụng chung
hệ thống hơi nước chung cho các thiết bị khác.

Để thu được tinh dầu với hiệu quả cao hơn, người ta cho hồi lưu lượng nước tự
do nhưng còn chứa một lượng khá lớn tinh dầu tan trong nước chưa tách ra được. Sau

29
đó tinh dầu được đem ra chưng cất phân đoạn ở áp suất thấp để nâng cao hàm lượng
các cấu tử cần thiết

Ưu điểm: Nhiên liệu không bị khô, khét. Màu sắc và chất lượng tinh dầu thu
được tốt hơn. Nâng cao hiệu suất tinh dầu. Dễ dàng điều chỉnh các thông số như lưu
lượng áp suất cho phù hợp với từng nguyên liệu.

Nhược điểm: Chỉ dung nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu cao, không sử dụng
được đối với nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp. Tiêu tốn một lượng nước ngưng
tụ lớn. Thiết bị phức tạp và đắt tiền.

2.3.1.4. Chưng cất cách thủy

Nguyên liệu và nước được đưa vào chung một thiết bị nhưng nguyên liệu không
tiếp xúc trực tiếp với nước mà được ngăn cách bằng một lớp vỉ. Hơi nước tử phần dưới
đi qua lớp vỉ, sau đó đi vào lớp nguyên liệu và kéo theo hơi tinh dầu đi ra thiết bị làm

lạnh.

Hình 2.5. Thiết bị chưng cất cách thủy

Ưu điểm: Nguyên liệu không bị cháy khét do khong tiếp xúc trực tiếp với đáy
nồi.

Nhược điểm: Phẩm chất của tinh dầu và việc điều khiển các thông số kỹ thuật
chưa được cải thiện đáng kể. Phương pháp đòi hỏi nhiều công lao động.

30
2.3.2. Phương pháp hòa tan bằng dung môi

Phương pháp hòa tan bằng dung môi thường được áp dụng để chiết tinh dầu
trong một số hoa (hoa Lài, hoa cam, hoa Hồng,…). Dung môi dung để hòa tan có thể
dùng những dung môi bay hơi (ete dầu, sulfurcaron, tetraclorurcarbon,…) hoặc dung
môi không bay hơi (mỡ bò, mỡ heo, dầu,…) tùy theo từng loại tinh dầu. Có 2 kỹ thuật
hòa tan là hòa tan nóng và hòa tan lạnh.

2.3.2.1. Kỹ thuật hòa tan nóng

Nguyên tắc: Cho nguyên liệu vào bình chứa dung môi hòa tan, giữ nhiệt độ ở
50-55oC, khuấy liên tục để tinh dầu tan hết vào dung môi. Sau đó, lấy nguyên liệu cũ
ra cho nguyên liệu mới vào, tiếp tục làm như vậy cho đến khi dung môi hòa tan bão
hòa tinh dầu. Phần dung môi còn chứa tinh dầu có thể dùng trực tiếp hoặc có thể tinh
chế lại bằng cách lắc với cồn cao đồ để chiết tinh dầu.

Phương pháp trích ly tinh dầu có hỗ trợ vi sóng:

Dưới tác dụng của vi sóng, nước trong các tế bào thực vật bị nóng lên, áp suất
bên trong tăng đột ngột làm các mô chứa tinh dầu bị vỡ ra. Tinh dầu thoát ra bên
ngoài, lôi cuốn theo hơi nước sang hệ thống ngưng tụ (phương pháp chưng cất hơi
nước) hoặc hòa tan vào dung môi hữu cơ đang bao phủ bên ngoài nguyên liệu (phương
pháp tẩm trích).

Lưu ý là mức độ chịu ảnh hưởng vi sóng của các loại mô tinh dầu không giống
nhau do kiến tạo của các loại mô khác nhau, ngay khi nguyên liệu được làm nhỏ. Kêt
quả này được phản ánh qua thời gian ly trích.

Ưu điểm: Hiệu suất chiết cao hơn so với một số phương pháp chiết thông
thường. Sản phẩm trích ly chất lượng tốt. Thời gian chiết nhanh.

Nhược điểm: Không áp dụng cho các phân tử không phân cực. Khó áp dụng
cho quy mô công nghiệp vì đầu tư cho thiết bị tạo vi sóng là không nhỏ để có đủ công
suất. Nhiệt độ sôi của các dung môi đạt được rất nhanh, có thể gây nổ.

2.3.2.2. Phương pháp hòa tan nguội

Phương pháp này tiếp hành tương tự như hòa tan nóng nhưng tiến hành ở nhiệt
độ phòng.

31
Ưu điểm: Tinh dầu sau khi tách vẫn giữ được mùi tự nhiên vì không chịu tác
dụng của nhiệt độ. Thành phần ít bị thay đổi do những hiện tượng ester hóa, xà phòng
hóa,.. xảy ra trong quá trình tách

Nhược điểm: Dung môi không những hòa tan tinh dầu mà còn hòa tan những
chất không thơm làm giảm mùi thơm tinh dầu.

2.3.2.3. Một số phương pháp tách chiết bằng dung môi dễ bay hơi
 Phương pháp chiết bằng hệ thống Soxhlet

Nguyên lý: dung môi tinh khiết khi đun nóng tới nhiệt độ đạt được điểm sôi sẽ
bốc hơi lên cao, hơi dung môi theo ống B lên cao đến bộ phận ngưng tụ, hơi dung môi
được làm lạnh, ngưng tụ thành thể lỏng, rớt xuống túi vải chứa bột nguyên liệu. Dung
môi ngấm vào nguyên liệu và chiết những chất hữu cơ nào có thể hòa tan vào dung
môi. Theo quá trình đun nóng, lượng dung môi rơi vào túi vải càng nhiều, mức dung
môi dâng lên cao trong ống D, và đồng thời cũng dâng cao trong ống E ( ống thông
nhau), đến mức cao nhất trong ống E, dung môi sẽ hút về bình cầu A, lực hút này sẽ
rút hết lượng dung môi tinh khiết là bốc hơi bay lên để tiếp tục quá trình chiết. Tiếp
tục cho đến khi chiết kiệt các chất trong bột nguyên liệu.

Hình 2.6. Hệ thống chiết Soxhlet

32
Ưu điểm: Tiết kiệm dung môi, chỉ một ít dung môi mà chiết kiệt nguyên liệu.
Không tốn các thao tác lọc và châm dung môi mới như các kỹ thuật khác. Chỉ cần cắm
điện, mở nước hoàn lưu là máy sẽ thực hiện sự chiết. Chiết kết hợp chất trong nguyên
liệu vì nguyên liệu luôn được liên tục chiết bằng dung môi tinh khiết.

Nhược điểm: Kích thước máy làm giới hạn nguyên liệu cần chiết. Trong các
quá trình chiết, các hợp chất chiết ra từ nguyên liệu được trữ lại trong bình A, nên
chúng luôn bị đun nóng ở nhiệt độ sôi của dung môi vì thế nếu có hợp chất nào kém
bền nhiệt có thể bị hư.

 Phương pháp chiết bằng hệ thống Kenedy

Nguyên tắc: Nguyên liệu đi qua cửa nạp liệu ở đầu thiết bị, còn dung môi đi
vào cửa nạp liệu ở cuối thiết bị. Nhờ chuyển động xoay của các cánh quạt đặt từ đầu
đến cuối thiết bị tạo lực đẩy nguyên liệu di chuyển về cuối thiết bị, còn dung môi và
nguyên liệu tiếp xúc với nhau, quá trình trích ly xảy ra. Nguyên liệu sau khi tiếp xúc
với dung môi và đi về phía cuối than thiết bị thì được thải bỏ ra ngoài theo cửa tháo
liệu, còn dịch trích ly thì đi về phía đầu than thiết bị và chảy vào bồn chứa.

Tốc độ của cánh quạt được điều chỉnh để nguyên liệu lưu lại thiết bị trong một
khoảng thời gian cần thiết và lưu lượng của dung môi cũng được điều chỉnh để dịch
trích đạt được nồng độ theo yêu cầu.

Tốc độ của cánh quạt được điều chỉnh để nguyên liệu lưu lại thiết bị trong một
khoảng thời gian cần thiết và lưu lượng của dung môi cũng được điều chỉnh để dịch
trích đạt được nồng độ theo yêu cầu.

2.3.2.4. Trích ly bằng dung môi không bay hơi

Nguyên tắc:

 Dựa vào tính chất có thể hòa tan trong chất béo động vật và thực vật của tinh
dầu, người ta ngâm nguyên liệu vào dầu động vật hoặc thực vật, tinh dầu sẽ
khuyếch tán qua màng tế bào, hòa tan vào dầu, sau đó tách riêng dầu để thu tinh
dầu.

 Ngâm nguyên liệu trong dầu thực chất là phương pháp trung gian giữa hấp thụ
và trích ly.

33
 Phương pháp ngâm chủ yếu sử dụng đối với những loại nguyên liệu dễ hỏng
như hoa.

 Kết quả quá trình tách tinh dầu phụ thuộc nhiều vào chất lượng dầu béo, do vậy
dầu béo phải đáp ứng các yêu cầu sau:

 Không mùi

 Độ nhớt tương đối thấp để tăng cường sự tiếp xúc với nguyên liệu

 Không tương tác với nguyên liệu

 Dễ tách lấy tinh dầu từ hoa

 Dung môi: chất béo động vật / thực vật (mỡ bò, mỡ lợn, vaselin, paraffin, dầu
oliu, dầu hạch nhân,…)

Quy trình:

Hình 2.7. Sơ đồ quy trình trích ly bằng dung môi không bay hơi

Ưu điểm: tinh dầu thu được ít tạp chất hơn.

Nhược điểm: rất thủ công, khó cơ giới hóa, chất béo dùng làm dung môi rất
khó bảo quản và chế biến, giá thành cao.

34
 Phương pháp này rất ít được sử dụng.

2.3.3. Phương pháp ép

Dễ chiết tinh dầu từ một số vỏ quả (chanh, cam, bưởi…) người ta thường dùng
phương pháp ép vỏ tươi.

Nguyên liệu được cắt nhỏ cho vào dụng cụ ép tay hoặc ép máy. Dịch thu được sau
khi ép thường vẫn đục và dần dần trong trở lại. Phần bã còn lại đem chưng cất để tận
dụng thu tinh dầu có chất lượng kém hơn.

Tinh dầu thu được ở phương pháp ép có mùi thơm dễ chịu hơn phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước, nhược điểm của phương pháp này là tinh dầu không được
chiết kiệt, thường bị vẫn đục vì còn lẫn các chất nhày, các mô và tạp chất khác do đó
thường phải tinh chế lại.

2.4. Tổng quan về phương pháp đáp ứng bề mặt

Phần mềm Design Expert được sử dụng để tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình chiết xuất tinh dầu.

Phương pháp đáp ứng bề mặt (Response surface methodology: RSM) được phát
triển từ những năm 50 của thế kỉ trước bởi nhà khoa học Box và đồng sự. Phương
pháp đáp ứng bề mặt bao gồm một nhóm các kĩ thuật toán học và thống kê dựa trên sự
phù hợp của mô hình thực nghiệm để các dữ liệu thực nghiệm thu được liên quan đến
thiết kế thí nghiệm [22]. Theo hướng mục tiêu này, các hàm đa thức bậc hai hay bậc
nhất được sử dụng để mô tả hệ nghiên cứu đó và khảo sát các điều kiện thực nghiệm
để tìm ra sự tối ưu. Ứng dụng kĩ thuật tối ưu RSM cần trải qua các bước sau:

 Lựa chọn các biến độc lập ảnh hưởng quan trọng tới hệ nghiên cứu trong phạm
vi giới hạn của nghiên cứu đó theo mục tiêu và kinh nghiệm của người nghiên cứu;
 Thiết kế thí nghiệm và tiến hành thực hiện các thí nghiệm đó theo một ma trận
đã vạch ra trước đó;
 Xử lý về mặt thống kê toán học các dữ liệu thực nghiệm thu được thông qua sự
tương thích của hàm đa thức;
 Đánh giá tính tương thích của mô hình;
 Xác minh tính khả thi và tính thiết yếu để tiến hành chuyển hướng sang ranh
giới tối ưu;
35
 Tiến hành thí nghiệm dựa trên kết quả tối ưu cho từng biến.

Ma trận thiết kế phức hợp trung tâm CCD được mô tả lần đầu tiên bởi hai nhà khoa
học Box và Wilson bao gồm các phần sau:

 Thiết kế thừa số phân đoạn trên các mức mã hóa: mức trung bình (0), mức thấp
(-1) và mức cao (+1);
 Thiết kế thêm các điểm nằm ngoài vùng phân đoạn, cách vị trí trung tâm (0)
một khoảng ;
 Biểu diễn các điểm trung tâm để đánh giá độ lặp lại của phương pháp.
2.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sử dụng tinh dầu vào lĩnh vực
làm đẹp và thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng gia tăng. Trong đó có rất nhiều
sản phẩm được phát triển từ các loại tinh dầu, phổ biến ở nước ta chính là tinh dầu từ
vỏ các loại trái cây họ Citrus (cam, chanh, quýt, bưởi..). Các loại trái cây họ Citrus hầu
như sử dụng được tất cả từ lá, múi và cả vỏ. Ngoài giá trị về thực phẩm thì các loại trái
cây họ Citrus còn có giá trị cực cao trong mỹ phẩm. Nghiên cứu về cây họ Citrus hiện
nay phổ biến, tập trung chủ yếu vào quy trình chiết tách, công dụng của tính dầu từ các
bộ phận từ cây hay các hoạt chất trong cây. Tác giả Garcia-Castello và cộng sự 2015
nghiên cứu về quá trính tối ưu hóa flavonoid trong vỏ bưởi bằng hổ trợ nhiệt và sóng
siêu âm, đồng thời dùng sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC tìm ra neoriocitrin,
narirutin, naringin, hesperidin và neohesperidin trong vỏ bưởi[19].

Quy trình công nghệ sản xuất tinh dầu từ các loài thực vật hay thảo mộc ngày
càng được chú trọng quan tâm, đặc biệt đối với nguyên liệu họ Citrus như: tác giả
Nguyễn Thị Minh Tú và cộng sự (2002) đã nghiên cứu về các thành phần dễ bay hơi
của tinh dầu bưởi, cam, quýt và vỏ chanh được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh,
phương pháp giữ lại được thành phần tự nhiên trong tinh dầu, tuy nhiên, cũng thu nhận
được các hợp chất không mong muốn trong quá trình ép như bụi bẩn, chất màu, dư
lượng hàm lượng thuốc trừ sâu trong nguyên liệu [8],… Năm 2006 nhóm tác giả
Nguyễn Thị Lan Phi (2006) tiếp tục đánh giá các hợp chất hương thơm đặc trưng của
tinh dầu vỏ Citrus: tinh dầu từ vỏ bưởi có 60 hợp chất đã được xác định và định lượng,

36
chiếm 94,08% trong tổng số các thành phần tinh dầu từ vỏ, bao gồm limonene
(80,68%), terpinene (5,30%), myrcene (2,25%) và α-pinene (1,30%) [9].

Phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM) và phương pháp hổ trợ bằng vi sóng gần
dây được lựa chọn để trích xuất và tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng dầu
bưởi. Dầu bưởi có năng suất tối ưu là 4,5% khi được chiết với tỷ lệ nước và vỏ là
3,119: 1 (ml / g) cho thời gian chiết là 117,336 (phút) ở công suất vi sóng 403.115 (W)
với độ tin cậy cao (R2 = 0.9831) [20]. Một nghiên cứu khác về kỹ thuật chiết tách bằng
vi sóng được áp dụng để chiết xuất tinh dầu từ Việt Nam Citrus aurantifolia (Quả
chanh). Ở thí nghiệm này các điều kiện tối ưu để chiết xuất tinh dầu chanh có hỗ trợ vi
sóng được xác định bằng phương pháp đáp ứng bề mặt. Một thiết kế tổng hợp trung
tâm (CCD) đã được sử dụng để ước tính ảnh hưởng của ba biến độc lập nguyên liệu
thực vật đến thời gian khai thác (B: 30, 60, 90 phút), công suất vi sóng (C: 300, 450,
600 W), và tỷ lệ dung môi (A: 2, 3, 4 mL / g). Và về năng suất chiết xuất của quả
chanh dầu. Điều kiện chiết xuất tối ưu của tinh dầu chanh là nguyên liệu thực vật với
tỷ lệ dung môi 2,80 mL/g, thời gian chiết 63,29 phút và công suất vi sóng 477,82W.
Hiệu suất tinh dầu tối đa là 2,427% [17].

2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Với nền khoa học phát triển của thế giới, không chỉ dừng lại ở các ứng dụng
trong thực phẩm mỹ phẩm họ đã hướng sâu hơn đến việc nghiên cứu các hợp chất
thơm chứa trong tinh dầu bưởi để đưa vào các ứng dụng thực tiễn [21] ngoài ra tìm
được hợp chất D-limonene có trong vỏ bưởi, cam và các chất chống oxy hóa khác có
trong tinh dầu được sử dụng rất nhiều trong y học như một chất chống ung thư [25].
Bên cạnh đó, các chất trong tinh dầu họ Citrus tiêu biểu là Limonene còn có tính
kháng khuẩn và kháng virus cực tốt, điều này được ứng dụng nhiều trong các sản
phẩm diệt khuẩn.

Hiện nay phương pháp chiết xuất vi sóng được đánh giá cao trong quá trình
nghiên cứu bởi sự cải thiện về cả hiệu suất và thời gian, mang lại lợi ích tối đa trong
quá trình chiết xuất. Năm 2011 tác giả Uysal và cộng sự [26] nghiên cứu về thành
phần hóa học của tinh dầu bằng chiết xuất vi sóng không dung môi (SFME) và
hydrodistillation (HD) từ vỏ bưởi (Citrus Paradisi. L) được phân tích bằng khí sắc ký⁄
khối phổ (GC ⁄MS). Tổng cộng, 25 thành phần đã được xác định trong tinh dầu.
37
Limonene được quan sát là chiếm ưu thế (91,5–88,6%) đối với hai phương pháp chiết
xuất, SFME và HD, tương ứng. b-Pinene (0,8–1,2%), linalool (1,1–0,7%), a-terpinene
(0,7–1,0%) và chất phụ khác các thành phần cũng được phát hiện. Phương pháp
khuếch tán đĩa được áp dụng để xác định các đặc tính kháng khuẩn của EO. Kết quả
cho thấy EO của vỏ bưởi có hoạt tính kháng khuẩn rộng chống lại Staphylococcus
aureus, Enterococcus faecalis, Staphylococcus epidermidis, Escherichia coli,
Salmonella typhimurium, Serratia marcescens và Proteus vulgaris, với các vùng ức
chế của chúng từ 11 đến 53 mm. Ngoài ra, nghiên cứu của Hilali cho thấy trong trái
bưởi có chứa hàm lượng lớn pectin [28]...diệt amip) naringin [11] (một loại glucozid),
men tiêu hoá peroxydaza và amylaza, đường ramoza, vitamin A và C [12],... có thể
dùng để kháng khuẩn (giảm độc trực khuẩn lao, tụ cầu vàng, phế cầu, có khả năng tiêu
diệt amip).

Với mục đích tối ưu hóa chiết xuất D-limonene từ vỏ chanh. Hexan được sử
dụng làm dung môi ở áp suất cao và nhiệt độ và ảnh hưởng của thời gian chiết, nhiệt
độ-áp suất và tỷ lệ chất nền / dung môi (M) lên năng suất của D-limonene. Năng suất
cao nhất đạt được khi chiết xuất với M = 1: 15 ở 150 ° C trong 30 phút (3,56%). Hơn
nữa, phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM) đã được sử dụng và kết quả thực nghiệm là
một phương trình đa thức bậc hai. Tác động của việc tiền xử lý sấy khô và kích thước
hạt cũng được đánh giá trong công trình này. Hiệu quả của cải tiến này phương pháp
chiết xuất tinh dầu cam quýt - và đặc biệt là D-limonene đã được đánh giá và so với
chiết xuất Soxhlet thông thường. Áp suất cao - chiết xuất nhiệt độ cao (HPTE) của D-
limonene từ vỏ chanh tốt hơn so với chiết xuất Soxhlet ngay cả với tỉ lệ 1:4 về mặt tiết
kiệm năng lượng (0,6 kWh so với 2,5 kWh), thời gian chiết (30 phút so với 4 giờ) và
năng suất sản phẩm (2,97% so với 0,95%) [25].

Năm 2012 tác giả Kehai Liu và cộng sự đã nghiên cứu về hoạt tính kháng
khuẩn của các hợp chất trong tinh dầu cam ngọt cho thấy rằng sản phẩm 1 (82.25%
valencene), sản phẩm 2 (73.36% decanal), sản phẩm 3 (78.12% octanal), và sản phẩm
4 (90.61% linalool) được cô lập ra khỏi tinh dầu cam ngọt bằng phương pháp chưng
cất phân tử và sắc khí cột. Sự kháng oxi hóa của tinh dầu cam cùng các sản phẩmđược
khảo sát bằng 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl. Sự kháng vi trùng được khảo sát nhằm
mục đích đánh giá hiệu lực kháng vi sinh vật của các sản phẩm đó. Các kết quả chỉ ra
rằng tinh dầu cam ngọt, sản phẩm 2 (73.36% decanal), sản phẩm 3 (78.12% octanal),
38
và sản phẩm 4 (90.61% linalool) có khả năng ngăn và diệt các vi sinh vật test (trừ
Penicillium citrinum). Valencene thì không thể hiện khả năng ngăn khuẩn.
Saccharomyces cerivisiae thì nhạy cảm hơn với tinh dầu cam thô (nồng độ ức chế tối
thiểu là 6.25 µL/mL). Độc tính được thẩm định lên tế bào Hela bằng 3-(4,5-dimethyl-
thiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium bromide [13].

Phương pháp chiết xuất tinh dầu gỗ đàn hương (Santalum album L.) sử dụng kỹ
thuật hỗ trợ vi sóng kết hợp tối ưu hóa bằng phần mềm đáp ứng bề mặt đã được công
bố bởi tác giả H. S. Kusuma và M. Mahfud vào năm [18]. Các điều kiện tối ưu để chiết
xuất dầu đàn hương có sự hỗ trợ của vi sóng đã được xác định bằng phương pháp đáp
ứng bề mặt. Một thiết kế tổng hợp trung tâm (CCD) đã được áp dụng để đánh giá tác
động của ba các biến độc lập (công suất vi sóng (A: 400–800 W), nguyên liệu thực vật
với tỷ lệ dung môi (B: 0,10–0,20 g mL-1) và thời gian chiết xuất (C: 40–120 phút))
vào sản lượng khai thác của dầu đàn hương. Phân tích mối tương quan của mô hình
hồi quy toán học chỉ ra rằng mô hình đa thức bậc hai có thể được sử dụng để tối ưu
hóa chiết xuất dầu đàn hương bằng lò vi sóng. Các điều kiện khai thác tối ưu của dầu
gỗ đàn hương là công suất vi sóng 558.071W, nguyên liệu thực vật với tỷ lệ dung môi
0,100274 g mL-1 và thời gian chiết 101,688 phút. Giá trị lớn nhất lượng dầu đàn
hương là 0,655534 g/100g trọng lượng khô trong các điều kiện tối ưu này.

