Phân tích nhân tố hình thành hội chứng tâm lý - Áp lực đồng trang lứa - ở sinh viên khoa Du Lịch K13 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - TP HCM

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH

BÀI GIỮA KỲ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:

Phân tích nhân tố hình thành hội chứng tâm lý "Áp


lực đồng trang lứa" ở sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn - TP HCM

Giáo viên : Ths Châu Văn Ninh


Lớp : Chiều thứ 3, A1-03
Tên & MSSV:
- Nguyễn Thị Bích Hợp 2256180036
- Trần Nguyễn Phương Nghi 2256180068
- Trần Tú Nghi 2256180069
- Nông Thị Hồng Thắm 2256180113
- Nguyễn Thị Kim Yến 2256180136
Email : 2256180069@hcmussh.edu.vn
Điện thoại : 0825824498

Tp. Hồ Chí Minh - 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

ĐÁNH GIÁ
STT MSSV HỌ VÀ TÊN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA
NHÓM
Hỗ trợ: 10/10
Nguyễn Thị 1. Lý do chọn đề tài
1 2256180036 6. Tổng quan tình hình
Bích Hợp nghiên cứu

Trần Nguyễn 6. Tổng quan tình hình 10/10


2 2256180068 nghiên cứu
Phương Nghi

4. Ý nghĩa khoa học thực 10/10


tiễn
5. Xác định phương pháp
3 2256180069 Trần Tú Nghi nghiên cứu
7. Kết cấu của đề tài
Nông Thị 2. Giới hạn phạm vi nghiên 10/10
4 2256180113 cứu
Hồng Thắm
3. Xác định mục đích nghiên
cứu, các nhiệm vụ nghiên
cứu

Nguyễn Thị 1. Lý do chọn đề tài 10/10


5 2256180136
Kim Yến
Mục lục

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1


1. Lý do chọn đề tài 2
2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
2.1. Phạm vi nghiên cứu: 4
2.2. Đối tượng nghiên cứu: 4
3. Xác định mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1. Mục đích nghiên cứu 4
3.2. Nhiệm vụ 5
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5
5. Xác định phương pháp nghiên cứu 5
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu: 6
6.1. Nghiên cứu trên thế giới: 6
6.2. Nghiên cứu trong nước: 9
6.3. Nhận xét tổng quan về tình hình nghiên cứu: 13
7. Kết cấu của đề tài 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


1 ĐH Đại học
2 KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn
3 ĐHQG Đại học Quốc gia

1
1. Lý do chọn đề tài
"Áp lực đồng trang lứa" – hay theo thuật ngữ tiếng Anh gọi là Peer Pressure
được coi là một hiện tượng phổ biến trong xã hội, đặc biệt đối với thế hệ trẻ hiện
đại ngày nay, khi xã hội ngày càng trên đà phát triển thì cũng là lúc vấn đề về
"áp lực đồng trang lứa" xảy ra nhiều hơn. Dựa theo từ điển tâm lý học thuộc
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA),”áp lực đồng trang lứa” là khi cá nhân chịu
ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái
độ, giá trị và hành vi để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm” hay nói cách
đơn giản hơn là “ áp lực đồng trang lứa” đem đến sự so sánh, tạo cho con người
cảm giác tự ti, thấy bản thân kém cỏi và vô dụng khi đứng trước thành công của
bạn bè cùng tuổi hay đồng nghiệp,...
Nhìn chung “Áp lực đồng trang lứa” xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia
và lãnh thổ, nhưng giới trẻ chiếm một phần đa số. Theo khảo sát được thực hiện
bởi Parent for Future (2022), chỉ có khoảng 10% trong tổng số 860 người trong
độ tuổi vị thành niên tham gia khảo sát này nói rằng bản thân họ không bị ảnh
hưởng bởi Peer Pressure, ước tính cho rằng cứ 6 người trẻ thì sẽ có 1 người hiện
đang mắc chứng bệnh “rối loạn lo âu” và thậm chí 37% thành viên thế hệ GenZ
cho biết rằng đã làm việc với bác sĩ tâm thần. Điều này chứng tỏ rằng người trẻ
hiện tại đang gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý, sức khỏe tinh thần. Hiện nay, “áp
lực đồng trang lứa” diễn ra thường xuyên và phổ biến ở Việt Nam. Theo tạp chí
Tâm Lý Học Việt Nam (2023) thống kê cho thấy “cứ 10 người thì có đến 6 - 7
người chịu ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa”. Và thậm chí chỉ cần 0,31 giây
khi ta tra cứu về từ khóa "áp lực đồng trang lứa" hay "Peer Pressure" trên công
cụ tìm kiếm Google thì sẽ có hơn nửa tỷ nội dung bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh
sẽ hiện ra trước mắt bạn. Điều đó cho thấy, "áp lực đồng trang lứa" đã trở thành
vấn đề nóng diễn ra chung trên toàn cầu chứ không riêng gì quốc gia nào. Khi
mà những câu chuyện về những người trẻ thành công từ rất sớm xuất hiện ngày
càng nhiều xung quanh ta thì càng khiến cho "áp lực đồng trang lứa" trở thành
một nỗi ám ảnh tâm lý đối với nhiều người. Và đã có rất nhiều nghiên cứu cho
thấy áp lực đồng trang lứa gây ra những tác hại tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý
của một người.

