Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 82

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÁCHCHIẾT XUẤT TINH DẦU TỪ RAU CÂY


QUẾ VỊ (Limnophila rugosa (Roth) Merr.) BẰNG PHƯƠNG
PHÁP CHƯNG CẤT LÔI CUỐN HƠI NƯỚC VÀ THỬ
NGHIỆM ỨNG DỤNG VÀO XÀ PHÒNG

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THANH THÚY


TS. MAI HUỲNH CANG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐỨC HUY
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
Niên khóa: 2016 – 2020

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020


NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT TINH DẦU TỪ RAU QUẾ VỊ
(Limnophila rugosa (Roth) Merr.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CHƯNG CẤT LÔI CUỐN HƠI NƯỚC VÀ THỬ NGHIỆM ỨNG
DỤNG VÀO XÀ PHÒNG

Tác giả

NGUYỄN ĐỨC HUY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư Công Nghệ Hóa Học

Giảng viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Thanh Thúy


TS. Mai Huỳnh Cang

Tháng 11, 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy – Ban Giám hiệu nhà
trường đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng để thế hệ sinh viên
chúng em có được môi trường học tập, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm một cách
hiệu quả nhất.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô thuộc bộ môn Công Nghệ Hóa Học đã tận tâm, đặt
hết những tâm huyết của mình để truyền đạt những kiến thức quý báu cho thế hệ sinh
viên chúng em, đó là những kiến thức nền tảng để chúng em vững bước trên con
đường lập thân, lập nghiệp.
Đồng thời, em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến đấng sinh thành của mình, ba
mẹ luôn là người bên cạnh động viên, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần để em có thể
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Ngoài ra, em cũng gửi lời cảm ơn đến hai bạn
Nguyễn Thanh Vân, Võ Anh Thy lớp DH17HS và các bạn cùng khóa đã đồng hành,
hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiệt tình trong thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô – TS. Mai Huỳnh Cang và cô –
Nguyễn Thị Thanh Thúy đã luôn quan tâm sâu sát, định hướng, truyền đạt kiến thức và
hướng dẫn tận tình để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tốt một cách tốt nhất.
Trong quá trình thực hiện khóa luận và hoàn thành báo cáo, vì kiến thức chuyên
môn và kiến thức thực tiễn còn nhiều hạn chế nên nội dung của báo cáo khóa luận
không tránh khỏi những sai xót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý từ quý
thầy cô để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khỏe và thành
công đến quý thầy cô, quý anh chị và các bạn đã đồng hành trong thời gian qua!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đức Huy

ii
TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ rau quế vị bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước và thử nghiệm ứng dụng vào xà phòng”đã. Đã được
tiến hành thực hiên tại phòng thí nghiệm I4 và I5 của Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học
trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/2020 đến
tháng 11/2020.

Đề tài được tiến hành với nguồn nguyên liệu lá quế vị tươi được trồng và thu
hái ở xã Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu quy trình chưng cất, quy trình tinh chế tinh
dầu quế vị và thử nghiệm phối trộn vào xà phòng.
Đề tài đã nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu quế vị bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước, thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên, lặp lại
ba lần. Tiến hành khảo sát các yếu tố thời gian chưng cất, ẩm độ nguyên liệu, kích
thước nguyên liệu và tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi để chọn ra yếu tố phù hợp nhất cho
quá trình chưng cất tinh dầu.
Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chưng cất tinh dầu quế vị
bao gồm: Thời gian chưng cất 1 giờ, ẩm độ nguyên liệu (lá tươi không sấy: 91,51%),
nhiệt độ chưng cất 1000C, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1:4 và kích thước nguyên liệu
là xay nhuyễn 0,5mm<d<1,5mm sẽ cho hàm lượng tinh dầu thu được cao nhất (bao
nhiêu??).
Đánh giá chất lượng tinh dầu qua các phương pháp tinh chế như kết tinh, sử
dụng muối Na2SO4 lắng, lọc, chưng cất 2 lần.
Tinh chế tinh dầu quế vị bằng phương pháp chưng cất lần 2 ở tỉ lệ tinh
dầu/dung môi là 1:400 sẽ cho ra hiệu suất tinh chế tinh dầu cao nhất (94,45%).
Bằng phương pháp phân tích sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS), các thành
phần hóa học chính trong tinh dầu quế vị được xác định: Esdragole, Trans-Anethole, ...
Hoạt tính kháng khuẩn đã được thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán trong
thạch sử dụng cùng các chủng vi khuẩn thử nghiệm. Các vùng ức chế tăng trưởng
được đo ở nồng độ gốc (tinh dầu nguyên chấ) đối với Staphylococcus aureus (S.
aureus) and Salmonella. Kết quả thử nghiệm cho thấy tinh dầu quế vị thể hiện hoạt

iii
tính ức chế 2 chủng vi sinh vật ức chế kiểm định: vi khuẩn Gram (-) Salmonella và vi
khuẩn Gram (+) Staphylococcus aureus.
Đánh giá khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu bằng phương pháp DPPH, hoạt
tính chống oxy hóa thể hiện qua việc giảm màu của DPPH, được xác định bằng cách
đo quang ở bước sóng λ = 517nm. Kết quả đánh giá cho thấy khả năng kháng oxy hóa
của tinh dầu quế vị trong phương pháp DPPH (IC50 = 29360,4 µg/ml) thấp hơn 1626,8
lần so với Vitamin C (IC50 = 18,0478 mg/ml) được dùng để khảo sát trong thí nghiệm.

iv
ASTRACT
The topic “Sstudy on separationextracting Limnophila Rugosa (Roth) Merr.
essential oil usingby steam-enticing distillation method and itstest application on
soap” was carried out at the I4 and I5 laboratories of the Department of Chemical
Technology at Nong Lam University in Ho Chi Minh City, from May to October 2020.

The raw materials used are fresh L. Rugosa leaves grown and harvested in Gia
Loc commune, Trang Bang district, Tay Ninh province.

The research objectives are to study distillation process, purification process of


L. Rugosa essential oil, then its test application on soap.

The research used the steam distillation method for distilling L. Rugosa
essential oil. The experiment was arranged in random blocks, repeated third. The
impact factors to the distillation yield of essential oils including distillation time,
material size, material / solvent ratio were investigated, to select the most suitable
condition.

The highest oil yield obtained at the condition: fresh leaves’s moisture content
of 91,51%, distillation time of 1 hours, distillation temperature of 100 0C, the ratio of
raw materials and solvent of 1:4, and the material size of 0.5mm <d <1.5mm.

The quality of essential oils was evaluated by refining methods such as


crystallization, anhydrous Na2SO4 salts, settling, filtering and second distillation.

Refining cinnamon essential oil by the second distillation method at the oil /
solvent ratio of 1: 400 will yield the highest refining efficiency (94.45%).

By gas chromatographic mass spectrometry (GC-MS), the main chemical


components in betel essential oil are identified: Metyl Chavicol, Trans-anethol, …

Antimicrobial activity was tested by diffusion method in agar tested with


bacterial strains. The Growth inhibitory regions were measured at base concentration
(pure essential oil) for Staphylococcus aureus (S. aureus) and Salmonella.

v
Experimental results showed that L. Rugosa essential oil expressed inhibitory activity
of 2 strains of inhibiting microorganisms: Gram (-) Salmonella bacteria and Gram (+)
Staphylococcus aureus bacteria.

Evaluation of oxidation resistance of essential oils was tested by DPPH method.


The results showed that the antioxidant ability of L. Rugosa leaf essential oil by DPPH
method has the value of IC50 = 29360,4 mg / ml, which is 1626,8 times lower than that
of Vitamin C (IC50 = 18,0478 mg / ml) as control sample.

vi
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii

TÓM TẮT....................................................................................................................iii

ASTRACT..................................................................................................................... v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................xii

DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................xiii

DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................xiv

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................. 1

1.2 Mục đích............................................................................................................... 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2

1.4 Nội dung nghiên cứu............................................................................................2

1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................2

1.5.1 Ý nghĩa khoa học...........................................................................................2

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN..........................................................................................3

2.1 Giới thiệu về cây rau quế vị..................................................................................3

2.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại thực vật.....................................................3

2.1.2 Giá trị kinh tế và sử dụng...............................................................................3

2.2 Tổng quan về tinh dầu..........................................................................................4

2.2.1 Khái quát về tinh dầu.....................................................................................4

vii
2.2.2 Quá trình tích lũy tinh dầu..............................................................................5

2.2.3 Tinh dầu quế vị..............................................................................................6

2.2.4 Các hợp chất quan trọng trong tinh dầu quế vị...............................................7

2.2.5 Hoạt tính sinh học của quế vị.........................................................................8

2.3 Các phương pháp chưng cất tinh dầu....................................................................8

2.3.1 Phương pháp cơ học.......................................................................................9

2.3.2 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp.......................................9

2.3.3 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp.....................................10

2.3.4 Phương pháp chưng cất có hỗ trợ vi sóng....................................................11

2.4 Thử nghiệm phối tinh dầu quế vị vào xà phòng..................................................11

2.4.1 Giới thiệu chung về xà phòng.......................................................................11

2.4.2 Các phương pháp chế biến xà phòng............................................................13

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM...................18

3.1 Nguyên vật liệu – Hóa chất................................................................................18

3.1.1 Nguyên liệu..................................................................................................18

3.1.2 Hóa chất.......................................................................................................18

3.2 Dụng cụ - Thiết bị...............................................................................................18

3.2.1 Dụng cụ........................................................................................................18

3.2.2 Thiết bị.........................................................................................................19

3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19

3.3.1 Nghiên cứu quy trình....................................................................................19

3.3.2 Thuyết minh quy trình..................................................................................20

3.4 Phương pháp phân tích.......................................................................................20

3.4.1 Phương pháp khảo sát thành phần hóa lý nguyên liệu..................................20

3.5 Phương pháp chưng cất tinh dầu: Chưng cất lôi cuốn hơi nước.........................27

3.5.1 Quy trình chưng cất......................................................................................27

viii
3.5.2 Tinh chế tinh dầu..........................................................................................28

3.6 Bố trí thí nghiệm.................................................................................................29

3.6.1 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu.................29

3.6.2 Khảo sát các yếu tố đến quá trình tinh chế tinh dầu.....................................31

3.6.3 Thử nghiệm tinh dầu quế vị vào xà phòng...................................................33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................34

4.1 Thành phần hóa lý của lá quế vị.........................................................................34

4.1.1 Định tính thành phần hóa học của nguyên liệu.............................................34

4.1.2 Định lượng các thành phần khác của nguyên liệu........................................34

4.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu lá quế vị trong quá trình
chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước.......................................................35

4.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng tinh dầu thu được...........35

4.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của ẩm độ lá quế vị đến hàm lượng tinh dầu thu được.36

4.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu và tỉ lệ nguyên liệu/dung
moi đến hàm lượng tinh dầu thu được...................................................................37

4.2.4 Kết quả điều kiện phù hợp cho quá trình chưng cất tinh dầu lá quế vị bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước............................................................38

4.3 Khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp tinh chế và tỉ lệ nguyên liệu tinh
dầu/dung môi đến hiệu suất thu được.......................................................................39

4.3.1 Ảnh hưởng của các phương pháp đến hiệu suất thu được............................39

4.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ tinh dầu/dung môi đến hiệu suất tinh dầu thu
được...................................................................................................................... 41

4.4 Phối tinh dầu vào xà phòng................................................................................42

4.5 Thành phần hóa lý của tinh dầu..........................................................................43

4.5.1 Thành phần hóa học của tinh dầu.................................................................43

4.5.2 Thành phần còn lại không bay hơi...............................................................43

4.5.3 Chỉ số hóa lý của tinh dầu............................................................................44

ix
4.6 Hoạt tính sinh học của tinh dầu quế vị................................................................44

4.6.1 Hoạt tính kháng oxy hóa của tinh dầu lá quế vị............................................44

4.6.2 Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu quế vị..................................................46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................48

5.1 Kết luận..............................................................................................................48

5.2 Đề nghị...............................................................................................................48

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................50

PHỤ LỤC A. SỐ LIỆU THÔ......................................................................................52

Phụ lục A1. Khảo sát độ ẩm của nguyên liệu ban đầu...........................................52

Phụ lục A2. Khảo sát độ tro của nguyên liệu lá quế vị tươi ban đầu.....................52

Phụ lục A3. Khảo sát thời gian chưng cất đến hàm lượng tinh dầu thu được........52

Phụ lục A4. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian sấy đến ẩm độ của nguyên liệu
.............................................................................................................................. 53

Phụ lục A5. Khảo sát sự ảnh hưởng của ẩm độ đến hàm lượng tinh dầu thu được54

Phụ lục A6. Khảo sát sự ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu và tỉ lệ nguyên
liệu/dung môi đến hàm lượng tinh dầu thu được...................................................54

Phụ lục 7. Thành phần còn lại không bay hơi.......................................................56

Phụ lục 8. Chỉ số hóa lý của tinh dầu....................................................................56

PHỤ LỤC B. SỐ LIỆU PHÂN TÍCH..........................................................................58

Phụ lục B1. Kết quả phân tích ANOVA ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm
lượng của tinh dầu.................................................................................................58

Phụ lục B2. Kết quả phân tích ANOVA ảnh hưởng của thời gian sấy đến ẩm độ
nguyên liệu ban đầu..............................................................................................58

Phụ lục B3. Kết quả phân tích ANOVA ảnh hưởng của thời gian sấy đến hàm
lượng tinh dầu thu được........................................................................................59

Phụ lục B4. Kết quả phân tích ANOVA ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu và
tỉ lệ nguyên liệu/dung môi đến hàm lượng tinh dầu thu được...............................59

x
PHỤ LỤC C. HÌNH ẢNH...........................................................................................61

Phụ lục D1. Định tính Anthraquinones trong cồn.................................................61

Phụ lục D2. Định tính Glycoside trong cồn (trái) và trong nước (phải)................61

Phụ lục D3. Định tính Flavonoid trong cồn (trái) và trong nước (phải)................61

Phụ lục D4. Định tính Phenol trong cồn (trái) và trong nước (phải).....................62

Phụ lục D5. Định tính Tannins trong cồn, mẫu (trái) và mẫu đối chứng (phải).....62

Phụ lục D6. Định tính Tannins trong nước, mẫu (trái) và mẫu đối chứng (phải). .62

Phụ lục D7. Định tính Saponin trong nước...........................................................62

Phụ lục D8. Định tính Terpenoids trong cồn (trái) và trong nước (phải)...............62

Phụ lục D9. Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu quế vị thô bằng GC-MS. 63

Phụ lục D10. Bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước – Clevenger...................................63

Phụ lục D11. Cân phân tích...................................................................................64

Phụ lục D12. Bể điều nhiệt Memmert...................................................................64

Phụ lục D13. Máy xay sinh tố Sunhouse...............................................................64

E. PHỤ LỤC................................................................................................................ 65

Phụ lục E1. Phương pháp khuếch tán trong thạch.................................................65

xi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
LRLM Limnophila rugosa (Roth) Merr. Quế vị
ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai
DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
EO Essential oils Tinh dầu
GC Gas chromatography Sắc ký khí
Gas chromatography - mass
GC-MS Sắc ký khí ghép khối phổ
spectrometry
IC Inhibitory concentration Nồng độ ức chế
LSD Least Significant Difference Sự khác biệt có ý nghĩa
MeOH Methanol
MIC Minimal Inhibited Concentration Nồng độ ức chế tối thiểu

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

UV-Vis Ultra violet - Visible


VCK Vật chất khô
IA Chỉ số acid
IS Chỉ số Savon
IE Chỉ số Ester

xii
DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Cây rau quế vị..........................................................................................3

Hình 2.2 Công thức cấu tạo của Methyl Chavicol...................................................7

Hình 2.3 Công thức cấu tạo của Trans-anethol.......................................................7

Hình 3.1 Lá rau quế vị...........................................................................................18

Bảng 4.2 Các thành phần có trong lá quế vị tươi...................................................34

Hình 4.1 Biểu đồ so sánh sự ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng tinh dầu thu
được...................................................................................................................... 35

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi ẩm độ của lá quế vị theo thời gian sấy......36

Hình 4.3 Biểu đồ so sánh sự ảnh hưởng của ẩm độ đến hàm lượng tinh dầu thu
được...................................................................................................................... 36

Hình 4.4 Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu và tỉ lệ nguyên
liệu/dung môi đến hàm lượng tinh dầu thu được...................................................37