Luận giải đề tài

Thật vậy, hiện nay các quy trình chế biến công nghiệp chỉ tiêu thụ thịt quả với
với cây họ Citrus nói chung, khó có thể giải quyết một số lượng lớn phụ phẩm từ chế
biến từ vỏ của loại nông sản này. Phương pháp sản xuất tinh dầu từ vỏ trái cây được đề
xuất cho thấy tính khả thi trong việc xử lý phụ phẩm.

Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đã ra đời từ rất lâu, tuy nhiên, vẫn
còn sử dụng đến ngày nay do những thông số của quá trình chiết xuất gắn liền với thực
tế, các quá trình sản xuất tinh dầu thực nghiệm cũng như phương pháp xanh trong
chiết xuất. Quá trình tối ưu hóa sử dụng phần mềm RSM là cần thiết để quá trình có
thể mang lại hiệu quả kinh tế và hàm lượng học thuật lớn.

Hơn nữa, quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh, chanh không hạt và cam
sành cần thiết để giải quyết lượng phụ phẩm đã nêu trước đó, bộ cơ sở dữ liệu về tinh
dầu họ Citrus cái mà hiện nay vẫn còn hạn chế. Với các lý do trên đề tài “Nghiên cứu
39
tối ưu hóa quy trình chưng cất tinh dầu từ vỏ trái cây họ Citrus” được thực hiện. Đề tài
cung cấp cái nhìn tổng quan cho các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp và cơ sở sản
suất về sự tương quan của các yếu tố trong quá trình chiết xuất và kiểm soát quá trình
để đạt hiệu suất và lợi ích tối đa. Ngoài ra, thành phần hóa học của tinh dầu cũng được
phân tích để khai thác tiềm năng của các loại tinh dầu có thể ứng dụng vào các sản
phẩm thực phẩm, đa dạng hơn trong ngành mỹ phẩm, dược phẩm và các sản phẩm tẩy
rửa gia dụng… nâng cao giá trị kinh tế của cây ăn trái có múi.

40
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Địa điểm, thời gian, chỉ tiêu theo dõi

Đề tài “Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình chưng cất tinh dầu vỏ trái cây họ Citrus”
được thực hiện tại phòng thí nghiệm Viện Kỹ thuật Công nghệ cao - Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành

Thời gian thực hiện: tháng 9/2020 – 6/2021.

3.2. Đối tượng nghiên cứu và các hóa chất, dụng cụ thiết bị
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Vỏ trái cây họ Citrus vùng ĐBSCL khảo sát gồm 03 loại như sau:

 Bưởi da xanh (Citrus maximax),


 Cam sành (Citrus sinensis),
 Chanh không hạt (Citrus latifolia)

Nguyên liệu được chọn đáp ứng các điều kiện sau:

 Nguồn liệu thí nghiệm được sử dụng cùng địa lý, nguyên liệu loại I, II (tỉnh
Bến Tre).
 Lựa chọn nguyên liệu ở cùng độ tuổi thu hoạch để đạt hiệu suất ổn định
trong quá trình chiết xuất tinh dầu.
 Chọn vỏ tươi (vừa xử lý, ẩm >60%) và được bảo quản lạnh. Bảo quản tối đa
2 ngày, vỏ bưởi héo, cũ lượng tinh dầu sẽ bị thất thoát, sẽ dẫn đến sai số
trong quá trình.
3.2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị

Bảng 3.1. Các hóa chất sử dụng

ST Tên hóa chất Nhà sản xuất


T

1 Sodium sulfate anhydrous (Na2SO4) Việt Nam

2 Nước cất (H2O) Việt Nam

41
3 Dầu Parafin Việt Nam

Bảng 3.2. Các dụng cụ thí nghiệm

STT Tên dụng cụ Nhà sản xuất

1 Bình cầu đáy tròn Đức

2 Thiết bị sinh hàn Đức

3 Nhánh chiết Cleveger Đức

4 Bercher Ấn Độ

5 Giá đỡ Trung Quốc

6 Kẹp sắt Trung Quốc

7 Dây dẫn nhựa Việt Nam

Bảng 3.3. Các thiết bị sử dụng

STT Tên thiết bị Hãng

1 Bếp nhiệt DAIHAN Scientific

2 Máy xay sinh tố Sunhouse

3 Cân sấy ẩm Ohaus

4 Cân phân tích Ohaus

3.3. Mục tiêu nghiên cứu


3.3.1. Mục tiêu chung

Xây dựng thành công quy trình công nghệ của quá trình chiết tách tinh dầu từ
nguồn nguyên liệu vỏ trái cây họ Citrus vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: bưởi da
xanh (Citrus maximax), chanh không hạt (Citrus latifolia) và cam sành (Citrus

42
sinensis); đồng thời đánh giá thành phần hóa học của các loại tinh dầu khu vực
ĐBSCL.

3.3.2. Mục tiêu cụ thể


 Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất
 Xây dựng quy trình tối ưu hóa quá trình chiết xuất
 Đánh giá thành phần hóa học của tinh dầu
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Quy trình công nghệ chiết tách tinh dầu họ Citrus

Quy trình chiết tách tinh dầu Citrus (vỏ bưởi, vỏ cam, vỏ chanh) bằng phương
pháp chưng cất trực tiếp với nước theo sơ đồ hình 3.5.

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình chiết tách tinh dầu

Thuyết minh quy trình:

Quy trình chưng cất tinh dầu vỏ Citrus được thể hiện trong hình 1.

Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu như: bưởi da xanh, cam sành, chanh không hạt.
Nguyên liệu sau khi được vận chuyển đến phòng thí nghiệm, tiến hành xử lý sơ bộ:
43
loại bỏ bụi bẩn, gọt vỏ và loại vỏ phần hư hỏng. Tiếp theo là xử lý kích thước, sử dụng
vỏ xanh để thí nghiệm, hạn chế tối đa phần vỏ trắng, sau đó đi vào khảo sát đến các
kích thước thí nghiệm để đưa ra kích thước tối ưu chạy xuyên suốt quá trình thì
nghiệm. Khảo sát 5 mức kích thước, 2 x 2 (cm 2), 1.5 x 1.5 (cm2), 1 x 1 (cm2), 0.5 x 0.5
(cm2) và kích thước xay nhuyễn.

Sau khi cho lượng nước và nguyên liệu khảo sát vào bình cầu, tiến hành lắp
bình cầu vào hệ thống sinh hàn thông qua nhánh chiết Clevenger. Hệ thống được gia
nhiệt bằng bếp, truyền qua một lớp dầu tải (hỗ trợ của dầu Parafin) đi qua bình cầu làm
nóng dần hỗn hợp nước và nguyên liệu trong bình cầu. Thời gian chưng cất được tính
từ thời điểm bắt đầu gia nhiệt. Hỗn hợp tinh dầu và nước sau khi đi qua thiết bị ngưng
tụ thu được tinh dầu.

Tinh dầu lấy ra từ nhánh chiết sẽ bị lẫn nước ngưng vào đó, nước ngưng và tinh
dầu có thể tách lớp một cách dễ dàng nhận thấy. Sau đó dùng Na 2SO4 để ngậm nước và
tách hoàn toàn nước ra khỏi tinh dầu để thu được tinh dầu tinh khiết.

3.4.2. Thí nghiệm sơ bộ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng
cất
3.4.2.1. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến hiệu suất tinh dầu
trong quá trình chưng cất

Mục đích: Tìm ra điều kiện phù hợp cho quá trình chưng cất đạt hiệu suất tốt
nhất.

Yếu tố cố định: Nhiệt độ: 130oC, tỉ lệ nước-nguyên liệu 3:1 mL/g, thời gian 120
- 150 phút;

Yếu tố khảo sát: Kích thước nguyên liệu: 2x2 cm2, 1.5x1.5 cm2, 1x1 cm2,
0.5x0.5 cm2 và xay nhuyễn.

Tiến hành thí nghiệm:

Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiễn các nhân tố và 3 lần lặp lại

100g nguyên liệu đã xử lý kích thước (khảo sát), tiến hành chưng cất ở tỉ lệ
nước - nguyên liệu cố định, nhiệt độ cố định trong 90 phút tính từ khi có giọt tinh dầu
đầu tiên trong quá trình chưng cất.

44
Chỉ tiêu đánh giá: Hàm lượng tinh dầu (ml/100g)

Lưu ý: mẫu phải xác định độ ẩm trước khi chưng cất để đảm bảo đồng nhất mẫu
trong thí nghiệm.

Mẫu xử lý kích thước được thực nghiệm như sau:

Đối với nguyên liệu bưởi da xanh

Hình 3.2. Kích thước 2x2 và 1.5x1.5 (cm2)

Hình 3.3. Kích thước 1x1 và 0.5x0.5 (cm2)

45
Hình 3.4. Xay nhuyễn

Đối với nguyên liệu cam sành

Hình 3.5. Kích thước 2x2 và 1.5x1.5 (cm2)

46
Hình 3.6. Kích thước 1x1 và 0.5x0.5 (cm2)

Hình 3.7. Kích thước xay nhuyễn


47
Đối với nguyên liệu chanh không hạt

Hình 3.8. Kích thước 2x2 và 1.5x1.5 (cm2)

Hình 3.9. Kích thước 1x1 và 0.5x0.5 (cm2)

48
Hình 3.10. Kích thước xay nhuyễn

3.4.2.2. Yếu tố tỉ lệ nguyên liệu - nước song song yếu tố thời gian

Mục đích: Tìm ra điều kiện phù hợp cho quá trình chưng cất đạt hiệu suất tốt
nhất.

Yếu tố cố định: Nhiệt độ: 140oC, kích thước xay nhuyễn.

Yếu tố khảo sát: Tỉ lệ nguyên liệu – nước: 1:2, 1:3, 1:4, 1:5, 1:6. Thời gian

Tiến hành thí nghiệm:

Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiễn các nhân tố và 3 lần lặp lại

100g nguyên liệu đã xử lý kích thước xay nhuyễn, tiến hành chưng cất ở tỉ lệ
nước - nguyên liệu (khảo sát), nhiệt độ cố định và khảo sát song song với yếu tố thời
gian. Sau mỗi 10 phút sẽ đo thể tích tinh dầu một lần kể từ lúc có giọt tinh dầu đầu
tiên.

49
Lưu ý: mẫu phải xác định độ ẩm trước khi chưng cất để đảm bảo đồng nhất mẫu
trong thí nghiệm.

Chỉ tiêu đánh giá: Hàm lượng tinh dầu (ml/100g)


3.4.2.3. Yếu tố nhiệt độ song song yếu tố thời gian

Mục đích: Tìm ra điều kiện phù hợp cho quá trình chưng cất đạt hiệu suất tốt
nhất.

Yếu tố cố định: Tỉ lệ nguyên liệu – nước: 1:3, kích thước xay nhuyễn.

Yếu tố khảo sát: Nhiệt độ: 120, 130, 140, 150, 160oC. Thời gian

Tiến hành thí nghiệm:

Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiễn các nhân tố và 3 lần lặp lại

100g nguyên liệu đã xử lý kích thước xay nhuyễn, tiến hành chưng cất ở tỉ lệ
nước - nguyên liệu cố định, nhiệt độ (khảo sát) và khảo sát song song với yếu tố thời
gian. Sau mỗi 10 phút sẽ đo thể tích tinh dầu một lần kể từ lúc có giọt tinh dầu đầu
tiên.

Lưu ý: mẫu phải xác định độ ẩm trước khi chưng cất để đảm bảo đồng nhất mẫu
trong thí nghiệm.

Chỉ tiêu đánh giá: Hàm lượng tinh dầu (ml/100g)

3.4.2.4. Thời gian chiết xuấtchưng cất

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất quá trình: 30, 60, 90, 120, 150
phút.

Yếu tố cố định.

Yếu tố thay đổi.

Tiến hành thí nghiệm: 100g nguyên liệu đã xử lý kích thước, tiến hành chưng
cất ở tỉ lệ nước-nguyên liệu cố định, nhiệt đã cố định, trong thời gian khảo tính từ khi
gia nhiệt cho quá trình chưng cất.

Lưu ý: mẫu phải xác định độ ẩm trước khi chưng cất để đảm bảo đồng nhất mẫu
trong thí nghiệm.

Chỉ tiêu đánh giá: Hàm lượng tinh dầu (mL/100g)


50
3.4.3. Tối ưu hóa bằng RSM

Sau khi có được bộ dữ liệu về các thí nghiệm khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu suất tinh dầu, ta sẽ tiến đến thực hiện tối ưu hóa các yếu tố bằng phần mềm
Design Expert để đưa ra hệ dữ liệu phù hợp nhất, cho ra hiệu suất tinh dầu cao nhất
cho cả quá trình.

Phương pháp sử dụng mô hình kết hợp với một số thí nghiệm ở tâm là những
thông số tối ưu tìm được dựa vào các thí nghiệm ở trên và một số thí nghiệm cánh tay
đòn xoay xung quanh tâm.

Xây dựng phương trình hồi quy bậc hai với hàm mục tiêu hàm mục tiêu Y là
hàm lượng các hoạt chất sinh học thay đổi theo các yếu tố ảnh hưởng là các biến Xi.

Mô hình đơn giản nhất sử dụng trong RSM là hàm tuyến tính được biểu diễn

theo phương trình sau:

Trong đó, là hằng số, k là số các biến số độc lập của mô hình, là các hệ số

góc, là các biến, là số dư liên quan đến các thí nghiệm. Tuy nhiên, mô hình

thường gặp trong RSM là hàm đa thức bậc hai:

Trong đó, là hệ số hồi quy của các biến số tương tác và . Để đánh giá
sự tương tác giữa các biến số trong phương trình (6), mô hình thiết kế thí nghiệm phải
đảm bảo tất cả các biến được khảo sát ở ba mức độ thừa số (factor level) là mức trung
bình (0), mức thấp (–1) và mức cao (+1). Các kiểu thiết kế thí nghiệm đối xứng bậc
hai thường gặp là thiết kế phức hợp trung tâm CCD (Central Composite Design), thiết
kế Box–Behnken và thiết kế Doehlert. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng
thiết kế phức hợp trung tâm CCD cho mô hình thiết kế thí nghiệm các biến độc lập.

Mã hóa các biến tỉ lệ, nhiệt độ, thời gian thành A, B, C ta được bảng sau:

Bảng 3.4. Bảng ma trận các biến mã hóa và biến thực nghiệm (đối với nguyên liệu
bưởi da xanh).

51
Hàm lượng
Biến mã hóa Biến thực tinh dầu
STT (mL/100g)

A B C X1 X2 X3

1 -1 -1 -1 2 120 90

2 +1 -1 -1 4 120 90

3 -1 +1 -1 2 140 90

4 +1 +1 -1 4 140 90

5 -1 -1 +1 2 120 150

6 +1 -1 +1 4 120 150

7 -1 +1 +1 2 140 150

8 +1 +1 +1 4 140 150

9 -α 0 0 1.31821 130 120

10 +α 0 0 4.68179 130 120

11 0 -α 0 3 113.182 120

12 0 +α 0 3 146.818 120

13 0 0 -α 3 130 69.5462

14 0 0 +α 3 130 170.454

15 0 0 0 3 130 120

16 0 0 0 3 130 120

17 0 0 0 3 130 120

52
18 0 0 0 3 130 120

19 0 0 0 3 130 120

20 0 0 0 3 130 120

3.5. Phương pháp phân tích


3.5.1. Phương pháp xác định hàm ẩm

Độ ẩm trong nguyên liệu tính theo:

% ẩm = [(m1 – m2)*100]/m1

Trong đó:

m1 (g): khối lượng nguyên liệu ban đầu,

m2 (g): khối lượng nguyên liệu sau sấy.

3.5.2. Phương pháp xác định hàm lượng tinh dầu:

- Nguyên tắc: Sử dụng nước trực tiếp để khuếch tán tinh dầu từ nguyên liệu và
sử dụng hơi nước để lôi cuốn tinh dầu

- Công thức:

Y=( ) × 100%

Trong đó:

Y (mL/100g): Hàm lượng tinh dầu,

V (mL): thể tích tinh dầu thu được,

m (g): khối lượng nguyên liệu.

3.5.3. Phương pháp phân tích GC-MS

Xác định thành phần hóa học của sản phẩm tinh dầu bằng phương pháp sắc kí
khí khối phổ GC-MS. Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS_Gas Chromatography Mass
Spectometry) là một trong những phương pháp sắc ký hiện đại nhất hiện nay với độ
nhạy và độ đặc hiệu cao và được sử dụng trong các nghiên cứu và phân tích kết hợp.
53
Tên thiết bị: GC Agilent 7890N, MS 5973 với cột HP5-MS, cột áp suất 9.3 psi.

Điều kiện thực hiện: khí He, tốc độ dòng chảy 1,0 ml/phút, chia 1:100 dòng, thể
tích tiêm 1ul, nhiệt độ 250oC. Nhiệt độ lò ban đầu ở 50 oC trong 2 phút, sau đó tăng lên
80oC ở 2oC/phút và chúng tăng lên 150oC ở 5oC/phút. Tiếp tục tăng lên 200oC ở
10oC/phút và tăng lên 300oC ở 20oC/phút trong 5 phút.

Thành phần tinh dầu được xác định như sau: Xác định thời gian lưu của các
chất trên GC giống thời gian lưu của những chất đã biết trước Đối chiếu phổ khối
lượng thu được với phổ gốc trong thư viện NIST, từ đó định danh các cấu tử có trong
tinh dầu vỏ Citrus.

3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả các thí nghiệm được lặp lại ba lần và được trình bày dưới dạng độ lệch
chuẩn. Độ lệch chuẩn của kết quả và đồ thị ảnh hưởng được xử lý bằng Microsoft
Excel. Design-Expert 11 được sử dụng để tối ưu hóa quá trình thực nghiệm và vẽ biểu
đồ tương quan ảnh hưởng của các yếu tố.

54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bố sung Chuẩn hóa nguyên lieu, khảo sát đặc tính hóa lý của nguyên liệu

4.1. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh
4.1.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình chiết xuất

Kích thước
3.5
3.1
Ham lượng tinh dầu (mL/100g)

2.5

2
1.5
1.5

1 0.85 0.9 0.8

0.5

0
Xay nhuyễn 0.5x0.5 (cm2) 1x1 (cm2) 1.5x1.5 (cm2) 2x2 (cm2)
Kích thước nguyên liệu

Hình 4.1. Ảnh hưởng của kích thước đến quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da
xanh

Trong số các thông số ảnh hưởng đến quá trình chưng cất, kích thước nguyên liệu
được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính, nó được hiểu như khả năng tiếp
xúc của nguyên liệu và dung môi. Kích thước từ xay nhuyễn đến 2x2 cm 2 được đại
diện để thể hiện mức ảnh hưởng của yếu tố này. Các điều kiện khác như nhiệt độ
130oC, tỉ lệ nước – nguyên liệu 3:1 (mL/g)và thời gian 120 phút được giữ cố định
trong các thí nghiệm. Các mẫu được xử lý ở độ ẩm trung bình là 73,29%.

Như thể hiện trong hình 4.1, hàm lượng tinh dầu thấp nhất tại kích thước 2x2 cm 2
và đạt tối đa thu được ở kích thước xay nhuyễn. Sau 120 phút, khi kích thước giảm từ
2x2 cm2 xuống xay nhuyễn, hiệu suất thu được cải thiện từ 0,8 mL/100g lên mức cao
nhất 3,1 (mL/100g). Ngoài ra, hiệu suất thu được ở kích thước 0,5x0,5, 1x1, 1,5x1,5
cm2 có cùng xu hướng, kích thước càng nhỏ thu được lượng tinh dầu cao hơn (1.5
mL/100g đối với kích thước 0,5x0,5 cm2, 0,85 mL/100g với kích thước 1x1 cm2 và 0,9
mL/100g với 1,5x1,5 cm2). Thật vậy, xay nhuyễn nguyên liệu là kích thước tối ưu cho
phần khảo sát này, lượng tinh dầu sẽ đạt cao nhất (3,1 mL/100g), chênh lệch lớn so với

55
4 kích thước còn lại với độ lệch chuẩn của các thí nghiệm lặp lại ở kích thước xay
nhuyễn cũng thấp. Hàm lượng tinh dầu ở thí nghiệm khảo sát kích thước xay nhuyễn
đạt hiệu suất cao vì khi xay nhuyễn bề mặt nguyên liệu nhỏ, hơi nước dễ tiếp xúc và
giúp cho tinh dầu dễ thoát ra khỏi túi tinh dầu hơn so với các kích thước lớn. Mặt khác
khi xay nhuyễn sẽ làm phá vỡ lượng lớn túi tinh dầu, tạo điều kiện cho tinh dầu dễ
thoát ra hơn. Vì vậy, kích thước xay nhuyễn được chọn để khảo sát các thí nghiệm tiếp
theo.

Tỉ lệ nước - nguyên liệu


3.5 3.19194501
Hàm lượng tinh dầu (mL/100g)

2.93652774 2.8351968
3
2.6109898
2.5

1.5

0.5

0
2:1 mL/g 3:1 mL/g 4:1 mL/g 5:1 mL/g
Tỉ lệ nước - nguyên liệu (mL/g)

Hình 4.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ nước – nguyên liệu đến quá trình chiết xuất tinh dầu
bưởi da xanh

Một thông số quan trọng khác ảnh hưởng đến quá trình chưng cất trực tiếp với
nước là tỉ lệ nước và nguyên liệu, nó là lượng nước trên lượng vỏ bưởi. Dựa trên các
nghiên cứu trước đây về các loại tinh dầu của vỏ trái cây như: quả cam [31], quả tắc
[32], quả chanh [33] tỉ lệ tốt nhất thường là 3:1 mL/g, phạm vi tỷ lệ cho các thí nghiệm
đã được xác định bao gồm giá trị được đề cập ở trên. Mặt khác, các tỷ lệ thí nghiệm
giới hạn dưới và trên (2:1 và 5:1 mL/g) đã được chọn để nước bao phủ mẫu để bảo vệ
nó khỏi bị cháy nhưng vẫn không làm tràn bình. Các thí nghiệm được thực hiện ở các
tỷ lệ khác nhau, bao gồm 2:1, 3:1, 4:1, 5:1 mL/g) và trong khoảng thời gian chưng cất
khác nhau. Các điều kiện khác như nhiệt độ 130 oC và thời gian chiết xuất 120 phút
được giữ cố định trong các thí nghiệm.