2
Tâm lý "áp lực đồng trang lứa" ở từng thế hệ là khác nhau, nhưng nhìn
chung đối với thế hệ gọi là Gen Z ( Generation Z) của những người sinh từ năm
1997 – 2012 có thể nói là chịu ảnh hưởng mạnh nhất về vấn đề " áp lực đồng
trang lứa", do thế hệ này sinh ra ở thời kỳ mà internet và các phương tiện truyền
thông đại chúng phát triển mạnh mẽ nhất và một phần do tính cách của thế hệ
này là phóng khoáng, thích tự do thể hiện bản thân hơn so với các thế hệ trước.
Từ những tác động tiêu cực do “áp lực đồng trang lứa” mang lại, người trẻ đã
trở nên nhạy cảm hơn với xã hội và những người xung quanh. Sự nhạy cảm và
tự ti ấy đã tác động nặng nề đến tâm lý, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ. Đã có
không ít trường hợp, người trẻ vì áp lực mà trở nên trầm cảm hay tự hủy hoại đi
sinh mạng của chính mình. Điều này, đưa đến một hồi chuông cảnh tỉnh đối với
mọi người, cần phải quan tâm hơn đến những tác động mà áp lực đồng trang lứa
mang lại. Chúng ta vẫn thường lơ là và tưởng chừng như nó là vô hại nhưng ít ai
biết được rằng tâm lý này đang len lỏi trong tâm trí mỗi người theo chiều hướng
tiêu cực và tích tụ dần để từ đó dẫn đến những hậu quả khiến con người vô cùng
xót xa.
Như bao thành viên thuộc thế hệ Gen Z, sinh viên khoa Du lịch K13 của
Trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG Tp.HCM cũng đang gánh chịu những tác
động tiêu cực mà “áp lực đồng trang lứa” gây nên. Nguyên nhân đến từ K13
đều là những sinh viên năm nhất, còn đang chập chững bước vào giai đoạn của
sự trưởng thành, không có nhiều kinh nghiệm sống, đồng thời phải tiếp xúc với
môi trường học tập hoàn toàn mới, gặp gỡ, tiếp cận nhiều người có năng lực và
thành tích cao hơn mình. Hơn nữa, Du lịch còn được xem là khoa có số điểm xét
tuyển đứng đầu của trường, điều đó là sự khích lệ nhưng đồng thời cũng là áp
lực, buộc sinh viên đó phải luôn nỗ lực, thay đổi, thích nghi và bắt kịp với tiến
độ của những người sống trong môi trường xung quanh. Những việc đó dễ gây
ức chế, quá tải khiến sinh viên năm nhất rơi vào tình trạng chán nản, tiêu cực, tự
ti, dễ so sánh bản thân mình với người khác, ngại thất bại,... và những cảm giác
đó được coi là dấu hiệu của "áp lực đồng trang lứa" - điều mà đa số sinh viên
của K13 khoa Du lịch đang phải đối mặt. Lý do tiếp theo khiến nhóm tác giả
thực hiện nghiên cứu này còn đến từ việc thông qua tham khảo, nghiên cứu qua
nhiều tài liệu, báo cáo, nhưng vẫn chưa có bài viết hay nghiên cứu nào trả lời
cho nguyên do cụ thể hình thành nên hiện tượng “áp lực đồng trang lứa” và nêu

3
ra các biện pháp phòng tránh, khắc phục trong một phạm vi hay một đối tượng
nhất định, và ở đây là sinh viên Khoa Du lịch K13 Trường KHXH&NV ĐHQG
Tp.HCM. Tổng hợp từ hai lý do trên, nhóm tác giả nhận thấy việc thực hiện
nghiên cứu này là cấp bách và cần thiết. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu,
nhóm chúng tôi thực hiện nghiên cứu tập trung theo phương pháp nghiên cứu tài
liệu nhằm tổng hợp, phân tích, bổ sung những thông tin, kết quả nghiên cứu đã
có từ trước, đồng thời kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm đánh
giá chính xác nhất về chủ thể nghiên cứu, đưa ra kết quả khách quan và đúng
đắn cho nghiên cứu này.
2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

2.1. Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: K13 – Khoa Du lịch - Trường Đại học Khoa Học Xã
Hội và Nhân Văn cơ sở Linh Trung, Thủ Đức.
- Phạm vi thời gian: từ ngày 28/05 đến ngày 30/06/2023.
- Giới hạn nội dung: nghiên cứu nhân tố hình thành hiện tượng áp lực đồng
trang lứa của sinh viên.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố hình thành hội chứng tâm lý “áp lực
đồng trang lứa”.
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên Khoa Du lịch K13 Trường Đại học Khoa
Học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM
3. Xác định mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Giúp các sinh viên Khoa Du lịch K13 Trường KHXH&NV ĐHQG Tp.HCM
nhìn nhận đúng đắn về nguồn gốc, nguyên nhân của hiện tượng “áp lực đồng
trang lứa” nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực gây ra từ hiện tượng đó.
- Đồng thời, giúp họ vượt qua rào cản về tâm lý, hiểu rõ hơn về bản thân và tự
tin vào năng lực của chính mình.