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các phương pháp tinh chế đến hiệu
suất tinh dầu thu được...........................................................................................40

Hình 4.6 Tinh dầu tinh chế bằng muối (trái) và kết tinh (phải).............................40

Hình 4.7 Tinh dầu tinh chế bằng lắng – lọc (trái) và chưng cất lần 2 (phải)..........40

Hình 4.8 Tinh chế tinh dầu bằng kết hợp các phương pháp..................................40

Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ tinh dầu/dung môi đến hàm
lượng tinh dầu thu được........................................................................................41

Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ tinh dầu/dung môi đến hiệu suất
tinh dầu thu được..................................................................................................41

Hình 4.11 Xà phòng đã phối tinh dầu quế vị.........................................................42

Hình 4.12 Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của Vitamin C....................................44

xiii
Hình 4.13 Hoạt tính quét gốc tự do của tinh dầu quế vị........................................44

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Một vài đơn phối liệu xà phòng nấu theo...............................................13

phương pháp không gia nhiệt................................................................................13

Bảng 2.2 Ảnh hưởng của lượng kiềm đến tinh chất của xà phòng nấu theo phương
pháp không gia nhiệt.............................................................................................14

Bảng 3.1 Các thiết bị sử dụng...............................................................................19

Bảng 3.2 Khảo sát thành phần hóa thực vật..........................................................20

Bảng 3.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết xuất tinh dầu. 30

Bảng 3.4 Khảo sát sự ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến quá trình chiết xuất
tinh dầu.................................................................................................................30

Bảng 3.5 Khảo sát kích thước nguyên liệu và tỉ lệ của nguyên liệu/dung môi đến
quá trình chiết xuất tinh dầu..................................................................................31

Bảng 3.6 Khảo sát phương pháp tinh chế tinh dầu................................................32

Bảng 3.7 Khảo tỉ lệ tinh dầu/dung môi đến quá trình tinh chế tinh dầu................33

Bảng 4.1. Định tính thành phần hóa học trong dịch chiết lá quế vị.......................34

Bảng 4.2 Các thành phần có trong lá quế vị tươi...................................................34

Bảng 4.3 Kết quả điều kiện phù hợp cho quá trình chưng cất tinh dầu lá quế vị
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước....................................................38

Bảng 4.4 Bảng so sánh hiệu suất và chất lượng tinh dầu thu được qua các phương
pháp tinh chế.........................................................................................................38

Bảng 4.5 Thành phần hóa học của tinh dầu thô được phân tích bằng phương pháp
GC-MS.................................................................................................................. 42

Bảng 4.6 Hàm lượng thành phần không bay hơi có trong tinh dầu lá quế vị.........43

Bảng 4.7 Các chỉ số hóa lý của tinh dầu................................................................43

Bảng 4.8 Giá trị IC50 của tinh dầu và Vitamin C...................................................44
xiv
xv
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Quế vị (Limnophila rugosa (Roth) Merr.) hay còn gọi là quế đất, hồi nước, rau
vị là một loài thực vật thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) (Nguyễn Văn Kế và
Tanaka, 2007). Theo Merr (1917), cây rau quế vị thuộc chi Limnophila.
Cây rau quế vị thường được tìm thấy từ những nơi ẩm ướt của Ấn Độ đến độ
cao 1800 m ở vùng núi Hymalaya. Ở Việt Nam, cây rau quế vị mọc lẫn trong các bãi
cỏ dọc sông rạch, ao hồ từ bắc chí nam như Hòa Bình, Quảng Ninh tới Tây Ninh, Vĩnh
Long, Cần Thơ (Rau rừng Tây Ninh, 2018).
Theo các nghiên cứu, thành phần chính có trong tinh dầu quế vị là Trans-
anethole (24,96% - 27,12%), methyl chavicol (70,79% - 71,00%), ngoài ra còn chứa
các thành phần nhỏ như Limonene, Coumarin, pentadecane với hàm lượng nhỏ. [1,2]
Các chất có mặt trong tinh dầu có tác dụng sinh học tốt như tác dụng kháng
khuẩn, kháng nấm, ... Cụ thể tinh dầu quế vị thể hiện hoạt chất ức chế các loại vi sinh
vật như Bacillus subtilis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphy lococuss
aureus, nấm men Candida Albicans, … với giá trị vùng ức chế lần lượt là 22; 16,5; 27;
13; 37,5 mm (tại nồng độ C=100 μl-1). Đặc biệt là kháng nấm Candida Albicans, một
trong những loại nấm gây bệnh nghiêm trọng đối với cơ thể người như tưa miệng,
viêm thực quản, viêm da, nấm âm đạo, nhiễm nấm toàn thân. [1]
Dựa vào nền tảng các nghiên cứu khoa học và dựa vào các phương pháp chữa
bệnh dân gian từ rau quế vị như giảm cholesterol, giảm lượng đường máu và trị bệnh
tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, chống ung thư, ngừa sâu răng, bổ não, …. Nhóm
nghiên cứu đề xuất và thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu quế vị bằng
phương pháp lôi cuốn hơi nước và thử nghiệm vào xà phòng”.
1.2 Mục đích
- Tìm ra điều kiện thích hợp để chiết xuất tinh dầu quế vị bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Ứng dụng tinh dầu quế vị để phục vụ các mục đích trong cuộc sống. Thử
nghiệm phối trộn vào xà phòng.

1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cây rau quế vị được trồng và thu hoạch ở xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh
Tây Ninh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất tinh dầu quế vị
nhự ẩm độ, thời gian, bộ phận của câyrau, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi, …. từ đó tìm ra
điều kiện thích hợp cho hàm lượng tinh dầu cao nhất.
- Thử nghiệm phối trộn tinh dầu quế vị vào trong sản phẩm xà phòng.
1.4 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thành phần hóa lý của nguyên liệu, tinh dầu.
- Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình chiết xuất tinh dầu bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Thử nghiệm phối vào xà phòng.
1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
- Tìm ra những điều kiện phù hợp để tách chiết tinh dầu quế vị với hàm lượng
tinh dầu cao nhất.
- Kết quả về các hoạt tính sinh học của quế vị sẽ là nguồn tư liệu bổ sung cho
các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của thực vật.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Là cơ sở cho việc thử nghiệm sử dụng các hoạt chất có tính kháng khuẩn,
chống oxy hóa, ... sử dụng trong y học, trong đời sống của con người, góp phần nâng
cao giá trị sử dụng của cây rau quế vị. Đặc biệt là việc thử nghiệm tinh dầu quế vị vào
xà phòng.

2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về cây rau quế vị
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại thực vật

Hình 2.1 Cây rau quế vị


Quế vị (Limnophila rugosa (Roth) Merr.) hay còn gọi là quế đất, hồi nước, rau
vị là một loài thực vật thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) (Nguyễn Văn Kế và
Tanaka, 2007). Theo Merr (1917), cây rau quế vị thuộc chi Limnophila.
Cây rau quế vị thường được tìm thấy từ những nơi ẩm ướt của Ấn Độ đến độ
cao 1800 m ở vùng núi Hymalaya. Ở Việt Nam, cây rau quế vị mọc lẫn trong các bãi
cỏ dọc sông rạch, ao hồ từ bắc chí nam như Hòa Bình, Quảng Ninh tới Tây Ninh, Vĩnh
Long, Cần Thơ (Rau rừng Tây Ninh, 2018).
2.1.2 Giá trị kinh tế và sử dụng
Tại Ấn Độ, cây rau quế vị được sử dụng trong dược học dân gian để trị nhiều
bệnh, nước ép toàn thân cây dùng thoa ngoài da để giải nhiệt, nước sắc dùng uống để
trị tiêu chảy, kiết lỵ, đầy bụng và giúp tiêu thực (Farm Vina, 2018). Theo đông y, cây
rau quế vị có vị cay nồng, tính bình giúp thành nhiệt, giảm ho và các cơn đau. Cây rau
quế vị có tinh dầu thơm giống tinh dầu hồi, còn được dùng làm thuốc chữa bệnh đau
dạ dày, lợi tiểu, chữa mụn nhọt (Sách đỏ Việt Nam, 2007). Theo Archaya và ctv
(2014), dung dịch chiết xuất từ cây rau quế vị có chứa nhóm flavonoid với hoạt tính
kháng khuẩn, chống lại một số vi khuẩn và nấm gây bệnh ở người. Ngoài ra, cây rau
quế vị còn được sử dụng để chiết xuất tinh dầu do chúng chứa mùi của húng quế hoặc
hồi.
Cây rau quế vị thường mọc hoang như cỏ dại trên các bờ ruộng hay nơi ẩm ướt,
từ xưa con người đã biết sử dụng quế vị như một loại rau tự nhiên. Ở Tây Ninh, cây
rau quế vị được xem là một loại rau rừng đặc sản. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu sử
dụng cây rau quế vị trong bữa ăn hàng ngày càng tăng cao nên sản lượng thu hái tự

3
nhiên không đủ cung cấp, do đó cây rau quế vị đang được canh tác trên diện rộng như
một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
2.2 Tổng quan về tinh dầu
2.2.1 Khái quát về tinh dầu
Tinh dầu là những hỗn hợp khác nhau của những hợp chất bay hơi từ nguồn
thực vật (rất ít khi nguồn động vật), các chất này thường có mùi thơm và thành phần
hóa học, cấu tạo, tính chất, điểm chảy, điểm sôi, độ tan trong nước hay trong các dung
môi rất khác nhau, phần lớn không tan, chính xác là ít hay rất ít tan trong nước. Các
hợp phần của tinh dầu hòa tan lẫn nhau. Nếu một lượng tinh dầu nào đó là một khối
đồng nhất (một pha) bắt đầu sôi ở một nhiệt độ phụ thuộc thành phần và tỷ lệ các hợp
phần. [3,4]
Trong thiên nhiên tinh dầu ở trạng thái tự do, chỉ có một số ít ở trạng thái tiềm
tàng, nghĩa là tinh dầu không có sẵn trong nguyên liệu mà chỉ xuất hiện trong những
điều kiện gia công nhất định trước khi tiến hành ly trích hay dưới tác dụng cơ học. ??
Còn ở trạng thái tự do, tinh dầu có sẵn trong nguyên liệu có thể thu hái ly trích trong
điều kiện bình thường. [5]
Hương liệu sử dụng cho mỹ phẩm và thực phẩm chứa trong tinh dầu các
loại như: bạc hà, hương nhu, bạch đàn, húng quế, hoắc hương, quế, hồi, sả các
loại... Ngoài ra, còn có những loại hiếm như xá xị, hương lau, tràm trà, trầm hương.
Đây là nguồn nguyên liệu cơ bản để tổng hợp ra nhiều hợp chất tự nhiên quan trọng
cho công nghiệp hương liệu - mỹ phẩm.
Các hãng dược phẩm trên thế giới ngày càng có nhu cầu nhiều loại tinh dầu
chứa các chất chưa được tổng hợp nhân tạo như citronellal, geraniol, citral... Các
nghiên cứu cho thấy, những nguyên liệu này đều đang có trong các loại cây cỏ thực vật
phong phú của Việt Nam. Cả nước có đến 300 loài cây tinh dầu đã được thu thập,
trong đó có trên 50 loài cây đã được trồng trên 120.000 ha để thu hoạch tinh dầu. [6]
Tính chất lý - hóa của tinh dầu [7]
Tính chất vật lý

Cảm quan: Ở nhiệt độ thường tinh dầu đa số ở dạng lỏng, không màu hoặc màu
vàng nhạt (trừ tinh dầu quế: nâu sẫm, tinh dầu thymus đỏ, …), tùy loại tinh dầu sẽ có
mùi khác nhau, có vị thường cay hoặc hắc.

4
Tính tan: rất ít tan trong nước, dễ bay hơi do đó có thể tách thu tinh dầu bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Tinh dầu tan tốt trong cồn, trong dung môi
hữu cơ và các loại dầu mỡ, …
Tỷ trọng: do ≈ 0.85÷ 0.95.
Tỷ trọng thay đổi theo thành phần hóa học, tùy thuộc theo thành phần:
 d<do: chứa nhiều hợp chất hydrotecpenic hơn.
 d>do: chứa nhiều hợp chất oxy hoặc nhân thơm hơn.

Chỉ số khúc xạ: no = 1.45 ÷ 1.55.


Chỉ số khúc xạ cao hay thấp tùy thuộc vào thành phần các chất có trong tinh
dầu:
 n<no: chứa nhiều hợp chất no hơn.
 n>no: chứa nhiều hợp chất không no và thơm hơn.

Điểm sôi: Không có độ sôi nhất định, thay đổi tùy theo thành phần hợp chất:
 150 ÷ 160 oC: chứa nhiều hợp chất terpene.
 250 ÷ 280 oC: chứa nhiều sesquiterpene.
 >300 oC: chứa nhiều polyterpene.

Từ đó có thể tách riêng các thành phần khác nhau trong tinh dầu bằng phương
pháp chưng cất phân đoạn.
Điểm kết tinh: Khi hạ nhiệt độ, một số tinh dầu kết tinh như tinh dầu hồi, tinh
dầu bạc hà, tinh dầu xá xị, …
Tính chất hóa học:

Dễ bị tác dụng bởi nhiệt độ, ánh sáng, không khí, nước, tinh dầu dễ bị oxy hóa
và có thể bị nhựa hóa một phần. Alcohol trong tinh dầu bị oxy hóa thành aldehyde,
aldehyde thành acid.
Các hợp chất nối đôi dễ bị oxy hóa hoặc tham gia phản ứng cộng.
Các hợp chất cetone và aldehyde dễ bị aldol hóa tạo nhựa khi có sự hiện diện
của kiềm.
2.2.2 Quá trình tích lũy tinh dầu
Trong thực vật tinh dầu được tạo ra và tích lũy trong các mô. Hình dạng các mô
này thay đổi tùy theo vị trí của chúng trong cây. Những mô này có thể hiện diện ở tất

5
cả các bộ phận cây như rễ, thân, lá, hoa và cả trái…với những tên gọi khác nhau như:
[3,4,7]
- Tế bào tiết: tinh dầu được tiết ra rồi chúng được giữ trong tế bào (mô tiết) ví
dụ trong cánh hoa hồng, trong củ gừng…
- Lông tiết: cũng là tế bào tiết nhưng nằm nhô ra ngoài thực vật, thường bắt gặp
ở các loài hoa môi, cúc, cà…
- Túi tiết: tế bào tiết ra tinh dầu nhưng không chứa lại bên trong mà dốn chung
chứa vào một xoan trống, tạo ra bởi cơ chế ly bào hay tiêu bào. Túi tiết thường nằm
bên dưới lớp biểu bì. Thường có ở các giống Cirtrus, eucalyptus…
- Ống tiết: cách tạo ra tinh dầu cũng giống như túi tiết nhưng nằm sâu trong
phần gỗ và chạy dài theo sớ gỗ, thường bắt gặp trong các giống Dipterocarpi,
Artemisia…
2.2.3 Tinh dầu quế vị
- Tỉ trọng ở 300C: d 30
30 = 0,9579

- Chỉ số khúc xạ: n26,4


D = 1,5226

- Góc quay cực: [α ] 25


D = + 0,307

Thành phần chính: Methyl Chavicol > 70% và Trans-anethol > 24% có đặc tính
kháng khuẩn, chính vì thế tinh dầu quế vị có hữu ích đối với sức khỏe con người.
Tinh dầu quế vị được trồng ở miền Nam Việt Nam chứa chủ yếu là methyl
chavicol (70,79 – 71%), Trans-anethol (24,96-27,12%). Ngoài ra, tinh dầu quế vị còn
chứa các thành phần nhỏ như limonene, coumarin, pentadecane. Tinh dầu quế vị được
trồng ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc thì có hàm lượng các chất như sau: Hàm
lượng Trans-anethol được trồng ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc lần lượt là
89,40% và 76,39% và ngược lại. [1,2]

6
2.2.4 Các hợp chất quan trọng trong tinh dầu quế vị
2.2.4.1 Methyl chavicol (Estragole)

Hình 2.2 Công thức cấu tạo của Methyl Chavicol


Estragole, hay estragol, p-allylanisol, methyl chavicol, là một hợp chất hữu
cơ nguồn gốc tự nhiên. Cấu trúc hóa học của nó bao gồm một vòng benzen được thay
thế bởi một nhóm mêtôxy và một nhóm prôpenyl. Estragol là đồng phân liên kết đôi
của anethol. Ở điều kiện bình thường, nó là một chất lỏng từ không màu tới vàng nhạt.
Hàm lượng Methyl Chavicol có trong tinh dầu quế vị ở miền Nam Việt Nam là
70,79%, ở miền Bắc Việt Nam là 0,41%, ở Trung Quốc là 21,94%. [1]
Estragol được ứng dụng trong sản xuất nước hoa và phụ gia thực phẩm để tạo
mùi.
2.2.4.2 Trans-anethol