Như thể hiện trong hình 4.2, hàm lượng tinh dầu thu được tăng khi tăng lượng
nước tức tăng từ tỉ lệ 2:1 lên 3:1, nhưng khi tiếp tục tăng lượng nước (lên tỉ lệ 4:1 và
56
5:1) thì hàm lượng tinh dầu thu được có xu hướng giảm dần, Theo biểu đồ hình 4.2 thì
hàm lượng tinh dầu thu được ở mức tỉ lệ 3:1 là cao nhất (3,2 mL/100g). Điều này có
thể được giải thích là khi ta gia nhiệt hỗn hợp vỏ bưởi xay nhuyễn và nước, nước sẽ
thẩm thấu qua màng tế bào và xâm nhập vào bên trong các tế bào chứa tinh dầu làm
chúng trương phồng lên, đến một lúc nào đó túi tinh dầu sẽ bị phá vỡ và giải phóng
tinh dầu ra ngoài [29]. Khi tỉ lệ nước và tinh dầu nhỏ, có nghĩa là lượng nước sử dụng
ít sẽ không đủ để hòa tan lượng chất keo có trên màng tế bào làm giảm tốc độ thẩm
thấu của hơi nước và độ khuếch tán của tinh dầu. Mặt khác, khi lượng nước sử dụng
quá ít thì áp lực tạo ra không đủ để phá vỡ hoàn toàn các túi tinh dầu cũng như không
tạo đủ lượng hơi cần thiết để lôi cuốn tinh dầu ra khỏi hỗn hợp. Đây là lý do vì sao
hiệu suất trích ly tinh dầu ở mức tỉ lệ 2:1 lại thấp hơn so với 3:1. Ngược lại, khi tỷ lệ
nước – nguyên liệu quá cao thì các cấu tử có tính phân cực trong tinh dầu sẽ hòa tan
vào nước làm tổn hao tinh dầu thu được làm giảm hiệu suất trích ly. Muốn trích ly
được toàn bộ tinh dầu có trong vỏ bưởi thì phải tăng thời gian trích ly, do đó khảo sát
ảnh hưởng của thời gian chưng cất sẽ được tiến hành trong các thí nghiệm tiếp theo.
Do đó, tỷ lệ tối ưu của nguyên liệu và dung môi cho các nghiên cứu tiếp theo được
chọn là 3:1 mL/g

Nhiệt độ
3.5 3.317159 3.22182715
3.18808353
Hàm lượng tinh dầu (mL/100g)

3
2.498793
2.5

1.5

0.5

0
120oC 130oC 140oC 150oC
Nhiệt độ (oC)

Hình 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ dầu đến quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da
xanh

Một thông số quan trọng khác ảnh hưởng đến quá trình chưng cất trực tiếp với
nước là nhiệt độ chưng cất, thông số này được hiểu như tốc độ chưng cất. Đó là lượng
57
nhiệt tác động lên hệ thống, đến trạng thái bão hòa, nước không còn tăng nhiệt độ sẽ
bay hơi và ngưng tụ lượng nước tùy thuộc vào lượng nhiệt được cung cấp, được hỗ trợ
bởi dầu tải nhiệt. Nhiệt độ từ 120oC, 130oC, 140oC và 150oC được đại diện để thể hiện
mức ảnh hưởng của yếu tố này. Phạm vi nhiệt độ được báo cáo trong mỗi thí nghiệm
đảm bảo đủ nhiệt làm bay hơi nước mà không ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu cũng
như trong phạm vi vận hành của các thiết bị quy mô pilot, quy mô sản xuất (Hình 4.3).
Các điều kiện khác như tỉ lệ nước – nguyên liệu 3:1 (mL/g) và thời gian 120 phút được
giữ cố định trong các thí nghiệm. Các mẫu được xử lý ở độ ẩm trung bình là 73,29%. .

Hình 4.3 cho thấy các mức nhiệt 140 và 150oC hàm lượng tinh dầu thu được gần
như giống nhau, ở thí nghiệm khảo sát 120oC hàm lượng tinh dầu thu được là thấp hơn
nhiều so với các mức nhiệt cao hơn. Lượng tinh dầu thu được cao nhất là ở mức nhiệt
130oC (3,32 mL/100g). Dưới sự tác động của nhiệt độ dẫn đến sự linh động của các
cấu tử tăng lên, các cấu tử trong hỗn hợp sẽ chuyển động hỗn loạn. Do tăng vận tốc
chuyển động làm cho quá trình khuếch tán trở nên dễ dàng hơn, nước sẽ dễ dàng đi
xuyên qua lớp nguyên liệu làm cho diện tích bề mặt tiếp xúc tăng lên. Nhiệt độ còn
làm biến tính và phá hủy màng tế bào của nguyên liệu do các bọt khí tạo thành làm
cho quá trình trích ly trở nên dễ dàng hơn, làm túi tinh dầu bị phá vỡ nhiều hơn [29].
Chính vì thế nên lượng tinh dầu thu được sẽ có khác biệt theo nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu
tiếp tục tăng nhiệt độ lên 140oC và 150oC thì hàm lượng tinh dầu thu được bắt đầu có
xu hướng giảm (3,18 mL/100g và 3,22 mL/100g). Do khi nhiệt độ càng cao thì lượng
hơi nước càng nhiều, sẽ làm cho sự tiếp xúc giữa nước và vỏ bưởi xảy ra quá nhanh.
Điều này dẫn đến tinh dầu chưa thể trích ly được hoàn toàn và phần tinh dầu sẽ còn lại
nhiều trong bã của vỏ bưởi nên làm cho hàm lượng tinh dầu thu được bị giảm đáng kể
[29]. Do đó, nhiệt độ chưng cất 130oC được chon cho các nghiên cứu tiếp theo

58
Thời gian
3.5

Hàm lượng tinh dầu (mL/100g) 3

2.5

1.5

0.5

0
0p 10p 20p 30p 35p 45p 55p 65p 75p 85p 95p 105p 115p 125p 135p 145p

Thời gian (phút)

Hình 4.4. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh

Thời gian khai thác cũng là một yếu tố chứng minh tính khả thi về kinh tế của quy
trình. Rõ ràng, thời gian chiết xuất phải đủ dài để chiết xuất tất cả tinh dầu hiện có từ
nguyên liệu. Thời gian của quá trình khai thác khác nhau tùy thuộc vào loại nguyên
liệu và thiết bị chiết xuất. Để tìm ra thời gian phù hợp để chiết xuất tinh dầu vỏ bưởi,
hàm lượng tinh dầu trong thời gian chiết xuất được sàng lọc và đo từ khi bắt đầu khai
thác đến khi không thấy sự gia tăng của lượng tinh dầu (hình 4.4). Dựa trên biểu đồ
hình 4.4, có thể thấy rằng khi kéo dài thới gian chiết xuất thì hàm lượng tinh dầu thu
được càng tăng. Cụ thể đến phút thứ 35 thì bắt đầu xuất hiện những giọt tinh dầu đầu
tiên. Sau đó từ khoảng 45 phút đến 75 phút thì hàm lượng tinh dầu thu được tăng
nhanh đột biến vì trong khoàng thời gian này nước đã đạt đến nhiệt độ sôi và các tế
bào dầu đã trương cực đại và vỡ ra giải phóng các hạt tinh dầu. Nhưng khi từ phút 85
trở đi hàm lượng tinh dầu thu được bắt đầu tăng chậm lại cho đi khi cân bằng không
tăng nữa. Nếu tiếp tục thí nghiệm khảo sát thì hàm lượng tinh dầu thu được sẽ có khả
năng giảm đi do sự nhạy của tinh dầu với nhiệt độ, ánh sáng và lượng nhiệt tiếp xúc ở
thời gian dài. Lúc này ta sẽ được lượng tinh dầu cao nhất ở khoảng thời gian 135 phút,
mặt khác có nghĩa tổng thời gian chưng cất liên tục để cho ra lượng tinh dầu cao nhất
là 120 phút.Từ những kết quả trên ta thấy rằng hiệu suất chiết tách tinh dầu vỏ bưởi da

59
xanh đạt cao nhất tại các điều kiện như: nguyên liệu được xay nhuyễn, tỉ lệ nước so
với nguyên liệu là 3:1, trích ly ở nhiệt độ 130 oC và thời gian là 120 phút.

4.1.2. Tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh

4.1.2.1. Mô hình và tính phù hợp của mô hình

Để tối ưu hóa các điều kiện chưng cất, các thí nghiệm sơ bộ đã được xem xét dựa
trên 3 yếu tố bao gồm tỉ lệ nước – nguyên liệu (mL/g), nhiệt độ chưng cất và thời gian
chưng cất. Tiếp theo, phương pháp đáp ứng bề mặt RSM được áp dụng để tối ưu hóa
các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu từ vỏ các loại trái cây họ
Citrus. Dựa trên thiết kế phức hợp trung tâm (CCD), mô hình bậc hai biểu thị mối
quan hệ giữa 3 yếu tố được thiết kế với 5 mức độ như trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Các mức giá trị khảo sát của 3 yếu tố chiết xuất trong mô hình

Ký Mức độ
Tên yếu tố
hiệu α 1 0 +1 +α
1,3182
Tỉ lệ nước – nguyên liệu (mL/g) A 2 3 4 4,68179
1
113,18
Nhiêt độ (o C) B 120 130 140 146,818
2
69,546
Thời gian chiết xuất (phút) C 90 120 150 170,454
2

Hiệu suất tinh dầu phụ thuộc chặt chẽ vào 3 yếu tố tỉ lệ nước – nguyên liệu, nhiệt độ
và thời gian chiết xuất. Các kết quả thực nghiệm của 20 thí nghiệm và dự đoán của
phần mềm Design Expert 11 (DX11) được hiện thị trong bảng 4.2. Các giá trị có trong
bảng 4.2 cho thấy các giá trị thực nghiệm không sai lệch so với giá trị dự đoán của mô
hình. Bên cạnh đó có thể thấy được hàm lượng tinh dầu thu được ở thí nghiêm số 17 là
cao nhất 3,19 (mL/100g) trong điều kiện tỉ lệ nước – nguyên liệu là 3:1 (mL/g), nhiệt
độ 130oC và thời gian trích ly 120 phút.

Bảng 4.2. Ma trận giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM

Std Run A (mL/g) B (o C) C (phút) RSM

60
Thực
Dự đoán Độ lệch
nghiệm

1 19 2 120 90 2,53 2,55 -0,0204

2 4 4 120 90 2,32 2,25 0,0778

3 2 2 140 90 2,63 2,62 0,0019

4 6 4 140 90 2,53 2,58 -0,0575

5 18 2 120 150 2,68 2,63 0,0543

6 14 4 120 150 2,37 2,37 -0,0051

7 12 2 140 150 2,76 2,84 -0,0811

8 20 4 140 150 2,86 2,84 0,0171

9 13 1,31821 130 120 2,88 2,86 0,0254

10 16 4,68179 130 120 2,59 2,61 -0,0208

11 1 3 113,182 120 1,99 2,05 -0,0649

12 7 3 146,818 120 2,59 2,52 0,0695

13 17 3 130 69,5462 2,68 2,69 -0,0026

14 8 3 130 170,454 2,98 2,98 0,0072

15 3 3 130 120 3,18 3,11 0,0668

16 11 3 130 120 3,08 3,11 -0,0326

17 5 3 130 120 3,19 3,11 0,0799

18 15 3 130 120 3,04 3,11 -0,0721

19 10 3 130 120 3,04 3,11 -0,0721

61
20 9 3 130 120 3,14 3,11 0,0293

Để xác định tầm quan trọng của mỗi hệ số, giá trị F và “Pro. > F” (giá trị p) được
tính toán thông qua phần mềm xử lý số liệu ANOVA. Bảng 4.3 trình bày kết quả
ANOVA của mô hình cùng với giá trị kết quả thống kê của từng yếu tố.

Bảng 4.3. Phân tích ANOVA cho mô hình hồi quy

Yếu tố Tổng bình Trung bình F– p–value Nhận xét


phương bình phương value

Mô hình 1,93 0,2144 40,47 < 0,0001* SD= 0,0728

A–Tỉ lệ 0,0767 0,0767 14,49 0,0035* Mean= 2,75

B–Nhiệt độ 0,2578 0,2578 48,67 < 0,0001* CV (%)= 2,64

C-Thời gian 0,1022 0,1022 19,30 0,0014* R2= 0,9733

AB 0,0335 0,0335 6,31 0,0308* R2 (adj.)= 0,9492

AC 0.166 AP= 20,5669


0,0009 0,0009 0,6920
3

BC 0,0089 0,0089 1,68 0,2237

A² 0,2601 0,2601 49,09 < 0,0001*

B² 232,8
1,23 1,23 < 0,0001*
1

C² 0,1431 0,1431 27,00 0,0004*

Residual 0,0530 0,0053

* Thể hiện các yếu tố có p - value có ý nghĩa thống kê

62
Mô hình cho kết quả F – value là 40,47 cho thấy mô hình thiết kế RSM có ý nghĩa
thống kế. Trong đó với p – value < 0,0001 tức có nghĩa mô hình thể hiện chỉ có 0,01%
cơ hội giá trị F có thể gây nhiễu.

Các giá trị p – value <0,05 thể hiện yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối
với kết quả của mô hình. Thực tế nếu trong mô hình có nhiều giá trị mà p – value >0,1
thì sẽ làm giảm độ tin dậy của mô hình. Do vậy khi thiết kế cần loại bỏ các giá trị có p
– value vượt hơn 0,1 để ý nghĩa thống kê của mô hình được cải thiện. Trên bảng thống
kê trên ta thấy các yếu tố A, B, C, AB, A2, B2, C2 đều có giá trị p – value < 0,05 nên kh
ta thay đổi các yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu suất tinh
dầu.

Hệ số hồi quy (R2) đạt 0,9733 cho thấy có 97,33% số liệu thực nghiệm tương thích
với số liệu dự đoán theo mô hình. Bên cạnh đó, mô hình RSM có độ chính xác thích
hợp với Adequate Precision (AP) = 20,5669. Giá trị Adequate Precision được sử dụng
để định hướng cho không gian thiết kế, nếu lớn hơn 4,0 là mô hình này có thể được sử
dụng. Giá trị CV (%) của hiệu suất trích ly tinh dầu trong 20 thí nghiệm RSM là 2,64%
<10% nên độ phân tán của kết quả RSM này chấp nhận được.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được sử dụng để đánh giá mô hình hoàn toàn
tương thích tốt với kết quả thực nghiệm hay không dựa trên các biểu đồ thực nghiệm
và dự đoán (predicted and actual value plots). Ở biểu đồ hình 4.5 giá trị dự đoán và giá
trị thực tế gần như nhau (nằm trên đường 45o). Mặt khác, hình 4.5B được mô tả rằng
sự sắp xếp từ DX11 cho các thí nghiệm là ngẫu nhiên, không có sự sắp xếp nào, không
tuân theo bất kỳ quy tắc nào. Điều này cho thấy mô hình thiết lập có thể dự đoán chính
xác các giá trị thử nghiệm.

63
(A) (B)

Hình 4.5. (A) Biểu đồ giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM và
(B) Biểu đồ thể hiện cách sắp xếp các giá trị của mô hình.

4.1.2.2. Kết quả tối ưu hóa quá trình chiết xuất

Mối quan hệ giữa hiệu suất tinh dầu (R1) và các biến độc lập A, B, C từ phần mềm
Design–Expert 11 biểu thị trong phương trình thực tế (Final Equation in Terms of
Actual Factors) như sau:

Hiệu suất tinh dầu = - 46,65554 – 0,151567A + 0,74162B + 0,013937C +


0,006466AB + 0,00035AC + 0,000111BC – 0,134336A 2 – 0,002926B2 – 0,000111C2
(1)

64
Với A là tỉ lệ nước – nguyên liệu (mL/g), B là nhiệt độ (độ C) và C là thời gian
(phút).

Theo phương trình (1) mô hình toán học bậc hai dựa trên các biến được mã hóa
của hiệu suất trích ly được đề xuất cho thấy rằng, khi mức ảnh hưởng có giá trị dương,
yếu tố khảo sát và hiệu suất tinh dầu có tương quan thuận và ngược lại. Từ phương
trình (1) ta có các yếu tố tương quan thuận với hiệu suất tinh dầu là nhiệt độ (B), thời
gian (C), cặp yếu tố tỉ lệ - nhiệt độ (AB), cặp yếu tố tỉ lệ - thời gian (AC) và cặp yếu tố
nhiệt độ - thời gian (BC). Khi tăng giá trị 5 yếu tố khảo sát trên thì hiệu suất tinh dầu
càng tăng. Đồng thời, khi tăng giá trị của các yếu tố như tỉ lệ (A), tỉ lệ bình phương
(A2), nhiệt độ bình phương (B2) và thời gian bình phương (C2) thì hiệu suất tinh dầu có
xu hướng giảm do tương quan nghịch. Cụ thể khoảng giá trị ảnh hưởng của các yếu tố
sẽ được mô tả trong hình 4.6.

65
B

Hình 4.6. Biểu đồ đáp ứng bề mặt hai chiều và ba chiều thể hiện mối quan hệ của
hiệu suất tinh dầu và 3 cặp yếu tố: (A) Tỷ lệ - nhiệt độ, (B) Tỉ lệ - thời gian và
(C) Nhiệt độ - thời gian.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu suất tinh dầu được mô tả bằng 03 biểu đồ đáp
ứng bề mặt hai chiều và ba chiều thể hiện ở hình 4.6. Có thể thấy vùng màu đỏ của
biểu đồ biểu thị hiệu suất tinh dầu cao nhất, trong khi vùng màu xanh biểu thị kết quả
thấp hơn. Thang màu từ xanh tới đỏ thể hiện các giá trị hàm lượng tinh dầu từ 1,98888
đến 3,1923 mL/100g.

Ở biểu đồ (A) trong hình 4.6 thể hiện sự tương tác giữa tỷ lệ nước – nguyên liệu
và nhiệt độ lên hiệu suất tinh dầu. Dựa vào sự biến thiên của thang màu trong biểu đồ,

66
ta thấy khi thay đổi giá trị của hai yếu tố này thì hiệu suất tinh dầu thu được cũng thay
đổi theo. Trước tiên ta xét sự ảnh hưởng của tỉ lệ đến hiệu suất trích ly tinh dầu. Ở
130oC khi ta tăng tỉ lệ tức có nghĩa tăng lượng nước trong bình dầu lên theo tỉ lệ khảo
sát thì hiêu suất tinh dầu gần như không thay đổi, nhưng từ khoảng tỉ lệ 3.5:1 đến 4:1
thì hiệu suất tinh dầu có xu hướng giảm, như giải thích ở phần khảo sát luân phiên và
nếu ta cứ tăng lượng nước thêm thì hiệu suất tinh dầu sẽ càng giảm đáng kể. Đúng như
theo phương trình (1) thì yếu tố tỉ lệ chính là yếu tố tương quan nghịch với hiệu suất
tinh dầu. Tiếp theo trong biểu đồ (A) là xét về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất
tinh dầu, ta dễ dàng nhận thấy cũng như yếu tố tỉ lệ. Hiệu suất tinh dầu sẽ tăng cao
nhất (gần 3,2 mL/100g) trong khoảng nhiệt từ 125 đến gần 140 oC, vì khi nhiệt độ càng
cao thì lượng hơi nước càng nhiều, sẽ làm cho sự tiếp xúc giữa nước và vỏ bưởi xảy ra
quá nhanh dẫn đến tinh dầu chưa thể trích ly được hoàn toàn và phần tinh dầu sẽ còn
lại nhiều trong bã vỏ bưởi. Như vậy có thể kết luận ở biểu đồ (A), hàm lượng tinh dầu
sẽ đạt cao nhất khi ta thực hiện trích ly ở tỉ lệ 2:1 đến 3,8:1 và ở mức nhiệt từ 125 oC
đến 140oC.

Ở biểu đồ (B) thể hiện sự tương tác giữa hai yếu tố tỉ lệ và thời gian. Dựa sự biến
thiên của thang màu trong biểu đồ, ta thấy khi thay đổi giá trị của hai yếu tố này thì
hàm lượng tinh dầu thu được cũng thay đổi theo. Đầu tiên, xét mối ảnh hưởng của tỉ lệ
nước – nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu. Chọn một mốc thời gian là 100 phút, hàm
lượng tinh dầu tăng dần từ tỉ lệ 2:1 lên đến 3:1 và đúng như khảo sát luân phiên từng
biến thì hàm lượng tinh dầu sẽ giảm dần ở các mức tỉ lệ sau (từ 3:1 trở đi). Lấy ở tỉ lệ
3:1 nếu tiếp tục tăng thời gian trích ly thì hàm lượng tinh dầu sẽ tăng và đạt giá trị cao
nhất ở khoảng thời gian 130 phút đạt gần 3,2 (mL/100g), và có thể thấy được đi xa
ngoài biên nữa, tức tiếp tục tăng nhiệt độ thì hàm lượng tinh dầu thu được sẽ giảm
(thang màu có xu hướng nhạt dần). Thời gian tối ưu cho quá trình là gần giá trị trung
tâm, dựa vào biểu đồ có thể kết luận hàm lượng tinh dầu thu được cao nhất là 3,19
(mL/100g) khi trích ly ở tỉ lệ 2,5:1 – 3:1 và khoảng thời gian từ 110 đến 150 phút.

Ở biểu đồ (C) là sự tương tác giữa nhiệt độ và thời gian. Nhiệt độ tối ưu cho quá
trình là từ khoảng 130 đến 140oC ở khoản thời gian 120 đến 150 phút, giá trị cực đại sẽ
nằm ở gần giá trị trung tâm. Nhìn trên biểu đồ thi hàm lượng tinh dầu có xu hướng
giảm dần khi nhiệt độ càng tăng cao theo như giải thích ở phần khảo sát luân phiên
từng biến. Tương ứng với yếu tố thời gian, thời gian trích ly đạt đến 150 phút thi hàm
67
lượng tinh dầu vẫn sẽ đạt đỉnh và giữ nguyên. Nhưng nhìn vào thang màu của biểu đồ
2D và độ cong của mặt 3D thì nếu càng tăng thời gian trích ly thì sẽ xuất hiện sự oxy
hóa làm giảm đi hàm lượng tinh dầu thu được. Thực hiện nghiệm với các yếu tố gần
với giá trị trung tâm để thu được hàm lượng tinh dầu cao nhất. Hàm lượng tinh dầu cao
nhất đạt được là gần 3,19 (mL/100g).

4.1.2.3. Xác minh mô hình.

Theo mô hình dự đoán, với các điều kiện tối ưu sẽ thu được hàm lượng tinh dầu là
3,15645 (mL) ở các điều kiện: tỉ lệ nước – nguyên liêu là 2,79698:1 mL/g, nhiệt độ
132,383oC và thời gian trích ly là 133,87 phút. Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện
thực tế cần phải thực hiện xác minh mô hình với giá trị hiệu chỉnh của ba yếu tố như
sau: tỉ lệ nước – nguyên liệu là 2,8:1, nhiệt độ là 132 oC trong thời gian 134 phút. Với
sai số dưới 5% và mức độ mong đợi (desirability) 0,97, chứng tỏ các điều kiện của mô
hình phù hợp với các giá trị thực nghiệm.

Bảng 4.4. Kết quả chiết xuất tinh dầu bưởi da xanh sử dụng các điều kiện tối ưu trên
Design Expert 11

Tỉ lệ nước –
Nhiệt độ Thời gian Hàm lượng tinh
nguyên liệu
(độ C) (phút) dầu (mL)
(mL/g)
Dự
2,79698:1 132,383 133,87 3,15645
đoán
Lần 1 2,8:1 132 134 3,15323
Thực Lần 2 2,8:1 132 134 3,14323
nghiệm Lần 3 2,8:1 132 134 3,15197
TB 2,8:1 132 134 3,14948
Desirability = 0,97 Sai số = 0,2%
Áp dụng phương pháp đáp ứng bề mặt RSM và phân tích ANOVA của phần mềm
Design Expert 11. Dựa vào kết quả trung bình sau 3 lần thực nghiệm thu được ở bảng
4.4, so với dự đoán của mô hình hàm lượng tinh dầu thu được là 3,15645 (mL/100g)
thì giá trị thực tế thu được chỉ chênh lệch chưa đến 0,01 (mL/100g), đạt
3,15(mL/100g). Kết quả này càng chứng tỏ các điều kiện được tối ưu từ mô hình là
68
hoàn toàn phụ với thực tế và có ý nghĩa thực tiễn. Do đó đề tài đã xác định được các
thông số tối ưu của quy trình trích ly tinh dầu là tỉ lệ nước – nguyên liệu 2,8:1 với
nhiệt độ 132oC trong 134 phút với hàm lượng tinh dầu đạt được là 3,15 (mL/100g).
4.2. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu cam sành
4.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình trích ly.