4
3.2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hiện tượng
“áp lực đồng trang lứa” của sinh viên.
- Nhiệm vụ 2: đánh giá thực trạng hiện tượng “áp lực đồng trang lứa” trong
đời sống sinh viên thông qua khảo sát và số liệu cụ thể có tính chính xác cao.
- Nhiệm vụ 3: xác định, phân tích các nhân tố hình thành hiện tượng “áp lực
đồng trang lứa” và đánh giá mức độ ảnh hưởng của hiện tượng đến sinh viên
trên nhiều lĩnh vực (học tập, đời sống,...).
- Nhiệm vụ 4: đề xuất các giải pháp nhằm giúp sinh viên khoa du lịch K13
Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG Tp.HCM vượt qua áp lực đồng trang lứa.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Đối với khoa học: nghiên cứu của nhóm tác giả góp phần vào các công trình
nghiên cứu liên quan, cung cấp thêm thông tin, dữ liệu được khảo sát thực tế;
giúp xác định được các nhân tố hình thành nên hiện tượng “áp lực đồng trang
lứa” ở sinh viên; nghiên cứu cũng nối tiếp các kết quả nghiên cứu từ các nhà
nghiên cứu trước đó mà tiếp tục xây dựng cơ sở lý thuyết mới, giúp cho các thế
hệ sau có thêm nguồn tham khảo và dữ liệu xác đáng.
- Đối với thực tiễn: nghiên cứu và phân tích những nhân tố tác động và hình
thành nên hiện tượng "áp lực đồng trang lứa" nhằm xây dựng thêm luận cứ về
hội chứng tâm lý này, giúp người đọc hiểu rõ hơn về thực trạng tâm lý phổ biến
ở giới trẻ, tìm hiểu những nhân tố hình thành nên hiện tượng. Đồng thời, nhóm
tác giả cũng đề ra những giải pháp, cách khắc phục giúp cho giới trẻ nói riêng
và những người đọc nói chung vận dụng vào đời sống thực tiễn, kiểm soát tác
động xung quanh và hiểu rõ năng lực bản thân nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực
và tạo dựng cho mình động lực để hoàn thiện mỗi ngày.
5. Xác định phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân
tích thông tin từ những sách, tạp chí khoa học, các diễn đàn khoa học, giáo trình,
website chính thống và các kết quả của công trình nghiên cứu có liên quan trước
đó. Phương pháp này giúp nhóm tác giả tìm hiểu với các cơ sở lý thuyết liên

5
quan đến hiện tượng "áp lực đồng trang lứa": khái niệm, biểu hiện, nguyên
nhân, tác động, thực trạng, cũng như phương pháp vượt qua hiện tượng tâm lý
nói trên; thu thập thông tin từ các kết quả nghiên cứu có sẵn đã được công bố;
tìm kiếm số liệu thống kê liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: được thực hiện bằng cách tạo ra danh
sách những câu hỏi liên quan đến hiện tượng "áp lực đồng trang lứa", nhằm
khảo sát thực tế những trải nghiệm, cảm nhận của sinh viên khoa Du lịch K13
về nhận thức, suy nghĩ, đánh giá mức độ ảnh hưởng của hiện tượng,... nhằm rút
ra những nhận định, số liệu chính xác, khách quan nhất cho kết quả trong phạm
vi nghiên cứu, phục vụ mục đích nghiên cứu. Từ đó nhóm tác giả có cơ sở nhận
diện vấn đề.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
"Áp lực đồng trang lứa" (Peer Pressure) - một hội chứng tâm lý không còn
quá xa lạ trong xã hội ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp "peer pressure"
xuất hiện khắp nơi trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng.
“Áp lực đồng trang lứa” xảy ra với bất kỳ ai, ngay cả chính chúng ta cũng có
thể bị chi phối bởi những cảm xúc và ý nghĩ mang tên "peer pressure" mà chúng
ta không hề hay biết. "Áp lực đồng trang lứa" là vấn đề luôn được quan tâm,
bàn luận sôi nổi bởi những hệ lụy mà nó đem đến cho con người, đặc biệt là ở
sinh viên. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hội chứng "peer
pressure" trên thế giới và trong nước ta.
6.1. Nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu “Áp lực đồng trang lứa giữa các sinh viên đại học: Nghiên cứu về
Trường đại học Tezpur” của Neelam Sahu (2022).
Nhà nghiên cứu đã lấy 120 sinh viên của Đại học Tezpur (học kỳ 2) từ trường
Nhân văn, Khoa học, Quản lý và Kỹ thuật làm mẫu. Nghiên cứu được thực hiện
theo cách thu thập thông tin từ sinh viên và lập bảng thống kê mức độ áp lực
đồng trang lứa giữa các sinh viên cùng nhóm tuổi phân chia theo giới tính nam,
nữ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng về chất lượng của nhóm bạn bè sẽ
dẫn đến ảnh hưởng lành mạnh hoặc không tốt đến sinh viên. Trong nhóm đồng
đẳng (bạn bè) với những người bạn tốt sẽ giúp cho sự phát triển hành vi xã hội