Hình 2.3 Công thức cấu tạo của Trans-anethol


Anethol (hay trans-anethol) là một hợp chất thơm tạo ra mùi đặc trưng của tiểu
hồi, thì là và đại hồi. Nó cũng có thể coi như là p-prôpenylanisol, long não hồi,

7
isoestragol, hay tinh dầu hồi. Nó không có quan hệ gì với axít glycyrrhizic, hợp chất
làm cho các loại rượu mùi có vị ngọt. Tên hóa học đầy đủ của nó là trans-1-mêthôxy-
4-(prôp-1-enyl) benzen. Cấu trúc hóa học của nó được thể hiện ở bên phải. Về mặt hóa
học, nó là một ête thơm, chưa bão hòa.
Anethol xuất hiện dưới dạng các tinh thể màu trắng ở nhiệt độ phòng. Điểm
nóng chảy của nó là 21 °C, và điểm sôi là 234 °C. Nó có công thức hóa học là
C10H12O, và nó rất giống với estragol, một hợp chất thơm tìm thấy trong cây ngải
giấm và húng quế. Hàm lượng Trans-anethol được tìm thấy trong tinh dầu quế vị ở
miền Nam Việt Nam, miền Bắc Việt Nam bà Trung Quốc lần lượt là 24,96%; 89,4%;
76,39%. [1]
2.2.5 Hoạt tính sinh học của quế vị
Chiết xuất methanol của lá L. rugosa (LRLM) đã được nghiên cứu, ở các độ
pha loãng khác nhau (5, 25, 50, 100, 250 g / ml), chống lại vi khuẩn gây bệnh ở người
quan trọng về mặt y tế (hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus
pyogenes và hai Gram âm - Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa) và hai chủng
nấm (Aspergillus niger, A. clavatus, Candida albicans) bằng phương pháp khuếch tán
đĩa thạch. Một vùng ức chế chiết xuất được so sánh với các tiêu chuẩn khác nhau như
ampicillin, ciprofloxacin, norfloxacin và chloramphenicol cho hoạt động kháng khuẩn
và nystatin và griseofulvin cho hoạt động kháng nấm.
Các hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm của quế vị tăng tuyến tính với sự gia
tăng nồng độ của chất chiết xuất. Khi so sánh với các thuốc tiêu chuẩn, kết quả cho
thấy, đối với hoạt động của vi khuẩn S. pyogenes và S. aureus nhạy cảm hơn và trong
hoạt động của nấm C. albicans bị ức chế nhiều hơn. Phạm vi của vùng ức chế tăng
trưởng đối với tất cả các vi khuẩn nhạy cảm là 11-20 mm và 13-19 mm đối với các
chủng nấm. [8]
2.3 Các phương pháp chưng cất tinh dầu
Việc lựa chọn phương pháp tách hợp chất thơm thiên nhiên phụ thuộc vào từng
loại tinh dầu, nhựa thơm, giá trị thương mại, khả năng tách, độ bền nhỉệt và dạng
nguyên liệu ban đầu. Nói chung, các phương pháp được dùng để tách hợp chất thơm
cần phải thỏa mãn được những yêu cầu cơ bản sau: [7]
- Giữ cho hợp chất thơm (sản phẩm) mùi vị tự nhiên ban đầu.

- Đơn giản, thích hợp, thuận tiện và nhanh chóng.


8
- Tách tương đối triệt để, khai thác được hết tinh dầu có trong nguyên liệu với
chi phí thấp.
2.3.1 Phương pháp cơ học
- Vắt ép: Ngâm nguyên liệu vào nước thường hoặc nước muối 5%. Vớt nguyên
liệu ra và vắt cho tinh dầu chảy ra, rồi thấm phần tinh dầu này bằng miếng bông hoặc
bọt bể, vắt ráo miếng bông để lấy tinh dầu ra, rồi tiếp tục thao tác như trên. Sau cùng
tách nước làm khan và lọc sạch.

- Nạo xát: Dùng một phễu bằng đồng, mặt trong có các gai nhỏ, dùng nguyên
liệu nạo xát lên mặt phễu làm cho các túi tinh dầu vỡ ra. Tách nước, làm khan, thu lấy
tinh dầu.

- Ép: Vừa ép nguyên liệu vừa phun nước muối 10% để tinh dầu trôi ra, và khi
ngưng ép, tinh dầu không bị ép trở lại xác. Đem dung dịch ly tâm, hoặc lắng gạn để
thu lấy tinh dầu.

Các phương pháp cơ học này có ưu điểm là tinh dầu giữ được mùi thơm tự
nhiên và các thành phần trong tinh dầu ít bị biến đổi do không dùng đến sức nóng và
dung môi.
Nhược điểm là tốn nhiều nhân công, hiệu suất không cao, tinh dầu lấy ra không
triệt để do đó phải dùng phương pháp khác để lấy được hết tinh dầu. Tinh dầu còn lẫn
nhiều tạp chất chủ yếu là các hợp chất hữu cơ hòa tan từ vật liệu đem ép, nạo xát, vắt
ép. [7]
2.3.2 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp
Nguyên liệu và nước được cho vào cùng một thiết bị sau đó đun sôi, hơi nước
bay lên sẽ lôi cuốn theo tinh dầu, sau đó làm ngưng tụ hơi và ta sẽ thu được tinh dầu
sau khi phân ly tách nước ra.
Ưu điểm: Thiết bị chế tạo và vận hành đơn giản, có thể triển khai lắp đặt nhanh
chóng, giá thành rẻ.
Nhược điểm: Chất lượng tinh dầu sản phẩm không cao, không thích cho một số
loại tinh dầu có thành phần bị biến tính ở nhiệt độ cao. Tiêu tốn nhiều năng lượng và
thời gian chưng cất kéo dài. [7]

9
2.3.3 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp

Phương pháp chưng cất gián tiếp sử dụng nồi bốc hơi riêng hoặc sử dụng chung
hệ thống hơi nước từ một lò hơi chung cho các thiết bị khác.
Do bộ phận chưng cất không bị gia nhiệt trực tiếp nên phương pháp này khắc phục
được tình trạng nguyên liệu bị khê khét, màu sắc và chất lượng của tinh dầu thu được
tốt hơn.
Do hơi nước cấp từ bên ngoài nên dễ dàng khống chế và điều chỉnh các yếu tố
như lưu lượng, áp suất cho phù hợp với từng loại nguyên liệu, giúp nâng cao hiệu suất
cũng như chất lượng tinh dầu thu được.
Để thu được tinh dầu với hiệu suất cao hơn, người ta cho hồi lưu lượng nước
ngưng tụ do còn một lượng khá lớn tinh dầu tan trong nước chưa tách ra được, sau đó
tinh dầu được đem đi chưng cất phân đoạn ở áp suất thấp để nâng cao hàm lượng các
cấu tử cần thiết.
Ưu điểm
- Quy trình tiến hành đơn giản hơn so với các phương pháp tách tinh dầu khác.

- Thiết bị gọn nhẹ, dễ chế tạo.

- Có thể nâng cao hàm lượng hoặc tách riêng từng cụm cấu tử trong hỗn hợp
hơi.

- Không sử dụng nhiều vật liệu phụ nhiều như phương pháp trích ly hoặc hấp
phụ.

- Thời gian chưng cất tương đối nhanh. Với các thiết bị chưng gián đoạn chỉ cần
5 -10 giờ/1 mẻ, với các thiết bị liên tục chỉ cần 30 phút - 1 giờ/1 đơn vị nguyên liệu.

- Có thể tiến hành sử dụng đối với các cấu tử có nhiệt độ sôi trên 100 oC.

Nhược điểm
- Chỉ dùng khi nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu cao, không sử dụng được đối
với các loại nguyên liệu cho hàm lượng tinh dầu thấp.

- Một số cấu tử có trong thành phần tinh dầu có thể bị phân hủy trong quá trình
chưng cất.

10
- Không thể tách được các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu, mặc dù nhựa
và sáp rất cần thiết để dùng làm các định hương có giá trị.

- Lượng tinh dầu hòa tan trong nước khá lớn và rất khó tách riêng.

- Tiêu tốn một lượng nước ngưng tụ lớn. [7]


2.3.4 Phương pháp chưng cất có hỗ trợ vi sóng
Đây cũng là phương pháp giống với hai phương pháp trên, chỉ khác biệt là
nguồn cung cấp năng lượng là dạng vi sóng (bước sóng ngắn).
Ưu điểm: Phương pháp này cho hiệu suất cao nhất trong thời gian ngắn nhất
(khoảng 30 - 45 phút).
Nhược điểm: Phương pháp này khó triển khai trên quy mô lớn vì chi phí cao và
thiết bị khó scale up lên quy mô lớn. [7]
2.3.5 Phương pháp ép lạnh
Phương pháp ép lạnh là phương pháp thường được sử dụng cho các nguồn
nguyên liệu tinh dầu có chứa tinh dầu trong các túi tinh dầu, hàm lượng tinh dầu cao,
dễ bị ép bể như bưởi, cam.
Ưu điểm: Phương pháp này cũng cho ra tinh dầu nguyên chất, giá thành sản
xuất rẻ.
Nhược điểm: Phương pháp này lẫn màu và mùi của nguyên liệu (phần không
phải tinh dầu), không thể thực hiện được với các loại tinh dầu trong gỗ, hoa, ... Không
thích hợp cho các nguồn nguyên liệu không đảm bảo an toàn vì toàn bộ các chất hóa
học tan trong dầu cũng sẽ được lẫn vào. [7] 
2.4 Thử nghiệm phối tinh dầu quế vị vào xà phòng
2.4.1 Giới thiệu chung về xà phòng
Khái niệm về xà phòng
Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo. Xà phòng được sử dụng
dưới dạng bánh, bột hoặc chất lỏng, là một chất tẩy rửa các vết bẩn, vết dầu mỡ. Xà
phòng được điều chế bằng phản ứng xà phòng hoá giữa NaOH hay KOH và axit béo.
Sản phẩm là muối natri hoặc kali của axit béo và glycerin. Xà phòng được phân loại
thành xà phòng cứng (chứa muối natri) và xà phòng mềm (chứa muối kali). [19]
Quá trình phát triển ngành công nghiệp xà phòng [10]

11
Từ thời xa xưa con người đã biết dùng các phương pháp khác nhau để làm sạch
cơ thể và đồ dùng hay vật dụng của mình. Người Hy Lạp và người La Mã làm sạch cơ
thể bằng dầu olive và cát. Sau khi trát dầu olive và cát lên da, người ta dùng một cái
nạo để cạo và loại bỏ dầu và cát ra khỏi cơ thể, kéo theo các loạt vết bẩn trên cơ thể.
Sau đó, da được xát bằng một loại thuốc mỡ chế bằng thảo mộc. Về sau, con người bắt
đầu tắm bằng nước thảo dược, hoặc pha vào nước tắm các chất có lợi khác.
Các sản phẩm xà phòng đã được chế ra ở Babylon cổ đại khoảng năm 2800
trước Công nguyên và ở Ai Cập khoảng năm 1550 trước Công nguyên. Và người
Phoenic cũng đã biết làm xà phòng từ những năm 600 trước Công nguyên, những
người đi biển từ đất nước Tây Ban Nha cổ đại đã làm ra loại xà phòng tương tự như xà
phòng hiện nay. Họ hòa tro thân cây (giàu kali) với mỡ dê và đun sôi. Sau khi nước
bốc hơi và phần chất rắn nguội đi, hỗn hợp này trở thành một chất rắn giống như sáp:
đó chính là xà phòng.
Tuy nhiên loại chất tẩy rửa thông dụng nhất là sản phẩm đi từ tro gỗ. Người
Celt ở nước Anh thời cổ xưa cũng làm ra xà phòng từ tro thân cây và mỡ động vật. Họ
gọi sản phẩm này là ‘saipo’. Đó chính là nguồn gốc của từ ‘soap’ (xà phòng) trong
tiếng Anh hiện đại này nay. Đến năm 300 sau Công nguyên, Zosimos của Panopilos,
một nhà hóa học người Ai Cập, đã có thể làm xà phòng rất giỏi và ông đã viết về quy
trình nấu xà phòng. Ở Naples vào thế kỷ VI và ở Tây Ban Nha vào thế kỷ VIII đã có
phường hội sản xuất xà phòng. Cũng vào thế kỷ VIII, ông Jabir Ibn Hayyan, một trí
thức người Ả-rập, đã viết về việc sử dụng xà phòng để tắm rửa. Khi viết lại lịch sử
thành La Mã cổ đại, Plini một nhà sử học có viết rằng thời đó người ta đã biết làm xà
phòng từ mỡ dê và tro gỗ còn biết độn thêm muối vào để xà phòng thêm cứng hơn.
Trong thời kỳ này xuất hiện một vài cơ sở sản xuất xà phòng từ mỡ và tro củi. Trong
thời kỳ đầu tiên xà phòng dùng để trị bệnh. Xà phòng đã trở nên phổ biến để giặt rửa
trong thời kỳ cuối của kỷ nguyên La Mã. Như vậy, xà phòng đã được sản xuất từ cách
đây hàng ngàn năm và đó là một trong những phát m inh tuyệt vời nhất. Ngày nay, xà
phòng thương mại được sản xuất theo quy trình công nghệ cao.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, các quy trình công nghệ luôn được cải tiến
liên tục làm cho xà phòng dần hoàn thiện về chất lượng và mặt thẩm mỹ. Theo phương
pháp sản xuất xà phòng trung hòa liên tục. Để tiết kiệm năng lượng và cải thiện năng
suất, công nghệ hrther cải tiển đã được áp dụng cùng với sự phát triển của quá trình xà

12
phòng hóa liên tục giữa chất béo với xút (NaOH) để sản xuất xà phòng và glycerine.
Một phần quan trọng của các quá trình này là công nghệ sử dụng để loại bỏ các
glycerine từ xà phòng. Phương pháp này sản xuất được gọi là liên tục xà phòng hóa.
Cho dù xà phòng được sản xuất thông qua hệ thống trung hòa axit béo hoặc các hệ
thống xà phòng hóa liên tục, các nhà sản xuất xà phòng đã cải tiến để cho ra các loại
xà phòng theo phương pháp liên tục để cho ra hiệu suất sản phẩm nhiều nhất.
Trong những năm gần đây, hệ thống thương mại đã được sửa đổi để giảm tiêu
thụ năng lượng, đồng thời giảm thời gian chuyển đổi và mất mát, giảm bảo trì nhà máy
nâng cao tính linh hoạt và chất lượng môi trường.
2.4.2 Các phương pháp chế biến xà phòng
a. Phương pháp nấu xà phòng không gia nhiệt
Xà phòng sản xuất theo phương pháp này, nguyên liệu đầu tiên phải có chất
lượng cao, vì không thể làm sạch sản phẩm ra khỏi các tạp chất do nguyên liệu đưa
vào. Và điều quan trọng glycerine cũng không thu hồi được. Sau khi tính toán lượng
dầu mỡ cần thiết, hòa trộn thật đều với dung dịch xút ở nhiệt độ 32-35 oC. Lượng xút
dùng phải ít hơn so với lý thuyết để tránh kiềm dư trong sản phẩm. Sau khi đã trộn hỗn
hợp đồng nhất, người ta rót vào khuôn sắt. Ở đây quá trình xà phòng hóa sẽ xảy ra, tỏa
nhiệt lượng lớn. Khuôn phải giữ ở 30o°C trong suốt quá trình. Phản ứng sẽ kết thúc
sau vài giờ, nhưng phải giữ xà phòng trong khuôn vài ba ngày để sản phẩm đạt độ
cứng cần thiết. Cuối cùng, cắt thành từng bánh nhỏ, đóng nhãn và bao gói.
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, tiêu hao ít nguyên liệu, lượng nhân
công thấp, chi phi đầu tư ban đầu nhỏ, nhưng lại có nhược điểm là không thu hồi được
glycerine, một sản phẩm có giá trị trong công nghiệp.
Bảng 2.1 Một vài đơn phối liệu xà phòng nấu theo phương pháp không gia nhiệt
Thành phần khối lượng, %
Nguyên liệu
CT1 CT2 CT3 CT4
Dầu dứa 45 25 35 25
Dầu ve 4 - - -