Kích thước
4.5 4.1
Hàm lượng tinh dầu (mL/100g)

4
3.5
3
2.5
2
2
1.5 1.3 1.2
1
1
0.5
0
Xay nhuyễn 0.5x0.5 (cm2) 1x1 (cm2) 1.5x1.5 (cm2) 2x2 (cm2)
Kích thước nguyên liệu

Hình 4.8. Ảnh hưởng của kích thước đến quá trình chiết xuất tinh dầu cam sành

Ở phần khảo sát này, thí nghiệm được thực hiện ở 5 mức kích thước từ xay nhuyễn
đến 2x2 cm2. Các điều kiện khác như nhiệt độ 130oC, tỉ lệ nước – nguyên liệu 3:1
(mL/g) và thời gian 150 phút được giữ cố định trong các thí nghiệm. Các mẫu được xử
lý ở độ ẩm trung bình là 70,24%. Trong hình 4.8, hàm lượng tinh dầu thu được tại kích
thước 2x2 cm2 là thấp nhất và tại kích thước xay nhuyễn là cao nhất, lần lượt là 1
(mL/100g) và 4,1 (mL/100g). Ngoài ra, hiệu suất thu được ở kích thước 0,5x0,5, 1x1,
1,5x1,5 cm2 có xu hướng giảm dần, kích thước càng lớn thì lượng tinh dầu thu được
càng thấp (2 mL/100g đối với kích thước 0,5x0,5 cm 2, 1,3 mL/100g với kích thước
1x1 cm2 và 1,2 mL/100g với 1,5x1,5 cm2). Do đó có thể kêt luận xay nhuyễn nguyên
liệu là kích thước tối ưu cho phần khảo sát này, lượng tinh dầu sẽ đạt cao nhất (4,1
mL/100g). Hàm lượng tinh dầu ở thí nghiệm khảo sát kích thước xay nhuyễn đạt hiệu
suất cao vì khi xay nhuyễn bề mặt nguyên liệu nhỏ, hơi nước dễ tiếp xúc và giúp cho
tinh dầu dễ thoát ra khỏi túi tinh dầu hơn so với các kích thước lớn. Mặt khác khi xay
nhuyễn sẽ làm phá vỡ lượng lớn túi tinh dầu, tạo điều kiện cho tinh dầu dễ thoát ra
hơn. Vì vậy, kích thước xay nhuyễn được chọn để khảo sát các thí nghiệm tiếp theo.

69
Tỉ lệ nước - nguyên liệu
6

Hàm lượng tinh dầu (mL/100g)


4.948279452
5
4.395305089 4.32095197
4.099216032
4

0
2:1 mL/g 3:1 mL/g 4:1 mL/g 5:1 mL/g
Tỉ lệ nước - nguyên liệu (mL/g)

Hình 4.9. Ảnh hưởng của tỉ lệ nước – nguyên liệu đến quá trình chiết xuất tinh dầu
cam sành

Nhìn chung thì hàm lượng tinh dầu thu được ở cam sành đạt nhiều hơn so với bưởi
(hơn đến gần 2 mL/100g). Lương tinh dầu cam sành thu được nhiều hơn tinh dầu bưởi
là do tính chất của giống cam, lượng tinh dầu trong vỏ cam là rất lớn, chỉ cần bóp nhẹ
vỏ cam là tinh dầu sẽ thoát ra. Điều này cần lưu ý trong việc xử lý sơ bộ vỏ, cắt gọt sao
cho hạn chế tối đa sự hao hụt để đạt hiệu suất tinh dầu cao nhất.

Ở phần khảo sát này, thực hiện thí nghiệm từ tỉ lệ 2:1 đến 5:1 (mL/g) với 3 lần lặp
lại cho mỗi thí nghiệm. Các điều kiện khác như nhiệt độ 130 oC và thời gian 150 phút
vẫn được giữ cố định trong suốt quá trính thực hiện thí nghiệm. Các mẫu được xử lý ở
độ ẩm trung bình là 70.24%. Hình 4.9 cho thấy hàm lượng tinh dầu thu được tăng khi
tăng lượng nước tức tăng từ tỉ lệ 2:1 lên 3:1, nhưng khi tiếp tục tăng lượng nước (lên tỉ
lệ 4:1 và 5:1) thì hàm lượng tinh dầu thu được có xu hướng giảm dần, lần lượt là 4,32
mL/100g và 4,1 mL/100g. Nếu tiếp tục tăng lượng nước thì hàm lượng tinh dầu sẽ
ngày một giảm, và làm giảm hiệu suất trích ly của cả quá trình. Do khi tỷ lệ nước –
nguyên liệu tăng quá cao thì các cấu tử có tính phân cực trong tinh dầu sẽ hòa tan vào
nước làm tổn hao tinh dầu thu được làm giảm hiệu suất trích ly. Dựa trên biểu đồ hình
4.9 tương tự như ở nguyên liệu bưởi da xanh, ta có thể kết luận hàm lượng tinh dầu thu
được ở mức tỉ lệ 3:1 là cao nhất (4,98 mL/100g), và tỉ lệ này là phù hợp.

70
Nhiệt độ
6
5.191453767 5.131840145
Hàm lượng tinh dầu (mL/100g) 5
4.933365368

3.946088612
4

0
120oC 130oC 140oC 150oC
Nhiệt độ (oC)

Hình 4.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ dầu đến quá trình chiết xuất tinh dầu cam sành

Yếu tố nhiệt độ vẫn luôn là yếu tố quan trọng trong tất cả các khảo sát, nhiệt độ
được khảo sát từ 120 – 150oC với 3 lần lặp lại cho 4 nhiệt. Các yếu tố khác như tỉ lệ
nước – nguyên liệu 3:1 (mL/g)và thời gian 150 phút được giữ cố định trong các thí
nghiệm. Các mẫu được xử lý ở độ ẩm trung bình là 70.24%. Trên biểu đồ hình 4.10 có
thể thấy các mức nhiệt 130 và 140 oC hàm lượng tinh dầu thu được gần như giống
nhau, ở thí nghiệm khảo sát 120 oC hàm lượng tinh dầu thu được là thấp hơn nhiều so
với các mức nhiệt cao hơn. Sau 3 lần lặp lại thí nghiệm với sai số nhỏ, có thể thấy hàm
lượng tinh dầu thu được ở mức nhiệt 130 oC cao hơn so với ở mức nhiệt 140 oC, cụ thể
là 5,19 mL/100g và 5,13mL/100g. Điều này có hơi khác so với hàm lượng tinh dầu
bưởi đã khảo sát ở trên. Ở bưởi da xanh, hàm lượng tinh dầu thu được ở mức nhiệt
130oC là cao hẳn so với ba mức nhiệt còn lại. Nhưng nhìn chung thì hàm lượng tinh
dầu thu được cao nhất ở nguyên liệu cam sành vẫn là mức nhiệt độ 130 oC (5,19
mL/100g). Vì vậy, sau quá trình khảo sát, để đạt được hiệu suất trích ly tinh dầu cao, ta
sẽ thực hiện ở mức nhiệt 130oC.

71
Thời gian
6

5
Hàm lượng tinh dầu (mL/100g)

0
0p 10p 20p 30p 40p 50p 60p 70p 80p 90p 100p 110p 120p 130p 140p 150p 160p 170p 180p 190p
Thời gian (phút)

Hình 4.11. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết xuất tinh dầu cam
sành

Thời gian của quá trình khai thác khác nhau tùy thuộc vào loại nguyên liệu và thiết
bị chiết xuất. Để tìm ra thời gian phù hợp để chiết xuất tinh dầu vỏ bưởi, hàm lượng
tinh dầu trong thời gian chiết xuất được sàng lọc và đo từ khi bắt đầu khai thác đến khi
không thấy sự gia tăng của lượng tinh dầu (hình 4.11). Ở khảo sát này các điểu kiện
khác vẫn giữ cố định là tỉ lệ 3:1 và nhiêt độ 130 oC. Dựa trên hình 4.11 có thể thấy khi
kéo dài thời gian trích ly thì hàm lượng tinh dầu thu được càng tăng. Cụ thể đến phút
thứ 30 thì bắt đầu xuất hiện những giọt tinh dầu đầu tiên. Sau đó từ khoảng 40 phút
đến 110 phút thì hàm lượng tinh dầu thu được tăng nhanh đột biến vì trong khoàng
thời gian này nước đã đạt đến nhiệt độ sôi và các tế bào dầu đã trương cực đại và vỡ ra
giải phóng các hạt tinh dầu. Khoảng thời gian này kéo dài hơn so với khi trích ly tinh
dầu bưởi (tinh dầu tăng nhanh trong 40 phút đầu rồi ổn định). Từ phút 150 trở đi hàm
lượng tinh dầu thu được bắt đầu tăng chậm lại cho đi khi cân bằng không tăng nữa.
Nếu tiếp tục thí nghiệm khảo sát thì hàm lượng tinh dầu thu được sẽ có khả năng giảm
đi do hiên tượng oxy hóa. Vậy ở tinh dầu cam hàm lượng tinh dầu thu được tối ưu khi
trích ly trong 180 phút, mặt khác có nghĩa tổng thời gian chưng cất liên tục để cho ra
lượng tinh dầu cao nhất là 150 phút.

72
Sau 4 thí nghiệm khảo sát 4 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu
cam thì có thể kết luận rằng, kích thước, tỉ lệ, nhiệt độ đều giống với tinh dầu bưởi, lần
lượt là xay nhuyễn, 3:1 và 130oC. Nhưng vì đặc trưng của quả nên lượng tinh dầu thu
được của cam sành sẽ cao hơn, vì thế phải trích ly trong 180 phút để thu được hết tinh
dầu.

4.2.2. Tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu cam sành.

4.2.2.1. Mô hình và tính phù hợp của mô hình.

Bảng 4.6. Các mức giá trị khảo sát của 3 yếu tố chiết xuất trong mô hình

Mức độ

Tên yếu tố
hiệu 0 +1 +α
α 1

1,3182
Tỉ lệ nước – nguyên liệu (mL/g) A 2 3 4 4,68179
1

113,18
Nhiêt độ (độ C) B 120 130 140 146,818
2

99,546
Thời gian chiết xuất (phút) C 120 150 180 200,454
2

Hiệu suất tinh dầu phụ thuộc chặt chẽ vào 3 yếu tố tỉ lệ nước – nguyên liệu, nhiệt
độ và thời gian chiết xuất. Các kết quả thực nghiệm của 20 thí nghiệm và dự đoán của
phần mềm Design Expert 11 được hiện thị trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Ma trận giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM

RSM
C
Std Run A (mL/g) B (độ C) Thực
(phút) Dự đoán Độ lệch
nghiệm

1 3 2 120 120 3,34 3,37 -0,0237

73
2 6 4 120 120 3,32 3,35 -0,0275

3 11 2 140 120 3,85 3,92 -0,0684

4 10 4 140 120 3,65 3,67 -0,0236

5 4 2 120 180 3,54 3,62 -0,0729

6 9 4 120 180 3,92 3,95 -0,0281

7 7 2 140 180 4,46 4,52 -0,0690

8 5 4 140 180 4,56 4,63 -0,0728

9 17 1,31821 130 150 4,10 4,01 0,0927

10 18 4,68179 130 150 4,12 4,08 0,0439

11 8 3 113,182 150 3,02 2,97 0,0440

12 13 3 146,818 150 4,10 4,01 0,0925

13 20 3 130 99,5462 3,82 3,79 0,0387

14 14 3 130 200,454 4,90 4,80 0,0979

15 15 3 130 150 5,00 5,03 -0,0258

16 19 3 130 150 4,90 5,03 -0,1238

17 16 3 130 150 5,05 5,03 0,0192

18 2 3 130 150 5,10 5,03 0,0687

19 1 3 130 150 5,14 5,03 0,1181

20 12 3 130 150 4,95 5,03 -0,0797

Nhận xét: các giá trị có trong bảng 4.7 cho thấy các giá trị thực nghiệm không sai
lệch so với giá trị dự đoán của mô hình. Bên cạnh đó có thể thấy được hàm lượng tinh

74
dầu thu được ở thí nghiệm 19 là cao nhất 5,14 (mL/100g) trong điều kiện tỉ lệ nước –
nguyên liệu là 3:1 (mL/g), nhiệt độ 130oC và thời gian trích ly 150 phút. Ngược lại,
hàm lượng tinh dầu thu được thấp nhất là ở thí nghiệm 11 chỉ đạt 3,02 (mL/100g)
trong điều kiện tỉ lệ 3:1, nhiệt độ 113,182oC và thời gian trích ly là 150 phút. Kết quả
này giống với kết quả ở thí nghiệm bưởi da xanh.

Bảng 4.8. Phân tích ANOVA cho mô hình hồi quy

Tổng bình Trung bình F–


Yếu tố p–value Nhận xét
phương bình phương value

100,1
Mô hình 8,67 0,9636 < 0,0001* SD= 0,0981
6

0,666
A–Tỉ lệ 0,0064 0,0064 0,4333 Mean= 4,24
6

134,1
B–Nhiệt độ 1,29 1,29 < 0,0001* CV (%)= 2,31
0

130,3
C-Thời gian 1,25 1,25 < 0,0001* R2= 0,9890
8

AB 0,0262 0,0262 2,72 0,1298 R2 (adj.)= 0,9792

AC 0,0621 0,0621 6,45 0,0293* AP= 29,5988

BC 0,0635 0,0635 6,60 0,0279*

180,8
A² 1,74 1,74 < 0,0001*
4

441,7
B² 4,25 4,25 < 0,0001*
4

100,1
C² 0,9637 0,9637 < 0,0001*
6

75
Residual 0,0962 0,0096

* Thể hiện các yếu tố có p - value có ý nghĩa thống kê

Mô hình cho kết quả F – value là 100,16 cho thấy mô hình thiết kế RSM có ý
nghĩa thống kế, Trong đó với p – value < 0,0001 tức có nghĩa mô hình thể hiện chỉ có
0,01% cơ hội giá trị F có thể gây nhiễu.

Các giá trị p – value <0,05 thể hiện yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối
với kết quả của mô hình. Thực tế nếu trong mô hình có nhiều giá trị mà p – value >0,1
thì sẽ làm giảm độ tin dậy của mô hình. Do vậy khi thiết kế cần loại bỏ các giá trị có p
– value vượt hơn 0,1 để ý nghĩa thống kê của mô hình được cải thiện. Trên bảng thống
kê trên ta thấy các yếu tố B, C, AC, BC, A 2, B2, C2 đều có giá trị p – value < 0,05 nên
khi ta thay đổi các yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu suất tinh
dầu.

Hệ số hồi quy (R2) đạt 0,9890 cho thấy có 98,9% số liệu thực nghiệm tương thích
với số liệu dự đoán theo mô hình. Bên cạnh đó, mô hình RSM có độ chính xác thích
hợp với Adequate Precision (AP) = 29,5988. Giá trị Adequate Precision được sử dụng
để định hướng cho không gian thiết kế, nếu lớn hơn 4,0 là mô hình này có thể được sử
dụng. Giá trị CV (%) của hiệu suất trích ly tinh dầu trong 20 thí nghiệm RSM là 2,31%
<10% nên độ phân tán của kết quả RSM này chấp nhận được.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được sử dụng để đánh giá mô hình hoàn toàn
tương thích tốt với kết quả thực nghiệm hay không dựa trên các biểu đồ thực nghiệm
và dự đoán (predicted and actual value plots). Ở biểu đồ hình 4.12 giá trị dự đoán và
giá trị thực tế gần như nhau (nằm trên đường 45o). Mặt khác, hình 4.12B được mô tả
rằng sự sắp xếp từ DE11 cho các thí nghiệm là ngẫu nhiên, không có sự sắp xếp nào,
không tuân theo bất kỳ quy tắc nào. Điều này cho thấy mô hình thiết lập có thể dự
đoán chính xác các giá trị thử nghiệm.

76
(A)
(B)
Hình 4.12. (A) Biểu đồ giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM và
(B) Biểu đồ thể hiện cách sắp xếp các giá trị của mô hình.

4.2.2.2. Kết quả tối ưu hóa quá trình chiết xuất.

Mối quan hệ giữa hiệu suất tinh dầu (R1) và các biến độc lập A, B, C từ phần mềm
Design–Expert 11 biểu thị trong phương trình thực tế (Final Equation in Terms of
Actual Factors) như sau:

Hiệu suất tinh dầu = - 97,03688 + 2,41004A + 1,1453B + 0,048877C –


0,005724AB + 0,002937AC + 0,000297BC – 0,347458A 2 – 0,005431B2 – 0,000287C2
(2)

Với A là tỉ lệ nước – nguyên liệu (mL/g), B là nhiệt độ (độ C) và C là thời gian


(phút).

Theo phương trình (2) mô hình toán học bậc hai dựa trên các biến được mã hóa
của hiệu suất trích ly được đề xuất cho thấy rằng, khi mức ảnh hưởng có giá trị dương,
yếu tố khảo sát và hiệu suất tinh dầu có tương quan thuận và ngược lại. Từ phương
trình (2) ta có các yếu tố tương quan thuận với hiệu suất tinh dầu là tỉ lệ (A), nhiệt độ
(B), thời gian (C), cặp yếu tố tỉ lệ - thời gian (AC) và cặp yếu tố nhiệt độ - thời gian
(BC). Khi tăng giá trị 5 yếu tố khảo sát trên thì hiệu suất tinh dầu càng tăng. Đồng
thời, khi tăng giá trị của các yếu tố như cặp yếu tố tỉ lệ - nhiệt độ (AB), tỉ lệ bình
77
phương (A2), nhiệt độ bình phương (B2) và thời gian bình phương (C2) thì hiệu suất
tinh dầu có xu hướng giảm do tương quan nghịch. Cụ thể khoảng giá trị ảnh hưởng của
các yếu tố sẽ được mô tả trong hình 4.13.

78
C

Hình 4.13. Biểu đồ đáp ứng bề mặt hai chiều và ba chiều thể hiện mối quan hệ của
hiệu suất tinh dầu và 3 cặp yếu tố: (A) Tỷ lệ - nhiệt độ, (B) Tỉ lệ - thời gian và
(C) Nhiệt độ - thời gian.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu suất tinh dầu được mô tả bằng 03 biểu đồ đáp
ứng bề mặt hai chiều và ba chiều thể hiện ở hình 4.13.Có thể thấy vùng màu đỏ của
biểu đồ biểu thị hiệu suất tinh dầu cao nhất, trong khi vùng màu xanh biểu thị kết quả
thấp hơn. Thang màu từ xanh tới đỏ thể hiện các giá trị hàm lượng tinh dầu từ 3,01764
đến 5,14467 mL/100g.

Ở biểu đồ (A) trong hình 4.13 thể hiện sự tương tác giữa tỷ lệ nước – nguyên liệu
và nhiệt độ lên hiệu suất tinh dầu. Dựa vào sự biến thiên của thang màu trong biểu đồ,
ta thấy khi thay đổi giá trị của hai yếu tố này thì hiệu suất tinh dầu thu được cũng thay
đổi theo. Trước tiên ta xét sự ảnh hưởng của tỉ lệ đến hiệu suất trích ly tinh dầu. Ở
130oC khi ta tăng tỉ lệ tức có nghĩa tăng lượng nước trong bình cầu lên theo tỉ lệ khảo
sát thì hiêu suất tinh dầu tăng dần cho đến tỉ lệ 3:1, nhưng từ khoảng tỉ lệ 3,5:1 đến 4:1
thì hiệu suất tinh dầu có xu hướng giảm, như giải thích ở phần khảo sát luân phiên và
nếu ta cứ tăng lượng nước thêm thì hiệu suất tinh dầu sẽ càng giảm đáng kể. Tiếp theo
trong biểu đồ (A) là xét về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất tinh dầu, dễ dàng
nhận thấy cũng như yếu tố tỉ lệ. Hiệu suất tinh dầu sẽ tăng cao nhất (gần 5,15
mL/100g) trong khoảng nhiệt từ 128 đến gần 140oC, vì khi nhiệt độ càng cao thì lượng
hơi nước càng nhiều, sẽ làm cho sự tiếp xúc giữa nước và vỏ cam xảy ra quá nhanh
dẫn đến tinh dầu chưa thể trích ly được hoàn toàn và phần tinh dầu sẽ còn lại nhiều
trong bã vỏ cam. Khác với bưởi da xanh, 2 yếu tố tỉ lệ và nhiệt độ ở cam sành tương
79
tác với nhau tốt hơn để cho ra được hiệu suất tinh dầu gần với giá trị trung tâm. Như
vậy có thể kết luận ở biểu đồ (A), hàm lượng tinh dầu sẽ đạt cao nhất khi ta thực hiện
trích ly ở tỉ lệ 2,5:1 đến 3,5:1 và ở mức nhiệt từ 128oC đến 140oC.

Ở biểu đồ (B) thể hiện sự tương tác giữa hai yếu tố tỉ lệ và thời gian. Dựa sự biến
thiên của thang màu trong biểu đồ, ta thấy khi thay đổi giá trị của hai yếu tố này thì
hàm lượng tinh dầu thu được cũng thay đổi theo. Đầu tiên, xét mối ảnh hưởng của tỉ lệ
nước – nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu. Chọn một mốc thời gian là 150 phút, hàm
lượng tinh dầu tăng dần từ tỉ lệ 2:1 lên đến 3:1 và đúng như khảo sát luân phiên từng
biến thì hàm lượng tinh dầu sẽ giảm dần ở các mức tỉ lệ sau (từ 3:1 trở đi). Lấy ở tỉ lệ
3:1 nếu tiếp tục tăng thời gian trích ly thì hàm lượng tinh dầu sẽ tăng và đạt giá trị cao
nhất ở khoảng thời gian 180 phút đạt gần 5,15 (mL/100g), nhìn trên hỉnh ảnh 2D và
3D của biểu đồ B có thể thấy được hàm lượng tinh dầu cứ tiếp tục tăng qua mức 180
phút, nhưng đến một lúc nào đó lượng tinh dầu sẽ giảm. Dựa vào biểu đồ có thể kết
luận hàm lượng tinh dầu thu được cao nhất là 5,15 (mL/100g) khi trích ly ở tỉ lệ 2,5:1
– 3,5:1 và trích ly hơn 150 phút.

Ở biểu đồ (C) là sự tương tác giữa nhiệt độ và thời gian. Nhiệt độ tối ưu cho quá
trình là từ khoảng 125 đến 140oC ở khoản thời gian 145 đến 180 phút, giá trị cực đại sẽ
nằm ở gần giá trị trung tâm. Nhìn trên biểu đồ thi hàm lượng tinh dầu có xu hướng
giảm dần khi nhiệt độ càng tăng cao theo như giải thích ở phần khảo sát luân phiên
từng biến. Tương ứng với yếu tố thời gian, thời gian trích ly đạt đến 180 phút thi hàm
lượng tinh dầu vẫn sẽ đạt đỉnh và giữ nguyên, vượt ngoài giá trị biên. Nhưng nhìn vào
thang màu của biểu đồ 2D và độ cong của mặt 3D thì nếu càng tăng thời gian trích ly
thì sẽ xuất hiện sự oxy hóa làm giảm đi hàm lượng tinh dầu thu được. Thực hiện
nghiệm với các yếu tố gần với giá trị trung tâm để thu được hàm lượng tinh dầu cao
nhất. Hàm lượng tinh dầu cao nhất đạt được là gần 5,15 (mL/100g).