6
của sinh viên trở nên tốt hơn về một số khía cạnh. Ngược lại, sẽ có tác động xấu
về hành vi xã hội của sinh viên nếu nhóm bạn bè chưa tốt hay không phù hợp về
tiêu chuẩn xã hội. Nghiên cứu cũng chỉ ra sinh viên là nhóm đối tượng rất dễ bị
áp lực đồng trang lứa từ bạn bè vì đang ở độ tuổi vị thành niên - giai đoạn phát
triển nhanh chóng về mặt xã hội và thay đổi sinh học. Và cũng không có sự khác
biệt về mức độ áp lực đồng trang lứa trên cơ sở giới tính theo kết quả nghiên
cứu (Neelam Sahu, n.d.).
Nghiên cứu “Tác động của phương tiện truyền thông xã hội đối với áp lực
ngang hàng ở thanh thiếu niên” của Aakanksha Yelishala (2019).
Để thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả dùng phương pháp thu thập,
tổng hợp thông tin dựa trên cơ sở kết quả từ các công trình nghiên cứu khoa học
phổ biến từ trước. Kết quả nghiên cứu của Aakanksha Yelishala cho thấy
phương tiện truyền thông xã hội tạo ra ảnh hưởng tích cực giữa những người
đồng trang lứa, khuyến khích lối sống, sở thích lành mạnh cho thanh thiếu niên.
Đồng thời, phương tiện truyền thông xã hội cũng có thể gây ra tác động tiêu
cực, làm suy giảm sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên, đẩy họ đến hành vi
nghiện ngập và tự hủy hoại bản thân. Áp lực từ bạn bè luôn là một yếu tố gây
căng thẳng phổ biến đối với thanh thiếu niên, nhưng đã trở nên trầm trọng hơn
do sự xuất hiện của mạng xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội chính là con
dao hai lưỡi. Tác giả thừa nhận những lợi ích của phương tiện truyền thông xã
hội, nhưng không thể không quan ngại với những nguy cơ của nó đối với áp lực
đồng trang lứa giữa thanh thiếu niên (Aakanksha Yelishala, 2019).
Nghiên cứu về “Mối quan hệ của thói quen sử dụng mạng xã hội và hai dạng
thức so sánh xã hội” của Yang (2018).
Yang (2018) có đề cập đến 2 xu hướng xử lý thông tin của người dùng khi sử
dụng mạng xã hội: 1. Xây dựng nhận dạng theo quy chuẩn xã hội (normative
identity processing), người dùng sẽ tiếp nhận thông tin theo số đông trên mạng
và xây dựng giá trị cá nhân của mình theo những giá trị mà người khác hướng
đến. 2. Né tránh bản thân (diffuse-avoidant processing), là xu hướng né tránh
mọi thông tin có ý nghĩa trong xây dựng giá trị bản thân bằng cách né tránh
những quyết định quan trọng trong thực tế. Yang Những xu hướng sử dụng
mạng xã hội như trên kết hợp cùng Thuyết so sánh xã hội của Festinger và cụ

7
thể là dạng thức so sánh thực lực, Yang (2018) đã chứng minh rằng chúng sẽ
đem đến hệ quả vô cùng tiêu cực cho sức khỏe tinh thần của con người. Việc so
sánh thực lực, giá trị bản thân với giá trị của người khác trên mạng xã hội khi
tiếp thu thông tin theo xu hướng tiêu cực dẫn đến mất định hướng về bản thân,
mất đi ý nghĩa và vai trò tồn tại, dễ mắc phải những căn bệnh tâm lý rối loạn lo
âu, stress, trầm cảm nặng nề (Nguyễn, 2022).
Nghiên cứu về “Sự liên kết giữa mối quan hệ bạn bè với xu hướng áp lực đồng
lứa” của Rihtarie & Kamenov (2013).
“Nghiên cứu tìm hiểu về sự liên kết giữa mối quan hệ bạn bè với xu hướng
áp lực đồng lứa cho thấy tình bạn của con trai và con gái có ảnh hưởng khác
nhau khi nói về khả năng thực hiện những hành vi tiêu cực. Kết quả của nghiên
cứu này cho thấy trong khi con trai cùng có xu hướng high-avoidant attachment
(xa cách với bạn bè cao) tức có nhu cầu hòa nhập thấp thì cũng ít bị ảnh hưởng
bởi áp lực đồng lứa. Trong khi đó con gái cùng có xu hướng anxious attachment
(gắn bó lâu dài) cao tức có nhu cầu gần gũi và nhận được sự chú ý từ bạn bè
cũng như phụ thuộc vào đánh giá của người khác để cảm thấy tốt đẹp về bản
thân sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng lứa. Tuy nhiên nghiên cứu này
cũng tìm thấy con trai có xu hướng tham gia vào những hành vi xấu để hòa nhập
hơn con gái” (Nguyễn, 2022).
Nghiên cứu về “Tính nhạy cảm của thanh thiếu niên trước áp lực của bạn
bè: Mối quan hệ của cha mẹ với thanh thiếu niên và quyền tự chủ về cảm xúc
của thanh thiếu niên từ cha mẹ” của Kwok Wai Chan & Siu Mui Chan (2011).
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 550 học sinh trung học Hồng Kông
bằng phương pháp điều tra dùng bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy việc kiểm soát
hành vi và kiểm soát tâm lý của người mẹ dự đoán tính nhạy cảm của thanh
thiếu niên trước áp lực của bạn bè theo hướng tiêu cực và tích cực tương ứng.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy khi cha mẹ dạy con bằng cách thức kiểm soát
con cái như thao túng tâm lý khiến cho trẻ cảm thấy tội lỗi, lo sợ, không lắng
nghe ý kiến của trẻ hay bao bọc thái quá con cái có thể dẫn đến khả năng trẻ
cảm thấy chênh vênh trong trạng thái căng thẳng, mất định hướng và sự vững
tâm trong cuộc sống dẫn đến dễ bị áp lực đồng trang lứa hơn. Chan & Chan cho
rằng việc kiểm soát hành vi, tâm lý như vậy làm cho trẻ bị gò bó và cướp đoạt đi

