Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài giữa kì

Họ và tên: Đỗ Nguyên Đạt


MSSV: 191304118
Lớp: OS19DHB-OS2
Tổ: 7
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
- Bệnh nhân T.M, nam, 9 tuổi, đến khám vì hô hàm trên.
- Hỏi bệnh sử nhận thấy trẻ có vị viêm V.A. chưa điều trị và có thói quen thở miệng.
- Khám lâm sàng cho thấy hô hàm trên.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Mô tả đặc điểm kiểu mặt V.A., tình trạng sai lệch răng, hàm và khớp cắn ở bệnh
nhân thở miệng trong tình huống lâm sàng nêu trên.
2. Liệt kê các nguyên nhân gây chứng thở miệng.
3. Giải thích cơ chế sai lệch răng, hàm ở bệnh nhân thở miệng.

Bài làm
Câu 1:
- Mô tả đặc điểm kiểu mặt V.A: trẻ thường xuyên dùng miệng để thở, mũi ít
được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, trán dô, môi khô, cằm
lẹm, mặt dài, hàm trên hô, hàm dưới hẹp, xoay xuống dưới, không thể khép miệng,
có quầng thâm dưới mắt, vẻ mặt kém lanh lợi do tình trạng thiếu oxy kéo dài và có
tư thế hơi đưa đầu ra trước.
- Tình trạng sai lệch răng, hàm và khớp cắn:bệnh nhân có bộ răng hỗn hợp,
tương quan răng 6 bên phải hạng III 50%, tương quan răng 6 bên trái hạng I, có
khe thưa ở giữa r54 và 53, r53 và r12, r12 và 11, r11 và 21, r21 và r22, r22 và r63
cắn sâu, hàm trên có độ cắn phủ lớn, khớp cắn hạng II chi 1, cung hàm có hình chữ
V, hai môi không chạm ở tư thế nghĩ, môi hở lộ răng.
Câu 2:
Nguyên nhân gây chứng thở miệng: có nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên
nhân chính thường là: dị ứng mãn tính, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang, amidan lớn,
polyp mũi, lệch vách ngăn mũi, co thắt đường hô hấp trên, mút tay, sử dụng núm vú
giả quá mức khi còn nhỏ. Một số tác giả cho rằng hai nguyên nhân chính gây ra thở
bằng miệng ở trẻ em trước hết là viêm mũi dị ứng và thứ hai là phì đại V.A.
Câu 3:
Cơ chế sai lệch răng, hàm ở bệnh nhân thở miệng:
Khi thở miệng thì lưỡi sẽ hạ xuống dưới chứ không đặt lên vòm họng, việc hạ lưỡi là
để mở rộng đường thở khoang miệng, khi đặt sai tư thế lưỡi trong thời gian dài khiến
hàm trên bị hẹp dần và khấp khểnh, các răng đưa ra trước nhiều hơn do bị thu nhỏ
khích thước hàm. Đồng thời lưỡi sẽ tràn sang 2 bên, chèn vào giữa các răng sau khiến
lưỡi bị to, gây trồi các răng cửa hàm dưới. Sự trồi răng sẽ dẫn đến hậu quả khiến
đường cong cắn khớp gập khúc, không đều đặn, xuất hiện nhiều điểm cản trở khớp
cắn. Khớp cắn sâu khiến hàm bị khóa và gây lực nén lên vùng mô sau đĩa của khớp
Thái Dương hàm, có thê nghe tiếng kêu ở khớp khi há ngậm, đồng thời có thể đau
khớp khi ăn nhai.

You might also like