4.2.2.3. Xác minh mô hình.

Bảng 4.9. Kết quả chiết xuất tinh dầu cam sành sử dụng các điều kiện tối ưu trên
Design Expert 11

Tỉ lệ nước – Nhiệt độ Thời gian Hàm lượng tinh


nguyên liệu (độ C) (phút) dầu (mL)
80
(mL/g)
Dự
3,05924:1 133,007 178,5 5,15386
đoán
Lần 1 3:1 133 179 5,16035
Thực Lần 2 3:1 133 179 5,19763
nghiệm Lần 3 3:1 133 179 5,04197
TB 3:1 133 179 5,13332
Desirability = 1,000 Sai số = 0,4%
Áp dụng phương pháp đáp ứng bề mặt RSM và phân tích ANOVA của phần mềm
Design Expert 11. Dựa vào kết quả trung bình sau 3 lần thực nghiệm thu được ở bảng
4.9, so với dự đoán của mô hình hàm lượng tinh dầu thu được là 5,15386 (mL/100g)
thì giá trị thực tế thu được chỉ chênh lệch khoàng 0,02 (mL/100g), đạt 5,133
(mL/100g). Kết quả này càng chứng tỏ các điều kiện được tối ưu từ mô hình là hoàn
toàn phụ với thực tế và có ý nghĩa thực tiễn. Do đó đề tài đã xác định được các thông
số tối ưu của quy trình trích ly tinh dầu là tỉ lệ nước – nguyên liệu 3:1 với nhiệt độ
133oC trong 179 phút với hàm lượng tinh dầu đạt được là 5,133 (mL/100g).
4.3. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu chanh không hạt.
4.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình trích ly.

Kích thước
4.5 4.1
Hàm lượng tinh dầu (mL/100g)

4
3.5
3
2.5
2
1.5
1.5 1.3 1.3 1.2
1
0.5
0
Xay nhuyễn 0.5x0.5 (cm2) 1x1 (cm2) 1.5x1.5 (cm2) 2x2 (cm2)
Kích thước nguyên liệu

Hình 4.15. Ảnh hưởng của kích thước đến quá trình chiết xuất tinh dầu chanh
không hạt

81
Kích thước từ xay nhuyễn đến 2x2 cm2 được đại diện để thể hiện mức ảnh hưởng
của yếu tố này. Các điều kiện khác như nhiệt độ 130 oC, tỉ lệ nước – nguyên liệu 3:1
(mL/g) và thời gian 120 phút được giữ cố định trong các thí nghiệm. Các mẫu được xử
lý ở độ ẩm trung bình là 62,83%. Trên đồ thị hình 4.15 có thể thấy hàm lượng tinh dầu
thu được tại kích thước 2x2 cm2 là thấp nhất và tại kích thước xay nhuyễn là cao nhất.
Từ đây có thể kết luận, đối với tất cả các loại tinh dầu từ vỏ trái cây họ Citrus thì xay
nhuyễn nguyên liệu chính là kích thước tối ưu. Ngoài ra, đối với tinh dầu vỏ chanh có
thể thấy được, từ mức kích thước 1x1 đến 2x2 cm 2 thì hầu như hàm lượng tinh dầu thu
được là giống nhau với sai số rất nhỏ. Cụ thể lần lượt là 1,3 (mL/100g) 1,3 (mL/100g)
và 1,2 (mL/100g). Điều này có thể giải thích một phần do vỏ chanh quá mỏng, diện
tích tiếp xúc giữ nước và nguyên liệu ở các kích thước là như nhau. Chỉ có khi xay
nhuyễn, làm vỡ túi tinh dầu thì hiệu suất tinh dầu mới đạt được cao nhất (4,1
mL/100g). Do đó có thể kêt luận xay nhuyễn nguyên liệu là kích thước tối ưu cho phần
khảo sát này, lượng tinh dầu sẽ đạt cao nhất (4,1 mL/100g).

Tỉ lệ nước - nguyên liệu


5
4.600009948
4.5
4.08225861
Hàm lượng tinh dầu (mL/100g)

3.96020772
4 3.78540817
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
2:1 mL/g 3:1 mL/g 4:1 mL/g 5:1 mL/g
Tỉ lệ nước - nguyên liệu (mL/g)

Hình 4.16. Ảnh hưởng của tỉ lệ nước – nguyên liệu đến quá trình chiết xuất tinh
dầu chanh không hạt

Sau khi khảo sát với 3 loại nguyên liệu lần lượt là bưởi da xanh, cam sành, chanh
không hạt, có thể thấy hàm lượng tinh dầu thu được ở vỏ cam đạt cao nhất, rồi đến
chanh, thấp nhất là bưởi trên cùng 100g nguyên liệu. Điều này xảy ra do đặc tính sinh
82
học của từng loại nguyên liệu khảo sát. Tùy vào nguyên liệu mà hàm lượng tinh dầu
thu được sẽ cao hơn hoặc thấp hơn, bên cạnh đó yếu tố môi trường, độ tuổi, điều kiện
địa lý cũng đã ảnh hưởng phần nào tới hiệu suất trích ly. Ở thí nghiệm này, các mức tỉ
lệ vẫn từ 2:1 – 5:1 mL/g. Hai điều kiện còn lại là nhiệt độ 130 oC và thời gian 120 phút
được giữ cố định trong các thí nghiệm. Các mẫu được xử lý ở độ ẩm trung bình là
62,83%.

Tương tự bưởi da xanh và cam sành, ở phần khảo sát này, hàm lượng tinh dầu thu
được tăng khi tăng lượng nước tức tăng từ tỉ lệ 2:1 lên 3:1, nhưng khi tiếp tục tăng
lượng nước (lên tỉ lệ 4:1 và 5:1) thì hàm lượng tinh dầu thu được có xu hướng giảm
dần. Nhưng ở chanh không hạt, hàm lượng tinh dầu có dầu hiệu giảm mạnh khi tăng tỉ
lệ nước – nguyên liệu từ 3:1 lện 5:1 , cụ thể lần lượt 4,6 mL/100g, 4,1 mL/100g và 3,8
mL/100g. Sở dĩ có hiện tượng này vì do vỏ chanh có độ dày kém hơn nhiều so với vỏ
bưởi và vỏ cam. Điều này làm cho lượng nước tiếp xúc với để phá vỡ các túi tinh dầu
dễ dàng hơn, và khi lượng nước quá nhiều thì các cấu tử có tính phân cực trong tinh
dầu sẽ hòa tan vào nước làm tổn hao tinh dầu thu được làm giảm nhanh hiệu suất trích
ly ở tinh dầu vỏ chanh. Dựa trên biểu đồ hình 4.16 tương tự như ở nguyên liệu bưởi da
xanh và cam sành, có thể kết luận hàm lượng tinh dầu thu được ở mức tỉ lệ 3:1 là tối
ưu cho quá trình, đạt 4,6 mL/100g.

Nhiệt độ
4.9823017 4.86607907 4.91986497
5
4.5 4.1542349
Hàm lượng tinh dầu (mL/100g)

4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
120oC 130oC 140oC 150oC
Nhiệt độ (oC)

Hình 4.17. Ảnh hưởng của nhiêt độ dầu đến quá trình chiết xuất tinh dầu chanh
không hạt
83
Thí nghiệm được thực hiện ở 4 mức nhiệt độ 120 đến 150 oC, các yếu tố cố định
bao gồm tỉ lệ nước – nguyên liệu 3:1 mL/g, thời gian thí nghiệm 120 phút với ẩm độ
trugn bình 62,83%. Trên biểu đồ hình 4.17 có thể thấy các mức nhiệt 140 và 150 oC
hàm lượng tinh dầu thu được có biến động so với 2 loại nguyên liệu khảo sát trên, ở
bưởi và cam hàm lượng tinh dầu thu được đều giảm dần khi tăng nhiệt độ lên quá cao.
Còn đối với chanh, lượng tinh dầu khảo sát ở mức nhiệt 150 oC có xu hướng cao hơn ở
mức nhiệt 140oC. Có thể thấy sai số ở thí nghiệm 150oC lớn hơn so với sai số ở thí
nghiệm mức nhiệt 140oC, điều này xảy ra có thể do trong quá trình xử lý sơ bộ và tiến
hành thí nghiệm đã xảy ra những sai số dẫn đến hao hụt lượng tinh dầu. Cũng giống
như bưởi da xanh và cam sành ở thí nghiệm khảo sát 120 oC hàm lượng tinh dầu thu
được là thấp hơn nhiều so với các mức nhiệt cao hơn, chỉ đạt 4,15 mL/100g. Nhìn
chung sau 3 lần lặp lại thí nghiệm với sai số nhỏ, có thể thấy hàm lượng tinh dầu thu
được ở mức nhiệt 130oC là cao nhất (4,98 mL/100g). Vì vậy, sau quá trình khảo sát, để
đạt được hiệu suất trích ly tinh dầu cao, ta sẽ thực hiện thí nghiệm ở mức nhiệt 130oC.

Thời gian
6

5
Hàm lượng tinh dầu (mL/100g)

0
0p 10p 20p 30p 40p 50p 60p 70p 80p 90p 100p 110p 120p 130p 140p 150p
Thời gian (phút)

Hình 4.18. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết xuất tinh dầu chanh không
hạt

Dựa trên biểu đồ hình 4.18 khi kéo dài thời gian trích ly thì hàm lượng tinh dầu
thu được càng tăng. Giống với cam sành, sau 30 phút, thì bắt đầu xuất hiện những giọt

84
tinh dầu đầu tiên. Xét trên tổng thời gian, có thể so sánh được thời gian để trích ly
hoàn toàn tinh dầu tử vỏ chanh là ngắn hơn so với cam sành, và gần như giống với
nguyên liêu bưởi da xanh. Tiếp tục trên đồ thị nhận thấy được từ khoảng 40 phút đến
90 phút thì hàm lượng tinh dầu thu được tăng nhanh đột biến vì trong khoàng thời gian
này nước đã đạt đến nhiệt độ sôi và các tế bào dầu đã trương cực đại và vỡ ra giải
phóng các hạt tinh dầu. Từ phút 110 trở đi hàm lượng tinh dầu thu được bắt đầu tăng
chậm lại cho đến khi cân bằng không tăng nữa. Nếu tiếp tục thí nghiệm khảo sát thì
hàm lượng tinh dầu thu được sẽ có khả năng giảm đi do hiên tượng oxy hóa. Có thể
kết luận ở tinh dầu vỏ chanh hàm lượng tinh dầu thu được tối ưu khi trích ly trong 150
phút, mặt khác có nghĩa tổng thời gian chưng cất liên tục để cho ra lượng tinh dầu cao
nhất là 120 phút.

Thời gian chiết xuất khác do tính chất khác nhau của mỗi nguyên liệu cũng như
khả năng thoát tinh dầu ra khỏi mô ở vỏ bưởi, cam và chanh. Nhưng vẫn theo đúng
tinh chất của họ Citrus, tinh dầu vỏ chanh thu được cao nhất khi xay nhuyễn nguyên
liệu và trích ly ở mức tỉ lệ 3:1, nhiệt độ 130oC trong khoảng thời gian 120 phút.

4.3.2. Tối ưu hóa quá trình trích ly tinh dầu chanh không hạt.

4.3.2.1. Mô hình và tính phù hợp của mô hình.

Bảng 4.11. Các mức giá trị khảo sát của 3 yếu tố chiết xuất trong mô hình

Mức độ

Tên yếu tố
hiệu 0 +1 +α
α 1

1,3182
Tỉ lệ nước – nguyên liệu (mL/g) A 2 3 4 4,68179
1

113,18
Nhiêt độ (độ C) B 120 130 140 146,818
2

69,546
Thời gian chiết xuất (phút) C 90 120 150 170,454
2

85
Hiệu suất tinh dầu phụ thuộc chặt chẽ vào 3 yếu tố tỉ lệ nước – nguyên liệu, nhiệt
độ và thời gian chiết xuất. Các kết quả thực nghiệm của 20 thí nghiệm và dự đoán của
phần mềm Design Expert 11 được hiện thị trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Ma trận giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM

RSM
C
Std Run A (mL/g) B (độ C) Thực
(phút) Dự đoán Độ lệch
nghiệm

1 13 2 120 90 2,95 3,03 -0,0793

2 9 4 120 90 3,14 3,10 0,0311

3 19 2 140 90 3,56 3,54 0,0223

4 17 4 140 90 3,25 3,18 0,0723

5 12 2 120 150 3,33 3,36 -0,0372

6 7 4 120 150 4,03 4,02 0,0128

7 11 2 140 150 3,90 3,90 0,0040

8 6 4 140 150 4,23 4,12 0,1144

9 3 1,31821 130 120 3,80 3,73 0,0706

10 5 4,68179 130 120 3,86 3,98 -0,1202

11 16 3 113,182 120 3,13 3,07 0,0601

12 10 3 146,818 120 3,47 3,58 -0,1097

13 14 3 130 69,5462 2,96 2,97 -0,0106

14 2 3 130 170,454 4,00 4,04 -0,0390

15 8 3 130 120 4,05 4,07 -0,0202

86
16 1 3 130 120 4,05 4,07 -0,0202

17 20 3 130 120 4,08 4,07 0,0122

18 15 3 130 120 4,17 4,07 0,1093

19 4 3 130 120 4,08 4,07 0,0122

20 18 3 130 120 3,98 4,07 -0,0849

Nhận xét: các giá trị có trong bảng 4.12 cho thấy các giá trị thực nghiệm không
sai lệch so với giá trị dự đoán của mô hình. Bên cạnh đó có thể thấy được hàm lượng
tinh dầu thu được ở thí nghiệm 18 là cao nhất 4,17 (mL/100g) trong điều kiện tỉ lệ
nước – nguyên liệu là 3:1 (mL/g), nhiệt độ 130oC và thời gian trích ly 120 phút. Ngược
lại, hàm lượng tinh dầu thu được thấp nhất là ở thí nghiệm 13 chỉ đạt 2,96 (mL/100g)
trong điều kiện tỉ lệ 3:1, nhiệt độ 130oC và thời gian trích ly là 69,5462 phút. Kết quả
này khác với kết quả ở thí nghiệm bưởi da xanh và cam sành. Cho thấy thời gian là
yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu suất tinh dầu vỏ chanh.

Bảng 4.13. Phân tích ANOVA cho mô hình hồi quy

Tổng bình Trung bình F–


Yếu tố p–value Nhận xét
phương bình phương value

Mô hình 3,47 0,3852 45,51 < 0,0001* SD= 0,0920

A–Tỉ lệ 0,0742 0,0742 8,77 0,0143* Mean= 3,7

B–Nhiệt độ 0,3168 0,3168 37,43 0,0001* CV (%)= 2,49

C-Thời gian 1,38 1,38 163,62 < 0,0001* R2= 0,9762

R2 (adj.)=
AB 0,0941 0,0941 11,12 0,0076*
0,9547

AC 0,1698 0,1698 20,06 0,0012* AP= 17,6775

87
BC 0,0003 0,0003 0,0362 0,8530

A² 0,0790 0,0790 9,33 0,0121*

B² 0,9813 0,9813 115,93 < 0,0001*

C² 0,5635 0,5635 66,57 < 0,0001*

Residual 0,0846 0,0085

* Thể hiện các yếu tố có p - value có ý nghĩa thống kê

Mô hình cho kết quả F – value là 45,51 cho thấy mô hình thiết kế RSM có ý nghĩa
thống kế. Trong đó với p – value < 0,0001 tức có nghĩa mô hình thể hiện chỉ có 0,01%
cơ hội giá trị F có thể gây nhiễu.

Các giá trị p – value <0,05 thể hiện yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối
với kết quả của mô hình. Thực tế nếu trong mô hình có nhiều giá trị mà p – value >0.1
thì sẽ làm giảm độ tin dậy của mô hình. Do vậy khi thiết kế cần loại bỏ các giá trị có p
– value vượt hơn 0,1 để ý nghĩa thống kê của mô hình được cải thiện. Trên bảng thống
kê trên ta thấy các yếu tố A, B, C, AB, AC, A 2, B2, C2 đều có giá trị p – value < 0,05
nên khi ta thay đổi các yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu suất
tinh dầu.

Hệ số hồi quy (R2) đạt 0,9762 cho thấy có 97,62% số liệu thực nghiệm tương thích
với số liệu dự đoán theo mô hình, Bên cạnh đó, mô hình RSM có độ chính xác thích
hợp với Adequate Precision (AP) = 17,6775. Giá trị Adequate Precision được sử dụng
để định hướng cho không gian thiết kế, nếu lớn hơn 4,0 là mô hình này có thể được sử
dụng. Giá trị CV (%) của hiệu suất trích ly tinh dầu trong 20 thí nghiệm RSM là 2,49%
<10% nên độ phân tán của kết quả RSM này chấp nhận được.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được sử dụng để đánh giá mô hình hoàn toàn
tương thích tốt với kết quả thực nghiệm hay không dựa trên các biểu đồ thực nghiệm
và dự đoán (predicted and actual value plots). Ở biểu đồ hình 4.19 giá trị dự đoán và
giá trị thực tế gần như nhau (nằm trên đường 45o). Mặt khác, hình 4.19B được mô tả
rằng sự sắp xếp từ DE11 cho các thí nghiệm là ngẫu nhiên, không có sự sắp xếp nào,

88
không tuân theo bất kỳ quy tắc nào. Điều này cho thấy mô hình thiết lập có thể dự
đoán chính xác các giá trị thử nghiệm và tính thực tế cao.

(A)
(B)
Hình 4.19. (A) Biểu đồ giá trị thực nghiệm và dự đoán của 20 thí nghiệm RSM và
(B) Biểu đồ thể hiện cách sắp xếp các giá trị của mô hình.

4.3.2.2. Kết quả tối ưu hóa quá trình chiết xuất.

Mối quan hệ giữa hiệu suất tinh dầu (R1) và các biến độc lập A, B, C từ phần mềm
Design–Expert 11 biểu thị trong phương trình thực tế (Final Equation in Terms of
Actual Factors) như sau:

Hiệu suất tinh dầu = - 49,49984 + 1,34536A + 0,723753B + 0,046095C –


0,010847AB + 0,004856AC + 0,000021BC – 0,074047A 2 – 0,002609B2 – 0,00022C2
(3)

Với A là tỉ lệ nước – nguyên liệu (mL/g), B là nhiệt độ (độ C) và C là thời gian


(phút).

89
Theo phương trình (3) mô hình toán học bậc hai dựa trên các biến được mã hóa
của hiệu suất trích ly được đề xuất cho thấy rằng, khi mức ảnh hưởng có giá trị dương,
yếu tố khảo sát và hiệu suất tinh dầu có tương quan thuận và ngược lại. Từ phương
trình (3) ta có các yếu tố tương quan thuận với hiệu suất tinh dầu là tỉ lệ (A), nhiệt độ
(B), thời gian (C), cặp yếu tố tỉ lệ - thời gian (AC) và cặp yếu tố nhiệt độ - thời gian
(BC). Khi tăng giá trị 5 yếu tố khảo sát trên thì hiệu suất tinh dầu càng tăng. Đồng
thời, khi tăng giá trị của các yếu tố như cặp yếu tố tỉ lệ - nhiệt độ (AB), tỉ lệ bình
phương (A2), nhiệt độ bình phương (B2) và thời gian bình phương (C2) thì hiệu suất
tinh dầu có xu hướng giảm do tương quan nghịch. Cụ thể khoảng giá trị ảnh hưởng của
các yếu tố sẽ được mô tả trong hình 4.20.

90
B

Hình 4.20. Biểu đồ đáp ứng bề mặt hai chiều và ba chiều thể hiện mối quan hệ của
hiệu suất tinh dầu và 3 cặp yếu tố: (A) Tỷ lệ - nhiệt độ, (B) Tỉ lệ - thời gian và
(C) Nhiệt độ - thời gian.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu suất tinh dầu được mô tả bằng 03 biểu đồ đáp
ứng bề mặt hai chiều và ba chiều thể hiện ở hình 4.20.Có thể thấy vùng màu đỏ của
biểu đồ biểu thị hiệu suất tinh dầu cao nhất, trong khi vùng màu xanh biểu thị kết quả
thấp hơn. Thang màu từ xanh tới đỏ thể hiện các giá trị hàm lượng tinh dầu từ 2,95221
đến 4,23497 mL/100g.

Ở biểu đồ (A) trong hình 4.20 thể hiện sự tương tác giữa tỷ lệ nước – nguyên liệu
và nhiệt độ lên hiệu suất tinh dầu. Dựa vào sự biến thiên của thang màu trong biểu đồ,
ta thấy khi thay đổi giá trị của hai yếu tố này thì hiệu suất tinh dầu thu được cũng thay
đổi theo. Trước tiên ta xét sự ảnh hưởng của tỉ lệ đến hiệu suất trích ly tinh dầu. Ở
91
130oC khi ta tăng tỉ lệ tức có nghĩa tăng lượng nước trong bình cầu lên theo tỉ lệ khảo
sát thì hiêu suất tinh dầu tăng dần cho đến tỉ lệ 3:1, và tăng dần lên đến tỉ lệ 4:1 và 5:1.
Đúng theo phương trình (3), yếu tố tỉ lệ chính là yếu tố tương quan thuận với hiệu suất
trích ly tinh dầu. Tiếp theo trong biểu đồ (A) là xét về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu
suất tinh dầu, dễ dàng nhận thấy cũng như yếu tố tỉ lệ. Hiệu suất tinh dầu sẽ tăng cao
nhất (gần 4,23 mL/100g) trong khoảng nhiệt từ 125 đến gần 140 oC, vì khi nhiệt độ
càng cao thì lượng hơi nước càng nhiều, sẽ làm cho sự tiếp xúc giữa nước và vỏ chanh
xảy ra quá nhanh dẫn đến tinh dầu chưa thể trích ly được hoàn toàn và phần tinh dầu
sẽ còn lại nhiều trong bã vỏ chanh. Nhìn trên biểu đồ hình 4.20A có thể thấy vùng giá
trị cao nhất là vùng tỉ lệ từ 2,5:1 đến 4:1 và ở mức nhiệt từ 125oC đến 140oC.

Ở biểu đồ (B) thể hiện sự tương tác giữa hai yếu tố tỉ lệ và thời gian. Dựa sự biến
thiên của thang màu trong biểu đồ, ta thấy khi thay đổi giá trị của hai yếu tố này thì
hàm lượng tinh dầu thu được cũng thay đổi theo. Đầu tiên, xét mối ảnh hưởng của tỉ lệ
nước – nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu. Chọn một mốc thời gian là 150 phút, hàm
lượng tinh dầu tăng dần từ tỉ lệ 2:1 lên đến 3:1 và đúng như khảo sát luân phiên từng
biến thì tỉ lệ nước – nguyên liệu ở nguyên liệu chanh có khác so với bưởi và cam, khi
ta tăng tỉ lệ lên 4:1 và 5:1 hàm lượng tinh dầu vẫn ko bị giảm (dao động trong khoàng
4,1 – 4,23 mL/100g). Lấy ở tỉ lệ 3:1 nếu tiếp tục tăng thời gian trích ly thì hàm lượng
tinh dầu sẽ tăng và đạt giá trị cao nhất ở khoảng thời gian 150 phút đạt gần 4,23
(mL/100g), nhìn trên hỉnh ảnh 2D và 3D của biểu đồ B có thể thấy được hàm lượng
tinh dầu đạt cao nhất ở góc trên bên phải, lệch xa giá trị trung tâm, biểu đồ 3D nhô cao
ở điểm đó. Hay hàm lượng tinh dầu thu được cao nhất là 4,23 (mL/100g) khi trích ly ở
tỉ lệ 3:1 – 5:1 và trích ly hơn 150 phút.