8
quyền tự chủ cảm xúc của trẻ, làm hạn chế khả năng của trẻ khi đưa ra các nhận
định và quyết định mang tính cá nhân (Chan & Chan, 2011).
“Lý thuyết so sánh xã hội” của Leon Festinger (1954)
"Áp lực đồng trang lứa" thường xuất phát từ sự so sánh bản thân, gây ảnh
hưởng tiêu cực hay tích cực cho chúng ta khi đứng trước thành công của những
người thuộc cùng nhóm xã hội. Sự so sánh xã hội này đã được nghiên cứu và đặt
tên lần đầu tiên vào năm 1954 bởi nhà tâm lý học Leon Festinger thể hiện qua
Thuyết so sánh xã hội của ông. Ông chỉ ra rằng mỗi người có thiên hướng tự
đánh giá bản thân, thông thường là so sánh năng lực, giá trị, địa vị, tài sản hay
vẻ bề ngoài,... của mình với những người khác. Đó gọi là sự so sánh xã hội.
Festinger thiết lập so sánh xã hội thành 2 dạng thức là so sánh thực lực (Social
Comparison of Ability) và so sánh quan điểm (Social Comparison of Opinion).
Trong đó, so sánh thực lực tập trung vào tính ganh đua để xác định hơn thua
giữa mình và đối tượng so sánh. Còn so sánh quan điểm tập trung vào việc thu
thập thông tin có ích với mục đích phát triển bản thân. (Tổng Quan Về Lý Thuyết
so Sánh Xã Hội - Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Xã Hội đến Sự Hài Lòng Trong
Công -, n.d.).
6.2. Nghiên cứu trong nước:
Nghiên cứu “Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure): Nguyên nhân và cách
vượt qua” của Phạm Trang (2023).
Nghiên cứu đã định nghĩa được về hiện tượng “áp lực đồng trang lứa”. Tác
giả còn cho rằng hiện tượng này còn gọi là áp lực bạn bè, vì nó được ảnh hưởng
từ bạn bè đồng trang lứa gây nên những tác động chi phối về mặt tâm lý, suy
nghĩ và hành vi của một người. Và cũng chia áp lực đồng trang lứa thành hai
loại: áp lực bạn bè tích cực và áp lực bạn bè tiêu cực. Nội dung của phần “Áp
lực đồng trang lứa và thế hệ gen Z” trong nghiên cứu chỉ ra trong thời đại công
nghệ kỹ thuật số thì gen Z chính là thế hệ bị ảnh hưởng mạnh nhất từ vấn đề áp
lực này, bởi phần lớn trong số họ ai cũng có cái tôi cao sợ bị thua kém bạn bè.
Tác giả đưa ra các nguyên nhân gây nên hiện tượng tâm lý áp lực đồng trang lứa
như: hoàn cảnh gia đình; cách giáo dục của cha mẹ; nhu cầu ngày càng tăng cao
của con người; sự bùng nổ của mạng xã hội; thường xuyên gặp thất bại hay chủ
nghĩa tập thể. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng

9
đặc điểm tính cách của một người cũng là nguyên nhân dẫn đến áp lực đồng
trang lứa, tâm lý này sẽ dễ xảy ra hơn ở những người có tính cách tự ti, thiếu sự
tin, hay căng thẳng và cho rằng bản thân sẽ luôn gặp thất bại. Các dấu hiệu cho
thấy một người đã rơi vào áp lực này như: né tránh nơi đông người; có sự thay
đổi trong hành vi; thể hiện cảm xúc không phù hợp và tâm trạng thay đổi theo
chiều hướng xấu; luôn có sự so sánh bản thân với xã hội và ép mình có những
sự thay đổi khác thường; thường xuyên khó ngủ. Nghiên cứu cũng chỉ ra được
các lợi ích cũng như tác động xấu đến con người của áp lực đồng trang lứa. Và
cuối cùng là đưa ra các giải pháp để vượt qua áp lực này như: nỗ lực để hoàn
thiện bản thân; lựa chọn những người bạn tích cực; không so sánh bản thân với
người khác; tự xác định mục tiêu riêng của chính mình ; chia sẻ với người thân
và bạn bè. Hay bên cạnh đó, bản thân mỗi người còn có thể làm những việc như
viết nhật ký, chọn một nhóm bạn khác tốt hơn, dành nhiều thời gian cho các
hoạt động lành mạnh,.. để tự đưa mình ra khỏi áp lực đồng trang lứa. Nếu tình
trạng này kéo dài và nặng nề nhưng vẫn không khắc phục được hay khó chia sẻ
với gia đình và bạn bè thì mỗi người có thể tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý
(Phạm Trang, n.d.).
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến quyết định lựa chọn
trường ĐH của học sinh, sinh viên” của nhóm 5 sinh viên (Phạm Thị Huyền,
Trần Phương An, Trần Thị Linh Chi, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Vân Anh,
Đỗ Hoàng Đức Mạnh) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2022).
Nghiên cứu được thực hiện khảo sát với 676 học sinh, sinh viên của nhiều
trường THPT, trường ĐH, trường nghề tại một số tỉnh, thành. Nghiên cứu đã
định nghĩa được áp lực đồng trang lứa, đưa ra các cơ sở lý thuyết rất thuyết phục
trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới điển hình như
Thuyết so sánh xã hội của Festinger (1954), nghiên cứu về “Mối quan hệ của
thói quen sử dụng mạng xã hội và hai dạng thức so sánh xã hội” của Yang
(2018) , nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn trường học của sinh
viên: nghiên cứu tại Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh” của Đỗ Thị Hồng Liên và cộng sự (2015),... Nhóm tác giả hướng đến
mục đích nghiên cứu là xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực
đồng trang lứa tới việc lựa chọn trường đại học của học sinh, sinh viên. Mô hình
nghiên cứu với 6 biến độc lập thể hiện bản chất của áp lực đồng trang lứa: (1)

10
Sự so sánh xã hội; (2) Sự tự tin vào bản thân; (3) Sự tin tưởng vào bạn bè; (4)
Nhu cầu hòa nhập xã hội; (5) Mức độ chấp nhận rủi ro; (6) Mạng xã hội. Nhóm
tác giả đã phỏng vấn sâu 17 người, gồm: học sinh, sinh viên, giảng viên và phụ
huynh, nhóm nghiên cứu đã bổ sung thêm biến “Sự hài lòng với quyết định lựa
chọn trường đại học” vào mô hình. Mô hình này có ý nghĩa quan trọng, nhằm
hỗ trợ đề xuất các giải pháp điều chỉnh hành vi và sử dụng áp lực đồng trang lứa
hiệu quả, giúp cho việc chọn trường, chọn ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu của
thị trường lao động sau này (Đồng Trang Lứa Học, n.d.).

Nghiên cứu “Gen Z và áp lực đồng trang lứa” của Phương Lan (2022).

Nghiên cứu chỉ ra áp lực đồng trang lứa đang là vấn đề đè nặng tâm lý của
các bạn trẻ hiện nay. Tác giả cho rằng dấu hiệu của áp lực đồng trang lứa là việc
gen Z thường hay tự so sánh mình với người khác. Theo Thạc sĩ Tâm lý Bình
An có ba dấu hiệu rõ rệt nhất đó là: Thứ nhất, hay nói về người khác, kể chi tiết
về những điều người ta có mà bản thân họ cũng khao khát có. Thứ hai “gồng”
hơn so với bình thường. Thứ ba là thu mình lại, tự ti, gần như không nói về bản
thân. Thạc sĩ còn chỉ ra rằng bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị áp lực đồng trang
lứa nhưng tập trung phần lớn là ở các bạn trẻ từ 20 – 25 tuổi. Độ tuổi này họ là
những người khao khát thành công, muốn khẳng định mình, muốn đạt được vị
trí nhất định trong xã hội, từ đó buộc họ phải nỗ lực không ngừng dẫn đến vấn
đề áp lực đồng trang lứa cũng trở nên nặng nề hơn. Áp lực đồng trang lứa sẽ có
tác động ở 2 mặt, nếu nhìn nhận nó ở góc độ tích cực thì đó sẽ là cú hích, tạo
động lực giúp con người phát triển. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận sai chiều thì nó sẽ
dẫn đến những tác động tiêu cực, gây hại đến tâm lý của ta. Nghiên cứu đưa ra
cho các bạn trẻ những lời khuyên để vượt qua được vấn đề áp lực đồng trang lứa
như: tập trung vào bản thân mình để phát huy các điểm mạnh và cải thiện điểm
yếu; tiếp thu có chọn lọc các vấn đề trên mạng xã hội; luôn nỗ lực rèn luyện và
dành cho bản thân sự tin tưởng và tôn trọng tiến trình của mình (Phương Lan,
2022).

Nghiên cứu “Hiện tượng áp lực đồng trang lứa của sinh viên Đại học Ngoại
Thương” bởi nhóm 7 (gồm 6 sinh viên: Lê Thanh Hoàng, Phạm Hương Giang,

11
Nguyễn Thu Hà, Trần Ngân Hà, Nguyễn Phi Hùng, Đào Minh Thùy Linh)
trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội (2021).