Mỡ (bò hay cừu) - 25 - -

Dầu olive - - 7,5 10


Mỡ lợn - - - 15
Dầu lạc - - 7,5 -
13
Kali hidroxit 4 5 - -
Xút 25 22 27 26

Trong quá trình nấu xà phòng không gia nhiệt, cần chú ý là hợp chất kiềm phải
lấy ít hơn 10% so với lượng tính toán lý thuyết, nếu không xà phòng sẽ bị cứng và
giòn. Thường sau khi đỗ vào khuôn 6-7 giờ, xà phòng đã trở thành nữa trong suốt,
nếu hòa tan trong nước cất thấy không bị vẩn đục, chứng tỏ phản ứng xà phòng hóa đã
kết thúc. Sau khi đã xà phòng hóa, khoảng 15% chất béo không tham gia phản ứng
nhưng lượng chất béo còn lại này không hề ảnh hưởng đến tính chất của xà phòng vì
chúng ở dạng mono và diglixerit của các axit béo thấp và tạo thành dung dịch trong
suốt như nước.
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của lượng kiềm đến tinh chất của xà phòng nấu theo phương
pháp không gia nhiệt
Lượng Dung dịch của xà phòng
Độ cứng Hàm lượng
kiềm so với Chất béo
của xà Trong Trong NaOH tự
tính toán, tự do, %
phòng nước cất rượu do, %
%
100 Giòn Trong suốt Trong suốt 0,002 0,9
90 Cứng -nt- -nt- 0,045 3,8
81 Chắc -nt- -nt- 0,03 10,0
75 Mềm -nt- Đục mờ - 10,9
72 Rất mềm Đục Đục - -

b. Phương pháp nấu xà phòng gia nhiệt nhẹ


Phương pháp này cũng tương tự như phương pháp nấu không gia nhiệt, chỉ
khác là sử dụng các axit béo có độ nóng chảy cao hơn, do vậy, phản ứng xà phòng hóa
cũng phải thực hiện ở nhi ệt độ cao hơn (70-80oC).
Người ta có thể thêm tùng hương và axit béo vào hỗn hợp chất béo. Sau khi
thêm xút, hỗn hợp được khuấy đều liên tục ở to < 70 oC. Lượng kiềm dư có thể trung
hòa bằng axit béo như axit oleic. Cuối cùng có thể thêm NaCl hay KCl (khoảng 0,5%)

14
để làm giảm bớt khối phản ứng đặc quánh trước khi đổ khuôn. Người ta cùng có thể
thêm chất độn như natri cacbonat hay natri silicac.
Trước hết, người ta cho dầu mỡ vào thiết bị đun nóng lên 60 oC rồi cho thêm xút
và natri silicat. Khuấy liên tục, tránh tạo thành bọt không khí cho đến khi đồng nhất thì
ngừng khuấy, để yên từ 1-2 giờ. Nhiệt độ khi đó được nâng lên 80 oC và giữ ở nhiệt độ
này trong suốt thời gian phản ứng. Sau đó, trung hòa kiềm dư (thử trên giấy pH) và
khuấy tiếp, rồi cuối cùng đổ khuôn. Phương pháp này thích hợp để nấu xà phòng mềm,
kem cạo râu và xà phòng nước.
c. Phương pháp gia nhiệt xà phòng ở nhiệt độ cao
Ngày nay, phần lớn xà phòng sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp
gia nhi ệt vì nó thu hồi được glycerine, một nguyên liệu quý. Nồi nấu xà phòng theo
phương pháp này làm bằng thép, có cánh khuấy mỏ neo ho ặc khung bản nhiều tầng,
có ống xoắn ruột gà để gia nhiệt khối phản ứng bằng hơi bão hòa hoặc hơi quá nhiều,
có ống nạp liệu (cho dầu mỡ, dung dịch muối ăn, xút), có van ở đấy nồi để tháo bỏ
dung dịch kiềm khi tách lớp.
Dùng khí nén để nạp vào nồi đồng thời hai nguyên liệu: dầu mỡ và dung dịch
xút 7%. Khuấy trộn đều bằng cách khuấy hoặc dùng hơi nước bão hòa từ hệ thống ống
xoắn có đục lỗ để vừa đun nóng vừa khuấy. Sau đó thêm dần từng lượng nhỏ dung
dịch kiềm đậm đặc hơn. Khi quá trình xà phòng hóa đã kết thúc, thêm muối ăn với
lượng đã tính toán trước khiến tỷ trọng lớp nước dưới tăng lên, đẩy xà phòng nổi lên
trên mặt nồi nấu. Lớp nước dưới chứa glycerine, các tạp chất và kiềm dư được tháo
qua van đáy. Tiếp đó thêm dung dịch kiềm vào khối xà phòng và sục hơi bão hòa để
xà phòng hóa nốt phần còn lại. Lại thêm dung dịch muối, đun sôi và để yên cho đến
khi xà phòng tách lớp nổi lên trên. Qua van đáy, lại tách lớp nước dưới, kết hợp với
lớp nước trước chuyển sang thiết bị chân không để thu hồi muối và tách glycerine.
Chưng cất lần đầu thu được glixerin 80%. Đem tẩy màu và chưng cất lại để có
glycerine tinh khiết. Muối hoàn nguyên được đưa trở lại quy trình sản xuất.
Xà phòng sau khi tách khỏi dung dịch muối có dạng hạt lổn nhổn, phải thêm
nước vào để thu được một khối đồng nhất và có dạng keo. Để yên 2-3 ngày cho tách
lớp. Kết quả, người ta thu được hai dạng vật lý của xà phòng: dạng hạt chứa 70% xà
phòng, 30% nước và dạng keo, ngược lại chứa 30% xà phòng và 70% nước. Dạng này
lỏng nhớt, sẩm màu vì chứa nhiều tạp chất (chất màu, muối kim loại, muối ăn, kiềm

15
dư...). Dạng hạt nổi lên trên và dễ dàng tách khỏi dạng keo. Xử lý dạng keo gi ống như
trên và thu được xà phòng thứ phẩm. Nếu thực hiện tốt quy trình sẽ thu được 2/3 loại
xà phòng hạt cô chất lượng cao và 1/3 xà phòng keo. (Thiết bị nấu xà phòng được mô
tả ở phần sản xuất).
d. Phương pháp nấu xà phòng liên tục
Nhược điểm của phương pháp nấu xà phòng ở nhiệt độ cao là thời gian kéo dài,
thiết bị cồng kềnh ảnh hưởng đến thành phần sản phẩm. Vì thế, hiện nay, người ta
thường áp dụng phương pháp liên tục để sản xuất xà phòng.
Theo phương pháp này, trước hết, người ta làm sạch và tẩy màu cho dầu mỡ rồi
bơm lên thùng cao vị cùng với các nguyên liệu khác như xút 50%, NaCl 20%. Các
nguyên liệu này được bơm dần vào nồi nấu chịu áp suất.
Quá trình được thực hiện ở áp suất hơi cao hơn áp suất thường, đảm bảo hiệu
suất phản ứng đạt tới 98%. Nhiệt phản ứng làm quá trình xà phòng hóa xảy ra nhanh
hơn và tạo điều kiện cho xà phòng tan vào kiềm.
Sau đó xà phòng được đưa ra máy trộn có làm lạnh với một tốc độ nhất định.
Tại đây, quá trình xà phòng hóa được hoàn thiện và nhiệt độ giảm làm cho xà phòng tụ
lại, tách khỏi dung dịch kiềm. Khối xà phòng đã làm lạnh từ máy trộn được chuyển
liên tục sang máy tách. Dung dịch chứa glycerine được đưa sang bể chứa để thu hồi.
Hỗn hợp xà phòng thô và dung dịch kiềm mới được bơm vào thiết bị trao đổi
nhiệt 2 tầng, trong đó tại ngăn thứ nhất nó được đun nóng để tạo thành dung dịch. Ở
ngăn thứ hai, được làm lạnh để phân lớp. Xà phòng được kết tủa lại như thế vài lần
cho đến khi đạt chất lượng. Ưu điểm của phương pháp này là:
+ Quá trình liên tục và hoàn toàn tự động.
+ Chất lượng xà phòng được tiêu chuẩn hóa.
+ Tiết kiệm nguyên liệu, nhân lực và thời gian.
+ Tiết kiệm tối đa năng lượng: 0,15kg hơi/kg xà phòng (phương pháp gián đoạn
chỉ là 1,2 kg hơi/kg xà phòng).
+ Nồng độ glycerine trong nước cái đạt 20-25% (phương pháp gián đoạn chỉ là
8%). Do đó việc thu hồi glycerine ít tốn năng lượng hơn.
+ Thiết bị điều chỉnh dể dàng, dùng được bất kỳ loại dầu mở nào. Để sản xuất 1
tấn xà phòng trong 1 giờ theo phương pháp gián đoạn cần 120kW năng lượng và 6
công nhân, còn phương pháp liên tục chỉ hết 70kW năng lượng và 2 công nhân. Dĩ

16
nhiên vốn đầu tư trong phương pháp liên tục lớn hơn, nhưng bù lại, giá thành sản
phẩm lại hạ hơn. [11]

17
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
BỐ TRÍ THÍ NGHIỆMNGHIÊN CỨU
3.1 Nguyên vật liệu – Hóa chất
3.1.1 Nguyên liệu
Lá rau quế vị, được trồng và thu hoạch tại xã Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng, tỉnh
Tây Ninh.

Hình 3.1 Lá rau quế vị


3.1.2 Hóa chất
- Muối khan Na2SO4
- Nước cất
- Etanol
3.2 Dụng cụ - Thiết bị
3.2.1 Dụng cụ
Các dụng cụ thủy tinh và nhựa: Ống đong (500ml, 1000ml), pipet (10ml, 5ml,
2ml), ống nhỏ giọt, Bình cầu 1000ml, giấy lọc, ống nghiệm, ống ly tâm, bercher
(500ml, 200ml, 100ml), bình định mức (100ml), ….: Xuất từ từ công ty hóa chất Bách
Khoa.

18
3.2.2 Thiết bị

Bảng 3.1 Các thiết bị sử dụng

STT Tên thiết bị - Model Xuất xứ


1 Cân phân tích DJ 620-S Đức
2 Tủ sấy Memmert UNB-400 Đức
3 Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước Đức
4 Máy xay Sinh tố Sunhouse Trung Quốc
5 Bể điều nhiệt Memmert Đức

3.3 Phương pháp nghiên cứu


3.3.1 Nghiên cứu quy trình

Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu

19
3.3.2 Thuyết minh quy trình
- Thu mua và xử lý nguyên liệu: mẫu lá quế vị tươi sau khi mua về được loại bỏ
tạp chất, làm sạch, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn trước khi đem chưng cất.
- Chưng cất tinh dầu lá quế vị bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
với các điều kiện khảo sát là ảnh hưởng của các yếu tố: kích thước nguyên liệu, ẩm độ
nguyên liệu, thời gian chưng cất, tỉ lệ dung môi/nguyên liệu (v/w) lên hàm lượng tinh
dầu thu được.
- Tiếp tục tiến hành tinh chế tinh dầu lá quế vị.
- Thử nghiệm ứng dụng phối tinh dầu vào sản phẩm xà phòng.
3.4 Phương pháp phân tích
3.4.1 Phương pháp khảo sát thành phần hóa lý nguyên liệu
a. Định tính các hợp chất
Xác định sự có mặt của các nhóm hợp chất trong từng cao chiết bằng những
phản ứng đặc trưng (Bảng 3.2). [12]

Bảng 3.2 Khảo sát thành phần hóa thực vật

Nhóm hợp
Thuốc thử/ cách phát hiện Phản ứng dương tính
chất

Tannins Dung dịch FeCl3 Màu xanh rêu


Anthraquinones Borntrager Tăng màu
Flavonoids Mg, HCl đậm đặc Màu hồng tới đỏ
Terpenoids TT Liebermann Có vòng tím nâu
Saponins Lắc mạnh Tạo bọt bền
Phenol FeCl3 Xanh đậm hoặc đen
Glycoside Acid acetic, FeCl3 Có vùng nâu bề mặt

Xác định nhóm Flavonoids:

- Tác dụng với H2SO4 đậm đặc:


Hòa tan cao vào H2SO4 đậm đặc: flavon và flavonol cho màu vàng đậm đến
vàng cam và có phát huỳnh quang đặc biệt. Chalcon, auron cho màu đỏ hoặc xanh
dương - đỏ. Flavanon cho màu từ cam đến đỏ.
20
- Phản ứng cyanidin của Wilstatter:
Chuẩn bị 2 ống nghiệm, Hòa tan cao trong 2 ml cồn 96%. Ống 1 làm đối chứng.
Với ống số 2: cho thêm 0.5 ml HCl đậm đặc, một ít bột magnesium kim loại. Đun nhẹ
trong vài phút, dung dịch sẽ xuất hiện màu đỏ.
Nếu cao chiết có chứa flavon, flavanon, flavonol, flavanonol, xanthon dung
dịch trong ống 2 sẽ có màu cam, đỏ hoặc tím. Nếu cao chiết có chứa isoflavon,
isoflavanon, auron dung dịch không đổi màu.
Anthraquinones (Cao cồn)

Hòa tan cao trong 5 ml chloroform. Lọc lấy dịch, thêm vào 1 ml dung dịch
NaOH 10%. Lớp kiềm có màu từ hồng tới đỏ.
Tannin:

Hòa cao trong 3 ml nước cất trên bếp cách thủy. Lọc lấy dịch, cho vào vài giọt
FeCl3 5%. Phản ứng cho màu từ xanh rêu đến xanh đen.
Xác định nhóm terpenoid:

- Phản ứng Liebermann - Burchard để phát hiện triterpenoid:


Hòa tan cao trong anhydrid acetic (1 ml), chloroform (1 ml), làm lạnh ống
nghiệm rồi thêm vài giọt H2SO4 đậm đặc. Phản ứng dương tính là vòng ngăn cách có
màu đỏ nâu hay đỏ tím.
- Phản ứng Salkowski để phát hiện steroid:
Hòa tan cao chiết trong cloroform (1 ml) và nhỏ thêm vào H 2SO4 đậm đặc (1
ml). Phản ứng dương tính là dung dịch đổi thành màu đỏ đậm, xanh, xanh tím.
Xác định hợp chất saponin:

Hòa tan cao chiết vào 5 ml nước nóng. Lọc vào một ống nghiệm và để nguội,
thêm nước cho đủ 10 ml, dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh, dứt khoát
theo chiều dọc ống nghiệm trong 1 phút. Để yên ống nghiệm, quan sát lớp bọt và đánh
giá kết quả (Dương tính khi cột bột >1 cm).
Xác định hợp chất Glycoside: 5 ml mẫu + 2ml acid acetic + 1 giọt FeCl 3. Sau
đó thêm từ từ H2SO4 đậm đặc. Dung dịch phản ứng có vùng nâu bề mặt.
Xác định hợp chất Phenol: 1 phần mẫu + dung dịch FeCl3. Dung dịch có màu
xanh đậm hoặc đen.

