dòng điện trong kim loại - đa

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

CHỦ ĐỀ DÒNG DIỆN TRONG KIM LOẠI

Đ
Bài 1: Một dây bạch kim ở 20oC có điện trở suất o = 10,6.10-8m. Tính điện trở suất của dây bạch kim này khi ở 1120oC.
Giả thiết điện trở suất của dây bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ và hệ số nhiệt điện trở
không đổi là  = 3,9.10-3K-1.
Bài 2: Một dây kim loại có điện trở 20Ω khi nhiệt độ là 25oC. Biết khi nhiệt độ tăng thêm 400oC thì điện trở của dây kim
loại là 53,6Ω.Tính hệ số nhiệt điện trở của dây dẫn kim loại.
Bài 3: Ở nhiệt độ 25oC thì hiệu điện thế giữa hai cực của bóng đèn là 40 mV và cường độ dòng điện qua đèn là 16 mA.
Khi đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa 2 cực của đèn 220 V và cường độ dòng điện qua đèn là là 4 A. Cho α
= 4,2.10-3 K-1. Tính nhiệt độ đèn sáng.
Bài 4: Một cặp nhiệt điện platin–platin pha rôđi có hệ số nhiệt điện động là 6,5 μV.K-1. Một đầu không nung có nhiệt độ t1
= 20oC và đầu còn lại bị nung nóng ở nhiệt độ t2.
a. Tính suất điện động nhiệt điện khi t2 = 200oC.
b. Để suất điện động nhiệt điện là 2,6 mV thì nhiệt độ t2 là bao nhiêu ?
Bài 5: Dòng không đổi đi qua dây dẫn có chiều dài l = 10m, S = 0,5mm2. Trong thời gian 1s nó tỏa ra nhiệt lượng Q =
0,1J. Tính số e di chuyển qua tiết diện thẳng trong 1s, biết ρ = 1,6.10-8Ωm.
Bài 6. Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động 8 V, có điện trở trong
2 Ω. Điện trở của đèn dây tóc là Đ là 3 Ω, R1 = 3 Ω. Di chuyển con chạy C người ta
nhận thấy khi điện trở phần BC của biến trở AB có giá trị 1 Ω thì đèn tối nhất. Điện trở
toàn phần của biến trở là:
A. 3 Ω B. 6 Ω
C. 7 Ω D. 2 Ω
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
1. Tìm phát biểu sai khi nói về tính chất dẫn điện của kim loại
A. Kim loại là chất dẫn điện tốt
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm ở bất kì nhiệt độ nào
C. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ D. Điện trở suất của kim loại nhỏ, nhỏ hơn 107Ω .m
2. Chọn phát điểu đúng
A. Khi có điện trường đặt vào hai đầu dây kim loại, các electron sẽ chuyển dời có hướng cùng chiều với điện trường
B. Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại được cấu tạo bởi các electron tự do
C. Các electron tự do sẽ chuyển dời có hướng, cùng chiều với chiều điện trường đặt vào kim loại
D. Khi nhiệt độ của kim loại càng cao, điện trở suất của nó càng tăng
3. Một sợi dây đòng có điện trở 70Ω ở nhiệt độ 20oC. Điện trở của dây đó ở nhiệt độ 40oC sẽ
A. vẫn là 70Ω B. nhỏ hơn 70Ω C. lớn hơn 70Ω D. lớn hơn gấp hai lần 70Ω
4. Suất nhiệt điện động phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ mối hàn B. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn
C. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại D. Nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại
5. Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện :
A. Phụ thuộc bản chất của hai kim loại tạo nên cặp nhiệt điện. C. Phụ thuộc sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mối hàn.
B. Tỉ lệ với hiệu điện thế tiếp xúc của hai kim loại. D. A & B đúng.
6. Pin nhiệt điện gồm:
A. hai dây kim loại hàn với nhau, có một đầu được nung nóng.
B. hai dây kim loại khác nhau hàn với nhau, có một đầu được nung nóng.
C. 2 dây kim loại khác nhau hàn 2 đầu với nhau, có 1 đầu được nung nóng.
D. hai dây kim loại khác nhau hàn hai đầu với nhau, có một đầu mối hàn được nung nóng.
7. Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở nhiệt độ 500C. Điện trở của sợi dây đó ở 1000C là bao nhiêu biết α = 0,004K-1:
A. 66Ω B. 76Ω C. 86Ω D. 96Ω
8. Cặp nhiệt điện sắt – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 50,4µV/K và điện trở trong r = 0,5Ω được nối với điện kế
G có điện trở R = 19,5Ω. Đặt mối hàn thứ nhất vào trong không khí ở nhiệt độ 270C, mối hàn thứ 2 trong bếp có nhiệt
độ 3270C. Tính hiệu điện thế hai đầu điện kế G:
A. 14,742mV B. 14,742µV C. 14,742nV D. 14,742V
9. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số T = 48 (V/K) được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được
nung nóng đến nhiệt độ t0C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là:
A. 1250C. B. 3980K. C. 1450C. D. 4180K.
10. cặp nhiệt điện đồng – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 41,8µV/K và điện trở trong r = 0,5Ω. Nối cặp nhiệt điện
này với điện kế có điện trở R = 30Ω rồi đặt mối hàn thứ nhất ở không khí có nhiệt độ 200C, mối hàn thứ hai trong lò
điện có nhiệt độ 4000C. Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là:
A. 0,52mA B. 0,52µA C. 1,04mA D. 1,04µA
11. Một sợi dây đồng có điện trở 37Ω ở 500C. Điện trở của dây đó ở t0C là 43Ω. Biết α = 0,004K-1. Nhiệt độ t0C có giá trị:
A. 250C B. 750C C. 900C D. 1000C
12. Một dây kim loại dài 1m, đường kính 1mm, có điện trở 0,4Ω. Tính chiều của một dây cùng chất đường kính 0,4mm
khi dây này có điện trở 125Ω:
A. 4m B. 5m C. 6m D. 7m
13. Một dây kim loại dài 1m, tiết diện 1,5mm2 có điện trở 0,3Ω. Tính điện trở của một dây cùng chất dài 4m, tiết diện
0,5mm2:
A. 0,1Ω B. 0,25Ω C. 0,36Ω D. 0,4Ω
14. Khi hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U1 = 20mV thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I1 = 8mA, nhiệt độ dây
tóc bóng đèn là t1 = 250 C. Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U2 = 240V thì cường độ dòng
điện chạy qua đèn là I2 = 8A. Biết hệ số nhiệt điện trở α = 4,2.10-3 K-1. Nhiệt độ t2 của dây tóc đèn khi sáng bình
thường là:
A. 26000C B. 36490C C. 26440K D. 29170C
15. Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4µV/K có điện trở trong r = 1Ω làm nguồn điện
nối với điện trở R = 19Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi.
Cường độ dòng điện qua điện trở R là:
A. 0,162A B. 0,324A C. 0,5A D. 0,081
16. Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động 8 V, điện trở trong 2 Ω.
Điện trở của đèn dây tóc Đ là 3 Ω; R1 = 3 Ω; ampe kế có điện trở không đáng kể. Khi
điện trở phần CB bàng 6 Ω thì ampe ke chỉ 5/3 A. Điện trở toàn phần của biến trở là
A. 15 Ω. B. 12 Ω.
C. 14 Ω. D. 20 Ω.

You might also like