Bài nghiên cứu chỉ ra rõ các khái niệm cơ bản của hội chứng tâm lý áp lực
đồng trang lứa, nêu ra đối tượng chủ yếu của áp lực đồng trang lứa chính là
“tầng lớp thanh thiếu niên - những người còn chưa hoàn thiện về mặt tâm sinh
lí, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ những tác động bên ngoài”. Và biểu hiện của hội
chứng này được nhóm tác giả phân chia thành 3 nhóm biểu hiện chính: biểu
hiện về mặt cơ thể, tình cảm, hành vi và trong nhóm chính bao gồm các biểu
hiện cụ thể hơn: đau đầu, khó tập trung, thường xuyên cảm thấy bất an, lo sợ,
khó ngủ, dễ mất kiểm soát kiểm soát,..v..v.. Nhóm nghiên cứu đưa ra các biểu đồ
kết quả khảo sát hơn 100 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Ngoại
Thương về tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên. Từ biểu đồ khảo sát,
nhóm tác giả chỉ ra 4 nguyên nhân gây nên hội chứng tâm lý áp lực đồng trang
lứa ở sinh viên trường ĐH Ngoại Thương đó là: áp lực từ gia đình, áp lực từ sự
năng động của các sinh viên cùng trường, áp lực từ mạng xã hội, áp lực từ chạy
theo trào lưu và chuẩn mực xã hội. Nghiên cứu cho biết áp lực đồng trang lứa
đem đến ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực cho sinh viên. Vừa tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực phấn đấu hay giúp sinh viên nhận thức đúng
đắn về bản thân đồng thời gây tác động không tốt cho sinh viên như làm mất sự
tự tin, gây đố kỵ với bạn bè, làm suy giảm sức khỏe, tinh thần và tệ hơn là cuốn
theo các cám dỗ, dẫn đến tệ nạn xã hội. Cuối cùng, nhóm tác giả kết thúc bài
nghiên cứu bằng việc đề cập đến các giải pháp chi tiết dành cho sinh viên, nhà
trường, gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh để đối phó với hiện tượng
“áp lực đồng trang lứa” ([PTKN][NHÓM 7] HIỆN TƯỢNG ÁP LỰC ĐỒNG
Trang LỨA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG - TRƯỜNG ĐẠI
HỌC, n.d.).

Nghiên cứu “Peer pressure – Trẻ con, người lớn và áp lực đồng trang lứa”
bởi Vietcetera (2019).

Nghiên cứu đã nêu định nghĩa về áp lực đồng trang lứa. Và cho rằng thanh
thiếu niên là đối tượng thường được nhắc đến nhất của vấn đề tâm lý này, bởi họ
còn thiếu kinh nghiệm sống và có nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý, chưa

12
phát triển về mặt nhân cách. Tuy nhiên, họ cũng không phủ nhận ảnh hưởng của
tâm lý này với người lớn. Vietcetera đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng
áp lực đồng trang lứa như mong muốn được hòa nhập; chuẩn mực xã hội; chủ
nghĩa tập thể hay mạng xã hội cũng là một chất xúc tác không nhỏ đưa đến tâm
lý này. Nghiên cứu cho rằng áp lực đồng trang lứa không hẳn lúc nào cũng xấu,
nếu chúng ta biết cách tiếp thu mặt tốt của nó thì sẽ giúp ta trở nên tốt đẹp hơn.
Từ đó, Vietcetera cho thấy nếu tiếp xúc với những người tích cực, chúng ta sẽ
phát triển những hành vi tương tự. Vietcetera đã trả lời câu hỏi “Làm cách nào
để giảm ảnh hưởng tiêu cực của áp lực này?” để đưa ra các giải pháp cho những
người bị ảnh hưởng tiêu cực từ hiện tượng tâm lý áp lực đồng trang lứa. Các giải
pháp được đưa ra như: phải biết trân trọng chính mình; biết giới hạn của mình;
biết rằng bản thân luôn có lựa chọn và người khác cũng có lựa chọn của riêng
họ. Nghiên cứu đưa ra lời khuyên rằng thanh thiếu niên nên biết tập trung vào
chính mình, khiến mình cảm thấy thoải mái. Nên đặt ranh giới cho sự nỗ lực của
bản thân để từng bước đạt được thành tích mà không cảm thấy áp lực. Hay phải
biết chọn lọc bạn bè để giao lưu, tiếp xúc và tin tưởng (Vietcetera, 2019).

6.3. Nhận xét tổng quan về tình hình nghiên cứu:

Nhìn chung, thành quả của các công trình nghiên cứu có từ lâu đến các
nghiên cứu mới gần đây được tìm thấy về "peer pressure" trên thế giới, đều đã
phản ánh được những nhân tố điển hình gây ra hội chứng tâm lý "áp lực đồng
trang lứa" như sự so sánh xã hội, mạng xã hội, giáo dục, chuẩn mực xã hội hay
khao khát hòa nhập cộng đồng. Đây là các nguyên nhân điển hình nhất được các
nghiên cứu trên đề cập đến. Các bài nghiên cứu đã gọi tên được hội chứng tâm
lý "áp lực đồng trang lứa" và chỉ ra được khái niệm, hậu quả, biểu hiện và giải
pháp đối phó với hội chứng này. Các nghiên cứu cũng cho biết được đối tượng
dễ chịu tác động mạnh nhất bởi hội chứng kể trên là ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Những kết luận này đều có cơ sở khoa học, đã được chứng minh và mang lại ý
nghĩa thực tiễn nhất định cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, các nghiên cứu
trên đều chưa có sự thống nhất với nhau về kết quả cũng như chưa nêu được cụ
thể hơn các nguyên nhân, dấu hiệu, tác động và giải pháp để giúp những người ở
độ tuổi thanh thiếu niên, giúp cho sinh viên có thể vượt qua hiện tượng "áp lực
đồng trang lứa". Đặc biệt, chưa có một nghiên cứu nào được đào sâu chi tiết về