Ở biểu đồ (C) là sự tương tác giữa nhiệt độ và thời gian. Nhiệt độ tối ưu cho quá
trình là từ khoảng 125 đến 140oC ở khoản thời gian 115 đến 150 phút, giá trị cực đại sẽ
nằm ở gần giá trị trung tâm. Nhìn trên biểu đồ thi hàm lượng tinh dầu có xu hướng
giảm dần khi nhiệt độ càng tăng cao, nhưng vẫn đảm bảo không giảm nhiều trong
khoảng nhiệt độ khảo sát. Tương ứng với yếu tố thời gian, thời gian trích ly đạt đến
150 phút thì hàm lượng tinh dầu vẫn sẽ đạt đỉnh và giữ nguyên, vượt ngoài giá trị biên.
Nhưng nhìn vào thang màu của biểu đồ 2D và độ cong của mặt 3D thì nếu càng tăng
thời gian trích ly thì sẽ xuất hiện sự oxy hóa làm giảm đi hàm lượng tinh dầu thu được.
Một điểm đáng quan tâm ở đây là biểu đồ 2D va 3D của tinh dầu chanh gần như tỉ lệ
92
với biểu đồ của tinh dầu cam. Thực hiện thí nghiệm với các yếu tố gần với giá trị
trung tâm để thu được hàm lượng tinh dầu cao nhất. Hàm lượng tinh dầu cao nhất đạt
được là gần 4,23 (mL/100g).

4.3.2.3. Xác minh mô hình.

Bảng 4.14. Kết quả chiết xuất tinh dầu chanh không hạt sử dụng các điều kiện tối ưu
trên Design Expert 11

Tỉ lệ nước –
Nhiệt độ Thời gian Hàm lượng tinh
nguyên liệu
(độ C) (phút) dầu (mL)
(mL/g)
Dự
3.50854:1 133.135 139.54 4,26158
đoán
Lần 1 3.5:1 133 140 4,27019
Thực Lần 2 3.5:1 133 140 4,21760
nghiệm Lần 3 3.5:1 133 140 4,21151
TB 3.5:1 133 140 4,23310
Desirability = 1,00 Sai số = 0,67%
Áp dụng phương pháp đáp ứng bề mặt RSM và phân tích ANOVA của phần mềm
Design Expert 11. Dựa vào kết quả trung bình sau 3 lần thực nghiệm thu được ở bảng
4.14, so với dự đoán của mô hình hàm lượng tinh dầu thu được là 4,26158 (mL/100g)
thì giá trị thực tế thu được chỉ chênh lệch khoàng 0,03 (mL/100g), đạt 4,233
(mL/100g). Kết quả này càng chứng tỏ các điều kiện được tối ưu từ mô hình là hoàn
toàn phụ với thực tế và có ý nghĩa thực tiễn. Do đó đề tài đã xác định được các thông
số tối ưu của quy trình trích ly tinh dầu là tỉ lệ nước – nguyên liệu 3,5:1 với nhiệt độ
133oC trong 140 phút với hàm lượng tinh dầu đạt được là 4,233 (mL/100g).
4.4. Thành phần hóa học của ba loại tinh dầu.
4.4.1. Xác định các hợp chất có trong tinh dầu bưởi da xanh
Thành phần tinh dầu được xác định bằng sắc ký khí phối phổ như sau: Xác định
thời gian lưu của các chất trên GC giống thời gian lưu của những chất đã biết trước,
đối chiếu phổ khối lượng thu được với phổ gốc trong thư viện NIST, từ đó định danh
các cấu tử có trong tinh dầu vỏ trái cây họ Citrus. Trong hầu hết các nghiên cứu và tài

93
liệu phân tích, thành phần chính trong vỏ các loại trái cây họ Citrus là Limonene và
phần nhỏ β-Myrcene. Thành phần của tinh dầu được phân tích GC-MS (bảng 4.5 và
hình 4.7). Có sáu hợp chất được phát hiện trong thành phần của tinh dầu bưởi da xanh.
Trong đó D-Limonene là hợp chất chính chiếm 97,325%. Ngoài ra, năm hợp chất khác
được rửa giải tại thời điểm lưu giữ 7,136, 8,84, 8,924, 9,781 được xác định là α-Pinene
(0,714%), Sabinene (0,159%), L-β-Pinene (0,205%), β-Myrcene (0,978%) và α-
Phellandrene (0,62%) tương ứng. Hơn nữa, dựa trên dữ liệu được công bố từ nghiên
cứu của tác giả Ngô Thị Cẩm Quyên củng cộng sự [30] và một số nghiên cứu khác, kết
quả của tôi dường như hơi khác so với dữ liệu được báo cáo trước đây về thành phần
hóa học của các loại dầu bưởi khác. Trong nghiên cứu này, D-Limonene có hàm lượng
cao hơn các nghiên cứu trước đó (97,325%), ngoài ra còn có thêm hợp chất L-β-
Pinene (0,205%) trong thành phần. Đối với Limonene, nó được cho là thuốc diệt côn
trùng, vì hợp chất này độc hại với bọ chét mèo và có thể đóng vai trò trong việc tạo ra
sức đề kháng cho cây chống lại sự tấn công của côn trùng [30]. Limonene được ứng
dụng phổ biến như một chất bổ sung chế độ ăn uống và là thành phần hương liệu cho
các sản phẩm mỹ phẩm, chất này có mùi cam quýt nhẹ, tươi mát và ngọt. Limonene
còn được biết đến với khả nặng thẩm thấu cao đặc biệt đáng chú ý trên da, đó là lý do
tại sao nó còn được gọi là một chất tăng cường.

Sự phong phú về các hợp chất dễ bay hơi trong tinh dầu có thể là do sử dụng các
kỹ thuật chiết xuất khác nhau. Bên cạnh đó, thành phần của tinh dầu còn phù thuộc
vào điều kiện sinh trưởng và thời gian thu hoạch [37]. Sự hiện diện của các thành phần
hoạt tính sinh học khác nhau quyết định nhiều hoạt động sinh học khác nhau, điển hình
là hoạt tính kháng khuẩn có thể ảnh hưởng đến các nhóm vi sinh vật khác nhau, do đó
góp phần vào chất lượng của tinh dầu.

Bảng 4.5. Thành phần của tinh dầu bưởi da xanh.

Peak R.T Thành phần %


1 7,136 α-Pinene 0,714
2 8,84 Sabinene 0,159
3 8,924 L-β-Pinene 0,205
4 9,781 β-Myrcene 0,978
5 10,315 α-Phellandrene 0,620
94
6 11,664 D-Limonene 97,325

Hình 4.7. Biểu đồ sắc kí khí phối phổ của tinh dầu bưởi da xanh.

4.4.2. Xác định các hợp chất có trong tinh dầu cam sành.
Trong thành phần của tinh dầu cam sành được phân tích GC-MS ở bảng 4.10 và
hình 4.14. Có bốn hợp chất được phát hiện, cũng giống như tinh dầu từ vỏ bưởi da
xanh, D-Limonene là hợp chất chính chiếm 97,903%. Ngoài ra, còn có ba hợp chất
khác được rửa giải tại thời điểm lưu giữ 7,104, 8,809, 9,729 được xác định là α-Pinene
(0,699%), Sabinene (0,096%) và β-Myrcene (1,302%) tương ứng. Kết quả nghiên cứu
phù hợp với các nghiên cứu trước đây về việc Limonene là hợp chất chính trong tinh
dầu vỏ cam, cũng như vỏ bưởi. Tuy nhiên, các hợp chất này có thể bị thay đổi tùy
thuộc vào vị trí địa lý và mùa thu hoạch, tuổi cây và phương pháp và công nghệ chiết
tách. Hợp chất Limonene có công dụng làm thuốc diệt côn trùng và có thể đóng vai trò
trong việc tạo ra sức đề kháng cho cây chống lại sự tấn công của côn trùng [30]. Tóm
lại, kết quả đo GC-MS chỉ ra rằng tinh dầu cam sành có tiềm năng lớn để sử dụng làm
thuốc trừ sâu tự nhiên dựa trên hợp chất được xác định [30].

Bảng 4.10. Thành phần của tinh dầu cam sành

Peak R.T Thành phần %


1 7,104 α-Pinene 0,699
95
2 8,809 Sabinene 0,096
3 9,729 β-Myrcene 1,302
4 11,664 D-Limonene 97,903

Hình 4.14. Biểu đồ sắc ký khí phối phổ của tinh dầu cam sành.

4.4.3. Xác định các hợp chất có trong tinh dầu chanh không hạt.
Tinh dầu chanh sau khi trích ly xong sẽ được đưa đi phân tích thành phần bằng
phương pháp sắc ký khí phối phổ giống như hai loại tinh dầu trên. Kết quả phân tích
GC-MS được trình bày trong bảng 4.15 và sắc ký đồ hình 4.21. Có đến 21 hợp chất
được phát hiện trong thành phần của tinh dầu từ vỏ chanh không hạt, nhiều hơn số chất
được phát hiện trong tinh dầu vỏ cam và bưởi. Trong đó hợp chất chính vẫn luôn là D-
Limonene chiếm gần 61%. Từ việc phân tích GC-MS của 3 loại tinh dầu từ vỏ của 3
loại cây có múi và các nguồn tài liệu phân tích, ta có thể kết luận, thành phần chính
trong vỏ các loại trái cây họ Citrus là D-Limonene. Ngoài ra ở tinh dầu vỏ chanh
không hạt, còn phát hiện thêm đến 20 hợp chất khác ở các thời điểm lưu giữ khác
nhau. Cụ thể là 2 hợp chất -Terpinen và L-β-Pinene với thành phần lần lượt là
15,172% và 12,201%. -Terpinen là một hợp chất có mùi nhựa thông, còn L-β-Pinene
là một hợp chất có mùi cây hoa và nhựa hòa với một chút bạc hà, đâu đó có một ít

96
hăng cay nhẹ, vỏ chanh không hạt sau khi xay nhuyễn nếu ngửi kĩ sẽ cảm nhận được
mùi hương này. L-β-Pinene cũng được ứng dụng nhiều trong việc khử mùi và tạo
hương. Bên cạnh đó còn có các hợp chất khác được phát hiện như β-Myrcene,
Sabinene, α-Pinene có phần trăm dao động từ 1-3%, và những hợp chất này cũng là
thành phần chính trong tinh dầu vỏ cam và bưởi. Trong tinh dầu vỏ chanh không hạt
còn phát hiện thêm nhiều hợp chất khác có thành phần dưới 1%, tiêu biểu trong nhóm
này là 2 hợp chất α-Citral và β-Citral chiếm lần lượt 0,568% và 0,685% trong thành
phần. α-Citral và β-Citral là 2 hợp chất đặc trưng trong cây chanh, nó luôn là thành
phần chính trong vỏ và lá chanh. Với mùi chanh đặc trưng, ứng dụng kháng khuẩn và
khử mùi của 2 hợp chất này gần như đã không còn quá xa lạ. Thông qua kết quả phân
tích thành phần và những công dụng của nó, có thể thấy sử dụng tinh dầu từ vỏ chanh
không hạt để làm chất khử mùi, chất kháng khuẩn là hoàn toàn hợp lý.

Bảng 4.15. Thành phần của tinh dầu chanh không hạt

Peak R.T Thành phần %


1 6,906 α-Thujene 0,634
2 7,125 α-Pinene 2,618
3 8,830 Sabinene 1,637
4 8,913 L-β-Pinene 12,201
5 9,771 β-Myrcene 0,818
6 10,953 α-Terpinene 0,292
7 11,402 o-Cymene 0,456
8 11,662 D-Limonene 60,583
9 13,295 -Terpinen 15,172
10 15,031 Terpiolene 0,532
11 20,092 Terpine-4-ol 0,207
12 20,772 α-Terpineol 0,4
13 23,009 β-Citral 0,685
14 24,201 α-Citral 0,568
15 26,335 δ-Eiemene 0,128
16 27,318 Neryl acetate 0,669
17 28,071 β-Elemene 0,18
97
18 28,865 β-Caryophyllene 0,524
19 29,367 α-Bergamotene 0,853
20 31,417 β-Bisabolene 0,727
1,5-
21 32,525 0,116
Cyclodecadiene

Hình 4.21. Biểu đồ sắc ký khí phối phổ của tinh dầu chanh không hạt.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết quả
Từ những kết quả thu đươc qua các thí nghiệm, ta rút ra được những kết quả như sau:

Quá trình trích ly tinh dầu từ vỏ bưởi da xanh đạt hiệu suất tối ưu khi xay nhuyễn
nguyên liệu, tỉ lệ nước – nguyên liệu là 2.8:1 (mL/g), tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ
132oC trong thời gian 134 phút. Với các điều kiện tối ưu trên, hàm lượng tinh dầu thu
được đạt cao nhất (3,15 mL/100g).

Quá trình trích ly tinh dầu từ vỏ cam sành đạt hiệu suất tối ưu khi xay nhuyễn
nguyên liệu, tỉ lệ nước – nguyên liệu là 3:1 (mL/g), tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ
98
133oC trong thời gian 179 phút. Với các điều kiện tối ưu trên, hàm lượng tinh dầu thu
được đạt cao nhất (5,13 mL/100g).

Quá trình trích ly tinh dầu từ vỏ chanh không hạt đạt hiệu suất tối ưu khi xay
nhuyễn nguyên liệu, tỉ lệ nước – nguyên liệu là 3.5:1 (mL/g), tiến hành thí nghiệm ở
nhiệt độ 133oC trong thời gian 140 phút. Với các điều kiện tối ưu trên, hàm lượng tinh
dầu thu được đạt cao nhất (4,23 mL/100g).

Dựa vào kết quả phân tích sắc ký khí phối phổ GC-MS, xác định được hợp chất
chính có trong tinh dầu từ vỏ các loại trái cây họ Citrus là D-Limonene, cụ thể như
sau: 97,325% trong tinh dầu bưởi, 97,903% trong tinh dầu cam và 60,583% trong tinh
dầu chanh. Bên cạnh đó có thể thấy ngoài D-Limonene thì β-Myrcene cũng là hợp chất
không thể thiếu trong thành phần của các loại tinh dầu từ vỏ Citrus. β-Myrcene trong
tinh dầu bưởi, cam, chanh lần lượt là: 0,978%, 1,302% và 0,818%.

5.2. Kiến nghị


Thông qua những kết quả tối ưu hóa các thông số nghiên cứu trên, cần nâng cao
hiệu quả của quy mô pilot.
Dựa vào kết quả phân tích GC-MS thành phần tinh dầu bưởi, cam, chanh để đánh
giá hoạt tinh sinh học của từng loại tinh dầu.
Hướng đi tiếp theo có thể nghiên cứu chuyển sâu về động học quá trình chiết xuất
tinh dầu từ vỏ các loại trái cây họ Citrus.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Phạm Thị Linh Thanh, Hứa Thị Hồng Thắm, Trịnh Xuân Trinh, Trần Thị Ngọc
Tú. Phương án thâm nhập thị trường Nhật Bản của bưởi da xanh – Bến Tre. Trường
Đại học Kinh tế TPHCM.

[2] Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp.

[3] H. Zheng, Q. Zhang, J. Quan, Q. Zheng, and W. Xi, “Determination of sugars,


organic acids, aroma components, and carotenoids in grapefruit pulps,” FOOD
Chem., vol. 205, pp. 112–121, 2016.

99
[4] C. A. Dow, S. Going, H. H. S. Chow, B. S. Patil, and C. A. Thomson, “The
effect of daily consumption of grapefruit on body weight, lipids, and blood pressure
in healthy, overweight adults” Metabolism: clinical and experimental, vol 61, pp.
1026-35, 2012.

[5] A. M. Mahmoud, R. J. H. Bautista, M. A. Sandhu, and O. E. Hussein,


“Beneficial Effects of Citrus Flavonoids on Cardiovascular and Metabolic Health”
Oxid Med Cell Longev, vol 2019, pp. 5484138, 2019.

[6] P. A. Balch “Prescription for Dietary Wellness”, 2003.

[7] Emin Yilmaz, Buket Aydeniz Guneser & Selçuk. Valorization of


Grapefruit Seeds: Cold Press Oil Production

[8] N. T. Minh Tu,1 L. X. Thanh, A. Une, 1 H. Ukeda1 and M. Sawamura, Volatile


constituents of Vietnamese pummelo, orange, tangerine and lime peel oils, Flavour
And Fragrance Journal, 17: 169–174, 2002.

[9] Nguyen Thi Lan Phi, Chieko Nishiyama, Hyang-Sook CHOI, Masayoshi
Sawamura Evaluation of Characteristic Aroma Compounds of Citrus natsudaidai
Hayata (Natsudaidai) Cold-Pressed Peel Oil, Bioscience, Biotechnology, and
Biochemistry, 70, 1832-1838, 2006.

[10] Nguyễn Anh Trinh và Đặng Ngọc Lãnh, Nghiên cứu chiết rút tinh dầu và
pectin từ vỏ bưởi để ứng dụng trong thực phẩm, Luận văn, ĐH Nông Lâm
TP.HCM.

[11] Poore, H. D. (1934). Recovery of Naringin and Rectin from Grapefruit


Residue. Industrial & Engineering Chemistry, 26(6), 637–639.

[12] Mditshwa, Asanda; Magwaza, Lembe Samukelo; Tesfay, Samson Zeray;


Opara, Umezuruike Linus (2017). Postharvest factors affecting vitamin C content of
citrus fruits: A review. Scientia Horticulturae, 218(), 95–104.

[13] Liu, Kehai; Chen, Qiulin; Liu, Yanjun; Zhou, Xiaoyan; Wang, Xichang (2012).
Isolation and Biological Activities of Decanal, Linalool, Valencene, and Octanal
from Sweet Orange Oil. Journal of Food Science, 77(11), C1156–C1161.

100
[14] Pereira, Irina; Severino, Patrícia; Santos, Ana C.; Silva, Amélia M.; B.
Souto, Eliana (2018). Linalool Bioactive Properties and Potential Applicability
in Drug Delivery Systems. Colloids and Surfaces B: Biointerfaces, (),
S0927776518305253–

[15] Nicola D. Wilson; Maria S. Ivanova; Robert A. Watt; Anthony C. Moffat


(2002). The quantification of citral in lemongrass and lemon oils by near-infrared
spectroscopy. , 54(9), 1257–1263.

[16] Danute Mockute; Genovaite Bernotiene (2001). The α-terpenyl acetate


chemotype of essential oil of Thymus pulegioides L.. , 29(1), 69–76.

[17] Thien Hien Tran , Tri Duc Lam , Van Tien Nguyen , Tan Phat Dao , Le
Thi Hong Nhan , Tran Quoc Toan , Dai-Viet N. Vo , Tran Anh Vy , Le Minh
Bui. Response Surface Methodology for Optimization Studies of Microwave-
assisted hydrodistillation of essential oil from Vietnamese Citrus aurantifolia
(Lemon fruit).

[18] H. S. Kusuma, M. Mahfud. Response Surface Methodology for


Optimization Studies of Microwaveassisted Extraction of Sandalwood Oil.
Department of Chemical Engineering, Institut Teknologi Sepuluh Nopember,
Surabaya, Indonesia.

[19] Garcia-Castello, E.M.; Rodriguez-Lopez, A.D.; Mayor, L.; Ballesteros, R.;


Conidi, C.; Cassano, A. (2015). Optimization of conventional and ultrasound
assisted extraction of flavonoids from grapefruit (Citrus paradisi L.) solid wastes.
LWT - Food Science and Technology, 64(2), 1114–1122.

[20] Hien, Tran Thien; Nhan Nguyen Phu Thuong; Trinh, Nguyen Duy; Ho, Van
Thi Thanh; Bach, Long Giang (2018). Optimizing the Pomelo Oils Extraction
Process by Microwave-Assisted Hydro-Distillation Using Soft Computing
Approaches. Solid State Phenomena, 279(), 217–221.

[21] P. Taylor, S. M. Njoroge, N. Thi, L. Phi, and M. Sawamura, “Chemical


Composition of Peel Essential Oils of Sweet Oranges ( Citrus sinensis ) from
Uganda and Rwanda,” J. Essent. Oil Bear. Plants, vol. 12, no. December 2014, pp.
26–33, 2009.

101
[22] T. Van Tran, Q.T.P. Bui, T.D. Nguyen, V.T.T. Ho, L.G. Bach, Application of
response surface methodology to optimize the fabrication of ZnCl 2-activated carbon
from sugarcane bagasse for the removal of Cu 2+, Water Sci. Technol. 75 (2017)
2047 - 2055.

[23] J. Y. Ahn, D. Y. Kil1 , C. Kong, and B. G. Kim, Comparison of Oven-drying


Methods for Determination of Moisture Content in Feed Ingredients. Asian-
Australas J Anim Sci. 2014 Nov; 27(11): 1615–1622.

[24] Green, Robert L.; Thurau, Gert; Pixley, Nathan C.; Mateos, Arthur; Reed,
Robert A.; Higgins, John P. (2005). In-Line Monitoring of Moisture Content in
Fluid Bed Dryers Using Near-IR Spectroscopy with Consideration of Sampling
Effects on Method Accuracy. Analytical Chemistry, 77(14), 4515–4522.

[25] Lopresto, Catia Giovanna; Petrillo, Francesca; Casazza, Alessandro Alberto;


Aliakbarian, Bahar; Perego, Patrizia; Calabrò, Vincenza (2014). A non-
conventional method to extract D-limonene from waste lemon peels and
comparison with traditional Soxhlet extraction. Separation and Purification
Technology, 137(), 13–20.

[26] Burcu Uysal; Fazli Sozmen; Ozgur Aktas; Birsen S. Oksal; Elif Odabas Kose
(2011). Essential oil composition and antibacterial activity of the grapefruit (Citrus
Paradisi. L) peel essential oils obtained by solvent-free microwave extraction:
comparison with hydrodistillation. , 46(7), 1455–1461.

[27] Che, Chun-tao; Fang, Xinde; Phoebe, Charles H.; Kinghorn, A. Douglas;
Farnsworth, Norman R.; Yellin, Benjamin; Hecht, Sidney M. (1985). High-Field
<sup>1</sup> H-nmr Spectral Analysis of Some Cucurbitacins. Journal of Natural
Products, 48(3), 429–434.

[28] Hilali, Soukaina; Fabiano-Tixier, Anne Sylvie; Ruiz, Karine; Hejjaj,


Abdessamed; Ait Nouh, Fatima; Idlimam, Ali; Bily, Antoine; Mandi, Laila;
Chemat, Farid (2019). Green extraction of essential oils, polyphenols and
pectins from orange peel employing solar energy. Towards a Zero-Waste
Biorefinery.. ACS Sustainable Chemistry & Engineering, (),
acssuschemeng.9b02281–.

102
[29] Trần Nguyễn Phương Lan 1*
, Huỳnh Quốc Khanh 1 , Văn Minh Nhựt 1 ,
Lê Phan Hưng 2 , Mai Vĩnh Phúc 1 , Bùi Văn Hữu 1 , Nguyễn Thành Công 1 , Lê
Thành Công 1
và Nguyễn Thái Sơn 1. Tối ưu hóa hiệu suất trích ly tinh dầu
bưởi của thiết bị trích ly dạng Pilot.