21
b. Định lượng:
+ Xác định ẩm độ (%): Theo tiêu chuẩn TCVN 1867:2001- Xác định độ ẩm
- Phương pháp sấy khô
Nguyên tắc : mẫu được sấy ở 105 0C, nước sẽ bốc hơi và làm giảm khối lượng.
Cân mẫu thử tại thời điểm lấy mẫu, sau khi sấy khô tới khối lượng không đổi và tính
ẩm độ.
Tiến hành : cân chính xác 2g mẫu. Sau đó đem sấy và ở 105 0C, cân đến khối
lượng không đổi.
mbanđầ u−msau s ấ y
Độ ẩm mẫu = 100%
mband ầ u
+ Xác định tro toàn phần: Theo tiêu chuẩn TCVN 5253-1990 – Cà phê –
Phương pháp xác định hàm lượng tro
Khái niệm : Tro toàn phần là phần vật chất còn lại khi nung cháy hoàn toàn mẫu
nguyên liệu.
Tiến hành : Cân chính xác 5g mẫu trầu cho vào chén sứ đã biết khối lượng.
Dàn đều mẫu lên bề mặt chén sứ và đốt nhẹ trên bếp điện cho đến khi mẫu cháy hết.
Chuyển chén sứ vào đốt trong lò nung ở nhiệt độ 550 – 600 0C trong 2 giờ 30 phút đến
khi mẫu được tro hóa hoàn toàn, có màu trắng hoặc màu trắng xám hoặc màu xám.
Làm nguội chén sứ trong bình hút ẩm khoảng 40 phút và đem cân.
Làm lặp lại quá trình nung mẫu cho đến khi khối lượng không đổi
Làm hai mẫu song song, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai lần xác
định, sai số của phép không quá 0,2%
Hàm lượng tro toàn phần được tính bằng phần trăm theo công thức :
B∗100
Hàm lượng tro =
A (1−0,01b)
Trong đó: A: khối lượng mẫu dùng phân tích (g)
B: khối lượng tro lấy được (g)
b: độ ẩm của mẫu mang đi phân tích (%)
+ Xác định phần còn lại không bay hơi [13]
a/ Dụng cụ:
- Cân phân tích, chính xác đến 0,2 mg;
- Cốc thủy tinh dung tích 50 ml;
- Bếp cách thủy;
22
- Bình hút ẩm.
b/ Cách xác định
Cân 5g tinh dầu chính xác đến 0,001 g trong một cốc thủy tinh dung tích 50 ml
đã biết trước khối lượng. Làm bay hơi tinh dầu trên bếp cách thủy sôi cho đến khối
lượng không đổi. Sau đó lau khô cốc và đặt trong bình hút ẩm cho nguội rồi đem cân
với độ chính xác như trên.
c/ Tính kết quả
Hàm lượng phần còn lại không bay hơi (X) tính theo phần trăm khối lượng theo
công thức:
( m1 −m0 ) .100
X5=
m
Trong đó:
m – khối lượng tinh dầu dùng để xác định, g;
m0 – khối lượng cốc, g;
m1 – khối lượng cốc và phần còn lại không bay hơi, g.
+ Xác định chỉ số Acid (IA) [13,14]
Nguyên tắc: dựa trên sự trung hòa axit tự do trong tinh dầu bằng dung dịch
kiềm chuẩn. Lượng kiềm đã dùng biết khối lượng phân tử của axit, tính ra được hàm
lượng axit.
Chỉ số axit là lượng mg kali hydroxit cần để trung hòa axit trong 1g tinh dầu.
Dụng cụ và thuốc thử
- Bình cầu để xà phòng hóa dung tích 100 - 200 ml, có ống làm lạnh bằng
không khí dài 1m, đường kính 1 cm (ống này chỉ dùng để xác định chỉ số este);
- Pipet 5 ml;
- Buret hoặc microburet;
- Cân phân tích;
- Phenolphtalein dung dịch 0,2% trong etanol (hoặc đỏ phenol khi tinh dầu có
chứa nhiều phenol);
- Kali hydroxit dung dịch 0,1N và 0,5N trong etanol (chuẩn bị trước khi dùng
24 giờ);
- Etanol 95% thể tích ở 200C, đã được trung hòa bằng KOH 0,1N trong etanol.
Tiến hành thí nghiệm

23
Cân 2g tinh dầu (chính xác đến 0,005g) vào bình cầu xà phòng hóa. Thêm vào
đó 10 ml etanol và 5 giọt chỉ thị phenolphtalein (hoặc đỏ phenol) chuẩn độ bằng dung
dịch kali kydroxit 0,1N trong etanol cho đến khi xuất hiện màu hồng vững bền trong
khoảng 30 giây. Ghi số ml kali hydroxit tiêu tốn và giữ bình lại để xác định chỉ số este
(theo 9).
Tính kết quả
Chỉ số axit (X1) được tính theo công thức:
5,61 x V
IA=
m
Trong đó:
V – lượng dung dịch kali hydroxit 0,1N đã dùng để chuẩn độ, ml;
m – khối lượng mẫu thử, g.
+ Xác định chỉ số Savon (IS) [13,14]
Cân chính xác đến 0,0005g, 2g tinh dầu đã axetyl hóa ở trên tiến hành xà phòng
hóa và xác định chỉ số este như đã chỉ dẫn ở phần xác định chỉ số este (9) (dùng 40 ml
dung dịch kali hydroxit 0,5N trong cồn để xà phòng hóa).
Tính kết quả
Hàm lượng rượu tự do (X5), tính theo phần trăm bằng công thức:
Trong đó:
E1 – chỉ số este trước khi axetyl hóa (xác định ở mục 9);
E - chỉ số este sau khi axetyl hóa
n – số nhóm hydroxy của rượu
+ Xác định chỉ số Ester (IE) [13,14]
Nguyên tắc
Xà phòng hóa este bằng dung dịch kali hydroxit trong etanol.
Từ lượng kali hydroxit đã dùng, biết khối lượng phân tử của este, tính ra được
lượng este.
- Hàm lượng este tính theo phần trăm còn chỉ số este biểu thị số mg kali
hydroxit cần để xà phòng hóa 1g tinh dầu.
Dụng cụ và thuốc thử
- Bình cầu để xà phòng hóa dung tích 100 – 200 ml có ống sinh hàn khí dài 1m,
đường kính 1 cm (như bình ở phần xác định axit);
- Buret;
24
- Bếp cách thủy;
- Kali hydroxit, dung dịch 0,1N và 0,5N trong etanol;
- Axit sunfuric dung dịch 0,5N hay axit clohydric dung dịch 0,5N;
- Etanol 95% ở 200C đã được trung hòa bằng kali hydroxit trong cồn;
- Phenol phtalein dung dịch 2% trong etanol;
- Đỏ phenol (dùng khi tinh dầu có nhiều phenol).
Tiến hành thí nghiệm
- Dùng buret cho 20 ml dung dịch kali hydroxit 0,5N vào bình cầu để xà phòng
hóa có chứa lượng mẫu đã xác định chỉ số axit (theo 8) lắp ống sinh hàn khí và đun sôi
nhẹ trong 1 giờ.
- Cùng một lúc trong bình cầu khác kiểm tra song song một mẫu trắng gồm
10ml etanol và 20 ml dung dịch kali hydroxit 0,5N trong cồn. Đun xong, để nguội cho
cả 2 bình mỗi bình 5 giọt chỉ thị mầu phenol phetalein 2% (hoặc đỏ phenol). Chuẩn độ
bằng dung dịch axit sunfuric hay axit clohydric 0,5N.
Tính kết quả
Chỉ số este (X3) được tính bằng công thức:
Trong đó:
V – lượng dung dịch axit sunfuaric hay clohydric 0,5N đã dùng để chuẩn độ
mẫu trắng, tính bằng ml;
V1 - lượng dung dịch axit sunfuaric hay clohydric 0,5N đã dùng để chuẩn độ
mẫu thử, tính bằng ml;
m – khối lượng mẫu, g;
28,05 – lượng kali hydroxit trong 1 ml dung dịch kali hydroxit đúng 0,5N.
Hàm lượng este theo % (X4) tính bằng công thức:
Trong đó:
M – khối lượng phân tử của este;
V, V1, m – giống như trên.
c. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu quế vị
Thành phần và hàm lượng các cấu tử có trong tinh dầu được phân tích bằng
phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS), thực hiện trên thiết bị GC – MS
của THERMO SCIENTIFIC Trace GC Ultra – ISQ. Mẫu được gửi phân tích tại Phòng

25
Phân tích Hóa lý - Viện Khoa học Vật liệu và Ứng dụng thành phố Hồ Chí Minh,
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.
d. Khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu lá quế vị
Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu lá quế vị
Thử nghiệm chống oxi hóa DPPH được tiến hành theo phương pháp của Phạm
Hồng Ngọc Thùy và cộng sự. [15]
Nguyên tắc của phương pháp
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) có khả năng tạo ra các gốc tự do bền
trong dung dịch Methanol bão hoà. Khi cho các chất thử nghiệm vào hỗn hợp này, nếu
chất có khả năng làm trung hoà hoặc bao vây các gốc tự do sẽ làm giảm cường độ hấp
phụ ánh sáng của các gốc tự do DPPH. Hoạt tính chống oxi hoá được đánh giá thông
qua giá trị hấp phụ ánh sáng của dung dịch mẫu thử so với đối chứng khi đọc trên máy
đo quang phổ UV-Vis ở bước sóng 517 nm.
Tiến hành thí nghiệm
Dung dịch DPPH: Pha dung dịch DPPH gốc bằng cách hòa tan 24 mg DPPH
với MeOH trong bình định mức 100 ml, lưu trữ ở -20oC cho tới khi sử dụng. Chuẩn bị
dung dịch DPPH thử trước mỗi lần thí nghiệm bằng cách pha loãng 10ml dung dịch
DPPH gốc trong 45 ml MeOH, hiệu chỉnh độ hấp thu của dung dịch DPPH thử bằng
máy quang phổ UV-Vis sao cho độ hấp thu đạt giá trị OD = 1,1 ± 0,02 ở bước sóng
517 nm.
Mẫu thử: Pha loãng cao chiết mẫu đến khoảng nồng độ phù hợp, hút 0,5ml cao
chiết mẫu đã pha loãng vào ống nghiệm. Mẫu đối chứng thay cao chiết ethanol
(99,5%). Sau đó, hút thêm vào ống nghiệm 1,5 ml dung dịch DPPH (OD 517 nm = 1,1 ±
0,02) vào ống nghiệm và để trong bóng tối trong 30 phút. Đo độ hấp thụ quang học ở
517 nm trên máy quang phổ UV-Vis. Vitamin C (acid ascorbic) được sử dụng làm chất
chuẩn để so sánh.
Hoạt tính khử gốc tự do DPPH (IC %) được xác định dựa theo công thức:
|¿T|
IC (%)=|¿C|− ¿¿
|¿ C|× 100 ¿
Trong đó:
- AbsC: Độ hấp thụ quang của mẫu đối chứng
- AbsT: Độ hấp thụ quang của mẫu thử
26
Kết quả được ghi nhận dựa trên giá trị IC50, là nồng độ mà tại đó mẫu thử khử
được 50% gốc tự do DPPH.
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá quế vị
Thử nghiệm được thực hiện tại Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường,
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Định tính khả năng kháng khuẩn của các chất thử nghiệm: Sử dụng phương
pháp khuếch tán trong thạch (Phụ lục E1.)

3.5 Phương pháp chưng cất tinh dầu: Chưng cất lôi cuốn hơi nước
3.5.1 Quy trình chưng cất

Sơ đồ 2: Quy trình chưng cất


Cân 100g mẫu lá quế vị đã xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ ở một kích thước nhất
định, cho vào bình cầu, rót nước cất vào bình sao cho thể tích nước trong bình không

27
vượt quá 2/3 thể tích bình cầu. Nếu cho quá nhiều nước thì trong quá trình đun mẫu
trong bình sẽ tràn qua bộ phận hứng tinh dầu.
Lắp bình cầu vào hệ thống ống hứng tinh dầu và ống sinh hàn. Điều chỉnh nhiệt
độ của bếp sao cho tránh sôi mạnh có thể tràn ra ngoài. Tiến hành chưng cất để tách
tinh dầu từ nguyên liệu với các điều kiện khảo sát khác nhau (thời gian tách chiết, độ
ẩm nguyên liệu, kích thước nguyên liệu và tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi).
Sau quá trình chưng cất, tinh dầu thô được ngưng tụ trong ống chưng cất. Xả
tất cả dung dịch trong ống chưng cất bao gồm tinh dầu thô và nước vào trong bình
lắng. Để lắng trong khoảng 1 giờ rồi tách nước, hút tinh dầu thô đem đi cân để xác
định khối lượng tinh dầu thu được.
Phương pháp tính hàm lượng tinh dầu thu được theo mg/g vck. Xác định ẩm độ
nguyên liệu ban đầu theo cơ sở ướt: [16]
mbd−mss
Wb= . 100 %
m bd
Từ đó suy ra: d b =100 %−W b
Cân m1 (g) khối lượng nguyên liệu chưng cất, tính hàm lượng VCK có trong m1
(g)
VCK 1=m1. d b (g)

Thu tinh dầu, cân xác định lượng tinh dầu thu được sau khi chưng cất m1 (g)
khối lượng nguyên liệu , kí hiệu: m2 (g)
Từ đó suy ra, hàm lượng tinh dầu có trong 1g VCK là:
1. m2
m 3= ( g)
VCK 1
3.5.2 Tinh chế tinh dầu
Phương pháp tinh chế tinh dầu lá quế vị: Lấy 1ml tinh dầu thô thu được từ quá
trình chưng cất lần thứ 1. Tiến hành tinh chế tinh dầu lá quế vị bằng các phương pháp
sau:
Sử dụng muối Na2SO4 để tách nước.
Lấy 1ml tinh dầu lá quế vị thô và cho vào khoảng 0,5 – 1g muối Na 2SO4 (tùy
thuộc vào lượng nước trong tinh dầu). Để lắng và dùng ống tiêm hút lấy tinh dầu, tiến
hành cân và so sánh chất lượng tinh dầu lá trầu thu được (màu sắc, mùi).
Kết tinh tinh dầu trầu ở nhiệt độ 0 – 50C.

28
Lấy 1ml tinh dầu lá quế vị thô, kết tinh ở nhiệt độ 0 – 5 0C. Tách nước, ta thu
được tinh dầu quế vị, tiến hành cân và so sánh chất lượng tinh dầu lá quế vị thu được
(màu sắc, mùi).
Phương pháp lắng, lọc
Lấy 1ml tinh dầu quế vị thô. Tiến hành để lắng trong 24h và mang đi lọc. Thu
tinh dầu, tiến hành cân và so sánh chất lượng tinh dầu lá quế vị thu được (màu sắc,
mùi).
Tiến hành chưng cất lần 2
Lấy 1ml tinh dầu lá quế vị thô, đổ vào bình cầu và thêm dung môi với tỉ lệ thích
hợp. Tiến hành chưng cất trong thời gian 180 phút. Tháo và hút lấy tinh dầu, tiến hành
cân và so sánh chất lượng tinh dầu lá quế vị thu được (màu sắc, mùi).
Kết hợp cả 4 phương pháp trên
Lấy 1ml tinh dầu lá quế vị thô, đổ vào bình cầu và thêm dung môi với tỉ lệ thích
hợp. Tiến hành chưng cất trong thời gian 180 phút. Tháo và hút lấy tinh dầu, tiến hành
kết tinh tinh dầu ở nhiệt độ 0 – 50C. Hút nước và cho muối Na2SO4 để tách triệt để
nước. Sau đó tiến hành lọc, thu được tinh dầu lá quế vị, đem cân và so sánh chất lượng
tinh dầu lá quế vị thu được sau tinh chế. [16]
So sánh hàm lượng tinh dầu và cảm quan sản phẩm thu được của các phương
pháp tinh chế trên.
3.6 Bố trí thí nghiệm
3.6.1 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu
3.6.1.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết xuất tinh dầu
Mục đích thí nghiệm: Chọn ra thời gian thích hợp cho hàm lượng chưng cất
tinh dầu cao nhất.
Yếu tố cố định: Khối lượng nguyên liệu (100g), Nhiệt độ (1000C), kích thước
nguyên liệu (xay nhuyễn), tỉ lệ nguyên liệu/dung môi (1/3).
Yếu tố thay đổi: Thời gian chưng cất (60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút,
180 phút)
Chỉ tiêu theo dõi: Hàm lượng tinh dầu thu được (đơn vị)
Cách tiến hành thí nghiệm: Cân 100g nguyên liệu chưng cất với thời gian
thay đổi như trên. Với khối lượng mẫu, độ ẩm nguyên liệu, nhiệt độ, kích thước
nguyên liệu và tỉ lệ nguyên liệu/dung môi cố định như trên. Cân và so sánh hàm lượng

29
tinh dầu ở mỗi thời gian chưng cất khác nhau từ đó chọn được thời gian phù hợp cho
quá trình chưng cất.
Bảng bố trí thí nghiệm:
Bảng 3.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết xuất tinh dầu
Thời gian 30 60 90 120 150 180 210 240
(Phút)
Hàm lượng
tinh dầu
(mg/g VCK)