13
nguyên nhân hình thành hội chứng nói trên để chúng ta có cái nhìn khái quát và
chính xác nhất về các nhân tố tạo nên hiện tượng "áp lực đồng trang lứa" ở sinh
viên. Tiếp nối thành quả nghiên cứu của các bậc đi trước nhóm chúng tôi đưa ra
một đề tài nghiên cứu mới nhằm bổ sung những thiếu sót, khoảng trống trong
lĩnh vực nghiên cứu này bằng cách tập trung nghiên cứu theo phương pháp thu
thập, phân tích tài liệu khoa học và điều tra bằng bảng hỏi các vấn đề liên quan
đến "peer pressure" ở sinh viên qua đề tài Phân tích nhân tố hình thành hội
chứng tâm lý “áp lực đồng trang lứa” ở sinh viên Trường đại học KHXH&NV
ĐHQG Tp.HCM".

7. Kết cấu của đề tài

Chương I: Giới thiệu chung về hội chứng “áp lực đồng trang lứa”.

Chương II: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.

Chương III: Phân tích các yếu tố hình thành “áp lực đồng trang lứa” ở sinh viên
Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG Tp HCM.

Chương IV: Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sinh viên Trường ĐH
KHXH&NV ĐHQG Tp HCM phòng tránh và vượt qua những ảnh hưởng tiêu
cực từ hiện tượng áp lực đồng trang lứa.

Chương V: Kết luận.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiếng việt
Lan Phương. (2022, January 12). Gen Z và áp lực đồng trang lứa. VOV2.
https://vov2.vov.vn/giao-duc-dao-tao/gen-z-va-ap-luc-dong-trang-lua-31979.vov
2

Nguyễn, T. (2023, February 2). Áp lực đồng trang lứa: Nguyên nhân, tác hại và
cách vượt qua - Tạp chí Tâm lý học Việt Nam. Tạp Chí Tâm Lý Học.
https://tapchitamlyhoc.com/ap-luc-dong-trang-lua-6325.html. . [Truy cập ngày
13/05/2023].

Nguyễn, T. (2022, December 7). Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) và cách
vượt qua - TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC. Trung tâm Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam
https://tamlytrilieunhc.com/ap-luc-dong-trang-lua-peer-pressure-21373.html. .
[Truy cập ngày 13/05/2023].

Nguyễn, T. M. (20/06/2022). #31: Peer Pressure - Nói về áp lực đồng lứa


Amateur Psychology.
https://amateurpsychologytaymohocdoibangtamlyhoc.com/?p=214. [Truy cập
ngày 11/05/2023].

Phạm Trang. (n.d.). Áp Lực Đồng Trang Lứa (Peer Pressure): Nguyên Nhân Và
Cách Vượt Qua. Tâm Lý Học
https://tamly.com.vn/ap-luc-dong-trang-lua-1180.html. . [Truy cập ngày
24/05/2023].

Phương Lan.(12/01/2022). Gen Z và áp lực đồng trang lứa. VOV2.


https://vov2.vov.vn/giao-duc-dao-tao/gen-z-va-ap-luc-dong-trang-lua-31979.vov
2. [Truy cập ngày 24/05/2023].

Vũ, Đ. C. (1999). phương pháp thu thập thông tin. In phương pháp nghiên cứu
khoa học (tr.88-90). khoa học và kỹ thuật.

Tổng quan về lý thuyết so sánh xã hội - Ảnh hưởng của văn hóa xã hội đến sự
hài lòng trong công -. (n.d.). 123doc.

15
https://123docz.net/trich-doan/3839315-van-hoa-xa-hoi-va-su-hai-ling-trong-co
ng-viec.htm. [Truy cập ngày 11/05/2023].

2. Tiếng nước ngoài


Aakanksha Yelishala. (07/05/2019). . . - YouTube.
https://youthmedicaljournal.wordpress.com/2022/01/12/the-impact-of-social-me
dia-on-peer-pressure-in-adolescents/. [Truy cập ngày 24/05/2023].

Chan, S. M., & Chan, K. W. (2011). Adolescents’ Susceptibility to Peer


Pressure: Relations to Parents–Adolescent Relationship and Adolescents’
Emotional Autonomy From Parents. Sage journals.
https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/0044118X11417733?jo. [Truy cập
ngày 11/05/2023].

Neelam Sahu. (2022). Peer Pressure among Undergraduate Students: A Study


on Tezpur University. Journal of Positive Psychology and Wellbeing.
https://www.journalppw.com/index.php/jpsp/article/download/4090/2685/4668
[Truy cập ngày 24/05/2023].

16

You might also like