[30] Ngô Thị Cẩm Quyên, Trần Thiện Hiền, Trần Thị Kim Ngân, Đào Tấn
Phát. Nghiên cứu quy trình chiết tách, xác định thành phần hóa học, đánh giá
hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu từ lá và vỏ của cây ăn trái có muí họ
Citrus khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

[31] T.P.Dao,T.H.Tran,T.C.Q.Ngo,H.T.K.Linh,L.N.Y.Trung,V.T. Danh, T. T. L.


Ngoc, N. D. Y. Pham, Q. M. Pham, T. Q. Toan, 2019, "Extraction of Essential Oils
from Vietnam's Orange (Citrus sinensis) Peels by Hydrodistillatiom: Modeling and
Process Optimization", Asian J. Chem., 31(12), pp. 2827-2833.

[32] N.T.C.Quyen.T.T.K.Ngan,T.P.Dao,P.N.Q.Anh,N.Q.Anh,N. T. N. Thi, T .T. L.


Ngoc, L. T. H. Nhan, T .T Truc, L. T. B. Phuong, 2019, Essential Oil
Hydrodistillation Process from Vietnamses Calamondin (Citrus microcarpa) Peels
and GC/MS Analysis of Essential Oils Components, Asian J. Chem., 31(11), pp.
2585–2588.

[32] T.H.Tran,T.D.Lam,V.T.Nguyen,T.P.Dao,L.T.H.Nhan,T.Q. Toan, D. V. N. Vo,


T. A. Vy, L. M. Bui, 2019, Response Surface Methodology for Optimization
Studies of Microwave-assisted hydrodistillation of essential oil from Vietnamese
Citrus aurantifolia (Lemon fruit), IOP Cof. Series: Materials Science and
Engieering, 542, pp. 012042.

[33] T. D. Stojanovi and V. B. Veljkovi, Kinetics of distillation of essential oil from


comminuted ripe juniper (Juniperus communis L.) berries, 39, pp. 547–553.

[34] Ali M Ali, Doaa S Mohamed, El-Sayed H Shaurub and Asmaa M Elsayed.
Antifeedant activity and some biochemical effects of garlic and lemon essential
oils on Spodoptera littoralis (Boisduval) (Lepidoptera: Noctuidae)

[35] Hosseini, S. M., Hoseinifar, S. H., Mazandarani, M., Paknejad, H., Van
Doan, H., & El-Haroun, E. (2020). The potential benefits of orange peels
derived pectin on serum and skin mucus immune parameters, antioxidant

103
defence and growth performance in common carp (Cyprinus carpio). Fish &
Shellfish Immunology.

[36] Deng, W., Liu, K., Cao, S., Sun, J., Zhong, B., & Chun, J. (2020). Chemical
Composition, Antimicrobial, Antioxidant, and Antiproliferative Properties of
Grapefruit Essential Oil Prepared by Molecular Distillation. Molecules, 25(1), 217.

104
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: BẢNG THÔNG SỐ CÁC THIẾT BỊ VÀ SỐ LIỆU ANOVA

Phụ lục 1.1. Bảng thông số các dụng cụ sử dụng trong quá trình thí nghiệm

STT Tên dụng cụ Loại Nhà sản xuất

1 Bình cầu đáy tròn 1000 ml, Ø29-32 Đức

2 Thiết bị sinh hàn Ø29-32 Đức

3 Nhánh chiết Cleveger Ø29-32 Đức

4 Bercher 250 ml Ấn Độ

5 Giá đỡ 25x16 cm Trung Quốc

6 Kẹp sắt 17 cm Trung Quốc

7 Dây dẫn nhựa Việt Nam

Phụ lục 1.2. Bảng thông số và hình ảnh các thiết bị được sử dụng trong quá trình
thí nghiệm

STT Tên thiết bị Model Hãng Hình ảnh

1 Bếp nhiệt MSH- DAIHAN


20D Scientific

105
2 Máy xay sinh tố SD Sunhouse
5322

3 Cân sấy ẩm MP90 Ohaus

4 Cân phân tích Ohaus

Phụ lục 1.3. Hệ số của các yếu tố được mã hóa trong thí nghiệm bưởi da xanh

Standar
Coefficient 95% Cl 95% Cl
Factor Df d VIF
Estimate Low High
Error

Intercept 3,11 1 0,0297 3,05 3,18

A-Tile -0,0750 1 0,0197 -0,1188 -0,0311 1,0000

106
B-
0,1374 1 0,0197 0,0935 0,1813 1,0000
Nhietdo

C-
0,0865 1 0,0197 0,0426 0,1304 1,0000
Thoigian

AB 0,0647 1 0,0257 0,0073 0,1220 1,0000

AC 0,0105 1 0,0257 -0,0468 0,0678 1,0000

BC 0,0334 1 0,0257 -0,0240 0,0907 1,0000

A² -0,1343 1 0,0192 -0,1771 -0,0916 1,02

B² -0,2926 1 0,0192 -0,3353 -0,2498 1,02

C² -0,0996 1 0,0192 -0,1424 -0,0569 1,02

Phụ lục 1.4. Hệ số của các yếu tố được mã hóa trong thí nghiệm cam sành

Standar
Coefficient 95% Cl 95% Cl
Factor Df d VIF
Estimate Low High
Error

Intercept 5,03 1 0,0400 4,94 5,12

A-Tile 0,0217 1 0,0265 -0,0375 0,0808 1,0000

B-
0,3074 1 0,0265 0,2482 0,3665 1,0000
Nhietdo

C-
0,3031 1 0,0265 0,2439 0,3622 1,0000
Thoigian

AB -0,0572 1 0,0347 -0,1345 0,0200 1,0000

AC 0,0881 1 0,0347 0,0108 0,1654 1,0000


107
BC 0,0891 1 0,0347 0,0118 0,1664 1,0000

A² -0,3475 1 0,0258 -0,4050 -0,2899 1,02

B² -0,5431 1 0,0258 -0,6006 -0,4855 1,02

C² -0,2586 1 0,0258 -0,3162 -0,2010 1,02

Phụ lục 1.5. Hệ số của các yếu tố được mã hóa trong thí nghiệm chanh không
hạt

Standar
Coefficient 95% Cl 95% Cl
Factor Df d VIF
Estimate Low High
Error

Intercept 4,07 1 0,0375 3,98 4,15

A-Tile 0,0737 1 0,0249 0,0183 0,1292 1,0000

B-
0,1523 1 0,0249 0,0968 0,2078 1,0000
Nhietdo

C-
0,3185 1 0,0249 0,2630 0,3739 1,0000
Thoigian

AB -0,1085 1 0,0325 -0,1809 -0,0360 1,0000

AC 0,1457 1 0,0325 0,0732 0,2182 1,0000

BC 0,0062 1 0,0325 -0,0663 0,0787 1,0000

A² -0,0740 1 0,0242 -0,1280 -0,0200 1,02

B² -0,2609 1 0,0242 -0,3149 -0,2069 1,02

C² -0,1977 1 0,0242 -0,2517 -0,1437 1,02

108
Phụ lục 2: HÌNH ẢNH

Phụ lục 2.1. Biểu đồ thể hiện cách sắp xếp các giá trị của mô hình thí nghiệm
bưởi da xanh

109
Phụ lục 2.2. Biểu đồ thể hiện cách sắp xếp các giá trị của mô hình thí nghiệm
cam sành

Phụ lục 2.3. Biểu đồ thể hiện cách sắp xếp các giá trị của mô hình thí nghiệm
chanh không hạt

110
Phụ lục 2.4. Thí nghiệm khảo sát song song yếu tố tỉ lệ nước – nguyên liệu và
yếu tố thời gian

Phụ lục 2.5. Thí nghiệm khảo sát song song yếu tố nhiệt độ và yếu tố thời gian

Phụ lục 3: BÀI BÁO KHOA HỌC VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Response surface methodology for optimization studies of hydrodistillation of


essential oil from pixie mandarin (Citrus reticulata Blanco) peels

Tan Phat Dao1,2,3,*, Ngo Thi Cam Quyen1,2,3, Tran Thi Yen Nhi1,2,3, Chi Cuong
Nguyen4, Trung Thanh Nguyen5,6, Xuan Tien Le6,7,**
1
Institute of Environmental Sciences, Nguyen Tat Thanh University, Ho Chi Minh
City, Vietnam

2
Faculty of Environmental and Food Engineering, Nguyen Tat Thanh University, Ho
Chi Minh City, Vietnam
3
Graduate University of Science and TechnologyVietnam Academy of Science and
Technology, Ha Noi City, Vietnam
4
Faculty of Food Science and Technology, Nong Lam University, Ho Chi Minh City,
Vietnam
111
5
Nanomaterial Laboratory, An Giang University, An Giang Province, Vietnam
6
Vietnam National University Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City, Vietnam
7
Faculty of Chemical Engineering, Ho Chi Minh City University of Technology, Ho
Chi Minh City, Vietnam
*Corresponding author: dtphat@ntt.edu.vn, tien.le@hcmut.edu.vn

Abstract.

Essential oil extraction technique from mandarin pixie peels by


hydrodistillation is optimized by response surface methodology (RSM). Mathematical
techniques were used in experimental design to evaluate the impacts of factors that
affect the extraction process and improve the yield of the extraction process. A central
mixed design based on influencing variables such as water ratio (3-5 mL/g),
temperature (110-130 oC) and extraction time (90-150 min) was adopted with essential
oil yield is the target function. Correlation analysis of the mathematical regression
model showed that the quadratic polynomial model can be used to optimize
hydrodistillation of pixie mandarin oil. The results showed that under the optimum
extraction conditions, the highest quantity of essential oils was achieved (7.28 mL/100
g materials). In terms of statistical analysis, the significance levels (p-value <0.05) of
the model showed that the experimental results had a good impact between factors.
The coefficient of determination indicating the match between the experimental value
and the predicted value of the model was high (R 2>0.9). The chemical composition of
the essential oil was analyzed by Gas Chromatography-Mass Spectrometry, revealing
the dominance of limonene content (97.667 %), which implies that essential oil of
pixie mandarin could be an alternative source of limonene.

Keywords: Hydrodistillation, pixie mandarin oil (Citrus reticulata Blanco), RSM,


GC-MS

1. Introduction

Essential oils are the aromatherapy source originating from the nature of plants,
which are increasingly noticed and favored by people. Each type of essential oil has a
specific smell, its own fragrance and has different effects. For example, peppermint
112
oil has a high mentol content that stimulates nerve endings, causes a cold sensation,
and reduces local pain [1], Plectranthus amboinicus essential oil, as a popular remedy
for cough, contains many important medicinal properties such as antibacterial,
antioxidant, anti-inflammatory, larvicidal and analgesic properties [2-3]. Citrus
essential oil has been used to stimulate digestion treat common cold in traditional
medicine and as a common ingredient in industrial fields such as manufacture of
perfumes, cosmetics, and pharmaceuticals [4, 5].

Nowadays, fragrant compounds derived from nature are gaining great attention
and becoming a trend, thus research on them is growing continuously [6-9]. Through
previous studies and consumption practice, it has been shown that when using
products of plant origin bring great effects with less toxicity andside effects. That is
the important reason why today natural products are increasingly preferred [10].

Vietnam has a natural tropical monsoon climate, which is favorable for fruit
growth, as citrus fruit accounts for one-fifth of its production, including many plant
species that contain valuable essential oils. In particular, the mandarin tree (Citrus
reticulata Blanco) is a very potential plant, yet its peels have not been exploited and
utilized after use. Mandarin pixie oil exhibits many antimicrobial, antioxidant and
anti-inflammatory properties [11], [12], mainly due to the presence of limonene, a
compound that has well established for its chemopreventive activity against many
types of cancer [13]. Currently, there are many methods of extracting essential oils
from plants such as extraction with solvent, steam distillation, microwave extraction,
hydro distillation, and cold pressing methods, [3]. [14], [15]. Each method has
different advantages and disadvantages, for example cold pressing is a good
mechanical method to collect Citrus essential oils with a lot of components in
essential oils. However, this method produces low yield and requires fruit colors
removal after the pressing process [14]. The solvent extraction method improves the
issues related to yield, yet the downside of this method is the need to remove the
solvent after the extraction process as the intermediate stage [15]. To improve the
problem, hydrodistillation method is considered. Hydrodistillation is a popular method
for recovery of essential oils from plant tissues which is the simplest and the most
commonly used method to isolate essential oils from the aromatic and medicinal

113
plants [16], [17] thanks to its simplicity in installation and implementation while being
feasible for industrial scale. In this method, the plant material and the solvent are
completely immersed in the flask, boiled and then collect the essential oil after reflux.
Essential oils obtained by this method are protected to a certain extent, and the water
surrounding the material acts as a barrier to prevent the essential oils from being
exposed to high temperatures [18].

Data on the extraction of essential oils from mandarin peels as well as the use
of mathematical techniques in process optimization have yet to be found. Therefore,
maximization of essential oil yield from mandarin peels is accomplished by response
surface methodology (RSM) using a central composite design (CCD) with extraction
conditions such as water-to-mateiral ratio, temperature and extraction time. RSM uses
mathematical techniques in process design and optimization based on experimental
matrices, the results of analysis of variance and the interaction between factors in the
process [19-24]. Compared with the previous methods, RSM has shown many benefits
in the experimental layout and process analysis, including reducing the number of test
runs, time, implementation costs and integrating systematic treatment statistics as well
as the interactions of many factors in the model, which are difficult to evaluate by
simple experiments. Furthermore, in this study, Gas Chromatography-Mass
Spectrometry (GC-MS) analysis was done to evaluate the quality of the extracted
essential oils.

2. Material and methods

Materials and chemical


The Pixie mandarin fruit used were Citrus reticulata Blanco, which was grown
in Ben Tre province (latitudes 10o14’54’’N and longitudes 106o22’34’’E) of Vietnam
in March 2020. The peels were carefully removed from fruit flesh and the albedo
(about 10-20g peels in 100g fresh fruit). The materials were stored cool for later
experiments. Before experiment, fresh peels were ground in a grinder for 1.5 min
(Sunhouse SHD 5323, Hanoi, Vietnam).

Anhydrous sodium sulfate (Na2SO4) is used for dehydration during essential oil
extraction. Experimental chemicals purchased from Sigma Aldrich (US).

114
Extraction
Hydro-distillation is a method with the same principle as steam distillation used
to extract essential oils from plant materials. In this method, the materials are soaked
directly with distilled water. This solid-liquid mixture is boiled under atmospheric
pressure in a flask. The volatile compounds in the essential oil and water will form
azeotropic mixture, then condense and divided into two layers in Clevenger, where
Ctirus essential oil with lower density is located in the upper layer). Clevenger device
helps to stabilize the ratio of water and materials and quantify essential oils [25]. The
flask was immersed in paraffin, which acted as the heat transfer oil, and the oil was
heated by using a hotplate stirrer (Daihan MSH-20D). The temperature probe of the
stirrer was dipped into the heat transfer oil. This setup is to represent the pilot scale
system which often utilizes heat transfer oil.
A total of 100 g of puree peels samples were added to the Florentine flask with
a certain percentage of water. Extraction was carried out until the amount of essential
oil in the material reached saturation. Essential oils were dehydrated with anhydrous
Na2SO4 prior to GC-MS analysis.
The yield of the process is defined as the amount of essential oil obtained (mL)
during the extraction of 100 g of pixie mandarin peel and was calculated using the
following equation:
V
Y ( % )= ×100(1)
W
Where Y is the pixie mandarin oil yield (100%, mL/100g, v/w), V is the amount of
essential oil obtained (mL), and W is the weight of materials used (g).
Experimental design with RSM
Response surface methodology (RSM) is known as a statistical method that
uses previously designed data to find the optimum process condition. In the work, the
optimum conditions of pixie mandarin oil extraction by hydrodistillation method were
determined by RSM method with matrix of central composite design (CCD).
Experimental variables were determined based on preliminary experiments and
presented in Table 1.

Insert table 1 here

115
The range of variables was set based on single-factor experiments. The
relationship between response function and three selected variables (A, B, C) were
approximated by the following second order polynomial (Eq. 2) function:

Yield (mL/100g)= ij Xi X j (2)


i=1 i=1 i<j=2

Appropriate polynomial equations are presented as a 3D surface plots to


visualize the relationship between the response function and experimental levels of
each factor and to infer optimal conditions. According to the analysis of variance
(ANOVA), the coefficients of the model such as the interaction of each factor, linear
regression, quadratic regression and the effect coefficient of the process are
determined. These regression coefficients are the basis for creating 2D and 3D plots
from the regression model. RSM is used for experimental data by DesignExpert
version 11 with statistical significance when the p-value is less than 5%.
Optimization procedures were performed to obtain the highest value of the
target function (pixie mandin essential oil) at the independent variables (A, B, C)
within the model's estimated range. The three-dimensional diagrams (3D) are
presented to better visualize the effects of the independent variables on the process
properties, and also predict the best values from the target function. The 3D graph is
displayed with independent variables changing as a fixed variable at the central range
and of two other variables changing in the experimental range.
Chemical composition of the essential oil

A GC-MS is used to analyze the composition of the essential oils of plants. 25


µL sample of essential oil was mixed in 1.0 mL n-hexane. Name of the equipment:
GC Agilent 6890N, MS 5973 inert with HP5-MS column, head column pressure
9.3psi. GC-MS system was performed hold under the following conditions: carrier gas
He; flow rate 1.0 mL/min; split 1:100; injection volume 1.0 µL; injection temperature
250 oC; oven temperature progress included an initial hold at 50 oC for 2 min, and a
rise to 80 oC at 2 oC/min, and them to 150 oC at 5 oC/min, continue rising to 200 oC at
10 oC/min and rise to 300oC at 20 oC/min for 5 min.
3. Results and discussion

116
Statistical analysis and model fitting
Three parameters such as water-to-material ratio, extraction time, and
temperature were selected based on their effects on extraction yield evaluated by
CCD. Different ratio water (A: 2.32, 3, 4, 5 and 5.68 mL/g),time (B: 70, 90, 120, 150,
and 170 min), as well as various temperature (C: 103, 110, 120, 130, and 137 oC) were
selected for code of -α, -1, 0, +1, +α, respectively. After running 20 experiments, the
statistical analysis of the studied factors was performed (Table 2). The essential oil
extraction yield as the target function was used to determine the parameters of the
response surface equation (Equation (2)).
The regression coefficients of the linear, interaction between variables, and
quadratic terms of the model which were calculated using the least squares technique
and are shown in Table 3. The obtained quadratic polynomial equation (Equation (3))
was found good to represent experimental data (R2 = 0.9702).
Experimental values of the CCD matrix were statistically analyzed and
presented in Table 3 and 4. Experimental R2 and adj-R2 values were 0.9702 and
0.9433, respectively. The high correlation coefficient values show a satisfactory fit
between the model and the experimental data, 97.02% of the experimental data is
compatible with the values obtained of the model. In addition, the coefficient of
variation (CV%) from the software is 2.60, which is a statistical measure of the
standard deviation as the percentage of the mean. CV% less than 10% indicates that
the model is reproducible. The adequate precision value which is used to measure the
signal-to-noise ratio, was calculated as 19.0802, implying that the range of the
predicted values at the design points to the average prediction error is very good.
These statistics show the reliability of the model.

Insert table 2 here


Insert table 3 here
The model has an F-value of 36.15 which shows that the RSM design model is
statistically significant. In there, p-value = 0.0001, the model shows that there is only
a 0.01% chance that F could occur due to noise. To evaluate the significance of each
variable as well as their interaction, P-value is used as a tool to perform. According to
the model, the P value <0.05, the corresponding coefficient is statistically significant

117
and p-value> 0.1 reduces the accuracy of the model, so it is necessary to remove these
values to improve the model significance. From Table 4 it can be seen that the linear
coefficient (B, C), interaction coefficient (AB, BC) and quadratic coefficient (A 2, B2,
C2) were significant values (p <0.05). The change in these factors would have a
significant effect on the essential oil content obtained.
In addition, several other values are also used to evaluate the model such as
model compatibility and experimental data (Figure 1). As shown in Figure 1, the
predicted values (calculated from Equation 3) and the experimental values are on the
same 45o line, showing the suitability of these two values and suitability of the
quadratic model in experimental set-up.

Insert table 4 here

Insert figure 1 here

Figure 1. The predicted and experimental extraction yield


Perturbation plot
The perturbation plot of the pixie mandarin oil extraction is shown in Figure 2
with all factors at a selected point are compared in the design space. That is, the graph
shows the change of one factor in its range while the other factors are fixed, and the
process yield is shown as the objective function to evaluate the influence of the factors
in this range. The diagram shows the influence of all factors such as temperature,
water-to-materials ratio and extraction time at a central point in the design space. As
observed in Figure 2, not all factors showed a positive effect on yield of pixie
mandarin oil. Specifically, the extraction time curve is relatively flat in the range -1 to
0 and tilted to the right when the range across the center point, the yield in this design
space is lower. It can be seen from Equation 3 and Figure 2 that the water ratio and
temperature strongly influence the curve of the plot. The slope of these factors proves
that the change of these factors has accelerated the process. By comparing with the
coefficients of Equation 3, the parameters of the process interaction have been
determined.
Extraction yield (YMO) of pixie mandarin oil (mL/g) is determined as follows:

118
YMO = 7.21 − 0.0023A − 0.2057B − 0.1132C + 0.2750AB + 0.02750BC + 0.0750AC −
0.4096A2 − 0.2151B2
Where A is ratio of water and materials (mL/g), B is the extraction time (min),
and C is temperature (oC).
When the effect level has a positive value, the investigating factors and essential oil
yield are positively and vice versa correlated. From the above equation, we found the
factors that correlate positively with process yield, including time-ratio (AB), ratio-
time (AC), and temperature-ratio (BC). Increasing the value of these three pairs of
factors increased the amount of pixie mandarin essential oil. At the same time, when
the value of the remaining factors increases, the process efficiency tends to decrease.
Specifically, the range of influence values of the factors is depicted in Figure 3.