3.6.1.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến quá trình chiết xuất
tinh dầu
Mục đích thí nghiệm: Chọn ra độ ẩm thích hợp cho hàm lượng chưng cất tinh
dầu cao nhất.
Yếu tố cố định: Khối lượng nguyên liệu (100g), thời gian chưng cất (2h),
Nhiệt độ (1000C), kích thước nguyên liệu (xay nhuyễn), tỉ lệ nguyên liệu/dung môi
(1/3).
Yếu tố thay đổi: ẩm độ nguyên liệu (thời gian sấy ở nhiệt độ 51,4 0C sử dụng
máy sấy khay: 0 phút, 15 phút, 30 phút, 60 phút)
Chỉ tiêu theo dõi: Hàm lượng tinh dầu thu được
Cách tiến hành thí nghiệm: Cân 100g nguyên liệu trải đều trên khay sau đó
tiến hành sấy khay ở nhiệt độ 480C theo thời gian lần lượt ở 0 phút, 15 phút, 30 phút,
45 phút, 60 phút. Sau đó lấy mẫu nguyên liệu đem cân và tính ẩm độ của mẫu ở mỗi
thời gian sấy. Lấy mẫu đã sấy ở từng thời gian sấy khác nhau như trên để chưng cất
tinh dầu với khối lượng mẫu, thời gian chưng cất, nhiệt độ, kích thước nguyên liệu và
tỉ lệ nguyên liệu/dung môi cố định như trên. Cân và so sánh hàm lượng tinh dầu ở mỗi
thời gian sấy khác nhau từ đó chọn được ẩm độ phù hợp cho quá trình chưng cất.
Bảng bố trí thí nghiệm:
Bảng 3.4 Khảo sát sự ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến quá trình chiết xuất tinh
dầu
Thời gian sấy
0 15 30 45 60
(Phút)
30
Độ ẩm
Hàm lượng
tinh dầu thu
được (mg/g
VCK)

3.6.1.3 Khảo sát kích thước nguyên liệu và tỉ lệ của nguyên liệu/dung môi đến quá
trình chiết xuất tinh dầu
Mục đích thí nghiệm: Chọn ra kích thước nguyên liệu và tỉ lệ dung môi thích
hợp cho hàm lượng chưng cất tinh dầu cao nhất.
Yếu tố cố định: Khối lượng nguyên liệu (100g), thời gian chưng cất (2h), Nhiệt
độ (1000C).
Yếu tố thay đổi: Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi (1/3) và kích thước nguyên liệu.
Chỉ tiêu theo dõi: Hàm lượng tinh dầu thu được
Cách tiến hành thí nghiệm: Cân 100g nguyên liệu chưng cất với tỉ lệ nguyên
liệu/ môi lần lượt là 1:2, 1:3, 1:4; 1:5; 1:6 và kích thước xay nhuyễn, không xay với
khối lượng mẫu, thời gian chưng cất, nhiệt độ như trên. Cân, so sánh hàm lượng tinh
dầu ở tỉ lệ nguyên liệu/dung môi và kích thước nguyên liệu khác nhau từ đó chọn được
điều kiện phù hợp cho quá trình chưng cất.
Bảng bố trí thí nghiệm:
Bảng 3.5 Khảo sát kích thước nguyên liệu và tỉ lệ của nguyên liệu/dung môi đến quá
trình chiết xuất tinh dầu
Tỉ lệ Xay Không xay
1:2
1:3
1:4
1:5
1:6

3.6.2 Khảo sát các yếu tố đến quá trình tinh chế tinh dầu

3.6.2.1 Khảo sát hiệu suất thu được của các phương pháp tinh chế tinh dầu
Mục đích thí nghiệm: Chọn ra phương pháp tinh chế để thu được chất lượng
và hiệu suất tinh dầu cao nhất.
31
Yếu tố cố định: Thể tích tinh dầu (1ml), thời gian chưng cất (3h), Nhiệt độ
(1000C).
Yếu tố thay đổi: Dùng muối, kết tinh, lắng – lọc, chưng cất lần 2, kết hợp 4
phương pháp (Dùng muối, kết tinh, lắng – lọc, chưng cất lần 2).
Chỉ tiêu theo dõi: Hàm lượng tinh dầu thu được.
Cách tiến hành thí nghiệm: Hút 1ml tinh dầu đem đi tinh chế lần lượt với các
phương pháp: Dùng muối, kết tinh, lắng – lọc, chưng cất lần 2, kết hợp 4 phương pháp
(Dùng muối, kết tinh, lắng – lọc, chưng cất lần 2). Cân, so sánh hàm lượng tinh dầu,
màu và mùi của từng phương pháp tinh chế tù đó chọn được phương pháp tinh chế phù
hợp.
Bảng bố trí thí nghiệm:
Bảng 3.6 Khảo sát phương pháp tinh chế tinh dầu
Kết hợp
Dùng
Lắng – Chưng 4
Phương pháp muối Kết tinh
lọc cất lần 2 phương
Na2SO4
pháp
Khối lượng mẫu (g)
Thể tích mẫu (ml)
Khối lượng thu hồi (g)
Hiệu suất thu hồi (%)
Màu sắc
Mùi

3.6.2.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi đến quá trình trích ly tinh dầu
lần 2
Mục đích thí nghiệm: Chọn ra tỉ lệ tinh dầu/dung môi để đạt được hiệu suất
tinh chế cao nhất.
Yếu tố cố định: Thể tích tinh dầu(1ml), thời gian chưng cất (3h), Nhiệt độ
(1000C).
Yếu tố thay đổi: Tỉ lệ tinh dầu/dung môi lần lượt là: 1:100; 1:200; 1:300;
1:400; 1:500; 1:600.
Chỉ tiêu theo dõi: Hàm lượng tinh dầu thu được.

32
Cách tiến hành thí nghiệm: Hút 1ml tinh dầu với tỉ lệ tinh dầu/dung môi lần
lượt là: 1:100; 1:200; 1:300; 1:400; 1:500; 1:600 với khối lượng mẫu, thời gian chưng
cất, nhiệt độ như trên. Cân, so sánh hàm lượng tinh dầu ở tỉ lệ tinh dầu/dung môi khác
nhau từ đó chọn được điều kiện phù hợp cho quá trình chưng cất.
Bảng bố trí thí nghiệm:
Bảng 3.7 Khảo tỉ lệ tinh dầu/dung môi đến quá trình tinh chế tinh dầu
Hàm lượng tinh dầu thu
Tỉ lệ Hiệu suất thu được (%)
được (g)
1:100
1:200
1:300
1:400
1:500
1:600

3.6.3 Thử nghiệm tinh dầu quế vị vào xà phòng


Phôi xà phòng dầu dừa được mua tại công ty trách nhiệm hữu hạn
ECOLIFE, địa chỉ: Số 7, đường số 2, ấp Gia Hòa, xã Phong Phú, huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thành phần hóa lý của lá quế vị

4.1.1 Định tính thành phần hóa học của nguyên liệu

Bảng 4.1. Định tính thành phần hóa học trong dịch chiết lá quế vị

Thành phần Cao trong cồn Cao trong nước Kết luận
Anthraquinones(cồn) - // -
Glycoside - - -
Flavonoid - + +
Phenol - / /
Tannins - - -
Saponin // + +
Terpenoids + - +
Chú thích: (+) Dương tính; (-) Âm tính; (//) Không thực hiện; (/) Nghi ngờ
Kết quả trong bảng 4.1 cho thấy trong cao chiết lá quế vị có chứa các hợp chất
như: Flavonoid, Saponin và Terpenoids. Hợp chất Saponin là thành phần tạo nên hoạt
tính sinh học của lá quế vị, có tác dụng kháng vi khuẩn, nấm và chống oxy hóa.

4.1.2 Định lượng các thành phần khác của nguyên liệu

Bảng 4.2 Các thành phần có trong lá quế vị tươi

Thành phần Hàm lượng (%)


Ẩm độ 92,27 ± 0,0017
Hàm lượng tro tổng 12,5 ± 0,0013

Nhận xét:

Nguyên liệu lá quế vị ban đầu có hàm lượng ẩm là 92,27% và có hàm lượng tro
là 12,5%.

34
4.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu lá quế vị trong quá
trình chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước

4.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng tinh dầu thu được
Hàm lượng tinh dầu (mg/VCK)

Hàm lượng tinh dầu theo thời gian


00,041 00,040 00,040 00,040 00,040
00,040 00,037 00,038
00,032
00,030

00,020

00,010

00,000
30 60 90 120 150 180 210 240
Thời gian (phút)

Hình 4.1 Biểu đồ so sánh sự ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng tinh dầu thu
được

Hình 4.1 cho thấy hàm lượng tinh dầu thu được thay đổi theo thời gian chưng
cất, ở thời gian chưng cất 60 phút cho ra hàm lượng tinh dầu cao nhất và ở thời gian
chưng cất 180 phút hàm lượng tinh dầu thu được bắt đầu giảm. Kết quả bảng ANOVA
(Phụ lục B1) cho thấy sự ảnh hưởng của thời gian chưng cất lên hàm lượng tinh dầu có
ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95% (P<=0.05).
Bảng phân tích LSD cho ta thấy sự khác biệt giữa tất cả các nghiệm thức. Tại
thời gian chưng cất 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút và 180 phút có sự khác biệt
không có ý nghĩa nhưng hàm lượng tinh dầu thu được đạt cao nhất ở thời gian 60 phút.
Chọn thời gian chưng cất 60 phút để tiến hành thí nghiệm tiếp theo. Vì phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước chủ yếu dựa trên sự khuếch tán, thẩm thấu, hòa tan
và bị lôi cuốn theo hơi nước. Ở một thời gian nhất định, nguyên liệu tiếp xúc với hơi
nước bão hòa làm trương phòng các tế bào chứa tinh dầu thì sự khuếch tán ra sẽ dễ
dàng. Thời gian càng tăng lên thì hàm lượng tỏng và ngoài tế bào sẽ càng đi đến trạng
thái cân bằng. Khi đạt đến trạng thái cân bằng thì quá trình chưng cất sẽ không xảy ra,
do đó hiệu suất chưng cất sẽ giảm. Mặt khác, tinh dầu kém bền với nhiệt và dễ bị phân
hủy ở nhiệt độ cao nên để thời gian chịu nhiệt cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt.

35
4.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của ẩm độ lá quế vị đến hàm lượng tinh dầu thu được

Độ ẩm theo thời gian sấy


094%
092%
092%
090% 089%

088% 087%
Độ ẩm (%)

086% 085%
084% 082%
082%
080%
078%
076%
0 15 30 45 60

Thời gian sấy (phút)

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi ẩm độ của lá quế vị theo thời gian sấy

Hình 4.2 cho thấy khi tăng thời gian sấy thì lượng nước trong nguyên liệu bay
hơi càng nhiều nên ẩm độ giảm (từ 91,51% xuống 82,45%). Ẩm độ nguyên liệu cao
nhất tại thời gian sấy 0 phút.
Dựa vào bảng ANOVA (Phụ lục B2) ta thấy sự ảnh hưởng của thời gian sấy
đến ẩm độ nguyên liệu có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% (P<=0.05).

Hàm lượng tinh dầu theo thời gian sấy


Hàm lượng tinh dầu (mg/gVCK)

00,060
00,051
00,050
00,040
00,040
00,032
00,030 00,024
00,019
00,020

00,010

00,000
0 15 30 45 60

Thời gian sấy (phút)

Hình 4.3 Biểu đồ so sánh sự ảnh hưởng của ẩm độ đến hàm lượng tinh dầu thu được

Hình 4.3 cho thấy hàm lượng tinh dầu thu được thay đổi theo ẩm độ và ở ẩm độ
89,42% (tương ứng với thời gian sấy là 15 phút) thì hàm lượng tinh dầu bắt đầu giảm.

36
Dựa vào bảng ANOVA (phụ lục B3) ta thấy có sự ảnh hưởng của ẩm độ
nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu thu được có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy
95% (P<=0.05).
Bảng phân tích LSD cho thấy có sự khác biệt giữa tất cả các nghiệm thức.
Hàm lượng tinh dầu giảm dần tương ứng với ẩm độ nguyên liệu giảm. Ở ẩm độ
91,51% (tương ứng với thời gian sấy 0 phút) hàm lượng tinh dầu thu được đạt cao nhất
và được chọn để tiến hành thí nghiệm tiếp theo.

Do tinh dầu là hợp chất dễ bay hơi và bị lôi cuốn theo hơi nước. Khi thời gian
sấy tăng, lượng nước trong nguyên liệu bay hơi càng nhiều làm ẩm độ nguyên liệu
giảm đồng thời lượng nhỏ tinh dầu bị hao hụt theo hơi nước dẫn đến hàm lượng tinh
dầu giảm.

4.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu và tỉ lệ nguyên liệu/dung
moi đến hàm lượng tinh dầu thu được

Hàm lượng tinh dầu theo kích thước và tỉ lệ dung môi


49.3332986111111
44.924 46.2269771604938
45.9012328703704
00,050 43.4464
Hàm lượng tinh dầu (mg/VCK)

00,045 38.3509 37.4308 36.818737.5334666666667


00,040 34.6744
00,035
00,030
Xay
00,025
Không xay
00,020
00,015
00,010
00,005
00,000
1 và 2 1 và 3 1 và 4 1 và 5 1 và 6

Tỉ lệ nguyên liệu:dung môi

Hình 4.4 Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu và tỉ lệ nguyên
liệu/dung môi đến hàm lượng tinh dầu thu được

Hình 4.4 cho thấy hàm lượng tinh dầu thay đổi theo kích thước nguyên liệu và
tỉ lệ nguyên liệu/dung môi. Mẫu nguyên liệu có kích thước xay sẽ cho hàm lượng tinh
dầu cao hơn mẫu nguyên liệu có kích thước không xay. Vì khi xay nhỏ thì diện tích
tiếp xúc giữa nguyên liệu và dung môi lớn hơn, đồng thời tế bào bị phá vỡ sẽ giúp tinh
dầu khuếch tán tự do ra ngoài nhiều hơn và dễ hơn.

37
Dựa vào bảng ANOVA (phụ lục B4) ta thấy sự ảnh hưởng của kích thước
nguyên liệu và tỉ lệ nguyên liệu/dung môi lên hàm lượng tinh dầu thu được là có ý
nghĩa ở mức độ tin cậy là 95% (P<=0.05).

Bảng phân tích LSD cho thấy có sự khác biệt giữa mẫu xay và không xay. Tỉ lệ
nguyên liệu/ dung môi (w/v) ở 1:2, 1:5 và 1:6 không có sự khác biệt nhưng ở tỉ lệ 1:3
và 1:4 có sự khác biệt với các tỉ lệ còn lại. Ở tỉ lệ 1:4 đối với mẫu xay thì hàm lượng
tinh dầu đạt cao nhất và mùi thơm nhất. Vì lượng nước so với nguyên liệu ít sẽ không
đủ để thẩm thấu vào nguyên liệu và làm cho tế bào tinh dầu khuếch tán ra ngoài. Nếu
lượng nước quá nhiều cộng với thời gian chưng cất lâu sẽ xảy ra sự thủy giải các cấu
tử ester có trong tinh dầu thành acid và alcol. Do đó, tinh dầu sẽ bị giữ trong nước gây
hao hụt và không thơm đậm.

Chọn tỉ lệ nguyên liệu/dung môi phù hợp cho quá trình chưng cất là 1:4 (w/v)
và chọn kích thước nguyên liệu là xay nhuyễn vận tốc xay ở mức 1, máy xay sinh tố
SUNHOUSE, thời gian xay 50 – 60 giây. Ngoài ra, do điều kiện tiến hành thí nghiệm
không cho phép tổng thể tích dung dịch và nguyên liệu cho vào bình cầu vượt quá 2/3
thể tích bình nên không thể khảo sát ở những thể tích lớn hơn.