Insert figure 2 here


Figure 2. Perturbation plot for rate response (for A: ratio of water and material, B:
temperature, and C: extraction time)

Optimization by RSM model


Response surface plots were used to show the effects of factors on the
extraction process within the experiment. Charts were exported from Design-Expert
software (version 11) to simulate the effect of single factor and their interactions on
mandarin essential oil yield. As stated earlier, the process is influenced by three main
factors (ratio of materials and water, temperature, and extraction time) and is
described more clearly in Figure 3 with the red area denoting the highest recovery
efficiency, while the blue area denoting the minimum results.
In Figure 3 (A), the 2-D contour and 3-D response surface plot show the
interaction of water-to-materials ratio and temperature on extraction yield. Based on
the variation of the color scale in the chart, it can be seen that the change of these two
factors also changes the amount of essential oil. First, we consider the effect of
temperature to the amount of essential oil obtained. At the 3 mL/g point, when the
temperature rises from 110 oC to 130 oC, the yield tends to decrease. At the same ratio,
the yield is highest (7%) when the temperature of the process is lower than 115 oC. If
the above range is exceeded, the efficiency tends to be the opposite, i.e. the more the
temperature increases, the more the process efficiency decreases. Particularly, a ratio
119
of water between 4.75 mL and 5 mL has different interactions with the data presented.
As the process temperature increases, the efficiency of the process also increases,
however, after 120 oC, the efficiency tends to decrease. The explanation for this might
be that the amount of heat used could initially heat the water and not the sample. Next,
in terms of the effect of ratio, similar to temperature, the ratio of materials and water
inversely interacts with the oil efficiency. As the rate increases, the efficiency of
recovered essential oils decrease gradually. Based on chart (A), the essential oil yield
is predicted to reach the highest level when the temperature is between 110-120 oC
and the ratio is 3 to 4.5 mL/g.
In Fig. 3 (b), 2D and 3D plots show the interaction between extraction
temperature and extraction time on extraction yield. The chart also relies on the color
scale to evaluate the changes in the factors affecting the extraction process. First, we
consider the effect of temperature on essential oil yield. At 90 minutes, when the
temperature is increased from 110 to 130 oC, the amount of oil obtained tends to
increase. Specifically, using a temperature greater than 115 oC for 90 minutes, the
efficiency is greater than 6.5%. However, at this same temperature range, if the time
increases by more than 140 minutes, there is the opposite trend: the efficiency of the
essential oil decreases as the temperature increases. Next, considering the influence of
the extraction time factor, we realize that the interaction time is positively related to
yield. As the extraction time is prolonged, a greater amount of the essential oil is
yielded, and the optimum duration of the process is close to the center value. Based on
chart (B), predicted essential oil yield is the highest between 110 and 127.5 oC with
extraction time from 110 to 140 minutes.
The plot (C) in Figure 3 shows the interaction between the rate and extraction
time at a constant 120 °C on essential oil yield. The variation of the color scale clearly
shows the change of two factors to the extraction process. First, we consider the effect
of concentration on oil recovery efficiency. At the 90-minute point, when increasing
the water-to-material ratio from 3 to 5 mL/g, the oil yield tends to increase.
Specifically, the oil yield is high when the temperature is at the central value (4 mL/g).
However, if the water ratio increases to 5mL/g, the recovery yield decreases. It is
possible that because when the proportion of water becomes too large, more heat is
supplied to the water, causing the performance not to be of good value at this range.
120
Next, considering the effect of time, time has similar interactions with the ratio factor.
Yield increases gradually to the center value, then tends to decrease. The explanation
for this could be due to the heat degradation, the volatile composition of the essential
oil is affected by the great heat or the prolonged heat exposure. Based on graph 3 (C),
the predicted oil yield is the highest when the ratio is between 3.8 and 4.2 mL/g for the
time from 112 to 120 minutes.

Insert figure 3 here


Figure 3. Contour plots (2D) and response surface (3D) showing the effect of the
temperature and water-to-material ratio (A), temperature and extraction time (B), ratio
and extraction time (C) on the pixie mandarin essential oil yield.
Observed from Figure 3, it can be seen that the trends of temperature, ratio of
water and materials, and extraction time are similar. Any increase in any factor causes
the recovery efficiency to increase until the amount of essential oil in the material
reaches saturation, and begins to decline due to the opposite effect of the factors. A
possible explanation for this is that during the extraction process, the mixture of water
and the material is heated to create a steam which seeps through the epidermis (where
the essential oil is stored), breaking and attracting the essential oil by steam. There are
two issues to consider such as the proportion of water and the extraction temperature.
Firstly, considering the ratio of material and water: when the amount of water is not
enough or excessive, it will adversely affect the extraction process. An insufficient
content of water is unable to dissolve the glue in the essential oil-containing
enclosures, which will cause the device to burn or cause wasting heat to the water
instead of the samples during the heating process. For this reason, suitable amount of
water is essential in the experimental design as well as the process experiment to avoid
the above problem. Secondly, the factors of extraction temperature and time which
represent the amount of heat impacting the tank containing the materials and water
mixture. These two factors help essential oils escape more, improving the process
efficiency if the suitable parameters are found. The biggest impact on the process is
that an excessive heat supply and the prolonged heat exposure would cause the
volatile components in the essential oils to denature [26]. Under certain conditions, the
essential oil exits the storage bag to the saturation stage, so it is necessary to set up the

121
right process parameters to avoid adverse effects of the factors as well as the
efficiency of the extraction process.
From the consistency of the data above, an optimization was carried out based
on the surface response graph. The optimum extraction conditions of pixie mandarin
oil are the temperature 113.12 oC, the ratio of water and material 3.73 mL/g and the
extraction time of 126.65 minutes (Cube chart in CCD matrix, Fig. 4 ). Under these
optimal conditions, the predicted oil yield was 7.28% with the desirability of 1.00.

Insert figure 4 here

Figure 4. Graphical optimization of extraction yield of pixie mandarin oil (mL/100g)

Model adequacy checking


Usually, evaluation of the model adequacy is necessary as it ensures that the
provided values of the model are close to the actual value. This helps to minimize bias
when optimizing the surface. By graphing the normal probabilities of residues, checks
are performed, as shown in Figure 5. The residues which are represented by
multicolored squares are used for evaluation of completeness of the model, showing
approximate values along a line. It is also likely to say that this is the fulfillment of
these normal probability values. For further tests for authenticity, a plot of residual
versus predicted value is given (Figure 6). From the graph, it can be seen that the
residues are randomly distributed within the limit, showing that the variance of the
initial observation is constant for all values of Y. Both graphs (Figure 5 and 6) are
both satisfactory, so we conclude that the empirical model is sufficient to describe the
yield of extraction of the pixie according to the reaction surface.

Insert figure 5 here

Figure 5. Normal probability externally student residuals

Insert figure 6 here

Figure 6. Plot externally studentized residuals vs. predicted response

Validation of the model


122
The probability of achieving the expected results from the recommended
optimal point is 100% or “desirability” = 1.00. From the data shown in Figure 3 and 4
and applying the results of Design expert 11 software, the optimum point including
temperature, ratio of material and water, and extraction time are listed in Table 5.
According to the predicted results of the model, under optimal conditions, the yield of
the process is 7.28%. However, to match the experimental conditions, these results
were experimented to verify the model with the corrected values such as 3.73 mL/g
ratio, 110 oC temperature and extracted in 127 minutes. Compared with the model
results, the actual yield is 7.15%. Yield deviation is calculated as the percentage
difference between the predicted and actual yield. With an error of less than 5% and
desirability 1.00, they show that the model's condition is consistent with the
experimental values.

Insert table 5 here


Applying the RSM surface response method, ANOVA analysis method, and
interactions through 2D & 3D chart of Design expert 11 software, the optimal
parameters of the pixie mandarin essential oil extraction by method hydrodistillation
is ratio of 3.73 mL/g, temperature of 110 oC, and extraction time of 127 min with a
process efficiency of 7.15% on 100 g of mandarin peels.
Result analysis of GC-MS
In this study, from 100 g of fruit rind around 7.15 mL (7.15%, v/w) of essential
oil has been obtained by hydrodistillation connected to Clevenger’s device at optimal
conditions. The chemical composition of the essential oil was analyzed by GC-MS
(Table 6 and Figure 7). Analysis results shows that there are 5 chemical components
in pixie mandarin oil, with the most abundant being limonene (97.667%) followed by
β-myrcene (1.411%), α-pinene (0.563%), βpinene (0.239%), and saninene (0.12%).

Since the peak 11.967 min has the greatest intensity, it is suggested that
Limonene is the most important component in pixie mandarin oil which is reported to
be the main component in commercial essential oils. Studies related to madarin peels
oil [27-29] also mentioned that limonene accounts for a relatively high proportion
(about 80.3-96.2%). The composition and content of essential oils depend on the
species, extraction method, and soil of each region. For example, Marie-Laure Lota et
123
al. [9] The content of essential oils from varieties grown in France with higher levels
of limonene, α-Pinene, Myrcene, and Sabinene than before (52.2-96.2%, 0.12, 1%,
1.3-1.8%, 0.1 -1.3%, respectively). Gulay Kirbaslar et al. [30] announced the
composition of tangerine peel oil grown in Turkey obtained 45 compounds, of which,
limonene (90.7%), followed by myrcene (2.1%), and α- pinene (0.5%).
As mentioned earlier, the extraction method affects the composition and
content of essential oils. Simon Muholo Njoroge et al. [31] indentified 43 components
in tangerine peel oil extracted by cold-pressing. The main components are Limonene
(85.9%), γ-terpinene (6%), myrcene (2.2%), α-pinene (1.1%), linalool (1.0%), ß-
pinene (0.3%), terpinolene (0.3%), sabinene (0.4%) and octanal (0.2%). Ibtehal K.
Shakir and Sarah J. Salih [32] reported that by analyzing the essential oils extraction
by two procedures (i.e. microwave-assisted steam distillation and steam distillation),
limonene was found the most abundant in all the samples.

Insert table 6 here

Insert figure 7 here


Figure 7. The GC-MS chromatogram of pixie mandarin oil

4. Conclusions

This study aimed to investigate and optimize the parameters that affect the
extraction of pixie mandarin essential oil. RSM is a mathematical technique that has
been shown to be able to effectively estimate the effect of the parameters of the
extraction process. The experimental results show that the pairs of interaction factors
such as temperature-ratio, temperature-time, and ratio-time have statistically
significant and positive interaction with process performance. Based on the results of
ANOVA and the agreement between experimental and predicted results, it can be
concluded that the generated model is suitable for simulating hydrodistillation of peels
of pixie mandarin. The optimum conditions are as follows: temperature of 113.12 oC,
water and material ratio of 3.73 mL/g, and extraction time of 126.65 min. Under
optimal extraction conditions, essential oil yield is of 7.28 mL/100g of material. In
addition, the quality of mandarin peel oil was also assessed through GC-MS results.
The results showed five main components which are Limonene (97.667%), followed

124
by β-Myrcene, 1R-α-Pinene, L-β-pinene and 1R-αPinene. These chemical components
are possibly correlated with the extraction method as well as the soil of the plant.

Acknowledgement

This research was supported by Nguyen Tat Thanh University, Ho Chi Minh City,
Vietnam.

References

[1] S. P. Stanos, M. D. Tyburski, and S. S. Parikh, Chapter 37 - Minor and Short-


Acting Analgesics, Including Opioid Combination Products, Fifth Edition.
Elsevier Inc., 2001.

[2] G. Arumugam, M. K. Swamy, and U. R. Sinniah, “Plectranthus amboinicus


(Lour.) Spreng: Botanical, Phytochemical, Pharmacological and Nutritional
Significance,” Molecules, vol. 21, no. 4, 2016.

[3] T. P. Dao, D. C. Nguyen, D. T. Nguyen, T. H. Tran, P. T. N. Nguyen, N. T. H.


Le, X. T. Le, D. H. Nguyen, D. V. N. Vo, L. G. Bach, "Extraction Process of
Essential Oil from Plectranthus amboinicus Using Micro-assisted
Hydrodistillation and Evaluation of It's Antibacterial Activity" Asian J. Chem.,
vol. 31, no. 5, pp. 977–981, 2019
[4] N. S. Dosoky and W. N. Setzer, “Biological Activities and Safety of Citrus spp
. Essential Oils,” In.t J. Mol. Sci, vol. 19, 2018.

[5] C. A. Manassero, J. R. Girotti, S. Mijailovsky, and M. García, “In vitro


comparativeanalysis of antiproliferative activity of essential oil from mandarin
peel and its principal component limonene,”, Nat. Prod. Res., vol. 27, pp.
1475-8, 2013.

[6] T. P. Dao, T. H. Tran, P. T. N. Nguyen, T. T. K .Ngan, N. T. C. Quyen, T. T.


Anh, P. M. Quan, T. T. T. Huong, N . H. Nguyen, “Chemical Composition and
Evaluation of Antibacterial Activies of Essential Oil from Lemon (Citrus
aurantifolia L.) Leaves Growing Tien Giang Province, Vietnam” Asian J.
Chem., vol. 31, no. 10, pp. 2284–2286, 2019.
125
[7] T. H. Tran, N. V. P. Nguyen, T. N. Pham, D. C. Nguyen, T. P. Dao, T. D.
Nguyen, “Greentechnology to optimize the extraction process of turmeric
(Curcuma longa L.) oils,” IOP Conf. Ser. Mater. Sci. Eng., vol. 479, pp.
012002, 2019.

[8] P. Taylor, M. Viuda-martos, Y. Ruiz-navajas, J. Fernández-lópez, and J.


Angel, “Chemical Composition of Mandarin (C. reticulata L.), Grapefruit (C.
paradisi L.), Lemon (C. limon L.) and Orange (C. sinensis L.) Essential Oils,”
Journal of Essential Oil Bearing Plants, vol 12, 2009.
[9] T. T. K. Ngan, D. T. T. Thuy, T. T. Tuyen, C. T. Linh, H. T. Bich, P. Q. Long,
N. Q. Chien, H. T. K. Linh, L. N. Y. Trung, N. Q. Trung, N. D. Chinh, L. G.
Bach, T. Q. Toan "Chemical Component of Agarwood (Aquilaria crassna)
Essential Oils Growm in Various Regions of Asia, Asian J. Chem., vol 32, pp.
36-40, 2019.
[10] M. Ekor, “The growing use of herbal medicines : issues relating to adverse
reactionsandchallenges in monitoring safety,”, Front. Pharmacol, vol. 4, no.
January, pp. 1–10, 2014.

[11] K. Fisher and C. Phillips, “Potential antimicrobial uses of essential oils in


food : is citrus the answer ?,”, Trends in Food Science & Technology, vol. 19,
pp. 156–164, 2008.

[12] L. Ettoumi and B. Bey, “Chemical profile, antimicrobial and antioxidant


activities of Citrus reticulata and Citrus clementina ( L .) essential oils,”,
International Food Research Journal, vol. 24, pp. 1782–1792, 2017.

[13] J. Sun, “D-Limonene : D-Limonene,” Alternative Medicine Review, vol. 12,


no. 3, pp. 259–264, 2007.

[14] N. Mahato, M. Sinha, K. Sharma, R. Koteswarao, and M. H. Cho “Moder


Extraction and Purification Techniques for Obtaining High Purity Food-Grade
Bioactive Compounds and Values-Added Co-Products from Citrus Wastes”
Food, vol 8, pp. 523, 2019.

126
[15] X. Zhang, H. Gao, L. Zhang, D. Liu, X. Ye “Extraction of essential oil from
discarded tobacco leaves by solvent extraction and steam distillation, and
identification of its chemical composition” Industrial Crops and Products, vol
39, pp. 162-169, 2012.

[16] T. H. Tran, K. H. Le, D. C. Nguyen, T. P. Dao, T. H. N. Le, D. H. Nguyen, T.


D. Nguyen, D. V. N. Vo, Q. T. Tran, L. G. Bach, “The Study on Extraction
Process and Analysis of Components in Essential Oils of Black Pepper (Piper
nigrum L.) Seeds Harvested in Gia Lai Province, Vietnam,” Processes, vol. 7,
no. 2, p. 56, 2019.
[17] N. T. C. Quyen. T. T. K. Ngan, T. P. Dao, P. N. Q. Anh, N. Q. Anh, N. T. N.
Thi, T .T. L.Ngoc, L. T. H. Nhan, T .T Truc, L. T. B. Phuong, “ Essential Oil
Hydrodistillation Process from Vietnamses Calamondin (Citrus microcarpa)
Peels and GC/MS Analysis of Essential Oils Components,” Asian J. Chem.,
vol. 31, no. 11, pp. 2585–2588, 2019.

[18] E. Benyoussef, S. Hasni, R. Belabbes, and J. Bessiere, “Modélisation du


transfert de matiére lors de l ’ extraction de l ’ huile essentielle des fruits de
coriandre,” Chemical Engineering Journal, vol. 85, pp. 1–5, 2002.

[19] T. P. Dao, D. C. Nguyen, T. H. Tran, P. V. Thinh, V. Q. Hieu, D. V. V.


Nguyen, T. D. Nguyen, L. G. Bach, “Modeling and optimization of the orange
leaves oil extraction process by microwave-assisted hydro-distillation: The
response surface method based on the central composite approach (RSM-CCD
Model),” Rasayan J. Chem., vol. 12, no. 2, pp. 666–676, 2019

[20] T. P. Dao, N. T. C. Quyen, T. H. Tran, P. V. Thinh, P. Q. Long, T. Q. Toan, N.


H. Nguyen, D. M. H. Vo, X. T. Le, L. N. Y. Trung, T. T. Nguyen, T. T. Y.
Nhi, T. T. Truc, N. V. Muoi, "Optimization of Operating Conditions of
Essentiall Oil Extraction of Vietnamese Pomelo (Citrus grandis L.) Peels by
Hydo-distillation Process, Asian J. Chem., vol 32, pp. 237-243, 2020.
[21] T. H. Tran, T. P. Dao, D. C. Nguyen, T. D. Lam, and S. T. Do, “Application of
Box – Behnken design with Response Surface Methodology for Modeling and
Optimizing Microwave-assisted Hydro-distillation of Essential Oil from Citrus

127
reticulata Blanco Peel”, IOP Conf. See. Mater. Sci. Eng., vol 542, pp 012043,
2019.

[22] T. H. Tran, T. D. Lam, V. T. Nguyen, T. P. Dao, and L. T. H. Nhan, T. Q.


Toan, D. V. N. Vo, T. A. Vy, L. M. Bui, “Response Surface Methodology for
Optimization Studies of Microwave- assisted hydrodistillation of essential oil
from Vietnamese Citrus aurantifolia (Lemon fruit)” , IOP Conf. See. Mater.
Sci. Eng., vol 542, pp 012042, 2019
[23] T. N. Pham, T. H. X. Huynh, T. H. Tran, D. V. N. Vo, T. Q. Toan, T. D. Lam,
X. T. Le, H. V. Quang, “Response surface methodology optimization for
extraction of natural anthocyanins from Vietnamese Carissa carandas L. fruit”,
IOP Conf. See. Mater. Sci. Eng., vol 544, pp 012028, 2019

[24] T. N. Pham, T. N. P. Nguyen, L. T. Duc, M. T. Nguyen, T. Q. Toan, L. T. H.


Nhan, D. V. N. Vo, V. T. Sang, M. B. Le, “Response surface modeling and
optimizing conditions for anthocyanins extraction from Hibiscussabdriffa L.
(Roselle) grown in Lam Dong, Vietnam”, IOP Conf. See. Mater. Sci. Eng., vol
544, pp 012016, 2019

[25] Y. Li, A.-S. Fabiano-Tixier, and F. Chemat, History, Localization and


Chemical Compositions. 2014.

[26] M. A. Ferhat, B. Y. Meklati, J. Smadja, and F. Chemat, “An improved


microwave Clevenger apparatus for distillation of essential oils from orange
peel,” J. Chromatogr. A, vol. 1112, no. 1–2, pp. 121–126, 2006.

[27] Njoroge S M, Karanja P N and Sawamura M 2008 Essential oil components of


common mandarins (citrus reticulata blanco) from uganda J. Essent. Oil-
Bearing Plants 11 609–14

[28] M. SAWAMURA, N. THI MINH TU, Y. ONISHI, E. OGAWA, and H.-S.


CHOI,
“Characteristic Odor Components of Citrus reticulata Blanco (Ponkan) Cold-
pressed Oil,” Biosci. Biotechnol. Biochem., vol. 68, no. 8, pp. 1690–1697, 2004.

128
[29] M. L. Lota, D. De Rocca Serra, F. Tomi, and J. Casanova, “Chemical
variability of peel and leaf essential oils of mandarins from Citrus reticulata
Blanco,” Biochem. Syst. Ecol., vol. 28, no. 1, pp. 61–78, 2000.

[30] F. Gülay Kirbaşlar, A. Tavman, B. Dülger, and G. Türker, “Antimicrobial


activity ofTurkish Citrus peel oils,” Pakistan J. Bot., vol. 41, no. 6, pp. 3207–
3212, 2009.

[31] S. M. Njoroge, P. P. Karanja, and M. Sawamura, "Essential Oil Components of


Common Mandarins (Citrus reticulata Blanco) from Uganda, Journal of
Essential Oil Bearing Plants, vol 11, pp. 609-614, 2008.

[32] I. K. Shakir and S. J. Salih, “Extraction of Essential Oils from Citrus By-
Products Using Microwave Steam Distillation,”, Iraqi Journal of Chemical
and Pereoleum Engineering, vol. 16, no. 3, pp. 11–22, 2015.

Table 1. Independent variables and their levels used in the model design
Levels
No. Name Code -1 0 +1 +α

1 Ratio of water and A 2.32 3 4 5 5.68
material (mL/g)
2 Extraction time B 70 90 120 150 170
(min)
3 Temperature (oC) C 103 110 120 130 137

Table 2. Matrix of the RSM model and experimental values

Actual variables Extraction yield (%)


Std. Run A B C
Actual Predicted Residual
(mL/g) (min) ( C)
o

1 1 -1 -1 -1 6.20 6.29 -0.0938


2 10 1 -1 -1 5.40 5.59 -0.1892
3 6 -1 1 -1 6.00 6.18 -0.1825
4 19 1 1 -1 6.40 6.58 -0.1778
5 12 -1 -1 1 6.80 6.77 0.0325
6 2 1 -1 1 6.40 6.36 0.0371
7 11 -1 1 1 5.00 4.96 0.0439
8 9 1 1 1 5.60 5.65 -0.0515
9 5 -α 0 0 6.10 6.05 0.0488
10 4 α 0 0 6.20 6.04 0.1567
11 8 0 -α 0 7.00 6.94 0.0568
129
12 13 0 α 0 6.40 6.25 0.1487
13 14 0 0 -α 6.20 5.89 0.3124
14 16 0 0 α 5.40 5.51 -0.1069
15 20 0 0 0 7.20 7.21 -0.0059
16 18 0 0 0 7.20 7.21 -0.0059
17 7 0 0 0 7.20 7.21 -0.0059
18 3 0 0 0 7.20 7.21 -0.0059
19 15 0 0 0 7.20 7.21 -0.0059
20 17 0 0 0 7.20 7.21 -0.0059

Table 3. ANOVA for the fitted models

Sum of Mean
Source DF Coefficient F-value p-value
Square Square
Model 9 9.05 0.2513 36.15 <0.000
1
Residual 10 0.2781 0.0278
Lack of fit 5 0.2781 0.0556
Pure error 5 0.0000 0.0000
Total 19 2.33
R2 0.9702
Adj-R2 0.9433
CV % 2.60
Predicted
0.7732
R2
Standard
deviation 0.1667
Adequate
precision 19.0802

Table 4. The significance of each response variable effect

Variables Df SSa MSb F-value p-value


Linier A 1 0.0001 0.0001 0.0027 0.9598
effects
B 1 0.5778 0.5778 20.78 0.0010 Significant
C 1 0.1749 0.1749 6.29 0.0010 Significant
Quadratic A2 1 2.42 2.42 86.97 <0.0001 Significant
effects
B2 1 0.6673 0.6673 24.00 0.0006 Significant
C2 1 4.10 4.10 147.45 <0.0001 Significant
Interaction AB 1 0.6050 0.6050 21.76 0.0009 Significant
effects
130
AC 1 0.0450 0.0450 1.62 0.2321
BC 1 1.44 1.44 51.97 <0.0001 Significant
a
Sum of squares Mean sum of squares
b

Table 5. Experimental and predicted value of the responses using optimum condition
A B C Y
Error
(Ratio, (Time, Min) (Heat, C) o
(Yield, %)
(%)
mL/g)
RSM 3.73 126.65 113.12 7.28
Experiment 3.73 127 110 7.10 -2.47
1
Experiment 3.73 127 110 7.20 1.10
2
Experiment 3.73 127 110 7.15 1.79
3
Average Exp 3.73 127 110 7.15 1.79

Table 6. Chemical constituents of pixie mandarin oil


Retention time
Peak Compounds Percent
(min)
1 7.272 1R-α-Pinene 0.563
2 9.008 Sabinene 0.12
3 9.091 L-β-pinene 0.239
4 9.949 β-Myrcene 1.411
5 11.967 Limonene 97.667

131
132
133
134
135
Phụ lục 3.1. Thư chấp nhận

136

You might also like