4.2.4 Kết quả điều kiện phù hợp cho quá trình chưng cất tinh dầu lá quế vị bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

Bảng 4.3 Kết quả điều kiện phù hợp cho quá trình chưng cất tinh dầu lá quế vị bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

Tỉ lệ
Khối lượng Thời gian Ẩm độ Nhiệt độ
Kích thước nguyên
nguyên chưng cất nguyên chưng cất
nguyên liệu liệu/dung
liệu (g) (h) liệu (%) (0C)
môi
Xay nhuyễn
bằng máy
xay sinh tố
SUNHOUSE,
100(g) 1 92,5% 1000C 1/4
trong thời
gian 50 – 60
giây, vận tốc
ở mức 1
38
4.3 Khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp tinh chế và tỉ lệ nguyên liệu tinh
dầu/dung môi đến hiệu suất thu được

4.3.1 Ảnh hưởng của các phương pháp đến hiệu suất thu được

Bảng 4.4 Bảng so sánh hiệu suất và chất lượng tinh dầu thu được qua các phương
pháp tinh chế

Kết hợp
Phương pháp Tinh chế
Chưng cả 4
bằng muối Kết tinh Lắng, lọc
cất lần 2 phương
Đánh giá Na2SO4
pháp

Khối lượng mẫu (g) 0,9501

Thể tích mẫu (ml) 1


Khối lượng thu hồi
0,7698 0,8994 0,7685 0,8724 0,6586
(g)
Hiệu suất thu hồi
81,02 94,66 80,89 91,82 69,32
(%)
Vàng Vàng rất
Vàng đậm, Vàng Vàng nhạt,
Màu nhạt, nhạt,
hơi đục nhạt, đục trong
trong trong
Khá
Khá thơm,
Thơm Khá thơm,
Thơm đậm không còn
Mùi đậm mùi thơm, hơi mùi lá
mùi lá mùi lá, hơi
lá ngọt nhạt, hơi
ngọt
ngọt

39
Hiệu suất các phương pháp chưng cất
095% 092%
100%
081% 081%
090%
080% 069%
070%
060%
Hiệu suất

050%
040%
030%
020%
010%
000%
Dùng muối Kết tinh Lắng lọc Chưng cất Kết hợp
lần 2

Phương pháp

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các phương pháp tinh chế đến hiệu suất
tinh dầu thu được

Hình 4.6 Tinh dầu tinh chế bằng muối (trái) và kết tinh (phải)

40
Hình 4.7 Tinh dầu tinh chế bằng lắng – lọc (trái) và chưng cất lần 2 (phải)

Hình 4.8 Tinh chế tinh dầu bằng kết hợp các phương pháp

Hình 4.5 cho thấy hiệu suất thu hồi tinh dầu quế vị cao nhất khi tinh chế bằng
phương pháp kết tinh, thấp nhất khi tinh chế bằng phương pháp chưng cất lần 2 kết
hợp với những phương pháp sử dụng muối, kết tinh, lắng lọc.
Về mặt cảm quan: Tinh chế bằng phương pháp chưng cất lần 2 kết hợp với
những phương pháp sử dụng muối, kết tinh, lắng lọc cho chất lượng tinh dầu tốt nhất
(màu trong, mùi thơm mát tự nhiên). Tuy sử dụng phương pháp này tổn thất tinh dầu
nhiều, hiệu suất thu hồi không cao nhưng sản phẩm tinh dầu quế vị có mùi thơm đặc
trưng, dễ chịu, màu sắc trong suốt, đạt yêu cầu.

4.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ tinh dầu/dung môi đến hiệu suất tinh dầu thu
được

Hàm lượng tinh dầu theo tỉ lệ dung môi


0.8974
0.8708
Hàm lượng tinh dầu thu được (g)

0.9
0.8453
0.85 0.815
0.7828
0.8 0.7571

0.75

0.7

0.65
1 và 100 1 và 200 1 và 300 1 và 400 1 và 500 1 và 600

Tỉ lệ tinh dầu:dung môi

41
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ tinh dầu/dung môi đến hàm lượng
tinh dầu thu được

Hiệu suất theo tỉ lệ dung môi


094%
095% 092%
089%
090% 086%
082%
Hiệu suất

085%
080%
080%

075%

070%
1 và 100 1 và 200 1 và 300 1 và 400 1 và 500 1 và 600

Tỉ lệ tinh dầu:dung môi

Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ tinh dầu/dung môi đến hiệu suất
tinh dầu thu được

Hình 4.10 cho thấy hiệu suất tinh dầu thay đổi theo tỉ lệ tinh dầu/dung môi. Ở tỉ
lệ tinh dầu/dung môi 1:400 cho hiệu suất tinh dầu cao nhất (94,45%).

Dựa vào bảng ANOVA (phụ lục B5) ta thấy sự ảnh hưởng của tỉ lệ tinh
dầu/dung môi lên hàm lượng tinh dầu thu được là có ý nghĩa ở mức độ tin cậy là 95%
(P<=0.05).

Bảng phân tích LSD cho thấy có sự khác biệt giữa các tỉ lệ tinh dầu/dung môi.
Ở tỉ lệ 1:400 sẽ cho hiệu suất tinh dầu cao nhất so với các tỉ lệ còn lại.

4.4 Phối tinh dầu vào xà phòng

42
Hình 4.11 Xà phòng đã phối tinh dầu quế vị

4.5 Thành phần hóa lý của tinh dầu

4.5.1 Thành phần hóa học của tinh dầu

Tiến hành phân tích thành phần có trong tinh dầu trầu thô bằng GC-MS, 1ml
mẫu được gửi và thực hiện tại phòng Phân tích Hóa lý, Viện Công nghệ Hóa học thành
phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Bảng 4.5 Thành phần hóa học của tinh dầu thô được phân tích bằng phương pháp GC-
MS

Độ tương
TT Rt Tên chất Hàm lượng Mass hợp khối
phổ
1 21.45 Esdragole 76.19 148 97
2 22.81 X1 0.46 - -
3 24.81 Anethole 22.61 148 96
4 29.03 Caryophyllene 0.35 204 89
5 30.02 Humulene 0.39 204 91
Chú thích: X1: không xác định
Dựa vào bảng 4.5 ta thấy thành phần hóa học chính của tinh dầu quế vị là các
hợp chất thuộc dẫn xuất của phenol như Esdragole. Có tất cả 5 cấu tử được tìm thấy và
tổng hàm lượng tất cả các cấu tử chiếm 100%.
Trong đó, các cấu tử của dẫn xuất phenol chiếm hàm lượng cao nhất (>70%) và
cao nhất là hợp chất Esdragole (76.19%), hàm lượng cao thứ 2 là Anethole (22.61%),

So sánh với kết quả của Lê Ngọc Thạch và Nguyễn Trúc Linh [1] thì hàm
lượng Esdragole cao hơn 5,4%, hàm lượng Anethole thấp hơn 1,68%. Hàm lượng và
thành phần hóa học các cấu tử có thể khác nhau do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và
điều kiện dinh dưỡng chăm sóc của từng vùng khác nhau.

4.5.2 Thành phần còn lại không bay hơi

Bảng 4.6 Hàm lượng thành phần không bay hơi có trong tinh dầu lá quế vị

KL cốc + mẫu Giá trị thành


Khối lượng Khối lượng Trung bình
sau khi đun phần không
cốc (g) mẫu (g) (%)
(g) bay hơi (%)
43
38,8019 5,0013 36,8718 38,59
38,62 ± 0,0424
38,1607 5,0021 36,2276 38,65

Bảng 4.6 cho thấy hàm lượng thành phần không bay hơi trong tinh dầu quế vị
cao (38,62% ± 0,0424). Dư lượng không bay hơi còn lại trong tinh dầu là các dẫn xuất
của terpen có chứa oxi như acid béo và este.

4.5.3 Chỉ số hóa lý của tinh dầu

Bảng 4.7 Các chỉ số hóa lý của tinh dầu

Chỉ số Chỉ số acid (IA) Chỉ số Savon (IS) Chỉ số Ester (IE)
Giá trị 0,5605 3,2681 2,7076

Bảng 4.7 cho thấy chỉ số acid, chỉ số Savon và chỉ số Ester của tinh dầu quế vị
lần lượt là 0,5605; 3,2681; 2,7076.
So sánh với kết quả của Le Ngoc Thach và cộng sự [1], chỉ số Acid, chỉ số
Savon và chỉ số Ester của tinh dầu quế vị như sau:
Chỉ số Miền Nam Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ
IA 0,57 0,38 1,15
IS 2,65 5,7 13,73
IE 2,08 5,32 12,58

4.6 Hoạt tính sinh học của tinh dầu quế vị

4.6.1 Hoạt tính kháng oxy hóa của tinh dầu lá quế vị

Acid ascorbic (Vitamin C) là một chất có hoạt tính chống oxi hóa mạnh thường
được sử dụng làm chất đối chiếu trong các mô hình thử hoạt tính chống oxi hóa. Khả
năng quét gốc tự do DPPH của acid ascorbic được thể hiện theo hình với giá trị IC 50
tương ứng là 18,0478 µg/ml.

44
Hoạt tính quét gốc tự do của vitamin C
90

80

70 f(x) = 3.6508093170154 x − 15.8991314646664


R² = 0.989574107863417
60

50

40

30

20

10

0
0 5 10 15 20 25 30

Hình 4.12 Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của Vitamin C

Hoạt tính quét gốc tự do của tinh dầu quế vị


70

60 f(x) = 1.40155480731141 x + 8.84847820345954


R² = 0.991715824587389
50

40

30

20

10

0
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Hình 4.13 Hoạt tính quét gốc tự do của tinh dầu quế vị

Bảng 4.8 Giá trị IC50 của tinh dầu và Vitamin C

Tên mẫu Giá trị IC50 (µg/ml)


Tinh dầu quế vị 29360,4
Vitamin C 18,0478

45
Khả năng kháng oxy hóa được thể hiện qua giá trị IC 50, tại nồng độ mẫu ức chế
được 50% gốc tự do. Giá trị IC50 càng thấp, mẫu sẽ có hoạt tính chống oxy hóa càng
cao và ngược lại.
Hiệu quả loại bỏ gốc tự do của tinh dầu được xác định thông qua giá trị IC 50
được trình bày ở bảng 4.8, khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu (IC 50= 29360,4
µg/ml) thấp hơn so với Vitamin C (IC 50= 18,0478 µg/ml) dùng để khảo sát trong thí
nghiệm 1626,8 lần.
So sánh với kết quả nghiên cứu của HUANG Xiao-dong, HUANG Xiao-kun,
LI Yu-hong [18] thì khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu quế vị cao hơn 619,6 µg/ml.
So sánh với kết quả các nghiên cứu của các đối tượng khác thì tinh dầu quế vị
có khả năng kháng oxy hóa thấp hơn so với một số đối tượng như cây Nhàu (Morinda
citrifolia L.) gồm cao ethanol lá, trái xanh, rễ cây Nhàu với giá trị IC 50 lần lượt là
917,16 µg/ml, 1025,2 µg/ml và 1531,4 µg/ml (Đái Thị Xuân Trang và ctv, 2012 [18]);
cây Cà gai leo (Solanum hainanense Hance) IC50 là 1734 µg/ml và cao Hà Thủ Ô
(Streptocaulon juventas Merr.) (cả cây) có khả năng kháng oxy hóa với giá trị là IC 50

= 2586 µg/ml (Quang- Vinh and Jong-Ban, 2011 được trích dẫn bởi [19]).

4.6.2 Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu quế vị

Kết quả định tính khả năng kháng khuẩn của tinh dầu quế vị
Khả năng kháng khuẩn được xác định bằng phương pháp khuếch tán trong
thạch, thu được kết quả như sau:
Bảng 4.9 Định tính khả năng kháng khuẩn (đường kính vòng tròn kháng khuẩn, mm)
S. aureus Salmonella spp.
Tinh dầu quế vị 4,5 5,5

Dựa vào bảng 4.9 và hình 4.13, ta thấy tinh dầu quế vị co khả năng ức chế được
2 chủng vi sinh vật Staphylococcus aureus (S. aureus) và Salmonella. Đường kính
vòng kháng khuẩn của tinh dầu quế vị đối với chủng vi sinh vật Salmonella lớn hơn
chủng vi sinh vật Staphylococcus aureus (S. aureus) 1,22 lần.
So sánh với kết quả của Le Ngoc Thach và cộng sự [1], khả năng kháng khuẩn
của tinh dầu quế vị đối với chủng vi sinh vật Staphylococcus aureus (S. aureus) là 15
mm.

46
Hình 4.14 Kết quả định tính khả năng kháng khuẩn của tinh dầu quế vị
M: Mẫu tinh dầu quế vị

47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

- Nghiên cứu đã tiến hành định tính được các hợp chất có trong cao chiết là quế
vị trồng tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh gồm có: Flavonoid,
Saponin, Terpenoids.
- Tiến hành phân tích thành phần và hàm lượng các cấu tử có trong tinh dầu lá
quế vị bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) đã xác định được có 5
cấu tử. Trong đó, các cấu tử là dẫn xuất phenol chiếm hàm lượng lớn nhất ( >70 %) và
Esdragole có hàm lượng cao nhất (76.19%), hàm lượng cao thứ 2 là Anethole
(22.61%).
- Nghiên cứu tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chưng cất
tinh dầu quế vị bao gồm: Thời gian chưng cất 1 giờ, ẩm độ nguyên liệu (lá tươi không
sấy: 91,51%), nhiệt độ chưng cất 100 0C, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1:4 và kích
thước nguyên liệu là xay nhuyễn 0,5mm<d<1,5mm sẽ cho hàm lượng tinh dầu thu
được cao nhất.
- Tinh chế tinh dầu quế vị bằng phương pháp chưng cất lần 2 kết hợp với dùng
muối khan Na2SO4, kết tinh và lắng lọc gây tổn thất nhiều nhưng chất lượng tinh dầu
đạt yêu cầu cao nhất, tốt nhất.
- Tinh chế tinh dầu quế vị bằng phương pháp chưng cất lần 2 ở tỉ lệ tinh
dầu/dung môi là 1:400 sẽ cho ra hiệu suất tinh chế tinh dầu cao nhất (94,45%).
- Tinh dầu quế vị sau tinh chế có kháng năng kháng được vi khuẩn
Staphylococcus aureus (S. aureus) và Salmonella ở nồng độ gốc (tinh dầu nguyên
chất) với đường kính lần lượt là 4,5 mm và 5,5 mm.
- Khả năng kháng oxy của tinh dầu quế vị: Hiệu quả loại bỏ gốc tự do của tinh
dầu quế vị ở giá trị IC50 = 29360,4 µg/ml thấp hơn Vitamin C (IC50 = 18,0478 µg/ml)
1626,8 lần.

5.2 Đề nghị

- Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về mặt thiết bị, hóa chất, thời gian
và kinh phí nên đề tài vẫn còn một số hạn chế. Nhóm nghiên cứu mong muốn những
nhóm nghiên cứu sau về tinh dầu quế vị không sẽ giải quyết được các vấn đề sau:

48
- Nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu lá quế vị có điều chỉnh nhiệt độ và áp
suất.
- Nghiên cứu chưng cất tinh dầu lá quế vị bằng các phương pháp khác như:
chưng cất kết hợp vi sóng và sử dụng dung môi khác, chưng cất lôi cuốn hơi nước kết
hợp với siêu âm.
- Để đảm bảo thời gian bảo quản sản phẩm được lâu và chất lượng sản phẩm
được tốt hơn cần thực hiện vi bọc, vi bao tinh dầu trước khi phối trộn tạo ra sản phẩm.
- Tiến hành ứng dụng tinh dầu quế vị vào các lĩnh vực khác để tạo ra nhiều sản
phẩm gía trị như nước súc miệng, xịt thông khoang mũi, xà phòng dạng lỏng, gel…
- Nghiên cứu chiết xuất các hợp chất khác có trong lá quế vị để nâng cao giá trị
của sản phẩm.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyen Truc Linh, Le Ngoc Thach, 2013. “Study of the Essential Oil
of Limnophila Rugosa (Roth.) Merr. in the South of Vietnam”.
[2]. Ram S. Vermaa, Rajendra C. Padaliaa & Amit Chauhana, “Geographical
impact on essential oil composition of Limnophila rugosa (Roth.) Merr., CSIR-Central
Institute of Medicinal and Aromatic Plants, Research Centre, Pantnagar, Udham Singh
Nagar, Uttarakhand, India.
[3]. Đỗ Tất Lợi (1985), “Tinh dầu Việt Nam”, Nhà Xuất Bản Y Học Thành Phố
Hồ Chí Minh.
[4]. Rao V P, Pandey D (2007), “Extraction of essential oil and its
applications”, National Institute of Technology Rourkela.
[5]. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương, Đặng Quang Chung (2003), “Cây thuốc
và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập 1, Nhà Xuất Bản Khoa Học Kĩ Thuật Hà Nội.
[6]. Nguyễn Văn Minh (2012), “Chính sách đầu tư và công tác quản lý ngành
tinh dầu – hương liệu – mỹ phẩm Việt Nam”, Hội nghị khoa học lần thứ 1, Khoa Khoa
Học Ứng Dụng
[7]. Vương Ngọc Chính (2005), “Hương liệu Mỹ phẩm” -Trường Đại học Bách
Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
[8]. Rabinarayan Acharya, Ridhhish H. Padiya, Esha D. Patel, C. R.
Harisha,1 and Vinay J. Shukla2,2014, “Microbial evaluation of Limnophila
rugosa Roth. (Merr) leaf”.
[9]. E.G. Thomssen, Soap Making Manual, October 22.2010
[10]. Christin Ditchfield, The Story Behind Soap.
[11]. Đoàn Xuân Hoàng, 2017, “Nghiên cứu sản xuất xà phòng tự nhiên quy mô
phòng thí nghiệm”, Đồ án tốt nghiệp, trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
[12]. Trần Hùng (2006), “Phương pháp nghiên cứu Dược liệu”, Đại học Y
Dược Tp. Hồ Chí Minh.
[13]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 189:1993 về tinh dầu – phương pháp thử,
mục 14
[14]. Lê Ngọc Thạch, 2003, “Tinh dầu”, trường Đại học Khoa học Tự nhiên –
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh.
50
[15]. Pham H N T, Nguyen V T, Vuong Q V, Bowyer M C, Scarlett C J (2016),
Bioactive compound yield and antioxidant capacity of Helicteres hirsuta Lour. stem as
affected by various solvents and drying methods, Journal of Food Processing and
Preservation, 41 e12879.
[16]. Phan Thị Bảo Nhi, Nguyễn Thị Cẩm Linh, 2019, “Nghiên cứu chưng cất
tinh dầu trầu không (Piper betle L.) và thử nghiệm phối tinh dầu trầu không vào gel
rửa tay”. Khóa luận tốt nghiệp – trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
[17]. HUANG Xiao-dong, HUANG Xiao-kun, LI Yu-hong, 2011, “Chemical
Composition and Antioxidant Activities in Vitro of the Essential Oils from Limnophila
rugosa Leaves in Fujian”, Institute of Wetland, Quanzhou Normal University, Fujian
362000, China.
[18] Đái Thị Xuân Trang và ctv, 2012. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và
kháng oxy hóa của cao methanol cấy hà thủ ô trắng. Tạp chí Khoa học trường Đại học
Cần Thơ.

[19] Quang-Vinh Nguyen, Jong-Ban Eun, 2011. Antioxidant activity of solvent


extracts from Vietnamese medicinal plants. Journal of Medicinal Plants Research Vol.
5(13), 2798-2811.
[20]. Andrews Jennifer M. (2011), “BSAC standardized dics susceptibility
testing method”, Journal of Antimicrobical Chemotherapy, Tr.43-57.

51
PHỤ LỤC A. SỐ LIỆU THÔ

Phụ lục A1. Khảo sát độ ẩm của nguyên liệu ban đầu

Khối
Khối Khối lượng
Khối lượng Độ ẩm
lượng cốc + mẫu
 Mẫu lượng cốc + Độ ẩm (%) trung bình
nguyên trước sấy
cốc (g) mẫu sau (%)
liệu (g) (g)
sấy
A1 54,6333 2 56,6333 54,7889 92,22
92,27 ±
A2 52,9186 2 54,9186 53,0693 92,47
0,0017
A3 51,6430 2 53,643 51,8003 92,14

Phụ lục A2. Khảo sát độ tro của nguyên liệu lá quế vị tươi ban đầu

Khối lượng cốc + mẫu (g)


Khối Độ tro
Khối
lượng Độ tro trung
Mẫu lượng Khối
mẫu (%) bình
chén (g) 0h 2h30 lượng
(g) (%)
không đổi
1 20,9422 5 25,9422 20,9895 20,9883 11,93
12,31 ±
2 22,9069 5 27,9069 23,0265 22,9553 12,52
0,3297
3 25,4901 5 30,4901 25,5396 25,5383 12,47

Phụ lục A3. Khảo sát thời gian chưng cất đến hàm lượng tinh dầu thu được

Khối
Khối lượng
Nhiệt Thời
Khối Ẩm Tỉ lệ lượng tinh
độ gian
lượng độ nguyên tinh dầu
chưng Dung môi chưng
mẫu Wb liệu:dung dầu trung
cất cất
(g) (%) môi (g/g bình
(0C) (phút)
VCK) (g/g
VCK)
0,3029
0,3163
30 0,3315 ±
0,3146 0,0117
92,27
1000C 100g Nước cất 1:3 0,3627 0,3491±
%
60 0,3567 0,0151
0,3280

90 0,3621 0,3435
52
0,3406 ±
0,3279 0,0141

0,3457 0,3436
120 0,3472 ±
0,3378 0,0041

0,3471 0,3436
150 0,3620 ±
0,3218 0,0166

0,3623 0,3405
180 0,3318 ±
0,3275 0,0155

0,3332 0,3253
210 0,2912 ±
0,3515 0,0252

0,2399 0,2729
240 0,3218 ±
0,2569 0,0353

Phụ lục A4. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian sấy đến ẩm độ của nguyên liệu

Khối
Thời Khối Khối
lượng Ẩm độ Wb
gian lượng lượng Ẩm độ Ẩm độ db
mẫu + trung bình
sấy mẫu mẫu + cốc Wb (%) (%)
cốc ban (%)
(phút) (g) sau sấy (g)
đầu (g)
2 53,6146 51,7747 92,00 91,51 ±
0 8,49
2 55,0257 53,2056 91,01 0,7000
2 54,6850 52,8940 89,55 89,42 ±
15 10,58
2 53,6150 51,8292 89,29 0,1838
2 54,8886 53,1610 86,38 87,03 ±
30 12,97
2 54,6876 52,9340 87,68 0,9192
45 2 56,6091 54,8975 85,58 84,87 ± 15,13
2 57,0916 55,4084 84,16
53
1,0041
2 53,6135 51,9709 82,13 82,45 ±
60 17,55
2 54,8879 53,2325 82,77 0,4525

Phụ lục A5. Khảo sát sự ảnh hưởng của ẩm độ đến hàm lượng tinh dầu thu được

Khối
Khối lượng
Nhiệt Thời
Khối Ẩm Tỉ lệ lượng tinh
độ gian
lượng độ nguyên tinh dầu
chưng Dung môi chưng
mẫu Wb liệu:dung dầu trung
cất cất
(g) (%) môi (g/g bình
(0C) (phút)
VCK) (g/g
VCK)
0,4142 0,4322
91,51 0,4017 
0,4806 0,0346

0,3981 0,4190
89,42 0,4186 
0,4404 0,0173

0,3779 0,4151
1000C 100 87,03 Nước 1/3 1h 0,4177 
0,4497 0,0160

0,3269 0,3658
84,87 0,3897 
0,3809 0,0278

0,3524 0,3291
82,45 0,2830 
0,3518 0,0326

Phụ lục A6. Khảo sát sự ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu và tỉ lệ nguyên
liệu/dung môi đến hàm lượng tinh dầu thu được

Nhiệ Khối Ẩm Dung Thời Tỉ lệ Kích Khối Khối


t độ lượng độ môi gian nguyên thước lượng lượng
chưn mẫu Wb chưng liệu:du tinh tinh
g cất (g) (%) cất ng môi dầu (g/g dầu
(0C) VCK) trung
54
bình
(g/g
VCK)
0,2592 0,2588

Xay 0,2474 
0,2698 0,0112
1:2
0,2187 0,2412
Không 0,2225 
xay
0,2825 0,0358
0,3536 0,3639

Xay 0,3627 
0,3754 0,0109
1:3
0,3212 0,3237
Không 0,3395 
xay
0,3105 0,0147
0,4030 0,4218

Xay 0,4254 
0,4370 0,0173
100 100 92,27 Nước 1h 1:4
0,3541 0,3200
Không 0,3240 
xay
0,2820 0,0362
0,3623 0,3280

Xay 0,3446 
0,2770 0,0450
1:5
0,2225 0,2321
Không 0,2386 
xay
0,2351 0,0085
0,3485 0,3280

Xay 0,3136 
0,2995 0,0252
1:6
0,2407 0,2285
Không 0,2558 
xay
0,1890
55
0,0350

Phụ lục 7. Thành phần còn lại không bay hơi

Giá trị
KL cốc +
Khối lượng Khối lượng thành phần
mẫu sau khi Trung bình (%)
cốc (g) mẫu (g) không bay
đun (g)
hơi (%)
38,8019 5,0013 36,8718 38,59
38,62 ± 0,0424
38,1607 5,0021 36,2276 38,65

Phụ lục 8. Chỉ số hóa lý của tinh dầu

Phụ lục 8.1 Chỉ số acid của tinh dầu (IA)


Xác định chỉ số acid như phương pháp đã trình bày, thực hiện đo ba lần được
kết quả như sau:
Khối lượng tinh Thể tích KOH 0,1
Số lần IA
dầu (g) N (ml)
Lần 1 1,0005 0,1
Lần 2 1,0008 0,1
0,5605
Lần 3 1,0013 0,1
Trung bình 1,0009 0,1

Chỉ số Ester được xác định bằng công thức IE = IS - IA


Phụ lục 8.2 Chỉ số Savon (IS) và chỉ số ester (IE) của tinh dầu
Xác định chỉ số Savon như phương pháp đã trình bày, thực hiện đo ba lần được
kết quả như sau:
Thể tích
Thể tích
Khối lượng HCl 0,1 N
HCl 0,1N
tinh dầu chuẩn độ IS IE
chuẩn độ
(g) mẫu trắng
mẫu (ml)
(ml)
Lần 1 0,9998 5,05 5,6 3,2681 2,7076
Lần 2 1,0023 5,05 5,65
Lần 3 1,0019 5 5,6
56
Trung bình 1,0013 5,0333 5,6167

PHỤ LỤC B. SỐ LIỆU PHÂN TÍCH

Phụ lục B1. Kết quả phân tích ANOVA ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm
lượng của tinh dầu

ANOVA Table for Ham luong tinh dau by Thoi gian

57
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between groups 184,673 7 26,3819 3,45 0,0191
Within groups 122,346 16 7,64662
Total (Corr.) 307,019 23

Multiple Range Tests for Ham luong tinh dau by Thoi gian

Method: 95,0 percent LSD


Thoi gian Count Mean Homogeneous Groups
240 3 31,9142 X
30 3 36,998 X
210 3 38,0468 X
180 3 39,8285 X
90 3 40,1794 X
120 3 40,1833 X
150 3 40,191 X
60 3 40,8345 X

Phụ lục B2. Kết quả phân tích ANOVA ảnh hưởng của thời gian sấy đến ẩm độ
nguyên liệu ban đầu

ANOVA Table for am do by thoi gian say


Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between 102,753 4 25,6883 49,75 0,0003
groups
Within 2,58185 5 0,51637
groups
Total (Corr.) 105,335 9

Multiple Range Tests for am do by thoi gian say

Method: 95,0 percent LSD


thoi gian say Coun Mean Homogeneous Groups
t
60 2 82,45 X
45 2 84,87 X
58
30 2 87,03 X
15 2 89,42 X
0 2 91,505 X

Phụ lục B3. Kết quả phân tích ANOVA ảnh hưởng của thời gian sấy đến hàm
lượng tinh dầu thu được

ANOVA Table for ham luong tinh dau 1 by thoi gian say 1
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between groups 2866,8 4 716,701 76,91 0,0000
Within groups 93,1865 10 9,31865
Total (Corr.) 2959,99 14

Multiple Range Tests for ham luong tinh dau 1 by thoi gian say 1
Method: 95,0 percent LSD
thoi gian say 1 Count Mean Homogeneous
Groups
60 3 11,9922 X
45 3 22,0647 X
30 3 39,0131 X
15 3 39,3828 X
0 3 50,8431 X

Phụ lục B4. Kết quả phân tích ANOVA ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu và
tỉ lệ nguyên liệu/dung môi đến hàm lượng tinh dầu thu được

Analysis of Variance for ham luong tinh dautldm - Type III Sums of Squares
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
MAIN EFFECTS
A:Ti le 855,383 4 213,846 21,38 0,0000
B:kich thuoc 495,385 1 495,385 49,52 0,0000
INTERACTIONS
AB 119,077 4 29,7694 2,98 0,0444

59
RESIDUAL 200,076 20 10,0038
TOTAL
1669,92 29
(CORRECTED)
Multiple Range Tests for ham luong tinh dautldm by Ti le
Method: 95,0 percent LSD
Ti le Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
12 6 29,2418 1,29124 X
16 6 32,107 1,29124 X
15 6 32,7503 1,29124 X
13 6 40,2125 1,29124 X
14 6 43,382 1,29124 X

Phụ lục B5. Kết quả phân tích ANOVA ảnh hưởng của tỉ lệ tinh dầu/dung môi
đến hàm lượng tinh dầu thu được
ANOVA Table for ham luong tinh dau by ti le
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between 0,0439472 5 0,00878944 45,50 0,0000
groups
Within 0,00231807 12 0,000193173
groups
Total (Corr.) 0,0462653 17

Multiple Range Tests for ham luong tinh dau by ti le

Method: 95,0 percent LSD


ti le Count Mean Homogeneous Groups
1 600 3 0,7571 X
1 100 3 0,7828 X
1 200 3 0,815 X
1 300 3 0,845267 X
1 500 3 0,870767 X
1 400 3 0,9007 X

60
PHỤ LỤC C. HÌNH ẢNH

Phụ lục D1. Định tính Anthraquinones trong cồn

Phụ lục D2. Định tính Glycoside trong cồn (trái) và trong nước (phải)

Phụ lục D3. Định tính Flavonoid trong cồn (trái) và trong nước (phải)

61
Phụ lục D4. Định tính Phenol trong cồn (trái) và trong nước (phải)

Phụ lục D5. Định tính Tannins trong cồn, mẫu (trái) và mẫu đối chứng (phải)

Phụ lục D6. Định tính Tannins trong nước, mẫu (trái) và mẫu đối chứng (phải)

Phụ lục D7. Định tính Saponin trong nước

62
Phụ lục D8. Định tính Terpenoids trong cồn (trái) và trong nước (phải)

Phụ lục D9. Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu quế vị thô bằng GC-MS

Phụ lục D10. Bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước – Clevenger

63
Phụ lục D11. Cân phân tích

Phụ lục D12. Bể điều nhiệt Memmert

Phụ lục D13. Máy xay sinh tố Sunhouse

64
E. PHỤ LỤC

Phụ lục E1. Phương pháp khuếch tán trong thạch

Định tính khả năng kháng khuẩn của các chất thử nghiệm: Sử dụng phương pháp
khuếch tán trong thạch [20]
a. Chuẩn bị
- Môi trường
+ Môi trường hoạt hóa vi khuẩn thử nghiệm: Tryptic Soy Agar (TSA).
+ Môi trường thử nghiệm: Thạch Mueller – Hinton (MHA)
+ Môi trường được nấu chảy và đổ hộp sao cho có được lớp thạch dày khoảng 3
– 4 mm.
+ Nếu bề mặt thạch bị đọng nước cần ủ khô mặt thạch bằng cách để trong tủ ấm
35 – 370C trong 15 – 30 phút.
- Vi khuẩn thử nghiệm
+ Cấy ria vi khuẩn thử nghiệm trên môi trường thạch thích hợp cho từng chủng vi
khuẩn, ủ ở 370C trong 18 – 24 giờ.
+ Lấy 3 – 5 khuẩn lạc riêng rẽ huyền phù trong nước muối sinh lý
+ Chỉnh độ đục vi khuẩn sao cho mật độ thu được tương đương với McFarland 0,5
là khoảng 1,5 x 108 CFU/ml
+ Vi khuẩn đã chuẩn bị cần được sử dụng trong vòng 15 phút.
- Chất thử
+ Chất thử được hòa tan trong Dimethyl sulfoxide (DMSO) có 0,05% Tween 80 để
đạt nồng độ cuối cùng là 40%.
b. Tiến hành
- Dùng que bông vô trùng nhúng vào huyền trọc vi khuẩn đã chuẩn bị, ép que
trên thành ống cho ráo nước, sau đó trải đều trên mặt thạch. Lặp lại 3 lần, mỗi lần xoay
hộp 600.
- Để hộp mở nắp trong tủ ấm 3 – 5 phút cho ráo mặt.
- Đặt khoanh giấy tiệt trùng đường kính 6mm lên trên bản thạch bằng dụng cụ
tiệt trùng.
- Chất thử được nhỏ trực tiếp lên khoanh giấy với lượng 30 μ l.

65
- Tiến hành song song với khoang giấy chứng chỉ nhỏ DMSO có 0,05% Tween
80.
- Ủ hộp thạch trong tủ ấm 35 – 370C trong 18 – 24 giờ.
c. Đọc kết quả
- Khoanh giấy chứng chứa DMSO không ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Chất thử có khả năng kháng khuẩn khi xung quanh đĩa giấy có vòng kháng khuẩn.

66

You might also like